Định hướng nghề nghiệp...
Asin 22.08.2003 05:50:50 (permalink)
“Trượt đại học không có nghĩa là thất học, phải không?”
Ước mơ của Nguyễn Mạnh Hùng sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ trở thành sinh viên một trường đại học nào đó đã không thành sự thật. “Trượt đại học, thật là một điều khủng khiếp!” – Đã có lúc, Hùng chán nản đến tuyệt vọng như thế. Nhưng rồi, sau bao trăn trở, cậu quyết định không tiếp tục ôn thi cho đỡ tốn kém mà sẽ học lấy một nghề. Với cậu, thành đạt không nhất thiết phải qua con đường đại học.


Đây là những lời kể của Hùng về quyết định của mình sau những ngày trằn trọc suy nghĩ. Câu chuyện giản dị và bình thường, nhưng cũng chẳng dễ có thể làm nổi, bởi nỗi ám ảnh “trượt đại học” đã từng luẩn quẩn không ít ngày trong cậu sau khi biết điểm thi.



“Cuối cùng rồi mình cũng phải tự quyết lấy. Quyết định dứt khoát “con sẽ không thi đại học” mãi cũng được gia đình, bạn bè ủng hộ. Sau nhiều ngày tìm hiểu, mình tìm đến trường Dạy nghề Hoa Sữa Hà Nội và học nghề làm bánh Âu. Có điều thú vị là trường đã miễn học phí cho mình khi biết mình là một Thanh niên nghèo vượt khó.



Ngày mới vào lớp, mình đã phải cố gắng rất nhiều. Được thầy cô chỉ bảo và bạn bè giúp đỡ, mình tiến bộ rất nhanh và luôn đứng đầu lớp. Mình còn được nhận học bổng 200.000 đ/tháng. Trường đã tạo điều kiện cho mình và các bạn thoải mái sáng tạo, tự đưa ra ý tưởng cho các kiểu bánh. Trong kỳ thi học kỳ, mình còn được nhà trường khen thưởng cho công thức chế biến một loại bánh mới.



Sau khi kết thúc khoá học, mình đã xin vào tiệm bánh Hoàng Gia. Ban đầu, cô chủ tiệm còn e ngại tay nghề của mình (bởi khi đó mình mới 19 tuổi). Mình quyết định xin làm thử. Nếu hỏng, mình chịu hoàn toàn phí tổn. Hồi hộp lắm, và cũng hơi run nữa, nhưng mình vẫn quyết tâm làm. Mẻ bánh làm thử hôm đó đã bán hết veo, vậy là cô chủ nhận mình luôn.



Sau gần một năm làm việc, giờ thì Hùng đã trở thành bếp trưởng của tiệm bánh Hoàng Gia (136 Cầu Giấy, Hà Nội) với mức lương hơn 1 triệu đồng một tháng. Ngoài ra, Hùng còn nhận làm bánh theo đơn đặt hàng cho một số khách sạn, nhà hàng, nên thu nhập cũng kha khá. “Ước mơ của mình là được đi học ở nước ngoài để nâng cao tay nghề. Mình đã tưởng không đỗ đại học là chấm hết. Nhưng giờ thì, đấy, trượt đại học không có nghĩa là thất học phải không?” – Hùng nói, đôi mắt cười trong veo.

Các bạn thử nghĩ xem thế nào?..Liệu cứ phải vào đại học?
< Sửa đổi bởi: Asin -- 31.8.2004 14:59:07 >
#1
    alonewolf 15.02.2004 00:51:44 (permalink)
    Đương nhiên là mình đồng ý với ý kiến của bạn,nhưng trong 1 xh cần bằng cấp như hiện nay thì quả thật không có bằng là 1 bất lợi lớn,tất nhiên là vẫn có những người thành đạt mà không theo con đường học vấn,nhưng đó chỉ là thiểu số mà thôi,chỉ nhũng người có ước mơ và có hoài bão mới có thể tự đứng lên khi sự thật đã xảy ra,rất tiếc là có 1 số bạn cứ khăng khăng phải vào Đh,tuy có quyết tâm là tôt nhưng cũng dễ bị sock khi không vượt qua được ngưỡng cửa Đh
    #2
      Asin 27.03.2004 07:33:32 (permalink)


