Bài mở Đầu
Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 41 bài trong đề mục
pham 24.03.2005 08:28:24 (permalink)
Lang thang trên internet VV thấy nhiều website Việt Nam vẫn còn viết sai chính tả Việt ngữ nên mới lập thêm DD này để chúng ta cùng trau dồi thên Việt ngữ.

VV thấy vẫn còn nhiều người viết "trau dồi" = "trao giồi" vậy chữ nào mới đúng đây

Còn nữa từ Hán Việt

Thầy Trương Củng ơi mở lớp dạy tiếng Hán đi
#1
    Trương Củng 24.03.2005 15:06:43 (permalink)

    Trích đoạn: viviy2k

    Lang thang trên internet VV thấy nhiều website Việt Nam vẫn còn viết sai chính tả Việt ngữ nên mới lập thêm DD này để chúng ta cùng trau dồi thên Việt ngữ.

    VV thấy vẫn còn nhiều người viết "trau dồi" = "trao giồi" vậy chữ nào mới đúng đây

    Còn nữa từ Hán Việt

    Thầy Trương Củng ơi mở lớp dạy tiếng Hán đi


    VV ơi, VV mở các mục này ra chắc là khổ TC rồi. Chánh tả tiếng Việt cũng như cỏ mọc trong vườn vậy, nhổ hết lớp này thì mọc lớp khác, chẳng bao giờ dứt được. Hơn nữa người làm vườn có khi cũng chưa chắc phân biệt nổi đâu là cỏ đâu là hoa - cỏ cũng trổ hoa được mà, chắc cũng có lúc nhổ luôn cả hoa đó.
    Khó như vậy nên TC hay cố né chuyện sửa chánh tả là vậy.

    Trau dồi hay trao giồi thì cả hai chỉ đúng có một nửa thôi, chữ đầu thì đúng nửa đầu; chữ sau thì đúng nửa sau. Ghép đầu trước với đuôi sau thành trau giồi.

    Trau là trau chuốt, gọt đẻo, là đánh bóng; nghĩa bóng thành ra là o bế, làm đẹp, như trau tria.
    Thí dụ:
    Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
    Về Hán trau tria mảnh má hồng

    Tôn Phu nhân qui Thục

    Tin đi mối lại cùng nhau,
    Kẻ nâng-niu ngọc, người trau chuốt ngà.

    Phan Trần

    Giồi là tô phấn, tô màu lên rồi đánh cho bóng, cho đẹp như giồi má phấn; nghĩa bóng thành ra là ôn tập cho nhuần nhuyễn như giồi mài giồi mài kinh sử

    Thí dụ
    Sử kinh anh rán giồi mài
    Lòng em quyết chí đợi hoài duyên anh.

    ca dao

    Dệt thêu, học lẫn nữ công,
    Lúc chia hoa ướp, khi chung phấn giồi.

    Nhị độ mai

    Chữ giồi có người thường viết ra thành dồi, vì cách phát âm địa phương, ở các trường hợp như giùm thành dùm thì tạm chấp nhận được, vì chữ dùm không có nghĩa khác. Trong khi chữ dồi thì có chuyện to vì dồi đã có nghĩa khác rồi (tức là thịt dồn trong ruột), dùng vậy e có khi nhầm.

    Tiếng Việt mà TC còn không dám dạy ai, huống hồ Chữ Hán, biết được bao nhiêu đâu mà đòi mở lớp làm Thầy.

    Thân
    TC
    #2
      pham 24.03.2005 17:50:12 (permalink)
      Vậy VV viết trau giồi là đúng rồi, bị người bạn bẻ lưng , nó nói là "dồi" thiệt là tức chết.

      Thầy TC không dám dạy vậy thì chúng ta "trau giồi" đi
      #3
        pham 24.03.2005 17:52:08 (permalink)

        Vạn kim bảo kiếm tàng thu thuỷ
        Mãn mã xuân sầu áp cẩm yên.



