Thuốc lá trên bệnh tim mạch.

Tác giả Bài
Coco
  • Số bài : 8
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 22.02.2005
Thuốc lá trên bệnh tim mạch. - 29.03.2005 17:12:50

TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


Hút thuốc và bệnh tim mạch

Từ năm 1940, người ta đã thấy có mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch. Dù hút một vài điếu thuốc trong ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch không chỉ thấy ở cả 2 giới, trong lớp trẻ và người già mà còn thấy ở tất cả các chủng tộc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2-3 lần và nó còn tương tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần. Những bệnh mà người hút thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Trong số đó bệnh mạch vành là quan trọng nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc. Không có bằng chứng chứng minh rằng hút thuốc lá đầu lọc hay các loại khác nhau của thuốc lá làm giảm được yếu tố nguy

Thân chào.

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Bỏ Thuốc Lá - 09.12.2005 05:31:37
Bỏ Thuốc Lá

B.S. Vũ Qúi Đài, M.D., Ph.D.

Vài con số thống kê

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe: điều này ai cũng biết, kể cả mấy tay đại tư bản chủ hãng thuôùc lá. Cứ 5 người chết ở nước Mỹ, thì một là do thuốc lá gây ra. Số người hút thuốc tuy có giảm, nhưng riêng với gíơi trẻ, thì con số lại gia tăng đáng nga.i. Mười năm về trước, số học sinh trung học nghiêïn thuốc lá là 27 phầøn trăm, nay tăng lên đến 40 phần trăm.

Người hút thuốc bị rủi ro chết vì bệnh tim gấp đôi người thường, rủi ro ung thư phổi gấp 10 lần, các thứ ung thư miệng, cổ họng, thực quản, tụy tạng ( lá mía), thận, bọng đái, cổ tử cung đều tăng gấp bô.i. Tai biêùn mạch máu não ( trúng gió), loét bao tử tăng lên hai, ba lần, mà nếu bị loét bao tử thì khó lành hơn người không hút mà bị bê.nh. Dễ bị gẫy xương ( xương hông, xương sống, cổ tay) gấp bốn lần người thường. Rủi ro sưng phôûi tăng gấp bốn, bị cườm mắt nhiều gấp đôi người không hút thuốc.
Hút thuốc lá cũng làm gia tăng rủi ro các bệnh ung thư máu , ruột già, tiền liệt tuyến , vú, và các bệnh khác như xốp xương, bệnh lú Alzheimer

Những cái hại khác

Những người bị ung thư đầu và cổ chữa trị bằng xạ tuyến, mà tiếp tục hút thuốc ,thì điều trị kết quả chậm hơn người không hút. Thuốc lá làm suy khứu giác ( ngửi không tinh) và vị giác ( ăn mất ngon). Thị giác bị kém trước tuổi, vì chủ điểm macula trong võng mạc bị thoái hóa sớm. Người hút thuốc cũng bị da nhăn nheo hơn .
Trong thuốc lá, chất làm ta nghiện là nicotine, vào trong máu thì chất biến dưỡng chính gọi là cotinine. Chất này làm tăng dopamine trong óc. Khi ngưng thuốc thì những xáo trộn trong óc cũng giống như trường hợp cai các thuốc ma túy.
Con cái người nghiện hút và những người hít phải khói thuốc
Cha hay mẹ hút thuốc thì con sinh ra bị nhỏ con thiếu ký, dễ bị chậm trí khôn, hay bị nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng tai kinh niên. Khi lớn lên cũng hay bị ngiện hút hơn con người thường.
Những người lớn ở cùng nhà hay làm cùng chỗ với người hút thuốc, hít phải khói thuốc lâu ngày cũng bị tai hại về sức khỏe. Từ khi biết rõ điều này ( vấn đề gọi là hút thuốc thụ động, hay là passive smoking), thì các luật lệ về hút thuốc nơi công cộng trở nên khắt khe, và giúp rất nhiều cho vần đề y tế công cô.ng. Tuy nhiên, ở trong nhà, thì cầøn có sự hiêûu biết của cha mẹ. Người hít phải khói thuốc nhiều, thì bị gia tăng rủi ro bị ung thư phổi, ung thư tử cung, bệnh sưng phổi ,bệnh tim ma.ch. Cũng như người nghiện hút, người ta tìm thấy trong nước tiểu những ngưới này có chất sinh ung thư phổi do thuốc lá sinh ra ( tobacco specific lung carcinogen). Trong số 450,000 trường hợp tử vong do thuốc lá gây ra, thì có 53,000 người không nghiện mà chỉ hít phải khói thuốc.

Ngưng hút thuốc lá thấy lợi nhãn tiền

Những người bị bệnh động mạch vành ( tức là bị rủi ro đứng tim) đang nghiện hút mà bỏ được, thì rủi ro bị chết vì đứng tim giảm đi, rủi ro trúng gió cũng giảm. Đang bị sưng cuống phổi kinh niên vì thuốc lá, mà ngưng hút thì cuống phổi dần dần trở lại bình thường. Người ta tính ra rằng người hút thuốc chết non hơn người không bao giờ hút từ 5 đến 8 năm. Nếu đang hút mà ngưng được trước tuổi 35, thì tính trung bình thọ thêm được 3 tuổi. Dĩ nhiên là già hơn nữa mà ngưng hút thì cũng vẫn có lợi, kể cả những người trên 65 tuổi theo thống kê cũng tăng được tuổi thọ.

Làm thế nào để bỏ hút thuốc

Điều cốt yếu là phải có nghị lực, quyết chí, vì sức khỏe của mình, vì mạng sống của người thân, nhất định không hút nữa. Ghi trên giấy trắng mực đen, quyết định một ngày nào đó làm ngày trọng đại ngưng hút thuốc. Cho mọi người trong gia đình bà con bè bạn biết ý định của mình để có thêm hỗ trợ về tinh thần. Trước khi ngưng hút, thì tránh đừng hút thuốc ở những chỗ quen thuộc như trong nhà, trong xe. Tới ngày quyết định bỏ thuốc thì ngưng hút luôn, nghĩa là ngưng hẳn , không bớt dần dần, không hút một hơi nào nữa kể cả hút mà không hít vô ( kiểu như ông Clinton nói " I didn’t inhale") cũng không đươ.c.
Phần lớn những người bỏ hút thuốc là ngưng ngang như vậy, tiếùng Anh kêu là " cold turkey" ,không cần phải dùng nicotine thay thế. Nhưng cũng có nhiều người cần có nicotine mới vượt qua được thời gian khó khăn ban đầu, nhấùt là một hai tháng đầu.
Có nhiều cách dùng nicotine. Có thể nhai kẹo ( nicotine gum) , hoặc là dùng băng dán cho nicotine ngấm qua da ( nicotine patch). Ngoài ra bác sĩ có thể biên toa cho dùng thứ nicotine xịt mũi. Nếu vừa dùng nicotine xịt mũi, vừa dán băng, thì kết quả ngưng thuốc thành công tăng lên nhiều .

