Cúm gà, vịt, chim...
Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 8 của 13 trang, bài viết từ 106 đến 120 trên tổng số 188 bài trong đề mục
HongYen 18.01.2006 21:41:35 (permalink)
17 Tháng 1 2006 - Cập nhật 05h28 GMT


Kêu gọi tài chính để phòng chống cúm gia cầm


Nhiều nông dân vẫn còn chậm chạp trong việc tiêu hủy đàn gia cầm
Một hội nghị lớn với mục đích kêu gọi tài chính cho việc phòng chống cúm gia cầm vừa khai mạc tại Bắc Kinh.
Các nhà tổ chức hy vọng sẽ thu hút hơn một tỷ đô la tiền tài trợ để cải thiện các dịch vụ thú y và y tế cũng như phát hiện bệnh trong đàn gia cầm ở các quốc gia.

Hơn một nửa số nước trên thế giới đã gửi quan chức của mình tới tham dự hội nghị.

Các chuyên gia lo ngại rằng cúm gia cầm có thể biến dạng và truyền từ người sang người, gây đại dịch toàn cầu.

Hội nghị Bắc Kinh là hội nghị quốc tế lần thứ hai tập trung vào chủ đề phòng chống cúm gia cầm.

Một cuộc họp tại Geneva hồi tháng 11 năm 2005 đã thống nhất kế hoạch ba năm đề phòng dịch bệnh.

Ngân hàng thế giới dự đoán toàn cầu sẽ cần tới 800 tỷ đôla trong năm đầu của đại dịch cúm nếu dịch xảy ra.

Không nước nào đứng ngoài vòng nguy hiểm

Các đại biểu tại hội nghị ở Bắc Kinh kêu gọi số tiền tài trợ từ 1,2 tới 1,4 tỷ đôla để ngăn chặn dịch bệnh ngay từ đàn gia cầm.

Con số này không bao gồm tiền vaccine ngừa bệnh cho người mà Tổ chức Y tế Thế giới sẽ kêu gọi riêng.

Trong phiên khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Y tế Trung Quốc nói nay đã không thể nhắm mắt làm ngơ trước tình hình dịch bệnh nữa vì các nước cùng sống trên một địa cầu và không có nước nào đứng ngoài vòng nguy hiểm.

Hội nghị lần này do Trung Quốc, Liên hiệp châu Âu và Ngân hàng thế giới (World Bank) đồng tài trợ.


Ngân hàng Thế giới hy vọng sẽ đạt được mức vốn cần huy động


Ngân hàng này đã cấp cho việc phòng chống cúm toàn cầu 500 triệu đôla tiền vay.

Các vấn đề từ cơ sở

Virus H5N1đã lan truyền nhanh chóng trong đàn gia cầm tại Á châu, làm cho gần 80 người tử vong.

Thông tin về cái chết của bốn người ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiốn cho dư luận phương Tây thêm lo lắng.

Ông Jurgen Voegele từ World Bank nói với hãng thông tấn AFP rằng 'thế giới bắt đầu nhận thức được là dịch cúm gia cầm không tự kết thúc'.

"Người ta cứ nghĩ cúm gia cầm chỉ có ở châu Á mà thôi. Nay thì người ta bắt đầu thức tỉnh".

Tuy nhiên phóng viên BBC tại Bắc Kinh nói vấn đề nằm ngay ở cấp cơ sở.

Nhiều nông dân vẫn không chịu thay đổi và làm theo các yêu cầu trong khi các chính phủ lại không đủ tài chính và điều kiện để thực hiện các chương trình tiêu hủy gia cầm cũng như tuyên truyền phòng bệnh.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2006/01/060117_birdflu_funding.shtml
HongYen 20.01.2006 06:12:45 (permalink)
18 Tháng 1 2006 - Cập nhật 15h52 GMT

1,9 tỷ đô trợ cấp chống cúm gia cầm


Các quốc gia giàu nhất thế giới đã cam kết gần 2 tỉ đôla Mỹ, vượt quá con số 1.5 tỉ cần có cho cuộc chiến chống lại dịch cúm gia cầm.
Hoa Kỳ đã nói họ sẽ đưa thêm 330 triệu đôla và Liên hiệp châu Âu cam kết gần 250 triệu.

Những cam kết này được đưa ra tại một hội thảo đặc biệt được tổ chức ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.

