Vị tướng không cành tùng
nguyễn thế duyên 09.03.2009 22:41:43 (permalink)
              Vị tướng không cành tùng
Một buổi sáng chủ nhật của tháng sáu, Diu một thằng bạn lính của tôi đột nhiên đến nhà. Vừa vào đến cửa nó đã bảo ngay
      -Mặc quần áo vào. Đi.
      -Đi đâu?
Tôi vừa mặc quần áo vừa hỏi lại nó. Nó không trả lời vào câu hỏi của tôi mà lại gắt um lên
      -Giời ạ. Sao mày lại mặc bộ quần áo này- Nó quay sang vợ tôi- Bộ quần áo lính của nó ngày xưa đâu. Em lấy ra cho nó.
Vợ tôi mở tủ lôi ra chiếc ba lô đã bạc thếch theo năm tháng, lấy ra bộ quân phục đưa cho tôi. Thằng Diu nhìn tôi gật gù tỏ ý hài lòng.
      -Có thế chứ. Tao tưởng mày đã vứt bộ quân phục này .
      -Vứt thế nào được với ông ấy- Vợ tôi cười nói ngay-Anh không biết đấy thôi. Anh ấy đã từng cho em mấy cái tát vì bộ quân phục này đấy.
Thằng Diu trợn tròn mắt ngạc nhiên. Nó không thể tin rằng một thằng nổi tiếng là sợ vợ như tôi mà lại dám tát vợ chỉ vì một bộ quân phục. Nhưng chuyện đó là có thật.
Hồi đó nhà tôi mới xây lại nhà. Toàn bộ nội thất cũng được thay mới, thế là bao nhiêu những thứ không dùng đến vợ tôi đem tống khứ đi hết và vật đầu tiên mà bà ấy vứt đi lại chính là chiếc ba lô bên trong đựng những thứ ngày xưa tôi mang ở chiến trường về. Thật phúc đức cho tôi. Không hiểu tại sao mà ngay tối hôm đó tôi lại đột nhiên hỏi vợ về chiếc ba lô
      -Em vứt đi rồi- Vợ tôi trả lời gọn lỏn- Giữ làm gì những thứ ấy cho nó bẩn nhà.
Lời vợ tôi nói chưa dứt thì đã hứng ngay hai cái tát thẳng cánh. Mắt tôi vằn đỏ. Tôi chỉ thẳng tay vào mặt vợ giọng rít lên
      -Ngày mai mà cô không lấy lại được những thứ ấy mang về thì cô ra ngay khỏi nhà đấy. Rõ chưa?
Vợ tôi sợ xanh mắt. Cũng lạ, tôi thì nổi tiếng sợ vợ còn vợ tôi thì lại nổi tiếng là đỏng đảnh, hơi một tý là hờn dỗi đến mấy ngày thế mà lần ấy cô ta lại không hề hờn dỗi lại còn tìm mọi cách xoa dịu sự tức giận trong tôi.
Ra đến ngoài đường thằng Diu mới bảo Hôm nay trung đoàn tổ chức họp mặt những chiến sĩ cũ của trung đoàn đang sống ở Hà Nội. Có đại diện của trung đoàn từ trong Tây nguyên ra
Nơi gặp mặt là nhà của một  người ngày trước chiến đấu ở trung đoàn. Chúng tôi đến nơi thì mọi người đã khá đông đủ. Mừng mừng tủi tủi. Ba mươi năm sau khi rời quân ngũ  chúng tôi mới lại gặp được nhau. Những kỉ niệm xưa sống lại trong lòng. Nhiều người không cầm nổi nước mắt.
      -Thằng Chung Tý Bìu đâu nhỉ. Sao tao không thấy nó?
      -Mày còn nhớ hồi ở 601 không? Mày sơi nguyên một quả US thế mà không chết mới tài chứ
      -Thằng Long ở cối 160 kìa. Long, lại đây, nhìn thấy mày là tao lại nhớ đến ông Thạch lúc ông ấy chửi mày “Long ơi! Mày bắn chết bố mày rồi”
Người có tên là Long chạy lại, cười toe toét
      -Phúc tổ bẩy mươi đời nhà các ông. Hôm ấy quả cối 160 mà nổ thì cả cái tiểu đoàn bộ của các ông đi rồi.
Mọi người ồn ào cười nói. Người ngồi , người đứng, túm tụm thành những đám nhỏ năm sáu người một nhắc lại những kỉ niệm ngày xưa. Đột nhiên một ai đó hô lớn
      -Nghiêm!
Tất cả bỗng im phắc. Mọi người đứng cứng người đưa tay lên chào. Tôi nhìn ra, một người mái tócđã bạc gần hết , chân đi tập tễnh  vừa bước vào phòng. Một người đeo quân hàm trung tá, chắc người này vẫn còn phục vụ trong quân đội chạy lên phía trước dập mạnh gót giầy.
      -Báo cáo sư trưởng, tôi , trung tá Nguyễn Thành hiện đang là trung đoàn trưởng trung đoàn 66 xin vui mừng được đón sư trưởng đến gặp mặt với anh em trong trung đoàn
Ông già cười xòa. Tôi nhận thấy ông đang cố nén xúc động.
      -Thôi mà , cậu làm gì mà trịnh trọng thế. Bây giờ thì còn sư trưởng với sư chiếc gì nữa. Tớ đến đây với tư cách là một người lính của trung đoàn thôi
Nói xong, ông quay ra phía chúng tôi, xua xua tay.
      -Thoải mái đi. Hôm nay không có sư mới sãi gì hết. Tất cả là những thằng lính của một trung đoàn hai lần anh hùng. Thế thôi.
Tôi quay sang hỏi nhỏ thằng Hường ,một thằng bạn cùng nhập ngũ với tôi trong trường đại học. Nó hiện vẫn trong quân đội đeo hàm đại tá.
      -Ông nào đấy mày.?
Thằng Hường trợn mắt nhìn tôi.
      -Người đã cứu mày mà mày không biết là ai à?
Nói rồi nó túm lấy tay tôi lôi ra chỗ ông già
      -Thủ trưởng, thủ trưởng có biết thằng này không?
Ông già nhìn tôi lắc đầu cười.
      -Làm sao tớ nhớ hết được các cậu
      -Thằng này thủ trưởng chưa gặp nhưng nhất định thủ trưởng sẽ nhớ nó. Nó là thằng sống sót duy nhất trong khẩu đội cối 82 mà thủ trưởng đã phải xuống tận trung đoàn đích thân chỉ huy để lấy xác tử sĩ trong trận cắt đường 14 đấy.
Ông già ngạc nhiên nhìn tôi. Ông ồ lên một tiếng.
      -Người ấy là cậu à? Mạng cậu lớn thật đấy
Ông xúc động. Tôi cũng xúc động
Hồi  ấy tôi là lính trong khẩu đội cối 82 của trung đoàn. Trung đoàn được giao nhiệm vụ cắt đường 14, khẩu đội cối được bố trí ngay trên đỉnh một quả đồi trông xuống con đường. Đường 14 vốn là cái cuống họng của thị xã plâycu nên khi đường bị cắt đến ngày thứ ba thì địch bất ngờ đổ một lữ đoàn dù đến đoạn bị ta cắt để giải tỏa con đường.Thế là khẩu đội tôi bị vây giữa một lữ đoàn dù. Chúng tôi đánh nhau suốt từ sáng đến chiều. Cối dựng thẳng đứng nòng lên trời thả đạn. Địch không sao lên được nhưng chúng tôi cũng không phá nổi vòng vây. Đến chập tối thì hết đạn. Mấy anh em chỉ còn độc một quả US cuối cùng. Chúng tôi nhìn nhau, không ai nói với ai , tất cả chui vào chiếc hầm chữ A. Tôi đưa cho khẩu đội trưởng quả US cuối cùng rồi tất cả nắm lấy tay nhau. Địch đã lên đầy cửa hầm. Chúng tôi tất cả đều nhìn người khẩu đội trưởng . Cả năm cái đầu đều gật. Người khẩu đội trưởng rút chốt quả US. Chúng tôi nhắm mắt lại. Nhưng không. Thay cho việc cho nổ quả US để chết cùng nhau, người khẩu đội trưởng lại ném quả US cuối  cùng lên trên miệng hấm. Trái US nổ, địch kêu la inh ỏi rồi một loạt những trái US ném xuống hầm. Tôi không còn biết gì nữa. Khi tỉnh lại tôi thấy mình đang nằm trong quân y viện.
      -Cậu có biết không, hồi đó sau hai lần trung đoàn xuất kích mà vẫn không lấy được xác các cậu ,trung đoàn đã phải đề nghị lên sư cho bỏ xác tử sĩ- Ông bồi hồi nhớ lại. Chúng tôi ngồi xúm quanh ông im lặng nghe ông kể- Đối với tớ, đó là một quyết định thật khó khăn. Về nguyên tắc để đánh một lữ đoàn chúng ta cần ít nhất hai trung đoàn tham chiến thế mà lúc đó trong tay tớ không còn một trung đoàn nào ,mà bỏ xác các cậu lại như đề nghị của trung đoàn thì tớ thấy có tội với các cậu
      -Sau phải làm thế nào hả thủ trưởng?
Một người hấp tấp hỏi chen vào. Ông cười
      -Còn giải quyết thế nào nữa. Phải đánh thôi. Tớ cắt một tiểu đoàn của thằng 24 cho đánh rát những vùng ven thị xã làm địch phải rút bớt lực lượng về đấy. Còn tớ thì xuống thẳng trung doàn đích thân chỉ huy trận ấy. May mà lấy được xác các cậu.
Ông dừng lại. Mắt ông mờ đi, xa xôi. Đột nhiên ông đặt tay lên vai tôi, nhìn thẳng vào mắt
      -Cậu có biết để cứu sống được cậu trận ấy trung đoàn đã tổn thất thế nào không?
      -Không ạ
      -Gần hai mươi người. Chính xác là mười bảy người đã hi sinh để cứu sống cậu.-Tôi cúi mặt nhìn xuống đất. Ông nhìn khắp lượt chúng tôi rồi nói giọng trầm trầm-Hãy sống cho xứng đáng với những người đã chết.
Cuộc gặp mặt tan, tôi với mấy thằng bạn học cùng nhập ngũ ngày xưa kéo nhau vào một quán bia. Tôi hỏi thằng Hường, thằng duy nhất trong chúng tôi vẫn còn phục vụ trong quân đội.
      -Sao hôm nay mày không đeo quân hàm cho oách?
      -Làm sao tao dám đeo quân hàm đại tá trước mặt một người đáng lẽ phải đeo quân hàm cấp tướng
Tôi ngạc nhiên
      -Mày nói thế nghĩa là quân hàm của ông ấy còn thấp hơn mày sao?
Nó buồn bã gật đầu.
      -Không những thấp hơn mà còn phải nói rằng ông ấy không còn gì cả
Tôi túm lấy vai nó lắc mạnh.
      -Sao lại thế?  Mày nói đi
Nó vớ lấy vại bia tu ừng ực như muốn nuốt tất cả những uất ức  vào trong lòng. Nó dằn mạnh chiếc vại không xuống bàn. Mắt nó đỏ kè.
      -Sau khi chiến tranh kết thúc, mấy năm sau người ta phát hiện ra trong khi khai lí lịch để kết nạp đảng ông đã không khai bố mình là thành phần địa chủ. Thế là người ta khai trừ ông ra khỏi Đảng, tước quân tịch, đuổi ông ra khỏi quân đội.
Tôi nắm chặt lấy mép bàn, người run lên vì phẫn nộ.
      -Sao lại thế được. Có thể khai trừ ra khỏi Đảng nhưng làm sao có thể tước quân tịch đuổi ông ra khỏi quân đội được.Khi gọi ông ấy nhập ngũ sao người ta không thấy ông ấy là con cái địa chủ?
Thằng Hường thở dài cay đắng
      -Mày còn lạ gì tình hình bộ quốc phòng trong những năm tám mươi ấy nữa.
Tất cả chúng tôi đều im lặng, chán nản, thất vọng. Chẳng lẽ cầy cáo chết chó săn bị làm thịt vẫn còn trong thời đại vũ trụ này?
              
