Cúm gà, vịt, chim...

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 7 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 188 bài trong đề mục
Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Các cuộc hội đàm về bệnh cúm gà - 09.10.2005 11:56:58
Bộ Trưởng Bộ Y Tế Hoa Kỳ dẫn đầu một phái đoàn đi Á Châu

08-October-2005


Bộ Trưởng Bộ Y Tế và Xã Hội Hoa Kỳ, Mike Leavitt


Bộ Trưởng Bộ Y Tế và Xã Hội Hoa Kỳ, ông Mike Leavitt sẽ hướng dẫn một phái đoàn đi Á Châu ngày hôm nay để tham dự một loạt các cuộc hội đàm về bệnh cúm gà.

Ông Leavitt sẽ họp với các giới chức y tế tại Thái Lan, Kampuchea, Việt Nam và lào để hoạch định những kế hoạch đối phó với trường hợp virut cúm gà biến đổi thành một dạng có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Các chuyên gia y tế nói rằng có nguy cơ thật sự là bệnh cúm gà đang lây lan nơi các đàn gia cầm tại Á Châu có thể trở thành một cơn đại dịch trên toàn thế giới.

Trong khi đó nhật báo New York Times nói rằng họ có được một bản thảo kế hoạch của chính phủ Bush để đối phó với trường hợp botc phát bệnh cúm gà nơi con người tại Hoa Kỳ.

Bản dự thảo kế hoạch vừa kể nói rằng Hoa Kỳ hiện chưa được chuẩn bị gì hết trước nguy cơ bộc phát chứng bệnh vừa kể và như vậy thì trước những gì có thể xảy ra Hoa Kỳ sẽ lâm vào một tình cảnh rất đáng sợ.

Báo New York Times nói rằng trong trường hợp đó có thể sẽ có hằng trăm ngàn người bị thiệt mạng, sẽ có tình trạng bạo loạn tại các bệnh viện chích ngừa và các bệnh viện sẽ bị tràn ngập các bệnh nhân.

Kế hoạch vừa kể đề nghị tăng số vaccin chích ngừa sản xuất tại Hoa Kỳ lên 10 lần.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-10-08-voa14.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Châu Âu họp khẩn về cúm gà - 15.10.2005 17:25:42
14 Tháng 10 2005 - Cập nhật 08h20 GMT

Châu Âu họp khẩn về cúm gà


Hàng loạt gia cầm đã bị thiêu hủy tại Thổ Nhĩ Kỳ và Romania


Các quan chức thú y châu Âu đang có cuộc họp khẩn để bàn các biện pháp mới đối phó với nguy cơ cúm gia cầm tại châu lục này.
Người ta cũng đang chờ đợi kết quả xét nghiệm cho thấy liệu chủng virus cúm tại Romania có đúng là loại virus chết người H5N1 đã được phát hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ hay không.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết khả năng này là rất cao.

Ủy hội châu Âu đã ra lệnh cấm nhập gia cầm sống từ Thổ Nhĩ Kỳ và Romania sang các nước khác.

Tại hai quốc gia này, virus cúm dường như đã lây lan sang đàn gia cầm tại các địa điểm nhiều chim di trú.

Trong cuộc họp khẩn cấp ở Brussels, quan chức châu Âu đang xem xét các biện pháp giảm thiểu tiếp xúc giữa chim trời và gia cầm tại các khu vực có nguy cơ cao và khả năng nuôi nhốt gia cầm.

Thuốc chữa bệnh

Trong một cuộc họp khác, các chuyên gia y tế châu Âu sẽ bàn việc đưa ra một khuyến cáo về nguy cơ lây nhiễm ở những người có tiếp xúc với chim di cư.

Chưa bao giờ nhu cầu thuốc phòng cúm lại cao như hiện nay


Mirela Radu, trưởng hiệu dược phẩm tại Bucharest

Các nước châu Âu cũng đang được yêu cầu dự trữ thuốc kháng virus ngay sau khi thông tin dòng virus ở Thổ Nhĩ Kỳ chính là H5N1 được kiểm chứng.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ và Romania, các cửa hiệu bán thuốc tây đều cho biết nhu cầu thuốc chữa cúm quá cao khiến nhiều cửa hàng hết thuốc.

Bộ trưởng Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ Mehdi Eker tuyên bố các biện pháp kiểm soát cúm gia cầm đã được thực hiện ngay lập tức tại nơi phát hiện ra virus cúm là Kiziksa, cách Istanbul 120 cây số về phía Tây Nam.

Ông nói hơn 5.000 gà vịt đã bị thiêu hủy và tình trạng kiểm dịch chặt chẽ sẽ được áp dụng tại khu vực này trong ba tuần.

Cao ủy Y tế châu Âu Markos Kyprianou thì cảnh báo châu Âu cần chuẩn bị sẵn sàng với nguy cơ xảy ra đại dịch cúm.

Cúm H5N1 đã làm hơn 60 người chết tại Đông Nam Á kể từ 2003 tới nay. Tuy nhioên chỉ có một trường hợp nghi là virus đã truyền từ người sang người.


Những quốc gia có virus cúm gia cầm năm 2005


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2005/10/051014_eubirdflu.shtml


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Việt Nam tiết lộ một kế hoạch khẩn cấp - 19.10.2005 12:14:48
Việt Nam tiết lộ một kế hoạch khẩn cấp nhằm đối phó với đại dịch cúm gà có thể xảy ra

17-October-2005


Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng tình hình rất khẩn trương, và trận đại dịch nếu xảy ra, sẽ rất nghiêm trọng (AP)
Hôm thứ Hai, hai ngày sau khi người ta xác nhận loại virút gây bệnh cúm gà xuất hiện trong gia cầm tại Âu Châu, chính phủ Việt Nam tiết lộ một kế hoạch khẩn cấp nhằm đối phó với một đại dịch cúm gà có thể xảy ra.

Kế hoạch này nhằm đối phó với 3 trường hợp có thể xảy ra, trong đó có trường hợp hàng triệu người bị lây nhiễm loại virút H5N1 là loại virút gây ra dịch bệnh cúm gà.

Theo Thông Tấn Xã AP, tại Hội Nghị Triển Khai Kế Hoạch Hành Động Khẩn Cấp Chống Khi Xảy Ra Dịch Cúm Gia Cầm và Đại Dịch Cúm ở Người, Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố với các tham dự viên rằng tình hình rất khẩn trương.

Ông cho biết chính phủ không phóng đại mối đe dọa này, và chính quyền tiên đoán rằng trận đại dịch, nếu xảy ra, sẽ rất nghiêm trọng. Các biện pháp thi hành trong kế hoạch này bao gồm từ chuyện ban hành tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và cách ly những người bị lây nhiễm tới chuyện giết hết gia cầm bị nhiễm bệnh, cấm bán và chuyển vận gia cầm từ những vùng bị nhiễm bệnh v. v..

Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay ưu tiên của Việt Nam hiện nay là làm tất cả những gì có thể làm được để ngăn chặn một cơn đại dịch. Ông cho biết thêm là nếu không ngăn chặn được cơn đại dịch thì nỗ lực khẩn thiết nhất lúc đó phải là tối thiểu hóa mức thiệt hại.

Theo ông Dũng, ý chí chính trị của chính phủ và sự chuẩn bị của người dân sẽ là những yếu tố quan trọng để đương đầu một cách thành công trước một cơn đại dịch.

Ông nhấn mạnh là nếu không đương đầu được với cơn đại dịch một cách hiệu quả thì Việt Nam sẽ khó đạt được những mục tiêu đã đề ra. Bộ trưởng Y Tế Hoa Kỳ Mike Leavitt đã có mặt tại Việt Nam hôm cuối tuần để nhận định về công cuộc chuẩn bị phòng chống dịch cúm gia cầm tại Việt Nam.

Hoa Kỳ đã cam kết giúp Việt Nam hơn 6 triệu đôla để giúp củng cố các hệ thống theo dõi, huấn luyện và đáp ứng cấp thời. Dịch bệnh cúm gà đã sát hại hơn 60 người và hơn 100 triệu gia cầm tại Á Châu kể từ khi lan tràn tới các trại nuôi gia cầm trong khu vực cuối năm 2003.

Việt Nam là nước gánh chịu tổn thất nhân mạng nặng nề nhất, với 43 người thiệt mạng.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-10-17-voa10.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Hoa Kỳ gia tăng tài trợ - 19.10.2005 12:16:55
Hoa Kỳ gia tăng tài trợ cho các quốc gia Đông Nam Á đang chống chọi với dịch cúm gà

18-October-2005


Giám đốc cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ, Andrew Natsios (AP)
Hoa kỳ chuẩn bị gia tăng tài trợ cho các quốc gia Đông nam Á đang chống chọi với dịch cúm gà.

Trong một bức thư gửi cho nhân viên, ông Andrew Natsios, giám đốc cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ, tức USAID, nói rằng H5N1 là một thử thách lớn nhất mà cơ quan phải đối phó, lớn hơn cả công cuộc tái thiết Afghanistan và Iraq.

USAID đã công bố virut này là ưu tiên hàng đầu của ngành y tế toàn cầu. Trưởng đơn vị đặc trách cúm gia cầm của cơ quan này, ông Dennis Carroll nói với với báo Financial Times rằng Hoa Kỳ đang cứu xét việc gửi thêm tài trợ cho đông nam châu Á, trong khi chờ Quốc hội chấp thuận.

Mặt khác, người được Liên hiệp quốc chỉ định lo về virut cúm gà là bác sĩ David Nabarro cho rằng các chuyên gia y tế nên cân bằng việc trấn an dân chúng và đe dọa họ về dịch bệnh này.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP, bác sĩ Nabarro kêu gọi nên chuẩn bị cho tình huống tệ hại nhất. Theo ông, thế giới cần ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm để chuẩn bị cho một đại dịch có thể xảy ra.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-10-18-voa5.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Hệ thống y tế của Việt Nam - 19.10.2005 12:19:43
Hệ thống y tế của Việt Nam sẽ không ứng phó nổi nếu 10% dân số trong nước bị nhiễm cúm gà

18-October-2005


AP

Hệ thống y tế của Việt Nam sẽ không ứng phó nổi nếu như 10% dân số trong nước bị nhiễm bệnh cúm gà. Đó là nhận định của các giới chức hôm thứ ba vào lúc chính phủ đang chật vật chuẩn bị cho tình huống tệ hại nhất có thể xảy ra.

Cục phó cục y tế phòng ngừa Hải Phòng, bà Lê thị Sông Hương xác nhận với hãng tin AFP rằng Việt Nam có thể ứng phó với một dịch bệnh quy mô nhỏ, như đã xảy ra trong hai năm vừa qua, nhưng nếu dịch này biến thành một đại dịch thì chưa biết phải làm thế nào.

Chính phủ tại Hà Nội cho biết sẽ công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc nếu 10% trong khối dân 82 triệu người bị nhiễm virut cúm gà.

Một phát ngôn viên bộ y tế Việt Nam nói rằng Việt Nam đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là 10% dân chúng bị nhiễm virut H5N1.

Hôm thứ hai, tại một hội nghị về cúm gia cầm, phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết nguy cơ về một đại dịch tại Việt Nam rất cao.

Ông Dũng nói với báo Tuổi Trẻ rằng Việt Nam sẽ thực thi các nỗ lực to lớn nhất, huy động toàn bộ hệ thống chính trị để bảo đảm không xảy ra đại dịch, nhưng trong trường hợp có đại dịch, thì Việt Nam sẽ chuẩn bị kỹ càng để làm nhẹ bớt sự lan tràn và giảm thiểu hậu quả đối với con người.

Theo kế hoạch khẩn cấp, nhiều bệnh viện lớn sẽ được huy động thành điểm chính để điều trị bệnh nhân và các trường học cũng như các nơi công cộng cũng sẽ được sử dụng làm bệnh viện.

