BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG)
Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 31 bài trong đề mục
Lai Ly Anh Van 31.03.2009 11:05:06 (permalink)

Chuyện một ông Bộ trưởng và thư ngỏ của ông Tô
“Các quan đã làm gì để có nhiều tiền như "giấy lộn" như thế? Chỉ có tham ô, chỉ có tham nhũng và chỉ có hối lộ mà thôi hoặc lợi dụng sơ hở của luật pháp mà ta thường gọi là "lách luật" hay lợi dụng quyền chức như ông Thứ trưởng Mai Văn Dâu để vơ vét mà thôi.
Các ông quan như thế vừa tham vừa dốt. Nếu tôi có quyền chức cộng với lòng tham lam của tôi mà có nhiều tiền thì tôi sẽ khôn hơn họ một chút. Tôi sẽ dùng tiền đó cho con cái học hành đến nơi đến chốn để làm người.”
(Tội gì chúng phải học cho khổ thân chúng chứ- LLAV)



===============


1/ Hai thư ngỏ về boxit Tây Nguyên:
http://www.diendan.org/viet-nam/hai-thu-ngo-bauxit/
2/Bài phỏng vấn GS Đặng Phong:
[color=#800080 size=3]http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hanh-Dong/Dang_Phong_Tu_san_hom_qua_huu_san_hom_nay/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.06.2012 07:27:05 bởi Lai Ly Anh Van >
#1
    Lai Ly Anh Van 05.04.2009 18:17:35 (permalink)
    3/Cuộc trò chuyện về văn hoá giữa nhà văn Nguyên Ngọc và GS.TS Lê Ngọc Trà:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=308281&ChannelID=7
    4/Một bài viết rất hay về Dự thảo Chiến lược giáo dục đến năm 2010
    http://www.hanoimoi.com.vn/vn/47/202129/
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.04.2009 18:31:54 bởi Lai Ly Anh Van >
    #2
      Lai Ly Anh Van 29.04.2009 12:53:00 (permalink)
      Xin trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây:
      (Tôi thu thập trên trang DIENDAN.ORG)

      Âu Trường Thanh
      (1925-2009)

      Ông Âu Trường Thanh, nhà kinh tế, nguyên tổng trưởng kinh tế VNCH, đã từ trần ngày 12.04.2009 tại Pháp, nơi ông cư trú từ năm 1968, thọ 84 tuổi. Đám tang đã cử hành ngày 20.4.2009 trong vòng thân mật tại nghĩa trang Les Bulvis, Rueil-Malmaison.

      Âu Trường Thanh sinh ngày 05.05.1925 trong một gia đình Minh Hương. Năm 1949, sau khi đỗ cử nhân luật, ông sang Pháp, làm và bảo vệ luận án kinh tế học tại Trường đại học Paris. Về Sài Gòn, ông làm chuyên viên kinh tế và giảng dạy tại Trường đại học luật khoa. Năm 1963, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Âu Trường Thanh tham gia nội các Nguyễn Ngọc Thơ với cương vị tổng trưởng kinh tế. Năm 1966, khi Nguyễn Cao Kỳ cầm quyền, Âu Trường Thanh làm phó thủ tướng phụ trách kinh tế rồi từ chức. Năm 1967, dự định ra ứng cử tổng thống VNCH, chủ trương thương lượng với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng bị ngăn cản.