Bác sĩ cũng có thể cho uống một thứ thuốc thường dùng chữa bệnh buồn phiền, gọi là bupropion, tên thương mại là Wellbutrin hay Zyban. Thuốc này làm cho chất dopamine trong óc tăng lên, tương tự như nicotine, nhưng không sinh nghiê.n.
Phần lớn người ngưng thuốc lá có lên ký , trung bình chừng 2 kilô nhưng cũng có người bị tăng nhiều hơn. Thuốc bupropion cũng làm tăng ký thêm nữa , nhưng không nhiều lắm.
Kết quả sau một năm, chừng non nửa là thành công bỏ dứt thuốc đươ.c. Nếu không thành công, nên tìm hiểu những lý do tại sao thất bại, để cố gắng lần nữa.

Băng dán nicotine

Phần lớn các chuyên viên ngày nay cho là băng dán hiệu quả hơn là kẹo nhai. Nếu dùng chung với thuốc xịt nicotine còn tốt hơn nữa.
Thời gian cần dùng là 8 tuần lễ, vì kinh nghiệm cho thấy có dùng lâu hơn kết quả cũng vậy thôi. Có nhiều nhãn hiệu khác nhau.
Nicoderm và Habitrol, dùng liều lượng 21/24 ( nghĩa là miếng dán cho hấp thụ qua da được 21mg nicotine trong vòng 24 giờ) trong 4 tuần lễ, rồi giảm xuống 14/24 trong 2tuần , sau đó thêm 2 tuần với liều lượng 7/24.
Prostep thì dùng 22/24 trong 4 tùan, rồi 11/24 trong 4 tuần nữa.
Nicotrol thì lại dùng trong 4 tuần với liều lượng 15/16, thêm 2 tuần 10/16, sau đó là 2 tuần 5/16.
trong khi dùng nicotine dán thì không được hút thuốc. Thường người ta dán vào buỏi sáng sớm, dán ở ngực bụng, hay sau lưng . Thay đổi chỗ cho da khỏi bị đỏ ngứa, nếu da bị khó chịu bác sĩ có thể cho thuốc bôi chống dị ứng.

Kẹo nhai nicotine

Có một số người ưa dùng kẹo nhai hơn là băng dán, hoạc là thấy tiện hơn, hoặc là da bị phản ứng với băng dán. Nhai nicotine gum thì phải nhai chậm chạp từ từ, nhai cho tới khi bã rồi thì đẩy qua chỗ giữa nướu răng ( lợi) và má để cho nicotine ngấm qua màng niêm trong miê.ng. Moiã miếng kẹo nhai phải để trong miệng như vậy tất cả độ nửa giờ.
Phải dùng cho đủ liều lượng . Phần lớn là cần một miếng kẹo nhai mỗi giờ một lần hay ít ra là hai giờ một lần, trong vòng từ một đến ba tháng.

Có hai liều lượng:
thứ 2 mg một miếng, và thứ 4 mg một miếng. Thường thì bắt đầu bằng thứ 2 mg, nếu cần thì đổi qua thứ 4 mg. Thứ 2 mg không nên dùng quá 30 miếng một ngày, thứ 4 mg không quá 20 miếng một ngày.
Nhai kẹo nicotine có thể bị đau trong má, bị nấc cục , đầy bụng đau bụng, nhưng thường cũng nhẹ thôi không đến nỗi khó chịu lắm.

lucquaipsnt
  • Số bài : 1393
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.04.2005
  • Nơi: Thiện Nhân Cốc
RE: Bỏ Thuốc Lá - 13.12.2005 04:19:10
Trẻ tiếp xúc với khói thuốc sẽ học kém

Những đứa trẻ ở trong môi trường nhiều khói thuốc lá sẽ có kết quả học tập kém hơn những bạn bè khác. Một lượng khói thuốc nhỏ trong nhà thôi cũng đủ ảnh hưởng tới khả năng đọc và làm toán.

Các nhà khoa học tại trung tâm sức khỏe môi trường trẻ em ở Mỹ đã thực hiện nghiên cứu trên gần 4.400 trẻ em tuổi 6-16. Kết quả cho thấy càng nhiều khói thuốc, hậu quả đối với trẻ em càng tồi tệ.

Để đo đạc mức độ tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường, nhóm nghiên cứu đã đo lượng cotinine, một hóa chất sản sinh khi nicotine hấp thụ vào cơ thể. Cotinine có thể được đo trong máu, nước tiểu, nước bọt và tóc.

Những trẻ trong nghiên cứu có hàm lượng cotinine trong máu ở mức từ 15ng/ml trở xuống - mức tương ứng với sự tiếp xúc khói thuốc trong môi trường, và không sử dụng bất cứ loại thuốc lá nào trước đó 5 ngày. Sau đó, nhóm đánh giá khả năng nhận thức và học lực của trẻ trong các kỹ năng như toán, đọc, logic và suy luận.

Kết quả là ở những trẻ có hàm lượng cotinine trên 1ng/ml, điểm đọc cứ giảm đi 1 khi hàm lượng cotinine lại tăng thêm 1 đơn vị. Còn với trẻ có hàm lượng cotinine dưới 1ng/ml, điểm đọc giảm tận 5 điểm cho mỗi đơn vị cotinine gia tăng. Điều này cho thấy việc tiếp xúc với hàm lượng khói thuốc thấp cũng ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của não. Tương tự, hút thuốc thụ động cũng giảm kết quả kiểm tra toán.

Bác sĩ Kimberly Yolton, người đứng đầu nghiên cứu, nhận định: "Sự sụt giảm này có thể không có nhiều ý nghĩa về mặt bệnh lý cho mỗi đứa trẻ, nhưng có một ảnh hưởng sâu rộng với toàn xã hội bởi hàng triệu đứa trẻ đang tiếp xúc hằng ngày với khói thuốc".

Bà cho rằng kết quả càng thúc đẩy lời kêu gọi các quốc gia ban lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em.

Amanda Sandford, Giám đốc nghiên cứu tại tổ chức Hành động vì sức khỏe và chống hút thuốc, cũng nói: "Việc cấm hút thuốc ở những nơi công cộng cần là ưu tiên hàng đầu, nhưng trong gia đình, mọi người lớn cũng phải bỏ thuốc khi trong nhà có trẻ".

Tiến sĩ Lawrence Whalley tại Đại học Aberdeen đã tiến hành cuộc nghiên cứu cho thấy người hút thuốc giảm dần khả năng nhận thức qua thời gian. Ông nhận định: "Hút thuốc có hại cho trẻ em. Hút thuốc khi mang thai còn khiến trẻ sinh ra thiếu cân và thực hiện các chức năng kém khi lớn lên. Nó còn gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp".

