Bệnh lao phổi
Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 40 bài trong đề mục
HongYen 01.01.2006 19:26:52 (permalink)
Ngăn chặn nhiễm lao

http://www.healthyroadsmedia.org/Files/pdf/TBInfVit.pdf#search='b%E1%BB%87nh%20lao%20ph%E1%BB%95i'

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/87C44010622B48CD87EDE3B4A0D1E732.JPG[/image]
Attached Image(s)
#16
    HongYen 01.01.2006 19:30:06 (permalink)
    Thứ năm, 6/12/2001, 14:55 (GMT+7)

    Bệnh lao phổi

    "Tôi 68 tuổi, từ 5 năm nay đã điều trị bệnh tiểu đường nhưng chưa khỏi. Khoảng một tuần nay tôi bị ho, khạc ra đờm màu vàng đục, chán ăn, sụt cân, ớn lạnh vào buổi chiều, lúc nào cũng mệt mỏi, khó thở, có lúc lại hụt hơi, thở không kịp. Tôi bị bệnh gì và điều trị ra sao?".

    Trả lời:

    Qua một số triệu chứng bác vừa nêu, có thể nghĩ đến bệnh lý ở phổi do biến chứng của bệnh tiểu đường. Các biểu hiện chán ăn, sụt cân, ớn lạnh vào buổi chiều, người mệt mỏi thường xuyên, khó thở, có lúc lại như hụt hơi, thở không kịp... là những dấu hiệu của bệnh lao phổi ở người bị tiểu đường. Bệnh tiểu đường thường gây hại cho phổi (nhất là với những người cao tuổi) vì cơ địa của bệnh nhân tiểu đường dễ làm cho sự tiến triển của nhiễm trùng trở nên nhanh và mạnh hơn.

    Bác chưa được điều trị ổn định bệnh tiểu đường, lại có thêm một số triệu chứng của bệnh phổi, nên bác cần đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện, làm thêm một số xét nghiệm như thử đờm, thử máu, chụp X-quang phổi để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

    BS Nguyễn Thị Tường Oanh, SK&ĐS

    http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/Giai-dap/2001/12/3B9B7192/
    #17
      HongYen 01.01.2006 19:48:16 (permalink)
      Bệnh Lao Phổi

      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/6AD2267DC7B1456FB5EEBE4F95B60FD7.JPG[/image]
      Attached Image(s)
      #18
        HongYen 03.01.2006 16:11:56 (permalink)

        Bao giờ Việt Nam khống chế được bệnh lao?

        00:15:50, 26/12/2005Đình Phú

        Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng hơn 2 triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ dân số bị nhiễm lao lên đến 44% (là 1 trong 22 nước chiếm 80% số bệnh nhân lao toàn cầu).


        Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Ngọc Sỹ - Giám đốc Bệnh viện lao & bệnh phổi T.Ư, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia. Ông Sỹ cho biết thêm:

        - Tình hình bệnh lao trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang diễn biến khá phức tạp, gây khó khăn trong công tác điều trị và phòng ngừa. Bệnh lao được xem là một trong những vấn đề khẩn cấp toàn cầu hiện nay. Hiện có 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao, hằng năm xuất hiện gần 9 triệu người mắc lao mới (trung bình cứ 4 giây có 1 người mắc lao) và có khoảng từ 2 - 3 triệu người chết mỗi năm. Tại Việt Nam, gần một nửa dân số bị nhiễm lao và số bệnh nhân lao ước tính mỗi năm tăng hơn 223.000 người với khoảng 20.000 ca tử vong. Đại dịch HIV/AIDS, nghèo đói, di dân tự do giữa các vùng - miền, môi trường sống ô nhiễm... là nguyên nhân chính làm gia tăng căn bệnh nguy hiểm này. Công tác phòng chống lao của Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan. Chúng ta đã phát hiện được từ 76 - 82% số bệnh nhân lao là nguồn lây mới xuất hiện hằng năm (mục tiêu của WHO là 70%), điều trị khỏi trên 90% số bệnh nhân được phát hiện (mục tiêu của WHO là 85%) nhờ mạng lưới chống lao được triển khai sâu rộng đến tận xã, phường. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa thể khống chế tốt căn bệnh nguy hiểm này.

        * Đến bao giờ Việt Nam mới có thể khống chế được bệnh lao, thưa ông?

        - Ông Đinh Ngọc Sỹ: Bệnh lao tồn tại và phát tán xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để từng bước xóa dần căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng này, cần phải có một giải pháp tổng thể với sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội chứ không riêng gì ngành y tế. Trước mắt, chúng ta cần phải duy trì vững chắc kết quả phòng chống lao đã đạt được trong thời gian qua; tập trung, tăng cường nguồn lực cho công tác phòng chống lao ở vùng sâu, vùng xa và chú trọng đến những nhóm người dễ bị tổn thương (đối tượng vô gia cư, HIV/AIDS...). Mục tiêu chống lao của Việt Nam đến năm 2015 phấn đấu giảm 1/2 tỷ lệ mắc bệnh mới và bắt đầu khống chế được tỷ lệ mắc bệnh mới.

        Đình Phú
        (thực hiện)

        http://www2.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2005/12/26/133686.tno
        #19
          HongYen 28.01.2006 17:56:55 (permalink)
          Quỹ từ thiện của Bill Gates sẽ tăng gấp 3 số tiền dành để diệt trừ bịnh lao

          27 January 2006



          Bill Gates


          Chủ tịch công ty điện toán khổng lồ Microsoft Bill Gates nói rằng Quỹ từ thiện của ông sẽ tăng gấp 3 số tiền dành để diệt trừ bịnh lao từ 300 triệu tới 900 triệu đôla vào trước năm 2015.

          Ông Bill Gates đưa ra lời phát biểu này hôm nay tại Diễn Đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ.

          Bộ trưởng ngân khố Anh Gordon Brown cũng tham dự cuộc hội nghị này đã hoan nghênh sự đóng góp của ông Bill Gates. Ông Brown nói rằng từ quá lâu nay các nhà lãnh đạo thế giới đã lơ là đối với đại dịch lao ngay dù cho bệnh này gây chết chóc cho hàng triệu người mỗi năm

          Cũng tại Davos, hôm nay nước Anh, Nigeria và ông Bill Gates đã trình bày một đề nghị mới để ngăn chặn 14 triệu người khỏi chết vì bịnh lao trong vòng 10 năm tới.

