SIDA * AIDS * HIV
Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 73 bài trong đề mục
HongYen 12.12.2006 10:19:27 (permalink)
Thông điệp của ông Clinton
06 Tháng 12 2006 - Cập nhật 12h26 GMT

 
Ông Clinton nói sự thiếu hiểu biết là nguyên nhân dẫn tới kỳ thị và sợ hãi

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton, trong chuyến thăm tới Việt Nam, hôm nay đã tham gia vào cuộc tọa đàm với giới sinh viên và thanh niên Việt Nam về vấn đề nhiễm HIV/Aids.
 
Đây là một phần trong chuyến công du tới tới Hà Nội nhằm tăng cường các hoạt động tại Việt Nam của quĩ hỗ trợ phòng chống HIV/Aids mang tên ông.

Tại cuộc tọa đàm với sự hiện diện của hàng trăm thanh niên, sinh viên, Cựu tổng thống Hoa Kỳ nhấn mạnh một thống kê cho thấy nguyên nhân chính của thực trạng lây truyền HIVAids.

Ông Clinton nói: "Điểm đầu tiên phải nói tới đó là những người có HIV làm lây sang những người khác với tốc độ nhanh là bởi họ không biết mình có HIV. Thống kê cho thấy trong khoảng 40 triệu người có HIV trên toàn thế giới thì 90% số họ không biết rằng họ đang bị nhiễm HIV.

"Vậy điều đó có ý nghĩa thế nào đối với việc phòng lây nhiễm? Thứ nhất là tất cả giới trẻ nằm trong môi trường có rủi ro lây nhiễm nên hiểu một cách thấu đáo rằng virus HIV lây truyền thế nào và cần làm gì để phòng lây nhiễm HIV.
"Tức là chúng ta nói tới việc phòng lây nhiễm qua quan hệ tình dục hoặc qua đường tiêm chích ma túy dùng ống tiêm chung hoặc truyền máu không đúng qui trình kiểm nghiệm".

Thông điệp


Một trong những người tham gia vào cuộc thảo luận bàn tròn với ông Bill Clinton là chị Phạm Thị Huệ, sống với HIV đã nhiều năm qua.





Chị Phạm Thị Huệ

Chị Huệ là một trong những người hiện đang tham gia vào các hoạt động của các tổ chức trong nước và nước ngoài nhằm loại bỏ sự kỳ thị và phân biệt trong dân chúng đối với những người có HIV/Aids.
Chị Huệ kể: "khi tôi biết tôi bị nhiễm HIV, tôi cũng đã rất tuyệt vọng và cũng gặp những sự kỳ thị từ phía người thân trong gia đình. Và tôi đã bất chấp, đối mặt với những việc đấy, nhưng khi mà sự kỳ thị nặng nề quá thì tôi cũng đã có những lúc tìm đến cái chết

"Nhưng rồi sau đó tôi đã tỉnh ngộ và bứt phá ra được khỏi những rào cản đó và tham gia vào các hoạt động xã hội.

"Càng tham gia vào các hoạt động xã hội tôi càng thấy tinh thần mình thoải mái hơn, và đó là liều thuốc giúp tôi được khoẻ mạnh như thế này. Và tới thời điểm này thì tôi nghĩ là tôi đã chống đỡ được tất cả những sự kỳ thị đối xử từ bên ngoài với bản thân tôi"

Phản hồi lại lời nói của chị Huệ, ông Bill Clinton nói rằng sự thiếu hiểu biết là nguyên nhân dẫn tới kỳ thị và sợ hãi.

Ông nói: "Việc thiếu hiểu biết chính là nguyên nhân của sự sợ hãi. Và đó là lý do tại sao tôi nói rằng giáo dục và quan trọng.
"Hình ảnh của Huệ kể về câu chuyện của mình và hình ảnh của Huệ bắt tay tôi sẽ có ảnh hưởng tới một số người tại Việt Nam.
"Tức là thực ra người không có HIV cũng không phải là người xấu, chỉ có điều là họ không biết, không hiểu cặn kẽ vì nó mà thôi và kỳ thị và phân biệt cũng xuất phát chính từ sự thiếu hiểu biết".

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton còn có chuyến dạo bộ quanh Hồ Gươm, thu hút sự chú ý của báo chí cũng như người dân tại đây.
Ông Clinton cũng gặp Chủ tịch Việt Nam, Nguyễn Minh Triết trong chuyến thăm này.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/12/061206_clintoninvietnam.shtml
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.12.2006 10:21:24 bởi HongYen >
#46
    HongYen 17.12.2006 09:24:32 (permalink)
    Cắt da quy đầu 'giảm' lây nhiễm HIV




     




    13 Tháng 12 2006 - Cập nhật 20h42 GMT
     
     
    Tế bào da quy đầu hay bị virus HIV tấn công, cắt đi làm giảm nguy cơ
     
    Nghiên cứu gia từ Uganda và Kenya vừa phát hiện ra rằng cắt da bao quy đầu đàn ông có thể giảm một nửa rủi ro lây nhiễm virus HIV, virus gây ra bệnh Aids
     
    Do tỷ lệ thành công khá rõ nên hai dự án nghiên cứu đã được ngưng sớm. Trong khi Tổ chức Y tế thế giới nói kết quả nghiên cứu này nói về một tiến bộ khoa học khá quan trọng.
     
    Tổng cộng cả thảy có tám ngàn đàn ông tham gia vào hai vụ thí nghiệm tại Viện Y tế Hoa Kỳ - US National Institutes of Health.
    Lẽ ra vụ thử nghiệm còn phải tiến hành thêm sáu tháng nữa, thế nhưng do kết quả thu được khá tốt cho nên các nghiên cứu gia quyết định tạm ngưng vụ thử nghiệm. Vì có vấn đề về đạo đức ở đây.
     
    Về mặt đạo đức mà nói các nghiên cứu gia không thể cứ muốn là làm thử nghiệm HIV với nhóm đàn ông mà không cắt da bao quy đầu.
     
    Cắt da quy đầu không mang lại một sự an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên các khoa học gia cho rằng nó sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc virus HIV vì màng da này chứa các tế bào mà virus HIV nhắm đến tấn công.
     
    Các khoa học gia đã nghi ngờ từ lâu rằng có mối liên hệ giữa cắt da bao quy đầu đàn ông và tỷ lệ lây nhiễm HIV thấp. Các cuộc nghiên cứu vừa thực hiện hoàn toàn có thể chứng minh điều này.
     
    Giám đốc bộ phận HIV/AIDS của tổ chức Y tế thế giới, bác sĩ Kevin De Cock, cho đài BBC hay kết quả của nghiên cứu cho thấy một số nước tại Phi châu có thể bắt đầu cho áp dụng chính sách cắt da bao quy đầu.
     
    Vụ thử nghiêm tại Kenya dẫn đến việc giảm khoảng 53 phần trăm tỷ lệ lây nhiễm HIV mới. Trong khi thử nghiệm tại Uganda giảm 48 phần trăm.
    Một khi kết của của nghiên cứu khoa học cho thấy việc tác động của con người có làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV tới mức độ mà những nước có tỷ lệ nhiễm HIV cao tại Phi châu cần phải tìm hiểu nghiên cứu này một cách nghiêm túc và tìm cách áp dụng đại trà.
     
    Và cũng theo bác sĩ Kevin De Cock từ tổ chức Y tế thế giới thì nếu như chính sách cắt da quy đầu được áp dụng rộng rãi thì về lâu dài có thể nhiều triệu sinh mạng sẽ được cứu sống.
     
     
    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
     
    Mời xem : Thân Thể Người Ta.....

     
    #47
      HongYen 04.02.2007 22:42:56 (permalink)



      Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch khai trương chương trình phát thanh về HIV/AIDS tại VN


      29/01/2007








      Biểu ngữ cảnh báo về nguy hại của ma túy và AIDS tại Việt NamCơ quan Phát triển Quốc tế của Đan Mạch, với sự hợp tác của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc và đài Tiếng nói Việt Nam hôm thứ tư tuần rồi đã khai trương một chương trình phát thanh nhằm mục đích giáo dục thanh niên Việt Nam về HIV/AIDS.
       
      Mục tiêu dài hạn của chương trình là quảng bá sự tiếp cận ngày càng nhiều và cải thiện phẩm chất các dịch vụ y tế về sinh sản.
       
