Tế Bào Gốc
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
HongYen 23.03.2005 14:23:02 (permalink)
Tế Bào Gốc Máu Tủy Diễn Biến Thành Tế Bào Thần Kinh

Ts Takako Kondo cùng các cộng sự viên vừa thành lập một hệ thống bao gồm những bạch đản Sonic hedgehog (Ssh) và retinoic acid ra hiệu cho tế bào máu tủy (stromal cells) sinh sản tế bào thần kinh cảm súc\.

Mặc dầu tế bào gốc máu tủy có thể phát triển thành tế bào thần kinh nhưng cơ nguyên tại sao vẫn chưa được biết rõ\.

Thử nghiệm dùng tế bào máu tủy với 2 chất FGF2 và forskolin có thể phát sinh tế bào thần kinh\.
Tuy nhiên sự biến diễn chưa được hoàn toàn biến thành tế bào thần kinh trưởng thành\. Bước thứ 2 trong thử nghiệm là khi dùng hệ thống Ssh và retinoic acid thì có thể tiến thêm một bước nữa khiến tế bào máu tủy trở thành tế bào thần kinh trưởng thành\.

Proceedings National Academy of Sciences, March 21, 2005.

Bàn thêm: Trong một nghiên cứu khác cũng đăng trong Proceedings National Academy of Science cho biết: Ts Joel C\. Glover và các đồng nghiệp tại ?.i Học Y Khoa Oslo, Norway, đã thành công trong việc cấy tế bào máu tủy người vào cột sống thần kinh phôi gà\. >Dường như trong thần kinh máu tủy gà có môt yếu tố tăng trưởng giúp biến đổi tế bào tủy xương người thành tế bào thần kinh gà\. Vận tốc biến chuyển mau lẹ hơn dự tính\. >Hơn nữa, tế bào thần kinh mới thành lập cũng có chức năng giống như tế bào thần kinh bình thường trong phôi gà\. > >Tế bào gốc có tiềm năng biến thành nhiều loại tế bào khác trong cơ thể\. Có thể ví tế bào gốc như một phương tiện để hàn gắn những thương tích trong cơ thể\.

Theo lý thuyết thì tế bào gốc có khả năng sinh sản vô hạn định khi cơ thể vẫn còn tồn tại\. Khi tế bào gốc sinh sản thì tế bào mới có thế vẫn là tế bào gốc hay cũng có thể biến thành tế bào khác trong cơ thể, vơí những chức năng đặc biệt khác nhau như tế bào thịt, tế bào máu hay tế bào thần kinh.

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.04.2005 02:24:58 bởi HongYen >
#1
    HongYen 25.03.2005 06:39:19 (permalink)
    Tế Bào gốc

    Trước đây các nhà khoa học khám phá ra tế bào gốc xuất phát từ máu cuốn rún cuả em bé vưà sanh ra.

    ......

    Nếu có dịp sẽ tìm tài liệu về vấn đề nầy. Mong quý bạn tham gia. Cám ơn nhiều.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.03.2005 06:42:49 bởi HongYen >
    #2
      HongYen 25.03.2005 06:42:01 (permalink)
      Tin Y Học Hôm Nay: March 24, 2005:
      Cẩy Tể Bào Gổc Từ Tể Bào Mũi

      Nguồn tin hôm nay, March 24, 2005, cho biểt nghiên cửu gia Alan Mackay-Sim thuộc Đại Học Griffith, Ủc Châu, lần đầu tiên đã thành công trong việc cẩy tể bào gổc lẩy từtê? bào bên trong mũi, tửc là một loại tể bào trưởng thành.

      Tể bào gổc lẩy từ mũi cỏ thể biển chuyển thành nhiều tể bào khảc nhau như tể bào thần kinh, tế bào mảu và tể bào cơ thịt. Nghiên cửu dùng tể bào gổc để điều trị một sổ bệnh từ lâu nay giởi y khoa thường mong ưởc như hàn gẳn chẩn thương mô thần kinh, hay bệnh run chân tay Parkinson.

      Điểm quan trọng là cẩy được tể bào gổc từ tể bào trưởng thành như tể bào mũi giủp khoa học vượt được vẩn đề khó khăn đạo đửc: lẩy được tể bào gổc và trảnh phải dùng phương phảp tạo sinh vô tỉnh. (Reuters).

      Bàn thêm: Cảch đây mởi 3 ngày, March 21, 2005, cảc khoa học gia Đại Học Harvard, Hoa Kỳ, vừa lặng lẽ được Đại Học Provost Steven Ẹ Hyman cho phẻp dùng tể bào của người lẩy từ phôi tạo sinh vô tỉnh trong việc khảo cửu bệnh tiểu đường và bệnh run chân tay Parkinson. Khi nguồn tin vừa tung ra thì lập tửc Thổng Đổc tiểu bang Massachusetts kêu gọi luật phảp cần can thiệp vì cho rằng đây là một việc làm trải phẻp.
      Cuộc chạy đua nghiên cửu tể bào gổc lẩy từ phôi người, qua tạo sinh vô tỉnh, hay từ những tể bào trưởng thành đều không ngoài mục đỉch muổn tranh thủ thời gian để tìm một kỹ thuật hữu hiệu điều trị những bệnh kể trên.

      Một sổ nưởc đâu đỏ trên thể giởi đã tản thành ỉt nhiều cho phẻp lẩy tể bào gổc từ phôi người, nhưng đại đa sổ cảc quổc gia vẫn còn cẩm đoản, vì vẩn đề đạo đửc.

      Một sổ khoa học gia ở vài nơi trên thể giởi cũng lặng lẽ nghiên cửu tể bào gổc.

      Mấy tháng trước, dân chủng California đã bỏ phiểu cho phẻp nghiên cửu tể bào gổc.

      Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.
      #3
        HongYen 19.04.2005 14:53:17 (permalink)
        Tế bào gốc từ cuống rốn hài nhi

        Friday, April 15, 2005 Phạm Đình


        WASHINGTON - Năm 2000 khi một phụ nữ đồng ý hiến tặng một phần máu từ cuống rốn đứa con gái mới sanh thì ngành khoa học đã có thể đông lạnh và lưu trữ những tế bào gốc quí báu của con người. Hai năm sau, chính những tế bào lưu trữ này đã cứu được sinh mạng đứa con trai mắc bệnh ung thư máu của bà Kathy Conway.

        Từ thành phố Poland thuộc tiểu bang Ohio, bà Conway xúc động khi đứa con trai tên Daniel, 16 tuổi, vừa được cứu sống và đang khỏe mạnh, bà nói “Chính từ cái ống chích tầm thường nhưng chứa đựng tế bào gốc này mà mầm sống đã vươn lên, cho một người mẹ đang tuyệt vọng như tôi đây”.

        Hôm Thứ Sáu 15 Tháng Tư, hội đồng khoa học gia cho biết: Máu lấy từ cuống rốn hài nhi đem lưu trữ mỗi năm có thể dùng chữa trị cho khoảng 11,700 bệnh nhân tại Hoa Kỳ bị ung thư máu hoặc các chứng bệnh hiểm nghèo khác.

        Viện Y Học công bố: Muốn kiếm nguồn cung cấp đủ cho nhu cầu đang gia tăng, trong những năm sắp tới người ta cần chừng 100,000 thiện nguyện viên là những phụ nữ mang thai đồng ý hiến tặng máu từ cuống rốn hài nhi, vì hiện nay khắp nước số lưu trong ngân hàng máu cũng chỉ tối đa từ 50,000 người hiến tặng.

        Theo giáo sư ngành điều dưỡng Kristine Gebbie tại Ðại Học Columbia University, thì nguồn chu cấp này có lẽ không khó kiếm. Mỗi năm nước Mỹ có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh ra đời, đa số đều có thể dễ dàng lấy máu từ cuống rốn.

        Do sự đa dạng về nguồn máu cung cấp từ mọi thành phần dân tộc, chủng tộc nên ngay cả những bệnh nhân sắc tộc thiểu số vẫn có cơ hội kiếm ra được nguồn tiếp liệu phù hợp với nhóm máu của mình. Giáo Sư Gebbie nói: “Thật tốt đẹp! Việc chăm sóc sức khỏe chung cũng vì thế mà được tốt hơn”.

        Máu cuống rốn sơ sinh là nguồn giàu tế bào gốc, những tế bào này là đơn vị cơ bản của sự tạo máu - người ta đã dùng những tế bào gốc cho việc ghép tủy để cứu vớt sinh mạng hàng ngàn bệnh nhân ung thư và những chứng nan y khác. Tế bào gốc lấy từ cuống rốn hài nhi vừa lọt lòng rồi đem đông lạnh. Khi có nhu cầu ghép tế bào gốc, người ta lấy ra dùng. Phương pháp này đơn giản hơn nhiều so với kiểu chiết xuất tế bào gốc từ tủy xương trước đây.

        Hiện nay công nghiệp lưu trữ tế bào gốc cuống rốn trong những ngân hàng mô tư nhân đang phất lên mạnh. Tại đó, người ta phải trả chi phí rất cao để những phụ nữ có thai xếp đặt ngày giờ hiến máu cuống rốn hài nhi để dành phòng khi thân nhân có nhu cầu cần đến sau này.

        http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=22146&z=15
        #4
          HongYen 24.04.2005 15:43:50 (permalink)
          Hy Vọng Có Luật Tế Bào Gốc

          WASHINGTON D.C. - Các nhà lập pháp của 2 đảng đoàn kết trong chủ trương về nghiên cứu tế bào gốc.

          Nghị sĩ CH Orrin Hatch của tiểu bang Utah cho biết cuộc nghiên cứu tế bào gốc có những tiềm năng hứa hẹn - nghị sĩ Arlen Specter cùng đảng CH tuyên bố "Chúng ta nên cho phép cac hoạt động nghiên cứu tế bào gốc không bị hạn chế về tài trợ từ ngân sách của liên bang".

          Về phía đảng DC, nghị sĩ Diane Feinstein loan báo rằng có đến 30 tiểu bang chủ động về việc này, đã đến lúc nên tiến tới các quy định ở quy mô liên bang.
          Nghị sĩ Ted Kennedy của đảng DC cũng sẵn sàng hậu thuẫn 1 đề luật thuận lợi cho các nghiên cứu tế bào gốc.

          Số: 3673
          Ra Ngày: 23/4/2005
          http://www.vietbao.com/
          #5
            HongYen 20.05.2005 18:49:41 (permalink)

            Tế bào gốc phôi người là bước đột phá trong việc chữa bệnh?


            19 Tháng 5 2005 - Cập nhật 20h14 GMT

            Đột phá mới trong nghiên cứu tế bào gốc

            Các khoa học gia Hàn Quốc nói họ đã tạo ra những tế bào gốc phôi người đầu tiên mà họ nói đã được điều chỉnh để cho phù hợp với gen của những người bị bệnh.
            Họ tuyên bố đây sẽ là bước đầu tiên tiến tới việc cấy ghép mà hệ thống miễn dịch của các bệnh nhân sẽ không chối bỏ.

            Tế bào gốc có khả năng được chuyển thành rất nhiều loại tế bào khác nhau.

            Nghiên cứu

            Nghiên cứu về nhân bản lâu nay thường được coi là bước đột phá trong nghiên cứu về tế bào gốc.

            Công việc nghiên cứu này được mở rộng từ nghiên cứu của nhóm khoa học gia Hàn Quốc vào năm ngoái, khi họ chuyển mẫu gen từ mô của một phụ nữ vào trong trứng của bà ta.