Minh Thi (theo BBC)
Nguyễn Mạnh Hùng
0976 570 045

lucquaipsnt
  • Số bài : 1393
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.04.2005
  • Nơi: Thiện Nhân Cốc
RE: Bỏ Thuốc Lá - 13.12.2005 04:19:47
Khói thuốc làm vết thương lâu lành

Một nghiên cứu gần đây phát hiện thấy những chất có trong khói thuốc lá có thể ngăn cản sự hình thành các mô mới trên vết thương và làm tăng nguy cơ hình thành sẹo.

Các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) đã cho tế bào chuột và tế bào của người tiếp xúc với khói thuốc lá để theo dõi tác động của khói đối với nguyên bào sợi - tế bào được "biệt phái" tới vết thương để tạo ra các mô da non. Đây là loại tế bào có vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tổ chức lại các mô bị tổn thương.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, mặc dù khói thuốc không tiêu diệt nguyên bào sợi, song lại làm tổn thương các tế bào này và làm giảm khả năng di chuyển tới khu vực có vết thương của chúng. Thay vì xuất hiện ở trong khu vực có vết thương, nguyên bào sợi chỉ tập trung được ở rìa vết thương.

"Khi nguyên bào sợi không tiến được vào vùng có vết thương mà chỉ tập trung ở khu vực tiếp giáp với vết thương thì các mô mới có tác dụng thay thế các mô tổn thương không xuất hiện được", tiến sĩ Manuela Martins - Green, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích.

Ngoài ra, khói thuốc còn có một tác dụng khá tai quái. Thay vì tiêu diệt các tế bào ở vết thương đã đến lúc phải chết đi, nó lại làm cho chúng sống sót lâu hơn. Hiện tượng đó cùng với sự suy giảm khả năng di chuyển của nguyên bào sợi tới vết thương thúc đẩy sự hình thành mô sẹo, góp phần gây nên chứng xơ hoá và hình thành sẹo, Martins - Green cho biết thêm.

Việt Linh (theo Healthday)
Nguyễn Mạnh Hùng
0976 570 045

lucquaipsnt
  • Số bài : 1393
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.04.2005
  • Nơi: Thiện Nhân Cốc
RE: Bỏ Thuốc Lá - 13.12.2005 04:20:45
Thuốc lá gây hại thế nào cho thai kỳ?

Người đầu tiên đề cập đến ảnh hưởng xấu của thuốc lá trong thai kỳ (1957) là nhà khoa học Mỹ Simpson. Theo đó, việc người mẹ hút thuốc có thể khiến thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non tháng, tử vong chu sinh và lâu dài, chậm phát triển tinh thần…

Các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức... quy định phải ghi rõ lên mỗi vỏ bao thuốc dòng chữ “Hút thuốc lá trong thai kỳ có hại cho thai, trẻ có thể sinh non, nhẹ ký”, hoặc trong giấy chứng sinh phải ghi rõ những thông tin hút thuốc lá của người mẹ nếu có. Những biện pháp trên đã đem lại những tác dụng nhất định: giảm tỷ lệ hút thuốc ở thai phụ từ 20% xuống 13%.

Do thuốc lá gây những hậu quả xấu cả về trước mắt và lâu dài cho mẹ và con nên Hiệp hội các thầy thuốc sản phụ khoa Mỹ đã phối hợp với Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm cho lưu hành các loại kẹo nicotine để ngậm hoặc những loại thuốc dán trên da dưới da, giúp phụ nữ cai nghiện thuốc lá.

Theo y khoa, ở cả 2 giới nam và nữ, thuốc lá có tác dụng xấu trên 4 mặt:

- Gây ung thư, chủ yếu do chất cồn đa vòng thơm kích thích sinh ung thư.

- Làm người hút bị ho, co thắt phế quản sau khi khói thuốc vào đường hô hấp.

- Chất nicotine ảnh hưởng đến tuần hoàn khiến tim đập nhanh, làm tăng cung lượng tim, phế quản co thắt, tăng huyết áp...

- Tăng lượng khí độc vào cơ thể như CO2. Thường oxy thở vào sẽ kết hợp với huyết cầu tố và tạo thành oxy huyết cầu tố (HbO2). Khi thiếu oxy, sản phẩm tạo ra là carboxy- hemoglobin khử (HbO), chúng làm các mô bị thiếu oxy. Ở người hút 1 bao thuốc lá/ngày, ngưỡng HbO trong máu sẽ tăng 5% trong khi ở người không hút là 1%. CO2 còn gây ra mảng vữa động mạch (atherome) làm cản trở tuần hoàn máu đến các tổ chức trong cơ thể.

Khói thuốc lá là hỗn hợp có khoảng 500 thành phần khác nhau, khi vào cơ thể sẽ tạo thành carboxyhemoglobin khử, theo tuần hoàn máu của mẹ rồi qua nhau thai một cách dễ dàng. Lượng máu đi qua nhau thai rất lớn (10-12 ml/100 g thể trọng trong 1 phút) sẽ kích thích thần kinh giao cảm làm co thắt các huyết quản tử cung - nhau và khiến thai bị nhiễm toan. Hậu quả là thai nhi thiếu HbO2 nhưng dư thừa HbO và nicotine.

Về mặt lâm sàng, các nghiên cứu đối chứng cho thấy, trẻ mới sinh ở người mẹ hút thuốc có cân nặng thấp hơn 150-250g so với trẻ sinh ra ở các bà mẹ không hút thuốc lá.

Về mặt giải phẫu bệnh lý vi thể, các tế bào lớp trong những động mạch lớn và nhỏ của thai và nhau sẽ thay đổi cơ tiềm năng và ảnh hưởng lâu dài về sau. Chính những thay đổi này đã cản trở sự trao đổi khí, các chất dinh dưỡng trên thai nhi. Nicotine còn làm co thắt phế quản, gây giảm hô hấp; gây đột biến đến tuần hoàn mẹ và thai nhi.

Những phụ nữ ngưng hẳn việc hút thuốc lá sớm trong thai kỳ (3 tháng đầu) thường sinh con có cân nặng bình thường, giảm được khả năng vô sinh, hư thai tự nhiên, nhau tiền đạo, cài răng lược và sinh non tháng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Nguyễn Mạnh Hùng
0976 570 045

lucquaipsnt
  • Số bài : 1393
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.04.2005
  • Nơi: Thiện Nhân Cốc
RE: Bỏ Thuốc Lá - 13.12.2005 04:21:17
Hút thuốc tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy


Tuyến tuỵ
Không chỉ là thủ phạm gây gây ra ung thư phổi, thuốc lá có thể là một tác nhân gây ung thư tuyến tuỵ ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh chết người này.

Phát hiện cho thấy tầm quan trọng của việc không hút thuốc lá nếu một người trong gia đình bạn từng bị ung thư tuỵ. Ngoài ra, bạn cần chiếu chụp siêu âm để kiểm tra bệnh khi bước vào độ tuổi 40. Khoảng 10-15% bệnh nhân ung thư tuỵ có tiền sử mắc bệnh trong gia đình.