Trước khi đưa ra cam kết, hội thảo đã nghe lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, kêu gọi cả thế giới phải hành động chống lại dịch cúm gia cầm trước khi quá muộn.

Cuộc hội thảo cũng đi đến chỗ các nước phải đứng ra cam kết số tiền mà họ bỏ ra.

Đối với những ai còn nghi ngờ về chuyện có thực sự cần số tiền này không, Tổng thư ký LHQ Kofi Annan khuyến cáo rằng lượng tiền kêu gọi vẫn còn ít nếu so với chi phí của cả một đại dịch mà thế giới còn chưa sẵn sàng chống chọi.

Lời kêu gọi của ông Annan được đưa ra sau lời kêu gọi của cao uỷ viên phụ trách về y tế của Liên hiệp châu Âu, Markos Kyprianou, rằng loài người trước đây chưa từng có cơ hội để chuẩn bị cho đại dịch trước khi nó thực sự xảy ra vì thế nay sẽ biết cần phải làm những gì.

Trên thực tế, hội nghị quyên được 1.9 tỉ đôla, tức là nhiều tiền hơn con số 1 tỉ rưỡi đôla Mỹ mà các nhà tổ chức kêu gọi.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là phần dễ dàng. Việc chuyển tiền thành hành động thực sự mới là công việc khó khăn hơn.

Virus cúm gia cầm đã tràn qua châu Á và tiến vào phía nam châu Âu và các chuyên gia tại Bắc Kinh đồng ý rằng chuyện cúm gia cầm tràn vào phần còn lại của châu Âu chỉ là vấn đề thời gian.

Thậm chí ngay cả đã có 1 tỉ rưỡi đôla để chi dùng, việc loại bỏ cúm gia cầm sẽ là một công việc khổng lồ và phức tạp.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2006/01/060118_birdflufund.shtml
HongYen 31.01.2006 06:09:35 (permalink)
Các nhà khoa học Hoa Kỳ tìm ra lý do tại sao cúm gia cầm lại quá nguy hiểm

27 January 2006


Các nhà khoa học của Hoa Kỳ tin rằng họ đã phát hiện được lý do tại sao virut cúm gia cầm lại quá nguy hiểm cho con người.

Các nhà nghiên cứu tại bệnh viện nhi đồng St. Jude thành phố Memphis, tiểu bang Tennessee, nói rằng thủ phạm có lẽ là chất protein nằm trong gien của vài dạng virut cúm gia cầm. Họ nói rằng chất protein này có thể bám vào các protein trong tế bào con người.

Tuy nhiên, các nhà khoa học này nói rằng điều này chỉ đúng với các dạng virut cúm gia cầm mà họ đang nghiên cứu , còn những dạng còn lại thì chưa rõ.

Các khám phá này được đăng trên tập san khoa học Hoa Kỳ.

Cho tới nay cúm gia cầm đã giết 81 người tại Châu Á và Thổ Nhĩ Kỳ, kể từ khi cúm gia cầm tái phát vào năm 2003.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-01-27-voa4.cfm
HongYen 31.01.2006 06:12:11 (permalink)
WHO: Indonesia cần cải thiện vệ sinh tại các chợ trời để chống cúm gà

27 January 2006


AP


Tổ chức y tế thế giới nói rằng Indonesia cần phải cải thiện vệ sinh tại các chợ trời trong công cuộc chống sự lan tràn của bịnh cúm gia cầm.

Ông Alexander von Hildebrand, một cố vấn cho Tổ chức y tế thế giới tại Đông Nam Á, nói rằng có nguy cơ rất lớn là virut sẽ lây lan từ thú vật sang người tại các chợ này. Ông nói rằng tuy chưa có được bằng chứng về liên hệ trực tiếp giữa ngôi chợ với việc lan truyền virut nhưng vấn đề vệ sinh cần được cải thiện.

Sau khi hoàn tất chuyến đi thăm Indonesia 5 ngày, ông Hildebrand kêu gọi chính phủ Indonesia cải thiện tình trạng vệ sinh, xử lý tốt những chất phế thải, và cung cấp nước sạch tại các chợ này để ngăn chặn sự lây lan của viurt H5N1. Lời cảnh báo này được đưa ra sau cái chết của một người bán gà 22 tuổi.

