Aspirin
HongYen 06.04.2005 20:34:09 (permalink)
Aspirin Hạ Cơ Nguy Bệnh Tim, Không Ép-Phê Với Quý Bà

NEW YORK -- Các ích lợi của aspirin làm giảm nguy cơ bệnh tim không giống nhau ở phái nam và phái nữ.
Aspirin là môn thuốc phổ thông được kê toa cho hàng triệu người, nam và nữ. Bà Sue Ferch dùng thuốc aspirin với liều lượng thấp mỗi ngày trong 10 năm qua.
Nhưng, đối với phụ nữ lành mạnh, dường như aspirin chẳng giúp gì. Hầu hết các cuộc khảo sát cho thấy công hiệu giảm nguy cơ bệnh tim chỉ xẩy ra ở đàn ông.

Theo 1 cuộc nghiên cứu mới, phụ nữ lứa tuổi từ 45 đến 65 dùng aspirin không ich gì. Tuy vậy, aspirin có thể có ich cho phụ nữ tránh nguy cơ trụy tim, không thấy ở đàn ông.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi so sánh aspirin liều lượng mạnh và thuốc Warfarin chống máu đóng cục, aspirin đưa tới kết quả tốt hơn ở phụ nữ. Họ nói thuốc Warfarin và Coumadin có thể gây ra chảy máu trong não bộ. Chưa thấy phản ứng của các nhà sản xuất

Số: 3656
Ra Ngày: 6/4/2005
http://www.vietbao.com/

...............


Thuốc aspirin


Aspirin với lượng tương đương, không hữu hiệu hơn acetaminophen tí nào. Aspirin lại hay gây nhiều tác dụng phụ. Nó cản trở sự hoạt động của các tiểu cầu (platelet) cần cho sự đông máu, nên làm tăng thời gian chảy máu. (Nếu đang dùng aspirin, trước khi nhổ răng hoặc giải phẫu, ta nên ngưng thuốc 1 tuần lễ trước.)

Ở người nhạy ứng với apirin, chỉ một lượng thuốc uống vào cũng có khi tạo cơn suyễn, gây ho, khò khè, khó thở. Dùng hơi lâu, apirin có thể khiến bao tử khó chịu, chảy máu. Trẻ em đang bị trái rạ hoặc cúm nên tránh dùng apirin, vì thuốc dễ gây hội chứng Rey (Rey’s syndrome) làm trẻ ói mửa, mê sảng, chết.

Nay không mấy bác sĩ còn dùng aspirin vào mục đích chữa đau cấp tính.

BS Nguyễn Văn Đức
#1
    HongYen 14.04.2005 12:04:17 (permalink)
    Dùng Aspirine chung với Esomeprazole Giảm Chảy Máu Bao Tử Tốt Hơn Clopidogrel?

    Kết quả một nghiên cứu tóm tắt trong báo Geriatrics, March 2005, đăng trong báo New England Journal of Medicine, January 2005, bao gồm 320 người tình nguyện tuổi trung bình 72, uống 325 mg Aspirin. Bệnh nhân không có vi trùng H. Pylori, bị chảy máu bao tử như ói ra máu hay đi cầu phân đen.

    Những người tình nguyện trong cuộc nghiên cứu hoặc uống 75mg clopidogrel ngày 2 lần, cộng thêm thuốc giả esomeprazole (161 bệnh nhân) , ngày 2 lần, hay uống 80mg aspirine ngày 2 lần cộng thêm 20mg esomeprazole (159 bệnh nhân), ngày 2 lần.
    Thử máu, đo mức hemoglobin, tháng 1, 3, 6, 9, và 12, trong thơì gian làm khảo cứu.
    Trong số này, 13 bệnh nhân uống clopidogrel, bị lở bao tử (8.6%), (6 bệnh nhân bị lở loét thân bao tử, 5 người bị lở cuống bao tử, và 2 bệnh nhân vừa bị lở than bao tử vừa bị lở cuống bao tử), so vơí 1 bệnh nhân (0.1%) lở cuống bao tử khi uống aspirin cộng thêm esomeprazole. Kết quả cho thấy bệnh nhân chỉ uống clopidogrel bị chảy máu bao tử trở lại cao hơn bệnh nhân uống aspirin và esomeprazole.

    10 trong số 14 bệnh nhân chảy máu bao tử ở chỗ khác chứ không chảy máu bao tử ở chỗ cũ.
    Kết quả kể trên trái vơí lời thường khuyến cáo khi bệnh nhân bị chảy máu bao tử trầm trọng nên uống clopidogrel, bỏ aspirin.

    New England Journal of Medicine, 352: 238, 2005
    (Bàn thêm: Dùng aspirin loãng máu tác dụng tiểu cầu (platelets) kìm hãm tổng hợp Thromboxane, kìm hãm tiểu cầu kết tụ, kéo dài 8 ngày tơí khi tiểu cầu mới thành lập.
    Khi muốn làm loãng máu, không nên uống chung coumadin vơí lượng aspirin cao quá 160mg.

    Phòng ngừa nhồi máu cơ tim: 80mg Aspirine/mỗi ngày.
    Sau khi vừa bị nhồi máu cơ tim: 325mg Aspirine/mỗi ngày.
    Sau khi bị nhồi máu cơ tim có thể dùng 325mg Aspirin mỗi ngày.
    Ngừa tai biến mạch máu não: 160-325mg Aspirin mỗi ngày.
    Clopidogrel ngừa đông máu bằng cách kìm hãm tiểu cầu kết tụ thường sẩy ra khi thành lập máu cục.

    Hiện tượng ngăn cản kết tụ tiểu cầu của Clopidogrel khác vơí Aspirin. Như đã nói ở trên, Aspirin kìm hãm tác dụng phân hóa tố cycloxygenase và thromxane A2 cản tiểu cầu tích tụ, làm loãng máu. Trái lại, Clodidogrel kìm hãm ADP gây kết tụ tiểu cầu, làm loãng máu.
    Mỗi ngày có thể uống 75mg Clopidogrel để làm loãng máu.
    FDA đã chấp thuận cho uống Clopidogrel để phòng ngừa thành lập máu cục trong bệnh nhồi máu cơ tim [MI], tai biến mạch máu não [stroke], hay bệnh động mạch ngoại biên [peripheral arterial disease]).

    Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9