CUỘC ĐÀO THOÁT SINH TỬ thái san

Tác giả Bài
thaisan
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.12.2005
  • Nơi: VN
CUỘC ĐÀO THOÁT SINH TỬ thái san - 02.03.2009 20:58:39
 
CUỘC ĐÀO THOÁT SINH TỬ

thái san

 
 
 
Tiếng súng càng ngày nghe rõ hơn, thì lúc này chính bản thân tôi lại phải nằm ngay trong trại giam, trại chuyển tiếp chờ chuyển quân ra chiến trường.

Tôi nghĩ chính chỗ đó thường là điểm yếu của người, lại nữa của quân đội mọi miền, chúng lợi dụng và xốc tới luôn trong cuộc chiến, thường là xẩy ra trong mọi cuộc chiến. Cũng vì tôi đang đứng và sống trên cương vị một sỹ quan hào hùng nhứt trong quân đội miền nam mới vất vả. Nhắn nhủ với lòng, sẽ cố gắng hoàn thành sứ mạng mà chính mình chập nhận theo miền mình tha thiết.

Ngày mai tôi phải về với lửa đạn, tuy nhiên cũng sung sướng nghĩ rằng sẽ được tung bay trong khói súng trở lại vị trí oai hùng của mình.

Trong lúc này đây, phân vân giữa hai ranh giới, nên hay không nên trở lại, và cũng vì sự viết bài phản chiến bị trù dập như thế này.

Tôi đang hận họ, chúng đã quên ơn và trả ơn tôi như vậy sao. Những câu hỏi đặt ra và rồi tự trả lời lấy. Theo tôi thì miền nào cũng vậy.

Khuya lắm rồi tôi quyết định sau khi bàn bạc đôi chút với vài bạn cùng phòng giam. Như vậy là đi, đúng một giờ đêm nay hành sự. Đi về nhà.

 
Đối với tôi chuyện chiến trường thì không mấy quan trọng lúc này, nguy hiểm là vì chúng tôi đã từng nhẩy bắc, tuy nhiên là một phong trào, trốn lính, kể từ lúc cầm nắm cọ vẽ ra phòng tranh rồi bị bắt, nó chuyển hướng, và sống chết có số. Nghĩa là mình chết bây giờ thì ích gì và chiến đấu cho ai, và vì ai v..v…

Chúng tôi suy luận rằng chiến tranh này do sự đặt định sẵn của các nước lớn, và vị thế của chúng ta thuộc hàng tiểu nhược, dù rằng trong sử chép đến đời chúng mình vẫn chưa thoát khỏi bàn tay ngạ quỷ, dạ soa, là bao hận thù nước lớn, thế thiên hoàng của Trung quốc, với siêu cường Mỹ, Âu châu.

Những ý tưởng đó khích lệ, thúc dục. Tôi phải về, rồi muốn ra sao thì ra.

 
Đêm đã khuya…

Tôi sếp xắp xong với bạn bè. Riêng phần tôi, nhét ngay vào bụng một miếng vải của chiếc dù xám thật to. Lăn kềnh ra để ngủ nhưng làm sao chợp mắt, nói chuyện phiếm dăm câu đã đến giờ thi hành.

Ngồi thẳng dậy thì anh em trong “sam” đã ngủ hết, có tiếng ngáy rồi.

Bắt đầu thi hành. Tôi đứng ngay dậy giơ tay bật chắp một cái tín hiệu của ba thằng, ba thằng đã chuẩn bị “nghĩa là cũng không ngủ được”. Tất cả tiến nhanh ra góc hàng rào. Tôi thầm van vái và nghĩ về mẹ tôi và thằng bạn cố tri đã qua đời:

-Mẹ xin giúp con. Thằng Sáng, tao đi đây.

Một thằng chạy đến giả vờ đứng đái ngay cuộn kẽm gai vòng dưới chân, sát tường, cả  trên cao sát tường. Tôi chạy thật nhanh sát tường nhẩy lên vai thằng đứng, trèo lên bờ tường cao khoảng ba mét hơn vắt chân nhanh đứng thẳng. Thì một tràng súng bắn thẳng tôi, nhưng chưa bị trúng, bước chui qua kẽm gai khoanh ngay đỉnh choài người phía ngoài và nhảy cái bộp xuống đất phía trước. Nhẩy.