      Bạn đang là sinh viên, học sinh ,bạn muốn tạo dựng cho mình một mầm móng tri thức vẫn chắc hoặc bạn đang gặp khó khăn về trình độ ngoại ngữ hoặc bạn muốn kiếm việt làm cho mình sau này một cách dễ dàng .Bạn hãy yên tâm khi tham dự khóa học với giáo viên bản ngữ kéo dài cho một năm học và bạn sẽ thấy ngay kết quả gặt hái được ở cuối khóa học…Bình minh sẽ luôn luôn soi rọi bạn nhé…!Chúc bạn thành công



      Vài lời ngõ ý cùng bạn ,


      Bạn biết rằng ngoại ngữ là một môn không khó học cũng không phải dễ học.Nếu bạn không tự cố gắng học tập thì bạn có đầu tư thật nhiều tiền vào những trường ngoại ngữ đang quãng cáo rầm rộ , bạn cũng vô vọng khi kết quả không mang đến v ới bạn .Vậy tại sao , bạn không tự đặt câu hỏi “học ngoại ngữ như thế nào cho đúng cách và làm sao có thể nói tiếng anh một cách sành sỏi như là ngôn ngữ (Tiếng Việt) của mình ”.Bạn nên biết ngoại ngữ (Tiếng Anh ) là môn học văn phạm là chủ đích của phần học lý thuyết bởi vì văn phạm sẽ giúp cho các bạn nói tiếng anh nhưng nói một cách sành sỏi như là ngôn ngữ Việt Nam thì đòi hỏi bạn phải tiếp xúc với người nước ngoài và chi nhánh đặt tại thành phố Hồ Chí Minh của tập đoàn SITC (Singapore International teaching consultancy) sẽ giúp các bạn tiếp xúc với giáo viên bản ngữ như “Mỹ , CaNaDa, Úc ,NewZeLand” cho từ đầu khóa học cho đến cuối khóa học .vậy bạn có thể trả lời là làm sao học ngoại ngữ như thế nào cho đúng cách và bạn đã sẵn sàng cho cuộc hành trình đầu tư học vấn của mình chưa ?.Bạn còn suy ngẫm gì nữa để sang năm , mình là một con người khác hẳn lúc bây giờ .



      Trong những giờ tan học vào buổi chiều sẽ làm cho cơ thể con người mệt mỏi và tin thần không sáng suốt để mà có thể học tiếp những môn học khác được nhưng do một số nhu cầu nâng cao trình độ hiểu biết và triển vọng nghề nghiệp tương lai nên một số người đã chịu khó học đêm tối ở những điểm học khác nhau nhưng khuyết điểm này bạn hãy yên tâm vì trường sẽ bố trí học tập vui nhộn và trò chuyện với giáo viên bản ngữ để bạn có thể vừa học vừa giải trí , để bạn giảm bớt một số căng thẳng ở trường học của bạn .Muốn hiểu biết thêm về chương trình học và thời gian học như thế nào cho có hiệu quả về quá trình đầu tư học vấn của mình .hãy mạnh dạng , cho mình địa chỉ và số điện thoại xin lien hệ qua Mrtien2001@yahoo.com hoặc số điện thoại 8769542 xin số 2042.Mình sẽ gởi một phong bì để giải thích một cách cận kẽ nhằm giúp cho các bạn có lối đi về tương lai chính chắn hơn .



      Tư vấn viên



      Nguyễn Ngọc Tiến



      Code: 2832



      Vì tôi là một nhân viên tư vấn về giáo dục của tập đoàn SITC (Singapore International Teaching Consultancy) nên tôi chỉ có trách nhiệm trình bày những gì mà SITC giao nhiệm vụ tuyệt đối tôi không hưởng gì về lợi ích của học viên .Vì số lượng học thử với giáo viên bản ngữ quá nhiều nên các bạn nào có nhu cầu hãy liên lạc ngay để mình sắp sếp và hướng dẫn cho các bạn.







