NỔI ĐAU CỦA ĐOM ĐÓM - QUỶ CỔ NỮ-HẾT
Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 73 bài trong đề mục
Soccon 31.03.2009 11:35:25 (permalink)
41.

Tay Quan Kiện đụng vào chuột trên bàn, màn hình sáng lên. Máy vẫn nối mạng nhà trường, hòm thư của anh vừa nhận được thư mới.
Người gửi: Gia Cát Thắng Nam
Trước lúc đi ngủ, 1 giờ 30 phút sáng, anh còn lên mạng. Thư này vừa được gửi đến cách đây 1 giờ.
Nội dung chỉ có 3 chữ: Hoa Thanh Trì!
Cái tên này nghe quen quen! Chắc chắn không phải là Hoa Thanh Trì, danh thắng nổi tiếng ở Lâm Đồng - Tây An
- Hoa Thanh Trì à? Giọng Yasuzaki Satiko nhẩm ba chữ này trong điện thoại.
- Em nhớ ra rồi, cô khẽ kêu lên. Thảo nào nghe quen thế, Hoa Thanh Trì là “1 trong mười nơi có ma của Giang Kinh”. Nó được xếp thứ mấy thì em quên rồi.
- Đúng, anh cũng đã nhớ ra. Em chờ nhé, anh sẽ hỏi tác giả của “bảng xếp hạng” xem sao.
- Âu Dương San lại cầm di động lên, phàn nàn “anh không để cho người ta ngủ à”
- Em cho anh biết với, Hoa Thanh Trì ở đâu? Nó là 1 trong 10 nơi có ma ở Giang Kinh.
- Ôi, đang đêm định đi tắm hay sao?
- Tất nhiên là không. Em nói đi? Chuyện chết người đấy!
San nhận ra giọng Quan Kiện đang gấp gáp cô không dám đùa nữa “Ở đối diện, hơi chếch với rạp chiếu phim trên đường Cộng Hòa, là nơi xông hơi, tắm sauna. Anh định đến đó làm gì? Em cũng muốn…”
- Đừng nói linh tinh. Thôi! Ngủ đi, kẻo lỡ em có chuyện gì thì anh biết ăn nói ra sao với mẹ em? Bye, bye!
Quan Kiện mặc quần áo, rồi vừa đi xuống cầu thang vừa gọi điện dặn Yasuzaki Satiko tuyệt đối không được đi ra ngoài.
- Cho em biết địa chỉ đi?
- Để làm gì? Em nghe không hiểu ư? Cấm ra ngoài!
- Anh muốn em phải lãng phí thì giờ xem những trang vàng à? Tra trên mạng cũng sẽ ra thôi! Chẳng rõ có phải Satiko xưa nay vẫn ương bướng như thế này không?
Quan Kiện đành cho cô biết địa chỉ. “Nhưng, em không cần phải đến làm gì, ngay bây giờ anh sẽ báo công an”
Quan Kiện gọi theo số máy mà cảnh sát Trần đã cho, nhưng lại là 1 người lạ lên tiếng “Tôi là Ba Du Sinh ở đội cảnh sát hình sự khu Văn Viên. Anh Quan Kiện cứ nói đi!”
Quan Kiện ngớ ra, nhưng lập tức hiểu ngay rằng người này đã nhận ra số máy của anh. Anh nói tóm tắt sự việc, đoán rằng người này sẽ rồi mù chẳng hiểu ra sao, chỉ có cảnh sát Trần từng thẩm vấn anh cặn kẽ mới hiểu các từ “bọn chúng”, “thí nghiệm” và “hành lang tối”… nào ngờ cảnh sát họ Ba dường như chẳng hề ngạc nhiên, chỉ dặn 1 câu “Anh cứ đợi tôi ở cửa Hoa Thanh Trì, tuyệt đối không manh động”
Quan Kiện nhảy lên xe đạp nhưng lại ngã dúi dụi
Cơn đau bất chợt nổi lên ở giữa ngực như mũi dao đâm. Hình như nó xuyên thủng ngực, “chúng” bắt đầu nói với anh rằng, cái chết đang xảy ra.
Hành lang dài và tối, những ánh mắt phẫn nộ. Anh đang dần nhìn rõ mặt những người nằm trên giường sắt, những khuôn mặt quen thuộc. Nhưng anh không muốn nhìn rõ. Anh gắng chớp mắt liên tục và rướn người.
Mặc kệ cơn đau, anh không thể đứng lại chờ đợi. Cái chết vừa xảy ra, có lẽ vẫn còn kịp chặn đứng.
Quan Kiện nén đau lại trèo lên xe đạp.
Dù ý chí không thắng nổi cơn đau thì ít ra cũng chặn được cơn đau đang tấn công điên cuồng.
Đến cổng bệnh viện, anh vẫy được xe taxi, năm phút sau, dù đang rất đau, anh cũng đã đến trước cửa Hoa Thanh Trì.
Xe chưa dừng hẳn, anh đã ném cho tài xế 20 đồng rồi nhảy xuống, chạy thẳng vào cửa Hoa Thanh Trì. Vừa bước đến bậc thềm thì anh ngã lăn, và có lẽ khả năng chịu đau cũng đã cạn kiệt. Nhưng đúng vào lúc này thì cơn đau lại dịu đi, đồng thời anh nhận ra có một người đang nằm vật ngay bên cạnh.
Quan Kiện kinh hãi nhảy dựng dậy, ánh sáng cửa sổ hắt ra, cho thấy đây là 1 người đàn ông trung niên, sau gáy có 1 vệt máu sẫm xỉn, cổ áo sau gáy cũng loang lổ máu. Anh đưa tay gần mũi người ấy, thấy vẫn thở yếu ớt. Chiếc taxi đã phóng đi, ở Hoa Thanh Trì thì không có xe, chi nhánh sở công an thì ở xa nơi này. Rõ ràng là cảnh sát chưa kịp đến. Nếu đúng là cái chết đang ở ngay trước mắt, thì nó đợi cảnh sát đến hay sao?
Không nghĩ ngợi gì nữa, Quan Kiện chạy ào vào đại sảnh của Hoa Thanh Trì.
Ở đại sảnh không có đèn, Quan Kiện lấy đèn pin ra. Ít lâu nay anh luôn mang theo người chiếc đèn pin nhỏ. Bên phải là cầu thang xoáy trôn ốc đi lên tầng trên, ở tầng trệt có 1 tuyến hành lang có lẽ rất sâu, hai bên hành lang có nhiều gian buồng tắm nho nhỏ, đều đang đóng cửa. Hệt như cảnh Quan Kiện vừa nằm mơ thấy.
Phía trước mặt, ai sẽ đợi anh? Hoặc nói là, sẽ là thi thể người phụ nữ nào?
Đèn hành lang bỗng sáng lòa
Nơi tận cùng của hành lang có 1 người đang đứng. Ánh đèn chợt bật sáng lên khiến người ấy phát hoảng, ngẩng đầu, quay người lại.
Chính là Nhiệm Tuyền! Tay ông ta đang cầm dao-con dao mổ dính đầy máu tươi.
#46
    Soccon 31.03.2009 11:41:36 (permalink)
    42.

    Khi Ba Du Sinh cùng 2 cảnh sát hình sự đến Hoa Thanh Trì, các anh kinh ngạc nhìn thấy Quan Kiện và Nhiệm Tuyền đang đứng đờ ra ở hành lang. Tay Nhiệm Tuyền đang cầm con dao mổ dính máu. Trên chiếc xe đẩy vốn để chở khăn tắm, khăn mặt, xà phòng… có 1 xác chết, chính là nghiên cứu sinh Phương Bình cách đây không lâu đã đến chi nhánh Sở cảnh sát tố giác Nhiệm Tuyền.
    Phương Bình mặc áo choàng trắng nằm ngửa trên chiếc xe. Có 2 cô gái vừa chạy vào là Âu Dương San và Yasuzaki Satiko
    Hai cô này đến làm gì? Chỉ thêm rối mù!
    Sinh lập tức cho phong tỏa hiện trường, thông báo cho cảnh sát Trần, Phòng trinh sát hình sự và đội cảnh sát hình sự, Sở công an. Sau khi hỏi 1 số vấn đề cơ bản ở hiện trường, họ đưa Nhiệm Tuyền và Quan Kiện về trụ sở.
    Sở công an liên lạc với lãnh sự quán Nhật Bản đóng tại Giang Kinh, rồi cử 2 cảnh sát hình sự thông báo mời nhà báo Nhật Bản tên là Kurumada - người đầu tiên đã khui ra vụ Nhiệm Tuyền quấy rối tình dục.
    Ba Du Sinh cần nói chuyện kỹ với ông ta, để gỡ cái mối bòng bong này. Sở công an sẽ cho mở rộng tổ chuyên án, vụ này đã trở thành vụ án lớn nhất ở Giang Kinh vào những tháng cuối năm. Tất cả đều đến rất đột ngột, lạnh lùng, khiến cho cuộc điều tra của Ba Du Sinh rối tinh rối mù.
    “Trước lúc làm thí nghiệm, tôi và cậu Quan Kiện hơi có chút xung đột. Sau khi thí nghiệm kết thúc, tôi nán lại chưa về nhà, ngẫm nghĩ lại, tôi thậm chí đã định tự sát. Rồi tôi nhận được cú điện thoại, một giọng rất kỳ quái. Người ấy nói, không phải trên đời này không có chuyện thần kỳ, ví dụ, khả năng đặc biệt của Quan Kiện chính là 1 chuyện thần kỳ. Đêm nay chuyện thần kỳ sẽ xảy ra ở tôi, khiến tôi có thể gột rửa cái lý lịch chẳng hay ho gì kia. Chỉ cần tôi chịu đến Hoa Thanh Trì thì mọi cơn ác mộng sẽ được xóa sạch. Người ấy còn dặn tôi phải đi vào sâu trong cùng. Đúng là ma ám hay sao… mà tôi lại nghe theo. Sắc mặt Nhiệm Tuyền vẫn tái nhợt, đã mấy lần phải lau mồ hôi mà trán vẫn lấm tấm ướt. Các anh cũng đã biết, gần đây tôi không chỉ 1 lần bị ma dẫn lối quỷ đưa đường…”
    Ba Du Sinh đứng ngoài nghe thẩm vấn, nghe rất rành rọt, thoạt đầu hơi kinh ngạc, nhưng anh không cho rằng Nhiệm Tuyền là nghi phạm hàng đầu. Chỉ lát nữa, tư liệu ghi lại các cuộc điện thoại sẽ chứng minh có cú phôn gọi cho ông ta lúc nửa đêm hay không.
    Cảnh sát Trần hỏi con dao mổ trong tay ông ta ở đâu ra.
    - Tôi cầm theo từ trung tâm nghiên cứu. Tôi đã định dùng nó để tự sát. Tôi không rõ đến Hoa Thanh Trì có an toàn không, cho nên tôi tiện thể cầm theo.
    - Tại sao lại dính máu?
    - Tôi… tôi không biết. Lúc đó đầu óc tôi rối loạn, bên trong thì tối om không nhìn thấy gì, tôi chỉ thử dứ con dao ra phía trước… Có kẻ đã hãm hại tôi! Ông ta bỗng đổ vật ra trên ghế.
    Ba Du Sinh chìm trong suy nghĩ: Những chuyện Quan Kiện trải qua và 2 vụ trước kia cơ hồ rất giống nhau, chỉ khác là lần này có 2 người bị tình nghi là Quan Kiện và Nhiệm Tuyền. Có phải Nhiệm Tuyền là hung thủ điên rồ của cả ba vụ án mạng, hay chính là Quan Kiện, nhưng anh ta đã đổ tội lên đầu Nhiệm Tuyền - một mũi tên trúng 2 đích? Hay là có kẻ khác là hung thủ? Cả 2 cô gái đều nói rằng Quan Kiện đã gọi điện cho họ. Ba Du Sinh đã xem máy tính xách tay của Quan Kiện, thấy mail của Gia Cát Thắng Nam gửi từ hộp thư Yahoo, đương nhiên không thể tra cứu.
    Đây là trò của kẻ nào vậy?
    Pháp y khám nghiệm đưa ra kết quả sơ bộ: người gác cửa Hoa Thanh Trì bị đánh vào sau gáy, chấn thương sọ não mức trung bình, không đến nỗi mất mạng. Hung thủ dùng ngay chiếc dùi cui cảnh sát của chính người gác cửa để đánh anh ta. Điều tra cho thấy, Hoa Thanh Trì tuy nói là phục vụ 24/24 giờ nhưng 4h sáng mỗi ngày là đóng cửa thay ca, người gác cửa sẽ treo tấm biển “tạm nghỉ” khoảng 6 giờ sáng sẽ có tốp người khác đến quét dọn và chuẩn bị trà nước. Rõ ràng là hung thủ biết rõ quy luật gác cửa này, nên đã rình tấn công người gác cửa khi anh ta đi ra treo bảng, rồi thoải mái xông vào.
    Sau khi thẩm vấn Nhiệm Tuyền, cảnh sát Trần bước đến Ba Du Sinh khẽ hỏi “Anh cho là thế nào?”
    - Có lẽ tôi cần thay đôi mắt kính nặng độ hơn, nhưng e rằng không có thợ nào mài được. Sinh than thở - Anh cảm thấy mình đã trở nên trì trệ, ở đây có quá nhiều khả năng, nhưng có 1 điểm rất rõ là hung thủ chỉ có 1 và nằm ngay trong số rất ít người này.
    Trần gật đầu.
    Rõ ràng là hung thủ đã biết chuyện Nhiệm Tuyền sàm sỡ Hoàng Thi Di. Qua cuộc trao đổi ngắn gọn với nhà báo Kurumada thì ngoài ông ta ra, có Quan Kiện và Yasuzaki Satiko biết chuyện đó. Khi Quan Kiện gọi điện báo cảnh sát thì Kurumada và Inouse đang say, nằm lại hiệu ăn Hoa Lãng, nhân viên ở đây có thể làm chứng. Sự việc Quan Kiện xung đột với Nhiệm Tuyền ở Trung tâm nghiên cứu, các nhân viên đi cùng ông Yama****a Yuuzi đều biết. Họ đều ăn ở tại khách sạn, nhưng không thể tuyệt đối loại trừ họ đều ngoại phạm, không có mặt ở hiện trường. Chỉ còn 1 điểm chưa rõ là Phương Bình đã kể lại chuyện kia với những ai.
    Trần nói: “Vậy thì Quan Kiện vẫn trong diện bị tình nghi? Liệu Gia Cát Thắng Nam có phải chính là anh ta không? Khi gây án anh ta lần lượt gọi cho 2 cô gái hỏi địa chỉ Hoa Thanh Trì ở đâu và còn gọi điện cả cho chúng ta nữa. Tôi không thể tưởng tượng nổi 1 cậu nhóc con có thể vạch kế hoạch tỉ mỉ đến thế!”
    Sinh nói: “Có lý đấy!”, nhưng vẫn thầm nghĩ “Chớ quên anh ta rất có tư chất”
    Trần nhìn đôi mắt đỏ ngầu của Sinh sau cặp mắt kính dầy cộp, vỗ vai anh “Hỏi thế thôi nhé. Anh đi ngủ đi, các việc còn lại cứ để tôi”
    Sinh khẽ nói cảm ơn. Trần đi ra, Sinh bỗng gọi “Cậu Dương!” Dương mới tốt nghiệp Đại học Công an Giang Kinh, được phân công về phòng trinh sát hình sự của Sở. Dương “dạ” rồi bước đến. “Cậu về sở liên hệ với phòng tư liệu , điều tra kỹ thuật về nhóm người Nhật Bản đang hợp tác với Trung Tâm Nghiên cứu. Tra kỹ từng người một!”
    #47
      Soccon 31.03.2009 11:49:18 (permalink)
      43.

