Chụp ảnh chân dung bằng máy KTS.

Tác giả Bài
lang thang
  • Số bài : 5825
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.12.2006
  • Nơi: Quê hương của lá Phong
Chụp ảnh chân dung bằng máy KTS. - 15.04.2009 23:03:03
 
Thiếu nữ Sikh trong một đám rước hàng năm ở Amristar. Ánh mắt xanh nhạt là nét đặc biệt nhất trong khuôn mặt. Với cái khăn đội đầu xanh thẫm, nước da sáng, cái nhìn bình thản trực tiếp vô ống kính. Không hề bộ tịch, không bối rối ngượng ngập trong thái độ, một tấm hình chụp "sống" (prise sur le vif: chộp lại một khoảnh khắc trong cuộc sống mà không xếp đặt trước, phản nghĩa với loại ảnh được dàn dựng "portrait posé")
 
 
 
Biểu hiện ở đây, trong cuộc chơi bóng chày ở một công viên Toronto, là nét tiếc rẻ của một cầu thủ nhận banh nhí khi bị đối phương ghi điểm.

 
Trong giải lao của buổi phóng sự về loài khỉ hái dừa Malaisie, chú khỉ Macao này ngồi bên cạnh chủ nhân. Ánh mắt trao đổi với nhau chỉ khoảnh khắc, khó xác định có phải nét trìu mến quyến luyến, ngay khi con khỉ là một phương tiện lao động, không phải loại vật nuôi trong nhà.

 
Trong loạt ảnh chân dung của bộ lạc Pathan sau buổi cầu nguyện ở biên giới đông bắc Pakistan. Tôi đề nghị người đàn ông chỉ đơn giản nhìn vô ống kính cho một bức chân dung "posé". Họ mang nét kiêu hãnh của một chiến binh, đặc biệt người này. Anh ta hơi ngẩng cao và xoay nhẹ đầu qua một bên. Tôi bị ấn tượng bởi vẻ kiêu kì và đã thành công ghi nhận lại.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.04.2009 10:34:47 bởi lang thang >
"Khi người không yêu ta, Buồn đã thành một nhẽ
Khi ta không yêu người, Sao cũng buồn đến thế"


lang thang
  • Số bài : 5825
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.12.2006
  • Nơi: Quê hương của lá Phong
RE: Chụp ảnh chân dung bằng máy KTS. - 15.04.2009 23:04:14
LT tìm thấy 1 tài liệu hay về chụp ảnh chân dung, nguồn từ thư viện của vnphoto.
Nguyên tác của nhiếp ảnh gia Michael Freeman. Người dịch: Xman, từ nguyên bản tiếng Pháp.
LT cũng có thấy cuốn sách này trong thư viện, hồi đó chỉ xem lướt qua. Cảm nhận sau khi đọc cuốn sách này, LT thấy nó rất bổ ích cho ai muốn thử mình trong lĩnh vực ảnh chân dung, 1 thể loại cực khó trong nhiếp ảnh.
Nếu trước đây có ai đó cắt mấy tấm hình trong sách này, hỏi LT nghĩ nó thế nào, chắc chắn mình sẽ nói nó được chụp từ 1 người vừa mua máy ảnh ở tiệm cách đây vài giờ. Vì với quan niệm trước đây, ảnh bị cắt đầu, ảnh thiếu sáng đến nổi chụp 1 nhóm mà không thấy mặt vài người, bố cục đơn điệu...tất nhiên không thể nào đẹp được.
Đôi khi chúng ta lại cố nhào nặn cái lý thuyết : 1 bức ảnh phải chứa nhiều "tâm tư" trong đó, nhiều khi việc này dẫn chúng ta tới ngõ cụt, vì nhiều bức chẳng có "tâm tư" gì cả. Đơn giản chỉ là ghi lại 1 hoạt động hàng ngày. Nó bình dân như mỗi sáng ngồi trên ghế đẩu, kế bên là ly cà phê đá, trên tay là tờ báo Tuổi Trẻ.
 
Cũng như trong nhiếp ảnh có 1 thể loại gọi là Lomography, với tiêu chí của họ là: Don't think, just shoot - Đừng suy nghĩ, cứ chụp đại đi. Dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó vẫn có luật chơi riêng.
Nếu có ai đó lấy hình từ thể loại Lomography, bảo đảm nhiều người sẽ vứt vào sọt rác không suy nghĩ. Vì sao? Vì nó không giống cái họ từng nghĩ. Họ sẽ kể ra ít nhất cũng phải cả chục lỗi thường mắc phải ở nhiếp ảnh.
 
Quay lại chủ đề. Lời người dịch:
Để bổ sung thêm kiến thức về thể loại chân dung cho forum, tôi xin truyền tải lại nội dung cuốn sách của Micheal Freeman " Photographie numérique: le portrait".