      Mọi nhu cầu học vấn hoặc học thử và giao lưu với người nước ngoài



      Xin liên hệ Mrtien2001@yahoo.com hoặc số điện thoại 8769542 xin số 2042


      Các bạn có nhu cầu hãy liên hệ càng nhanh càng tốt !
      #3
        NuHiepDeThuong 29.03.2004 07:49:46 (permalink)
        Chào Casanova,

        TV thấy Casanova đăng nhiều bài rất hay về Học Đường.

        TV mạo muội có chút ý kiến như sau:
        Nếu Casa thấy có lý và chúng ta có thể làm được thì làm, không thì thôi...vậy!!

        TV nghĩ sao Casa không tạo ra nhiều "chủ đề" như giúp trả lời hay giải thích về những câu hỏi về văn phạm, chánh tả, từ ngữ.......của tiếng Việt, Anh-Mỹ, Pháp, v...v... Cổ động các bạn biết sinh ngữ trong diễn đàn giúp một tay chẳng hạn.

        TV xem vài diễn đàn thấy nhiều người viết tiếng Việt trật chánh tả rất nhiều...
        Thiết nghĩ nếu trình độ ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ mà còn nắm không vững thì dù có giỏi ngoại ngữ đi nữa...cũng không phải là một điều đáng hãnh diện !
        Không biết các bạn khác nghĩ sao?

        Hơn nữa, khi mình nắm vững văn phạm, chánh tả của tiếng mẹ thì việc học qua một sinh ngữ khác sẽ giúp ích cho mình rất nhiều...

        TV chỉ có chút ý kiến vậy thôi... Mong rằng nếu chúng ta thực hành được thì chuyên mục nầy sẽ "nhộn nhịp" lắm đó !

        Cảm ơn Casa trước nhen.
        #4
          Asin 30.03.2004 19:26:56 (permalink)

          TV nghĩ sao Casa không tạo ra nhiều "chủ đề" như giúp trả lời hay giải thích về những câu hỏi về văn phạm, chánh tả, từ ngữ.......của tiếng Việt, Anh-Mỹ, Pháp, v...v... Cổ động các bạn biết sinh ngữ trong diễn đàn giúp một tay chẳng hạn.

          Ý kiến của bạn TV rất hay , nhưng tôi không phải là dân chuyên văn , thiết tưởng cũng không hiểu kỹ cho lắm về ngôn ngữ , văn phạm , mà muốn trả lời ai , vấn đề gì về văn phạm thì sẽ rất khó cho Casa , nếu TV có thể đáp ứng được thì repply lại cho Casa , chúng ta sẽ hợp tác vậy nhé...
          #5
            NuHiepDeThuong 31.03.2004 05:31:54 (permalink)

            Trích Casanova
            ....nếu TV có thể đáp ứng được thì repply lại cho Casa , chúng ta sẽ hợp tác vậy nhé...


            Cảm ơn Casanova đã trả lời cho TV

            TV biết tiếng Việt nè, văn phạm thì không giỏi mấy, nhưng về chánh tả thì không tệ đâu
            Tiếng Anh-Mỹ, biết kha khá, văn phạm thì khỏi chê luôn, bởi vì TV có một đống sách văn phạm nè
            Tiếng Pháp biết ít ít, có vài cuốn sách về chia động từ nè

            Nhưng TV biết là trong Vnthuquan có rất nhiều bạn sống ở ngoại quốc, và sinh ngữ rất giỏi... Các bạn ơi, [sm=z_helpsmilie.gif]

            Casanova ơi ! Casa có thể nào viết 1 bản "Thông Cáo" để kêu gọi lòng hảo tâm của các bạn ấy để các bạn ủng hộ chuyên mục nầy không? Và đồng thời mời các thành viên có câu hỏi chi về tiếng Việt hay về sinh ngữ thì hãy vào đây mà góp ý....
            Chúng ta sẽ có mục Tiếng Anh-Mỹ, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, v...v...
            Hổng biết có ai biết tiếng Hán-Nôm không, dạy cho TV học với !

