BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG)

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 31 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 31.03.2009 11:05:06

Chuyện một ông Bộ trưởng và thư ngỏ của ông Tô
“Các quan đã làm gì để có nhiều tiền như "giấy lộn" như thế? Chỉ có tham ô, chỉ có tham nhũng và chỉ có hối lộ mà thôi hoặc lợi dụng sơ hở của luật pháp mà ta thường gọi là "lách luật" hay lợi dụng quyền chức như ông Thứ trưởng Mai Văn Dâu để vơ vét mà thôi.
Các ông quan như thế vừa tham vừa dốt. Nếu tôi có quyền chức cộng với lòng tham lam của tôi mà có nhiều tiền thì tôi sẽ khôn hơn họ một chút. Tôi sẽ dùng tiền đó cho con cái học hành đến nơi đến chốn để làm người.”
(Tội gì chúng phải học cho khổ thân chúng chứ- LLAV)



===============


1/ Hai thư ngỏ về boxit Tây Nguyên:
http://www.diendan.org/viet-nam/hai-thu-ngo-bauxit/
2/Bài phỏng vấn GS Đặng Phong:
[color=#800080 size=3]http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hanh-Dong/Dang_Phong_Tu_san_hom_qua_huu_san_hom_nay/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.06.2012 07:27:05 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 05.04.2009 18:17:35
3/Cuộc trò chuyện về văn hoá giữa nhà văn Nguyên Ngọc và GS.TS Lê Ngọc Trà:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=308281&ChannelID=7
4/Một bài viết rất hay về Dự thảo Chiến lược giáo dục đến năm 2010
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/47/202129/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.04.2009 18:31:54 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 29.04.2009 12:53:00
Xin trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây:
(Tôi thu thập trên trang DIENDAN.ORG)

Âu Trường Thanh
(1925-2009)

Ông Âu Trường Thanh, nhà kinh tế, nguyên tổng trưởng kinh tế VNCH, đã từ trần ngày 12.04.2009 tại Pháp, nơi ông cư trú từ năm 1968, thọ 84 tuổi. Đám tang đã cử hành ngày 20.4.2009 trong vòng thân mật tại nghĩa trang Les Bulvis, Rueil-Malmaison.

Âu Trường Thanh sinh ngày 05.05.1925 trong một gia đình Minh Hương. Năm 1949, sau khi đỗ cử nhân luật, ông sang Pháp, làm và bảo vệ luận án kinh tế học tại Trường đại học Paris. Về Sài Gòn, ông làm chuyên viên kinh tế và giảng dạy tại Trường đại học luật khoa. Năm 1963, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Âu Trường Thanh tham gia nội các Nguyễn Ngọc Thơ với cương vị tổng trưởng kinh tế. Năm 1966, khi Nguyễn Cao Kỳ cầm quyền, Âu Trường Thanh làm phó thủ tướng phụ trách kinh tế rồi từ chức. Năm 1967, dự định ra ứng cử tổng thống VNCH, chủ trương thương lượng với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng bị ngăn cản.

Từ năm 1968, ông sang Pháp, tham gia những hoạt động "thành phần ba" nhằm tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề miền Nam Việt Nam. Song những cố gắng của ông cũng như của các tổ chức và cá nhân "thành phần ba" đều gặp sự cự tuyệt của chính quyền Mỹ : Washington đã duy trì chính quyền Thiệu cho tới cuối giờ thứ 23, thà chấp nhận thua cuộc bằng quân sự hơn là chịu thất bại trong một cuộc bầu cử dân chủ (như ở Chile : chưa dầy 8 tháng sau Hiệp định Paris, Mỹ đã tổ chức đảo chính lật đổ chính quyền Allende). Theo nhà báo Joseph Kraft (St Petersburg Times, 1.5.1975), cho đến cuối tháng 4.1975, ông Âu Trường Thanh vẫn cố gắng một cách tuyệt vọng : « Tôi tự hỏi người Mỹ các ông có biết rút ra bài học Việt Nam hay không. Các ông mang hàng ngàn người chúng tôi sang Mỹ là nơi chúng tôi không có chỗ đứng và gọi đó là nhân đạo. Nhưng có một việc thực sự nhân đạo thì các ông lại không làm. Các ông không giúp chúng tôi dàn xếp một giải pháp để chúng tôi có thể chung sống với người Cộng sản ở Nam Việt Nam ». Sau năm 1975, ông định cư vĩnh viễn ở Pháp, làm chủ tịch công ti Sanyo - France.
P.V.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2009 12:56:57 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 21.05.2009 11:51:41
SGTT - Không rõ, chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, ông Trần Đình Đàn, dựa trên cơ sở nào để nói rằng: “Chắc chắn Quốc hội sẽ hoàn toàn ủng hộ chủ trương khai thác bauxite”.
http://www.sgtt.com.vn/Detail23.aspx?ColumnId=23&newsid=51695&fld=HTMG/2009/0519/51695


Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 23.05.2009 19:14:57
“Nhiều người nói vui: Mỗi trang Website cỏn con mà Bộ Công thương còn không quản được, còn để cho phía Trung Quốc lợi dụng làm diễn đàn đăng những tin bậy bạ mà không biết hay lờ đi; hành động thiếu trách nhiệm và gây hậu quả nghiêm trọng của Bộ Công thương đã được những nghĩa quân trong lĩnh vực mạng phát hiện báo động và chiến đấu bằng phương tiện và khả năng của họ nên đã đánh cho tơi tả trang Website xấu này. Còn những người hưởng lương và hưởng trách nhiệm ở Bộ Công thương thì chỉ ngồi nhận lỗi qua quýt rồi thôi.”
“Vậy ông Lê Dương Quang là ai? Cách đây 7 năm theo báo chí đã đưa, ông này từng bị kỷ luật về hành động gian manh trong một vụ kiểm tra mà ông với tư cách là Trưởng Đoàn; hành động này nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây thất thoát cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng; thế mà 7 năm sau ông này được đề bạt liển 2 cấp, từ Vụ phó lên Thứ trưởng ? Nhân cách của ông này còn bộc lộ rõ trong văn bản họp báo ngày 28/4/2009, ông đã nhân danh công quyền, đổi trắng thay đen, quy chụp những ý kiến xây dựng đầy trách nhiệm và tâm huyết của anh em trí thức thành những ý kiến gây rối; xếp anh em trí thức vào hàng kẻ địch tức là kẻ thù của dân tộc...”
Xin trân trọng giới thiệu dưới đây bài viêt của Phạm Viết Đào:


http://www.trannhuong.com/news_detail/1635/TH%25E1%25BB%25AC-KI%25E1%25BB%2582M-L%25E1%25BA%25A0I-M%25E1%25BB%2598T-S%25E1%25BB%2590-SAI-L%25E1%25BA%25A6M-TRONG-CH%25C3%258DNH-S%25C3%2581CH-CH%25E1%25BB%25A6-TR%25C6%25AF%25C6%25A0NG-C%25E1%25BB%25A6A-%25C4%2590%25E1%25BA%25A2NG-TRONG-QU%25C3%2581-KH%25E1%25BB%25A8


Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 25.05.2009 17:55:26
Xin giới thiệu bài thơ của Thanh Thảo, bài trên DIENDAN.ORG
NGẪU CẢM

THANH THẢO Cập nhật : 24/05/2009 21:49
thơ




thanh thảo



NGẪU CẢM 1




sẽ còn lại một mùa hè kỳ lạ
bùn đỏ chảy thành sông
lảm làm lam
ẳn ằn ăn
làm và ăn
ăn không làm
cuồn cuộn
thuốc diệt chuột rao đầy các hẻm
made in china
ăn mày nằm dài tụng kinh ê a
ăn chặn lè phè nhà hàng máy lạnh
ăn bẩn rúc sâu các siêu dự án
ăn như không thơn thớt nói cười


sẽ còn lại giấc mơ của rác
giấc mơ bùn đỏ
không hỏa táng không chôn đâu được
rác và bùn cùng lịch sử sang trang
mơ tiếp những giấc mơ nồng nặc


5/2009






NGẪU CẢM 2




anh rớt giá như chôm chôm giữa vụ
anh bật lên như vàng
anh còn lại như buổi chiều ngập nước
sau trận mưa bì bõm phố phường




anh bồng bềnh như khói xe không đóng hộp
mây trôi ngang những cao ốc thẳng thừng


anh chợt thấy tóc mình đen quá tuổi
thời gian


anh trước em bỗng nói lời ú ớ
việt gian


miệng bauxite đít tiền đồ
cơn mơ bùn đỏ tiền đô ngợp trời




5/2009



Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 28.06.2009 12:05:09
Xin hãy chia sẻ với người nông dân. Xin hãy cám ơn nhà văn Xuân Thiều đã nói hộ những người nông dân.