Tôi cũng đã nghiên cứu qua một vài cuốn sách chân dung của các tác giả khác nhau, nhưng thích cuốn này nhất vì nó giúp ta có một cái nhìn tổng quan nhưng sâu sắc về thể loại rất khó nắm bắt này. Tác giả không có mục đích tỉ mỉ chỉ ta từng bước phải làm gì, mà nhằm cho ta những khái niệm đúng đắn với phương tiện để đạt lấy nó, giống như một vài bác nói đùa trong forum là cho cái cần câu chứ không phải cho con cá. Khi hiểu vấn đề thì mỗi người có thể tự phát triển một style riêng biệt, không phải lặp đi lặp lại một kĩ thuật có sẵn.

Lúc trước tôi hình dung thể loại chân dung (portrait) là chụp hình mẫu toàn thân, bán thân hay khuôn mặt, nhưng thực tế nó rộng hơn nhiều. Nói đơn giản là bất cứ một bức ảnh có chủ thể là con người có thể xếp vô thể loại này.

Vì nội dung khá dài, không có nhiều thời gian đọc đi đọc lại trau chuốt văn phong nên chắc chắn sẽ có nhiều chỗ lủng củng như bài "màu sắc trong nhiếp ảnh" trước đây, vì vậy rất mong các bác giúp đỡ sửa chữa cho hoàn chỉnh.

Làm như vậy sẽ chạm đến bản quyền của tác giả, nhưng thiết nghĩ đây là một forum phi thương mại nên tôi cũng nhắm mắt làm đại.
 
LỜI MỞ ĐẦU CỦA TÁC GIẢ:

Chúng ta là chủ đề của nhiếp ảnh. Ngày từ khi được phát minh thì máy ảnh có mục đích thể hiện hình ảnh con người trước tất cả chủ đề khác. Là loài người, ngoài những quan tâm đến bản thân, chúng ta có một khát vọng không cưỡng được là khám phá người khác như thế nào, họ làm gì, chúng ta giống cái gì. Mỗi bức chân dung, ngay cả loại ảnh chụp lấy liền chất lượng tồi, có thể mê hoặc quyến rũ ai đó. Thêm vào đó các kĩ năng, trí tưởng tượng, các khả năng mang lại từ máy ảnh kĩ thuật số, và chúng ta sẽ có được những bức ảnh gây xúc động đáng chú ý.

Tựa đề cuốn sách này là "chân dung", nhưng sau khi suy nghĩ chín chắn mà tôi chuyển hướng nó, bởi vì tôi muốn đưa vào nó một cái gì đó khác hơn là một loạt những khuôn mặt nhìn chòng chọc người xem. Vậy định nghĩa của chân dung là gì? Tối thiểu là nét nhận biết của một nhân vật, nôm na hơn là khuôn mặt của họ. Nhưng nếu "nét nhận biết" chỉ có nghĩa giống được nhân vật thì ta chỉ cần phó thác vào một cái máy vận hành tốt. Sự tìm kiếm thực sự của các nhà chân dung, điêu khắc gia, họa sĩ và nhiếp ảnh gia là thể hiện được bản chất của con người, chỉ ra được một khía cạnh của cá tính. Vậy sẽ có vô vàn vấn đề tế nhị để khai thác.

Hãy so sánh các bức chân dung gia đình hòang gia được vẽ bởi Hans Holbein với tranh của họa sĩ đương đại Lucian Freud. Hai nghệ sĩ này, hai họa sĩ chân dung lớn của thời đại, đã chia sẻ chung mối quan tâm: khả năng giải mã được cá tính của nhân vật. Tất nhiên kĩ thuật và phong cách của họ không có cái gì tương đồng, một người họa sĩ tiểu họa tinh vi, người kia phóng bút bằng những động tác mạnh mẽ làm cho là da gần như sống động. Trong nhiếp ảnh cũng vậy, phong cách thay đổi theo thời cuộc, thể loại chân dung hiện nay hay lồng vào cảnh các hoạt động và tính thực tại của chủ thể.

Để bắt đầu, những gì người ta mong đợi từ một bức chân dung là sự nhận biết, tính lôi cuốn nhất có thể, và chỉ ra được cá tính. Nói cách khác là thể hiện một cách đáng yêu không chỉ các nét nhận biết của khuôn mặt mà còn khám phá ra được cá tính. Sự đơn giản chính là từ khóa. Khuôn mặt con người bản thân nó đã đủ thú vị mà không cần thêm vào đó các kĩ thuật phức tạp hay một bố cục khác thường. Bạn chỉ cần bắt đúng diễn cảm của nét mặt, bức ảnh sẽ thành công.