      Từ năm 1968, ông sang Pháp, tham gia những hoạt động "thành phần ba" nhằm tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề miền Nam Việt Nam. Song những cố gắng của ông cũng như của các tổ chức và cá nhân "thành phần ba" đều gặp sự cự tuyệt của chính quyền Mỹ : Washington đã duy trì chính quyền Thiệu cho tới cuối giờ thứ 23, thà chấp nhận thua cuộc bằng quân sự hơn là chịu thất bại trong một cuộc bầu cử dân chủ (như ở Chile : chưa dầy 8 tháng sau Hiệp định Paris, Mỹ đã tổ chức đảo chính lật đổ chính quyền Allende). Theo nhà báo Joseph Kraft (St Petersburg Times, 1.5.1975), cho đến cuối tháng 4.1975, ông Âu Trường Thanh vẫn cố gắng một cách tuyệt vọng : « Tôi tự hỏi người Mỹ các ông có biết rút ra bài học Việt Nam hay không. Các ông mang hàng ngàn người chúng tôi sang Mỹ là nơi chúng tôi không có chỗ đứng và gọi đó là nhân đạo. Nhưng có một việc thực sự nhân đạo thì các ông lại không làm. Các ông không giúp chúng tôi dàn xếp một giải pháp để chúng tôi có thể chung sống với người Cộng sản ở Nam Việt Nam ». Sau năm 1975, ông định cư vĩnh viễn ở Pháp, làm chủ tịch công ti Sanyo - France.
      P.V.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2009 12:56:57 bởi Lai Ly Anh Van >
      #3
        Lai Ly Anh Van 21.05.2009 11:51:41 (permalink)
        SGTT - Không rõ, chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, ông Trần Đình Đàn, dựa trên cơ sở nào để nói rằng: “Chắc chắn Quốc hội sẽ hoàn toàn ủng hộ chủ trương khai thác bauxite”.
        http://www.sgtt.com.vn/Detail23.aspx?ColumnId=23&newsid=51695&fld=HTMG/2009/0519/51695

        #4
          Lai Ly Anh Van 23.05.2009 19:14:57 (permalink)
          “Nhiều người nói vui: Mỗi trang Website cỏn con mà Bộ Công thương còn không quản được, còn để cho phía Trung Quốc lợi dụng làm diễn đàn đăng những tin bậy bạ mà không biết hay lờ đi; hành động thiếu trách nhiệm và gây hậu quả nghiêm trọng của Bộ Công thương đã được những nghĩa quân trong lĩnh vực mạng phát hiện báo động và chiến đấu bằng phương tiện và khả năng của họ nên đã đánh cho tơi tả trang Website xấu này. Còn những người hưởng lương và hưởng trách nhiệm ở Bộ Công thương thì chỉ ngồi nhận lỗi qua quýt rồi thôi.”
          “Vậy ông Lê Dương Quang là ai? Cách đây 7 năm theo báo chí đã đưa, ông này từng bị kỷ luật về hành động gian manh trong một vụ kiểm tra mà ông với tư cách là Trưởng Đoàn; hành động này nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây thất thoát cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng; thế mà 7 năm sau ông này được đề bạt liển 2 cấp, từ Vụ phó lên Thứ trưởng ? Nhân cách của ông này còn bộc lộ rõ trong văn bản họp báo ngày 28/4/2009, ông đã nhân danh công quyền, đổi trắng thay đen, quy chụp những ý kiến xây dựng đầy trách nhiệm và tâm huyết của anh em trí thức thành những ý kiến gây rối; xếp anh em trí thức vào hàng kẻ địch tức là kẻ thù của dân tộc...”
          Xin trân trọng giới thiệu dưới đây bài viêt của Phạm Viết Đào:


          http://www.trannhuong.com/news_detail/1635/TH%25E1%25BB%25AC-KI%25E1%25BB%2582M-L%25E1%25BA%25A0I-M%25E1%25BB%2598T-S%25E1%25BB%2590-SAI-L%25E1%25BA%25A6M-TRONG-CH%25C3%258DNH-S%25C3%2581CH-CH%25E1%25BB%25A6-TR%25C6%25AF%25C6%25A0NG-C%25E1%25BB%25A6A-%25C4%2590%25E1%25BA%25A2NG-TRONG-QU%25C3%2581-KH%25E1%25BB%25A8

          #5
            Lai Ly Anh Van 25.05.2009 17:55:26 (permalink)
            Xin giới thiệu bài thơ của Thanh Thảo, bài trên DIENDAN.ORG
            NGẪU CẢM

            THANH THẢO Cập nhật : 24/05/2009 21:49
            thơ




            thanh thảo



            NGẪU CẢM 1




            sẽ còn lại một mùa hè kỳ lạ
            bùn đỏ chảy thành sông
            lảm làm lam
            ẳn ằn ăn
            làm và ăn
            ăn không làm
            cuồn cuộn
            thuốc diệt chuột rao đầy các hẻm
            made in china
            ăn mày nằm dài tụng kinh ê a
            ăn chặn lè phè nhà hàng máy lạnh
            ăn bẩn rúc sâu các siêu dự án
            ăn như không thơn thớt nói cười


            sẽ còn lại giấc mơ của rác
            giấc mơ bùn đỏ
            không hỏa táng không chôn đâu được
            rác và bùn cùng lịch sử sang trang
            mơ tiếp những giấc mơ nồng nặc


