Lúa Nước

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 32 bài trong đề mục
Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lúa Nước - 09.03.2005 11:52:24
.



Việc trồng lúa

I. Trồng lúa nước

1. Lúa mùa

2. Lúa chiêm miền Bắc

3. Lúa nổi miền lục tỉnh theo con nước

4. Lúa Hè Thu, lúa Đông Xuân, hay lúa ba tháng theo khoa học hiện nay


II. Trồng trên cạn

Lúa sóc theo mương rẫy, đồi khô


III. Tên các giống lúa

1. Gạo tẻ và gạo nếp:

a. Gạo hạt dài.

b. Gạo hạt tròn

c. Gạo hạt không đồng đều


2. Lúa màu sậm và màu lợt:

a. Nếp than, gaọ nhum

b. Gạo huyết rồng



Mong quý bạn góp ý. Cám ơn


Lạy Trời mưa xuống lấy nuớc tôi uống, lấy ruộng tôi cày...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.09.2006 14:52:34 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Lúa - 09.03.2005 16:14:24
HY trả lời câu số 1.

Nhớ đâu noí đó không theo alphabet:

1.

a. Lúa thiên nhiên: Lúa ba trăng, nàng phệt, sóc nâu, nàng huong Chợ Đào, Dá vàng hay gia vàng, lúa nhum ( maù nâu sậm)

b. Nếp tóc (hột nhuyển và dài), nếp nhum (màu nâu sậm) hay làm ruợu nếp than...

c. Lúa nhân tạo: luá ba tháng, seri,....


Ớ cô bác giúp dùm với, trả công bằng cơm hấp gà trống thiến....

QVPT
  • Số bài : 1994
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2003
RE: Lúa - 09.03.2005 16:57:26
Minh Mạng - Vị hoàng đế của cây lúa




Trong tất cả các vua triều Nguyễn thì Minh Mạng (1820-1840) là vị vua để lại nhiều dấu ấn đậm nét nhất trong lịch sử nền nông nghiệp Việt Nam. Có thể nói 21 năm trị vì của ông là 21 năm làm nông nghiệp! Từ việc vĩ mô như Tế Đàn Nam Giao cầu cho mùa màng tươi tốt, chủ lễ Tịch Điền (lễ vua cày ruộng), đúc Cửu Đình để khắc tạc vào muôn đời những sông đào, cây trồng, nông sản nước Việt... đến việc cụ thể như ra lệnh đào kênh Vĩnh Tế, di dân lập ấp, khai khẩn đất hoang, lấn biển lập nên hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải, ra chỉ dụ tăng giá mua đường, hạ giá bán thóc cho các hộ sản xuất đường cát ở Quảng Ngãi, khuyến khích trồng mít bên đường cái quan để vừa có bóng râm cho người đi đường, có quả chống đói, vừa có gỗ làm nhà,... Cảm động nhất là tư tưởng "dĩ nông vi bản" của vua Minh Mạng không chỉ là những chính sách, mà nó thấm rất sâu vào tâm thức của ông và biến thành tình cảm, thành máu thịt trong hàng trăm bài thơ tâm huyết còn lưu lại. Trong đó thơ viết về cây lúa chiếm vị trí độc tôn!

Sách "Chính sách khuyến nông dưới thời Minh Mạng" của Mai Khắc Ứng (Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin - 1996) cho biết, thơ văn Minh Mạng để lại gồm 36 tập, khoảng 12.000 trang cỡ 20´ 30 cm. Trong đó có Ngự chế thi tập 73 quyển , được đóng thành 6 tập gồm 3.500 bài thơ trong đó thơ về cây lúa, về công việc đồng áng, thơ mừng mưa thuận gió hoà, về được mùa rất nhiều. Chỉ với chủ đề về cây lúa cũng đã tới 225 trang. Nhà vua nói: "Nước lấy dân làm gốc, dân lấy cái ăn là Trời. Tuy có cảnh tình, mây lành, chim phụng kỳ tập, kỳ lân ra đời, chẳng bằng được mùa là điềm lành trên hết !". Sau khi đích thân cày 3 vòng đi, 3 vòng về trong một lễ Tịch Điền năm Minh Mạng thứ 9, nhà vua xúc động nhận ra rằng, "việc cày cấy khó khăn hơn các nghề khác sao... Nên giáng ân chỉ trù chọn năm Minh Mạng thứ 10 trừ bớt 3 phần mười thuế lúa má...", rồi nhà vua đề thơ rằng:

Bỉnh lỗi tam thôi than vị quyện
Tùng canh cửu phản hãn như tương
Nhân tư cần khổ lao thiên mẫu
Viện giáng ân thi chiếu thập hàng.

(Ta cày 3 đường thì chưa thấy mệt.
Quan cày theo chín đường thì mồ hôi đầm đìa.
Từ đó mới biết người nông phu nhọc nhằn thế nào khi cày hàng ngàn mẫu ruộng.
Bèn xuống chỉ ra ấn chiếu vào năm Minh Mạng thứ 10).

Đặc biệt, nhà vua còn cho khắc vẽ hơn 100 bài thơ của mình trong đó rất nhiều bài về cây lúa, về nghề nông vào Hiếu Lăng, nơi an nghỉ cuối cùng của ông! Thơ về Cây lúa Việt Nam đã theo ông vào cõi vĩnh hằng. Đó là điều chưa từng thấy trong lịch sử nước Việt. (st)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.03.2005 16:59:48 bởi QV >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Lúa - 10.03.2005 13:26:04
Hi QV,

Quan anh tìm được bài về luá rất hay; vậy thưởng ông anh ly ruợu nếp than. Ông anh cử rượu thì mời QV dùng cốm dẹp nha.

Muốn biết cốm dẹp xin mời ghé qua quán Gia Chánh (caí gì cũng có và cũng ngó được).


Ct.Ly

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Lúa - 11.03.2005 12:35:21

HY
(caí gì cũng có và cũng ngó được).


CTL
Hihihi, Hồng Yến mời QV qua " Gia chánh " dự tiệc, vậy hóa đơn ai " chả " đây.

Quán " gấm " nhà Ct.Ly hỏng có cho Free mà cũng không có cho " À la ghi " đâu nhen


Mời ngó chớ mời en hồi nào, ai làm chứng?????

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Lúa - 11.03.2005 13:08:30
...
Tất cả mỗi chúng ta ai cũng đều biết rằng đất nước Việt Nam từ khi hình thành, phàt triển den nay da co rat nhieu doi thay. Su doi thay ve moi mat cua cuoc song, dat nuoc phon thinh, nhan dan am no- hanh phuc, chien thang moi quan xam luoc, day lui ngheo nan
va lac hau, dua dat nuoc chung ta sanh vai cung cac cuong quoc nam chau.

...

Tất cả điều ấy đều có xuất phát điểm của nó, với nước ta đó là từ nền Văn minh Nong nghiệp lúa nước. Mot nen van minh som va xuat hien o hau het cac nuoc khac tren the gioi. Mot dat nuoc voi hon 70% dien tich nong nghiep, hon 80% dan so lam hoac lao dong trong linh vuc nong nghiep.

Mong mỏi của chúng tôi là đưa được những thông tin mới và có ích đối với các bạn, và mong rang cac ban hay het suc hop tac, tao dieu kien thuan loi cho chung toi bang viec
gop y kien cho chung toi./.

...

http://www.heartwarmers4u.com/members/?playinthesun

Easyman
  • Số bài : 2518
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 11.07.2003
  • Nơi: North of the River
RE: Lúa - 11.03.2005 13:14:20
Easy đọc bài Lúa rồi mới được mở tầm mắt,
chà HY hiểu biết nhiều về Lúa và sành ăn uống quá [sm=z_notworthy.gif]

_-"Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn .(Balzac)"-_

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Lúa - 11.03.2005 13:19:46

Đất trồng lúa nước giải phóng khoảng 13% methane trên toàn cầu.

Thứ năm, 22/8/2002, 11:26 (GMT+7)
Đã có cách "bắt" đất trồng lúa nước nhả ít methane hơn

Các nhà nông học từ lâu đã băn khoăn giữa mặt lợi và hại của việc trồng lúa nước. Một mặt, lúa nước là loại lương thực chủ yếu của gần nửa dân số thế giới, nhưng mặt khác, đất ngập nước bị thiếu ôxy, lại sản sinh lượng lớn khí nhà kính methane. Nay, một nghiên cứu mới đã tìm ra lời giải cho vấn đề đó.

Theo cách nghĩ thông thường, khi dân số tăng lên, sản xuất lúa gạo sẽ tăng theo, khiến lượng methane do vi khuẩn trong đất sinh ra càng lớn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Hà Lan lại khẳng định, những vụ mùa bội thu có thể mang tới nhiều lương thực hơn, và đáng ngạc nhiên, nó lại làm giảm quá trình sinh methane.

Các công trình nghiên cứu trước kia chỉ ra rằng, trong mùa ngập nước, đất trồng lúa giải phóng nhiều methane hơn là trong mùa khô. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được sáng tỏ. Vì mùa ngập nước đồng thời cũng cho sản lượng thấp hơn, nên Nico van Breemen và cộng sự (Đại học Wageningen) phỏng đoán rằng, giữa lượng methane sinh ra và sản lượng lúa ắt phải có mối liên quan nào đó.

Để kiểm tra giả thuyết này, nhóm đã thí nghiệm trồng nhiều khoảnh lúa khác nhau. Ở mỗi khoảnh, họ thay đổi lượng phân bón và bẻ bớt đòng (hoa) của một số cây. Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy khi đòng được bẻ nhiều (sản lượng sẽ giảm), lượng methane thoát ra nhiều hơn.

Các nhà khoa học nhận định: khi cây có ít hoa đi, khả năng dự trữ carbon của chúng giảm xuống. Thay vào đó, carbon sinh ra trong quá trình quang hợp "chạy tọt" xuống đất, và tại đây, nó được vi khuẩn khử thành methane.

Hiện tại, quỹ đất sản xuất lúa gạo trên thế giới đang tạo ra khoảng 13% phát thải methane toàn cầu.

Để hạ bớt tỷ lệ này, nhóm nghiên cứu kiến nghị các quốc gia nên trồng những giống lúa có khả năng tích lũy carbon nhiều (chẳng hạn như có nhiều chồi hơn). Do đó, carbon sẽ được tập trung trong thân cây, chứ không thể thoát xuống đất và chuyển hóa thành methane được.

B.H. (theo S.A.)

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/08/3B9BF755/







HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Lúa - 11.03.2005 16:26:16


Thêm 10 giống lúa nhóm OM có triển vọng

Qua nghiên cứu, khảo sát trực tiếp kết quả sản xuất, Viện Lúa ÐBSCL, các Trung tâm Giống cây trồng, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh miền Ðông Nam bộ, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh ÐBSCL, nhiều cán bộ, kỹ thuật viên nông nghiệp và nông dân sản xuất giỏi đã thống nhất bình chọn 10 giống lúa nhóm OM có triển vọng trong vụ đông xuân 2003-2004. Ðó là các giống: OM 3419, OM 3238, OM 4086, OM 4414, OM 4872, OM 2502, OM 2718, OM 3539, OM 4498 và OM 2008 (nếp).