Thư của đứa con những người nông dân

“Trước năm 1954, những người nông dân là những người làm thuê cho các chủ đất mà chúng ta gọi là địa chủ. Sau khi Miền Bắc được giải phóng mang theo cuộc cách mạng ruộng đất lớn, đất đai không thuộc về những chủ đất trước đó nữa. Nhưng bản chất sâu xa thì người nông dân vẫn chưa thực sự trở thành người chủ sở hữu đất đai của họ. Hợp tác xã được thành lập. Trước kia, đất đai thuộc sở hữu của một cá nhân thì sau này thuộc sở hữu của một tập thể những cá nhân. Những người nông dân vẫn chỉ là những người làm công ăn điểm. Họ không được toàn quyền quyết định hình thức và nội dung sản xuất của họ. Chỉ đến khi Khoán quản ra đời thì vai trò tự chủ của người nông dân đối với mảnh đất của họ mới được xác lập một phần. Nhưng việc sở hữu đất đai vẫn chưa thuộc về họ.”
“Những người nông dân đang đi theo một vòng tròn. Đấy không phải là ý của tôi. Đấy là ý của những người nông dân làng tôi. Họ nói: Ngày xưa ông bà chúng tôi làm ruộng thế nào bây giờ chúng tôi vẫn làm như thế. Chỉ khác là bây giờ có điện. Nhưng cứ vào ngày mùa thì điện lại cắt. Từ ý đó, hay đúng hơn từ hiện thực mà tất cả chúng ta đang nhìn thấy, tôi, một nhà văn có biết một chút phép tu từ nên viết thành câu: Họ đang đi theo một… vòng tròn.”

Xin đọc bài ở đây:
http://www.vietnamnet.vn/thuhanoi/2009/06/854971/

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 23.09.2009 10:40:47
Rạch Gầm - Xoài Mút: Trận thủy chiến lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam (09/06/2012)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.06.2012 19:08:49 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 17.10.2009 10:11:48





CÔNG  BẰNG, DÂN CHỦ DƯỚI CON MẮT PHẬT GIÁO
Cập nhật ngày: 08/01/2009 08:23 AM


Tác giả bài viết là là GS. Cao Huy Thuần - GS Đại học tại Pháp. Ông vừa là một trí thức có nhiều tác phẩm được ưa chuộng ở trong nước, vừa là một Phật tử có uy tín lớn trong giới Phật giáo. Với tư cách đó, ông đã đọc bài diễn văn sau đây trong Đại Lễ Phật Đản 2008, trước hàng ngàn người tại quảng trường Thương Bạc, TP.Huế.



“Ở xứ nghèo, khổ vì đói. Ở xứ giàu, khổ vì cô đơn, vì bất an trong nghề nghiệp, vì lạnh lẽo trong gia đình, vì mất an ninh trong xã hội, vì bị đe dọa ngay cả trong thức ăn và không khí, vì mất phương hướng trong cuộc sống.”
“Khoa học, kỹ thuật đã mang lại cho con người nói chung bao nhiêu lợi ích vật chất, và đã mang lại cho Âu Mỹ trù phú về vật chất, tự do về tư tưởng. Thế nhưng con người vẫn là con người, nghĩa là vẫn ham muốn vô cùng tận, bao giờ cũng thấy thiếu. Ngày xưa, cái cảm giác thiếu ấy đã khiến con người ở các xứ đó tạo ra thượng đế để lấp vào chỗ thiếu. Ngày nay, thượng đế ở trên trời không đóng nổi vai trò ấy nữa, một thượng đế khác ở dưới đất thay thế ngay, và một tôn giáo khác điền chỗ vào: ấy là tôn giáo tiêu thụ. Ông thần ấy đánh đúng vào tâm lý thiếu của con người: một nhu cầu được thỏa mãn lập tức biến ngay thành thiếu. Từ nhu cầu căn bản đến nhu cầu hưởng thụ, con người hiện đại chạy theo cái thiếu hụt hơi.”
thật sự họ có thiếu cái gì đâu! Vậy mà họ cảm thấy thiếu thường xuyên, càng có càng thiếu. Y hệt như người khát nước cứ uống nước mặn, càng uống càng khát. ...... Đó là cái tâm lý, cái tình trạng mà đức Phật diễn tả trong chữ "khổ".”
“Cái biển khổ ấy, người phương Tây thấy mình ngụp lặn trong đó, rồi từ đó họ chứng nghiệm thông điệp của đức Phật. Không ai cải đạo họ cả, chính họ tìm đến đức Phật.Vậy, Phật giáo là đạo của giải thoát, đạo của từ bi, đạo của hòa bình.”
“Năm 1999, Đại hội đồng LHQ biểu quyết công nhận ngày Phật Đản là ngày của quốc tế, được làm lễ kỷ niệm tại trụ sở LHQ và tại tất cả các cơ quan của  LHQ.”
“Việt Nam là nước đầu tiên, chứ không phải nước thứ hai như tôi vừa nói. Lý do là thế này: Bắt đầu từ 2005, "Ngày Phật Đản của LHQ" được tổ chức tại Cơ quan châu Á - Thái Bình Dương của LHQ, mà trụ sở đặt tại Bangkok. Như vậy, Phật Đản 2007, tuy trọng thể, vẫn không có ý nghĩa gì đặc biệt đứng về mặt quốc gia đăng cai. Thái Lan vì có trụ sở của LHQ tại kinh đô, nên đương nhiên được hưởng lộc Phật Đản. Việt Nam, không có trụ sở của LHQ, mà được LHQ trao lộc cho, thế mới đáng nói. Như vậy mà không phải là nước đầu tiên thì là gì? Chúng ta nên hãnh diện cho đất nước của chúng ta về sự kiện lịch sử này.”
Chủ đề của LHQ ghi rõ: "Đóng góp của Phật giáo vào việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và dân sự".
Giáo lý của đức Phật dạy sự chừng mực, vừa phải. Mà vừa phải, chừng mực, là căn bản của dân chủ. Bất cứ sự thái quá nào đều làm hỏng dân chủ. Tự do thái quá thì hỗn loạn. Tập trung quyền lực thái quá thì chuyên chế. Dân chủ là tránh cả hai thái cực,”
“Phật giáo chỉ có một con đường duy nhất thôi là trung thành với Nhà nước Việt Nam, phụng sự dân chúng. Có hay không có MTTQ, nhiệm vụ của Phật giáo bao giờ cũng vẫn thế: Phát triển văn hóa dân tộc, chấn hưng đạo đức, làm nhẹ nỗi khổ của cô quả, nghèo đói, bệnh tật.”

http://www.honviet.com.vn/?m=news&c=60&id=840
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.10.2009 10:30:30 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 16.03.2010 18:14:36
Xin trân trọng giới thiệu một bài viết về giáo dục của GS Bùi Trọng Liễu.
Cũng xin nói thêm, GS Liễu mới qua đời cách đây ít hôm. Xin đọc bài ở đây.
http://honvietquochoc.com.vn/Giao-duc/Vo-tu-mot-hau-qua-cua-giao-duc.aspx
 
-----------------------------   
http://www.tuanvietnam.net/2010-03-12-giao-su-bui-trong-lieu-ra-di-khi-long-con-tha-thiet
 

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 03.04.2010 22:21:38
Người Việt ngậm tăm
19/01/2012 07:18:58

Chuyện dân mình ưa ngậm tăm sau khi dùng bữa. Vì thói quen đó được đa số trong cộng đồng chấp nhận, "thực hành" nên đã có không ít người quy nó vào phong tục, văn hóa dù cho các nha sĩ luôn khuyến cáo không nên dùng tăm xỉa răng, như thế sẽ làm cho nướu, chân răng dễ tổn thương, gây các chứng bệnh về răng. Gần đây cũng đã xảy ra một vài ca cấp cứu thủng đại tràng vì giỡn tăm bằng... miệng.