                                                                      *
                                                                *           *
Không hiểu sao từ lúc thằng Hường nói cho chúng tôi biết về số phận của người sư trưởng , tôi lại mong muốn gặp ông. Nhất là khi tôi được biết thêm rằng sau khi ông bị đuổi khỏi quân đội ông đã phẫn chí tẩm xăng vào người tự thiêu. Người tự tử thì có nhiều nhưng rất ít người tự tử bằng cách đau đớn này. Phải có điều gì đó đổ vỡ ghê gớm lắm người ta mới chọn cách này để chết. Và tôi muốn biết sự đổ vỡ đó. Tôi xin địa chỉ ông từ thằng bạn và quyết định đến thăm ông.
Nhà ông ở là một hiệu bán phở ở khu Thanh Xuân. Khi tôi đến, ông nhận ngay ra tôi. Ông ấn tôi ngồi xuống một chiếc bàn.
      -Ngồi xuống đây làm với tớ một chén rượu đã- Rồi ông quay lại nói với bà vợ-Này bà nó, cho chúng tôi một đĩa gì để lai rai. Lâu lâu rồi  tôi mới được ngồi với một thằng lính của mình.
Tôi định chối từ thì bà vợ ông đã bảo
      -Chú cứ ngồi chơi với ông nhà tôi cho vui. Đừng ngại. Các chú ấy đến đây luôn ấy mà.
Nói rồi bà mang ra cho chúng tôi một đĩa cổ cánh gà đầy vật . Thấy tôi có vẻ áy náy bà cười.
      -Chú thấy mất một đĩa thịt gà hơn hay là mất một ông chồng yêu quý hơn? Nhờ có các chú đến chơi mà ông nhà tôi mới vui vẻ được như thế này đấy.
Ông đỏ mặt.
      -Sao bà cứ luôn nhắc đến cái chuyện dại dột của tôi mãi thế?
Bà vợ lườm ông.
      -Ông chả dại thì khôn với ai. Chỉ vì một chút danh hão mà suýt mất mạng. May mà thằng cả kịp thời nhìn thấy không bây giờ người ta xuống Văn điển phong cho ông quân hàm cấp tướng.
Ông cười , rót rượu ra chén.
      -Thôi tôi xin bà. Bà để anh em chúng tôi còn uống rượu. Uống đi cậu.
Ông cầm chén tợp một ngụm lớn. Rượu vào mặt ông tái đi. Ông cầm cái chén, xoay xoay nó trên tay. Trầm ngâm một lúc bỗng ông nói với tôi
      -Lạ thật đấy cậu ạ. Lúc khó khăn ác liệt, cái sống và cái chết chỉ cách nhau một sợi tóc thì không một ai nghĩ đến công danh nhưng đến khi thanh bình rồi thì hai chữ công danh sao mà lớn thế ai cũng cố giành lấy. Không giành được thì trở nên hậm hực phẫn chí. Thật ngu hết sức.
Tôi cười hỏi ông
      -Có phải chính vì hai chữ công danh ấy mà thủ trưởng suýt mất mạng không?
      -Có lẽ cũng vì nó thật- Ông gật đầu công nhận-Cậu thử nghĩ xem, đang ở đỉnh cao quyền lực. Đi đến đâu người ta cũng đứng nghiêm chào. Mở mồm là nghe thấy hai tiếng “Báo cáo”, “Thưa tư lệnh” đùng một cái rơi xuống đáy vực “ Tên lừa dối đảng” Đau lắm chứ. Hận lắm chứ. Cậu không biết đấy thôi. Quyền lực làm người ta nghiện còn ghê gớm hơn cả ma túy. Một kẻ nghiên ma túy chỉ có thể làm hại đến chính bản thân mình. Cùng lắm là làm hại thêm cho vợ con hắn. Nhưng một kẻ nghiện quyền lực thì có thể làm hại cho hàng chục, hàng trăm , thậm chí hàng nghìn con người. Thật may mắn cho tớ, tớ chỉ mới bắt đầu chớm mắc nghiện thứ ma túy “Quyền lực” ấy. Vẫn còn kịp cai nghiện.
Ông cười thoải mái, nét mặt ông dãn ra.
      -Thì cái cú kỉ luật ấy là liều thuốc cai nghiện bắt buộc rồi còn gì. Thủ trưởng không cai cũng không được.
      -Cậu nhầm rồi. Nếu chỉ một cái quyết định kỉ luật mà có thể cai được cơn nghiện quyền lực thì sao có thể gọi nó là ma túy được.- ông hăng hái xua xua tay  phản đối ý kiến của tôi- Cũng giống như  thằng nghiện khi không có tiền mua ma túy không được hút nó bị cơn nghiện vật . Quyền lực cũng vậy, khi nghiện nó rồi người ta sẽ dùng mọi thủ đoạn để giành lấy bằng được nó . Lúc đó thì không còn tình nghĩa, không còn đồng đội. Chỉ còn quyền lực và khi dùng mọi thủ đoạn rồi mà vẫn không giành được nó thì bóng ma của nó sẽ ám ảnh anh suốt cả cuộc đời. Cậu cứ lên mạng đọc thì sẽ thấy. Bao nhiêu kẻ cả cuộc đời chiến đấu cho mảnh đất này thế mà về cuối đời vì cơn nghiện quyền lực đã quay lại chửi cả một quá khứ của chính mình. May cho tớ là có các cậu nếu không không biết tớ còn u mê đến bao giờ.
Điều ông nói làm tôi rất ngạc nhiên. Không biết tại sao chính chúng tôi lại làm ông cai được cơn nghiện quyền lực trong ông. Tôi dè dặt hỏi lại
      -Thủ trưởng bảo sao? Chính chúng tôi làm thủ trưởng cai được cơn nghiện
      -Đúng đấy.- Ông gật đầu- Hồi ấy tớ chỉ mới chớm nghiện thôi. Trong tớ hồi ấy vẫn còn hai tiếng “Đồng đội”.và “Danh dự”. Điều lúc ấy tớ sợ nhất là các cậu coi thường tớ, khinh bỉ tớ. Khi nghe tin tớ tự tử thằng Hiên , chính ủy sư đoàn ,hồi ấy nó đã được phong tướng đang họp ở Hà Nội cùng một lô những anh em cũ chạy đến bệnh viện thăm tớ. Trước mặt bao nhiêu người , trong lúc người tớ vẫn còn quấn đầy băng, nó giáng cho tớ một cái tát đến nẩy đom đóm rồi quát
      -Đồ ngu ! Lúc mày lao lên cửa mở mày có nghĩ đến cái quân hàm cấp tướng không?.
Ông lại cười. Một nụ cười tươi rói
      -Ừ, nó  nói đúng. Mình ngu thật. Trước cửa mở mà nghĩ đến công danh thì người ta lùi xuống chứ ai còn dám lao lên. Đến lúc mọi người từ biệt ra về, không ai bảo ai, tất cả đều đứng nghiêm dơ tay lên vành mũ chào tớ mà toàn bọn cấp tá làm cả phòng bệnh phải ngạc nhiên. Điều đó làm tớ xúc động. Tớ biết, tớ vẫn còn trong lòng các cậu.
Ông nhìn tôi, thấy chén rượu của tôi vẫn đầy nguyên. Ông dục
      -Uống đi chứ. Mà khi ra khỏi quân đội cậu quân hàm gì nhỉ?
      -Tôi là trung úy ạ.
Ông hắng giọng rồi nói to
      -Đồng chí trung úy
      -Có tôi
      -Sư trưởng sư mười hạ lệnh cho đồng chí uống cạn chén rượu ngay lập tức
      -Rõ
Tôi cười nâng chiến rượu lên cụng li với ông và một hơi uống cạn chén rượu.
 