        Câu trên thì còn hiểu, câu dưới THUA. Thầy TC giải nghĩa dùm đi
        #4
          Trương Củng 25.03.2005 15:24:22 (permalink)
          Không lẽ đây là bài học mở đầu của VV sao?
          Thôi được, để giảng nghĩa ra vậy. Giảng nghĩa chớ không dịch, tự hiểu ra thì hay hơn là được dịch giùm.
          Câu một nghĩa thì dễ hiểu nhưng ý thì sâu, còn câu hai thì khó nắm được nghĩa vì nhiều từ khó.
          Ở câu hai nếu che chữ mãn mã đi thành: "xuân sầu áp cẩm yên", thì với chữ áp là đè nặng; cẩm yên là cái yên ngựa thêu, sẽ dễ hiểu là lòng sầu xuân đè lên yên thêu. Rồi bây giờ lấy 2 chữ mãn mã, tức là đầy hoặc là bao trùm trên mình ngựa, bổ nghĩa cho lòng sầu xuân thì câu thơ hẳn là rõ nghĩa.
          Mùa xuân trên yên ngựa tức là đang du xuân thì phải vui, sao lòng lại buồn?

          Câu một nghĩa thì dễ nắm, nhưng gươm báu ngàn vàng sao lại ẩn mình trong nước Thu. Vậy nước Thu là gì.

          Trong bài phú Đằng Vương Các của Vương Bột có câu:
          "Thời duy cửu nguyệt, tự thuộc tam thu
          Lạo thuỷ tận nhi hàn đàm thanh, yên quang ngưng nhi mộ sơn tử."
          Bây giờ vào tháng chín, thuộc ba tháng mùa thu;
          Nước lũ hết, đầm lạnh trong; ráng chiều ngưng giăng lên núi tím.


          Mùa thu ở Hoa Nam thì hết mưa, hết lũ lụt, nước trong ao đầm mùa thu hẳn phải trong vắt, không gợn đục. Nên thơ xưa thường để ví với sự trong sáng. Thí dụ như ánh mắt giai nhân: "Làn thu thuỷ nét xuân sơn" (Kiều), hay là tâm hồn trong sáng như ở câu một.

          Hai câu đó là của người xưa, TC có tu chín kiếp nữa cũng không làm được câu thơ hay như vậy.
          Thân
          TC
          #5
            Huyền Băng 28.10.2005 05:17:48 (permalink)
            chào mọi người,

            Vivi nói đúng đấy, thầy Củng mở lớp đi, HB xin ghi danh học, ai học được thì học, không học thì vào tham khảo cũng tốt vậy.

            Hoan nghênh hai tay đấy,
            Huyền Băng,
            #6
              Trương Củng 28.10.2005 16:39:59 (permalink)
              Gọi là tự học thì cũng có nghĩa là học mò, học mò thì biết đường đâu mà chỉ cho người khác. Ðể ít hôm nữa TC lấy cuốn Tự Học Chữ Hán của Lưu Khôn về (một người quen đang mượn) đăng lên thư quán, ai siêng thì đọc.
              #7
                HongYen 30.10.2005 04:54:31 (permalink)

                Ðể ít hôm nữa TC lấy cuốn Tự Học Chữ Hán của Lưu Khôn


                Thấy có lớp Hán Nôm Việt online; nên cũng ký tên vaò lớp. Thế mà chỉ dự thính ngoài hành lang, nghe tiếng mất tiếng còn. Riêng tự học hay học mò sao mà khó quá. Vì lẻ: thiếu kiên nhẫn, ít thông minh, và, và ít ứng dụng ra đồng tiền lẹ

                Chúc vui với tiếng Việt hiện tại.
                #8
                  P.NQH€ 30.10.2005 20:32:55 (permalink)
                  Hix hix hix. !
                  Sao máy em không coi đượng phôn trữ vậy. Ai biết bảo em cái để xin học ké chút
                  P.NQH <--- chuyen gia sai lỗi chánh tả
                  #9
                    Huyền Băng 31.10.2005 15:24:45 (permalink)
                    Rất hay!
                    HB vừa vào đọc sơ bài Tự Học Chữ Hán của Lưu Khôn do Trương Củng đưa lên, rất hay và rất cần thiết cho TV chúng ta nhất là với những thi sĩ. Kiến thức về danh từ Hán Việt sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm từ thay thế vào những câu thơ mà ý đẹp vần chưa vần... Có một nhóm người chủ trương lọai bỏ danh từ Hán Việt trong văn chương Việt Nam, tôi nghĩ điều này là không đúng! Trong khi mọi người đi tìm cái mới cái hay của người khác để bổ túc thêm cho cái mình có, mà chúng ta lại bỏ đi cái văn hóa theo chúng ta từ bao đời nay, có phí lắm không?
                    Cách đây vài tuần, trong một chương trình dạy Anh ngữ (IELT) của đài abcasiapacifice, có một bài đề cập về ngôn ngữ nước ngòai trong anh ngữ như chữ typhoon, monsoon, cyclone. Tsunami,tornado.. họ rất hảnh diện về sự mới mẻ giồi giàu trong ngôn ngữ của họ do biết cập nhật thêm một số tiếng nước ngòai..
                    Vậy các bạn trẻ, chúng ta hảy học lại những gì chúng ta đã có, hoặc ôn lại những gì chúng ta đã học với "Lưu Khôn".
                    Huyền Băng,
                    #10
                      vvn 02.11.2005 14:34:40 (permalink)