          Ông Bill Gates đưọc coi là một trong các nhà từ thiện hàng đầu trên thế giới. Quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ cho nhiều chương trình y tế và giáo dục cho người nghèo tại các nước đang phát triển.

          http://www.voanews.com/vietnamese/2006-01-27-voa15.cfm
          #20
            HongYen 24.03.2006 01:33:31 (permalink)
            WHO: 1,7 triệu người trên thế giới chết vì bệnh lao năm 2005

            23 March 2006


            Tổng giám đốc WHO, bác sĩ Lee Jong-Wook


            Tổ Chức Y Tế Thế Giới, WHO, cho biết số ca mắc bệnh lao trên toàn cầu trong năm ngoái tăng lên 1%, mà chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng châu Phi.

            Trong một phúc trình được phổ biến hôm thứ tư, Tổng Giám Đốc Lee Jong Wok nói rằng năm ngoái có gần 9 triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm bệnh lao, và có 1,7 triệu người đã chết vì căn bệnh này.

            Phúc trình này khen ngợi 26 nước đã đạt được mục tiêu kiểm soát bệnh lao, trong đó có Việt Nam và Philippines.

            Ngoài ra Kenya cũng được các giới chức WHO khen ngợi vì đã áp dụng các biện pháp khẩn cấp để chống bệnh lao và các căn bệnh đi kèm với HIV/AIDS. Song các giới chức của tổ chức y tế quốc tế cũng nói rằng các nước Phi châu khác cũng còn có rất nhiều việc phải nơi mà các hệ thống y tế yếu kém thường tạo điều kiện cho dịch bệnh dễ lây lan.

            WHO có kế hoạch đầu tư 56 tỷ đôla trong vòng 10 năm tới để giúp các nước phát hiện ra những ca nhiễm bệnh lao mới và cung cấp thuốc chữa trị cho những nơi có nhu cầu.

            http://www.voanews.com/vietnamese/2006-03-23-voa2.cfm
            #21
              HongYen 01.09.2006 10:40:09 (permalink)
              Phương pháp điều trị bệnh lao mới

              29 August 2006



              Một nghiên cứu mới đề xuất một phương pháp điều trị bệnh lao trong vòng hai tháng, phương pháp này có thể giúp ngăn ngừa 20% số người có thể bị nhiễm lao và ngăn chặn 25% bệnh nhân chết vì căn bệnh này ở khu vực Đông Nam Á. Thông tín viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ Jill Moss tường thuật chi tiết về vấn đề này trong Chương trình Special English của VOA.

              Tổ chức Y Tế Thế Giới ước tính rằng trên thế giới hiện nay có khoảng 1/3 dân số đang bị nhiễm vi khuẩn gây ra bệnh lao. Hầu hết các trường hợp bị nhiễm bệnh còn nằm ở dạng tiềm ẩn. Nhưng cứ mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu người trong số những người bị nhiễm vi khuẩn lao phát bệnh, thường là bệnh lao phổi. Và 2 triệu người chết vì bệnh này.

              Bệnh lao đã phát triển cùng với sự lây lan của bệnh AIDS và các dạng đề kháng với các thuốc điều trị lao.

              Những phương pháp điều trị hiện nay đòi hỏi phải mất ít nhất là 6 tháng. Các bệnh nhân được áp dụng một phương thức điều trị kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh mỗi ngày. Nhưng có nhiều bệnh nhân ngưng uống thuốc khi họ cảm thấy khỏe hơn. Làm như thế sẽ dẫn đến việc vi khuẩn trở nên đề kháng với thuốc điều trị.

              Các chuyên gia y tế công cộng đồng ý rằng một biện pháp điều trị nhanh rút ngắn thời gian đối với bệnh lao sẽ mang lại hiệu quả hơn. Hiện nay có một nghiên cứu chỉ nhằm để ước tính mức độ hiệu quả do phương pháp điều trị nhanh chóng này mang lại.

              Ông Joshua Salomon, Giáo sư nghiên cứu về y tế thế giới của Trường Đại học Harvard đã làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu này. Ông nói rằng một chương trình điều trị nhanh chóng gần như có nghĩa là không chỉ số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh sẽ được nhiều hơn, mà nó còn giúp giảm được sự lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân sang những người khác.

              Các nhà nghiên cứu đã áp dụng một phác đồ toán học để khảo sát về tính hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh lao trong vòng hai tháng. Họ đã làm các thử nghiệm lâm sàng trên những người mắc bệnh lao tại các nước Đông Nam Á.

              Các nhà khoa học đã phát hiện rằng phương pháp điều trị bệnh lao trong vòng hai tháng có thể giúp ngăn ngừa khoảng 20% những trường hợp bị nhiễm lao, và ngăn chặn 25% số bệnh nhân chết vì bệnh này.

              Phác đồ này cũng cho thấy số bệnh nhân mới và số người chết vì bệnh lao giảm trong khoảng 2012 – 2030 người. Điều này có nghĩa là nếu như phương pháp điều trị rút ngắn này được phát triển và áp dụng rộng rãi trên khoảng gần 2012 bệnh nhân.

              Tổ chức Y Tế Thế Giới cũng đã phát triển chương trình DOTS vào năm 1990. DOTS là tên gọi tắt của chương trình Quan sát Trực tiếp cách Điều trị Ngắn hạn. Các chuyên gia y tế theo dõi việc uống thuốc hằng ngày ở các bệnh nhân mắc bệnh lao để bảo đảm rằng họ đang sử dụng thuốc điều trị.

              Trước đó, trong năm nay các tổ chức hợp tác quốc tế đã loan báo một kế hoạch nhằm triển khai chương trình Quan sát Trực tiếp cách Điều trị Ngắn hạn. Và đưa ra một kế hoạch tài chính trong vòng mười năm để nghiên cứu các loại thuốc mới trong việc điều trị bệnh lao. Bốn loại thuốc phổ biến nhất trong số các loại thuốc hiện đang được sử dụng cho việc điều trị bệnh lao đã ra đời từ hơn 40 năm trước. Liên Minh của Tổ chức Phát triển Thuốc chống Lao Toàn cầu cho biết mục tiêu lâu dài của họ là một phương pháp điều trị bệnh lao sử dụng trên dưới khoảng 10 liều thuốc.