Đọc tại đây
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2012 17:22:15 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 07.05.2010 00:29:21
Bùi Tín, tuổi xế chiều ở Paris
2:15, 29/03/2012
Tôi biết Bùi Tín từ những ngày Bùi Tín còn đương chức Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân phụ trách tờ Nhân Dân Chủ nhật. Thời đó, Bùi Tín đang nổi danh là một trong những cây viết có hạng của làng báo Việt Nam. Thông qua một người bạn, tôi đến gặp Bùi Tín và được Bùi Tín truyền cho một vài chiêu tác nghiệp. Tôi nhớ mãi bài học mà Bùi Tín hướng dẫn: “Đối với một nhà báo cách mạng, kiến thức thông tuệ và sự nhạy cảm là hai yếu tố đặc biệt quan trọng”.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2012 17:29:02 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 30.07.2010 18:32:19
Chuyện một ông Bộ trưởng và thư ngỏ của ông Tô
“Các quan đã làm gì để có nhiều tiền như "giấy lộn" như thế? Chỉ có tham ô, chỉ có tham nhũng và chỉ có hối lộ mà thôi hoặc lợi dụng sơ hở của luật pháp mà ta thường gọi là "lách luật" hay lợi dụng quyền chức như ông Thứ trưởng Mai Văn Dâu để vơ vét mà thôi.
Các ông quan như thế vừa tham vừa dốt. Nếu tôi có quyền chức cộng với lòng tham lam của tôi mà có nhiều tiền thì tôi sẽ khôn hơn họ một chút. Tôi sẽ dùng tiền đó cho con cái học hành đến nơi đến chốn để làm người.”
(Tội gì chúng phải học cho khổ thân chúng chứ- LLAV)

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 02.08.2010 11:27:40
Chúng ta "tạo ra" tội ác mang gương mặt những đứa trẻ?

Chắc chắn, My "sói" và đồng bọn sẽ bị pháp luật truy tố và xử lý. Nhưng xã hội người lớn chúng ta- "tạo ra" tội ác mang gương mặt những đứa trẻ như My "sói", thì ai sẽ truy tố?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.08.2010 11:29:21 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 28.09.2010 09:05:11
Tôi vừa đọc xong bài báo dưới đây và rất nóng lòng muốn nó tới được với thật nhiều bạn.
Xin trân trọng giới thiệu:
Sau "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long", sẽ là gì?
Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân
Bài đã được xuất bản.: 27/09/2010 06:00 GMT+7

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 03.10.2010 13:02:28
chữ tu kia cũng có năm bảy đường”.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2012 10:08:22 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 05.10.2010 21:06:01




Về Vài Thắc Mắc Của "Giới Trẻ"
Trần Chung Ngọc










26 tháng 9, 2010



Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 01.01.2011 10:10:09
 
30/12/2010
Giáo sư Nguyễn Huy Quý có phải là nhà Trung Quốc học?




