Máy ảnh ống kính rời ngắm-chụp
vinhsaigon 15.03.2009 11:22:56 (permalink)
Máy ảnh ống kính rời ngắm-chụp

Ngắm chụp qua LCD, các chế độ chụp sẵn có và nhiều tính năng tiện lợi khác, máy ảnh số ống kính rời (SLR – single-lens reflex) ngày càng dễ dùng và càng giống với dạng máy ảnh ngắm-chụp đơn giản, trong khi giá vẫn tiếp tục giảm. Các máy ảnh SLR trong bài là những sản phẩm "nóng" nhất, có cả model cao cấp khiến dân nhiếp ảnh chuyên nghiệp cũng không thể làm ngơ.
Tính phức tạp của dòng máy ảnh ống kính rời SLR trước đây nhanh chóng bị xóa mờ. Máy ảnh SLR cũng có những tính năng rất dễ dùng giống như dòng máy ảnh ngắm-chụp. Xét về tính tiện lợi, tuy máy ảnh số SLR vẫn chưa thể thay thế được dòng máy ảnh ngắm-chụp bỏ túi nhưng ngày càng nhiều người dùng từng bước nâng cao kỹ năng nhiếp ảnh của mình khi bắt đầu chuyển sang dùng máy ảnh số SLR.
Tám trong số 10 máy ảnh SLR trong bài thuộc loại sản phẩm mới và đều mang lại cho bạn nhiều thứ hơn so với cùng số tiền bạn bỏ ra trước đây. Chúng ta không đề cập đến độ phân giải dù nó cũng ngày càng cao. SLR cấp thấp bây giờ cũng có được những công nghệ trước đây chỉ có trên những model chuyên nghiệp, cũng như ngày càng nhiều tính năng vốn chỉ có trên máy ngắm-chụp.
Máy ảnh SLR càng đắt tiền thì càng có nhiều tính năng cộng thêm như tốc độ khung hình/giây (fps) cao hơn (để chụp vật chuyển động nhanh) cũng như chỉ số ISO cao hơn (tăng khả năng chụp ở môi trường ít ánh sáng hoặc ban đêm). Và chiếc Nikon D90 (giá khoảng 1200 USD) được PC World Mỹ đánh giá cao nhất trong nhóm này, là chiếc máy ảnh SLR có khả năng quay phim (ở độ phân giải 720p) đầu tiên. Đương nhiên, nó không thể bằng máy quay thực, nhưng chúng ta còn sẽ thấy chức năng quay phim này xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian sắp tới (Canon 5D Mark II full-frame có thể quay phim ở 1080p).
Chế độ chụp theo cảnh dạng ngắm-chụp, nhận diện gương mặt và ngắm trực tiếp qua LCD (live view) càng ngày càng phổ biến. Những model trong bài đều là máy ảnh SLR cấp thấp, như chiếc Nikon D60 (giá khoảng 549 USD) không có ngắm qua LCD. Hãng này trội hơn hãng kia ở chức năng ngắm live view này. Sony đặt thêm một cảm biến ảnh trong chiếc DSLR A300K (giá khoảng 678 USD) để chụp nhanh hơn, chính xác hơn; Nikon và Canon sử dụng chức năng lấy nét tự động dựa trên vùng tương phản (phase-detection) bằng cảm biến lấy nét được thiết kế riêng trên thân máy, đồng thời cũng sử dụng kỹ thuật lấy nét tự động dựa trên độ tương phản của cảm biến chính (contrast-detection) khi ngắm chụp qua LCD, ví dụ Nikon D90 và Canon EOS 50D.
Chỉ có 1 model trong bài là chiếc Olympus E3 (1600 USD, chỉ tính thân máy) không có chế độ chọn cảnh định sẵn để người chụp chuyển đổi nhanh thiết lập trong điều kiện môi trường nào đó. Và cách nay 1 năm, đã có 1 máy SLR có chức năng nhận diện khuôn mặt và đến năm nay, chiếc D90 và 3 trong 4 model của Canon (trừ EOS 40D) đều có tính năng này.
Chống rung cũng là một xu hướng mới của SLR. Trong khi vài nhà sản xuất như Canon và Nikon đặt chức năng chống rung trên ống kính thì các hãng khác lại đặt chức năng này trên thân máy, như Pentax có chiếc K20D (giá 1000 USD); Olympus và Sony cũng có model tương tự.
Chức năng tự động chùi cảm biến ảnh bên trong thân máy hiện nay rất phổ biến. Dù vậy, bạn đừng cậy vào nó mà thỉnh thoảng cũng nên tự chùi cảm biến. Dù sao, nó cũng giúp loại bỏ được một phần bụi bẩn khó chịu làm dơ ảnh chụp (hạt bụi càng rõ nếu khẩu độ ống kính càng lớn).
Các máy SLR mới nhất chứng minh rằng bạn vẫn có thể chụp được những tuyệt tác mà không phải chi nhiều tiền: model EOS Digital Rebel XS (giá 570 USD) của Canon thuộc dòng máy phổ thông, đứng đầu về giá trong nhóm. Chiếc EOS 50D cũng vậy, tiếp theo là chiếc EOS 40D (giá 780 USD, chỉ tính thân máy) có độ phân giải cao hơn. Cuối bảng trong nhóm máy ảnh thử nghiệm là Pentax K20D với những tính năng chụp độc đáo và tốc độ xử lý nhanh.