            Hiện thời, TV chỉ nghĩ ra bao nhiêu đó thôi...
            Chắc phải kêu gọi bà con góp ý....

            Nếu Casa có thể thực hiện được thì TV sẽ ráng sức giúp Casa một tay....
            Mong rằng chuyên mục nầy sẽ không là 1 "quán vắng chiều hôm".

            Cảm ơn Casanova thật nhiều đã cho TV cơ hội "nhiều chuyện"
            #6
              thatsonanhhung 31.03.2004 23:27:03 (permalink)
              Thân chào TV, & Casanova,

              Một ý kiến rất hay !

              Nếu Casanova thực hiện được thì mình cũng xin giúp 2 bạn một tay.

              Có gì thì thông báo cho mọi người biết nhé .

              Thân ái,
              TSAH
              #7
                Asin 01.04.2004 16:11:30 (permalink)

                TV biết tiếng Việt nè, văn phạm thì không giỏi mấy, nhưng về chánh tả thì không tệ đâu
                Tiếng Anh-Mỹ, biết kha khá, văn phạm thì khỏi chê luôn, bởi vì TV có một đống sách văn phạm nè
                Tiếng Pháp biết ít ít, có vài cuốn sách về chia động từ nè

                Nhưng TV biết là trong Vnthuquan có rất nhiều bạn sống ở ngoại quốc, và sinh ngữ rất giỏi... Các bạn ơi,


                Thế là có một trợ thủ đắc lực rồi

                Thân chào TV, & Casanova,

                Một ý kiến rất hay !

                Nếu Casanova thực hiện được thì mình cũng xin giúp 2 bạn một tay.

                Có gì thì thông báo cho mọi người biết nhé .

                Thân ái,
                TSAH

                Cảm ơn thatsonanhhung
                #8
                  Selphie 21.06.2004 15:01:25 (permalink)
                  Em cũng có ý kiến nè, cánh cửa Đại Học quả là mơ ước của biết bao nhiêu người, quả thật ai cũng kì vọng con mình được vào trong ấy, vì thế ko ít gây áp lực cho con cái mình, nhưng mà ko phải đó là con đường duy nhất cho con đường sự nghiệp sau này của bản thân mình, học trường dạy nghề nè, cũng được , hay là học trung cấp, như thế rồi từ từ chuyên tu cũng là giả pháp tôt, tuỳ theo năng lực thôi, chứ cứ theo phong trào thi đại học, rớt thì chờ năm sau thì............ các bạn tưởng tượng thử xem, một người học trung cấp khi ra trường có việc làm, còn người muốn thi vào trường đại học nhưng bao lần không thành thì...........khi nhìn lại người bạn mình hoc trung cấp bây giờ đã có việc làm thì sao nhỉ?
                  #9
                    Asin 24.06.2004 18:46:05 (permalink)
                    Năm nay nó 18 tuổi , vừa rời khỏi ghế nhà trường. Cũng như bao học sinh khác, nó cũng mang trong tâm trí viễn cảnh của một tương lai tươi sáng. Cổng trường đại học đang gợi mở, chỉ nghĩ đến cái khoảnh khắc được đứng trên giảng đường, thời điểm vinh quang và hào nhoáng đó đã làm nó tự mỉm cười.
                    Một cơn gió đã kéo nó trở về với thực tại, nó đang đứng trên lưng trâu, cả gia tài của gia đình nó, năm nó 15 tuổi thì con trâu mới vừa ra đời, vậy là con trâu đã 3 tuổi rồi, con trâu đã giúp gia đình nó vượt qua bao nhiêu khó khăn trong việc đồng áng, giúp nó có tiền để đi học ở một huyện nghèo đến nỗi chỉ có vài ba đứa con nhà khá giả được đi học. Nó cũng bao lần tự thắc mắc, sao mình lại được đi học? sao bố mẹ mình vẫn nuôi được mình, còn cho minh đi học nữa chứ...Bao nhiêu ý nghĩ cứ miên man trôi trong tâm trí còn non nớt của nó.
                    Hùng ! có một tiếng gọi vang lên làm nó giật, tiếng của một đứa con gái nó thầm nghĩ trong đầu.
                    Nó từ từ quay đầu lại như cái cách nó vẫn làm 18 năm qua, và một thoáng vui mừng hiện lên trong khoé mắt, và nó cười... Thì ra là bé Thu con thầy giáo dạy toán của nó, bé Thu học cùng lớp với nó tuy ít hơn nó áng chừng 2 hay 3 tuổi gì đó. Trong cái lớp học vỏn vẹn có 15 đứa thì nó là đứa học giỏi nhất sau đó đến bé Thu, con bé có bím tóc xinh xinh đã làm bao đứa con trai trong làng nhòm ngó. Nó cũng là một trong số đó, nhưng một thằng con trai nghèo, lại nhút nhát như nó làm sao đủ dũng khí để bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước con của thày giáo, nó lao vào học một phần vì thương gia đình một phần để quên đi hình ảnh của bé Thu.