            5/2009






            NGẪU CẢM 2




            anh rớt giá như chôm chôm giữa vụ
            anh bật lên như vàng
            anh còn lại như buổi chiều ngập nước
            sau trận mưa bì bõm phố phường




            anh bồng bềnh như khói xe không đóng hộp
            mây trôi ngang những cao ốc thẳng thừng


            anh chợt thấy tóc mình đen quá tuổi
            thời gian


            anh trước em bỗng nói lời ú ớ
            việt gian


            miệng bauxite đít tiền đồ
            cơn mơ bùn đỏ tiền đô ngợp trời




            5/2009


            #6
              Lai Ly Anh Van 28.06.2009 12:05:09 (permalink)
              Xin hãy chia sẻ với người nông dân. Xin hãy cám ơn nhà văn Xuân Thiều đã nói hộ những người nông dân.

              Thư của đứa con những người nông dân

              “Trước năm 1954, những người nông dân là những người làm thuê cho các chủ đất mà chúng ta gọi là địa chủ. Sau khi Miền Bắc được giải phóng mang theo cuộc cách mạng ruộng đất lớn, đất đai không thuộc về những chủ đất trước đó nữa. Nhưng bản chất sâu xa thì người nông dân vẫn chưa thực sự trở thành người chủ sở hữu đất đai của họ. Hợp tác xã được thành lập. Trước kia, đất đai thuộc sở hữu của một cá nhân thì sau này thuộc sở hữu của một tập thể những cá nhân. Những người nông dân vẫn chỉ là những người làm công ăn điểm. Họ không được toàn quyền quyết định hình thức và nội dung sản xuất của họ. Chỉ đến khi Khoán quản ra đời thì vai trò tự chủ của người nông dân đối với mảnh đất của họ mới được xác lập một phần. Nhưng việc sở hữu đất đai vẫn chưa thuộc về họ.”
              “Những người nông dân đang đi theo một vòng tròn. Đấy không phải là ý của tôi. Đấy là ý của những người nông dân làng tôi. Họ nói: Ngày xưa ông bà chúng tôi làm ruộng thế nào bây giờ chúng tôi vẫn làm như thế. Chỉ khác là bây giờ có điện. Nhưng cứ vào ngày mùa thì điện lại cắt. Từ ý đó, hay đúng hơn từ hiện thực mà tất cả chúng ta đang nhìn thấy, tôi, một nhà văn có biết một chút phép tu từ nên viết thành câu: Họ đang đi theo một… vòng tròn.”

              Xin đọc bài ở đây:
              http://www.vietnamnet.vn/thuhanoi/2009/06/854971/
              #7
                Lai Ly Anh Van 23.09.2009 10:40:47 (permalink)
                Rạch Gầm - Xoài Mút: Trận thủy chiến lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam (09/06/2012)
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.06.2012 19:08:49 bởi Lai Ly Anh Van >
                #8
                  Lai Ly Anh Van 17.10.2009 10:11:48 (permalink)





                  CÔNG  BẰNG, DÂN CHỦ DƯỚI CON MẮT PHẬT GIÁO
                  Cập nhật ngày: 08/01/2009 08:23 AM


                  Tác giả bài viết là là GS. Cao Huy Thuần - GS Đại học tại Pháp. Ông vừa là một trí thức có nhiều tác phẩm được ưa chuộng ở trong nước, vừa là một Phật tử có uy tín lớn trong giới Phật giáo. Với tư cách đó, ông đã đọc bài diễn văn sau đây trong Đại Lễ Phật Đản 2008, trước hàng ngàn người tại quảng trường Thương Bạc, TP.Huế.