Ngoài ra, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Chủ nhiệm Chương trình Khảo nghiệm giống lúa (Viện Lúa ÐBSCL), cho biết: Từ năm 2000 đến nay, Viện đã đề xuất và khuyến cáo phổ biến giống lúa AS996 và 9 giống lúa khác thuộc nhóm OM; đồng thời đề nghị công nhận 6 giống lúa đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia là: OM 3536, OM 2395, OM 2717, OM 2517, OM 1352 và DS 20. Ðây là những giống lúa có năng suất, chất lượng gạo cao.

Tin, ảnh: HÀ PHƯƠNG
Nguồn: Báo điện tử Cần Thơ

http://nhanong.net/?nn=view&id=892

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lúa Hậu Giang - 11.03.2005 16:30:41
Hậu Giang: liên kết "4 nhà" trồng lúa chất lượng cao xuất khẩu


TTXVN-24/01/2005) - Thực hiện mục tiêu chất lượng hàng hoá nông, thủy sản lên hàng đầu trong năm 2005, Tỉnh uỷ Hậu Giang tiếp tục thực hiện liên kết "4 nhà": Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông một cách chặt chẽ để tạo ra sản phẩm gạo ngon^, an toàn chất lượng có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mối liên kết ''4 nhà'' còn giúp cho nhà nông hạn chế rủi ro từ thiên tai, giá cả thị trường, tăng thu nhập, mặt khác cung cấp sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho công nghiệp chế biến, tạo hàng hoá cạnh tranh lành mạnh trên thị trường... Để đạt mục tiêu này, Tỉnh uỷ Hậu Giang đưa giải pháp đầu tiên trong năm 2005 là liên kết trên các mặt trong đó trọng tâm là nhờ các nhà khoa học xây dựng các trại giống cây con mà tỉnh có lợi thế phù hợp với vùng sinh thái ngọt.

Trong năm 2005, tỉnh Hậu Giang đã quy hoạch khá hoàn chỉnh diện tích trồng lúa trên 80.000 ha, trong đó có 60.000 ha thành vùng lúa chuyên canh cung cấp lúa chất lượng cao với 10.000 ha lúa đặc sản xuất khẩu. Hiện ngành nông nghiệp và các cơ quan chuyên môn đang chọn giống lúa thơm hiện có và phục tráng giống lúa đặc sản Móng Chim để đưa vào trồng đại trà. Theo kế hoạch tỉnh sẽ đạt sản lượng lúa trong năm 2005 từ 1 triệu đến 1,2 triệu tấn, trong đó lúa hàng hoá chất lượng cao đạt trên dưới nửa triệu tấn. Nhằm phục vụ cho vùng lúa chuyên canh có lượng gạo ngon đồng đều xuất khẩu, tỉnh tiếp tục đầu tư xây trung tâm sản sản xuất lúa giống chất lượng cao như: Trại giống tại huyện Vị Thuỷ sẽ nhanh chóng đầu tư hoàn chỉnh với diện tích 20 ha và thành một trại giống chủ lực của tỉnh. Đồng thời nâng cấp Trại giống Châu Thành A với diện tích 16 ha. Đặc biệt là nâng cấp Trung tâm thực nghiệm giống mới tại huyện Long Mỹ 200 ha... Đây là nơi các nhà khoa học liên kết đầu tiên với nông dân nhân giống, phổ biến giống mới có chất lượng, chống sâu bệnh cho lúa, hạn chế rủi ro cho nông dân. Các trại và Trung tâm giống lúa tỉnh sẽ liên kết chặt với các cán bộ khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu... để hướng dẫn kỹ thuật và khuyến cáo nhân rộng các giống lúa có giá trị.

Song song liên kết với các nhà khoa học nâng cao chất lượng lúa xuất khẩu, tỉnh còn làm cầu nối với các nhà doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, nhất là các giống lúa đặc sản Ngay trong vụ Đông Xuân 2005, Công Ty xuất nhập khẩu Mekong đã ký bao tiêu sản phẩm cho gần 5.000 ha lúa đặc sản của nông dân với giá khá hấp dẫn từ 2.000 đến 2.200 đồng/kg lúa. Tỉnh sẽ mở rộng diện và tiếp tục tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào liên kết với nông dân trồng lúa làm đầu ra bền vững cho cây lúa Hậu Giang và hình thành thương hiệu "Gạo Hậu Giang".

Tỉnh uỷ còn chủ trương khuyến khích nông dân trên tinh thần tự nguyện tổ chức lại sản xuất. Củng cố gần 100 HTX nông nghiệp hiện có và hàng trăm câu lạc bộ nông nghiệp khác để nông dân sản xuất lúa hàng hóa theo hướng sản xuất công nghiệp khép kín: từ làm đất, giống, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm theo hướng công nghiệp hoá. Tỉnh uỷ còn chỉ đạo cho các cấp, các ngành, nhất là ngân hàng đầu tư vốn ưu đãi cho các mô hình của nông dân tổ chức lại sản xuất theo hướng hàng hoá như trợ giá giống mới, đầu tư cho các HTX kiểu mới các câu lạc bộ sản xuất lúa chất lượng cao mua máy sạ hàng, mua máy cơ khí nông nghiệp theo hình thức trả chậm... Ngoài ra tỉnh còn đầu tư miễn phí đào tạo cán bộ kỹ thuật, kế toán, quản lý cho HTX. Từng bước xây dưng các HTX, câu lạc bộ, các bộ trồng lúa chất lượng cao thành các doanh nghiệp nông nghiệp, khép dần các loại hình sản xuất cá thể riêng lẻ thiếu tập trung, khó cạnh tranh và tham gia hội nhập vào thị trường trong nước và khu vực./.



HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lúa Vàng - 31.03.2005 16:00:16
30 Tháng 3 2005 - Cập nhật 00h32 GMT

"Lúa vàng" cho nhiều vitamin A hơn

"Lúa vàng" mới cho nhiều beta-carotene hơn các giống lúa khác


Các nhà khoa học tại Anh đã phát triển được một giống lúa mới mà họ đặt tên là "lúa vàng", một loại lúa được cải biến gene để tạo ra chất beta-carotene, mà cơ thể con người tiêu thụ và biến thành vitamine A.
Giống lúa mới này có hiệu năng gấp khoảng 20 lần các giống lúa khác, và giúp cho người dân tại các nước đang phát triển bù được vào khoảng thiếu hụt vitamin A và tránh được bệnh mù lòa nơi trẻ em.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 375 ngàn trẻ em bị mù hàng năm do thiếu nhiều vitamin A.

Do đó khi loại "lúa vàng" xuất hiện từ phòng thí nghiệm của Thụy Sỹ cách đây năm năm thì một số người cho đây là thắng lợi và là một giải pháp tức thì.
Thế nhưng loại gạo này đã không có đủ beta-carotene nhằm đảm bảo rằng trẻ em sẽ có đủ lượng vitamin A mỗi ngày khi ăn.
Và mặc dù có những quan ngại về mùa màng có gen cải biến thì loại gạo này vẫn chưa được trồng theo hình thức thử nghiệm tại châu Á.

Nhiều beta-carotene gấp 20 lần

Loại lúa mới được phát triển trong các phòng thí nghiệm tại Anh của công ty công nghệ sinh học Syngenta đã cho lượng Beta-carotene nhiều hơn tới gấp 20 lần loại lúa trồng thử trước đây.

Vậy loại lúa này có cho kết quả mong muốn hay không? Phóng viên khoa học của BBC Richard Black nói : "Chúng tôi không biết. Loại này chưa được thực sử thử nghiệm và một điểm quan trọng là trẻ em cần phải có chế độ ăn uống khá tốt nếu chúng có thể có khả năng hấp thụ được tất cả beta carotene vốn sản sinh ra Vitamin A."
Với loại lúa mới mà các nhà khoa học cho rằng có hơn 20 lần lượng beta carotene so với loại trồng thử cách đây 5 năm thì các khoa học gia tin rằng loại này sẽ giúp cho trẻ em.

Chặng đường còn khá dài

Trong khi đó Dr Gerald Barry từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế tại Philippines thì lại chỉ thấy những lợi ích mà giống lúa vàng mới này mang lại.
Ông nói : "Điều đáng phấn khích của dự án này là nó đưa ra một số gen có thể cho ra loại lúa có hàm lượng beta carotene khá cáo và điều đó có nghĩa là có thể giúp đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày để giải quyết những vấn đề mà hiện nay chưa có cách khắc phục."
Thế nhưng không phải ai cũng tin rằng gạo vàng là câu trả lời cho thiếu Vitamin A.
Một số chuyên gia nông nghiệp và các nhóm môi trường nói rằng chế độ ăn uống điều hòa mọi chất vẫn là giải pháp tốt hơn cả.

Giải pháp cho tương lai ?

Clare Oxborrow là một thành viên của nhóm Friends of the Earth, nhóm môi trường mà họ quan ngại nhiều về thực phẩm có gen biến cải nói:
" Tổ chức Ngừơi bạn trái đất tin rằng còn quá sớm để nói rằng đây là giải pháp cho tình trạng thiếu Vitamin A. Thí nghiệm như vậy là chưa đủ để có thể thử đối với người và như thế không thể nói được là không có rủi ro về bệnh tật."
Công ty Syngenta đang cung cấp giống lúa này miễn phí để nghiên cứu cho các trung tâm nghiên cứu tại toàn châu Á và nếu chính phủ các nước tại khu vực Á châu bật đèn xanh thì họ sẽ trồng thử loại lúa này ngoài ruộng.

Tuy nhiên đây cũng là một bằng chứng cho thấy công nghệ cải biến gen có thể sản sinh ra mùa màng giải quyết các vấn đề nhức nhối tại các nước đang phát triển hơn là tăng lợi nhuận cho các công ty công nghệ sinh học phương Tây.

Thế nhưng cuộc tranh luận đối với công nghệ cho mùa màng cải biến gen sẽ vẫn là đề tài gây tranh cãi nhiều và căng thẳng.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/03/050330_goldenrice.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Lúa Vàng - 31.03.2005 16:04:48

Thế nhưng cuộc tranh luận đối với công nghệ cho mùa màng cải biến gen sẽ vẫn là đề tài gây tranh cãi nhiều và căng thẳng.


Đó cũng là câu kết luận của giống lúa vàng.

Có câu hỏi, mong quý bạn tham gia d6e3 chúng ta cùng suy nghĩ.

1. Tranh luận với công nghệ về cài biến gen là gì?
2. Tại sao lại tranh cãi nhiều và căng thẳng?
3.
4.
5.
3, 4, 5 câu hỏi của quý bạn.

Cám ơn sự tham gia.

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Lúa Vàng - 31.03.2005 16:15:35
GE “Golden Rice” To Combat Vitamin A Deficiency
Wednesday, 30 March 2005, 12:36 pm
Article: Marietta Gross - Scoop Media Auckland

“Golden Rice” To Combat Vitamin A Deficiency
By Marietta Gross - Scoop Media Auckland.