Phúc bảy mươi đời trúng cái mộ đất nhưng là ụ đất mới mà thôi, chưa xây. Không kịp suy nghĩ gì, thì trời như cứu giúp tôi, một cơn mưa kéo đến. Tôi lấy miếng vải dù trong bụng che quanh người, gói tròn như một cục đá. Khoảng năm mười giây đồng hồ, có toán tuần tiễu đứng ngay cạnh. Có tiếng nói thật to, tiếng miền trung:

-Nó vừa xuống ngay chỗ này sao đã biến đâu mất hay he. Nhưng thực tế chưa biến vì vải dù mầu đen ngấm nước vào khuya sao thấy, họ đứng sát ngay cạnh tôi. Giả sử giơ chân đá ngang là trúng liền. Có lẽ số trời, tôi đăm đăm nhìn thật kỹ có bốn người. Đợi bước đi khoảng mươi mét là tôi di chuyển thẳng ngay đến cạnh một ngôi mộ xây cao sát cạnh bụi cây chuối phía tây, lối đi ra cổng của chuồng ngựa và ngồi sát cạnh đó chờ kèn hụ giải tỏa giờ giới nghiêm của thành phố sẽ hành động.

Tiếng còi hụ tan giới nghiêm là cái còi của xe cứu thương cũng đã báo dễ nhận ra vì vào lúc sáng sớm không tiếng động nào lấn át nổi. Lòng bảo lòng.

-Đi.

Tôi vừa phóng bay qua cây chuối là tiếng ngựa bắt đầu tru, hí, công nhận con ngựa tinh thật. Tôi trèo nhanh qua lưng ngựa vào thẳng trong nhà người coi ngựa.

Công nhận mấy con ngựa thật tinh. Theo lối ra của cửa chuồng tôi đi ra, thật tự nhiên như người nhà vừa bước ra đi lễ chẳng hạn.

 
Sau này tôi mới biết người giữ ngựa là bố nàng. Nếu không tôi biết trước tôi đã chui ngay vào thẳng nhà ông cụ.

Tôi bay thẳng ra đường, đi thẳng là vào trường Văn Đức và quẹo trái là vào cư xá sỹ quan Chí Hòa, nhưng gần như đi nhà thờ, tôi lại quẹo phải.

Ngoài, trên con đường đã sẵn chờ vài người mặc thường phục vừa đổi ca trực vẫn tuần tiễu qua lại. Tôi đoán là toán bảo vệ chìm khu vực trại giam Chí Hòa và toàn bộ khu vực sỹ quan, khu trung tâm quản trị Trung ương. Có lẽ vây quanh toàn khu rất rộng kể từ chợ cá Trần Quốc Toản (3 tháng 2) kéo dài cho hết khu nhà giây thép gió trên con đường (CM tháng 8). Nay đã giải tỏa thành công viên đặt tên là Lê Thị Riêng, và xuyên qua cả khu tiểu đoàn dù bên kia đường Lê văn Duyệt xưa, nay là CMT8. Cũng là đầu ngả sáu Lê văn Duyệt.

 
Thay vì đi thẳng ra đường hồi đó còn gọi là “Lê văn Duyệt”, tôi đi ngược lại trở vào trong đường nhà thờ và cùng lối trường Văn đức rồi quanh qua gần khu nhà thờ và quẹo ngược phải qua nhà giây thép gió đi trở ra, khu xưa kia cả khu vực hay lấy điện trời bằng cách giơ cao tấm vỉ sắt nắp bia chuyền dây. Dùng để thắp đèn dây gồm một dây đất đem vào nhà dùng cao thế, cao tần đốt đèn sáu tấc hoặc thước hai, cũng không sáng hẳn.

Xong đi trở ra ngoài bằng con đường hướng tây sát khu giây thép gió.

 
Nói rõ như vậy ai xưa ở nơi đây ắt hẳn biết đúng.

Đi bộ qua nhà thờ Nam Thái gần ngã ba Ông Tạ tôi đón xe ôm.