Nếu phòng thí nghiệm của Tổ chức y tế thế giới tại Hongkong xác nhận ca bịnh này, thì người thanh niên này sẽ là bịnh nhân thứ 15 bị chết vì bịnh cúm gia cầm tại Indonesia.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-01-27-voa20.cfm
HongYen 02.02.2006 15:56:32 (permalink)
WHO xác nhận 160 ca bệnh cúm gà nơi người trên toàn thế giới

31 January 2006


Tổ chức Y tế thế giới


Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho hay họ đã xác nhận được 160 ca bệnh cúm gà nơi con người trên toàn thế giới.

Một tuyên bố của cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc này hôm nay nói rằng, 85 trường hợp trong số những người bị nhiễm bệnh đã qua đời, trong đó có bốn người tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng nói rằng họ đã gởi một đoàn chuyên viên tới miền Bắc Iraq để điều tra về các ca bênh có thể là cúm gia cầm tại đó.

Hôm qua, Bộ Trưởng Bộ Y Tế Iraq nói rằng một thiếu nữ qua đời hồi đầu tháng này tại thành phố Sulaymaniya, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có bị nhiễm loại virut gây bệnh cúm gia cầm H5N1.

Nhà chức trách Iraq đang tiêu hủy hằng trăm ngàn gia cầm và đã cách ly một số người có triệu chứng của bệnh cúm gia cầm.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-01-31-voa20.cfm
HongYen 06.02.2006 07:05:15 (permalink)
Giám đốc y tế Hongkong: Virút cúm gia cầm có mặt thường trực tại Á Châu

03 February 2006

Giám đốc y tế Hongkong nói rằng virut gây bịnh cúm gia cầm hiện có mặt thường trực tại Á châu.

Giám đốc York Chow nói với các phóng viên hôm nay rằng virut này hiện có mặt nơi gia cầm lẫn loài chim thiên di khiến cho rất khó mà lượng định xem có bao nhiêu chim và gà vịt bị nhiễm virut này.

Tuy nhiên ông Chow nói rằng các biện pháp bảo vệ sức khoẻ taị Hongkong đã khiến cho bịnh này khó lây lan trong đàn gia cầm hay truyền từ gia cầm sang người.

Hôm qua, các nhà nghiên cứu tại Hoa kỳ cho biết họ đã chế được một loại vaccin có thể bảo vệ chuột khỏi bị nhiễm virut gây chết chóc này.

Bản phúc trình được đăng trên nhật báo y học The Lancet của Anh nói rằng loại vaccine này có thể bảo vệ chống lại sự biến chủng của virut này .

Cúm gia cầm đã giết chết hơn 86 người kể từ năm 2003, phần đông ở Á châu.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-02-03-voa26.cfm
HongYen 12.02.2006 01:08:32 (permalink)
10 Tháng 2 2006 - Cập nhật 20h44 GMT


LHQ kêu gọi Nigeria ngăn chặn cúm gà


Mua bán và vận chuyển gia cầm khiến dịch lây lan nhanh chóng


Liên hiệp quốc kêu gọi nhà chức trách Nigeria ngưng mua bán và vận chuyển gà vịt để cho virút gây tử vong không lây lan.
Trong một thông cáo chung, cơ quan Lương nông FAO và tổ chức sức khỏe súc vật WOA nói rằng cần đóng cửa các chợ gia cầm và tăng cường các biện pháp kiểm soát.

Hai cơ quan của LHQ cũng kêu gọi các nước láng giềng Benin, Cameroon, Chad, Ghana, Niger và Togo tăng cường theo dõi và kiểm soát tại biên giới.

Trước đó nhà chức trách Nigeria xác nhận virút gây chết người H5N1 đang lây lan và hiện đã xuất hiện tại ba tiểu bang.

Các nơi liên hệ bắt đầu tiêu hủy gia cầm và cách ly các nơi phát hiện có dịch. Nhưng phóng viên BBC ở Nigeria nói rằng dịch có thể đã có từ vài tuần nay vì cách đây 1 tháng đã thấy nhiều gia cầm bị chết.

Cúm gà bộc phát nhiều nơi

Nhà chức trách Nigeria vừa xác nhận thêm ba ổ dịch nhiễm chủng cúm H5N1 và có thêm hàng ngàn con gà chết tại các trại ở phía Bắc Nigeria.

