Thân thể người ta có 3.....
Thay đổi trang: << < 4 | Trang 4 của 4 trang, bài viết từ 46 đến 59 trên tổng số 59 bài trong đề mục
HongYen 29.07.2005 03:59:54 (permalink)
tiếp....



Hạch to do các bệnh về máu

Bệnh bạch cầu cấp: Hạch to, mềm, di động, xuất hiện hầu hết ở các vùng có hạch (cổ, nách, hố thượng đòn, bẹn), hạch chỉ là triệu chứng phụ. Dấu hiệu nổi bật là hội chứng thiếu máu phát triển nhanh, hội chứng chảy máu dưới da, sốt rất cao, lách to nhanh. Có tổn thương loét niêm mạc miệng và họng. Làm huyết đồ thấy giảm dòng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu tăng rất nhiều...

Bệnh bạch cầu mạn thể lympho: Hạch nhiều, đa số hạch bé, phát triển nhanh. Chỉ trong vòng vài ba tháng là các hạch ở cổ, nách, bẹn to, mềm, di động được. Lách chỉ hơi to, làm huyết đồ và tủy đồ, hồng cầu và tiểu cầu giảm, dòng lympho tăng nhiều.

Hạch to do các bệnh toàn thân

Bệnh dịch hạch (thể nổi hạch): Trước đây có những đại dịch mà năm 1894 Yersin đã tìm thấy vi khuẩn Pasteurella pestis. Ngày nay rất ít gặp loại dịch này. Nguồn bệnh từ loài chuột đồng. Bọ chuột là động vật trung gian truyền bệnh.

Trước khi nổi hạch, bệnh nhân thường có khó chịu như nhức đầu, chóng mặt, đau tứ chi, buồn nôn và gai sốt. Hạch nổi ở bất kỳ nơi nào, phần nhiều hạch ở bẹn, nách, cổ, cơ ức đòn chũm. Hạch hình tròn hay hình quả xoài, hạch dính vào da xung quanh, nắn rất đau. Sau độ một tuần thì đỡ đau, mềm và vỡ mủ. Trong mủ có thể thấy vi khuẩn Pasteurella pestis, tình trạng toàn thể rất nặng. Cơ thể suy nhược, ủ rũ, bơ phờ. Sốt cao 39-40oC. Khi hạch vỡ mủ thì hạ sốt.

Bệnh phát ban: Như Rubella, sốt xuất huyết, sau khi sốt thì nổi ban hay xuất huyết. Sau ba ngày thì hết ban. Hạch to bằng đốt ngón tay, hay nhỏ hơn, mềm, không hóa mủ, đau khi sờ nắn.

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm virus: Nhiều hạch, to bằng hạt lạc đến quả táo, xuất hiện ở toàn thân. Hạch chắc, nhẵn, sờ đau, di động dễ dàng, không hóa mủ. Toàn thân có sốt cao, mạch nhanh, mắt đỏ. Có viêm hoặc loét họng, lách to.

Bệnh BBS (Besnier-Boeck-Schaumann, hay bệnh Sarcoidose): Là bệnh của các tổ chức liên kết. Hạch toàn thân rất rắn, không đau, tiến triển chậm, hầu như không khỏi. Sinh thiết hạch thấy tế bào đặc hiệu. Tổn thương các phủ tạng như: phổi xơ, đưa đến tâm phế mạn tính; tâm viêm mạn, urê tăng, protein niệu, đái ra máu; cơ tim bị xơ, loạn nhịp.

Bệnh mèo cào: Do móng mèo, do gai các cây có mủ (xương rồng), do chấn thương nhỏ đưa virus vào. Sau 15 ngày bị cào, bệnh nhân sốt thì xuất hiện hạch toàn thân, nhưng nhiều nhất là ở khu vực bị cào. Hạch nhỏ không đau, xét nghiệm bạch cầu hạ, dòng tế bào Monocyte và Lympho tăng. Hai, ba tuần sau sẽ khỏi.

Hạch do phản ứng thuốc: Như Hydralazin, Allopurinol…

Khi thấy nghi ngờ hoặc chắc chắn mình có hạch to, nên đến bác sĩ sẽ có những lời khuyên cụ thể và cách xử trí thích hợp.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/07/3B9E0678/
#46
    HongYen 06.11.2005 13:20:16 (permalink)

    Post: #24 & 25...)
    Cứ mỗi tháng, các hóc môn trong cơ thể khiến cho thành tử cung dày lên và cổ tử cung tiết một lượng chất nhầy cùng với lúc trứng rụng. Nếu trứng được thụ tinh, hóc môn sẽ tiếp tục thay đổi phục vụ cho quá trình mang thai. Kinh nguyệt vì thế mà tạm ngưng.


    Link:
    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=87293&mpage=1&key=𕓽

    Cái khó là không biết chính xác ngày nào trứng rụng để cầu tự hay hay diệt tự..

    Vì lẻ đó phải theo dỏi kinh nguyệt cuả mỗi người để có tạm thông số chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên với kinh nghiệm va khoa học thì có thể tính gần chính xác ngaỳ trứng rụng cuả nỗi phụ nữ.

    Tuy vậy Đấng Taọ Hoá cho con người con số b61t biến 14 ngaỳ trước khi có kinh là ngaỳ trứng rụng. Nhớ là trước khi có kinh.

    Vậy nên khi có thai nhân viên y tế hay hỏi ngày thấy kinh chót là ngày nào, để phỏng đoán ngày sanh cục cưng.

    Nhớ câu: Ngày + 7 (cộng bảy), tháng -3 (trừ ba), thì ra em bé nhà.


    Thí dụ: Nàng Yêu mất kinh tháng rồi (Oct.) và tháng nầy (Nov.). Chắc là hứng gió nồm có thai.

    Đến khám, cô y tá hỏi lần thấy kinh chót là ngày mấy?

    Nàng quây qua hỏi Chàng: "Ngày mấy hả anh"?

    Chàng quây ra cửa dù luôn.

    Nàng phải ở lại tính đốt tay..... là, là, là, hình như ngày 4 tháng Sept (là tháng 9). 2005. Hay Nàng lại nhớ ngaỳ âm lịch; thì cô tá luôn có cuốn lịch bỏ túi đẻ chuyển ra ngaỳ dương lịch.

    Áp dụng:

    *** ngày cộng bảy: 4 + 7 = 11
    *** tháng trừ ba: 9 - 3 = 6

    Nàng vội gọi ra cửa: Mình ơi ngày 11 tháng 6 năm 2006 con mình sẽ chào đời. Nhớ đặt tiệc lớn ở VNTQ nha mình.


    Còn về âm lịch thì chín tháng mười ngày, sẽ tính thẳng từ ngaỳ có kinh lần chót.

    Hẹn đấy con số 14.



    #47
      HongYen 26.11.2005 08:46:01 (permalink)

      Post: #23
      * Của quý hay cuả nợ, một trăm tên gọi là hắn


      "Gãy" của quý
      17:27:27, 19/11/2005


      ảnh: images
      Theo tổng kết khoa học của Bệnh viện Bình Dân (TP Hồ Chí Minh), trong 6 năm từ 1980-1985 bệnh viện đã điều trị 19 trường hợp bị gãy dương vật (DV) do nhiều nguyên nhân, trong đó 9/19 là do tự bẻ, 1/19 giao hợp không trúng chỗ, còn lại là các nguyên nhân khác. Con số đó tăng lên tới 114 trường hợp trong 3 năm từ 1999 đến 2001 và "gãy của quý" là một vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm.


      Những tổn thương khi gãy DV

      Như ta đã biết, huyết mạch của DV rất phong phú và lưu lượng máu đến DV lúc cương tăng cao gấp 20 lần bình thường. DV gồm có ba thể cương là hai thể hang ở hai bên mặt trước và thể xốp ở giữa mặt sau. Mỗi thể cương có một vỏ bọc sợi đàn hồi (tunica albuginea) bao quanh. Do vậy mà nếu lớp bao này bị thương tích hay rách, máu sẽ từ các thể cương tràn ra ngoài.

      Theo thống kê của các bác sĩ Nam khoa thì nguyên nhân gãy có thể là do tự bẻ, bị người khác bẻ, ngủ vô tình nằm đè lên, bị người khác đánh, va chạm mạnh trong đá banh và cả giao hợp chưa đúng cách... Trong những năm gần đây, ngày càng gặp nhiều hơn các trường hợp gãy DV mà trong đó phần lớn là do tự bẻ hoặc để người khác bẻ. Điều oái oăm là do bẻ ngón tay ngón chân vẫn thấy kêu răng rắc nên nhiều người cũng thử bẻ cái "chi thứ 3" này xem sao và khi thấy nó cũng kêu rắc y như vậy thì lại hình thành một thói quen mới. Trong 19 trường hợp đã gặp của BV Bình Dân thì có 8 trường hợp do tự bẻ. 19 người này có thói quen tự bẻ DV đang cương như bẻ ngón tay hay vì thích thú hoặc là để đi tiểu cho dễ hơn. Một số người cho biết do nhà chật người đông, đêm ngủ muốn đi tiểu mà cái ấy cứng quá coi rất bất tiện nên nghĩ phải bẻ cho nó xìu xuống. Một thống kê khác tổng kết 58 trường hợp thì có 19 trường hợp (gần 1/3) là do giao hợp thô bạo và không đúng cách gây ra.

      Trong trường hợp tự bẻ DV thì tổn thương thường nhẹ và khu trú ở thể hang tại một phần gốc DV. Màng trắng bao quanh thể hang thường bị rách dài từ 1- 2 cm và có ít máu cục tụ lại ở vùng thể hang bị dập vỡ. Các trường hợp gãy DV do nguyên nhân khác gây chấn thương mạnh thì xuất huyết nhiều hơn và tổn thương thể hang cũng nặng hơn, đôi khi thể xốp cũng bị chấn thương.

      Biểu hiện thường thấy sau thói quen bẻ DV là thấy đau nhói ở gốc dương vật. Rồi DV xẹp xuống và có những vết bầm lớn dần, ngả đậm màu sang tím đen, lan khắp DV làm sưng to và có thể lan xuống bìu. Người bệnh thường không đau nhiều, vẫn đi tiểu được nhưng rất lo sợ vì sự biến dạng của DV.

      Khi khám nạn nhân không có vẻ đau đớn nhiều, mạch và huyết áp vẫn ổn định. DV bầm tím sưng to, da quy đầu trùm che lấp trông tương tự như một trái chuối chín nục, dấu bầm có thể lan xuống cả bìu. Sờ quanh gốc DV sẽ phát hiện được vết rách như một khe hở nằm ở mặt ngoài hoặc trên của thể hang hai bên.

      Nếu không điều trị, thể hang có thể tự lành nhưng sẽ bị xơ hóa trong 3-4 tuần sau, kể cả màng trắng và lớp dưới da. Kết quả là làm gập góc DV (đôi khi tới 90 độ), thể hang mất cương từ đoạn xa và giao hợp đau. Tổn thương niệu đạo cũng có thể tự lành nhưng cũng sẽ bị xơ hóa và làm hẹp niệu đạo.

      Nên làm gì khi gãy DV?

      Phải điều trị khẩn cấp mọi trường hợp gãy DV. Đối với tổn thương thể hang nhẹ, thì rạch mở vùng dập vỡ, lấy hết máu cục, khâu bao trắng thể hang và dẫn lưu máu tụ bằng nhiều vết rạch nhỏ hai bên. Nếu niệu đạo bị rách thì sẽ được khâu lại ngay và không cần cho thuốc giảm đau.

      Thông thường, trong vòng một tuần DV sẽ trở lại kích thước bình thường tuy còn bầm. Thường khoảng 2-3 ngày sau đã có phản xạ cương dương trong đêm. Một tuần sau mổ DV đã cương dễ dàng tuy còn đau nhẹ khi cương.

      Hậu quả lâu dài là khi cương DV hơi cong về bên tổn thương và độ cong không tăng theo thời gian. Một số trường hợp than phiền hơi tức khi cương, Tất cả đều không thấy trở ngại khi giao hợp; vài trường hợp sau đó mới lập gia đình và đã có con.
      Gãy DV có thể được coi là một bệnh lý hiếm trong y văn nhưng vấn đề bẻ dương vật khi đang cương lại là thói quen không tốt của một số người, do vậy cần tuyên truyền phổ biến tác hại của thói quen này đến các đấng nam nhi nhằm phòng tránh một biến chứng tai hại không đáng có.

      BS Long Hà

      http://www2.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2005/11/19/129488.tno
      #48
        HongYen 03.02.2006 06:14:44 (permalink)
        Thử Nghiệm Máu, Có Gì Sợ!

        Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
        -Bà con ta đều không ngại đi đi khám bệnh, duyệt lại tình trạng sức khỏe, nhưng tới màn thử máu thì một số lớn lại rụt rè, “em chã”. Chẳng là tại cứ sợ đau, sợ mất nhiều máu, sợ ngất xỉu. Có bà thì dẫy nẩy “xin đừng lấy máu tôi” khi bác sĩ nói cần hút vài phân khối chất hồng đỏ này. Có cụ thì “ông mà lấy máu là tôi đổi bác sĩ, không đến ông nữa đâu”.

        Nhưng thưa quý thân hữu, thử nghiệm máu là điều cần làm và là một phần trong cuộc đi viếng thăm ông bà lang y. Cần thiết vì chúng là những lợi khí giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân nhiều bệnh và để xác định bệnh. Đến khi điều trị thì thử nghiệm giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh thuyên giảm hay gia tăng, để thuốc men được điều chỉnh thêm bớt, đổi thay. Có người đã ví những thử nghiệm máu giống như chiếc kim la bàn, giúp bác sĩ chăm sóc bệnh nhân một cách chính xác hơn.

        Vậy thì Máu là gỉ?

        Máu là một thành phần của hệ tuần hoàn chứa nhiều loại tế bào, sinh hóa chất trong một dung dịch chất lỏng gọi là huyết tương.

        Môt người trưởng thành có khoảng từ 3.8- 4.9 lít máu tức là 7% trọng lượng cơ thể. Máu lưu thông tới tất cả các bộ phận để cung cấp dưỡng khí và chất dinh dưỡng cho trên 300 tỉ tỉ tế bào. Máu cũng lấy đi các chất cặn bã, giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, làm vết thương mau lành cũng như chống lại một số bệnh tật.

        Có ba loại tế bào máu: hồng huyết cầu, bạch huyết cầu và tiểu bản.

        Hông huyết cầu chuyên chở dưỡng khí từ phổi nuôi tế bào và lấy khí carbon loại ra ngoài qua phổi.

        Bạch huyết cầu gồm năm loại khác nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ là chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh và giúp vết thương mau lành.

        Tiểu bản điều hòa sự đông đặc của máu với tiếp sức của thành mạch máu và các yếu tố đông máu..

        Huyết tương có các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, carbohydrates, sinh tố, khoáng chất, kích tố, yếu tố đông máu, diêu tố, kháng nguyên và kháng thể. Khi có bệnh nhiễm thì máu chứa thêm vi trùng, siêu vi.

        Vì máu chứa các thành phẩn kể trên nên thử nghiệm máu có thể ước lượng được sự lành hay bệnh của nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể.

        Cách lấy máu. Ở đâu, bao nhiêu, rủi ro?

        Máu được hút ra từ động mạch hoặc tĩnh mạch, thường thường là ở gần khuỷu tay hoặc trên mu bàn tay.

        Điểm lấy máu được lau sạch bằng chất sát trùng như alcohol. Một băng cao su co dãn được cột phía trên chỗ lấy máu dể máu ứ lại. Kim nhỏ được chích vào mạch máu, máu được hút vào một ống kín. Sau khi rút kim, một băng keo được dán lên trên vết kim châm để ngăn máu chẩy và tránh vi khuẩn xâm nhập.

        Nhiều người ngại đau khi kim chích vào, nhưng thực ra chỉ nhói một chút, như gai bông hoa hồng đâm vào da hoặc như kiến đốt. Còn rủi ro sau khi lấy máu thì cũng không có gì là trầm trọng đến nỗi mình phải quá lo sợ. Chẳng hạn hãn hữu lắm mới bị ổ tụ huyết dưới da nơi kim chích, nhiễm trùng hoặc máu chẩy lâu.

        Nhiều vị vì sợ đau, nên co người lại, mạch máu chìm xuống, nên cô chuyên viên cứ phải chọc tới chọc lui, kiếm nơi có mạch máu phồng. Có người nom thấy máu đỏ chẩy ra thì sanh sao mày mặt, sỉu đi.

        Thường thường số lượng máu lấy không nhiều, khoảng 20 cc. Với phụ nữ còn kinh thì ít hơn là mỗi kỳ thấy tháng. Còn nam giới thì giống như xuất huyết khi táo bón rặn rách hậu môn vài lần mà thôi.

        Ta cần nhịn ăn trước khi lấy máu vì sau khi ăn, kết quả thay đổi. Chẳng hạn sau khi làm một tô bún bò Huế thì đường huyết lên cao là điều trông thấy và sẽ không phản ảnh tình trạng tự nhiên.

        Các loại thử máu thông thường

        Tùy theo triệu chứng và kết quả khám tổng quát người bệnh mà bác sĩ cho làm một vài thử nghiệm nào đó.

        Ta cứ tưởng cứ thử máu là biết hết bệnh trong người. Điều đó không đúng lắm, vì mỗi bệnh tạo ra sự thay đổi khác nhau trong các thành phần sinh hóa của máu. Chẳng hạn bị bệnh tiểu đường thì đường huyết lên cao; ăn nhiều chất béo thì cholesterol đậm đặc trong máu; thiếu dinh dưỡng, thiếu chất sắt thì hồng huyết cầu vừa giảm số lương vừa thay đổi hình dạng...

        Tuy nhiên, để có một ý niệm tổng quát về bệnh trạng, bác sĩ thường cho thực hiện một số thử nghiệm chung cho mỗi lần lấy máu. Chẳng hạn như tập hợp các thử nghiệm để biết thành phần hóa học của máu, chức năng gan thận, các tế bào máu...Gộp lại như vậy cũng tiện việc cho phòng thí nghiệm, khỏi lấy máu nhiều lần cũng như không phí phạm máu người bệnh.

        Nhiều thân hữu sau khi làm thí nghiệm được bác sĩ trao cho một tờ giấy dài kết quả. Nhìn danh sách với các con số rắc rối, ta cũng bỡ ngỡ xa lạ, chẳng biết mô tê ất giáp gì.

        Nên chúng tôi xin ghi lại sau đây một số thử nghiệm máu, để bà con tiện tham khảo khi cần. Các con số kết quả là của người đàn ông trưởng thành. Kết quả ở nam nữ, trẻ già hơi xê xích nhau một chút.

        1-Đếm tế bào máu.

        Tiếng Anh gọi là Complete Blood Count (C.B.C). Kết quả thử nghiệm này cho ta biết thiếu hoặc thừa tế bào máu, ung thư máu, máu loãng hoặc đặc ..Đây là thử nghiệm mà hầu như mỗi lần khám bệnh là ta đều được làm.

        C.B.C nhắm vào các tế bào sau đây:

        a-Hồng Huyết cầu (R.B.C)- Hồng cầu được sản xuất từ mô tạo máu của tủy sống. Vì không có nhân nên H.H.C không phân bào được. Mỗi H.C. cần 6 ngày để thành hình và có tuổi thọ khoảng 120 ngày. Ở người trưởng thành, mỗi giây đồng hồ có 3 triệu hồng cầu được sinh ra để thay thế HC già nua mệnh một.

        H.C. chứa huyết cầu tố mà chức năng chính là chuyên chở dưỡng khí nuôi tế bào và loại khí độc CO2 ra ngoài.

        Bình thường người trưởng thành có khoảng từ 4 đến 5 triệu H.C./ 1 mm ³ máu. Phụ nữ hơi thấp hơn nam giới một chút nhưng chẳng sao, quý tỷ muội nhỉ. Cho người ta hơn cái này thì mình lấy cái khác nhiều hơn và da vưỡn trắng vưỡn hồng là được rồi. Quàng thêm chuỗi ngọc trai trên cổ thì hồng cầu xuống tí ti cũng gật đầu.

        b-Bạch Huyết Cầu (W.B.C.)- B.H.C. có ba loại chính là bạch cầu hạt, đơn bào và lymphô nhân.

        Nhiệm vụ của B.H.C là chiến đấu chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, bảo vệ cơ thể bằng cách “sơi tái” các phần tử nguy hại lạ; sản xuất và chuyên trở kháng thể.

        Khi ta bị đứt da tay, nhiễm trùng thì B.H.C. được động viên kéo tới vết thương đề tòng quân diệt giặc. Xác chết quân ta và địch lẫn với bạch cầu sống sót tạo thành chất mủ.

        Số lượng bình thường B.H.C. là 4000-5000/mm³. B.H.C có đời sống ngắn ngủi hơn trong mạch máu, khoảng từ 6-8giờ, nhưng một số lớn vào trú ngụ tại các tế bào thì tồn tại có khi cả năm.

        c-Tiểu bản (Platelets)- Gọi là tiểu bản vì tế bào này có hình dạng tròn dẹp khác nhau. Đây là những tế bào nhỏ nhất của máu, không có nhân hoặc DNA, được tạo ra từ tủy sống. Mỗi mm³ máu có từ 150,000-450,000 tiểu cầu. Tuổi thọ trung bình là 10 ngày.

        Nhiệm vụ chính của tiểu bản là tạo sự đông máu. Khi công chúa gọt quả soài tượng, chẳng may đứt da tay chẩy máu thì tiểu bản chạy tới, kết tụ với nhau thành một cái nút lấp kín mạch máu hở. Ngón tay công chúa hết chẩy máu, nàng tiếp tục thưởng thức soài tượng chấm với muối ớt.

        d- Huyết cầu tố (Hemoglobin)- Máu cần một số lượng đầy đủ H.C.T. để chuyên trở dưõng khí.

        Người trưởng thành có khoảng từ 14-17 g/ 100mL máu. H.C.T. Thấp dưới mức này là dấu hiệu của thiếu máu (anemia).

        Ngoài ra còn các chỉ số khác như Thể Tích Huyết Cầu Đặc (Hematocrit ), MCH (mean Corpuscular Hemoglobin), MCV (Mean Corpuscular Volume) và MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) với tỷ lệ hơi phức tạp, nên xin miễn trình bầy.

        2-Chất điện phân (Electrolytes) là những nguyên tử dẫn điện trong huyết tương như Sodium; Potassium; Chloride; CO2; Calcium; Phosphore.

        Khi nồng độ các chất này lên quá cao như trong bệnh thận suy hoặc quá thấp như khi ói mửa, tiêu chẩy thì cơ thể đều bị ảnh hưởng. Và ta phải lấy bớt ra hoặc tăng cường thêm.

        Muối Sodium: trung bình là 140mmol/lít.

        Potassium hoặc Kali: 4.5 mmol/lít

        Choride: 103 mml/lít

        Ba chất điện phân này cần cho sự cân bằng acid/base và duy trì áp xuất thẩm thấu dung dịch chất lỏng trong cơ thể; dẫn truyền tín hiệu thần kinh.

        Calcium: 9.5 mg/dL. Calcium cần cho sự tạo xương, hấp thụ chất đạm, chất béo; co cơ bắp, đông máu, dẫn kích thích thần kinh và tim.

        Phosphore: 3.5 mg/dL.

        3-Chức năng gan-

        Khi gan bị viêm hoặc tổn thương, một số men gan sẽ thay đổi. Có mấy loại men gan chính sau đây cần tìm kiếm:

        a-sGOT (AST) và sGPT (ALT) tăng khi tế bào gan, tim, thận, tụy tạng, cơ bắp bị tổn thương.

        Bình thường AST thay đổi từ 0- 42 IU/Lít; ALT từ 0- 48 IU/lít.

        b-Alkaline phospatase lên cao khi hệ thống mật bị tổn thương. Chỉ số bình thường từ 44 – 147 IU/lít.

        c-Billirubin là sắc tố mật tạo ra do sự phân hủy của huyết cầu tố. Bình thường: 0.2- 1.5 mg/ 100ml. Billirubin tăng khi gan bị hư hao.

        4-Chất protein.

        a- Protein toàn phần là chất có nhiều nhất trong máu với mức độ thay đổi từ 5.5 tới 9.0 g/100ml.

        Protein giảm khi suy dinh dưỡng, bệnh gan, kém hấp thụ thực phẩm; tăng khi có nhiễm trùng kinh niên, suy gan, ghiền rượu, ung thư bạch cầu, lao phổi...

        b-Albumin là thành phần lớn của protein trong máu và do gan tổng hợp. Albumin giảm khi suy dinh dưỡng, bệnh gan, tiêu chẩy, nóng sốt, nhiễm trùng, phỏng nặng, thiếu chất sắt. Albumin cao khi cơ thể thiếu nước.

        Mức độ bình thường từ 3.5 tới 5.0 5/100ml.

        c-Globulin là nhóm chất đạm đơn giản trong máu. Một số globulin có nhiệm vụ quan trọng như kháng thể, một số khác chuyên chở các chất béo, sắt hoặc đồng

        Globulin tăng khi gan bị đau, nhiễm trùng kinh niên, thấp khớp; thấp khi suy dinh dưỡng, suy miễn dịch, bệnh thận.