                    Anh Hùng không đi thi đại học à? bé Thu lên tiếng trước khi nó còn đang ngơ ngác.
                    Chưa trả lời vội câu hỏi của bé Thu, Hùng ngắt một cành lan đất.
                    Anh sao vậy, vẫn là tiếng của Thu.
                    Anh không đi thi đại học đâu, Nó trả lời và quay mặt đi
                    Bố em nói anh đi thi chắc chắn sẽ đậu mà
                    Nhưng anh không nghĩ thế, nhà anh nghèo làm sao có tiền cho anh đi học đại học
                    Vậy anh sẽ làm gì? em sẽ đi thi, anh biết em sẽ thi trường nào không?
                    Chắc là em sẽ thi Sư Phạm chứ gì?
                    Không, em sẽ thi Đại học Kinh tế
                    Sao? em thích theo nghề của thày cơ mà?
                    Nhưng bây giờ em thích Kinh tế, em muốn làm giàu cho chính quê hương mình, cho em và cho cả anh nữa...
                    Nó không tin vào những gì mà nó đã nghe được, hình như nó đang tự véo một cái thật mạnh vào tay để xác thực những gì đã lọt vào tai nó. Đúng là thật và những gì nó nghe được không phải là giả. Có một thứ gì đó len lỏi, chảy, và dâng trào trong huyết quản nó. Thì ra nó đã nhận ra một điều, điều mà nó không bao giờ nghĩ đến, thì ra bé Thu đã thầm yêu nó mà nó không biết cho đến ngày hôm nay, cái ngày mà chỉ hôm sau thôi nó sẽ chính thức hết lớp 12.
                    Vậy à ! nó xúc động hỏi mà không biết mình đang hỏi gì nữa.
                    Thế anh không đi thi đại học thật à? bé Thu lên tiếng.
                    Không, anh sẽ đi học nghề trên huyện.
                    Anh sẽ học nghề?
                    Ùh, sau đó anh sẽ về nhà mở cửa hàng sửa chữa vô tuyến, anh muốn giúp bố mẹ và các em anh, chúng nó còn bé quá.
                    Hùng ! bé Thu đột ngột thay đổi cách xưng hô.
                    Anh đi học nghề thì lãng phí quá, anh phải học đại học mới đúng
                    Không Thu à, anh thấy mình chỉ nên học nghề thôi, và anh cũng không thấy lãng phí chút nào.