                      Trích đoạn: P.NQH€

                      Hix hix hix. !
                      Sao máy em không coi đượng phôn trữ vậy. Ai biết bảo em cái để xin học ké chút
                      P.NQH <--- chuyen gia sai lỗi chánh tả


                      P.NQH€ xem ở đây nhé


                      Trích đoạn: Trương Củng

                      Nếu một vài ký tự ở các bài trên không đọc được, hạ tải (download) và cài đặt thêm font dưới đây:

                      http://prdownloads.sourceforge.net/vietunicode/hannom.zip?download
                      http://home.att.net/~jameskass/code2000_page.htm
                      http://hiep99.hp.infoseek.co.jp/NomMinh.zip (link ở trang ngoài TV đã chết).

                      #11
                        Trương Củng 09.11.2005 17:17:02 (permalink)


                        Trích đoạn Tre Xanh:
                        Cảm ơn Bác Trương, Tre cũng đang bập bẹ chữ Hán cho bít. Mấy bài Bác chỉ rất phù hợp.

                        Dời bài của TX qua bên này, cho các bài học được liên tục.
                        Có chỗ nào cần hỏi về các bài học thì hỏi ở đầy cũng tiện. TC sẽ cố gắng trả lời trong phạm vi khả năng của mình.

                        Chúc gặt hái được nhiều điều tốt đẹp trong việc học.
                        TC
                        #12
                          Trương Củng 09.11.2005 17:36:36 (permalink)
                          Chữ đề cập dưới đây không cần thiết lắm trong bài học, nói biết chơi cho vui.

                          Bài thứ sáu có chữ mẫu viết với chữ tử bên trong, tìm trong các ký tự nằm trong tất cả bộ chữ có trong máy đều không có. Lại tìm trong tự điển Khang Hi cũng không thấy.
                          Ðành phải vẽ bằng tay vậy.

                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/5617/71FF8FEEAFD34403B82466A4DDC02E05.gif[/image]
                          Attached Image(s)
                          #13
                            Trương Củng 11.11.2005 16:41:16 (permalink)
                            Một số chữ hán trong loạt bài Tự Học Chữ Hán hơi nhỏ, khó đọc, nếu cần hiển thị lớn hơn thì với:
                            Internet Explorer trên thanh menu chọn: View --> Text Size --> Largest
                            Netscape và Firefox nhấn phím: Ctrl và phím + (làm vài lần đến khi nào chữ đủ lớn).
                            #14
                              meta4954 19.11.2005 04:38:10 (permalink)
                              a- Dồi còn có nghĩa dồn nhét (stuffing). Ví dụ dồn thịt vào súc xích gọi là thịt dồi hay dồi chó. Nếu "trau" là gọt đẽo thì "trau dồi" có nghĩa thái súc xích?
                              b- Nếu "trao" là trao đổi thì trao dồi là bán thịt chó?
                              c- Dồi còn có nghĩa dồn dập. Ta hay nói nhồi trống hay rền trống, tức là khua trống thành 1 hồi. Rolling thunder là sấm rền. "Trau dồi" có nghĩa đẽo gọt liên hồi?
                              d- Giồi còn đồng nghĩa với nhồi. Ta cũng hay nói nhồi phấn thoa son. Tại sao không thể "trau nhồi"? Mà trong tiền đề c, dồi có nghĩa "nhồi". Nếu Giồi và Dồi cùng nghĩa là Nhồi, X và Y bằng Z, tại sao nó không thể dùng thay thế cho nhau?

                              Meta ngụy biện đấy. Ngụy biện này có tên là Mononymy. Lúc nào rảnh Meta viết về ngụy biện.
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.11.2005 04:39:13 bởi meta4954 >
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 41 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9