Trâu Qua Phong Tục
Như Ý P 17.02.2009 04:20:34 (permalink)
Trâu Qua Phong Tục và huyền thoại (bài 1)
Mường Giang

 
Trâu cũng như bò là những gia súc được thuần hóa sớm nhất, sống gần gũi với con người và rất hửu dụng tại các quốc gia nông nghiệp như VN. Ở đồng bằng, trâu giúp nông gia cày bừa, kéo xe, kéo mật, đạp lúa. Tại vùng ngược, trâu được sử dụng trong việc tải gổ, chuyển vận. Đối với chủ, trâu là con vật ngoan ngoản dể dạy lại ăn uớng giản dị sau một ngày làm lụng vất vã cực nhọc. Thit trâu tuy dai nhưng cũng bổ dượng như thịt bò. Bởi vậy tại VNCH trước tháng 4-1975, cục mậu dịch đã cho phép nhà thầu, cung cấp thịt trâu già làm thức ăn cho các tân binh tại hầu hết quân trường, trung tâm huấn luyện cả miền Nam hay đóng họp làm thức ăn trong khẩu phần lương khô cho các đơn vị tác chiến.

Nước ta từ ngày các Tổ Hùng dựng nước tới nay vẫn là một quốc gia nông nghiệp chuyên trồng lúa nước. Vì vậy hình ảnh của con trâu luôn luôn gắn liền với đời sống của quê hương nơi làng quê thôn dã. Tóm lại trâu được nhân gian phản ảnh như một biểu hiện thân thương tốt đẹp, một hình ảnh tượng trưng cho sức sống và tạm hồn VN bao đời, nên trong tâm thức của mọi nhà, luôn coi trâu như là một người bạn đường một đời đồng chung gian khổ, hơn là một con vật được nuôi để làm việc trả nợ. Không có trâu, nhà nông sẽ vô cùng khổ sở vì họ phải thế nó để kéo cày:




‘ Trời xám thấp, rặng tre già trút lá

Đầy ngõ thuôn hun hút gió chiều đông

Sương mù bay phơi phơí tỏa đầy đồng

Hơi lạnh cắn vào làn da cóng buốt

Trong thửa ruộng chân đê tràn ngập nươc

Đôi bóng người đang chậm bước đi đi

Người đàn ông cúi rạp bước lầm lì

Người vợ cố đẩy bừa theo sát gót

Họ là những nông dân nghèo bậc nhất

Không có trâu nên người phải làm trâu.. ’ ’

(Thơ TVĐ Người Trâu).


Do đó trâu là một đề tài rất được phổ biến trong hầu hết ca dao tục ngữ, thi ca bình dân lẫn bác học, điển tích kể cả truyện ngắn truyện dài. Trong cuộc sống hằng ngày của người VN nhất là tại nông thôn, trâu được coi như là một gia tài lớn. Vì thế trâu chẳng những là ‘ đầu cơ nghiệp ‘ mà còn là một hảnh diện để chưng diện khoe khoang, nên ‘ tậu trâu lấy vợ làm nhà, trong ba việc ấy lọ là khó thay ‘

Còn gì đẹp hơn cái cảnh ‘ mục đồng ngồi trên mình trâu thổi sáo ‘ nơi dòng tranh dân gian Đông Hồ, hay hình ảnh của trâu được nhắc qua tiếng thơ của Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến.. nói lên cảnh sống êm đềm hạnh phúc nơi thôn dã, tuy rất bình dân mộc mạc nhưng lại là niềm mơ ước ngàn đời của dân tộc Việt.. tiếc thay tới nay vẫn chưa toại nguyện :


Rũ nhau đi cấy đi cày

bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

trên đồng cạn, dưới đồng sâu

chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa

(ca dao)


Quả thật trâu-bò đã đi vào tâm thức của người Việt bao đời, nên không có gì phải ngạc nhiên khi ta thấy trong hầu hết mọi tác phẩm về thi ca, nghệ thuật, điêu khắc.. kể cả những pho truyện kiếm hiệp Trung Hoa nổi tiếng của Kim Dung .. mỗi lần nhắc tới cảnh thôn quê, lủy tre xanh, bờ dậu cỏ, luống mạ non đồng lúa vàng, bác nông phu, chàng mục tử.. thì không thể nào không nói tới trâu bên cạnh vì nó là con vật luôn hiện diện bên người, qua nhiều lãnh vực với một chổ đứng trân trọng và đầy thiện cảm.


HUYỀN THOẠI VÀ TẬP QUÁN LIÊN HỆ TỚI TRÂU :


+ Nguồn gốc và phân loại Trâu :

Trâu VN có cùng xuất xứ với loài trâu Đông Nam Á thuộc nhóm trâu đầm lầy (Swamp Buffalo) có vóc dáng vạm vở, bụng to chân ngắn, lông màu xám đen, sừng dài nhưng cong ngược về phía sau như hình bán nguyệt. Đặc biệt có một miếng vá xám trắng gần góc trong của mỗi con mắt và luôn luôn có hai đai trắng (chevron), một ở dưới cổ gần cuống họng, còn cái kia ở ngực. Trâu cái mang thai từ 11-11,5 tháng mỗi lứa 1 tới 2 nghé. Từ các di chí tìm được tại Phú Lộc,Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa, cho thấy trâu đã được dân Lạc Việt thuần dưỡng từ thời các vua Hùng trị nước Văn Lang.