        Chỉ số bình thường từ 2.0 tới 3.5 gr/100ml.

        5-Chất béo-

        Đây là những chất mà bà con ta lưu tâm nhiều nhất, quen thuộc nhất và cũng mang lại nhiều e ngại, thắc mắc. Và y giới cũng dành nhiều công sức để nghiên cứu các chất béo này vì khi quá cao trong máu, chúng có thể gây ra nhiều rủi ro bệnh hoạn.

        Thử nghiệm máu nhắm vào mấy loại chất béo chính Cholesterol, Triglyceride, LDL, HDL.

        a-Cholesterol. Cholesterol có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó là thành phần cấu tạo màng bao che các tế bào, mô thần kinh não bộ; cần thiết cho sự tổng hợp kích tố steroids, mật; sinh tố D.

        Hầu hết cholesterol được gan tạo ra nên nhiều khi ta không phải ăn thêm thực phẩm có chất này.

        Cholesterol có nhiều trong chất béo động vậy và hầu như không có trong thực vật.

        Trong máu, cholesterol được chất đạm protein chuyên chở, nên có tên gọi là lipoprotein.

        Mức độ Cholestretrol Toàn Phần lý tưởng là dưới 200 mg/ 100ml;

        từ 200 -240 mg/ 100ml thì tạm chấp nhận được nhưng cần giảm tiêu thụ chất béo, vận động cơ thể;

        trên 240 mg/ml thì đến lương y ngay để khám nghiệm thêm rồi điều trị, dinh dưỡng đúng cách ngõ hầu mang con số trở lại bình thường.

        b- LDL- LDL viết tắt của chữ Low Density Lipoprotein, một thứ cholesterol do protein cõng với tỷ trọng rất thấp. Thấp nhưng lại hay gây bệnh hoạn cho cơ thể nhất là bệnh tim mạch khi mức độ trong máu lên cao.

        Dưới 100 mg/100ml máu là tốt, trên số này là hổng có được, phải giảm tiêu thụ mỡ, uống thuốc.

        c-HDL viết tắt của High Density Lipoprotein là cholesterol tỷ trọng cao, được coi như lành tính có ích cho cơ thể.

        Dưới 35 mg/100 ml là không tốt mà càng cao là càng tốt.

        d- Triglycerides dưới 200 mg/100 ml là bình thường mà trên số này là có rủi ro gây bệnh tim.

        6-Đường huyết.

        Glucose là đường lưu hành trong máu do tự tiêu hóa thực phẩm carbohydrates mà ra.

        Mức độ trung bình của đường huyết là từ 64- 109 mg/100 ml, đo khi đói. Mức độ này được duy trì nhờ chất insulin của tụy tạng, kích thích tố tuyến giáp, diêu tố của gan và kích tố của nang thượng thận.

        Khi vì lý do nào đó mà insulin thiếu hoặc không còn tác dụng thì đường huyết lên cao, ta bị bệnh tiểu đường.

        Đường huyết cũng lên khi bị bệnh gan, mập phì, viêm tụy tạng, căng thẳng tâm thần.

        Đường huyết thấp trong bệnh gan, thiểu năng tuyến giáp, ghiền rượu.

        7-Khoáng sắt Iron cần cho sự tạo hồng huyết cầu, chuyên trở dưỡng khí.

        Mức cần có là từ 30- 170 ug/100 ml máu. Thiếu sắt ta bị thiếu máu (anemia).

        8-Thử nghiệm tuyến giáp để coi chức năng của tuyến này.

        Kích tố tuyến giáp (thyroid) rất cần thiết cho sự chuyển hóa căn bản và sự phát triển tâm trí, cơ thể.

        Thiếu thì bị chứng đần độn ở trẻ em, phù niêm ở người trưởng thành.

        Tăng tuyến giáp thì tim đập nhanh, đổ mồ hôi, tay chân run rẩy, lo âu, thèm ăn mà lại sút cân và không chịu đựng được sức nóng.

        Thử nghiệm tuyến giáp thường đo là:

        -mức đô Thyroxine (T4) bình thường là từ 4- 12 ug/100 ml;

        -T3-Uptake =27- 47%;

        -T4 tự do (T7) = 4- 12 và

        -TSH=0.5- 6IU/L.

        9-Hóa chất bã của sự tiêu hóa chất đạm cần được loại ra khỏi cơ thể qua thận. Các chất này ứ đọng trong máu là chỉ dấu của nhiều bệnh khác nhau như bệnh suy thận, thoái hóa cơ thịt, ăn nhiều thịt, tác dụng vài loại dược phẩm, uống ít nước.

        Có ba chất thường được thử nghiệm trong máu là

        -B.U.N. (Blood Urea Nitrogen) bình thường từ 7- 25 mg/100ml;

        -Creatinine =0.7- 1.4 mg/100ml và ,

        -Uric acid dưới 3.5- 7.5. Uric acid lên cao trong bệnh thống phong (Gout).

        Kết luận.

        Coi vậy thì ta thấy thử máu là chuyện nên làm, để biết sức khỏe lành bệnh ở đâu. Cũng giống như khi nấu món canh chua cá lóc ta cũng phải nếm thử coi mặn nhạt chua cay ra sao mà thêm bớt gia vị; thương yêu một người cũng phải dò đường thử ướm đôi lời coi đáp ứng nồng nhạt thế nào. Chứ cứ nhắm mắt làm tới thì đâu biết món ăn ngon hay không, tình cảm thuận lợi hay bất lợi.

        Phải không thưa quý thân hữu độc giả.

        Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

        Texas- Hoa Kỳ.

        Số: 3952
        Ra Ngày: 27/1/2006
        http://www.vietbao.com/main.asp?nid=95982&catgid=6
        #49
          HongYen 05.03.2006 00:21:01 (permalink)

          Post #:13
          * Cung cấp dưỡng khí vào mạch máu


          Khám phá một loại gien mới nơi con người

          03 March 2006


          Một khoa học gia Miến Điện giúp khám phá ra một loại gien mới nơi con người đóng góp vào việc sản xuất hemoglobin.

          Bác sĩ Barry Paw, một thành viên trong đoàn khảo cứu tại một trường Y Khoa Hoa Kỳ, nói rằng đoàn khảo cứu này đã tìm thấy cách mà gien này chuyển tải chất sắt sang các hồng huyết cầu để tạo thành hemoglobin.

          Hemoglobin mang khí oxy từ phổi tới các nơi khác của cơ thể, trong đó có các cơ bắp.

          Bác sĩ Paw nói rằng hiện nay các nhà khảo cứu hy vọng phát hiện những thay đổi trong gien gây ra các chứng bệnh trong đó có thiếu chất sắt hoặc dư chất sắt.

          Các nhà khảo cứu này thuộc Bệnh Viện Brigham and Women của Viện Đại Học Harvard tại tiểu bang Massachusetts Hoa Kỳ. Khám phá của đoàn khảo cứu này được đăng trong tạp chí “Nature.”

          http://www.voanews.com/vietnamese/2006-03-03-voa28.cfm
          #50
            HongYen 28.05.2006 12:49:57 (permalink)
            Giai đoạn rụng trứng là gì?

            10:20:18, 26/05/2006
            BS Bạch Long


            Minh họa cơ quan sinh dục nữ


            Hỏi: Tôi năm nay 28 tuổi, đã lập gia đình cách đây một năm, hiện nay vẫn chưa có con. Hai tháng gần đây, tôi có đi siêu âm để xác định ngày trứng rụng nhưng tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm về kỹ thuật này. Xin được hỏi: Nang noãn có đường kính khoảng bao nhiêu mm thì kết luận là đang ở giai đoạn trứng rụng? Giai đoạn trứng rụng nghĩa là gì? Là trứng đã rụng, hay chuẩn bị rụng? Trứng sẽ rụng trong khoảng từ ngày nào trong chu kỳ kinh? Siêu âm để xác định ngày rụng trứng ở đâu tốt nhất? (Thanh Thao - Q.10, TP.HCM)


            Đáp: Tuyến sinh dục nữ gồm có 2 buồng trứng ở 2 bên,kích thước trung bình 2,5x 3,4 cm. Trong tuổi hoạt động sinh dục tức là từ tuổi dậy thì đến khi mãn kinh, hàng tháng có một nang noãn chín. Thông thường khi nang noãn này lớn từ 16-26mm thì sẽ phóng ra một noãn còn gọi là hiện tượng rụng trứng. Noãn là một tế bào to nhất trong cơ thể, bao gồm nguyên sinh chất, nhân, màng ngoài, khi đã chín noãn có kích thước nhỏ hơn hạt kê, hình cầu, màu vàng nhạt. Lúc này nang noãn (nang Graaf) căng phồng, vỡ ra và phóng noãn vào một vòi loa đã đón sẵn. Khái niêm rụng trứng thường để chỉ giai đoạn phóng noãn. Ở giai đoạn này cơ thể và cơ quan sinh dục có nhiều thay đổi như thân nhiệt tăng, muốn được gần gũi với chồng hơn đồng thời dịch tiết ra ở âm đạo nhiều hơn, nhu cầu tình dục cao hơn và trứng đã sẵn sàng tiếp nhận tinh trùng để thụ thai.

            Chu kì kinh nguyệt nếu đều thì thông thường hiện tượng rụng rụng trứng sẽ diễn ra vào ngày thứ 14 đối với chu kì kinh 28 ngày và ngày thứ 15 đối với chu kì kinh 30 ngày. Tuy nhiên trứng có thể rụng bất kì ngày nào trong chu kì kinh nguyệt do hưng phấn đột xuất quá mức khích thích gây ra hiện tượng rụng trứng bất thường.

            Bạn có thể đi siêu âm để canh noãn với mục đích làm tăng hiệu suất có thai khi giao hợp. Xung quanh ngày rụng trứng thì tinh trùng và trứng dễ gặp nhau hơn với điều kiện chất lượng của trứng và tinh trùng đảm bảo, cũng như sự toàn vẹn của cơ quan sinh sản như không bị viêm nhiễm gây tắc vòi trứng, nội mạc tử cung đủ dày để trứng làm tổ, v.v.... Xét nghiệm này có thể làm ở bất cứ BV phụ sản nào ở TP.HCM khi có chỉ định của BS chuyên khoa.

            BS Bạch Long

            http://www.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2006/5/27/149957.tno


            #51
              HongYen 21.11.2006 22:11:38 (permalink)


              Post #: 24
              12. Hệ Sinh Lý Nữ
              http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=47914&mpage=2

               
              Chăm sóc vùng kín
               
              Thứ Ba, 21/11/2006, 11:37
              Sản phẩm Sarbec Laboratories (Pháp)
               
              Vùng kín phụ nữ là nơi nhạy cảm hơn bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể phụ nữ và cũng là nơi dễ bị nhiễm bệnh nhất. Các nghiên cứu tại Pháp cho thấy có đến 75% phụ nữ đã từng bị ngứa hoặc viêm nhiễm vùng kín trong đời.
               
              Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh vùng kín, hai trong số nguyên nhân quan trọng là mang thai, và stress. Chúng dẫn đến mất cân bằng về độ pH trong vùng kín, gây ra chứng khô âm đạo, tạo thành môi trường dễ nhiễm khuẩn và viêm tiết liệu.
              Bình thường, độ pH trong âm đạo dao động 3,8-4,2. Vì vậy, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị trường đã được điều chế phù hợp với môi trường ấy. Các dung dịch này không gây khô, rát, không làm thay đổi độ pH, và không làm chết vi khuẩn thường trú có lợi như lactobacillus (doderlein). 
              Các loại dung dịch này có thể được tạm chia thành 2 loại, thuốc rửa dùng để hỗ trợ trong điều trị viêm nhiễm âm hộ, âm đạo, và loại thứ hai dung dịch vệ sinh hàng ngày và phòng chống các bệnh viêm nhiễm cúng như làm thay đổi môi trường pH âm đạo.
              Với các loại sản phẩm thuốc rửa, tùy loại viêm nhiễm sẽ có thuốc rửa phụ khoa thích hợp. Chẳng hạn viêm do nấm, người bệnh nên dùng loại có tính pH kiềm như Phytogyno, Bicarso. Viêm nhiễm do trichomonas, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại có tính pH a-xít hoặc có metronidazle như Lactacid, Metrogyl.P, Gynoformine...
              Với các loại sản phẩm dung dịch vệ sinh hàng ngày có Free Care (Johnson & Johnson) và sản phẩm nhập khẩu Corine de Farme  của hãng Sarbec Laboratories (Pháp). 
              Sarbec có 3 sản phẩm chuyên biệt đáp ứng các nhu cầu khác nhau: sản phẩm bảo vệ nhẹ nhàng hàng ngày (dùng cho da thường), sản phẩm cân bằng pH, đặc chế cho phụ nữ mang thai, sau khi sinh con, hoặc thường xuyên bị stress dẫn đến khô rát vùng kín, và sản phẩm dùng khi bị ngứa. 
              Đặc điểm nổi bật của các sản phẩm Sarbec Laboratories (Pháp) là năm “không”: không alcohol, không màu, không hương liệu, không xà phòng, và được chứng minh lâm sàng dược không gây kích ứng.
              Khi sử dụng các loại thuốc rửa phụ khoa, nếu thấy vùng kín bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, bạn nên ngưng sử dụng ngày và đến bác sĩ. Có thể bạn đã bị dị ứng với một thành phần nào đó trong thuốc rửa. Với dung dịch vệ sinh, bạn có thể dùng hàng ngày tương đối thoải mái hơn, nhưng cũng không nên lạm dụng.
              Các sản phẩm dung dịch vệ sinh có thể mua rộng rãi tại các siêu thị và shop mỹ phẩm.  Cho dòng sản phẩm Sarbec, xin liên hệ nhà phân phối: SunStar (VN) 04-2511 548; sunstar@sunstarvn.com
               
              PV
              http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=67358&ChannelID=9
               
              #52
                HongYen 27.12.2006 17:23:49 (permalink)
                 

                2. Xương: The Skeletal System

                Post #: 3

                 
                Câu Chuyện Thầy Lang: Calcium: Xi Măng, Cốt Sắt của Bộ Xương
                Việt Báo Thứ Sáu, 12/15/2006, 12:02:00 AM
                BS NGUYỄN Ý ĐỨC
                 
                Calci là khoáng chất có nhiều nhất trong cơ thể, với 99% tập trung ở xương và răng. Số lượng còn lại, tuy chỉ là 1%, hiện diện trong chất lỏng và  mô tế bào mềm, nhưng cũng có nhiều nhiệm vụ rất quan trọng.
                 
                Lượng calci trong cơ thể đàn ông vào khoảng 900-1200 gram, đàn bà có ít hơn, khoảng 800-900 gram, dưới ba dạng hợp chất: citrat, phosphat và carbonat.
                 
                Trong chín tháng mười ngày mang thai, người mẹ cung cấp cho con khoảng 30 gr calci. Khi cho con bú sữa mình, mỗi ngày mẹ chuyển khoảng 250 mg calci vào sữa.
                 
                Công dụng của calci
                 
                Nhiệm vụ chính yếu của calci là phối hợp với sinh tố D để cấu tạo bộ xương và hàm răng vững chắc.
                 
                Ngoài ra calci có các công dụng sau đây:
                *Calci (trong máu) giúp duy trì huyết áp và nhịp tim đập bình thường;
                *Calci có vai trò quan trọng trong sự đông máu, ngăn ngừa băng huyết khi mạch máu bị tổn thương;
                *Điều hòa sự co bóp của bắp thịt, đặc biệt là tế bào tim;
                *Giúp hấp thụ sinh tố B 12 trong ruột;
                *Hỗ trợ sự phân phát, thu nhận và dẫn truyền tín hiệu thần kinh;
                *Calci cũng cần trong việc sản xuất một số kích thích tố như Insulin.
                Gần đây, có ý kiến cho rằng calcium có khả năng bảo vệ con người với nguy cơ lên cơn đau tim (heart attack), ung thư ruột già, hạ cholesterol, giảm khó chịu trước khi có kinh nguyệt...
                Sự hấp thụ calci
                Sự hấp thụ calci tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể, loại thực phẩm và số lượng calci ăn vào.
                 
                a-Nơi hấp thụ
                Calci dễ hòa tan trong dung dịch acid nên được hấp thụ nhiều ở tá tràng, phần đầu của ruột non. Đây là nơi thực phẩm vừa mới được tiêu hóa ở bao tử chuyển xuống, cho nên có độ acid cao.
                Thường thường, chỉ từ 20 tới 30% calci trong thực phẩm được hấp thụ ở ruột rồi chuyển sang máu. Calci không hấp thụ sẽ đào thải ra khỏi cơ thể theo phân, nước tiểu và mồ hôi.
                 b-Các yếu tố làm tăng hấp thụ calci
                -Môi trường acid: Hấp thụ khác nhau tùy theo dạng calci. Dạng carbonate cần môi trường chua, nên khi dùng thêm vào bữa ăn thì dễ hấp thụ vì bao tử có nhiều acid. Dạng citrate dễ hòa tan, không cần chất chua nên dùng lúc đói cũng được;
                -Sự vận động cơ thể cũng làm tăng mức hấp thụ calci;
                -Khi có đầy đủ sinh tố D do thực phẩm cung cấp hoặc dưới tác dụng của tia nắng mặt trời lên da. Sinh tố D tạo ra một chất đạm để thu hút calci và chuyển qua thành của ruột non;
                -Đường sữa lactose;
                -Khẩu phần có nhiều chất đạm.
                 
                c- Các yếu tố làm giảm hấp thụ calci:
                -Khi uống nhiều rượu, thuốc lá, cà phê, nước trà (tannin trong trà làm giảm hấp thụ calci ở ruột)
                -Không có đủ acid trong dịch vị bao tử.
                -Thiếu sinh tố D.
                -Ăn nhiều chất béo, vì calci sẽ bám vào chất béo không hòa tan và theo phân ra ngoài.
                -Không vận động cơ thể.
                -Trạng thái tâm lý căng thẳng.
                -Thực phẩm có nhiều chất xơ.
                -Vài dược phẩm như steroid; thuốc chữa các bệnh hen suyễn, viêm xương khớp, vẩy nến; thuốc nhuận tràng.
                -Các bệnh tiểu đường, cường tuyến giáp.
                -Giảm estrogen khi phụ nữ ở tuổi mãn kinh;
                Thường thường, đàn ông hấp thụ calci dễ dàng hơn đàn bà; phụ nữ mãn kinh hấp thụ ít hơn thiếu nữ, vì có ít estrogen.
                 
                 d-Calci trong máu.
                Trong máu, calci luôn luôn được giữ ở mức bình thường (từ 8.5- 10.8 mg/dl) nhờ nguồn cung cấp dự trữ ở xương.
                 
                Khi mức calci trong máu xuống thấp, thì xương sẽ chuyển sang một số calci đủ để cân bằng. Khi calci trong máu quá cao thì xương và ruột hấp thụ số calci dư thừa. Phần calci không hấp thụ sẽ được bài tiết qua nước tiểu.
                 
                Điều hòa sự hấp thụ này là một diễn biến phức tạp, cần sự hiện diện của sinh tố D, kích thích tố parathormone của tuyến cận giáp (parathyroid) và kích thích tố calcitonin của tuyến giáp (thyroid).
                Khi calci trong máu xuống thấp, tuyến cận giáp tiết ra parathormone để nâng cao sự hấp thụ calci, rút một ít calci ở xương và làm cho thận giảm bài tiết calci.
                 
                Khi mức calci trong máu lên cao thì calcitonin cũng tăng, để chặn calci thoát ra từ xương, đồng thời tuyến cận giáp cũng giảm lượng parathormone.
                 
                Mỗi ngày có khoảng 700 mg calci ra vào xương.
                 
                Nguồn cung cấp
                 
                Hầu hết calci trong cơ thể là do thực phẩm cung cấp.
                Calci có nhiều trong sữa, sữa chua, pho mát, cá, tôm, trứng, đậu nành, rau có lá xanh đậm, hạt ngũ cốc được tăng cường calci, nước uống. Cá sardine, cá hồi đóng hộp ăn cả xương là nguồn calci rất phong phú.
                 
                Một ly sữa, sữa chua hay sữa đậu nành có chừng 300mg calci. Người lớn uống hai ly sữa (480 ml) là có đủ lượng calci cần thiết; trẻ em uống ba ly, tuổi đang lớn nhanh uống 4 ly.
                Để sữa hấp dẫn dễ uống, có thể pha thêm một chút chocolate, vanilla, vài thìa nước cam, nước dâu.
                Sữa cừu có nhiều calci hơn sữa bò.
                Calci trong sữa dễ được ruột hấp thụ vì có sinh tố D.
                Thực phẩm có nhiều calci Serving size Calcium per serving (mg)*
                Sữa và phó sản  
                Sữa 1 ly: 290-300
                Pho mát Thụy sĩ 1 một miếng: 250-270
                Yogurt 1 ly: 240-400
                Phó mat Hoa Kỳ 1 oz một miếng: 165-200
                Kem 1/2 ly: 90-100
                Cottage cheese 1/2 ly: 80-100
                Sữa bột 1 thìa cà phê: 50
                 
                Thực phẩm khác:  
                Cá Sardines  ăn cả xương 3 oz: 370
                Cá hộp salmon ăn cả xương 3 oz: 170-210
                Broccoli 1 cup: 160-180
                Đậu phụ 4 oz: 145-155
                Rau Turnip xanh 1/2 cup, đã nấu chín: 100-125
                Rau cải xoăn 1/2 cup, đã nấu chín: 90-100
                Bánh bột ngô 2 1/2-in. một miếng: 80-90
                Trứng 1 cỡ trung bình:  55
                 
                Thực phẩm tăng cường calci như bánh, hạt ngũ cốc, nước trái cây 1 phần  tùy theo thực phẩm.
                 
                Dùng calci:
                Khi dùng thêm calci, ta nên chia ra làm nhiều lần trong ngày, uống vào các bữa ăn để tránh tác dụng không tốt cho bao tử và dễ hấp thụ. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
                Calci bổ sung thường có dưới hai dạng hợp chất là carbonate (Tum, Caltrate) và Citrate (Cicatral, Solgar).
                 
                Các dạng khác như calci phosphat, lactat, gluconat chứa lượng calci thấp nên phải dùng với phân lượng cao hơn do đó rất bất tiện.
                 
                Với tuổi già, cơ thể mất dần khả năng hấp thụ calci từ thực phẩm, cho nên người cao tuổi dễ mắc bệnh loãng xương (osteoporosis) và mềm xương (osteomalacia). Đặc biệt, các cụ bà thường bị bệnh này vì sau khi tắt kinh, kích thích tố nữ estrogene giảm khiến cho khả năng hấp thụ calci giảm theo.
                 
                Nhiều nghiên cứu cho thấy những nguy cơ về gãy xương chậu có thể giảm từ 50 đến 60 % nếu cơ thể hấp thụ đầy đủ chất calci. Ngoài ra, khi calci trong cơ thể quá ít thì con người dễ bị nguy cơ cao huyết áp.
                Cũng nên ghi nhớ là chỉ dùng nhiều calci bổ sung chưa đủ để ngừa bệnh loãng xương, mà còn cần các yếu tố khác như lượng estrogen đầy đủ, vận động cơ thể đều đặn, hạn chế uống rượu và hút thuốc lá.
                 
                Dùng quá lâu và quá nhiều calci bổ sung có thể đưa đến sạn thận, rối loạn chức năng của thận cũng như gây ra các triệu chứng như ăn không ngon, buồn nôn, suy nhược, mệt mỏi... Nếu chỉ dùng calci có trong thực phẩm thì ít khi gặp phải các khó khăn nàỵ.
                Calci ít bị nhiệt phân hủy nên các phương thức khử trùng sữa không làm mất khoáng này. Tuy nhiên khi hâm sữa nóng, calci sẽ lắng xuống đáy và cần khuấy đều trước khi uống.
                 
                Để tránh thất thoát calci, khi nấu rau nên cho ít nước và cắt rau to bản. Nếu phải gọt vỏ thì không nên gọt quá sâu vì calci có nhiều ở phần vỏ ngoài.
                 
                Nhãn hiệu thực phẩm đều ghi số lượng calci trong món ăn và thường ghi số lượng theo % căn cứ theo nhu cầu 1000mg calci của người trưởng thành. Thí dụ trên hộp nước trái cây, số lượng calci ghi 30%, có nghĩa là trong hộp đó có 300mg calci.
                 
                Nhu cầu
                Trong cơ thể, nhu cầu calcium cao nhất từ 9 tới 18 tuổi là thời gian xương tăng trưởng mạnh.
                 
                Nhu cầu mỗi ngày:
                -thiếu niên trong thời kỳ tăng trưởng: từ 800–1500mg.
                -người trưởng thành:1000mg.
                -phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ: 1200-1500mg
                -người cao tuổi cần từ 1200-1500mg.
                Điều đáng ngạc nhiên là, chỉ vì thiếu hiểu biết và trong điều kiện dư thừa thực phẩm, mà nhiều người, nhất là phụ nữ, vẫn không cung cấp đủ calci cho cơ thể.
                 