              Đây là bài tường thuật của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, do Thông Tín viên Jill Moss tường trình. Công trình nghiên cứu mới này được lưu trong Thư viện công cộng về Y khoa. Đây là một nghiên cứu được đăng tải trên mạng Internet, miễn phí. Người đọc chỉ cần vào website: www.plos.org

              http://www.voanews.com/vietnamese/2006-08-29-voa15.cfm
              #22
                HongYen 22.09.2006 21:14:23 (permalink)
                Nghiên cứu ở Anh: Phương pháp mới phát hiện bệnh lao

                Thursday, September 14, 2006

                PARIS (AFP) - Một công trình nghiên cứu tại Ðại Học Y Khoa Saint George ở Anh đang đưa đến kết quả cho một công tác quan trọng nhất trên thế giới trong việc đối phó với bệnh lao. Người ta tin rằng có thể phát triển một phương pháp mói, nhanh chóng, chính xác và ít tốn kém để xác định được bệnh.

                Bệnh lao (TB hay tuberculosis) là một chứng bệnh do vi trùng Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Có tới 1/3 nhân loại mang loại vi trùng này trong cơ thể nhưng chỉ có dưới 1/10 những người này nhiễm bệnh. Do đó vấn đề lớn của việc phòng chống TB là làm sao xác định những người bị lây nhiễm và phát bệnh để có thể mau chóng sử dụng thuốc kháng sinh chữa trị.

                Các phương pháp thử nghiệm cho đến nay hãy còn yếu kém. Phương cách phổ thông nhất được gọi là thử nghiệm trên biểu bì (tuberculin skin test) thường không chính xác. Việc phân tích đàm (sputum) để tìm vi trùng mất nhiều thời gian, đòi hỏi lấy mẫu nhiều lần trong nhiều ngày và mức độ khả tín cũng chỉ được dưới 50%. Một phương pháp khác là lấy mẫu vào một đĩa để nuôi trong phòng thí nghiệm xem vi trùng lao có xuất hiện hay không, nhưng công việc này tốn kém, sẽ mất tới 6 tuần lễ.

                Trên website của tạp chí y khoa The Lancet hôm Thứ Năm, có trình bày một phương cách mới để vượt qua những trở ngại này. Toán chuyên viên dẫn đầu bởi Bác Sĩ Sanjeev Krishna, giáo sư ở bệnh viện thuộc trường Ðại Học Y Khoa Saint George, London, dùng một kỹ thuật mới gọi là SELDI-ToF để phân tích mẫu máu của những người bệnh lao và không có bệnh.

                SELDI-ToF (viết tắt của Surface-Enhanced Laser Desorption Ionisation Time of Flight Mass Spectrometry), đưa huyết thanh vào một biochip đặc biệt để giữ lấy một số protein và phơi ra trước một chùm tia laser. Những phân tử từ mẫu máu sẽ bay tới một màn phát hiện, các phân tử nặng hơn bay chậm hơn, và do đó có thể phân loại được tính chất của protein và xác định bệnh.

                SELDI-ToF đã được sử dụng thành công trong việc định bệnh mất ngủ và một số chứng ung thư. Sử dụng cho việc phát hiện bệnh lao, toán chuyên gia của Bác Sĩ Krishna chứng minh rằng mức độ chính xác tới 78%. Tuy nhiên trang bị laser và SELDI-ToF cho các phòng thí nghiệm rất đắt tiền và phương pháp này không thích hợp cho các nước nghèo. Mặc dầu vậy, công cuộc nghiên cứu đã làm rõ được một số protein bệnh lao và do đó cuối cùng căn cứ trên kháng thể của các protein, có thể phát triển những phương cách thử nghiệm rẻ tiền, nhanh chóng và đủ tin cậy.

                Các chuyên gia y tế cũng rất lo ngại về sự gia tăng vi trùng lao có khả năng kháng thuốc và kết hợp với siêu vi khuẩn HIV/AIDS. Tuần trước Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) nói rằng đã tìm thấy 450,000 trường hợp vi trùng lao có khả năng kháng cự cùng lúc nhiều loại thuốc trong số 9 triệu trường hợp nhiễm bệnh lao hằng năm. Riêng tại tỉnh KwaZulu-Natal ở Nam Phi, 52 trường hợp bệnh nhân nghi ngờ có loại vi trùng lao kháng thuốc này đã chết trong thời gian trung bình 25 ngày từ khi phát hiện nhiễm bệnh. (HC)

                http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=48691&z=14
                #23
                  HongYen 30.09.2006 12:13:18 (permalink)
                  Hoa Kỳ cấp 4 triệu đôla giúp Ấn Độ phòng chống bệnh lao

                  27/09/2006


                  Trong 5 người Ấn Độ có 2 người mang vi trùng lao


                  Theo một thỏa thuận với Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Hoa Kỳ sẽ cấp 4 triệu đôla để giúp Ấn Độ trong công tác phòng chống bệnh lao.

                  Khoản tiền này được dùng để tăng cường cho các cuộc nghiên cứu và thực hiện chương trình kiểm soát bệnh lao ở cấp tiểu bang trên toàn quốc.

                  Thỏa thuận này vừa được ký kết tại New Delhi hôm thứ ba vừa qua giữa đại sứ David Mulford của Hoa Kỳ và đại diện của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ông Salim Habayeb.

