Cách học và dạy

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 137 bài trong đề mục
Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Bài học 60 năm - 10.05.2005 04:01:41
Bài học 60 năm

Coi như đây là khái niệm về lịch sử 60 năm trước, để có tầm nhìn nào đó khi học và dạy sử.

...................................................


Xin Mời:

Kỷ niệm ngày kết thúc thế chiến thứ hai tại Châu Âu

08-May-2005


Các cựu chiến binh thế chiến thứ hai tại Matxcơva


Các buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày kết thúc thế chiến thứ hai đang diễn ra khắp châu Âu.

Các cựu chiến binh mang huân chương thế chiến thứ hai đã tề tựu tại trạm xe lửa Belarus ở Matxcơva vào lúc một đoàn tầu thời đó tiến vào nhà ga để tạo lại cảnh các binh sĩ Sô viết vinh quang trở về cách đây 60 năm. Ngày mai, các nhà lãnh đạo của hơn 50 quốc gia trên thế giới sẽ có mặt tại Matxcơva dự các buổi lễ kỷ niệm.

Tại Paris, tổng thống Jacques Chirac của Pháp đã đặt vòng hoa tại đài kỷ niệm chiến sĩ vô danh trên đường Champs Elysees trong khi thái tử Charles của Anh đặt vòng hoa tại đài kỷ niệm the Cenotaph ở London.

Tổng thống Horst Koehler và thủ tướng Gerhard Schroeder của Đức đã dự các buổi lễ cầu nguyện tại Berlin trước khi đến đặt vòng hoa vinh danh các nạn nhân của Đức quốc xã. Nhưng các nhóm tân phát xít đã tụ tập biểu tình tại thủ đô Đức. Các đoàn thể phản đối hoạt động của các nhóm này cũng tổ chức biểu tình.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-05-08-voa7.cfm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.05.2005 04:03:22 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Bài học 60 năm - 10.05.2005 04:07:45
09 Tháng 5 2005 - Cập nhật 09h25 GMT


Nga tưởng nhớ người Liên Xô chết trong Thế Chiến


Vladimir Putin nhấn mạnh sự hy sinh của Liên Xô trong Thế chiến II
Hơn 50 nhà lãnh đạo thế giới trong đó có cả Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush có mặt tại Mát-xcơ-va để tưởng nhớ sự hy sinh của người Liên Xô trong Thế Chiến II.
Một cuộc duyệt binh lớn đã diễn ra ở Quảng trường Đỏ - sự kiện cuối cùng trong một loạt các hoạt động ở Châu Âu để đánh dấu năm quân Đồng Minh chiến thắng Phát Xít Đức.

Buổi lễ kỷ niệm 75 phút được nối tiếp bởi việc đặt vòng hoa tại mộ của các chiến sĩ vô danh.

Tuy nhiên lễ kỷ niệm đã bị những bất đồng về di sản của cuộc chiến phủ bóng.

Hy sinh của Liên Xô

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh sự hy sinh của người Liên Xô nhằm cứu thế giới khỏi chế độ Phát Xít.

Ông nói với những quan chức và cựu binh được mời tới dự buổi duyệt binh : ‘‘Đối với chúng ta, chiến thắng là của tất cả chúng ta.’’

Nhưng ông cũng nói thế giới ‘‘cũng biết rằng Liên Bang Xô Viết đã mất hàng chục triệu công dân trong những năm đó.’’

‘‘Tất cả người dân Liên Xô đã chịu những mất mát không bao giờ có thể bù đắp lại được.’’
Trước đó Tổng thống Bush đã ca ngợi cuộc giải phóng khỏi ách Phát Xít nhưng nói rằng việc Nga chiếm đóng các nước Đông Âu sau đó là ‘‘một trong những điều sai lầm lớn nhất trong lịch sử.’’

Phản đối

Hơn 40 triệu người trong số đó có 27 triệu người Xô Viết đã chết khi Thế Chiến II kết thúc ở Châu Âu vào ngày 8 tháng Năm năm 1945.

Các nhà lãnh đạo thế giới tham dự lễ kỷ niệm ở Mát-xcơ-va có Tổng thống Pháp Jacques Chirac, Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Binh lính Nga đi trước cùng với các cựu binh và binh lính mặc thường phục mang theo các biểu ngữ thời chiến tham dự cuộc diễu binh ở Quảng trường Đỏ.

An ninh đã được thắt chặt cho buổi lễ kỷ niệm này.

Trung tâm Mát-xcơ-va đã đóng cửa và người ta cũng khuyến khích dân chúng xem buổi lễ trên truyền hình.

Một số người đã nói rằng sự kiện này không phải dành cho những người dân thường.

Các biểu tượng thời Xô Viết trong đó có cả hình ảnh của Joseph Stalin đã được sử dụng nhiều tại buổi lễ khiến người ta lo ngại rằng ông Putin có ý định đưa nước Nga trở về thời kỳ cai trị độc đoán trước đây.

Sự kiện Liên Xô chiếm đóng các nước Baltic sau Thế Chiến đã khiến Estonia và Lít-va tẩy chay lễ kỷ niệm ở Mát-xcơ-va để đánh dấu ngày Phát Xít Đức ký đầu hàng vô điều kiện ở Berlin – Ngày 9 tháng Năm 1945.

Hai nước này đòi Nga phải xin lỗi nhưng Tổng thống Putin nói đó là điều không cần thiết vì hiệp ước năm 1939 dẫn tới việc Liên Xô đưa quân và các nước này đã bị chính các nhà lãnh đạo thời Xô Viết chỉ trích.

Tổng thống Ba Lan Aleksander Kwasniewski đã tham dự buổi lễ bất chấp sự phản đối từ nhiều người Ba Lan vốn cho rằng ông không nên tham dự lễ kỷ niệm vì thất bại của Phát Xít đã không mang lại tự do cho Ba Lan mà là gần nửa thế kỷ chế độ cộng sản Liên Xô.

Tại Đức, buổi Liên hoan Dân chủ cũng đã diễn ra để tỏ dấu hiệu hòa giải với các cựu thù và đánh dấu thất bại của Phát Xít.

..................................

TIN MỚI NHẤT

Nga tưởng nhớ người Liên Xô chết trong Thế Chiến
Cuộc gặp Bush - Putin - những điều nhạy cảm

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2005/05/050509_russiacelebration.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Bài học 60 năm - 10.05.2005 17:23:05




HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Học & Dạy: 7 Cách Học Tiếng Anh - 10.05.2005 17:37:21
Thứ sáu, 6/5/2005, 14:27 GMT+7

7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh

Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.

1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói

Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào

Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

3. Học cách ghi nhớ

Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh

Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

5. Hãy nối mạng

Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.

Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

6. Học từ vựng một cách có hệ thống

Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

7. Bạn hãy phấn khích lên

Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.

Hội đồng Anh dành tặng 100 đĩa luyện phát âm đặc biệt cho các bạn yêu thích học tiếng Anh. Xin bạn đọc hãy cắt phiếu dưới đây, để vào bì thư và gửi về Hội đồng Anh, 40 Cát Linh, Hà Nội, hoặc trực tiếp đem phiếu đến văn phòng Hội đồng Anh để nhận quà.

Phiếu yêu cầu tặng đĩa luyện phát âm đặc biệt của Hội đồng Anh
Họ tên:
Địa chỉ:
Điện thoại:
E-mail:


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Giao-duc/2005/05/3B9DDF15/


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Học & Dạy: Bài học 60 năm - 10.05.2005 18:41:53
Hoa Kỳ: Đệ I Siêu Cường, Đệ I Ngây Thơ

Thành Chung

Tổng thống Bush: "Hoa Kỳ có góp phần gieo tai họa...."

Hôm Thứ Bảy mùng bảy, tại Latvia, Tổng thống Bush công nhận trước lãnh tụ ba nước Cộng hoà vùng Baltic vừa thoát khỏi ách cộng sản, rằng Hoa Kỳ đã sai lầm trong thỏa ước Yalta chia đôi thế giới sau Thế chiến II, khiến nhiều quốc gia trở thành nạn nhân cộng sản. Một lời thú nhận muộn màng nhưng cần thiết. Nhân dịp này, Việt Báo xin đăng tải lại một bài đã trình bày trong Giai phẩm Xuân Ất Dậu, như một lời nhắc nhở. Bao giờ Hoa Kỳ sẽ có một lời thú nhận tương tự về Việt Nam?
Thế kỷ XX được ghi nhận là có nhiều vụ thảm sát nhất. Ngược với nhận định của các sử gia, Hoa Kỳ không phải là vô can: bất cẩn hay nhu nhược trước tội ác cũng là trọng tội. Nhớ lại chu kỳ sáu mươi năm, từ 1945 đến nay, người ta cần nhớ ra chuyện này....

Do Stéphane Courtois chủ biên, bộ sách đồ sộ mà vẫn sơ sài về tội ác của chủ nghĩa cộng sản - Le Live Noir du Communisme - có lược kê tổng số nạn nhân cộng sản là gần 95 triệu: 65 triệu tại Trung Quốc, 20 triệu tại Liên Xô, hai triệu tại Bắc Hàn và Căm Bốt, một triệu tại Việt Nam, v.v.... Thế kỷ XX quả là đã đạt một kỷ lục hắc ám.
Trong thế kỷ XX đó, Hoa Kỳ cũng được ghi nhận là đã nhiều lần tham chiến để ngăn ngừa tội ác, chống các chế độ độc tài và giải phóng nhiều dân tộc bị áp bức. Người Mỹ có thể hồn nhiên nghĩ vậy nên đôi khi không hiểu vì sao quốc gia lãnh đạo thế giới tự do lại không được nhiều xứ khác quý trọng và tin cậy. Có thể là vì họ không thấy bao lầm lẫn tai hại của lãnh đạo Hoa Kỳ, từ Thế chiến II cho đến sau này.