                                                                     *
                                                             *               *
 
Hai năm sau, một hôm tôi nhận được điện thoại của thằng Hường. Nó báo tin ông chết. Tang lễ được cử hành tại nhà tang lễ Thanh nhàn. Hội cựu chiến binh của sư đoàn quyết định những người lính của sư đoàn đến dự tang lễ tất cả đều phải mặc quân phục. Tôi vội vàng mặc quân phục đến đưa ông.
Tôi đến nơi, nhà tang lễ đã đầy nghẹt lính. Hai hàng quân danh dự mặc lễ phục trắng toàn là những đại tá mái đầu đã trắng phớ.Đứng đầu hai hàng quân danh dự là hai vị tướng.  Không có súng, ban tổ chức đã có sáng kiến lấy những cây gậy gỗ thay cho súng để bồng.
Từng tốp lính nối đuôi nhau đi quanh linh cữu ông vĩnh biệt người chỉ huy của mình trong tiếng nhạc của bài hồn tử sĩ trầm buồn. Tất cả chúng tôi bằng mọi phương tiện đều tìm cách xuống tận dưới Văn điển. Khi mộ được đắp xong vị tướng vốn ngày trước là chính ủy sư đoàn hô lớn.
      -Tập hợp.
Chúng tôi im lặng xếp thành đội ngũ. Một khối lính vuông vắn. Rất nhiều người phải đứng giữa những vũng nước cho đội ngũ được chỉnh tề. Chính ủy hô đanh, gọn
      -Bồng súng! Chào!
Rập! những cây súng gỗ của hàng quân danh dự rắp lên vai. Chúng tôi ưỡn ngực, đứng nghiêm nhất loạt đưa tay lên vành mũ.
Đúng lúc ấy, một chiếc U Oát phóng vào. Chiếc xe đầy bụi đất. Nó đã phải chạy từ rất xa đến đây. Cửa xe mở, Một viên trung tá nhẩy vội ra tay ôm theo một vật được bọc trong lá quân kì màu đỏ. Tôi nhận ra đó chính là trung tá Nguyễn Thành trung đoàn trưởng trung đoàn 66. Anh đến trước mộ, đứng nghiêm chào rồi quay ra nói với mọi người.
      -Thưa các thủ trưởng, Thưa toàn thể các đồng chí. Bộ tư lệnh sư mười không thể ra đưa tiễn sư trưởng Trần Đoàn được . Sư đoàn có ủy quyền cho tôi, trung đoàn trưởng trung đoàn 66, trung đoàn mà ngày trước sư trưởng vốn là lính và đồng thời cũng là trung đoàn trưởng của trung đoàn mang một tấm bia để dựng trước mộ sư trưởng.
Nói rồi anh từ từ mở lá quân kì lấy ra một tấm bia kính cẩn chôn ngang hàng với tấm bia của gia đình. Trên tấm bia chỉ khắc mấy dòng chữ
                                               Tướng
                                            Trần Đoàn
                                        Sư trưởng sư 10
Tất cả chúng tôi cúi đầu mặc niệm.
Tôi đợi cho mọi người về hết. Chỉ còn lại một mình. Tôi đến bên mộ ông thắp một nén hương cắm lên mộ. Tôi nói to thành tiếng
 -Xin ông yên nghỉ. Ông mãi mãi là một vị tướng trong lòng chúng tôi,những người lính của ông
                                                                         Hà nội ngày 9-3-2009
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.03.2009 22:43:04 bởi nguyễn thế duyên >
#1
    ThanhThanhKhiet 18.03.2009 04:08:40 (permalink)