      Khi Quan Kiện cùng cha mẹ bước ra khỏi cổng trụ sở công an khu, anh nhìn thấy ngay người quen. Yasuzaki Satiko đang 2 tay ôm 2 vai, bên cạnh cô là Toyokawa Takesi và 1 phụ nữ trung niên anh chưa từng gặp, chắc là mẹ của Satiko. Gần đó là Âu Dương San đang đứng riêng 1 chỗ, khuôn mặt võ vàng của cô bỗng tươi hẳn lên, cô chạy ào đến, bà mẹ Quan Kiện bỗng dơ tay ôm choàng lấy cô, thương xót nói: “Khổ thân cháu quá, Quan Kiện vướng phải chuyện này, làm cháu chịu khổ lây”
      Âu Dương San cũng đang có nỗi lo của mình: “Cháu đã phải nói mãi, tay công an đeo kính cận mới bằng lòng không báo cho bố mẹ cháu biết đấy! Mong bác cũng giữ kín hộ cháu với!”
      “Được, được!” bà Vạn Đình Phương ừ ngay. Bà chợt nhận ra cậu con trai đến giờ vẫn cứ im lặng, bèn dúi anh 1 cái “Kìa! Âu Dương San lo con sẽ gặp nguy hiểm, nên mới chạy đến thăm con, sao con chưa cảm ơn được 1 câu, cứ im như thóc thế?”
      Quan Kiện nói “cảm ơn”, nhưng lại nhìn sang Satiko, ánh mắt thẫn thờ trống vắng.
      San nhích nhích mép
      Bà Phương lắc đầu nói: “Này, con thực chẳng ra sao cả…”
      Quan Kiện lại càng “chẳng ra sao” rõ rệt hơn: Anh bước đến trước mặt Satiko, ánh mắt anh đờ đẫn cứ như người bị bắt mất hồn vía khiến Toyokawa Takesi phải kéo Satiko về phía sau, chỉ sợ Quan Kiện có 1 hành vi điên rồ nào đó.
      - Satiko! Chúng ta vẫn phải tiếp tục điều tra. Em nói xem, chúng ta phải làm gì thì mới ngăn được những chuyện như thế? Không thể để chúng tái diễn, giọng Quan Kiện run run ghê gớm.
      Satiko bình thản nói, “Anh lúc này cần nhất là phải nghỉ ngơi”
      Quan Kiện không biết mình có nên nhắm mắt không, nhắm mắt liệu có lại nhìn thấy những cái chết không?
      Điều đáng ghét nhất là anh không thể phòng chống những cái chết.
      “chúng” chưa bao giờ sai, “chúng” nói có người nằm trên giường sắt bị giết là sẽ có người bị giết, “chúng” bảo người đó là nữ thì sẽ có 1 cô gái hoa tàn ngọc nát. “chúng” nói người ấy mặc áo choàng trắng thì áo choàng trắng phải nhuốm đầy máu tươi!
      “chúng” nói xung quanh anh còn có nhiều người đang nằm trên giường sắt. Liệu có phải các cuộc giết chóc sẽ còn tiếp tục xảy ra không?!
      Mệt nhọc đã át cả mọi suy nghĩ đang dâng lên hối hả. Giấc ngủ đã kéo đến.
      Ông Quan Thiệu Bằng lặng lẽ đứng ở cửa phòng ngủ, nhìn khuôn mặt mệt mỏi và nhợt nhạt của con trai, ông thấy chua xót. Sinh con trai muộn mằn, lòng ông tràn đầy tình thương yêu. Ông rất hạnh phúc được hưởng niềm vui này trong những năm tháng về già của mình. Đó là phúc, phúc mà trời đã ban cho ông, đâu phải ai ai cũng được hưởng như thế này? Bản thân ông vốn là trẻ mồ côi, từ cô Nhi viện ở nước Anh chuyển về cô nhi viện ở nước Trung Quốc mới (tức TQ từ năm 1949 trở đi) ông chưa từng được cảm nhận tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái.
      Từ sau khi Thi Di bị hại, ông bắt đầu lo lắng: cái gọi là khả năng “trời phú” của Quan Kiện đang dần gặm nhấm cuộc đời của nó. Vụ việc xảy ra lúc tờ mờ sáng nay càng khiến ông phải đặt 1 câu hỏi lớn “Tại sao vụ án mạng kỳ dị ấy lại dính dáng đến con trai ông?!” Quan Kiện đang ngủ li bì bỗng rên rỉ rất đau khổ, nó đang ngủ mê và phải chịu đựng những chuyện hành hạ gì vậy!
      Quan Kiện dường như đã hơi bất lực, nhìn mảnh áo trắng của người nằm trên giường sắt, anh hiểu rằng dù cố đoán xem là ai thì vẫn vô ích.
      Anh chỉ biết, việc giết chóc sẽ không dừng lại, hung thủ ở gần ngay bên anh.
      Và cũng không ngoại trừ anh.
      Ai đang nằm trên giường sắt?
      Một phụ nữ?
      Tại sao lại là phụ nữ?
      Đến bao giờ thì mới chấm dứt đây?
      Trên cái bàn xa xa kia cũng là 1 cái xác thì phải? Tại sao khuôn mặt trông quen thế kia? Mình đã gặp ở đâu? ở trong gương!
      Chiếc máy di động đặt bên gối, anh đã tắt tiếng. Nó hơi rung rung, một mẩu tin nhắn gửi đến thật đúng lúc.
      Đúng vào lúc Quan Kiện tỉnh giấc mơ, nhưng anh vẫn chưa nhớ lại hết các tình tiết trong mơ, những phẫn nộ và lo lắng, những thông báo của “bọn chúng”
      Tại sao lại là 1 phụ nữ? Tại sao lại nhìn rõ khuôn mặt mình? Mình cũng sắp bị giết hay sao?
      Tin nhắn này là của Satiko “Khi nào nghỉ ngơi xong anh gọi điện cho em, thứ lỗi cho em sáng nay đã lạnh nhạt. Em thấy sợ”
      Thì ra có lúc Satiko cũng thấy sợ hãi. Quan Kiện nhận ra rằng anh mới chỉ hiểu sơ sơ về cô gái Nhật Bản này. Một cô sinh viên khoa Lịch sử nghệ thuật Đông Á của đại học Kyoto thạo tiếng Trung Quốc, cha gặp bất hạnh, mẹ đau xót rời khỏi tổ quốc, bản thân cô rất cứng cỏi, có cái đầu bình tĩnh, lúc thì nồng nàn như gió xuân, lúc thì giá lạnh như sương buổi sớm. Anh chưa từng hiểu về cô thật sự rõ ràng.
      Cô ấy chỉ như đóa hoa chớm nở mong manh, chỉ như những người cùng lứa tuổi (ví dụ bản thân anh) chỉ như con chim non chưa đủ lông đủ cánh. Cô ấy thấy sợ là phải!
      - Anh nghĩ lúc ở trụ sở công an, em lạnh nhạt là vì em lại nhận định anh là hung thủ.
      - Không hẳn là thế, vì em lại thấy sợ, đầu em rồi loạn. Nếu anh là em, anh có thấy sợ không?
      Quan Kiện nằm rũ người trên giường, một lúc lâu sau anh mới nói “Đã thế thì tại sao em… vẫn dám liên lạc với anh?”
      - Vì khi vừa tỉnh giấc, em nhận ra mình cũng có thể là hung thủ.
      - Nếu thế thì em còn đáng sợ hơn anh… Anh mới chỉ ngủ chập chờn, đầu óc rối mù hỗn loạn. Em nói thế là ý gì vậy?
      - Ý em là những người trong tổ thí nghiệm… kể cả em và anh đều có thể là hung thủ. Đúng thế đấy, vì những người biết cái chuyện kia của Giáo sư Nhiệm chủ yếu là những người trong tổ thí nghiệm.
      - Cho nên em đã nghĩ đi nghĩ lại, thấy rằng trong những thành viên của tổ thí nghiệm thì em là người hiểu anh nhiều nhất, hợp tác với anh cũng an toàn hơn… Xem ra, tiểu thư Satiko đã có 1 quyết định rất khôn ngoan. Chỉ riêng điểm này thôi, nếu anh là hung thủ thật thì anh sẽ giết em sau cùng. Hình như chỉ có nói tếu như thế này Quan Kiện mới cảm thấy nhẹ nhõm chút ít.
      - Cảm ơn anh đã quan tâm đặc biệt! có thể “nghe thấy” Satiko mỉm cười bên máy di động.
      - Này em, sau đây chúng ta nên làm gì? Em nghĩ sao?
      - Em đã nghĩ, không chỉ nghĩ 1 phương hướng. Nhưng Phương Bình vừa bị hại, em lại thấy bế tắc, không biết cách nghĩ của mình có đúng không?
      - Em cứ nói đi, vì dù sao phương hướng của chúng ta lúc này cũng đang mờ tịt.
      - Em cũng thấy thế. Trước tiên có thể khẳng định là Thi Di đã từng điều tra về con người ông Yama****a Tsuneteru, chúng ta cũng không thể bỏ qua khu vực này. Nhưng điều tra về Hà Linh Tử thì hình như đi vào ngõ cụt, cho nên em nghĩ đến 1 nhân vật khác xuất hiện trong thơ của ông Yama****a Tsuneteru.
      - Là Kuroki Katsu?
      - Vâng, dường như Kuroki Katsu nhiều tuổi hơn ông Yama****a Tsuneteru, nếu ông ấy còn sống thì biết đâu sẽ cho chúng ta biết thêm thông tin về đôi tình nhân ấy. Em có cảm giác Hà Linh Tử sau lần thứ 2 bỏ đi chưa kết thúc quan hệ với ông Yama****a Tsuneteru.
      - Nếu ông Kuroki Katsu đã qua đời thì sao? Cỡ tuổi như ông ấy hẳn là đã về trời rồi.
      - Ta nên cứ thử xem sao, thử tra các tài liệu về ông ấy, biết đâu có thể lần ra các tình tiết có liên quan đến ông Yama****a Tsuneteru. Họ tuy tính cách trái ngược nhau nhưng hình như vẫn rất thân thiết
      - Được! em nói thêm về cách nghĩ khác xem sao.
      Trước khi Yasuzaki Satiko cùng bà mẹ ra sân bay Giang Kinh, họ dừng xe trước khu ký túc xá Bệnh viện trực thuộc số 1, Yasuzaki Satiko chạy lên tìm phòng của Quan Kiện, trao cho anh chìa khóa Trung tâm nghiên cứu, cô dặn anh đừng nói cho ai, kể cả ông Yama****a Yuuzi, biết mục đích chuyến đi này của cô và bà mẹ. Cái chết của Phương BÌnh chứng minh rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành hung thủ. Tiễn Satiko xuống sân rồi, Quan Kiện cảm thấy bâng khuâng như mất đi một thứ gì đó. Anh trở về phòng ký túc xá. Trong phòng, đón chờ anh là ánh mắt lành lạnh của Vương Hằng.
      Mình đã trót coi thường cậu! Cậu thay bạn gái như thay sơ mi, nhanh thật. Xem ra, nhãn mác “công tử bột” của mình là quá sai!
      - Cậu nói vớ vẩn gì thế? Cô ấy là trợ lý làm thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu.
      - Người Nhật à?
      - Ừ, sao cậu biết?
      - Mình đoán vậy thôi. Chả trách Âu Dương San bị xếp hàng sau
      Quan Kiện đã hiểu tại sao Vương Hằng lại đoán ra “Satiko” là ai, anh nói chẳng mấy mặn mà: “nói thật nhé, chưa tìm ra nguyên nhân cái chết của Thi Di và Văn Quang thì mình tuyệt đối không có tâm trí nào tơ tưởng đến ai. Chính mình cũng không biết phải giải thích thế nào với Âu Dương San nữa”
      - Không phải thế thì thôi. Nhưng nếu khi nào cậu bắt đầu có “tơ tưởng” thì mình đành phải dùng câu “danh ngôn” của Tưởng Giới Thạch để nhắc cậu: “Dẹp yên nội loạn trước, tính sổ ngoại bang sau”
      Quan Kiện lắc đầu, “toàn nói linh tinh, mình kham sao nổi!”
      Yasuzaki Satiko và giáo sư Nhiệm vắng mặt, các thành viên của tổ thí nghiệm thì đều bị cảnh sát thẩm vấn, cho nên đêm nay đương nhiên không thể làm thí nghiệm. Tuy nhiên, xét từ góc độ khác thì đây chẳng phải tác phong làm việc của ông Yama****a Yuuzi vốn rất ham làm việc, trời chưa sập thì ông chưa chịu ngừng thí nghiệm. Vậy là Quan Kiện đã có 1 đêm “gần như” là của mình, bởi anh vẫn còn phải trực đêm ở bệnh viện. Rồi đêm cũng đã về khuya. Quan Kiện ra khỏi khu buồng bệnh nhân, đi về phía ký túc xá bệnh viện. Chỉ cách nhau không đến trăm mét mà anh đi rất lâu. Anh đi vào sân trường Đại học Y Giang Kinh kề bên Bệnh viện trực thuộc số 1, rồi dừng lại trước khu nhà giải phẫu cũ cửa đóng im ỉm bấy lâu.
      Tại sao mình lại đi đến đây? Lòng bàn tay anh lạnh, nhơm nhớp, anh hầu như có thể khẳng định rằng, lúc bước ra sân, mình không hề có ý định sẽ đi đến cái nơi khiến anh căm ghét này. Chỉ có thể giải thích, đó là vô thức. Vô thức đã dẫn anh bước đến đây, anh đi trong trái thái không cảm giác. Đúng lúc này thì anh tỉnh táo trở lại. Cái giả thiết bị vô thức dẫn dắt này khiến anh kinh hãi hơn cả cái khu nhà giải phẫu cũ đang ở trước mặt. Nhưng tại sao mình vẫn có cái giảm rất quen thuộc với nơi này, tựa như hôm qua vừa mới đến
      Hay là mấy hôm trước mình vừa đến đây thật? Cũng là do vô thức thúc đẩy?
      Anh nghe văng vẳng những tiếng động, có lẽ những âm thanh này đã làm anh tỉnh trở lại? Nhìn xung quanh 4 bề không thấy bóng người, không thấy động tĩnh gì. Gần đến nửa đêm - nơi này trong khu trường - đã không còn chút sinh khí.
      Cái bậu cửa xi măng cao cao trước thềm khu nhà giải phẫu trông tựa như 1 lưỡi dao khổng lồ sắc ngọt đặt ngang dưới chân, còn cái cửa thụt vào so với bề mặt khu nhà trông chẳng khác gì 1 con mãnh thú đang nấp trong bóng tối, sẵn sàng xông ra ngoạm bất cứ con mồi nào bỗng dưng dẫn xác đến. Nhưng Quan Kiện vẫn bước lên thềm rồi đi đến trước cánh cửa, vô thức đã dẫn mình đến đây, chắc muốn cho mình biết 1 chuyện gì đó, mình và khu nhà này vẫn còn những mối liên hệ chưa dứt, hoặc là mình đến để tưởng niệm Thi Di, mất nàng, mình đau đớn xiết bao.
      Nhưng mà mấy hôm trước mình vừa đến nghĩa trang thăm mộ Thi Di kia mà?
      Quan Kiện đẩy cửa, lúc này anh mới nhận ra rằng cửa này đã được “giải phóng”, không còn treo cái khóa to tướng nữa. Nhà trường cũng thật sơ suất, đã xảy ra vụ án mạng kinh khủng như thế mà vẫn bỏ ngỏ cửa. Nhưng nếu nghĩ thêm thì thực ra dù khóa chặt ở đây cũng là vô ích, vì án mạng vẫn cứ xảy ra liên tiếp đấy thôi.
      Anh đã bước vào trong, bóng tối và cơn đau dữ dội cũng kéo đến.
      Anh lặng lẽ đứng im ở hành lang tối om, nhưng chẳng thấy “vô thức” đem đến cho anh chút “linh cảm” nào, chỉ thấy trước mắt anh liên tiếp hiện lên cảnh máu me Thi Di bị giết, toàn thân anh tiếp tục chịu đựng những cơn đau quen thuộc.
      Đủ rồi đấy!
      Quan Kiện quay lại định ra khỏi khu nhà thì bỗng có 1 đôi tay vươn ra từ trong bóng tối bóp chặt cổ anh.
      Một tràng tiếng Nhật xổ ra, kèm theo hơi rượu nồng nặc.
      Nghe giọng, anh nhận ra là Toyokawa Takesi!
      Anh ta định làm gì thế?
      Tiếc rằng Quan Kiện lúc này khó mà nghĩ hoặc nói gì được. Đôi tay của Toyokawa Takeshi cực mạnh, lại được men rượu trợ lực có vẻ như có thể bẻ được gãy cổ Quan Kiện bất cứ lúc nào.
      - Anh muốn gì hả, Quan Kiện quát lên?
      Toyokawa lại gầm lên 1 hồi, Quan Kiện thoáng nghe thấy tên “Satiko”
      - Tôi không biết tại sao Satiko lại về Nhật Bản, anh có số điện thoại và email của cô ấy, có giỏi thì cứ việc hỏi xem. Quan Kiện gắng sức gỡ tay anh ta ra. Quan Kiện bỗng nhận thấy mình không chỉ gỡ được tay mà còn đẩy bật được Toyokawa Takesi ra. Toyokawa Takesi “hầy” một tiếng, Quan Kiện thấy bụng đau kinh khủng, thì ra Toyokawa Takesi lúc bị đẩy lui đã thúc luôn đầu gối vào anh. Anh điên tiết quát lên: “Mày chỉ có tài đến đây thôi à?” rồi tóm lấy cánh tay Toyokawa Takesi đang phang đến vặn ra đằng sau. Hình như Quan Kiện bất chợt trở nên rất mạnh, cánh tay rắn chắc của Toyokowa Takesi đã bị anh bẻ ngoặt ra sau lưng 1 cách dễ dàng.
      Toyokawa khốn đốn cúi gập người xuống, không nói gì nữa. Có lẽ anh ta đã chịu khuất phục trước sức mạnh trên trời rơi xuống của Quan Kiện. Quan Kiện dằn giọng nói: “Hãy nhớ, vũ lực không phải là lựa chọn tốt nhất để giải quyết mọi chuyện! Đánh lén, lại càng đáng khinh hơn nữa!” Quan Kiện biết rõ mình nói cũng chỉ như đàn gảy tai trâu mà thôi. Vừa nói anh vừa vặn tay mạnh hơn nhưng chính anh cũng chẳng cảm nhận được.
      Cho đến khi 1 tiếng “cắc…” phát ra. Quan Kiện phát hoảng, tay anh buông ra thật nhanh như bị điện giật. Cái tiếng gì thế? Mình đã làm gì vậy?
      Toyokawa khẽ rên rỉ, mồm lẩm bẩm gì đó. Bước chân anh ta loạng choạng, rồi anh ta chạy ra cửa.
      Chỉ còn Quan Kiện đứng trong bóng tối
      Anh cơ hồ có thể đoán rằng vừa nãy mình đã vặn gãy tay Toyokawa Takesi.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.04.2009 12:33:24 bởi Soccon >
      #48
        Soccon 01.04.2009 12:40:56 (permalink)
        44.