Hiện các mẫu xét nghiệm đang được gửi ra nước ngoài để nghiên cứu thêm. Các quan chức nói rằng mẫu xét nghiệm cúm gia cầm chủng H5N1 được phát hiện tại hai tiểu bang ở phía Bắc Nigeria.

Nơi xác nhận có ca nhiễm đầu tiên là hôm thứ Tư tuần này, thế nhưng các nhân viên y tế cho rằng có khả năng virus chủng chết người này đã phát tán trong nhiều tuần qua vì gia cầm chết với số lượng lớn đã hơn một tháng.

Cô lập hóa các nơi có dịch

Chính phủ nói rằng họ nay bắt đầu áp dụng biện pháp cách ly tại các trại bị nhiễm.

Người đứng đầu Viện vệ sinh phòng dịch là ông Lamy Lombar nói rằng các mẫu xét nghiệm nhiễm cúm chủng H5N1 phát hiện được ở hai trại tiểu bang Kano và một trại ở bang Plateu.

Bắt đầu từ hôm nay nhà chức trách đã bắt đầu áp dụng tiêu hủy các đàn gà nghi nhiễm.

Bộ trưởng Nông nghiệp Adamu Bello nói gia cầm tại bất cứ trại nào có gà vịt chết mà nghi là do virus cúm đều sẽ bị tiêu hủy.

Trong khi đó, chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Y Tế Thế giới cảnh báo trường hợp nhiễm cúm gia cầm đầu tiên ở châu Phi có thể sẽ nhanh chóng lây lan và gây hậu quả nghiêm trọng.

Tiến sỹ David Nabarro, người phụ trách việc chống cúm gia cầm của WHO nói với BBC virus cúm gà có thể sẽ lan truyền rộng. Ông nói rằng WHO nghĩ là sẽ xảy ra cúm gà tại các nơi khác trong châu Phi.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2006/02/060210_nigeriabirdfluun.shtml

HongYen 12.02.2006 01:11:11 (permalink)
11 Tháng 2 2006 - Cập nhật 13h45 GMT


Các chuyên gia y tế đang tăng cường kiểm tra dịch tễ tại Thessaloniki, Hy lạp


Cúm gà đã lan tới châu Âu


Các chuyên gia y tế đang tăng cường kiểm tra dịch tễ tại Thessaloniki, Hy lạp
Hai nước thuộc Liên hiệp châu Âu, Ý và Hy lạp, nói rằng họ đã phát hiện những trường hợp nhiễm virus H5N1 đầu tiên.
Bộ nông nghiệp Hy lạp cho biết họ tìm thấy loại virus này ở một số con thiên nga chết tại một hòn đảo ở miền bắc nước này.

Bộ y tế Ý thì cho biết họ cũng phát hiện virus ở thiên nga chết trên đảo Sicil. Người ta vẫn đang tiến hành các xét nghiệm trên một số loài thiên nga khác ở miền nam nước Ý.

Virus H5N1 đã giết chết hơn 80 người kể từ năm 2003, hầu hết là tại các nước Đông Nam Á

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2006/02/060211_europe_birdflu.shtml
HongYen 19.02.2006 22:37:37 (permalink)
15 Tháng 2 2006 - Cập nhật 09h47 GMT

Cúm gà lan rộng ở châu Âu


Những con thiên nga nhiễm cúm cũng được tìm thấy ở Ý


Hai con thiên nga đã chết ở miền bắc nước Đức và bị phát hiện mang mầm virus H5N1.
Đây là trường hợp đầu tiên nhiễm cúm gia cầm tại Đức.

Vài giờ trước đó, Áo xác nhận các trường hợp nhiễm cúm gia cầm đầu tiên, cũng ở một cặp thiên nga đã chết.

Virus H5N1 gần đây đã tìm thấy ở Italy, Hy Lạp và Bulgaria.

Một viên chức bộ nông nghiệp Đức nói các con thú bị chết được gửi đến phòng thí nghiệm ở Anh để kiểm nghiệm thêm.

Việc phát hiện virus ở Đức sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chính phủ Áo cũng đã ra quy định hạn chế sự di chuyển của gia cầm ở Mellach, gần Graz nơi hai trường hợp cúm gia cầm được biết tới vào hôm thứ Ba.

Nhà chức trách đã lập một vùng bảo vệ trong bán kính ba cây số ở Mellach và một vùng 10 cây số giám sát ở bên ngoài.