Người ta thường nói Hoa Kỳ trở thành siêu cường vô địch kể từ năm 1991, khi Đế quốc Xô viết tan rã. Thực ra, Hoa Kỳ đã là siêu cường vô địch trước đó nửa thế kỷ, từ 1941. Năm đó, Hoa Kỳ bắt đầu nhập cuộc tại Âu châu rồi Á châu và cả hai lực lượng chính của phe Trục là Đức quốc xã và Phát xít Nhật đều không là đối thủ. Lúc đó Đế quốc Anh đã suy thoái, Đế quốc Pháp kiệt quệ và Đế quốc Xô viết chưa thành hình và Trung Hoa còn chưa có tên là Trung Cộng.

Năm 1945, khi Hoa Kỳ có võ khí tuyệt đối là bom nguyên tử, các đại cường kia đều lụn bại. Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất có khả năng can thiệp toàn cầu. Là quốc gia đề cao việc giải thực, Hoa Kỳ đã trước tiên trao trả độc lập cho Phi Luật Tân và xứng đáng là lãnh đạo thế giới tự do, với chủ trương phát huy dân chủ tự do trên thế giới.
Thế rồi chuyện gì xảy ra?
Do lời khuyên của Winston Churchill, bậc anh hùng đại trí của dân Anh mà cũng là con cáo già của đế chế - và lời dụ của Joseph Stalin, bạo chúa của Liên bang Xô viết - Tổng thống Franklin Roosevelt đồng ý với giải pháp chia đôi thế giới, mở đầu cho thời Chiến tranh lạnh. Cục diện đối đầu Đông-Tây đã khởi sự từ Yalta, với bộ ba Churchill, Stalin và Roosevelt.

Ai cười ai trong hài kịch tay ba này?

Sau Roosevelt, đến lượt Harry Truman làm nốt phần vụ còn lại: chấm dứt yểm trợ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, cho phép Mao Trạch Đông thắng thế và thiết lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc cuối năm 1949.

Kết quả là phân nửa Đông Âu bị nhuộm đỏ, hàng vạn dân Ba Lan và Đông Đức chết oan. Kết quả là Liên Xô tham chiến chống Nhật khi Nhật sắp đầu hàng, để chiếm luôn nhiều quần đảo của Nhật và khống chế một phần bán đảo Triều Tiên. Nhật đã gửi văn thư xin đầu hàng đến chính quyền Mỹ, nhờ Liên xô chuyển giao, Staline ém thư đợi cho Nhật lãnh bom nguyên tử rồi mới xua quân "tiếp thu" đất đai của Nhật. Kết quả là Đế quốc Anh tái lập trật tự và tạo điều kiện cho Đế quốc Pháp hồi sinh, thật chậm, chậm hơn mình. Từ đó mới có chiến tranh Triều Tiên rồi Điện Biên Phủ. Và chiến tranh Việt Nam sau này.

Vì sao Tổng thống Harry Truman đã đảo ngược chủ trương giải thực của Roosevelt? Vì sao Hoa Kỳ ngày nay đang giải quyết di dản chồng chất của Đế quốc Anh: từ tranh chấp Ấn-Hồi đến chuyện Palestine và sự hình thành của quốc gia Israel rồi nội chiến Lebanon, Iraq, Afghanistan, v.v...? Ngần ấy hồ sơ bất ổn đều xuất phát từ cái trật tự quái đản do Anh quốc để lại và Hoa Kỳ gật gù đồng ý cho các thuộc địa cũ.

Đối với Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính quyền Roosevelt lúc ban đầu nhất quyết không cho chính quyền kháng chiến của Charles de Gaulle tái chiếm Đông Dương từ tay Phát xít Nhật. Sau khi Roosevelt bất ngờ tạ thế, chính quyền Truman đảo ngược lập trường và cho Pháp cơ hội trở lại. Chủ nghĩa thực dân được hà hơi tiếp sức, lần này dưới chiêu bài ngăn ngừa làn sóng đỏ. Sau này, Quốc gia Việt Nam hình thành trong điều kiện ấy, với một chính nghĩa mơ hồ nhưng được phe Cộng sản triệt để khai thác để đề cao chính danh của họ.

Có thể là De Gaulle đã dự tính một giải pháp tiệm tiến cho Đông Dương, với việc trao trả độc lập hình thức cho Việt Nam qua lá bài Duy Tân. Nhưng giải pháp tiệm tiến ấy vẫn là quá nhanh quá mạnh cho Đế quốc Anh. Cái chết bất ngờ và bí ẩn của Duy Tân là điều không may cho nước Pháp, như de Gaulle đã than. Ông từ chức ngay sau đó và những rối loạn của nền Đệ tứ Cộng hoà Pháp đã dẫn tới chánh sách nửa vời tại Đông Dương, đến giải pháp nửa vời là Bảo Đại, và đến biến cố Điện Biên Phủ năm 1954.

De Gaulle cho rằng người Anh có nhúng tay vào cái chết của vua Duy Tân, điều đó có thể là đúng, nếu người ta thấy ra những tính toán tinh vi - thậm chí thâm hiểm - của Anh. Bên cạnh đó là sự chủ quan và cực kỳ ngây thơ của Hoa Kỳ. Những gì được giải mật từ mười năm nay tại Hoa Kỳ - và cả Liên bang Nga - có thể cho thấy sự ngây thơ tai hại ấy.

Cả hai chính quyền Roosevelt và Truman đều mơ hồ về chủ nghĩa cộng sản, nhất là về chủ nghĩa cộng sản Á châu. Cả hai đều bị Stalin cài người vào thượng tầng chính trị và có khi chi phối cả đường lối đối ngoại. Vì bất cẩn về an ninh, Hoa Kỳ đã để Liên xô đánh cắp bí mật nguyên tử nên Staline tranh thủ được mấy năm và trở thành cường quốc nguyên tử trước khi tạ thế. Nếu không, cục diện thế giới có khi đã khác.

Ngoài vụ đánh cắp bí mật nguyên tử, Liên xô còn cài nội tuyến tới cấp cao nhất trong các chính quyền Roosevelt và Truman: nhẹ nhất là Tổng trưởng Nội vụ (thực ra là Tài nguyên Công sản) Harold Ickes - thân phụ của cố vấn Ickes của Tổng thống Clinton sau này. Ông ta là đảng viên Cộng sản, cầm đầu tổ chức ngoại vi của Quốc tế Cộng sản tại Mỹ là Liên đoàn Dân chủ Hoà bình.

Nặng ký hơn thì có Phụ tá Ngoại trưởng Alger Hiss, Phụ tá Tổng trưởng Ngân khố Harry White, Phụ tá Hành chánh cho Roosevelt là Lauchlin Currie, là Cố vấn Đặc biệt Harry Hopkins của Roosevelt, Đổng lý Văn phòng cho Giám đốc Tình báo (tiền thân của CIA) Duncan Lee, Cố vấn Quốc phòng đặc trách Á châu là Owen Lattimore, v.v....
Họ là cán bộ mẫn cán của Liên Xô và mặc nhiên ảnh hưởng đến nhận thức và quyết định của lãnh đạo Hoa Kỳ trong thời chiến tranh và có thể đã góp phần cho sự lớn mạnh của Liên Xô và khối Cộng sản sau này. Có ảnh hưởng nhất là Alger Hiss, người bị biện lý Richard Nixon truy tố đến cùng và vì vụ này mà Nixon gây ác cảm với truyền thông thiên tả của Mỹ. Hai mươi năm sau, họ không tha ông ta trong vụ Watergate.

Kiểm lại chuyện xưa, từ 1945 đến nay, chúng ta không thể không nhắc lại một số hồ sơ vẫn còn nóng hổi và mặn chát. Như máu và nước mắt....


Số: 3689
Ra Ngày: 9/5/2005
http://www.vietbao.com/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Học & Dạy: Hiệp Ước Yalta - 11.05.2005 00:52:53
Sau 60 năm hiệp ước Yalta còn phủ bóng


Ba nhà lãnh đạo thế giới: Winston Churchill của Anh, Franklin D. Roosevelt của Mỹ và Joseph Stalin của Liên Xô ở Yalta năm 1945


Hội nghị Yalta họp trên bán đảo Crimê, khi ấy thuộc Liên Xô, đã để lại một di sản dài lâu, đến nay vẫn còn chưa chấm dứt cho toàn châu Âu.
Khi ba nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô họp ở Yalta từ ngày 4 đến ngày 11 tháng Hai năm 1945 để quyết định các vùng ảnh hưởng của họ sau Thế Chiến Hai, Stalin là người ở vị trí mạnh nhất.

Hồng Quân Liên Xô lúc ấy đã phá tan hệ thống phòng thủ của nước Đức phát-xít ở phía Đông và sắp vào đến sào huyệt của Hitler ở Berlin.

Số phận châu Âu

Mục tiêu của Stalin ngay từ trước hội nghị là mở rộng vùng ảnh hưởng của Liên Xô sang càng gần Tây Âu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Điều đó sẽ có nghĩa là nước Balan sau Thế Chiến sẽ không chỉ mất đất đai mà còn bị kẹt cứng trong khu vực Matxcơva kiểm soát.

Nhưng lãnh thổ và biên giới Balan không phải mà điều Stalin muốn duy nhất. Khi đồng ý tuyên chiến với Nhật Bản, chiếm các đảo Kurile và đồng ý thành lập Liên Hiệp Quốc, Stalin đã ‘ra giá’ là Liên Xô phải được ghế thành viên thường trực với quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an LHQ.


Lâu đài Livadiyskiy là nơi diễn ra hội nghị Yalta


Hoa Kỳ và Liên Xô đã gặp nhau ở điểm này. Tổng thống Roosevelt chịu bay chuyến bay dài đến tận Yalta dù sức khoẻ rất yếu kém là để được nghe sự đồng ý của Stalin cho hai điều: thành lập LHQ và yêu cầu Nga tham chiến đánh Nhật.

Roosevelt không lo nhiều về số phận các nước châu Âu. Nhưng đó lại lại mối lo âu chính của Churchill bởi vị thủ tướng quý tộc này hiểu rõ rằng sau Thế Chiến, nước Anh không còn vị trí như trước ở các thuộc địa sẽ dần độc lập, mà phải cố giành lấy càng nhiều càng tốt một vai trò tại châu Âu.