            Thế nhưng tỉ lệ thành công trong các thí nghiệm đó rất thấp, khó có thể đưa vào áp dụng thực tiễn: trong hơn 200 lần thử nghiệm thì chỉ có một lần thành công trong việc cấy tế bào gốc.

            Với những kỹ thuật được cải thiện, tỉ lệ thành công giờ đây là ở mức 1/10 hoặc 1/15.

            Thêm vào đó, mẫu gen của họ là từ những người tình nguyện không có liên hệ với người cho trứng, từ phụ nữ tới nam giới, từ người trẻ đến người già.

            Một mục đích của nghiên cứu là tìm ra cách thức tạo ra các mẫu cấy ghép mà về mặt gen di truyền là phù hợp với bệnh nhân, để cho hệ thống miễn dịch của họ không chối bỏ những cấy ghép này.

            Các nhà nghiên cứu nói các tế bào gốc của họ phù hợp một cách hoàn hảo.

            Tại một cuộc họp báo ở Luân Đôn, người đứng đầu nhóm khoa học gia này là giáo sư Woo Suk Hwang tỏ ra hết sức vui mừng trước kết quả thu được.


            Tế bào gốc phôi người

            Ông nói: "Báo cáo này tạo ra bước đại nhảy vọt cho khoa học, tiến tới ngày mà một số bệnh tật và thương tích kinh khủng nhất của con người có thể được chữa trị một cách hữu hiệu thông qua việc sử dụng tế bào gốc".

            Khả năng chữa bệnh

            Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng sẽ mất nhiều thời gian trước khi việc cấy ghép an toàn có thể được thực hiện để chữa những bệnh như Parkinsons, tiểu đường, rối loạn miễn dịch di truyền.

            Họ cũng cho biết thêm rằng kỹ thuật này sẽ cho phép các khoa học gia có phương thức mới để hiểu chi tiết thực sự những chứng bệnh này gây tác hại ra sao.

            Bằng việc lấy mẫu gen của các bệnh nhân trong giai đoạn mới bị bệnh, và nhân bản ra để tạo ra những mẫu cấy ghép tế bào gốc mới, các nhà nghiên cứu có thể theo dõi chi tiết ở phạm vi phân tử để xem một căn bệnh phát triển thế nào và nó gây tác hại ra sao.

            Theo giới quan sát, đây có thể là một đóng góp lớn nhất của việc nghiên cứu này cho lĩnh vực y tế.

            Chia rẽ

            Tuy nhiên, việc nghiên cứu tế bào gốc cũng là chủ đề gây chia rẽ sâu sắc: Hoa Kỳ và các cộng đồng Công giáo phản đối chuyện này, trong khi các nước Tây Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới lại ủng hộ.

            Những người phản đối nói nghiên cứu này không đạo đức, vì tế bào gốc là từ các phôi người mà sẽ không bao giờ được phát triển thành người thực sự.

            Họ còn nói nghiên cứu này sẽ dẫn tới việc nhân bản người.

            Tuy nhiên, các khoa học gia Hàn Quốc khẳng định nghiên cứu của họ không phải về nhân bản người, mà chỉ là nhân bản để chữa bệnh.

            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/05/050519_stemcell.shtml
            #6
              HongYen 09.08.2005 11:09:38 (permalink)
              Tế bào gốc trong cuống nhau

              Friday, August 05, 2005


              WASHINGTON - Các khoa học gia Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 5-8, cho biết đã tìm được một nguồn tế bào gốc ở trong cuống nhau của sản phụ sau khi sanh em bé. Nếu phát hiện này là đúng thực, thì đây sẽ là nguồn cung cấp tế bào gốc có thể dùng trong nghiên cứu y khoa, mà không gây nhiều tranh biện như đối với tế bào gốc trong phôi thai.

              Các nhà khoa học cho biết cấu tạo tế bào gốc được tìm thấy trong cuống nhau cũng có khả năng sanh sản thành nhiều loại tế bào khác, và trông rất giống như loại tế bào gốc tìm thấy trong phôi thai, là loại tế bào gốc mà chính quyền Bush đã đặt một giới hạn rất ngặt nghèo trong nghiên cứu, vì phôi thai - một biểu hiện của sự sống - sau khi được trích lấy tế bào gốc sẽ bị liệng bỏ.

              Nhóm khoa học gia tại Ðại Học Pittsburgh cho biết, với 4 triệu trẻ em ra đời ở Hoa Kỳ mỗi năm, số cuống nhau tích lũy được có thể cung cấp một nguồn tế bào gốc rất dồi dào cho công tác nghiên cứu.

              Tuy nhiên, theo ông Stephen Strom, một trong những nhà bác học thuộc nhóm nghiên cứu nói trên cho biết hiện chưa rõ tế bào tìm được đó có đúng thực là tế bào gốc hay không. Tuy nhiên, chúng có mang hai yếu tố di truyền (gene) quan trọng, gọi là Oct 4 và Nanog, là 2 yếu tố mới chỉ tìm thấy trong tế bào gốc của phôi thai.

              Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn điện thoại, ông Strom cho biết, “Chúng tôi mừng điếng người khi tìm thấy hai loại genes đó. Sự hiện diện của hai yếu tố di truyền này chứng tỏ chúng có khả năng biến hóa (pluripotent) thành bất cứ một tế bào nào khác trong cơ thể.”

              Tế bào gốc là tế bào chủ (master cell) của cơ thể con người, phát triển ngay từ khi các phôi thai mới tượng hình được vài ngày. Khoa học giới cho biết, có thể dùng tế bào gốc để tái tạo các loại tế bào bị tổn hại để chữa lành cho những người mắc các chứng bệnh nan y hiện nay. Mặc dầu có công dụng như vậy, nhưng việc nghiên cứu tế bào gốc bị nhiều người chống đối, trong đó có Tổng Thống Bush. Ông cho rằng hủy bỏ phôi thai sau khi đã trích lấy tế bào gốc là việc làm vô đạo đức.

