Lúa Nước
Thay đổi trang: < 123 | Trang 3 của 3 trang, bài viết từ 31 đến 32 trên tổng số 32 bài trong đề mục
HongYen 17.04.2008 09:50:56 (permalink)
Bài đọc thêm
 
>>>>>>>>>>>>
 










13 Tháng 4 2008 - Cập nhật 12h54 GMT
 





Vì sao giá lương thực thế giới leo thang?
 










Giá lương thực tăng cao trong năm qua
Giá lúa mỳ, gạo và ngô đã tăng gần gấp đôi trong năm qua. Nhưng không chỉ những mặt hàng nông sản đó tăng giá trên thị trường quốc tế.
 
Mọi chuyện diễn biến xấu tới mức các cơ quan viện trợ nhân đạo trên thế giới phải cơ cấu lại các chương trình của mình.
Vậy vì sao giá cả lương thực tăng và giải pháp có thể sẽ là gì?
BBC đặt ra một số câu hỏi và đưa ra câu trả lời về tình hình lương thực trên thế giới:
 
Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Một số mặt hàng lương thực cơ bản tăng cao trên thị trường quốc tế.
Giá lùa mỳ tăng gấp đôi trong chưa đầy một năm, trong khi các nông sản khác như ngũ cốc, ngô và đậu nành có giá cao hơn mức trung bình những năm 90.
Giá gạo và cà phê tăng cao nhất trong vòng mười năm, và tại một số nước, giá sữa và thịt tăng gần gấp ba.
 
Tại sao giá cả lương thực leo thang vào lúc này?
Đây có thể được coi là sự chấm dứt của thời kỳ “Goldilocks” đối với các mặt hàng lương thực cơ bản toàn cầu.
 
“Goldilocks” được coi là thời kỳ kéo dài suốt hơn 30 năm, mà trong thời kỳ đó, giá các mặt hàng thực phẩm cơ bản không quá cao cũng không quá thấp, mà luôn giữ ở mức “bình bình”.
Phần lớn trong thời kỳ này, giá cả các mặt hàng lương thực trọng yếu như lúa mỳ, ngô và đậu tương trên thực tế đã giảm.
Ngoài ra, thời kỳ này, dự trữ lương thực ở mức thấp nhất từ trước tới nay do các nước thấy không cần thiết phải tích trữ.
Nhưng dường như thời kỳ ổn định kéo dài này đã đến hồi kết.
 
Phần đông các nhà bình luận tin rằng chúng ta đang đứng trên đỉnh của thời kỳ bất ổn mới, và giá cả leo thang sẽ còn kéo dài một thời gian nữa.
 








Giá cả lương thực leo thang khiến nhiều chính phủ đứng ngồi không yên
Ai được, ai mất?
Những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất không ai khác chính là người nghèo khổ sống tại các thành phố ở những nước đang phát triển, vốn đối mặt với tình trạng lương thực nhập khẩu tăng giá trong khi nguồn thu nhập thấp.
 
Những cuộc bạo động vì lương thực từ Haiti cho tới Indonesia đang gây ra bất ổn chính trị.
Ngân hàng Thế giới cho rằng giá cả lương thực tăng cao có thể khiến các nước đang phát triển không hoàn thành mục tiêu cắt giảm đói nghèo quốc tế.
Nhưng đối tượng được lợi chủ yếu lại là nông dân ở những nước giàu hay các quốc gia đang nổi lên như Mỹ, Brazil, Argentina, Canada và Australia, nhưng người đang thu về bộn tiền do giá nông sản tăng.
Một số người dân nghèo cũng hưởng lợi từ việc giá cả tăng.
Vậy nguyên nhân chủ yếu do đâu?
Nguyên nhân đầu tiên về chuyện giá cả leo thang đó chính là sự gia tăng của dân số thế giới, vốn được dự báo sẽ tăng lên chín tỷ người giữa thế kỷ 21.
Điều đó dẫn tới nhu cầu lương thực khổng lồ, và cùng lúc tạo áp lực lên một loạt các nguồn tài nguyên như đất, nước và dầu mỏ.
Tuy nhiên, ẩn sau những con số về dân số thế giới là một yếu tố khác thậm chí đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đẩy cao giá cả.
 