Scoop Report: Over 250 million people worldwide suffer from Vitamin A deficiency but scientists have found that GE "golden rice" is able to address symptoms such as infantile blindness. Scientists have genetically engineered a rice variety, so that it stores a large amount of a preliminary-stage vitamin A.

http://www.scoop.co.nz/stories/SC0503/S00072.htm
....................




Vitamin có ở đâu, hình trong hình vẽ về thực phẩm.

Trong trái cây, rau cải, trái rau màu vàng đậm, và sữa.

Sinh tố hay vitamin A cần cho da, tóc, màng bọc, và giúp phát triển xương, răng, và cơ quan bài tiết......

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Lúa Vàng - 14.04.2005 12:22:49
Gạo có gene cải biến được bán tại Trung Quốc

Trung Quốc đã trồng thử lúa cải biến gene từ lâu nay
Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace nói rằng gạo được cải biến gene hiện đang được bán tại Trung Quốc cho dù chưa được chuẩn thuận để bán cho công chúng dùng.
Tổ chức này nói rằng gạo cải biến gene đã được bày bán tại các chợ trong tỉnh Hồ Bắc và có thể đã được xuất khẩu sang các nước khác.

Một phát ngôn viên của Greenpeace nói rằng trên thực tế chính phủ Trung Quốc định thử nghiệm loại gạo này trên dân chúng.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã nói với đài BBC rằng họ không hề hay biết gì về các vụ bán gạo cải biến gene trái phép.

Trung quốc đã trồng thử nghiệm loại lúa có gene được cải biến từ nhiều năm nay và theo dự đoán sẽ chấp thuận một loại lúa để tung ra thị trường trong nay mai.

Greenpeace nói rằng đã phát hiện ra vụ này sau khi phỏng vấn nông dân và các công ty cung cấp hạt giống đồng thời thử nghiệm các mẫu lấy từ thực địa.

Thuốc trừ sâu

Liu Haiying, giám đốc phân bộ Greenpeace tại Bắc Kinh nói rằng người của họ đã đi mua gạo và hạt giống và các mẫu này đều có chứng Bacillus thuringiensis (Bt), một loại thuốc trừ sâu.

Ông nói rằng gạo có gene cải biến được bán tại chợ ở Vũ Hán và vùng ngoại ô và tại thành phố khác trong tỉnh Hồ Bắc.



Ông Sze Pang Cheung thuộc phân bộ Greenpeace tại Bắc Kinh nói rằng công nghệ cải biến gene tại Trung Quốc nay đã vượt khỏi tầm kiểm soát.

Ông Cheung nói tiếp "Một số nhỏ các khoa học gia có đầu óc lệch lạc đã tự ý biến đổi gene của nhu yếu phẩm được ưa chuộng nhất tại Trung Quốc và đã đưa công chúng Trung Quốc vào một cuộc thí nghiệm mà không thế nào chấp nhận được".

Tiêu chuẩn khắc khe"

Giáo sư Zhen Zhu, một nhà khoa học làm việc cho chính phủ Trung Quốc tại Viện phát triển gene tại Bắc Kinh đã nói với đài BBC rằng ông không hề hay biết gì là gạo được cải biến gene đã được bán trái phép tại Trung Quốc.

Ông nói rằng các cuộc thí nghiệm có dính líu tới loại gạo cải biến gene tại Trung Quốc đã được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn an toàn của quốc tế.

Giáo sư Zhen công nhận rằng có thể phấn hoa từ các ruộng lúa có cải biến gene đã bay sang các ruộng trong loại lúa bình thường khác, tuy nhiên, biện pháp ngăn ngừa đã được áp dụng.

Trung Quốc là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu. Tổ chức Greenpeace đã cảnh báo rằng loại gạo có gene cải biến có thể đã được xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Nhật Bản và Nam Hàn.

Greenpeace yêu cầu chính phủ Trung Quốc thu hồi số lượng gạo được cải biến gene và điều tra lý do tại sao chúng được bày bàn trái phép trên thị trường.


Các nước có trồng lúa có gene được cải biến


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/04/050413_gmriceinchina.shtml


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Tìm ra bản đồ gien của lúa - 12.08.2005 13:31:11
10 Tháng 8 2005 - Cập nhật 19h22 GMT


Tìm ra bản đồ gien của lúa


Phát hiện mới sẽ giúp hiểu rõ hơn đặc tính của các loài cây lương thực


Các khoa học gia đã khám phá ra bản đồ gien của loài lúa gạo, gây hy vọng giải quyết tận gốc nạn đói trên thế giới.
Tạp chí Nature trong một bài báo ra tuần này nói phát hiện này sẽ cho phép đưa ra các gien chống sâu bệnh và tăng năng suất.

Để có thể giảm nạn đói, sản lượng lúa gạo sản xuất ra trên toàn cầu phải tăng thêm 30% trong thời gian 20 năm tới.

Các nhà khoa học từ 10 quốc gia đã chung sức nghiên cứu hơn 400 triệu bản mật mã gien của lúa gạo.

Ông Robin Buell thuộc Viện Nghiên cứu Di truyền nói lúa là loài cây lương thực quan trọng hàng đầu và các khám phá mới có thể được dùng để tạo giống lúa mới có năng suất cao và có khả năng mọc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tăng nhu cầu

Phát hiện mới cũng sẽ giúp giới khoa học hiểu thêm về các loài cây lương thực khác.

Khám phá mới có thể được dùng để tạo giống lúa mới có năng suất cao và có khả năng mọc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt


Robin Buell, Viện Nghiên cứu Di truyền

Về mặt di truyền học, lúa cũng tương tự với ngô, lúa mạch, một số ngũ cốc khác và cả cây mía đường.

Theo Liên Hiệp Quốc hiện lúa gạo cung cấp tới 20% năng lượng cho dân số thế giới, trong khi lúa mì cung cấp 19% còn ngô là 5%.

Tuy gạo chiếm 30% tổng sản lượng ngũ cốc toàn cầu và sản lượng đã tăng gấp đôi trong 30 năm lại đây nhưng cung vẫn chưa đủ cầu.

Xu hướng hiện nay là vào năm 2025 sẽ có tới 4,6 tỷ người trên trái đất sống nhờ lúa gạo.

Ngoài ra với tình trạng ấm nóng toàn cầu, cây lúa cũng phải làm quen với điều kiện khí hậu nóng và hạn hán.

Dự án nghiên cứu Bản đồ gien quốc tế do Nhật Bản chủ trì với sự tham gia của các khoa học gia từ Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Brazil và Pháp.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/08/050810_ricegenome.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trồng lúa nước - 28.08.2005 01:54:28
....

Tìm lại cội nguồn tổ tiên, cội nguồn văn hoá

Hà Văn Thùy



......

Trong những nền văn hóa từng có mặt trên đất Việt Nam, Văn hóa Hòa Bình có vị trí đặc biệt, được khoa học khảo cổ thế giới xác nhận là trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá cổ nhất thế giới. Trước đây thế giới cho rằng trung tâm nông nghiệp cổ nhất là ở Lưỡng Hà có tuổi C14 là 7000 năm. Nhưng khi phát hiện ra 10.000 năm tuổi của động thực vật được thuần dưỡng tại Hòa Bình thì thế giới chấn động và tâm phục khẩu phục thừa nhận vai trò mở đầu của Văn hóa Hòa Bình. Năm 1932, Hội nghị Khảo cổ học quốc tế về tiền sử Viễn Ðông xác nhận: “Văn hóa Hòa Bình là trung tâm phát minh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên trên thế giới. Trung tâm nông nghiệp Hòa Bình có trước vùng Lưỡng Hà 3000 năm.”

Một phẩm chất nổi trội của Văn hóa Hòa Bình là kỹ thuật chế tác đá cuội. Ðá cuội là loại đá cực rắn, nên việc ghè mài chúng rất khó khăn nhưng lại cần thiết cho việc chế tạo những dụng cụ khác như cầy, cuốc, thuổng... bằng đá, một thứ “máy cái” như thường nói sau này. Người Hòa Bình là cư dân dẫn đầu thế giới phát minh ra kỹ thuật này và sản phẩm của Hòa Bình được xuất khẩu đi nhiều nơi. Hòa Bình còn là nơi sớm nhất trên thế giới biết thuần dưỡng cây trồng và vật nuôi. Từ đây, lần đầu tiên trên thế giới cây lúa nước và khoai sọ ra đời.
.....

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2005/02/050219_havanthuy.shtml

>>>>>>>>>>>>>

<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.09.2005 03:58:04 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lúa Gạo - 28.08.2005 06:21:29

III. Tên các giống lúa


Tên Giống Luá (mới hiện nay)

1. Giống lúa C22

2. Giống lúa CN 2

3 Giống lúa nếp 415

4 IR 17494

5 C 71 2035

6 Giống lúa V14

7 Giống lúa chiêm C180 (VK 1-8)

8 Giống lúa xuân V15

9 Giống lúa Xi 12 (IR22082-41-1-2)

10 Giống đại mạch Api CM 67/B1

11 Giống lúa VX 83

12 Giống lúa V18

13 Giống lúa CRÔ 1

14 Giống lúa 79-1

15 Giống lúa NR 11

16 Giống lúa X20

17 Giống lúa X21

18 Giống lúa DT-10

19 Giống lúa A-20

20 Giống lúa DT-11

21 Giống lúa DT-33

22 Giống lúa DT - 13

23 Giống lúa DT-84

24 Giống lúa CR 203

25 Giống lúa C70

26 giống lúa TK 90
( nếp )

27 IR 1820-210-2

28 Giống lúa OMCS 95-5

29 Giống lúa IR 62032

30 Giống lúa OMFi-1

31 Giống lúa FRG67

32 Giống lúa OM 1706

33 Giống lúa TNĐB-100

34 Giống lúa ML 4

35 Giống lúa MT 6

36 Giống lúa MT 131

37 Giống lúa DT 13

38. Giống lúa TBKT Bắc thơm 7

39 Giống cỏ ngọt ST 88


http://www.agroviet.gov.vn/kh-kn/kh/tb12.asp

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lúa * Ngô - 28.08.2005 06:41:20


Những Tương-Đồng Mỹ-Việt Về Thảo Mộc và Nông-Nghiệp

Vũ Hữu San

I - Đông-Nam-Á và Giả-Thuyết Nơi Khai-Sinh Ngành Trồng Trọt.

Hàng chục ngàn năm trước đây, nhân-loại ở khắp nơi trên trái đất đã khám-phá ra là những cây cỏ hoang-dại hay thú-vật có gía-trị để làm thực-phẩm nên họ bắt đầu trồng cấy cây cỏ hay gia-súc-hóa loài-vật. Nông-nghiệp và chăn nuôi từ đó phát-triển.

Hình 1- Tiến-trình phát-triển của nhân-loại từ lúc ban-sơ chuyển sang săn-bắn, nông-nghiệp rồi thành-lập thành-thị.

