Viêm Gan
HongYen 25.03.2005 14:52:29 (permalink)
Lamivudine Làm Chậm Tiến Triển Gan Viêm Mạn Tính Loại B

BS Trịnh Cường, MD

Trong buổi họp thường niên của Hội Nghiên cứu Bệnh gan Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng October 2003 tại Boston, Massachusetts, một cuộc nghiên cứu lớn, ngẫu nhiên có kiểm soát với thuốc vờ đã chứng minh rằng điều trị lâu ngày với lamivudine làm giảm một cách đáng kể những biến chứng của bệnh gan viêm mạn tính (kinh niên) loại B nặng kể cả ung thư gan\.

Trong cuộc nghiên cứu kéo dài dùng lamivudine, 651 bệnh nhân bị xơ gan (cirrhosis) đã được chứng minh bằng tế bào học là do gan viêm loại B gây nên\. Số bệnh nhân này thuộc nhiều trung tâm trong vùng Thái Bình Dương Á Châu- nơi mà gan viêm loại B là nguyên do tử vong cao nhất - được chữa bằng lamivudine (100 mg một ngày) trong 5 năm (trung bình 32.4 tháng) hoặc thuốc vờ\. Trong số 436 bệnh nhân dùng lamivudine, 8% đạt được ít nhất một trong những điểm ngưng lâm sàng (clinical enđpoints), so với 18% cho những bệnh nhân chữa trị bằng thuốc vờ.

Những kết quả lâm sàng này gồm có sự tiến triển của bệnh, sự phát triển ung thư gan, viêm màng bụng vì nhiễm trùng, xuất huyết do dãn tĩnh mạch trong bao tử và ruột hay chết vì bệnh gan\. Bệnh tiến triển xảy ra cho 3% bệnh nhân dùng lamivudine và 9% bệnh nhân dùng thuốc vờ, ung thư gan xảy ra cho 4% bệnh nhân dùng lamivudine và 7% bệnh nhân dùng thuốc vờ\. Thuốc được dung nạp tốt nhưng sự khác biệt đáng kể về kết quả giữa 2 nhóm đưa tới sự chấm dứt cuộc nghiên cứu vào năm thứ 2 và những bệnh nhân dùng thuốc vờ được cho uống lamivudine\.

Dù rằng lamivudine đã được chứng tỏ làm giảm sự sao chép vi khuẩn (viral replication) một cách đáng kể và đưa tới sự khả quan về phương diện tế bào học, ảnh hưởng của nó trên sự tiến triển lâm sàng của những bệnh nhân mắc bệnh trầm trọng cũng không được rõ rệt, vì một số bệnh nhân bị vi khuẩn bộc phát do sự hiện diện của amino-acid đột biến kháng lại lamivudine\.

Phối Hợp Trị Liệu Bằng Thuốc Chủng Ngừa và Lamivudine Giúp Được Gan Viêm Mạn Tính Loại B
Cũng trong buổi họp trên, trong một cuộc nghiên cứu khác, Bác-sĩ Fazle Akbar báo cáo rằng chữa trị với thuốc chủng làm cho kết quả kháng vi-khuẩn và tạo miễn nhiễm được khả quan hơn cho những bệnh nhân mắc gan viêm mạn tính loại B đang được chữa trị bằng lamivudine, những kết quả trên đã được trình bày trong một nghiên cứu riêng tại Nhâ.t\.

BS Fazle Akbar từ trường Đại Học Y Khoa Ehime ở Nhật trình bày lý do vì cả virus hepatitis B và sự đáp ứng miễn nhiễm của người mang HBV đề có trách nhiệm trong pathogenesis của bệnh gan viêm kinh niên loại B, những người mang bệnh kinh niên không có triệu chứng bệnh mặc dù có mực cao của HBV trong huyết thanh và gan, nên việc trị liệu miễn nhiễm cần thiết để bổ xung cho cơ thể người mang bệnh chống lại virus
Cuộc nghiên cứu gồm 72 bệnh nhân đã được xác nhận là bi. HBV kinh niên qua thử nghiệm huyết học lẫn sinh hóa học cùng mô học qua sinh thiết gan.

tiếp....
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.09.2005 06:50:29 bởi HongYen >
#1
    HongYen 25.03.2005 14:54:12 (permalink)
    .....
    Tất cả số 72 bệnh nhân này được chữa trị bằng lamivudine, 100mg mỗi ngày trong 12 tháng, 15 bệnh nhân trong số này được cho dùng thêm 20 microgram thuốc chủng có chứa kháng sinh bề mặt B (hepatitis B surface antigen) chích dưới da cứ hai tuần một mũi chích, tổng cộng 12 liều trong 6 tháng, bắt đầu mũi chích đầu tiên 3 tháng sau khi được uống lamivudine.

    Mười hai tháng sau khi được trị liệu bằng thuốc chủng, tất cả 15 bệnh nhân được chữa trị phối hợp so với 39 trong số 57 bệnh nhân (67%) chữa trị đơn độc bằng lamivudine đều không có HBV DNA.

    Sự biến đổi trong huyết thanh từ HBeAg sang anti-HBe xảy ra cho 55% bệnh nhân chữa trị bằng thuốc phối hợp so với 16% những bệnh nhân được trị bằng lamivudine đơn độc\. Thêm nữa không thấy có HBA DNA hay sự bộc phát vi-khuẩn trong nhóm được chữa trị thuốc phối hợp trong khi 10 bệnh nhân trong số chữa trị bằng lamivudine bi. DNA bộc phát và 4 bệnh nhân bị phát bệnh gan viêm.

    Nhóm BS Akbar kết luận rằng trị liệu bằng thuốc chủng có hiệu quả bằng cách tăng năng chức của các tế bào đuôi gai tạo nên kháng sinh (antigen-presenting dendritic cells/DCs)\. Một tháng sau khi bắt đầu trị liệu bằng thuốc chủng ngừa cả hai khả năng kích động và sự chế tạo chất interleukin-12 (IL-12) do các tế bào đuôi gai đều cao hơn là lúc khởi đầu và duy trì mức cao như vậy trong suốt thời gian trị liệu bắng thuốc chủng\.