      Chương trình nhắm mục tiêu vào giới trẻ trong nước và sẽ tập trung vào việc thay đổi cách hành xử nhằm ngăn chặn sự lây truyền HIV, theo báo Saigon Times Daily số ra ngày 24 thàng này.
      Chương trình sẽ được phát thanh tại 64 tỉnh thành Việt Nam và bằng nhiều thổ ngữ dưới hình thức một bộ phim truyện gồm 104 tập.
      Chương trình sẽ được tài trợ một ngân khoản 770 ngàn đôla của Cơ quan Phát triển Quốc Tế Đan Mạch, còn gọi tắt là DANIDA.  Trước đây, DANIDA đã hợp tác với đài Tiếng nói Việt Nam trong một chương trình hội thoại có tên là Cửa sổ Tình yêu, tập trung vào việc giáo dục y tế sản khoa.
      Chương trình này đã được giới trẻ trong nước tích cực đón nhận.
       
      Theo bài viết trên mạng của News-Medical.Net thuật lại tin của Saigon Times Daily, sự thiếu nhận thức và hiểu biết về HIV đã góp phần vào việc phân biệt đối xử và khinh miệt những người mang HIV dương tính.
       
      Trong những năm gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam, kể cả đài phát thanh, truyền hình, báo chí, phim ảnh đã bảo trợ cho các chiến dịch nhắm cung cấp giáo dục về HIV/AIDS.
       
      Dự án của DANIDA sẽ kết thúc vào tháng chạp năm 2009. 
       
      http://www.voanews.com/vietnamese/2007-01-29-voa13.cfm
      #48
        HongYen 21.05.2007 23:20:08 (permalink)



        Tiêm chích ma túy đang trở thành nguyên nhân lây truyền virus AIDS mới

        Barry Kalb
        14/05/2007


        Liên Hiệp Quốc nói rằng việc tiêm chích ma túy đang bắt đầu thi đua với sinh hoạt tình dục như một phương tiện lây truyền virut gây bệnh AIDS ở Châu Á, và trên thế giới nói chung.  Các giới chức về bệnh AIDS của Liên Hiệp Quốc nói rằng các chính phủ ở Châu Á đã đưa ra các cam kết đáng khích lệ nhằm chống lại bệnh này, nhưng hầu hết đều chưa thực hiện cam kết bằng hành động cụ thể.
         
         
        Một học sinh trong cuộc tuần hành chống HIV/AIDs
        tại Denpasar, Indonesia
         
        Kể từ khi bệnh AIDS được xác định vào năm 1981, thì phương tiện truyền bệnh chính vẫn là sinh hoạt tình dục. Nhưng cơ quan phụ trách về bệnh AIDS của Liên Hiệp Quốc, còn gọi tắt là UNAIDS, nói rằng việc tiêm chích ma túy bằng kim chích bị nhiễm trùng đang bắt kịp, và có khi còn qua mặt, tình dục trong vai trò lây truyền virut gây bệnh AIDS.
         
        Bác sĩ Prasada Rao, giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của UNAIDS, nói rằng việc tiêm chích ma túy đang gia tăng trên khắp thế giới.
        Bác sĩ Rao nói rằng: “Một dẫn chứng là, từ khoảng 80 quốc gia vào năm 1992, hiện nay số nước báo cáo việc tiêm chích ma túy đã lên tới 134.” 
        Ông Rao đang ở Vacshava dự hội nghị Quốc Tế Giảm Thiểu các Nguy hại, với trọng điểm là ngăn ngừa những người lạm dụng ma túy tự làm hại mình.  Ông nói với phóng viên đài VOA rằng sinh hoạt tình dục vẫn còn là một yếu tố chính, nhưng nói chung thì việc tiêm chích ma túy nay chiếm gần phân nửa ác ca lây nhiễm HIV mới ở Châu Á.
         
        Bác sĩ Rao nói: “Tại Trung quốc, tiêm chích ma túy là yếu tố chính.  Nó chiếm khoảng 66% các ca lây nhiễm tại Trung Quốc.”
         
        UNAIDS ước lượng có khoảng 8 triệu 300 ngàn người đang sống với virut HIV ở Châu Á.  Trung quốc có khoảng 650 ngàn người, trong khi tại Ấn Độ, nơi tình dục vẫn còn là phương tiện lây nhiễm bệnh chính, thì con số được tính vào khoảng 5 triệu 700 ngàn. Ông Rao nói rằng đây là hai quốc gia đang chiến đấu với bệnh AIDS một cách năng nổ nhất, vừa qua việc phòng ngừa lẫn chữa trị.
         
        Ông nói thêm: “Tôi có thể nói là trong vùng này, đây là hai nước đã chứng tỏ sự cam kết chính trị mạnh nhất để kiểm soát việc lây nhiễm bệnh. Và cũng để cung cấp sự chữa trị cho những người bị lây nhiễm.”
         
        Ông Rao nói rằng các chính phủ khác ở Châu Á đã đưa ra cam kết chống bệnh AIDS, nhưng cam kết của họ chưa được chuyển thành hành động.  Theo ông, thách đố thực sự tại Châu Á ngày nay là các nhà lãnh đạo chính trị phải thực thi lời hứa phòng chống bệnh AIDS.
         
        http://www.voanews.com/vietnamese/2007-05-14-voa27.cfm
        #49
          HongYen 13.06.2007 12:35:06 (permalink)
          Nghiên Cứu Thuốc Mới Chủng Ngừa HIV/AIDS
           Ngo Manh Tran, M.D Ph.D. 
           www.yduocngaynay.com 
           07/06/2007
           











          Bs Hariet Robinson thuôc Trung Tâm Nghiên Cứu Thuốc Chủng tại Đại Học Emory, cũng là người  đang hướng dẫn thử nghiệm thuốc chủng ngừa HIV vừa cho biết thuốc chủng Geovax đã đạt được những kết quả như sau: 1) Bắt đầu từ tháng 4/ 2006, thuốc chủng Geovax đã đạt được mức an toàn khi chỉ thử chích liều lượng nhỏ 1/10. 2) Thật vậy, chỉ cần 1/10 liều thuốc chủng ngừa HIV/AIDs.
           
          Geovax là có thể sản xuất được  kháng thể chống HIV/AIDs. 3) Thử nghiệm trong giai đoạn đầu cho 36 người tình nguyện, chỉ dùng có 1/10 liều lượng thuốc chủng HIV/AIDs bắt đầu từ tháng 9/ 2006.  Thuốc chủng ngừa HIV (1/10 liều lượng) cho người tình nguyện trong thời gian từ 0 tơí 8 tuần lễ. Sau đó chích thêm 1/10 thuốc chủng trong thơì gian từ 16 tới 24 tuần lễ. 3) Trước khi thử cho người, thuốc dùng đã thử cho loài khỉ có hiệu quả sinh kháng thể 96%. 4) Hy vọng sẽ hoàn tất giai đoạn 2 thử nghiệm thuốc chủng Veovax ngừa HIV/AIDs cho 300 người tình nguyện trong một thời gian ngắn. (Geovax Lab., Inc.).
           
          (Chú thích: Hiện giờ có nhiều thử nghiệm thuốc chủng ngừa HIV đang tiếp diễn: 1) Thuốc chủng ngừa HIV AVACvCP1521 của hãng Sanofi Pasteur đang thử nghiệm (giai đoạn II  tại Thái Lan.2) Thuốc chủng ngừa HIV tgAAC09 của hãng IAVI, Targeted Genetics, đang thử nghiệm (giai đoạn II) tại Uganda, Zambia Phi châu. 3) Thuốc chủng VRC-HIVDNA-016-00-VP của hãng NIAID, Vical, GenVec, đang thử nghiệm (giai đoạn II tại Mỹ, Brazil, Nam Phi Châu. 4) Thuốc chủng APO-5 của ANRS và Sanofi Pasteur, hiện đang thử nghiệm (giai đoạn II) tại Pháp.
           
          Ngoài ra còn 3 thuốc chủng HIV/AIDs hiện đang thử nghiệm trong giai đoạn 1-2 và 7 thuốc chủng ngừa HIV khác nữa đang thử nghiệm trong giai đoạn 1.
           