Tại Việt-Nam đã từ lâu người ta biết chắc chắn rằng tổ-tiên chúng ta khai-sinh việc trồng lúa ruộng nước để giúp cho nhân-loại một trong những loại thực-phẩm quan-trọng nhất. Gần đây nhờ những khám-phá mới trong ngành khảo-cổ, một số khoa-học-gia như A.G. Haudricourt & Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman (1970)... đã lập-luận vững chức và đưa ra những giả-thuyết cho rằng vùng quê-hương Đông-nam-Á của chúng ta là nơi khai-sinh nền nông-nghiệp.

Tiến-sĩ Wilhelm G. Solheim phát-biểu rằng: "Tôi đồng-ý với Sauer là việc gây giống cây đầu tiên trên thế-giới đã được thực-hiện bởi người dân thuộc nền văn-minh Hòa-Bình ở vùng Đông-Nam-Á. Chẳng phải là điều ngạc-nhiên đối vớI tôi nếu như thành-tích đó đã khởi-sự sớm, từ 15,000 năm TTL.".

Sauer mà Soldheim đã đề-cập là nhà địa-lý-học lừng danh Carl O. Sauer. Sách đem dẫn-chứng là một sấp tài-liệu nhan đề Agricultural Origins and Dispersal, ấn-hành bởi hội The American Geographical Society, New York, 1952.

Trong sách đó, Sauer viết như sau :" Về cái nôi của nền nông-nghiệp đầu tiên, tôi xin thưa rằng ở Đông-Nam-Á. Nơi này quy-tụ đầy đủ những điều kiện khác nhau cần-thiết về vật-lý thể-chất, hóa-học hữu-cơ, khí-hậu ôn-hòa với cả hai vụ gío mùa, với chu-kỳ mùa mưa ẩm ướt và mùa khô tạnh ráo, sông nước tiện cho viêc đánh cá, đất này là trung-tâm-điểm giao-thương cả đường biển lẫn đường bộ của Cựu-thế-giới. Không có nơi nào mà vị-trí lại thích-hợp và có đủ yếu-tố cung-cấp cho sự phát-triển nền văn-minh hỗn-hợp giữa nông và ngư-nghiệp tốt hơn nữa. Tôi (lời Sauer) sẽ chứng-minh rằng ở trong vùng đất này, ngay từ khi khởi-thuỷ, nông-nghiệp đã gắn chặt với ngư-nghiệp; rằng ở đây người ta gia-súc-hóa loài vật trước hết và đúng nghĩa, phải là trung-tâm chính của thế-giới về kỹ-thuật trồng cây và cải-biến thảo-mộc để gia-tăng rau trái. Tôi chấp-nhận tiên-đề quen-thuộc là loài người học hỏi cách trồng cây trước khi biết làm mùa với cách reo hạt giống" (trang 24-25).

Hình 2- Việt-Nam trong Đông-Nam-Á, Bắc Việt-Nam và vùng duyên-hải Hoa-Nam có cùng một môi trường thảo-mộc.

Một số khoa-học-gia không công-nhận Đông-Nam-Á là trung-tâm phát-sinh nông-nghiệp mà chỉ xếp hạng nó vào trung-tâm thứ-yếu. Một số khá đông các nhà nghiên-cứu khác cho rằng Hoa-Nam là trung-tâm chính-yếu phát-sinh trồng trọt song song với các trung-tâm khác ở Trung-Đông và „n-Độ.

Vì địa-thế miền Bắc Việt-Nam giống như Hoa-Nam và yếu-tố nhân-chủng có liên-hệ trong cổ-thời nên cho dù đứng trên cả hai lý-luận tưởng như khác nhau đó, ta vẫn thấy Việt-Nam có một chỗ đứng vững-chắc trong những giả-thuyết về việc khởi đầu ngành trồng trọt. ít nhất, xứ ta cũng đã từng nắm giữ những vai trò tiền-phong trong lãnh-vực đó.

Trước khi phát-triển được nngành trồng trọt các lọai cây ăn trái và ngũ cốc, nhân-loại đi ngang qua giai-đoạn sử-dụng các loại củ để ăn. Khi khoa khảo-cổ đi vào lãnh-vực thưc-phẩm, ngườI ta thấy một sự hiển-nhiên là vùng dất Đông-Á chúng ta đích-thưc là nơi phát-sinh nhiều loại củ, rễ cây.

Đến nay, vẫn còn có nhiều sự bất đồng trong giới khoa-học về các trung-tâm khởi-thủy nông-nghiêp. Tuyvậy, các Ông Burkill và Sauer đều rất tự-tin; họ đưa ra các chứng-cớ rằng Á-Đông chính là nguồn gốc của các thứ khoai. Sau đó theo đường hàng-hải, khoai Á-Đông đươc phân-tán đi các đảo ngoài Thái-Bình-Dương, Phi-Chân và Mỹ-Châu. (Alexander, John: 1970, "The Domestication of Yams: A Multi-disciplinary Approach," in: Science in Archaeology: A Survey of Progress and Research, 2nd edition, revised and enlarged, edited by Don Brothwell and Eric Higgs, pages 229-234, Praeger: New York)

......

V- Những Tương-Đồng Về Thảo-Mộc

A- Thực-phẩm qúy-gía nhất ở Mỹ : Ngô.


— Mỹ-châu, ngô hay bắp là nguồn thực-phẩm chính-yếu, trồng khắp nơi từ nhiều thiên-kỷ trước đây. Còn ở Việt-Nam, ngô cũng như lúa gạo từ lâu là một trong những thực-phẩm chính-yếu nuôi sống dân ta.

Không còn điều gì ngờ vực trong sự kiện hiển-nhiên là chính Mỹ-châu đúng là nơi phát-sinh cây ngô và thổ-dân ở đó trồng ngô trước hết. Vấn-đề ngô có phân-tán đi các vùng khác trên thế-giới hay không, trước thời Kha-luân-Bố vẫn thường được mang ra tranh-luận.

Hình 9- Hình vẽ đầu-tiên của Âu-châu về cây ngô ở Mỹ.

Ngô là kết-quả một công-trình kiên-nhẫn của con người cách nay đã 8,000 năm, đi từ một loài cây dại có hạt rất nhỏ ...

Sau một chuỗi dài những thí-nghiệm lai giống giữa các loại ngô chọn lọc, người Da Đỏ đã tạo ra những thứ cây ngô như hiện nay. Bắp ngô gồm những hạt ngô mọc ra từ một cái lõi. Để bảo vệ hạt ngô, nông-dân Da Đỏ đầu tiên đã gây giống loại ngô bắp có những lớp lá bao bọc như một cái áo chống với thời-tiết và các loài chim, loài sâu phá hoại. Lớp áo này cũng ngăn không cho ngô tự đông nẩy mầm trừ khi có bàn tay người bóc cái vỏ, tách hạt ngô ra rồi ươm xuống đất. Đương-nhiên, ngô hiện nay không còn thể mọc hoang được nữa, sự sinh-tồn của nó chỉ còn nằm trong tay con người mà thôi. (Indian Givers- How the Indians of Americas transformed the World, Jack Weatherford, New York, 1988: 85).

Hình 10- So sánh cây ngô và cây cỏ dại Teosente.

Hình 11- Giả-thuyết về sự biến cải cỏ dại Teonsente thành Ngô.

Cho đến thời-gian gần đây, người Âu-châu vẫn tin rằng chỉ sau thời Kha-luân-Bố, Cựu-thế-giới mới biết đến ngô và ngay sau đó, ngô được trồng khắp nơi trên trái đất. Michael A. Weiner viết: "Việc canh-tác ngô là phần đóng góp lớn nhất của thổ-dân Mỹ-châu trong nguồn cung-cấp thực-phẩm cho cả thế-giới" (Man's Useful Plants, New York, 1976:trang 18).

Sự thật có lẽ khác hẳn vì các cuộc khảo-cứu mới nhất cho biết ngô đã xuất-hiện ở Á-đông hàng ngàn năm nay. Chứng-cớ được tìm thấy rất nhiều và có thể dẫn đến ngộ-nhận là ngô được trồng đầu tiên ở Đông-Dương. Thật thế, ngô được trồng từ lâu ở Cựu-thế-giới nhưng phát-xuất tại một nơi nào đó, không phải xứ ta. (Bài khảo-cứu "Le mais n'est pas originaire de l'Indochine", Haudricourt, André G., trong Proceedings of the 30th International Congress of Americanists, Cambridge, England, 1952: trang 160-161).

Trong những nhà khoa-học chuyên khảo-cứu sâu rộng về ngô trồng ở Mỹ và Đông-Nam-Á, ta cần kể đến tên Tomasz Marszewski. Công-trình tìm-kiếm của ông được đăng trên nhiều tạp-chí khoa-học khác nhau ở Warsaw, Krakow, Ba-lan và ở Mỹ. Sau đây là tóm lược các điểm chính:

1- Tomasz phân-tách ra ba "chuỗi danh-từ nông-sinh" (three series of cultigen names) mà chuỗi đầu tiên gồm có các tiếng gọi "ngô" ở Việt-nam : "kotor","tôr" của người Jarai, cùng với các tiếng "turu", "tara" vùng Nam-Mỹ. Trước đó, ông đã loan-báo việc tìm thấy các phấn hoa rất xưa của ngô đã hóa-thạch ở Á-châu. (Some Implications of the Comparative Studies of the Vernacular Names of Maize and Other Cultigens from South-East Asia, Part 1 & 2, 1987: 101-102 & 105-105, báo Sprawozdania z Posiedzen Komisji Naukowych, Polska Akademia Nauk, Oddzial w Krakowic 28, Warsaw - phần trích-yếu bằng tiếng Anh)

2- Tomasz đặt giả-thuyết về những loại ngô giống cổ xưa đã được đưa vào Đông-Nam-Á từ Mỹ-châu trước thời Kha-luân-Bố do những thủy-thủ khu-vực Việt-Nam (hay Chàm) mang theo trên đường từ Mỹ-châu khi trở về nhà. Sách Tàu thế-kỷ thứ 13 đã đề-cập đến ngô trồng ở các xứ sở phương Nam. Cũng trước đó, ông đã suy-luận ra sự giao-tiếp Á-Mỹ có thể đã sẩy ra hàng ngàn năm trước công-nguyên.(The problem of the Introduction of "Primitive" Maize into South-East Asia, Part 1 & 2, 1978, báo Folia Orientalia 16, 1975: 237-260 & 19, 1978: 127-163, Krakow; và Similarities between the Asiatic and American Indian Languages, báo International Journal of American Linguistics 26, 1960: 265-274).

Gần đây nhất, những tài-liệu của nhà Sinh-vật-học Carl L. Johannessen được công-bố tại cuộc hội-nghị Circum-Pacific Prehistoric Conference ở Seattle, vào tháng 8/ 1989 đã đưa ra bằng-chứng hiển-nhiên là ngô hiện-diện tại Á-châu hàng ngàn năm xưa. (Maize Diffusion to India Before Columbus Came to America, Reprint Proceedings, Washington State University Press, 1989). Johannessan lại cùng với Anne Z. Parker hợp soạn bài "Maize Ears Sculptured in 12th and 13th Century A.D. India as Indicators of Pre-Columbian Diffusion", cho đăng trên báo Economic Botany 43: 164-180. Tài-liệu này được trình-bày trong cuộc hội-nghị các nhà Địa-lý-học Mỹ-châu La-tinh (Merida, 1987). Các tác-giả cho thấy ít nhất tại 3 nơi đền thờ gần Mysore Nam-„n có những hình-tượng bằng đá với 23 chi-tiết hình-thái-học (morphology) rõ ràng về ngô bắp đã xuất-hiện ở „n từ thế-kỷ thứ 12 hay thứ 13.