    (AASLD 54th Annual Meeting\. Oct\. 28, 2003).
    BS Trịnh Cường (Tennessee)
    #2
      HongYen 17.04.2005 03:21:30 (permalink)
      Suy Gan Và Ghép Gan

      Một nhóm gồm 3 bác sĩ đứng đầu là Michael Bawer nghiên cứu vai trò suy gan trong lãnh vực ghép gan. Khi bệnh nhân bị suy gan thì thường gây hư hại thêm cho chức năng thận và não.

      Muốn tìm hiểu chức năng của gan, ngoài những thử nghiệm thông thường, một kỹ thuật mơí dùng để nghiên cứu chức năng gan tên là “indocyanine green clearance”. Theo các tác giả thì nghiên cứu chức năng gan rất quan trọng trong việc ghép gan, cần phải biết trước khi hội chứng suy lây sang các hệ thống khác trong cơ thể. Nghiên cứu tế bào gan tử vong là một kỹ thuật quan trọng cần biết gan lúc nào bắt đầu bị suy. Vì nhờ đó sẽ dùng thuốc kịp thơì để ngăn chặn suy gan.
      Ngoài ra, phương pháp như nghiên cứu bệnh lý học suy gan và những cách săn sóc theo dõi bệnh nhân suy gan đã giảm thiểu tử vong bênh nhân ghép gan kể từ năm 2004 tới nay.
      Current Opinion of Anaesthesilogy, 18: 111, 2005

      Bàn thêm: Mỗi năm tại Mỹ có 2000 người tử vong trong lúc chờ đợi mà không được thay gan.
      5 năm về trước (2000), mỗi năm có tất cả 17,000 người chờ thay gan mà chỉ có 5,000 người được thay gan.
      Bây giờ, mặc dầu có trường hợp gan không được thích hợp lắm nhưng cũng có thể đem dùng để thay gan. Chính vì vậy mà nghiên cứu những yếu tố thích hợp để ghép gan càng trở nên quan trọng trong việc tăng cao số người được ghép gan và giảm số người tử vong vì phải chờ lâu tơí lượt được thay gan.
      Ngoài ra thơì điểm từ lúc lấy gan tơí lúc thay gan cần phải càng sớm càng tốt. Nếu thơì gian qúa 12 giờ từ lúc lấy gan tới lúc ghép gan thì nguy cơ tử vong sẽ tăng cao.
      72% bệnh nhân ghép gan có hy vọng sống 5 năm nếu gan được ghép lấy từ những người cho gan dưới 60 tuổi.
      35% bệnh nhân sống được 5 năm nếu gan ghép được lấy từ những người cho gan trên 60 tuổi.
      Nếu lấy gan của một người trẻ ghép cho người già trong thơì gian dưới 12 giờ, từ lúc lấy gan tơí lúc ghép gan, sẽ tăng cao thơì gian bênh nhân sống hơn 5 năm được 75%.

      Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., www.KhoaHoc.Net; Sức Khỏe
      #3
        HongYen 11.09.2005 06:49:37 (permalink)
        Viêm gan, kẻ giết người thầm lặng
        Thursday, September 08, 2005



        Trong hình từ trái qua: Bác Sĩ Phan Anh Tuấn, Bác Sĩ Bùi thế Chung, ông Huy Nguyễn, Bác Sĩ Nguyễn Bích Liên, Bác Sĩ Bùi Xuân Dương, ông Phan văn Tánh (một bệnh nhân viêm gan được chữa trị khỏi bệnh)


        Westminster (09/08) (NV) - Trưa hôm qua mùng 8 tháng Chín, 2005, Hội Ung Thư Việt Mỹ đã mở một cuộc họp báo và tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại phòng sinh hoạt của nhật báo Người Việt để, thêm một lần nữa, báo động cùng cộng đồng rằng bệnh viêm gan B và C rất là nguy hiểm và chiếm một số lượng cao trong cộng đồng chúng ta.

        Các bác sĩ chuyên môn về bệnh viêm gan và ung thư như Bác Sĩ Bùi Xuân Dương, Bác Sĩ Nguyễn Bích Liên đã trình bày nhiều chi tiết về sự hiểm nghèo này. Theo Bác Sĩ Nguyễn Bích Liên thì: “Ðàn ông Việt bị chết vì ung thư gan khá cao so với các cộng đồng khác. Do đó mà trong nhiều năm nay, qua các phương tiện truyền thông chúng tôi đã báo động đến cộng đồng nguy cơ đó. Ðiều vẫn khiến chúng tôi phải phân vân cho đến nay là sự đáp ứng, phòng chống trong cộng đồng chúng ta vẫn chưa đúng mức.”

        Trong dịp này Bác Sĩ Bùi Xuân Dương và Hội Ung Thư Việt Mỹ có gửi biếu những người đến tham dự cuốn sách “Sống với bệnh viêm gan” là một cuốn bác sĩ Dương đề cập khá chi tiết về bệnh viêm gan, phân loại, triệu chứng, phòng ngừa, chữa trị và những ảnh hưởng hết sức nguy hiểm của nó. Ðiều tai hại là bệnh viêm gan lại không có triệu chứng rõ rệt mà hậu quả của nó là sự chai gan hoặc ung thư gan rất nguy hại đến tính mạng con người.

        Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên môn trong Hội Y Sĩ VN Nam California và Hội Ung Thư thì viêm gan là bệnh chữa được khi phát hiện ra sớm. Ông Phan văn Tánh, một bệnh nhân viêm gan B được chữa trị lành có mặt trong buổi này cho biết ông đã từng qua hết thuốc Bắc, thuốc Nam, thuốc tễ để thử nghiệm nhưng không thấy bớt nên ông đã điều trị theo Tây y và đã khỏi hẵn. Ðiều mà Bác Sĩ Bùi Xuân Dương cũng như Bác Sĩ Bùi Thế Chung, chủ tịch Hội Y Sĩ VN Nam California nhấn mạnh nhiều lần là phần lớn người Việt chúng ta đều có viêm gan B. Lý do, theo các bác sĩ này vì: “Vệ sinh trong việc phòng chống tại đất nước ta quá kém do vì thiếu phương tiện nên rất nhiều người đã bị lây viêm gan B mà không biết khi tiêm chủng ngừa hay chữa trị các bệnh thông thường, hay cho máu, nhận máu và ngay cả trong những giao tiếp hàng ngày.”