                    Hai người lại chìm vào suy nghĩ riêng của mình
                    Trong lúc Thu còn đang tìm cách cố thuyết phục Hùng đi thi đại học thì Nó mải nghĩ về những khó khăn vất vả của bố mẹ và các em nếu nó đi thi đại học và đỗ. Nó đang nghĩ đến ông Cường bố ruột nó, năm nay ông mới 45 tuổi mà đã già như người 60 tuổi vì dầm mưa dãi nắng quanh năm , còn bà Tuyết vợ ông cường và cũng là mẹ nó cũng chẳng khá hơn gì , cũng tối mặt tối mũi với heo gà , đồng áng, những nếp nhăn đã nổi nhiều trên trán của người đàn bà 40 tuổi này.

                    Tiếng Thu lại ngắt ngang dòng suy nghĩ của nó
                    Hùng ! anh đi thi cùng với em nhé? em tin rằng anh và em cùng sẽ đỗ mà.

                    Nó không trả lời và tiếp tục chìm vào suy nghĩ. Nó nhìn thấy 3 đứa em nhếch nhác , đứa lớn nhất mới có 24 tuổi , đứa nhỏ nhất năm nay 8 tuổi, cả ba đứa đều đang đi học, vì thế mà gia đình nó vốn đã nghèo khó nay càng trở nên nghèo khó...Nó nghe thấy tiếng thằng út vang lên đâu đó:
                    Anh Hùng học giỏi nhất nhà, mai này em cũng sẽ học giỏi như anh.
                    Nó thầm nghĩ, nếu nó đi học đại học thì mấy đứa em của nó sẽ phải vất vả giúp đỡ bố mẹ, có khi còn phải nghỉ học nữa...mắt nó cay sè.

                    Anh không trả lời em sao? tiếng Thu hỏi dồn
                    Không , anh sẽ không đi thi đâu. Anh quyết định rồi , anh sẽ học nghề.

                    Thu thất vọng vì không thuyết phục được Hùng, cô lặng lẽ đứng dậy và chầm chậm bước đi.

                    Chỉ còn lại một mình nó, nó rơi lệ, rồi nó cười....phía chân trời một đám mây tía kéo ngang lưng núi.
                    #10
                      haiauphixu 28.06.2004 16:03:58 (permalink)
                      Mình cũng đồng ý với Casa con đường vào đại học không phải là con đường duy nhất để đi đến tương lai. Ngày nay người ta thường hay nói về một thực trạng "Thừa thầy, thiếu thợ". Bằng cấp là quan trọng, nhưng cái giá phải trả đôi lúc lại là không nhỏ (nhất là đối với những gia đình khó khăn, đây thực sự là một gánh nặng).
                      Tuy nhiên, có những người dù gia đình rất khó khăn nhưng vẫn đi học đại học được - vừa học vừa làm. Có rất nhiều việc dành cho các sinh viên khó khăn đấy các bạn ạ, ví dụ như : dạy kèm (rất nhiều sinh viên ở TP.HCM đi dạy kèm để kiếm thêm thu nhập), phụ việc, trông coi xe,....
                      Nhiều trường đại học không hề giới hạn tuổi, và có những lớp đại học tại chức nên sau một vài năm học nghề và phụ giúp gia đình chúng ta cũng có thể học tiếp để bổ sung kiến thức. Khi ấy kinh nghiệm + kiến thức sẽ là điều quý giá mà bạn đang có trong tay.
                      #11
                        Asin 30.06.2004 04:09:02 (permalink)
                        Đăng ký dự thi, lo xa việc làm

                        Những xáo trộn về khối, trường. Một hiện tượng mới trong việc đăng ký dự thi (ĐKDT) vào các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm nay là một số trường thuộc khối kỹ thuật có số lượng thí sinh (TS) ĐKDT giảm rõ rệt. Nhiều trường giảm trên 40%.


                        Trong số những trường có số lượng TS ĐKDT giảm xuất hiện nhiều trường kỹ thuật mà trước đây có số lượng TS ĐKDT rất cao như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh, ĐH Xây dựng Hà Nội. Nhìn vào tỷ số chọi của ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay, không ít sĩ tử” phải ngạc nhiên vì chỉ có khoảng 2 TS dự thi để chọn 1 ! ĐH Xây dựng Hà Nội tỷ lệ này là gần 4 TS chọn 1.