1. Nikon D90

Nikon D90 là máy ảnh SRL số đầu tiên có chức năng quay phim. Tính năng này còn hạn chế nhưng nếu xét D90 như là công cụ cho nhiếp ảnh gia thì máy vẫn là tùy chọn đáng giá trên vài phương diện.
D90 12,3 triệu điểm ảnh (Mp), có màn hình LCD 3 rất tuyệt, cũng như chức năng ngắm live view, nhận diện gương mặt và chỉnh hình ngay trong thân ảnh.
Thân máy thiết kế khá tốt, không quá lớn. Các mấu cầm nắm thoải mái và thiết kế trực quan. Hệ thống menu dễ dàng định vị cho dù khá nhiều mục, có các mục dễ dùng như My Menu, lưu lại các thiết lập mà bạn thường dùng.
Phía sau máy có một nút để bật/tắt chức năng ngắm live view, nút này kiêm cả chức năng chụp hình và quay phim (720p, 24fps). Với khả năng chụp ảnh, chức năng ngắm live view của D90 còn khó chịu và chức năng tự lấy nét quá chậm so với sử dụng qua ống ngắm thông thường.
Trước khi quay phim, bạn phải thiết lập chức năng tự lấy nét trên chủ thể qua màn hình LCD. Trong suốt quá trình quay, D90 tự động điều chỉnh khẩu độ nhưng không tự chỉnh điểm lấy nét. Bạn có thể tự mình chỉnh lấy nét trong lúc quay nhưng sẽ rất khó thực hiện nếu không sử dụng chân máy. Cũng vậy, vì cách mà CMOS ghi hình nên bạn có thể thấy những vệt nhiễu bên dưới chân hình.
Âm thanh mà micro ghi được cũng chưa thật hay và bạn không thể sử dụng micro này để ghi chú cho ảnh.
Theo đánh giá của PC World Mỹ về chất lượng hình ảnh, D90 rất xuất sắc, đứng thứ 2 chỉ sau Canon 50D. Máy lấy nét nhanh và thường lấy đúng điểm; đèn Flash tự động làm việc rất tốt. Nhưng D90 thường có khuynh hướng bị chai màu ở những điểm cực sáng và có những biểu hiện quang sai nhỏ ở rìa những vùng có độ tương phản mạnh. Ảnh vẫn còn hiện tượng nhiễu khi chụp ở ISO trên 400.


2. Canon EOS 50D


Trong số những model D-SLR hiện nay, Canon EOS 50D là một trong những model có "chấm" cao nhất, đạt đến 15,1Mp. Model này được PC World Mỹ đánh giá loại "Ưu" về chất lượng hình ảnh. Hình ảnh có độ bảo hòa màu và độ chính xác màu rất tốt, ngay cả khi chụp bằng đèn flash lẫn khi dùng ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, qua thử nghiệm về độ nhạy ISO, 50D gần như giống hệt với
EOS 40D: ở ISO 3200 chất lượng ảnh khó chấp nhận được và ở ISO 1600 ảnh tạm ổn.
50D là chiếc máy ảnh SLR đầu tiên của Canon có chức năng nhận diện gương mặt (cho cả ngắm qua ống ngắm lẫn live view) và tự động chỉnh lấy nét phù hợp với ống kính. Nó có tốc độ chụp liên tục 6,3fps và chụp được tới 90 ảnh JPEG khi dùng với thẻ nhớ CompactFlash UDMA (chiếc 40D đạt 75 ảnh JPEG). Màn hình LCD kích thước 3 có độ phân giải 920.000 điểm ảnh/inch, hơn khá nhiều so với 40D.
Chế độ ngắm live view có thể gây nhiều thất vọng cho người dùng tuy sử dụng khá thuận tiện nhờ vào một nút được thiết kế riêng. Và ở khả năng tự động lấy nét, nó hỗ trợ cả 2 kỹ thuật lấy nét: phase detection và contrast detection. Dù vậy, máy vẫn khó có thể khóa "chết" được điểm lấy nét.
Mặc dù giao diện menu có vẻ mang dáng dấp đồ họa hơn, nhưng chúng vẫn có những nét giống với các model Canon khác. Một điều phiền toái là nếu muốn thay đổi điểm lấy nét bạn phải thực hiện 2 bước và khi chỉnh, bạn buộc phải rời xa ống ngắm.
Nói về ống ngắm, khung hình của máy lại chưa thật khớp với ảnh mà cảm ứng chụp.
 (Còn tiếp)

(nguồn PCWORLD)



#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9