                Thiếu calcium tạo ra những triệu chứng như sau: bắp thịt co rút (vọp bẻ), mất ngủ, tính tình nóng nẩy, đau nhức khớp xương, phong khớp, răng hư, huyết áp lên cao...
                 
                Thường thường, ruột non điều hòa sự hấp thụ calci tùy theo nhu cầu của cơ thể, nên không có hiện tượng thừa calci. Tuy nhiên, đôi khi cơ chế này bị rối loạn, calci trong máu có thể lên quá cao, dẫn tới sạn thận hoặc xương quá đặc (Osteopetrosis), nhất là ở trẻ em ăn nhiều thực phẩm được bổ sung sinh tố D và calci.
                 
                Một vài thắc mắc:
                 
                1-Tôi nghe nói calci thường hay gây ra táo bón, xin cho biết có đúng không?
                 
                Đây là than phiền của nhiều người dùng thêm calci, nhưng không phải tất cả các loại calci đều gây táo bón. Calci citrate được coi như ít gây táo bón vì được tiêu hóa dễ dàng, nhưng giá tiền hơi cao.
                 
                Để tránh táo bón, nên uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, chia calci ra làm hai ba liều nhỏ, uống nhiều lần trong ngày.
                 
                2-Có người nói calci từ rau dễ hấp thụ hơn từ sữa, có đúng không?
                 
                Calci từ sữa và các sản phẩm của sữa như pho mát, kem, sữa chua... được hấp thụ vào khoảng 32%. Sự hấp thụ calci từ rau thay đổi tùy loại: với rau spinach là 5%, với rau broccoli có thể lên tới 50%.
                 
                Tuy nhiên, vì calcium trong rau dễ bị biến hóa khi nấu nên số calci còn lại rất ít. Ta phải tiêu tiêu thụ ba ly rau mới có cùng số lượng calci trong một ly sữa.
                 
                3-Trẻ em hay uống nước ngọt, như vậy có bị thiếu calci không?
                Đây là điều mà các nhà y học và gia đình băn khoăn, vì khi các em chỉ uống nước ngọt mà không uống sữa, thì các em sẽ thiếu calci. Vì thế, tại các trường học, sữa đều được bao gồm trong phần ăn trưa và sữa cũng được bán trong các máy tự động.
                 
                4-Dùng calci bổ sung vào lúc nào tốt?
                 
                Uống khi nào thuận tiện cho mình là tốt hơn cả, vì sẽ không bị quên. Tuy nhiên, cơ thể hấp thụ calci hữu hiệu hơn với mức độ dưới 500mg. Do đó, nên chia số lượng calci định uống làm nhiều lần trong ngày. Thí dụ như nếu ta đã ăn một ly sữa chua, uống một ly nước cam vào buổi sáng (có khoảng 500mg calci), thì nên uống viên calci trễ hơn.
                 
                5-Trên thị trường có quá nhiều loại calci, tôi biết lựa loại nào?
                Đúng vậy, hiện nay có đến cả vài chục loại với tên hiệu và thành phần khác nhau. Khi mua, nên lựa loại do nhà sản xuất đứng đắn bào chế, loại có liều lượng mà mình cần và loại an toàn khi uống.
                Khoáng calci phổ biến nhất là loại calci carbonate và calci citrate.
                Calci carbonate cần được uống chung với thực phẩm để tránh khó chịu dạ dày. Loại này có nồng độ calci cao và giá tiền tương đối cũng rẻ. Có loại viên từ 500mg tới 600mg; viên kẹo ngậm 500mg, viên nhai như Tums hoặc Rolaids từ 200 tới 700mg, và calci bột.
                Calci citrate có thể uống khi chưa ăn. Nồng độ calci trong viên thấp hơn, khoảng 300mg và viên thuốc thường to hơn nên khó nuốt.
                 
                Cũng nên nhớ là các viên đa vitamin có lượng calci rất thấp.
                6-Khi uống calci bổ sung, tôi có thể tiếp tục uống các loại thuốc trị bệnh không?
                 
                Thường thường thì vẫn có thể uống chung calci với thuốc khác được. Tuy nhiên, calci có thể tương tác với vài loại dược phẩm, như là kháng sinh tetracycline, thuốc trị bệnh tuyến giáp... cho nên phải uống cách xa nhau.
                 
                Do đó, xin đề nghị là hỏi ý kiến bác sĩ mỗi khi uống thêm thuốc trị bệnh.
                Kết luận
                * Đánh rằng calci là xi măng cốt sắt của bộ xương, nhưng chưa đủ để làm xương vững chắc suốt đời người.
                 
                Hiểm họa loãng xương, xốp xương, mềm xương, gẫy xương... vẫn rình rập, nếu không vận động cơ thể, nếu vẫn tiếp tục phì phèo thuốc lá điếu này nối điếu khác, vẫn bù khú “dô dô” chai rượu này, lon bia kia với bạn bè....
                 
                Thành ra, nếp sống lành mạnh cũng rất cần thiết cho bộ xương, hàm răng vậy.
                 
                BS NGUYỄN Ý ĐỨC 
                Texas-Hoa Kỳ
                 
                http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=99406
                #53
                  HongYen 03.05.2007 21:22:16 (permalink)

                  Post #: 24
                  12. Hệ Sinh Lý Nữ
                  http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=47914&mpage=2


                  Trinh tiết dưới nhãn quan y học
                  Thứ tư, 2/5/2007, 07:00 GMT+7
                   
                  Màng trinh không có chức năng gì về mặt y học. Do đó, chỉ có khoảng 15 loài động vật được thiên nhiên "ban cho" bộ phận này.
                   
                  Không biết tự bao giờ, nhân loại mắc một thói quen gán ghép cho mỗi bộ phận của cơ thể những chức năng khá kỳ cục không hề được mô tả trong các sách giáo khoa y học. Điều đó cũng không là ngoại lệ với cái bộ phận được chú ý quá nhiều so với chức năng của nó: Màng trinh.
                   
                  Một cách hình tượng, nếu ta cụp đầu ngón trỏ và ngón cái vào nhau để tượng trưng cho ngõ vào của âm đạo, thì màng trinh là một lớp mô sợi chắn ngang giữa hai ngón tay. Dày hay mỏng, đàn hồi hay không đàn hồi, có nhiều mạch máu hay không... là những dị biệt về cơ thể học thường thấy, và là đề tài tranh cãi tốn khá nhiều giấy mực của nhiều giới chuyên môn: văn hóa, đạo đức, tôn giáo...
                   
                  Về phương diện sinh học, màng trinh không có chức năng gì cả. Thế nên, trong lịch sử tiến hóa của các loài, chỉ có khoảng 15 loài động vật được trời phú cho cái màng cỏn con, vốn được loài người rắc rối xưng tụng bằng đủ thứ ngôn từ mỹ miều như “người lính canh cửa thần Vệ nữ”, “người bảo vệ tiết hạnh”, “cái ngàn vàng”, “cái quý nhất của đời người con gái”...
                   
                  Những ai đã đọc tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh ắt hẳn khó quên cảnh tượng kỳ cục: Chú rể trải một tấm vải trắng lên chiếc giường tân hôn để xem vết máu chảy ra sau lần ân ái đầu tiên với cô Loan. Hành động này đã làm cô Loan nhếch mép cười khinh bỉ, và cũng làm cho giới y khoa không tránh khỏi nở nụ cười tủm tỉm.
                   
                  Thật vậy, vì tính chất co giãn của màng trinh, vẫn có trường hợp người đàn bà có thể giao hợp 20 lần một ngày, sinh đẻ cả một lố con, mà “lá cờ đức hạnh” ấy vẫn phấp phới đầy kiêu hãnh. Chốn lầu xanh cũng không thiếu những “chiến binh” có màng trinh co giãn, có thể bán đời con gái nhiều lần trong một đêm với giá cao ngất ngưởng. Chỉ cần 30 phút xoa bóp và ngâm nước nóng, cái màng trinh vừa được mua đi bán lại đó có thể trở về vị trí cũ và sẵn sàng cho một thương vụ tiếp theo.
                   
                  Thường thì sẽ có chảy máu khi màng trinh bị rách, nhưng không phải luôn luôn. Sách y học viết rằng chỉ có 43% phụ nữ có chảy máu sau lần giao hợp đầu tiên, nghĩa là có 57% phải chịu tiếng oan uổng.
                   
                  Một màng trinh rách nát không có nghĩa là “con ong đã tỏ đường đi lối về”. Vì tính chất mỏng mảnh của nó, màng trinh có thể tiêu tùng, mặc dù hiếm hoi, do một số tai nạn như vận động mạnh, tuột sào, trèo cây. Thói quen thủ dâm cũng có thể làm hy sinh “cái ngàn vàng”.
                   
                  Dấu hiệu tin cậy duy nhất của một âm đạo còn trinh là màng trinh không có lỗ thủng tự nhiên để cho máu kinh nguyệt thoát ra. Rất ít ai thấy được cái này, ngoại trừ bác sĩ phụ khoa khi làm thủ thuật khai thông màng trinh.
                  Vậy thì cái trinh có thật “đáng giá ngàn vàng”? Chắc chắn là không, theo nghĩa đen về mặt kinh tế. Các thẩm mỹ viện chuyên nghiệp đều có thể làm thủ thuật tái tạo hay ghép màng trinh (hymenography) bằng các cân cơ của chính đương sự, với chi phí không đến “ngàn vàng”.
                   
                  Và việc kiểm tra chất lượng xem màng trinh là đồ “gin” hay đồ dỏm thì chỉ có nhà mô học biết được, sau khi đã săm soi hồi lâu trên kính hiển vi. 
                  (Theo Người Lao Động)
                   
                  http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/05/3B9F5891/
                  #54
                    HongYen 26.10.2007 21:24:14 (permalink)

                    Post #: 16
                              Post #: 17

                     
                    Loại Máu Và Yếu Tố Rh  
                    BÁC SỸ NGUYỄN Ý-ĐỨC . Việt Báo Thứ Sáu, 10/26/2007, 12:02:00 AM
                     





                    Tòa soạn một tuần báo thân hữu có chuyển cho người viết lá thư như sau của độc giả Trần Hữu hỏi về vấn đề sảy thai và loại máu không tương hợp.
                    “Hamilton, Oct. 12, 2007

                    Tôi có đứa cháu ở Việt Nam, lập gia đình lâu rồi, nhưng hễ mỗi lần người vợ mang thai trong vài tháng là sẩy thai, đã nhiều lần như vậy. Các cháu cũng đi bác sĩ khám bệnh, nhưng tình trạng vẫn không chút khả quan.

                    Trước đây trên 40 năm, lúc còn ở Việt Nam, tôi có đọc sách y khoa của hai Bác sĩ Lương Phán và Nguyễn Thị Lợi, có đề cập đến đề tài "con ranh con lộn" và giải thích qua các loại máu và Rhesus + / -. Tôi nhớ đại khái là người vợ và chồng nếu hai người mang Rhesus tương phản nhau thì bào thai sẽ bị phản ứng và bị hư hoặc có sanh ra thì cũng "chết" mà thai nhi thường sẫm màu. Bác sĩ cũng nói là nhiều lần mang thai như vậy, kháng nguyên người mẹ phải chống với bào thai nên cũng có thể mất mạng sau nhiều lần mang thai.

                    Tôi chỉ nhớ đại khái như trên, không hiểu có phần nào đúng không, mong sự giải thích cặn kẽ, hầu tôi sẽ gởi bài của quý vị về vợ chồng đứa cháu tôi ở Việt Nam để chúng tham khảo và theo phương hướng điều trị.

                    Trong khi chờ đợi bài giải thích, xin quý vị cùng ban biên tập tòa soạn Thời Báo nhận nơi đây lòng thành kính biết ơn của tôi.
                    Kính,

                    Trần Hữu”

                    Vì không có đủ dữ kiện về việc “liên tục sảy thai” của người cháu, nên chúng tôi chỉ xin gửi tới ông Hữu và độc giả một chút hiểu biết về loại máu và sự không tương hợp giữa các loại máu.

                    * Máu
                    Máu là một mô lỏng, lưu hành khắp cơ thể trong các động mạch, tĩnh mạch và là một phương tiện chuyên chở nhiều chất khác nhau giữa mô và các cơ quan.
                    Máu gồm nhiều loại tế bào máu trong một môi trường lỏng gọi là huyết tương. Mỗi người nam trưởng thành có khoảng 6 lít máu, người nữ ít hơn: 4- 5 lít.