Một anh chàng trờ đến tôi hỏi:

-Tôi có bà mẹ ốm nằm Bệnh viện Thánh Tâm khu Hố nai anh dám chở tôi đến không vậy?

-Đi chứ.

 
Trên xe, vừa đi tôi vừa cố ý hù dọa hắn:

-Tôi là thằng lính mới chui bờ rào về tham dự võ đài trên sân Sân Tinh võ Nguyễn Trãi Chợ lớn nên không có giấy phép đâu nhé, nhớ tránh “Quân cảnh”). Vậy về đó thì anh lấy bao nhiêu. Tiếng nói cũng nhẹ và tử tế:

-Ngàn rưởi. Như thế tôi cũng đoán chừng anh ta là người trong nam nên nói tiếng ngàn.

Ngồi sau mình những tưởng yên trí là anh ta sợ và chắc chắn nên một mạch đến Bệnh viện, tới nơi. Tôi nói:

-Nhưng anh cố quá xuống Bùi chu tôi mới gửi tiền chứ. Và xuống đó cũng khoảng sáu bảy cây số gì đó.

Anh ta gật đầu và phát một tiếng ầm à ầm ừ trong họng không rõ. Đến nhà chú em tức sát nhà tôi, bên nội, tức bố tôi. Kể từ ngày mẹ tôi mất chẳng mấy lần thăm nhà. Trên con đường QL01.

 
Sau biến cố bảy lăm, thời nay là ngã ba Trị an, nhà may Tiến.

Đây là một sự thiếu sót của bao gia đình, đó là những hũ mắm trong mỗi nhà thường có, đúng ra tôi cũng chẳng muốn kể lể làm chi, không thể tha thứ nhưng chẳng tự nhiên như vậy. Cha con bất đồng về việc ông cụ tục huyền.Thế thôi. Lẽ ra chuyện này cũng thường tình thôi, nhưng ông tục huyền quá ư là vội vã, mấy ai hiểu được câu “ông nuôi bà”, nhưng ai dè về tới nhà đẻ ra cho cụ bốn đứa con liền.

Tới nơi chú em vội kêu ba ly càfê đen, cùng lúc anh chàng xe ôm móc độp (chiếc súng colt 45) để lên bàn máy may chú em. Mọi người ngạc nhiên, nhưng riêng tôi lại mừng, là vì đúng người nhờ vả rồi, tức là hắn thảng hoặc công an, an ninh quân đội chìm, nhưng cải thiện đời sống bèn chạy xe ôm hai việc cùng lúc. Nghĩa là biết đường trốn lánh không bị bắt.

Nhớ lại lúc nằm chung trong trại tập trung chuẩn bị phân phối đi các quân đoàn, biết sẽ chẳng ngủ nổi lên lợi dụng, bèn mang cái chăn ra xé. Mục đích sẽ buộc vào một cục đá, sau đó ném và kéo “công sẹc ti na” để chui vào và trèo lên có bạn Chiên, Thế “mủ” mang tiếng dân anh chị, sẽ nhớ mãi việc này từ đó nghe tiếng tôi tên Thái là hoảng quay mặt chẳng dám ngó ngàng.

Sau tôi mới biết Thái là trưởng cuộc Cảnh sát khu vực cũng đang bị nhốt giam vừa đánh một dân anh chị xong, nghĩa là tôi hưởng xái.

Nào có ai ngờ một thằng thư sinh, chỉ hay viết lách những gì chẳng rõ lắm, chắc cũng chẳng biết cái gì, nay bỗng dưng làm được những việc tày trời.

Nói chung giữa cái chết và sống con người thường cố níu giữ. Và có thể vì chính đó là sự sinh tồn.

Những tháng ngày qua đi nhớ lại những việc xưa kia cũng phải rởn da gà.

Về nhà.

 
Suy nghĩ cho cùng gần ba tuần lễ tròn, tôi cũng lấy cớ phải trình diện lại đơn vị cũ. Cái chiến thắng được bản thân là chính tôi cũng mừng. Lợi dụng trong sự vụ lệnh khi đi hầu tòa ngày đi có ngày về không nên che dấu mọi người cùng đơn vị là tôi đã được tha bổng, nhưng thực tế đã xử hai năm tù ở truyền giam ngay.