    Trích đoạn: nguyễn thế duyên

                  Vị tướng không cành tùng
    Một buổi sáng chủ nhật của tháng sáu, Diu một thằng bạn lính của tôi đột nhiên đến nhà. Vừa vào đến cửa nó đã bảo ngay
          -Mặc quần áo vào. Đi.
          -Đi đâu?
    Tôi vừa mặc quần áo vừa hỏi lại nó. Nó không trả lời vào câu hỏi của tôi mà lại gắt um lên
          -Giời ạ. Sao mày lại mặc bộ quần áo này- Nó quay sang vợ tôi- Bộ quần áo lính của nó ngày xưa đâu. Em lấy ra cho nó.
    Vợ tôi mở tủ lôi ra chiếc ba lô đã bạc thếch theo năm tháng, lấy ra bộ quân phục đưa cho tôi. Thằng Diu nhìn tôi gật gù tỏ ý hài lòng.
          -Có thế chứ. Tao tưởng mày đã vứt bộ quân phục này .
          -Vứt thế nào được với ông ấy- Vợ tôi cười nói ngay-Anh không biết đấy thôi. Anh ấy đã từng cho em mấy cái tát vì bộ quân phục này đấy.
    Thằng Diu trợn tròn mắt ngạc nhiên. Nó không thể tin rằng một thằng nổi tiếng là sợ vợ như tôi mà lại dám tát vợ chỉ vì một bộ quân phục. Nhưng chuyện đó là có thật.
    Hồi đó nhà tôi mới xây lại nhà. Toàn bộ nội thất cũng được thay mới, thế là bao nhiêu những thứ không dùng đến vợ tôi đem tống khứ đi hết và vật đầu tiên mà bà ấy vứt đi lại chính là chiếc ba lô bên trong đựng những thứ ngày xưa tôi mang ở chiến trường về. Thật phúc đức cho tôi. Không hiểu tại sao mà ngay tối hôm đó tôi lại đột nhiên hỏi vợ về chiếc ba lô
          -Em vứt đi rồi- Vợ tôi trả lời gọn lỏn- Giữ làm gì những thứ ấy cho nó bẩn nhà.
    Lời vợ tôi nói chưa dứt thì đã hứng ngay hai cái tát thẳng cánh. Mắt tôi vằn đỏ. Tôi chỉ thẳng tay vào mặt vợ giọng rít lên
          -Ngày mai mà cô không lấy lại được những thứ ấy mang về thì cô ra ngay khỏi nhà đấy. Rõ chưa?
    Vợ tôi sợ xanh mắt. Cũng lạ, tôi thì nổi tiếng sợ vợ còn vợ tôi thì lại nổi tiếng là đỏng đảnh, hơi một tý là hờn dỗi đến mấy ngày thế mà lần ấy cô ta lại không hề hờn dỗi lại còn tìm mọi cách xoa dịu sự tức giận trong tôi.
    Ra đến ngoài đường thằng Diu mới bảo Hôm nay trung đoàn tổ chức họp mặt những chiến sĩ cũ của trung đoàn đang sống ở Hà Nội. Có đại diện của trung đoàn từ trong Tây nguyên ra
    Nơi gặp mặt là nhà của một  người ngày trước chiến đấu ở trung đoàn. Chúng tôi đến nơi thì mọi người đã khá đông đủ. Mừng mừng tủi tủi. Ba mươi năm sau khi rời quân ngũ  chúng tôi mới lại gặp được nhau. Những kỉ niệm xưa sống lại trong lòng. Nhiều người không cầm nổi nước mắt.
          -Thằng Chung Tý Bìu đâu nhỉ. Sao tao không thấy nó?
          -Mày còn nhớ hồi ở 601 không? Mày sơi nguyên một quả US thế mà không chết mới tài chứ
          -Thằng Long ở cối 160 kìa. Long, lại đây, nhìn thấy mày là tao lại nhớ đến ông Thạch lúc ông ấy chửi mày “Long ơi! Mày bắn chết bố mày rồi”
    Người có tên là Long chạy lại, cười toe toét
          -Phúc tổ bẩy mươi đời nhà các ông. Hôm ấy quả cối 160 mà nổ thì cả cái tiểu đoàn bộ của các ông đi rồi.
    Mọi người ồn ào cười nói. Người ngồi , người đứng, túm tụm thành những đám nhỏ năm sáu người một nhắc lại những kỉ niệm ngày xưa. Đột nhiên một ai đó hô lớn
          -Nghiêm!
    Tất cả bỗng im phắc. Mọi người đứng cứng người đưa tay lên chào. Tôi nhìn ra, một người mái tócđã bạc gần hết , chân đi tập tễnh  vừa bước vào phòng. Một người đeo quân hàm trung tá, chắc người này vẫn còn phục vụ trong quân đội chạy lên phía trước dập mạnh gót giầy.
          -Báo cáo sư trưởng, tôi , trung tá Nguyễn Thành hiện đang là trung đoàn trưởng trung đoàn 66 xin vui mừng được đón sư trưởng đến gặp mặt với anh em trong trung đoàn
    Ông già cười xòa. Tôi nhận thấy ông đang cố nén xúc động.
          -Thôi mà , cậu làm gì mà trịnh trọng thế. Bây giờ thì còn sư trưởng với sư chiếc gì nữa. Tớ đến đây với tư cách là một người lính của trung đoàn thôi
    Nói xong, ông quay ra phía chúng tôi, xua xua tay.
          -Thoải mái đi. Hôm nay không có sư mới sãi gì hết. Tất cả là những thằng lính của một trung đoàn hai lần anh hùng. Thế thôi.
    Tôi quay sang hỏi nhỏ thằng Hường ,một thằng bạn cùng nhập ngũ với tôi trong trường đại học. Nó hiện vẫn trong quân đội đeo hàm đại tá.
          -Ông nào đấy mày.?
    Thằng Hường trợn mắt nhìn tôi.
          -Người đã cứu mày mà mày không biết là ai à?
    Nói rồi nó túm lấy tay tôi lôi ra chỗ ông già
          -Thủ trưởng, thủ trưởng có biết thằng này không?
    Ông già nhìn tôi lắc đầu cười.
          -Làm sao tớ nhớ hết được các cậu
          -Thằng này thủ trưởng chưa gặp nhưng nhất định thủ trưởng sẽ nhớ nó. Nó là thằng sống sót duy nhất trong khẩu đội cối 82 mà thủ trưởng đã phải xuống tận trung đoàn đích thân chỉ huy để lấy xác tử sĩ trong trận cắt đường 14 đấy.
    Ông già ngạc nhiên nhìn tôi. Ông ồ lên một tiếng.
          -Người ấy là cậu à? Mạng cậu lớn thật đấy
    Ông xúc động. Tôi cũng xúc động
    Hồi  ấy tôi là lính trong khẩu đội cối 82 của trung đoàn. Trung đoàn được giao nhiệm vụ cắt đường 14, khẩu đội cối được bố trí ngay trên đỉnh một quả đồi trông xuống con đường. Đường 14 vốn là cái cuống họng của thị xã plâycu nên khi đường bị cắt đến ngày thứ ba thì địch bất ngờ đổ một lữ đoàn dù đến đoạn bị ta cắt để giải tỏa con đường.Thế là khẩu đội tôi bị vây giữa một lữ đoàn dù. Chúng tôi đánh nhau suốt từ sáng đến chiều. Cối dựng thẳng đứng nòng lên trời thả đạn. Địch không sao lên được nhưng chúng tôi cũng không phá nổi vòng vây. Đến chập tối thì hết đạn. Mấy anh em chỉ còn độc một quả US cuối cùng. Chúng tôi nhìn nhau, không ai nói với ai , tất cả chui vào chiếc hầm chữ A. Tôi đưa cho khẩu đội trưởng quả US cuối cùng rồi tất cả nắm lấy tay nhau. Địch đã lên đầy cửa hầm. Chúng tôi tất cả đều nhìn người khẩu đội trưởng . Cả năm cái đầu đều gật. Người khẩu đội trưởng rút chốt quả US. Chúng tôi nhắm mắt lại. Nhưng không. Thay cho việc cho nổ quả US để chết cùng nhau, người khẩu đội trưởng lại ném quả US cuối  cùng lên trên miệng hấm. Trái US nổ, địch kêu la inh ỏi rồi một loạt những trái US ném xuống hầm. Tôi không còn biết gì nữa. Khi tỉnh lại tôi thấy mình đang nằm trong quân y viện.
          -Cậu có biết không, hồi đó sau hai lần trung đoàn xuất kích mà vẫn không lấy được xác các cậu ,trung đoàn đã phải đề nghị lên sư cho bỏ xác tử sĩ- Ông bồi hồi nhớ lại. Chúng tôi ngồi xúm quanh ông im lặng nghe ông kể- Đối với tớ, đó là một quyết định thật khó khăn. Về nguyên tắc để đánh một lữ đoàn chúng ta cần ít nhất hai trung đoàn tham chiến thế mà lúc đó trong tay tớ không còn một trung đoàn nào ,mà bỏ xác các cậu lại như đề nghị của trung đoàn thì tớ thấy có tội với các cậu
          -Sau phải làm thế nào hả thủ trưởng?
    Một người hấp tấp hỏi chen vào. Ông cười
          -Còn giải quyết thế nào nữa. Phải đánh thôi. Tớ cắt một tiểu đoàn của thằng 24 cho đánh rát những vùng ven thị xã làm địch phải rút bớt lực lượng về đấy. Còn tớ thì xuống thẳng trung doàn đích thân chỉ huy trận ấy. May mà lấy được xác các cậu.
    Ông dừng lại. Mắt ông mờ đi, xa xôi. Đột nhiên ông đặt tay lên vai tôi, nhìn thẳng vào mắt
          -Cậu có biết để cứu sống được cậu trận ấy trung đoàn đã tổn thất thế nào không?
          -Không ạ
          -Gần hai mươi người. Chính xác là mười bảy người đã hi sinh để cứu sống cậu.-Tôi cúi mặt nhìn xuống đất. Ông nhìn khắp lượt chúng tôi rồi nói giọng trầm trầm-Hãy sống cho xứng đáng với những người đã chết.
    Cuộc gặp mặt tan, tôi với mấy thằng bạn học cùng nhập ngũ ngày xưa kéo nhau vào một quán bia. Tôi hỏi thằng Hường, thằng duy nhất trong chúng tôi vẫn còn phục vụ trong quân đội.
          -Sao hôm nay mày không đeo quân hàm cho oách?
          -Làm sao tao dám đeo quân hàm đại tá trước mặt một người đáng lẽ phải đeo quân hàm cấp tướng
    Tôi ngạc nhiên
          -Mày nói thế nghĩa là quân hàm của ông ấy còn thấp hơn mày sao?
    Nó buồn bã gật đầu.
          -Không những thấp hơn mà còn phải nói rằng ông ấy không còn gì cả
    Tôi túm lấy vai nó lắc mạnh.
          -Sao lại thế?  Mày nói đi
    Nó vớ lấy vại bia tu ừng ực như muốn nuốt tất cả những uất ức  vào trong lòng. Nó dằn mạnh chiếc vại không xuống bàn. Mắt nó đỏ kè.
          -Sau khi chiến tranh kết thúc, mấy năm sau người ta phát hiện ra trong khi khai lí lịch để kết nạp đảng ông đã không khai bố mình là thành phần địa chủ. Thế là người ta khai trừ ông ra khỏi Đảng, tước quân tịch, đuổi ông ra khỏi quân đội.
    Tôi nắm chặt lấy mép bàn, người run lên vì phẫn nộ.
          -Sao lại thế được. Có thể khai trừ ra khỏi Đảng nhưng làm sao có thể tước quân tịch đuổi ông ra khỏi quân đội được.Khi gọi ông ấy nhập ngũ sao người ta không thấy ông ấy là con cái địa chủ?
    Thằng Hường thở dài cay đắng
          -Mày còn lạ gì tình hình bộ quốc phòng trong những năm tám mươi ấy nữa.
    Tất cả chúng tôi đều im lặng, chán nản, thất vọng. Chẳng lẽ cầy cáo chết chó săn bị làm thịt vẫn còn trong thời đại vũ trụ này?
                  