Churchill tìm mọi cách để trừng phạt Đức nhưng phục hồi Pháp sao cho thật mạnh ở lục địa để làm chỗ dựa cho Anh. Churchill cho rằng Roosevelt quá ngây thơ về các ý định của Stalin và cố gắng thúc đẩy nghị trình vì châu Âu của mình.

Thủ tướng Anh cũng không muốn người Nga làm chủ Balan. Vì chẳng phải cuộc xâm lược Balan của quân Đức đã buộc Anh và Pháp tuyên chiến với Hitler đó sao?

Lại chuyện Balan

Nhưng bản đồ châu Âu sau Thế Chiến lại được quyết định bởi mâu thuẫn quanh số phận của Balan, nước lớn nhất vùng Trung Âu.

Dù Churchill cố lên tiếng vì một Balan độc lập với Liên Xô nhưng nước Anh chẳng có gì để gây sức ép. Trái lại, Stalin có tất cả: một đội quân hùng hậu, trên đà chiến thắng đã làm chủ toàn bộ lãnh thổ Balan, một chính phủ lâm thời do những người cộng sản Balan được Liên Xô giúp đỡ lập nên ở phía Đông Balan.



Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đến hội nghị Yalta tháng Hai 1945 ở thế yếu


Stalin ra lệnh cho Hồng Quân và quân đội cộng sản Balan không được cứu cuộc khởi nghĩa Warszawa năm 1944 do những người cộng hòa chủ xướng.

Quân cộng sản Liên Xô và Balan đứng ngay bên bờ sông Wisla nhìn quân Đức đốt phá thành phố và tàn sát hàng vạn người khởi nghĩa. Một số lớn người Balan ưu tú không theo cộng sản bị tiêu diệt trong cuộc khởi nghĩa đẫm máu đó.

Stalin cũng quyết định cắt gần một phần ba lãnh thổ Balan ở phía Đông để sát nhập vào Liên Xô. Đổi lại, Balan được một phần lớn đất của Đức và thành phố Gdansk, trước Thế Chiến là Danzig. Đây là thành phố từng có số dân Đức khá đông và do tranh cãi giữa Balan với phát-xít Đức nên được hưởng quy chế ‘thành phố tự do thuộc Hội Quốc Liên’. Nay thì nó hoàn toàn thuộc về Balan.

tiếp......

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Học & Dạy: Hiệp Ước Yalta - 11.05.2005 00:56:57
......

Chính phủ liên hiệp

Nhưng còn số phận chính phủ Balan và hàng vạn lính cộng hòa Balan chiến đấu ở mặt trận phía Tây cùng quân đồng minh Anh, Mỹ và Pháp?

Sau khi Warszawa thất thủ năm 1939, chính phủ nước này chạy sang Rumani rồi tập hợp lại ở Anh. Họ là một phần của Đồng minh đánh phát-xít với nhiều quân đoàn đóng góp xương máu cho cuộc chiến.

Ba lãnh tụ Anh, Mỹ và Liên Xô chỉ đồng ý được với nhau ở Yalta trong một tuyên bố chung là ‘chính phủ lâm thời Balan’-tức chính phủ Balan cộng sản do Liên Xô dựng lên, sẽ ‘mở rộng thành phần, gồm cả người Balan ở hải ngoại’.

Nhà lãnh đạo Balan từ Luân Đôn, ông Stanislaw Mikolajczyk về nước tham gia chính phủ liên hiệp và giữ chức phó thủ tướng.


Năm 1948, tổng thống Tiệp Khắc Edvard Benes thuộc phe dân chủ đã từ chức trước sức ép của cộng sản


Một mô hình tương tự được áp dụng cho Tiệp Khắc, nơi các chính trị gia từ chính phủ kháng chiến ở hải ngoại về tham gia chính quyền với những người cộng sản do Liên Xô ủng hộ.

Nhưng Stalin đã có các biện pháp cụ thể khiến mô hình ‘chính thể liên hiệp’ phải chấm dứt.

Năm 1947, nhà nước Balan cáo buộc phó thủ tướng Stanislaw Mikolajczyk là ‘gián điệp’ và buộc ông phải rời Balan.Sau khi 16 nhà lãnh đạo phe kháng chiến Balan đến gặp Hồng Quân Liên Xô rồi bị tuyên bố là ‘mất tích’, Churchill viết thư hỏi Stalin nhưng chẳng có kết quả gì.

Stalin còn cho thủ tiêu dần những lãnh đạo Balan cộng sản nhưng không theo đường lối Matxcơva. Chính phủ liên hiệp ở Tiệp Khắc cũng kết thúc tương tự. Năm 1948, tổng thống dân chủ Edvard Benes, người lãnh đạo lực lượng kháng chiến Tiệp ở Phương Tây về nước tham chính sau 1945, đã từ chức trước sức ép của phe cộng sản.

Thảm kịch cho hàng triệu người

Cuộc chia cắt lại lãnh thổ châu Âu sau Thế Chiến đã kéo theo những hậu quả khủng khiếp cho hàng triệu dân Đông Âu. Người Balan ở vùng bị cắt cho Liên Xô bị tống lên xe và tàu để về vùng Tây Balan, nơi chính quyền Balan trục xuất hàng vạn người Đức, buộc họ về nước Đức bại trận.

Nhiều nghìn người thuộc đủ các dân tộc đã bị chết trên đường di dân cưỡng bức. Hàng nghìn người Ukraina cũng chịu số phận mất nhà cửa tương tự. Nước Rumani cũng bị chia cắt để lấy một phần lãnh thổ nhập vào Liên Xô. Biên giới Hungary cũng bị sửa lại.

Sau chiến tranh, hàng nghìn người Cô-dắc chiến đấu trong các binh đoàn phát-xít Đức lập ra để đánh quân Đồng minh được hội nghị Yalta đồng ý là sẽ trở về Liên Xô bình thường vì họ là công dân Xô-Viết. Roosevelt và Churchill đồng ý với điều đó dù ai cũng biết án tử hình đợi những người Cô-dắc ở Liên Xô.

Nước Anh cũng đồng ý để các binh sĩ Nam Tư, Balan trở về nước sau Thế Chiến. Họ thường bị các chính quyền cộng sản mới thành lập bắt tù và hãm hại. Sự hình thành nước Nam Tư với chính sách 'đông lạnh' các xung đột sắc tộc, tôn giáo dưới thời Tito là một phần gây ra cuộc bùng nổ bạo lực sau Chiến Tranh Lạnh.


Khi đó, các đồng minh Tây Âu chỉ biết trông cậy vào lòng tốt của Stalin
Sử gia A J P Taylor



Ngày nay, có nhiều ý kiến phê bình hai nhà lãnh đạo Anh và Mỹ đã chịu sức ép nhiều từ Stalin và vì quyền lợi của các đại cường mà không tính đến các hậu quả lâu dài cho châu Âu.

Nhưng sử gia A J P Taylor, trong cuốn Oxford English History 1914-1945, có cái nhìn thông cảm hơn với hai vị này. Ông cho rằng khi ấy:

‘Quân Liên Xô làm chủ gần hết vùng Đông Âu và các đồng minh Tây Âu chỉ biết trông cậy vào lòng tốt của Stalin mà thôi, trừ khi họ muốn đảo ngược hiệp ước đồng minh với Stalin để ký kết với Hitler. Và tất nhiên chẳng ai nghĩ như vậy cả’.

Di sản của Yalta mãi đến gần đây mới chấm dứt dù chưa toàn vẹn, sau khi Balan và một loạt nước Đông Âu gia nhập EU. Trên thực tế, theo một số ý kiến, họ không gia nhập một tổ chức mới mà chỉ trở lại chỗ đứng trước Thế Chiến Hai của họ.

Trước Thế Chiến Hai, Balan, Tiệp và đa số các nước Đông Âu đã có chế độ dân chủ đại nghị và là đồng minh của Anh, Pháp và Mỹ.

Nhiều người cho rằng Liên Hiệp Châu Âu có trách nhiệm đạo đức phải mở rộng vòng tay với các dân tộc Trung và Đông Âu. Nay EU đã làm được rất nhiều để sửa lại những bất công do hiệp ước Yalta gây ra, nhưng sự thống nhất lục địa vẫn còn chưa hoàn tất, và di sản Yalta vẫn còn phủ bóng ở nhiều vùng châu Âu.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2005/02/050207_yaltalegacy.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS - 14.05.2005 18:14:35
Thứ Bảy, 14/05/2005, 07:56 (GMT+7)

Quốc hội thảo luận dự án Luật giáo dục (sửa đổi):

Quan trọng là học thế nào, thi ra sao?


TT (Hà Nội) - Một sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử Quốc hội (QH) nước nhà đã diễn ra vào cuối giờ chiều qua: biểu quyết xem QH có nên dành thêm một buổi tối (16-5) để thảo luận dự án Luật giáo dục (sửa đổi), bởi còn tới hàng chục đại biểu đăng ký bên cạnh 36 ý kiến đã “đăng đàn”.

Kết quả: 60,73% cho rằng “không nên” vì các vấn đề, lập luận được đưa ra đều gần như không mới, những đại biểu (ĐB) chưa có dịp phát biểu sẽ gửi văn bản lên đoàn thư ký để tổng hợp.

Một chi tiết cũng hết sức đáng chú ý khác: việc tăng đột biến số lượng ĐB đăng ký tham gia thảo luận hôm qua dường như đã gây nên tình trạng “nghẽn mạch” máy tính khiến một số ĐB không “chen” vào được.

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS

Gần như đa số ý kiến của ĐB QH đều nhất trí với dự án luật về việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS. “Để kỳ thi này chẳng những gây tốn kém mà còn gây áp lực đi học thêm cho học sinh” - ĐB Phạm Thị Hồng Nga (Hà Tây) nói. “Thực tế vừa qua, kỳ thi này chỉ là hình thức, lại tạo áp lực học nặng nề cho học sinh” - ĐB Dương Kim Anh (Trà Vinh) hưởng ứng.