          Tóm lại, hiện giờ chúng có quá nhiều thuốc chủng ngừa HIV/AID đang tiếp diẽn. Một ngày không lâu chúng ta sẽ có những thuốc chủng ngừa HIV/AIDs hữu hiệu. Một nguồn hy vọng đang đến vơí chúng ta.
           
          http://www.khoahoc.net/suckhoe.htm
           
          #50
            HongYen 22.07.2007 23:19:27 (permalink)
            Hội nghị Aids lớn nhất thế giới
             

                             Hội nghị muốn tăng ngân sách dành cho nghiên cứu


            Hội nghị lớn nhất thế giới về HIV/Aids đang diễn ra ở thành phố Sydney của Úc.
            Hơn 5000 đại biểu sẽ được giới thiệu một nghiên cứu xác nhận rằng việc cắt bao quy đầu ở đàn ông có thể giảm tỉ lệ nhiễm HIV đến 60%.

            Những người tham dự cũng được thúc giục hãy ký vào tuyên bố nhằm thúc đẩy nghiên cứu HIV.
            Đề nghị chính của tuyên bố này là các chương trình HIV cần dành ít nhất 10% ngân sách cho nghiên cứu.

            'Công cụ mạnh mẽ'
            Từ lâu người ta biết tỉ lệ HIV trong số đàn ông Hồi giáo ở khu vực hạ Sahara châu Phi thấp hơn người bên ngoài Hồi giáo.

            Nhưng họ không rõ liệu lý do có phải là những người này được cắt bao quy đầu hay vì họ có ít bạn tình hơn.

            Bằng chứng từ Kenya và Uganda khẳng định một nghiên cứu trước đó ở Nam Phi, tức là việc cắt bao quy đầu ở thanh niên có thể giảm tỉ lệ nhiễm HIV đến 60%.

            Các thử nghiệm ở Kenya và Uganda được làm ở 2000 người đàn ông ở từng nước mà một nửa trong đó đã cắt bao quy đầu.
            Tại một số nước ở vùng hạ Sahara Phi châu, tỉ lệ nhiễm tăng lên 40% ở người trưởng thành - vì thế việc cắt bao quy đầu có thể là công cụ mạnh mẽ.

            Nhưng các chuyên gia nhấn mạnh việc này phải do các nhà phẫu thuật kinh nghiệm thực hiện, và đi kèm là chương trình giáo dục.

            Tiếp cận với thuốc
            Các đại biểu của hội nghị từ hơn 130 nước cũng được kêu gọi hãy ký vào Tuyên ngôn Sydney.
            Thông điệp chính của nó là các chính phủ cần dành nhiều tiền hơn cho nghiên cứu HIV.

            Tuyên ngôn nói điều này sẽ giúp tăng tốc việc áp dụng các loại thuốc và công nghệ mới để ngăn ngừa, điều trị.
            Diễn đàn cũng sẽ được cho hay rằng mặc dù đa số người cần thuốc tại các nước nghèo thì vẫn chưa được nhận thuốc, nhưng tỉ lệ tiếp cận với thuốc đã cải thiện trong mấy năm qua.

            Tại vùng hạ Sahara Phi châu, hơn một triệu người đã nhận được thuốc tính đến tháng Sáu 2006 - tăng gấp mười kể từ 2003.


            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2007/07/070722_aids_forum_sydney.shtml
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.07.2007 23:21:25 bởi HongYen >
            #51
              HongYen 27.07.2007 21:44:03 (permalink)




              Úc tăng ngân khoản tài trợ cho công cuộc phòng chống HIV/AIDS

              Phil Mercer
              Sydney
              24/07/2007



              Australia sẽ chi ra thêm 350 triệu đôla cho việc phòng chống HIV và AIDS trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi ước tính có khoảng 8 triệu người bị nhiễm HIV và AIDS. Papua New Guinea sẽ được chú trọng đặc biệt, tỉ lệ lây nhiễm tại đây còn tệ hại hơn những khu vực ở miền Nam Châu Phi khi HIV/AIDS mới bắt đầu phát sinh ở đó hơn một thập kỷ trước.
               






              Ngoại trưởng Australia Alexander Downer tại hội nghị về HIV/AIDs ở Sydney
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
              Australia đang lo ngại về mối đe dọa của một dịch bệnh sắp lan tràn qua nước mình. Chính phủ Canberra ước tính rằng trong vòng hai thập kỷ tới HIV và AIDS sẽ làm chết một triệu rưỡi người tại Indonesia và trên 300 ngàn người tại Papua New Guinea. Vì vậy Australia đang tăng cường cam kết của họ chống lại vi rút HIV và đã tăng ngân khoản tài trợ cho công tác này thêm 350 triệu đôla.
               
              Sự chú trọng đặc biệt sẽ được dành cho Papua New Guinea, là nước láng giềng gần nhất với Australia; Papua New Guinea có tỉ lệ bị lây nhiễm HIV/AIDS cao.
               
              Bộ trưởng Y tế Papua New Guinea, ông Peter Barter đã có mặt tại Sydney để tham dự một hội nghị cấp Bộ trưởng. Ông Barter nói rằng chính phủ nước ông đang đối mặt với một thử thách rất gay go. 
                      
              Ông Barter nói: “Đây là một quốc gia rất đa dạng, về cả văn hóa lẫn địa thế. Và tất nhiên khi quý vị bắt đầu đề cập đến vấn đề làm thế nào quý vị có thể kiềm chế sự lây lan của virus HIV, quý vị phải tính đến thực trạng của sự đa dạng này.  Chúng ta phải thay đổi các tập quán, và nhiều nơi ở Papua New Guinea hiện nay quý vị có thể thấy có những người có đến 5, 6 bà vợ và đến 20 đứa con. Rõ ràng là chúng ta phải thay đổi tập quán đó.  Đây là một vấn đề văn hoá và phải mất một thời gian mới có thể thực hiện sự thay đổi.”    
               
              Papua New Guinea là nước có số người nhiễm virus HIV cao nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Các giới chức nói rằng gần như 2% dân số đã bị nhiễm virus này, nhưng các tổ chức từ thiện tin rằng đây là kết quả sơ sài của một báo cáo không đầy đủ. Sự lây nhiễm chủ yếu thông qua con đường tình dục.
               
              Các nhóm bị xem có nguy cơ cao là những người lái xe tải, những người hành nghề mại dâm, và các binh sĩ. Việc giáo dục vấn đề đề phòng sự lây nhiễm virus HIV cũng được coi là chưa đầy đủ. Số tiền Australia mới tăng cho ngân sách phòng chống HIV/AIDS sẽ được sử dụng trong toàn khu vực để phòng chống sự lây lan và thực hiện các xét nghiệm, cũng như sẽ dành để chữa trị và chăm sóc cho những người bị nhiễm bệnh.
               
              Nguồn ngân sách này cũng được phân bố cho công tác nghiên cứu. Người ta ước tính rằng có 40 triệu người trên khắp thế giới đã bị nhiễm HIV/AIDS, và chỉ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thì con số này là 8 triệu người.
               
              http://www.voanews.com/vietnamese/2007-07-24-voa8.cfm
               
              #52
                HongYen 06.08.2007 01:18:04 (permalink)
                 
                Hiện Trạng Bệnh HIV/AIDS
                BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC . Việt Báo Thứ Sáu, 8/3/2007, 12:02:00 AM


                Hội nghị lần thứ 4 về HIV/AIDS do Hội Quốc tế AIDS (IAS) đã diễn ra tại thành phố Sydney, Australia, từ ngày 22 – 25 tháng 7 năm 2007. Hội nghị quy tụ hơn 5000 đại biểu gồm các khoa học gia, các chuyên viên thượng thặng về HIV/AIDS đến từ 133 quốc gia. Các nhà chuyên môn đã trình bầy kết quả nhiều nghiên cứu mới nhất về sinh bệnh học, điều trị và phòng ngừa HIV đồng thời cũng tìm cách áp dụng một cách thực tế các kết quả đó, đặc biệt là tại các quốc gia trên đường phát triển, nơi mà dịch bệnh đang hoành hành trầm trọng.