Các nông gia ở bên trong vùng bảo vệ nay không được buôn bán gia cầm. Các nông trại ở trong vùng giám sát thì có thể.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2006/02/060215_europe_birdflu.shtml
HongYen 19.02.2006 22:40:35 (permalink)
Virút H5N1 sang đến Ai Cập

18 February 2006


Các giới chức Liên Hiệp Quốc loan tin virút H5N1 lây lan sang đến Ai Cập.

Hôm thứ Sáu, các giới chức y tế Ai Cập xác nhận rằng một số cầm điểu đã chết tìm thấy tại 3 khu vực ở Ai Cập, có nhiễm virút H5N1.

Trong cùng ngày, Bộ Nông Nghiệp Pháp cho hay Bộ đang thực hiện xét nghiệm một con vịt, bị coi là nhiễm virút H5. Nếu như các cuộc xét nghiệm chi tiết hơn xác nhận đó là virút H5N1, thì đây sẽ là ca H5N1 đầu tiên trên lãnh thổ Pháp.

Các ca nhiễm virút cúm gia cầm mới đã được báo cáo tại Azerbaijan. Phó Thủ Tướng Abbas Abbasov nói nước ông sẽ cần đến 16 triệu đôla để tài trợ cho nỗ lực ứng phó với vụ bộc phát cúm gia cầm.

Và như thế, Virút H5N1, có khả năng gây tử vong, đã được xác nhận tại Châu Á, Châu Phi, vùng Trung Dông và Châu âu.

Từ năm 2003, cúm gia cầm đã giết chết hơn 90 người, phần lớn là tại Châu Á.

Các nhà chuyên môn vẫn lo sợ virút này có thể đột biến thành một hình thức có thể được lây truyền dễ dàng từ người sang người.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-02-18-voa4.cfm
HongYen 19.02.2006 22:43:11 (permalink)
Ấn Ðộ xác nhận có cúm gia cầm

18 February 2006



Các giới chức Ấn Độ nói một phòng thí nghiệm đã xác nhận vụ bộc phát cúm gia cầm đầu tiên vì virut H5N1 nơi các đàn gà tại nước họ.

Bộ Trưởng Bộ Chăn Nuôi bang Maharashtra ở miền Tây Aán Độ nói rằng, 50 ngàn gia cầm đã chết trong mấy ngày vừa qua trong một trại gà tại Nandurbar, ở phía Bắc Bombay.

Vienna, các giới chức Áo quốc nói rằng virút H5N1 đang lan truyền trong nước họ khi phát hiện một con thiên nga chết tại thành phố này và các chim chóc khác chết tại miền quê.

Sáng hôm nay, Bộ Y Tế Indonesia cho hay các giới chức Y tế Hoa Kỳ tại Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh của Hoa Kỳ xác nhận ca tử vong vì bệnh cúm gia cầm mới nhất tại Indonesia.

Các giới chức Y Tế tại Jakarta nói rằng kết quả các cuộc xét nghiệm xác nhận rằng, người đàn ông 23 tuổi mới thiệt mạng tại Indonesia này bị nhiễm virut H5N1. Đây là nạn nhân thứ 19 thiệt mạng tại Indonesia trong số hơn 90 người chết vì bệnh cúm gia cầm trên toàn thế giới.

Cũng ngày hôm nay các giới chức Hồng Kông cho biết, một con chim ác là bị chết vì nhiễm virut H5N1.

Hôm qua, các giới chức Liên Hiệp Quốc nói rằng kết quả các cuộc xét nghiệm xác những con chim tìm thấy trong ba khu vực ở Ai Cập cho thấy những con chim này bị nhiểm virut H5N1.

Tại Pháp, các giới chức Bộ Nông Nghiệp cho hay, họ đang xét nghiệm một con vịt bị chết vì loại virut H5. Nếu kết quả xác nhận rằng con vịt này bị nhiễm virut H5N1 thì đây sẽ là ca bị nhiễm loại virut này đầu tiên tại Pháp.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-02-18-voa12.cfm
HongYen 03.03.2006 20:48:16 (permalink)
22 Tháng 2 2006 - Cập nhật 17h52 GMT

EU cho phép tiêm phòng gia cầm


Một số thành viên châu Âu phản đối việc tiêm phòng cúm gia cầm


Các quan chức Liên hiệp châu Âu đã thông qua kế hoạch tiêm vaccine phòng cúm cho hàng triệu gia cầm tại Pháp và Hà Lan.
Chương trình tiêm phòng này chỉ giới hạn trong một số khu vực có nguy cơ cao sau khi bị nhiều quốc gia phản đối.