“Hiện nay, trong cặp của học sinh vẫn rất nặng do chương trình học nhồi nhét và căn bệnh chạy theo thành tích vẫn còn. Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS ít nhiều cũng giảm thiểu được tình trạng trên” - Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo đồng tình. Việc cấp chứng chỉ hay văn bằng cho học sinh tốt nghiệp, bà Thảo đề nghị nên giao cho trường để làm tăng thêm “thương hiệu” cho chính trường đó.

Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Lương Phan Cừ (Đắc Nông) lại nghĩ khác: thi cử rất có ích và cần thiết. Người học qua mỗi lần ôn thi sẽ tăng thêm kiến thức, tập dượt ý chí, làm quen dần với sức ép, rèn bản lĩnh tự tin. Người dạy có dịp kiểm tra chất lượng giảng dạy, nâng cao được năng lực chuyên môn.

Đồng ý quan điểm “đã học thì phải thi” nhưng Chủ tịch QH Nguyễn Văn An nhấn mạnh quan trọng là học như thế nào và thi ra sao? Ông nói: tâm lý lứa tuổi học trò không phù hợp với hai kỳ thi liền, vừa thi tốt nghiệp THCS vừa thi tuyển vào THPT trong khi nội dung, chương trình thi không có thêm kiến thức gì mới.

Sách giáo khoa: nhiều hay chỉ một bộ?

“Cùng một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa là cần thiết và là tư duy mới trong giáo dục, các nước tiên tiến cũng đã thực hiện từ lâu” - ĐB Nguyễn Nghiễm (Bình Phước) cho rằng như vậy sẽ huy động được trí tuệ của đông đảo nhà khoa học, nhà giáo tham gia viết sách.

Lập tức ĐB Lỳ Khai Phà (Lai Châu) tỏ ý băn khoăn: nếu thực hiện một chương trình thống nhất có nhiều bộ sách giáo khoa cho cả ba cấp học và cho tất cả môn học thì 64 tỉnh thành sẽ có bao nhiêu bộ sách khác nhau? Nhiều bộ sách khác nhau liệu học sinh VN có học giỏi hơn các nước xung quanh hay không? Đây là vấn đề thay đổi có tính chất cải cách giáo dục mà ông Phà đòi hỏi ban soạn thảo phải có câu trả lời để “chúng tôi có thể quyết định được”.

“Tôi nghĩ vấn đề không phải ở chỗ một bộ hay nhiều bộ mà quan trọng là chất lượng của sách thế nào” - ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Nghệ An) lên tiếng. Để đảm bảo yếu tố này, cơ chế thẩm định sách tiến hành ra sao? Sách được làm theo đặt hàng hay tự đăng ký?... “Cần phải xem lại tính thực thi trước khi QH thông qua” - bà Hoa chốt.

Đ.TR. - V.H.Q

http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=78506&ChannelID=13

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS - 14.05.2005 18:21:10


Từ trái sang: Tổng Thanh tra Chính phủ Quách Lê Thanh, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Ngọc Đường và trưởng Ban khoa giáo trung ương Đỗ Nguyên Phương trao đổi về Luật giáo dục trong giờ giải lao


Tranh luận tại Quốc hội: Thông qua hay sửa nữa?

Câu hỏi “thông qua hay sửa nữa?” lại tiếp tục được đặt ra tại phiên thảo luận dự án Luật giáo dục hôm qua. Hầu hết ủng hộ phương án thông qua nhưng một số ý kiến khác vẫn đề nghị lùi lại.

Chủ tịch QH Nguyễn Văn An:

“Tuyệt đại đa số đều bày tỏ thái độ nên, cần và có thể thông qua tại kỳ họp này, mặc dù tôi biết trên bàn của nhiều vị ĐB đang còn những văn bản thể hiện ý kiến chưa thông qua. Nếu QH thấy cần thiết, chúng ta có thể kéo dài thảo luận thêm một - hai buổi tối nữa. Ở các nước, QH cũng làm việc tới 1-2 giờ sáng. Quan điểm là khi nào chưa xong việc QH chưa nghỉ”.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Ngọc Trân:

“Báo cáo QH, tôi chủ trương chưa nên thông qua luật sửa đổi mà nếu có thì đề nghị chỉ thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều. Khi QH xem xét thông qua Luật giáo dục ở khóa X, nhiều ĐB QH trong đó có tôi từng phát biểu nên xây dựng một Bộ luật giáo dục với ba luật: giáo dục phổ thông, giáo dục kỹ thuật - dạy nghề và giáo dục đại học.

Hồi đó ban soạn thảo nói rằng chưa đủ điều kiện để xây dựng một bộ luật như vậy; trước mắt chỉ ban hành luật khung và cụ thể hóa bằng 15 nghị định. Thế nhưng đã sáu năm trôi qua giờ vẫn còn thiếu tám nghị định. Phải chăng điều đó là một nguyên nhân dẫn tới sự lộn xộn, mất ổn định của nền giáo dục hiện nay?

Còn bây giờ dự luật này vẫn tồn tại nhiều nội dung chưa có sự thống nhất cao và có thể làm cho giáo dục thêm rối hơn. Hơn nữa dự thảo có tới 38 điều khoản giao bộ trưởng Bộ GD-ĐT qui định hoặc theo qui định của bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì tôi rất băn khoăn.

Vấn đề ở đây không phải sự tin cậy hay uy tín cá nhân đồng chí bộ trưởng mà nó trái với nguyên tắc lập pháp mà QH đang cố gắng phấn đấu: luật phải cụ thể và đi được vào cuộc sống ngay”.

http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=78506&ChannelID=13


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Learn Peace - Teach Peace - 14.05.2005 18:49:01
.
Learn Peace - Teach Peace



http://www.worldpeacenewsletter.com/

.

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
H&D: Sách Giáo Khoa - 15.05.2005 06:15:48
Ý kiến của vài bạn online tháng 5, 2005:



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/307794A5878C4DF597EC8B4CC8C11FB5.gif[/image]
Attached Image(s)

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
H&D: Luật Giáo Dục - 16.05.2005 14:39:17
Thứ Hai, 16/05/2005, 07:27 (GMT+7)

Tuần làm việc mới của Quốc Hội:

Sẽ thông qua Bộ luật dân sự, Luật giáo dục
TT (Hà Nội) - Công tác xây dựng pháp luật sẽ tiếp tục xuyên suốt tuần làm việc mới của Quốc hội. Bảy dự án sẽ lần lượt được biểu quyết thông qua trong ba ngày cuối tuần (19 đến 21-5): Bộ luật dân sự (sửa đổi), Luật dược, Luật đường sắt VN, Luật thương mại (sửa đổi), Luật kiểm toán nhà nước, Luật giáo dục (sửa đổi), Luật quốc phòng.

Trước đó, Quốc hội sẽ mở đầu tuần làm việc bằng việc cho ý kiến dự án Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Trong số năm dự luật khác được trình lần đầu, đáng chú ý là luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi).

V.H.Q

http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=78744&ChannelID=3

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
H&D: Cẩm nang tiếng Pháp - 16.05.2005 14:45:17
Thứ Sáu, 13/05/2005, 05:12 (GMT+7)

Cẩm nang tiếng Pháp của Hồng Dung


Lê Hồng Dung - Ảnh: Hồng Vân


TT - Được gửi lên mạng tháng 3-2005, tập sách Ngữ pháp tiếng Pháp của Lê Hồng Dung, 12D3 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, nhanh chóng gây xôn xao trong “cư dân mạng” do đây là công trình của một học sinh “rị mọ” trong hai năm.

>>Bấm vào đây để nhận tập sách Ngữ pháp tiếng Pháp của Hồng Dung

Tác giả vốn là một quản lý nhiệt tình của Câu lạc bộ tiếng Pháp trên diễn đàn (forum) svduhoc.com. Ngay lập tức, cả trăm học viên mới làm quen tiếng Pháp đã ngỏ lời nhờ Dung “chuyển phát nhanh” tập tài liệu cho họ để hỗ trợ việc học tiếng Pháp.

“Bắt đầu từ năm lớp 10, mình đọc báo thấy nhiều bạn HS nước ngoài tuổi nhỏ mà tài cao, nhiều anh chị người Việt cũng rất thành đạt, mình tự hỏi sẽ làm được gì? Thế là mình bắt tay viết tập sách nhỏ về ngữ pháp tiếng Pháp, môn học mình yêu thích từ khi mới 5 tuổi”.

Dung chủ trương viết ngắn thôi nên tập sách chỉ vỏn vẹn 54 trang A4: hệ thống, tổng hợp phần ngữ pháp cơ bản; phần những điểm ngữ pháp khó, dễ nhầm lẫn đối với người học tiếng Pháp được viết sâu hơn.

Trong hai năm mày mò, Dung thường xuyên ghé thư viện trường, thấy phần nào hay thì ghi chép lại hoặc mượn photo, bao nhiêu “tinh hoa” ôn luyện được Dung gửi gắm. Từ khi “tung” sách cho mọi người, thư góp ý bay về tới tấp: “thêm ví dụ cho mỗi trường hợp lý thuyết nhé”; “trình bày thế là chưa chuyên nghiệp”...

Cách đây vài ngày, cô nữ sinh trường chuyên này dù bận rộn với mùa thi năm cuối vẫn tranh thủ thời gian trình làng “phiên bản” thứ hai của cuốn ngữ pháp, với những chỉnh sửa và bổ sung khá đầy đủ.

Bạn còn dự định thi đại học xong sẽ viết một cuốn sách so sánh ngữ pháp tiếng Pháp với tiếng Anh.

HỒNG VÂN

http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=78295&ChannelID=7

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
TT. Bush Học - 17.05.2005 04:46:54
..."We have learned our lesson"


TT. Bush bài học nào?

Xét lại lịch sử 60 năm qua, ông lên án Liên Xô đã chiếm luôn Trung và Đông Âu: "Đó là một trong những sai lầm lớn nhất của lịch sử thế giới".

Đứng đầu tứ cường là TT. Hoa Kỳ Franklin Delano Roosevelt, Thủ Tướng Anh Winston Churchill, Bí Thư Liên Xô Joseph Stalin, và Chủ Tịch Trung Quốc Trưởng Giới Thạch trong hội nghị Yalta tại Ukraine; đã chia nhau từng phần của thế giới. Feb. 4-11, 1945.