Để đạt được sự đơn giản đó, bạn cần phải khuyến khích mẫu thư dãn và thể hiện một cách tự nhiên, nhất là đừng gò ép trong tư thế cứng nhắc, và cũng đừng đóng kịch. Ngoài kĩ thuật nhiếp ảnh thì kĩ năng quan trọng nhất cần đạt được là khiến người ta thoải mái gạt bỏ mọi gượng gạo. Một bức chân dung không cần thiết phải kiểm soát hoàn toàn, chiếu sáng hoàn hảo hay được xếp đặt. Phần lớn các bức ảnh chân dung thành công nhất do ứng biến không chuẩn bị, chụp trong cảm hứng hành động, do người chụp bắt lấy cơ hội. Với máy kỹ thuật số, không có lí do phải do dự vì bạn không có gì để mất, ngay cả tiền phim.
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.04.2009 11:13:39 bởi lang thang >
"Khi người không yêu ta, Buồn đã thành một nhẽ
Khi ta không yêu người, Sao cũng buồn đến thế"


lang thang
  • Số bài : 5825
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.12.2006
  • Nơi: Quê hương của lá Phong
RE: Chụp ảnh chân dung bằng máy KTS. - 17.04.2009 00:24:01
Phần 1: PORTRAIT POSE (CHÂN DUNG CÓ DÀN DỰNG):

Khi chúng ta thể hiện một bức chân dung, ta hình dung ngay lập tức một người mẫu được sắp xếp điệu bộ, được chiếu sáng, nhìn thẳng vô ống kính. Đây là một cách tự khẳng định, nhân vật trong ảnh suy nghĩ: "Đây là tôi, như thế này đây". Đó là một thái độ được cân nhắc, dựa trên truyền thống cũ của các bức họa chân dung đầu tiên. Thực tế các nhiếp ảnh gia chỉ thừa kế hội họa chân dung cổ điển mỗi khi họ thực hiện loại ảnh này.

Loại ảnh chân dung này ngụ một thỏa thuận ngầm giữa người mẫu và người chụp. Như ta sẽ thấy xa hơn trong bài viết, tồn tại một lối khác, thoáng hơn, ít hình thức hơn, để đạt cùng mục đích. Nhưng đây là sắp xếp một bức chân chung tính trước, một thoản thuận giữa mẫu và người chụp. Chủ thể, chấp nhận làm mẫu để chụp, "tòng phạm" của việc dàn dựng dù rằng không nhất thiết phải ngoan ngoãn nghe lời. Đó là một thỏa thuận thương mại, bạn được trả tiền để thực hiện một bức ảnh mà mẫu cho là "đẹp".

Trong ngữ cảnh này, "giống" là một từ thích đáng. Hầu như không có ngoại lệ, bức ảnh phải cho ra kết quả phải "giống" với người được chụp. Sự phức tạp của vấn đề nảy sinh khi cần phải biết ai quyết định sự "giống" này. Khách hàng muốn được thể hiện theo ý họ. Đó có thể là, ví dụ, sự gợi cảm của cơ thể, cương vị xã hội hay quyền lực. Thông thường có một nhân tố "lí tưởng hóa" tham gia vô cuộc chơi. Ví dụ để minh họa một công bố báo cáo hàng năm của công ty, giám đốc ban cố vấn điều hành muốn ảnh mình được thể hiện vẻ nghiêm túc, vững chãi, đầy năng lực. Một diễn viên muốn giống nhân vật bộ phim sắp tới của họ. Một chính trị gia muốn một hình ảnh gần gũi, gây thiện cảm cho cử tri bất kể ông ta như thế nào.

Người chụp phải có nhiều sáng kiến khác nhau, ngay khi bạn hoàn toàn thống nhất với mẫu trên hiệu quả mong muốn. Bạn phải, chủ quan hơn, nghĩ tới nhiều phương pháp để đạt được nó. Người mẫu, có thể đã từng nhiều lần làm mẫu trước đó nên rành nhiều kĩ thuật, vì lí do này bạn cần nắm quyền điều khiển buổi chụp một cách tự nhiên bằng tài ngoại giao. Như các bức ảnh trên báo và tạp chí, bạn có thể hiện một phương diện khác của chủ thể nhưng không được làm thiệt hại cho người mẫu ví dụ bằng cách đặt họ dưới ánh sáng có thể tạo cảm giác phản cảm. Ngoài ra , phần lớn nhiếp ảnh gia thích sử dụng sự tưởng tượng thị giác, chúng ta thích thực hiện những bức ảnh hấp dẫn, ưa nhìn và độc đáo.

Trong mọi trường hợp, loại chân dung này phải được nghiên cứu xếp đặt vài ngày hay vài phút trước đó. Và chính người chụp quyết định cách bố trí, bảo đảm chúng được khống chế để có một bức ảnh thành công. Các trang sau sẽ cho bạn những ý niệm và phát triển kĩ thuật của bạn.
 
- Nắm bắt biểu hiện của nét mặt:


Nếu bạn hỏi nhiều nhiếp ảnh gia: "Yếu tố gì quan trọng nhất trong một bức chân dung?" Họ thường có chung một câu trả lời: "cặp mắt". Thực tế, sự biểu hiện còn quan trọng hơn cả cặp mắt: đó là sự tương tác giữa các nét của khuôn mặt chụp dưới góc độ mà bạn thấy chúng. Từ nguyên bản, loài người đã biết giải mã các biểu hiện nét mặt của đồng loại. Các nhiếp ảnh gia giỏi đã phát triển kĩ năng này ở mức không những có khả năng đọc mà còn có thể khiêu khích chúng. Nhiều người còn biết họ muốn biểu hiện nào ở nét chủ thể và làm tất cả để đạt chúng. Người khác thì thích quan sát hơn và chộp lấy những biểu hiện tự nhiên nảy sinh. Cả hai phương pháp tiếp cận này đều đúng, chúng dựa trên mối quan hệ thiết lập giữa người chụp và chủ thể. Thời gian bỏ ra để tìm hiểu người mẫu sẽ được đền bù xứng đáng.

