Một ngày ở bệnh viện,
Huyền Băng 20.02.2009 05:27:36 (permalink)
Một ngày ở bệnh viện,
 
Đã lâu rồi tôi tránh tiếp xúc những nơi đông đảo vì không muốn nhìn những việc mà tôi không thích. Sáng hôm nay tôi phải đi và nơi đó là bệnh viện. Một bệnh viện lớn nhất nhì thành phố Hồ Chí Minh – Bệnh viện Chợ Rẩy. Đứng bên ngòai nhìn vẽ khang trang với 10 tầng lầu cao tôi thấy khá tin tưởng vào bệnh viện. Vào trong, vẫn sạch sẽ với những quầy thuốc, quầy thâu tiền nhận bệnh mới toanh cũng khá ấn tượng. Bước vào cuộc tôi thấy vô vàn vấn đề phức tạp. .. Tôi lấy phiếu sau một người đàn bà hơi có da thịt, nhưng do không chú ý tôi không nhìn thấy mặt chị ta. Hai cô nhân viên cấp số thứ tự nói chuyện với nhau, bà này lại đi khám bảo hiểm y tế, mau chạy lên phòng trên để nói với bác sĩ đừng cấp thuốc, bã khám nhiều lần quá bảo hiểm không chi trả đâu. Tôi rất ngạc nhiên vì điều mình vừa nghe thấy!
 
Thời gian gần đây nhà nước ở Việt Nam ta phổ cập vấn đề mua Bảo hiểm y tế, và do có nguồn dư luận Bảo Hiểm Y Tế giờ cũng tốt, nên mọi người đổ xô nhau mua, và khám bệnh khi cần thiết.
 
Vấn đề Bảo hiểm là vấn đề làm ăn, thông thường lợi nhuận rất cao. Trong giai trò trung gian, công ty lấy tiền người đóng bảo hiểm đầu tư, sinh lợi, và cấp lại cho những ai gặp vấn đề, điều dĩ nhiên là không phải mọi người đóng bảo hiểm đều gặp vấn đề và người bán bảo hiểm nói chung được hoa hồng rất hậu hỷ. Riêng ngành Bảo hiểm Y Tế các đơn vị, nhà thương công tư đua nhau vào cuộc bán hợp đồng!!!
 
May mắn hơn một vài bệnh nhân phải nằm ngồi xe lăn, giường bệnh, tôi và một số đông người đông người phải ngồi la liệt để chờ đến phiên khám chữa bệnh. Nhìn giòng người đau ốm bệnh tật vất vưởng quanh mình tôi thấy thương cho số kiếp con người lúc đau bệnh và nhất là người mà tài chính không thỏai mái lắm.
 
Câu chuyện quanh tôi nhiều vô số kể, nào là hai vợ chồng đều ốm đau bệnh họan đã hơn năm nay, cùng đến chữa bệnh, chồng thì khám khoa niệu, vợ thì khám khoa nội thần kinh. Công việc làm ăn buôn bán phải dẹp hết để lo chạy chữa bệnh tật. Người thì không may mắn, nhiều lần gặp tai nạn xe cộ, chấn thương đủ chỗ, sức khỏe yếu chồng phải dẩn đi , không đủ sức ngồi lâu phải ngã người trên ghế. Kẻ thì nhà tận Long An, con mới 9 tuổi, mắc bệnh kém trí tuệ, nhưng phải gởi cho người giữ trẻ để đi khám bệnh từ sáng sớm. Nói chung ở hàng ngàn tình cảnh mà tình cảnh nào nghe cũng bức xúc.
 
Bước vào bên trong phòng khám, hình ảnh bên ngòai của bệnh viện Chợ Rẩy biến mất trong tôi, một căn phòng dã chiến khỏang hai thước được kê hai bàn cho hai bác sĩ khám, và hai phụ tá, phòng không biệt lập mà thông phía sau với các phòng khoa kế bên với một lối đi và người qua lại xào xạt. Để khám mắt, bác sĩ kêu bệnh nhân nhìn vào cái khăn lông được treo sau lưng ông ta cách một mét nơi giòng người qua lại. Bệnh nhân của phòng khoa được gọi vào từng hai người, như vậy trên diện tích 6mét vuông lúc nào cũng có ít nhất 6 người hiện diện, vừa ồn ào vừa nhộn nhịp, tôi cảm thấy phục mấy vị bác sĩ có thể làm việc trong một tình trạng như vậy. Nhìn khuôn mặt đừ đẩn của hai vị bác sĩ, tôi thông cảm cho nỗi nhọc mệt của họ, đồng thời tôi cũng nghi ngờ khả năng chính xác trong việc khám chữa bệnh cho toa.
Anh phụ tá bác sĩ hỏi một bệnh nhân:
-         Giấy của chị trể rồi.
-         Dạ anh thông cảm, nhà tôi xa .
Tôi chẳng hiểu trể là trể thế nào, chỉ nghe anh ta trả lời.
-         Xa gì mà xa, từ Bình Phước xuống đây đâu có xa! Tôi nghe mà buồn cười vì có thể đường đi mấy chục cây số không xa lắm nhưng đường vào cổng này có mấy trăm thước thôi nhưng lọt vào thì phải mất mấy tiếng.
 