Quyết định được đưa ra trong lúc tại Áo giới chức xác nhận có hai con gà mang virus H5N1 và đây là lần đầu tiên phát hiệm cúm gà trong gia cầm ở châu Âu.

Bộ Y tế nước này cho biết số gà này đã được giữ cùng một số thiên nga bị bệnh và đàn gia cầm thương mại của họ không bị ảnh hưởng.

Cho tới nay đã có một số nước châu Âu phát hiện ra virus cúm H5N1 trong chim trời.

Hungary là quốc gia mới nhất xác nhận có trường hợp mắc cúm trong ba con thiên nga bi chết hồi tuần trước.

Hôm thứ Ba, Croatia cũng phát hiện ra virus cúm trong một con thiên nga bị chết trên đảo Ciovo cạnh thành phố biển Split. Slovakia đang xét nghiệm hai trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm.

Chương trình có giới hạn

Theo kế hoạch vừa được thông qua, Hà Lan sẽ tiêm phòng cho gia cầm thả rông vốn có nguy cơ tiếp xúc với chim trời thay vì giữ chúng trong chuồng.


Các khoa học gia lo ngại tiếp xúc với chim trời tăng nguy cơ lây bệnh


Pháp sẽ tiêm vaccine cho vịt và ngỗng tại các khu vực phía Tây và Tây Nam, bị coi là có nguy cơ cao, thí dụ tại khu vực Landes.

Đức, Áo, Đan Mạch và Bồ Đào Nha trước đó đã phản đối việc tiêm phòng cúm.

Cao ủy Y tế EU Markos Kyprianou thì bình luận rằng trước nguy cơ lây nhiễm cúm, cần khai thác tất cả các phương án có thể để phòng bệnh.

Bởi vậy ông nói EU cho phép "tiêm phòng có giới hạn".

Các bộ trưởng châu Âu cũng bàn thảo về ảnh hưởng kinh tế mà cúm gia cầm gây ra cho ngành chăn nuôi cũng như việc trợ cấp cho nông dân.

Số gà vịt bán ra đã giảm hẳn tại Ý, Hy Lạp và Pháp kể từ khi có xác nhận về các trường hợp nhiễm cúm gia cầm.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2006/02/060222_birdflu_vaccination.shtml

HongYen 03.03.2006 20:51:03 (permalink)
24 Tháng 2 2006 - Cập nhật 15h53 GMT


Pháp diễn tập chống cúm gà


Virus có thể lây lan từ gà bệnh sang người


Tại Lyon, các lực lượng cấp cứu của Pháp đang tiến hành diễn tập thử phản ứng trong trường hợp xảy ra cúm gia cầm ở người.
Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp trước đó xác nhận rằng cúm gia cầm đã bùng phát tại một trại nuôi gà tây mà bệnh mới chỉ được phát hiện vào hôm thứ Năm.

Thế nhưng vẫn cần phải tiến hành thêm các xét nghiệm để xác định xem liệu đó có phải là chủng virus nguy hiểm nhất H5N1 hay không.

Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin hiện đang có mặt tại sân bay Lyon để theo dõi diễn biến thực tập qua màn hình lớn cùng giới phóng viên.

Bối cảnh đặt ra là một chiếc máy bay hạ cánh với hai hành khách có các triệu chứng giống như bị cúm gia cầm.

Một đội cứu thương cách ly các hành khách và đưa họ tới bệnh viện tại Lyon để thực hiện xét nghiệm xem họ có bị cúm gia cầm hay không.

Trong lúc đó, Bộ trưởng Nông nghiệp của Pháp xác nhận rằng cúm gia cầm đã làm chết hàng trăm con gà tây tại một trang trại ở miền Bắc, ngay gần nơi người ta phát hiện ra chú vịt trời đầu tiên bị chết vì virus hồi cuối tuần trước.

Trong hôm thứ Sáu sẽ có thêm các xét nghiệm nữa để xác định xem liệu các con chim, gà và vịt bị chết có phải do virus nguy hiểm nhất H5N1 hay không.