        Điều anh đoán, trước buổi thí nghiệm hôm sau đã được minh chứng là đúng. Đến trung tâm nghiên cứu, trông thấy cánh tay trái của Toyokawa Takesi đã được băng bó đeo lên cổ, có cả nẹp cố định hẳn hoi. Ánh mắt Toyokawa Takesi nhìn Quan Kiện lạnh buốt thấu xương, nhưng không nói 1 câu.
        Trông có vẻ như Toyokawa Takesi đang bị Kikuchi Yuji trách mắng. Anh ta hơi cúi đầu, còn Kikuchi Yuji thì đang rít lên, Quan Kiện lấy làm lạ: Satiko từng nói, ở Nhật Bản, bác sĩ nhất là một bác sĩ có trình độ về lâm sàng và nghiên cứu như Toyokawa Takesi, thì có địa vị rất cao. Kikuchi Yuji là cấp dưới của ông Yama****a Yuuzi làm về hành chính và tạp dịch, nhiều nhất thì là anh trưởng phòng hoặc thư ký gì đó… sao dám lên mặt như thế kia?
        - Anh Kiện chắc đã thấy rồi, anh Kikuchi đang quan tâm dặn dò tiến sĩ Toyokawa Takesi nên cẩn thận hơn. Đừng đùa bỡn với sức khỏe của mình. Giọng ông Yam****a Yuuzi vang lên phía sau Quan Kiện. Tối qua tiến sĩ Toyokawa Takesi uống quá chén, rồi ngã ở cầu thang, gãy cả tay. Xem ra, chuyện không may gần đây liên tiếp xảy ra, câu thành ngữ Trung Quốc “họa vô đơn chí” quá đúng với tính hình của tổ thí nghiệm chúng ta! Quan Kiện có thể nhận ra sự gượng gạo trong lời nói của ông Yama****a Yuuzi, anh hỏi “Hôm nay có làm thí nghiệm không? Làm ở đâu?”
        - Đến nhà trưng bày số 4 Viện Mỹ thuật. Càng xảy ra lắm chuyện chúng ta càng phải làm gấp, không hiểu sao tôi cứ cảm giác hình như đang chạy đua với thời gian, dường như bất cứ lúc nào đại họa cũng có thể xảy đến, làm sụp đổ mọi thí nghiệm, nếu vậy thì hết sức đáng tiếc! Chúng ta đang có tiến triển tốt, có lẽ còn xa mới làm rõ được nguyên nhân cái chết của cha tôi và cô Hoàng Thi Di, nhưng ít ra cũng có thể hiểu thêm về anh, hiểu về khả năng đặc biệt của anh. Thí nghiệm hôm nay, tôi sẽ làm phiên dịch. Cô Satiko không nói với anh rằng cô ấy đi đâu thật à? Đây mới thật sự là câu ông Yama****a Yuuzi muốn hỏi.
        - Ngay ông, cô ấy còn không cho biết, thì đâu có thể nói với một “người ngoài” như tôi. Cô ấy chỉ đưa tôi chìa khóa phòng thí nghiệm... vì tôi ở gần nơi cô ấy ở. Ông Yama****a Yuuzi quay người lại “Nào, xuất phát… mong sao đêm nay sẽ được bình an”
        Trong bóng tối, Toyokawa Takesi lạnh lùng nhìn chàng thanh niên đang ngồi xổm trên sàn nhà, lòng Toyokawa Takesi như bị lửa thiêu đốt.
        Trong ba chục năm tuổi thanh xuân huy hoàng của mình, chưa bao giờ anh phải chịu nhục lớn như thế này.
        Thái độ lạnh nhạt của Satiko đối với sự theo đuổi cháy bỏng cố nhiên đủ để khiến anh phải ngồi trong khách sạn ôm đầu mà kêu trời, nhưng các số liệu thí nghiệm đã phản ánh rõ ràng Quan Kiện có khả năng đặc biệt lại càng khiến anh phải tức lộn ruột lộn gan.
        Tại sao cuộc đời lại không công bằng như thế? Tại sao 1 gã nhóc con Trung Quốc lại có khả năng trời phú?
        Anh ta còn được trời cho cả thể lực nữa. Nếu anh ta muốn, thì anh ta có thể trở thành 1 cỗ máy giết người.
        Ức nhất là hình như người con gái mà mình ưng cũng bị khả năng trời phú của gã nhóc con kia hấp dẫn, cô ta bề ngoài thì coi mình như “bạn” nhưng vẫn cứ ỡm ờ nửa nạc nửa mỡ, hễ có dịp là áp sát ngay bên cạnh Quan Kiện. Nếu cô ta không để ý gì đến Quan Kiện thì đã không cần phải tờ mờ sáng chạy đến hiện trường Phương Bình bị giết.
        Nếu cô ta không để ý gì đến anh ta thì trước khi bay về Tokyo đã chẳng rẽ vào ký túc xá của anh ta làm gì. Tại sao cô ấy lại về Nhật Bản? Chắc chỉ có mình anh ta biết.
        Chỉ mới nghĩ đến đây, lồng ngực Toyokawa Takesi như chỉ chực nổ tung.
        Yasuzaki Satiko là cô gái thượng đẳng, chỉ có thể sánh với nhân vật thượng đẳng như Toyokawa Takesi này. Như thế mới là sự “chọn lọc tự nhiên” thật sự.
        Kikuchi Yuji chỉ vào sóng hình sin trên màn hình hỏi 1 câu, Toyokawa Takesi đang như người mất hồn nên không nghe thấy. Kikuchi Yuji nghiêm giọng khẽ nói: “Tiến sĩ Takesi! Nhân lực của tổ thì đang thiếu, chúng ta đã đến đây rồi thì không nên cứ như ông phỗng đá”
        Nếu không vì cánh tay đang bị có bột thì Toyokawa Takesi đã cho Kikuchi Yuji 1 chưởng rồi. Anh nén nhịn, rồi chăm chú quan sát thiết bị máy tính, cặp lông mày cau lại.
        Quan Kiện cho rằng mình đã nhìn thấy ông già Yama****a Tsuneteru trước lúc ông ấy chết.
        Ông già Yama****a Tsuneteru đang lắc đầu, tại sao ông lại lắc đầu?
        Sau đó ông rất đau đớn ôm ngực, rồi gục xuống đất. Tại sao những lần thí nghiệm trước đây đều không nhìn thấy ông Yama****a Tsuneteru?
        Có lẽ vì lúc này, trong bóng tối sau khi đã tự thôi miên, mình nhìn thấy chỉ là ấn tượng sâu đậm về ông Yama****a Tsuneteru do mình nghiên cứu tỉ mỉ các bức ảnh ông ta trong những ngày vừa qua. Cho nên ông ta chỉ thoáng hiện ra rồi mờ đi.
        Những ý nghĩ của Quan Kiện vẫn xoay quanh cái chết của ông Yama****a Tsuneteru.
        Thi Di đã tra cứu đến đâu? Muốn thanh minh cho ông Hoàng Quán Hùng thì nhất định phải tìm ra hung thủ của vụ cướp của giết người năm ấy. Thi Di đã tiến gần đến đích chưa? Mối tình giữa ông Yama****a Tsuneteru và Hà Linh Tử không rạn nứt mà cáo chung và việc ông ta bị hại có liên quan gì không? Hay cái chết của ông chỉ đơn thuần là hậu quả của vụ cướp tác phẩm nghệ thuật xuất phát từ lòng tham tiền bạc? Có lẽ Hoàng Quán Hùng là đồng phạm, nếu không đã chẳng lưu lại các dấu vân tay và cả mấy sợi tóc trên quần áo Yama****a Tsuneteru! Rõ ràng đó là 1 cuộc vật lộn rất kịch liệt.
        Nhưng, nếu Hoàng Quán Hùng đúng là nội ứng phối hợp với bọn cướp giết ông Yama****a Tsuneteru thì đâu đến nỗi phải giằng co vật lộn, và ông Yama****a Tsuneteru còn bị bắn nữa. Cuộc vật lộn kéo dài bao lâu? Huống chi ông Yama****a Tsuneteru đã ngoại bát tuần, thân hình mảnh khảnh, còn Hoàng Quán Hùng thì đang tuổi tráng niên, là cao thủ giỏi đánh đấm, có lẽ không cần phải tốn sức mới hạ được 1 ông già?
        Nhưng vân tay và tóc ở đâu ra? Không rõ!
        Và, tại sao hung thủ phải đâm Hoàng Quán Hùng mà không bắn luôn!
        Chứng tỏ hung thủ vốn không định giết Hoàng Quán Hùng ngay. Hắn để lại để làm gì?
        Rất có thể là vì tra hỏi. Đến khi Hoàng Quán Hùng bò lên ôm lấy chân hung thủ thì hung thủ mới nổ súng. Hắn hỏi những gì? Hoàng Quán Hùng đã biết những gì?
        Người đang bị thôi miên, rất yếu. Nhìn cái bóng đen mà mình cực ghét đang ở chỗ xa kia, Toyokawa Takesi bỗng nảy ra 1 ý nghĩ mà chính anh cũng cảm thấy thật đáng sợ: nếu giết Quan Kiện lúc này thì hắn không có sức mà chống trả. Trong kia tối đen như mực, lại không có ai… Thôi, mình đừng nên tự dối mình, tuy ánh sáng đang rất yếu nhưng mấy đồng nghiệp đang đứng đây vẫn dễ dàng nhận ra mọi hành động của mình.
        Ngoại trừ cách thức giết người hết sức kín kẽ.
        Cách thức giết Quan Kiện an toàn nhất là dùng các thiết bị kia. Trên đầu và người Quan Kiện có ít nhất hơn chục cái điện cực. Các điện cực ấy đương nhiên rất an toàn, nhưng đó là khi thiết bị vận hành an toàn. Chỉ cần hơi có 1 thao tác… Nhất là cái thiết bị truyền dẫn thần kinh hiện đại kia có 2 điện cực đặc biệt, tác dụng của chúng là thu nhận tín hiệu, đồng thời cũng phóng ra điện áp cực thấp để khuếch đại tín hiệu thần kinh truyền ra, nếu khiến cho điện áp ra tăng vọt (cảm ơn Trung Quốc đã dùng điện áp 220V) thì gã Quan Kiện đang vã mồ hôi kia (Quan Kiện luôn mồ hôi đầm đìa toàn thân khi làm thí nghiệm) sẽ bị điện giật, “thiên tài trẻ tuổi” từ trên trời rơi xuống sẽ được về địa ngục.
        Nghĩ đến đây chính Toyokawa Takesi cũng đầm đìa mồ hôi.
        Đủ thấy, ai cũng có thể giết người!
        Anh không thể không mở cửa ngó nhìn 2 bên, chỉ thấy con đường vắng tăng không 1 bóng người.
        Anh quay lại chỗ cái giá sắt nho nhỏ, chỉ thấy trong cái “bát” sắt bên trên có những đám tàn tro giấy đang bốc khói, rất khó nhận ra.
        Quan Kiện còn nhớ trong cái ngày Thi Di bị giết anh cũng nhìn thấy trên cái bát này có tàn tro giấy vừa mới đốt.
        #49
          Soccon 01.04.2009 12:45:28 (permalink)
          45.

          Lúc tỉnh dậy, Quan Kiện không nhìn đồng hồ cũng biết trời sắp sáng. Đã mấy ngày liền vào giờ này anh đều bị tỉnh lại sau 1 giấc mơ giống nhau, nói cách khác, anh bị “chúng” gọi dậy. Nếu bị Âu Dương San vốn hay nói phứa, cho rằng đó là “hồn ma” thì coi như dịp này anh đã bị “vây quanh” rồi.
          Thực ra, dù bị ma quỷ vây quanh thì cũng chưa phải là tuyệt đường. Điều đáng lo là cái chết sắp xảy ra đến nơi. Lại có 1 phụ nữ khác chết, anh vô cùng lo lắng.
          Cũng vì ác mộng không ngừng kéo đến, anh càng thấy lo nhiều hơn. Ác mộng và lo âu. Cái triết lý gà đẻ trứng, trứng nở ra gà con rất chuẩn với cái gọi là vòng tuần hoàn ác tính. Hai bạn cùng phòng đêm nay đều ở nhà, đang ngủ, thi nhau ngáy o o. Quan Kiện rời khỏi giường, khoác áo ngồi trước bàn nghĩ ngợi. Người tiếp theo sẽ là ai?
          Anh lần lượt điểm lại những người phụ nữ quanh anh, ai cũng có khả năng bị hại. Hung thủ sát nhân dù là người hay là ma, cơ hồ không cần đến 1 logic giết chóc nào hết. Cái chết của Phương Bình đấy thôi, ngoại trừ việc Bình ngớ ngẩn “gán tội” cho giáo sư Nhiệm, thì vụ giết chóc ấy thật vô nghĩa.
          Có đúng là tuyệt đối không có logic không? Hung thủ “người” hoặc “ma” ấy đã ra tay liền 3 vụ hết sức càn dỡ tàn độc mà không để lại dấu vết gì, vậy thì “hắn” không thể là 1 thằng điên “đầu đất”. “Hắn” đã gọi điện cho Nhiệm Tuyền, đã email thông báo cho mình đến hiện trường, để cả 2 người chạm trán nhau. “Hắn” đã sắp đặt rất tinh vi, đến nỗi cảnh sát Ba Du Sinh cũng phải khâm phục, hung thủ không thể là kẻ làm việc không có logic. Hung thủ đang muốn làm cho mọi chuyện rối tung, cảnh sát phải mở rộng diện tình nghi và nắm được thật nhiều đầu mối ngày càng khó lần. Phân tích, quy nạp sẽ thấy đầu mối, dù mới chỉ là bề ngoài.
          Quan Kiện lần lượt suy nghĩ lại tất cả.
          Ba người chết, cả nam lẫn nữ, đều trẻ tuổi, đều bị giết ở tận cùng của hành lang. Ba hiện trường đều nằm trong danh mục “mười nơi có ma ở Giang Kinh”
          Nơi giết người tới đây, liệu có phải lại là 1 trong 10 nơi có ma không? nếu không phải thế thì không ai có thể dự đoán nổi vụ giết người sẽ xảy ra ở đâu, vì Giang Kinh thì rộng lớn như thế này.
          Giả sử có thể xác định là “1 trong 10 nơi có ma ở Giang Kinh” thì “một trong” cụ thể sẽ là đâu? Hiện giờ còn 7 nơi vẫn “trong sạch”, sẽ là nơi nào? Chẳng thể mù quáng mà lần mò suốt lượt bảy nơi ấy, nhất là chúng lại nằm rải rác khắp thành phố này.
          Nghĩ đến đây, Quan Kiện bỗng nảy ra 1 ý.
          Nếu hung thủ (dù là người hay ma) hành động dựa vào 1 quy tắc nào đó để chọn 1 địa điểm gây án tiếp theo thì liệu có phải “mười nơi có ma ở Giang Kinh” cũng có 1 quy luật?
          Quan Kiện bật đèn đầu giường, lấy ra 1 tấm bản đồ Giang Kinh. Anh dùng bút dạ quang màu đỏ đánh dấu vị trí “mười nơi có ma”
          Anh thấy khoảng cách giữa các địa điểm này khác nhau, nhưng phần lớn đều tập trung ở khu vực Tây Nam thành phố Giang Kinh.Thoạt nhìn thì không thấy có gì đặc biệt, Anh bèn dựa vào tấm bản đồ, chép lại các vị trí tương đối ấy ra 1 tờ giấy trắng, và đã nhận ra chỗ kỳ cục trong đó.
          Năm nơi có ma là Hòa Thanh Trì, nhà thờ, Trung tâm nghiên cứu đông tây, Bệnh viện trực thuộc số 1 và nhà giải phẫu của ĐH Y Giang Kinh tuy khoảng cách xa gần khác nhau nhưng đều nằm trên 1 đường thẳng. Các nơi “có ma” còn lại thì không như thế. Tim Quan Kiện đập nhanh dữ dội, anh lại đối chiếu với bản đồ, đúng thế: năm địa điểm ấy nằm trên 1 đường thẳng, nằm giữa đường thẳng là Trung tâm nghiên cứu!
          “Bọn chúng” gần như đồng thời lướt qua trước mắt anh, cơn đau đầu ập đến!
          Đã bắt đầu ư?!
          Có lẽ lúc này mới đi thì đã muộn, nhưng anh không muốn ngồi nhìn tội ác xảy ra ngay trước mặt. Cuộc tàn sát mới sẽ xảy ra ở đâu?
          Anh cầm bút đỏ khoanh 3 địa điểm đã xảy ra án mạng là Hoa Thanh Trì, Bệnh viện trực thuộc số 1 và Trung tâm nghiên cứu Đông Tây. Nếu xếp theo trật tự thời gian đã gây án, thì (tính từ đầu cuối của đường thẳng) lần lượt là nhà giải phẫu, bệnh viện số 1 rồi nhảy lên Hoa Thanh Trì (đầu trên cùng). Theo quy luật này (tiến dần vào giữa đường kẻ thẳng) thì địa điểm gây án tiếp theo sẽ là Nhà Thờ mà phía bắc của nó là Hoa Thanh Trì .
          Ôi, đúng là ma quỷ?
          #50
            Soccon 01.04.2009 12:50:38 (permalink)
            46.

            Khoảng 3h rưỡi sáng, nữ tu sĩ họ Sái đã dậy. Dù người tuổi cao thường hay dậy sớm, nhưng cũng chẳng đến nỗi dậy sớm như thế này.
            Thực ra là bà Sái không ngủ được, chi bằng cứ dậy mà cầu kinh, và suy ngẫm, gạt bớt những ý nghĩ rối bời. Bà chải đầu, mặc áo lễ màu trắng, rồi đi qua cửa phụ bước vào giáo đường.
            Bên trong vẫn tối om như cũ, mắt bà đã quen với bóng tối, khỏi cần dò dẫm, bà bước thẳng đến bệ thờ. Đến trước pho tượng Đức mẹ bằng sứ cao lớn bên trên, bà quỳ sụp ngay xuống.
            Bà ra sức khẩn cầu chúa Trời chỉ cho bà con đường sáng. Bà không ngờ đến tuổi cổ lai hi mà mình vẫn phải cầu khẩn 1 cách tuyệt vọng như thế này. Tại sao phải kinh hãi như thế?
            Bà biết, tất cả chỉ tại cái bí mật viển vông kia, nói đúng hơn, thực ra không đáng coi là bí mật gì cả.
            Nhưng đã có không ít người phải mất mạng vì nó. Năm xưa đức cha John đã giữ kín như bưng nên mới có thể thoát thân trở về nước Anh.
            Sau ông John là bà xơ Loan, khi chuẩn bị chuyển các tài liệu cơ bản cho chính quyền mới ở Giang Kinh, thì bỗng bị đột tử, y tế kết luận là bệnh tim bột phát, chết ở tuổi 42. Bà Sái biết rõ bà Loan vốn khỏe mạnh, khả năng duy nhất khiến bà Loan đột tử chỉ là ma quỷ đã chui vào tim đó thôi.
            Kế tục bà Loan là bà xơ họ Trịnh, là đã tuyệt đối giữ bí mật nên đã được thuận buồm xuôi gió cho đến cái lần trót uống say rồi tiết lộ với 1 người chị em lắm lời. Ngay hôm sau bà Trịnh và bà chị em lắm lời này đã phải vĩnh biệt thế gian. Công an phát hiện ra trong người họ có lượng cồn rất cao, nên kết luận là họ ngộ độc do uống rượu quá nhiều. Nhưng bà Sái biết rõ đó vẫn là do ma quỷ điều khiển bà Trịnh uống say bí tỉ. Bà ấy đúng là có ham rượu thật, nhưng chỉ uống đôi ba chén rất ít đã bắt đầu nói líu cả lưỡi, nôn ọe, lăn ra ngủ chứ không thể ngồi uống tì tì.
            Sau bà Trịnh, đến lượt bà Cao trông nom nhà thờ này. Được yên ổn vài năm thì đến cuối những năm 60 có một “tổ điều tra” đến ra lệnh cho bà Cao “phải khai báo vấn đề”. Bà Cao đã phải chịu những áp lực ghê gớm đến đâu, bà Sái hiểu cả và rất kính nể nghị lực của bà ấy.
            Cuối cùng bà Cao đã không chịu đựng nổi, sắp sửa nói ra. Sáng hôm đó bà Sái dậy rất sớm để cầu nguyện và chuẩn bị giấy bút giúp bà Cao. Nhưng không thấy người đâu, bà Cao đã gục bên bục giảng đạo, kết thúc cuộc đời.
            Tổ điều tra cho biết, bà Cao sợ bị trị tội đã uống 1 lượng lớn thuốc độc để tự sát. Bà ấy có tội gì? Điều ấy tất nhiên nằm sâu trong lòng bà Cao và vĩnh viễn bị chôn vùi theo bà.
            Mấy bà chị lần lượt giữ trọng trách cai quản nhà thờ, không có ai được thọ đến lúc chết già. Bà Sái tỉnh táo nhìn ra căn nguyên thật sự chính là ở cái điều bí mật kia. Bà không biết nó là bí mật gì, sau khi bà Cao chết, bà vẫn phụ trách các việc tế lễ ở nhà thờ này, chưa từng có chuyện gì sơ suất. Cách đây chục năm, có vị chuyên gia Nhật là ông Yasuzaki Hiroshi đến đây, tha thiết vật nài hỏi về điều bí mật ấy, nếu bà Sái biết, thì có lẽ bà đã nói ra cũng nên.
            Ông Yasuzaki bị giết, có thể là vì ông đã đến rất gần với điều bí mật. Quỷ dữ đã không chịu đứng nhìn suông. Chúng đã mượn tay kẻ lưu manh Trương Siêu để giết ông ta. Cho đến nay bà Sái vẫn tin rằng, Trương Siêu chẳng qua chỉ vì tham mấy đồng yên hoặc chiếc đồng hồ vàng kiểu cổ trên người ông Yasuzaki, muốn cướp của mà thôi, chứ không có gan giết người. Ma quỷ đã nhập vào người nên Trương Siêu mới có hành vi bạt tử như thế, cũng giống như ma quỷ đã nhập vào mấy bà xơ tiền nhiệm, rồi dẫn đến những cái chết ly kỳ.
            Rõ ràng là, muốn yên ổn, thái bình thì chớ có đụng đến cái bí mật ấy!
            Nhưng đúng vào dịp này bà Sái lại phát hiện ra cái bí mật ấy chính là nơi quỷ dữ ẩn náu.
            Chắc chắn quỷ dữ là hung thủ đã giết ông Yasuzaki Hiroshi, ông Yama****a Tsuneteru, thậm chí giết cả cô gái Hoàng Thi Di. Bà không có chứng cứ nhưng trực giác mách bảo bà như vậy. Nếu báo với công an, chắc họ không tin có ma quỷ gì hết nhưng ít ra cũng sẽ cảnh giác. Và biết đâu sẽ ngăn chặn án mạng, người khác khỏi phải chết oan. Dù cho cái giá phải trả sẽ là tính mạng của bà.
            Bà đã từng khoan dung cho lũ quỷ dữ hoành hành ở chốn thiêng liêng (còn bị gọi là “đất ma”) này, bà chưa dám đứng lên đối mặt vì sợ mất mạng đó thôi. Lúc này bà Sái đang thành kính cầu nguyện chúa Trời hãy tha thứ cho bà bao năm qua đã nhu nhược và bị danh lợi gặm nhấm, chỉ ham tính toán được mất, khiến bà trở thành nô lệ của quỷ dữ, không dám tìm hiểu cái bí mật kia.
            Cầu nguyện xong sẽ là gì? Có lẽ sẽ là ngày cuối cùng của mình. Nếu quỷ dữ muốn thực hiện lời cảnh cáo của nó từ nửa thế kỷ trước, thì cũng đành vậy. Chúa Jesus ngày xưa đã phải chịu cực hình ra sao? Sự hy sinh của bà miễn là có giá trị thì âu cũng là 1 việc làm công đức.
            Khi bà đang cầu nguyện thì cánh cửa ngách đang hé mở bị đẩy ra nhẹ nhàng, một bóng đen đứng ở cửa. Bà Sái lặng người: tại sao nó đến nhanh như thế? Bà đã ngồi lâu trong bóng tối, nên mắt đã quen, bóng đen ấy dần hiện ra rõ ràng, lòng bà càng trĩu nặng: “Thì ra là anh ta!”
            #51
              Soccon 01.04.2009 13:34:19 (permalink)
              47.