        Trong phần thảo luận và trả lời những câu hỏi, Bác Sĩ Nguyễn Bích Liên, Chủ Tịch HÐQT Hội và ông Huy Nguyễn, Giám Ðốc Ðiều Hành Hội đã đã trả lời nhiều câu hỏi và thắc mắc của báo chí và người tham dự. Trong những câu hỏi này, ông Huy Nguyễn có cho biết hiện nay việc phòng chống bệnh viêm gan chưa có được những trợ cấp tài chánh lớn nên việc phòng chống đôi khi còn phải cần đến sự đóng góp thêm trong sự truy tìm và chích ngừa. Bác Sĩ Nguyễn Bích Liên thì cho biết, Hội đã nhiều lần có những cuộc vận động với chính quyền, với dân cử như đã từng thỉnh cầu đến dân biểu Loretta Sanchez, nhưng vẫn chưa nhận được một kết quả trợ giúp nào. Do đó Hội rất cần đến sự tiếp tay của giới truyền thông, báo chí và các vị dân cử nhất là dân biểu Trần Thái Văn để cộng đồng chúng ta thấy là một vấn đề thiết yếu cho sức khỏe cộng đồng mà các vị dân cử phải phản ảnh nguyện vọng này của dân chúng để trở thành luật ngăn chống “tên giết người thầm lặng” đang nhắm nhiều vào cộng đồng người Việt chúng ta.

        http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=31998&z=3
        #4
          HongYen 23.09.2005 14:22:39 (permalink)
          Viêm Gan và Ung Thư Gan:
          Trận Dịch Âm Thầm Đă Và Đang Cướp Mạng Sống Cuả Bao Nhiêu Nhân Tài Việt

          Bs Nguyễn Bích Liên, Chuyên Khoa Bệnh Máu Và Ung Thư (HỘI UNG THƯ VIỆT MỸ)

          Là một bác sĩ chuyên về ung thư, tôi phải đối diện và chiến đấu với sự chết hằng ngày. Có nhiều khi thắng trận, nhưng phải thành thật mà nói là rất nhiều khi thua. Có những trường hợp thua mà tôi không buồn ǵ lắm v́ tuy cuối cùng thua trận nhưng ḿnh đă kéo dài thêm sự sống cho bệnh nhân một cách có ư nghĩa. Chuyện làm tôi buồn khổ nhất là ḿnh đành bó tay v́ khi bệnh nhân đến gặp, bệnh đă đến thời kỳ "hết thuốc chữa". Lại càng đau đớn hơn khi bệnh nhân là một em bé, một thanh niên hay thiếu nữ, hay một ngựi trung niên c̣n đang tràn trề nhựa sống. V́ tôi biết rằng những bệnh có thể ngừa được, hay ít ra có thể truy tầm ra sớm và chữa lành được. Thế mà...

          Một trong những bệnh ung thư làm tôi quan tâm nhất là bệnh ung thư gan. Đây là bệnh gây ra cái chết v́ ung thư đứng hàng thứ hai cho nam giới người Việt nói riêng và người Đông Nam Á nói chung, chỉ sau ung thư phổi. Hơn nữa, người bệnh thường là những thanh niên hay trung niên đang ở vào giai đoạn sung măn và thường đang, hay sẽ là rường cột cuả gia đ́nh, xă hội và đất nước. Năm ngoái, một thanh niên người Việt vào bệnh viện v́ tự nhiên bị đau bụng bất th́nh ĺnh. Các bác sĩ khám phá ra là gan cuả anh đă bị nhiễm siêu vi viêm gan B và anh đă bị ung thư gan ở thời kỳ cuối cùng. Anh đă không hề biết là anh đă bị siêu vi viêm gan B. Thanh niên này mới có 27 tuổi, vừa học xong đại học và đang nghĩ đến chuyện kết hôn. Anh đă chết không đầy ba tháng sau khi t́m ra bệnh. Đây không phải là một chuyện hiếm hoi, mà là điều rất thường thấy ở cộng đồng Á Châu. Bệnh thường được phát hiện một cách bất th́nh ĺnh, không có dấu hiệu ǵ báo trước. Và khi t́m ra th́ đă quá trễ.

          Một bác sĩ người gốc Trung Hoa tên Mark Lim ở San Francisco mới 30 tuổi, vừa ra trường, chưa kịp nghĩ đến gia đì́nh vợ con, bị đau bụng dữ dội, tưởng là mì́nh bị loét bao tử vì́ làm việc quá độ. Nhưng không, anh đă bị ung thư gan khắp cả hai bên lá gan và anh đă mất không lâu sau đó. Bốn năm trước, anh đă được cho biết là anh bị viêm gan B, nhưng các bác sĩ điều trị nơi anh đang học y khoa bảo anh đừng lo vì́ viêm gan cọ̀n ở trạng thái "carrier" (nôm na là "ngủ"), và anh không cần phải truy tầm ung thư gan cho đến khi anh ở tuổi 50 hay 60. Những lời khuyên này có thể đúng cho người da trắng bị bệnh gan v́ uống rượu hay mới bị viêm gan C, nhưng không đúng cho người Á Châu. Các bác sĩ cuả bác sĩ Mark Lim, và ngay Mark, chính ḿnh là một bác sĩ, đă không biết là đang có một trận dịch ung thư gan gây ra bởi siêu vi B trong những thanh niên gốc Á. Và họ cũng không biết là người gốc Á có cơ hội bị chết v́ ung thư gan cao hơn người da trắng gấp 10 lần.