              Hiện nay, nhiều vị dân cử trong Quốc Hội Hoa Kỳ - kể cả Nghị Sĩ Bill Frist, trưởng khối Ða Số Cộng Hòa Thượng Viện - đã lên tiếng kêu gọi nới lỏng sự hạn chế do Tổng Thống đặt ra, để thúc đẩy nghiên cứu phục vụ bệnh nhân. Nhưng Tổng Thống Bush một lần nữa xác định ông không nới rộng các giới hạn đó.

              Nhận thức được sự tranh cãi chung quanh vấn đề này, nhóm nghiên cứu của ông Strom đã cố gắng tìm ra nguồn tế bào gốc khác. Ông nói, “Chúng tôi đã tìm và đã thấy. Phát hiện này rất quan trọng về chính trị.”

              Qua bài viết phổ biến trong tập san Tế Bào Gốc (Stem Cells), ông Strom và các đồng sự của mình cho biết, họ đã tìm tòi ở màng ngoài của túi nước ối trong cuống nhau và đã phát hiện ra loại tế bào đặc biệt không khác gì như tế bào gốc trong phôi thai.

              Cuống nhau là phần liên kết giữa người mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai. Phôi thai và sau đó là bào thai sẽ trôi nổi bồng bềnh bên trong túi nước ối này.

              Những nhóm nghiên cứu gia khác, nổi bật nhất là nhóm của Bác Sĩ Anthony Atala thuộc Ðại Học Wake Forest University ở North Carolina, cũng đã tìm thấy những tế bào gốc như vậy trong túi nước ối. Thế nhưng, họ thừa nhận sự nghiên cứu vẫn còn đang ở giai đoạn đầu và không biết các tế bào gốc đó công dụng đến mức nào. (DP)

              http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=30154&z=15
              #7
                HongYen 20.10.2005 13:13:13 (permalink)
                Khai trương Trung tâm Tế bào Gốc Thế Giới tại Hán Thành

                19-October-2005


                Tổng thống Nam Triều Tiên Roh Moo-hyun trong lễ khai trương Trung tâm Tế bào Gốc Thế Giới tại Hán Thành (AP)


                Nam Triều Tiên vừa mở một học viện mới để các nhà khảo cứu trên khắp thế giới nghiên cứu về các tế bào gốc từ phôi người.

                Đặt dưới sự lãnh đạo của nhà khoa học Nam Triều Tiên Hwang Woo-suk, Trung tâm Tế bào Gốc Thế Giới tại Hán Thành sẽ là trung tâm chính để một tổ hợp quốc tế thực hiện công cuộc khảo cứu về các tế bào gốc.

                Các y viện vệ tinh cũng sẽ được thành lập tại Anh Quốc và thành phố San Francisco miền tây Hoa Kỳ. Trung tâm này nhằm mục đích giúp các nhà khoa học của các nước như Hoa Kỳ có thể tránh được các hạn chế mà chính phủ của họ áp đặt đối với việc khảo cứu tế bào gốc.

                Việc lấy các tế bào gốc từ phôi người thường có liên quan đến việc hủy hoại phôi, là một việc mà những người chống đối cho là giết đi một tiềm năng sinh mạng.

                Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học nói rằng công cuộc khảo cứu tế bào gốc có thể đưa đến việc chữa trị những căn bệnh như ung thư và Alzheimer’s.

                http://www.voanews.com/vietnamese/2005-10-19-voa30.cfm
                #8
                  HongYen 12.12.2005 06:37:04 (permalink)
                  Thứ hai, 5/12/2005, 07:00 GMT+7

                  Chữa bệnh bằng tế bào gốc - sai lầm lớn nhất của y học?

                  Sáu năm trước, tạp chí khoa học có uy tín Science đã công nhận tế bào gốc như thành tựu khoa học xuất sắc nhất. Nhưng những nghiên cứu mới nhất lại chứng minh các nhà khoa học đã lạc quan thái quá.

                  Bất chấp những khoản đầu tư khổng lồ dành cho nghiên cứu và ứng dụng, tế bào gốc có thể chứng tỏ một dạng vật liệu vô dụng. Theo đánh giá của tiến sĩ Orly Lacham-Kaplan thuộc Phòng thí nghiệm tế bào gốc và miễn dịch học Monash, Australia, tối thiểu cũng cần khoảng mười năm trước khi biết được liệu tế bào gốc có thể áp dụng an toàn với con người.

                  Mầm ung thư gốc

                  Tế bào gốc là hy vọng vô cùng lớn của nền y học, bởi nó có thể hóa thân thành bất cứ tế bào nào của cơ thể. Về mặt lý thuyết, tất cả đều có thể xuất hiện từ tế bào gốc: từ tế bào trứng, xương mới, mao mạch và gan, đến tế bào não bộ.

                  Tiếc rằng, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy, chính tế bào gốc là thủ phạm sinh ra đủ loại ung thư, nhất là ung thư não đang xuất hiện nhiều ở trẻ em. Các khối u ở vú có thể phát triển và lan sang các bộ phận khác chỉ trong trường hợp có sự trợ giúp của hệ mao mạch và "giàn giáo" - sản phẩm của tế bào gốc. Như phát hiện mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia, Mỹ, từ tế bào tuỷ sống khuyết tật không chỉ phát sinh bệnh ung thư máu, mà cả ung thư dạ dày.

                  "Chúng ta buộc phải thay đổi quan điểm truyền thống về sự phát triển của tất cả các bệnh ung thư. Thay vì chỉ tiêu diệt tế bào ung thư, cần phải tiêu diệt cả tế bào gốc" - giáo sư Timothy Wang, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu, khẳng định.