                  The tài liệu của chương trình phòng chống lao, thì cứ trong 5 người Ấn Độ có 2 người mang vi trùng lao. Theo ước tính thì bệnh lao sẽ phát tác trong 10% số người mang vi trùng lao.

                  http://www.voanews.com/vietnamese/2006-09-27-voa2.cfm
                  #24
                    HongYen 11.10.2006 22:54:30 (permalink)
                    WHO: EU đứng trước mối đe dọa nghiêm trọng của dịch bệnh lao phổi

                    10/10/2006

                    Các cơ quan y tế trên thế giới nói rằng loại vi trùng bệnh lao phổi lờn thuốc đã xuất hiện nhiều lần hơn trong các nước như Nga, Ukraina, Belarus, Romania, và Thổ Nhĩ Kỳ

                    Các giới chức của Tổ Chức Y Tế Thế Giới tham dự hội nghị ngày hôm nay tại Geneve nói rằng, Liên Hiệp Âu Châu chưa thực hiện đủ những gì cần thiết để chống một vụ bộc phát bệnh lao phổi nguy hiểm lây lan trên khắp đại lục này.

                    Người đứng đầu Liên Đoàn Quốc Tế Các Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ, ông Markuu Niskala nói rằng, Âu Châu đang đứng trước một mối đe dọa nghiêm trọng, có thể sẽ là một trận dịch bệnh lao phổi tệ hại nhất kể từ Thế Chiến Thứ Hai tới nay.

                    Các cơ quan y tế trên thế giới nói rằng loại vi trùng bệnh lao phổi lờn thuốc đã xuất hiện nhiều lần hơn tại vùng ven Liên Hiệp Âu Châu, trong các nước như Nga, Ukraina, Belarus, Romania, và Thổ Nhĩ Kỳ.

                    Các cơ quan này cũng cảnh báo rằng việc mở rộng Liên Hiệp Âu Châu sang vùng Đông Âu sẽ làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm loại vi trùng bệnh lao nguy hiểm nhất này.

                    Bệnh lao phổi có thể làm chết người và việc chữa trị bệnh này phải mất nhiều thời gian và tốn kém. Vi trùng bệnh lao phổi có thể lan truyền qua không khí do người bệnh ho hoặc hắt hơi gây ra.

                    http://www.voanews.com/vietnamese/2006-10-10-voa27.cfm
                    #25
                      HongYen 25.02.2007 23:56:29 (permalink)
                      CHUẨN ĐOÁN BỆNH LAO


                      1. Các phương pháp chẩn đoán


                      a. Xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao (phương pháp soi trực tiếp).


                      Chẩn đoán lao phổi bằng xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao là biện pháp rất cơ bản lại rất đơn giản, rẻ tiền rất phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các nước nghèo, các nước đang phát triển.
                      Khi người bệnh nghi bị lao đến khám, phải lấy đờm 3 lần mỗi lần một ngày khác nhau để xét nghiệm tìm trực khuẩn lao. Các mẫu lấy như sau:
                      Mẫu 1: lấy đờm tại chỗ khi bệnh nhân đến khám.
                      Mẫu 2: sau khi lấy đờm tại chỗ để có xét nghiệm đờm lần thứ nhất, người bệnh được giao cho một cốc đựng đờm để sáng sớm hôm sau khi mới ngủ dậy lấy mẫu đờm đưa đến phòng khám (xét nghiệm đờm lẫn thứ hai).
                      Mẫu 3: Lấy khi bệnh nhân đến đưa mẫu đờm lần 2.
                      Bệnh nhân phải được điều trị ngay nếu:
                      Kết quả xét nghiệm có 2 lần dương tính trở lên.
                      Tình trạng nặng, nghĩ tới lao phổi mặc dù xét nghiệm đờm âm tính.
                      Xét nghiệm đờm có một lần dương tính nhưng chụp X-quang phổi có tổn thương nghĩ tới lao phổi hoặc đã được hội chẩn với trung tâm chống lao tỉnh, thành phố (trong khi chưa hội chẩn được có thể cho dùng một đợt kháng sinh điều trị để loại trừ các nhiễm khuẩn khác ở phổi).
                      Phương pháp nuôi cấy và kháng sinh đồ chỉ có thể tiến hành ở các nơi có điều kiện trang bị kỹ thuật tốt, tốn kém, kết quả phải 2-3 tháng sau mới trả lời được và chi tiến hành cho một số trường hợp cần thiết.


                      b. X-quang


                      Là phương pháp quí báu góp phần chẩn đoán lao phổi. X-quang có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp trong chẩn đoán lao phổi. Nhiều bệnh có hình ảnh X-quang phổi giống lao phổi, lao phổi ngược lại cũng có hình ảnh dễ nhầm lẫn với các bệnh phổi khác.
                      Mặt khác khó phân biệt tổn thương ở phổi do lao cũ đã ổn định hay lao mới đang tiến triển.


                      Vì thế X-quang không phải là yếu tố quyết định trong chẩn đoán lao phổi.
                      Ngày nay với đại dịch nhiễm HIV/AIDS lan tràn tổn thương lao ở phổi, ở những người lao phổi nhiễm HIV/AIDS thay đổi nhiều so với những hình ảnh được mô tả trước đây (tổn thương lao cổ điển mà nói chủ yếu khu trú ở đỉnh phổi, tổn thương hang v.v...) để chẩn đoán lao phổi phải phối hợp nhiều biện pháp, kết hợp nhiều yếu tố trong đó có chụp X-quang.


                      c. Phản ứng tuberculin (Mantoux)


                      Phản ứng tuberculin thể hiện phản ứng dị ứng của cơ thể đối với trực khuẩn lao.
                      Phản ứng tuberculin dương tính thể hiện trong cơ thể người được làm phản ứng đã có lúc nào đó bị nhiễm trực khuẩn lao.


                      Phản ứng tuberculin âm tính thể hiện cơ thể người được làm phản ứng chưa có dị ứng với trực khuẩn lao, chưa từng nhiễm trực khuẩn lao hoặc do cơ thể quá yếu, suy kiệt, suy giảm khả năng miễn dịch nên mặc dù đã nhiễm trực khuẩn lao cơ thể cũng không có phản ứng được.


                      Như vậy theo dõi sự chuyển phản ứng tuberculin từ âm tính sang dương tính có thể suy đoán được tình hình cơ thể đã bị nhiễm lao chưa. Nếu theo dõi sự chuyển phản ứng tuberculin trong cộng đồng dân cư hàng năm, có thể tính được số mới bị nhiễm lao hàng năm trong tập hợp dân cư đó.