Đó chính là điều thần kỳ đang đẩy nhanh các nền kinh tế đang lên như Trung Quốc và Ấn Độ.
Nói một cách thẳng thắn, người giàu tiêu thụ nhiều hơn người nghèo, mà sự phát triển kinh tế này đang tạo ra một loạt những người tiêu dùng trung lưu, vốn mua nhiều thịt và đồ ăn chế biến sẵn hơn.
 
Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) ước tính rằng thực phẩm chế biến hiện chiếm tới 80% số lượng thực phẩm và bia rượu bán ra.
 
Ngoài lý do chính đó, còn yếu tố nào khác làm đẩy nhanh giá cả không?








Biểu đồ tăng giá của gạo
Số lượng người có thêm trên hành tinh tạo áp lực lên môi trường, và không thể không nhắc tới tình trạng biến đổi khí hậu.
Hiện trạng sa mạc hóa đang ảnh hưởng mạnh tới Trung Quốc và các vùng hạ Sahara của châu Phi., trong khi lụt lội và sự biến đổi lượng mưa lại đang có tác động không nhỏ tới sản lượng nông nghiệp.
 
Thêm nữa, tình trạng nóng ấm toàn cầu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy giá cả tăng cao: sự chuyển dịch trong quá trình sản xuất nông nghiệp từ lương thực sang năng lượng sinh học.
 
Quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học sạch ethanol (vốn được chế ra từ các loại nông sản) chiếm tới khoảng 30% sản lượng ngô của Mỹ vào năm 2010, tức là nhanh chóng chiếm đất sản xuất lương thực, khiến bột ngô trên thị trường quốc tế tăng cao.
 
Vậy giải pháp là gì?
Nhiều quốc gia đã trợ giá lương thực, và Ngân hàng Thế giới cũng đã kêu gọi trợ giá nhằm giúp người nghèo.
Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc cần thêm khoảng 500 triệu dollar Mỹ nhằm lấp đầy lỗ hổng trong khoản cứu trợ lương thực khẩn cấp của họ.
 
Trong chiến lược dài hạn, các tổ chức cứu trợ quốc tế kêu gọi nhiều tiền viện trợ hơn nữa nhằm giúp sản xuất lương thực ở các nước đang phát triển.
 
Cho tới nay, chỉ có một phần nhỏ khoản cứu trợ nước ngoài là để giúp đỡ nông dân, nhưng Ngân hàng Thế giới cho biết sẽ tăng gấp đôi viện trợ nông nghiệp châu Phi lên 800 triệu dollar Mỹ.
 
Cuộc khủng hoảng lương thực cũng sẽ làm phức tạp thêm vòng đám phán thương mại Doha sắp tới, vốn sẽ tập trung vào nông nghiệp.
 
Các tổ chức như Oxfam cũng muốn bảo vệ các nhà nông nhỏ lẻ cũng như các cơ quan marketing nông nghiệp tại các quốc gia phát triển trước yêu cầu đòi mở cửa toàn diện thị trường của các nước giàu.
 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/04/080413_qa_worldfoodhike.shtml
 

 
#31
    HongYen 02.09.2008 01:29:39 (permalink)
     Quê hương cây lúa nước
     
    Các nhà khoa học như A.G. Haudricourt & Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman (1970)... đã lập luận vững chắc và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng rất sớm của thế gới[1].
    Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, là ở vùng Đông Nam Á vì vùng này khí hậu ẩm và có điều kiện lí tưởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên gần đây, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á, những nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên[2]. Còn ở Trung Quốc, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử[3]. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch[4].
    Ngày nay, giới khoa học quốc tế, kể cả các khoa học gia hàng đầu của Trung Quốc đồng thuận cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa.

     Hiểu thế nào là Văn minh lúa nước......
    http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_minh_l%C3%BAa_n%C6%B0%E1%BB%9Bc#Qu.C3.AA_h.C6.B0.C6.A1ng_c.C3.A2y_l.C3.BAa_n.C6.B0.E1.BB.9Bc
     
    #32
      Thay đổi trang: < 123 | Trang 3 của 3 trang, bài viết từ 31 đến 32 trên tổng số 32 bài trong đề mục
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9