                  Những bệnh nhân đã được cấy ghép tuỷ xương của người khác biết rất rõ mối nguy hiểm của việc sử dụng tế bào lạ. Nó mang theo phần đáng kể hệ miễn dịch - nhân tố thay vì góp phần điều trị người nhận, lại tấn công tế bào thân chủ (gọi là phản ứng chống lại cơ thể lạ).

                  Người ta cũng đã biết ở đối tượng được cấy ghép toàn tế bào máu gốc, thường hay bị các biến chứng nguy hiểm như: rối loạn tính dục và cứng cơ sườn. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết vì sao lại có hiện tượng như vậy, dường như chưa ai tiên đoán được hậu quả tai hại của việc sử dụng tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

                  Sinh sản đơn tính những khuyết tật

                  Vấn đề nan giải nhất của các nhà nghiên cứu hiện nay là tìm kiếm nguồn phôi tế bào gốc. Việc lấy chúng từ phôi xuất hiện nhờ thụ tinh trong ống nghiệm bị các nhà đạo đức sinh học lên án và bị cấm ở nhiều quốc gia.

                  Các nhà khoa học thuộc Viện Roslin, Scotland, nơi đã nhân bản con cừu Dolly, công bố cách đây không lâu rằng họ đã có được sáu phôi con người từ tế bào trứng bằng phương pháp sinh sản đơn tính.

                  Hiện tượng này thường thấy trong tự nhiên ở một số sinh vật, trong đó có ong, kiến, tôm, thạch sùng, và thậm chí gà tây. Thế nhưng đối với động vật có vú, đó là vấn đề hoàn toàn phi tự nhiên - người ta bắt tế bào trứng phải tự mình "thụ tinh" với sự trợ giúp của sóng điện hoặc các nguyên tố hóa hóa học.

                  Thế nên, theo số đông giới khoa học, tế bào gốc xuất hiện bằng phương pháp sinh sản đơn tính không thể là phôi thực thụ, bởi từ nó sẽ không phát triển ra bất cứ cơ thể nào.

                  Hiện tượng phôi người được sản xuất nhờ nhân bản hay sinh sản đơn tính chỉ duy trì sự tồn tại trong thời gian vài ba ngày có thể là tín hiệu báo động bị nhiều nhà nghiên cứu bỏ qua.

                  Giáo sư Richard Doerflinger, đại diện Liên minh Giáo chủ Công giáo, thì cho rằng những rối loạn phát triển thường xuất hiện do những khuyết tật di truyền. Những phôi trên có thể là những sinh linh mắc bệnh nghiêm trọng - những chủ thể đã được người ta tạo ra hoàn toàn không cần thiết.

                  Theo số liệu thống kê khác, trung bình, cứ bốn động vật đến nay nhân bản thành công, có một là nạn nhân của đủ chứng bệnh, trong đó có phát phì, tiểu đường, hen suyễn, xơ gan, khuyết tật tim và thận.

                  Bài học khiêm tốn

                  Năm 2001, khi các nhà nghiên cứu đọc được toàn bộ bản đồ gene con người, không ít nhà tương lai học khẳng định rằng chúng ta đã khám phá ra bí mật lớn nhất của tạo hóa- cơ thể chúng ta xuất hiện và phát triển thế nào. Trong vòng vài ba năm, liệu pháp gene cho phép điều trị vô số chứng bệnh, thế nhưng đa số các thử nghiệm đều thất bại.

                  "Thực tế ngày càng chứng tỏ rằng sự phát triển của cơ thể con người chịu tác động của nhiều yếu tố ngoài gene, mà khoa học vẫn chưa hề biết đến", tiến sĩ Ian Stewart và Jack Cohen, tác giả cuốn sách Sự bẻ gãy hỗn loạn, khẳng định.

                  Với trường hợp tế bào gốc, tạo hóa một lần nữa dạy cho các nhà khoa học bài học về sự khiêm tốn - đừng tưởng đã tìm ra cách đánh lừa tạo hóa

                  (Theo Tri thức trẻ)

                  http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/12/3B9E4B58/
                  #9
                    HongYen 16.12.2005 15:31:50 (permalink)

                    Post: #8
                    Nam Triều Tiên vừa mở một học viện mới để các nhà khảo cứu trên khắp thế giới nghiên cứu về các tế bào gốc từ phôi người.


                    15 Tháng 12 2005 - Cập nhật 18h17 GMT

                    Nam Hàn 'giả mạo' thành công về tế bào gốc


                    Tiến sỹ Hwang đã được ca tụng là anh hùng của Nam Hàn


                    Người tiên phong trong lĩnh vực cloning của Nam Hàn đã thừa nhận bịa đặt kết quả trong việc nghiên cứu tế bào gốc, một đồng nghiệp của người này lên tiếng.
                    Ít nhất chín trong số 11 tế bào gốc được dùng trong tài liệu nghiên cứu đáng chú ý của tiến sỹ Hwang Woo-suk là đồ giả, Roh Sung-il, người cộng tác trong việc nghiên cứu nói.

                    Tiến sỹ Hwang muốn tạp chí khoa học của Hoa Kỳ, Science, rút lại tài liệu về nhân bản tế bào gốc của mình, ông Roh nói.

                    Người ta đã không liên hệ được với tiến sỹ Hwang để hỏi về tin này. Có tin nói ông đã nhập viện do bị stress.

                    Tạp chí Science không xác nhận việc họ đã nhận được đề nghị rút lại bài viết hay chưa.

                    Tài liệu của tiến sỹ Hwang đã được ca ngợi như một bước đột phá, mở ra khả năng cứu chữa được một số căn bệnh nan y.