                Thực vậy, tháng 12 năm 2006, Tổ chức Y tế Thế Giới và Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về bệnh nhiễm HIV/AIDS đã công bố bản cập nhật cuối năm về tình trạng bệnh này. Báo cáo nêu ra nhiều thành công của y khoa học trong việc điều trị, chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh. Nhờ có dược liệu công hiệu, bệnh nhân có thể kéo dài cuộc sống tương đối khả quan hơn và lâu hơn.

                Nhưng bệnh vẫn còn là vấn đề nan giải vì tại một số quốc gia, bệnh có chiều hướng gia tăng. Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa với những con virus nguy hại này, mặc dù HIV/AIDS đã được biết tới từ 25 năm nay.

                Vài hàng lịch sử

                Mặc dù chỉ mới xuất hiện cách đây hơn 25 năm, nhưng nhiễm HIV/AIDS đã trở nên một dịch bệnh có tính cách quốc tế.

                Ngày 5 tháng 6 năm 1981, ca đầu tiên về bệnh suy miễn dịch bất bình thường có thể gây tử vong được phát hiện ở một người nam đồng tính luyến ái và người nghiện dùng chung kim chích tại California, Hoa Kỳ.

                Năm 1982, danh từ AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) được đặt tên cho bệnh suy miễn dịch này. Trước đó bệnh có tên là GRID (Gay Related Immune Deficiency)

                Năm 1983, siêu vi gây bệnh HIV (Human Immunodeficiency Virus) được tìm ra.

                Cũng trong thời gian này, dịch bệnh HIV/AIDS ở người hoạt động tình dục dị tính xuất hiện ở châu Phi.

                1985: Thử nghiệm đầu tiên để tìm kháng thể HIV được áp dụng.
                Tài tử Rock Hudson tiết lộ đang bị AIDS.

                1986: Có hơn 38.000 trường hợp AIDS trên 85 quốc gia trên thế giới.
                Hệ thống toàn cầu người nhiễm HIV/AIDS được thành lập.

                1987:Tổ Chức Y tế Thế giới phát động Chương Trình Toàn cầu Chống nhiễm HIV/AIDS.

                1988: Thuốc trị bệnh AIDS đầu tiên zidovudine(AZT) được dùng ở Hoa Kỳ.

                1990: Trên toàn thế giới có khoảng 8 triệu người sống với HIV

                1994: Các nhà khoa học khai triển phác đồ trị liệu để giảm lây lan HIV từ mẹ sang con.
                 
                1996: Thuốc trị bệnh HIV/AIDS rất công hiệu (Active Antiretroviral Treatment) được sản xuất và được sử dụng tại một số quốc gia đang phát triển.

                1997: Có khoảng 30 triệu người sống với HIV trên thế giới.
                Brazil là quốc gia đang phát triển đầu tiên trên thế giới cung cấp thuốc trị HIV/AIDS miễn phí cho bệnh nhân qua hệ thống y tế quốc gia.

                2001: Nguyên thủ các quốc gia đặt kế hoạch lâu dài để đối phó với HIV/AIDS

                2003: WHO và UNAIDS đặt kế hoạch phát thuốc chữa HIV cho 3 triệu người khó khăn kinh tế trên thế giới từ năm 2003 tới năm 2005.

                2004: Hoa kỳ khởi sự chương trình PEPFAR để chống bệnh AIDS trên thế giới.

                Hiện trạng 

                Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 38.6 triệu người sống với HIV/AIDS, riêng khu vực Cận Sahara ở châu Phi có 25 triệu.

                Trong năm 2006 có 4.3 triệu bệnh nhân mới và khoảng 2.9 triệu trường hợp tử vong mà gần ¾ ở châu Phi.

                Kể từ khi ca bệnh đầu tiên được xác định vào năm 1981, số tử vong vì bệnh lên tới trên 25 triệu người.

                Theo WHO, nếu không có biện pháp ngăn chặn, số tử vong vì AIDS vào năm 2010 sẽ là 45 triệu và tăng gấp đôi vào năm 2020.

                Tại châu Phi, có 12 triệu trẻ em mồ côi vì cha mẹ thiệt mạng do bệnh AIDS.

                Tới cuối năm 2006, trên toàn thế giới, có 17.7 triệu phụ nữ và 2,3 triệu trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV.

                Ở các quốc gia đang phát triển, nghèo khó, có khoảng 6.8 triệu người cần thuốc trị bệnh thì chỉ 1.5 triệu người nhận được thuốc.

                Tại Việt Nam, số người sống với HIV tăng đáng ngại và bệnh xuất hiện ở hầu hết 64 tỉnh, thành phố. Bệnh không chỉ giới hạn ở một số đối tượng như người mãi dâm, nghiện chích thuốc mà đã thấy ở dân chúng.

                Từ năm 2000 tới năm 2005, số người nhiễm HIV tăng gấp đôi. Cho đến ngày 31 tháng 5 năm 2007, cả nước có khoảng 126.543 người nhiễm HIV, tổng số chuyển sang AIDS là 24.788, tổng số tử vong vì AIDS là 13.874.

                Theo ước lượng, số bệnh nhiễm sẽ lên tới 350.000 vào năm 2010.

                Hai nguyên nhân chính đưa tới nhiễm HIV ở Việt nam là tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn (mãi dâm,mua dâm, giao hợp nam/nam…), đặc biệt kể từ khi mở rộng kinh tế thị trường và giao thông biên giới mà không có biện pháp kiểm soát các tiêu cực kèm theo.

                Việt Nam có khoảng hơn 20.000 bệnh nhân cần thuốc, nhưng mới có 7.000 người nhận được thuốc đặc trị. Số bệnh nhân cần thuốc sẽ tăng lên 57.000 vào năm 2008 và 73.000 vào năm 2010.

                Ngân sách quốc gia dành cho việc phòng chống HIV năm 2006 là 82 tỷ đồng, trong đó khoảng 8 tỷ đồng để mua thuốc điều trị, đủ cho 1000 bệnh nhân. Thuốc điều trị HIV rất đắt: mỗi năm chi phí cho thuốc bậc 1 khoảng 500 US đồng, bậc 2 hơn 2000 US đồng, bậc 3 lại cao hơn nữa. Do đó nguồn thuốc chính ở Việt nam là do các tổ chức quốc tế tài trợ cho các tỉnh có nhiễm HIV cao. Tỉnh nhiễm vừa phải do ngân sách quốc gia đài thọ (theo Cục Phòng Chống HIV/AIDS Việt Nam)

                Theo báo cáo tại Hội nghị Phòng chống HIV tại Atlanta, Georgia ngày 12-15, 2005, cho tới cuối năm 2003, Hoa Kỳ có từ 925.000- 1.025.000 người sống với HIV/AIDS. Trong số này, 366.000 người được xác định và sống với HIV; 395.000 người sống với AIDS và 164.000-264.000 người không biết mình sống với HIV. Mỗi năm có 42.000 trường hợp nhiễm HIV mới. Tử vong vì AIDS từ khi bắt đầu dịch bệnh là trên 300.000.

                Năm 2005, 74% trường hợp HIV/AIDS được xác định là nam và 26% là nữ.

                Nhiễm HIV/AIDS ở nam giới: 67% do giao hợp nam/nam; 15% giao hợp dị tính; 13% do dùng cần sa ma túy.

                Nhiễm HIV/AIDS ở nữ giới: 80% do giao hợp không an toàn, 19% do dùng cần sa ma túy

                Các tiểu bang có nhiều HIV/AIDS là California, Illinois, Maryland, Pennsylvania.

                Năm 2007, ngân sách liên bang dành cho các chương trình HIV/AIDS là 22.8 tỷ mỹ kim, chia ra 18.9 tỷ mỹ kim cho điều trị chăm sóc, trợ cấp tài chánh- nhà ở, phòng chống, nghiên cứu tại nội địa Hoa Kỳ và 3.9 tỷ mỹ kim hỗ trợ cho các quốc gia khác trên thế giới.

                Hầu như mọi người bệnh tại Hoa Kỳ đều được điều trị với thuốc đặc trị ARV do chương trình bảo trợ y tế liên bang hoặc tiểu bang, bảo hiểm tư nhân đài thọ…nên họ có thể sống lâu hơn và đời sống của họ tương đối cũng được bảo đảm. Tuy vậy hàng năm cũng có cả ngàn người không nhận được thuốc vì không hội đủ các tiêu chuẩn được trợ cấp. Trung bình, chi phí thuốc đặc trị cho mỗi bệnh nhân/ năm là 12.000 mỹ kim.