Họ đã hy sinh các nước nhỏ, hy sinh cà tự do dể lấy sự ồn định cho chính nước mình.

The Washington Post, May 8, 2005

.....................


Tưởng cũng nên nhắc lại năm 1979, nước vĩ đại lớn đã nói dạy cho nước vĩ đại nhỏ một bài học.


Chúc vui với học và dạy trên phạm vi lịch sử và địa lý toàn cầu.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.05.2005 05:11:18 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: TT. Bush Học - 17.05.2005 05:15:16

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: TT. Bush Học - 17.05.2005 05:29:11
.



Population: 47.7 million (July 2004).

Population growth rate: -0.66 % (2004).
Life expectancy at birth: 66.7 years.

Religions: Ukrainian Orthodox - Moscow Patriarchate 26.5%, Ukrainian Orthodox - Kiev Patriarchate 20%, Ukrainian Catholic (Uniate) 13%, Ukrainian Autocephalous Orthodox, Protestant, Jewish.

Ethnic groups: Ukrainian 77.8%, Russian 17.3%, Belarusian 0.6%, Moldovan 0.5%, Crimean Tatar 0.5%, Bulgarian 0.4%, Hungarian 0.3%, Romanian 0.3%, Polish 0.3%, Jewish 0.2%, other 1.8%.

Languages: Ukrainian, Russian, Romanian, Polish, Hungarian.

Nationality: Ukrainian(s).

Capital: Kiev


http://ukraine.europe-countries.com/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: TT. Bush Học - 17.05.2005 21:33:27

Capital: Kiev




Một cô gái chạm vào bức tượng làm bằng cát trên bãi biển ở Kiev. Tại đây đang diễn ra Thế vận hội Tượng cát Quốc tế (15/5). (AFP)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2005/05/3B9DE496/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Chim Én Học & Ứng Dụng - 18.05.2005 13:50:51
.


Chim yến sẵn sàng học hát đủ mọi giọng nhưng lớn lên trở lại bài của loài yến


17 Tháng 5 2005 - Cập nhật 00h26 GMT


Chim yến làm sáng tỏ việc học nói


Những chú chim yến mới ra ràng sẵn sàng học đủ thứ giọng của các loài khác, nhưng một khi trưởng thành trở lại ca những bài của loài yến.
Một nhóm các khoa học gia Hoa kỳ đã ngạc nhiên khi thấy họ có thể dạy mấy chú yến con đủ thứ những điệu nhạc quái đản do computer sáng chế ra.

Nhưng khả năng tiếp nhận linh động này đột nhiên biến mất khi yến bắt đầu trưởng thành và tính chuyện sinh con đẻ cái.

Điều nghịch lý là nhiều tháng bị huấn luyện hót lung tung không ảnh hưởng gì mấy đến khả năng hót đúng bài ca của loài yến.

Các khoa học gia hy vọng những sự khó hiểu này sẽ giúp tìm hiểu xem loài yến phát triển những bản nhạc của chúng như thế nào.

"Điều đáng ngạc nhiên là những con chim này có khả năng bắt chước, nhưng ngược lại khi trưởng thành chúng từ bỏ mọi sự bắt chước đó," đồng tác giả của chương trình nghiên cứu, Tiến sĩ Tim Gardner của Viện đại học Rockerfeller tại Hoa Kỳ.

"Chúng có vẻ có quá nhiều khả năng bắt chước, nhưng khi trưởng thành thì bỏ hết."

Những chú yến con có vẻ học các bài hát bằng cách bắt chước những yến lớn, một tiến trình khó khăn thường phải tốn từ sáu đến tám tháng.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/05/050517_songbird.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Học sinh có nguy cơ bào mòn - 19.05.2005 04:35:14
Thứ tư, 18/5/2005, 11:49 GMT+7

'Sự rung cảm và sáng tạo của học sinh có nguy cơ bào mòn'


Giáo sư Hoàng Như Mai. Ảnh: TT.


Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai đã nhận xét như vậy trong cuộc trao đổi với VnExpress về sự kiện bài văn lạc đề của học sinh Nguyễn Phi Thanh đang gây xôn xao dư luận, và về thực trạng giảng dạy văn học trong nền giáo dục VN hiện nay.

- Hiện có nhiều ý kiến trái chiều về bài văn gây sốc của học sinh Nguyễn Phi Thanh. Là một người hoạt động lâu năm trong ngành giáo dục và là một giáo sư văn học, ông có ý kiến gì?

- Tôi đã đọc rất kỹ phần bài làm của học sinh Nguyễn Phi Thanh. Ấn tượng đầu tiên của tôi là em ấy rất dũng cảm, đã dám nói lên những điều nhức nhối nhất trong việc dạy và học văn trong nhà trường hiện nay. Gần 60 năm đi dạy và nghiên cứu văn học tôi chưa từng thấy một phản ứng mạnh mẽ tương tự nào như thế từ phía học sinh và nhất là lại trong một kỳ thi giỏi văn.

Bài làm này gây sốc nhưng chẳng phải là bài văn lạ. Mặt tích cực, đáng khen nhất của "bài làm lạc đề" là đã xới lại một thực trạng vốn đã tồn đọng quá lâu trong nền giáo dục của chúng ta.

- Từng là Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM, giáo sư thấy giáo dục văn học trong nhà trường của chúng ta hiện nay có gì không ổn?

- Cách dạy giáo điều, giáo dục một chiều, dập khuôn theo giáo án, chương trình học nặng nề, chưa mang tính khoa học cao, phân bổ giáo trình chưa hợp lý là những vấn đề mà giáo dục chúng ta đang đối mặt.

Riêng về dạy và học văn. Đáng lý ra nhà trường phải là nơi khơi dậy sức sáng tạo, khả năng cảm thụ văn chương trong mỗi học sinh nhưng hiện nay hình như kết quả mà chúng ta thu được hoàn toàn ngược lại. Dư luận phàn nàn: khả năng cảm thụ của học sinh ngày càng kém, năng lực đọc hiểu của giới trẻ ngày càng yếu, sức rung cảm của tâm và tinh thần sáng tạo có nguy cơ bị bào mòn.

- Vậy theo giáo sư, trách nhiệm về những thực trạng đáng báo động này thuộc về người thày hay thuộc về người học?

- Quả thật là quá xót xa khi một học sinh lại than không thể rung cảm và hiểu được bài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc. Nhưng em đó không có lỗi. Người học phải luôn chủ động tìm tòi học hỏi cái hay cái đẹp của kiến thức, của văn chương là một lẽ rồi nhưng trách nhiệm chính và lớn nhất thuộc về những người đứng trên bục giảng và những người đưa ra những chính sách, chiến lược giáo dục.

Dạy văn rất khó, dạy văn học cổ lại càng khó, dạy làm sao để học sinh hiểu và rung cảm thì khó vô cùng. Vấn đề vướng mắc của chúng ta hiện nay là dạy ngữ và dạy văn chưa tương xứng với nhau.Ví dụ như chúng ta bắt các em phải học thuộc lòng, phải phân tích những bài thơ chữ Hán, chữ Nôm của các bậc tiền nhân nhưng bản thân các em chưa được học, được hiểu, chưa thấm nhuần được cái đẹp, cái tinh túy sâu xa của chữ Hán, chữ Nôm thì làm sao các em rung cảm được.

- Từng tham gia ra đề thi văn cho học sinh các cấp lớp, đề thi học sinh giỏi, giáo sư thấy cách ra đề hiện nay như thế nào?

Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai sinh năm 1919 tại Thanh Trì, Hà Nội. Từng là Tổng thư ký Hội Văn nghệ cứu quốc tỉnh Hưng Yên (1947). Từ năm 1949 đến nay công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện là Giáo sư Văn học, Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM. Hiệu trưởng trường PTTH tư thục Trương Vĩnh Ký (TP HCM).
- Thời tôi còn làm việc ở Bộ Giáo dục & Đào tạo, tôi có nhiều dịp tiếp xúc và trao đổi với Bộ trưởng Tạ Quang Bửu. Điều mà bộ trưởng quan tâm nhất là phải ra đề văn làm sao để các em nói đúng, nói thật từ chính kiến thức và những tình cảm, suy nghĩ sáng tạo riêng của mình. Vai trò của người ra đề rất quan trọng, phải ra làm sao để cho người làm bài được tự do viết nhưng không phải muốn viết gì là viết.

Cách ra đề các kỳ thi văn của chúng ta hiện nay còn khá khô cứng, những nhân vật và vấn đề cũng như yêu cầu đặt ra trong đề thi thường trùng lặp nhau quá nhiều. Một mảnh đất dù tốt đến đâu cày xới mãi rồi cũng xơ cằn. Cứ một vấn đề, một tác giả mà trở đi trở lại mãi mà không đổi mới cách tiếp cận thì làm sao mà mang đến cho người học sự rung cảm mới mẻ, tinh tế được. Tôi nhớ thời tôi đi học có những đề bài rất hay, đọc vào là thấy háo hức muốn làm bài ngay, kiểu như: "Có người nói buổi chiều ngày thứ bảy mới thật sự là ngày chủ nhật, bạn có đồng ý hay không?".

Ra đề thi phải khơi dậy những suy nghĩ riêng đồng thời phải rèn cho học sinh óc phê phán, nhìn vấn đề trên nhiều mặt. Cần tránh kiểu ra đề "suôn sẻ", dạng "thỏa hiệp", một chiều.

- Có ý kiến cho rằng, đã qua rồi cái thời có những người tâm huyết với giảng dạy văn học, như nhà giáo Lê Trí Viễn giảng đến Kiều thì rơi nước mắt; nhà thơ, nhà giáo Đông Hồ chết trên bục giảng khi đang say sưa giảng bài cho sinh viên... Giáo sư nghĩ gì về điều này?

- Chúng ta không thiếu những nhà giáo dạy văn tâm huyết. Những người đã chấp nhận đi theo con đường giảng dạy văn chương thì phần lớn đã nuôi trong lòng tình yêu với văn chương rồi.