                    Ông Roh, chủ tịch bệnh viên Mizmedi và là đồng tác giả của bản báo cáo, nói với đài truyền hình Seoul và báo chí rằng tiến sỹ Hwang đã thừa nhận là có những lỗ hổng lớn trong kết quả nghiên cứu, vốn được công bố hồi tháng Sáu.

                    Từ chức

                    Hồi tháng trước, tiến sỹ Hwang từ bỏ chức vụ chính mà ông đang đảm nhận, đó là chức đứng đầu World Stem Cell Hub, sau khi tin tức loang ra rằng một số trứng được dùng trong quá trình nghiên cứu của ông là do các nhân viên dưới quyền cung cấp, điều không phủ hợp với quy tắc chung của quốc tế.

                    Nay, một số phần trong bản thân công trình nghiên cứu cũng đang bị đặt câu hỏi.

                    "Giáo sư Hwang đã thừa nhận là đã bịa đặt," ông Roh nói với hãng truyền hình Nam Hàn MBC sau khi tới thăm ông này tại bệnh viện.

                    Tài liệu của tiến sỹ Hwang thể hiện rằng toán nghiên cứu đã tạo ra được 11 dòng tế bào gốc từ các phôi thai người được nhân bản.

                    Thế nhưng, ông Roh nói một khoa học gia làm việc tại phòng thí nghiệm của ông Hwang đã bị ép làm giả kết quả khiến các phôi thai trong giống như là được nhân bản.

                    Nghi ngờ rộng khắp

                    Lời nhận xét của ông Roh được đưa ra ngay sau khi tác giả người Mỹ đứng đầu bản nghiên cứu đòi rút tên khỏi bài viết và nói có những nghi vấn quanh mức chính xác của kết quả được công bố.

                    Nghiên cứu gia sinh học Gerald Schatten từ trường Đại học Pittsburgh nói ông đã khuyến nghị tiến sỹ Hwang cùng các đồng tác giả khác hãy chính thức rút lại bản báo cáo.

                    Trong một tuyên bố, tạp chí Science nói toàn bộ các tác giả của bài viết phải cùng nhất trí thì mới có thể rút lại được bài viết.

                    Phóng viên BBC Charles Scanlon từ Seoul nói những tiết lộ mới đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt trên truyền thông Nam Hàn.

                    Các công ty hàng đầu đã rút các chương trình quảng cáo của mình khỏi kênh truyền hình đầu tiên công bố các rắc rối quanh công trình nghiên cứu của tiến sỹ Hwang.

                    Nhiều nhà bình luận nói việc thách thức lại người đã đem đến cho đất nước một hướng đi tới kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn như vậy là không yêu nước.

                    Kỹ thuật tế bào gốc đang được tiến sỹ Hwang đi tiên phong, có khả năng giúp tìm biện pháp chữa trị cho một số bệnh nan y, trong đó có cả bệnh tiểu đường và bệnh Parkinson.

                    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/12/051215_skorea_cloningscandals.shtml
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.12.2005 15:35:44 bởi HongYen >
                    #10
                      HongYen 17.12.2005 15:09:38 (permalink)
                      16 Tháng 12 2005 - Cập nhật 22h39 GMT




                      Gửi trang này cho bè bạn Bản để in ra

                      Phản hồi từ phía giáo sư Hwang


                      Ông Hwang đã nhân bản thành công một chú chó, được đặt tên là Snuppy


                      Chuyên gia nhân bản Hàn Quốc, ông Hwang Woo-suk đã lên tiếng bảo vệ kết quả nghiên cứu của mình, bất chấp những lập luận cho rằng một vài kết quả đã bị giả mạo
                      Ông lên tiếng chỉ một ngày sau khi một đồng nghiệp cho rằng ông đã giả mạo một số dữ liệu.

                      Tiến sỹ Hwang nói công trình của ông sẽ tự bào chữa trong vòng 10 ngày, sau khi tế bào gốc từ nghiên cứu của ông được đánh giá lại.

                      Cuộc tranh cãi này đã gây ra một làn sóng bất bình tại Hàn Quốc, nơi ông vẫn đang được coi là một anh hùng dân tộc.

                      Sau cuộc gặp mặt khẩn cấp hôm thứ Sáu, chính phủ cho biết sẽ đợi cho tới khi có kết quả của cuộc điều tra được tiến hành bởi Đại học quốc gia Seoul nơi giáo sư Hwang làm việc.

                      Từ chức

                      Hồi tháng trước, ông Hwang đã từ chức vụ chính mà ông đang đảm nhận tại World Stem Cell Hub, sau khi tin tức loan ra rằng một số trứng được dùng trong quá trình nghiên cứu của ông là do các nhân viên dưới quyền cung cấp, điều này không phù hợp với quy tắc chung của quốc tế.

                      Những luận điệu mới xuất phát từ phía đồng nghiệp của ông, ông Roh Sung-il, đã được đăng trên tạp chí Science.

                      Sau khi vào thăm ông Hwang ở bệnh viện nơi ông đang được điều trị stress, ông Roh cho kênh truyền hình MBC của Hàn Quốc biết, ông Hwang đã thú nhận việc giả mạo một vài kết quả nghiên cứu chính của ông.

                      Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, ông Hwang đã biết việc một vài tế bào gốc được tạo ra đã chết sau khi bị hỏng.

                      Nhưng ông nói các tế bào khác đang được làm tan, và sẽ chứng minh tính chân thực của công trình của ông.

                      Ông nói đã rút nghiên cứu của mình từ tạp chí Science vì cuộc tranh luận, nhưng không hề nghi ngờ các kết quả của mình.

                      Các luận điệu

                      Nghiên cứu của ông Hwang cho biết đã sản xuất ra 11 dòng tế bào gốc từ da những người bị bệnh hoặc chấn thương.