                                                                          *
                                                                    *           *
    Không hiểu sao từ lúc thằng Hường nói cho chúng tôi biết về số phận của người sư trưởng , tôi lại mong muốn gặp ông. Nhất là khi tôi được biết thêm rằng sau khi ông bị đuổi khỏi quân đội ông đã phẫn chí tẩm xăng vào người tự thiêu. Người tự tử thì có nhiều nhưng rất ít người tự tử bằng cách đau đớn này. Phải có điều gì đó đổ vỡ ghê gớm lắm người ta mới chọn cách này để chết. Và tôi muốn biết sự đổ vỡ đó. Tôi xin địa chỉ ông từ thằng bạn và quyết định đến thăm ông.
    Nhà ông ở là một hiệu bán phở ở khu Thanh Xuân. Khi tôi đến, ông nhận ngay ra tôi. Ông ấn tôi ngồi xuống một chiếc bàn.
          -Ngồi xuống đây làm với tớ một chén rượu đã- Rồi ông quay lại nói với bà vợ-Này bà nó, cho chúng tôi một đĩa gì để lai rai. Lâu lâu rồi  tôi mới được ngồi với một thằng lính của mình.
    Tôi định chối từ thì bà vợ ông đã bảo
          -Chú cứ ngồi chơi với ông nhà tôi cho vui. Đừng ngại. Các chú ấy đến đây luôn ấy mà.
    Nói rồi bà mang ra cho chúng tôi một đĩa cổ cánh gà đầy vật . Thấy tôi có vẻ áy náy bà cười.
          -Chú thấy mất một đĩa thịt gà hơn hay là mất một ông chồng yêu quý hơn? Nhờ có các chú đến chơi mà ông nhà tôi mới vui vẻ được như thế này đấy.
    Ông đỏ mặt.
          -Sao bà cứ luôn nhắc đến cái chuyện dại dột của tôi mãi thế?
    Bà vợ lườm ông.
          -Ông chả dại thì khôn với ai. Chỉ vì một chút danh hão mà suýt mất mạng. May mà thằng cả kịp thời nhìn thấy không bây giờ người ta xuống Văn điển phong cho ông quân hàm cấp tướng.
    Ông cười , rót rượu ra chén.
          -Thôi tôi xin bà. Bà để anh em chúng tôi còn uống rượu. Uống đi cậu.
    Ông cầm chén tợp một ngụm lớn. Rượu vào mặt ông tái đi. Ông cầm cái chén, xoay xoay nó trên tay. Trầm ngâm một lúc bỗng ông nói với tôi
          -Lạ thật đấy cậu ạ. Lúc khó khăn ác liệt, cái sống và cái chết chỉ cách nhau một sợi tóc thì không một ai nghĩ đến công danh nhưng đến khi thanh bình rồi thì hai chữ công danh sao mà lớn thế ai cũng cố giành lấy. Không giành được thì trở nên hậm hực phẫn chí. Thật ngu hết sức.
    Tôi cười hỏi ông
          -Có phải chính vì hai chữ công danh ấy mà thủ trưởng suýt mất mạng không?
          -Có lẽ cũng vì nó thật- Ông gật đầu công nhận-Cậu thử nghĩ xem, đang ở đỉnh cao quyền lực. Đi đến đâu người ta cũng đứng nghiêm chào. Mở mồm là nghe thấy hai tiếng “Báo cáo”, “Thưa tư lệnh” đùng một cái rơi xuống đáy vực “ Tên lừa dối đảng” Đau lắm chứ. Hận lắm chứ. Cậu không biết đấy thôi. Quyền lực làm người ta nghiện còn ghê gớm hơn cả ma túy. Một kẻ nghiên ma túy chỉ có thể làm hại đến chính bản thân mình. Cùng lắm là làm hại thêm cho vợ con hắn. Nhưng một kẻ nghiện quyền lực thì có thể làm hại cho hàng chục, hàng trăm , thậm chí hàng nghìn con người. Thật may mắn cho tớ, tớ chỉ mới bắt đầu chớm mắc nghiện thứ ma túy “Quyền lực” ấy. Vẫn còn kịp cai nghiện.
    Ông cười thoải mái, nét mặt ông dãn ra.
          -Thì cái cú kỉ luật ấy là liều thuốc cai nghiện bắt buộc rồi còn gì. Thủ trưởng không cai cũng không được.
          -Cậu nhầm rồi. Nếu chỉ một cái quyết định kỉ luật mà có thể cai được cơn nghiện quyền lực thì sao có thể gọi nó là ma túy được.- ông hăng hái xua xua tay  phản đối ý kiến của tôi- Cũng giống như  thằng nghiện khi không có tiền mua ma túy không được hút nó bị cơn nghiện vật . Quyền lực cũng vậy, khi nghiện nó rồi người ta sẽ dùng mọi thủ đoạn để giành lấy bằng được nó . Lúc đó thì không còn tình nghĩa, không còn đồng đội. Chỉ còn quyền lực và khi dùng mọi thủ đoạn rồi mà vẫn không giành được nó thì bóng ma của nó sẽ ám ảnh anh suốt cả cuộc đời. Cậu cứ lên mạng đọc thì sẽ thấy. Bao nhiêu kẻ cả cuộc đời chiến đấu cho mảnh đất này thế mà về cuối đời vì cơn nghiện quyền lực đã quay lại chửi cả một quá khứ của chính mình. May cho tớ là có các cậu nếu không không biết tớ còn u mê đến bao giờ.
    Điều ông nói làm tôi rất ngạc nhiên. Không biết tại sao chính chúng tôi lại làm ông cai được cơn nghiện quyền lực trong ông. Tôi dè dặt hỏi lại
          -Thủ trưởng bảo sao? Chính chúng tôi làm thủ trưởng cai được cơn nghiện
          -Đúng đấy.- Ông gật đầu- Hồi ấy tớ chỉ mới chớm nghiện thôi. Trong tớ hồi ấy vẫn còn hai tiếng “Đồng đội”.và “Danh dự”. Điều lúc ấy tớ sợ nhất là các cậu coi thường tớ, khinh bỉ tớ. Khi nghe tin tớ tự tử thằng Hiên , chính ủy sư đoàn ,hồi ấy nó đã được phong tướng đang họp ở Hà Nội cùng một lô những anh em cũ chạy đến bệnh viện thăm tớ. Trước mặt bao nhiêu người , trong lúc người tớ vẫn còn quấn đầy băng, nó giáng cho tớ một cái tát đến nẩy đom đóm rồi quát
          -Đồ ngu ! Lúc mày lao lên cửa mở mày có nghĩ đến cái quân hàm cấp tướng không?.
    Ông lại cười. Một nụ cười tươi rói
          -Ừ, nó  nói đúng. Mình ngu thật. Trước cửa mở mà nghĩ đến công danh thì người ta lùi xuống chứ ai còn dám lao lên. Đến lúc mọi người từ biệt ra về, không ai bảo ai, tất cả đều đứng nghiêm dơ tay lên vành mũ chào tớ mà toàn bọn cấp tá làm cả phòng bệnh phải ngạc nhiên. Điều đó làm tớ xúc động. Tớ biết, tớ vẫn còn trong lòng các cậu.
    Ông nhìn tôi, thấy chén rượu của tôi vẫn đầy nguyên. Ông dục
          -Uống đi chứ. Mà khi ra khỏi quân đội cậu quân hàm gì nhỉ?
          -Tôi là trung úy ạ.
    Ông hắng giọng rồi nói to
          -Đồng chí trung úy
          -Có tôi
          -Sư trưởng sư mười hạ lệnh cho đồng chí uống cạn chén rượu ngay lập tức
          -Rõ
    Tôi cười nâng chiến rượu lên cụng li với ông và một hơi uống cạn chén rượu.
     