                    Máu có nhiều nhiệm vụ quan trọng:
                    -Máu mang oxy vào cơ thể và loại khí CO2 ra ngoài
                    -Máu là một dung dịch cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể, vì máu chuyên chở các chất dinh dưỡng từ sự tiêu hóa và các hormon do các tuyến nội tiết sản xuất.
                    -Máu là dung dịch của sức khỏe, chuyên chở các chất phòng chống bệnh tới các tế bào và chất phế thải tới thận để loại ra ngoài cơ thể.
                    -Máu cũng giúp điều hòa thân nhiệt, chứa những chất ngăn sự xuất huyết từ các vết thương, cân bằng dung dịch chất lỏng trong các tế bào.
                    Máu có những tế báo sống như hồng huyết cầu, bạch huyết cầu và tiểu cầu.
                    Hồng cầu và bạch cầu có nhiệm vụ nuôi dưỡng và làm sạch cơ thể.
                    Tiểu cầu giúp máu ở trạng thái đặc. Thiếu tiểu cầu, con người sẽ mất máu và chết. Vì là tế bào sống, các tế bào máu cũng cần được nuôi dưỡng với sinh tố, khoáng chất và các chất dinh dưỡng chính.
                    Máu có 55% huyết tương, một chất lỏng trong mầu vàng rơm.

                    * Loại máu
                    Nhìn với mắt thường, máu mọi người nom mầu sắc giống nhau. Nhưng dưới kính hiển vi, tế bào máu có nhiều nét khác nhau, đặc biệt là ở hồng cầu.
                    Khoa học gia người Mỹ gốc Áo Karl Landsteiner (1868-1943) đã tìm ra hai loại chất đạm riêng rẽ trên mặt hồng cầu. Đó là các kháng nguyên A và B. Nhờ sự khám phá này, ông được giải Nobel y học vào năm 1930.
                    Nếu hồng cầu chỉ có kháng nguyên A, máu đó thuộc loại A. Nếu chỉ có kháng nguyên B thì là máu loại B. Có cả A và B thì thuộc loại AB. Không có A hoặc B thì là máu loại O. Máu của một loại này chứa các kháng thể trong huyết thanh chống lại các hồng huyết cầu của loại khác. Khi hai loại máu trộn lẫn với nhau, các hồng cầu có thể kết chùm lại và gây ra hậu quả chết người được.

                    Do đó:
                    Người có máu loại A có thể truyền máu cho người có loại A hoặc AB.
                    Người có loại B có thể sang máu cho người loại B hoặc AB
                    Người có loại AB chỉ truyền máu cho người cùng loại AB mà thôi
                    Người có máu loại O có thể cho máu cho bất cứ ai.

                    Cũng vậy:
                    Người có loại A có thể nhận máu loại A và O
                    Người có loại B có thể nhận máu từ loại B và O
                    Người có loại AB có thể nhận máu của bất cứ ai
                    Người có loại O chỉ nhận được máu từ người có loại O.

                    Loại máu do di truyền quyết định và tỷ lệ loại máu trong dân chúng thay đổi tùy theo chủng tộc. Chẳng hạn 45% người da trắng tại Hoa Kỳ có loại máu 0.
                    Đúng ra là có tới hơn 30 hệ thống phân loại nhóm máu, nhưng hệ thống ABO quan trọng hơn cả.

                    Đến năm 1940 các nhà khoa học Kart Landsteiner và Alexander Wiener lại tìm ra một chất đạm khác trên mặt của hồng cầu gọi là yếu tố Rhesus (Rh). Rhesus là một loại khỉ nhỏ có nhiều ở miền Bắc Ân Độ, được dùng thường xuyên trong các cuộc thí nghiệm sinh học. Cũng từ loại khỉ Rhesus này mà kháng nguyên Rh được khám phá lần đầu.

                     Người có yếu tố này được gọi là Rh +, nếu không có sẽ là Rh-. Đa số dân chúng (85%) có Rh+.
                    Yếu tố Rh liên hệ với loại máu. Vì thế nếu người loại A có Rh sẽ được ghi là A+; nếu không có Rh sẽ được ghi là A-.
                    Người có Rh- tiếp nhận máu Rh+ sẽ tạo ra kháng thể chống lại hồng cầu Rh+.

                    Trong các lần nhận máu sau đó, kháng thể này sẽ hủy hoại các hồng cầu nào có Rh+. Đó là sự không- tương- hợp Rh (Rh Incompatibility).

                    Sự không tương hợp chỉ xảy ra khi mẹ Rh âm và con Rh dương;  không xảy ra khi mẹ Rh +, con Rh – hoặc khi cả mẹ và con đều âm hoặc dương Rh.
                    Nhắc lại là trong khi mang thai, các chất dinh dưỡng và kháng thể từ máu của mẹ chuyển sang con qua nhau thai, nhưng hồng cầu không qua được, ngoại trừ khi nhau thai bị rách.

                    Trong suốt thời gian mang thai lần đầu không có vấn đề gì xảy ra vì máu con không xâm nhập máu mẹ. Nhưng khi sanh, một chút máu Rh+ của con có thể vào cơ thể mẹ. Mẹ sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại với kháng nguyên Rh+ này.
                    Tới các lần có thai kế tiếp, nếu thai nhi Rh+, kháng thể trong máu mẹ sẽ nhận ra và sẽ tiêu hủy các hồng cầu mang Rh+. Hậu quả là thai nhi sẽ bị thiếu máu, vàng da… vì tan huyết. Đó là chứng loạn nguyên- hồng-cầu sơ-sinh (Erythroblastosis fetalis). Phương thức trị liệu hữu hiệu là truyền cho con một số lượng lớn máu Rh+ đồng thời rút máu con ra để loại bỏ hết kháng thể Rh+.

                    Sự không tương-hợp Rh ở người mẹ có thể tránh được bằng cách chích cho mẹ globulin miễn dịch Rh (Rho-GAM) khi có thai lần đầu và các lần sau đó.
                    Thuốc được chích làm hai lần. Lần thứ nhất vào tuần lễ thứ 28 của thai kỳ và lần thứ hai chích trong vòng 72 giờ sau khi sanh.

                    Thuốc tác động như một vaccin, loại bỏ kháng nguyên Rh+ trong máu mẹ và ngăn chận sự tạo ra kháng thể đối nghịch với Rh+ của con.

                    * Sảy thai
                    Về sảy thai, có nhiều nguyên do khác nhau, như là:

                    a-Bất bình thường ở các nhiễm thể của thai nhi: Đây là rủi ro sảy thai thường thấy, nhất là trong 13 tuần lễ đầu của thai kỳ.
                    b-Bệnh của mẹ như tiểu đường không kiểm soát, cao huyết áp, ban đỏ lupus, một vài bệnh truyền nhiễm như ban đào (rubella), nhiễm virus herpes simplex, vi khuẩn Clamydia.
                    c-Mất thăng bằng hormon trong cơ thể, như thiếu hormon nữ progesteron để sửa soạn niêm mạc thích hợp nuôi dưỡng thai nhi.
                    d-Bất bình thường trong cấu trúc của dạ con và cổ tử cung như u xơ tử cung, cổ tử cung yếu, có thai ngoài tử cung.
                    đ-Rối loạn hệ miễn dịch khiến cho cơ thể không bảo vệ nuôi dưỡng được thai nhi.
                    e-Lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, nghiện rượu- thuốc, thiếu dinh dưỡng, tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ.

                    Ngoài ra, tuổi tác cũng là một yếu tố. Trong đa số các trường hợp, phụ nữ khỏe mạnh có tỷ lệ sảy thai từ 15-20%. Tỷ lệ tăng với tuổi cao: Dưới 35 tuổi, khoảng 35%. Trên 45 tuổi, 50% có nguy cơ sảy thai.

                    Quý bà mẹ dễ dàng bị sảy thai cần được bác sĩ chuyên về sản phụ khoa khám và thử nghiệm để tìm ra nguyên nhân rồi điều trị.

                    Ngoại trừ một số rủi ro di truyền, tuổi tác, các rủi ro khác có thể phòng tránh được.

                    Trước khi sẵn sàng để có thai, nên chăm sóc để có một cơ thể khỏe mạnh với dinh dưỡng đầy đủ, vận động đều đặn, giữ cân nặng trung bình, không hút thuốc lá, uống thêm folic acit và giảm thiểu căng thẳng tinh thần.

                    Khi đã được xác định là có thai, cần tiếp tục nếp sống lành mạnh cộng thêm không uống rượu, đừng tiếp cận với khói thuốc là, giới hạn hoặc đừng uống nước có nhiều caffeine, tránh va chạm tổn thương tới bụng mang dạ chửa, tránh các sinh hoạt quá mạnh và luôn luôn yêu đời, vui với con trong lòng mẹ.

                    Chín tháng mười ngày “mang nặng” sẽ qua rất mau, tới ngày “ddẻ đau”, khai hoa nở nhụy để làm mẹ, với “hòn máu” thân yêu của mình.

                    Cả nhà đều hân hoan mừng vui khi thấy ánh mắt sáng ngời của con.

                    Texas-Hoa Kỳ

                     BÁC SỸ NGUYỄN Ý-ĐỨC
                    http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=116976
                    #55
                      HongYen 11.11.2007 23:09:11 (permalink)
                      Post #: 14
                      9. Hệ Tiêu Hóa: The Digestive System
                      http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=47914&mpage=1
                       
                      ******
                      Tháng Mười Là Tháng Của Gan 
                      Việt Báo Thứ Bảy, 11/10/2007, 12:02:00 AM
                       

                      Tổ chức American Liver Foundation đã dành tháng Mười 2007 cho "tháng cảnh giác về Gan" vì gần 30 triệu người Mỹ mắc Bệnh Gan. Hàng năm tại Mỹ, Bệnh Gan đã gây tử vong cho khoảng 27,000 người vào lứa tuổi từ 25 đến 64. Nhưng có một điều mà một số người không biết là mỗi ngày Gan đã phải chu toàn hàng trăm chức năng cần thiết như chuyển hoá những gì chúng ta ăn, thở - và thậm chí - hấp thụ qua da.
                       
                      Bệnh Gan có thể do một số nguyên nhân như di truyền, Virus, Rượu, Thuốc, và Mập phì. Nhưng nhiều thể dạng Bệnh Gan có thể ngừa và trị được nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng.
                       
                      Chương Trình Sức khỏe Gan của Tổ chức American Liver Foundation đã nêu 12 điều "DO" (nên làm) thực tiễn sau đây:
                      1. - DO: Theo đúng cách chỉ dẫn khi dùng bất cứ thuốc gì; đọc kỹ nhãn thuốc; tìm hiểu những hoạt dược trong thuốc, vì một vài loại thuốc có tác hại lên Gan.
                      2. - DO: Duy trì một cân nặng vừa phải vì béo phì hoặc tăng ký bất thường.
                      3. - DO: Cẩn thận khi dùng thuốc tẩy loại phun xịt. Giữ phòng thật thoáng khí, hoặc nhớ mang dụng cụ che miệng. Nhớ rằng tất cả hoá chất đều có thể hấp thụ qua da và do đó gây tác hại lên Gan.
                      4. - DO: Cẩn thận khi dùng tất cả hoá chất, kể cả thuốc trừ sâu và sơn phun xịt. Nhớ mang khẩu trang, và rửa sạch da sau khi dùng hoá chất.
                      5. - DO: Khi đi xâm mình, xâm mi, xỏ mình, xỏ lỗ tai, châm chích, cố bảo đảm là dụng cụ chưa hề được dùng trước bởi bất người nào khác. Kim và dụng cụ xuyên da đều có thể truyền Bệnh Viêm Gan A, B và C.
                      6. - DO: Tránh dùng chung dao cạo, bàn chải răng, hoặc đồ cắt móng tay. Những vật này cũng có thể lan truyền Bệnh Viêm Gan.
                      7. - DO: Tránh dùng những thuốc pháp luật cấm. Những thuốc loại Cocaine hoặc Heroin có thể hại Gan rất nặng.
                      8. - DO: Hạn chế việc uống rượu. Mỗi ngày, không nên quá 6 lon bia, nửa chai rượu chát, một cốc nhỏ rượu mạnh.
                      9. - DO: Áp dụng biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục. Các quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn và quan hệ tình dục với nhiều người đều làm gia tăng nguy cơ bị Bệnh Viêm Gan B và C.
                      10. - DO: Nên đi chích ngừa bệnh Viêm gan A và B theo chỉ định của bác sĩ.
                      11. - DO: Nên đi bác sĩ và yêu cầu xét nghiệm về Bệnh Viêm Gan B và C. Hai bệnh này có thể chẳng gây một triệu chứng rõ rệt nào, nên cần làm test. Test lại cần thiết hơn trong trường hợp có nguy cơ như đã có lần được chuyền máu, dùng kim chích, xâm mình, xâm mi, xỏ tai, xỏ rốn, xỏ lưỡi, quan hệ tình dục không bảo vệ. Test cũng cần cho nhân viên y tế vì phải thường xuyên tiếp xúc với người đang mắc bệnh.
                      12. - DO: Hãy cảnh giác xem trong mình có những triệu chứng đáng ngờ Bệnh Gan như: tròng trắng mắt hoặc da chuyển màu vàng; bụng sưng hoặc đau; ngứa da dai dẳng; phân mầu hắc ín, nước tiểu quá nhạt hoặc sậm mầu, như thể có máu; mệt mỏi dai dẳng, hoặc buồn nôn, ăn chẳng biết ngon; làm tình kém hoặc hết muốn làm tình; giấc ngủ xáo trộn; trí óc kém minh mẫn.
                       