                  “Ở xứ nghèo, khổ vì đói. Ở xứ giàu, khổ vì cô đơn, vì bất an trong nghề nghiệp, vì lạnh lẽo trong gia đình, vì mất an ninh trong xã hội, vì bị đe dọa ngay cả trong thức ăn và không khí, vì mất phương hướng trong cuộc sống.”
                  “Khoa học, kỹ thuật đã mang lại cho con người nói chung bao nhiêu lợi ích vật chất, và đã mang lại cho Âu Mỹ trù phú về vật chất, tự do về tư tưởng. Thế nhưng con người vẫn là con người, nghĩa là vẫn ham muốn vô cùng tận, bao giờ cũng thấy thiếu. Ngày xưa, cái cảm giác thiếu ấy đã khiến con người ở các xứ đó tạo ra thượng đế để lấp vào chỗ thiếu. Ngày nay, thượng đế ở trên trời không đóng nổi vai trò ấy nữa, một thượng đế khác ở dưới đất thay thế ngay, và một tôn giáo khác điền chỗ vào: ấy là tôn giáo tiêu thụ. Ông thần ấy đánh đúng vào tâm lý thiếu của con người: một nhu cầu được thỏa mãn lập tức biến ngay thành thiếu. Từ nhu cầu căn bản đến nhu cầu hưởng thụ, con người hiện đại chạy theo cái thiếu hụt hơi.”
                  thật sự họ có thiếu cái gì đâu! Vậy mà họ cảm thấy thiếu thường xuyên, càng có càng thiếu. Y hệt như người khát nước cứ uống nước mặn, càng uống càng khát. ...... Đó là cái tâm lý, cái tình trạng mà đức Phật diễn tả trong chữ "khổ".”
                  “Cái biển khổ ấy, người phương Tây thấy mình ngụp lặn trong đó, rồi từ đó họ chứng nghiệm thông điệp của đức Phật. Không ai cải đạo họ cả, chính họ tìm đến đức Phật.Vậy, Phật giáo là đạo của giải thoát, đạo của từ bi, đạo của hòa bình.”
                  “Năm 1999, Đại hội đồng LHQ biểu quyết công nhận ngày Phật Đản là ngày của quốc tế, được làm lễ kỷ niệm tại trụ sở LHQ và tại tất cả các cơ quan của  LHQ.”
                  “Việt Nam là nước đầu tiên, chứ không phải nước thứ hai như tôi vừa nói. Lý do là thế này: Bắt đầu từ 2005, "Ngày Phật Đản của LHQ" được tổ chức tại Cơ quan châu Á - Thái Bình Dương của LHQ, mà trụ sở đặt tại Bangkok. Như vậy, Phật Đản 2007, tuy trọng thể, vẫn không có ý nghĩa gì đặc biệt đứng về mặt quốc gia đăng cai. Thái Lan vì có trụ sở của LHQ tại kinh đô, nên đương nhiên được hưởng lộc Phật Đản. Việt Nam, không có trụ sở của LHQ, mà được LHQ trao lộc cho, thế mới đáng nói. Như vậy mà không phải là nước đầu tiên thì là gì? Chúng ta nên hãnh diện cho đất nước của chúng ta về sự kiện lịch sử này.”
                  Chủ đề của LHQ ghi rõ: "Đóng góp của Phật giáo vào việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và dân sự".
                  Giáo lý của đức Phật dạy sự chừng mực, vừa phải. Mà vừa phải, chừng mực, là căn bản của dân chủ. Bất cứ sự thái quá nào đều làm hỏng dân chủ. Tự do thái quá thì hỗn loạn. Tập trung quyền lực thái quá thì chuyên chế. Dân chủ là tránh cả hai thái cực,”
                  “Phật giáo chỉ có một con đường duy nhất thôi là trung thành với Nhà nước Việt Nam, phụng sự dân chúng. Có hay không có MTTQ, nhiệm vụ của Phật giáo bao giờ cũng vẫn thế: Phát triển văn hóa dân tộc, chấn hưng đạo đức, làm nhẹ nỗi khổ của cô quả, nghèo đói, bệnh tật.”