"Chúng tôi nhận thấy những người có thiên hướng bị ung thư tuyến tuỵ di truyền, tức là có tiền sử mắc bệnh trong gia đình, thường đổ bệnh sớm hơn so với đối tượng khác", tiến sĩ Ted James tại Viện Ung thư Roswell Park, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Trong công trình của mình, James và cộng sự đã thu thập số liệu của 826 bệnh nhân ung thư tuỵ. Trong số những người này, 30 người có tiền sử mắc bệnh trong gia đình.

Số liệu cho thấy tuổi trung bình của những người có thiên hướng bị ung thư tuỵ di truyền tại thời điểm mắc bệnh là 57,1, trong số này có 36,7% người mắc bệnh trước 50 tuổi. Trong khi đó, độ tuổi trung bình khi mắc bệnh là 61 ở những người không có tiền sử mắc bệnh trong gia đình, với 18,3% bị bệnh trước tuổi 50.

Nhóm của James cũng nhận thấy 87% bệnh nhân ung thư tuỵ di truyền hút thuốc. Con số này ở những người kia là 66%.

Theo James, nguy cơ mắc bệnh ở những người có thiên hướng mắc bệnh di truyền là khác nhau, và thói quen hút thuốc càng làm tăng nguy cơ. Cơ may sống sót khi mắc bệnh là rất thấp so với các bệnh ung thư khác. Song, nếu phát hiện sớm, khả năng sống sót sẽ cao hơn. Một việc hết sức quan trọng mà những người có tiền sử gia đình mắc bệnh cần làm là thường xuyên siêu âm để kiểm tra và tất nhiên là phải bỏ thuốc.

Nguyễn Mạnh Hùng
0976 570 045

lucquaipsnt
  • Số bài : 1393
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.04.2005
  • Nơi: Thiện Nhân Cốc
RE: Bỏ Thuốc Lá - 13.12.2005 04:22:44
Một hơi thuốc ngắn, tác hại khôn lường
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/563824A79A2C440CBFE21BA93C018E65.jpg[/image]

Một hơi thuốc lá ngắn cũng đủ để người hút mắc bệnh.
Có lẽ bạn nghĩ rằng chỉ những người nghiện thuốc lá mới có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm. Nhưng theo các nhà khoa học, chỉ cần khẽ rít một hơi thuốc cũng đủ gây tổn hại cho chất liệu di truyền, bước đầu tiên dẫn đến bệnh tim và ung thư.

Tất nhiên có nhiều yếu tố dẫn đến các bệnh trên, nhưng các nhà khoa học tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) rất ngạc nhiên trước khả năng "phi thường" của khói thuốc lá trong việc gây ra những tổn thương ban đầu cho tế bào.

William Saunders và cộng sự tại Đại học Pittsburgh đã tiến hành nghiên cứu tác động của khói thuốc lá đối với nguyên bào sợi, một loại tế bào phân bố tại các mô liên kết có tác dụng nối liền các bộ phận cơ thể với nhau.

Các chuyên gia đã ngâm nhiều tế bào trên vào dung dịch khói thuốc lá đã được hóa lỏng và phát hiện thấy nhiễm sắc thể mang DNA bị đứt ở cả 2 đầu.

"Việc 2 đầu sợi nhiễm sắc thể bị đứt là loại đột biến gây tổn hại cho chất liệu di truyền vì những đoạn sợi bị đứt có thể làm cho các sợi còn lại trong tế bào đứt theo. Điều đáng nói là chỉ cần một lượng khói thuốc lá rất nhỏ cũng đủ để gây ra hiện tượng này", ông Saunders nói.

Khói thuốc lá là tác nhân gây ung thư khí quản, bàng quang, thực quản và thanh quản.


Attached Image(s)
Nguyễn Mạnh Hùng
0976 570 045

lucquaipsnt
  • Số bài : 1393
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.04.2005
  • Nơi: Thiện Nhân Cốc
RE: Bỏ Thuốc Lá - 13.12.2005 04:24:47
Một điếu thuốc độc hơn 3 lần khói ô tô

Từ lâu, người ta đã biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Nhưng những người hút thuốc có lẽ không biết rằng lượng chất độc họ tạo ra khi hút 3 điếu thuốc nhiều gấp 10 lần lượng chất độc do một chiếc xe hơi thải ra.

Khói thuốc "sản xuất" ra nhiều hạt muội - yếu tố gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người - hơn cả khói diesel. Để có được phát hiện này, nhóm nghiên cứu tại Viện Ung thư quốc gia Italy đã tiến hành thí nghiệm nhằm so sánh lượng hạt muội thải ra từ thuốc lá với lượng hạt muội thải ra từ một ô tô chạy diesel tại một garage ô tô tư nhân ở một thành phố miền núi phía Bắc Italy. Họ chọn địa điểm này vì đây là nơi có tỷ lệ hạt muội trong không khí thấp.

Nhóm sử dụng một động cơ nén khí diesel dung tích 2 lít. Nhiên liệu là dầu diesel với nồng độ sulphur thấp. Động cơ được khởi động và chạy không tải 30 phút trong garage. Lúc đầu người ta đóng cửa garage, sau đó mở trong 4 tiếng. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đốt 3 điếu thuốc lá đầu lọc và cho chúng cháy âm ỉ hơn 30 phút. Lượng hạt muội thải ra được hiển thị trên một máy đo 2 phút một lần trong suốt thí nghiệm.

Nồng độ hạt muội đo được trong không khí sau khi động cơ chạy 1 giờ đầu tiên là 88 ug/m3. Trong khi đó, nồng độ này ở những điếu thuốc lá trong cùng thời gian là 830 ug/m3 - lớn hơn gần 10 lần.

Một điểm đáng chú ý là khi hoạt động với công suất lớn nhất, lượng hạt muội mà động cơ diesel thải ra trong garage chỉ lớn gấp đôi nồng độ đo được ngoài trời. Trong khi đó, nồng độ hạt muội từ khói thuốc cao gấp 15 lần nồng độ bên ngoài. Theo một thành viên của nhóm nghiên cứu thì "những số liệu này đáng để chúng ta lo ngại".

Trong một thí nghiệm tương tự, các nhà khoa học tại Đại học Lund, Thụy Điển nhận thấy lượng chất độc hại trong không khí ở một phòng hút thuốc lá nhiều gấp 120 lần một phòng cấm hút thuốc. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Ung thư quốc gia Italy cho biết phát hiện này giúp các nhà khoa học giải thích được hiện tượng những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc thụ động với khói thuốc lại bị ung thư phổi.