                      Phản ứng tuberculin âm lính thường gặp trong những trường hợp sau:
                      Suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV/AIDS.
                      Dùng corticoid kéo dài
                      Suy dinh dưỡng, suy kiệt
                      Đẻ non, thiếu tháng
                      Người già
                      Nhiễm virus (sởi, cúm, thuỷ đậu...)
                      Ung thư, ốm dài ngày, bệnh nặng, nhiễm khuẩn nặng.
                      Nói chung phán ứng tubercuhn có giá trị chẩn đoán nếu trước đó bệnh nhân đã làm phản ứng nhưng kết quả âm tính (giá trị chẩn đoán nằm trong tình trạng chuyển phản ứng).


                      Ở những nơi có chỉ số nguy cơ nhiễm lao cao, bệnh lao phổ biến và trên các trẻ em đã được tiêm chủng BCG, phản ứng tuberculin chỉ có giá trị hạn chế khi dùng để chẩn đoán tình trạng nhiễm lao.
                      Có nhiều loại tuberculin nhưng quan trọng nhất là hai loại tuberculin PPD (purified protein derivative) sau:
                      PPD-S được công nhận là PPD tiêu chuẩn quốc tế của tuberculin loài có vú.
                      PPD-RT23 là một lô rất lớn loại tuberculin tinh khiết, sản xuất năm 1958 và được dùng rộng rãi trong nghiên cứu trên thế giới.
                      Một đơn vị PPD-RT23 tương đương 3 đơn vị quốc tế PPD-S. Trong chẩn đoán hoặc điều tra dịch tễ thường sử dụng 2 đơn vị RT23.
                      Thường tiêm tuberculin trong da ở phần dưới của 1/3 trên mặt trước cánh tay trái. Không vô khuẩn da bằng aceton hay ether. Dùng bơm tiêm tuberculin và kim tiêm trong da số 26 dài 10 mm tiêm 0,1 ml dung dịch tuberculin tiêm trong da tạo nên cục sần đường kính 5-6 mm. Nếu không nổi cục sần là tiêm sai kỹ thuật.
                      Kết quả đọc sau 48-72 giờ.


                      Phản ứng có 3 mức: quầng đỏ, nổi cục, phỏng nước.


                      Phản ứng được coi là dương tính khi tạo nên một vùng mẩn đỏ (phải chú ý quan sát nếu người được tiêm có da xám, sẫm màu) và một cục cứng sờ nổi trên mặt da đường kính cục đo được từ 10 mm trở lên tới 5 đơn vị quốc tế PPD-S hay 1 đơn vị quốc tế PPD-RT23.


                      Đường kính càng lớn thể hiện phản ứng càng mạnh.
                      Nếu dưới 10 mm thì  kết luận được là dương tính cao.
                      Tuy nhiên phải phân tích từng trường hợp cụ thể để cân nhắc vì nhiều trường hợp do nhiều yếu tố (suy dinh dưỡng , suy kiệt v.v...) phản ứng có thể yếu hoặc không có phản ứng. Những trường hợp này phải kết hợp với các thăm khám, xét nghiệm khác để có thể kết luận cho đúng đắn. Phản ứng càng dương tính mạnh càng có nhiều khả năng mắc lao. Phản ứng đặc biệt quan trọng ở trẻ em, là yếu tố chẩn đoán rất có giá trị (nếu dương tính mạnh) nhất là khi trẻ càng nhỏ. Người lớn tuổi giá trị chẩn đoán của phản ứng không được nh­ư trẻ nhỏ.


                      Bình thường sau khi tiêm, tại nơi tiêm sau 3-4 tuần có: một nốt sưng nhỏ sau 10-15 ngày, rò dịch trong vài tuần rồi kín miệng, làm vẩy. Vẩy rụng để lại sẹo tồn tại trong nhiều năm. Đường kính sẹo từ 4-5 mm.
                      Biến chứng khi tiêm chủng thường gặp là viêm hạch lympho. Ở nước ta tỷ lệ này hiện nay là từ 0,1 - 4%. Hạch sưng là hạch vùng nách trái (vì tiêm BCG ở vai trái) và có khi ở trên xương đòn. Hạch lúc đầu to lên, sưng mềm, di động rồi vỡ rò trong vài tháng sau lành tự nhiên. Một số trường hợp phải điều trị bằng INH rắc tại chỗ và uống với liều 5 mg/Kg thể trọng trong 3-6 tháng. Ngoài ra vaccin BCG còn có thể gây ra viêm tuỷ xương với tỷ lệ 0,1/100.000 trẻ được tiêm.


                      2. Chẩn đoán lao trẻ em


                      Chẩn đoán lao trẻ em thường khó vì trẻ không tự nhận biết các triệu chứng lao, không nêu lên được những thay đổi bất thường trong cơ thể mình, ít khi khạc được đờm, đờm không mấy khi tìm được trực khuẩn lao. Bố mẹ, người lớn nếu không quan tâm đến trẻ thì không thể biết được.
                      Trẻ bị lao thường có những biểu hiện sau:
                      - Gầy yếu, cân nặng không tương xứng với tuổi, xanh xao.
                      - Sút cân liền 2-3 tháng không rõ căn nguyên
                      - Hay ho, thờ khò khè không phải do VA, amidan
                      - Hay sốt nhất là sốt về chiều
                      - Ra mồ hôi trộm.
                      Có hình ảnh bất thường khi chụp X-quang phổi: hình thâm nhiễm phổi, hạch trung thất nổi to.
                      - Phản ứng tuberculin dương tính.
                      - Có tiếp xúc với nguồn lây: trong nhà có cha mẹ, ông bà hoặc anh chị em bị lao, đi học có thầy cô giáo hoặc bạn học bị lao.
                      Gần đây Tổ chức y tế thế giới khuyên nên dùng bảng điểm của Keith Edwards để chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em như sau (bảng 4).
                       
                      .......

                      Gia đình có người mắc lao (trước kia hoặc hiện nay) 
                       
                      Các dấu hiệu khác có thể có ở trẻ cũng được đánh giá theo bảng điểm dưới đây (bảng 5)
                      Bảng điểm ở trẻ có các dấu hiệu bất thường khác

                      Các dấu hiệu khác.
                       
                      .......