                Một điều đáng lưu ý là, ngay tại Hoa Kỳ với phương tiện truyền thông rộng lớn, giáo dục bệnh tật rất phổ biến mà có tới ¼ những người sống với HIV không biết là họ đang bị nhiễm.

                Họ sẽ không tìm kiếm điều trị chăm sóc cho tới khi bệnh trầm trọng, khó chữa và họ cũng không áp dụng các phương pháp phòng chống lây lan bệnh cho người khác. Do đó, gần đây chính quyền khuyến khích mọi người thử nghiệm HIV để tìm ra người đang bị nhiễm và giúp họ đừng truyền bệnh cho người khác.

                Những yếu tố gây khó khăn cho phòng chống điều trị HIV/AIDS

                Năm 1996, Liên Hiệp Quốc coi HIV/AIDS không chỉ là chuyện sức khỏe riêng rẽ nhưng là một vấn đề quan trọng cho nhân loại mà thế giới phải đương đầu, giải quyết. Họ cam kết sẽ cùng nhau tận lực để loại bỏ dịch bệnh này vào năm 2015.

                Tại hội nghị quốc tế về bệnh AIDS ở thành phố Sydney, Australia, trong tuần lễ vừa qua, các nhà hữu trách có nhiều kinh nghiệm đã tỏ vẻ bi quan về cuộc chiến chống lại bệnh này.

                Thực vậy, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng các biện pháp đối phó với bệnh cho tới nay vẫn chưa đủ. Chỉ trong vòng 25 năm, bệnh đã lan truyền từ một số điểm nóng tại vài quốc gia tới hầu như mọi nơi trên thế giới với 65 triệu người bị bệnh và đã gây tử vong cho 25 triệu sinh mạng. Bệnh đã gây rất nhiều trở ngại cho nhiều quốc gia trong việc giảm thiểu nghèo đói, nâng cao giáo dục, thúc đầy bình đẳng nam nữ, giảm tử vong ở trẻ em và chấn chỉnh sức khỏe các bà mẹ.

                Việc phòng tránh và điều trị HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn trở ngại. Sau đây là một số yếu tố chính:

                1-Thái độ kỳ thị, đối xử khác biệt với người nhiễm HIV/AIDS.

                Ngay từ khi được phát hiện, đã nẩy sinh ra một sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV.

                Kỳ thị là có thái độ tiêu cực đối với một cá nhân hoặc nhóm người vì bản chất hoặc những đặc điểm của họ. Chẳng hạn kỳ thị nam nữ vì khác giống với mình, kỳ thị tuổi tác vì già trẻ hơn mình, kỳ thị người khác màu da, không cùng nghề nghiệp.

                Kỳ thị với người bệnh HIV/AIDS có thể là xa lánh, hắt hủi và coi họ là:

                -là những thành phần xấu trong xã hội
                -là người đã có những hành vi không bình thường
                -bệnh của họ là hậu qủa của không đạo đức, trách nhiệm
                -họ đã gây ra tiếng xấu cho gia đình, lối xóm
                -bệnh của họ nguy hiểm, dễ lây nếu tiếp xúc, tới gần
                Họ bị cô lập, loại trừ ra khỏi các sinh hoạt chung và giới hạn tiếp nhận các dịch vụ cần thiết cho đời sống, không được giúp đỡ trong công việc, không được phục vụ tại các nhà hàng tiệm ăn. Tại trường học, con cái của họ bị cho ngồi riêng, đôi khi bị từ chối...

                Thường thường kỳ thị bắt nguồn từ sự không hiểu biết về nguyên nhân, cách lây lan và diễn tiến của bệnh. Nhiều khi cũng có kỳ thị với nhóm người mang bệnh nhiều hơn như giới bán dâm, dân nghiện ngập, người có khuynh hướng tình dục khác thường.

                Nhiều khi chính người bệnh cũng có thái độ tiêu cực về mình. Họ tự cảm thấy xấu hổ, đáng trách về hành động của mình, sợ bị coi thường miệt thị rồi tách xa xã hội, không tìm kiếm giúp đỡ trị liệu, không tìm hiểu về bệnh, đôi khi lại xa lánh người đồng cảnh ngộ.

                Nghiên cứu cho hay, tại nhiều quốc gia châu Phi, phụ nữ bị kỳ thị hơn nam giới. Họ bị người chồng truyền bệnh cho rồi còn bị chế diễu, quấy rối, đe dọa hành hung, không cho hưởng tiện nghi điều trị, đôi khi bị đuổi ra khỏi nhà.

                Kỳ thị đưa tới các hậu quả tai hại như:

                -Bệnh trở nên khó kiểm soát vì người bệnh không dám thảo luận về các phương thức phòng tránh bệnh.
                -Người bệnh không dám ra mặt chữa trị, phải loay hoay tự lo tự liệu, sống trong thiếu thốn, buông xuôi, chờ chết.
                -Người nghi bị bệnh không đi thử nghiệm vì sợ bộc lộ dương tính, mất việc làm, bị xa lánh
                -Tạo ra sự chia rẽ trong cộng đồng dân chúng.

                Riêng tại Việt Nam, theo tài liệu của Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương, có hai địa điểm mà người nhiễm HIV bị kỳ thị nặng nề nhất là gia đình và cơ sở y tế.

                Sự phân biệt đối xử và thành kiến này cần được xóa bỏ bằng cách phổ biến rộng rãi các kiến thức cần biết về HIV/AIDS cho mọi tầng lớp dân chúng, khích lệ sự tham gia của người nhiễm HIV, lập ra các nhóm đồng bệnh để họ sinh hoạt giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường nhân viên tư vấn, cung cấp dịch vụ chữa trị, thuốc men.

                2-Vấn đề dược phẩm

                Cho tới bây giờ, chưa có thuốc chữa dứt HIV/AIDS. Các thuốc đang dùng có khả năng trì hoãn giai đoạn nhiễm HIV sang giai đoạn bệnh AIDS bằng cách ngăn chặn sự sinh sản của virus. Người bệnh phải uống một hỗn hợp từ ba tới bốn loại thuốc mỗi ngày và uống suốt đời. Nhờ đó tuổi thọ của họ có thể kéo dài cả vài chục năm.

                Tuy nhiên, vì giá thuốc quá cao nên đa số bệnh nhân tại các quốc gia đang phát triển không nhận được thuốc. Nơi đây, các cố gắng đều tập trung ở các dược phẩm giản dị để loại trừ các bệnh bội nhiễm và giảm sự đau đớn của bệnh nhân.

                Một trở ngại nữa trong việc dùng thuốc là, bệnh nhân cần được thử nghiệm máu theo định kỳ để theo dõi kết quả điều trị. Thử nghiệm này rất tốn kém và cần nhân viên có chuyên môn cao. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên biết sử dụng thuốc để trị bệnh cũng cần thời gian với nhiều chi phí.

                Cho tới tháng 12 năm 2006, có khoảng 7 triệu người nhiễm HIV tại các quốc gia có thu nhập kinh tế trung bình và thấp cần thuốc ARV để điều trị, vậy mà chỉ có hơn 2 triệu người nhận được thuốc.

                Tại hội nghị Sydney, bác sĩ Pedro Cahn, Chủ tịch IAS, tuyên bố: “ Chưa tới 1/3 bệnh nhân HIV tại các quốc gia có lợi tức thấp được điều trị với thuốc công hiệu và số người tiếp nhận được các phương thức phòng ngừa hữu hiệu như bao cao su, kim sạch lại càng ít hơn”.

                Cơ quan Y Tế Thế giới và nhiều tổ chức thiện nguyện khác đã kêu gọi các công ty dược phẩm giảm giá thuốc để giúp đỡ cho bệnh nhân tại các quốc gia nghèo khó này. Vì, như Federico Mayor, một giới chức của UNESCO, đã nói một cách cay đắng “Thực là đáng xấu hổ khi để cho bệnh nhân HIV tại các quốc gia nghèo khó chết vì họ không được hưởng các phương thức trị liệu hữu hiệu có sẵn cho dân chúng các quốc gia giầu có”.