Chỉ có những chuyến hải-hành xuyên Thái-bình-Dương trước Kha-luân-Bố mới có thể mang ngô từ Mỹ-châu về Việt và về „n được.

Hình 12- Tượng đá vào thế-kỷ thứ 12 ở Nam-„n rõ ràng có tạc hình bắp ngô.

(Hình của Johannessen, báo Economic Botany 43).

Về ngôn-ngữ, chúng ta có thể quả quyết là danh-tự Bắp đã xuất-hiện trong Việt-ngữ từ rất lâu đời. Theo ông Bình-nguyên-Lộc thì các tự-điển xưa đã thấy ghi là miền Bắc vẫn nói Bắp trước khi nói Lúa Ngô. Ông Bình còn đưa ra một biểu-đồ (biểu-đồ số 167) cho rằng không phải chỉ Việt-Nam, mà cả các dân láng giềng như Thái, Cao-Miên và các người Thượng sống trên cao-nguyên cũng biết đến ngô và phát-âm tiếng bắp thành Bốt, rất tương-tự. (Nguồn gốc Mã Lai của Dân tộc Việt Nam, trang 635). Những sắc dân này ít tiếp-xúc với bên ngoài .....

Vì ngô và gạo có gía-trị hàng đầu trong nguồn cung cấp thực-phẩm ở Mỹ và ở Việt, sự chú-tâm nghiên-cứu về phương-cách trồng trọt, sử-dụng và chế-biến chắc chắn sẽ mang lại thêm dẫn-chứng về sự giao-tiếp Việt-Mỹ. Chẳng hạn như ở xứ ta có bánh đa thì Mỹ có tortilla, ta dùng lá chuối gói cơm hay sôi bắp thì Da Đỏ cũng làm tương tự ...

Chứng-cớ sau đây có thể được đặc-biệt chú-ý. Đó là thói quen của dân ta hay ngâm gạo hay ngô vào nước vôi trước khi xay bột gạo làm bánh đúc hay bung ngô cho nở lớn, có thể là một điều học hỏi từ Mỹ-châu đem về.

Bách-khoa từ-điển Funk and Wagnalls New Encyclopedia khi đề-cập đến thực-phẩm trong mục American Indian cho biết người Da Đỏ từ xưa đến nay vẫn thường ngâm ngô với vôi trước khi nấu ăn để lấy thêm chất calcium.

Cách-thức rang ngô bắp cũng lại giống nhau. Để tạo nhiệt-độ cao cho ngô khi rang được nở đều, người Việt chúng ta và thổ-dân Mỹ-châu thường dùng cát, đá bỏ vào đáy chảo, trước khi bỏ ngô vào để giúp cho hạt bắp nở đều.

http://members.tripod.com/luotsong/tdongtha.htm

khoailangsung0
  • Số bài : 22
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2005
RE: Lúa - 04.09.2005 22:53:10
HongYen vào trang Viện lúa Đồng bằng sông Cữu Long có thể tìm thông tin mà HY muốn :
http://www.clrri.org/index.htm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lúa * Khoai - 05.09.2005 05:14:00

khoailangsung0
HongYen vào trang Viện lúa Đồng bằng sông Cữu Long có thể tìm thông tin mà HY muốn :
http://www.clrri.org/index.htm


Chào khoailangsung0 (KLS)

Thật cảm động khi KLS vào đây chia sẻ kinh nghiệm.

Mời bạn dùng khoai lang NÚI tự HY trồng.

HY sống ở Miền Đông Nam Bộ nên biết ít về tên lúa cuả Việt Nam. Loại lúa thiên nhiên trước khi có lúa lai giống khoa học.


Hẹn có mục KHOAI trên đây

Chúc vui với với cơm khoai

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lúa * Ngô - 05.09.2005 05:17:56

http://members.tripod.com/luotsong/tdongtha.htm




<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.10.2005 19:33:12 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trồng lúa nước - 23.10.2005 19:00:33
Văn Minh Việt Nam

.....

Thời thượng cổ, sử Trung Hoa vốn đầy thần thoại và hoang đường cùng thời Văn Lang và triều đại Hùng Vương ở phương Nam, khởi phát từ văn minh lúa nước và khu vực nhân văn Ðông Nam Á , khác với văn minh du mục phương Bắc. Theo cách phân định thời kỳ lịch sử Trung Hoa của sử gia Tây Phương như René Grousset thì thời kỳ Thượng cổ Tam Hoàng Ngũ Ðế cùng một thời với lịch sử Chaldeé; Ðời Xuân Thu Chiến Quốc đi đôi với thời kỳ Hy Lạp - La Mã bên Tây Phương. Thời kỳ Tần Hán cùng thời với đế quốc La Mã (Grousset, Histoire de l’ Asie - L’ Trade et La Chine - Paris 1922). Ðời Hoàng Ðế, văn minh Trung Hoa đã khá, đã làm nhà, dùng xe cộ (hiên viên) và dệt cửi. (Theo sử ký Tư Mã Thiên thì Tam Hoàng là Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng và Tần Hoàng tức Nhân Hoàng). Nghiêu Thuấn được coi là thời đại tốt đẹp nhất, thiên hạ thái bình thịnh trị, vua Nghiêu ở ngôi được 70 năm, vua Nghiêu truyền ngôi cho Tứ Nhạc, ông Nhạc từ chối. Nghiêu ra lệnh tìm người quí thích truyền ngôi. Vào thời này, phương Bắc vẫn còn theo mẫu hệ. Theo truyền thuyết thì vua Ðường Nghiêu (2356 - 2255 trước CN) gả 2 con gái cho vua Thuấn (2255 - 2204 trước CN) rồi truyền ngôi cho ông Thuấn.

Theo sách Mạnh Tử Vạn Chương Thượng kể truyện em vua Thuấn là Tượng đã tính trước, sau khi giết anh thì hai vợ của anh tức là vua Thuấn, tức chị dâu Tượng sẽ về hầu ông ta (tức lấy làm vợ). Về chế độ mẫu hệ Việt Nam, học giả Pháp Louis Finot khảo cứu rất tường tận (xem Louis Finot, Lesgrandes époques de l’Indochine (những thời kỳ trị của Ðông Dương). B.S.E.M.T (Bulletin de la Sociéte d’Enseignement Mutuel du Tonkin). T.XV, II , 87-287), cho thấy thời viễn cổ dân Việt theo mẫu hệ nhưng mẫu hệ Việt Nam khác với mẫu hệ thời Ðường Nghiêu, đã sớm chấm dứt từ triều đại Hùng Vương. (xem: Nguyễn Khắc Ngữ, "Mẫu hệ Việt Nam". Văn Hóa tập san, T.X1, Q.9 - 1962, tr 913-1084).

.....

Giáo sư Cao Thế Dung

>>>>>>>>>>>>>>>

....

....Từ văn hóa Bắc Sơn với rìu Bắc Sơn, đến tận văn hóa Hòa Bình từ 12.000 - 10.000 năm trước Tây Lịch; nuớc ta đã trồng lúa nước (oryza sativa) là cây lương thực trọng yếu của một phần loài người....

......



<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.10.2005 19:03:33 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Làng chổi lúa Trảng Bom - 27.10.2005 13:29:08
Làng chổi lúa Trảng Bom
Monday, October 24, 2005



Cụ già P.T.C, 79 tuổi, con cháu đều đã lớn, ổn định sự nghiệp, nghề chổi mang lại cho cụ niềm vui tuổi già. (Hình: Hương Duyên)



Làm chổi không tốn sức nhiều nhưng phải kiên nhẫn vì bụi nhiều, luôn phải thường trực khẩu trang trên mặt. (Hình: Hương Duyên)


Kiểm tra lần cuối thành phẩm trước khi chổi đem ra thị trường. (Hình: Hương Duyên)



Ðóng thành kiệt cho chổi lúa chuẩn bị xuất ngoại. (Hình: Hương Duyên)


Hương Duyên (Ðồng Nai, Việt Nam)

Trích Phụ Nữ Gia Ðình số 51, ngày 15/10/2005


Ở thị trấn Trảng Bom, tỉnh Ðồng Nai, có cả một khu phố chuyên làm chổi lúa, mỗi ngày sản xuất hàng ngàn sản phẩm chổi để đưa ra thị trường tiêu thụ. Sản phẩm chổi lúa không chỉ bán trong nước mà còn xuất cảng ra thị trường nước ngoài, song điều quan trọng “cây chổi” giúp giải quyết nhiều lao động, đặc biệt là phụ nữ, đem lại thu nhập ổn định cho hàng chục gia đình...


“Ðội quân” đeo khẩu trang


Vào cơ sở làm chổi của anh H.L, chỉ ngồi một chút xem những chị nhân công buộc dây kẽm từng “con lọt” kết thành chổi, chúng tôi đã cảm thấy mùi hắc hắc của bụi hoa phấn từ những cọng cỏ đót dùng để làm chổi, phải lấy khẩu trang ra đeo. “Nghề làm chổi không nặng nhọc lại ngồi trong mát nhưng tội cái là lắm bụi phải đeo khẩu trang suốt”, một chị tay đan những cọng chổi thoăn thoắt, vẫn đeo khẩu trang hướng về tôi nói nghề làm chổi.

Làng chổi tập trung ở khu phố 5, có khoảng 50-60 gia đình làm gia công cho 4 hoặc 5 “ông chủ”.

“Thời gian đầu người làm cứ phải tập trung tại cơ sở để làm chổi, không cho mang hàng về nhà vì sợ thất thoát nguyên liệu (cọng cỏ đót làm chổi - NV). Hầu hết là lao động nữ, những bà còn phải lo việc cơm nước cho chồng con, quản lý nhà cửa... Sau khi lấy ý kiến, đa số chị em bảo nếu được làm ở nhà thì còn gì tuyệt bằng. Thế là tôi giao luôn nguyên liệu cho họ mang về tự làm”, ông chủ H.L người đầu tiên “liều” cho nhân công đem nguyên liệu về gia đình.

Anh H.L tiếp: “Nói liều vì chưa ai làm, vì làm làm như thế thì sợ nguyên liệu bị tiêu hao do người gian... Tin tưởng tôi mới giám trao cả “nồi cơm” cho họ cầm. Bây giờ thấy cái liều của mình đúng, công việc hiệu quả hơn, những chủ khác bây giờ ai cần cũng giao hàng cho họ về nhà làm”.