Giám đốc viện Vệ sinh dịch tễ quốc gia, ông Nguyễn Trần Hiền, cho biết cơ quan của ông và viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh là hai cơ quan có nhiều khả năng nhất để thực hiện các thử nghiệm sinh học.

Tuy nhiên, theo ông Hiền, nếu một đại dịch có quy mô lớn xảy ra thì cả hai cơ quan sẽ không có khả năng thực hiện các cuộc thử nghiệm cho tất cả các mẫu. Nếu nhiều người có thử nghiệm dương tính, thì tất cả các người bệnh có các triệu chứng tương tự sẽ được điều trị như các nạn nhân cúm gia cầm.

Theo thông tấn xã Việt Nam, thì người nước ngoài sống tại Việt Nam được hứa hẹn sẽ được cung cấp sự kiểm tra sức khỏe, các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc y tế y như công dân Việt Nam.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-10-18-voa6.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nguy cơ đến từ virus - 20.10.2005 12:47:29





Nguy cơ đến từ virus
Hiện có tới 15 chủng loại cúm gia cầm, hay còn gọi là cúm avian.
Chủng dễ lây lan nhất và làm cho gia cầm chết nhiều nhất là các chủng H5 và H7.

Tuy nhiên chủng gây quan ngại nhiều nhất vì có khả năng gây tử vong ở người là H5N1.

Chim di cư như ngỗng trời chẳng hạn, là tác nhân gây lây truyền virus cúm nhưng thường không gây bệnh.

Gà vịt nuôi ở nhà cũng hay bị nhiễm virus. Bởi vậy việc Thổ Nhĩ Kỳ và Romania xác nhận phát hiện ra cúm H5N1 làm người ta quan ngại đặc biệt.

Nguy cơ gây dịch nhiều nhất là bệnh cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra.

Virus này xuất hiện ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam, vào năm 2003. Trước hết nó giết hại đàn gia cầm và các loài chim chóc, nhưng cũng làm vài chục người thiệt mạng.

Các chuyên gia lo sợ rằng virus này có thể biến thể và trở thành loại có thể lây từ người sang người.

Trường hợp người ta lo ngại nhất là khả năng kết hợp dòng virus cúm gia cầm với virus gây cúm ở người để thành một loại mới

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/specials/1623_birdflu/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Nguy cơ đến từ virus - 20.10.2005 12:49:50
19 Tháng 10 2005 - Cập nhật 19h02 GMT

Cúm gia cầm sẽ sớm đến châu Phi


Châu Âu đã bị cúm gia cầm đe dọa

Những đợt bùng phát cúm gia cầm mới đã được tường trình tại châu Á và châu Âu, tiếp tục tiến trình của mấy ngày qua.
Trung Quốc và Romania đã xác nhận những ca nhiễm virus H5N1 mới, trong lúc các viên chức ở Nga đang điều tra khả năng bùng phát dịch ở khu vực Tula, phía tây dãy núi Ural.

Liên Hiệp Quốc cũng đã cảnh báo virus H5N1 có thể sớm lan sang Bắc và Đông Phi.

Tổ chức Lương nông thế giới nói các dịch vụ thú y tại châu lục này sẽ khó có thể kiềm chế được đợt bùng phát cúm gia cầm.

Sự xác nhận virus H5N1 tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ và Romania đã đặt ra giả thiết là virus do các loài chim di trú mang theo.

Tuyến đường di trú của chúng có điểm đến cuối là thung lũng Rift ở Đông Phi.

Dòng virus H5N1 đã lan truyền tại Trung Quốc và Đông Nam Á trong gần một thập niên.

Nhưng lo ngại rằng nó sẽ lan xa hơn đã tăng lên khi các loài chim di trú bắt đầu chết vì virus tại hồ Thanh Hải gần Tây Tạng hồi tháng Năm.

Kể từ đó nó đã di chuyển vào Mông Cổ, Siberia và qua Trung Á, đi vào Thổ Nhĩ Kỳ và Romania tuần rồi.

Tuyến đường này đi theo các tuyến di trú mà điểm đến là khu vực thung lũng Rift ở Đông Phi, nơi phương thức làm nông nghiệp tương tự như tại Đông Nam Á.

Người ta lo ngại virus sẽ nhanh chóng xâm nhập vào các đàn gà và sẽ khó mà loại trừ. Tổ chức Lương nông thế giới cảnh báo các dịch vụ thú ý ở đây không đủ sức để đối phó nguy hiểm.

Tại Đông Á, gần 120 người đã nhiễm cúm gia cầm, và một nửa trong số này đã tử vong.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/10/051019_birdflucase.shtml


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Cúm gia cầm đã lan rộng nửa vòng địa cầu - 21.10.2005 18:44:18
Cúm gia cầm đã lan rộng nửa vòng địa cầu

21-October-2005

Cúm gia cầm đến nay đã lan rộng được nửa vòng địa cầu, tuy nhiên số người bị nhiễm virút này vẫn còn tương đối ít.

Các giới chức y tế cho biết phần lớn trong số 120 người bị nhiễm virút này tại Đông Nam Á là do tiếp xúc trực tiếp với các con vật mang bệnh hoặc các khu vực nhiễm trùng.

Virút ở những con vật mang bệnh thường tập trung ở lông, nước bọt và phân, và có thể lây sang cho người hoặc các gia cầm khác.

Các giới chức y tế nói rằng ăn các loại gia cầm được nấu nướng kỹ càng sẽ không gặp nguy hiểm gì, nhưng không nên ăn các con vật đã nhiễm bệnh, vì nguy cơ lây nhiễm từ đó rất cao.

Cũng đã có các báo cáo về những ca lây nhiễm virút hiếm hoi từ người sang người. Chưa có xác nhận về việc lây nhiễm virút cúm gà từ người sang người, tuy nhiêc các nhà chuyên môn đang lo lắng điều này có thể xảy ra.

Virút cúm gà là loại có thể thích nghi với môi trường của vật chủ mới. Các chuyên gia y tế lo ngại rằng virút này có thể biến chủng và dễ dàng lây lan giữa người với người, và sẽ tạo ra một dịch bệnh với quy mô lớn.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-10-21-voa5.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Bệnh cúm gà * Tamiflu - 24.10.2005 07:39:09
Hiệu quả điều trị cúm A và cúm gia cầm A(H5N1) của thuốc kháng virus thuộc nhóm ức chế neurominidase: Tamiflu và Relenza

Nguyễn Đ́ình Nguyên

Nạn dịch cúm gia cầm A(H5N1) trong mấy năm qua không lắng xuống, mà c̣n có xu hướng lan tràn rộng hơn. Đến nay, cúm gia cầm đă lan sang một số nước đông Âu. Toàn thế giới có khoảng trên 100 người bị nhiễm loại virus này và trong đó có khoảng 60 người tử vong, chủ yếu ở các nước đông nam Á, trong đó có Việt Nam. Trước sự cảnh báo dồn dập của các nhà chức trách Y tế thế giới một đại dịch cúm A(H5N1) có thể xảy ra ở người, các nước đổ xô nhau đi mua Tamiflu-một loại kháng virus mà được coi là hữu hiệu trong việc điều trị cúm A, trong đó có cúm gia cầm- về dự trữ. V́ nhu cầu cao, mà chỉ có một hăng dược Roche được độc quyền sản xuất, nên thuốc trở nên khan hiếm, đến độ có sức ép đến hăng dược này phải tính đến việc chi sẻ bản quyền sản xuất cho một số nước khác. Kỳ thực tác dụng điều trị cúm, trong đó có cúm gia cầm A(H5N1) của Tamiflu và Relenza, một thuốc ‘anh em’ như thế nào, bài viết này nhằm trả lời câu hỏi cấp thiết đó.



Vắn tắt về cấu trúc của virus A(H5N1), là một loại virus được xếp vào loại virus cúm nhóm A, có cấu trúc kháng nguyên bề mặt là H5 (haemaglutinin, HA, phân nhóm phụ 5) và N1 (neuraminidase, NA phân nhóm phụ 1). Về nguyên lư căn bản của các thuốc kháng virus là hầu hết các loại thuốc kháng virus không nhằm để tiêu diệt virus mà chỉ có thể ngăn cản quá tŕnh nhân lên hoặc phát triển của chúng trong cơ thể vật chủ (ở đây là người). Như vậy, nếu một hoạt chất nào có thể ức chế được một khâu nào đó trong quá tŕnh nhân lên của virus th́ chất đó có thể là ‘ứng cử viên’ của hoạt chất kháng virus.

Tamiflu là tên biệt dược hay tên thương mại do của một hoá dược kháng virus có tên là gốc là oseltamivir hiện do hăng bào chế Roche được cấp bản quyền độc quyền sản xuất. Tamiflu được chứng minh trong pḥng thí nghiệm và trên lâm sàng là có khả năng ức chế được kháng nguyên bề mặt neurominidase của virus cúm. Do đó trên thực tế, oseltamivir có tác dụng ḱm hăm được cả virus cúm A và cúm B. Đồng cơ chế tác dụng với oseltamivir c̣n có một loại kháng virus khác là zamanivir mà có tên biệt dược là Relenza do hăng Glaxo-SmithKline sản xuất. Tuy nhiên, thị trường lại ưa chuộng sử dụng Tamiflu hơn v́ Tamiflu là thuốc viên uống, sử dụng tiện lợi; trong khi đó Relenza là thuốc hít qua mũi, nên cách sử dụng bất tiện hơn nhiều. Và cũng cần nói thêm là hiện nay trên thị trường chỉ có hai loại biệt dược này là thuốc có tác dụng ức chế kháng nguyên bề mặt neurominidase của virus cúm A, B mà thôi.

Như vậy Tamiflu, Relenza hay bất kỳ một thuốc kháng virus nào khác đều là hoạt chất kháng virus không đặc hiệu và càng không phải là thuốc đặc hiệu trị cúm gia cầm A(H5N1).

Đứng về mặt bằng chứng khoa học, thì́ bằng chứng khoa học có giá trị thuyết phục hơn cả là kết quả được đưa ra từ một phân tích tổng hợp (meta-analysis) dựa trên các thử nghiệm lâm sàng (clinical trial). Một nghiên cứu tổng hợp dựa trên 17 thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả ức chế neurominidase trong điều trị và pḥng ngừa cúm A và B (Cooper NJ, Sutton AJ, Abrams KR, Wailoo A, Turner DA, Nicholson KG. Effectiveness of neuraminidase inhibitors in treatment and prevention of influenza A and B: systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials, BMJ 2003; 326: 1235-42) công bố kết quả như sau:

Cho đến hiện nay, chưa có một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nào so sánh trực tiếp tác dụng của hai loại Tamiflu và Relenza với nhau trong điều trị cúm do đó không có kết luận về hiệu quả điều trị cúm A và B của thuốc nào tốt hơn. Các thử nghiệm lâm sàng chỉ so sánh giữa nhóm người dùng thuốc và nhóm người không dùng thuốc mà thôi.

Oseltamivir (Tamiflu):

Liều dùng 75mg/lần, mỗi ngày hai lần, điều trị trong 5 ngày.

- Tác dụng làm giảm thời gian trung bì́nh biểu hiện triệu chứng của cúm khác nhau ở từng nhóm bệnh nhân khác nhau:

Nhóm bệnh nhân là người trưởng thành, tiền sử khoẻ mạnh: thuốc có tác dụng giảm bớt thời gian biểu hiện triệu chứng cúm là 1.38 ngày (khoảng 30 giờ) với dao động trong khoảng từ 19 tiếng cho đến 2 ngày so với nhóm người không dùng thuốc.