                3-Mãi dâm

                Tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu Phi và mấy quốc gia ở Đông Nam châu Á, lây nhiễm HIV/AIDS qua sinh hoạt tình dục không an toàn vẫn là con đường quan trọng.
                Người mãi dâm có nhiều rủi ro mắc bệnh và lan truyền bệnh.

                -Họ thường tiếp cận với nhiều khách và họ cũng như khách lại ít khi dùng bao cao su bảo vệ, do không có hoặc không hiểu rõ ích lợi của bao cao su. Nhiều khi khách không chịu dùng vì muốn có cảm giác thực.
                -Họ không được pháp luật bảo vệ nên khi bị khách hãm hiếp, lạm dụng, không dám tìm sự bảo vệ của công lý.
                -Họ thường bị kỳ thị, đối xử khác biệt, nên không dám tìm kiếm giúp đỡ y tế, do đó dễ dàng nhiễm và truyền bệnh cho người khác.
                -Họ hay dùng thuốc cấm để giải tỏa khó khăn đời sống, nghề nghiệp hoặc bán dâm để lấy tiền mua thuốc. Dùng chung kim chích rất thường xảy ra và dễ dàng nhiễm, truyền HIV.

                Theo WHO, để hoàn thành việc giảm thiểu rủi ro lây lan bệnh, cần phải chấm dứt kỳ thị trừng phạt người mãi dâm và phải khích lệ họ tham gia vào việc phòng ngừa lây lan và tự bảo vệ, chăm sóc. Họ vẫn còn quyền hạn công dân nhưng chỉ vì hoàn cảnh phải làm một nghề mà chính họ không muốn.

                Chính phủ phải cung cấp cho họ và khách hàng các kiến thức về HIV/AIDS, cách thức phòng tránh; thuyết phục họ sử dụng các dịch vụ mà nhà nước cung cấp và tích cực tham gia việc giữ gìn sức khỏe như dùng bao cao su, khám bệnh theo định kỳ.
                Ngoài ra, cũng cần lưu ý tới nhiễm HIV ở người mua dâm. Tại nhiều quốc gia ở Á châu, số người này lên tới 15% dân chúng. Con số này tăng lên đến 44% nếu họ phải di động thường xuyên, như tài xế xe vận tải, công nhân các hầm mỏ hoặc làm việc trong rừng.

                4-Nghiện chích thuốc

                Dùng thuốc cấm dưới hình thức chích hoặc uống vẫn là rủi ro lớn để gây lây lan nhiễm HIV.

                Theo ước đoán của Văn phòng Ma Túy và Tội Phạm Liên Hiệp Quốc (UNOCD), năm 2004 có 200 triệu người dùng cần sa ma túy trên thế giới, 13.2 triệu người dùng kim chích thuốc và khoảng 1/10 người nhiễm HIV là do dùng chung kim chích không an toàn. Đa số những người này sống ở Đông Nam châu Á. Dùng chung kim chích là con đường rất hữu hiệu và trực tiếp truyền các bệnh nhiễm virus máu như HIV, viêm gan.
                Uống hoặc hít cần sa, ma túy cũng dễ bị nhiễm HIV vì thuốc tăng dục tính người dùng, thúc đẩy họ có quan hệ tình dục không bảo vệ.
                Đã có nhiều đề nghị để giảm thiểu nhiễm HIV ở người nghiện dùng chung kim chích như:

                -Giảm lưu hành số lượng thuốc cấm.
                -Giảm số người dùng thuốc cấm bằng giáo dục học đường, phổ biến kiến thức về ảnh hưởng xấu của nghiện thuốc.
                -Giảm các nguy cơ nhiễm HIV khi dùng thuốc như phát hoặc đánh đổi ống chích sạch, chữa trị người nghiện, cổ võ dùng bao cao su, phổ biến thông tin về liên hệ giữa chích thuốc với HIV…

                Ngoài ra, việc điều trị HIV ở lớp người này có một số trở ngại như một số lớn không nhận được thuốc đặc trị, một số khác có tương tác giữa thuốc trị HIV và thuốc cấm.

                5-Chưa có vaccine với HIV.

                Các khoa học gia đã cố gắng rất nhiều, nhưng cho tới nay vẫn chưa có vaccine đối với HIV. Lý do là có nhiều loại HIV khác nhau, lan truyền khác nhau và chúng luôn luôn thay hình đổi dạng, dấu mình trong tế bào mà hệ miễn dịch không đụng tới được. Chúng mau chóng hủy hoại hệ thống miễn dịch và chưa có bệnh nhân nào được chữa khỏi để biết nguyên lý của bệnh.

                Trên đây là một số trở ngại chính trong việc phòng chống HIV/AIDS. Người viết mong các vị thức giả khai triển thêm.

                Kết luận

                Tại hội nghị Sydney, nhiều ý kiến trình bầy khiến cho mọi người phải e ngại, quan tâm về tình trạng chữa trị và phòng ngừa HIV/AIDS.

                Tiến sĩ Anthony Fauci, Cố vấn của Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush về HIV, cho hay là đã có nhiều tiến bộ nhưng cứ mỗi bệnh nhân HIV nhận được trị liệu thì có sáu bệnh nhân mới được phát hiện.

                Bác sĩ Brian Gazzard, Chủ tịch Hiệp Hội HIV Anh quốc, tuyên bố “Hiện nay, dịch HIV không kiểm soát được ở châu Phi, hoàn toàn không kiểm soát được ở châu Á”.

                Theo bác sĩ Pedro Cahn, chủ trì hội nghị: “Các dữ kiện khoa học trình bầy tại hội nghị không chỉ là những tiến bộ mới rất quan trọng về điều trị và phòng ngừa, mà còn về làm sao hỗ trợ các quốc gia đang mở mang để họ có thể áp dụng các tiến bộ đó đối với những người đang cần và đang mang rủi ro bị bệnh.
                 
                Chúng ta đang đối phó với một căn bệnh có thể phòng ngừa được, vậy mà mỗi ngày vẫn có trên 10.000 người nhiễm bệnh. Chúng ta đang đối phó với căn bệnh có thể điều trị được, vậy mà mỗi năm có trên 3 triệu người chết. Chúng ta đã không áp dụng được các kết quả này vào thực tế và đây là điều đáng hổ thẹn”.

                Thực vậy, sự gia tăng dịch AIDS không phải là do thiếu các kế hoạch phòng chống, mà là do không sử dụng/áp dụng được những phương tiện sẵn có để làm chậm sự lan tràn của HIV. Cả 25 năm sau khi dịch được phát hiện lần đầu tiên, đa số những người có nhiều rủi ro nhiễm HIV đã không biết cách phòng chống HIV. Lý do là tại nhiều quốc gia, nhà hữu trách đã không chịu áp dụng hoặc dân chúng không thực hiện những phương pháp được coi như hữu hiệu.

                Hội nghị kết thúc với lời kêu gọi dồn nhiều nỗ lực vào việc cải thiện trị liệu ở trẻ em, vào những hứa hẹn và thách đố liên quan tới kế hoạch phòng chống sinh y học và các trở ngại gây ra do khả năng chuyển thể của siêu vi HIV.

                Giáo sư David Cooper, đồng chủ tọa hội nghị tuyên bố: ”HIV là một trong nhiều thử thách khoa học lớn nhất và phức tạp nhất trong thời đại của chúng ta. Đối phó với thử thách này đòi hỏi một quyết tâm chính trị lâu dài và sự gia tăng nguồn tài nguyên cho các công trình nghiên cứu về HIV”. 

                Hội nghị đã ra một tuyên ngôn kêu gọi dành 10% tổng số các nguồn tài trợ cho HIV được dùng trong việc nghiên cứu. Trong ngày bế mạc, trên 1.550 khoa học gia, giới chức y tế, lãnh tụ cộng đồng đã đồng ý ký bản tuyên ngôn này.

                “Chúng ta phải cố gắng hơn nữa để bảo vệ tương lai của chúng ta, tìm phương thức hữu hiệu hơn để chữa trị cho những người trẻ nhất trong số chúng ta và theo đuổi các kế hoạch phòng chống dựa trên sự thay đổi hành vi và phương tiện y sinh học như chất tiêu diệt virus, phòng ngừa tiền tiếp cận”, Bác sĩ Pedro Cahn, chủ tọa hội nghị kết luận.