Chổi lúa làm từ cây cỏ đót vốn mọc đầy trong thiên nhiên, cán chổi cầm làm bằng tre, hoặc chính cọng đót... Ðể hoàn thành một cây chổi phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều khâu làm đơn giản (như tách cỏ đót, bện lại từng con lọt...) có thể tận dụng những những em học sinh, người già phụ giúp. “Chúng tôi là phụ nữ, có tuổi không làm được công nhân, làm chổi tại nhà vừa có thêm thu nhập vừa vẫn đảm bảo được nội chợ, chăn nuôi heo”, chị H cho biết.

Theo tính toán của chủ H.L, nếu người lấy việc làm chổi làm “nghề chính” với công giá 1000 đồng/cây, một ngày làm khoảng 40 chổi, mỗi tháng cũng thu nhập được trên dưới 1 triệu đồng; còn người lấy làm “nghề phụ” cũng tìm thu nhập thêm 400,000-500,00 đồng (hơn 30 đôla)/tháng.


Chổi dân quê xuất ngoại


Anh Trần Ðáo, một “ông chủ” có nhiều nhân công làm thuê nhất và cũng là người đầu tiên tìm con đường cho cây chổi lúa ra thị trường nước ngoài. “Năm 1992 tham dự hội trợ triển lãm, cây chổi của mình được người Ðài Loan và Malaysia hợp đồng mua”, anh Ðáo nhớ lại.

Với kinh nghiệm “3 đời sống bằng cây chổi” (nhà anh Ðáo gốc Quảng Ngãi có truyền thống làm chổi từ thời ông nội - NV) lại sống trong môi trường thành phố Sài Gòn nhộn nhịp thương trường, làm ăn linh hoạt nên anh đã có công “thổi” thêm sinh khí mới cho nghề làm chổi, đảm bảo được đầu bán ra. “Mỗi năm tôi xuất ngoại được 40,000-50,000 thành phẩm ra thị trường nước ngoài, chủ yếu ở khu vựa Châu Á. Nhưng gần đây bị chựng lại một chút vì phải đụng hàng chổi của Trung Quốc qua... phá”, anh thở dài.

Chổi lúa Trảng Bom còn có mặt trên thị trường Mỹ, Canada... (Việt kiều hay tìm mua). Hàng chổi xuất cảng đòi hỏi làm kỹ hơn, cọng đót phải là loại cỏ tốt nhất, đặc biệt cán chổi (tre tầm vông) phải luộc bằng dung dịch chuyên dùng để tránh mối mọt. “Cũng là một niềm hãnh diện, cây chổi lúa vốn là mặt hàng bình dân, được nhà quê mình dùng phổ biến, hầu như nhà nào cũng sử dụng lại có mặt ở nhiều nước, ngay cả những nước phát triển”, anh T. đang đóng kiện hàng chổi xuất cảng tự hào.

Theo anh H.L khó khăn mà “giới chủ” đang đối đầu chính là giá mua nguyên liệu, “từ đầu năm tới giờ, giá cỏ đót tăng vùn vụt, từ 8.2 triệu đồng/tấn cỏ đót, lên 8.4 và hiện giờ là gần 10 triệu đồng/tấn. Nguyên liệu thì giá tăng cao, nhưng giá bán chổi ra thị trường không tăng bao nhiêu, giá nhân công không thể giảm được, chỉ còn cách “tiết kiệm” ơ nhưng khâu khác”. Nguyên nhân giá cỏ đót tăng cao theo anh Trần Ðáo, một phần do thị trường “lạm phát” từ việc giá xăng dầu tăng cao, phần lớn bởi những thương gia Trung Quốc qua tranh mua, đẩy giá tăng cao...

Ông Hoàng Văn Chuyên, trưởng khu phố 5 nói: “Nghề chổi xuất hiện ở Trảng Bom vào thập niên 1990, ban đầu chỉ vài hộ làm, bây giờ hầu như cả khu phố, nếu có hàng đều nghề chổi cũng đem cho gia đình thêm thu nhập, ổn định. Còn một cái “được” nữa của nghề làm chổi là an ninh trật tự đảm bảo, những tệ nạn xã hội cũng thuyên giảm, vì những em học sinh hay đám choai choai những lúc không đi học phải ở nhà phụ làm chổi, nhờ vậy cha mẹ quản lý được con cái”.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=34411&z=2

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lai tạo thành công giống lúa lai chất lượng cao - 19.05.2006 10:52:09
Lai tạo thành công giống lúa lai chất lượng cao


15:00:20, 18/05/2006



Sau khi cho ra đời giống lúa lai mang thương hiệu Việt Nam đầu tiên là Việt lai 20 đoạt giải thưởng khoa học công nghệ năm 2005, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu lúa (Trường Đại học Nông nghiệp I) vừa lai tạo thành công giống lúa lai mới có tên là Việt lai 24.


Trong hai ngày 16 và 17/5, tại các điểm khảo nghiệm đại điện cho các cùng sinh thái như Thái Nguyên, Hà Nội và Hà Nam, Viện Nghiên cứu lúa đã tổ chức ba buổi hội thảo đầu bờ, đánh giá kết quả khảo nghiệm các giống lúa lai do Viện lai tạo, trong đó giống Việt lai 24 đạt nhiều kết quả khả quan, tạo ra một triển vọng mới cho ngành sản xuất giống lúa ở nước ta.

Tại xã Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), đại diện cho vùng đất xấu, bạc màu, Viện phối hợp với Trung tâm giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên sản xuất ba giống do Viện lai tạo là Việt lai 24, TH 3-4 và TH 3-5 trên năm mẫu (0,5 ha) ở xón Y Na 2 với 22 hộ nông dân tham gia.

Kết quả kiểm tra đồng ruộng cho thấy giống Việt lai 24 có thời gian sinh trưởng 120 ngày, cây thấp, cứng, kháng bệnh bạc lá, đặc biệt có khả năng chịu hạn tốt.

Tuy nhiên, đại diện của Trung tâm giống cây trồng tỉnh và xã Tân Cương cũng thừa nhận do việc áp dụng quy trình thâm canh không chặt chẽ (bón ít phân hơn) nên năng suất chỉ đạt bình quân 75 tạ/ha.

Mặc dù vậy, mức năng suất này cũng cao hơn khoảng 15 tạ/ha so với giống Khang dân 18 thường được trồng phổ biến ở đây. Hai giống lai khác là TH3-4 và TH 3-5 cũng cho năng suất khá cao nhưng độ thuần cần được khảo nghiệm tiếp.

Tại xã Đông Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội) và các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm (Hà Nam), đại diện cho đất đồng bằng sông Hồng, do được thâm canh đúng quy trình canh tác mà Viện Nghiên cứu lúa đã khuyến cáo, năng suất của Việt lai 24 đạt bình quân 79-84 tạ/ha.

Đặc biệt, chất lượng gạo của Việt lai 24 được đánh giá là tốt, không bạc bụng. Tuy nhiên, đại điện của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam cũng đề nghị tác giả cần tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật để có thể đánh giá giống Việt lai 24 chuẩn xác hơn trước khi đưa vào cơ cấu giống trong những vụ sau.

Theo tác giả của giống lúa, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, Giám đốc Viện nghiên cứu lúa, thì so với tất cả các giống lúa lai hiện có ở Việt Nam, giống Việt lai 24 có thời gian sinh trưởng ngắn ngày nhất, ít hơn các giống lai nhập khẩu khoảng 15-20 ngày, rất phù hợp để gieo cấy trà xuân muộn và mùa sớm để nông dân triển khai vụ đông đúng tiến độ.

Khi lai tạo, giống lúa Việt lai 24 đã được bổ sung gien Xa21 từ một giống lúa dại, có tác dụng kháng bệnh bạc lá rất tốt. Giống Việt lai 24 đã được khảo nghiệm trong ba năm, qua trên hầu hết các vùng sinh thái, đặc biệt thích hợp với chân ruộng cao nhờ khả năng chống hạn tốt. Riêng trong vụ đông xuân này, Viện sản xuất được 30 tấn giống, gieo cấy trên tổng diện tích khoảng 180 ha.

Với kết quả khảo nghiệm trên, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan hy vọng giống lúa lai Việt lai 24 sẽ góp phần bổ sung cơ cấu giống lúa ngắn ngày, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và giúp ngành nông nghiệp nước ta từng bước chủ động sản xuất giống lúa lai, hạn chế phụ thuộc vào nguồn giống nước ngoài.

(Theo Nhân Dân)


http://www.thanhnien.com.vn/Kinhte/2006/5/18/148979.tno
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.05.2006 10:54:51 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Bộ gen trong cây lúa và triển vọng - 20.06.2006 11:21:35
Bộ gen trong cây lúa và triển vọng

Nguyễn Văn Tuấn

Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v.. Đối với người Trung Quốc, vật quí nhất không phải là ngọc trai hay đá quí, mà là hạt gạo.

Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, mà là ở vùng Đông Nam Á, vì vùng này khí hậu ẩm và là điều kiện lí tưởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên qua, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á và Đông Dương, những nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên [1]. Còn ở Trung Quốc, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử [2]. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch. Ở Trung Quốc và Nhật Bản ngày xưa, chỉ có giai cấp quí tộc hay võ sĩ mới có gạo ăn thường xuyên. Ở Hàn Quốc, người ta có danh từ “annam mi” để chỉ loại gạo nhập cảng từ Việt Nam và các nước Đông Nam Á [3].

Á châu là một trung tâm sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới. Theo thống kê của Cơ quan Thực phẩm Liên hiệp quốc, trên thế giới có khoảng 147,5 triệu ha đất dùng cho việc trồng lúa, và 90% diện tích này là thuộc các nước Á châu [4]. Các nước Á châu cũng sản xuất khoảng 92% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới. Ngày nay, Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất cảng gạo hàng đầu trong thị trường lúa gạo thế giới.

Lúa gạo còn là nguồn lương thực quan trọng cho khoảng 3 tỷ người [hay khoảng 2 phần 3 cư dân] trên thế giới. Trong khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích đất dùng cho trồng lúa lại không tăng, nếu không muốn nói là giảm theo thời gian. Do đó, vấn đề lương thực từng được đặt ra như là một mối đe dọa đến sự an ninh và ổn định của thế giới trong tương lai. Theo dự đoán của các chuyên gia về dân số học, nếu dân số thế giới tiếp tục gia tăng trong vòng 20 năm tới, thì sản lượng lúa gạo phải tăng 80% mới đáp ứng cho nhu cầu sống còn của cư dân mới. Trong điều kiện eo hẹp đó, người ta phải suy nghĩ đến một chiến lược để tăng sản lượng lúa gạo. Một trong những chiến lược quan trọng là ứng dụng công nghệ sinh học vào việc gây giống mới và qua đó, hi vọng sẽ đem lại cho thế giới một nguồn thực phẩm mới, an toàn hơn, và có giá trị dinh dưỡng cao.

