Tết Thanh Minh
Bụi Tím 03.04.2009 14:57:49 (permalink)
Tết Thanh Minh*
* Thanh Minh



Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).



* Tết Thanh Minh
Nhân ngày Thanh Minh, cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác. Dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.


Lễ tảo mộ:
Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Nhân ngày lễ Thanh Minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân đã khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá vãng. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.Trong ngày tảo mộ, bãi tha ma vốn vắng lặng bỗng trở nên sầm uất. Mọi người đi tảo mộ đều vui vẻ và ăn vận rất chỉnh tề. Các ông già bà cả thì lo khấn vái nơi phần mộ. Thanh niên nam nữ cũng nhân dịp này mà phô sắc phô tài. Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.


Tục lệ tảo mộ: Thường người ta đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày Tết. Nhiều làng thuộc tỉnh Hà Ðông ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và cả bãi tha ma đều ngập nước, thì người ta đi tảo mộ vào đầu tháng chín, sau khi nước đã rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào thì việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.


Cúng lễ trong ngày Tết Thanh Minh: Tết Thanh Minh cũng là dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về. Cũng có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ. Còn sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày Thanh Minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi, con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mã. Và đồng thời với việc cúng tổ tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.



(Nguồn : vanhoaviet)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2009 19:44:13 bởi Ct.Ly >
#1
    Bụi Tím 03.04.2009 15:05:45 (permalink)
    Tết Thanh Minh của người Trung Quốc

    Cũng giống như Việt Nam, Tết Thanh Minh không chỉ là ngày con cháu nhớ đến tổ tiên, hướng về cội nguồn mà còn là ngày hội đạp thanh, nghi thức đầu xuân quan trọng.
    Tết Thanh Minh tiếng cổ còn gọi là Tết Tam Nguyệt với hơn 2.500 năm lịch sử. Tết Thanh Minh là một trong 24 cái Tết và đặc biệt hơn chỉ có nó mới vừa là ngày lễ, vừa là ngày mặt trời ở vị trí hoàng đạo.
     

     
    Đốt đèn trong đêm Thanh Minh
     
     
    Thả thuyền đèn trong đêm
     
     
    Gạo, thịt là hai thứ không thể thiếu khi ra mộ thắp hương
     
    Nó có nguồn gốc từ thời xuân thu, vốn là ngày lễ của người Hán, thời khắc Thanh Minh ước khoảng trước hoặc sau ngày 5/4 Dương lịch. Thường thì sau Thanh Minh mưa rất lớn nên mọi vật đều được tươi mới, xanh tốt sáng bừng. Nói cách khác thì khi vạn vật được "thay da đổi thịt" thì bất kể con người hay cây cối đều như trút bỏ được lớp áo dày bụi của mùa đông, đón xuân tưng bừng và đón nắng ấm áp.

     
     
    Tham gia thả diều
     
    Du lịch ngắm vạn vật
     
    Người xưa cũng gọi đây là Lễ Hàn Thực, cứ nghe thấy trống đánh liên hồi từ Kinh Thành là biết đã sang thời khắc đó. Năm đó nhân dân sau khi trải qua nạn úng thuỷ, họ gọi luôn hai chữ Thanh Minh như là để nhớ lại thiên tai này, mong mưa thuận gió hoà hơn. Từ đó, hoa đua nhau nở, cây cối phục hồi, trời xanh đất tốt cũng là cái cớ để họ giẫm lên đất xanh cho đất màu mỡ nên mới có "hội đạp thanh".
     
     
    Sửa sang mộ
     
    Dâng hoa tưởng niệm
     
    Tương truyền đời nhà Đường, thói quen ngắm nhìn tự nhiên, quan sát mây núi, trời biển, xuân hạ thu đông bốn tiết đã trở nên phổ biến. Đây chính là một trong những hoạt động của hội đạp thanh (du xuân). Ngoài ra người dân còn mở các cuộc hội hè, hoạt động văn hóa đặc sắc để tăng thêm tình yêu cuộc sống.
    Kéo co sôi nổi
     
    Tết Thanh Minh không thể bỏ qua lễ tảo mộ, thả diều, kéo co, đạp thanh, đốt lửa. Vốn dĩ ngày trước lễ hàn thực rất lạnh, vua Đường đã ban lệnh "hàn thực ra mộ".
    Do Hàn Thực và Thanh Minh có liên quan đến nhau nên sau gọi luôn là Tảo Mộ  Phong tục làm cỏ, sửa sang, thắp hương, đặt hoa tưởng nhớ là những hoạt động không thể thiếu trong ngày Thanh Minh. Khi đó, trẻ con thường túm tụm thả diều, mỗi cánh diều lại gắn với một thanh sáo trúc, khi gặp gió phát ra tiếng vi vu dạt dào nên cách gọi cánh diều theo tiếng Hán cũng bắt nguồn từ đó.


    Lai Tuệ - Zhongguo Wenhua
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2009 15:08:21 bởi Bụi Tím >
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9