              Kể từ ngày Thi Di bị hại, Quan Kiện thấy thế giới xung quanh anh đã sụp đổ. Khi đẩy cửa chính bước vào giáo đường, Quan Kiện nhìn thấy bà xơ họ Sái nằm trên vũng máu, cảm giác này lại xâm chiếm lòng anh dữ dội. Tấm áo lễ màu trắng bất lực buông thõng dưới cái bàn sắt vẫn đặt hòm công đức mọi ngày.
              Mình có thể nhìn thấy cái chết mà không thể ngăn chặn bi kịch xảy ra
              Chính điều này đã là 1 bi kịch quá lớn! Nhắm mắt lại nhìn thấy 1 cái xác, cái xác tương lai, đang nằm vật trên chiếc giường sắt. Anh đã không thể phân biệt nổi đó là “bọn chúng” lại xuất hiện hay đó là hình ảnh in sâu trong vỏ đại não của mình.
              Điều này cũng chẳng quan trọng, điều quan trọng là các cuộc tàn sát đẫm máu, những sinh mệnh phải ra đi dưới lưỡi dao mổ… sẽ còn xảy ra với những người quen và người lạ. Và cả mình nữa, mình đã trở thành cái gì? Nhân vật mục kích hàng loạt cái chết? Gánh chịu vô số đau đớn? Mình đâu phải là Jesus!?
              Tâm trí và cơ thể cùng quằn quại, Quan Kiện không thể nằm yên, anh ngồi bất động ở đầu giường, nhắm mắt. Anh không thể không nghĩ đến Thi Di, Văn Quang, những người đã chết và sẽ chết. Nếu nói lúc này anh đang “suy sụp” thì chưa đủ và cũng không đúng. Anh thậm chí đã nghĩ có lẽ mình chết đi thì mới giải quyết được cốt lõi của mọi vấn đề. Tại sao cứ phải vào lúc này thì mình mới thể nghiệm được ý nghĩa đáng buồn của cái tên mình?
              Sao mình phải bi quan thế này? Chỉ trong vòng 2 tháng đã chứng kiến bốn vụ thảm sát cực dã man đối với những người ít nhiều có liên quan đến mình. Chỉ có kẻ vô tâm, vô cảm hoặc mắc bệnh thần kinh thì mới không bi quan ngao ngán. Anh đã bước ra đến cửa từ lúc nào chẳng biết.
              - Kiện à! Sao không nằm nghỉ nữa? Con lại định đi đâu thế? Bà Vạn Đình Phương đang lúi húi trong bếp đã kịp thời gọi anh.
              - Con không ngủ được, muốn ra ngoài đi dạo 1 lát.
              - Mẹ sẽ đi với con! Bà Phương vội lau tay vào tạp dề.
              - Mẹ hãy tha cho con đi, được không? Con chỉ muốn đi dạo 1 mình cho yên tĩnh, ngồi nhà buồn quá. Quan Kiện nói để mẹ yên tâm và hứa sẽ sớm trở về ăn bữa tối.
              Quan Kiện đạp xe lao nhanh men theo bờ sông Ngân Kỳ đang lấp lánh ánh bạc, như muốn để cho gió rít bên tai, xua đi bao nỗi phiền muộn.
              Đôi chân anh đã bắt đầu tê cứng, tâm trạng anh hình như cũng càng nặng trĩu.
              Anh dừng lại, nhận ra mình đã đi đến cầu Trúc Lam. Cầu Trúc Lam là 1 trong “mười nơi có ma ở Giang Kinh”
              Nghe đồn rằng khi gặp ma, nếu dùng cái giỏ tre buộc sẵn thừng ở dưới cầu mà múc thì giỏ vẫn giữ được nước. Ngày trước mỗi lần nghe ai nói thế, Quan Kiện vẫn cười đau cả bụng.
              Có mấy học sinh trung học đang cười giòn tan, thả những cái giỏ tre xuống sông Ngân Kỳ (Hàng ngày đều có hàng trăm người dân thành phố hoặc du khách đến chơi cái trò vui này, địa phương cấm mãi chẳng được, thế là thành phong tục). Họ múc lên 1 số cọng cỏ, nước thì chảy hết sạch. Đám học trò đi rồi, Kiện bước lên, rồi cũng múc chơi.
              Nếu không phải là “ma dẫn lối, quỷ đưa đường” thì anh chẳng còn cách khác để giải thích hành động của mình.
              Và càng không thể giải thích nổi tại sao anh lại múc được đầy nước!
              Soi vào giỏ nước, anh thấy khuôn mặt mình đang sóng sánh.
              Mặt anh dần biến thành nhiều chiếc giường sắt, người nằm trên giường mặc áo trắng tinh. Một trong số đó chính là anh. Những con cừu non đang chờ làm thịt!
              Anh buông ra, cái giỏ rơi xuống và vẫn treo lửng lơ dưới cầu. Nhưng nước thì đã chảy mất tự bao giờ rồi.
              Ôi, Gặp ma!
              Kiện đã tin lời của Âu Dương San. Mình đã gặp ma thật!
              Không những gặp ma, mà còn gọi được ma đến, vì mình, nên những người quen đều biến thành ma rồi. Mình đúng là cốt lõi của mọi việc, liệu có phải nếu mình không tồn tại nữa, thì tất cả những chuyện tà ma và hãi hùng sẽ tan biến?
              Mình sẽ còn phải nhìn thấy bao nhiêu xác chết bị mổ phanh?
              Có lẽ, mình đâm đầu xuống sông Ngân Kỳ thì mọi đau buồn sẽ chấm dứt, mọi bi kịch sẽ có hồi kết? Kiện co chân gác lên lan can cầu.
              Trên cầu, xe cộ và người qua lại đông đúc hối hả, không 1 ai chú ý đến anh đang ở tư thế nguy hiểm. Bỗng có 1 đôi tay ôm chặt lấy lưng Kiện. Bị bất ngờ, anh bị lôi mạnh ngã đến huỵch 1 cái.
              - Anh định làm gì? Âu Dương San kêu lên. Định nhảy xuống sông hả?
              - Kìa, em… toàn thân anh bỗng đầm đìa mồ hôi.
              - Nếu em không bám theo anh, thì hôm nay anh đã mắc sai lầm quá lớn!
              - Em đã quên à, anh là vận động viên bơi lội kia mà!
              Kiện cố nói để xuê xoa sự kiện “mất hồn”vừa rồi, kẻo San về bẩm báo với cha mẹ anh, thì chắc anh sẽ bị “giam lỏng”.
              - Đừng giả vờ cứ như không nữa đi! Vừa rồi anh làm sao vậy?
              - Không… không sao cả. Anh chỉ muốn được yên tĩnh…
              - Lẽ nào anh không biết nếu tắm ở sông này thì người ta sẽ xúm lại xem à?
              Kiện đành “đầu hàng” vậy. “Anh đang rất tuyệt vọng… Anh đâu có thể cứ đứng mà nhìn suông từng người vô tội phải ra đi…”
              - Ôi, thế là em đã nhìn nhầm về anh…! San giận dỗi nói - Từ sau khi Thi Di và Văn Quang ra đi, anh vẫn rất kiên nghị. Em rất khâm phục anh vẫn quyết tâm truy tìm sự thật, em biết vì thế mà anh phải chịu bao đau khổ về thể xác và về tâm lý. Em càng thấy rõ anh Quan Kiện mà em biết từ nhỏ thật sự là 1 trang nam nhi đầy bản lĩnh. Nhưng rồi anh đã rũ bỏ tất cả, đúng không? Anh có nghĩ rằng, hung thủ càng điên cuồng thì càng chứng tỏ anh đang bước đến gần sự thật? Những việc anh đã làm và phát hiện được đã khiến hung thủ trong bóng tối phải giật mình. Cho nên chúng mới giết người liên tiếp như thế. Em đã không nhìn nhầm.
              - Thực ra anh rất yếu đuối, anh bất lực không thể ngăn chặn thảm kịch xảy ra.
              - Đó không phải là lỗi của anh, anh không hề yếu đuối và anh cũng đâu phải siêu nhân!
              - Có lẽ nếu anh không tồn tại nữa thì sẽ không có nhiều người phải chết… Quan Kiện cúi đầu.
              - Hung thủ là kẻ tàn độc như thế, anh cho rằng nếu anh biến mất thì chúng sẽ ngừng giết chóc hay sao?
              Kiện ngẩng phắt đầu lên, nắm chặt đôi vai San: “Em nói xem, nếu hung thủ là anh thì sao? Liệu hung thủ có phải là anh không?”
              - Chỉ nói bừa! nếu anh không tin ở mình, thì còn mong gì ai tin anh nữa! Cô lắc lắc người Kiện thật mạnh như muốn gọi anh mau tỉnh khỏi cơn mê. Em không tin anh có thể làm chuyện tàn ác, anh không làm nổi! Chúng ta quen nhau từ bé, em còn không hiểu anh hay sao? Anh dù không tin mình thì cũng phải tin ở em chứ!
              Kiện thấy lòng như ấm lại, anh chợt nhận ra rằng, tuy mình đau đớn vì mất Thi Di nhưng cũng nhận được 1 tình cảm chân thành bù đắp. Có lẽ mình đã quá hấp tấp oán trách số phận. Anh im lặng hồi lâu.
              - Cảm ơn em! Lâu nay nếu không được em quan tâm, chắc anh đã suy sụp từ lâu rồi. Anh cảm động nhìn San. Có những lúc anh rất buồn chán, bực bội, đã có thái độ không hay đối với em. Em không trách anh chứ?
              San nói: “Em vẫn mong mãi câu nói này của anh. Em cứ nghĩ rằng, những lời anh dỗ dành em từ hồi đi nhà trẻ, anh đã nói hết rồi… Em đâu có thể trách gì anh? Bất cứ ai khác gặp những chuyện như đã xảy ra đối với anh, đâu có dễ mà chịu đựng? Em rất khâm phục anh dám chịu đau đớn để tham gia thí nghiệm nhằm tìm ra hung thủ đã hại Thi Di, nhưng em vẫn không hiểu tại sao anh lại không muốn em giúp đỡ?”
              - Này, em còn nhớ anh từng than thở với em không: Tại sao Thi Di điều tra về cái chết của cha mình, mà không hề nói với anh 1 câu?
              San vốn thông minh, cô nghĩ ngợi 1 lát rồi nói: “Sau khi xảy ra ngần ấy vụ án mạng, giờ đây em hơi hiểu ra điều này: Thi Di đã sớm ngờ rằng bất cứ ai dính vào cuộc điều tra này đều có thể gặp bất hạnh, cho nên cô ấy không cho anh biết… vì lo cho anh! Em thậm chí nghĩ là, nếu hồi trước Thi Di cho anh biết chuyện, thì e ngày nay anh đã không…”
              - Đúng thế, chưa biết chừng anh đã bị hại rồi! Giờ đây chắc em đã hiểu tại sao anh không nói với em và cả cha mẹ anh nữa.
              - Thế thì tại sao anh…?
              - Em nói về Yasuzaki Satikô chứ gì? Cha cô ấy cũng bị giết ở Giang Kinh, cô ấy luôn luôn cho rằng những cái chết rải rác trong mười năm của cha mình, của ông Yama****a Tsuneteru và cha Thi Di, cái chết của Thi Di và Văn Quang đều liên quan đến nhau!
              - Nhưng mà, chính anh cũng muốn Thi Di cho anh biết việc làm của mình, thì em cũng thế… San có ý thuyết phục Kiện.
              Kiện vội lắc đầu: “Anh nói không lại được với em. Nhưng chuyện này em vẫn không thể nhúng vào”
              San nhìn vào mắt Kiện: “Thôi được, em không nói nữa. Bây giờ Bác sĩ Âu Dương San chẩn đoán: mắt Quan Kiện đỏ ngầu thế kia, mắc bệnh thiếu ngủ! Anh phải về nhà mà ngủ đi thôi! Em sẽ ngồi bên cạnh đọc tiểu thuyết được chưa?”
              Kiện gật đầu. Hai người sánh vai, dắt xe đạp đi về, máy di động của anh bỗng đổ chuông.
              Kiện nghe máy, ngớ ra: “Satikô? Em đấy ư? Em đang ở đâu?”
              Đôi mắt to tròn của San chớp chớp, cô ra hiệu mình sẽ tránh ra xa, nhưng Kiện kéo cô đứng lại, tỏ ý không cần phải làm thế. San cố ý dùng ngón trỏ “nút” tai mình lại, nhìn vẻ mặt lúng túng của Kiện, cô bật cười tinh quái.
              - Em đang ở Nhật Bản, vừa nhận được email của anh Toyokawa Takeshi, đã biết tin nữ tu sĩ Sái bị giết hại. Đang ở xa mà em rùng mình, sởn tóc gáy, mẹ em cũng buồn rầu khóc mãi. Bao năm qua mẹ em và bà Sái là bạn thân… Em nghĩ ngay đến anh, liệu anh có thể chịu đựng nổi cú sốc này không?
              - Cảm ơn em đã quan tâm, anh… vẫn khỏe! May mắn vẫn được người nhà, bạn bè quan tâm… được em quan tâm… Tiến sĩ Yama****a Yuuzi và tiến sĩ Chiba Ichinose cũng đã gọi điện chia buồn. Khi Kiện nói mấy câu này, sắc mặt của San thay đổi đến mấy lần.
              - Em và mẹ em còn phải ở lại đây vài hôm nữa, em đã phát hiện được ở Nara 1 vài chi tiết, giả thiết của em và mẹ em cũng có được 1 số căn cứ…
              - Ở Nara? Thì ra đó là mục tiêu chuyến đi của em? Anh nhớ rằng, em đã nói Nara là quê của cha em?
              - Cũng là quê của ông nội em, ông em có 1 khu nhà ở đó, em và mẹ vẫn về đó nghỉ hè và nghỉ đông. Khi cha em còn sống thì rất hay về đó.
              - Nếu em không ngại… thì cho anh biết về phát hiện mới được không?
              - Không! Em cứ gửi vào di động cho anh!
              Vài giây sau, một bức ảnh đã xuất hiện trên màn hình của Quan Kiện. Ảnh đen trắng, ảnh cũ chụp chung 3 quân nhân trẻ Nhật Bản.
              Yasuzaki Satikô giải thích: “Mấy hôm nay em và mẹ em dành thời gian lục lại mọi thứ cất trên gác của ngôi nhà cũ này. Kiểm tra lại các thứ mà cha em và cả ông nội em ngày trước để lại, trong đó có bức ảnh này. Em đã nhận ra… và chắc anh cũng có thể nhận ra người cao nhất trong đó chính là ông Yama****a Tsuneteru, người đeo kính là ông em, người thứ 3 thấp nhất, mẹ em nói đó là “đại ca” Kuroki Katsu rất thân với ông Yama****a Tsuneteru”
              - Nói thế tức là ông em, ông Yama****a Tsuneteru và ông Kuroki Katsu đều là bạn cả?
              - Là đồng hương và là bạn học, về sau có thể là chiến hữu gì đó… chiến hữu xâm lược Trung Quốc
              - Liệu vấn đề này có giúp ích gì cho việc điều tra của chúng ta hiện nay không?
              Satikô tạm dừng lại, nghe thấy cô nói gì đó với mẹ bằng tiếng Nhật, rồi nói với Kiện “Cha em tính tình hơi khép kín, ngày trước tuy rất yêu mẹ em nhưng hình như ông vẫn giữ 1 điều bí mật không cho ai biết. Cho đến khi ông bất ngờ bị hại, mẹ em mới biết rằng chưa biết chừng nỗi bất hạnh này liên quan đến cái bí mật kia…”
              Về sau mẹ em sang Giang Kinh, trong mấy năm trời mẹ em đã đến tất cả những nơi ở Trung Quốc mà cha em đã từng đi qua, đã hỏi thăm rất nhiều người. Ngoài việc xác định được rằng cha em rất chuyên tâm cho công tác khảo cổ các di tích kiến trúc ra thì không biết được bất cứ thông tin nào gọi là manh mối. Cũng không thể biết có liên quan gì đến cái chết của ông Yama****a Tsuneteru hay không. Cho đến hôm nọ ở nhà hàng Hoa Lãng, nghe 2 nhà báo nói rằng ông Yama****a Tsuneteru từng làm quân y, em về nói lại với mẹ, mẹ em mới nhớ ra rằng ông em là Yasuzaki Munemitsu cũng là bác sỹ quân y trong đội quân xâm lược Trung Quốc, tử trận ở Trung Quốc, nhưng chính phủ không hề cho biết 1 tin tức cụ thể nào về thời gian, địa điểm tử trận… và tất nhiên không có hài cốt hoặc lọ tro. Hồi cha em còn nhỏ, thậm chí đã nghe có kẻ phao tin đồn nhảm rằng ông em bị bắt rồi ở lại Trung Quốc, khiến cha em rất khổ sở. Anh cũng biết đấy, quân nhân Nhật Bản coi sự đầu hàng là điều sỉ nhục, ông em “tử trận” rất không rõ ràng, nên bị ngờ là đã đầu hàng, thì cũng không hẳn là quá đáng. Cho nên, mẹ em mới nghĩ đến 1 giả thiết táo tợn rằng liệu có phải điều bí mật mà cha em vẫn giữ kín chính là vấn đề đã khiến cha em bị bức xúc suốt thời niên thiếu và vì thế ông phải tìm kiếm nguyên nhân và địa điểm ông nội em bị chết?
              Về đến Nhật Bản mẹ em tìm đến cục lưu trữ hồ sơ và thư viện liên quan để tra cứu tài liệu, quả nhiên có thấy ghi rằng ông Yasuzaki Munemitsu nhập ngũ năm 1939, là trung úy quân y trong đội quân Quan Đông, “hy sinh vì nước” năm 1945 nhưng không nói cụ thể gì khác. Đáng ngờ nhất là hồ sơ đã ghi mới đầu đóng quân tại Cáp Nhĩ Tân thuộc Đông Bắc Trung Quốc, năm 1941 được thăng chức trung tá rồi bị điều động đi nơi khác, nhưng không ghi rõ điều động đi đâu.
              - Giang Kinh! Kiện bỗng buột miệng nói.
              - Tại sao anh lại đoán như thế? Satikô không tỏ ra ngạc nhiên, rõ ràng là cô cũng đã nghĩ như vậy.
              - Nếu giả thiết của mẹ em là đúng, cha em hồi còn sống đã đi tìm tung tích ông cụ ngày xưa nhập ngũ rồi sang Trung Quốc, anh cho rằng giả thiết này rất có lý, nhất là cha em lại chọn ngành nghề như thế, lại có hứng thú với văn hóa, khảo cổ và lịch sử, thì có thể nói rằng, khi cha em nán lại Giang Kinh cũng là khi ông ấy đã tìm ra chứng cứ. Ông nội em ngày xưa bị điều động đến Giang Kinh đang bị bao vây, và ông cũng đã “hy sinh vì nước” cũng ở Giang Kinh!
              - Đúng là mẹ em và em cũng nghĩ như thế. Có lẽ cha em đã “tìm ra” Giang Kinh và cả địa điểm cụ thể nữa. Nếu thế thì nó ở đâu? Tiếc rằng bà nội em đã mất, còn các vị họ hàng cao tuổi thì không biết ông em ngày xưa phục vụ ở đâu. Hiện nay chỉ biết cha em bị hại ở nhà thờ Đức Mẹ, ông Yama****a Tsuneteru cũng có liên quan đến nhà thờ này, vừa rồi bà xơ họ Sái bị giết cũng ở nhà thờ, tại sao vậy? Mẹ em từng nghe bà Sái nói rằng nhà thờ ấy đã có 100 năm lịch sử, trong những năm 40 Giang Kinh bị tạm chiếm, vẫn hoạt động bình thường. Xét về lý thì nó chẳng dính dáng gì đến quân đội Nhật cả. Em nghĩ rằng nếu tìm ra vị trí doanh trại Nhật Bản hồi đó thì mới có cơ may tìm ra thêm các manh mối.
              Quan Kiện thấy đầu mình vừa hưng phấn lại vừa rối loạn “Nhưng, dù có tra ra được thì hình như cũng không liên quan gì đến cái chết của Thi Di và 1 lô các vụ án mạng kia…”
              - Lúc này thì chưa nhận ra có liên quan gì rõ rệt. Việc chúng ta điều tra về ông Yama****a Tsuneteru hầu như cũng tắc tị. Nay mới biết ông nội em và ông Yama****a Tsuneteru là bạn, thì lại thấy hình như có mối liên quan mơ hồ gì đó, cả nhà thờ Đức Mẹ nữa, cũng có liên quan đến cái chết của cha em, và cái chết của ông Yama****a Tsuneteru. Nếu anh vẫn cho rằng cái chết của Thi Di và của mấy người kia đều liên quan đến vụ án Yama****a Tsuneteru, thì cái chết của cha em cũng là 1 cái mắt xích trong đó cũng nên.
              Cũng tựa như cái chết của ông Yama****a Tsuneteru, đâu chỉ đơn giản là 1 vụ án giết người cướp tác phẩm nghệ thuật? Kiện ngây người nhìn mãi bức ảnh đen trắng trên màn hình di động, rồi nói: “Còn Kuroki Katsu thì sao? Em đã tìm hiểu được về ông ta chưa?”
              - Ông ta đã mất cách đây hơn 20 năm. Kiện im lặng, đầu anh vẫn rối bời. Satikô nói tiếp “Đã tra ra được ông Kuroki Katsu nhập ngũ, làm quân y trong đội quân Quan Đông, được thăng quân hàm Đại tá. Sau khi Nhật Bản thua trận, ông ta về Nhật mở “Công ty Dược phẩm Kuroki Katsu”, làm ăn rất lớn. Em và mẹ em cũng chỉ vừa rồi mới tra ra. Tiếc rằng, hơn hai chục năm trước, cậu con út yêu quý của ông ta mắc bệnh trầm cảm rồi tự sát, ông ấy đau buồn, sinh bệnh rồi qua đời”
              - Hiện giờ anh thấy rất lúng túng, không rõ bước tiếp theo chúng ta nên làm gì?
              Satikô nói: “Em cũng thấy rất bí. Có lẽ… đúng như anh nói, chúng ta điều tra có phần lan man, nhưng em lại cảm thấy đường hướng suy nghĩ duy nhất đúng là những cái chết của Thi Di, của Yama****a Tsuneteru và của cha em, cùng với các vụ án mạng phanh thây… đều có liên quan đến nhau!”
              - Cha em và bà xơ họ Sái đều bị giết ở nhà thờ, ông Yama****a Tsuneteru lúc sinh thời cũng đã nhiều lần viếng thăm nhà thờ ấy, liệu chúng ta có nên đặt trọng tâm vào khu vực này không?
              Mấy năm qua mẹ em vẫn coi khu vực này là trọng điểm. Ngụ ý của Satikô là nếu coi khu vực nhà thờ là trọng điểm thì chưa chắc đã có thu hoạch gì.
              - Hay là, anh sẽ tìm 2 nhà báo Nhật Bản nói chuyện xem họ có biết tình hình Giang Kinh thời Nhật tạm chiếm không? Nếu họ không biết thì chúng ta sẽ đi hỏi các nhà sử học nghiên cứu về Giang Kinh.
              Tắt máy rồi, Quan Kiện mới nhận ra Âu Dương San đã đi ra rất xa, cô quay trở lại bình thản nói: “xem ra em là người bị ra rìa thật rồi. Hai người tuy không nói bằng tiếng Nhật, nhưng em nghe không hiểu nổi 1 câu!”
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.04.2009 14:24:44 bởi Soccon >
              #52
                Soccon 01.04.2009 14:36:19 (permalink)
                48.