          Taị sao như vậy? Tại sao bác sĩ Mark Lim, người đă học ra bác sĩ từ một trường đại học y khoa nổi tiếng, và các ông thầy của anh, đă không biết ǵ về những dữ kiện này? Bác sĩ Samuel So, giám đốc Trung Tâm Bệnh Gan Á Châu taị đại học Stanford, giải thích như sau: "Chỉ trong một thế giới y khoa hoàn toàn lệ thuộc vào khuôn thuớc cuả người da trắng trong việc chẩn bệnh và chữa bệnh, mới có thể có sự sai biệt về sức khoẻ nhiều như vậy". Nói một cách rơ ràng hơn, những nghiên cứu và quan tâm về các vấn đề y tế cuả người Á Châu có rất ít. Các cơ quan chính quyền cũng như dư luận toàn quốc không quan tâm đến, v́ những cuộc nghiên cứu y khoa tại Mỹ hay Âu Châu thường chỉ có sự tham dự của người da trắng. V́ người da trắng ít bị viêm gan và ung thư gan, đây không phải là quan tâm hàng đầu của họ. Người Á Châu th́ hoặc không biết hay không quan tâm đến và thờ ơ không muốn biết, nếu chính họ chưa bị mắc phải. Người Á Châu c̣n có khuynh hướng sợ sệt hay bảo thủ, không muốn tham gia vào các cuộc nghiên cứu để t́m thêm về bệnh, hay các phương pháp chẩn bệnh, trị liệu mới. Do đó, nếu người da trắng không t́m hiểu hay nghiên cứu th́ chúng ta cũng đành thúc thủ vậy. Những cách suy nghĩ và thái độ tiêu cực này cần được thay đổi, càng sớm càng tốt.

          Ta có thể làm được ǵì?

          Những điều cần biết về bệnh viêm gan B và ung thư gan.

          1. Tỉ lệ bị viêm gan B và C ở người Việt và Á châu rất cao. Tỉ lệ cuả B là 16% và cuả C là 10%. Có thể cao hơn v́ nhiều người không thử.

          2. Đàn ông Việt Nam có tỉ lệ bị ung thư gan cao nhất ở Hoa Kỳ, gấp 13 lần người Mỹ trắng. (Người gốc Đại Hàn gấp 8 lần và người gốc Hoa gấp 6 lần)

          3. Nguyên nhân chính gây ra ung thư gan ở người Á Châu là viêm gan B. Với viêm gan B, người bệnh có thể bị ung thư gan khi gan chưa bị chai, và ngay cả khi thử máu không thấy có dấu hiệu siêu vi B đang hoạt động.

          4. Viêm gan B cũng gây ra cái chết v́ chai gan hay viêm gan cấp tính.

          5. Những người bị nhiễm viêm gan B khi c̣n thơ ấu hay lúc lọt ḷng mẹ, có tỷ lệ bị ung thư gan rất cao, đến 40% và có thể ở tuổi rất trẻ như hai trường hợp kể trên.

          6. Hiện thời có thuốc để chữa viêm gan B. Tuy nhiên hiệu quả chữa lành cuả các thuốc này c̣n thấp, chỉ dưới 20%. Do đó, nhiều thuốc mới đang được thí nghiệm.

          7. Chích ngừa viêm gan B nếu chưa bị mắc bệnh là cách tốt nhất để ngừa chứng hư gan v́ siêu vi B và ung thư gan.

          8. Các trẻ em sinh ở Mỹ trong ṿng 20 năm qua đều đă được chích ngừa viêm gan B. Ngoài ra trẻ em vào lớp Bảy cũng phải được chích ngừa cho siêu vi B. Tuy nhiên, c̣n rất nhiều trẻ em chưa được chích ngừa.

          9. Viêm gan C thường có tính cách măn tính và thường 20 đến 30 năm sau mới gây ra bệnh nặng như chai gan, ung thư hay hư gan.

          10. Ngựời bị viêm gan C cũng dễ bị ung thư gan, nhưng thường th́ phải bị chai gan trước khi trở thành ung thư gan.

          11. Cũng có thuốc chữa bệnh viêm gan C, phải dùng cả thuốc uống và thuốc chích và cơ hội chữa bệnh khoảng 50%.

          12. Chưa có thuốc chích ngưà cho viêm gan C

          13. Cả viêm gan B và C đều truyền đi qua sự đụng chạm về máu như truyền máu, sử dụng kim chích, dùng dao cạo râu, bàn chải đánh răng, v.v cuả ngựi bệnh. Sự giao hợp cũng có thể làm lây bệnh viêm gan B và C từ người này qua người khác. Truyền máu ở nước Mỹ rất an toàn trong vấn đề này v́ tất cả máu đều đă được thử siêu vi viêm gan B, C và HIV.

          14. Ăn cùng mâm cùng dĩa không bị lây viêm gan B hay C, nhưng có thể làm lây viêm gan A là một loại viêm gan thường nhẹ và thường không gây những hậu quả tai hại về sau. Tuy nhiên, nếu bị lây bệnh này sau khi đă bị viêm gan B hay C th́ gan có thể sẽ bị yếu đi nhiều và gây thêm thương tích cho gan.

          15. Uống rượu khi đă bị viêm gan B hay C có thể làm gan yếu hơn, gia tăng cơ hội bị chai gan hơn, và gia tăng cơ hội bị ung thư gan hơn. V́ vậy, nếu muốn uống rượu, xin chỉ uống vừa phải nếu gan cuả quư vị tốt và không bị nhiễm siêu vi B hoặc C hay một bệnh gan nào khác. Nếu bị bệnh gan, nhất là nếu bị siêu vi B hay C, xin tuyệt đối đừng uống rượu. Quư vị nên biết là nguyên nhân gây chai gan và ung thư gan nhiều nhất cho những người không bị siêu vi gan B hay C là rượu.

          NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM

          1. Tất cả mọi người Á châu nên được thử máu để xem có bị viêm gan B hay C không. Ngoài ra cũng nên thử xem đă được miễn nhiễm viêm gan A và B hay chưa. Xin hỏi bác sĩ cuả quư vị để thử ngay nếu chưa thử bao giờ.