                        Trong khi đó có nhiều trường tỷ lệ TS ĐKDT lại tăng rất cao trong đó chiếm phần lớn là các trường thuộc khối kinh tế như Học viện Ngân hàng, ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh (tăng trên 50%). Trong số những trường có tỷ lệ TS ĐKDT tăng cao cũng xuất hiện nhiều trường CĐ T.Ư và địa phương. Điển hình là CĐ Mẫu giáo T.Ư 1 với tỷ số chọi cao nhất nước 1/53 TS. Ngoài ra, một số trường CĐ sư phạm địa phương khu vực phía Bắc cũng chiếm được số lượng TS ĐKDT cao như CĐ Sư phạm Lạng Sơn (1/16), CĐ Sư phạm Hà Nội (1/13), CĐ Sư phạm Hưng Yên (1/15)...

                        “Cứ trúng tuyển là được !”

                        Nhìn vào số liệu ĐKDT của TS năm nay, nhiều ý kiến cho rằng TS bỏ qua những trường năm trước có điểm trúng tuyển cao mà chọn những trường, ngành có điểm trúng tuyển thấp. Điều này nói lên rằng khi cân nhắc trường dự thi, TS đã nghiêng về việc chọn trường để trúng tuyển thay vì chọn theo sở thích và khả năng.

                        Thêm nữa, mặc dù số TS ĐKDT vào một số trường CĐ có tăng nhưng tổng số TS thì vẫn không tăng so với năm trước. Như vậy, việc phân luồng xem ra vẫn chưa thành công. Sức ép vào các cổng trường ĐH vẫn còn quá lớn. Xu hướng thứ hai trong việc chọn trường thi năm nay là việc TS đã có dấu hiệu quan tâm đến nhu cầu việc làm ngoài xã hội. Nếu như trước đây, một số ngành kỹ thuật hoặc luật, sư phạm thu hút được khá đông TS thì nay vị trí này thuộc về khối kinh tế đặc biệt là ngành kế toán, tài chính. Có thể thấy, thực tế nhu cầu tuyển dụng ngoài xã hội và bài học “xương máu” về xin việc làm của lớp SV đàn anh, đàn chị đã góp phần “định hướng” cho TS.

                        Mặc dù những biểu hiện trên đây đều chưa rõ ràng và mới chỉ xuất hiện trong mùa tuyển sinh năm nay nhưng điều đó cũng đã nói lên rằng áp lực của việc thi cử vẫn rất nặng nề. Những gì mà TS lựa chọn phần lớn là sự “đối phó” chứ chưa được thực sự chủ động. Lẽ ra việc lựa chọn ngành, nghề của TS phải đa dạng, phong phú và không bị lệ thuộc vào những yếu tố “kỹ thuật” trên thì việc thi cử mới thực sự chọn được nhân tài cho đất nước.

                        (Theo Báo Thanhnien)
                        #12
                          Asin 30.06.2004 04:10:36 (permalink)
                          Bạn không thể chọn cho mình gia đình để sinh ra, nhưng có thể chọn tương lai cho mình. Thế nhưng, có không ít bạn trẻ đang tự “biện hộ” cho việc học của mình bằng những lý do hết sức “củ chuối” như: “Tôi dốt lắm, học mãi không vào” hay “Học làm gì khi tôi đã được… dọn đường sẵn…”

                          1. Học làm gì khi mình đã… “ấm chỗ”

                          “Ấm chỗ” có nghĩa là chưa thi đã biết... đỗ, chưa ra trường đã biết có chỗ ngồi sau này. Đương nhiên, những nhân này sẽ gân cổ lên: “Chết đâu mà chết”. Đúng, bạn không chết ngay, nhưng sẽ... chết từ từ. Xong cấp 3 đã chả có gì trong đầu, nhảy đại học lại cũng… âm vô cực nốt.