                      Nhưng ông Roh nói một nhà khoa học trong phòng thí nghiệm của ông Hwang đã bị ép làm các kết quả.

                      Ông Hwang cho lời nhận xét này của ông Roh làm ông thực sự sửng sốt, nhưng cũng thừa nhận các tế bào đã bị hỏng nặng bởi một loại nấm, và muốn điều tra xem liệu chúng có bị thay thế hoặc làm xáo trộn hay không.

                      Nghiên cứu tế bào gốc của ông Hwang được mọi ngưòi rất quan tâm vì nó có thể đem lại lợi ích cho những người bị bệnh Alzheimer và Parkinson.

                      Tế bào gốc có thể phát triển thành bất kì loại tế bào nào, vì vậy có thể được sử dụng để thay thế các tế bào đã hỏng.

                      Nghiên cứu khác của ông Hwang chưa được thẩm vấn. Ông Hwang cho biết năm ngoái đã tạo ra được phôi thai người đầu tiên của thế giới và đã chiết xuất được tế bào gốc, cũng như việc tạo ra chú chó nhân bản đầu tiên trên thế giới vào hồi đầu năm nay.

                      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/12/051216_roh.shtml
                      #11
                        HongYen 21.12.2005 16:34:15 (permalink)
                        Nam Triều Tiên niêm phong phòng thí nghiệm của khoa học gia Hwang Woo-suk

                        19-December-2005


                        Hwang Woo-suk


                        Trường đại học Nam Triều Tiên đã niêm phong phòng thí nghiệm của ông Hwang Woo-suk, nhà khoa học đi tiên phong trong công cuộc khảo cứu tế bào gốc của Nam Triều Tiên, để điều tra về những cáo giác là ông Hwang đã ngụy tạo kết quả khảo cứu của ông.

                        Hôm qua, Chủ Nhật, một uỷ ban điều tra gồm 9 người của Viện Đại Học Quốc Gia Hán Thành đã tịch thu các máy vi tính tại phòng thí nghiệm này.

                        Hồi tháng 5 năm nay, ông Hwang Woo-suk đã được quốc tế ca ngợi khi ông loan báo là đoàn khảo cứu của ông đã sản xuất được tế bào gốc để chữa trị cho các bệnh nhân.

                        Tuy nhiên, tuần vừa qua, một trong những người cộng tác với ông đã tố cáo là ông Hwang ngụy tạo kết quả khảo cứu.Trong cuộc điều tra này, ủy ban điều tra của viện đại học đã tịch thu các tài liệu nghiên cứu, đặt máy thâu hình an ninh để theo dõi tại phòng thí nghiệm và thẩm vấn 24 thành viên trong đoàn nghiên cứu của ông.

                        Ông Hwang Woo-suk đã bênh vực cho công cuộc khảo cứu của ông và kiên quyết lập lại công cuộc khảo cứu tại phòng thí nghiệm để bài bác lý lẽ của những người chỉ trích ông.

                        http://www.voanews.com/vietnamese/2005-12-19-voa28.cfm
                        #12
                          HongYen 25.12.2005 15:34:39 (permalink)
                          23 Tháng 12 2005 - Cập nhật 12h08 GMT


                          Từ chức vì giả mạo nghiên cứu


                          Tiến sĩ Hwang quả quyết ông đã tạo được tế bào gốc
                          Tiến sĩ Hwang Woo-Suk đã từ chức giáo sư tại Đại học quốc gia Seoul sau vụ tai tiếng giả mạo dữ liệu nghiên cứu khoa học về nhân bản vô tính ở người.
                          Ông Hwang đã xin lỗi nhưng quả quyết rằng chính ông đã tạo được những tế bào gốc từ phôi nhân bản vô tính như đã tường trình trước đây.

                          Chính phủ Hàn quốc đang tính chuyện cắt giảm ngân sách cho chương trình nghiên cứu này.

                          Trước mặt các phóng viên vây quanh bên ngoài phòng thí nghiệm, nhà khoa học mang tiếng xin lỗi công chúng và tuyên bố thôi việc giảng dạy tại trường đại học tổng hợp Seoul.

                          "Tôi thành thực xin lỗi mọi người vì đã làm cho họ sốc và thất vọng. Kể từ giây phút này tôi từ chức giáo sư của đại học Seoul."

                          Nhưng ông Hwang khẳng định ông đã tìm ra kỹ thuật mới để sản xuất tế bào gốc, và phát minh đó thuộc về Hàn quốc.

                          "Tuy nhiên tôi muốn đảm bảo với mọi người rằng Hàn quốc nắm giữ nguyên thủy của phương pháp tạo tế bào gốc đã sửa đổi. Mọi người sẽ nhìn thấy điều đó."

                          Trước đó một toán nghiên cứu đồng sự của ông kết luận rằng tiến sĩ Hwang đã giả tạo phần lớn các dữ liệu nghiên cứu đệ trình hồi tháng Năm.

                          Giáo sư Art Caplan giảng dạy môn y đức sinh học tại đại học Pennsylvania ở Mỹ nói một số người có thể thở phào nhẹ nhõm trước tin này.

                          "Nó có thể làm cho người ta bớt sợ rằng kỹ thuật nhân bản vô tính được dùng để tạo ra con người. Khi ông Hwang nói ông tạo ra 11 phôi và lấy được tế bào gốc từ tất cả các phôi đó, tôi nghĩ có người sợ rằng chẳng mấy chốc người sinh ra bằng cách đó sẽ dọn vào ở trong khu phố của mình."

                          Tiến sĩ Hwang nói ông có thể sửa đổi tế bào gốc cho phù hợp với từng người. Điều đó mở ra cánh cửa mới trong nghiên cứu các liệu pháp của nhiều loại bệnh khác nhau.

                          Nay giới hữu trách sẽ làm xét nghiệm để kiểm tra xem có đúng là toán nghiên cứu của ông Hwang có đã sản xuất được tế bào gốc như ông nói hay không.