Đinh Kim Phúc
Đọc bài trả lời của Giáo sư Nguyễn Huy Quý với tựa đề “Trung Quốc – Việt Nam: Hợp lực tốt hơn bất hoà” trên tờ Hoàn cầu Thời báo, tôi xin được thưa chuyện cùng Giáo sư.
Trước nhất, không phải “Hai láng giềng gần gũi Trung Quốc và Việt Nam từng có những quá khứ không tốt đẹp từ những năm cuối 1970s và đầu 1980s” như lời thiệu của tờ Hoàn cầu Thời báo đâu, thưa Giáo sư.
“Theo dõi việc đưa tin về Hội nghị Giơ-ne-vơ từ ngày đầu đến ngày cuối, Wilfred G. Burchett – và các nhà báo khác có quan hệ chặt chẽ với các đoàn xã hội chủ nghĩa – đã cho biết: “ không nghi ngờ gì về việc đoàn Trung Quốc không ủng hộ mạnh mẽ đoàn Việt Nam. Nhiều năm sau Hội nghị, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn nói một cách trung thành: các kết quả đã đạt được qua thảo luận và thỏa thuận chung. Điều đó đúng sự thật theo nghĩa đen, nhưng không đúng sự thật thực sự, dù chỉ là một nửa”. (1)
“Chu Ân Lai nói rõ với người Pháp rằng Trung Quốc đến Giơ-ne-vơ trước hết là để bảo vệ lợi ích của chính mình chứ không phải lợi ích của các lực lượng cách mạng Đông Dương. Điều này trở nên sáng tỏ một cách tàn nhẫn trong một cuốn sách về Hội nghị Giơ-ne-vơ, dựa trên những tài liệu về Hội nghị chưa hề được công bố, của nhà viết sử và chuyên gia về Châu Á người Pháp Phrăng-xoa Gioay-ô – tác giả kể lại một cuộc họp giữa Chu Ân Lai và An-tô-ni I-đơn tại Giơ-ne-vơ một ngày trước khi Bộ Ngoại giao Anh công bố quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ được nâng lên hàng đại sứ.
Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã nói riêng với I-đơn là ông ta nghĩ rằng có thể ‘thuyết phục được Việt Minh rút khỏi Lào và Cam-pu-chia’. Qua đó, Trung Quốc đã đi một bước rất dài theo luận điểm của người Cam-pu-chia, người Lào, người Anh và người Pháp. Điều đó bao hàm việc thừa nhận rằng Việt Minh đúng là kẻ xâm lược ở hai nước đó, ngược lại với luận điểm lâu nay của Việt Minh – đó cũng là coi các vấn đề Lào và Cam-pu-chia không giống như vấn đề Việt Nam. Ngoài ra, Chu Ân Lai còn nói sẵn sàng công nhận tính chất hợp pháp của các Chính Phủ Vương quốc Lào và Cam-pu-chia ngay khi nào ông ta được bảo đảm rằng không một căn cứ quân sự nào của Mỹ được xây dựng ở hai nước này”.(2)
“Tối ngày 22 tháng 7, ông Phạm Văn Đồng và các thành viên khác của đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến dự một cuộc chiêu đãi của Chu Ân Lai để “chúc mừng thắng lợi của Hội nghị”. Họ chờ đợi một cuộc “chúc mừng giữa những người đồng chí”. Họ rất ngạc nhiên khi thấy đoàn đại biểu Liên Xô đã không được mời, trong khi các đoàn đại biểu của “Hoàng đế” Bảo Đại, Vương quốc Lào và Cam-pu-chia lại có mặt. Chu Ân Lai trước hết nâng cốc chúc mừng Hoàng đế Bảo Đại rồi đến Vua Lào và Vua Cam-pu-chia. Người phụ tá cao cấp của ông Phạm Văn Đồng nói với tôi:
Chúng tôi hầu như không thể tin ở mắt và tai mình nữa. Về sau, chúng tôi thấy vấn đề rõ hơn. Trung Quốc muốn các nước Đông Dương nằm trong túi mình, và hy vọng rằng ba Vương quốc ở đây sẽ được duy trì như những nước triều cống như kiểu Thiên hoàng trị vì đế quốc Trung Hoa với những quốc gia phiên thuộc! Trung Quốc không thể coi thường hơn nữa nội dung xã hội của các quốc gia ấy cũng như số phận của các lực lượng cách mạng ở đó – Nhìn lại những gì xảy ra sau này với Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia và việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam rõ ràng đã được khởi động bởi thái độ của Trung Quốc tại Hội nghị Giơ-ne-vơ và đặc biệt là cuộc chiêu đãi cuối cùng này”.
“Chu Ân Lai đã bố trí để tại cuộc chiêu đãi các trưởng đoàn Cam-pu-chia và Lào, Tép Phan và Phủi Xa-na-ni-côn, ngồi cùng một bàn với vài phụ tá cao cấp của Chu Ân Lai. Tại bàn do Chu Ân Lai chủ trì, Ngô Đình Luyện (em Ngô Đình Diệm, người mới được CIA đưa lên cầm quyền ở Sài Gòn) được xếp ngồi giữa Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngô Đình Luyện và Tạ Quang Bửu đã từng cùng học tại Pháp và Chu Ân Lai tìm hết cách làm cho hai người gợi lại những kỷ niệm thời thanh niên. Có lúc, Chu gợi ý Ngô Đình Luyện sang thăm Bắc Kinh. Khi Luyện hỏi sang đó dưới danh nghĩa nào, Chu Ân Lai trả lời: “Tại sao các ngài không đặt một công sứ quán ở Bắc Kinh?”. Nhận thấy ông Phạm Văn Đồng giật nẩy người phản ứng, Chu Ân Lai lạnh lùng nói rằng việc ông Phạm Văn Đồng gần gũi với Trung Quốc hơn về tư tưởng không loại trừ việc Sài Gòn có đại diện ngoại giao tại Bắc Kinh. “Dù sao, hai ngài đều chẳng phải là người Việt Nam cả sao, và tất cả chúng ta đây chẳng phải là người Châu Á cả đó sao?”. Đây nữa lại là một viên thuốc đắng mà ông Phạm Văn Đồng phải nuốt tại Giơ-ne-vơ. Lý do khiến Chu Ân Lai ủng hộ việc đẩy lùi càng lâu càng tốt cuộc tổng tuyển cử để tái thống nhất đất nước đã trở nên quá rõ ràng. Trung Quốc quan tâm tới việc mở rộng ảnh hưởng của chính mình ở Sài Gòn hơn là giúp Việt Minh giành thắng lợi chính trị và tái thống nhất đất nước.” (3)
Giáo sư Nguyễn Huy Quý hãy nghe Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói:
“Chúng tôi lẽ ra đã có thể giành được hơn nhiều, nhiều lắm. Chúng tôi đã thỏa thuận trước với người Trung Quốc về mọi vấn đề – nhưng Chu Ân Lai đã họp kín với Măng-đét Phrăng, và tất cả đều bị thay đổi. Nếu lúc đó chúng tôi cứ tiếp tục chiến tranh, thì có lẽ chúng tôi đã thắng và được tất cả. Phải nói rằng người Trung Quốc đóng một vai trò cực kỳ nguy hiểm trong suốt cuộc thương lượng, và đã phản bội chúng tôi một cách đê tiện nhất”.
Chúng tôi đã học được một bài học lớn qua những mưu đồ của Trung Quốc – trong những cuộc thương lượng ngoại giao, điều quyết định là phải nắm chắc mọi việc trong tay mình. Đừng để cho người khác can thiệp vào! Chỉ thương lượng vì lợi ích của chính mình – Chính vì vậy mà tại Hội nghị Pa-ri chúng tôi đã giữ vững quyền kiểm soát – điều này làm cho người Trung Quốc hết sức bất bình. Chúng tôi đã tiến hành chiến tranh và có đủ khả năng lập lại hòa bình, hoặc ít ra là bảo đảm cho mình một thế thắng trong trường hợp phải cần đến một vòng nữa trên trường đấu.
Một điều mà Trung Quốc và Ních-xơn, Kít-xinh-giơ đã thỏa thuận trong các cuộc hội đàm ở Bắc Kinh đều nhằm áp đặt các điều kiện, để lợi dụng các chiến thắng của chúng tôi trên chiến trường. Nhân dân Trung Quốc là bạn của chúng tôi, và mãi mãi sẽ là bạn của chúng tôi. Nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đã lợi dụng xương máu của chúng tôi vì lợi ích của chính họ; dùng hình hữu nghị Việt – Trung vào những mục đích bành trướng của chính họ.
Vì những sự phản bội ở Giơ-ne-vơ, cuộc đấu tranh của chúng tôi đã phải kéo dài thêm 20 năm; những kinh nghiệm của chúng tôi về quân sự, chính trị và ngoại giao đã chứng minh một điều: phải tuyệt đối độc lập. Đây là một thực tế sống đụng đến xương máu của chính mình”.(4)
Trung Quốc và Việt Nam có nhiều yếu tố giống nhau: cùng một văn hoá, cùng nguồn gốc [?] và từng là đồng chí của nhau. Đây là nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước.
Việt Nam và Trung Quốc cùng nguồn gốc? Thưa Giáo sư, ai nghiên cứu? Sách nào nói vậy? Ở điểm này tôi xin không tranh luận cùng ông, vì ông không đáng để tôi tranh luận.
Một số người Việt lưu vong ở nước ngoài đang chống đối chính quyền hiện thời đã dùng tinh thần dân tộc Việt Nam để cố tình khiêu khích những bất hoà giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những kẻ này vui mừng khi mối quan hệ song phương xấu đi. Ngành truyền thông của hai nước để tránh sự hiểu lầm bị tăng thêm trong những mâu thuẫn đôi khi xảy ra”.
Trong câu trả lời trên của Giáo sư, tôi xin hỏi ông: “những bất hoà giữa Việt Nam và Trung Quốc” là những bất hòa gì?
Thưa Giáo sư, lãnh thổ của ta, đảo của ta, biển của ta nhưng hàng trăm ngư dân Việt Việt Nam đang bị Trung Quốc cầm tù khi họ đang kiếm sống ngay chính trên quê hương của của họ thì xin ông ông hãy thử gọi tên nó là gì, thưa ông?
Giáo sư càng trả lời lại càng trịch thượng: “Trên quan điểm của một học giả, những thông báo và tuyên bố từ cả hai phía thì hơi “quá đáng” và “quá cứng rắn.” Cả hai phía không nên đối phó với vấn đề phức tạp này bằng cách khêu gợi tinh thần dân tộc và không nghiên cứu kỹ lưỡng”.
Tuyên bố của Việt Nam về chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên một phần vùng biển Đông như thế nào là “quá đáng” và “quá cứng rắn”. Ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng như thế nào xin trình bày cho chúng tôi được biết?
Cũng trên mạng Hoàn cầu, họ chửi tôi, chửi Giáo sư, chửi hơn 3 triệu đảng viên cộng sản Việt Nam, chửi cả dân tộc Việt Nam là đồ chó, Giáo sư không thấy nhục sao?
Là một Giáo sư nhưng ông đã quá non kém trước một phóng viên báo chí, bẫy được giăng ra, người trả lời có học vị cao ngất lại dính bẫy. Xin thưa với ông rằng, những phát biểu gần đây của chính phủ Hoa Kỳ, ông chỉ ra xem phát biểu nào, văn kiện nào của chính phủ Hoa Kỳ nhằm “sẵn sàng can thiệp vào vấn đề Nam Hải”?
Sau cùng, tôi không biết có phải Giáo sư thay mặt chính phủ Việt Nam khẳng định chân lý này hay không: Tôi chắc chắn rằng ngay cả khi trở nên mạnh hơn nữa, Trung Quốc cũng sẽ không đánh chiếm bất cứ quốc gia nào mà họ đã thừa nhận chủ quyền. Các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc cần hiểu rằng nếu xung đột xảy ra, Trung Quốc sẽ nhắm vào việc lấy lại chủ quyền hơn là xâm lược”.
Tôi hoàn toàn đồng ý với Giáo sư về câu trả lời trên. Với phương pháp luận của một giáo sư, tôi tin rằng: Tân Cương, Tây Tạng sẽ là một hình ảnh không xa đối với dân tộc Việt Nam.
Lời cuối cùng gửi đến Giáo sư Nguyễn Huy Quý
Đọc toàn bộ bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư, tôi không thấy ở ông trình độ của một giáo sư Trung Quốc học, mà chỉ là những lý sự cùn của một thằng Việt gian.
Đ. K. P.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

 
 
 
31/12/2010
Tâm sự với Thầy – GS Nguyễn Huy Quý – một nỗi buồn…




Hà Văn Thịnh – Đại học Khoa học Huế




[/link]



"Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
(Chiếu xuất quân - Quang Trung Nguyễn Huệ)