                Hy vọng là tiến bộ của y khoa học và quyết tâm của mọi người sẽ khống chế được HIV trong tương lai thật gần.

                Hội nghị 5 về HIV/AIDS sẽ họp tại Cape Town, quốc gia Nam Phi, vào năm 2009.

                Texas-Hoa Kỳ


                BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC
                http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=112123
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2007 01:24:04 bởi HongYen >
                #53
                  HongYen 04.11.2007 11:28:09 (permalink)



                  AIDS có thể do di dân Haiti mang vào Mỹ


                  30/10/2007


                  Các khoa học gia Hoa Kỳ nói vi rút bệnh AIDS bộc phát tại Mỹ có thể chỉ do một di dân người Haiti duy nhất bị nhiễm bệnh tại Châu Phi mang vào nước Mỹ năm 1969.
                   
                  Trong một phúc trình được công bố hôm thứ hai tên tờ Tạp chí của Học Viện Khoa Học Quốc gia Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu nói rằng họ tin là vi rút HIV đã phát xuất từ một di dân người Haiti đến Mỹ vào cuối thập niên 1960, 12 năm trước khi AIDS được các giới chức y tế Hoa Kỳ xác nhận là một chứng bệnh.
                   
                  Các khoa học gia do một chuyên gia về sinh học tiến hóa thuộc đại học Arizona dẫn đầu, đã nghiên cứu những mẫu máu được lưu giữ và đã lập đồ biểu của sự biến hóa về gene của vi rút HIV.
                   
                  Họ cho biết có rất nhiều chi tiết để có thể nói rằng có phần chắc một người Haiti đã bị nhiễm vi rút này ở Châu Phi vào giữa thập niên 1960, và đã đến Hoa Kỳ nhiều năm sau đó
                   
                  Những cuộc nghiên cứu trước đó đã nối kết bệnh AIDS tại Mỹ vào với người từ Haiti đến vào thời điểm giữa thập niên 1970.
                   
                  Loại vi rút mà bệnh nhân người Haiti đó có thể đã mang trong người sau đó là nguyên nhân gây nên những vụ phát tác lớn của bệnh trong những khu vực ở bên ngoài vùng dưới sa mạc Sahara tại Châu Phi.

                  http://www.voanews.com/vietnamese/2007-10-30-voa7.cfm
                  #54
                    HongYen 23.11.2007 10:50:53 (permalink)



                    Số người nhiễm HIV ở Việt Nam tăng hơn gấp đôi từ năm 2000 tới 2005


                    21/11/2007








                    Ảnh minh họa: Trẻ em mồ côi nhiễm HIV ở Việt Nam Liên Hiệp Quốc vừa đưa ra một báo cáo tại Genève và các chi tiết đã được thông tấn xã AFP của Pháp và Antara của Indonesia trích đăng, cho biết vi-rút HIV tràn lan nhanh nhất ở Indonesia trong khi ở Việt Nam thì số người nhiễm vi-rút đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2000 tới năm 2005.
                     
                    Báo cáo của cơ quan Liên Hiệp Quốc lo đối phó với dịch bịnh nầy, được thông tấn xã AFP ghi lại, cho biết đã có khoảng 4 triệu 900 ngàn người ở Á Châu vướng vi-rút HIV, kể cả 440 ngàn người mới bị lây nhiễm năm rồi trong khi đã có khoảng 330 ngàn người chết vì những bịnh liên hệ tới AIDS trong năm 2007.
                     
                    Số người ở Việt Nam và Indonesia bị nhiễm HIV gia tăng trong khi tình trạng lây nhiễm tại Thái Lan, Miến Ðiện và Kămpuchia lại có dấu hiệu suy giảm.
                     
                    Cả ở Việt Nam lẫn ở Indonesia thì số người mới nhiễm HIV thuộc số những người tiêm ma túy và những người có liên hệ tình dục với người hành nghề mại dâm mà không thận trọng bảo vệ.
                     
                    Theo bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc thì số người đang mang vi-rút HIV tại Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2000 tới năm 2005; lên đến 260 ngàn người.
                     
                    http://www.voanews.com/vietnamese/2007-11-21-voa13.cfm
                    #55
                      HongYen 02.12.2007 12:54:00 (permalink)













                       
                       
                       
                       Ngày Bệnh AIDS Thế Giới Hôm nay, nhân dịp kỷ niệm hằng năm Ngày Bệnh AIDS Thế Giới, các nhà hoạt động y tế trên khắp thế giới đã tập trung chú ý vào những nỗ lực chiến đấu chống dịch bệnh này
                       





                      Ngày Bệnh AIDS Thế Giới


                      01/12/2007








                      Hôm nay, nhân dịp kỷ niệm hằng năm Ngày Bệnh AIDS Thế Giới, các nhà hoạt động y tế trên khắp thế giới đã tập trung chú ý vào những nỗ lực chiến đấu chống dịch bệnh này.
                       
                      Quỹ Toàn Cầu Chống Bệnh AIDS, Bệnh Lao Phổi, và Bệnh Sốt Rét nói rằng, họ đã cung cấp thuốc trị liệu cho gần một triệu rưởi người đang mang trong mình loại virut HIV gây bệnh AIDS.
                       
                      Hằng ngàn người tụ tập tại Johannesburg, nơi một cuộc hòa nhạc gây quỹ do cựu Tổng Thống Nam Phi, ông Nelson Mandela, bảo trợ đang tiến hành.
                      Khoảng 50 ngàn người sẽ tham gia buổi hòa nhạc ngày hôm nay với sự góp mặt của các nghệ sĩ quốc tế như Annie Lennox, Peter Gabriel, và Goo Goo Dolls. Đây là buổi sinh hoạt hằng năm lần thứ năm được ông Mandella bảo trợ để giúp chống bệnh AIDS.
                       
                      Tại Hoa Kỳ, Tổng Thống Bush đang kêu gọi các nhà lập pháp chấp thuận đề nghị của ông chi tiêu 30 tỷ đô la trong khoảng thời gian 5 năm tới để chống bệnh này.
                       
                      http://www.voanews.com/vietnamese/medical.cfm
                      #56
                        HongYen 03.12.2007 22:21:36 (permalink)
                        Thế giới kỷ niệm ngày chống Aids
                        01 Tháng 12 2007 - Cập nhật 09h55 GMT 



                        Mỹ có thể nâng ngân khoản phòng chống HIV/Aids lên 30 tỷ USD
                        Tổng thống Bush kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua việc tăng gấp đôi ngân khoản chống HIV/Aids lên 30 tỷ USD trong vòng năm năm tới.
                         
                        Ông Bush cũng cho biết rằng ông sẽ tới châu Phi trong năm 2008.
                        Tổng thống Mỹ lên tiếng trong khi hàng triệu người trên thế giới chuẩn bị kỷ niệm ngày Thế giới phòng chống Aids.

                        Một buổi hòa nhạc đặc biệt sẽ được tổ chức ở Nam Phi, với sự ủng hộ của cựu tổng thống nước này, ông Nelson Mandela – một nhà hoạt động hàng đầu trong cuộc chiến chống HIV/Aids.
                        Hơn năm triệu người Nam Phi có HIV dương tính.

                        Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy rằng cũng như các nước khác trong khu vực, con số người trưởng thành nhiễm HIV đang chững lại hoặc bắt đầu giảm.

                        Sau nhiều năm chính phủ Nam Phi bị chỉ trích là “phớt lờ vấn nạn Aids”, nước này hiện có chương trình phòng và chống đại dịch HIV/Aids lớn nhất thế giới.

                        Nhưng các nhà hoạt động nâng cao nhận thức về căn bệnh HIV/Aids cho rằng chính phủ cần phải làm mạnh hơn nữa, đặc biệt trong việc ngăn chặn việc lây lan HIV từ mẹ sang con.

                        Vấn đề xã hội


                         Aids là một vấn đề mang tính xã hội và liên quan tới cả nhân quyền và kinh tế
                         
                        Tổng thư ký Liên Hợp Quốc

                        Liên Hợp Quốc mới đây đã giảm con số ước tính người nhiễm HIV/Aids xuống 33 triệu người từ mức gần 40 triệu người sau khi đánh giá lại phương pháp thu thập dữ liệu.