Nếu đúng, thì đây sẽ là một tin tức hết sức tồi tệ cho ngành công nghiệp gia cầm của Pháp, vốn đã bị giảm sút nhiều trong doanh số kinh doanh.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2006/02/060224_france_birdflu_drill.shtml

HongYen 03.03.2006 20:54:39 (permalink)
27 Tháng 2 2006 - Cập nhật 11h34 GMT

Pháp tiêm ngừa ngỗng vịt


Dân chúng không được đến gần các hồ như Dombes


Hôm nay Pháp bắt đầu tiêm ngừa cho 700.000 ngỗng và vịt thả rong trong vùng Landes sau khi Ủy hội Âu châu EC đồng ý để cho Pháp và Hà Lan tiêm ngừa cho gia cầm.
Landes nỗi tiếng với món patê foie gras là nơi duy nhất tiêm ngừa cho gia cầm của gần 150 nông trại bởi vì đơn giản là không thể nhốt chúng trong nhà.

Người ta quyết định tiêm ngừa vì sợ gia súc có thể bị lây nhiễm cúm từ vịt và ngỗng trời.

Pháp hy vọng Hồng Kông và Nhật Bản bỏ lệnh cấm nhập khẩu patê foie gras vì sợ cúm gia cầm.

Trong khi đó nhà chức trách tăng cường các biện pháp phòng ngừa ở gần Lyon, nơi tìm thấy virút H5N1 trong một nông trại nuôi gà tây.

Dân chúng không được đến gần các hồ trong vùng để ngăn chặn virút lây từ chim hoang dã sang cho gia cầm.

EU chuẩn bị tốt

Ông Samuel Jutzi, giám đốc của bộ phận sản phẩm và y tế súc vật tại Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc FAO tin tưởng các nước trong EU đã sẳn sàng để đối phó.

"Tôi nghĩ họ chuẩn bị tốt và thường xuyên phối hợp với nhau giữa các nước trong liên minh cả trên hai phương diện y tế súc vật và ở người."

Ông Jutzi nói FAO không lo ngại cho các nước trong EU, nhưng đối với các nước khác lại là chuyện khác.


Nông trại nuôi gà tây gần Lyon


Các chuyên gia thú y của hơn 50 nước hôm nay nhóm họp ở Paris để thảo luận tình trạng lây lan của cúm gia cầm.

Mục tiêu của hội thảo là thông tin cho nhau về các phương pháp tiêm ngừa, tiêu hủy gia cầm, và theo dõi, đặc biệt tại các nước chưa thấy có dịch.

Pháp đã xác nhận tìm thấy virút dòng H5N1 trong 15 con thiên nga ở mạn đông nam của nước này, nơi phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên.

Nhà chức trách Pháp cũng bắt đầu tiêm ngừa cho 700.000 vịt và ngỗng thả rong tại vùng dọc theo duyên hải Đại tây dương, nơi sản xuất món patê đặc sản foie gras.

Giới chức tại nhiều nước ở Âu châu phát hiện có H5N1 liên tục kêu gọi dân chúng đừng tẩy chay thịt gia cầm.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2006/02/060227_eubirdflu.shtml
HongYen 03.03.2006 21:09:38 (permalink)
Mèo bị nhiễm virút H5N1 tại Ðức

01 March 2006

Các giới chức y tế Đức cho biết xác nhận một con mèo chết vì nhiễm virút H5N1. Đây là ca đầu nhiễm virút đầu tiên tại châu mà không phải ở loài cầm điểu.

Giới hữu trách cho biết xác còn mèo này tìm thấy tại đảo Ruegen, nơi đã có hàng chục con chim hoang chết trước đó.

Các nhà chuyên môn cho biết có những con mèo tại châu Á bị nhiễm virút do ăn phải những con chim bị bệnh, xong chưa có ca lây nhiễm sang người nào do ăn phải những con mèo bệnh.

Còn tại Nga, các giới chức loan báo đã cách ly một khu vực để phòng dịch có nhiền ngàn gia cầm chết vì virút H5N1.

Tại Paris, Tổ Chức Thú Y Thế Giới cảnh báo hình như virút H5N1 đang lây lan trên khắp châu Aâu.

Nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, đã cấm nhập gia cầm từ các khu vực có dịch bệnh của Pháp.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-03-01-voa4.cfm
Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 8 của 13 trang, bài viết từ 106 đến 120 trên tổng số 188 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9