Cái chúng ta thiếu là sự cương quyết, sự mạnh dạn, chúng ta dễ dàng "thỏa hiệp" với nhau, "cả nể" nhau dẫn đến bị phụ thuộc vào nhau. Giả sử một người thầy rất muốn giảm bớt chương trình, đổi mới cách dạy văn nhẹ nhàng hơn, linh động hơn thì lại không được vì thầy còn bị lệ thuộc vào sách giáo khoa, vào số tiết dạy hay vào thành tích thi đua, chỉ tiêu đặt ra của trường, của ngành...

- Theo giáo sư giáo dục văn học nói riêng và nền giáo dục nói chung cần phải làm gì để cải thiện triệt để tình hình hiện nay?

- Thật ra, chúng ta đã và đang làm được những chuyển đổi lớn lao trong giáo dục nước nhà và xã hội đang rất quan tâm, chăm lo đầu tư cho giáo dục. Tôi tự tin là nền giáo dục của chúng ta sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.

Riêng về tình hình dạy và học văn. Để giải quyết cần nhất là đi từ cái gốc của vấn đề. Đừng hiểu lờ mờ mục đích của việc dạy văn và học văn. Khi chúng ta hiểu dạy và học văn để đậu được một kỳ thi, lấy được một tấm bằng cho xong thì sẽ dạy và học theo cách khác. Nhưng khi chúng ta hiểu dạy và học văn còn là dạy và học để làm người thì chúng ta sẽ có những con đường đi khác. Đừng để rồi có em lại than không hiểu nổi Kiều, không hiểu nổi Bình Ngô Đại Cáo thì nguy to.

Dương Vân

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/05/3B9DE424/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Khó cho người dạy, người học - 20.05.2005 10:45:08
Sửa đổi phân ban THPT: Học sinh tiếp tục bị thí điểm

Sau 2 năm thí điểm thất bại, Bộ GD&ĐT vừa trình Thủ tướng phương án phân ban mới, dự kiến thí điểm vào năm học tới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây chỉ là phương án chữa cháy cho một đề án không phù hợp, đang gây khó cho cả người dạy, người học.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Home/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nâng chất lượng ở Ấn - 20.05.2005 18:41:41
Thứ tư, 18/5/2005, 10:22 GMT+7

Mặc tạp dề để 'nâng chất lượng dạy học'


Một giáo viên Ấn Độ đang lên lớp.


Một trường học tại thành phố miền đông Ấn Độ đã yêu cầu các cô giáo đeo thêm tạp dề khi lên lớp để tránh việc các nam học sinh mất tập trung vì những phần cơ thể vô tình bị hở của giáo viên.

"Những phần cơ thể vô ý bị hở của giáo viên nữ thường trở thành trò đùa cho các nam sinh bên trong lớp học", hiệu trưởng K.C. Satapathy thuộc một trường tại thành phố Bhubaneswar nói. "Với việc mặc thêm một chiếc tạp dề, chất lượng dạy học sẽ tăng lên".

Áo sari truyền thống phụ nữ Ấn Độ mặc thường hở phần giữa ngực và eo.

Hiệu trưởng cho biết trường học sẽ áp dụng quyết định này trong kỳ học tới. Dự kiến các nam giáo viên cũng sớm phải mặc tạp dề. "Những ông giáo bụng phệ thường làm trò cười cho học sinh", hiệu trưởng nói.

Các nhóm bảo vệ phụ nữ và nhiều nhà giáo dục nhận định quyết định này "là vô lý và giống thời trung cổ". "Ông hiệu trưởng muốn gì cơ chứ? Chả lẽ giáo viên lại trùm kín cả người khi lên lớp", nhà giáo dục Katuri Mohapatra nói.

Tuy nhiên, vấn đề quan chức trường học quan tâm bây giờ là ai sẽ trả tiền cho những chiếc tạp dề vì giáo viên tỏ ra không hứng thú với việc tự bỏ tiền ra mua.

Hải Ninh (theo AFP, Reuters)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2005/05/3B9DE55D/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Bạn dân dạy con dân - 23.05.2005 10:17:48
22 Tháng 5 2005 - Cập nhật 20h12 GMT


Tố cha vì chế độ hay vì thương mẹ?



Cảnh vùng quê xa xôi ngoài rặng Ural của Nga


Ai từng học ở Liên Xô chắc đều biết câu chuyện cậu đội viên thiếu niên quàng khăn đỏ Pavlik Morozov.
Cậu nổi tiếng toàn Liên Xô vì đã tố cáo cha mình là địch trong không khí cách mạng thời Stalin.

Nay một nhà nghiên cứu là Catriona Kelly đã tìm lại làng quê Gerasimovka ở tận vùng Ural xa xôi để tìm hiểu thực hư sau hơn bảy thập kỷ.

Trong cuốn sách mới ra bằng tiếng Anh mang tên ‘Comrade Pavlik, The Rise and Fall of a Soviet Boy Hero’, tác giả này đã tìm hiểu số phận bi thảm của gia đình Morozov và đưa ra một số giải thích mới.

Theo chính sử của Liên Xô được truyền tụng qua mấy thế hệ, Pavlik Morozov vào năm 1931 đã tố cáo với chính quyền rằng bố cậu ta là phản động. Người cha đã bị bắt và xử bắn.

Chỉ không lâu sau đó, người nhà của ông ta đã đánh chết dã man Pavlik, 15 tuổi và cậu em trai Fyodor, 9 tuổi, để trả thù.

Nông thôn vào hợp tác

Tất cả xảy ra trong không khí tưng bừng tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường tập thể hóa và hợp tác hóa do Stalin và đảng cộng sản khởi xướng.

Bộ máy tuyên truyền của Liên Xô đã biến Pavlik Morozov thành một cậu bé anh hùng. Trẻ em cả nước được học câu nói nổi tiếng của cậu ‘Tôi trước hết một đội viên, không phải con của ông ta, tôi tố cáo ông ta là kẻ thù của Cách mạng Tháng Mười…’.

Nhà đạo diễn đại tài của Liên Xô Sergei Eisenstein còn dựng phim về Pavlik Morozov.

Báo chí đua nhau nêu gương về các em nhỏ tố cáo cha mẹ, người thân, bạn bèCó chuyện một em nhỏ nghe thấy cha mình gắt lên rằng: “Trời ơi, nếu họ là kẻ thù của nhân dân thì chẳng khác gì tôi là gián điệp của Nhật’ đã đi báo công an. Câu chuyện bi thảm đó xảy ra năm 1937 tại Leningrad..

Nông thôn của Nga đã qua nhiều thời kỳ sóng gió

Nay người Nga không muốn tin đó là thực và từ thập niên 70, nhiều gia đình đã phải dạy lại con cái là bài học về Pavlik Morozov mà nhà trường bắt các em học là ‘không tốt’, vì ‘văn hóa Nga không khen ngợi con cái phản lại cha mẹ’.

Thời kỳ bạo lực

Nhưng nay Catriona Kelly đã tìm lại cả những tài liệu hỏi cung Pavlik Morozov của chính quyền và điều tra những gì xung quanh gia đình này.

Theo bà, thời kỳ hợp tác hóa, tập thể hóa không chỉ khiến chính quyền gây ra những cuộc thanh trừng dân chúng bị quy là ‘địa chủ, phản động’ thậm chí ‘gián điệp nước ngoài’ mà còn là thời kỳ bạo lực bùng nổ giữa các gia đình nông dân với nhau.

Họ cũng đem những chuyện tranh chấp riêng tư, thù hằn cá nhân vào thành chuyện chính trị và nhiều khi tổ chức đấu tố để ‘xử lý’.

Có chi tiết theo Catriona Kelly là rất đáng chú ý để hiểu chuyện Pavlik Morozov. Đó là người cha xấu số của cậu ta không phải là một người tốt. Ông ta nghiện rượu nặng và hay đánh đập vợ con.

Có thể đó là lý do chính khiến Pavlik muốn ‘nhờ’ chính quyền tiêu diệt ông ta. Cũng có thể cậu làm thế để tự vệ hoặc bảo vệ mẹ mình.

Nhưng dù thế nào đi nữa, cuốn sách của Catriona Kelly cũng chỉ cho thấy mức độ khủng khiếp của việc trẻ em bị chế độ Xô Viết tẩy não và đem vào phục vụ các mục tiêu chính trị.



http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2005/05/050522_pavlikmorozov.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Giáo dục trẻ vị thành niên - 25.05.2005 10:38:24
15 Tháng 5 2005 - Cập nhật 00h15 GMT

Giáo dục trẻ vị thành niên

John Coleman

Cần có sự cân bằng giữa quản lý của bố mẹ và cho con cái phát triển sự độc lập
Từ khi trẻ biết đi bước đầu tiên, cha mẹ đã phải tìm cách đạt được sự cân bằng giữa việc giữ cho con được an toàn và để cho con tập đi cho vững.
Đến khi con cái đến tuổi vị thành niên, tức là đã gần trở thành người lớn, điều này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Cố gắng tin tưởng con

Con tự đi xe, ở lại chơi nhà bạn, chơi ngoài đường phố, tự sang đường, tự đi tới trường, đi chơi với bạn hay tự đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống - tất cả những hoạt động này đều đòi hỏi một sự cân bằng giữa những nỗi sợ hãi và lo lắng của cha mẹ và sự độc lập của con cái

Ở bất kỳ đâu ta cũng có thể thấy những ông bố bà mẹ quá lo lắng về con và ngược lại cũng có những người quá thoải mái, không mấy lo lắng khi con mình tới gần ao hồ hay tự ra đường.

Những người quá lo lắng cho con biết rằng họ cần cho con cái cơ hội được tập tính độc lập, nhưng luôn ám ảnh về nạn bắt cóc trẻ con, những mối đe dọa của may tuý và bia rượu. Còn những người để mặc cho con cái tự lớn (đôi khi lớn quá nhanh!) lại có thể tự hào rằng con mình đã tự học về "cuộc đời thực", về cách tự bảo vệ mình và cách tự kiểm soát những mối đe dọa trong cuộc sống.