Thưa Thầy! Em xin tự giới thiệu em là là Hà Văn Thịnh, cựu sinh viên G18, chuyên ngành Lịch sử Thế giới, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1973 -1977). Nói như thế để Thầy thấy rằng em là học trò đích thực do chính các thầy đào tạo ra. Em không phải là người giỏi nhưng chắc chắn là người có hiểu biết ít nhiều về Trung Quốc – nhất là từ khi em được Thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Hồng tận tình cưu mang, chỉ bảo…
Em vô cùng buồn và xót xa khi đọc [link=http://boxitvn.blogspot.com/2010/12/giao-su-nguyen-huy-quy-co-phai-la-nha.html]bài viết của tác giả Đinh Kim Phúc
(BVN, 30.12.2010). Em không biết ông Đinh Kim Phúc là ai nhưng em nghĩ (và rất tin) đó là một người có trình độ hiểu sâu, hiểu đúng các vấn đề về lịch sử Trung - Việt. Do vậy, lẽ ra em phải đọc bài viết của Thầy để kiểm chứng nhưng nói thật rằng em không đủ can đảm để đọc nó vì nghĩ rằng sẽ đớn đau nhiều lắm…
Chúng em ai cũng biết Thầy đi học ở Trung Quốc về và dĩ nhiên là biết thế nào cái ngon, cái tuyệt của bánh bao, vịt quay Bắc Kinh, sủi cảo Hàng Châu… Thế nhưng, giữa những điều vĩ tuyệt của nền văn minh Trung Hoa và chủ nghĩa bành trướng, bá quyền độc tàn của họ là cả một khoảng cách thật xa vời. Em còn nhớ Thầy đã dạy chúng em (chuyên đề Trung Quốc học) rất rõ rằng bản chất của tư tưởng Đại Hán là điều không thể thay đổi được, rằng mối thâm thù – mâu thuẫn hàng ngàn năm không giải quyết được thì cũng sẽ không thể nào giải quyết được trong vài năm, rằng chừng nào họ còn có ý định thôn tính một phần hay toàn bộ đất nước ta thì chừng đó phải luôn cẩn trọng, giữ gìn… Những cái “rằng” bát ngát của tư duy và hiểu biết đó cho chúng em đi đúng con đường mà những người Thầy đáng kính như Thầy đã chỉ ra. Thế mà, tại sao bỗng dưng những điều Thầy đã dạy ngày nào so với hôm nay lại khác nhau như đêm và ngày? Em không hiểu vì quả thật, trong muôn nỗi phức tạp của đời thường, sự nhố nhăng của cái gọi là “khoa học lịch sử” thời nay; em đau xót thật sự vì không biết đặt niềm tin vào đâu, ai đúng, ai sai, như thế nào là khoa học…?
Thầy kính mến! Làm sao Thầy có thể khẳng định mâu thuẫn giữa Việt nam với Trung Quốc chỉ mới bắt đầu từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX? Xác tín như thế chẳng khác nào xổ toẹt toàn bộ lịch sử 1.117 năm bị Bắc thuộc dập vùi và hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược tàn phá. Thầy đã đọc bài thơ Cảm Hoài của Đặng Dung hay chưa? Ông mất tháng 12.1413, nghe đâu bị Trương Phụ mổ bụng moi gan để uống rượu (hoặc là nhảy xuống sông Trường Giang tự vẫn vì không chịu nhục). Nếu em nhớ không nhầm thì Đặng Dung quê ở Can Lộc – tức là đồng hương chính cống Nghệ Tĩnh với Thầy đó. Đặng Dung cảm khái rằng Quốc thù vị báo đầu tiên bạch/ Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma. Đầu bạc trắng rồi mà thù nhà chưa trả, nợ nước chưa đền/ Tuy nhiên, cũng không biết đã bao đêm rồi, ta vẫn mài thanh gươm báu dưới ánh trăng để chờ một lúc nào đó rửa sạch oán thù. Em nghĩ rằng khi Thầy phủ nhận toàn bộ lịch sử trước năm 1979 có nghĩa là Thầy đã xúc phạm đến bậc Tiên Tổ như Đặng Dung, như những hiền nhân khác…
Làm sao có thể kết nối ân tình theo 16 chữ vàng khi chũng nó bắt bớ, hành hạ vợ con (ngư dân) ta? Làm sao có thể yên khi nó chiếm đất nhà mình, ao nhà mình (Biển Đông) hết đợt này sang đợt khác? Làm sao có thể hữu hảo khi chúng cấm ta đánh bắt cá để cho cá lớn cá bé đến mùa di cư rủ nhau chui hết vào nồi Đại Hán?... Nhiều và nhiều lắm những nỗi đau. Vậy, tại sao Thầy lại có thể cho rằng những sự “chia rẽ” quan hệ Việt – Trung là do các thế lực thù địch nào đó? Nói thực, em chẳng dính líu đến thế lực nào nhưng em muốn nói thẳng, nói rõ những điều em tin là đúng. Nếu có một người hàng xóm của Thầy làm như Trung Quốc đã làm với nước ta thì Thầy có để yên không?
Thầy kính mến! Em rất, rất đau lòng khi phải viết những dòng này nhưng em cũng nói luôn rằng Thầy và không ít những người Thầy khác đã làm chúng em thất vọng rất nhiều. Thầy cứ nghĩ xem: bao nhiêu TS dởm, PGS ma là do ai dựng lên? Những người đó sẵn sàng hót như chim khi được nuôi trong lồng son, ăn gạo tía. Em nghĩ rằng đây là một trong những điều cay đắng nhất của đất nước ngày nay. Một bậc hiền triết phương Tây có nói rằng một khi trí thức tham tiền, quân nhân sợ chết thì vận nước lâm nguy. Vế thứ nhất là điều nguy nan nhất hiện nay còn vế thứ hai em không dám bàn vì không biết. Thầy kính mến! Em tha thiết đề nghị Thầy giải tỏa những thắc mắc của em và công khai chỉ ra cái đúng, điều sai. Nếu Thầy chứng minh được ông ĐKP sai những gì thì thật tuyệt vời… Em sẽ vui mừng nhiều hơn cả niềm vui nữa.
Kính chúc Thầy và gia đình đón Năm Mới với hạnh phúc, an khang!
H. V. T.

 