Amanda Sandford, thành viên Hội Chống hút thuốc lá và Sức khoẻ, Italy, cho rằng, trong số những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, trước mắt loài người có thể kiểm soát được lượng khói thuốc lá thải ra ngoài không khí. Cần phải cấm hút thuốc tại tất cả những nơi công cộng và nơi làm việc. Một ngày trì hoãn đồng nghĩa với việc có thêm người gặp nguy hiểm bởi khói thuốc.

Việt Linh (theo BBC


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/D5661CA6486142C79F1F2ACFA1719F05.jpg[/image]
Attached Image(s)
Nguyễn Mạnh Hùng
0976 570 045

lucquaipsnt
  • Số bài : 1393
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.04.2005
  • Nơi: Thiện Nhân Cốc
RE: Bỏ Thuốc Lá - 13.12.2005 04:26:06
Thuốc lá huỷ diệt toàn bộ cơ thể


Hút thuốc lá sẽ gây ra một số căn bệnh mà y học chưa từng ngờ tới như đục nhân mắt, ung thư bạch cầu dạng tuỷ cấp, ung thư cổ tử cung, thận, tuyến tuỵ và dạ dày. Thực tế là thuốc lá tấn công hầu hết cơ quan nội tạng của cơ thể.

"Trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đều biết rằng hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe nói chung, song mấy ai hiểu rằng tác hại của nó còn tồi tệ hơn nhiều" - người đứng đầu ngành quân y Mỹ, Richard Carmona cho biết - "Các độc tố trong khói thuốc đi theo dòng máu tới mọi ngóc ngách của cơ thể và gây bệnh". Nam giới nghiện thuốc lá đã tự rút ngắn tuổi thọ của mình trung bình là 13,2 năm, còn phụ nữ là 14,5 năm. Người nghèo và có trình độ học vấn thấp vẫn là những đối tượng tấn công của thuốc lá.

Báo cáo của Richard Carmona được công bố đúng lúc Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Mỹ (CDC) cũng đưa ra kết quả điều tra về tình trạng hút thuốc lá ở Mỹ. Vào năm 2002, số người trưởng thành hút thuốc ở đây chiếm tới 22, 5%, giảm nhẹ so với năm 2001. Tuy nhiên, với mức độ này, Mỹ sẽ khó đạt được mục tiêu giảm xuống còn 12% vào năm 2010. Cứ 4 đàn ông thì lại có 1 người nghiện thuốc, tỷ lệ này ở phụ nữ là là 5:1. Kết quả trên cùng với báo cáo của Carmona hy vọng sẽ giúp người nghiện củng cố động lực từ bỏ thuốc lá và thanh niên sẽ tránh xa thói quen độc hại này ngay từ đầu.

Mỹ Linh (theo Reuters
Nguyễn Mạnh Hùng
0976 570 045

lucquaipsnt
  • Số bài : 1393
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.04.2005
  • Nơi: Thiện Nhân Cốc
RE: Bỏ Thuốc Lá - 13.12.2005 04:29:31
Ung thư thanh quản - bệnh của những người hút thuốc

Hút thuốc nhiều và kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư thanh quản. Nhiều nghiên cứu cho thấy, 98% số người bị bệnh này hút thuốc. Người không hút nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc (hút thuốc thụ động) cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Các biểu hiện chính của ung thư thanh quản:

- Khàn tiếng: Xuất hiện khá sớm, lúc đầu còn nhẹ, chỉ giống như khản giọng khi bị cảm cúm. Tình trạng khàn giọng ngày càng tăng, các thuốc điều trị viêm thanh quản đều không có tác dụng. Khối u ngày càng to, tiếng nói trở nên thô ráp, khàn đặc, mất hết âm sắc, rất khó nghe.

- Khó thở: Do khối u bít dần lòng thanh quản. Lúc đầu, khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức như bê vật nặng, lên xuống cầu thang. Về sau, tình trạng khó thở ngày càng tăng và trở nên liên tục. Thỉnh thoảng, bệnh nhân gặp những cơn co thắt gây nghẹt thở, tưởng mình sắp chết.

- Nuốt đau: Chỉ xuất hiện khi khối u đã lan ra vùng họng và thực quản. Bệnh nhân đau đến nỗi chỉ ăn được cháo hoặc uống sữa, thậm chí phải đặt ống xông dạ dày để bơm thức ăn.

Một số bệnh khác ở thanh quản cũng có dấu hiệu tương tự như trên. Vì vậy, để khẳng định bệnh, cần đến chuyên khoa tai mũi họng để khám.

Nếu phát hiện bệnh sớm khi khối u còn nhỏ, có thể điều trị khỏi hẳn hoặc kéo dài cuộc sống được khá lâu so với nhiều loại ung thư khác. Lúc này, bác sĩ chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ một phần thanh quản có liên quan đến khối u. Sau mổ, bệnh nhân có thể nói và thở qua đường tự nhiên, tuy giọng nói không còn trong trẻo như trước. Nếu bệnh nhân đến muộn khi khối u đã lan rộng, bác sĩ buộc phải cắt bỏ toàn bộ thanh quản. Sau mổ, bệnh nhân phải thở qua lỗ mở khí quản ra da ở cổ và suốt đời không nói được nữa.

BS Nguyễn Hữu Dũng, Tuổi Trẻ
Nguyễn Mạnh Hùng
0976 570 045

lucquaipsnt
  • Số bài : 1393
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.04.2005
  • Nơi: Thiện Nhân Cốc
RE: Bỏ Thuốc Lá - 13.12.2005 04:31:50
Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ bị hen sớm

Nghiên cứu của Mỹ cho thấy, nguy cơ bị hen khi lên 6 tuổi tăng gấp đôi ở các trẻ sinh trưởng trong gia đình có người hút thuốc so với những trẻ còn lại. Ngoài ra, các cháu này cũng hay bắt đầu hút thuốc trước tuổi 15 hơn so với con cái nhà không có người hút thuốc.

Các nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp Minnesota (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 4.000 người cả nam và nữ, lứa tuổi 18-30. Kết quả theo dõi trong 10 năm cho thấy:

- Số trẻ em được chẩn đoán bị hen khi lên 6 tuổi hoặc sớm hơn là 6% ở những gia đình có người hút thuốc, so với 3% ở những nhà không hút thuốc.

- Trong những gia đình có bố/mẹ hút thuốc, con cái hay bắt đầu hút sớm và trở thành người nghiện thuốc nặng. Tỷ lệ trẻ hút thuốc ở tuổi 15 hoặc sớm hơn là:

+ 5% ở gia đình không có người hút thuốc.

+ 8% nếu 1 người hút thuốc.

+ 12% nếu có 3 người hút thuốc.

+ 15% nếu có từ 4 người hút thuốc trở lên.

- Khoảng 1/2 những người tham gia nghiên cứu nói mẹ họ hút thuốc, 2/3 nói cha hút thuốc và chỉ khoảng 15% nói không ai trong gia đình có thói quen này.