Ngay khi không cầm máy trên tay, bạn cũng có thể nghiên cứu ảnh chụp của người khác cũng như các khuôn mặt thực tế trong cuộc sống để tìm hiểu các nét nào được phối hợp để cho ra những biểu hiện dễ nhận thấy. Chế ngự được sự tinh tế các biểu hiện nét mặt là kết quả của cả đời nghiên cứu, nhưng dựa trên những gì chúng ta cảm nhận ngay từ ấu thơ về những thông điệp nhắn gửi qua nét mặt sẽ cho ta những thuận lợi đáng kể.


Thiết lập mối quan hệ với mẫu ngay lần đầu tiếp xúc, nếu là người đã có mối quan hệ thì hãy tận dụng tối đa sự quen biết. Phần lớn các bức chân dung được thực hiện với người lạ, nên người chụp phải toát ra vẻ đáng tin cậy. Một thái độ rõ ràng, cuộc đối thoại đơn giản nhưng chân tình, thân thiện luôn luôn mang lại kết quả tốt. Một vài nhiếp ảnh gia tạo mối quan hệ cưỡng chế, điều khiển, người khác thì bông lơn, đó là những cách tiếp cận mạo hiểm. Đừng quá đáng hóa mối liên hệ giữa mẫu và thợ chụp. Hãy trao đổi bằng đối thoại, cử chỉ hoặc bằng ánh mắt để thử đạt được một nét biểu hiện đẹp. Tiếp xúc bằng ánh mắt không dễ dàng khi ta luôn phải nhìn vô ống ngắm, nhưng phải liên tục đối thoại với mẫu bằng lời nói và cử chỉ. Tiếp xúc bằng mắt rất quan trọng, khi ta không nhắm qua ống kính, cho cảm giác giống như khi nói chuyện phiếm với nhau. Việc sử dụng chân máy cho phép ta nói chuyện một cách tự nhiên một khi đã canh đóng khung xong vì ta không cần phải nhìn qua ống nhắm khi chụp nữa.
"Khi người không yêu ta, Buồn đã thành một nhẽ
Khi ta không yêu người, Sao cũng buồn đến thế"


lang thang
  • Số bài : 5825
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.12.2006
  • Nơi: Quê hương của lá Phong
RE: Chụp ảnh chân dung bằng máy KTS. - 17.04.2009 10:57:07
- Lên kế hoạch:

Trong tất cả mọi lĩnh vực, ta nghe thường xuyên câu này: "một kết hoạch chặt chẽ chính xác tránh một thất bại". Chụp ảnh chân dung, hơn mọi thể loại khác, phải tuân theo tiên đề này. Một tiên đề khác quen thuộc với thể loại ảnh phóng sự: "Ai, khi nào, ở đâu, ra sao và tại sao?". Nếu ta đặt những câu hỏi đó trước khi chụp, kế hoạch buổi chụp hầu như được giải quyết.

Ai? Ta cần biết ít nhất tên, tuổi, giới tính của người mẫu, và cũng như vậy nếu có thêm người khác. Ta có lẽ đã có một sáng kiến về kĩ thuật chụp.

Khi nào? Mùa trong năm và thời điểm chụp trong ngày cho ta một chỉ dẫn quan trọng về áng sáng và hướng nếu ta sử dụng áng sáng tự nhiên. Câu hỏi này cũng chỉ ra là chụp trong khung cảnh cá nhân, trong tiếp đón gia đình hay trong một trận bóng đá.

Ở đâu? Nơi chốn quyết định ánh sáng cần thiết, nó cũng có thể cho biết phông nền ngoại cảnh, là những tác nhân ảnh hưởng đáng kể đến loại ảnh chụp.

Ra sao? Câu hỏi này đặt trên các hoạt động và biến cố, nó gợi ý cho ta một bức ảnh chân dung với ánh sáng đúng hình thức, hay chỉ một bức ảnh chụp "sống" thoải mái thư dãn.

Tại sao? Lý cho chụp gợi ý cho ta mục đích sử dụng. Một bức ảnh đóng khung dùng cho tạp chí? mục đích của bức ảnh luôn luôn gợi ý cách thức chụp?