                Hai ông Kurumada và Inouse Hitoshi đúng là như hình với bóng, khi Quan Kiện gọi điện cho ông Kurumada thì cả 2 ông đang cùng ngồi uống trà. Anh hỏi họ có biết về Giang Kinh khi bị vây hãm không, có thể đoán biết ông Inouse Hitoshi nói trên cơ sở khung cảnh hiện tại rằng: “Đó là 1 vết nhơ của Nhật Bản, là bi kịch của 2 nước, chúng ta là thị dân mới của Giang Kinh, nên nghiên cứu nhiều hơn”
                Ông Kurumada nói “Tôi phiên dịch giúp nhé, ý ông Inouse Hitoshi nói là 2 chúng tôi chỉ biết chút ít, biết nhiều hơn người bình thường và ít hơn các chuyên gia. Cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.”
                - Tôi muốn biết sau khi rơi vào tay quân Nhật, thì ban chỉ huy quân Nhật đóng ở chỗ nào tại Giang Kinh?
                - Cầu Trúc Lam!, nghe thấy cả 2 ông gần như đồng thời kêu lên.
                Quan Kiện nghĩ, thảo nào cầu Trúc Lam trở thành 1 trong mười nơi có ma ở Giang Kinh.
                Kurumada nói tiếp, vì “Giang Kinh có vị trí địa lý rất quan trọng cho nên nó trở thành 1 căn cứ địa trọng yếu của quân đội Nhật, tổng bộ chỉ huy đóng ở cầu Trúc Lam, trong thành còn có vài doanh trại nhỏ nữa, cụ thể hơn thì chúng tôi không rõ mấy… Những chuyện này không phải vấn đề cơ mật gì cả, tin rằng ở thư viện sẽ có nhiều tài liệu về nó.”
                Quan Kiện nghĩ ngợi, rồi hỏi “Các vị đã nghiên cứu tìm hiểu về ông Yama****a Tsuneteru tham gia đội quân Quan Đông, nên chỉ đóng quân ở Đông Bắc, năm 1943 phục viên, chưa nghe nói ông ấy nửa chừng bị thuyên chuyển đi xa”
                - Thế ư? Lần này đến lượt Quan Kiện ngạc nhiên, Ông nói là ông Yama****a Tsuneteru đã ra khỏi quân đội trước khi Nhật bị bại trận năm 1945? Trong thời kỳ toàn dân Nhật Bản là lính, nhịp độ chiến tranh đang rất căng, thì đó có phải là chuyện thường gặp không?
                - Xem ra anh hiểu khá rõ về Nhật Bản thời đại chiến đấy. Ông Kuruamda không ngờ chỉ vì điều tra 1 vụ án cách đây 5 năm, lại hầu như không liên quan gì… mà Quan Kiện đã phải nạp cho mình nhiều tri thức về Nhật Bản như vậy. Đúng là ít thấy, nhưng không phải là không có. Hồi đó có những nhóm người ra khỏi quân đội, một là các thương bệnh binh, hai là những người yếu thần kinh không tham gia chiến đấu được, ba là những người dần dần nhận ra tội ác của chiến tranh, tính chất phi nghĩa của Quân đội Nhật, các binh sĩ chịu ảnh hưởng của cánh tả hoặc Đảng cộng sản Nhật Bản. Thực ra, đây đúng là 1 chi tiết, đầy nghi vấn mà ông Yama****a Tsuneteru để lại cho lớp người sau. Hồ sơ tại ngũ của ông ấy không hề ghi ông ấy có bị thương hoặc có vấn đề thần kinh hay không. Hoạt động của ông ấy trong những năm sau đại chiến chứng tỏ ông không phải là nhân sĩ cánh tả. Nói cho sát hơn, ông ấy luôn tránh xa chính trị, và chỉ dốc sức cho văn chương và nghệ thuật mà thôi.
                Ông Inouse Hitoshi dành máy di động của bạn, bổ sung: “Nhắc đến cánh tả Nhật Bản, tôi chợt nhớ ra rằng, ngày trước tôi đến kho sách tiếng Nhật ở thư viện Giang Kinh, thấy có cuốn sách hình như nhan đề là “Quân biệt phái Hoa Trung tại Giang Kinh” do một viên thiếu tá trong đội quân xâm lược Nhật Bản viết. Ông ta sau này trở thành một nhân sĩ cánh tả, luôn đứng đầu các hoạt động phản chiến và đánh giá lại chiến tranh. Viết nhiều hồi ký kể rõ những hành vi bạo ngược của quân Nhật ở Giang Kinh, kể cả cuộc thảm sát ở cầu Trúc Lam, thiêu hủy lăng Thái Tử… Nếu anh cần dịch lại, tôi và ông Kurumada sẽ giúp anh!”
                Theo hẹn với 2 nhà báo Nhật, Quan Kiện đã đến thư viện Giang Kinh. Anh rất cảm động trước sự nhiệt tình của 2 vị, rất kính phục họ đã nhận thức được, đã phán xét công bằng một thời kỳ lịch sử Trung – Nhật đang oán hận ấy.
                Trong kho sách tiếng Nhật, quả nhiên có cuốn sách mà ông Inouse Hitoshi đã nhắc đến. Sau phần khái luận, là 1 tấm giản đồ Giang Kinh, ghi rõ ban chỉ huy, các cứ điểm doanh trại, văn phòng của quân Nhật, cả thảy có đến bốn năm chục vị trí, Quan Kiện đặc biệt chú ý đến nhà thờ Thiên Chúa giáo, Trung tâm nghiên cứu và ĐH Y Giang Kinh, hình như Quân Nhật không chiếm đóng ở đó.Ông Kurumada chỉ vào các điểm đó, nói với anh “Các nơi này không có quân Nhật, cũng dễ hiểu thôi vì ngày trước là tô giới Anh, Pháp, sau kháng chiến đều trở thành các “nơi tị nạn” tựa như “côn đảo”. Sau khi quân Nhật vây hãm và chiếm được Giang Kinh, thì các tô giới chỉ còn trên danh nghĩa, tuy nhiên thế lực Anh, Pháp và các nhân vật danh tiếng trước đó vẫn còn trụ lại các khu vực này của Giang Kinh, cho nên quân Nhật cũng không ra tay làm bừa”
                Inouse Hitoshi nói: “Ở đây có nhiều cứ điểm và doanh trại của quân Nhật, nếu… tôi nhấn mạnh là nếu ông Yama****a Tsuneteru năm đó vẫn mải miết theo đuổi công tác quân y ở Giang Kinh, thì có lẽ ông làm về điều trị hoặc phòng dị bệnh”.
                Hai nhà báo dùng kính lúp soi kỹ các chi tiết trên bản đồ, rồi lại giở sách ra xem. Ông Inouse Hitoshi nói: “Bộ phận quân y của quân biệt phái Nhật bản đóng tại tổng bộ cầu Trúc Lam. Cho nên, nếu ông Yama****a Tsuneteru có mặt trong quân y, thì phải đóng ở cầu Trúc Lam” Ông chỉ tay vào vị trí đó trên bản đồ.
                Lại là 1 ngõ cụt. Thế mà đã mất 2h đồng hồ và cũng chỉ mới làm rõ được nửa chừng. Quan Kiện không làm phiền 2 vị nữa. Họ chia tay nhau ra về,
                Quân biệt phái Hoa Trung, bộ phận quân y, Giang Kinh, cầu Trúc Lam, Yama****a Tsuneteru
                Nếu đúng là ông Yama****a Tsuneteru làm trong quân y ở Giang Kinh, thì ông phải trực thuộc ban quân y của quân đội Nhật biệt phái Hoa Trung. Có lẽ tìm hiểu ban quân y này thì có thể gián tiếp biết về ông cũng nên.
                Quan Kiện đứng dậy, đi tìm chị thủ thư Diêu Tố Vân mà anh đã quen để nhờ giúp đỡ, tìm tài liệu về ban quân y của quân Nhật biệt phái Hoa Trung. Chỉ ít phút sau, Diêu Tố Vân đã kiểm tra, thấy ở thư viện của viện Khoa học xã hội tỉnh Giang Kinh có 1 cuốn sách nhỏ viết về vấn đề này. Hình như là luận văn của 1 nghiên cứu sinh Nhật Bản, khoa lịch sử. Sách đã được dịch sẵn, Quan Kiện ra về, tìm đến viện khoa học xã hội.
                Ở thư viện Khoa học xã hội, các tập luận văn được xếp trong khu vực tư liệu đặc biệt, không bày ở giá sách để có thể giở xem, phải làm đủ thủ tục xin thẻ độc giả, hoặc đặt chứng minh thư, ghi sổ sách hẳn hoi mới có thể mượn đọc.
                Bản luận văn khá dài, dịch sang tiếng TQ dài đến năm vạn chữ, nói tỉ mỉ về bố trí và chức năng của ban Quân y trong quân biệt phái Hoa Trung, đặc biệt viết kỹ về “bộ đội chữ Vinh 1644” khét tiếng xấu xa: tổng bộ đóng ở Giang Kinh, nghiên cứu về chiến tranh vi trùng, có tính chất tương tự bộ đội 731 quân Quan Đông. Bản luận văn viết rất rõ: “Quân biệt phái Hoa Trung và quân biệt phái Thượng Hải, hai tổ chức quân đội này đều không có bộ phận quân y, một số sư đoàn cũng không có quân y”. Sau khi ban Quân y ở Nam Kinh thành lập, thì cử quân y cho các sư đoàn, cấp sư đoàn đã chia nhỏ phân công theo ý họ”. “Bộ đội chữ Vinh 1644” là bộ đội đặc biệt, độc lập với quân y, chức năng của họ trên danh nghĩa là cung cấp nước (để tẩy uế) phòng dịch bệnh, nhưng thực chất là chỉ chuyên nghiên cứu chiến tranh vi trùng. Họ cũng lập các đơn vị, các văn phòng, cắt cử các tổ cung cấp nước phòng dịch cho các sư đoàn. Thực ra họ là đơn vị cơ sở để thực hiện chiến tranh vi trùng.
                Quan Kiện thất vọng vì anh không đọc thấy chi tiết nào về ông Yama****a Tsuneteru, ông Kuroki Katsu. Chỉ đề cập cầu Trúc Lam là bản doanh của sư đoàn bộ quân Nhật ở Giang Kinh, không nói đến các vị trí nào liên quan đến các vụ án cả. Xung quanh ông Yama****a Tsuneteru vẫn là một màn sương bao phủ, nhưng giác quan thứ 6 mách bảo Quan Kiện rằng anh đang đi đúng hướng.
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2009 19:23:29 bởi Soccon >
                #53
                  Soccon 02.04.2009 10:33:56 (permalink)
                  49.

                  Nếu dịp này bình chọn “người bận rộn nhất Giang Kinh” thì Ba Du Sinh sẽ dễ dàng được chấp nhận.
                  Sau vụ án Hoàng Thi Di đã xảy ra liên tiếp 4 vụ án mạng, đúng là “kỷ lục” mới của lịch sử trị an thành phố Giang Kinh. Vụ nổ ở cư xá Thông Giang năm ngoái tuy có nhiều người chết nhưng cách gây án giết người phanh thây kiểu này thì vô địch về rùng rợn. Sở công an đã tăng cường lực lượng trinh sát, tổ chuyên án 5 người đã mở rộng thành 14 người, tuy vẫn là Ba Du Sinh chỉ huy, nhưng nỗi lo lắng của cấp trên đã thể hiện ra mặt, không loại trừ khả năng tới đây sẽ có lãnh đạo cao cấp đứng ra điều hành.
                  Cảnh sát dân sự ở Giang Kinh đều để mắt nhiều hơn đến “mười nơi có ma ở Giang Kinh” tuy nhiên thực tế thì không thể canh gác suốt 24/24 giờ ở các “khu vực khả nghi” được…
                  Vụ sát hại nữ tu sĩ họ Sái càng xác nhận rằng phán đoán của Ba Du Sinh là đúng, đã loại trừ khả năng Quan Kiện là nghi phạm. Anh có cảm giác khả năng đặc biệt của Quan Kiện có thể cung cấp những đầu mối có giá trị cho công tác phá án. Về việc Quan Kiện nói rằng anh ta “nhìn thấy” trước mình sẽ bị giết và vụ án Yama****a Tsuneteru cách đây 5 năm, thậm chí cả vụ học giả Nhật Bản Yasuzaki Hitoshi bị giết cách đây 10 năm. Những điều này dường như phù hợp với đường hướng tư duy của Sinh. Khổ 1 nỗi Sinh vẫn ở trạng thái “tíu tít ứng phó”, sức chú ý của anh bị phân tán trong việc truy tìm các đầu mối của từng vụ án, nên vẫn không thể thực thi kế hoạch ban đầu.
                  Ngoài ra, Sinh đã bắt tay vào điều tra (lúc này chưa thể gọi rõ là đầu mối) về lai lịch của tổ nghiên cứu người Nhật do ông Yama****a Yuuzi dẫn đầu. Kết quả điều tra còn rất nông, nhưng cũng đã có những chi tiết lý thú. Yama****a Yuuzi, Chiba Ichinose và Toyokawa Takesi là bác sĩ hoặc nhà khoa học, có những tư liệu nói về họ: nhưng Kikuchi Yuji và Yasuzaki Satikô thì "lý lịch" coi như bằng không. Chỉ biết cô Yasuzaki là con gái nhà khảo cổ Yasuzaki bị giết cách đây 10 năm ở Giang Kinh, bà mẹ sang ĐH Giang Kinh cách đây 3 năm, làm giáo viên tiếng Nhật. Điều đáng chú ý là, ông Yasuzaki trước đây có lập trường cánh hữu rõ rệt trong giới học thuật. Nhưng điều này có thể nói lên cái gì?
                  Sinh tiếp tục mở rộng suy nghĩ. Hoàng Quán Hùng thì sao? Có phải “hồn ma” của ông ta đã đối thoại với Quan Kiện thật không?
                  Tại sao Quan Kiện lại có cảm giác chuẩn như thế?
                  Hiện trường vụ cướp tác phẩm nghệ thuật gốm sứ cách đây năm năm đúng là có dấu vết Quán Hùng bò lết, có vệt máu rành rành.
                  Tại sao “hồn ma” Quán Hùng lại tóm chân Quan Kiện?
                  Hay “hồn ma” định nói rằng đó là chân của hung thủ? Sinh bỗng nảy ra 1 giả thiết táo bạo, anh bấm 1 số máy quen thuộc của Trung tâm nghiên cứu khoa học hình sự của Sở, một giọng nữ vang lên “con vạc ăn đêm gọi điện thì chẳng thể có việc gì hay ho!” Đó là Tả Tiệp bạn thân của Sinh.
                  - Cái đầu tôi đang rất băn khoăn: Vạc gọi điện ban đêm, thì động vật nào sẽ nghe điện nhỉ? Thôi nào, nói nghiêm chỉnh nhé, lúc này đại ca chẳng có bụng dạ nào để đùa nữa, sư muội ạ!
                  - Nếu anh còn đùa được thì mới là lạ! Có vấn đề gì, anh nói đi? Tả Tiệp luôn rất cởi mở và nhanh nhẹn.
                  - Các mẫu DNA trong vụ án Yama****a Tsuneteru vẫn còn lưu chứ?
                  - Vẫn nằm ở đáy tủ siêu lạnh, bên trên có lời phê vĩ đại của anh, sẽ lưu đến khi anh về hưu!
                  - Có lẽ… sẽ không phải lưu quá lâu đến thế. Anh cần 1 mẫu trong đó, em hãy phân tích giúp anh…
                  Dừng cuộc gọi rồi, Sinh ngẫm nghĩ: “Đã đến lúc phải hệ thống lại các chứng cứ mới và các đầu mối rồi đây”
                  Anh đứng dậy, đi sang phòng kiểm chứng đang tạm lưu giữ các vật liên quan đến vụ án, trước hết anh nhìn vào các đồ vật của nữ tu sĩ họ Sái.
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2009 19:24:16 bởi Soccon >
                  #54
                    Soccon 02.04.2009 17:12:19 (permalink)
                    50.