Có một chị xài bảo hiểm y tế do một nhà thương tư cấp, và giới thiệu lên đây, anh phụ tá và một bác sĩ lại dọ hỏi, bệnh viện này cấp chuyển viện vô tư quá hén, họ hỏi thăm chị để mua bảo hiểm lọai này cho người thân. Tôi không biết họ đùa hay thật. Việc chuyển viện thế nào là việc trao đổi giữa các cơ quan y tế và cơ quan bán bảo hiểm người dân chỉ đi theo tuyến bệnh mà mình cần khám. Nếu sự chuyển viện vô tư của một cơ quan nào đó có gây khó khăn cho bệnh viện Chợ Rẩy thì họ phải liên hệ trao đổi với nhau và đưa ra biện pháp khắc phục, hoặc giả tổ chức thêm phòng ban tiếp nhận bệnh để người đau ốm được khám chữa trong tình thương xót và lòng nhân ái. Người bệnh vừa bị hành hạ thân xác vì căn bệnh, vừa bị dày dò về tinh thần do người làm việc bị quá tải!
 
Mọi người sau khi khám từ các phòng khoa xong lại tập trung ở sân sau, đóng tiền nhận thuốc, vì thuốc bảo hiểm chỉ cấp hai phần bệnh nhân chi trả một phần.Con số cấp phát thuốc mỗi ngày lên đến bảy tám ngàn người qua chương trình Bảo hiểm y tế, Đây là một giai đọan không kém phần gay go. Một người đi khám chữa bệnh thường đi chung với một hoặc hai người. Nếu ở xa, họ phải chờ cùng nhau ra về, và việc chờ đợi khám chữa, lấy thuốc diễn ra từ bốn giờ sáng đến năm sáu giờ chiều là chuyện thông thường . Bệnh nhân chờ đợi la liệt đến phiên mình, tổng lưu lượng người trung bình là mười ba – mười bốn ngàn người một ngày. Một con số tính ra phát khiếp. Bệnh thì kèm với vi trùng, mà tập trung con người bệnh vào một nơi như thế này không biết có ảnh hưởng cho môi trường chung không !
 
Sau khi chờ đợi khỏang hai tiếng đồng hồ đển phiên mình đóng tiền, người bệnh lại tiếp tục chờ đợi cấp thuốc, thời gian chắc cũng độ hai tiếng. Nhân vật nào được kêu tên thì mừng quýnh quáng và lấy được thuốc ra thì thở phào nhẹ nhỏm, coi như thóat được một ngày khám bệnh, nhận thuốc. Trong tinh thần bảo hiểm, việc cấp phát thuốc là nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm, việc nhận thuốc là quyền lợi của người đóng bảo hiểm, đây là một hợp đồng  thương mại hai bên cùng có lợi. Nhà thương là cơ quan trung gian thực hiện hợp đồng (bán thuốc có lời). Thế nhưng tôi nghe cô y tá nói sang sảng trong micro. “Bác sĩ cho anh thuốc như vậy là nhiều lắm rồi, cái nào có thì ở đây phát, không có thì anh ra ngòai mua”  Giọng của một kẻ cả đang thay mặt chủ bố thí. Tôi không hiểu người đại diện cấp phát thuốc này được học tập và hiểu thế nào về hợp đồng bảo hiểm.
 
Một thân nhân của bệnh nhân sau khi lấy thuốc hí hửng ôm mớ thuốc ra ngòai, cũng may anh ta nhìn lại sổ khám bệnh, những giòng chữ ghi toa qua giấy than chẳng có chút nào màu sắc, mọi người nhắc anh ta, vào hỏi lại xem chứ về biết uống như thế nào. Anh ta trở vào xin toa thuốc để photocopy, lạy thượng đế, nếu trong mười mấy ngàn người có vài chục người đã ôm sổ về nhà và uống thuốc như uống bột mì thì mọi việc sẽ ra sao. Một ông đạo tuổi trung niên râu lớm chớm bạc, tu không biết bao lâu nhưng cũng không còn đủ bình tỉnh trước một việc như thế, khi nhận thuốc ông đã to giọng cảnh báo, tôi không lấy thuốc mà toa hướng dẫn không đọc dược đâu nha!
 
Tại sao nhỉ, tại sao không giải quyết được vấn đề ô hợp để đưa đến tình trạng mất thời gian, sức khỏe của người bệnh lẫn người khám chữa bệnh, cấp thuốc. Chẳng nhẽ thời đại tiến bộ thế này mà không giải quyết được những chuyện dường như khá đơn giản hay sao.
 
Rời bệnh viện khi phố đã lên đèn, trong lòng tôi cứ canh cánh về những cảnh tượng mà tôi nhìn cũng những khó khăn mà tôi nghe thấy. Tôi không biết các nước khác trên thế giới có cùng cảnh ngộ như chúng ta không, và nếu như ở đâu cũng thế thì kiếp sống này quả là bể khổ.
 
Tôi lại nghĩ, về vấn đề khám chữa bệnh, tại sao người ta không dọn phòng ốc cho rộng rãi hơn yên tỉnh hơn để việc khám chữa hiệu quả hơn, tại sao bác sĩ, y công không nhìn sâu vào nỗi đau của người bệnh để lời nói nhẹ nhàng tế nhị hơn, làm phương thuốc đầu tiên trong việc điều trị bệnh. Đối với việc cấp phát thuốc, tại sao người ta không phân chia lượng người kia ra làm hai hoặc ba lọai. Với những người địa chỉ vùng xa, ưu tiên để họ nhận thuốc ở một quày riêng trong ngày. Đối với những người địa chỉ nội thành, họ chỉ việc nộp sổ vào với một số tiền tạm ứng nhỏ, để quầy sọan thuốc, hôm sau họ trở vào là chỉ việc đóng tiền nhận thuốc, người bệnh tự đi hoặc thân nhân đi cũng được giải phóng biết bao là con người. Và số lượng con người đó trở về công sở giải quyết bao nhiêu là công việc. Vịêc giải quyết công việc hấp tấp khó tránh khỏi sai lầm, và sai lầm trong y học là một việc khó chấp nhận.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9