Nhưng muốn gây giống mới một cách an toàn, người ta cần phải biết cấu trúc sinh học của cây lúa. Ngày nay, qua tiến bộ của khoa học sinh học phân tử, người ta đã biết được rằng, cũng giống như con người, cái đơn vị sinh học cơ bản nhất trong mỗi cây lúa là tế bào (cells). Mỗi cây lúa được cấu tạo bằng hàng tỷ tế bào. Tất cả các tế bào đều có cấu trúc giống nhau: trong mỗi tế bào đều có một cái nhân (nucleus) nằm chính giữa. Cái nhân này có chứa những chất liệu di truyền mà ta thường gọi là DNA (viết tắc từ chữ deoxyribonucleic acid). Mỗi nhân thường có hàng triệu DNA. DNA gồm có bốn yếu tố hóa học: A (adeline), C (cytosine), G (guanine), và T (thymine). Một mảng DNA tạo thành một gene. Và nhiều gene tạo thành một bộ di truyền, còn gọi là chromosome. Có thể nói một cách ví von bằng cách dùng quyển sách như là một ví dụ: (a) trong sách có 23 chương (chromosome); (b) mỗi chương có nhiều câu chuyện (genes); (c) mỗi câu chuyện có nhiều đoạn văn (exons); (d) mỗi đoạn văn có nhiều chữ (codons); và (e) mỗi chữ được viết bằng các mẫu tự (bases).

Do đó, cũng như con người, gene đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hành sự sinh trưởng, tồn tại, và bảo vệ thực vật, kể cả cây lúa, chống lại các mối đe dọa từ thiên nhiên. Gene có chức năng gửi các tín hiệu hóa học đi đến tất cả các nơi trong cây lúa. Những tín hiệu này có chứa đầy đủ các thông tin, các chỉ thị cụ thể cho các cơ quan trong cây lúa phải hoạt động ra sao. Việc tìm hiểu số lượng gene cũng như cơ cấu tổ chức của gene trong cây lúa là một điều tất yếu để mang lại những tiến bộ mới và quan trọng của bộ môn sinh học.

Tuần vừa qua, hai nhóm nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Di truyền Bắc Kinh (Beijing Genomic Institute, viết tắt là BGI) và Công ty sinh học Syngenta (San Diego, Mỹ)), công bố rằng họ đã gần hoàn tất công trình tìm hiểu cơ cấu tổ chức của hệ thống di truyền trong cây lúa [5]. Nhóm Bắc Kinh cộng tác cùng một nhóm gồm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Di truyền thuộc Trường Đại học Washington (Seattle) nghiên cứu giống lúa có tên là indica, trong khi Công ty Syngenta thì tập trung vào nghiên cứu một giống lúa japonica có hình dạng ngắn hơn giống indica [6]. Đây là một công trình nghiên cứu quan trọng trong khoa học, vì là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người có thể toàn bộ cấu trúc di truyền của cây lúa. Khám phá của công trình nghiên cứu này còn có ý nghĩa mang tầm dóc thế giới, vì trong tương lai các ứng dụng dựa vào các dữ kiện này sẽ có ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên toàn cầu. Một số điểm nổi bật trong công trình của hai nhóm nghiên cứu này có thể được tóm gọn như sau:

Thứ nhất, số lượng gene trong lúa còn nhiều hơn cả trong con người. Theo nhóm nghiên cứu BGI, giống lúa indica (còn có tên là bulu ở Nam Dương) có khoảng 45.000 đến 56.000 genes. Còn nhóm Syngenta thì ước lượng rằng giống lúa japonica (còn có tên là sinica) có khoảng 32.000 đến 50.000 genes. Đây là một sự ngạc nhiên, bởi vì từ lâu người ta vẫn nghĩ con người phức tạp hơn thực vật, và do đó số lượng genes trong con người phải cao hơn số lượng gene trong thực vật. Tuy nhiên, qua công trình Human Genome Project (HGP) vừa được công bố năm qua thì con người chỉ có khoảng 30.000 đến 39.000 genes, hay có ước đoán mới đây là 34.000 đến 35.000 genes [7]. Do đó, đứng trên phương diện sinh học, có thể nói rằng con người có cấu trúc di truyền đơn giản hơn cây lúa!?

Thực ra, chưa thể kết luận như thế được, vì cần phải hiểu thêm những khác biệt về cấu trúc di truyền trong con người và trong cây lúa. Kết quả nghiên cứu của nhóm BGI và Syngenta cho thấy cấu trúc di truyền trong con người có vẻ phức tạp hơn cấu trúc trong cây lúa. Tính trung bình, mỗi gene trong cây lúa có khoảng 4.500 mẫu tự DNA, trong khi gene trong con người dài đến cả 7 lần (tức khoảng 30.000 mẫu tự).

Tại sao cây lúa có nhiều gene hơn con người? Câu hỏi này đã là một đề tài suy luận lí thú của giới làm khoa học. Theo một thuyết đang được lưu truyền hiện nay thì thực vậy như cây lúa không có khả năng đi lại (chúng chỉ đứng một chỗ!) và trong hoàn cảnh này, cây lúa là đối tượng, là con mồi của nhiều kẻ thù kể cả sâu rầy và môi trường chung quanh. Do đó, cây lúa được tiến hóa có nhiều genes để chống trả lại những đe dọa này và tự bảo vệ lấy mình. Trong khi đó, con người, khi đối đầu với một sự hiểm nguy, có thể bỏ chạy hay ít ra là di chuyển được. Có lẽ sự khác nhau này giải thích một phần nào về sự khác biệt giữa con người trong cấu trúc di truyền.

Thứ hai, so sánh với loại cải xoong Arabidopsis mà cấu trúc di truyền mới được khám phá thì cây lúa có nhiều genes hơn. Cải xoong Arabidopsis có khoảng 25.500 genes, và mỗi gene, tính trung bình chỉ có khoảng 1.000 mẫu tự. Khoảng 81% các genes tìm thấy trong cải xoong Arabidopsis cũng được tìm thấy trong giống lúa indica, nhưng chỉ có 49% genes trong giống lúa indica được tìm thấy trong cải xoong Arabidopsis. Một kết quả tương tự cũng được ghi nhận khi so sánh giữa giống lúa japonica và cải xoong Arabidopsis.

Thứ ba, mặc dù giữa con người và cây lúa có một số genes có cấu trúc DNA giống nhau, nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy gene được luân chuyển giữa cây lúa và con người. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong cuộc tranh luận gần đây về thực phẩm được thay đổi gene, bởi vì nó phủ nhận giả thuyết rằng khi con người tiêu thụ thực phẩm được thay đổi gene, như gạo chẳng hạn, thì những genes trong hạt gạo không có khả năng truyền vào con người. Nói một cách khác, các thực phẩm hay trái cây được thay đổi gene có thể không làm thay đổi cấu trúc gene của con người.

Tuy nhiên, dù công bố này thể hiện một một bước tiến dài trong lịch sử nghiên cứu di truyền, nhưng nó cũng chỉ là một bước đầu, vì từ giai đoạn này đến giai đoạn kế tiếp như ứng dụng gene vào việc chế biến hay tạo giống mới là một thách thức lớn. Thực vậy, dù cho công trình này có hoàn tất nay mai, thì chúng ta chỉ mới biết được cấu trúc di truyền mà thôi. Nói một cách ví von, chúng ta chỉ mới biết được bản đồ, nhưng chưa biết trong từng vùng (trên bản đồ) có chứa gì và hoạt động ra sao. Do đó, giai đoạn kế tiếp là tìm hiểu mối tương tác giữa genes và môi trường, hay giữa quan hệ genes và genes mới là một thách thức lớn và đòi hỏi tri thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả tin học và toán học. Theo chúng tôi, giai đoạn thứ hai này, còn gọi là thời đại sau bộ di truyền (post-genomic era), mới là một thời kỳ hấp dẫn và huy hoàng của di truyền học.

Trong nghiên cứu y học, sau khi bộ di truyền trong con người được công bố hơn một năm qua, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã và đang tiến sâu vào lĩnh vực nghiên cứu các chức năng cơ bản của genes. Nhưng dù thế giới đã chi ra một ngân sách khổng lồ và hàng vạn nhà nghiên cứu bỏ ra nhiều năm làm việc, kết quả vẫn còn rất khiêm tốn. Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm được tất cả các genes có liên quan đến các bệnh phức tạp như ung thư, suyễn, tiểu đường, loãng xương, v.v.. Qua kinh nghiệm nghiên cứu trong con người, có thể nói việc phát triển các giống lúa mới bằng công nghệ di truyền học là một vấn đề lâu dài và thách thức lớn.

Đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp, đứng vào hàng thứ hai trên thế giới về xuất cảng gạo, những vấn đề được đặt ra sau bộ di truyền lúa được công bố cũng là những thách thức lớn. Vấn đề cần được đặt ra là phải tận dụng những kết quả nghiên cứu này như thế nào để đem lại lợi ích kinh tế cho nước nhà. Chúng tôi thấy có thể phát họa một vài phương hướng như sau:

Thứ nhất, cần phải đầu tư nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất vào việc nghiên cứu di truyền. Phải nói ngay rằng lực lượng khoa học gia Việt Nam làm việc trong sinh học và công nghệ sinh học còn quá mỏng, chưa có khả năng cạnh tranh cao với các nước khác trong vùng. Do đó, cần phải có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu di truyền học, và từ đó đẩy mạnh việc đào tạo thêm các chuyên viên có trình độ cao trong ngành công nghệ sinh học.

Thứ hai, nên chú trọng đến bộ môn Thông tin Sinh học (còn gọi là bio-informatics). Đây là một bộ môn mới kết hợp các kỹ thuật máy tính, toán học và di truyền học, để tìm hiểu cấu trúc và hoạt động của các genes trong mạng lưới sinh học. Với một bản đồ genes, cộng với sự tiến bộ về kỹ thuật thông tin học, bộ môn nghiên cứu này có mục đích lâu dài là “cá nhân hóa” gene cho từng đặc điểm hay bệnh lí. Có thể nói đây là một cơ hội cho Việt Nam, vì song song với việc phát triển tin học như hiện nay, cần phải phát triển cả công nghệ thông tin sinh học.

Thứ ba, tập trung vào việc nghiên cứu chức năng của genes (còn gọi là functional genomics). Nói một cách khác, đây là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu tìm hiểu chức năng của genes trong việc tăng trưởng và sản phẩm. Chẳng hạn như tìm hiểu xem genes nào có khả năng đề kháng sâu rầy, genes nào có khả năng chịu nước/khô, v.v. Tất nhiên, genes cũng không thể vận hành một mình, mà cần phải phối hợp với các genes khác hay môi trường để gây tác động; do đó tìm hiểu mối tương tác này cũng là một hướng nghiên cứu rất cần thiết. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ sinh học, các nhà nghiên cứu có thể thử nghiệm chức năng của hàng vạn genes trong một con chip điện toán.

Nói tóm lại, việc công bố bản đồ genes của cây lúa đang mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ sinh học, và cung cấp một cơ hội cho những ai thích [hay có ý định] dấn thân vào một ngành nghiên cứu hấp dẫn trong thế kỷ 21, thời đại từng được mệnh danh là thế kỷ của công nghệ sinh học.

http://www.ykhoanet.com/binhluan/03.htm


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lúa Nước - 07.09.2006 14:57:56
.......