                      Nhằm bảo vệ Gan và Sức khỏe, vốn quý hơn vàng, mong rằng từ đây đến Tháng 12 và mãi mãi sau này, ai ai cũng nhớ và liên tục làm đủ 12 điều đã nêu. (Bs Nguyễn Nguyên).
                       
                      Tiếp theo, chúng tôi xin tường trình cùng quý vị những tường trình Y Dược Ngày Nay, trong tháng 11, 2007:
                      Trong phần Tin Y Học: Bs Nguyễn Nguyên viết: Ngủ ít hay ngủ nhiều đều tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch gấp 2 lần. Uống cà phê vơí thuốc giảm đau Acetaminophen, hoặc nếu thêm uống rượu, sẽ tăng nguy cơ suy gan. Ds Lê Văn Nhân thông tin kết quả thử nghiệm một bạch đản tên là LRP có thể dọn sạch chất amyloid-beta trong não, giảm nguy cơ bệnh lãng quên Alzheimer. Bs Nguyễn văn Thịnh cho đăng một loạt bài tin mới y học rất hữu ích như:
                       
                      1) Xương chứa đựng kích thích tố Osteocalcine có khả năng trị bệnh tiểu đường,
                      2) Sốt nóng phát sinh từ não bộ,
                      3) Liên hệ bệnh động mạch vành và ung thư đại trực tràng,
                      4) Tỏi giảm nguy cơ ung thư đại tràng,
                      5) Rượu tăng nguy cơ ung thư vú,
                      6) Những người già trên 65 tuổi nên truy tầm bệnh phình động mạch chủ.
                      7) Điện thoại cầm tay tăng cao nguy cơ u bướu não bộ.
                       
                       
                      Trong Y Học Thường Thức: Bs Nguyễn Ý Đức cho chúng ta biết:
                      1) Chứng Ợ Chua, một bệnh khá phổ biến, nhiều người mắc phải,
                      2) vấn đề quan trọng của nước uống trong cơ thể chúng ta.
                      3) những nguy hại của nạn hâm nóng toàn cầu.
                       
                      Gs Vũ Quí Đài, cựu Giáo sư Khoa Trưởng y khoa Đại Học Sài Gòn cho chúng ta những lời khuyên về bệnh mắt cườm. Bs Nguyễn Thị Nhuận với bài săn sóc da mùa đông cho trẻ em, đặc biệt những lời khuyên giúp chúng ta giảm bớt tình trạng da khô.
                       
                      Trong y khoa Thực Hành: Bs Nguyễn văn Đích khuyến cáo y tế đa dạng đáp ứng hữu hiệu những nhu cầu khác nhau trong từng giai đoạn của đời sống dân chúng Việt Nam. Ds Lê văn Nhân bàn luận kiến thức thống kê trong y học chứng cứ. Ds Thái Khắc Minh nói về vấn đề điều trị và xu hướng phát triển thuốc của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bs Nguyễn Văn Thịnh cho chúng ta hiểu biết về chứng bệnh viêm phế quản (Bronchiolitis), bệnh điện giật, các thương tổn trong bệnh điện giât, và hội chứng động mạch vành cấp tính (syndrome coronarien aigu).
                       
                      Trong y khoa Lâm Sàng: Ds Trịnh Nguyễn Đàm Giang và Bs Nguyễn Tài Mai bàn luận về chất bạch đản trong bệnh bụng báng có nước.
                       
                      Bs Nguyễn Tài Mai thuật lại một trường hợp lâm sàng thiếu máu phức tạp.
                      Trong phần Dược Phẩm: Ds Lê văn Nhân, Ds Trịnh Nguyễn Đàm Giang và Bs Trần Mạnh Ngô tường trình và bàn luận kháng sinh Monocycline trong điều trị đột quỵ.
                       
                      Bs Trần Mạnh Ngô thông tin thêm về những thuốc mới được Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Thuốc Men Hoa Kỳ (FDA) cho phép dùng như: thuốc Doripenem điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu nặng và nhiễm trùng bụng nặng, thuốc mới Raltelgravir trị bệnh nhiễm HIV, thuốc ngừa cúm mới Afluria cho năm 2008.
                      Ds Trịnh Nguyễn Đàm Giang thông tin thuốc mới Telavancin điều trị bệnh ngoài da nhiễm vi trùng Gram Dương tính.
                       
                      Trong Khảo Cứu Y Khoa: Gs Đinh Xuân Anh Tuấn nghiên cứu Biểu Hiện Yếu Tố Tăng Trưởng nội mô mạch máu liên hệ nguy cơ ung thư nhiếp hộ tuyến sau khi giải phẫu cắt bỏ toàn diện nhiếp hộ tuyến. Bs Daniel Trương với nghiên cứu dùng Botox trong việc điều trị loạn trương lực cơ.
                       
                      Trong phần Thảo Luận Báo y khoa: Bs Nguyễn Tài Mai đề cập vấn đề dùng thuốc Corticosteroids vô hiệu trong việc phòng ngừa những nguy cơ bệnh thần kinh như liệt não trẻ em đẻ non. Bs Nguyễn Tài Mai cũng nêu lên một trường hợp bệnh nhân phái nam bị ung thư bao tử với những đốm nhỏ trong phổi. Bs Trần Mạnh Ngô thông tin trường hợp trẻ em căng thẳng tăng nguy cơ mập phì và việc sàng lọc bệnh lãng quên cho người già.
                      Trong Sinh Y Học, Bs Trần Mạnh Ngô thông tin: 1) vai trò quan trọng của ty lạp thể và những nguy cơ tế bào khi bị đe dọa, và 2) Việc dùng thuốc Primaquine tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét Plasmodium Falciparum.
                      Trong Hỏi Đáp y học, các Bs Nguyễn Văn Đích, Bs Trần Mạnh Ngô, Bs Nguyễn Tài Mai và Ds Lê Văn Nhân đã trả lời một độc giả về bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản - Gastroesophageal Reflux.
                       
                      Trong mục Tham Khảo,  chúng ta được đọc bài Từ Hoả Tinh và Từ Kim Tính của 2 tác giả Bs Thú Y Nguyễn Thượng Chánh và Dược Sĩ Nguyễn Ngọc Lan. Bs Thú Y Nguyễn Thượng Chánh trình bầy một loạt những bài rất hay như Thịt Dê tại Bắc Mỹ, Cô Đơn (Zootherapy), và tìm hiểu về Bệnh Long Móng Lở Mồm ở Súc Vật.
                       
                      Ngoài ra còn những Mục Đố Vui của Bs Nguyễn Nguyên, và những tài liệu tham khảo như Từ Điển Y Học Anh-Viêt-Pháp, dịch thuật Từ Anh-Việt-Pháp của Bs Nguyễn Nguyên. Chúng tôi cũng không quên giới thiệu cùng quý vị thính giả những sách y học mới như sách Dinh Dưỡng và Sức Khỏe của Bs Nguyễn Ý Đức, sách Y Khoa Thần Kinh Học Lâm Sàng - Clinical Neurology của các Bs Daniel Trương, Lê Đức Hinh và Nguyễn Thị Hùng. Ngoài ra còn những hình ảnh đẹp trình bày Dịch Bệnh Long Móng Lở Mồm và những bệnh ký sinh trùng của 2 Bs Nguyễn Thượng Chánh và Trần Mạnh Ngô.
                       
                      Xin thân mến kính chào quý vị và xin gặp lại quý vị tháng sau.
                      RadioWeb Y Dược Ngày Nay (www.yduocngaynay.com)
                       
                       
                      http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=117892
                      #56
                        HongYen 20.12.2007 07:54:53 (permalink)

                        Post #: 5
                         
                        Post #: 5
                        http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=47914&mpage=1
                         
                        Mắt người
                         
                        Mắt ngườimắt của con người. Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói. Do đó trong văn học, mắt có khi được gọi là cửa sổ tâm hồn.






                        Mục lục[giấu]


                        //



                         Mô tả cơ thể học



                        Mắt người nằm trong hai lỗ hốc hai bên sống mũi, trên có gò lông màytrán, dưới giáp xương má. Màng mạc bọc xương của hốc mắt nối tiếp bên sau với màng cứng của não, bọc theo dai dây thần kinh thị giác. Bên ngoài có hai mí mắt khi nhắm lại che kín hốc mắt. Mí trên có lông mi dài cong, lông mi của mí dưới ít hơn và ngắn hơn. Bên trong hốc mắt có các tuyến nước mắt, các bắp thịt di chuyển mắt, trong cùng là các mô mỡ chêm đệm không cho mắt bị kéo vào phía sau bởi các bắp thịt.
                         
                        Tròng mắt là một hình cầu, lớp củng mạc phía ngoài, màu trắng đục (tròng trắng), phía trước bọc bởi một lớp trong gọi là kết mạc. Giác mạc nối tiếp củng mạc lồi ra phía trước, trong suốt để lộ phía trong cầu mắt, tạo thành tròng đen. Bên sau giác mạc theo thứ tự từ ngoài vào trong là khối lỏng thủy dịch, vòng cơ mi (con ngươi), thủy tinh thể nằm trong trung tâm phía sau cơ mi, khối lỏng dịch thủy tinh, và sau cùng, lót phía trong cầu mắt là võng mạc, nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy. Những dây thần kinh tụ lại tại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác vào não. Vì điểm này của võng mạc không có dầu thần kinh đón nhận ánh sáng nên gọi là điểm mù. Ánh sáng đi qua thủy tinh thể hội tụ rõ nhất tại hố thị giác trên võng mạc.
                         



                        Cầu mắt di động nhờ sức kéo của 6 bắp thịt: 4 cơ trực - trên, dưới, ngoài, trong; 2 cơ chéo - trên và dưới. Hai cơ trực ngoàitrực trong chỉ đơn giản quay ra ngoài và vào trong. Cơ trực trên quay cầu lên và chếch vào trong 1 chút, cơ chéo dưới, quay lên và ra ngoài 1 chút. Hai cơ này có tác động chung là đưa hướng nhìn lên (tác động ngoài-trong bị khử nhau). Tương tự, cơ trực dưới quay cầu xuống và vào trong 1 chút, cơ chéo trên quay xuống và ra ngoài 1 chút. Hai cơ có tác động chung là nhìn xuống (Khi xét nghiệm hai cơ trực trên và dưới nên bảo bệnh nhân nhìn vào trong 1 chút để tránh tác động của hai cơ chéo. Tương tự, khi xét nghiệm hai cơ chéo trên và dưới nên bảo bệnh nhân nhìn ra ngoài 1 chút để tránh tác động của hai cơ trực).

                         Vật lý quang học thị giác






                        Hình ảnh bên ngoài được tiếp nhận vào mắt qua các tia sáng song song, khi đi qua thủy tinh thể hội tụ vào hố võng mạc.




                        Ở mắt cận thị, vì tinh thể quá dầy (độ hội tụ quá cao) hoặc cầu mắt quá dài, điểm hội tụ nằm phiá trước hố võng mạc, tạo hình ảnh mờ.




                        Ngược lại, viễn thị là do tinh thể quá dẹp (độ hội tụ quá thấp) hoặc cầu mắt quá ngắn, điểm hội tụ nằm phiá sau hố võng mạc, hình ảnh cũng mờ.


                         Hệ thống thần kinh thị giác






                        Dây thần kinh của hai mắt chéo nhau tại một giao thoa hình chữ X, phía sau tuyến yên trước khi chạy dọc theo bao trong của não đến trung tâm thị giác trên thùy chẩm.Tín hiệu từ bộ phận nhận sáng nửa trong của võng mạc chạy chéo qua và phối hợp với tín hiệu của nửa ngoài võng mạc trong mắt bên kia.
                         