Nhóm bệnh nhân nguy cơ cao, tuổi trên 60: th́ trung những người có sử dụng thuốc chỉ làm ngắn thời gian biểu hiện cúm có nửa ngày (10 giờ), và dao động khá lớn, có những người dùng thuốc th́ lại có triệu chứng kéo dài hơn (gần 1 ngày) so với những người không dùng thuốc mà thôi.

Nhóm trẻ em (1-12 tuổi): nhóm được dùng thuốc làm giảm nhẹ triệu chứng trung b́nh khoảng 21.5 giờ (dao động từ 8 đến 36 giờ) so với nhóm không dùng thuốc.

Kết quả cũng không cho thấy Tamiflu có hiệu quả tốt hơn ở mọi nhóm tuổi bệnh nhân mà làm xét nghiệm có dương tính với cúm.

- Tác dụng làm giảm tỷ suất chỉ định dùng kháng sinh do biến chứng: Chỉ mới có một nghiên cứu về vấn đề này, và cho thấy trên nhóm người lớn khoẻ mạnh th́ không có sự khác biệt nào cả giữa hai nhóm dùng Tamiflu hoặc không dùng thuốc. Tuy nhiên, đối với nhóm người có xét nghiệm virus cúm dương tính th́ mức độ chênh lệch giữa những người không dùng kháng sinh phụ trợ là những người đă được điều trị bằng Tamiflu so với những người không dùng kháng sinh trong nhóm chứng là 87%. Đối với nhóm trẻ em th́ tỷ lệ này là 35%.

Zanamivir (Relenza):

Liều dùng 10mg/lần, mỗi ngày 2 lần, điều trị trong 5 ngày.

- Tác dụng làm giảm thời gian biểu hiện triệu chứng:

Nhóm người khoẻ mạnh: Những người dùng thuốc có thời gian trung b́nh giảm triệu chứng là 19 giờ (dao động 8 đến 32 giờ) so với nhóm người không dùng thuốc.

Trên nhóm trẻ em trên 5 tuổi: Thời gian làm giảm triệu chứng trung b́nh là 1 ngày (dao động 12 giờ đến 30 giờ) ở nhóm dùng thuốc so với nhóm không dùng thuốc.

- Tác dụng làm giảm tỷ suất chỉ định dùng kháng sinh do biến chứng: Chỉ có hai thử nghiệm lâm sàng đề cập đến vấn đề này, cho thấy mức độ chênh lệch giữa những người không dùng kháng sinh phụ trợ là những người đă được điều trị bằng Relenza so với những người không dùng kháng sinh trong nhóm chứng là 29%.


Tác dụng điều trị cúm A(H5N1):

Do bệnh cúm A(H5N1) ở người hiện vẫn cọ̀n lẻ tẻ, rải rác mặc dù con số mắc bệnh lên đến hơn trăm và tử vong trên dưới 60 người. Do đó chưa có một thử nghiệm lâm sàng nào có thể tiến hành để nghiên cứu tác dụng của thuốc điều trị cúm A(H5N1) cho bệnh nhân cả. Tuy nhiên, cùng là virus cúm nhóm A, nên giới khoa học và lâm sàng đă đề nghị sử dụng hiệu quả của Tamiflu và Relenza trong điều trị cúm A nói chung để áp dụng điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm A(H5N1). Một số kết quả lâm sàng thu lại khả quan, nhưng như đă đề cập, những điều trị như thế này mới chỉ là những thử nghiệm, trong những điều kiện khác nhau, chưa đủ tiêu chuẩn để trở thành một bằng chứng khoa học cho tham khảo. Cần phải có thử nghiệm lâm sàng trên nhóm này để tái xác nhận hiệu quả của các kháng virus trong điều trị A(H5N1).

Tuy nhiên, như đă đề cập, cơ chế tác dụng của Tamiflu và Relenza là ức chế kháng nguyên bề mặt NA của virus, qua đó làm giảm quá tŕnh nhân lên của virus trong cơ thể vật chủ, chứ không có tác dụng chữa các thương tổn đă xảy ra rồi. Do đó muốn có hiệu quả th́ cần phải cho bệnh nhân dùng thuốc ngay giai đoạn mới mắc bệnh, virus c̣n đang trong giai đoạn phát triển chứ chưa gây tổn thương th́ mới mong có hiệu quả (Graeme Laver và Elspeth Garman. The Origin and Control of Pandemic Influenza. Science 2001; 293: 1776-1777).

Nhận định:

Trong khi một đại dịch cúm gia cầm A(H5N1) đang lan tràn trong nhóm gia cầm thông qua loài lông vũ, đă có hiện tượng vượt rào cản chủng loại lây bệnh trực tiếp sang người. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chúng ta vẫn chưa xác định được cơ chế trực tiếp lây bệnh như thế nào, mà chỉ dừng lại ở quy kết nguy cơ; mà khả năng cao nhất có thể là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị mắc bệnh. Nhưng tại sao chỉ có một số rất ít người bị mắc bệnh, c̣n đại đa số những người có tiếp xúc hoặc phơi nhiễm với gia cầm bị bệnh mà không mắc bệnh th́ vẫn chưa thể giải thích được. Việc cảnh báo một đại dịch có thể xảy ra ở người một khi có t́nh trạng đột biến, và A(H5N1) có thể lây lan trực tiếp giữa người và người là việc cần phải làm của giới chuyên môn. Rất may là điều đó chưa xảy ra. Chưa chứ không phải không, nhưng chúng ta không phải vì́ thế mà sợ hẵi.

Việc pḥòng chống, ngăn ngừa bệnh dịch nói chung và cúm A(H5N1) nói riêng đều quy tụ vào chu tŕình lây lan, sinh bệnh. Tức là phải hiểu rơ đặc tính của virus, chu trì́nh lây lan, vật chủ trung gian, vật chủ cảm nhiễm. Từ đó chúng ta mới có kế hoạch pḥng ngừa có tính cách toàn diện, nhưng các khâu cá nhân, vệ sinh môi trường, cắt đường lây lan bằng phương thức cách ly là những phương thức căn bản trong kiểm soát bệnh dịch là không thể thiếu. Quan trọng hơn cả là phọ̀ng bệnh chủ động là vaccine; một khâu khác là điều trị dùng thuốc kháng virus.

Do đó, thuốc kháng virus (Tamiflu hoặc Relenza dùng cho cúm A, B) cũng chỉ là một khâu trong chu tŕnh pḥng chống dịch bệnh mà thôi. Đó không phải hoàn toàn là phương tiện pḥng bệnh chủ động, là phương tiện cứu cánh. Trong khi tác dụng của hai hoạt chất này trong điều trị cúm A và B chỉ mới thấy có tác dụng trên những ngựi khoẻ mạnh thôi, c̣n tác dụng của nó trên trẻ em, mà đặc biệt là người cao tuổi, là những người có nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong cao nhất lại chưa cho thấy hữu hiệu hơn là không dùng thuốc. Ngay cả đối với nhóm người có tiền sử khoẻ mạnh th́ may ra dùng thuốc điều trị có thể đem lại lợi ích cho cộng đồng (làm rút ngắn thời gian biểu hiện bệnh, làm rút ngắn thời gian nghỉ việc, giảm thiểu hậu quả mất nguồn lực lao động) nhưng về phương diện từng cá thể, th́ì rút ngắn triệu chứng một ngày hoặc hai ngày giữa nhóm dùng thuốc và nhóm không dùng thuốc th́ quả thực không có ư nghĩa lớn.

Hơn nữa, việc xác định thời điểm dùng thuốc mới quan trọng. Các loại kháng virus trong nhóm ức chế neurominidase như Tamiflu và Relenza chỉ có hiệu quả khi bệnh nhân c̣òn ở trong thời gian mới nhiễm virus, và virus cọ̀n đang ở trong thời gian tăng sinh, v́ì thuốc chỉ có khả năng làm ḱm hăm sự tăng sinh của virus chứ không chữa được thương tổn một khi virus đă tấn công. Do đó muốn có hiệu quả th́ì cần phải cho bệnh nhân dùng thuốc ngay giai đoạn mới mắc bệnh, virus c̣n đang trong giai đoạn phát triển chứ chưa gây tổn thương thì́ mới mong có hiệu quả (Graeme Laver và Elspeth Garman. The Origin and Control of Pandemic Influenza. Science 2001; 293: 1776-1777).

Như thế thì́, chúng ta cần phải có thêm một loại xét nghiệm sàng lọc nào đó phải đảm bảo nhanh, chính xác và rẻ tiền để xác định được bệnh nhân mắc A(H5N1) trong giai đoạn sớm để mà cho điều trị Tamiflu hoặc Relenza đúng thời điểm để có kết quả. Và điều này vẫn cọ̀n là một thử thách lớn đối với các nhà khoa học không những về mặt kỹ thuật mà cọ̀n về hiệu quả kinh tế.

Xem ra việc tích trữ Tamiflu với cơ số lớn nhằm dự phọ̀ng để điều trị A(H5N1) có thể là một chi phí xa xỉ cho các nước đang phát triển chăng?

21/10/2005

NĐN

Bài viết là ư kiến cá nhân, không đại diện cho cơ quan thẩm quyền nào. Ư kiến trao đổi có thể liên hệ với tác giả: ngdinhnguyen@yahoo.com


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Âu Châu gia tăng nỗ lực để ngăn ngừa cúm - 24.10.2005 08:40:48
Các quốc gia Âu Châu gia tăng nỗ lực để ngăn ngừa cúm gia cầm

22-October-2005

Các quốc gia Âu Châu đang gia tăng nỗ lực ngăn ngừa bệnh cúm gia cầm lây lan sau khi khám phá các ca bệnh mới tại Anh và Croatia.

Hôm qua, các ca bệnh vì bi nhiễm virút cúm gia cầm đã được xác nhận nơi xác của các con thiên nga ở phía Đông thủ đô Zagreb của Croatia. Hôm nay, các giới chức nông nghiệp cho biết, khu vực vừa kể dân cư thưa thớt, và đã được đặt trong tình trạng cách ly, trong khi các giới chức đang tìm cách xác định xem loại virut xuất hiện tại đây có phải là H5N hay không.

Liên Hiệp âu Châu nói rằng, chắc họ sẽ cấm nhập khẩu gia cầm từ các quốc gia vùng Balkan.

Liên Hiệp âu Châu cũng đã áp dụng các biện pháp tương tự để đáp ứng trước tin tức về các ca bệnh cúm gia cầm tại Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Hôm qua, các giới chức Rumani loan báo thêm một ca bệnh cúm gia cầm nữa tại khu vực gần biên giới với Mondova. Hôm nay Nga cũng xác nhận một ca cúm gia cầm tại vùng Núi Ural.

Cũng ngày hôm qua, các giới chức Anh xác nhận một ca bệnh cúm gia cầm nơi một con vẹt chết khi bị cách li. Con chim này được nhập khẩu từ Nam Mỹ.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-10-22-voa12.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Châu Á tổn thất 110 tỉ USD vì cúm gia cầm - 24.10.2005 09:19:39
Châu Á tổn thất 110 tỉ USD vì cúm gia cầm

Cập nhật cách đây 2 giờ 15 phút

Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), tổn thất trên đến từ việc giảm sức tiêu thụ các sản phẩm gia cầm, sức cạnh tranh yếu, không thu hút được đầu tư và mậu dịch giảm. Không chỉ thế, dịch cúm gia cầm trên diện rộng có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới nếu xảy ra bất cứ trường hợp lây bệnh từ người qua người nào. Tuy nhiên, giới y tế tại Anh, nước vừa "được" cúm gia cầm ghé thăm, nghi ngờ mức độ hiệu quả hành động trên. Anh đã đưa ra các kế hoạch đối phó khẩn cấp nếu vi-rút H5N1 tại nước này, trong đó có lệnh đóng cửa trường học, hạn chế di chuyển và đóng cửa sân bay.