          2. Nếu kết quả thử máu có Hepatitis B surface antigen HBsAg (dương tính) (positive), quưù vị cần thử lại sáu tháng sau. Nếu vẫn dương tính, quư vị đă bị viêm gan B.

          3. Trong trường hợp này, quư vị cần được theo dơi chức năng gan, lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, và siêu âm gan mỗi một năm để truy tầm ung thư gan. Quư vị cũng nên gặp bác sĩ chuyên môn về gan để xem có cần chữa bệnh viêm gan B hay chưa.

          4. Nếu không có HBsAg (âm tính), tức là chưa mắc bệnh, th́ phải xem Hepatitis B antibody tức HbsAb xem có đủ cao hay không. Nếu trên 10, có nghiă là bạn đă được miễn nhiễm. Nếu âm tính hay thấp hơn 10, bạn cần được chích ngừa viêm gan B.

          5. Với viêm gan C, nếu có Hepatitis C antibody tức HCV Ab dương tính, quý vị có lẽ đă bị viêm gan C, chứ không có nghiă là quý vị đă được miễn nhiễm đâu. Nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa gan ngay để thử nghiệm xem lượng vi khuẩn có cao không, chức năng gan c̣n tốt không và quư vị có phải chữa trị hay không vào lúc này.

          6. Nếu đă bị chai gan v́ bất cứ lư do nào, qúy vị cần được theo dơi kỹ và được truy tầm ung thư gan với lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, và siêu âm gan mỗi năm một lần dù cho quư vị không có triệu chứng gì́ cả.

          7. Nếu máu không có lượng kháng thể IGG hay Total Antibody cuả viêm gan A, th́ quư vị chưa được miễn nhiễm viêm gan A và nên nghĩ đến chuyện chích ngưà, nhất là nếu quư vị đă bị viêm gan B hay C, để bảo vệ gan không bị hư haị thêm trong trường hợp nhiễm thêm viêm gan A. Cũng nên chích ngừa nếu qúy vị đi đến vùng có dịch như Việt Nam hay Mexico chẳng hạn.

          8. Nên nhớ: chưa có thuốc chích ngưà viêm gan C. Do đó, nếu quư vị đă miễn nhiễm siêu vi A va B, quư vị vẫn có thể bị nhiễm siêu vi C. Xin tránh những hành động có thể gây ra sự truyền nhiễm qua đường máu từ người này qua người khác như dùng kim chích, bàn chải đánh răng, dao cạo chung. Hãy dùng kim mới khi đi xâm ḿnh, châm cứu, hay lễ giác, và dùng đồng xu mới và riêng cho từng người để cạo gió.

          9. Hăy sử dụng bao cao su khi giao hợp hay các biện pháp an toàn khác như tránh quan hệ t́nh dục với nhiều người.

          10. Tránh uống rượu. Nếu đă bị viêm gan B hay C rồi th́ tuyệt đối không uống rượu.

          11. Hăy nhắc nhở con em về những điều trên và loan truyền những tin tức này cho những người khác.

          12. Hăy hăng hái tham gia vào những công tŕnh nghiên cứu y khoa nếu hội đủ điều kiện.

          Chúng ta đă mất nhạc sĩ Phạm Đ́ình Chương vì́ bệnh ung thư gan. Chúng ta đă và đang mất nhiều tài năng cuả dân tộc vì́ viêm gan và ung thư gan. Hăy hỗ trợ chúng tôi trong việc nhận diện và chống lại những cơn bệnh âm thầm mà tàn khốc này. Nếu chính chúng ta không quan tâm, không gióng lên tiếng chuông báo động, không tự ḿình cổ vỡ cho việc phọ̀ng ngừa và ngăn chặn bệnh, th́ì ai sẽ làm cho ta?

          Nếu chúng ta cương quyết cùng góp công góp sức, tôi tin là trong là trong tương lai vài mươi năm nưă, sẽ không cop2̣n bệnh viêm gan hay ung thư gan.

          Hội Ung Thư Việt Mỹ sẽ tổ chức chương tŕình nhạc Phạm Đ́ình Chương vào lúc 4 giờ chiều giờ chiều Chủ Nhật, 21 tháng 9 tại hí viện La Mirada Theatre để gây thêm sự chú ý về bệnh gan và cũng để gây quỹ cho Hội Ung Thư Việt Mỹ trong các chương tŕình hoạt động phục vụ cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ. Vé hiện có bán tại nhà sách Tú Quỳnh (714) 531-4284.

          Mọi chi tiết về các hoạt động của Hội Ung Thư Việt Mỹ hay chương tŕình nhạc Phạm Đ́nh Chương, đồng bào có thể liên lạc Hội Ung Thư Việt Mỹ tại số (714) 751-5805 hoặc trang web www.UngThu.org.
          #5
            HongYen 05.07.2006 21:37:02 (permalink)
            Bệnh Viêm Gan C

            BS Bùi Xuân Dương

            VÀI YẾU TỐ & QUAN ĐIỂM CHÍNH


            § Khoảng 2 % dân chúng toàn cầu đang bị viêm gan C.

            § Vi khuẩn viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm gan mãn tính tại Hoa Kỳ.

            § Khoảng 80% bệnh nhân khi bị lây bệnh viêm gan C sẽ trở thành mãn tính. Trong số này, khoảng 20 - 30% sẽ bị chai gan và ung thư gan.

            § Trên nước Mỹ, với hơn 4 triệu người đang bị viêm gan C mãn tính, sẽ có từ 8 đến 10 ngàn người lìa trần mỗi năm vì căn bệnh này.

            § 1 trong 20 đến 40 người Việt Nam đã và đang bị bệnh viêm gan C mãn tính.

            § Đa số bệnh nhân viêm gan C cấp tính và mãn tính đều không có triệu chứng gì đáng kể.