Năm câu hỏi đơn giản trên qui tụ về một câu hỏi lớn: như thế nào? câu hỏi này quyết định về loại trang thiết bị cần thiết và cho ta biết là ta đã thực hiện buổi chụp tương tự như vậy trước đây hay không. Nó gợi ý thêm là ta phải tìm kiếm các ví dụ để coi các nhiếp ảnh gia khác xử lí như thế nào trường hợp này, hoặc hơn nữa có cần phải tham quan xác định nơi chụp trước hay không. Nếu ta còn lưỡng lự chưa chắc thì đừng do dự chụp vài tấm thử nghiệm trước trước khi chụp chính thức.

Sau khi trả lời tất cả câu hỏi trên, kế hoạch của chúng ta đã sẵn sàng, nhưng cũng phải chuẩn bị các tình huống không lường trước: trời xấu, trễ nải, hư thiết bị để thiết lập một giải pháp dự bị. Một kế hoạch chuẩn bị tốt và uyển chuyển cho phép người chụp tập trung vô cái chính yếu: chụp những bức ảnh đẹp

Luôn luôn lập một danh mục khi ta tiến hành một buổi chụp khác với thường lệ, đây là vài ví dụ:
- Danh mục trang thiết bị: tất cả những gì ta sẽ phải dùng, chọn túi xách và kiểm tra coi pin đã được sạc đầy chưa.
- Thời gian biểu: Lập danh sách mỗi giai đoạn quan trọng, một giờ trước để chuẩn bị, thời gian kéo dài toàn bộ buổi chụp.
- Danh sách các ảnh chụp: từ những tấm bắt buộc chính thức đến các tấm ngẫu hứng.
- Nhân vật: địa chỉ người mẫu, số điện thoại...
Càng có kinh nghiệm thì bạn càng tin tưởng vô danh mục lập ra của bạn. Đừng để bất cứ cái gì tình cờ và luôn luôn ghi chép lại những sáng kiến hay


 
 
Bức ảnh bìa một cuốc sách ẩm thực á châu này thể hiện một bờ biển nhiệt đới tràn ngập các đặc sản. Ánh sáng fill-in là một bóng đèn halogen dẫn điện từ khách sạn tới. Không thể tránh khỏi ruồi nhặng nhưng tốc độ chụp 1/5s loại chúng khỏi bức ảnh.
 
 
Chủ thể là một phi công giật được nhiều giải huấn luyện của không quân và tôi muốn cho thấy tối đa máy bay. Nhờ vào lời báo trước mà họ đã chuẩn bị xắp xếp máy bay theo hàng để thực hiện bức ảnh này từ tháp điều khiển.

 
Tấm ảnh chụp một thầu khoán Hongkong này đã được quyết định trong thời gian ngắn, ít thời gian để lên kế hoạch. Cửa sổ tròn và đèn trong phòng là những thành phần hiển nhiên đưa vào ảnh, từ đó quyết định góc chụp. Chủ thể không ngồi sau bureau như thói quen mà đặt phía trước.
"Khi người không yêu ta, Buồn đã thành một nhẽ
Khi ta không yêu người, Sao cũng buồn đến thế"


lang thang
  • Số bài : 5825
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.12.2006
  • Nơi: Quê hương của lá Phong
RE: Chụp ảnh chân dung bằng máy KTS. - 22.04.2009 00:51:55
- Dựng cảnh:

Vị trí đặt mẫu không nhất thiết phải đặt trước một nền trắng, hậu cảnh có thể đóng vai trò quan trọng trong bức ảnh. Chúng ta đã đề cập về biểu hiện nét mặt của chủ thể, một khi đủ mạnh và được xác định, nó thường thống trị toàn bộ bức ảnh và gây sự chú ý ngay lập tức. Nhưng thể loại này không quy giảm chỉ còn lại bản sao của khuôn mặt hay người ta. Đôi khi việc đưa môi trường xung quanh vào khuôn ảnh có thể có một ý nghĩa, thậm chí đóng một vai trò cốt yếu.

Ngoại trừ loại chân dung thuần chất studio có phông nền trắng, tất cả các tấm ảnh chụp con người ta đều có một nơi chốn xác định. Nếu như chúng thú vị thì tại sao chúng ta không quan tâm đến và rút tỉa ra được cái gì đó?

Không thể tránh được một điều là chúng sẽ làm rút nhỏ kích thước của nhân vật trong khung ảnh, bởi vì hoặc ta phải chụp từ xa, hoặc phải dùng ống kính rộng hơn. Trong các ví dụ dưới đây, nơi chốn một khi đã được chọn, đã thống lĩnh ngay lập tức quá trình chụp, cùng lúc trong quá trình chuẩn bị và trong không gian của bức ảnh. Đây không phải là một tà thuyết mà là cách tạo ra sự biến đổi. Thể loại chân dung, hơn bất cứ các thể loại khác, luôn biến đổi để thích ứng với sự đa dạng và độc đáo, và việc sử dụng vải nền chỉ là một con đường để đi tới đó.

Thừa nhận tính quan trọng của nơi chốn đòi hỏi thêm mối quan tâm thêm về dựng cảnh. Nó phải được quét dọn, lau chùi, sắp xếp, thu nhỏ, thậm chí tạo dựng. Từ đó phải tốn thêm thời gian, cố gắng, tiền bạc để bảo đảm xứng đáng với tầm cỡ của bức ảnh.