Chơi và học

Những điều ảnh hưởng tới khả năng của cha mẹ trong việc đạt được một sự cân bằng giữa sự độc lập của con cái và những lo lắng về an toàn của con chính là những cơ hội giao tiếp và học hỏi. Cha mẹ cần tin tưởng ở con, có khả năng giao tiếp với con và cho con cơ hội học từ những sai lầm.

Cho dù cha mẹ và con cái vẫn luôn thân thiết với nhau, vẫn sẽ có lúc quan hệ này bị căng thẳng nhất là khi đứa con đến tuổi vị thành niên và muốn tìm kiếm sự độc lập cho riêng mình và cha mẹ thì cảm thấy mình đang mất quyền kiểm soát.

Nhưng 'thả lỏng' là một quá trình 'đàm phán' và 'tái đàm phán', một quá trình giúp các bậc phụ huynh dần nới lỏng kiểm soát với con và cho con cơ hội được trả qua sự độc lập ngày một lớn của mình.

Đặt ra ranh giới

Bạn hãy cố gắng cho con một vai trò trách nhiệm và người lớn đối với chính bạn, và thử xem con có thể xoay sở thế nào. Nếu con bạn muốn được tự đi học, bạn có thể đi cùng con trong giai đoạn đầu và cho hcon tự chịu trách nhiệm sang đường và trách nhiệm phải cẩn thận cho cả con và cha hoặc mẹ đang đi cùng.

Điều này sẽ làm bạn yên tâm hơn và cũng làm cho con bạn nhận thức được trách nhiệm về tự chăm sóc bản thân.

Hãy cho con nhận thấy rằng cháu đã đạt được một sự độc lập nhất định.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/05/050514_teeneducation.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Bạn dân dạy con dân - 25.05.2005 16:58:13
.
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=53496&mpage=1&key=탸

Qua link trên, ta thấy học ngoaị ngữ rất căng.

Theo ý kiến cá nhân, muốn giỏi một ngoaị ngữ naò đó:

*** Cách thầy cô daỵ, nếu không có điều kiện chọn thì chọn cách học một ngoaị ngữ.

*** Học bằng cách thuộc y như cách viết cuả ngoaị ngữ đó. Đừng suy luân hay áp dụng văn phạm nước mình. Có thể viết từ tiếng, từ câu ngắn vaò đâu đó hay vào sổ tay, vaò nhật ký. Hôm qua có thể trật, hôm nay xem lại. Ngaỳ mai học tiếp.

*** Còn cách học giọng nói thì làm sao nếu không có phương tiện tiếp xúc với chính người nước đó. Nếu tiếng Anh có thể xem TV, video, các web...

***Có ghi cách đọc trong tự điển và ghi nhớ, ghi vaò sổ tay. Sổ nầy mật ghi sổ tay khác...


Xin khoe các bạn thân phận tui học tiếng Anh, nội âm th học noí hai năm mà còn ấm ớ. Bây giờ biết rồi thấy hơi hơi dễ. Bạn cứ cắn nhẹ lưỡi vaò hai hàm răng. Xem TV thì thấy...

Chúc vui với sự thông minh cuả các bạn hơn HY nhiều.

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Học Đến * Đi - 28.05.2005 06:32:35


Chiến tranh là gì? Là Giết nhau càng nhiều càng tốt
Tại sao có chuyện bịa đăt chết nguồi về Lệ Văn Tám, và dấu giếm cho đến hôm nay.
Tranh luận là gì? Là hạ đối thủ bằng mọi cách
Hơn thua là gì? Là ta luôn luôn hơn người
Ai thắng ai là gì? Là mưu mẹo hay xảo trá dến giết người và bưng bít sự thật.

Học và ứng dụng
ý kiến cá nhân hạn hữu




.............................
Học Đến và Học Đi

Trích dẫn một phần cuả Chương 15 trong cuốn sách
KHI ĐỒNG MINH THÁO CHẠY

Các em nữ sinh Việt Nam đứng dàn chào trên bãi biển, chờ đón để cài hoa lên áo người chiến sĩ đồng minh. Hôm đó là ngày 8 tháng 3, 1965. Hai sư đoàn TQLC Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng. Họ là nhóm đầu tiên mở đường cho một đoàn quân trên nửa triệu vào tham chiến tại Việt Nam. Họ đến để giúp nhân dân miền Nam chiến đấu với quân đội cộng sản Bắc Việt.

Mười năm sau, cũng vào tháng 3, Mỹ lại có kế hoạch đưa TQLC vào. Nhưng lần này không phải vào Đà Nẵng mà là vào Sàigòn. Không phải vào để tham chiến mà là vào để đưa Mỹ rút đi. Kế hoạch rút lui của Mỹ đòi hỏi phải có tới ba chứ không phải hai sư đoàn, cùng với oanh tạc cơ bao phủ vòm trời để yểm trợ. Tại sao lại như vậy? Vì vào thời điểm này, ngoài quân đội Bắc Việt, Mỹ còn lo ngại hơn nữa là phải chạm súng với chính quân đội VNCH! Ôi chao, sao lại có thể ê chề đến như vậy? Ăn ngủ với nhau đã vài chục năm, lúc ra đi lại bắn nhau hay sao?

Ấy thế mà khả năng này lại có thật! Với thời gian, dần dần ta mới thấy rõ hơn những biến chuyển đàng sau hậu trường khi giờ hấp hối của VNCH đã gần kề. ĐS Martin kể lại với tôi:

“Lúc đó đã có biết bao nhiêu những kế hoạch điên rồ (crazy plans) được mang ra. Tôi phải cố ngăn chận lại. Suýt nữa thì hoàn toàn đổ vỡ, chẳng ai đi được mà còn có thể gây ra thảm hoạ lớn!”

Sau khi nói chuyện với ông và nghiên cứu thêm tôi thấy các tình huống xoay quanh kế hoạch của Mỹ rút khỏi Việt Nam nó ăn khớp với nhau. Nói chung, để giúp cho việc ra đi được yên ổn và không tổn hại nhiều tới uy tín của mình, Hoa Kỳ đã có bốn dự định chính:

• Thứ nhất, một kế hoạch quân sự: mang thuỷ quân lục chiến vào Sàigòn để phụ trách di tản 6,000 người Mỹ và một số rất ít người Việt Nam liên hệ;
• Thứ hai, tác động với phía Việt Nam để tránh tình trạng hỗn loạn vào giờ phút chót.
• Thứ ba, nhờ cậy Liên Xô dàn xếp với Hà Nội để không cản trở việc di tản; và
• Thứ tư, sắp xếp một giải pháp chính trị để có một thời gian chuyển tiếp.
Dù là cả bốn hành động đi chung với nhau, về tầm quan trọng và ưu tiên, có sự khác biệt giữa những quan chức Mỹ ở Washington và ở Sàigòn. Washington thì đặt nặng giải pháp quân sự và việc cầu cứu Liên Xô. Tại Sàigòn, Đại sứ Martin lại cực lực chống đối kế hoạch quân sự, chỉ tập trung vào việc tránh xáo trộn và sắp xếp giải pháp chính trị.

Về mục tiêu của các giải pháp cũng có sự khác biệt: Washington theo đuổi một mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu tình thế, đó là rút ra cho mau lẹ, trong khi Đại sứ Martin lại muốn có một thời gian lâu hơn để việc rút lui không quá lộ liễu, đồng thời giúp di tản một số người Việt Nam.

Suýt có đụng độ lớn!

Tình trạng hỗn loạn, tắc nghẽn ở Sàigòn làm kẹt việc di tản 6,000 người Mỹ là một tình huống đã làm cho Đại sứ Graham Martin lo nghĩ nhiều nhất. Ông kể lại là mình đã mất ngủ từ khi trông thấy cảnh rút lui thê thảm khỏi Cao Nguyên, rồi tới tình trạng rối loạn, kiêu binh ở Đà Nẵng, Nha Trang: dân chúng tràn ngập đường phố để tìm lối thóat, rồi tới tình trạng rối ren ở phi trường. Máy bay không đáp xuống được nữa khi các phi đạo bị tắc nghẽn. Ông giải thích về bài học quan trọng đã rút ra:

“Yếu tố đáng sợ nhất chính là sự hoảng hốt. Sự hoảng hốt có thể là kẻ giết người, là kẻ phá đổ, và là yếu tố làm tê liệt mọi việc mà ta cần phải tránh với bất cứ giá nào vào lúc đó” (1).

Bỏ rơi là phản bội. Phản bội và hậu quả của nó là điều mà đại sứ Martin đã vô cùng lo ngại trong những ngày cuối cùng. Nếu cảnh hoảng hốt lại tái diễn ra ở Sàigòn thì hơn 6,000 người Mỹ và số người Việt được chọn sẽ bị kẹt. Trong trường hợp đó, quân lực Mỹ sẽ phải vào can thiệp, dẫn tới khả năng đụng độ giữa hai quân đội Mỹ-VNCH. Đó là một tình huống ê chề nhất, mà lại vào giờ chót.

Kế hoạch để di tản số người Mỹ và bà con hoặc đã có dính líu tới Mỹ, có mật hiệu là “Talon Vise.” Lựa chọn thứ nhất của kế hoạch này là di tản bằng những máy bay lớn từ phi trường Tân Sơn Nhất, yểm trợ bằng quân lực Mỹ.

“ Tôi cho rằng mang quân đội Mỹ vào là một sai lầm lớn, vì, thưa quý vị, nếu quý vị đứng vào hoàn cảnh của người Việt Nam thì quý vị sẽ phản ứng như thế nào?” Ông Martin trình bày với Quốc Hội về sau này (2).

Khi bị chất vấn là tại sao ông không yêu cầu Tổng Thống cho di tản trước ngày 29 tháng 4 (ngày Tân sơn Nhất bị pháo kích), ông Martin trả lời:

“Không, vì theo đánh giá kỹ nhất của tôi, nếu làm sớm hơn sẽ có nguy cơ là xảy ra một tình trạng hỗn loạn với kết quả là một số rất đông người Mỹ sẽ chết. Nó sẽ đưa tới một sự khủng khiếp nặng nề nhất, đó là nhu cầu phải đưa quá nhiều quân lực Mỹ vào, và chúng ta sẽ phải chiến đấu với quân đội Miền Nam để mở đường tháo lui” (3).

