Tóc trách oan cho LT, thích nhạc Pháp lắm, nhưng nghe hỏng hiểu
Chụp xóa phông thì ống kính rời mới có tác dụng, máy PnS thì phải đặt cái nền xa thì mới xóa nổi. Hoặc chuyển qua chế độ macro, chỉnh f nhỏ nhất, ví dụ máy Tóc hình như f2.6, khi đó xóa tương đối rồi. Nhưng để mịn màng thì phải là ống kính rời kia.
Không biết Tóc biết chỉnh máy chưa, để LT nói luôn.
Chỉnh chế độ A thì trên mục kỹ thuật có nói rồi. Ở đây nói về M.
Với M là chỉnh tay hoàn toàn. Trước khi chụp nên chỉnh về đo sáng. Bấm Func set để tìm tới biểu tượng đo sáng, nó có hình vuông như 2 cái móc vuông gắn dính nhau []
Evaluative: đo sáng toàn khung. máy sẽ tính trung bình ánh sáng xung quanh chủ thể, coi như ánh sáng toàn khung hình sẽ tương đối đều. Dùng cái này khi chụp phong cảnh, chụp những thứ mà ánh sáng tưong đối hài hòa, không quá sáng mà cũng không quá tối.
Center Weighted: đo sáng trung tâm, máy chỉ tính toán ánh sáng trong khoảng 15% trung tâm của hình, mình chỉa vào chỗ tối thì nó đo 15% chỗ tối , xung quanh ra sao mặt kệ. Không như đo sáng toàn khung, máy tính trung bình ánh sáng của khung hình.
Spot: đo sáng điểm. Máy chỉ đo ánh sáng ngay điểm trung tâm.
Hay dùng để chụp vật tương phản mạnh. Ví dụ chụp chiếc lá ngược sáng. Nếu ta dùng đo toàn khung thì ảnh sẽ sáng đều, do máy tính trung bình cả ánh sáng xung quanh chiếc lá. Nếu ta dùng spot, chỉa phần trung tâm ảnh vào chiếc lá (cái chấm đỏ trên hình), thì máy chỉ đo sáng phần chiếc lá, xung quanh mặc kệ.
Khi đó chiếc lá sẽ đủ sáng, tạo tương phản mạnh.
Ứng dụng khác là khi chúng ta chụp 1 vật tương đối tương phản, ví dụ chụp 1 người đứng giữa trưa nắng, nếu dùng đo toàn khung, vì phần xung quanh người quá sáng, nên máy hiểu lầm, nghĩ rằng vùng đó sáng nhiều quá, phải giảm bớt cho khỏi cháy, vậy là người đứng giữa trưa sẽ tối thui.
Nếu dùng spot, chúng ta đo sáng vào mặt người,
chỉnh thông số cho đủ sáng, thì tự nhiên mặt người sẽ rõ, còn ngoài ra mặt kệ, vì chủ thể chúng ta cần là người. Dĩ nhiên nếu muốn rõ cả cảnh và người thì hoặc dùng flash, hoặc chuyển chỗ nào im mà chụp.
Trở về chuyện chỉnh chức năng M. Khi chỉnh M, ta chỉnh được cả f (f càng nhỏ phông càng mờ, muốn ảnh rõ nét xa thì tăng f, khi đó ánh sáng cũng vào ít hơn, vì vậy nên chỉnh tương đối để khỏi rung tay) lẫn vận tốc chụp. Máy Tóc chắc giống của LT, chỉnh nút trái phải sẽ tăng giảm f, bấm nút thùng rác (biểu tượng bằng dấu +/-) sẽ chỉnh được tốc độ.
Khi chỉnh f hay tốc độ, bên cạnh sẽ thấy 1 vạch chạy lên xuống (hoặc qua trái phải), đó chính là thang đo sáng, nếu nó nằm chính giữa là đủ sáng, nếu nó tụt xuống là ảnh sẽ tối va ngược lại.
Khi chụp, chúng ta chỉa máy về chủ thể, bấm 1/2 nút chụp. Máy sẽ đo sáng vào chủ thể, coi thử thanh đo sáng nó chạy phía nào, nếu nó chạy xuống dưới (hoặc qua trái) ảnh chụp ra sẽ tối, khi đó mình chỉnh f hoặc tốc độ sao cho thanh đó về đúng ở giữa.
Vậy khi nào chính f, khi nào chỉnh tốc độ.
Thông thường chúng ta cố định f, chụp phong cảnh thì số f lớn để ảnh rõ nét đều, chụp hoa cỏ muốn xóa phông thì số f nhỏ, như f2.6.
Khi cố định f thì ta chỉnh tốc độ chụp nhanh chậm để làm sao cho thanh đo sáng nằm chính giữa. Để ý tốc độ đừng quá nhỏ dưới 1/40. Nếu nhỏ hơn sẽ dễ rung tay. Tùy máy có chống rung hay không, cái này còn tùy kinh nghiệm nửa.
Bài tập cho Tóc, chuyển máy qua M. Chờ buổi trưa nắng chạy ra sân chụp cái hiên nhà, hoặc cái gì mà nó sáng và tối khác xa nhau. Hoặc kêu châu con chạy ra giữa sân chụp
Đầu tiên chỉnh đo sáng toàn khung, chụp 1 tấm.
Sau đó chỉnh qua đo sáng trung tâm, cuối cùng chỉnh qua spot.
Tất cả 3 tấm đêu nhớ canh đúng 1 khung hình. Sẽ thấy khác biệt.
Chụp thử xong có gì thắc mắc thì Tóc hỏi, chứ LT viết không hệ thống, có khi khó hiểu.
Nhớ khi chụp thử, cố định f, chỉnh tốc độ cho thanh đo sáng về chính giữa. Chức năng A cũng tương tự M, tuy nhiên ta chỉ chỉnh được f, tốc độ máy tự điều chỉnh. Tất cả đều ứng dụng được cho các chức năng đo sáng nêu trên kia. Nhiều người thấy M khó thì dùng A cũng được.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.06.2009 07:40:43 bởi lang thang >