Check-list của nơi chốn:
- Có cần sắp xếp trật tự? Kiểm tra các vết trầy nứt trên sàn, tất cả những gì bừa bãi: ngăn kéo mở, cửa để hé...
- Ta có cần chùi rửa các bề mặt? để ý các ổ bụi (đặc biệt có thể thấy dưới góc chụp), dấu tay trên cửa sổ, các vụn bánh dưới thảm.
- Có các vật cản trở góc chụp? Hãy chú ý những màu rợ không hòa hợp, các tấm ảnh, bảng biểu dán tường làm ảnh hưởng tới bức chân dung.
- Có các vật chói sáng, các tấm gương phản chiếu lại hình ảnh máy chụp và các thiết bị khác?
- Có cần thêm các trang bị hóa trang sân khấu, quần áo? nếu có thì có thể kiếm ở đâu.
- Cần thêm loại ánh sáng phụ trợ nào? có thể bỏ qua? Có đủ ổ điện cắm không?


 
Nhân vật trong bức ảnh này sở hữu và bay trên một chiếc máy bay huấn luyện Chipmunk, đây là một trong những nhân vật chính của tạp chí "Air and space". Còn có thêm ba nhân vật phi công nữa được chụp cho bài viết và mỗi nhân vật phải được thể hiện khác nhau dù phải thấy máy bay trong tất cả các bức ảnh. Một tấm ảnh được chụp trong buồng lái là như vậy, nhưng đòi hỏi phải được dàn dựng và lên kế hoạch theo thời gian. Chúng tôi đã phải theo dõi thời tiết từ nhiều ngày và cuối cùng các bức ảnh trên được thực hiện trong một buổi chiều ánh sáng dịu, mưa và nắng thay phiên nhau. Người phi công ngồi ở ghế sau và tôi phía trước. Tôi đã dùng một ống kính wide 20mm để đưa vào khuôn ảnh càng nhiều cảnh xung quanh càng tốt.

 
Tấm ảnh theo đơn đặt hàng, chụp thư viện British mới xây cùng với kiến trúc sư, Sir Colin St John Wilson. Chỉ có một hướng là chụp ông ta trong bối cảnh công trình, và tôi đã thăm dò theo ba kiểu khác nhau, tấm sau gần tấm trước. Trong tấm 1, tôi tìm kiếm một hiệu quả họa hình mạnh, hình nhân vật tương đối nhỏ. Ở tấm thứ 2 tôi dùng ống kính góc rộng để thấy người kiến trúc sư cận cảnh với một góc nội thất làm hậu cảnh. Còn tấm thứ 3 tôi chỉ nhắm duy nhất nhân vật, dựa trên màu trắng đồng nhất của cầu thang như một kiểu trừu tượng
 
 
"Khi người không yêu ta, Buồn đã thành một nhẽ
Khi ta không yêu người, Sao cũng buồn đến thế"


lang thang
  • Số bài : 5825
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.12.2006
  • Nơi: Quê hương của lá Phong
RE: Chụp ảnh chân dung bằng máy KTS. - 26.04.2009 04:34:33
Chân dung trong ngữ cảnh:


Giữa thể loại phóng sự tài liệu và chân dung studio, cách tiếp cận cực điểm này liên kết nhân vật với cuộc sống, công việc và hoạt động của họ. Đặt một nhân vật trong ngữ cảnh quen thuộc - một công việc, một sở thích, một nơi đặc thù hay một hoạt động độc đáo- là một cách thức rất hiệu quả để thực hiện một bức chân dung dù rằng nó đòi hỏi một vài chuẩn bị. Phương pháp tiếp cận này, được sử dụng rộng rãi trong phóng sự báo, cố gắng nhét tối đa thông tin cần thiết vô bức ảnh bằng cách thuật lại một câu truyện nhỏ. Thông thường, loại ảnh này dùng để minh họa một bài viết hay một phóng sự, trong đó nhấn mạnh một vài khía cạnh cuộc sống của nhân vật. Trong mỗi trường hợp, bạn phải sẵn sàng khá nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị. Không có quy tắc về việc chọn tiêu cự của ống kính, nhưng luôn có một lý lẽ bênh vực việc chọn ống kính góc rộng, đơn giản chỉ để đưa nhiều cảnh vật xung quanh vào bức ảnh. Nếu các vật quá nhỏ, thì ống kính góc rộng chỉ có thể tôn giá trị của chúng trong điều kiện phải đặt chúng ở cận cảnh.