Theo các tác giả, việc tiếp xúc sớm với khói thuốc sẽ đẩy nhanh sự suy giảm chức năng phổi liên quan tới tuổi tác. Khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và phổi, thậm chí cả nguy cơ tử vong.
Nguyễn Mạnh Hùng
0976 570 045

Khánh Quỳnh
  • Số bài : 1658
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.09.2005
RE: Bỏ Thuốc Lá - 13.12.2005 04:47:22
Cám ơn LQ đã post những bài về tác hại của thuốc lá.
Nó thật là hay và hữu ích đó.
KQ hy vọng những bạn đang hút thuốc và cả những người chưa biết nên đọc qua những bài này.
Chúc LQ tìm thêm được nhiều bài như vậy đăng lên để mọi người cùng tham khảo nhé.

jvc
  • Số bài : 324
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.11.2005
RE: Bỏ Thuốc Lá - 19.12.2005 16:46:46
Bố của JVC có mấy cái symptoms của ung thư thanh quản mà ko chịu đi bác sĩ khám. Lạ đời thật.

He hút thuốc lá từ lúc 18 tuổi đến lúc 50 tuổi. Mới bỏ hút mấy năm trước.

Khánh Quỳnh
  • Số bài : 1658
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.09.2005
RE: Bỏ Thuốc Lá - 19.12.2005 19:07:49
Sao JVC không khuyên baba đi khám bác sĩ vậy?
Bệnh này khá nguy hiểm đó.

Con Gấu
  • Số bài : 1593
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.06.2005
  • Nơi: Sở thú
RE: Bỏ Thuốc Lá - 20.12.2005 00:33:02
Chào bạn LQ,
Cám ơn bạn rất nhiều đã đem bài nầy lên mạn. Dù số người hút thuốc lá ngày càng bớt trong những xứ « tiến-bộ « , tin tức được di-chuyển mau mắn và dễ-dàng, nhưng con số đó vẫn còn quá cao.

Riêng tôi, tôi sẽ cố-gắng bõ thuốc lá « 1 lần nữa « (Lần nầy là lần thứ 4…), dù tôi « chỉ « hút 1 mỗi ngày 2, 3 điếu « thôi « .

1 gói thuốc , tôi hút trong vòng 1 tuần hay 10 bữa, thành ra về vấn-đề tái-chánh cũng không đến nỗi « hoạn nạn ». Nhưng bỏ ra 5 Euros (bên Pháp) mua 1 gói thuốc, 1 gói chất độc, mà hút thì tôi thấy chuyện đó vô-lý quá.

Bây giờ nói nhỏ, riêng với bạn và những bạn nào đọc bài nầy :

Tôi sẽ bỏ hút thuốc bắt đầu 01.01.2006.

Tôi sẽ làm rắp-bo cho bạn để biết, coi tôi tiến-bộ tói đâu . Hứa sẽ không nói láo, giấu sự thật dầu cho nó có phủ-phàng...

Chúc bạn 1 bữa Giáng Sinh thiệt vui-vẻ.

Con Gấu bên Pháp.

Ct.Ly

Con Gấu
  • Số bài : 1593
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.06.2005
  • Nơi: Sở thú
RE: Bỏ Thuốc Lá - 20.12.2005 23:49:27
Xin chào chị CT.LY,

Nữa ! Hình như CG tôi thiệt là may mắn mà gặp chị Ly trên con đường tui đi hoài. Thích thú quá !
Lại được chị nhắc nhở là 5 € mua được những 5 ổ bánh mì. CG xin được “tỉ-mỉ “ hơn 1 chút là: nếu đi lạI tiệm á-châu thì 5 € mua được 2 khúc bánh mì xá-xíu hay bánh mì chả lụa hoặc bánh mi bì. Đây là giá cả bên Pháp. Còn nơi chị cư-ngụ thì CG không biết có mua được nhìều không?

Mong gặp “sis” (chữ nầy mới học trên mạn) thường xuyên nha,

Con Gấu bên Pháp.

Ct.Ly

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Khói thuốc và nguy cơ mù mắt - 21.12.2005 16:54:59
Khói thuốc và nguy cơ mù mắt
23:18:55, 20/12/2005T.M



Nhóm khoa học gia thuộc Đại học Cambridge (Anh) cho biết hít khói thuốc cũng làm gia tăng rủi ro mắc chứng thoái hóa điểm đen (AMD) do tuổi tác, vốn thường xảy ra ở độ tuổi sau 50 và trong một số trường hợp sẽ dẫn đến mù mắt.

Sau khi nghiên cứu 435 người bị chứng AMD và 280 người không bị, các nhà khoa học phát hiện hút thuốc càng nhiều thì nguy cơ phát triển AMD càng lớn. Cụ thể, một người không hút thuốc sống với người hút thuốc trong 5 năm thì nguy cơ mắc chứng AMD cao gấp đôi, và tỷ lệ này sẽ gấp 3 trong trường hợp một người hút từ 20 điếu trở lên/ngày.

http://www2.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2005/12/21/133133.tno

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Phụ nữ, Thuốc lá và Tương lai - 03.08.2006 22:57:06
Phụ nữ, Thuốc lá và Tương lai

02 August 2006


12% phụ nữ trên thế giới hút thuốc lá


Số phụ nữ hút thuốc ngày càng gia tăng trong khi tỷ lệ hút thuốc ở nam giới có chiều hướng đi xuống, theo một bản phúc trình mới công bố tại Hội nghị quốc tế về Ung thư và Kiểm soát Thuốc lá tại Washington trong tháng này. Câu chuyện Phụ Nữ kỳ này thuật lại nội dung bài viết của biên tập viên Roseanne Skirble của VOA nói về hiện tượng này, cùng với bài nói về mức độ nguy hại của khói thuốc đối với những người không hút thuốc của biên tập viên Caty Weaver.

Bản phúc trình có tựa đề là Turning a New Leaf: Women, Tobacco and the Future, xin tạm dịch là Lật qua một trang mới: Phụ nữ, Thuốc lá và Tương lai. Bản phúc trình nêu bật mối nguy hiểm về sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá đối với phụ nữ trong thế kỷ thứ 21. Tác giả bản phúc trình, bà Lorraine Greaves, là giám đốc điều hành Mạng lưới Quốc tế Phụ nữ Chống Thuốc lá.

“Ngay lúc này, có 12 % phụ nữ trên thế giới hút thuốc lá, và đến năm 2025 thì tỷ lệ dự kiến sẽ tăng lên đến 20%.”

Bà Greaves nói rằng trong khi tỷ lệ nam giới hút thuốc lá hiện giờ cao gấp 4 lần, nhưng các cuộc khảo cứu của Liên hiệp quốc cho thấy ở đa số các nước, các thiếu nữ đang tập thói quen hút thuốc lá nhanh không kém các thanh niên.