T.M
(CD, BBC

http://www2.thanhnien.com.vn/Thegioi/2005/10/24/126616.tno

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Cúm gà, vịt, chim... - 27.10.2005 12:50:21
http://www.voanews.com/vietnamese/2005-10-13-voa21.cfm

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/56A6B8B5412D410BADB36384384B0BE2.JPG[/image]
Attached Image(s)

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Việt Nam chuẩn bị đối phó với đại dịch - 28.10.2005 05:19:43
27 Tháng 10 2005 - Cập nhật 04h32 GMT




Gửi trang này cho bè bạn Bản để in ra

Việt Nam chuẩn bị đối phó với đại dịch


Thế giới đang quan ngại dịch cúm gia cầm ở người có thể bùng phát từ những nơi như Việt Nam

Trong nỗ lực chuẩn bị cho đại dịch cúm có thể xảy ra, Cục Quản lý Dược Việt Nam được biết đang có các cuộc thương thảo với hãng dược phẩm Roche của Thụy Sĩ để xin phép sản xuất thuốc chống cúm Tamiflu tại Việt Nam.
Hãng Reuters trích lời ông Cao Minh Quang, Cục trưởng Cục Quản lý dược, nói rằng nếu đại dịch xảy ra thì "chúng tôi sẽ sản xuất mà không cần xin phép".

Được biết Việt Nam cần có 25 triệu liều thuốc Tamiflu để điều trị cho khoảng 1/4 người mắc H5N1 nếu đại dịch cúm xảy ra, trong khi hiện Việt Nam mới nhập khẩu được 600 ngàn liều từ Đài Loan.

Thế giới cũng đang gây sức ép đòi công ty dược phẩm Roche phải cho phép các nước đang phát triển như Brazil, Ấn Độ sản xuất thuốc chống cúm gia cầm Tamiflu để đối phó với đại dịch có thể xảy ra.

Tamiflu là loại thuốc chống virus cúm gia cầm H5N1 ở người hữu hiệu nhất cho đến nay.

Trong cuộc họp bàn kế hoạch khẩn cấp phòng chống đại dịch cúm chiều ngày 26/10, thứ trưởng bộ Y tế Trịnh Quân Huấn thừa nhận dịch cúm gia cầm trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp.

Hội nghị đã tập trung nhấn mạnh tới việc tăng cường hệ thống giám sát, y tế dự phòng và công tác điều trị cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, được biết hệ thống bệnh viện của Việt Nam hiện chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị nếu như đại dịch xảy ra trên diện rộng, vì hiện trên toàn quốc mới chỉ có 127 ngàn giường bệnh trong khi nếu đại dịch xảy ra, có tới 10% dân số, tức 8.2 triệu người có thể cần điều trị.

Giáo sư Trần Quỵ, giám đốc bệnh viện Bạch Mai thì đề xuất nếu phát hiện dịch ở đâu phải tập trung dập ngay ở đấy để ngăn chặn lây lan.

Thành phố Hồ Chí Minh được biết cũng có lệnh ngừng và cấm phát triển, chăn nuôi các đàn gia cầm trên toàn thành phố sau ngày 27/11 này.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2005/10/051027_viet_birdflu.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Ngân Hàng Thế Giới đề nghị: - 28.10.2005 13:46:10

Ngân Hàng Thế Giới đề nghị thiết lập quỹ đối phó với cúm gà
Wednesday, October 26, 2005


WASHINGTON (Reuters) - Hôm Thứ Tư 26 Tháng Mười, một viên chức cao cấp của Ngân Hàng Thế Giới cho biết những viên chức từ khắp nơi trên thế giới sẽ gặp gỡ tại Geneva vào đầu Tháng Mười Một để thảo luận việc thiết lập một quỹ toàn cầu đối phó với vi khuẩn cúm gà H5N1.

Ông Jim Adams, phụ trách về chính sách hoạt động của Ngân Hàng Thế Giới, nói rằng cuộc họp - từ ngày 7 đến ngày 9 Tháng Mười Một - sẽ cố phối hợp sự đáp ứng toàn cầu đối với dòng cúm H5N1 và nhận định những thiếu sót trong những hệ thống thú y và sức khỏe.

Ông nói mục tiêu sau đó là tích cực hơn trong việc gây quỹ để đối phó với những thiếu sót đó.

Ông nói quỹ tín thác sẽ đòi hỏi những khoản hiến tăng sơ khởi trong khoảng từ 300 triệu đến 500 triệu Mỹ kim để giúp những nước thiết lập những chương trình đối phó với mối đe dọa của một trận đại dịch cúm gà.

Dòng cúm H5N1 đã lây nhiễm cho 121 người tại bốn nước Á Châu, trong số đó 62 người đã thiệt mạng, theo con số của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

Ông Adams nói những chính phủ và những tổ chức đã cảnh giác hơn về mối đe dọa giữa lúc vi khuẩn từ Á Châu đã lan tới bờ phía đông của Âu Châu.

Ngân Hàng Thế Giới cũng đang chuẩn bị sự đáp ứng của chính họ đối với cúm gà qua một cơ chế tài trợ mà bất cứ quốc gia nào cũng có thể thụ hưởng, ông Adams nói.

“Sau cuộc họp ở Geneva, chúng tôi hy vọng sẽ có thể trình lên hội đồng quản trị một đề nghị và hy vọng vài quốc gia quan tâm sẽ tham gia,” ông nói.

Ông nói những nước sẽ nhận được trợ giúp tài chánh qua những khoản trợ cấp thay vì những khoản cho vay.

Ông Mark Wilson, giám đốc phát triển nông thôn và tài nguyên thiên nhiên cho vùng Ðông Á và Thái Bình Dương tại Ngân Hàng Thế Giới, nói việc đền bù về tài chánh cho những nhà chăn nuôi gia cầm vì những mất mát trong đàn súc vật sẽ là một phần quan trọng về trợ cấp dành cho những chính phủ.

Ông nói điều quan trọng là những chính phủ cần thiết lập trước một “trị giá thị trường hợp lý” cho sự đền bù, sẽ cung cấp một tưởng thưởng cho những nhà nông để họ báo cáo những trường hợp cúm gà. (n.n.)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=34513&z=5

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Tính hai mặt trong cuộc chiến chống cúm gà - 01.11.2005 07:00:54
Thứ tư, 26/10/2005, 08:21 GMT+7

Tính hai mặt trong cuộc chiến chống cúm gà

Chính phủ cũng như các tổ chức ở các nước phương tây dường như đang cùng gây ấn tượng rằng sinh mạng của những người ở các quốc gia đang phát triển quan trọng hơn người dân ở phía đằng kia của thế giới.

Một trong những ví dụ điển hình nhất là ông Chuck Schumer, thượng nghị sĩ New York, người đã đe dọa sẽ gây sức ép buộc Roche - hãng dược phẩm khổng lồ của Thụy Sĩ và là nhà sản xuất duy nhất Tamilflu, thuốc chống cúm - phải từ bỏ bảo hộ bản quyền.

Theo lập luận của Schumer, Roche nên cấp phép cho các hãng dược khác sản xuất thuốc Tamilflu bởi Roche không đủ năng lực cung cấp cho cả thế giới.

Cuối cùng, sau khi chịu nhiều sức ép, Roche nhượng bộ và đồng ý cấp quyền cho 4 hãng dược của Mỹ sản xuất loại dược phẩm được coi là phao cứu sinh duy nhất hiện nay để chống chọi căn bệnh cúm quái ác.

Ý tưởng này thật là tuyệt: sức khỏe của công chúng quan trọng hơn nhiều so với lợi nhuận của Roche. Nhưng ý tưởng này chỉ được đưa ra sau khi H5N1 - vốn ám ảnh Đông Nam Á từ tháng giêng năm ngoái - giương đôi cánh của nó đến tận châu Âu.

Các quan chức y tế châu Âu cảm thấy rằng sự thay đổi trong diễn biến của cúm gia cầm như vậy là cơ sở tốt để gọi cúm gia cầm là một mối đe dọa toàn cầu. Và để cứu công dân của mình khỏi nguy cơ của một đại dịch toàn cầu, giới chức EU đã bắt đầu các cuộc đối thoại với ngành công nghiệp dược phẩm.

Các nước châu Á vốn đã bị ảnh hưởng từ lâu bởi cúm gia cầm - Thái Lan với 13 người chết và Việt Nam với 43 người - không có được sự xa xỉ như của các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu.

Những nước này, cũng như các quốc gia đang phát triển khác, hiển nhiên nhận thức được sự cương quyết của Mỹ và châu Âu trong việc bảo vệ bản quyền của các nhà khổng lồ dược phẩm, cho dù một thực tế là những loại thuốc của họ có thể cứu được sinh mạng của hàng triệu, chục triệu người của thế giới thứ ba.

"Phản ứng của Mỹ và châu Âu không những thể hiện sự hai mặt mà thậm chí còn ngớ ngẩn", Nicola Bullard làm việc cho Focus on the Global South (một viện nghiên cứu có trụ sở ở Bangkok), nói. "Nó ngớ ngẩn là bởi họ muốn Roche từ bỏ bản quyền vì một nguy cơ, chứ chưa phải là đại dịch thực sự với con người".

Trong khi đó, các bệnh nhân ở thế giới thứ ba là nạn nhân của sự phân biệt, đang mắc các bệnh HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. AIDS giết chết hơn 3 triệu người vào năm ngoái, trong khi lao phổi lấy đi sinh mạng của 2 triệu người, sốt rét 1 triệu người.

Cho đến tận tháng trước, một tổ chức nhân đạo - Bác sĩ Không biên giới - mới viết cho Tổ chức Thương mại quốc tế để nói về hậu quả của việc đặt lợi nhuận lên trên nhân mạng mỗi khi động chạm đến thuốc và những căn bệnh đang hoành hành ở các nước thế giới thứ ba.

Một trong những nước nghèo nhất ở Đông Nam Á - Campuchia - là ví dụ rõ ràng về điều này. Một trong các hệ quả khi nước này gia nhập WTO là phải đối mặt với nguy cơ mất quyền tiếp cận nguồn thuốc trị AIDS giá rẻ. Campuchia là nước có tỷ lệ dân số nhiễm HIV cao nhất châu Á Thái Bình dương, với gần 1,9% số người trưởng thành mang trong mình virus chết người này.

Đây không phải là lần đầu tiên thế giới chứng kiến các nhà lãnh đạo phương Tây lờ đi một nguyên tắc mà chính họ tôn thờ, đó là: bản quyền của các hãng dược phẩm phải được tôn trọng. Lý do đưa ra là nguy cơ khủng hoảng về sức khỏe. Chính phủ Anh, Mỹ, Canada, Australia, New Zealand... từng sử dụng quyền này.

Nhưng chính phủ các nước đang phát triển không có được đặc quyền đó. Và việc sức ép của Mỹ buộc Roche trao quyền sản xuất Tamilflu cho các hãng dược chỉ củng cố cái điều tưởng là đúng, rằng: "sức khỏe của công chúng phải được đặt lên trên lợi nhuận của mỗi công ty dược", Bullard nhận xét.

T. Huyền (theo Asia Times)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Phan-tich/2005/10/3B9E36D7/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trung Quốc yêu cầu WHO - 07.11.2005 19:47:22
Trung Quốc yêu cầu WHO giúp xác định lý do thiệt mạng của 3 người ở tỉnh Hồ Nam

06-November-2005

AP


Bộ Y tế Trung quốc hôm nay cho biết họ đã yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới giúp xác định xem 3 người ở nước họ có phải nhiễm vi rút H5N gây bệnh cúm gà hay không.