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 08.08.2011 12:40:50
Tóm tắt buổi giao lưu với GS Ngô Bảo Châu – Sinh hoạt FYT 06.08.11 Filed under: Hà Móm nghĩ by Hà Móm — 1 phản hồi
06/08/2011
[Ghi chép theo đơn đặt hàng của 1 số bạn ). Trước tiên phải nhấn mạnh là không có thêm thông tin gì hot, bạn đừng vì cái tên diễn giả mà tò mò click vào, chỉ là gặp gỡ, trò chuyện những câu chuyện đời thường thôi .]
Các vấn đề dự kiến trao đổi: Toán học thực sự ở đâu trong đời sống; giáo dục Toán học và khoa học nói chung ở Việt Nam; xu thế kết hợp giữa các ngành khoa học; và lời khuyên cho các bạn trẻ về quá trình chọn ngành nghề hay phương pháp học tập, nghiên cứu. Thực tế thì cũng trao đổi được ngần ấy, tuy nhiên dung lượng đọng lại không nhiều, một phần vì anh Châu trả lời ngắn, mà kỳ thực mình cũng thấy chả trả lời dài được =) nhưng thực sự là rất khó tóm tắt ý. Anh có lối trả lời chậm rãi, đặc biệt là từ đầu tiên, nghĩ rất lâu mới bắt đầu nói. Hôm nay hỏi xen kẽ luôn từ đầu chứ không phải dồn về cuối. Bài này chắc chắn vẫn bị thiếu sót về nội dung do thỉnh thoảng người ghi chép làm việc riêng :”> ).
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hiệu đính rất nhiều của em Nguyễn Phạm Đạt K11, Bô béo ^^.
MC Hiếu Đinh:  Theo anh thì Toán học là gì?
Anh Châu (AC): Toán học là một loại ngôn ngữ. Quá trình học và nghiên cứu, “làm ra” Toán cũng như quá trình sáng tạo ra 1 ngôn ngữ, với các nhiệm vụ: chỉ rõ các khái niệm, hạn chế các khái niệm, đặt tên cho chúng và tìm ra mối liên hệ giữa chúng. [Hà lúc đấy tự nhiên cười ồ trong óc, đúng thật, khá là thú vị.] Và khi làm 1 bài toán không ra là vì chưa tìm được ngôn ngữ phù hợp.
MC: Anh vừa nói Toán học là 1 ngôn ngữ, đó là danh từ. Vậy nếu dùng 1 tính từ để miêu tả thì anh sẽ dùng từ gì?
AC: Hiệu quả không hợp lý (unreasonable effectiveness). Toán học là một ngôn ngữ do con người nghĩ ra chứ không phải bị áp đặt nhưng nó là một sản phẩm tuyệt vời đến mức sau này người ta quên nó là do mình nghĩ ra và cho rằng nó có sẵn trong tự nhiên. Ngôn ngữ này được xây dựng từ trong hoàn cảnh rất hẹp nhưng có thể được sử dụng rộng và hiệu quả một cách khó tin. Ví dụ như đạo hàm. Đạo hàm chỉ là một ngôn ngữ lý thuyết do Newton – Lebniz nghĩ ra trong hoàn cảnh liên quan đến vận tốc của chuyển động nhưng bạn có thể thấy hiện nay không có đạo hàm thì không có khoa học. Đó là suy nghĩ của tôi khi dùng từ unreasonable effectiveness như vậy.
MC: Theo anh thì toán học nghiên cứu những gì, mục đích là gì?
AC: Toán học là một bức tranh rất rộng lớn nên khó có thể tóm tắt ngắn gọn. Thực ra đa phần các nhà toán học đều nghiên cứu các vấn đề mang tính nội tại và tôi cũng không nghĩ công trình của tôi nghiên cứu có nhiều áp dụng trực tiếp vào thực tế. Họ nghiên cứu vì vẻ đẹp nội tại của toán học, để thỏa mãn chính bản thân mình. Còn tất nhiên toán học vẫn gắn với thực tế, thực tế luôn là động lực cho các ngành khoa học nhưng có một vấn đề là thường những vấn đề thực tế lại rất khó khiến người ta không thể trả lời được và đôi khi phải cố trả lời phần nào và nói dối rằng đã trả lời được. Các nhà toán học lý thuyết xây dựng lý thuyết của riêng mình, và dù nó chỉ tồn tại trong suy nghĩ của họ, nhưng nó lại chắc chắn đúng và sau đó các lý thuyết này mới được tìm ra và áp dụng vào vấn đề thực tế. Đạo hàm vừa rồi là 1 ví dụ. Đây là một trong số trường hợp, dù không nhiều, lý thuyết đi trước và sau đó giải quyết các vấn đề thực tế. Tôi nghĩ nếu người ta chỉ nhìn vào các vấn đề thực tế và yêu cầu lấy nó làm mục đích, nghiên cứu tìm ra giải pháp thì có lẽ là sẽ không làm được và phải nói dối như tôi đã nói ở trên.
Vì hôm nay nhiều dân toán nên chiếm 1 phần không nhỏ trong trao đổi là về việc làm toán chuyên nghiệp.
Thảo K10 (HCB IMO 2008): Theo anh nếu cảm thấy mình không thực sự xuất sắc thì có nên tiếp tục theo ngành toán? Khi bắt đầu theo ngành toán anh có nghĩ là anh sẽ làm được điều gì đó vĩ đại, được giải Fields… không ạ?
AC: Theo tôi thì, khi nào mà làm toán cảm thấy đó là 1 việc nặng nhọc, mệt mỏi, rất là vất vả thì nên dừng lại.
Lúc đầu thì đương nhiên là tôi không nghĩ gì cả. Không nên đặt ra mục tiêu như vậy vì 1 là dễ không đạt được mục đích, 2 là dễ bị tâm thần. *Cả phòng cười *.
Hiếu Đinh: Em nghe nói là thời gian đầu anh sang Pháp thì cuộc sống của anh có nhiều vất vả, khổ cực. Có bao giờ những toan tính đời thường ảnh hưởng đến việc theo ngành toán của anh không ạ?
AC: Lúc đầu thì không, có vất vả nhưng lúc đó chưa có nhiều mối lo nên thấy cũng đủ sống, có thể lo được. Nhưng sau đó có con cái, phải lo nghĩ nhiều hơn, nên mình cũng bắt đầu phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết. Nhưng nói chung là tôi cũng không yêu cầu cao lắm nên tôi cũng không bao giờ phải quá vất vả hay lao tâm khổ tứ về chuyện đó.
Ducy Hoàng (HCV IMO 2008) [Bạn Ý có vẻ rất quan tâm đến kỹ năng làm toán và các chi tiết đời thường của anh Châu =)).] Khi đứng trước 1 bài toán mới thì anh xử lý như thế nào?
AC: Thường thì nếu mà mình le lói hướng đi nào đấy trong đầu rồi thì mình sẽ đâm đầu vào ngay. Nhưng nếu mà khi mình không có hướng gì, thì đầu tiên là phải “làm quen” với bài toán, đừng coi bài toán là thù, bài toán là bạn mình. Lân la hỏi thăm “hàng xóm, láng giềng” của nó (những bài toán lân cận), những người đã nghiên cứu vấn đề này hoặc các vấn đề liên quan, đi lại, dò xét kỹ bên ngoài bài toán. Sau đó thì sẽ đến giai đoạn thực sự phải tìm hướng đi và giải nó. Nhiều khi sẽ thấy rất hóc búa và nản, quá trình đó có thể kéo dài đến vài năm không lối ra hoặc đi theo mãi hướng đó mà không được. Nói chung là phải kiên trì.
Tiếp tục là bạn Ducy Hoang: Những lúc stress như thế thì anh làm thế nào ạ? [Không khác gì phỏng vấn =))]
AC: Thì tôi cũng giống người bình thường thôi, đọc sách, nghe nhạc…
Hỏi: Anh có chơi game không ạ?
AC: Không, tôi cũng có thử nhưng trò bấm bấm thế này (anh minh họa) tôi thấy không hợp. *Mọi người lại cười*.
Hỏi: Thế còn cờ vua?
AC: Cờ vua tôi cũng có chơi, nhưng không có hứng thú. Nói chung tôi thấy mình không hứng thú với những trò chơi đối kháng.
Hỏi: Vậy mà em có đọc 1 bài báo thấy anh hay chơi cờ tướng với hàng xóm?
AC: À, có 1 lần. Tôi đứng xem và bình luận 1 câu. Nhưng nhà báo sau đó không phỏng vấn tôi mà lại phỏng vấn ông hàng nước. [=)).]
Hỏi: Thế anh có bao giờ làm 2 bài toán cùng lúc không ạ? Anh đang làm 1 bài toán và có 1 bài toán khác hấp dẫn anh?
AC: Không, tôi không có khả năng làm nhiều việc 1 lúc. Tôi chỉ yêu từng người một thôi, không yêu nhiều người cùng lúc. ).
Đạt K11 (HCB IMO 2008): Trong cuốn sách của mình Hardy, một nhà lý thuyết số, thẳng thắn thừa nhận rằng các công trình của ông chẳng có bất kỳ một ứng dụng nào cả (mặc dù thực tế sau này nó có) và cho rằng chẳng có gì phải xấu hổ về điều đó. Ông đơn thuần tự hào rằng mình đã đóng góp vào kho tàng trí thức nhân loại… Cá nhân anh khi thực hiện nghiên cứu có nghĩ rằng sau này nó sẽ có ứng dụng gì không?
AC: Không, chắc là không. *Phòng cười đoạn này mới to =)*. Nói chung là khi chúng tôi làm chúng tôi quan tâm đến bản thân bài toán đó nhiều hơn.
Đạt: Nhiều người, có cả đại chúng lẫn người làm toán, cho rằng toán phổ thông rất khác với toán hiện đại. Vậy theo anh ranh giới lớn nhất giữa chúng là gì? Nếu có một ranh giới thực sự lớn như vậy, làm sao để sinh viên chúng em, những người cứ coi như là làm tương đối tốt toán phổ thông nhưng chưa biết gì về toán học hiện đại, có thể biết rằng liệu mình là người phù hợp để theo đuổi lĩnh vực này?
AC: Nhìn chung, thì người làm tốt toán phổ thông thì có thể làm tốt toán hiện đại. Ít nhất là tôi thấy vậy. Nhưng có sự khác biệt, đó là nhận thức về vẻ đẹp. Toán phổ thông hay đề cao tính suy luận lắt léo, còn trong toán học hiện đại tính xây dựng được đề cao hơn. Khi bước vào Đại học tôi cũng trải qua một cú sốc khác biệt như vậy. Bài tập tôi vẫn làm được, kết quả thi chấp nhận được (tôi cũng chỉ hay được 7,8/10 thôi chứ không hay được 10/10). Nhưng tôi không thấy đẹp, và không hiểu tại sao lại làm như vậy. Về lý thuyết thì có thể làm tốt nhưng phải vượt qua được cú sốc này.