                        Do đó, triệu chứng thị giác có thể suy nghiệm ra trong các trường hợp sau:
                        1. Hoàn toàn mù một mắt: là do bất bình thường của một mắt hay một dây thần kinh mắt
                        2. Mù một nửa thị trường cùng bên: là do bất bình thường trong hệ thần kinh sau chỗ giao thoa.
                        3. Mù hai bên ngoài: là do bất bình thường trong hệ thần kinh tại vùng giao thoa.


                         Phản xạ của mắt
                        Một số phản xạ của mắt dùng trong xét nghiệm lâm sàng:
                        1. Phản xạ ánh sáng - khi chiếu ánh sáng vào mắt, con ngươi thu nhỏ lại. Vòng phản xạ: ánh sáng chiếu vào bộ phận nhận sáng, chạy theo dây thần kinh thị giác (thần kinh sọ 2) vào nhân pretectal trong não giữa - sau đó chạy tắt (không qua trung tâm thị giác) vào nhân Edinger-Westphal - tiếp theo chạy trở ra dây thần kinh vận nhãn chung (thần kinh sọ 3), vào hạch thần kinh mi, chuyền vào làm co cơ mi - thu nhỏ con ngươi. Xem hoạt hình
                        2. Phản xạ điều tiết - khi nhìn theo vật từ xa đến gần, con ngươi thu nhỏ lại và thủy tinh thể dầy lên tăng đo hội tụ.
                        3. Phản xạ mi - khi dùng bông gòn chạm nhẹ vào củng mạc, mi nhắm lại.


                         Các biểu hiện ở mắt trong chẩn đoán lâm sàng
                        1. Giang mai - Con ngươi Argyll Robertson - ngươi nhỏ, còn phản xạ điều tiết nhưng mất phản xạ ánh sáng - do giang mai não bộ.
                        2. Rối loạn giáp trạng - tăng giáp làm mắt lộ, mí trên nhắm chậm; giảm giáp làm rụng phần ba lông mày bên ngoài, húp hai mí
                        3. Bệnh Wilson - vòng Kayser-Fleischer do chất đồng đọng trong màng Descemet của giác mạc
                        4. Vàng da - củng mạc ngả vàng rõ trước khi vàng da
                        5. Thiếu hồng cầu - kết mạc nhợt nhạt
                        6. Rối loạn mỡ máu - ban vàng quanh mắt
                        7. Hội chứng Horner - mí trên sụp, con ngươi nhỏ


                         Các bệnh về mắt


                         Chẩn học bằng Mống mắt



                        Mống mắt Khoa học mống mắt (tiếng Anh : Iridology) là ngành chẩn đoán chưa được y học công nhận, chẩn đoán bệnh dựa theo thay đổi về hình thái, màu sắc của mống mắt. Y sĩ ngành này chỉ chẩn khám nhưng không chữa trị, thường nhờ điều trị do y sĩ các ngành khác như y học tự nhiên. Y sĩ mống mắt hành nghề tại châu Âu, Anh quốc nhiều hơn tại Hoa Kỳ.
                         Xem thêm


                         Con mắt trong văn hóa xã hội








                        Tượng thờ tối cao trong toàn đạo Cao Đài, tại các thánh thất cũng như tại tư gia tín hữu.
                        Mắt của Horus hay Ra, thần Mặt Trời, tượng trưng cho quyền lực tiếng Anh: Eye of Horus
                        Mắt thượng đế hay Mắt thấy xa thấy mọi chuyện, chung quanh có hào quang và bao bọc trong hình tam giác đều. tiếng Anh:Eye of Providence

                        Chú thích



                         Liên kết ngoài

                        Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%AFt_ng%C6%B0%E1%BB%9Di
                        Thể loại: Giải phẫu học | Nhãn khoa
                         
                        http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%AFt_ng%C6%B0%E1%BB%9Di
                        #57
                          HongYen 06.01.2008 23:07:35 (permalink)

                          Hai bầu sữa ngọt Trời ban

                           
                          Post #: 26
                           
                          http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=47914&mpage=2&key=
                           
                          >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
                           
                          Món ăn giúp làm đẹp ngực
                          05-01-2008 10:47:29 GMT +7
                           






                          Ảnh: Bigoven
                          Một số món ăn có thể giúp vòng 1 phụ nữ săn chắc, nở nang, tuyến sữa phát triển tốt, chẳng hạn như tôm viên sốt cam, sữa -trứng gà, mướp trộn tôm
                           


                          Sữa và trứng gà


                          Món này rất đơn giản: Mỗi ngày vào buổi tối, bạn uống 1 ly sữa ấm và ăn một quả trứng gà luộc chín.
                           


                          Mướp trộn tôm


                          Y học cổ truyền hay dùng mướp làm thuốc thông các tuyến sữa và gìn giữ bộ ngực không bị biến dạng. Việc ăn mướp thường xuyên còn có tác dụng giúp cơ thể tiêu độc và làm đẹp da.


                          Mướp 1 quả, tôm 50-100 g, cẩu khởi 12 g. Mướp thái miếng chéo mỏng dài, xào qua, nêm vừa miệng rồi cho tiếp cẩu khởi vào xào chung. Cuối cùng, cho tôm đã hấp chín vào đảo đều, ăn nóng.
                           


                          Tôm viên sốt cam


                          Tôm giàu canxi, đạm và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng chống lão hóa và thúc đẩy quá trình tạo máu, tạo tế bào. Khi kết hợp với cam hay quýt tươi là những thức giàu vitamin C và các yếu tố vi lượng khác, nó giúp làm săn chắc, nở nang bầu ngực.
                           


                          Tôm nõn 400 g, cam tươi hay quýt 1 quả vắt lấy nước, nấm hương, dầu bắp. Tôm nõn ngâm nước, xay nhuyễn với dầu ăn, trộn muối, lòng trắng trứng gà, cùng chút bột, viên lại thành viên nhỏ. Đun dầu nóng và cho viên vào cùng nấm hương, đậu, bắp rồi xào. Nêm đủ gia vị, đổ nước cam hoặc quýt đã vắt, thêm chút nước đã hòa bột đao và chờ đậu, bắp chín là được.
                           
                          Theo Sức Khỏe & Đời Sống
                           
                          http://www.nld.com.vn/tintuc/suc-khoe/211756.asp
                           
                          #58
                            Như Ý P 25.06.2008 09:11:03 (permalink)
                            Những lý do bạn nên biết nhóm máu của mình

                            VnExpress - Thứ Ba, 24/6
                            Những lý do bạn nên biết nhóm máu của mình
                            l

                            Bạn không biết nhóm máu của mình là gì? Bạn không phải là người duy nhất. Mặc dù nhóm máu là phần cơ bản tạo nên đặc điểm sinh học, do gene quyết định, thì trừ khi trả tiền xét nghiệm, bạn chỉ có 3 cách biết mình thuộc nhóm máu nào.
                            Đầu tiên đó là khi bạn cần truyền máu. Thứ hai là khi bạn mang thai - phụ nữ sẽ được kiểm tra để loại bỏ những rắc rối do khác nhóm máu với em bé trong bụng. Và sau cùng, khi cho máu, bạn sẽ được thông báo trên thẻ hiến máu.
                            Nhóm máu được phát hiện từ khi nào
                            Cho mãi đến năm 1900, khi nhà khoa học Áo Karl Landsteiner phát hiện ra máu được chía thành các nhóm khác nhau. Còn trước đó, nếu bạn được truyền máu, sẽ là may rủi nếu được sống hay chết. Đó là bởi vì việc trộn hai nhóm máu khác nhau sẽ gây ra hiện tượng "kết khối" - các tế bào máu dính với nhau, tạo ra phản ứng độc hại, có thể gây tử vong.

                            Có bao nhiêu loại nhóm máu?
                            Khi nói về nhóm máu, là ngụ ý đến các protein - các kháng nguyên - tồn tại trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Mặc dù có hàng trăm loại kháng nguyên khác nhau ở đó, nhưng những thứ quan trọng nhất với sức khỏe chúng ta là các nhóm A, B, AB và O.
                            Nếu bạn có nhóm máu A, nghĩa là bạn có kháng nguyên A bao phủ tế bào hồng cầu. Với nhóm B, bạn có kháng nguyên B. Nhóm O, còn được gọi là Zero ở một số quốc gia, nghĩa là bạn chẳng có cả hai loại kháng nguyên trên, và nhóm AB thì có cả hai.
                            Việc truyền nhầm nhóm máu sẽ gây nguy hiểm vì máu chứa các kháng thể bảo vệ nó trước các kháng nguyên ngoại lai. Chẳng hạn, người nhóm máu A có kháng thể anti-B. Nếu truyền cho họ nhóm máu B có thể gây tử vong vì kháng thể của họ sẽ tấn công tế bào máu truyền vào.
                            Nếu nghi ngờ về nhóm máu, cách an toàn nhất là truyền máu O vì nó không có kháng nguyên có thể bị nhận nhầm là kẻ xâm lược.

                            Hệ thống Rh
                            Ngoài ABO, còn có hệ thống Rh. Khoảng 84% dân Anh có một kháng nguyên khác - kháng nguyên Rh. Họ được gọi là Rh dương tính. Những người còn lại được gọi là Rh âm tính.
                            Tình trạng âm hoặc dương tính này sẽ được viết kèm với nhóm máu ABO. Chẳng hạn, nếu bạn nhóm A và có Rh dương tính, bạn sẽ được xếp là A dương tính. Nếu không, bạn sẽ là A âm tính. Cách gọi tương tự với các nhóm máu khác.

                            Sẽ là tốt nhất khi bạn không trộn nhóm máu A với B, Rh dương tính và Rh âm tính.


                            Xét nghiệm nhóm máu như thế nào?
                            Cách xác định nhóm máu của một người là trộn một vài hồng cầu của họ với kháng thể trong một ống nghiệm hoặc trên một giấy thử đặc biệt. Nếu kháng thể anti-A gây kết khối, người đó là nhóm máu A. Nếu kháng thể anti-B gây kết khối, người này có nhóm máu B. Nếu cả hai kháng thể đều gây phản ứng, người này nhóm máu AB, và nếu chẳng có phản ứng gì cả, họ mang máu O.

                            Bạn thừa kế nhóm máu như thế nào?
                            Chuyện hoang đường khi cho rằng bạn thừa hưởng nhóm máu chỉ từ cha. Thực tế, bạn nhận của cả cha và mẹ. Nếu bố hoặc mẹ nhóm O và người kia nhóm A, con sẽ có nhóm A hoặc O. Nếu bố hoặc mẹ B và người kia O, con sẽ là B hoặc O.
                            Nếu cả hai bố mẹ là O, con sẽ có nhóm O. Nếu bố hoặc mẹ A và người kia B, con sẽ là A, B hoặc AB.
                            Nhóm máu có ảnh hưởng đến sức khỏe?
                            Nhóm máu không biểu hiện gì cho sức khỏe cả. Nhưng những người ở nhóm cụ thể nào đó có thể mang những đặc điểm nào đó ý nghĩa với sức khỏe của họ. Chẳng hạn, nhóm A có xu hướng gia tăng các bệnh nhiễm trùng, ung thư và các bệnh kết khối cao hơn. Nhưng thuộc nhóm A cũng không có nghĩa là bạn sẽ mắc các căn bệnh này.

                            Có thể đổi nhóm máu không?
                            Nói chung, câu trả lời là không. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ.
                            Việc cấy ghép tủy xương sẽ làm thay đổi nhóm máu của bạn thành nhóm máu của người hiến tủy, vì hồng cầu được tạo ra trong tủy.

                            Năm ngoái, các nhà khoa học đã phát triển một cách biến nhóm máu này thành nhóm máu khác. Điều đó nghĩa là máu nhóm A, B và AB có thể biến thành máu O, loại an toàn cho nhiều bệnh nhân và đáp ứng được tình trạng thiếu máu.

                            Điều cuối cùng, nếu nhóm máu của bạn rất hiếm (có tổ hợp các kháng nguyên lạ), bạn đảm bảo rằng đã gửi nó vào ngân hàng.

                            Người có nhóm máu hiếm có thể nhận truyền máu chỉ một lần duy nhất từ nhóm ABO, nhưng nếu cần truyền máu thường xuyên, họ phải tìm được một hệ miễn dịch phù hợp chính xác với máu mình.
                            Chính vì vậy, những người có máu hiếm nhất được khuyến khích gửi máu vào ngân hàng, đề phòng trường hợp cần truyền máu.

                            T. An (theo Dailymail)

                            http://vn.news.yahoo.com/vne/20080623/ten-nhung-ly-do-ban-nen-biet-nhom-mau-cu-7143884.html
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.06.2008 09:23:38 bởi Như Ý P >
                            #59
                              Thay đổi trang: << < 4 | Trang 4 của 4 trang, bài viết từ 46 đến 59 trên tổng số 59 bài trong đề mục
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9