Để cải thiện bức chân dung:
- Ống kính: Dùng ống télé cho ra các tỉ lệ và phạm vi được tôn lên, đặc biệt khi bạn phóng lớn một khuôn mặt hay bán thân. Nếu bạn chỉ có một ống kính góc rộng thì hãy lùi ra và đóng khung nhận vật trong bối cảnh của nó.
- Chiều sâu: Cho các bức chân dung chụp gần, hãy mở khẩu độ lớn -đừng nhỏ hơn 2 fstop so với khẩu độ lớn nhất- để cô lập chủ thể ra khỏi hậu cảnh.
- Chiếu sáng: Khuyếch tán nguồn sáng chính và đặt nó phía trước, trên cao và hơi lệch sang một bên. Với một nguồn ánh sáng tốt thì cây dù phản sáng là một dụng cụ khuếch tán ánh sáng dễ dùng, nhưng áng sáng ban ngày khuyếch tán qua khung cửa sổ cũng hoàn thành tốt công việc. Dùng một tấm phản sáng (giấy bìa trắng hay giấy bạc), đặt ở một cạnh của khuôn mặt, phía đối diện với nguồn sáng.
- Đặt mẫu: Không có quy tắc cứng nhắc, nhưng nếu mẫu quay về phía trước, hơi hướng về phía máy thì nó sẽ có vẻ hấp dẫn và hoạt bát hơn, một tư thế thường xuyên hiệu nghiệm là cho mẫu ngồi trước một mặt làm việc (mặt bàn), để họ có thể tựa vào đó rồi chụp dưới một góc hẹp, đầu quay về phía ống kính.
- Quan hệ: Người ta thường chụp đẹp hơn khi họ thư giãn. Để đạt được điều đó hãy đối thoại liên tục và tỏ ra cho họ thấy ta biết cần phải làm gì. Nếu nét mặt họ có hiện tượng "đông cứng" lại thì hãy đề nghị nhìn ra chỗ khác một lúc để thư giãn rồi quay lại phía ống kính.
- Đóng khung: Chụp từ nhiều góc nhìn, với máy kĩ thuật số thì không sợ tốn tiền phim và hơn hết giúp người mẫu dễ kính động cảm thấy họ không cần phải tạo ra một biểu hiện, sẽ bình thản lại.



Người phụ nữ này, trưởng bếp của một nhà hàng lớn ở Dordogne, với một cá tính cởi mở đã cảm thấy rất hạnh phúc trong môi trường nghề nghiệp. Bức ảnh được chụp hai phút trước buổi phục vụ. Một nguồn ánh sáng phụ trợ duy nhất là ngọn đèn dây tóc được khuyếch tán bởi cây dù và được lọc "demie-bleu" để cho phù hợp WB giữa ánh sáng ban ngày và chiếu sáng halogen bên trong phòng.
 
 
Chân dung trong công việc của một họa sĩ công nghiệp chuyên làm mẫu đan lấy cảm hứng từ các vật lượm lặt trong thiên nhiên như vỏ sò vỏ ốc. Một ống kính góc rộng (20mm) đã cho ra bức hình trên đây bao gồm phần lớn chi tiết các công việc của cô ta: các phác thảo, chỉ đan, mẫu vỏ sò. Để gắn kết các vật dụng trên vô nhân vật, tôi đã dùng một tấm gương để có thể giảm nhỏ kích thước cô ta trong bức ảnh.
 
 
Cá tính của họa sĩ trong ảnh hoàn toàn trái ngược với người bếp trưởng phía trên, đó là týp người sống nội tâm, nhưng thư dãn trong công việc. Để tôn giá trị một phương diện tính cách của ông ta -tính tỉ mỉ tập trung vô chi tiết - bức ảnh dùng ống kính góc rộng đặt gần một cái ly cắm hoa dại. Trong xưởng vẽ ánh sáng ban ngày đủ cho bức ảnh.
 
"Khi người không yêu ta, Buồn đã thành một nhẽ
Khi ta không yêu người, Sao cũng buồn đến thế"


vũkimThanh
  • Số bài : 10500
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: xứ mù sương
RE: Chụp ảnh chân dung bằng máy KTS. - 26.04.2009 04:45:22
Topic này rất bổ ích cho mọi người tham khảo , cám ơn Lang Thang nhiều nhé. Thân aí Vũ kim Thanh

lang thang
  • Số bài : 5825
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.12.2006
  • Nơi: Quê hương của lá Phong
RE: Chụp ảnh chân dung bằng máy KTS. - 28.04.2009 03:03:23
Môi trường thân thuộc:


Chụp ảnh người ta tại chính nơi chốn của họ cho phép họ thư giãn, thể hiện được chính bản thân họ và dễ dàng hóa mối quan hệ, nhưng chúng ta phải tỏ ra như một người khách ân cần. Ngay khi chúng ta vào "địa phận" của nhân vật, có hai nhiệm vụ đối nghịch nhau đợi: chụp được những bức ảnh đẹp và là người được đón tiếp. Có ý thức về vấn đề này, một sách lược tốt là tỏ ra quan tâm thích thú đến ngôi nhà của nhân vật. Mọi người đều nhạy cảm với một vài lời khen ngọt, điều đó sẽ giúp mẫu dễ chịu và dễ dàng lôi cuốn vô cuộc đàm thoại. Thời gian tán chuyện không cần phải tính toán, vai trò của một thợ chụp ảnh tạm thời gác lại trong khi ta chuẩn bị sắp xếp thiết bị.