Đạt: Cũng như GS nói, em cảm thấy có một cú sốc khi bắt đầu tìm hiểu toán học hiện đại. Không chỉ là về năng lực mà còn cả về sự đam mê. Hardy đã viết ý rằng khi nhỏ ông không hẳn có cái gì gọi là đam mê toán học, ông đơn thuần chỉ thấy thích thú khi mình làm rất tốt, chiến thắng các cậu bé khác và cả giáo viên. Chỉ đến sau này khi được một thày giáo hướng dẫn và chỉ cho một cuốn sách, ông mới tìm được cảm hứng thực thụ của mình. Vậy theo GS có cách nào để vượt qua cú sốc này một cách tương đối chủ động không, hay chúng ta vẫn phải chờ đợi một điều tốt đẹp như vậy =)?
AC: Có lẽ cách tốt nhất là chủ động tiếp cận với những người làm toán hiện đại, không dè dặt, để biết được họ đang làm những gì và tìm được người thày tốt cho mình.
Tiếp theo chuyển đến chuyện dạy toán trong giáo dục. Nói chung, được hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến, đương nhiên là anh cổ vũ cho chuyện phải học theo đam mê, sở thích và khuyến khích các em. Anh lấy VD về chuyện học sinh thi toán quốc tế của Mỹ thì sau này theo toán vẫn khá nhiều, còn số liệu của Trung Quốc thì tỉ lệ là gần như 0%, và đương nhiên là anh nghiêng về cách dạy và luyện thi của Mỹ hơn. Thi quốc tế không nên đặt mục tiêu cao nhất là huy chương, giải thưởng, mà cốt lõi, tột cùng là tăng cường phong trào học toán. Và việc thành lập Viện toán cao cấp là 1 trong những nỗ lực của anh về việc đó.
Để 1 phần giải quyết vấn đề mà Đạt có nêu ra bên trên, rằng có 1 khoảng cách giữa toán phổ thông và toán hiện đại khiến học sinh có thể bị khớp và không tự tin, anh cho rằng nên đưa toán học hiện đại vào phổ thông, nhưng đương nhiên phải có phương pháp phù hợp chứ không phải máy móc là tống vào chương trình học. Toán học hiện đại không thể đi 1 mình được, cần có người hướng dẫn, nếu tự đi sẽ rất dễ bị lạc đường. Có thể có 1 số cách như lập các CLB toán hoặc tổ chức nghiên cứu các đề tài đơn giản thôi, để làm quen, tìm hiểu.
Trả lời câu hỏi về việc theo GS, đâu là mấu chốt để có thể vực dậy việc dạy toán cũng như giáo dục phổ thông hiện nay, GS cho rằng đó là tính chủ động, sự chủ động của tất cả các thành phần: giáo viên, học sinh, phụ huynh… Cũng giống như khoán 10 thành công vì mỗi người, mỗi đơn vị tự lo vậy, giáo dục cũng cần sự chủ động như thế. Chờ đợi cơ chế thì rất lâu, mà từ trên áp xuống 1 cách làm cho tất cả thì lại khó, chi bằng mỗi nơi tự chủ động tìm ra phương pháp và có trách nhiệm hơn với việc mình làm.
Mảng cuối cùng là các câu hỏi khác không liên quan đến toán.
Anh Thành (Khách mời – cựu hs chuyên Toán SP, bằng tuổi anh Châu, nói chung có biết nhau hồi xưa, giám đốc Vinapo): Tôi thấy hiện nay chưa có 1 thống kê nào về số lượng học sinh thi quốc tế hiện đang làm gì, ở đâu, tôi thấy các bạn khá rời rạc trong liên kết.
AC: Theo tôi điều cốt lõi không phải là lập ra 1 cái danh bạ mà là phải tạo ra 1 việc gì đó để làm cùng nhau. Và Viện toán cũng là 1 trong số những việc mà tôi cố gắng tạo ra để phục vụ 1 phần cho điều đó. [Hiện có vẻ như 2 dự án mà anh Châu dành nhiều tâm huyết nhất với sức ảnh hưởng của mình để cống hiến cho nước nhà, cụ thể là toán học, khoa học VN đó là Viện Toán cao cấp và Quỹ NCKH.]
Anh Vinh K11: Nói thật với anh là em có gặp mấy anh PhD và Postdoc… và em thấy có 1 điểm chung là các anh ấy đều khá lập dị và… chưa có vợ. Vậy anh có thể cho em biết ý kiến của anh về vai trò của việc lập gia đình sớm đối với sự phát triển sự nghiệp? [=))))]
AC: (Cười). Một số người  yêu toán quá dồn toàn bộ suy nghĩ của mình vào toán học. Họ chỉ dùng lập luận, coi cả cuộc sống là đối tượng toán học mà bỏ qua khả năng quan sát. Trong khi toán học cũng là một phần của cuộc sống, nhưng không phải tất cả. Phụ nữ không phải đối tượng của toán học (cười). Tôi chỉ cho rằng nên biết cân bằng cuộc sống, vậy thôi. Còn điều này cũng phụ thuộc vào tính cách và khả năng của mỗi người, tôi không có bình luận gì về chuyện lấy vợ sớm hay muộn cả.
Hỏi: Gần đây có 1 bác trí thức lớn tuổi đến nói chuyện với FYT và theo bác quan niệm thì trí thức ngoài công việc chuyên môn của mình thì cần có thái độ chính trị rõ ràng và có khả năng định hướng dư luận xã hội. Anh nghĩ thế nào về điều này? Và đặc biệt là khi blog thichhoctoan của anh đang đóng cửa?
AC: Tôi cho rằng trí thức trước hết là những người làm tốt công việc chuyên môn, làm tốt thiên thức của mình. Nên tôi không đồng ý với ý kiến như vậy. Theo tôi điều đó là tùy mỗi người thôi mặc dù tôi thì tôi cũng có thái độ chính trị của riêng mình. Blog của tôi đang tạm ngưng đóng cửa mà thôi. Sở dĩ như vậy không phải vì có thế lực chính trị nào đó như người ta nghĩ mà quan trọng là tôi không hài lòng với những gì tôi đã viết. Nó hơi bông đùa, lúc đầu viết ra cũng khoái chí lắm [:))], nhưng sau cái bông đùa đấy nó thành nặng nề, không hay nữa. Và tôi thấy cần phải thay đổi cách viết, cách truyền đạt. Và vì vậy phải làm lại tất cả từ đầu.
Hỏi: Vì sao thay đổi ạ?
AC: Vì vị trí xã hội thay đổi.
Hỏi: Thế sẽ theo hướng nào ạ, bông đùa hơn hay là … ))?
AC: À, tất nhiên là theo hướng nghiêm túc hơn :d.
Anh Hiếu Cao K10: Trong phim Spiderman có 1 câu là “Sức mạnh lớn, trách nhiệm lớn”, anh nghĩ thế nào về điều này?
AC: Cái đấy là về sự lựa chọn. Quả thực là cách đây 2 năm, tôi không bao giờ nghĩ là mình có thể làm những việc như bây giờ mình đang làm, xây dựng Viện hay quỹ… Nhưng giờ thì tôi có điều kiện làm những việc đấy, và là do tôi lựa chọn như thế. Ngoài ra thì khi lựa chọn, mình cũng phải đặt ra những giới hạn cho sự lựa chọn đó. Tôi tâm huyết với việc gây dựng Viện nhưng chắc chắn cũng sẽ có những việc mà tôi không làm nếu chỉ để gây dựng Viện, ví dụ như vậy.
Chị Minh K9: Thưa GS, người ta hay nói là học sinh trường chuyên hay đần *Đùa chứ, cả phòng phọt cười =))).*. Em muốn hỏi là ở tuổi bọn em bây giờ thì GS như thế nào [=)))] và GS học về cuộc sống từ đâu và theo GS thì làm thế nào để phát triển toàn diện học sinh trường chuyên? [Phát hiện ra chị Minh rất có khiếu làm mọi người cười =)))).]
AC: Em yên tâm 1 điều là ở tuổi em tôi cũng ngây thơ như các em bây giờ thôi. [=).] Hồi xưa tôi phản ứng rất chậm, bây giờ đỡ chậm hơn ). Điều đó cần một quá trình rèn luyện.
Học sinh chuyên ở mình thì thường dành nhiều thời gian học tập, ít có kỹ năng giao tiếp xã hội.  Theo tôi thì cho các em tham gia thêm hoạt động. Người Việt mình khá kém trong chuyện tạo ra niềm vui cho nhau. Ví dụ học sinh bây giờ gặp nhau chơi game được cả ngày, chính việc chơi game này chứng tỏ việc không tổ chức được những hoạt động khác để chơi. Chơi game thì rất dễ, chỉ cần vài cái máy tính nối với nhau là chơi được. Trong khi có những hoạt động khác đòi hỏi khả năng tổ chức nhiều hơn. Con người cần chủ yếu trau dồi 3 thứ: suy nghĩ; khả năng giao tiếp, khó nhất là đặt mình vào địa vị người khác để hiểu họ và cuối cùng là diễn đạt ý tưởng của mình. Nói chung là tôi thấy chơi game chẳng giúp ích gì trong những việc đó cả. Các em nên tự tạo niềm vui nhiều hơn.
Ngoài ra thì còn 1 số câu hỏi nữa có tầm vĩ mô như toán học đang đi về đâu, 1 số có tầm siêu hình như mối quan hệ toán học và triết học và nhận thức =), 1 số về Đàm Thanh Sơn hay lịch làm việc của GS :-j, nhưng nhìn chung là hôm nay tán gẫu với anh Châu là chính )). Có 1 vài ý Hà cho là quan trọng và có giá trị nhất thì Hà đã bôi đen ở trên. Những bài học làm người, bài học thành công anh đưa lại có lẽ không có gì mới, nhưng có 1 sự thú vị khi chúng được truyền đạt từ anh ). Anh thể hiện và (có vẻ) cũng muốn nhấn mạnh rằng anh là 1 người hết sức bình thường, 1 cuộc sống bình thường, công việc bình thường, gia đình bình thường, 1 người làm khoa học nhưng không xa rời cuộc sống, rất hay giao lưu (ít nhất là trong giới) và rất yêu gia đình, chú trọng việc giáo dục con cái, cảm giác như anh có 1 sự giáo dục nền tảng rất tốt, rất truyền thống, đúng mực, điềm đạm, hiểu biết.
Trừ 1 vài đoạn khách mời hay quá đà cướp diễn đàn =) với 1 vài câu hỏi mang tính phóng sự đời tư ) thì hôm nay khá ổn về không khí (công quá lớn của MC Hiếu Đinh bảo vệ diễn đàn =)), anh Châu có vẻ cũng có thiện cảm với FYT, chắc thấy bọn này cũng có vẻ sáng sủa, trò chuyện hợp, bông đùa hợp )).
 