Theo nhà động vật học K.Kenler (1920) thì trâu là con vật cổ xưa thuộc nhóm thú có sừng đầu tiên trở thành gia súc. Trâu thuộc bộ Bò (Bos) loài nhai lại có sừng rổng chân mang móng guốc chẳn. Tuy cùng họ với bò, linh dương, sơn dương, dê.. nhưng trâu có những sự khác biệt về cấu tạo sinh học với nhóm thú tương cận trên. Loài trâu hiện có 3 nhóm : trâu Anom, trâu Châu Á và trâu Châu Phi.


+ Trâu trong lãnh vực tín ngưỡng, huyền thoại và quân sự :

- Trong Lãnh Vực Tín Ngưỡng :

Theo lòng tin của các tín đồ Phật Giáo đồ Ấn Độ, Tích Lan và các nước Đông Nam Á, thì ngay từ buổi khai sinh lập địa, Ngọc Hoàng Thượng Đế phái Kim Quang Bồ Tát đem hai loại hạt giống ‘ cỏ và lúa’ xuống trần gian tạo thức ăn cho người và súc vật với số lượng 5 lúa 1 cỏ. Nhưng Bồ Tát lại làm trái lời Thượng Đế, gieo 5 lần cỏ trước và lúa thì gieo sau chỉ một lần. Bởi vậy khắp trần gian cỏ mọc tràn lan làm cho con người thiếu thực phẩm để sống nên phải làmviệc cực nhọc khi đốn cỏ cây dọn sạch đất mới trồng lúa đuợc. Vua trời biết giận dữ nên đày Kim Quang xuống trần làm trâu để ăn hết cỏ. Từ huyền thoại trên, ta thấy loài trâu-bò ngoài việc phải làm việc rất cực nhọc ban ngày, đêm tới còn phải nhai cỏ bõm bẻm như muốn chuộc lại lầm lỗi đã gây ra. Đó cũng là lý do tín đồ Phật Giáo cử không ăn thịt trâu. Thật ra người VN dù theo bất cứ tôn giáo nào, cũng đều không thích giết trâu ăn thịt vì thương con vật có nghĩa tình lại giúp họ làm nên cơ nghiệp, ngoại trừ đồng bào Thượng sống trên cao nguyên Trung Phần.

Đại Việt ngay từ thời Lý Trần (thế kỷ XI-XIV) lấy nông nghiệp làm nguồn kinh tế chính cả nước, do đó đã ban hành chính sách phân chia ruộng đất cho nông gia để khuyến khích việc đồng áng tăng gia sản xuất. Đồng thời chính quyền cũng rất quan tâm tới ‘ con trâu ‘ vì nó là động lực giúp nhà nông trong mọi nông vụ. Bởi vậy năm 1123 vua Lý Nhân Tôn đã xuống lệnh ‘ Cấm Giết Trâu Ăn Thịt ‘ ai vi phạm sẽ bị phạt nặng theo luật pháp.

Tiếp đến thời Nhà Trần cũng noi theo Luật Hình Thư (đời Lý) mà sửa đổi thành Hình Luật , trong đó qui định hình phạt về các tội ăn trộm và giết hại trâu bò. Hàng xóm hay bất cứ ai biết mà che chở không tố giác cũng bị xử đánh Trương rất nặng.

Vào những ngày đầu xuân, nhà vua thân chính tới lễ đàn để tế Thần Nông và cũng tự mình cầm cương dắt trâu làm lễ cày ruộng tịch điền, tuy chỉ là một hình thức tượng trưng nhưng lại vô cùng ý nghĩa về sự quan tâm của chính quyền đối với nên nông nghiệp của nước nhà. Tịch điền là một thửa ruộng dành riêng để nhà vua cử hành nghi thức cày ruộng đầu năm. Riêng con trâu cày ruộng tịch điền, cũng được nuôi dưỡng đặc biệt và là loài trâu đực thiến. Ngày làm lễ, trâu được tắm rữa sạch sẽ, mặc gấm vóc. Vua sau khi tế thần xong, thì bước xuống ruộng cày một đường tượng trưng, mở đầu cho vụ mùa năm mới cầu cho cả nước được ‘ phong đăng, hòa cốc ‘ làng nước thanh bình, muôn dân an cư lạc nghiệp.

Một giáo sĩ người Ý tên AdrianoDi Santa Tecla thuộc giòng Augustin truyền đạo Thiên Chúa tại Đàng Ngoài từ năm 1738-1765, kể chuyện ‘ Đám Rước Trâu Đất Trong Lễ Lập Xuân ‘ dưới thời Vua Lê Chúa Trịnh ‘ cách đây 300 năm. Tài liệu quý giá này là một bản viết tay, hiện được lưu trữ tại thư viện quốc gia Pháp (Bibliothèque Nationale) bằng tiếng Latin dưới tựa đề ‘ Opusculum de sectic apud Sinenseset Tunkinenses ‘, được tham khảo từ hai bức thư của vị linh mục Tây Ban Nha tên Francisco Gil de Frderich có tên Việt là Tế, đã ghi lại những phong tục tập quán ngày xưa ở Bắc Hà, khi ông bị giam trong ngục từ năm 1737-1745.