                                                                         *
                                                                 *               *
     
    Hai năm sau, một hôm tôi nhận được điện thoại của thằng Hường. Nó báo tin ông chết. Tang lễ được cử hành tại nhà tang lễ Thanh nhàn. Hội cựu chiến binh của sư đoàn quyết định những người lính của sư đoàn đến dự tang lễ tất cả đều phải mặc quân phục. Tôi vội vàng mặc quân phục đến đưa ông.
    Tôi đến nơi, nhà tang lễ đã đầy nghẹt lính. Hai hàng quân danh dự mặc lễ phục trắng toàn là những đại tá mái đầu đã trắng phớ.Đứng đầu hai hàng quân danh dự là hai vị tướng.  Không có súng, ban tổ chức đã có sáng kiến lấy những cây gậy gỗ thay cho súng để bồng.
    Từng tốp lính nối đuôi nhau đi quanh linh cữu ông vĩnh biệt người chỉ huy của mình trong tiếng nhạc của bài hồn tử sĩ trầm buồn. Tất cả chúng tôi bằng mọi phương tiện đều tìm cách xuống tận dưới Văn điển. Khi mộ được đắp xong vị tướng vốn ngày trước là chính ủy sư đoàn hô lớn.
          -Tập hợp.
    Chúng tôi im lặng xếp thành đội ngũ. Một khối lính vuông vắn. Rất nhiều người phải đứng giữa những vũng nước cho đội ngũ được chỉnh tề. Chính ủy hô đanh, gọn
          -Bồng súng! Chào!
    Rập! những cây súng gỗ của hàng quân danh dự rắp lên vai. Chúng tôi ưỡn ngực, đứng nghiêm nhất loạt đưa tay lên vành mũ.
    Đúng lúc ấy, một chiếc U Oát phóng vào. Chiếc xe đầy bụi đất. Nó đã phải chạy từ rất xa đến đây. Cửa xe mở, Một viên trung tá nhẩy vội ra tay ôm theo một vật được bọc trong lá quân kì màu đỏ. Tôi nhận ra đó chính là trung tá Nguyễn Thành trung đoàn trưởng trung đoàn 66. Anh đến trước mộ, đứng nghiêm chào rồi quay ra nói với mọi người.
          -Thưa các thủ trưởng, Thưa toàn thể các đồng chí. Bộ tư lệnh sư mười không thể ra đưa tiễn sư trưởng Trần Đoàn được . Sư đoàn có ủy quyền cho tôi, trung đoàn trưởng trung đoàn 66, trung đoàn mà ngày trước sư trưởng vốn là lính và đồng thời cũng là trung đoàn trưởng của trung đoàn mang một tấm bia để dựng trước mộ sư trưởng.
    Nói rồi anh từ từ mở lá quân kì lấy ra một tấm bia kính cẩn chôn ngang hàng với tấm bia của gia đình. Trên tấm bia chỉ khắc mấy dòng chữ
                                                   Tướng
                                                Trần Đoàn
                                            Sư trưởng sư 10
    Tất cả chúng tôi cúi đầu mặc niệm.
    Tôi đợi cho mọi người về hết. Chỉ còn lại một mình. Tôi đến bên mộ ông thắp một nén hương cắm lên mộ. Tôi nói to thành tiếng
     -Xin ông yên nghỉ. Ông mãi mãi là một vị tướng trong lòng chúng tôi,những người lính của ông
                                                                             Hà nội ngày 9-3-2009
     


     
    Cám ơn bạn
     
    Câu chuyện thật cảm động TTK rất thích đoạn này của bạn.
     
    -Sao lại thế được. Có thể khai trừ ra khỏi Đảng nhưng làm sao có thể tước quân tịch đuổi ông ra khỏi quân đội được.Khi gọi ông ấy nhập ngũ sao người ta không thấy ông ấy là con cái địa chủ?
    Thằng Hường thở dài cay đắng
          -Mày còn lạ gì tình hình bộ quốc phòng trong những năm tám mươi ấy nữa.
    Tất cả chúng tôi đều im lặng, chán nản, thất vọng. Chẳng lẽ cầy cáo chết chó săn bị làm thịt vẫn còn trong thời đại vũ trụ này? 
                  