Theo Tân hoa xã, 3 người này, có 1 người đã qua đời, là cư dân ở tỉnh Hồ Nam, nơi mà hồi gần đây cúm gà đã gây tử vong cho hàng ngàn gia cầm. Trong vài tuần qua, Trung quốc ghi nhận một số vụ bộc phát cúm gà với qui mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước. Hôm nay, giới hữu trách ở tỉnh Liêu Ninh giáp với Bắc triều tiên đang đối phó với một vụ bộc phát khác, và dự kiến có hàng trăm ngàn gia cầm ở đây sẽ bị tiêu hủy.

Hãng thông tấn chính thức của Bắc triều tiên nói rằng giới hữu trách ở đây nhận thức mối đe dọa của cúm gà và đã loan báo những biện pháp để ngăn không cho dịch bệnh lây lan.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-11-06-voa9.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Phòng chống cúm gia cầm tại Geneve - 07.11.2005 19:49:56
Hội nghị bàn về kế hoạch phòng chống cúm gia cầm tại Geneve

07-November-2005

AP

Theo TTV Lisa Schlein của đài Tiếng nói Hoa Kỳ, hơn 400 chuyên gia về thú y và sức khỏe con người, những nhà hoạch định chính sách cao cấp, các kinh tế gia và đại diện các doanh nghiệp sẽ tề tựu về Geneve trong tuần này để tìm cách triển khai một đường lối chung hầu bảo vệ thế giới trước mối lo ngại về một trận đại dịch cúm xảy ra cho con người phát sinh từ cúm cầm điểu.

Trước đây đã có một loạt các cuộc họp được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới để dẫn đến hội nghị này, một hội nghị mà một số người gọi là có tính cách quyết định. Trên khắp thế giới mọi người ngày càng lo ngại về một trận đại dịch cúm xảy ra cho con người có thể gây tử vong cho hàng triệu nhân mạng.

Phát ngôn viên Ian Simpson thuộc tổ chức Y Tế Thế Giới, 1 trong 4 cơ quan đứng ra bảo trợ cho hội nghị, nói rằng điều tối quan trọng là cần phải tìm ra được 1 sách lược có phối hợp chặt chẽ để khống chế loại vi rút này trong các đàn gia cầm, và để chuẩn bị đối phó với một trận đại dịch xảy ra cho con người.

Phát ngôn viên của tổ chức Y Tế Thế Giới nói rằng điều quan trọng là phải nhấn mạnh cho mọi người biết là hiện nay vi rút này chưa lây lan sang người và các giới chức y tế không biết khi nào thì loại vi rút này mới bắt đầu hoành hành.

Người ta chỉ biết rằng vào một một thời điểm nào đó trong tương lai nó sẽ phát tác. Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho rằng điều thật quan trọng là tất cả mọi quốc gia phải chuẩn bị đối phó với một trận đại dịch cúm có tiềm năng xảy ra cho con người. Và một lần nữa ông nhắc lại rằng người ta không biết là khi nào sẽ xảy ra, nhưng các chuyên gia y tế cho rằng nó sẽ xảy tới.

Vì vậy Tổ chức Y Tế giới cho rằng điều quan trọng là tất cả mọi quốc gia cần phải làm những gì mà họ có thể làm để đối phó.

Hơn 60 người ở châu Á đã tử vong vì nhiễm vi rút cúm gia cầm H5N1. Chứng bệnh này đã lan sang các loài cầm điểu ở châu Âu và người ta cũng lo ngại rằng các loài di điểu cũng có thể mang vi rút bệnh đến châu Phi nữa.

Tổ chức Y Tế thế giới cảnh báo rằng vi rút H5N1 có thể biến thái để trở thành 1 loại vi rút lây lan từ người sang người và gây nên một đại dịch cúm cho con người.

Tổ chức Y Tế Thế Giới ghi nhận rằng trận đại dịch cúm năm 1918 giết hại ít nhất 40 triệu người đã bắt nguồn từ 1 loại vi rút cúm xảy ra nơi loài chim. Kể từ đó hàng triệu người đã chết trong các trận đại dịch cúm diễn ra trong thập niên 1950 và 1960.

Phát ngôn viên Simpson cho hay các chuyên gia tụ họp về trụ sở của Tổ Chức Y Tế thế giới sẽ thảo luận về những diễn biến mới nhất trong công trình khảo cứu tìm thuốc chủng, các phương cách chống vi rút khác và những thông tin về những gì đang được thi hành để chặn đứng dịch bệnh cúm hiện đang xảy ra cho gia cầm.

Tổ Chức Y Tế Thế giới cho hay củng cố các hệ thống theo dõi bệnh trên toàn cầu là vấn đề sẽ được đặt ưu tiên cao trong nghị trình. Tổ Chức cho biết phát hiện sớm và các cơ chế đáp ứng nhanh chóng là điều thiết yếu để theo dõi sự biến hóa của loại vi rút H5N1.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-11-07-voa4.cfm


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Thiệt hại kinh tế của đại dịch cúm - 08.11.2005 19:38:13

03 Tháng 11 2005 - Cập nhật 04h09 GMT


Thiệt hại kinh tế của đại dịch cúm


Việt Nam là một trong số ít các nước bị thiệt hại nặng nề nhất về cúm gia cầm
Trong một báo cáo mới ra, Ngân hàng Thế giới tuyên bố rằng thiệt hại về kinh tế có thể có của một đại dịch cúm toàn cầu là hết sức đáng quan ngại.
Báo cáo nói kinh tế Đông Á vốn đã bị ảnh hưởng của virus cúm gia cầm H5N1.

Ngành chăn nuôi gia cầm chịu thiệt hại nặng nhất cho tới nay.

Thiệt hại vì bệnh dịch và các biện pháp kiểm soát như tiêu huỷ gia cầm đã làm giảm từ 15 đến 20% lượng gia cầm tại những nước bùng phát dịch mạnh nhất.

Những nhà sản xuất thức ăn cho gia cầm và các cơ sở kinh doanh gia cầm là những hoạt động kề cận bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, người ta còn mất đi các nguồn cung cấp trứng, mặc dù chuyện này phần nào có thể được bù đắp bằng việc gia tăng các sản phẩm từ lợn.

Báo cáo cho biết đối với Việt Nam, các thiệt hại là khoảng trên 0.1% thu nhập quốc dân.

Về mặt y tế, lo ngại lớn nhất là virus có thể biến đổi để truyền từ người sang người. Nếu điều này xảy ra, nó còn gây ra thiệt hại lớn hơn về kinh tế.

Theo bản báo cáo, ảnh hưởng trước mắt có lẽ là từ cái mà họ gọi là thiếu các nỗ lực có phối hợp của các cá nhân để phòng tránh lây nhiễm.

Chuyện này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành dịch vụ như du lịch và giao thông.


Các nước Đông Á sẽ chịu thiệt hại nặng về kinh tế của đại dịch cúm

Báo cáo cho hay thiệt hại ngắn hạn của đại dịch viêm phổi cấp, SARS, hồi năm 2003, là khoảng 2% thu nhập quốc dân tại Đông Á.

Đại dịch Sars đã giết chết 800 người, trong khi nếu đại dịch cúm xảy ra, nó có thể giết hàng triệu người.

Ngoài những khuyến cáo này, báo cáo nói chung tỏ ra khá tích cực, nói rằng các nền kinh tế Đông Á đã điều chỉnh tốt đối với một số cú sốc nghiêm trọng gần đây, đặc biệt là chuyện dầu lửa tăng giá gấp đôi.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/story/2005/11/051103_birdflu_loss.shtml

>>>>>>>>>>>>>

03 Tháng 11 2005 - Cập nhật 15h37 GMT


Hà Nội: 10% dân số có thể dính cúm


Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục ra cảnh báo về cúm gia cầm


Trong một cuộc họp chiều nay, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội ra chỉ đạo cấm bán, vận chuyển và nuôi gia cầm sống trong nội thành.
Theo quy định này, các chợ trong nội thành sẽ chỉ được phép kinh doanh gia cầm đã được mổ sẵn.

Dự kiến thành phố sẽ hoàn thành việc tiêm vaccine vào ngày 5/11 và từ 15 - 20/11 sẽ tổ chức phun tiêu độc, khử trùng trên toàn thành phố.

Cũng trong chiều 3-11, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới ở Hà Nội nói một bệnh nhân nghi nhiễm H5N1, 25 tuổi, đã tử vong sau khi nhập viện ngày 1-11.

Chiều 2/11, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới đã gửi mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm, nhưng hiện vẫn chưa có kết quả kết luận cuối cùng.

Một bản tin của đài VOV thì nói có cảnh báo nếu đại dịch cúm xảy ra ở Hà Nội, 10% dân số sẽ nhiễm bệnh và số người bị tử vong có thể là 1%.

Hiện ở thủ đô của Việt Nam, đang có nỗ lực tiêm phòng cho toàn bộ gia cầm trong thành phố. Theo thống kê chính thức, đến nay 92% số gia cầm ở đây đã được tiêm phòng vaccine.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2005/11/051103_hanoibirdflu.shtml



http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/story/2005/11/051103_birdflu_loss.shtml
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.11.2005 19:48:19 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Hà Nội: 10% dân số có thể dính cúm - 08.11.2005 19:41:59
07 Tháng 11 2005 - Cập nhật 14h07 GMT

Khẩn trương đối phó dịch cúm


Tỉnh Quảng Nam đang có các vụ vịt chết hàng loạt


Việt Nam vẫn đang siết mạnh thêm các biện pháp nhằm đối phó với khả năng bùng phát dịch cúm ở cả gia cầm và ở người.
Hôm nay Thứ Hai, báo chí trong nước đều cho biết Thủ tướng Việt Nam mới có quyết định yêu cầu ba phó thủ tướng là các ông Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Khoan và Phạm Gia Khiêm cùng với sáu vị bộ trưởng khác phải trực tiếp đứng ra kiểm tra đôn đốc công tác chuẩn bị đối phó với đại dịch.

Theo quyết định, mỗi vị lãnh đạo này sẽ phải đứng ra chỉ đạo kế hoạch khẩn cấp chống cúm gia cầm cho khoảng 3 đến 4 tỉnh thành, bắt đầu từ ngày hôm nay 7/11 cho đến ngày 15/11.

Được biết, hôm nay đã có 200 giường bệnh tại 4 bệnh viện được giành riêng để sẵn sàng tiếp đón các bệnh nhân nghi nhiễm H5N1.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương được biết đã thành lập các đội cơ động phòng dịch cúm để tới các địa phương hỗ trợ trong trường hợp dịch xảy ra.

Thành phố Hồ Chí Minh mới đề nghị xoá bỏ các điểm giết mổ gia cầm nhỏ trên địa bàn các khu dân cư trong thành phố; Khánh Hòa tuyên bố cấm giết mổ gia cầm tại chợ.

Nhìn chung, có vẻ như giới chức ở VN đều ý thức được hiểm hoạ nếu đại dịch xảy ra, mặc dù như ta biết chuyện thực hiện đến đâu ở địa phương lại là chuyện khác.

Nguy cơ bùng phát

Mới đây nhất, lại có tình trạng vịt chết hàng loạt ở tỉnh Quảng Nam.

Được biết, sáng hôm nay, tại xã Bình Nam, huyện Thanh Bình, tỉnh Quảng Nam đã có chừng 400 con vịt trong đàn gồm 1000 con bị chết. Chính quyền địa phương cho biết đã tiến hành tiêu huỷ toàn bộ đàn vịt này.

Trước đó, xã Bình Đào và xã Bình Quế ở cùng huyện này cũng đã có vài trăm con vịt bị chết.

Tuy nhiên, giới chức cho biết kết quả xét nghiệm không phải là dương tính nên chưa thể kết luận là do cúm gia cầm.