Hãy để nhân vật chọn căn phòng cho buổi chụp, trong trường hợp này phần lớn con người ta có một sở thích nào đó. Sự lựa chọn này sẽ làm cho vui không khí của hình ảnh tuy nhiên không thống trị nó. Nhưng là một nhiếp ảnh gia, bạn có những lí lẽ chính đáng để không đồng ý với việc lựa chọn phòng ốc, đừng ngần ngại tham gia ý kiến bằng những lí luận kĩ thuật. Tuy nhiên đôi khi có thể dễ dàng thực hiện buổi chụp trong nhiều phòng óc khác nhau cũng như trong vườn.

Chính việc chiếu sáng cho căn phòng khiến ta lựa chọn quyết định. Hiếm có căn nhà nào tràn ngập đủ một lượng ánh sáng tự nhiên quan trọng, trừ khi đặt mẫu gần cửa sổ và hơn nữa phải thường xuyên thêm vào ánh sáng của flash hay các ánh sáng phụ trợ khác. Đừng quên chuẩn bị các dây cắm nối và nhớ hỏi chủ nhà trước khi rút các phích cắm của họ.

Mười mối quan tâm nhỏ:
- Bảo đảm trang trí trong phòng hài hòa với chủ thể. Mục đích là thể hiện nhân vật tại nhà họ.
- Phải bảo đảm có đầy đủ không gian cho nguồn sáng và các tấm hắt sáng.
- Đề nghị chủ nhà liếc nhanh xem vị trí chụp có bị bừa bộn không, tùy theo góc chụp.
- Tránh để mẫu ngồi trên cái ghế ưa thích của họ, ít nhất là bảo đảm nó không bị bèo nhèo cũ nát, và trang phục của nhận vật tôn nó lên.
- Liếc nhìn đồ trang trí: đồ mĩ nghệ, đèn, cây... có thể gây ra cảm giác mọc lên từ đầu hay vai của mẫu. Với một thợ chụp ảnh thì trong nhà luôn luôn ngổn ngang đồ đạc.
- Đừng quên là bạn đang ở nhà người khác, coi chừng đồ đạc của mình và luôn xin phép nếu muốn dời chỗ đồ đạc trong phòng.
- Đặt mẫu xa các bức tường, vì bóng đổ của họ lên các vách sẽ làm giới hạn các phương án chiếu sáng.
- Tránh chụp từ trên cao xuống ( prise de vue en plongée) hay từ dưới lên (contre-plongée), trừ khi vì những lí do bắt buộc. Hãy đặt máy trên cùng mặt phẳng với chủ thể.
- Hãy kiểm tra trên màn hình LCD coi có những vệt chói sáng không mong muốn từ các mặt kính, kim loại...
- Khi ra đi, hãy thể hiện như mình là một khách mời.



 
Là một nhà côn trùng học có tên tuổi, Dr Miriam Rothschild không thích những bức ảnh "hình thức" (Chúng tôi đã thực hiện một serie chân dung bà ta trong công việc, đang cúi xuống kính hiển vi, với các mẫu nghiên cứu). Theo lời thuyết phục của tôi, bà ta cứ thế mang đôi ủng đi tuyết, ngồi lên cái ghế canapé quen thuộc và được bầy chó vây quanh để cảm thấy thư dãn.
 
 
Chủ sở hữu của một hãng dầu thơm nổi tiếng của Pháp - mang tính cha truyền con nối - cũng nổi tiếng bởi khả năng đặc biệt nhận biết các mùi, ta có thể nói nghề của "cái mũi". Phòng thí nghiệm được chọn cho bức chân dung vì ở đó ông ta cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Ông ta đã rất vui sướng vì có cơ hội giới thiệu với chúng tôi các bí quyết của nghề tinh chế nước hoa.
 
 
 
Một họa sĩ Đức, chuyên gia về phục chế, sửa các bức tranh bị hư hại hay sao chép các tác phẩm bị mất. Riêng căn phòng, trong một ngôi làng phía nam Bavière, đã xứng đáng một tấm ảnh cho riêng nó. Người họa sĩ hoàn toàn thoải mái và tự tin khi giới thiệu các qui trình xử lí nghề nghiệp. Một bức tranh lớn đang phác dở được dùng làm nền là không thể khác được.
"Khi người không yêu ta, Buồn đã thành một nhẽ
Khi ta không yêu người, Sao cũng buồn đến thế"


HÀN PHONG
  • Số bài : 3288
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 07.10.2007
  • Nơi: Tuyệt Tình Cốc
RE: Chụp ảnh chân dung bằng máy KTS. - 26.08.2009 11:21:17
cái này cũng nên chuyển sang "kỹ thuật chụp ảnh và xử lý hậu kỳ" nè
Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước xuống, chén tiếu đàm mời mọc Trích Tiên;
Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng họa thì thầm lão Đỗ.