            § Bệnh lây qua máu và vấn đề sinh lý, không lây qua thức ăn và nước uống. Những người có nguy cơ dễ bị viêm gan C nhất, là bệnh nhân đã được nhận máu trước năm 1992.

            § Tùy theo kiểu gene (genotype) của vi khuẩn viêm gan C, gần 90% bệnh nhân viêm gan C mãn tính sẽ được chữa hết bệnh, nếu được khám phá và chữa trị kịp thời.

            § Cho tới nay vẫn chưa có thuốc chích ngừa bệnh viêm gan C.

            Vi khuẩn viêm gan C là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến bệnh viêm gan mãn tính tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Người ta ước đoán từ 1 đến 2% tổng số dân chúng toàn cầu, nghĩa là khoảng 100 triệu người đang bị viêm gan C. Với tỷ lệ 1.9%, nước Mỹ có khoảng 4 triệu bệnh nhân viêm gan C. Trong đó sẽ có từ 8 đến 10 ngàn người thiệt mạng mỗi năm. Riêng tại Quận Cam, nơi có nhiều người Việt cư ngụ, trong năm 2002 có 2,166 trường hợp mắc bệnh viêm gan C mãn tính trong số đó 228 là người Việt.

            NGUỒN GỐC CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN C

            Vi khuẩn viêm gan C là một loại vi khuẩn RNA kỳ lạ với khả năng thay đổi đặc tính di truyền một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy đã lan tràn khắp nơi trên thế giới từ hơn hai ngàn năm qua, mãi tới những năm 1990, người ta mới khám phá ra sự hiện diện của vi khuẩn này.

            Tuy những cơn "dịch vàng da" lây từ thức ăn và nước uống đã được mô tả từ nhiều năm trước Chúa Giáng Sinh, nhưng mãi đến cuối thế kỷ thứ 19, người ta mới bắt đầu hồ nghi là bệnh viêm gan cũng có thể lây qua máu và kim chích. Rồi hơn 3 phần tư thế kỷ trôi qua, với phát minh của một số phương thức thử nghiệm máu, người ta bắt đầu nhận diện được một loại vi khuẩn viêm gan mới. Qua sự khám phá này, họ tin rằng có 2 loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm gan. Một loại lây qua thức ăn; đó là vi khuẩn viêm gan A. Một loại lây qua máu; đó là vi khuẩn viêm gan B. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, người ta nhận thấy điều này không hoàn toàn đúng, vì đa số bệnh nhân viêm gan không phải do vi khuẩn viêm gan A hoặc B gây ra. Vì thế danh từ "non-A, non-B hepatitis" ra đời vào đầu năm 1974, để diễn tả những trường hợp này.

            Sau hơn một phần tư thế kỷ, với kỹ thuật nghiên cứu các phân tử cực kỳ nhỏ bé (molecular biologic techniques), các khoa học gia đã khám phá thêm một vi khuẩn viêm gan thứ ba. Đó là vi khuẩn viêm gan C. Trong vòng một thời gian ngắn, họ đã phát họa được cơ cấu và hình thù của vi khuẩn viêm gan này một cách chi tiết với từng chất hóa học xếp dọc theo thứ tự trên "chuỗi" nhiễm thể RNA. Khám phá này là một điểm son lịch sử, dẫn đầu cho hàng loạt những khám phá quan trọng kế tiếp trong việc chữa trị bệnh viêm gan C. Song song vơí những cuộc nghiên cứu công phu và tỷ mỷ về những bệnh nhiễm trùng khác, nhất là bệnh AIDS, sự hiểu biết về vi khuẩn viêm gan C và cách thức chữa bệnh tiếp tục tăng trưởng một cách rất khả quan.

            ĐẶC TÍNH CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN C

            Vi khuẩn viêm gan C cực kỳ nhỏ bé, với đường kính là 50 nm, nên phải nhìn dưới kính hiển vi điện tử mới thấy được. Vi khuẩn được bảo vệ bởi một lớp vỏ kiên cố, nên phải nấu sôi lên 100 độ C trong vòng 5 phút mới có thể tiêu diệt được chúng. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn viêm gan C có khuynh hướng tàn phá và tiêu hủy gan của chúng ta một cách tương đối chậm chạp nhưng chắc chắn, đưa tới viêm gan (inflammation, hepatitis), xơ gan (liver fibrosis), chai gan (liver cirrhosis) và ung thư gan (liver cancer).

            Trong lúc tăng trưởng, chúng có khả năng thay đổi đặc tính di truyền RNA của mình, "hóa trang" và "biến dạng" thành nhiều "hình thù" khác nhau. Khả năng biến hóa này đã giúp chúng thoát khỏi vòng kiểm soát chặt chẽ của hệ thống miễn nhiễm (immune system). Vì thế, sau một thời gian ngắn, cơ thể chúng ta, có thể chứa đựng hàng tỷ vi khuẩn viêm gan C với nhiều mã di truyền khác nhau, với những chiếc "áo giáp" khác nhau.

            Sự biến đổi chất nhiễm thể trong hơn 2000 năm qua, đã tạo ra nhiều "kiểu gene" khác nhau (genotypes) với những tên như vi khuẩn viêm gan C số 1, vi khuẩn viêm gan C số 2, vi khuẩn viêm gan C số 3, v.v. Trong mỗi "genotype" này, người ta còn phân chia thành những tiểu loại (subtypes) a, b, c, d, e, v.v., dựa theo một số đặc tính chính yếu khác nhau. Vì thế vi khuẩn viêm gan C được phân loại thành viêm gan C 1a, 1b, 1c, 2a, 2b, 2c, 2d, 3a, 3b, 3c, 3d, 3f, 4a, 4b v.v. Khám phá này ban đầu chỉ dùng trong những cuộc khảo cứu, nhưng nay đã trở thành một lối thử máu vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh viêm gan C.

