venus4t.vns_hnu
-
Số bài
:
2914
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 16.02.2008
- Nơi: Việt Nam yêu thương
|
RE: NHẬT KÝ BẠN VÀ TÔI .
-
09.07.2010 00:20:29
Chị Mùa Thu thân quý! Mỗi ngày của Mục Đồng dường như đẹp hơn và ý nghĩa hơn khi được vào mạng tâm sự cùng chị và các bạn ở diễn đàn của chúng ta, chị ạ. Dạ, đợi mùa tuyển sinh này xong, em sẽ cùng chị và các bạn trao đổi về quan điểm giáo dục nghen chị. Vấn đề tình cảm, em hơi ái ngại vì... có lẽ quan điểm của em không được "hợp mốt" cho lắm thôi sis ạ. Hihi còn chuyên ngành thì, đúng là Mục Đồng đang theo và sống chết với chuyên ngành này. Bật mí với chị chút xíu nghen, em rất thích lịch sử - địa lý và mong ước sẽ khám phá được nhiều giá trị tiềm ẩn đằng sau những các sự kiện hiện tượng văn hoá - lịch sử xã hội.... Chị Mùa Thu à Hôm nay, Mục Đồng dành toàn bộ thời gian trao đổi với chị về việc giáo dục trẻ em nghen chị. Thực tế hiện nay, nhiều gia đình có con trẻ nghĩ rằng: đợi trẻ lớn lên chút rồi mới bắt đầu quá trình giáo dục nhận thức cho trẻ. Điều này xuất phát từ tư duy quan điểm giáo dục truyền thống và càng ngày càng bộc lộ những hạn chế. Tuy vậy cũng nhiều gia đình lại quá nóng vội, cho rằng: cần phải thực hiện quá trình giáo dục nhận thức cho trẻ càng sớm càng tốt, và những gia đình này tìm mọi cách để đưa con em mình vào những nhà trẻ, trường mẫu giáo "điểm", "chất lượng cao" nhằm nhồi nhét kiến thức sớm cho trẻ tiêu tốn quá nhiều tiền bạc và lãng phí thời gian. Điều này xuất phát từ nhận thức mới về giáo dục hiện đại song còn phiếm diện, chưa hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ cũng như "nhịp độ" phát triển khả năng tư duy của trẻ theo từng độ tuổi. Chị Mùa Thu thân quý! Theo Mục Đồng, trẻ em nào sinh ra cũng có những năng lực bẩm sinh nổi trội, đồng thời các bé còn được kế thừa những gen mang tính di truyền của bố mẹ và họ hàng. Mặc dù vậy khi mới ra đời, các bé như một tờ giấy trắng trong tập vở, một búp măng trong rừng tre. Tờ giấy trắng đó được viết lên như thế nào còn do người sở hữu cả tập vở đó (tức là xã hội, thiết chế chính trị, văn hoá dân tộc) và những tờ giấy khác trong tập vở đó (đó là gia đình, hàng xóm, bạn bè, anh em họ hàng...) quy định. Cũng tương tự như vậy, nếu một búp măng mới nhú lên khỏi mặt đất, người ta chưa thể đoán định được búp măng đó sau này có phát triển bình thường như những cây tre khác không, hay nó phát triển hơn, thậm chí có thể chết yểu hoặc bị sâu bệnh đục ruỗng... không sử dụng được. Tất cả các yếu tố về văn hoá, lịch sử dân tộc, môi trường gia đình, xã hội, thiết chế văn hoá chính trị xã hội hiện thời cùng nề nếp đạo đức gia đình - họ hàng và bà con lối xóm sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ cả về thể xác và tâm hồn cũng như phát huy khả năng bẩm sinh nổi trội của trẻ giai đoạn đầu. Chính vì lẽ đó, các bậc cha mẹ của bé cần phải lưu ý hết sức để hạn chế những tiêu cực phát sinh từ những vấn đề trên trong quá trình trẻ tiếp xúc và hướng trẻ vào những giá trị tốt đẹp, lấy tính nhân bản văn hoá làm cơ sở cho trẻ phát triển. Ngay từ đầu, chúng ta phải giành hết tình yêu thương cho bé (từ anh em họ hàng đến bà con hàng xóm) và cần né tránh cho bé tiếp xúc với những hiện tượng phản văn hoá hoặc những ngôn ngữ phản văn hoá. Điều này sẽ rất có ích cho trẻ lớn lên sau này. Như chị đã biết, trẻ em có một năng lực nhận thức khá tốt (hơn chúng ta từng nghĩ) và ghi nhớ rất nha vì đây là giai đoạn