Không lẽ đây là bài học mở đầu của VV sao?
Thôi được, để giảng nghĩa ra vậy. Giảng nghĩa chớ không dịch, tự hiểu ra thì hay hơn là được dịch giùm.
Câu một nghĩa thì dễ hiểu nhưng ý thì sâu, còn câu hai thì khó nắm được nghĩa vì nhiều từ khó.
Ở câu hai nếu che chữ mãn mã đi thành: "xuân sầu áp cẩm yên", thì với chữ áp là đè nặng; cẩm yên là cái yên ngựa thêu, sẽ dễ hiểu là lòng sầu xuân đè lên yên thêu. Rồi bây giờ lấy 2 chữ mãn mã, tức là đầy hoặc là bao trùm trên mình ngựa, bổ nghĩa cho lòng sầu xuân thì câu thơ hẳn là rõ nghĩa.
Mùa xuân trên yên ngựa tức là đang du xuân thì phải vui, sao lòng lại buồn?
Câu một nghĩa thì dễ nắm, nhưng gươm báu ngàn vàng sao lại ẩn mình trong nước Thu. Vậy nước Thu là gì.
Trong bài phú Đằng Vương Các của Vương Bột có câu:
"Thời duy cửu nguyệt, tự thuộc tam thu
Lạo thuỷ tận nhi hàn đàm thanh, yên quang ngưng nhi mộ sơn tử."
Bây giờ vào tháng chín, thuộc ba tháng mùa thu;
Nước lũ hết, đầm lạnh trong; ráng chiều ngưng giăng lên núi tím. Mùa thu ở Hoa Nam thì hết mưa, hết lũ lụt, nước trong ao đầm mùa thu hẳn phải trong vắt, không gợn đục. Nên thơ xưa thường để ví với sự trong sáng. Thí dụ như ánh mắt giai nhân: "
Làn thu thuỷ nét xuân sơn" (Kiều), hay là tâm hồn trong sáng như ở câu một.
Hai câu đó là của người xưa, TC có tu chín kiếp nữa cũng không làm được câu thơ hay như vậy.
Thân
TC