                      Phản ứng tuberculin dương tính


                      Hạch to, không đau, chắc hoặc mềm rò ở cổ, nách, háng
                      Sốt không rõ nguyên nhân, điều trị sốt rét không đỡ, ra mồ hôi trộm
                      Suy dinh dưỡng sau 4 tuần điều trị không cải thiện
                      Biến dạng cột sống
                      Sưng khớp xương, biến dạng hoặc rò xương
                      Tràn dịch ổ bụng, có khối u trong bụng không rõ nguyên nhân
                      Tính tình thay đổi hoặc hôn mê 
                       
                      .......
                       
                      Nêu số điểm của trẻ từ 7 điểm trở lên phải coi như trẻ bị lao, điều trị cho trẻ bằng thuốc chống lao.
                      Nếu điểm dưới 7 và trẻ có các triệu chứng về hô hấp thì cho trẻ chụp X-quang phổi.
                      Nếu phim X-quang phổi có hình tổn thương lao thì cho trẻ điều trị lao. Nếu phim X-quang phổi không có hình tổn thương lao phải cho trẻ điều trị kháng sinh 1 - 2 đợt mỗi đợt 5 - 7 ngày bằng các kháng sinh thích hợp.
                      Nếu các triệu chứng giảm, tình trạng trẻ khá lên thì đó là viêm nhiêm đường hô hấp.
                      Nếu không kết quả, phải điều trị cho trẻ như lao.


                      3. Phân loại bệnh lao


                      Có nhiều cách phân loại bệnh lao. Hai phân loại thường được quan tâm của người thầy thuốc thực hành là phân loại theo vị trí tổn thương và phân loại theo tiền sử dùng thuốc.


                      a. Phân loại theo vị trí tổn thương


                      Trong phân loại này bệnh lao được chia làm 2 loại: lao phổi và lao ngoài phổi.
                      * Lao phổi:
                      - Lao phổi có trực khuẩn lao trong đờm.
                      Bệnh nhân thuộc loại này là những người đạt trong 3 điều kiện sau: Có từ hai lần xét nghiệm đờm trở lên (từ 2 mẫu đờm khác nhau) tìm thấy trực khuẩn lao.
                      - Có một xét nghiệm đờm tìm thấy trực khuẩn lao và có hình ảnh tổn thương nghĩ đến lao phổi trên phim chụp X-quang phổi.
                      - Có một tiêu bản đờm và nuôi cấy dương tính.
                      - Lao phổi không tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm.
                      Thuộc loại này là các bệnh nhân đạt 1 trong 2 điều kiện sau:
                      Ba lần xét nghiệm trở lên đều không tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm, có hình tổn thương trên phim X-quang phổi nghĩ tới lao phổi.
                      Tiêu bản đờm âm tính và nuôi cấy dương tính.
                       

                      * Lao ngoài phổi.


                      Là thể lao ở các tạng như lao hạch, lao xương khớp, lao màng não, lao sinh dục tiết niệu, lao ruột, lao màng bụng, lao màng ngoài tim, lao da v.v...


                      Thuộc loại lao này là các bệnh nhân đạt một trong hai điều kiện dưới đây:
                      Bệnh phẩm lấy từ các tạng (ngoài phổi) như màng phổi, màng bụng, hạch v.v... nuôi cấy có kết quả dương tính.
                      Bệnh phẩm mô học lấy từ các tạng nghĩ tới bệnh lao hoặc bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng nghĩ tới bệnh lao.


                      b. Phân loại theo tiền sử dùng thuốc chống lao


                      Theo phân loại này bệnh nhân được chia làm: bệnh nhân mới, bệnh nhân cũ (mạn tính), bệnh nhân lao tái phát, bệnh nhân lao điều trị thất bại.
                       

                      - Bệnh nhân lao mới.
                      Là những bệnh nhân sau:
                      Bệnh nhân trước dây chưa hề mắc lao, chưa hề chữa lao.
                      Bệnh nhân mới dùng thuốc chống lao dưới 1 tháng.
                      - Bệnh nhân lao cũ (mạn tính)
                      Là những bệnh nhân sau khi đã dùng công thức điều trị lại bệnh lao, có giám sát việc dùng thuốc chặt chẽ vẫn tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm.
                      - Bệnh nhân lao tái phát.
                      Là những bệnh nhân đã được điều trị lao, được thầy thuốc chuyên khoa lao xác định là khỏi bệnh (đối với lao phổi là 3 lần thử đờm mỗi lần cách nhau 2 - 8 tháng đều không tìm thấy trực khuẩn lao v.v...), nay lại tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm.
                      - Bệnh nhân lao điều trị thất bại.
                      Là các bệnh nhân lao như sau:
                      Bệnh nhân được chấn đoán lao phổi mới điều trị lần đầu nhưng vẫn còn trực khuẩn lao trong đờm từ tháng thứ 5 trở đi.


                      Bệnh nhân lao phổi đã được điều trị vẫn tìm thấy trực khuẩn lao ở lần xét nghiệm cuối cùng sau đó không dùng thuốc trên 2 tháng trước tháng thứ 5.
                      Bệnh nhân lao phổi không tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm, sau 2 tháng điều trị lại tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm.


                      http://www.cimsi.org.vn/Lao/home.asp?act=tieuchuan
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.02.2007 00:04:51 bởi HongYen >
                      #26
                        HongYen 25.03.2007 12:36:59 (permalink)
                        Mức độ lây lan của bệnh lao trên toàn cầu chựng lại
                        Lisa Schlein
                        Geneva
                        23/03/2007
                         
                         
                        Một phúc trình mới đây cho thấy mức độ lây lan của dịch bệnh lao trên toàn cầu đã chựng lại lần đầu tiên kể từ khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuyên bố bệnh lao là một vấn đề y tế công cộng cấp bách vào năm 1993. Kết quả của phúc trình về Kiểm Soát Bệnh Lao Toàn Cầu cho thấy tỉ lệ dân số thế giới nhiễm vi trùng lao đã lên tới cao điểm vào năm 2004; mức độ này đã giữ nguyên, không tăng thêm trong năm 2005.
                         