ghi nhớ máy móc bước đầu có chút suy luận của trẻ. Một đặc điểm nữa là, não bộ của trẻ chưa phải ghi nhớ nhiều nên các bé sẽ ghi nhớ rất nhanh, lâu dài những gì mà các bé nhận thức hoặc học được ở giai đoạn này. Do đó khi dạy các bé, chúng ta cần lưu ý cố gắng dẫn dắt - hướng dẫn từng bước để các bé hiểu các vấn đề một cách đúng đắn. Tuyệt đối không nên lảng tránh những thắc mắc của bé. Song trong quá trình dạy bé, chúng ta cũng phải tuỳ vào năng lực của các cháu mà có thể cho các cháu dần tiếp cận với các vấn đề phức tạp. Chị Mùa Thu thân quý! Chắc thủa ấu thơ, chị và em đều hay thắc mắc là: Tại sao ông trăng lại biết đi (bay). Và chúng ta thường hỏi cha mẹ chúng ta những câu hỏi: Mẹ (ba) ơi, sao ông trăng cứ đi theo con nhỉ? Hoặc: Mẹ (cha), ơi, sao ông trăng biết đi...? Với những câu hỏi thuộc loại này, nhiều bậc cha mẹ thường lảng tránh hoặc giải thích không cặn kẽ đến nơi đến trốn. Và do vậy, bé sẽ thắc mắc mãi cho đến khi bé có thể tự trả lời được hoặc ai đó lý giải được. Tại sao chúng ta không kêu bé đứng lại cùng quan sát mặt trăng? Và khi không có mây thì chúng ta sẽ hỏi: Con xem, ông trăng có còn đi nữa không? Và rồi sau đó chúng ta lại gợi ý: Bây giờ, con thử bước đi và nhìn xem ông trăng có đi không? Chắc chắn sau quan sát đó, bé sẽ lờ mờ nhận thức được song vẫn chưa rõ ràng, đòi hỏi chúng ta cần một chút giải thích, đúng không chị!? Giả sử vào đêm trăng sáng có mây, thì chúng ta sẽ gợi ý cho cháu: Con nhìn xem, có cái gì đi dưới ông trăng nào? Em bé nếu đã biết mây là gì sẽ nói đó mây, còn nếu các bé chưa biết thì chúng ta sẽ phải trả lời hộ: Đó là mây. Và rồi chúng ta yêu cầu bé đứng yên một chỗ quan sát đám mây bao quanh mặt trăng rồi hỏi tiếp: Bây giờ thì đám mây đang đi đâu, hoặc như thế nào...? Bé sẽ đưa ra nhận xét riêng về sự vận động của đám mây đó. Từ sự quan sát đám mây đó, chúng ta sẽ lý giải về việc ông trăng có "đi" hay không? Những cách gợi mở hướng dẫn kiểu này tỏ ra khá thích hợp với các bé ở tuổi 2 đến khi bước vào 4 tuổi chị ạ. Nhưng khi các bé sang 4 tuổi thì khả năng tư duy nhận thức rất phát triển thì chúng ta cần đầu tư cho các bé. Hic hic hôm nay Mục Đồng đi tiếp sinh về khá mệt nên sự trao đổi có vẻ đang trở nên lủng củng... khó hiểu rùi. Mục xin dừng tạm về việc này ở đây nghen chị. Chị Mùa Thu thân quý! Em xin chung vui cùng anh chị về sự tiến bộ của bé nha. Có lẽ trong năm, cường độ học tập và áp lực nhận thức quá tải đã làm cho bộ não của bé... quên tạm thời nên giờ được thoải mái hâm nóng lại và bé đã nhớ ra. Hihi đúng là chúng ta không thể nóng vội được chị nhỉ, đặc biệt trong giáo dục con em mình. Vậy là cơ quan chị...có sự thay đổi nhỏ ạ? Xin chúc mừng chị cùng các cô chú anh chị trong phòng nhé. Uhm như Mục đã nói, tuổi thơ của Mục thì nó...dữ dội lắm chị ơi, không được đẹp như mơ giống như các bạn cùng trang lứa đâu chị à. Hi hi nhưng mà Mục vô cùng hãnh diện vì...thời gian dữ dội này của Mục đó nha chị. Hãnh diện lắm đó chị! Còn về tuổi của em thì em xin được.... Hi hi hi hi Sáng mai, Mục lại lẽo đẽo vác cày ra đồng để cày bừa nốt thửa ruộng cho kịp thời vụ rùi đó sis ạ Cầu trời ngày mai bớt nắng nóng kẻo trâu khát nước...cày hem hiệu quả sis nhỉ!? Cuối cùng, Mục xin cám ơn lời chúc của chị và cũng chúc chị cùng gia đình...chống đỡ được mấy ngày nóng ha! Hi hi trời miền Bắc nóng quá chừng chị à! Mục Đồng kính bút
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2010 00:54:21 bởi Mục Đồng >
|