Một quan chức từ Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết: "Để ngăn ngừa, trước hết, chúng tôi cho tiêu huỷ các đàn thuỷ cầm bị bệnh của các hộ nuôi, đồng thời cả các đàn của các hộ xung quanh."

"Thứ hai, chúng tôi đã cho phun thuốc khử trùng để làm vệ sinh môi trường. Chúng tôi cũng theo dõi sát diễn biến dịch bệnh ở các hộ có chăn nuôi và yêu cầu dân phải nuôi nhốt, không chăn thả ngoài đồng."

"Chúng tôi cũng đã tiêm vaccine phòng bệnh cho toàn bộ các đàn thuỷ cầm và gia cầm của toàn tỉnh."

Giới chức lo lắng nhưng người dân thờ ơ

Trên thực tế, tình trạng kiểm soát việc tiêu thụ, giết mổ, vận chuyển buôn bán gia cầm tại VN vẫn còn lỏng lẻo.

Cho đến hôm nay, báo chí trong nước vẫn có rất nhiều tường thuật về chuyện gà không kiểm dịch được buôn bán tràn lan, người dân ở nhiều nơi vẫn ăn tiết canh, và cả về tình trạng dùng phân gà để làm thức ăn cho cá tại khu vực hồ Trị An.

Hiện ông cao uỷ phụ trách về y tế của Liên hiệp châu Âu là Markos Kyprianou cũng đang có mặt tại Việt Nam để thị sát về các nỗ lực chống cúm gia cầm và bàn cách hợp tác trong chuyện phòng chống đại dịch.

Các hãng tin AP và AFP loan tin ông Kyprianou hứa là EU sẽ bỏ ra 35 triệu đôla để giúp châu Á đối phó với đại dịch.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2005/11/051107_viet_birdflu.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Quân đội Trung Quốc chống cúm gà - 09.11.2005 15:35:26
Quân đội Trung Quốc chống cúm gà


Các chuyên gia lo ngại sẽ có các đại dịch tiếp theo tại Trung Quốc
Trung Quốc đã ra lệnh cho quân đội nước này thảo kế hoạch giúp ngăn ngừa những đợt bùng phát cúm gia cầm.
Phóng viên BBC ở Bắc Kinh nói biện pháp này nhằm gửi ra thông điệp cho người dân rằng chính phủ đang kiểm soát được tình hình.

Cùng lúc đó chính quyền cũng nói quân đội cần công khai hơn về tình hình để tránh sai lầm hai năm trước đây khi thông tin bị che giấu trong đợt bùng phát bệnh SARS ở Trung Quốc.

Trong lúc đó, các viên chức ở Indonesia xác nhận có thêm hai trường hợp nhiễm cúm gia cầm ở người; một trong đó là phụ nữ đã qua đời vì cúm. Như vậy hiện số người chết vì cúm gia cầm ở Indonesia là năm người.

Tình hình Trung Quốc

Trung Quốc thông báo họ có đợt bùng phát dịch cúm gia cầm thứ tư trong vòng chỉ ba tuần.

Các quan chức cho biết có gần 9000 gà chết vì virus cúm tại tỉnh ở đông bắc nước này là Liễu Ninh.

Trong báo cáo mà Trung Quốc gửi cho tổ chức Thú y Thế giới, bộ Nông nghiệp nước này cho hay đợt bùng phát xảy ra vào hôm 26/10.

Các đợt bùng phát trước đó xảy ra tại tỉnh Hồ Nam, Nội Mông và An Huy.

Tuy nhiên, cho tới nay, Trung Quốc chưa có trường hợp tử vong ở người vì cúm gia cầm.

Báo cáo mới nhất được đưa ra cho dù Bắc Kinh đã có nỗ lực siết chặt kiểm soát lượng gia cầm khổng lồ của nước này, cũng như có kế hoạch tiêm phòng cho hàng triệu gia cầm.

Báo cáo cho biết virus cúm gia cầm đã giết chết 20 chim ác là và các chim hoang khác.

Các cuộc kiểm tra trong phòng thí nghiệm - được thực hiện vào ngày 1/11 - cho biết các chim hoang này bị chết do nhiễm chủng virus H5.

Các quan chức địa phương đã cách ly khu vực, và yêu cầu phải tiêm phòng vaccine cho gần 14 triệu gia cầm.

Virus cúm H5N1 đã giết chết ít nhất 60 người tại châu Á kể từ năm 2003.

Trung Quốc gần đây triển khai hệ thống báo dịch trên toàn quốc, và yêu cầu các quan chức địa phương phải có các kế hoạch đối phó khẩn cấp.



http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/11/051105_china_birdflu.shtml





HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Hỏi và đáp về bệnh cúm gia cầm - 09.11.2005 15:38:17
07 Tháng 11 2005 - Cập nhật 03h34 GMT




Trung Quốc lo ngại cúm gia cầm ở người


Trung Quốc có bốn đợt bùng phát cúm gia cầm trong chưa đầy ba tuần
Truyền thông Trung Quốc cho biết sáu triệu gia cầm đã bị tiêu huỷ tại tỉnh Liễu Ninh, nơi mới có đợt bùng phát cúm gia cầm.
Tân Hoa xã cho biết các nông dân tại Liễu Ninh đã hợp tác trong đợt tiêu huỷ hôm Chủ Nhật, và họ sẽ được đền bù.

Trong khi đó, Trung Quốc đã đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, kiểm tra nguyên nhân cái chết của một em gái 12 tuổi sống gần khu bùng phát cúm gia cầm.

Em He Yin qua đời tại Hồ Nam với các biểu hiện của bệnh cúm gia cầm, trong khi em trai và thầy giáo của em cũng bị nhiễm cúm nhưng qua khỏi.

Giới chức đã thực hiện việc tiêu huỷ hàng loạt gia cầm tại tỉnh Liễu Ninh, nơi cúm gia cầm đã giết chết gần 9000 gà.

Đây là đợt bùng phát cúm thứ tư tại Trung Quốc trong vòng ba tuần, tuy nhiên nước này vẫn khẳng định chưa có trường hợp tử vong ở người vì cúm gia cầm cho đến nay.

Virus H5N1 đã giết chết hơn 60 người tại châu Á và làm ít nhất 123 người nhiễm bệnh kể từ khi bùng phát vào năm 2003.

Cho tới giờ, vẫn chưa có trường hợp lây nhiễm cúm từ người sang người.

Kiểm tra máu

Giới chức tại tỉnh Hồ Nam ban đầu báo cáo rằng nguyên do không phải do cúm gia cầm, thế nhưng giờ đây họ nói cần phải kiểm tra thêm.

Tất cả ba người bị lây nhiễm sống gần một làng nhiễm cúm, giết chết hơn 500 gà và vịt.

Bé trai sống sót 9 tuổi, và người giáo viên là 36 tuổi.

Hãng Tân Hoa xã nói Trung Quốc đã đề nghị WHO giúp đỡ với việc kiểm tra máu và dịch trong miệng.

Nhận yêu cầu này, người phát ngôn WHO, Roy Wadia, nói điều này tái khẳng định cúm gia cầm thực sự là đe dọa như thế nào tới sức khoẻ cộng đồng.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>.

08 Tháng 11 2005 - Cập nhật 16h24 GMT


Hỏi và đáp về bệnh cúm gia cầm


Cúm lây qua đường tiếp xúc với gia cầm bị bệnh

Sự lây lan của cúm gia cầm, còn gọi là cúm avian, bệnh cúm đã gây ra cái chết của nhiều người ở Đông Nam Á, hiện đang gây quan ngại lớn.
Thế nhưng bệnh này là gì và các nguy hiểm gây cho con người như thế nào?

Cúm gia cầm là gì?

Gà vịt và các loài lông vũ nói chung đều có thể bị cúm giống như loài người. Có tất cả 15 chủng loại cúm avian.

Các chủng loại dễ lây nhiễm nhất là H5 và H7. Chúng cũng là tác nhân khiến gà vịt chết nhiều nhất.

Thế nhưng chủng loại gây quan ngại nhiều nhất lại là chủng H5N1 vì nó được tìm thấy trong loài người.

Tuy nhiên ngay trong chủng loại này cũng có nhiều loại khác nhau ở các nước khác nhau.

Chim trời di trú, nhất là vịt trời, là tác nhân mang virus trong tự nhiên, thế nhưng chúng lại không bị bệnh!

Gia cầm nuôi ở nhà cũng dễ bị bệnh.

Đó là lý do tại sao mà thông tin về virus H5N1 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Romania khiến người ta quan ngại.

Pakistan cũng đã thông báo phát hiện ra virus H5 và H7 tuy nhiên chưa thấy các chủng có khả năng truyền sang người.

Liệu có thể ngăn chặn cúm gia cầm xâm nhập một quốc gia hay không?

Không có cách nào ngăn chặn đường đi của cúm gia cầm vì nó do chim trời "reo rắc".

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa virus sẽ nhanh chóng truyền sang gia cầm và vật nuôi. Các chuyên gia nói kiểm dịch và công tác thú y chặt chẽ sẽ ngăn chặn việc chim trời tiếp xúc với đàn gia cầm nhà nuôi và truyền virus.

Họ cũng cho rằng kiểm soát con đường di chuyển của chim trời sẽ cảnh báo được sớm sự xuất hiện của chim nhiễm bệnh và chủ động phòng chống.

Người nhiễm cúm gia cầm như thế nào?

Cho đến khi cúm gà lây sang người tại Hongkong năm 1997 trước đó người ta chỉ nghĩ cúm gà là thứ virus làm cho gà vịt bị bệnh.

Người bị nhiễm virus khi tiếp xúc với gà vịt bị bệnh.

Gà vịt, hay chim truyền virus ra ngoài qua đường phân, sau đó phân trở nên khô dễ lan truyền khi gặp gió thổi. Sau đó có thể người hít phải loại virus này.

Các triệu chứng của người mắc bệnh cúm gà cũng giống như các loại cúm khác, sốt, người yếu, đau họng, va ho. Bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng của viêm màng kết, tức đau mắt.


Chim trời là tác nhân mang virus

Hiện nay các nghiên cứu gia trở nên quan ngại vì các bác sĩ khi nghiên cứu trường hợp bị cúm gà ở Việt Nam phát hiện ra virus cúm gà có thể làm suy yếu các bộ phận khác của cơ thể, chứ không riêng gì phổi.

Điều này có nghĩa rằng một số người bệnh tử vong trước đây, có thể do cúm gà, nhưng được cho là tử vong vì nguyên nhân khác.

Vậy bao nhiêu người đã bị nhiễm cúm gà?

Cho đến ngày 20 tháng 10 năm 2005, đã có tổng cộng 118 trường hợp bị xác nhận nhiễm cúm gà tại các nước như Indonesia, Việt Nam, Thái Land,và Campuchia. Con số tử vong là 61 người.

Để so sánh cúm gà tai hại đến đâu người ta thường hay nhắc đến dic̣h viêm phổi cấp tính SARS.

Kể từ khi xuất hiện và lây truyền tháng 11 năm 2002 đã có 8.400 người bị nhiễm Sars, với số người tử vong là 800.

Liệu virus cúm gà có thể lây từ người sang người được không?

Có một số biểu hiện cho thấy chuyện này có thể xảy ra, dù cho đến nay đường truyền và mức độ lây nhiễm chưa đủ làm cho người ta khẳng định là sẽ gây ra một đại dịch cúm toàn cầu.

Các bác sĩ hay nhắc đến trường hợp ở Thái Lan khi virus từ người con, có thể đã truyền sang người mẹ, và trong trường hợp này người mẹ đã chết.

Người dì của em nhỏ này, cũng bị nhiễm virus, tuy nhiên lại sống sót.