            Trong các loại vi khuẩn viêm gan C, loại genotype số 1 chiếm tỷ lệ cao nhất trên thế giới nói chung và ở nước Mỹ nói riêng với 35% loại 1a và 35% loại 1b. Loại 1b cũng được tìm thấy nhiều nhất ở Âu châu, Nhật Bản cũng như Đài Loan. Loại số 3 thường thấy ở Pakistan, Úc, Scotland. Loại số 4 ở Trung Đông và Châu Phi cũng như South Africa. Loại số 6 tại Hồng Kông và Macau. Hơn 50% bệnh nhân Việt Nam đang được chữa trị bệnh viêm gan C trong phòng mạch của tôi thuộc loại 1a hoặc 1b. Phần còn lại thuộc loại số 6 hoặc số 7. Một số ít thuộc số 2/3. Nói một cách tổng quát, các loại genotypes đều "nguy hiểm" như nhau, nhưng vi khuẩn viêm gan C loại 2 và 3 dễ chữa nhất. Loại số 1, nhất là 1b khó chữa hơn cả.

            CHÍCH NGỪA VIÊM GAN C?

            Như trình bầy ở trên, với khả năng biến đổi đặc tính di truyền bằng cách thay thế những chất hóa học trên nhiễm thể của mình, vi khuẩn viêm gan C đã thoát khỏi "mạng lưới phòng thủ" của hệ thống miễn nhiễm. Đây cũng là lý do chính, mà cho tới nay, người ta vẫn chưa tìm được thuốc chích ngừa cho bệnh viêm gan C.

            1) LÂY QUA MÁU:

            Bệnh dễ lây nhất qua máu. Trước năm 1992, nhận máu (blood transfusion) là nguyên nhân chính đưa đến viêm gan C. Lúc bấy giờ y-khoa chưa có cách thử máu để truy tầm vi khuẩn viêm gan C, nên một trong 200 đơn vị máu đã có ít nhất một túi máu không may bị ô nhiễm. Ngày nay, với các loại test chính xác và hiệu nghiệm, nhận máu trở nên an toàn hơn nhiều với tỷ lệ lây bệnh viêm gan C trong lúc nhận máu là 1 trên 100.000.

            2) LÂY QUA DỤNG CỤ Y KHOA:

            Vi khuẩn viêm gan C có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua kim chích, đồ cạo râu, lưỡi lam hoặc bàn chải đánh răng, xâm mình (tattoo), cạo gió (coin rubbing), lể (Skin Puncture), châm cứu (acupuncture) hoặc mổ xẻ với những dụng cụ y-khoa, kim chích không được khử trùng đúng cách.

            Trong hoàn cảnh thiếu thốn của những năm chiến tranh, cách thức khử trùng thô sơ của kim chích đã gây mưng mủ (abscess) một cách thường xuyên. Ngày nay với những phương pháp khử trùng tối tân hơn, lây bệnh qua các dụng cụ y khoa như trong lúc nhổ răng, châm cứu, mổ xẻ v.v. trở nên rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là không còn nữa.

            3) LÂY TỪ MẸ:

            Lây bệnh từ mẹ qua bé sơ sinh trong lúc sanh đẻ có thể xẩy ra, với tỷ lệ trên dưới 5%. Sanh đẻ tự nhiên (vaginal delivery) hay giải phẫu lấy con (C-section) đều có tỷ lệ lây bệnh tương đương như nhau. Bệnh dễ lây hơn nếu chỉ số máu của người mẹ có hơn 2 đến 3 triệu siêu vi C trong mỗi một cc. Bệnh không lây qua sữa mẹ, nên không phải kiêng cữ trong việc cho con bú.

            4) LÂY QUA ĐƯỜNG SINH LÝ:

            Tuy bệnh viêm gan C có thể lây trong lúc giao hợp với người có bệnh, điều này hiếm khi xẩy ra, với tỷ lệ chưa đến 5%. Vì thế, cơ quan CDC cho rằng những vợ chồng chung thủy hoặc tình nhân gắn bó (monogamous patients) không cần kiêng cữ hoặc thay đổi đời sống tình dục. Những người "đào hoa" hơn với nhiều nhân tình khác nhau nên "đeo" áo mưa (condom) để tránh lây bệnh viêm gan C, cũng như các loại bệnh khác như hoa mai, giang liễu, AIDS, viêm gan B v.v.

            Ngoài ra, một số bệnh nhân "tự nhiên" bị lây bệnh mà không biết nguyên nhân từ đâu. Trong số này có khoảng 10% bệnh nhân viêm gan C cấp tính và 30% viêm gan C mãn tính. Người ta cho rằng trong những trường hợp này, bệnh nhân đã tiếp xúc với vi khuẩn viêm gan C trong lúc té ngã, trầy trụa hoặc đứt tay chân mà không hề hay biết.

            Tuy một số vi khuẩn viêm gan C được tìm thấy trong mồ hôi và nước bọt, ăn uống chung hoặc va chạm thể xác trong đời sống hằøng ngày với bệnh nhân viêm gan C, không lấy gì là nguy hiểm.

            TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM GAN C:

            Cũng như viêm gan A và B, bệnh nhân viêm gan C thường không có bất cứ một triệu chứng nào. Người ta chia ra làm 2 trường hợp: viêm gan cấp tính (acute) và viêm gan mãn tính (chronic).

            1) VIÊM GAN C CẤP TÍNH:

            Thông thường từ 7 đến 8 tuần sau khi bị lây bệnh, khoảng 30 % bệnh nhân viêm gan C bỗng dưng cảm thấy hơi khó chịu như những cơn cảm cúm sơ sài. Bệnh không tấn công gan một cách "ồ ạt" hoặc tàn phá một cách dữ dội, nên gần như sẽ không ai thiệt mạng một cách "bất đắc kỳ tử" vì căn bệnh này.

            Một số bệnh nhân có thể bị nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức khớp xương và bắp thịt. Nhiều khi họ cũng cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy, ăn kém ngon, xuống ký. Đôi khi bị sốt hoặc nổi ngứa. Khoảng 30% bệnh nhân viêm gan C da và mắt trở nên vàng (jaundice). Các triệu chứng này thường kéo dài từ 6 đến 8 tuần và từ từ thuyên giảm, rồi hoàn toàn biến mất sau một thời gian ngắn. Bấy giờ, bệnh có thể sẽ nằm vào giai đoạn a) "ngủ yên", không hoạt động (dormant, less active), hoặc b) tiếp tục tăng trưởng (chronic active).