    #2
      nguyễn thế duyên 02.04.2009 22:56:57 (permalink)
          Một cuộc phỏng vấn
      Phóng viên    Chào anh! Tôi là phóng viên báo Phụ nữ Việt nam. Nhân ngày
                              quốc tế phụ nữ, xin anh cho tôi phỏng vấn một vài vấn đề.
      Thanh niên     Vâng! Rất vui lòng. Nhưng các chị muốn nghe nói thật hay nghe nói dối?
      Phóng viên     Ồ tất nhiên là thật rồi.
      Thanh niên     Nếu vậy báo của các chị chẳng dám đăng đâu. Phỏng vấn làm gì cho mệt
      Phóng viên     tôi cam đoan với anh rằng báo của chúng tôi sẽ đăng miễn là những điều anh nói là sự thật và là những sự thật phổ biến
      Thanh niên     Nếu vậy thì mời chị.
      Phóng viên     Đầu tiên tôi muốn hỏi, anh nghĩ thế nào về bình đẳng giới ở đất nước chúng ta?
      Thanh niên     Quá bất bình đẳng!
      Phóng viên     Quá bất bình đẳng?
      Thanh niên     Không phải ư! Thế chị có thấy “ Hội liên hiệp nam giới việt nam” không? Có báo” Nam giới việt nam” hay báo”Nam giới thủ đô” không? Không chứ gì. Lại nữa , một năm các chị có hẳn hai ngày lễ kỉ niệm là ngaỳ 8-3 và ngày 20-10.Còn chúng tôi? ( Anh thanh niên khẽ nhún vai, hai tay giơ lên, đầu khẽ lắc)
      Phóng viên     Một năm có 365 ngày, chúng tôi chỉ có hai ngày còn lại là của các anh. Anh còn kêu ca nỗi gì?
      Thanh niên     (Cười)Kể cũng đúng! Nhưng 363 ngày của chúng tôi thì chúng tôi không nhận được gì còn các chị chỉ có hai ngày nhưng lại nhận được rất nhiều quà. Vậy chị thích cái nào hơn? 363 ngày không hay hai ngày có?
      Phóng viên     Xin chịu anh ! Vậy anh nghĩ thế nào về vấn đề bạo hành trong các gia đình?
      Thanh niên     Ôi!vấn đề này lại càng kinh khủng hơn
      Phóng viên     Kinh khủng? ? ? Về phía nào ?thưa anh.
      Thanh niên     Về phía nam giới chúng tôi chứ còn phía nào nữa.
      Phóng viên     Tôi không hiểu.
      Thanh niên     Các chị làm  sao mà hiểu được.Tôi hỏi chị- Thế nào là bạo hành?
      Phóng viên     Là sự hành hạ.
      Thanh niên     Đấy!đấy .Hành hạ có hai loại- Hành hạ về thể xác và hành hạ về tinh thần.Theo chị loại nào đáng sợ hơn?
      Phóng viên     Tất nhiên là về tinh thần rồi.
      Thanh niên     Trong 100 thằng đàn ông, dám đấm vợ chắc không quá 10 thằng.Mà trong 10 thằng ấy, tôi dám chắc với chị có đến 2-3 đứa phảidùng đến cả lít rượu mới dám đấm vợ. Như Chí phèo ấy mà,phải dùng đến rượu mới dám rạch mặt  ăn vạ (cười)
      Phóng viên     Nhưng trong 100 người phụ nữ chẳng có lấy một người dám tát chồng
      Thanh niên     Cũng chưa hẳn là như vậy. Đàn bà thời mở cửa mà ,thế chị chưa chứng kiến cảnh vợ cầm ghế phang chồng đến chẩy máu đầu sao?
                              Cạnh nhà tôi có một bà bị chồng đánh. Bà ấy bèn sấn vào, túm lấy “ Bộ tư lệnh” của ông chồng mà bóp.Mồm ông chồng há hốc, mắt trợn ngược. May mà mọi người xô vào gỡ ra được. Về sau, mỗi lần thấy ông chồng đi mượn gáo dừa là mọi người lại biết ngay nhà ấy sắp có chuyện.
      Phóng viên     Mượn gáo dừa! để làm gì?
      Thanh niên     Thì để úp vào chỗ bộ tư lệnh . Đề phòng bị tập kích bất nghờ ấy mà
      Phóng viên     (Cười sặc sụa) Anh bốc phét .
      Thanh niên     Tôi thề với chị , đây là chuyện thật một trăm phần trăm.
      Phóng viên     Cứ cho là như vậy đi thì nói theo ngôn ngữ toán học , đó là một số vô cùng bé có thể bỏ qua.
      Thanh niên     Tôi công nhận điều đó, nhưng việc hành hạ về tinh thần thì lại là một số vô cùng lớn.
      Phóng viên     (Trợn tròn mắt) Chúng tôi hành hạ các anh?
      Thanh niên     Chị không tin? Vậy mời chị lên phòng cảnh sát giao thông mà hỏi thì sẽ rõ ngay thôi.
      Phóng viên     Phòng cảnh sát giao thông thì có liên quan gì ở đây?
      Thanh niên     Theo thống kê mới nhất vừa được cảnh sát giao thông thành phố công bố thì 80%số tai nạn giao thông của nam giới gây ra là do trước đó những người đàn ông này  bi vợ cằn nhằn, kêu ca từ  hai tiếng đồng hồ trở lên. Họ bị tra tấn về tinh thần đến ngơ ngẩn, làm gì đi xe chẳng đâm.
      Phóng viên     Vậy ý anh là phải thay đổi luật giao thông đường bộ?
      Thanh niên     (Vỗ đùi) Ôi!Chị thật thông minh. Nếu luật giao thông đường bộ chỉ cần thêm vào một điều_Cấm tất cả những người đàn ông bị vợ cằn nhằn, kêu ca từ hai tiếng trở lên không được lái xe cơ giới_thì nước mình đến năm 2050 cũng chưa chắc đã phải làm thêm đường  xá.
      Phóng viên     Nghe anh nói mà tôi thấy sợ cả chính bản thân  mình. Thế về vấn đề quyền lợi, anh thấy thế nào?
      Thanh niên     Quyền thì rồi rồi. Ngày xưa các cụ nhà ta có câu:”Nhất vợ nhì trời” tưởng đã là ghê thế nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với bây giờ.Chị có biết bây giờ người ta nói thế nào không?
      Phóng viên     Không!Tôi không biết.
      Thanh niên     Bây giờ người ta bảo;” Nhất vợ, nhì cũng vợ, ba cũng vẫn vợ, bốn mới đến giời” còn các ông xếp chỉ đứng vào hàng thứ năm thứ sáu.So với các bà vợ thì các ông xếp cũng chỉ vào loại Xếp só.
      Phóng viên     Có phải vì vậy mà các anh mới gọi chúng tôi là “Nội tướng”?
      Thanh niên     Chị lại lạc hậu rồi. Nội tướng là từ của thời các cụ. Bây giờ các chị không những làm nội tướng mà còn kiêm luôn cả “Ngoại tướng “nữa.Chị thấy những ông quan tham có ông nào được cầm tiền hối lộ đâu,toàn các bà vợ cầm và chỉ đạo chồng cả.
      Phóng viên     Thế còn lợi?
      Thanh niên     Vấn đề này  chỉ cần ngồi trước TV một tiếng là biết ngay , cần gì phải hỏi
      Phóng viên     Tôi không hiểu
      Thanh niên     Trong một tiếng quảng cáo thì có đến 59 phút là quảng cáo sữa tắm, nước gội đầu,kem dưỡng da, son môi v…v…còn của cánh mày râu có mỗi dao cạo GILLETTE mất đúng một phút.
      Phóng viên     Từ nãy đến giờ tôi thấy cánh đàn ông các anh thiệt thòi quá. Nếu có kiếp sau chắc anh muốn đổi làm đàn bà?
      Thanh niên     Không!Không phải là kiếp sau. Ngay tại kiếp này, chúng tôi đã muốn đổi làm đàn bà rồi. Chị không thấy có biết bao nhiêu đàn ông chúng tôi đã chuyển đổi giới tính thành đàn bà sao. Còn các chị có ai chuyển đổi thành đàn ông không?Tại sao vậy?
      Phóng viên     Tôi xin cung cấp cho các anh một thông tin:” Theo thống kê của LHQ thì phụ nữ phải làm việc từ 12 đến 16 tiếng một ngày. Anh nghĩ sao về điều này?
      Thanh niên     Có ,tôi có biết điều này. Nhưng theo tôi, vấn đề không phải ở chỗ làm bao nhiêu giờ mà là hiệu quả. Ở đâu tôi không biết nhưng ở VN tôi đảm bảo với chị rằng có đến 70-80 phần trăm đàn ông kiếm được nhiều tiền hơn đàn bà.
                                  Chúng tôi kiếm tiền nhiều hơn mà vẫn bịcai trị. Thử hỏi có bình đẳng không?
      Phóng viên     Vậy theo anh phụ nữ chúng tôi chỉ là một dãy số không?
      Thanh niên     Không!không! Chị sai rồi. Phụ nữ các chị là một dãy các số hai mới đúng
      Phóng viên     Dãy các số hai! Tôi không hiểu lắm.
      Thanh niên     Tất nhiên phụ nữ có rất nhiều các thế mạnh.Trong đó có hai điều, mà chỉ cần một trong hai điều đó thôi cũng đủ làm cho cánh mày râu chúng tôi phải tâm phục, khẩu phục mà dơ tay đầu hàng vô điều kiện.
      Phóng viên     Hai điều ư, là gì vậy?
      Thanh niên     Một là chúng tôi không thể ôm gốc tre mà ngủ được.
      Phóng viên     Còn điều thứ hai?
      Thanh niên     Nếu như các chị nói với chúng tôi rằng” Ừ! Các ông ghê gớm!Các ông giỏi giang vậy thì các ông đẻ đi” thì chúng tôi chỉ còn cách chắp tay vái các chị cả nón
      Phóng viên.   ………
                              
       
                                         
      #3
        Ct.Ly 30.04.2009 05:50:58 (permalink)
        #4
          anhtrangthu 06.02.2010 21:28:00 (permalink)