                        Đánh dấu ngày Thế giới phòng chống Aids tại New York, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon tới tham dự một buổi lễ diễn ra lúc nửa đêm tại nhà thờ.

                        Ông nói: “Aids là một căn bệnh không giống với những căn bệnh khác. Aids là một vấn đề mang tính xã hội và liên quan tới cả nhân quyền và kinh tế”.

                        Tổng thư ký LHQ nói thêm: “Đại dịch nhằm tới những người trẻ tuổi trong khi họ là thế hệ sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế, phát triển tri thức và nuôi dạy con cái”.

                        Gần ba phần tư ca tử vong liên quan tới Aids trong năm 2006 là ở vùng hạ Sahara.
                        Số người sống chung với HIV gia tăng ở khắp nơi, đặc biệt tại Đông Á, Trung Á và Đông Âu.


                        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2007/12/071201_worldaidsday.shtml

                         


                        CÁC BÀI LIÊN QUAN'Thất bại trong cuộc chiến chống Aids'
                        23 Tháng 7, 2007 | Trang chủHội nghị Aids lớn nhất thế giới
                        22 Tháng 7, 2007 | Trang chủCắt da quy đầu 'giảm' lây nhiễm HIV
                        13 Tháng 12, 2006 | Trang chủHIV tấn công lao động toàn cầu
                        01 Tháng 12, 2006 | Trang chủQuỹ Clinton giúp trẻ em nhiễm HIV
                        30 Tháng 11, 2006 | Trang chủSố ca nhiễm HIV tăng tại châu Phi
                        21 Tháng 11, 2006 | Trang chủHồng Y ủng hộ bao cao su
                        21 Tháng 4, 2006 | Trang chủ 
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.12.2007 22:23:42 bởi HongYen >
                        #57
                          HongYen 08.12.2007 23:43:14 (permalink)



                          Mỹ sẽ yểm trợ VN nhằm giới hạn đà lây nhiễm HIV/AIDS


                          07/12/2007


                          Thông tấn xã AFP đưa tin từ Hà Nội dựa theo tiết lộ của các viên chức Mỹ cho biết Mỹ định yểm trợ cho Việt Nam tung ra một chương trình thử nghiệm dược chất Methadone vào năm tới nhắm giới hạn đà lây nhiễm HIV/AIDS trong số những người ghiền ma túy tại Việt Nam.
                           
                          Trong một văn kiện đưa ra trước hội nghị thường niên của các nước cấp viện ở Hà Nội, phái đoàn Mỹ xác nhận rằng chính phủ Việt Nam đã nỗ lực tối đa để giới hạn đà tràn lan của vi-rút và đã điều trị để cứu sống cho gần 12,000 người bịnh.
                           
                          Từ đó, phái đoàn Mỹ đã cam kết hậu thuẫn chính phủ và các tổ chức y tế Việt Nam thực hiện một chiến dịch thật ráo riết nhắm vào các thành phần dân chúng dễ bị lây nhiễm nhứt, tiên khởi là những người tiêm chích ma tuý, những người hành nghề mại dâm và giới trẻ.
                           
                          Theo bản tin của AFP thì trong năm tới, ưu tiên của Mỹ là phục hồi và điều trị những người sử dụng ma túy để cắt giảm đà lây truyền HIV và sẽ yểm trợ kế hoạch thử dùng dược chất Methadone tại 6 địa điểm.
                           
                          Phía Mỹ còn thêm là Mỹ yểm trợ việc tăng cường trị liệu, tăng số bịnh nhân đã nhiễm HIV được điều trị bằng các dược chất chống vi-rút lên tới 22,000 người vào năm tới.
                           
                          18 tháng trước, số người được điều trị bằng các loại thuốc nầy chỉ có chừng 1,500 người. Theo bản tin thì phía Mỹ cũng đã hô hào chính quyền đưa ra một đường lối chỉ đạo chính trị trong vấn đề nầy. Lý do là vì kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy giảm bớt sự lăng mạ và kỳ thị những người nhiễm HIV là một nhân tố chủ yếu để đối phó với dịch bịnh nầy.
                           
                          http://www.voanews.com/vietnamese/2007-12-07-voa9.cfm
                           
                          #58
                            HongYen 25.01.2008 11:35:10 (permalink)




                            VN thêm 10 nghìn người nhiễm HIV
                            24 Tháng 1 2008 - Cập nhật 11h33 GMT
                             










                            Bệnh nhân HIV Nguyễn Thị Thuỷ, 11 tuổi vui chơi với các bạn ở một trung tâm điều trị HIV/Aids tại Việt Nam
                            Việt Nam phát hiện ra thêm gần 10 nghìn người nhiễm HIV trong năm qua, đưa con số chính thức người “mắc virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch” lên 128 nghìn 367 người.Theo Tân Hoa Xã trích các nguồn của ngành y tế Việt Nam thì trong số gần 130 nghìn người mắc HIV/Aids tính từ thống kê đầu tiên vào tháng 12.1990 đã có hơn 14 nghìn người bị chết.
                            Việt Nam vẫn muốn giảm số bệnh nhân HIV/Aids mà hiện đa số ở độ tuổi 20-39 xuống dưới 0,3% vào năm 2010.
                             
                            Giữa năm 2006, luật Phòng chống HIV/Aids được Quốc hội Việt Nam thông qua, đặt mục tiêu này thành một ưu tiên trong chính sách kinh tế và xã hội.
                             
                            Tuy nhiên, ngoài vấn đề y tế đơn thuần, việc phòng chống HIV/Aids ở Việt Nam còn gặp phải rào cản tâm lý và văn hóa như kỳ thị người nhiễm virus.







                             Cấm kỳ thị hoặc phân biệt đối xử với người nhiễm HIV Luật phòng chống nhiễm mắc virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch
                            Một phần dư luận cho rằng những người mắc HIV đa phần thuộc giới nghiện hút và bán dâm nên không thông cảm cho họ và cho cả những người vô tình nhiễm bệnh.
                             
                            Vì thế, luật Việt Nam bên cạnh việc quy định thành tội danh hành vi “Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác” còn nêu ra tội “Kỳ thị hoặc phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”.
                             
                            Nhu cầu thuốc ngừa và điều trị cũng được đề cập đến trong các chính sách của nhà nước và các chương trình hợp tác với nước ngoài.
                            Mục đích là tăng việc sản xuất dược phẩm chống Aids với giá rẻ.
                             
                            Ví dụ Stada Vietnam, một dự án hợp tác với Đức đã lập nhà máy sản xuất thuốc chống Aids ở Bình Dương theo tiêu chuẩn quốc tế GMP (Good Manufacturing Practice) được Liên hiệp châu Âu công nhận.
                             
                            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/01/080124_vietnamhivaids.shtml

                            #59
                              HongYen 25.01.2008 11:38:13 (permalink)



                              9,978 ca lây nhiễm HIV được ghi nhận tại Việt Nam trong năm 2007


                              24/01/2008



                              Năm ngoái, có 9,978 ca lây nhiễm HIV ghi nhận được tại Việt Nam nâng tổng số người bị HIV/AIDS của nước này lên 128,367 người.
                               
                              Các giới chức y tế Việt Nam cho biết, trong tổng số gần 130,000 người bị lây nhiễm, có 25,219 người mắc bệnh AIDS, và hơn 14,000 người trong số đó đã chết.
                               
                              Theo số liệu của Bộ Y Tế, thì phần lớn những người nhiễm HIV ở độ tuổi từ 20 đến 39, và là những đối tượng đĩ điếm, xì ke ma túy.
                               
                              Việt Nam đặt mục tiêu giảm tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS xuống dưới 0,3% trong tổng số 86 triệu dân trước năm 2010, và sẽ giữ tỉ lệ này cho đến sau năm 2020.
                               
                              Nhiều nhà bào chế thuốc tại Việt Nam đã gia tăng sản xuất thuốc chống bệnh AIDS nhằm giúp cho bệnh nhân có nhiều điều kiện sử dụng được thuốc chống bệnh AIDS hơn.
                               

                              Một số các thông tin trên đây được trích từ Tân Hoa Xã, Thanh Niên
                               
                              http://www.voanews.com/vietnamese/2008-01-24-voa13.cfm
                              #60
                                Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 73 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9