3.11 - Dân số Việt Nam

Tài-nguyên chính của một nước là dân-chúng. Dân số Việt Nam tăng khá nhanh. Từ đầu thế kỷ thứ 20, dân số nước ta khoảng 19 triệu người. Đến giữa thế kỷ, lên đến 25 triệu người. Cuối năm 1988, dân số Việt Nam tăng tới 67 triệu người, mật-độ trung-bình là 204 người trên một cây số vuông. Cuối năm 1999 dân số Việt Nam là 78,7 triệu. người. Hiện nay, chắc chắn dân chúng ta đã ngoài 80 triệu người.


Hình 58. Bản-đồ ghi đia-danh các Châu ngày trước


Dân-cư Việt Nam phân-phối không đồng đều, phần lớn đồng bào ta tập trung ở những miền có nhiều tài-nguyên thiên-nhiên dễ khai-thác và ở các đô thị, thành-phố, các trung-tâm kỹ nghệ... Dân ta sống gắn bó với ruộng vườn, làng mạc nên tỷ số đồng bào ở nông thôn bao giờ cũng cao, ước lượng có thể lên tới 85% dân số.[116]


Hình 59. Cấy lúa trên Ruộng nước- Hình-ảnh trên tờ giấy “cinq piastres” của Banque de l’Indochine, lưu-hành đầu thế-kỷ 20.


.....

http://vinhbacviet.tripod.com/chuong3.htm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lúa Nước - 16.04.2008 22:31:57



Các khoa học gia nói cần nhanh chóng thay đổi phương thức canh tác


16/04/2008






" hspace=2 src="http://www.voanews.com/vietnamese/images/AFP_Indoneisa_rice_farmers_190.jpg" width=190 vspace=2 border=0>

Phúc trình cho thấy nông dân tại nhiều nước trên thế giới thụ hưởng được rất ít từ công sức của họMột nhóm chuyên gia nông nghiệp quốc tế mới đây nhận định rằng phương thức canh tác trên thế giới cần phải nhanh chóng thay đổi để có thể giúp ích hơn cho tầng lớp người nghèo, và tránh tình trạng làm hư hại môi trường.
 
Hôm thứ ba vừa qua, nhóm khoảng 400 khoa học gia đã đưa ra một cảnh báo trong phúc trình do Tổ chức Phát triển Khoa Học và Công nghệ Nông nghiệp Quốc tế phổ biến.
 
Các nhà khoa học nói rằng kỹ thuật hiện đại đã giúp gia tăng sản lượng đáng kể, tuy nhiên lợi ích không được phân phối đồng đều. Các chuyên gia ước tính rằng có khoảng 850 triệu người hiện vẫn chịu cảnh đói kém trên toàn thế giới, và mỗi năm lại có thêm khoảng 4 triệu nạn nhân mới.
 
Phúc trình nói rằng nông dân tại nhiều nước trên thế giới thụ hưởng được rất ít từ công sức của họ, và họ thường không được trang bị và huấn luyện đầy đủ những kiến thức khoa học nông nghiệp.
 
Các khoa học gia nói rằng các phương thức canh tác hiện nay có thể cải thiện được bằng cách kết hợp các loại giống cho sản lượng cao với những cách thức bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên như đất, nguồn nước, rừng...
 
http://www.voanews.com/vietnamese/2008-04-16-voa9.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lúa Nước - 16.04.2008 22:34:47
Bài đọc thêm
 
>>>>>>>>>>>>>>>
 




Chủ tịch WB kêu gọi trợ giúp các nước bị khủng hoảng lương thực


14/04/2008


Các nhà hoạch định chính sách kinh tế từ khắp nơi trên thế giới đã kết thúc cuộc họp ở Washington với lời kêu gọi trợ giúp cho các nước bị tác động nặng nhất của tình trạng giá cả thực phẩm tăng vọt trong thời gian gần đây. Từ Washington, thông tín viên Barry Wood của đài VOA có bài tường thuật sau đây.
 






Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick kêu gọi thành lập ngân quĩ 500 triệu đôla để tiến hành chương trình cứu trợ khẩn cấpChủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick tuyên bố rằng cần phải giúp đỡ các nước đang gặp nạn đói vì giá cả thực phẩm tăng vọt. Giá cả của nhiều loại ngũ cốc đã tăng gần gấp đôi trong năm vừa qua và mang lại những tác động nghiêm trọng cho những nước nghèo như Haiti và Bangladesh. Ông Zoellick cho rằng cần phải thành lập một ngân quĩ 500 triệu đô la để tiến hành chương trình cứu trợ khẩn cấp.
 
Ông Zoellick nói: "Chúng ta cần phải chi tiêu cho những nhu cầu cấp thiết. Ngay bây giờ. Chúng ta cần phải mang thức ăn tới cho những người đang đói. Đây là một vấn đề rất rõ ràng."
 
Ông Dominique Strauss-Kahn, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã tham dự cuộc họp hôm chúa nhật. Ông cảnh báo rằng áp lực lạm phát của giá thực phẩm ngày càng tăng có thể khiến cho hàng triệu người bị rơi trở lại vào cành nghèo túng.
 
Ông Strauss-Kahn nói: "Tất cả những gì mà chúng ta đã đạt được trong vài thập niên qua có thể bị mất đi một cách nhanh chóng vì cuộc khủng hoảng phát sinh từ tình trạng giá cả thực phẩm leo thang."
 
Tại Châu Á, giá gạo đã tăng hơn 75% trong vòng 3 tháng vừa qua và một số các nước xuất khẩu gạo đã hạn chế lượng gạo xuất khẩu.
 
Các nhà hoạch định chính sách đã đến Washington để dự hội nghị mùa xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Mọi người đều quan tâm sâu sắc tới tình hình xuống cấp một cách đột ngột của triển vọng kinh tế thế giới. Tỉ lệ tăng trưởng đã giảm tới mức chậm nhất trong vòng 5 năm trong lúc giá lương thực và nhiên liệu tiếp tục gia tăng. Những tổ chức cho vay đã trở nên do dự hơn trong việc cung cấp tín dụng sau khi xảy ra vụ khủng hoảng tín dụng mua nhà ở Hoa Kỳ cách nay 8 tháng.
 






Người biểu tình Haiti ăn cỏ trước mặt nhân viên gìn giữ hòa bình LHQ để phản đối tình hình giá cả thực phẩm tăng cao Trong lúc nhiều nước thuộc thế giới đang phát triển bị khốn đốn, các nước xuất khẩu dầu lửa đang thu được những khoản tiền lớn vì giá dầu đã tăng gấp bốn lần trong 5 năm qua. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông Robert Zoellick kêu gọi các nước xuất khẩu dầu gia tăng những khoản đầu tư vào các quốc gia Châu Phi.
 
Ông Zoellick nói: "Chỉ cần dành ra 1% của các ngân quĩ đầu tư chủ quyền, phần lớn có cơ sở ở Trung Đông, để đầu tư vào Châu Phi thì chúng ta cũng có được 30 tỉ đô la để mang lại phát triển, tăng trưởng và cơ hội cho Châu Phi."
 
Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới cũng kêu gọi các nước giám sát chặt chẽ hơn các thị trường tài chánh và kết thúc vòng đàm phán quốc tế nhằm dỡ bỏ các rào cản mậu dịch.

http://www.voanews.com/vietnamese/2008-04-14-voa12.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lúa Nước - 16.04.2008 23:00:21
Gạo
 
>>>>>>>>>>>
 




3.
TT Bush ra lệnh tăng thêm 200 triệu đôla viện trợ lương thực khẩn cấp
Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới Robert Zoellick cảnh báo rằng giá gạo tăng vọt có thể làm cho 100 triệu người lún sâu vào tình trạng nghèo khó hơn
15/04/2008


4.
Hậu quả của lạm phát ở Châu Á đối với giới tiêu thụ Tây phương
Tình trạng lạm phát và vật giá gia tăng tại các nước Châu Á đã bắt đầu tác động đến giới tiêu thụ tại các nước Tây Phương. Trong những ngày gần đây, giá cả các mặt hàng nhập khẩu từ các nước châu Á đồng loạt gia tăng, nhất là giá thực phẩm
14/04/2008


5.
Chủ tịch WB kêu gọi trợ giúp các nước bị khủng hoảng lương thực
Các nhà hoạch định chính sách kinh tế từ khắp nơi trên thế giới đã kết thúc cuộc họp ở Washington với lời kêu gọi trợ giúp cho các nước bị tác động nặng nhất của tình trạng giá cả thực phẩm tăng vọt trong thời gian gần đây
14/04/2008


6.
WB kêu gọi quốc tế có hành động đối với giá lương thực gia tăng

14/04/2008


7.
Nhân viên gìn giữ hòa bình LHQ bị bắn chết ở Haiti

13/04/2008


8.
Bạo loạn vì giá lương thực tăng cao ở Bangladesh

12/04/2008


9.
Cơ quan lương thực LHQ dự báo giá ngũ cốc sẽ tăng mạnh

11/04/2008


10.
Không có khủng hoảng gạo ở Việt Nam

11/04/2008


11.
EU, LHQ: Giá lương thực tăng ảnh hưởng tới dân nghèo trên thế giới

08/04/2008


12.
Việt Nam vẫn dư số lượng lớn gạo để xuất khẩu

08/04/2008


13.
Giá gạo tăng kỷ lục

07/04/2008


14.
Dân Châu Á đổ xô đi mua gạo
Các cửa hàng tạp hóa tại Hồng Kông đã bổ sung thêm gạo sau khi nhiều người hốt hoảng mua gần sạch số gạo bày bán trên các quầy hàng
04/04/2008


15.
WB: Giá thực phẩm tăng cao đẩy 33 nước vào tình trạng bất ổn

03/04/2008


16.


 


17.
Việt Nam, Ấn Ðộ hạn chế xuất khẩu gạo

28/03/2008


18.
Nguồn cung ứng lương thực: Mối lo của các nước nghèo ở Châu Á
LHQ cảnh báo rằng dự trữ lương thực trên toàn thế giới đang giảm xuống một mức thấp đáng báo động so trong nhiều thập niên qua, và thực tế là giá lương thực đang tăng mạnh vốn có thể gây ra nạn đói đe dọa nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới
28/03/2008


19.

 


20.
 


21.
Các nước Châu Á tìm kiếm biện pháp để đối phó với giá gạo gia tăng

27/03/2008


22.
Giá gạo tăng gây khó khăn trong việc trợ cấp cho dân tỵ nạn Miến Điện

26/03/2008


23.
Philippines ký thỏa thuận mua gạo từ Việt Nam

26/03/2008


24.
LHQ xem khoai tây là thực phẩm của tương lai

26/03/2008


25.
Công cuộc kỹ nghệ hóa đe dọa tới an ninh lương thực của Việt Nam

24/03/2008


26.
Virut, sâu rầy ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đến các nước lân cận
Khu vực nông nghiệp của Việt Nam đang phải đối phó với những vụ bộc phát bệnh và sâu rầy có thể  đe dọa đến các nước lân cận như Trung Quốc, theo nhận định của một chuyên gia hàng đầu thế giới về lúa gạo
20/03/2008
http://www.voanews.com/vietnamese/search.cfm

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 32 bài trong đề mục