                  http://www.honviet.com.vn/?m=news&c=60&id=840
                   

                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.10.2009 10:30:30 bởi Lai Ly Anh Van >
                  #9
                    Lai Ly Anh Van 16.03.2010 18:14:36 (permalink)
                    Xin trân trọng giới thiệu một bài viết về giáo dục của GS Bùi Trọng Liễu.
                    Cũng xin nói thêm, GS Liễu mới qua đời cách đây ít hôm. Xin đọc bài ở đây.
                    http://honvietquochoc.com.vn/Giao-duc/Vo-tu-mot-hau-qua-cua-giao-duc.aspx
                     
                    -----------------------------   
                    http://www.tuanvietnam.net/2010-03-12-giao-su-bui-trong-lieu-ra-di-khi-long-con-tha-thiet
                     
                    #10
                      Lai Ly Anh Van 03.04.2010 22:21:38 (permalink)
                      Người Việt ngậm tăm
                      19/01/2012 07:18:58

                      Chuyện dân mình ưa ngậm tăm sau khi dùng bữa. Vì thói quen đó được đa số trong cộng đồng chấp nhận, "thực hành" nên đã có không ít người quy nó vào phong tục, văn hóa dù cho các nha sĩ luôn khuyến cáo không nên dùng tăm xỉa răng, như thế sẽ làm cho nướu, chân răng dễ tổn thương, gây các chứng bệnh về răng. Gần đây cũng đã xảy ra một vài ca cấp cứu thủng đại tràng vì giỡn tăm bằng... miệng.

                      Đọc tại đây
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2012 17:22:15 bởi Lai Ly Anh Van >
                      #11
                        Lai Ly Anh Van 07.05.2010 00:29:21 (permalink)
                        Bùi Tín, tuổi xế chiều ở Paris
                        2:15, 29/03/2012
                        Tôi biết Bùi Tín từ những ngày Bùi Tín còn đương chức Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân phụ trách tờ Nhân Dân Chủ nhật. Thời đó, Bùi Tín đang nổi danh là một trong những cây viết có hạng của làng báo Việt Nam. Thông qua một người bạn, tôi đến gặp Bùi Tín và được Bùi Tín truyền cho một vài chiêu tác nghiệp. Tôi nhớ mãi bài học mà Bùi Tín hướng dẫn: “Đối với một nhà báo cách mạng, kiến thức thông tuệ và sự nhạy cảm là hai yếu tố đặc biệt quan trọng”.
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2012 17:29:02 bởi Lai Ly Anh Van >
                        #12
                          Lai Ly Anh Van 30.07.2010 18:32:19 (permalink)
                          Chuyện một ông Bộ trưởng và thư ngỏ của ông Tô
                          “Các quan đã làm gì để có nhiều tiền như "giấy lộn" như thế? Chỉ có tham ô, chỉ có tham nhũng và chỉ có hối lộ mà thôi hoặc lợi dụng sơ hở của luật pháp mà ta thường gọi là "lách luật" hay lợi dụng quyền chức như ông Thứ trưởng Mai Văn Dâu để vơ vét mà thôi.
                          Các ông quan như thế vừa tham vừa dốt. Nếu tôi có quyền chức cộng với lòng tham lam của tôi mà có nhiều tiền thì tôi sẽ khôn hơn họ một chút. Tôi sẽ dùng tiền đó cho con cái học hành đến nơi đến chốn để làm người.”
                          (Tội gì chúng phải học cho khổ thân chúng chứ- LLAV)
                          #13
                            Lai Ly Anh Van 02.08.2010 11:27:40 (permalink)
                            Chúng ta "tạo ra" tội ác mang gương mặt những đứa trẻ?

                            Chắc chắn, My "sói" và đồng bọn sẽ bị pháp luật truy tố và xử lý. Nhưng xã hội người lớn chúng ta- "tạo ra" tội ác mang gương mặt những đứa trẻ như My "sói", thì ai sẽ truy tố?
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.08.2010 11:29:21 bởi Lai Ly Anh Van >
                            #14
                              Lai Ly Anh Van 28.09.2010 09:05:11 (permalink)
                              Tôi vừa đọc xong bài báo dưới đây và rất nóng lòng muốn nó tới được với thật nhiều bạn.
                              Xin trân trọng giới thiệu:
                              Sau "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long", sẽ là gì?
                              Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân
                              Bài đã được xuất bản.: 27/09/2010 06:00 GMT+7
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 31 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9