Giáo sư vi trùng học người Anh John Oxford nói rằng những trường hợp lây nhiễm như vậy cho thấy virus cơ bản có thể truyền từ người sang người. Ông dự đoán chuyện lây nhiễm nhỏ cục bộ trong nhóm người như vậy vẫn sẽ xảy ra.

Bác sĩ lo rằng virus cúm gà có thể trao đổi gen với virus cúm người, và sau đó tự động làm nhiễm bệnh cả người lẫn gà.


Chuyên gia Dịch tễ học

Đây không phải là trường hợp duy nhất mà cúm gà có khả năng truyền từ người sang người.

Năm 2004, hai chị em đã chết tại Việt Nam sau khi nhiều khả năng nhiễm virus cúm gà từ người anh. Người này sau đó chết vì căn nhiễm trùng đường phổi mà các bác sĩ chưa biết loại gì.

Trong một trường hợp tương tự tại Hong Kong năm 1997 nhiều khả năng một bác sĩ đã nhiễm H5N1 từ bệnh nhân đang điều trị, tuy nhiên giả thuyết này vẫn chưa được chứng minh chắc chắc.

Vậy điều này sẽ có nghĩa là sẽ xuất hiện dịch cúm gà quy mô lớn phải không?

Các chuyên gia y tế lo ngại điều này sẽ xảy ra. Tuy nhiên như trong trường hợp bệnh nhân người Thái virus chỉ truyền trong người thân trong gia đình, sau đó không lan rộng ra.

Cạnh đó virus này không chui vào vỏ bọc cúm con người.

Đây mới chính là điều làm cho các chuyên gia lo ngại. Bác sĩ lo rằng virus cúm gà có thể trao đổi gen với virus cúm người, và sau đó tự động làm nhiễm bệnh cả người lẫn gà.

Họ nói thêm nếu sự lây nhiễm kép này xảy ra càng nhiều, tức là sẽ tạo thêm cơ hội cho việc hình thành một loại virus mới và có thể lây truyền từ người sang người một cách dễ dàng.

Qua nghiên cứu các chuyên gia cũng gióng lên quan ngại rằng loại virus nguyên nhân gây ra đại dịch cúm toàn cầu năm 1918 chính là virus cúm gà.

Nếu như điều này xảy ra thì hậu quả đối với người dân là như thế nào?

Một khi virus tiếp nhận được khả năng lây truyền dễ dàng giữa người và người hậu quả có thể sẽ vô cùng tai hại.


Virus gây ra đại dịch cúm toàn cầu năm 1918 chính là virus cúm gà

Trên toàn thế giới các chuyên gia dự đoán có thể sẽ có khoảng từ 2 triệu người cho đến 50 triệu người chết.

Ðã có vaccine phòng bệnh chưa?

Hiện vẫn chưa có vaccine đặc trị, nhưng trên thị trường đã có một số loại có thể giúp phòng chống virus H5N1.

Tuy nhiên, các loại thuốc chống virus, ví dụ như Tamiflu, hiện đã xuất hiện trên thị trường và đang được các nước như Anh cất trữ. Các loại thuốc này có thể giúp hạn chế bớt các biểu hiện nhiễm bệnh và giảm bớt việc lây lan bệnh dịch.

Người ta đang quan ngại trước tin tức về trường hợp bệnh nhân người Việt mới đây phần nào kháng thuốc đối với Tamiflu; tin này khiến các chuyên gia đang phải lên kế hoạch nhằm đối phó với một trận bùng phát cúm gia cầm ở người.

Các khoa học gia khuyên là nên tích trữ cả các loại thuốc khác trong cùng nhóm thuốc, ví dụ như Relenza (zanamivir).

Liệu tôi có thể tiếp tục ăn thịt gà được không?

Có. Các chuyên gia nói cúm gia cầm không phải là loại virus sống trong thức ăn nấu chín, cho nên bạn có thể ăn gà mà không phải lo ngại gì.

Các khoa học gia khuyên là nên tích trữ cả các loại thuốc khác trong cùng nhóm thuốc, ví dụ như Relenza (zanamivir).


Chuyên gia Y tế

Chỉ những đối tượng tham gia giết mổ hoặc chuẩn bị thức ăn từ thịt gia cầm sống mới là những người có nguy cơ nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo rằng để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tất cả các món ăn cần phải được nấu chín ở ít nhất là 70 độ C. Trứng gia cầm cần phải được nấu chín kỹ.

Giáo sư Hugh Pennington từ Trường đại học Aberdeen nhấn mạnh rằng người tiêu dùng có thể bị rủi ro nếu cẩu thả.

"Virus tồn tại trong ruột gà."

"Những ai phải làm thịt gà hoặc phải tiếp xúc với xác gia cầm sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, người ta cũng khó bị lây nhiễm."

Đã có những biện pháp gì được áp dụng nhằm ngăn ngừa tình trạng virus lây lan tại các nước đang có dịch bệnh?

Hàng trăm con gia cầm, thuỷ cầm và loài lông vũ đã bị tiêu huỷ nhằm ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh giữa động vật, và việc đó cũng sẽ dẫn tới việc ngăn chặn dịch bệnh truyền sang người.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2005/11/051108_qabirdflu.shtml
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.11.2005 21:12:57 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Ap dụng mọi biện pháp để chống cúm - 11.11.2005 15:20:38
Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp để chống cúm gia cầm

10-November-2005


Theo Thông Tấn Xã AP, Phó Thủ Tướng Việt Nam cam kết là Việt Nam sẽ ra sức chống dịch cúm gia cầm, dù có tốn kém bao nhiêu đi chăng nữa.

Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố với các viên chức của Thành Phố Hồ Chí Minh rằng Việt Nam sẽ động viên mọi nguồn nhân lực và tài lực, đồng thời áp dụng mọi biện pháp để chống dịch bệnh này.

Theo Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, điều âu lo nhất là phần lớn người dân vẫn chưa nhận thức được mối nguy hại của dịch bệnh cúm gia cầm.

Thông Tấn Xã AP trích lời ông Dũng nói nguyên văn rằng dịch cúm gia cầm nơi gà vịt và một đại dịch cúm nơi con người đang hiện ra trước mắt, vậy mà đa số dân chúng vẫn chưa ý thức được mối hiểm nguy và vẫn còn thờ ơ với việc phòng chống.

Việt Nam chiếm 2/3 trong số 64 người chết vì virút H5N1 kể từ khi loại virút này tái xuất hiện tại Á Châu mùa Đông năm 2003. Loại virút vừa kể xuất hiện tại Hồng Kông năm 1997 nhưng đã bị loại trừ sau khi nhà chức trách cho giết tất cả gà vịt tại đó.

Những vụ bộc phát cúm gia cầm nơi gà vịt đã được báo cáo tại ít nhất 6 tỉnh thành của Việt Nam trong tháng qua, sát hại hoặc buộc người ta phải giết bỏ hơn 130 ngàn gà vịt.

Đa số gia cầm chết trong vụ này là vịt, một đổi thay quan trọng so với năm ngoái khi người ta cho rằng vịt chỉ chuyên chở loại virút độc hại này, nhưng không mang bệnh cúm gia cầm. Các chuyên viên y tế đồng ý rằng một đại dịch nơi con người trên toàn cầu là điều không thể tránh được, nhưng không rõ khi nào sẽ xảy ra, và liệu virút H5N1 có phải là nguồn gốc của một loại virút mới lây truyền giữa người và người hay không.

Cho tới nay, phần lớn những người chết vì virút H5N1 đã lây nhiễm virút qua việc tiếp xúc với gà vịt bị bệnh. Tuy nhiên, nếu có thể biến chủng để lây lan giữa người và người, loại virút này sẽ có khả năng giết hại hàng triệu người.

Tuần này, một hội nghị phối hợp lớn đầu tiên của quốc tế về một sách lược nhằm ngăn chặn và chuẩn bị đương đầu với một cơn đại dịch đã diễn ra tại Genève.

Trong tuần này, Việt Nam cũng đã gửi 8 nhân vật trong nội các, trong có cả 3 phó Thủ Tướng, đi tới các tỉnh để thanh sát việc thực thi công tác kiểm soát dịch bệnh cúm gia cầm tại các địa phương.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-11-10-voa12.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Kuwait loan báo hai ca bệnh cúm gà - 11.11.2005 15:28:26


Kuwait loan báo hai ca bệnh cúm gà

10-November-2005


Kuwait loan báo hai ca bệnh cúm gà trong báo cáo đầu tiên về sự xuất hiện của cúm gia cầm trong vùng Vịnh Ba Tư.

Hôm nay, giám đốc Cục Quản lý Nông nghiệp Công nói rằng cúm gà xuất hiện ở hai con chim, trong đó có ít nhất 1 con là di điểu. Giới hữu trách Kuwait chưa rõ hai ca bệnh này có phải là do vi rút H5N1 gây ra hay không.

Trong khi đó, Trung quốc báo cáo thêm hai vụ bộc phát cúm gà nơi gia cầm ở tỉnh Liêu Ninh, nâng tổng số các vụ bộc phát ở Trung quốc trong tháng qua lên tới 6 vụ.

Trong phiên họp ngày hôm qua ở Geneve, Ngân hàng Thế giới cho biết họ dự trù cung cấp 1 tỉ đô la cho các chương trình chống đại dịch cúm. Trong khi đó, Tổ chức Thú y Thế giới và tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc nói rằng cần có thêm 500 triệu nữa để phòng chống cúm gà nơi gia cầm.

Lên tiếng tại hội nghị này, bà Margaret Chan, Giám đốc chương trình đại dịch cúm của Tổ chức Y tế Thế giới, kêu gọi tất cả các nước chia sẻ những thông tin thiết yếu về cúm gà và có thái độ minh bạch trong những hoạt động liên hệ.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-11-10-voa32.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Một người Việt tử vong vì cúm gia cầm - 11.11.2005 16:27:46
08 Tháng 11 2005 - Cập nhật 07h05 GMT

Một người Việt tử vong vì cúm gia cầm


Thế giới đang theo dõi những diễn biến cúm gia cầm tại Việt Nam


Các quan chức cho biết một bệnh nhân nam, 35 tuổi, tại Hà Nội đã chết vì cúm gia cầm.
Người này là bệnh nhân thứ 42 tại Việt Nam tử vong vì cúm gia cầm cho đến nay.

Được biết bệnh nhân này đã ăn thịt gia cầm mua ở chợ Vĩnh Hồ, Hà Nội, và ngày 26/10 bị đưa vào Viện Y học các bệnh lâm sàng nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai, với các biểu hiện của cúm gia cầm.

Ngày 29/10, bệnh nhân này tử vong, và các mẫu bệnh phẩm được xác định là virus H5N1.

Đây là trường hợp tử vong vì cúm gia cầm đầu tiên tại Việt Nam sau ba tháng nay.

Virus H5N1 đã giết chết hơn 60 người tại Đông Nam Á kể từ khi bùng phát vào năm 2003.

Trong khi đó, giới chức Việt Nam tuyên bố dịch cúm đã tái phát tại cả ba miền.

Trong hai tuần qua, dịch đã được phát hiện tại các tỉnh Bắc Giang, Quảng Nam, Thanh Hoá và Hà Nội.

Trong khi đó, việc kiểm soát tình trạng giết mổ, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ tại nhiều địa phương ở Việt Nam vẫn bị buông lỏng.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2005/11/051108_vietbirdflu_death.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Thống nhất chiến lược chống cúm gia cầm - 12.11.2005 06:38:59
09 Tháng 11 2005 - Cập nhật 23h40 GMT

Thống nhất chiến lược chống cúm gia cầm


Nguy cơ đang hiển hiện


Hội nghị quốc tế về khủng hoảng cúm gia cầm tại Geneva đã kết thúc với đề xuất các biện pháp mạnh mẽ nhằm đối phó với virus H5N.