                    Đã 2 đêm liền nằm mơ thấy chính mình nằm trên giường sắt, mình sắp chết đến nơi.
                    Khi tổ nghiên cứu khoa học xuất phát để đi đến viện Mỹ thuật, Quan Kiện mới nhận ra rằng hôm nay mọi người đều có mặt. Giáo sư Nhiệm đã trở về vài hôm nay, hai thầy trò tuy vẫn nói chuyện với nhau nhưng rất xa cách, ai cũng dễ dàng nhận ra điều này. Yasuzaki Satikô đã từ Nhật Bản trở lại. Cô lẳng lặng bỏ về, ông Yama****a Yuuzi và Kikuchi Yuji rất bực tức, trước giờ thí nghiệm tối nay, họ đã “nhốt” cô trong phòng, mắng mỏ gần 1 giờ đồng hồ. Khi cô được “thả” ra, Toyokawa Takesi đã đến đón, an ủi cô. Cô đỏ mặt, cúi đầu im lặng, chỉ lí nhí 1 tiếng “cảm ơn”. Quan Kiện chờ cho Toyokawa Takesi đi rồi, anh hỏi cô: “Tiếng Nhật có cách nói “Nhẫn nhục gánh vác trọng trách” không?”
                    Satikô gượng cười: “thực ra em chẳng hề thấy “hổ thẹn” chút nào, chỉ là chuyện vặt trong cuộc sống. Nếu nói là gánh vác nặng nề… thì em bì với anh sao được!”
                    Lúc đi qua hành lang ngầm, Quan Kiện lại bị đau như trước, anh cố nghiến răng chịu đựng. Satikô đỡ anh, khẽ nói: “Mong sao thí nghiệm sớm kết thúc, anh khỏi phải “nhẫn nhục gánh vác” nữa!”
                    Quan Kiện hơi ngỡ ngàng, anh cảm thấy mình lại không muốn những thí nghiệm hành xác này nhanh kết thúc.
                    Thực ra, các thí nghiệm ở nhà trưng bày số 4 này chẳng đâu vào đâu, ngoài lần đầu tiên hơi có chút sáng sủa, những lần sau hầu như chẳng thu hoạch được gì. Không thấy đau, không nhìn thấy “chúng”. Chỉ có mình Quan Kiện suy tư. Đương nhiên anh nghĩ về cuộc thí nghiệm lần trước.
                    Tại sao quần áo ông Yama****a Tsuneteru lại có vân tay và tóc của Hoàng Quán Hùng?
                    Hoàng Quán Hùng là cao thủ quyền cước, có thể hạ gục ông già 80 dễ như trở bàn tay.
                    Huống chi ông già ấy đã bị trúng đạn, đâu cần người “nội ứng”, Quán Hùng phải đánh đấm gì nữa?
                    Có nhiều vết vân tay và tóc…
                    Chẳng phải trai gái quấn lấy nhau, đâu ra lắm vân tay và tóc như thế? Quan Kiện bỗng thấy buồn cười vì cái ý nghĩ ngô nghê này của mình.
                    Nhưng một ý nghĩ táo bạo chợt nảy ra trong óc anh: Liệu có thể là Hoàng Quán Hùng mặc quần áo của ông Yama****a Tsuneteru không?
                    Quá ư hão huyền, vì hết sức vô lý. Tại sao ông ta phải mặc quần áo của ông Yama****a Tsuneteru?
                    Nhưng, anh lại nghĩ rằng không hẳn là hoàn toàn không có khả năng này. Tuy nhiên cần có thời gian để nghĩ thêm về tính hợp lý của giả thiết kỳ lạ này.
                    Có quá nhiều vấn đề cần suy nghĩ.
                    Ví dụ, vì sao Hoàng Quán Hùng không bị bắn chết ngay? Ông ta bò lên tóm chặt chân của mình, ông ta định nói điều gì?
                    Hay là, ông ta tóm chân… thực ra là chân hung thủ?
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2009 19:25:01 bởi Soccon >
                    #55
                      Soccon 02.04.2009 17:48:29 (permalink)
                      51.

                      Thí nghiệm đã kết thúc, mọi người lại đi qua địa đạo trở về Trung tâm nghiên cứu, Quan Kiện bất chợt nhìn ra phía ngoài khu nhà, thì thấy cái bóng đen nọ lại xuất hiện cạnh chiếc giá sắt bên tường của sân sau.
                      Lần này mình không thể để nó chạy thoát!
                      Anh đang định xông ra thì bị Satiko giữ chặt ngăn lại: “Lần trước nó chạy quá nhanh, anh quên rồi à? Lần này nó đã nhìn thấy anh thì nó sẽ biến mất ngay. Để em thử xem sao vậy”
                      Satiko chầm chậm bước về phía bóng đen.
                      Trái với dự đoán của Quan Kiện, bóng đen kia rõ ràng đã nhìn thấy Satiko nhưng hắn vẫn đứng im.
                      Satiko đã có ma lực gì vậy?
                      Bóng đen ấy bỗng khẽ kêu lên 1 tiếng gì đó. Quan Kiện không nghe rõ, Satiko cũng đáp lại thì phải. Bóng đen ấy bước lên vài bước, hình như hơi do dự, lại dừng bước, rồi từ từ lùi lại.
                      Cuối cùng, hắn bỏ chạy.
                      Satiko cũng chạy lên, Quan Kiện chạy ra khỏi cửa sau, lao theo.
                      Bóng đen chạy vào cửa sân sau Trung tâm nghiên cứu, Satiko bám rất sát. Nhưng cô bỗng dừng lại, Quan Kiện không nhìn thấy bóng đen kia đâu nữa.
                      Chạy đến bên Satiko, anh nói “Em chạy khiếp thật đấy, nhưng tại sao hắn lại biến mất, hệt như trước kia, bay hơi mất tăm à? Anh phải ra cửa sau xem sao?”
                      Bỗng Satiko lớn tiếng: “Anh đừng sợ, anh ấy là bạn trai của cô Hoàng ngày trước… Cô Hoàng đã mất, cô ấy bị sát hại. Nếu anh biết được điều gì thì hãy nói với chúng tôi…”
                      Quan Kiện không hiểu ra sao nữa, anh nhìn Satiko. Có phải lúc nãy người này đã gọi tên Thi Di không?
                      - Cô ấy… đã chết ư? Một giọng nói vang lên ngay phía sau 2 người.
                      Họ quay lại. Bóng đen lại xuất hiện ở chỗ không xa.
                      Satiko chỉ vào Quan Kiện nói “Anh này là bạn trai của cô Hoàng, cô ấy đã mất, thật thế! Anh đừng sợ, chúng tôi chỉ muốn hỏi anh mấy câu”
                      Người ấy đứng lặng ở đó, hơi run rẩy.
                      Quan Kiện hỏi: “Mấy lần trước anh chạy thoát, chắc là trèo lên cây kia chứ gì?” Anh nhận ra gần chỗ 3 người có 1 cây lớn sum xuê rậm rạp, cành lá đan xen, vươn hẳn ra ngoài bức tường của Trung tâm nghiên cứu.
                      Người ấy gật đầu, nói “Tôi là Lưu Thạch Tài, cô Hoàng hẹn gặp tôi ở đây, tôi cứ đợi mãi mà không thấy, không ngờ cô ấy đã đi rồi”
                      Lúc này Quan Kiện mới nhìn rõ, Thạch Tài vóc người tầm thước, có đôi vai rộng, khuôn mặt thì dài nhọn, da hơi sạm đen. Anh nói “Thi Di hẹn anh, là từ bao giờ? Sao anh lại quen cô ấy?”
                      - Thi Di?
                      - À tức là cô Hoàng mà anh nói đến… trông cô ấy hơi giống cô này, có mái tóc dài, trông rất xinh và cũng mặc áo trắng. Cô ấy làm ở Trung tâm nghiên cứu, đúng không? Quan Kiện vừa nói vừa chỉ vào Satiko
                      Thạch Tài nhìn Satiko rồi gật đầu “Vậy là tôi đã mấy lần nhìn nhầm”. Anh ta lại ngẩng lên nhìn Quan Kiện, có ý cảnh giác. Rồi lại nhìn Satiko hỏi “Nhưng! Tôi sao có thể tin ở các vị…?”
                      Quan Kiện ngẩn người, rồi anh lấy ra cái ví tiền, giơ ra tấm ảnh chụp chung với Thi Di khi cùng đi du lịch Hàng Châu năm ngoái. Quan Kiện soi đèn pin, Thạch Tài nhìn ảnh, đã hết nghi ngờ: “Cách đây hơn 1 tháng… Trời đất ơi, sao cô ấy lại gặp phải tai ách như thế… tôi chỉ sợ, tại tôi yêu cầu cô ấy nghe ngóng hộ tôi…”
                      - Thực ra chuyện là thế nào?
                      - Chuyện dài lắm, tôi sẽ kể từ đầu. Tôi vốn từ quê ra, mới đầu tôi làm thuê ở Tây An. Cách đây độ 2 năm, một hôm vào giờ ăn tối tôi đã xem 1 tập phim tài liệu… thế rồi từ đó cuộc sống của tôi bỗng rối loạn. Đó là phim phóng sự về nghệ thuật dân gian Thiểm Tây, chủ yếu kể về kịch múa rối bóng (con rối dẹt, ánh đèn hắt lên kính hoặc vải, khán giả xem “bóng” và nghe lời thoại kèm theo) của huyện tôi đã thất truyền bấy lâu. Tôi rất chú ý xem, bởi vì gọi là múa rối bóng của huyện, thực ra là của thôn chúng tôi. Tên chính thức của thôn tôi là thôn Tiểu Lương, nhưng bà con quanh vùng quen gọi là thôn “rối bóng”. Rối bóng của thôn chúng tôi đã có từ nghìn năm trước, có phong cách độc đáo nhất huyện, nhất tỉnh, nhất cả nước. Nhưng phong cách độc đáo cụ thể ra sao thì tôi cũng không thể diễn tả được, vì nó đã thất truyền mà! Còn bộ phim ấy thì nói là “chỉ có” thôn Tiểu Lương giữ được con rối và đạo cụ rối bóng, cho nên tôi dán mắt căng tai ra để xem để nghe!
                      Quan Kiện và Satiko đưa mắt nhìn nhau, tại sao bỗng nói sang cái chuyện “rối bóng” thế này? Xem chừng, chuyện còn rất dài.
                      - Hai vị có đoán được không? Con rối và đạo cụ rối bóng giống hệt của bà ngoại tôi! Bà ngoại tôi kể rằng đó là món quà mà ông ngoại tôi đã cho bà ngoại tôi vào dịp đính hôn. Nó không tầm thường tí nào, nó là công cụ kiếm ăn của bà ngoại tôi! Bây giờ chắc các vị đã biết múa rối bóng của huyện chính là múa rối bóng của thôn chúng tôi, múa rối bóng của thôn cũng chính là múa rối bóng của bà ngoại tôi! Ông ngoại tôi Đinh Nhất Thuận là nghệ nhân hàng đầu về múa rối bóng của thôn và là người duy nhất được chân truyền. Bà ngoại tôi kể rằng, con rối và các công cụ, hình ảnh và cách chế tạo của ông ngoại tôi khác hẳn các nhà khác, họ muốn học cũng không học nổi. Cho nên, khi tôi thấy bộ đồ nghề ấy trong phim rồi, lại nghe nói nó nằm trong nhà bảo tàng nghệ thuật dân gian Giang Kinh thì người tôi rạo rực nóng bừng, không hiểu tại sao.
                      - Tin rằng các vị không thể biết, ông ngoại tôi là người được chân truyền về rối bóng ở thôn Tiểu Lương, vậy tại sao rối bóng lại thất truyền? Nguyên nhân rất đơn giản, và cũng vì nó mà tôi bức xúc. Hơn sáu mươi năm trước, toàn thể đàn ông có thể lao động, kể cả những thanh niên thôn Tiểu Lương hơi biết về rối bóng, đều bị giặc Nhật bắt đi hết chỉ trong 1 đêm. Họ không bao giờ trở về nữa. Không một ai trở về!
                      Quan Kiện và Satiko đều hít vào 1 hơi thật sâu, đều cùng cảm thấy lành lạnh, rất rõ rệt.
                      - Các vị nghĩ mà xem, đàn ông cả thôn, trong đó có rất nhiều trai tráng, dù gặp chiến tranh thì cũng có kẻ chết, người sống chứ không thể chết sạch không còn 1 mống. Và không có 1 tin tức gì hết, thế là thôn rối bóng nổi tiếng gần xa bỗng dưng trở thành thôn quả phụ nổi tiếng. Các cụ già đoán rằng những người đó đã bị chôn sống, nhưng tại sao lại bị chôn sống thì không ai nói được. Cũng có người bảo họ đã bị giặc bắn, có người bảo họ bị giặc đưa về đảo của chúng, tiếp tục làm phu phen. Khi nhìn thấy rối bóng của bà ngoại ở Giang Kinh, tôi nghĩ hay là ngày trước đàn ông của thôn tôi đã bị đưa về Giang Kinh? Nếu tìm ra gốc gác của bộ đồ nghề rối bóng này thì sẽ biết được nguồn cơn câu chuyện năm xưa cũng nên… Đám người ấy mất tích tập thể, đương nhiên là sự kiện lớn trong lịch sử của thôn. Nếu khui được cái bí mật này ra thì đó cũng là tình cảm với các thế hệ trước và tổ tiên. Nghĩ thế, tôi bèn đến Giang Kinh để tìm những con rối bóng kia. Nhưng, ti vi chỉ chiếu loáng 1 cái, tôi không nghe rõ các con rối được để ở đâu, tôi lần mò tìm khắp Giang Kinh mất đúng 1 năm mới thấy chúng ở Nhà bảo tàng văn hóa nghệ thuật các dân tộc Giang Kinh. Nhà bảo tàng ấy thoi thóp sắp phải đóng cửa đến nơi, mà vẫn rất ra vẻ ta đây. Họ không những không trả bộ rối bóng cho tôi, mà còn không buồn nói lai lịch của nó nữa. Chỉ bảo là vài năm trước có 1 học giả Nhật Bản tìm thấy ở Giang Kinh, bèn đem đến tặng cho…
                      - Học giả Nhật Bản? Quan Kiện và Satiko đồng thời ngắt lời Lưu Thạch Tài. Người ấy tên là gì?
                      Thạch Tài lắc đầu: “Tôi nhớ tên ông ta làm gì, hỏi còn không thiết hỏi nữa là!”
                      Quan Kiện và Satiko nhìn nhau, Quan Kiện nói: “Mai, anh sẽ gọi điện hỏi rõ”
                      Thạch Tài nói: “Đừng phí sức nữa, anh có gọi điện cũng vô ích thôi, vì tôi đã… đánh cắp bộ rối bóng đó về rồi! Nhà bảo tàng ấy nhếch nhác, việc canh gác cũng nhếch nhác luôn, tôi chẳng phải tốn sức mà cũng thó được”
                      Nói xong, Thạch Tài nhìn quanh 4 phía, rồi bỗng cởi ngay áo Jacket đang mặc, tháo lần lót ra. Thì ra “lót áo” chính là 1 cái túi đen bóng. “Trong này là những con rối bằng da bò, do chính ông ngoại tôi thuộc da, trổ cắt và khâu thành. Năm xưa đính hôn ông đã tặng bà ngoại tôi. Hồi nọ thó ra từ nhà bảo tàng, tôi vẫn cất ở đây. Các vị xem này…” Thạch Tài lấy ra 2 cái bao da “Túi này đựng vài con rối tôi mang từ nhà đi (kỷ vật mà ông tôi đã tặng bà tôi ngày xưa) còn túi này là các con rối tôi lấy được ở bảo tàng, chúng giống hệt nhau! Vậy đương nhiên chúng vốn là của nhà tôi rồi!”. Thạch Tài moi 2 cái túi lấy ra 2 con rối dẹt, nói tiếp: “Hai con rối này đều là Hoàng Thiên Bá (nhân vật có thật, một trong “tứ bá” chống đối triều đình Mãn Thanh), hai vị xem đi, có phải là giống hệt nhau không?”
                      Quan Kiện và Satiko đón lấy hai con rối trổ cắt bằng da, đối chiếu tỉ mỉ, đúng là y hệt nhau. Thạch Tài lại nói: “Sau khi lấy được bộ con rối ở nhà bảo tàng, tôi lập tức về quê. Bà ngoại tôi đã mất, nhưng các cụ già trong thôn vừa nhìn thấy đã nhận ra ngay, đích xác là con rối bóng của thôn Tiểu Lương! Tại sao? Tại vì, rối bóng bình thường thì dùng 3 cái que để điều khiển, một que nối đầu và thân, hai que nối vào 2 tay con rối, điều khiển rối bóng khó ở chỗ một nghệ nhân phải đồng thời điều khiển vài con rối, mỗi con có ba cái que. Đã đủ phức tạp chưa?Nhưng rối bóng của thôn Tiểu Lương thì mỗi con rối lắp 4 cái que! Ngoài đầu và 2 tay ra còn lắp thêm 1 que ở háng con rối. Nghe nói, nếu biểu diễn đấu võ sẽ càng hay hơn. Cho đến hôm đó tôi mới hiểu ra rằng con rối bóng có 4 que mới là đặc sắc, là đỉnh cao!”
                      - Các vị xem này, cổ, hai tay và khớp xương của Hoàng Thiên Bá đều đục lỗ, là để xâu dây buộc vào que điều khiển, ở háng cũng có lỗ đúng chưa? Còn con rối này cũng thế, có bốn lỗ thủng. Các vị cứ việc đến các bảo tàng mà hỏi, chỉ có con rối bóng của thôn Tiểu Lương mới có 4 que điều khiển, nhưng đã bị thất truyền mất rồi. Cho nên, bộ con rối bóng trong bảo tàng này đích xác là đồ nghề sinh nhai của ông ngoại tôi ngày trước! Tôi lại nghĩ, bộ rối bóng của ông ngoại lưu lạc đến Giang Kinh, chắc hẳn phải có nguồn cơn chi đây. Ngày ấy họ đến Giang Kinh làm gì? Sau khi giặc Nhật bị tống cổ, thì họ đi đâu? Sao không có chút tin tức gì? Và tại sao rối bóng của ông ngoại tôi lại bị trôi giạt, không tiếp tục truyền nghề? Thực là đáng tiếc! Cho nên tôi tiếp tục ở lại Giang Kinh lao động, đồng thời nghe ngóng, nhưng không có kết quả. Tết vừa qua công trường cho nghỉ vài ngày, tôi không muốn chen tàu hỏa chật chội trong dịp cao điểm vận tải, nên ở lại Giang Kinh ăn Tết. Hôm đó tôi bày các con rối ra ngắm nghía, và bỗng nhận ra rằng có 1 con rối không làm bằng da mà làm bằng bìa… cũng không phải thế, thực ra nó được cắt từ vải. Đây, hai vị xem đi…
                      Thạch Tài đưa ra 1 con rối mà anh ta gọi là làm từ bìa, hỏi “có thấy là rất giống không?”
                      “Ôi…” cả Quan Kiện và Satiko đều khẽ kêu lên
                      Đúng như Thạch Tài nói, hình thù này được cắt ra từ miếng vải màu xám, trông có cảm giác lập thể rất rõ rệt, đủ thấy người trổ cắt nó rất khéo tay. Phần trên của nó hình bầu dục, trông tựa như hình lập thể của 1 cái bát, có thể thấy rõ cái “bát” lõm xuống, dưới chậu là một cái đế hình trụ, phía đáy thì rộng ra, hơi giống hình tam giác.
                      Nhìn vào, nhận ra ngay nó có hình dáng giống như cái giá sắt kỳ lạ đặt ở gần bức tường xa xa kia.
                      Lưu Thạch Tài nói tiếp: “Tôi không cần dài lời nữa chứ gì? Thoạt đầu tôi rất băn khoăn trong bộ con rối này lại thừa ra một mẩu vải vớ vẩn, không có vẻ gì là 1 đạo cụ, nó là hình thù quái gì vậy? Tôi cầm nó lên ngắm đi ngắm lại mãi, rồi phát hiện ra ở chỗ này này, hai vị nhìn đi, có 1 đường khâu chỉ đen…”
                      Đúng thế, ở chỗ tiếp giáp giữa cái bát và cái trụ đỡ có những mũi khâu đen đen.
                      - Tôi nghĩ mãi, tại sao phải có cái đường khâu chẳng đâu vào đâu thế này? Thế là tôi dùng cái “nhíp” nhể đường chỉ ra. Tôi nhận ra rằng vải có 2 lớp, tôi bèn tách nó ra. Đúng thế thật!
                      Thạch Tài nhẹ nhàng rút sợi chỉ ra.
                      Ở chỗ được khâu, thì bên trong “rỗng” còn các chỗ khác, hai lớp vải được dán dính chặt, tất nhiên vẫn có thể bóc ra, Thạch Tài tách 2 lớp vải ra. Hai vị nhìn đi, thấy cái gì ở lớp vải phía dưới?
                      Hình 1 cây thập tự màu đỏ sẫm!
                      Nếu soi trước ánh sáng, sẽ thấy nó có ánh đỏ, rất giống như… vẽ bằng máu. Thạch Tài hít vào 1 hơi thật sâu, rùng mình, cúi đầu.
                      Quan Kiện nói: “Rồi anh đã đi quanh khắp các nhà thờ ở Giang Kinh, cuối cùng tìm đến đây…” Anh bỗng quay người, bước đi thật nhanh. Cả 3 người cùng bước đến bên cái giá sắt trồng ở giữa bãi cỏ. Quan Kiện chỉ về phía Tây Bắc: “Sau đó anh nhìn thấy cây thập tự trên nóc nhà thờ Đức Mẹ kia?”
                      - Lúc đó đầu tôi như nổ tung, tôi nghĩ: Ông ngoại tôi đã đến đây, rồi dùng cái mảnh vải này để nhắn với thế hệ sau rằng ông đã từng đến nơi này…
                      Không hiểu sao, hình như có tiếng nổ bên tai Quan Kiện thật, óc anh nảy ra 1 câu: “Trung tâm nghiên cứu tổng hợp Y Dược Đông Tây được xếp hạng thứ nhất trong bảng…”
                      Đó là câu nói của Âu Dương San trong bảng “xếp hạng mười nơi có ma ở Giang Kinh”
                      - Cho nên anh đã đốt giấy ở cái đài này? Anh cho rằng ông ngoại anh đã chết ở đây?
                      Thạch Tài gật đầu: “Đúng thế, khi sắp chết người ta nghĩ mọi cách để truyền tin ra ngoài, nếu đúng là ông ngoại tôi đã vẽ cây thập tự này thì tức là muốn nói rằng ông bị khốn đốn ở đây”.
                      - Và, chắc là bị canh giữ rất chặt, nên phải dùng cách rất kín đáo để đưa tin. Quan Kiện nói.
                      Satiko bỗng nói “Đừng nên kết luận quá sớm, vì có quá nhiều yếu tố là suy đoán”
                      Thạch Tài nói, “Thời gian qua tôi vẫn đi lại quanh đây, tôi cũng đã hỏi bà tu sĩ trong nhà thờ, nhưng càng hỏi thì càng không biết. Có lẽ vì tôi có mặt ở đây nhiều quá nên bị cô Hoàng nghi ngờ. Một hôm cô ấy hỏi tôi mấy câu, và nói cũng đã thấy tôi đến nhà thờ, cô ấy rất lấy làm lạ…”
                      Thi Di cũng đã đến nhà thờ!
                      - Tôi bèn kể cho cô ấy cái câu chuyện vừa nói, cô ấy bảo sẽ tra giúp tôi các tư liệu, ví dụ, về lịch sử của thôn Tiểu Lương, của Giang Kinh, của cái Trung tâm này và của nhà thờ trong thời kỳ chiến tranh kháng Nhật. Rồi cô ấy hẹn tôi đến đây gặp, vào khoảng 11 giờ đêm, ngày… ngày hôm nào tôi quên mất rồi. Cô ấy sẽ cho tôi biết kết quả đã tra cứu được. Tôi rất cảm kích, nhưng cũng băn khoăn tại sao cô ấy lại nhiệt tình như thế… Mấy năm ra thành phố làm thuê, tôi đã hiểu dân thành phố các vị… Nhưng thôi, không còn cách nào khác, tôi phải tin cô Hoàng và tôi đã chờ đợi. Nhưng, ngày nào tôi cũng đến đây mà không hề thấy cô ấy đến. Hôm nay mới biết tin…
                      Quan Kiện và Satiko lại cùng nhìn nhau. Quan Kiện nói: “Thế này vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tra cứu các tin tức mà cô Hoàng chưa kịp cho anh biết, rồi sẽ nói với anh. Được không?”
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2009 19:22:39 bởi Soccon >
                      #56
                        Soccon 02.04.2009 17:49:47 (permalink)
                        52.