Tóm lại là:
Hãy biết tạo niềm vui cho mình và người khácChủ động trong mọi việcĐể liên kết 1 tổ chức/nhóm người, cái cốt lõi là làm cùng nhau việc gì đóCông thức rất đơn giản: hãy cứ làm tốt công việc chuyên môn của mình đến cực đỉnh, là 1 người cha/mẹ tốt, 1 người chồng/vợ tốt, 1 người con tốt, 1 người học trò tốt, 1 người công dân tốt, thế là bạn có thể trở thành Ngô Bảo Châu thứ 2 ))).  

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 24.08.2011 12:40:57
Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Hoàng Hà có bị bỏ quên?
Ngày 18-8, gia đình nhà văn Sơn Tùng đã gửi đơn xin rút khỏi đề cử giải thưởng Nhà nước về văn học tới Hội Nhà văn VN, Vụ Thi đua khen thưởng - Bộ VHTTDL. Lý do rút là vì ban đầu hồ sơ của nhà văn đề nghị xét giải thưởng Hồ Chí Minh, nhưng ngày 12-7, đại diện của Hội thông tin với gia đình rằng năm nay không xét giải HCM, đề nghị làm lại hồ sơ ở hạng mục giải thưởng Nhà nước. Trên thực tế, năm nay có tới 11 nhà văn được đề cử ở hạng mục giải thưởng HCM. Gia đình nhà văn Sơn Tùng cho rằng đây là việc làm không “quang minh chính đại” của Hội và xin rút.

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 12.06.2012 09:28:24
======
Tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức mạnh dân tộc
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hải (PV GS Tương Lai)
Bài đã được xuất bản.: 09/06/2012 02:00 GMT+7

Ông đã phát biểu nhiều đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp tới đây. Có nhiều vấn đề, nhưng xin ông nói tóm tắt một ý quan trọng tâm huyết nhất?
Những Hiến pháp sau này đều thụt lùi so với Hiến pháp 1946. Hiến pháp 46 đó dân chủ, đảm bảo quyền phúc quyết hiến pháp của nhân dân, ngăn cấm lộng quyền của Nhà nước, đặt pháp quyền lên trên Nhà nước, đảm bảo quyền dân chủ của dân. Hiến pháp 1946 tiến bộ nhất, muốn sửa thì hãy quay lại học nó, đó mới là học tập Cụ Hồ.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2012 09:49:24 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 12.06.2012 09:34:20
Phỏng vấn GS Phạm Duy Hiển về điện hạt nhân
by Phạm Duy Hiển/Hoàng Hjanh — Cập nhật : 06/06/2012 18:20
Hai giả thiết dự báo Việt Nam sẽ cần 420 tỷ kWh và sẽ thiếu 115 tỷ kWh vào năm 2020 của Bộ Công thương đến nay đã không còn đúng. Vậy đâu còn lý do để phải làm điện hạt nhân? / Trong bài còn có nhiều thông tin đáng chú ý khác
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2012 09:38:22 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 12.06.2012 09:46:30
AlanPhan:Dạy con khó hơn điều hành doanh nghiệp
- Có thể gọi ông là triệu phú Việt kiều, cũng có thể chẳng cần quan tâm đến điều đó, vì Alan Phan nói rằng, lúc hết tiền cũng như có tiền, ông thấy không có gì khác nhau lắm. Chia sẻ với VietNamNet về chuyện con cái, Alan Phan bảo: "Khi làm ăn thua cuộc, tôi thường nói “mình ngu rồi, làm lại thôi”. Nhưng dạy con thì khó hơn chục lần điều hành doanh nghiệp, và đau đầu hơn nhiều vì không thể “làm lại được”.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2012 09:47:49 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 19.06.2012 09:11:11
Vượt lên nỗi sợ

(Viết theo những tài liệu và thông tin sưu tầm được)



Nguyễn Trung


cùng với ý thức vượt lên nỗi sợ, có khả năng làm nên sức mạnh nội tâm không một bạo lực nào có thể khuất phục, kể cả cái chết. Chính sức mạnh nội tâm này cắt nghĩa vì sao gần 20 năm bị giam cầm hà khắc và hầu như bị cách ly hoàn toàn khỏi nhân dân của mình và thế giới bên ngoài, vẫn tồn tại và rực sáng ngọn đuốc Aung San Suu Kyi trong tinh thần người dân Myanmar.
...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.06.2012 09:19:09 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 19.06.2012 09:23:22


"Đại học Hùng Vương: Bùng nhùng ... và không có câu trả lời"
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.07.2012 10:11:52 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 11.07.2012 10:14:42
Cuộc chiến pháp lí trong trường đại học tư thục
Trường học không phải và không thể là một doanh nghiệp. Quan hệ trong trường không thể là giữa ông chủ và người làm thuê mà phải là quan hệ giữa các nhà giáo, quan hệ giữa thầy với trò.

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 11.07.2012 10:29:18
Cha và con

Thứ hai, 02 Tháng 7 2012 17:51
khánh linh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.07.2012 10:30:35 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 21.07.2012 12:07:01
Không thể cứ đổ tiền vào phễu
Qua thực tế công tác, ông có thể kể một câu chuyện cho thấy rõ nhất tình trạng chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay?
Tôi muốn so sánh xu hướng phát triển giữa Việt Nam với những nơi khác. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước, với 20% dân số giàu và 20% dân số nghèo nhất thì chênh lệch giàu nghèo của họ là 20 lần, đến nay, còn năm lần. Còn ở Việt Nam, đầu thời kỳ đổi mới, bình quân chủ nghĩa, mọi người nghèo như nhau, mà có người nói vui là “bình đẳng trong nghèo đói”. Nhưng đến nay, chênh lệch trên mười lần. Như vậy chúng ta đi ngược lại với xu hướng của Nhật Bản, Hàn Quốc.
(Phải chăng đó chính là định hướng XHCN)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.07.2012 12:11:08 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 28.07.2012 16:06:29
Vừa đọc xong bài này muốn gửi ngay tới các bạn
Đọc xong bài này hẳn các bạn sẽ thông cảm cho các thầy cô, mà vụ Đồi Ngô là một ví dụ.
Tôi không biện hộ cho gian dối trong giáo dục đâu nhé.

Quyền ngậm miệng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.07.2012 16:07:38 bởi Lai Ly Anh Van >

Lai Ly Anh Van
  • Số bài : 74
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2007
RE: BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC (TRÊN MẠNG) - 28.07.2012 17:11:40
Xem nhiều nhất trong tháng
1. Gợi cảm từng centimet với hot girl ĐH Nguyễn Trãi
2.Nữ sinh viên cảnh sát xinh đẹp gây sốt cư dân mạng
3. Đẹp mê hồn hot girl HV Cảnh sát Phạm Ngọc Hoàng Anh
4. Hoa Khôi ĐH Chu Văn An: "Hơn" cả em gái Công Vinh
5.Đôi chân dài quyến rũ của em gái Công Vinh
.........
Trên đây là những bài trong mục: "XEM NHIỀU NHẤT TRONG THÁNG" của báo Giáo dục Việt nam.

Tôi phải xin lỗi rằng tất cả các bài đó tôi chưa hề đọc (trái với tiêu đề BÀI TÔI ĐÃ ĐỌC). Hóa ra độc giả của GDVN cũng nhiều người háo sắc.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.07.2012 17:16:27 bởi Lai Ly Anh Van >

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 31 bài trong đề mục