                        Theo phúc trình của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, năm 2005 có gần 9 triệu người bị nhiễm bệnh lao và 1,6 triệu người đã chết vì căn bệnh này. Phúc trình này cho biết hiện nay có gần 60% trường hợp lây nhiễm bệnh lao được phát hiện và đa số đã được chữa khỏi.
                         
                        Bác sĩ Mario Raviglione, người đứng đầu Phân bộ Chống Bệnh Lao của WHO, cho biết thành công của công tác phòng chống căn bệnh này có được là do tỉ lệ lây nhiễm bệnh lao giảm đều đặn, mặc dù chậm, tại Châu Á và Châu Mỹ La Tinh, cũng như mức độ lây lan tại Châu Phi và Ðông Âu đã lên tới đỉnh điểm, không còn cao hơn được nữa.
                         
                        Nếu chiều hướng mà chúng tôi tiên liệu đang xảy ra hôm nay được xác nhận trong 3 hay 4 năm tới, thì chúng ta sẽ thực sự đạt được Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ về phòng chống bệnh lao trước năm 2015, đó là điều mà chúng tôi hy vọng.
                         
                        Mục tiêu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là cắt giảm 70% những ca bệnh lao, và chữa khỏi cho 85% số ca bệnh trước năm 2015. Trong suốt thập kỷ qua, đã có 26 triệu bệnh nhân được đưa vào chương trình chữa trị có tên là Chiến Lược Ngăn Ngừa Bệnh Lao của WHO, còn được gọi tắt là DOTS.
                        Bác sĩ Raviglione cho biết tỉ lệ tử vong vì căn bệnh đã giảm xuống tại các nước đã áp dụng chương trình chữa trị này. Tuy nhiên theo ông, thì tốc độ giảm hãy còn quá chậm đến nỗi với tỉ lệ lây lan giảm với mức độ như hiện nay, thì phải mất mấy thể kỷ mới xóa bỏ được hoàn toàn căn bệnh này. Bác sĩ Raviglione nói rằng số thực sự của những ca bệnh lao cũng đang gia tăng là vì tuổi thọ của người dân dài hơn và dân số thế giới đang gia tăng. Cũng theo bác sĩ này thì một nguyên nhân khác nữa là một số loại thuốc trị căn bệnh này đã trở nên không còn hiệu nghiệm như trước nữa.
                         
                        Một tin tức đáng lo ngại khác là loại bệnh lao có khả năng kháng lạinhiều thứ thuốc. Đây là loại lao có thể kahgn lại lại lọat thuốc kháng sinh thế hệ  đầu tiên. Tỉ lệ lây lan của bệnh lao này đã tăng đến mức báo động tại các nước thuộc Liên Xô cũ và tại Trung Quốc. Nghiêm trọng hơn nữa là sự xuất hiện của loại bệnh lao có khả năng kháng thuốc rộng rãi, một hình thức vi trùng lao có khả năng chống lại những thứ thuốc mới.
                         
                        Tổ Chức Y Tế Thế Giới cảnh báo rằng sự lan tràn của loại lao có khả năng kháng thuốc này đang tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với những tiến bộ hiện nay và lại có thể còn lật ngược lại những thành quả đã đạt được. Tổ chức này nói rằng tình hình sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng tại Châu Phi nơi bệnh lao vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong đối với các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Những số liệu ước tính cho thấy có đến 1/3 trong tổng số 40 triệu người lây nhiễm HIV/AIDS trên toàn cầu cũng bị nhiễm vi trùng lao.
                         
                        Ông Peter Piot, giám đốc chương trình bệnh AIDS của Liên Hiệp Quốc, cảnh báo rằng tình trạng kháng thucố của vi trùng lao tại khu vực dưới sa mạc Sahara của Châu Phi đang đe dọa đến những tiến bộ đạt được đến ngày hôm nay của công tác chữa trị HIV/AIDS.
                         
                        Sự đề kháng này đã phát triển phần lớn là do đầu tư không đủ vào các chương tirnh căn bản kiểm soát bệnh lao. Và tình trang này có thể lan tràn rất nhanh trong những cộng đồng bệnh nhân nhiễm HIV vì cơ cở hạ tầng y tế kém cỏi và thiếu thốn những điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ phòng ngừa và chữa trị HIV/AIDS.
                         
                        Bác sĩ Piot nói rằng ngày nay các dịch vụ chữa trị bệnh lao và bệnh HIV cần phải được kết hợp chặt chẽ hơn bao giờ hết.
                         
                        Tổ Chức Y Tế Thế Giới kêu gọi phải đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác nghiên cứu để tìm ra các phương tiện chẩn đoán tốt hơn, các loại thuốc trị và vắc xin ngừa hiệu nhiệm hơn.

                        http://www.voanews.com/vietnamese/2007-03-23-voa10.cfm
                        #27
                          HongYen 31.05.2007 10:02:30 (permalink)
                          Giới chức y tế tìm kiếm hành khách chung chuyến bay với người bệnh lao
                          31/05/2007
                           

                          Các quan chức trong ngành y tế Hoa Kỳ đang tìm cách tiếp xúc với những người có thể bị nhiễm bệnh lao, do một người Mỹ truyền sang, khi ông này có mặt trong 2 chuyến bay ngang qua Đại Tây Dương.
                           
                          Hôm thứ Tư, Bác sĩ Martin Cetron thuộc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ cho báo chí biết rằng cuộc truy tầm những hành khách ngồi gần người đàn ông mắc bệnh lao này quả là một công tác nhiêu khê, phức tạp, và đầy khó khăn.
                           
                          Bác sĩ Cetron cho biết thêm: người đàn ông mắc bệnh lao, mà tên tuổi được giữ kín, đã bay từ thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia của Hoa Kỳ đến thủ đô Paris của Pháp, trên chuyến bay số 385 của hãng hàng không Air France vào ngày 12 tháng 5.
                           
                          Ông ta trở về thành phố Montreal của Canada trên chuyến bay số 104 của hàng hàng không của Cộng Hòa Czech, cất cánh từ Praha vào ngày 24 tháng 5. Ông mắc một loại bệnh lao mà các loại thuốc phổ thông không còn công hiệu nữa.
                           