Phan Huy Chú cũng ghi lại đám rước Trâu và Mục Đồng trong dịp lễ tế Lập Xuân hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán gần giống như tài liệu của các vị giáo sĩ Thiên Chúa Giáo từng truyền đạo tại Đàng Ngoài. Cũng liên quan tới Trâu trong lãnh vực tôn giáo và tín ngưỡng, ngoài việc các dân tộc Trung Á và đồng bào thiểu số ở cao nguyên Trung Phần tới nay vẫn giữ nguyên tục lệ giết trâu để tế thần linh hay tổ chức lễ lat. Nhà toán học Ấn Độ là Pythagore cách đây gần 25 thế kỷ, đã tìm được định lý mang tên ông để tính các cạnh trong một tam giác vuông ‘ bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông : a2 + b2 = c2. Đồng lúc nhà Chu bên Tàu cũng tìm được công thức số học tương đương với định lý hình học trên ‘ 3x3 + 4x4 = 5x5. Để ăn mừng phát minh trên, nhà Chu đã giết trâu theo công thức trên vào các dịp tế lễ nếu nhỏ thì 25 con còn lớn thì dùng tới 100 con cũng dưa theo công thức số học : 6x6 + 8x8 = 10x10.

THẬP MỤC NGƯU ĐỒ : Tám trăm năm trước, một vị thiền sư người Nhật đã vẽ 10 bức tranh Trâu gọi là ‘ Thập Trận Ngưu Đồ ‘ dùng làm tài liệu Phật học để các đệ tử chiêm ngưỡng phá Công Án. Sau đó nhưng búc tranh trên được vẽ lại và truyền sang Trung Hoa, phổ biến trong các thiền viện qua cái tên mới là ‘ Thập Mục Ngưu Đồ ‘.Đây là mười bức tranh ‘ chăn trâu’ duợc giới Phật Học Tàu dùng để tượng trưng cho cái tâm của con người, rất khó điều ngự (tâm viên ý mật) ý nói tâm con người luôn nhảy nhót như con vượn, vì vậy cần phải tu dưỡng để đưa nó trở lại con đường chính đạo.

Được biết các bộ tranh Chăn Trâu của Phật Giáo Đại Thừa và Thiền Tông Trung Hoa đều xuất hiện vào đời Nhà Tống (thế kỷ XII), nội dung nói chung chỉ khác biệt chút ít về quá trình đốn ngộ (giác ngộ tức thì) và tiệm ngộ (giác ngộ từ từ) . Yếu điểm cách tu trì của Thiền Tông là những công án được đề xướng như nhát búa cuối cùng đập vỡ những suy tưởng mà con người dựa vào đó để biện luận cho nhân sinh quan của cuộc đời. Đó là lý do tranh chăn trâu của Thiền Tông đã không dừng lại ở giai đoạn ‘ quên cả vật và ta’ mà lại quay về cái bản thể chân thật, để rồi rong chơi trong cõi thực tại này.

Các bộ tranh chăn trâu trên được du nhập vào VN từ lâu nhưng tới thời Lê Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 15 (1719) mới xuất hiện một bộ tranh chăn trâu do thiền sư Quảng Trí ở chùa Trấn Hải sáng tạo, dựa theo 10 bức tranh chăn trâu của Phật Giáo Đại Thừa, ngoài ra ông còn vẽ thêm những cảnh giới để đạt tới tâm thức gọi là phép luyện tâm. Đây là một công trình quý báu của Phật Giáo VN, đã được khắc in vào thời Vua Tự Đức nhà Nguyễn. Tóm lại dù có xuất xứ từ Nhật Bổn, Trung Hoa hay VN, 10 bức tranh chăn trâu hay Thập Mục Ngưu Đồ trước sau vẫn là một công trình tu tập của Phật tử, đi từ giới tới định và huệ, từ thanh vân, duyên giác đền Bồ Tát, Phật và cuối cùng đạt tới đỉnh của hửu tâm trở thành vô tâm, tất cả là không và đó là cõi niết bàn.. như bài kệ của một thiền sư đời Lý đã đốn ngộ :


‘ Có thì có tự mảy may,

Không thì cả thế gian này cũng không

Vừa xem bóng nguyệt lòng sông

Ai hay không có, có không là gì ?


Đó mới chính là mục đích mà các vị chân tu khi sáng tạo ‘ Thập Mục Ngưu Đồ Tụng ‘ chỉ mong Phật tử tu tập để biến Trâu Đen (ô trọc) thành Trâu Trắng (Ngộ) thế thôi.

.....
 
http://www.vnfa.com/a0vh/ot_vh62.html
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9