Lúc đó khi nghe tuyên án nhìn vào mặt người yêu rồi tay tháo chiếc đồng hồ seiko five vừa nói:

-Anh chẳng có lo buồn gì, chỉ làm chất liệu cho đời anh mà thôi, em về đi, rồi ta bò lần lên từ sau hai cái ba trăm sáu lăm em ạ.

 
Trước khi đi hầu tòa 131 bến Bạch đằng thì tôi cũng manh nha rồi, tuy nhiên để an ủi. Tôi nói trên đường đi thật nhẹ như cho chính thân mình nghe:

-Nghe tòa xử xong mình đi chơi Sài gòn, thăm bà bác cai Nghiên ở hẻm Ông tiên Phú nhuận xong sẽ về nhé. Nhưng với tội danh chính trị, sao chúng có thể dễ dãi với kẻ phản kháng chúng được, bất kỳ chế độ nào cũng thế thôi.

Thế là đẩy lên xe bịt bùng và lao thẳng vào khám Chí hòa.

Việc làm đầu tiên là ngồi lê từ đầu đến cuối dẫy đầu khu, mấy thằng trật tự phòng, sau này có cả trật tự khu, tổng khu lớn lắm, thu giấy tờ bút, giây lưng hoặc giầy thì đi theo vật dụng sẽ gửi vào kho, tuy nhiên miễn là vật dụng của mình đừng bắt mắt bất kỳ đứa nào, còn không sẽ từ từ ra đi.

Với con số tù QPTA 5031. Ai cũng nói số tù hên, lúc này tôi chưa thấy số hên là gì. Chỉ hơi lo lắng.

Cái số tôi xem và cho rằng có nhiều qúy nhân phò trợ. Phòng tôi số phòng 2C2, sau đổi qua 2A1 sau khi nằm chung phòng cuối cùng cho đến lúc nhảy với những can phạm như Văn chi giám đốc hãng tin Văn chi, chủ tịch công đoàn lao động Gia định, Tổng bí thư Phong trào Cách mạng quốc gia Nguyễn tu Vũ, giám đốc Bắc tài ông Nguyễn văn Tài, lúc vào tù vẫn có đầy tớ chia bài chắn cạ.

Một tên phòng trên bực nhất các phòng, thường hay phải đi vào phòng truyền hình, “phòng điều tra”.

 
Sau khi ông bên ngoại “nhà vợ” tôi ông Hà trọng Tín phó đổng lý văn phòng Bộ Quốc phòng can thiệp thì sau một tuần tôi nhận ba lệnh:

1 Đình chỉ án văn.

2 Thu hồi án lệnh.

3 Phóng thích nhưng ra Lao công Đào Binh.

Thì nay tôi đã có mặt tại đơn vị cũ rồi. Chờ đợi một tuần nữa bộ quốc phòng mới gửi CP xuống về đơn vị.

Họ hoảng loạn là tại sao tôi lại về được đơn vị cũ vậy. Tôi nhìn thẳng vào mặt Đại úy Phú xếp ban bốn tức ban quân xa, hành chánh nói:

-Tôi có sự vụ lệnh mà ai làm sai đâu, nhưng trên thực tế, ở trong Chí Hòa có hai tháng hăm ba ngày mà thôi còn đã chui về hai ba ngày nữa. Trốn sống trong ấp gần đó phía sau đường một.

Chúng tôi sống với cơm tù được ba ngày thì bắt đầu tự nấu bằng đèn cầy, những cái bếp này dường như lúc nào cũng bán sẵn do chính tù nhân làm ra.

 
Chí hòa chia làm nhiều khu.