                        Cuộc thí nghiệm vừa kết thúc Quan Kiện và Satiko sánh vai đi về phía cửa của sân sau Trung tâm nghiên cứu.
                        - Không ngờ đây lại là lần thí nghiệm cuối cùng, em có thấy hơi đột ngột không?
                        - Có thấy! và cũng có thể nói là không. Satiko nói, anh thì phần lớn thời gian làm ở bệnh viện, em thì thường xuyên ở bên ông Yama****a Yuuzi, thấy gần đây tâm trạng ông ấy khang khác.
                        Quan Kiện hiểu rằng, sự “khang khác” của ông ta cũng chỉ ở mức bình thường nói chung khó bề nhận ra. “Có lẽ vì cho đến nay thí nghiệm chưa có kết quả rõ rệt”.
                        Lưu Thạch Tài đã đứng trước cái giá sắt kỳ cục, như đã hẹn.
                        - Hai vị đã điều tra được gì rồi?
                        Quan Kiện liếc nhìn Satiko, rồi nói “Satiko tra cứu là chính, cô ấy sẽ nói”
                        Satiko gật đầu, im lặng 1 lát, hình như là để nghĩ xem nên nói ra sao. “Tôi đã tra cứu tài liệu về thôn Tiểu Lương của các anh; anh Tài nói đúng, tài liệu của huyện có ghi về sự kiện tráng đinh toàn thôn đồng loạt mất tích năm xưa, chứ không phải là tin đồn. Kịch múa rối bóng cũng đã từng được coi là 1 trong ba nét đặc sắc nhất của vùng Thiểm Nam. Vị học giả đã tặng bộ con rối kia cho nhà bảo tàng, là cha tôi”
                        Trong mấy phút trầm mặc, chỉ nghe thấy tiếng thở dài.
                        - Rõ ràng là bằng cách nào đó, cha tôi đã tìm thấy các vật ấy. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra về cái Trung tâm nghiên cứu này. Cô hít vào 1 hơi thật sâu, chỉ hơi ân hận, tại sao chúng ta đã không sớm đặt trọng tâm vào khu vực này?
                        Quan Kiện nói: “Đâu phải chúng ta chưa xem xét, tiền thân của nó là phòng quản lý thảo dược của Chính phủ Quốc dân Đảng, trước giải phóng 1949 đã từng có ma, nhưng nơi này lâu nay rất an toàn. Trung tâm nghiên cứu chưa từng xảy ra chuyện gì, suốt ngày đêm luôn có người làm các thí nghiệm. Cho nên chúng ta mới tập trung sự chú ý vào nơi như nhà thờ Đức Mẹ và khu nhà Giải phẫu…”
                        - Chúng ta đã điều tra nhưng chưa đi sâu. Được 1 vài người trợ giúp, chúng ta cũng đã tìm được vài tài liệu quý. Có thể dễ thấy trước hết, trung tâm nghiên cứu này do một kiến trúc sư người Anh xây dựng vào năm 1920, là 1 trong những trung tâm thương mại chủ yếu ở tô giới anh. Bên trong có tổ chức giao dịch, cơ quan tín dụng và ngân hàng. Vị kiến trúc sư ấy cũng thiết kế và xây dựng khu nhà Viện mỹ thuật Giang Kinh ngày nay. Thời trước gọi là “Nhà triển lãm nghệ thuật viễn đông” Cho đến đầu thập kỷ 30, vì xã hội ngày càng có nhiều biến động, nên các tổ chức thương mại tiền tệ Anh quốc đã rút đi, thì nơi này trở thành phòng điều tra về sinh vật tĩnh sinh Giang Kinh, na ná như trung tâm nghiên cứu thực vật. Nhưng anh thấy rất ngạc nhiên ở chi tiết này. Vào những năm trước và sau 1940, khu vực này và khu vực Viện mỹ thuật hiện giờ đã từng hợp nhất thành 1 đơn vị: Ban Kinh doanh dược phẩm tại Đông Á.
                        - Đã bị giặc Nhật chiếm à? Lưu Thạch Tài nghe ù cả tai, nhưng anh ta căn bản vẫn hiểu được
                        - Nói chính xác hơn, là bị các thương nhân Nhật Bản chiếm. Trụ sở chính của ban kinh doanh dược phẩm Đại Đông Á đặt tại Tokyo Nhật Bản, có tên là Công ty TNHH bào chế kinh doanh Dược Kota, công ty tư nhân. Ban Đại Đông Á này chỉ bán hàng ở khu vực Giang Kinh, nhưng nó lại tham gia khắp các hoạt động xuất nhập khẩu đông dược, thuốc Tây, thuốc Đông y bào chế, hoặc thuốc quân dụng của miền Hoa Trung, Hoa Bắc, Hoa Đông, của cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản và 1 số nước Đông Nam Á.
                        Quan Kiện nói “Thoạt nhìn thì chẳng có gì lạ, thời nào chẳng có người làm giàu trong chiến tranh, nhưng nếu tra xét kỹ, nghĩ cho kỹ thì thấy có 2 điều đáng nghi ngờ. Các tài liệu hiện có cho thấy Đại Đông Á này thực chất chỉ là “buôn nước bọt” đôi khi mới mua về 1 ít hàng, một trong 2 khu nhà Viện Mỹ thuật hoặc Trung tâm nghiên cứu thừa sức làm kho chứa, vậy tại sao họ phải hợp nhất địa bàn của cả 2 nơi, lại chỉ để cho các nhân viên sử dụng, tổng số nhân viên của họ lên đến 300 người”
                        Lưu Thạch Tài nói “Thảo nào họ cần khu vực rộng thế này. Ba trăm người ở, thì sập nhà như chơi”
                        - Còn Ban kinh doanh dược phẩm Đại Đông Á ở Quảng Châu cũng làm ăn và có thu nhập tương đương với họ, thì chỉ có 24 nhân viên.

                        Thạch Tài nói “Quả là kỳ quái!”
                        Điều kỳ quái hơn nữa là: Đại Đông Á treo biển vào tháng 4 năm 1939 nhưng đến tháng 11 năm 1940 mới chính thức hoạt động. Theo tài liệu của phòng hồ sơ Giang Kinh, một năm rưỡi ấy của họ dành để “tu sửa” cơ ngơi.
                        - Tu sửa những một năm rưỡi? Thạch Tài đã từng làm nghề xây dựng, hoàn thiện công trình, anh chưa bao giờ nghe nói có thứ hiệu suất kém như thế này.
                        Quan Kiện nói: “Đối với 1 công ty đang hau háu kiếm tiền trong chiến tranh, thì đúng là quá dài. Tu sửa cái gì mà lâu thế?”
                        Satiko nói: “ Đây cũng là câu hỏi của tôi. Khi phòng hồ sơ sắp đóng cửa, tôi phát hiện ra tấm ảnh này”
                        Ánh đèn pin rọi vào bức ảnh photo Satiko đang mở trên tay. Ảnh hơi mờ, nhưng có thể nhận ra 1 đám người mặc áo đuôi tôm, đội mũ đen đang cùng ngồi ăn ở ngoài vườn “Bức ảnh này lưu trữ ở phòng hồ sơ, chắc là ảnh chụp trong buổi liên hoan khánh thành tu sửa hai khu nhà. Hai anh nhìn mà xem, vị trí họ ngồi ăn chính là chỗ chúng ta hiện đang đứng!”
                        Thạch Tài bỗng kêu lên: “Cái đài màu trắng, trông như đá bạch ngọc hoặc đá cẩm thạch, bề mặt khá to… chứ không phải là cái giá sắt như hiện nay. Tức là họ đã dỡ bỏ cái đài bằng đá rồi thay bằng cái đài bằng sắt… Ý của anh và của cô là ông ngoại tôi năm xưa khỏe mạnh đã bị đưa đến đây làm việc tu sửa cho cái công ty này phải không?”
                        Rất có thể là như vậy, Satiko bỗng im lặng, thở dài.
                        Cả 3 người đều có cảm giác những con người lao khổ ngày ấy đã lành ít dữ nhiều.
                        Satiko nói: “Anh Kiện đừng buồn nhé…, khi mượn đọc tài liệu ở Phòng hồ sơ, tôi cũng đã nhìn thấy tên của Thi Di trong sổ mượn đọc”

                        Im Lặng.
                        Không rõ Thi Di còn cách sự thật bao xa?
                        Quan Kiện nói “Cảm ơn anh Thạch Tài đã cho chúng tôi biết chi tiết quan trọng về ông ngoại của anh. Chúng tôi ít ra cũng hiểu rằng khu nhà Trung tâm nghiên cứu này có 1 quãng lịch sử không hề đơn giản. Chắc hẳn Công ty Đại Đông Á ấy đến đây tu sửa đại quy mô như thế không thể chỉ đơn giản là cải tạo cái đài bằng đá… Muốn lần ra điều bí ẩn, thì phải bắt đầu từ chính khu nhà này”

                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2009 19:32:12 bởi Soccon >
                        #57
                          Soccon 02.04.2009 17:51:05 (permalink)
                          53.

                          Ba Du Sinh đã giải quyết xong các công việc trong ngày, đêm khuya yên tĩnh, anh lại quan sát các di vật mà nữ tu sĩ họ Sái để lại. Anh đang cầm trên tay cuốn “Kinh thánh” bìa đen.
                          Sinh hiểu rằng, cũng như Thi Di, bà Sái bị hại bởi vì hung thủ cảm thấy bất an về những con người này. Bà Sái từng chứng kiến ông Yasuzaki Hitoshi bị giết, điều tra cho thấy ông Yama****a Tsuneteru ngày trước từng nhiều lần đến nhà thờ này, và đã tặng 1 pho tượng Đức Mẹ, chứng tỏ rất có thể cái chết của bà có liên quan đến cái chết của ông Yasuzaki Hitoshi và ông Yama****a Tsuneteru. Bởi thế Sinh quyết định đi sâu vào các tình tiết này, đặc biệt đưa các di vật của bà Sái về trụ sở để nghiên cứu.
                          Bà Sái sống giản dị, cần kiệm, toàn bộ các vật dụng xếp lại chỉ choán hết non nửa cái mặt bàn. Sinh đã xem các thư tín, vài cuốn sổ ghi chép, bây giờ anh mở cuốn Kinh Thánh in thống nhất quốc tế này. Kinh thánh bao gồm phần Tân Ước và Cựu Ước, in song ngữ tiếng Hebrew (ngôn ngữ cổ, vùng Trung Đông) và tiếng TQ. Sinh giở lướt các trang, thấy ngoài phần ruột với những dòng chữ bé bằng con kiến ra còn có vài dòng ghi thêm, đại khái là những điều tâm đắc của bà Sái.
                          Tay anh bỗng dừng lại, vì thấy ở giữa chương thứ 29 “Cựu Ước - Sán thế kỷ” có 1 cây thánh giá nho nhỏ bằng bạc.
                          Có lẽ dùng để đánh dấu trang đang đọc. Sinh hơi ngờ ngợ, bèn tiếp tục dở xem. Ở giữa chương 4 “Tân ước - Phúc âm thánh John” lại có 1 cây Thánh giá.
                          Tại sao?
                          Sinh đọc kỹ nội dung của 2 đoạn kinh thánh, nhận thấy có 1 điểm giống nhau rất lạ những từ: “Giếng Jacob” xuất hiện ở 2 đoạn kinh thánh này đều bị bà Sái dùng bút khoanh tròn.
                          Có ý nghĩa gì đây? Sinh cố đào sâu suy ngẫm
                          Anh nghĩ rất lâu. Rồi dần dần sáng tỏ: thánh giá vốn là 1 trong những “pháp bảo” của đạo Cơ đốc để trấn áp ma quỷ, anh nhớ rất rõ khi khám nghiệm hiện trường ở nhà thờ ấy, phía sân sau có 1 cái giếng!
                          Sinh không nén được nữa, anh đi đến ngay nhà thờ Đức Mẹ, vào thẳng nơi có cái giếng. Giếng tròn, sâu đến sáu bảy mét. Bên thành giếng còn có cả chiếc ròng rọc cũ kỹ để thả gầu kéo nước, mặc dù nhà thờ vẫn có nước máy. Sau khi bà Sái qua đời, có 1 tín đồ thường đến giáo đường cầu nguyện nói rằng bà Sái thường nhấn mạnh tiết kiệm, bà vẫn dùng nước giếng là chính. Sinh thả thùng xuống múc nước, quay ròng rọc kéo lên, rồi xách thùng nước đổ vào cái bể to ở trước cửa nhà bếp.
                          Thùng nước nặng đến năm sáu mươi cân, quay ròng rọc kéo lên hơi tốn sức, xách nó trút vào bể thì càng nặng nhọc. Bà Sái tuổi đã cao, không thể tự múc nước đổ cho đầy bể.
                          Đúng thế, Sinh liên lạc đối chiếu hồ sơ ngay, quả nhiên có 1 người thường xuyên đến làm việc theo giờ, giúp bà dọn dẹp… Hồ sơ có ghi rõ cả số điện thoại của người ấy.
                          - Cô nhớ lại xem, gần đây bà Sái có nói gì về cái Giếng không?
                          Cô gái làm thuê bị thức dậy nghe điện, nghĩ ngợi 1 lát rồi nói “Không thấy bà ấy nói gì. Nhưng mấy hôm trước đó em ra giếng múc nước, thì bà ấy từ giếng quay trở vào, tay nắm 1 cây thập tự rất to… Xưa nay chỉ thấy bà Sái đeo hoặc cầm cây thập tự bé xíu. Em chưa nhìn thấy cây thập tự to lần nào…”
                          Sinh quay trở vào nhà thờ, anh phát hiện thấy trong gian nhà phụ xếp nhiều thứ lặt vặt, có 1 cây thánh giá bằng đồng đen cao khoảng 1 mét.
                          Anh cầm cây thánh giá ra đặt vào miệng giếng, thấy nó vừa khéo khớp với miệng giếng. Anh vội gọi điện về sở nói rõ yêu cầu của mình. Một nhóm kỹ thuật viên và chiến sĩ cảnh sát lập tức đến ngay. Họ xác định thành giếng có những vết đồng để lại, chứng tỏ bà xơ Sái đã dùng cây thánh giá này đặt vào miệng giếng.
                          Để làm gì?
                          Cây thập tự áp trên giếng để trừ tà ma, chứng tỏ dưới giếng có tà ma!
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2009 19:35:52 bởi Soccon >
                          #58
                            Soccon 02.04.2009 17:53:36 (permalink)
                            54.

