Trích đoạn: Tóc nâu
Trích đoạn: Chân Phương
Cảm ơn chị C. Ly đã sửa và post hình giúp CP.
Tóc,
Rất cảm ơn Tóc đã tìm được tên tưổi và "thân thế/sự nghiệp" của Tetrapanax Paryrifera. Nhờ đó CP google được đúng hình ảnh của lá, cây và hoa của chúng mà người Đài Loan gọi là Tùng/Thông Thảo. (Mr. Huyền Quang có lẽ biết rõ vì đọc được Hán Văn). Ngoài ra, không rõ đoạn "lý lịch" trích ngang của nàng là do ai dịch thuật hay Tóc tìm được trong tự điển?
CP hỏi vậy, vì phát giác ra rằng dịch giả đã có phần nhầm lẫn khi cho rằng cây này dùng để chế biến và làm giấy: "Rice-paper" được dùng trong bản Anh ngữ không có nghĩa là "giấy" mà cần được hiểu là "bánh tráng/bánh đa được làm từ gạo". Phải chăng, người soạn từ điển có phần vội vã khi chuyển dịch từ tiếng Anh sang Việt ngữ? Vì đọc bản Anh ngữ "The pith from the stem is used to make a substance commonly known as rice paper, but more properly termed pith paper." có thể hiểu là "cái lõi của cưống lá được dùng làm nguyên liệu cho một loại bánh tráng gạo, chính xác hơn được gọi là bánh tráng làm bằng lõi cây." Ngoài ra, tên gọi nôm na bằng tiếng Anh của cây này cũng là "Rice-paper plant" và có thể dịch thành Việt ngữ là "Cây bánh tráng".
Không biết Tóc có đồng ý với nhận xét trên của CP?
Thấy Tóc bán than nên CP phải khuyến khích dù cũng biết rằng trong chúng ta ai cũng có nhiều việc phải lo toan ngoài chuyện giải trí. Ngoài ra, cũng tùy vào mức độ đam mê của từng người, chứ không phải hoàn cảnh của ai cũng giống nhau; CP hiểu mà!
Tuần trước xin được ngày nghỉ sick sau tai nạn, CP cũng mới có dịp lôi máy ra chụp vài tấm... Đem tấm này dán lên tường nhà của Tóc nhen:
Chúc Tóc và mọi người an vui.
CP
Anh Chân Phương cho phép Tóc trả lời là : Không đồng ý được ! Vì những lý do sau nha.
1. ‘Dịch giả’ Tóc đã tra kỹ càng trong quyển sách tự điển nên chỉ có thể có những lỗi chính tả hiếm hoi đâu đó, chứ không thể nào có sự nhầm lẫn về ‘lý lịch trích ngang’ của cây cỏ được.
2. Bánh tráng đặc biệt của người Việt nam mình được làm bằng bột gạo hòa với bột năng, muối và nước, đúng không anh ?! Tiếng Pháp dịch rất sát nghĩa loại bánh này : galette de riz, tiếng Anh là rice paper như anh CP đã biết. Tóc nghĩ người chọn từ tiếng Anh cho bánh tráng không là người Việt mà là mấy chú người Tàu làm thương mại, dịch thuật cho gọn việc buôn bán vậy thôi.
3. Theo như wikipedia thì vào thế kỷ 20, một loại phẩm chất được dùng để chế biến thành papier de riz đã bị nhầm lẫn tưởng là từ lúa gạo, nhưng thực chất nó được chế biến từ loài thảo mộc Tetrapanax Papyrifera. Loại giấy này rất được thông dụng trong việc chế tạo hoa giấy trang trí phòng ốc , khi đã được nhuộm phẩm màu. Giấy màu trắng được dùng để vẽ tranh màu nước, tranh thủy mặc, viết bút thiếp (calligraphie d’Extrême-Orient).
4. Tên của loài thực vật này có nguồn gốc từ tiếng Hy-lạp, ‘ tetra’ ( số 4) vì nó phù hợp với bốn đài nhụy của hoa ‘panax’ từ này lấy từ gốc ‘panakeia’. .Như anh CP đã đọc qua phần nào trên bài viết ở Wikipedia , phần bên trong thân nhánh thuộc về chất mộc, người Trung hoa chẻ mỏng ra, đem đi ép thật chặt, phơi khô và sau đó họ tạo thành những loại giấy rất được chuyên dụng từ thế kỷ thứ hai trước kỷ nguyên Công Giáo.
5. Tóc nghĩ ta nên gọi ‘cây giấy gạo’ hoặc là đúng tên khoa học ‘ Tetrapanax papyrifera’ để khỏi bị nhầm lẫn giữa những chuyển dịch, không biết anh CP nghĩ như thế nào ?
Tóm lại nhờ tấm ảnh’ Nguyện cầu nửa đêm’ rất đẹp của anh CP mà Tóc đã được học hỏi tường tận thêm một loài thảo mộc rất hữu dụng và rất ít thấy bên xứ lạnh, ngoại trừ trong các vườn hoa bách thảo.Nếu có gì không đồng ý anh CP cứ đem lên để cùng bàn luận nha.