Khu AB tù đa dạng, ID dành cho cảnh sát, quân cảnh, ED dành cho ngoại kiều, các phòng A,B,C dành cho các cấp cao như cùng lúc tôi có tướng Lam Sơn tự Phan Đình Thứ bị tù về việc bắt thằng trung sỹ cận vệ tá làm trò khỉ, không làm đúng ý ông bắn chết, rồi bị thất sủng nên tù, Trần Tùng chuyên gia mua bán vũ khí. Còn khu AB là những dạng du thủ du thực nổi danh như Lâm thợ điện, Chương khùng, Qúy tử hình, Phú Bò, Vẹn trưởng phòng. Phến, Thông, Sáu Giá, Tư Sự trụ trì chùa Nga My Long Thành chống đối với phó tỉnh trưởng Biên Hòa là Lâm quang Chính, Ca Loan theo, Vũ đình Xứ, Mã thầu Dậu, Mã thầu Coóng khu cầu chữ Y, Tu Vũ tổng bí thư phong trào cách mạng quốc gia tù vì ăn hối lộ một nghìn rưởi cho thằng trốn lính, lúc này ông ta làm trưởng ấp Xóm thuốc ngã năm chuồng chó. Ông cũng buồn rầu chẳng kém chi tôi. Khu BC là những thường phạm mọi tội.

Cho đúng sau một tuần, tôi lấy lý do đi uống càfê trong tù. Quán là một căn phòng cũng là gian nhốt tù, nhưng qua xếp trại được chia chác đàng hoàng vụ đồng ý với nhau, đóng hụi chết hàng tháng cho xếp vẫn cứ mở và kể cả bán thuốc phiện trắng vẫn hằng hà muốn là có. Những cái đó thường chính là của xếp. Ngay buổi chiều đó có cả thằng Mỹ ngay ngòai hè hít phiện trắng.

Cái điều đáng nói là cùng vào trong khu nhà giam với tôi, có kẻ vài ngày sau chết khô trên giá sách “sổ ghi tên tù”, chết khô không còn tí nước, còm nhom nhách.

Những ngày thăm nuôi trong Chí hòa.

Thường đa số gia đình đến thăm nuôi có dành riêng một khu thăm nuôi. Cũng chẳng mấy sạch và cũng chật chội.

Tù được nhà đến thăm nuôi phải tự ghi số tù lên bảng trong phòng bằng phấn trắng, khi về lấy tay chỉ xóa ngang một vạch để trưởng phòng hay trật tự phòng biết đã về, nhưng đó chính là cách chúng quản lý vật chất thì đúng hơn.

Thí dụ một anh chàng vừa thăm nuôi phải nạp cống cho những đàn anh đồ vật là cầm chắc tuy nhiên cũng tùy cách xử trí.

Có những đứa khi về đến phòng một đống chuối cũng chẳng thể nào còn một quả.

Nhưng riêng tôi trời hậu đãi lại thăm nuôi trên phòng luật sư, và ngày thăm nuôi trên bãi đất là ngày cuối cùng. Chú em và cô em đến thăm một lần mà cả mấy người đâm ân hận. Vừa gặp mặt chú thấy xúc động nên đấm thẳng mặt anh một cái muốn té ngửa, làm chị vội vã đưa em xuống khỏi phòng luật sư. Chỉ an tâm khi mang chú về tới nhà.

 
Tôi nhớ cũng khi xưa lúc chú bệnh tâm thần khởi đầu tứ năm 1971 đã nằm bệnh viện chung với nhà thơ Bùi giáng, khi thăm chú tôi mới may mắn gặp được nhà thơ, ông ta cũng mạnh khỏe, tư tưởng thoáng hoạt nhiều khi họ nhận định sai đi như thế. Có vượt thoát mọi tư tưởng mà thôi. Làm sao vượt thoát được khi hai anh em hợp tác đóng tiền cơm gấp đôi cho chú ấy là ba mươi sáu đồng mỗi tháng tuy nhiên vì lý tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa là làm theo năng xuất hưởng theo nhu cầu nhưng nay không có gạo mà hưởng cái nỗi chi.

Tôi chỉ đọc trong những bao bo bo do những nước ngoài cứu đói gửi vào và đem vào nhà máy xay sát “chương trình thực phẩm dành chăn nuôi gia súc thế giới”. Như vậy cái đói của chú em nằm trong dưỡng trí viện là có thực, mà những người chăm sóc chịu đói để nuôi bệnh nhân ư, những câu hỏi đó theo tôi mãi cho đến ngày chú chết bằng cách treo cổ trong bệnh viện.

