Bệnh viêm mũi dị ứng và một số bài thuốc điều trị
chipdomvn 30.03.2005 17:26:00 (permalink)
Viêm mũi dị ứng là một bênh viêm mũi cấp mà nguyên nhân do hiện tượng dị ứng cục bộ của một bệnh dị ứng toàn thân. Theo Đông y bệnh nầy được mô tả trong các chứng Tỵ Cừu và Tỵ Uyên. Nguyên nhân là do ngoại cảm phong hàn thấp đột nhập vào phế kinh khi phế khí và vệ khí hư không khống chế được phong hàn thấp.

Về phương pháp điều trị :

- Trước tiên phải chú ý phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa những nguyên nhân gây dị ứng .

- Điều trị cục bộ : có thể dùng thuốc xông mũi như : dùng quả bồ kết nướng tán nhỏ - hoặc lá lốt phơi khô tán nhỏ thổi vào mũi - dùng hạt nhãn đốt lên khói dùng ống trúc dẫn khói xông vào mũi.

- Điều trị chung toàn thân : Tuỳ thuộc vào biểu hiện mà có pháp trị tương ứng. Một số vị thuốc nam có thể kết hợp làm bài thuốc trị chung như:

Võ dâu tằm ăn 12g Ké đầu ngựa 12g tế tân 4g Tân di hoa 4g

Kinh giới 8g Kim Ngân hoa 4g Rau dấp cá 8g

Có thể sắc uống 1 thang nếu thấy có kết quả thì uống liên tục một tuần , lâu lâu tái phát có thể uống lại.

#1
    chipdomvn 22.04.2005 12:34:40 (permalink)
    Thuốc chữa viêm mũi dị ứng


    "Con gái tôi 24 tuổi, khỏe mạnh, hay hắt hơi 4-5 lần liền (trong mọi thời tiết). Đã dùng thuốc nhỏ mũi nhiều lần vẫn không khỏe. Vợ tôi thì mắc chứng hắt hơi, sổ mũi kinh niên, không phân biệt được mùi; tiếng nói không chuẩn, nhất là khi trời trở lạnh. Đó là các bệnh gì và chữa như thế nào?".

    Trả lời:

    Theo mô tả, rất có thể cả hai trường hợp đều là bệnh viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng mũi-xoang. Bệnh này có 3 biểu hiện chính là hắt hơi, ngạt mũi, chảy mũi. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các triệu chứng đi kèm như mất hoặc giảm khứu giác, nói giọng tịt mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa tai... Các đợt viêm mũi dị ứng có thể kéo theo viêm họng, viêm phế quản.

    Ở trẻ em ngạt mũi lâu ngày, sự phát triển của mặt có thể bị ảnh hưởng: Mắt thô lố, miệng há hốc (vì phải thở đằng mồm), mắt quầng... Người lớn ngạt mũi lâu ngày phải thở bằng mồm, dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, ho khan, ngứa họng...

    Điều trị viêm mũi dị ứng:

    - Giữ nhà cửa sạch sẽ, càng ít bụi bặm, ẩm mốc càng tốt. Diệt bọ nhà, gián, chuột, không nuôi chó, mèo trong phòng... Nếu đã biết rõ là dị ứng với dị nguyên gì thì cố gắng tránh.

    - Dùng thuốc kháng histasmin H1 tổng hợp. Thuốc này thường gây buồn ngủ, hiện ít được dùng riêng rẽ mà có mặt trong nhiều loại thuốc chữa cảm cúm.

    - Thuốc chống viêm cocticoid tác dụng toàn thân, dùng theo đơn thầy thuốc. Khi dùng phải rất thận trọng, đề phòng tác dụng phụ. Thuốc chống viêm cocticoid dạng xịt vào mũi rất tốt nhưng giá thành lại cao.

    - Miễn dịch liệu pháp: Tiêm dị nguyên liều rất nhỏ, tăng cao dần để làm giảm mẫn cảm đặc hiệu, có hiệu quả tốt với dị ứng phấn hoa, hiệu quả chưa rõ ràng với các loại khác.

    - Không dùng lâu các thuốc nhỏ, xịt mũi làm co mạch. Việc lạm dụng thuốc này có thể gây ra viêm mũi do thuốc.

    Việc điều trị viêm mũi dị ứng còn tùy thuộc vào các nhân tố: đơn thuần hay có viêm nhiễm (viêm họng, viêm xoang...), có kèm hay không kèm hen phế quản, bệnh nặng hay nhẹ, thể trạng chung yếu hay khỏe....

    Vợ và con bạn cần đi khám để xác định bệnh; vì một số người có đủ triệu chứng hắt hơi, ngạt mũi, chảy mũi nhưng không phải là viêm mũi dị ứng mà là viêm mũi vận mạch, hội chứng tăng tế bào ái toan không dị ứng.

    GS Lương Sĩ Cẩn, Sức Khỏe & Đời Sống
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9