            Cho tới nay, người ta vẫn chưa rõ, nguyên nhân và điều kiện nào sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến "số phận" của bệnh nhân viêm gan C. Nghĩa là ai sẽ được may mắn nằm trong trường hợp "ngủ yên", và ai sẽ tiếp tục bị bệnh viêm gan tàn phá cơ thể của mình. Nhưng một điều chắc chắn là khoảng 80 đến 90% bệnh nhân một khi bị lây bệnh viêm gan C mặc dầu sống rất khỏe mạnh, sẽ từ từ đi vào giai đoạn nguy hiểm hơn: viêm gan C mãn tính.

            2) VIÊM GAN C MÃN TÍNH (Chronic Active Hepatitis):

            a) Triệu Chứng Sơ Khởi:

            Mặc dầu gan mỗi ngày một "yếu" đi, đa số bệnh nhân trong thời gian này vẫn chưa có bất cứ một triệu chứng nào đáng kể. Chỉ khoảng 6% bệnh nhân viêm gan C mới có một vài triệu chứng tiêu biểu. Nhưng những triệu chứng này cũng rất mơ hồ và rất nhẹ, nên thường không được để ý tới. Triệu chứng thường xuyên nhất là mệt mỏi, thường vào xế chiều. Khả năng tập trung tư tưởng có thể giảm dần một cách tương đối nhanh chóng.

            Một ít người cảm thấy đau "lâm râm", "nhoi nhói" phần bụng trên dưới xương sườn bên phải hoặc buồn nôn, khó chịu, da nổi ngứa, đau khớp xương và bắp thịt. Nếu không được khám phá và chữa trị kịp thời, bệnh mỗi ngày một nặng hơn. Gan mỗi ngày một viêm hơn, đưa đến xơ gan, rồi chai gan.

            b) Hậu Quả Lâu Dài:

            Thông thường, sau một thời gian trung bình là 20 năm, gan bắt đầu bị xơ và từ từ biến qua chai. Trong một số trường hợp hiếm hoi hơn, thời gian chuyển hóa từ viêm đến chai có thể kéo dài hơn 50 năm. Tốc độ chai gan của mỗi cá nhân, vì thế, còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Quan trọng nhất là trạng thái sưng đỏ của tế bào gan, khi bệnh mới được khám phá. Khi xác nghiệm tế bào dưới kính hiển vi, người ta có thể ước đoán được thời gian cần thiết để tế bào gan sẽ đi từ viêm sang chai.

            c) Yếu Tố và Điều Kiện Bất Lợi:

            Nhiều dữ kiện khác nhau có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến triển của bệnh viêm gan C. Vì thế bệnh có thể phát triển nhanh chóng hơn dự tính gấp nhiều lần. Những người bị viêm gan C sau khi nhận máu nhiễm khuẩn, sẽ bị chai gan nhanh hơn (thường từ 8 đến 14 năm sau khi bị lây bệnh). Có lẽ trong lúc nhận máu, cơ thể đã bị "tấn công" và xâm lấn một cách "ồ ạt" bởi hàng tỷ vi khuẩn vi viêm gan C cùng một lúc, nên gan bị viêm nặng hơn.

            Rượu bia, nếu uống quá nhiều sẽ gây tổn thương tế bào gan, và gan sẽ bị chai nhanh hơn. Người viêm gan C mãn tính mà uống quá nhiều rượu bia, không khác gì như "châm dầu vào lửa".

            Một số thuốc khác nhau cũng có thể làm cho lá gan bị chai nhanh hơn. Vì thế, người viêm gan C nên rất thận trọng khi uống bất cứ một loại thuốc nào, ngay cả các loại thuốc cỏ cây bày bán trên thị trường mà không cần toa bác sĩ.

            Gan cũng sẽ bị hư nhanh chóng hơn nếu cùng một lúc bệnh nhân bị nhiễm trùng bởi nhiều loại vi khuẩn viêm gan khác nhau. Đây là trường hợp khi bệnh nhân bị cùng một lúc nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau như viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D hoặc bệnh HIV-AIDS.

            May mắn thay, không phải ai bị viêm gan C cũng sẽ bị chai gan. Và trên lý thuyết chỉ khoảng 5% bệnh nhân viêm gan C mới bị thiệt mạng bởi căn bệnh này. Tuy thế, với 2% tổng số dân chúng toàn cầu, viêm gan C đã trở thành một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong thế kỷ 21. Riêng tại Mỹ, sẽ có khoảng 8 đến 10 ngàn người thiệt mạng mỗi năm.

            Kính mời độc giả đón đọc phần hai của bài Viêm Gan C.

            Hội Ung Thư Việt Mỹ chân thành cám ơn BS Bùi Xuân Dương đã cho phép Hội trích những bài viết trong tập sách "Sống Với Bệnh Viêm Gan" nhằm phổ biến các kiến thức về bệnh này đến cộng đồng của chúng ta.

            Để biết thêm chi tiết về các chương trình phục vụ của Hội Ung Thư Việt Mỹ hoặc về Cuộc Vận Động Chống Viêm Gan và Ung Thư Gan 2004, xin đồng bào liên lạc Hội Ung Thư Việt Mỹ, 11770 Warner Avenue, Suite 113, Fountain Valley, CA 92708, phone: (714) 751-580, email: info@vacf.org or webpage UngThu.org.

            Trong tháng 9, 2004, Hội Ung Thư Việt Mỹ sẽ tổ chức thử máu, truy tìm bệnh viêm gan B và C cho những ai hội đủ điều kiện. Những ai muốn được thử máu miễn phí xin điền đơn ở trang này và gửi về Hội Ung Thư Việt Mỹ.

            http://www.thienlybuutoa.org/KTPT/ViemGan-C.htm
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9