          Trích đoạn: nguyễn thế duyên

              Một cuộc phỏng vấn
          Phóng viên    Chào anh! Tôi là phóng viên báo Phụ nữ Việt nam. Nhân ngày
                                  quốc tế phụ nữ, xin anh cho tôi phỏng vấn một vài vấn đề.
          Thanh niên     Vâng! Rất vui lòng. Nhưng các chị muốn nghe nói thật hay nghe nói dối?
          Phóng viên     Ồ tất nhiên là thật rồi.
          Thanh niên     Nếu vậy báo của các chị chẳng dám đăng đâu. Phỏng vấn làm gì cho mệt
          Phóng viên     tôi cam đoan với anh rằng báo của chúng tôi sẽ đăng miễn là những điều anh nói là sự thật và là những sự thật phổ biến
          Thanh niên     Nếu vậy thì mời chị.
          Phóng viên     Đầu tiên tôi muốn hỏi, anh nghĩ thế nào về bình đẳng giới ở đất nước chúng ta?
          Thanh niên     Quá bất bình đẳng!
          Phóng viên     Quá bất bình đẳng?
          Thanh niên     Không phải ư! Thế chị có thấy “ Hội liên hiệp nam giới việt nam” không? Có báo” Nam giới việt nam” hay báo”Nam giới thủ đô” không? Không chứ gì. Lại nữa , một năm các chị có hẳn hai ngày lễ kỉ niệm là ngaỳ 8-3 và ngày 20-10.Còn chúng tôi? ( Anh thanh niên khẽ nhún vai, hai tay giơ lên, đầu khẽ lắc)
          Phóng viên     Một năm có 365 ngày, chúng tôi chỉ có hai ngày còn lại là của các anh. Anh còn kêu ca nỗi gì?
          Thanh niên     (Cười)Kể cũng đúng! Nhưng 363 ngày của chúng tôi thì chúng tôi không nhận được gì còn các chị chỉ có hai ngày nhưng lại nhận được rất nhiều quà. Vậy chị thích cái nào hơn? 363 ngày không hay hai ngày có?
          Phóng viên     Xin chịu anh ! Vậy anh nghĩ thế nào về vấn đề bạo hành trong các gia đình?
          Thanh niên     Ôi!vấn đề này lại càng kinh khủng hơn
          Phóng viên     Kinh khủng? ? ? Về phía nào ?thưa anh.
          Thanh niên     Về phía nam giới chúng tôi chứ còn phía nào nữa.
          Phóng viên     Tôi không hiểu.
          Thanh niên     Các chị làm  sao mà hiểu được.Tôi hỏi chị- Thế nào là bạo hành?
          Phóng viên     Là sự hành hạ.
          Thanh niên     Đấy!đấy .Hành hạ có hai loại- Hành hạ về thể xác và hành hạ về tinh thần.Theo chị loại nào đáng sợ hơn?
          Phóng viên     Tất nhiên là về tinh thần rồi.
          Thanh niên     Trong 100 thằng đàn ông, dám đấm vợ chắc không quá 10 thằng.Mà trong 10 thằng ấy, tôi dám chắc với chị có đến 2-3 đứa phảidùng đến cả lít rượu mới dám đấm vợ. Như Chí phèo ấy mà,phải dùng đến rượu mới dám rạch mặt  ăn vạ (cười)
          Phóng viên     Nhưng trong 100 người phụ nữ chẳng có lấy một người dám tát chồng
          Thanh niên     Cũng chưa hẳn là như vậy. Đàn bà thời mở cửa mà ,thế chị chưa chứng kiến cảnh vợ cầm ghế phang chồng đến chẩy máu đầu sao?
                                  Cạnh nhà tôi có một bà bị chồng đánh. Bà ấy bèn sấn vào, túm lấy “ Bộ tư lệnh” của ông chồng mà bóp.Mồm ông chồng há hốc, mắt trợn ngược. May mà mọi người xô vào gỡ ra được. Về sau, mỗi lần thấy ông chồng đi mượn gáo dừa là mọi người lại biết ngay nhà ấy sắp có chuyện.
          Phóng viên     Mượn gáo dừa! để làm gì?
          Thanh niên     Thì để úp vào chỗ bộ tư lệnh . Đề phòng bị tập kích bất nghờ ấy mà
          Phóng viên     (Cười sặc sụa) Anh bốc phét .
          Thanh niên     Tôi thề với chị , đây là chuyện thật một trăm phần trăm.
          Phóng viên     Cứ cho là như vậy đi thì nói theo ngôn ngữ toán học , đó là một số vô cùng bé có thể bỏ qua.
          Thanh niên     Tôi công nhận điều đó, nhưng việc hành hạ về tinh thần thì lại là một số vô cùng lớn.
          Phóng viên     (Trợn tròn mắt) Chúng tôi hành hạ các anh?
          Thanh niên     Chị không tin? Vậy mời chị lên phòng cảnh sát giao thông mà hỏi thì sẽ rõ ngay thôi.
          Phóng viên     Phòng cảnh sát giao thông thì có liên quan gì ở đây?
          Thanh niên     Theo thống kê mới nhất vừa được cảnh sát giao thông thành phố công bố thì 80%số tai nạn giao thông của nam giới gây ra là do trước đó những người đàn ông này  bi vợ cằn nhằn, kêu ca từ  hai tiếng đồng hồ trở lên. Họ bị tra tấn về tinh thần đến ngơ ngẩn, làm gì đi xe chẳng đâm.
          Phóng viên     Vậy ý anh là phải thay đổi luật giao thông đường bộ?
          Thanh niên     (Vỗ đùi) Ôi!Chị thật thông minh. Nếu luật giao thông đường bộ chỉ cần thêm vào một điều_Cấm tất cả những người đàn ông bị vợ cằn nhằn, kêu ca từ hai tiếng trở lên không được lái xe cơ giới_thì nước mình đến năm 2050 cũng chưa chắc đã phải làm thêm đường  xá.
          Phóng viên     Nghe anh nói mà tôi thấy sợ cả chính bản thân  mình. Thế về vấn đề quyền lợi, anh thấy thế nào?
          Thanh niên     Quyền thì rồi rồi. Ngày xưa các cụ nhà ta có câu:”Nhất vợ nhì trời” tưởng đã là ghê thế nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với bây giờ.Chị có biết bây giờ người ta nói thế nào không?
          Phóng viên     Không!Tôi không biết.
          Thanh niên     Bây giờ người ta bảo;” Nhất vợ, nhì cũng vợ, ba cũng vẫn vợ, bốn mới đến giời” còn các ông xếp chỉ đứng vào hàng thứ năm thứ sáu.So với các bà vợ thì các ông xếp cũng chỉ vào loại Xếp só.
          Phóng viên     Có phải vì vậy mà các anh mới gọi chúng tôi là “Nội tướng”?
          Thanh niên     Chị lại lạc hậu rồi. Nội tướng là từ của thời các cụ. Bây giờ các chị không những làm nội tướng mà còn kiêm luôn cả “Ngoại tướng “nữa.Chị thấy những ông quan tham có ông nào được cầm tiền hối lộ đâu,toàn các bà vợ cầm và chỉ đạo chồng cả.
          Phóng viên     Thế còn lợi?
          Thanh niên     Vấn đề này  chỉ cần ngồi trước TV một tiếng là biết ngay , cần gì phải hỏi
          Phóng viên     Tôi không hiểu
          Thanh niên     Trong một tiếng quảng cáo thì có đến 59 phút là quảng cáo sữa tắm, nước gội đầu,kem dưỡng da, son môi v…v…còn của cánh mày râu có mỗi dao cạo GILLETTE mất đúng một phút.
          Phóng viên     Từ nãy đến giờ tôi thấy cánh đàn ông các anh thiệt thòi quá. Nếu có kiếp sau chắc anh muốn đổi làm đàn bà?
          Thanh niên     Không!Không phải là kiếp sau. Ngay tại kiếp này, chúng tôi đã muốn đổi làm đàn bà rồi. Chị không thấy có biết bao nhiêu đàn ông chúng tôi đã chuyển đổi giới tính thành đàn bà sao. Còn các chị có ai chuyển đổi thành đàn ông không?Tại sao vậy?
          Phóng viên     Tôi xin cung cấp cho các anh một thông tin:” Theo thống kê của LHQ thì phụ nữ phải làm việc từ 12 đến 16 tiếng một ngày. Anh nghĩ sao về điều này?
          Thanh niên     Có ,tôi có biết điều này. Nhưng theo tôi, vấn đề không phải ở chỗ làm bao nhiêu giờ mà là hiệu quả. Ở đâu tôi không biết nhưng ở VN tôi đảm bảo với chị rằng có đến 70-80 phần trăm đàn ông kiếm được nhiều tiền hơn đàn bà.
                                      Chúng tôi kiếm tiền nhiều hơn mà vẫn bịcai trị. Thử hỏi có bình đẳng không?
          Phóng viên     Vậy theo anh phụ nữ chúng tôi chỉ là một dãy số không?
          Thanh niên     Không!không! Chị sai rồi. Phụ nữ các chị là một dãy các số hai mới đúng
          Phóng viên     Dãy các số hai! Tôi không hiểu lắm.
          Thanh niên     Tất nhiên phụ nữ có rất nhiều các thế mạnh.Trong đó có hai điều, mà chỉ cần một trong hai điều đó thôi cũng đủ làm cho cánh mày râu chúng tôi phải tâm phục, khẩu phục mà dơ tay đầu hàng vô điều kiện.
          Phóng viên     Hai điều ư, là gì vậy?
          Thanh niên     Một là chúng tôi không thể ôm gốc tre mà ngủ được.
          Phóng viên     Còn điều thứ hai?
          Thanh niên     Nếu như các chị nói với chúng tôi rằng” Ừ! Các ông ghê gớm!Các ông giỏi giang vậy thì các ông đẻ đi” thì chúng tôi chỉ còn cách chắp tay vái các chị cả nón
          Phóng viên.   ………                 
           
                                             






          Đọc chuyện của bác D toàn là
          Có mỗi chuyện này đọc là
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9