                            Sau khi chia tay với Lưu Thạch Tài, Quan Kiện và Satiko quay vào khu nhà Trung tâm nghiên cứu. Quan Kiện nói: “Anh ngày càng cảm thấy có những sự việc tưởng như rất ngẫu nhiên, thực ra thì ngược lại” ví dụ tại sao ông Yama****a Tsuneteru lại bị hại ở viện Mỹ thuật mà trước kia là trụ sở của dược phẩm Đại Đông Á? Còn ông ta thì vốn học ngành Y, y dược gắn liền với nhau, liệu ông ta có liên quan gì đến Đại Đông Á không? Ông ta có liên hệ gì với nhà thờ Đức Mẹ ở gần ngay đây? Ông ta là chiến hữu của ông nội em, cha em đi tìm dấu chân của ông nội em, rồi cha em bị hại ngay ở nhà thờ, cây thập tự của nhà thờ và cái giá sắt trong Trung tâm nghiên cứu xuất hiện trong “cuốn sách bí mật” của 1 tráng đinh đã từng “tu sửa” khu nhà cho Công ty Đại Đông Á năm xưa, bà xơ họ Sái thì bị giết ngay ở nhà thờ mình đã tu bao năm. Thi Di và Phương Bình thì đều làm việc tại Trung tâm nghiên cứu này… Vậy thì, hình như Trung tâm nghiên cứu, viện mỹ thuật và nhà thờ Đức Mẹ là 1 khối thống nhất đầy kinh sợ và ngập ngụa tử khí. Ông Yama****a Tsuneteru, ông nội em, Thi Di… đều bị bóng đen kinh dị này bao phủ!”
                            Satiko trầm ngâm 1 hồi, rồi hỏi: “Anh nói là phải bắt đầu từ khu nhà… nói cụ thể hơn được không?”
                            - Anh chưa biết nên tìm cái gì, nhưng anh cho rằng chúng ta cần bắt đầu tìm kiếm từ địa đạo… vì Đại Đông Á hồi đó có cả 2 khu Trung Tâm nghiên cứu và viện Mỹ thuật, thì rất có thể địa đạo nối liền hai nơi sẽ cho chúng ta những dấu vết gì đó.
                            Satiko gật đầu: “Cũng có lý đấy. Nhưng địa đạo ấy dài đến trăm mét…”
                            - Cứ đi với anh!
                            Hai người đi xuống tuyến hành lang dưới đất. Quan Kiện đã chuẩn bị tâm lý, anh gạt bỏ cơn đau bất chợt kéo đến, xăm xăm bước về phía trước. Đi gần đến đầu đằng kia (Viện mỹ thuật), anh hỏi: “Satiko có thấy gì đặc biệt không?”
                            - Em chưa nhận ra điều gì đặc biệt. Chỉ thấy có hơi nhiều công tơ điện. Thực ra chẳng rõ có phải công tơ điện không, chỉ nhìn thấy giống công tơ điện đặt trong các hộp nho nhỏ…
                            - Đúng thế, trông rất giống các hộp công tơ điện và có lẽ có nhiều cái đúng là công tơ. Nhưng anh nhận ra rằng bên Trung tâm nghiên cứu có rất ít những cái hộp tương tự, chứ không nhiều như bên này. Trước kia anh đã nhìn thấy, nhưng anh chẳng nghĩ ngợi gì, nay lại cho rằng rất có thể trong đó chứa những cái gì đó thú vị… vừa nói anh vừa lần lượt mở các nắp hộp ra.
                            - Trong hộp đúng là thiết bị giống như công tơ điện. Satiko đếm thử, hơn chục cái to, đích xác là công tơ điện, có 1 loạt hộp nhỏ cùng kích cỡ, gồm 24 cái, treo thành 4 hàng từ trên xuống dưới, mỗi hàng sáu cái. Điều kỳ lạ là ở giữa phần nền đều có 1 thứ trông tựa như cầu dao điện, nhưng không viết chữ “Đóng, mở” mà đánh số từ 0 đến 9, tức là có 10 nấc để lựa chọn.
                            - Có lẽ là đồ cổ. Viện Mỹ thuật hay Trung tâm nghiên cứu mà phải dùng cái của nợ này à? Dây điện mới đương nhiên vẫn có thể dùng công tơ cũ, nhưng những 24 cái thì hơi nhiều thì phải? và đáng ngờ nhất là những chữ số kia. Tác dụng của cầu dao chẳng qua là đóng ngắt điện, sao phải dùng chữ số? Quan Kiện lẩm bẩm
                            Anh thử gạt cái thanh trượt.
                            Chẳng thấy có phản ứng gì.
                            Anh soi đèn pin quan sát kỹ những cái cầu dao, rồi bỗng “à…” 1 tiếng “Quái dị thật. Em nhìn này, các chữ số tiếng TQ in đủ kiểu chữ, chữ Tống Thể, chữ Lệ Thư, chữ Khải Thư, chữ kiểu thời Ngụy… Bốn kiểu cả thảy, cứ 6 cầu dao thì dùng 1 kiểu chữ, nhưng 6 cầu dao lại bố trí xen lẫn các cầu dao khác, hỗn loạn… Tuy nhiên vẫn có quy luật: cứ 4 cầu dao cạnh nhau thì dùng 4 thể chữ, điều này nói lên cái gì nhỉ?”
                            - Rất có thể là 1 loại ám hiệu
                            - Có 1 khả năng là, mật mã sáu chữ số thành 1 nhóm, cả thảy có 4 nhóm, nếu gạt cầu dao cùng nhóm kiểu chữ về một chữ số tương ứng, thì mật mã sẽ có hiệu lực.
                            Satiko nói: “Nhưng chúng ta không có được chút đầu mối nào, nếu cứ tiếp tục nghĩ thì cũng vô ích thôi”
                            - Thì ít ra cũng nên thử xem sao. Không có đầu mối cụ thể nhưng chúng ta có đường hướng tư duy khái quát: mọi câu đố đều nằm trong 1 chỉnh thể, những cái chết của Thi Di, Yama****a Tsuneteru, bà xơ họ Sái, Trung tâm nghiên cứu, Viện mỹ thuật, nhà thờ Đức Mẹ… đều liên quan đến nhau. Nếu đúng là ở đây có mật mã, và mật mã có thể mở ra một điều bí mật thì bí mật ấy cũng là 1 bộ phận của toàn thể.
                            - Hay lắm! Ý anh nói là mật mã cũng nằm trong chuỗi các sự kiện, nằm trong chỉnh thể mà anh nói… Hình như Satiko đã hơi hơi hiểu ra. Quan Kiện cảm thấy mỗi lúc một sáng sủa hơn “hoặc nên nói là chúng ta cần 6 chữ số. Một nhóm chữ số đặc biệt”
                            Số mộ của ông Yama****a Tsuneteru!
                            - Có lẽ thế! 034915 có nhớ con số này không? Số mộ này chẳng liên quan gì đến các ngôi mộ lân cận, ông Yama****a Tsuneteru đã phải tốn tiền để mua được số mộ ấy nhằm truyền đạt thông tin này! Quan Kiện có phần xúc động.
                            - Anh đừng vội khẳng định, phải thử xem sao đã…
                            Quan Kiện chọn ngẫu nhiên thể chữ Khải, rồi lần lượt gạt các cầu dao về các chữ số 0,3,4,9,1,5. Sao chẳng thấy xảy ra hiện tượng gì nhỉ? Anh nghệt ra 1 lúc rồi vỗ trán. “Mình ngu quá! Ngày xưa viết và in sách đều là từ phải sang trái, bây giờ thử đảo lại xem sao”
                            Khi anh gạt đến chữ số 5, bên trái, thì mặt nền dưới chân bỗng rung chuyển, nền tụt xuống, phát ra tiếng vang inh tai. Nhập đúng mật mã, thì cầu dao đóng mạch, một ô thang máy mỗi chiều rộng đến 2 mét xuất hiện!
                            Satiko chao đi suýt ngã vì nó bất ngờ tụt xuống, hai người xô vào nhau. Cũng may, tốc độ nó khá chậm nên họ vẫn không đến nỗi nào. Thang máy đang từ từ dừng lại. Xung quanh người họ là vách và dây cáp, một trong 4 mặt vách có 1 cửa nhỏ. Khi thang máy dừng hẳn, cánh cửa đó tự động gạt sang 1 bên. Họ bước vào 1 hành lang hẹp, dài chừng 5 mét, cuối hành lang lại có 1 cái cửa.
                            Sau cửa sẽ là gì?
                            Quan Kiện nói: “Vậy là đã biết những người lao dịch của thôn Tiểu Lương năm xưa đã “tu sửa” những gì trong hơn 1 năm trời”
                            Nhưng một cơn đau dữ dội đã đến với Quan Kiện khiến anh sắp ngã lăn ra.
                            Chưa biết chừng dưới này là nguồn gốc gây ra những cơn đau khiến anh phải khốn đốn trong các lần thí nghiệm ở hành lang phía trên cũng nên.
                            - Anh làm sao thế? Hay là chúng ta quay lên để nghỉ đã, Satiko quan tâm hỏi.
                            - Mong sao chỉ là đau trong chốc lát. Quan Kiện nghiến răng tay lia đèn pin 4 phía.
                            Tường bên trái hành lang có 24 cái hộp gỗ, chắc bên trong có cầu dao để đưa thang máy đi lên. Vậy là muốn đi lên thì phải có người khác đóng cầu dao hộ, hoặc tự mình phải thật nhanh chân, đóng cầu dao và kịp chạy vào cửa thang máy trong tích tắc. Tóm lại là, xuống không dễ, lên cũng khó. Sau cái cửa kia là những bí mật gì đây?
                            Trên cửa đúc liền 1 ổ khóa to hình tròn, đẩy cửa thì bất động, hai người đương nhiên bất lực trước ổ khóa.
                            Quan Kiện lại đóng cầu dao, nhanh chóng nhảy vào thang máy đang từ từ khởi động. Họ dần dần trồi lên phía hành lang ngầm.
                            Nhưng họ không ngờ rằng, trên mặt đất có 1 họng súng đang nâng cao dần theo tầm của họ dâng lên. Rồi họng súng ấy ngắm vào giữa trán Yasuzaki Satiko
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2009 19:43:18 bởi Soccon >
                            #59
                              Soccon 03.04.2009 11:37:43 (permalink)
                              55.

                              Ông Yama****a Yuuzi trở về phòng làm việc, nhìn màn đêm ngoài cửa sổ, ông lặng lẽ thở dài. Ông là con người chỉ khi nào có 1 mình, ông mới bộc lộ tâm trạng. Lúc này ông thấy khóe mắt mình hơi ươn ướt. Mọi quyết định là ở ông. Nhưng ông vẫn không dám tin đợt thí nghiệm mang tính thăm dò lại kết thúc như thế này. Không tìm ra hung thủ đã sát hại cha ông, còn nhà xác thì lại nhận thêm vài thi thể của người vô tội.
                              Thật là tội lỗi!
                              Tại sao mình lại có cảm giác tội lỗi nặng nề như thế này?
                              Đây cũng là 1 nguyên nhân khiến ông vội dừng ngay thí nghiệm. Không phải là không có thu hoạch gì nhưng còn xa mới đạt tới mục đích của ông, tuy nhiên ông không thể tiếp tục ích kỷ như thế này, ông quy 2 cái chết của Phương Bình và của tu sĩ họ Sái là tại mình tổ chức thí nghiệm, mặc dù ông biết cách nghĩ này là không khoa học, không logic.
                              Bây giờ nên làm gì đây?
                              Ông thậm chí đã hẹn gặp bác sĩ tâm lý người Nhật Bản. Nhưng có những chuyện bác sĩ tâm lý cũng phải bó tay.
                              Ông cầm điện thoại xem giờ, 1 giờ 21 phút sáng! Do dự 1 lát , ông vẫn bấm số máy của nhà báo Nhật Bản Inouse “Khuya thế này rồi, tôi làm phiền ông quá!’
                              Giọng ông Inouse Hiroshi rõ ràng là ngái ngủ, nhưng rất lịch sự “Tiến sĩ Yama****a gọi điện, thì tôi phải nghe chứ! Chắc ông đang có việc rất quan trọng?”
                              Ông Yama****a lại hơi do dự, rồi nói: “Việc này… tôi muốn nói chuyện với ông và cả ông Kurumada nữa”
                              - Được ạ, nhưng…. ông Kurumada đang ngủ ở phòng ông ấy!
                              - Không sao, Máy của tôi có thể đàm thoại 3 bên.
                              - Ông chờ 1 chút nhé. Ông Kurumada thức dậy, cũng đang lơ mơ. Ông Yama****a nói: “Vừa qua chúng ta sang Giang Kinh giao lưu nghiên cứu khoa học, hai vị đã rất nhiệt tình, tôi hết sức cảm kích”
                              - Ông khách khí quá - Kurumada nói - Chúng tôi được gặp và tiếp đãi bạn đồng hương, chúng tôi rất mừng, huống chi chúng tôi vốn rất ngưỡng mộ kính trọng lệnh tôn (tôn xưng cha của người đối thoại)
                              - Có người nói phụ thân tôi năm xưa đã trở thành cánh tả, có đúng thế không? Ông luôn có ý để cho đối phương nói thoải mái đã, nhưng lần này ông đã ngắt lời ông Kurumada.
                              - Không nên nói vậy. Lệnh tôn luôn luôn là 1 nghệ sĩ rất có tâm, nhạy cảm dễ mềm lòng, thông cảm với kẻ yếu, nhưng lập trường chính trị thì không rõ ràng. Ông Inouse Hitoshi nói.
                              Ông Yama****a im lặng một lúc, rồi nói “Tôi có 1 việc rất gấp, muốn bàn với 2 ông… tôi nghĩ, nó là chuyện kinh thiên động địa, cho nên phải cần 2 vị tiền bối…” Bỗng nhiên ông thấy có 1 vật cứng lạnh tì vào sau gáy. Ông lắc người định vùng ra. Một mũi dao găm sắc nhọn đang dí vào gáy ông. Phía sau ông là nòng súng. “Hãy nói là mình đã đổi ý, mai sẽ tính sau, rồi chào lịch sự và dập máy.” Một giọng nói rất khẽ ngay bên tai ông.
                              Chính là Kikuchi Yuji!
                              Ông Yama****a không biết nên nói sao.
                              - Này ông Yama****a , có việc quan trọng à? Nhà báo Kurumada lấy làm lạ vì ông Yama****a bỗng ngừng lời, bèn hỏi.
                              - À… việc này rất hệ trọng, cho nên tôi cần suy nghĩ thêm đã. Bây giờ quá khuya chẳng thể nói dăm câu ba điều mà được. Chi bằng để đến mai, chúng ta sẽ tìm 1 nơi yên tĩnh để trò chuyện. Ông Yama****a Yuuzi đang bối rối mà vẫn đường hoàng, khiến cho Kikuchi Yuji phải nể phục.
                              - Nhưng mà… Kurumada càng lấy làm lạ.
                              - Chúc ngủ ngon! Ông Yama****a tắt máy.
                              - Giơ tay lên, từ từ quay người lại! Kikuchi Yuji ra lệnh, khuôn mặt dài dài đầy sát khí. Ông Yama****a làm theo, rồi chầm chậm lắc đầu: “Kikuchi Yuji, anh là… thế nào vậy?
                              - Ở nhà hàng Hoa Lãng, ông Inouse Hitoshi đã nhắc ông điều gì, đã quên rồi chắc? Bây giờ đã đến lúc ông phải cho tôi biết tung tích các tác phẩm gốm sứ ấy!
                              - Thì ra… anh là đồ sâu mọt! Anh chính là kẻ trộm cắp mà ông Inouse Hitoshi đã nhắc đến!
                              - Đó chỉ là 1 nghề nghiệp rủi ro cao và thu nhập cũng cao mà thôi.
                              - Thế mà anh lại làm chủ nhiệm hành chính trong phòng thí nghiệm của tôi những ba năm trời!
                              - Nhẫn nại là phẩm chất cao nhất trong nghiệp vụ của chúng tôi. Tôi thừa hiểu rằng ông không thể để cho các đồ sứ ấy thất lạc ra ngoài, không chấp nhận lệnh tôn của ông chết oan. Nhưng nên nhớ rằng ông cụ mất đã 5 năm, và ông cũng đã rất nhẫn nại!
                              - Nhưng tôi vẫn chưa có được thu hoạch gì, anh cũng đã biết rồi! Ông Yama****a kinh ngạc nhìn Kikuchi Yuji.
                              - Ông khéo giả vờ đến mấy cũng không lừa nổi tôi đâu. Sau khi Phương Bình chết, ông đã bất chợt cho mọi người nghỉ 1 ngày, ông là người quá ham làm việc, dù vừa uống rượu cũng vẫn cứ đi làm, có lần bị trúng phong nhẹ, ông vẫn quyết rời bệnh viện về làm thí nghiệm…. Nhưng hôm nọ thì ông mất hút, kể từ hôm ấy ông cực kỳ thận trọng, lúc nào cũng vừa đi vừa ngoái lại, tất nhiên chẳng ai có thể bám theo ông. Nhưng tôi biết chắc ông đã có chuyện muốn giấu nhẹm, chuyện đó ở ngay khu nhà này. Tôi tin ở nhân cách của ông, ông không thể phạm tội gì cả, tôi đoán rằng điều duy nhất khiến ông phải dấu nhẹm là ông đã phát hiện ra những đồ sứ kia!
                              - Vớ vẩn quá! Không có nổi 1 manh mối gì về vụ án, thì tôi biết đi đâu mà tìm đồ sứ? Ông Yama****a rất kinh ngạc.
                              - Điều này thì ông phải cho tôi biết! Nhà nghề chúng tôi đã từng phán đoán về tung tích của các đồ sứ bị cướp ấy. Năm xưa lệnh tôn đã đem các tác phẩm cực kỳ quý giá ấy từ bảo tàng Tokyo nghiêm mật đến Giang Kinh này, chúng tôi đã rất hứng khởi, cánh đạo chích bám theo đến tận Giang Kinh không chỉ có mình tôi! Rất có thể lệnh tôn đã nghe đồn đại, bèn cất giấu kỹ, và đã nói lại với ông. Có người thậm chí đã đoán rằng chính ông là kẻ chủ mưu giết cha vì lúc sinh thời lệnh tôn đã từng bàn với luật sư, định sửa lại di chúc rằng: “Sau khi ông mất, toàn bộ các tác phẩm gốm sứ sẽ hiến cho các tổ chức từ thiện”, ông sẽ không được gì hết…
                              - Nếu anh coi các tin đồn bố láo đó là thật, thì anh cũng sẽ như tôi hiện nay, chẳng được gì hết! Ông Yama****a dường như đang mắng Kikuchi Yuji.
                              - Tôi không muốn phí lời nữa, tôi tin ở trực giác của mình. Tôi cho ông ba mươi giây suy nghĩ. Nếu ông không chịu nói… đằng nào thì tôi cũng đã để lộ mình, ông lại chẳng còn tác dụng gì đối với tôi nữa, ngày mai người ta sẽ thấy xác ông ở đây. Cuộc thí nghiệm khốn kiếp của ông đã công cốc, lại còn khiến cho mấy người phải mất mạng, mọi người đều hiểu ông rất đau khổ, thậm chí đã tính chuyện đi khám bác sỹ tâm lý. Tiếc rằng bác sỹ tâm lý chưa kịp đến cứu giúp, thì ông đã quyên sinh vì bị lương tâm cắn rứt ghê gớm. Ông hãy suy nghĩ và quyết định đi!
                              Trong căn phòng làm việc yên tĩnh có thể nghe rõ tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường.
                              Họng súng của Kikuchi Yuji dần dần tiến gần thái dương của ông Yama****a Yuuzi. Tay của Kikuchi Yuji đeo găng.
                              - Được, tôi cho anh biết chúng đang ở đâu. Anh phải bảo đảm, anh được nó, còn tôi thì được an toàn. Ông Yama****a đành buông xuôi, chịu thua
                              - Ông nên biết quy tắc của dân nhà nghề bọn tôi: Đam mê nhất là những tác phẩm nghệ thuật vượt trên cả tính mạng như thế, chứ không cần lấy mạng của ai. Không vì bất đắc dĩ thì không giết người.
                              - Tôi cần anh phải bảo đảm chắc chắn đã.
                              - Tôi xin bảo đảm bằng nhân cách của mình.
                              Tuy chẳng rõ Kikuchi Yuji bảo đảm đáng tin được mấy phần, nhưng ông Yama****a vẫn gật đầu: “Anh đã đoán đúng, những đồ sứ ấy đang nằm ngay trong khu nhà này. Nhưng vẫn cần tôi dẫn anh đến.”
                              Kikuchi Yuji hơi do dự, rồi nói: “Được! chớ có giở ngón gì!” Kikuchi Yuji đưa ra một chiếc còng, ông Yama****a đã biến thành tù binh.
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.04.2009 17:52:03 bởi Soccon >
                              #60
                                Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 73 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9