                          Họ cũng sẽ xác minh báo cáo của ông Hwang xem con chó săn gốc Aghan tên Snuppy có phải là con chó đầu tiên trên thế giới được sinh ra bằng phương pháp nhân bản vô tính.

                          Chính phủ vốn trước đây ủng hộ chương trình nghiên cứu của ông Hwang bằng những khoảng tiền hậu hỉ nay bày tỏ hối tiếc về vụ tai tiếng này.

                          Chính phủ nói họ sẽ tìm cách lấy lại niềm tin của công chúng bằng cách quản lý tốt hơn các nhà nghiên cứu và cải thiện cung cách làm việc của các phòng thí nghiệm.


                          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/12/051223_hwangresigned.shtml
                          #13
                            HongYen 19.07.2006 18:13:07 (permalink)
                            Thượng Viện Mỹ chấp thuận dự luật mở rộng tài trợ việc nghiên cứu tế bào phôi

                            19 July 2006



                            Thượng Viện Mỹ biểu quyết chấp thuận một dự luật mở rộng tài trợ của chính phủ cho công trình nghiên cứu tế báo phôi; tuy nhiên người ta tin rằng Tổng Thống Bush sẽ phủ quyết dự luật này.

                            Dự luật được thông qua với 63 phiếu thuận và 37 phiếu chống, cho phép sự tài trợ của liên bang đối với các chương trình nghiên cứu các phôi bào lấy từ các trường hợp sinh nở được chữa trị, mà nếu không thì các phôi này cũng sẽ bị hủy bỏ.

                            Những người ủng hộ nói rằng chương trình nghiên cứu tế bào gốc có thể giúp chữa trị các bệnh như parkinson, bệnh tiểu đường và ung thư cũng như các trường hợp chấn thương tủy sống.

                            Tuy nhiên những người chống đối dự luật này, trong đó có Tổng Thống Bush, nói rằng việc lấy các tế bào gốc của một phôi thai cũng giống như lấy đi sinh mạng của một con người vì phôi thai sẽ bị hủy diệt trong tiến trình này.

                            Tòa Bạch Ốc nói rằng Tổng Thống Bush sẽ phủ quyết dự luật này. Và đây sẽ là phủ quyết đầu tiên của ông kể từ khi ông nhậm chức hơn 5 năm trước đây.

                            Cuộc biểu quyết hôm thứ ba còn thiếu 4 phiếu mới hội đủ đa số 2/3 cần thiết vượt qua được sự phủ quyết của Tổng Thống.

                            Dự luật đã được Hạ Viện thông qua trước đây.

                            http://www.voanews.com/vietnamese/2006-07-19-voa8.cfm[image][/image]
                            #14
                              HongYen 14.01.2007 06:04:51 (permalink)



                              Hạ Viện thông qua dự luật nghiên cứu tế bào gốc
                              Thursday, January 11, 2007
                               

                              WASHINGTON (AP) - Hôm Thứ Năm, 11 Tháng Giêng, Hạ Viện do đảng Dân Chủ kiểm soát, đã thông qua một dự luật nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu tế bào gốc ở phôi thai.
                              Nhưng với kết quả 253 phiếu thuận, 174 phiếu chống, cuộc biểu quyết đã không đạt được đa số hai phần ba để đảo ngược việc phủ quyết mà Tổng Thống Bush đã hứa hẹn. Ông Bush đã phủ quyết một dự luật tương tự vào năm ngoái và hôm Thứ Năm, Tòa Bạch Ốc nói ông sẽ phủ quyết dự luật một lần nữa.
                              Tòa Bạch Ốc nói dự luật - dự luật thứ ba được Hạ Viện thông qua trong lịch trình lập pháp của các đảng viên Dân Chủ trong 100 giờ đầu tiên - “sẽ sử dụng tiền thuế của liên bang để ủng hộ và khuyến khích việc hủy hoại đời sống con người cho việc nghiên cứu.”
                              Vấn đề là liệu việc nghiên cứu về các tế bào lấy từ phôi thai người - được các khoa học gia coi như phương pháp có triển vọng nhất để phát triển việc điều trị hàng chục chứng bệnh - có nên được tài trợ bằng các ngân khoản của người đóng thuế hay không.
                              Cuộc tranh luận diễn ra bởi vì việc nghiên cứu thường liên quan đến việc phá hủy các phôi thai đông lạnh đã được tạo ra trong những trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm. Việc này đưa tới sự chống đối mạnh mẽ của những nhà lập pháp chống phá thai cũng như các cử tri tin rằng tiền thuế của họ không nên được dùng để tài trợ cuộc nghiên cứu như vậy.
                              Những người ủng hộ việc nghiên cứu nói chuyện đó được thực hiện trên các phôi thai sẽ bị các dưỡng đường vứt bỏ nếu không sử dụng.
                              Các cuộc thăm dò cho thấy hầu hết người Mỹ ủng hộ việc nghiên cứu tế bào gốc ở phôi thai, và các đảng viên Dân Chủ nói vấn đề này đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử ngày 7 Tháng Mười Một đã giúp họ trở lại nắm đa số tại Hạ Viện và Thượng Viện.
                              Nếu tất cả các thành viên tại Hạ Viện đều bỏ phiếu, sẽ cần 290 phiếu để đảo ngược việc phủ quyết của tổng thống, và cả Hạ Viện và Thượng Viện đều phải thắng việc phủ quyết để một dự luật trở thành luật mà không cần chữ ký ban hành của tổng thống.
                              Các tế bào gốc lấy từ phôi thai có thể biến thành bất cứ tế bào nào trong số hơn 220 loại tế bào làm thành cơ thể con người. (n.n.)
                               
                              http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=54143&z=4
                               
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9