                          Thời buổi này, đất chật người đông, công việc không ít nhưng người tài còn nhiều hơn. Những người như bạn sẽ… “ra đi” chả mấy chốc!!! Và nếu bạn cũng “định” hay “đang” rơi vào loại này thì hãy sớm tỉnh lại đi thôi.

                          2. Học làm gì khi mình sẽ... “vi vu” đất khác

                          Tình trạng này còn lan tràn nặng nề hơn nhiều. Thi trượt! Chuyện nhỏ! Đã có một suất sang Anh (Pháp, Mỹ...) tội gì còn phải hành xác ra. Sang đấy chẳng sướng bằng gấp mấy bên này!!! Huống chi, dân Việt mình “vi vu” sang có vẻ ai cũng thành top ten của trường hay toàn bang cả. Mình chắc không top ten được thì cũng… top 20!!!

                          Nếu nghĩ thế thì bạn đúng là nhầm to. Vì thứ nhất, sang đấy chả sướng tí nào cả. Đang chăn êm đệm ấm ở nhà, hét một tiếng có người lập cập chạy ra, thì sang bên đấy có một mình, liu tiu thì chỉ có… ngoẻo!

                          Lạ nước lạ cái, tiếng Anh biết nói mỗi: “Hello, how are you?”, sướng được mới lạ. Đương nhiên, trừ trường hợp cả nhà bạn cũng… “du học” cùng, và nhà bạn giàu đến nỗi tiêu pha chả phải nghĩ, mà vụ này đâu phải dễ, phải không?

                          Và thứ 2, là những bạn top ten kia phải học trầy vẩy ra, dân bản xứ học một thì mình phải học mười. Chứ còn cứ tà tà tát nước theo mưa như bây giờ thì chỉ có… mơ!!!

                          3. Học làm gì khi mình sẽ đi… chăn vịt

                          Thế thì công sức của bạn, tiền bạc gia đình bỏ ra suốt 12 năm qua sẽ là cái gì? Và những con người dù hoàn cảnh khó khăn vẫn vươn lên, giành được những thứ hạng cao trong các kì thi sẽ nằm ở đâu trong trí nhớ của bạn ?

                          Bạn không thể chọn cho mình gia đình để sinh ra, nhưng có thể chọn tương lai cho mình. Nhưng tiếc là bạn đã chọn cách thúc thủ, nghĩa là không làm gì cả?

                          Và thậm chí, cho dù bạn thực sự có phải bỏ cuộc giữa chừng dù bạn không muốn thì bạn vẫn phải cố vì chả có gì là thừa bao giờ cả. Mọi nghề đều đáng được tôn trọng như nhau và có ai bảo một người không được học đại học thì sẽ không làm được gì đâu.

                          Nhưng điều đó chỉ đúng nếu bạn hy vọng và nỗ lực!

                          4. Học làm gì khi mình chả hơn được nữa

                          Đây là tình trạng của những người tự cho mình là “ngu lâu khó đào tạo” nên dù có học, học nữa chứ học mãi thì cũng… thế mà thôi. Thế thì học làm gì, chơi cho nó sướng. Đằng nào cũng… trượt!

                          Không phải bạn học mãi cũng không vào đầu được mà vì bạn đã không cố gắng thực sự, hết mình, bạn bỏ cuộc quá sớm. Bạn cũng không có đủ kiên nhẫn và nghị lực, nên tìm ra lí do “mình dốt bẩm sinh” để tự biện bạch cho mình.

                          Thực tế thì nếu người ta thông minh, người ta học 1 lần thuộc thì chẳng lẽ bạn học 10-20 lần mà lại không thông? Còn nếu bạn thực sự… dốt đến thế thì cũng chả học lên nổi lớp 12 này để bây giờ mới bỏ cuộc, đúng không?

                          Nên hãy ngừng ngay những kiểu nghĩ “chết người” này để còn kịp lao vào học đi thôi
                          #13
                            Chuyển nhanh đến:

                            Thống kê hiện tại

                            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                            Kiểu:
                            2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9