Vội vàng thăm em, tronh một cái quan tài bằng ván ép một phân rộng thênh thang tôi tiếp cận quan tài nậy lên và nhìn thẳng, chú thấy lưỡi chú dài và ướt sũng đáy quần là cũng đủ để thưa chúng ra tòa. Nhưng ở đây bố tôi không hài lòng và nói:

-Thôi cho em nằm yên đi, chắc chẳng ăn thua gì mà thưa với gửi nữa con ạ.

Nhớ lại lúc mới vào trại giam Chí hòa, thường chỉ mới nghe đến cái tên Thái ai cũng phải rùng mình sởn gáy.

Tôi đã được phân công làm tiểu trưởng ban nhân số, kiêm chứng thư tử vong. Việc làm là kê khai những tên tù vào, ra và chết trong ngày, vì lúc này trại giam nhiều người bị bắt do điều kiện chiến trường đòi hỏi.

 
Thường quân phạm đào là lính trốn phần đông, và chỉ số tù là QPMT “quân phạm mặt trận”. Thường dược xử án tại các trại giam thảng rất nhanh cung cấp quân số thiều thốn cho chiến trường, nghĩa là chỉ trong không quá hai ngày là tiếp tục ra chiến trường.

Theo tôi trại giam này thường ra vào mỗi ngày có đến mươi mười ngàn người trong ngày, đây thường là những LCĐB “lao công đào binh”, có những chàng đào ngũ đến năm sáu sắc lính. Và kỳ này là chỉ thấy vào con đường tử, vừa phạt và vừa cần lính thay thế cho những số quân đã ra đi về cõi miên viễn.

Thật không nỗi buồn nào bằng những ngày này.

Lúc này tôi cũng được chứng kiến những cô gái lúc đến đẹp như tiên ngày ra đi thường chỉ nhìn hình “ngày ra đi”, nay thành những người mẹ già như chị Vân, chị Thanh hay cũng quên hẳn hình bóng chị luôn rồi, quá lâu rồi còn gì. Bởi thế tự nhủ với lòng, nếu còn sống và sanh được một vài đứa con sẽ dậy chúng đừng bao giờ bước vào con đường chính trị.

Vì chính trị là lừa đảo, tuy nhiên cho đến giờ ai cũng vẫn suy tôn một lãnh tụ bảo đạo đức như bác là sai. Thế có thể chấp nhận được không trong con người làm chính trị thì phải đạo đức như thế nào, và ra sao.

Cái này có vẻ chéo cẳng ngỗng như thế nào ý.

 
Vậy ta luận thuyết phản biện theo như ý của các ngài quốc hội xem nào:

Trong binh pháp tôn tẩn, toàn bộ phương cách trí trá của cuộc chiến. Mục đích giữ mạng sống mình là thành công.

Nghĩ cho kỹ đến giai đoạn này có lẽ cái đạo đức quá suy đồi nên các chương trình sửa chữa hay còn gọi là kêu gào đạo đức. Trong chính trị thì ta miễn bàn tại đây là vì thủ đoạn để chiến thắng cho bằng mọi cách.

Nhưng đến giai đoạn này chẳng ai có thể còn hình dung các chiến tranh nữa. Vậy mục đích để chi ai cũng đã hiểu rõ.

Cho đến giá trị tính chất gia đình chung thủy cũng đã mất hẳn đa số cũng đã ly dị, xa bỏ nhau phải đến nhiều phần trăm trong cuộc sống rồi.

Luận bàn chi cho xa vậy thử hỏi có thể là thành quả của ngu dân hóa hay cứ yêu, nằm, đẻ con và nuôi con, và nhớ rằng quên hết mọi sự của người cai trị được nữa không, hay chúng ta lại phải chuyển hóa và một lần nữa phải giáo dục ông dân còn và phải có trách nhiệm với nhau.

Ghi lại những hàng này dù biết còn thiếu rất nhiều. Tuy nhiên nếu còn nhớ được gì sẽ bổ túc trong bài khác.

Xin quý vị cảm thông, và chờ đón .

 
thái san

 
 
 
 
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.03.2010 05:24:47 bởi thaisan >