“Sự kiện này cho thấy là số phụ nữ hút thuốc lá sẽ tăng lên bởi vì tại nhiều nước trên thế giới, nhiều thiếu nữ bắt đầu hút thuốc sớm hơn.”

Bản phúc trình nói rằng phụ nữ tại các quốc gia đang phát triển cũng ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc sản xuất thuốc lá. Tính đến năm 2010, thì 85% khối lượng thuốc lá trên thế giới sẽ được trồng ở thế giới thứ ba, theo một cuộc khảo cứu của Liên hiệp quốc.

Bà Greaves nói rằng tuy diễn biến này có thể làm gia tăng lợi nhuận công nghiệp, nhưng việc bán, quảng bá và sản xuất các sản phẩm thuốc lá có thể gây thiệt hại lớn cho phụ nữ về mặt kinh tế, xã hội và sức khỏe.

“Sự an toàn về kinh tế, thực phẩm và gia đình của những người phụ nữ này lâm nguy vì việc sử dụng thuốc lá hoặc trong nhiều trường hợp vì việc sản xuất thuốc lá, khiến họ rơi vào tình trạng phải làm việc trong những vị trí bị khai thác. Vì thế mà chúng tôi rất lấy làm lo ngại. Các điều kiện làm việc có hai cho sức khỏe và eo hẹp về kinh tế ở điểm là phụ nữ được trả lương rất thấp và đưa đến nhiều vấn đề cản ngăn cản bước tiến thân của phụ nữ.”

Các chuyên gia y tế tại Hội nghị quốc tế năm 2006 về ung thư và Thuốc lá – nơi bản phúc trình được công bố – kêu gọi cộng đồng toàn cầu thực thi Khung sườn Quy ước của Liên hiệp quốc về Kiểm soát Thuốc lá.

Quy ước được sự chấp thuận của 134 quốc gia này cấm chỉ vệc quảng cáo thuốc lá, và buộc phải ghi rõ lời cảnh báo về những nguy hại cho sức khỏe trên nhãn các sản phẩm thuốc lá và ủng hộ việc cấm hút thuốc ở những nơi công cộng. Bà Greaves nói rằng điều cấp thiết là các quốc gia phải chấp nhận những điều khoản này.

“Dù cho tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá trong khối dân của họ còn thấp ở mức từ 2 đến 5%, thì các nước này cũng phải có chương trình phòng chống và bài trừ thuốc dành riêng cho từng giới ngay tức thời chứ không phải đợi đến khi tỷ lệ lên đến 50 hay 60%.”

Bản phúc trình đề nghị các chương trình giáo dục công cộng phổ biến rộng để nâng cao nhận thức về việc sử dụng thuốc lá. Bà Patricia Lambert thuộc Bộ Y tế Nam Phi và cũng là một tác giả của bản phúc trình, nói rằng trong cuộc chiến chống thuốc lá, những người bảo vệ sức khỏe của nước bà đang theo một khuôn mẫu đã được định trong cuộc chiến lịch sử chống chế độ apacthai.

“Nơi nào có thể tổ chức từng nhóm, từng gia đình và từng khu phố để nhận những thông điệp như chống chế độ apacthai trước đây để tiến tới hòa bình và công lý xã hội trong cộng đồng, thì nay chúng tôi hy vọng dùng sách lược giống như thế trên căn bản ngày càng nhiều để đem đến khái niệm rằng thuốc lá là một chất chung cuộc sẽ gây bệnh tật hay làm chết người hay sẽ làm ta nghèo đi trong khi sử dụng nó.”

Các tác giả của bản phúc trình hy vọng giới quyết định chính sách và công chúng sẽ cứu xét những phát hiện mới của bản phúc trình và hợp tác trong việc ngăn chặn những điều mà bản phúc trình đã tiên liệu có thể biến thành hiện thực.

Trong khi đó, bộ trưởng y tế Hoa Kỳ nói rằng ngửi khói thuốc ở bất cứ mức độ nào cũng có hại.

Thuốc lá đã cướp đi sinh mạng của nhiều ngàn người không hút thuốc, nhưng trẻ em là những người đặc biệt có nguy cơ chịu những độc hại của khói thuốc.

Ngày càng có những bằng cớ khoa học về sự những mối nguy hại do những người hút thuốc gây ra cho những người không hút. Nay thì nhân vật đứng đầu ngành y tế tại Hoa Kỳ xác nhận rằng không thể chối cãi được về bằng chứng đó nữa. Giới chức này khẳng định khói thuốc lá là một nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe của công chúng.

Mới đây, tổng giám đốc y tế Hoa Kỳ, bác sĩ Richard Carmona đã công bố bản phúc trình cặn kẽ nhất từ trước đến nay về vấn đề ngửi khói thuốc. Chẳng hạn, bản phúc trình nói rằng nguy cơ những người không hút thuốc bị ung thư phổi tăng thêm 30% nếu họ chung sống với một người hút thuốc.

Bác sĩ Carmona nêu lên các mối nguy hại đối với trẻ em phải ngửi khói thuốc. Các em nhỏ này càng ngày càng có nguy cơ bị các hội chứng đột tử, những chứng bệnh trầm trọng về đường hô hấp và nhiễm trùng tai. Bản phúc trình cho biết cha mẹ hút thuốc cũng làm cho phổi của con em bị chậm tăng trưởng.

Trẻ em đặc biệt bị nguy cơ do các hóa chất độc hại trong khói thuốc gây ra vì cơ thể các em còn đang phát triển.

Người mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ sinh con bị thiếu cân, mà trẻ em thiếu cân thì có thể gặp nhiều rắc rối về vấn đề sức khỏe.

Theo tổng giám đốc y tế Hoa Kỳ, hít phải khói thuốc do người khác thở ra ở mức độ nào đi chăng nữa cũng đều nguy hại. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ở trong một căn phòng đầy khói thuốc lá là thấy ngay ảnh hưởng trong sự lưu thông của máu.

Các khoa học gia đã ước tính rằng tại Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 50 ngàn người trưởng thành chết vì hít phải khói thuốc của người khác. Phần lớn những người không hút thuốc này chết vì đau tim, những người khác chết vì ung thư phổi. Ngoài ra, có chừng 430 trẻ sơ sinh chết vì hội chứng đột tử vì hậu quả của ngửi khói thuốc.

Các khoa học gia đã xác định được hơn 50 chất gây ung thư trong khói thuốc lá từ người khác. Khói thuốc cũng làm hư hoại các dộng mạch và làm giảm khả năng của quả tim trong việc điều chỉnh những nhịp đập bất thường.

Bản phúc trình nói rằng cách ly những người hút thuốc với những người không hút thuốc hoặc tìm cách làm sạch bầu không khí trong các tòa nhà không đủ phải là biện pháp bảo vệ đầy đủ. Bác sĩ Carmona nêu ra tiến bộ trong việc lập những nơi công cộng không có khói thuốc ở Hoa Kỳ. Kết quả các thử nghiệm về máu cho thấy con số người Mỹ phải sống trong môi trường ám khói thuốc lá do người khác hút đã ít hơn trước kia, và mức độ khói thuốc mà họ phải hít thở từ người khác cũng giảm đi kể từ cuối thập niên 1980.