                          Các bác sĩ của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ tin rằng độ lây nhiễm của ông không cao. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định xem các hành khách ngồi gần ông khoảng 2 hàng ghế của máy bay hiện nay đang ở đâu.
                           
                          Trước mắt, người đàn ông mắc bệnh đã được cách ly và giám sát cẩn thận tại một cơ sở y tế của thành phố Atlanta.
                           
                          http://www.voanews.com/vietnamese/2007-05-31-voa6.cfm
                           
                          #28
                            HongYen 01.06.2007 12:27:10 (permalink)

                            Bác sĩ Cetron cho biết thêm: người đàn ông mắc bệnh lao, mà tên tuổi được giữ kín, đã bay từ thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia của Hoa Kỳ đến thủ đô Paris của Pháp, trên chuyến bay số 385 của hãng hàng không Air France vào ngày 12 tháng 5.

                             




                            Người đàn ông bị bệnh lao đã được nhận dạng


                            01/06/2007


                            Theo các nguồn tin phối hợp, người đàn ông Mỹ đang được điều trị về một hình thức bệnh lao rất hiếm là Luật Sư Andrew Speaker, 31 tuổi, tại thành phố Atlanta ở miền Nam Hoa Kỳ.
                             
                            Ông Speaker mắc một hình thức bệnh lao có khả năng kháng các loại thuốc thông thường vẫn được sử dụng để chữa trị bệnh này.
                             
                            Ông Speaker được đưa lên máy bay từ thành phố Atlanta về thành phố Denver ở phía Tây Hoa Kỳ để được tiếp tục điều trị. Các giới chức bệnh viện cho hay họ đã lập tức khởi sự một loạt các thử nghiệm y khoa.
                             
                            Đài truyền hình CNN tường trình rằng cha vợ ông Speaker, Robert Cooksey, là một chuyên gia vi trùng học dã từng nghiên cứu những đề tài liên quan đến bệnh lao tại các trung tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh khác nhau của thành phố Atlanta.
                             
                            Đài CNN đã phổ biến một tuyên bố của ông Cooksey, khẳng định ông không mắc bệnh lao, và ông Speaker mắc phải chứng bệnh này không dính líu gì đến việc làm của ông.
                             
                            http://www.voanews.com/vietnamese/2007-06-01-voa5.cfm
                            #29
                              HongYen 04.06.2007 21:27:04 (permalink)

                              ông Speaker, Robert Cooksey

                               
                              Bệnh nhân lao phổi bị biệt lập, bố vợ sẽ bị điều tra
                              Sunday, June 03, 2007
                               
                               
                              ATLANTA, Georgia (AP) - Một chuyên gia sinh vật học làm việc cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ, cha vợ của một bệnh nhân hiện đang bị biệt lập vì mang trên người bệnh lao phổi với loại vi trùng có sức đề kháng các loại trụ sinh mạnh nhất, sẽ bị điều tra để xem ông dính líu như thế nào trong vụ này, theo bản thông cáo của cơ quan liên bang phòng chống bệnh Centers for Disease Control and Prevention (CDC).
                               
                              Trong khi đó, CDC cho hay đã rút lại lệnh của liên bang nhằm cô lập bệnh nhân lao phổi Andrew Speaker vì lệnh của cơ quan y tế ở Denver buộc ông này phải ở trong một bệnh viện nơi đây là đủ để bảo vệ sức khỏe công cộng. Quyết định này chấm dứt việc biệt lập của chính phủ liên bang đối với một bệnh nhân, lần đầu tiên được đưa ra kể từ năm 1963 đến nay.
                               
                              Ông Speaker cho hay cả ông, các bác sĩ và cơ quan CDC đều biết rằng ông mắc bệnh lao phổi với vi trùng có thể chống lại một số thuốc trước khi ông bay sang Âu Châu làm đám cưới và hưởng tuần trăng mật hồi tháng qua.
                               
                              Robert Cooksey, một chuyên gia về lao phổi và các loại vi trùng khác, và cũng đã đến tham dự đám cưới của con gái mình, cho hay ông đã đưa ra những lời khuyên thân mật “cha con” với ông Speaker về việc di chuyển với bệnh trên người.
                               
                              Ông Speaker cho hay vào lúc đó ông cũng có lời khuyên từ giới y tế ở quận Fulton, tiểu bang Georgia rằng ông không lây lan hay là mối nguy hiểm cho sức khỏe của bất cứ ai. Ông nói các giới chức này cho hay họ không nghĩ rằng ông nên bay nhưng không ai ra lệnh cho ông không được làm điều này.
                               
                              Ông Speaker khi sang đến Âu Châu mới biết rằng các kết quả thử nghiệm cho thấy ông không chỉ mắc bệnh lao phổi mà là loại lao phổi với vi trùng có khả năng chống trụ sinh rất cao, được gọi là XDR.
                               
                              Các giới chức y tế liên bang cho hay ông Cooksey đã giúp liên lạc và tìm ra ông Speaker, đồng thời chẩn đoán bệnh của ông này.
                               
                              Dù rằng đã có lời cảnh cáo của giới y tế liên bang là không được lên máy bay, ông Speaker vẫn tiếp tục bay về Mỹ để chữa trị vì cho rằng chỉ ở Mỹ mới đủ khả năng và phương tiện để làm điều này.
                               
                              Speaker cho hay ông tìm cách vào Mỹ qua ngả Canada thay vì bay trực tiếp về Hoa Kỳ.
                               
                              Ông đã bị chính quyền liên bang ra lệnh biệt lập hôm 25 Tháng Năm, một ngày sau khi được cho qua biên giới ở trạm kiểm soát tại Champlain, New York.
                               
                              Giới chức bệnh viện National Jewish Medical and Research Center ở Colorado cho hay ông Speaker hiện đang được điều trị để làm xẹp khối u bằng quả banh tennis trong phổi. Các bác sĩ cho hay nếu thuốc uống không hết thì sẽ phải giải phẫu.
                               
                              Cùng với người vợ mới cưới, người luật sư 31 tuổi ở Georgia này cũng dùng một máy điện toán laptop để liên lạc từ căn phòng biệt lập ở lầu hai, có trang bị xe đạp để tập thể dục và một máy truyền hình. (V.Giang)
                               
                              http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60640&z=4
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 40 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9