Bức ảnh hoa hồng rất đẹp và đúng là cung cách riêng của anh CP, xin cảm ơn anh đã dán lên tường giúp căn phố trọ đỡ buồn tẻ vì cái tật lười của Tóc ! Thật ra’ lười’ cũng là một ‘ nghệ thuật’ chứ giỡn sao ! Nói vậy vì Tóc đã đọc qua quyển sách nói về L’art de ne rien faire – La reconquête de soi-même (tạm dịch : Nghệ thuật không làm gì cả- Chinh phục lại chính mình) nên kiếm cớ chạy tội …! Cho Tóc đùa một chút .
Mến chúc anh CP luôn an vui và sớm bình phục hoàn toàn lại sức khỏe nha.
Đầu tiên CP phải cảm ơn Tóc vì bài viết với những câu trả lời rất tỉ mỉ và đầy thuyết phục về chuyên môn. CP nhận xét như thế vì câu hỏi được nêu ra hoàn toàn với mục đích tìm hiểu. Vì nằm trong chuyên ngành của mình và Tóc đã dùng từ điển chuyên môn về thực vật để tra cứu thì ngưồn tài liệu chắc chắn là rất đáng tin cậy. Vì thế CP hoàn toàn đồng ý và tin tưởng vào các câu trả lời của Tóc.
Wikipedia là ngưồn tài liệu phong phú trên net để có thể tra cứu lẹ làng như "mì ăn liền". Nhưng bản thân CP cũng từng bị "hố" vài lần với Wikipedia. Có lẽ, do nhiều người biên soạn mà không phải ai cũng có điều kiện hoặc chú ý kiểm chứng bằng thực tế và kiến thức thực sự. Ba mươi năm trước CP cũng may mắn được học qua môn Hóa Dược học với các gốc Hy Lạp và Latin của các hợp chất hữu cơ được dùng trong y dược. Vì thế, hoàn toàn đồng ý với phân tích của Tóc trong phần số 4. của chữ "Tetrapanax".
Điều đó, cũng xác đáng hơn trong một số tài liệu mà CP tìm hiểu được trong các cơ quan đông y đang phổ biến tại VN: Họ cho rằng cây này có chữ "panax" nên xếp vào họ của cây "nhân sâm"(!). Và hiện nay, họ đang dùng nó như một loại thưốc giúp tăng sữa cho phụ nữ đang nưôi con. Trong thực tế, người Trung hoa gọi cây này là Thông Thảo. Mà bản thân "thông thảo" không được tìm thấy như là một loại dược liệu hay dược phẩm có xuất xứ từ thưốc Bắc bao giờ cả. Chưa nói đến cấu tạo và hình dáng giữa "thông thảo" và nhân sâm là hai loài có thể nói xa nhau như mặt trời và mặt trăng về mọi mặt...
Một thí dụ khác là các tài liệu của những viện dưọc học và Đông y trong nước vẫn ghép chung hoa mẫu đơn (tree and herbaceous peony) được xếp vào họ của hoa thưọc dưọc (dahlia) chỉ vì hai loại dưọc liệu bạch thưọc và xích thưọc đưọc lấy ra từ cây của hoa mẫu đơn. Bản thân CP từng sắc và sao chế hai loại dưọc liệu này từ củ rễ của cây peonia tươi rồi đem phơi khô nên biết rất rõ.
Riêng phần gọi tên của cây ‘ Tetrapanax papyrifera’ , CP nghĩ rằng nên gọi theo tên khoa học hoặc tên gốc từ địa phương của nó là "thông thảo" theo xuất xứ từ Đài Loan cũng như các tài liệu đông y trong nước hiện nay. (Vì theo các tài liệu này, cây "thông thảo cũng có tại các vùng thượng du Bắc Phần và vài tỉnh cao nguyên Trung Phần). Vì chúng ta biết rõ đã có sự nhầm lẫn trong tên gọi "rice-paper plant" mà lại dịch nó ra thành Việt ngữ để nguoi` nghe/đọc dễ bị hiểu lầm; CP nghĩ là không nên!
Cũng xin được cảm ơn Tóc vì lời chúc sức khoẻ và đã cho CP mượn nhà treo ảnh và không chê mà còn cho những nhận xét đầy khích lệ. Lỡ mượn rồi, CP treo thêm vài ảnh hoa mẫu đơn vàng vào đây, Tóc nhé:
[image]
[/image]
[image]
[/image]
[image]
[/image]
Các hoa mẫu đơn vàng này mang tên Y Đằng (Itoh) là giống hoa quý lấy giống từ Nhật nở vài tuần trước có hương thơm vô cùng ngọt ngào. CP trồng và gây giống được bốn bụi đã ra bông từ ba năm rồi. Tám cây con khác còn non vẫn chưa có hoa trong năm này.
Chúc mọi điều an lành với Tóc và gia đình,
Chân Phương.