Tuy nhiên, vẫn theo ông tổng giám đốc y tế Hoa Kỳ nói rằng gần một nửa những người không hút thuốc ở Hoa Kỳ vẫn còn phải hí thở khói thuốc ở trong nhà, ở nơi làm việc, hoặc ở cả hai nơi.

Bản phúc trình đầu tiên của bộ y tế Hoa Kỳ cảnh báo về các mối nguy hại của thuốc lá được đưa ra vào năm 1964.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-08-02-voa13.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
cấm hút thuốc lá - 31.12.2006 00:17:19
Chào Con Gấu và Ct.Ly
 
Ước gì mình ở bên Pháp để mua bánh mì
 
*5€ mua được tới hơn 5 ổ bánh mì
 
* nếu đi lại tiệm á-châu thì 5 € mua được 2 khúc bánh mì xá-xíu hay bánh mì chả lụa hoặc bánh mi bì.
 
* chỗ HY ở: 5€ mua được 5 ổ bánh mì nóng hổi vưả thổi vừa ăn, 2 khúc bánh mì xá-xíu, 2 ổ bánh mì chả luạ, 2 ổ bánh mì bì, 2 ổ bánh mì lạp xưởng, 2 ổ bánh mì cá hộp Phi châu, và 2 ổ đủ thứ không nhớ hết.
 
Chúc vui với:
"Nhịn trầu mua trâu, nhịn thuốc mua ruộng"
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
 

Hồng Kông ban hành lệnh cấm hút thuốc lá vào đầu năm tới
Claudia Blume
Hồng Kông
29/12/2006
 

Một người biểu tình hút thuốc trong khi các người biểu tình khác cầm biểu ngữ đề "Phòng mạt chược được miễn áp dụng luật cấm hút thuốc lá"
 
Khi một luật mới có hiệu lực từ ngày mùng 1 tháng Giêng năm 2007, Hong Kong sẽ nằm trong danh sách ngày càng tăng của các thành phố trên thế giới ban hành lệnh cấm hút thuốc lá tại những nơi làm việc trong văn phòng và ở những nơi công cộng.
 
Đêm Giao thừa năm nay sẽ là dịp cuối cùng cho những người hút thuốc lá ở Hong Kong còn được ngồi hút thuốc tại các quầy rượu hoặc trong các nhà hàng.
 
Kể từ ngày mùng 1 tháng Giêng, một luật mới cấm hút thuốc lá sẽ được ban hành ở Hong Kong; luật này sẽ chấm dứt thói quen hút thuốc lá tại các nơi làm việc trong văn phòng, cũng như tại các nơi công cộng; gồm có các nơi như: công sở, trường trung học, các trường Đại học, các siêu thị, những bãi biển và các hồ tắm công cộng, kể cả tại hầu hết các quầy rượu và tại các nhà hàng.
 
Một vài chủ nhân của các quầy rượu và nhà hàng lo sợ rằng lệnh cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ.
 
Người chủ của một nhà hàng theo kiểu truyền thống của người Quảng Đông này nói rằng khách hàng của ông phần lớn là những người đứng tuổi,  nhiều người trong số họ có thói quen hút thuốc lá. Người chủ nhà hàng nói thêm, ông lo sợ rằng những vị khách ấy sẽ không còn lui tới nhà hàng của ông nữa khi lệnh cấm hút thuốc lá được thi hành.
 
Những người vận động cho việc cấm hút thuốc lá tại những nơi công cộng ở Hong kong thì cho rằng việc cấm đoán này là cần thiết để bảo vệ cho sức khỏe của người dân và giúp làm giảm con số những người hút thuốc. Hiện nay, có khoảng 14% của khoảng 7 triệu cư dân ở đây hút thuốc.
 
Ủy Ban Thuốc lá và Sức khỏe Hong Kong cho hay rằng việc hút thuốc lá làm chết 5,700 người hàng năm. Ủy ban này cũng cho biết thêm, phí tổn trực tiếp để chi trong việc điều trị cho những người hút thuốc lá và những người bị ảnh hưởng do hít phải khói thuốc lá lên tới trên 240 triệu đôla mỗi năm.
Chủ tịch của Ủy Ban, ông Homer Tso nói rằng luật mới này là một bước quan trọng, nhưng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để hạn chế việc hút thuốc lá một cách hữu hiệu tại Hong Kong.
 
“Điều trước tiên là việc đánh thuế những thứ có liên quan đến thuốc lá. Cho đến giờ chúng tôi vẫn cảm thấy chắc chắn rằng thuế áp dụng cho mặt hàng thuốc lá ở Hong Kong chưa đủ cao để làm cho những người thanh niên cân nhắc suy nghĩ trong việc sử dụng mặt hàng này. Cách hữu hiệu nhất để khuyến khích thanh niên không hút thuốc lá là nâng cao giá mặt hàng này.”
 
Luật mới được ban hành ở Hong Kong sẽ nằm trong số các luật nghiêm nhặt nhất tại Châu Á, và đặt Hong Kong vào nhóm những nơi như Ireland và thành phố New York, cấm hút thuốc lá tại các quầy rượu và trong nhà hàng.
 
Đối với những người hút thuốc lá tại Hong Kong sau ngày mùng 1 tháng Giêng nếu họ vẫn còn muốn tiếp tục hút thuốc bên ngoài gia đình họ, thì có một chỗ hở trong luật, họ chỉ cần học chơi bài mạt chược phổ biến của người Trung Quốc. Phòng đánh mạt chược, cũng như các phòng xoa bóp và các hộp đêm, được miễn áp dụng luật cấm hút thuốc lá cho đến tháng 6 năm 2009.
 
http://www.voanews.com/vietnamese/2006-12-29-voa20.cfm
 

 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
cấm hút thuốc lá - 01.03.2007 11:15:32



Chính phủ Ðức chấp thuận kế hoạch cấm hút thuốc


28/02/2007









Nội các Đức đã chấp thuận một kế hoạch cấm hút thuốc lá trên các phương tiện chuyên chở và trong các tòa nhà của liên bang.
 
Lệnh cấm sẽ áp dụng cho các chuyến xe buýt, xe lửa, tòa án và các tòa nhà khác của liên bang. Nếu được Quốc hội thông qua, lệnh cấm đề nghị sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9.
 
Chính phủ cũng đồng ý tăng hạn tuổi chính thức được mua thuốc là từ 16 lên đến 18 tuổi.
 
Đức là một trong các nước ở Châu Âu thân thiện hơn với những người hút thuốc.
 
http://www.voanews.com/vietnamese/2007-02-28-voa24.cfm