Cuộc họp với sự tham gia của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Lương nông LHQ, đã diễn ra trong không khí lo ngại rằng virus H5N1 có thể biến thể thành dạng có thể lây truyền dễ dàng từ người sang người và gây ra đại dịch toàn cầu.

Cho tới nay đã có 63 người ở Á châu thiệt mạng về cúm gia cầm.

Trong phiên bế mạc, ông David Nabarro, người mới được bổ nhiệm làm điều phối viên LHQ về cúm gia cầm, tuyên bố hội nghị đã đạt được nhiều tiến bộ.

"Tại hội nghị này chúng tôi đã đạt được đồng thuận về những công việc sẽ phải thực hiện. Chúng tôi đã xác định rõ các tiêu chí hàng đầu là gì và bắt đầu tổ chức một chiến dịch phối hợp chưa từng có trong ngành y tế thế giới."

Kế hoạch hành động mà hội nghị đưa ra đã kêu gọi cải thiện công tác giám sát thú y. Các gia cầm chết đều phải được xem xét và báo cáo kết quả trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Chúng tôi đã xác định rõ các tiêu chí hàng đầu là gì và bắt đầu tổ chức một chiến dịch phối hợp chưa từng có trong ngành y tế thế giới

David Navarro, điều phối viên LHQ

Các quốc gia cần hoàn thiện hệ thống dự báo dịch bệnh đồng thời chia sẻ thông tin về các ca nghi bệnh.

Cùng lúc, chiến lược phòng chống dịch cúm ở người cũng sẽ được nghiên cứu và thử nghiệm. Điều đó có nghĩa đặt ra các tình huống thực tế để quyết định ngay từ bây giờ cách thức đối phó.

Các mục tiêu đặt ra quả là đầy tham vọng và tốn kém.

Các nước châu Á và châu Phi, nơi còn thiếu cơ sở thí nghiệm và dịch vụ thú y, nơi ngành y tế còn non yếu; cần trợ giúp bên ngoài để có thể tiến hành các chương trình hành động này.

Tháng Một tới, một hội nghị khác sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh để kêu gọi ngân quỹ cho việc phòng cúm.

Trong khi đó Ngân hàng Thế giới cảnh báo các nước cấp viện rằng số tiền cần thiết còn có thể tăng nhiều lần nếu như virus H5N1 lan truyền thêm nữa.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/11/051109_birdflu_conference.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
cúm gà nơi người được ghi nhận ở Bắc Giang - 13.11.2005 15:47:14
Thêm hai ca nghi nhiễm cúm gà nơi người được ghi nhận ở Bắc Giang

11-November-2005


AP

Hai ca nghi nhiễm cúm gà nơi người vừa được ghi nhận ở miền bắc Việt nam, một ngày sau khi thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu chính quyền các cấp huy động tất cả lực lượng để phòng chống cúm gà.

Tường thuật hôm thứ sáu của Tân hoa xã trích thuật tin tức báo chí Việt nam nói rằng một người đàn ông 43 tuổi và một thiếu niên nghi nhiễm cúm gà đang được điều trị tại bệnh viện tỉnh Bắc Giang, là nơi có những ổ dịch cúm gà nơi gia cầm xuất hiện hồi gần đây.

Hôm thứ năm, thủ tướng Phan Văn Khải đã có công điện chỉ đạo các cấp chính quyền huy động lực lượng vũ trang, công an cảnh sát, và sinh viên để tiến hành tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi gia cầm, nơi buôn bán giết mổ, chế biến gia cầm, vệ sinh môi trường để ngăn không cho dịch bệnh phát sinh.

Theo nhận định của ông Phan Văn Khải, Việt nam đang ở ngưỡng cửa của đại dịch cúm nơi người và hàng triệu người sẽ tử vong nếu đại dịch xảy ra.

Cũng trong ngày thứ năm, chính quyền tỉnh Hải Dương công bố dịch cúm gia cầm tại 5 xã thuộc hai huyện Chí Linh và Thanh Hà. Tin tức báo chí Việt nam nói rằng tính đến ngày thứ năm, dịch cúm gà đã xuất hiện ở 17 xã thuộc 8 tỉnh thành ở cả 3 miền trung nam bắc, khiến gần 25 ngàn gia cầm hoặc bị toi hoặc bị tiêu hủy.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-11-11-voa8.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Thêm dịch cúm gia cầm tại Trung Quốc - 13.11.2005 15:52:24
12 Tháng 11 2005 - Cập nhật 11h13 GMT

Thêm dịch cúm gia cầm tại Trung Quốc


Trung Quốc tiêu hủy nhiều gia cầm nhằm ngăn virus H5N1 lan tràn


Trung Quốc vừa xác nhận lại có ổ dịch cúm gia cầm mới bùng phát. Đây là ổ dịch thứ tám chỉ trong một tháng qua.
Các ca nhiễm ở tỉnh Hồ Bắc ở miền trung vốn chưa bị dịch từ từ trước.

Nhà chức trách nói rằng 2500 gia cầm chết vì cúm chủng H5N1 và Trung Quốc đang tiêu hủy 30 ngàn gia cầm.

Trung Quốc hiện chưa báo cáo về ca người bị nhiễm cúm gia cầm nào nhưng hiện đang điều tra bốn ca khả nghi bị nhiễm.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong tuần qua cảnh báo rằng Trung Quốc đang đối diện "tình hình hết sức trầm trọng".

Họ cũng cảnh báo rằng đã có vac-xin giả bày bán tại những khu vực bị nhiễm nặng nhất.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/11/051112_chinabirdflu.shtml

PCCC
  • Số bài : 371
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.09.2005
  • Nơi: Đội cứu hoả
RE: Thêm dịch cúm gia cầm tại Trung Quốc - 14.11.2005 10:41:57
Hồng Yến cho PCCC gửi kèm mấy tin cúm gia cầm nữa!

Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm thứ 8 tại TQ


Một nhân viên y tế đang tẩy uế một trại gia cầm tại tỉnh Giang Tô hôm 11-11. Ảnh: AP

TTO - Hôm thứ sáu 11-11, Trung Quốc phát hiện ổ dịch cúm gia cầm mới tại tỉnh Hồ Bắc. Đây là ổ dịch thứ tám tại nước này chỉ trong vòng một tháng. Các nhân viên y tế cũng đang tiến hành xét nghiệm một bệnh nhân nghi nhiễm cúm gia cầm.

Các ca nhiễm gần đây nhất tại quận Jingshan tỉnh Hồ Bắc, cho thấy virus này đang lây lan. Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong tuần qua cảnh báo Trung Quốc đang đối diện với "tình hình hết sức trầm trọng".

Trong khi đó, một người chăn nuôi gia cầm tại vùng có ổ dịch cúm thuộc tỉnh Liêu Ninh cũng đã nhập viện hôm 12-11 do sốt cao 102 độ và đang được xét nghiệm cúm gia cầm. Người phụ nữ này nằm trong số 121 bệnh nhân tại quận Heishan bị sốt và có các triệu chứng tương tự như cúm. Các nhân viên y tế đã xác nhận 120 người không bị cúm gia cầm.

Như vậy, tính đến nay, Trung Quốc đã có bốn trường hợp người nghi nhiễm cúm gia cầm và đang được điều tra. Các quan chức nước này cho biết đã có 2.500 gia cầm chết vì H5N1 và họ đang tiêu hủy 30.000 gia cầm để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

T.VY (Theo AP, BBC)
Đường và chân là đôi bạn thân. Chân đi chơi, chân đi học, đường ngang dọc đường dẫn tới nơi.

PCCC
  • Số bài : 371
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.09.2005
  • Nơi: Đội cứu hoả
Cúm gia cầm ở Indônêxia - 14.11.2005 10:43:58
Dịch cúm gia cầm: nạn nhân mới ở Indonesia

TTO - Ngày 13-11, chính quyền Indonesia thông báo một nữ bệnh nhân có những triệu chứng giống như cúm gia cầm đã tử vong.

Theo bệnh viện Sulianti Saroso, nơi chữa trị phần lớn các ca cúm gia cầm tại Indonesia, nạn nhân là một phụ nữ 20 tuổi tên Dian Rachma được đưa vào bệnh viện trong tình trạng có những triệu chứng như sốt cao, viêm phổi và sụt giảm nhanh chóng lượng bạch cầu. Đây là những dấu hiệu "chứng tỏ nhiều khả năng do virus cúm gia cầm gây ra". Tuy nhiên, các xét nghiệm sẽ được thực hiện để khẳng định chính xác nguyên nhân tử vong này.

Bác sĩ Ilham Patu cho biết bệnh nhân này sống gần một trại gà. Indonesia đã ghi nhận 10 ca tình nghi cúm gia cầm, nhưng đến nay chỉ có năm ca là dương tính với virus H5N1. Theo Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO), dù Indonesia đã giết bỏ bảy triệu gia cầm nhưng sự thiếu ý thức ở các cộng đồng nông thôn vẫn đang là mối đe dọa dịch cúm gia cầm sẽ phát tán nhiều hơn.

ĐỨC TRƯỜNG (Theo ATS, Reuters)

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=107916&ChannelID=2
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.11.2005 10:47:06 bởi PCCC >
Đường và chân là đôi bạn thân. Chân đi chơi, chân đi học, đường ngang dọc đường dẫn tới nơi.

PCCC
  • Số bài : 371
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.09.2005
  • Nơi: Đội cứu hoả
Thái Lan: cúm từ gia cầm lây cho người dễ dàng hơn - 14.11.2005 10:46:00
Thứ Hai, 14/11/2005, 03:06 (GMT+7)

Thái Lan: cúm từ gia cầm lây cho người dễ dàng hơn

>> Dụng cụ xét nghiệm nhanh cúm gia cầm

TT - Cúm gia cầm đã có thể "nhảy" từ gia cầm sang cơ thể người dễ dàng hơn trước. Các chuyên gia y tế Thái Lan đang lo ngại khả năng này vì có trường hợp nhiễm H5N1 mới nhất là một bé trai 18 tháng tuổi chưa từng tiếp xúc trực tiếp với gia cầm.

Giả thuyết hiện nay là có thể cậu bé (tên Worawut Ruesrijian) đã chạm vào phân gà. "Điều đó cũng có nghĩa một người có thể nhiễm cúm gia cầm nếu sống trong một môi trường bị nhiễm" - trưởng Văn phòng dịch tễ Bộ Y tế Thái Lan Kumnuan Ungchusak nói.

* Công ty công nghệ sinh học Rockeby ở Singapore chế tạo thành công một dụng cụ xét nghiệm nhanh cúm gia cầm mang tên "Xét nghiệm kháng gen cúm gia cầm". Dụng cụ này có thể chẩn đoán nhiều dòng virus cúm gia cầm, kể cả H5N1, chỉ trong 10 phút, với các mẫu lấy từ phân, máu hoặc mô động vật.

Ngoài dụng cụ xét nghiệm cho gia cầm, Rockeby còn chế tạo dụng cụ chẩn đoán cúm gia cầm nhanh 10 phút cho người bằng cách thử protein cúm ở mũi hoặc họng của người. Dụng cụ đã được phép sử dụng tại Thái Lan, Malaysia và Brunei, đang được thử nghiệm đánh giá ở VN, Singapore, Sri Lanka, Anh và Canada. Giá mỗi dụng cụ dùng cho gia cầm là 6 USD, và dùng cho người là 10-12 USD.

THỦY TÙNG - N.T.ĐA (Theo JP, BKP, AP, AFP, Reuters)

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=107996&ChannelID=2

Đường và chân là đôi bạn thân. Chân đi chơi, chân đi học, đường ngang dọc đường dẫn tới nơi.

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 7 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 188 bài trong đề mục