Ngày nay ta mới hiểu hết được tâm tư của Đại sứ Martin. Rõ ràng là thoạt đầu Washington chỉ muốn di tản nhân viên toà đại sứ Mỹ, cơ quan Tuỳ viên Quốc Phòng DAO, công dân Mỹ và một số rất ít người Việt làm việc cho Mỹ mà thôi. Và phương thức di tản thì lại quá ư là nguy hiểm. Ta thử tưởng tượng: nếu Mỹ đem từ 3 tới 6 sư đoàn vào để chỉ di tản người Mỹ và bà con, trước hết là TQLC chiếm đóng phi trường Tân Sơn Nhất, rồi Toà Đại Sứ Mỹ; sau đó, trực thăng và từng đoàn xe Mỹ chở người tới phi trường. Và cũng như vậy, di tản từ các địa điểm khác như Biên Hoà, Cần Thơ. Khi thấy sự phản bội quá lộ liễu như thế, liệu các đơn vị quân đội, cảnh sát, nghĩa quân, địa phương quân, dân chúng VNCH có để yên hay không? Vào đầu tháng 4, sau những buổi họp tại Dinh Độc lập và Phủ Thủ Tuớng, tôi cũng đã bắt đầu nghe thấy hai chữ “đ.m.” Sau này, nhiều người cũng kể lại sự phẫn nộ lúc đó tại các đơn vị quân đội VNCH khắp nơi.

Vào thời điểm đó, “kế hoạch điên rồ” mà ông Martin lo ngại đang được bàn định tại Ngũ Giác Đài. Kế hoạch này được tuần báo TIME tiết lộ như sau:

“Sự nguy hiểm là Cộng sản sẽ pháo kích các phi trường. Cũng có một khả năng ác liệt khác là quân đội miền Nam Việt Nam sẽ quay súng bắn vào phi trường Tân sơn Nhất, và phía Tân cảng (cảng Newport), hay bắn vào chính cả cái bãi đáp trực thăng trên nóc toà Đại sứ Mỹ nữa, nếu những người Mỹ rục rịch di tản…” (4).

Hoa Kỳ đã tập hợp lại một đoàn hạm đội ở vùng biển Nam Hải cho công tác này. Đoàn này gồm 4 hàng không mẫu hạm: Hancock, Coral Sea, Midway, và Enterprise. Một đơn vị 2.200 lính Thuỷ Quân Lục Chiến (TQLC) đã được huy động tới trên bốn mẫu hạm này và những tàu hộ tống khác. “Nếu cần, quân đội Mỹ có thể được không vận vào Sàigòn, bắn phá mở đường đến một địa điểm an toàn, rồi chở đoàn người di tản ra bằng trực thăng tới các tầu ngoài khơi” (5).

Địa điểm an toàn đó là phi trường Tân Sơn Nhất. TQLC Mỹ sẽ chiếm và bao vây phi trường . Để thi hành kế hoạch này, cũng theo tờ TIME :

“Theo ước lượng của các chuyên viên Ngũ Giác Đài, sẽ cần tới 3 sư đoàn - mỗi sư đoàn 18,000 người- và hơn nữa, nếu tình hình trở nên bết bát hơn là dự đoán. Ngoài những máy bay phản lực bảo vệ trên vòm trời, lại còn cần đến yểm trợ hoả lực từ ngoài khơi, và hàng tá, nếu không phải là hàng trăm chiếc trực thăng nữa” (6).

Tờ NEWSWEEK còn tiết lộ là Ngũ Giác Đài rất lo ngại về một tình huống có thể xẩy ra như một ác mộng, đó là nhu cầu phải có một lực luợng làm hậu thuẫn cho kế hoạch Talon Vise, nhất là khi họ đã trông thấy cái cảnh kiêu binh của nhiều binh chủng ở Đà Nẵng (7):

“Dù rằng đã có 20,000 quân ở Miền Tây Thái Bình Dương và vài tá chiến hạm-gồm 4 hàng không mẫu hạm cỡ lớn và một mẫu hạm chở trực thăng ở ngay bên trong, hay sát gần hải phận Việt Nam, lực lượng này gần như chẳng đủ để thi hành công tác đó. Sau kinh nghiệm Đà Nẵng và Nha Trang hai tuần trước đây… Ngũ Giác Đài đã trở nên thận trọng.”

Tờ báo này trích dẫn một viên chức cao cấp ở Ngũ Giác Đài đã tiết lộ:

“Tôi đã được nghe một số tướng lãnh nói có thể cần tới 6 sư đoàn mới lập được một hành lang di tản.” Viên chức cao cấp khác thêm: “Phải chiếm phi trường Tân Sơn Nhất để máy bay và trực thăng đáp, chỉ việc này không thôi cũng đã cần 3 sư đoàn. Rồi cần giữ an ninh ngoài cảng cho tầu cập bến nên lại cần thêm ba sư đoàn nữa.”

Ngày 28 tháng 4, tờ NEWSWEEK còn tiết lộ thêm là có thể cần tới 200,000 quân đội Mỹ, nhưng các nhà quân sự đã phải thừa nhận rằng khó có thể nào điều động được một số quân lớn như vậy trong một thời gian ngắn. Tờ này nói thêm: “Một viên chức Mỹ ở Sàigòn đã giải thích ‘Chúng tôi thật lòng cố gắng để di tản tất cả những người đã làm việc cho chúng tôi hay những người bị nguy hiểm. Thế nhưng, hãy nhìn vào thực tế: chúng tôi phải lo cho người chúng tôi trước, và trong lúc này thì chỉ việc đó cũng là một cơn ác mộng rồi.’”

Đại sứ Mỹ cực lực phản đối

Từ khi biết được kế hoạch này vào khoảng cuối tháng ba, đầu tháng tư, ĐS Martin đã chống lại. Rồi ngày 8 tháng 4, ông lại thấy trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội, TT Ford lại còn nói rõ ra rằng ông yêu cầu Quốc Hội cho phép dùng quân lực Mỹ để thực hiện “một mục tiêu giới hạn là bảo vệ mạng sống người Mỹ bằng cách đảm bảo cuộc di tản của họ, nếu trở nên cần thiết.” Ông Ford còn xin Quốc Hội sửa đổi luật lệ hiện hành (về quyền hạn chiến tranh của Tổng Thống) để ông còn có thể dùng quân lực giúp di tản một số người Việt mà Mỹ có trách nhiệm đặc biệt đối với họ (những người làm cho Mỹ). Nghe Tổng Thống nói tới “dùng quân lực” là ông Martin hết hồn. Ông cực lực phản đối. Không, ông không thể nào để xảy ra một tình huống có thể dẫn đến cái cảnh Mỹ-Việt chĩa súng bắn nhau, mà lại bắn nhau vào giờ phút chót! Cái cảnh nồi da xáo thịt ấy còn làm cho Mỹ bẽ mặt thêm biết bao nhiêu nữa. Trong mật điện rất dài gửi Kissinger đêm ngày 17 tháng 4, ông Martin đã thẳng thắn đề cập tới vấn đề và cố thuyết phục (8):

“Lệnh di tản người Mỹ đột ngột có thể gây bạo động ở Sàigòn. Nếu không giữ bình tĩnh mà lại đưa thuỷ quân lục chiến vào đây thì có thể gây sự nổi giận không thể lường được….”

Rồi ông nhấn mạnh thêm:
“Tôi nhắc lại một lần nữa là sẽ có náo động lớn nếu gửi quân đội Mỹ vào Sàigòn, ngoại trừ một số ít và không quá lộ liễu.”

“Tất cả những tin tức lặt vặt nhận được về phản ứng (của phía Miền Nam) đều xác định đây là điều ta không nên làm…”

Chắc chắn ông Martin đã nhận được nhiều tin tức tình báo về khả năng này.

NEWSWEEK (28 tháng 4) còn viết thẳng ra: “Thực vậy, kế hoạch phòng hờ để bảo vệ người Mỹ được soạn thảo ra dường như là để đối phó với những người lính Miền Nam đang liều mạng tìm lối thoát hoặc uất hận vì bị bỏ lại, còn nhiều hơn là đối phó với đoàn quân cộng sản đang tiến tới.”

Tờ này còn thuật lại câu chuyện là một buổi sáng nọ, khi quan sát nhóm người Mỹ và thân nhân Việt của họ kéo đến trước toà Đại sứ, một viên chức cảnh sát Sàigòn bỗng nhiên chận lại và quát lên: ‘Các anh không thể bỏ xứ này ra đi, tôi sẽ nhốt hết các anh lại.’ Lính gác vội vàng đưa đoàn người này lọt vào qua cổng toà Đại sứ.

Trường hợp khác, tại Cần Thơ, những chuyến trực thăng của hãng Air America đã phải bay ban đêm tới một khu chung cư của người Mỹ để bốc họ đi, vì viên sĩ quan chỉ huy phi truờng có nói với ông Lãnh sự Hoa Kỳ ở Cần Thơ rằng ông ta không thể bảo đảm được kỷ luật của quân lính dưới quyền mình nếu người Mỹ cố di tản bất cứ ai ra khỏi phi cảng” (9). Về điểm này, chính bản thân nhiều độc giả chắc cũng đã chứng kiến những bất mãn tương tự tại các đơn vị quân đội hay tại địa phương.

Tại Nha Trang, NEWSWEEK thuật lại: “Khi Toà Lãnh sự Mỹ di tản, chỉ có đủ máy bay để chở người Mỹ, những lính gác Mỹ đã phải chĩa súng tự động vào số nhân viên để họ khỏi tràn ngập máy bay. Và một nhân viên CIA còn kể đến một chuyện phản bội nhẫn tâm hơn khi di tản Toà Lãnh Sự Mỹ ở Đà Nẵng: tới lúc ra đi, người Mỹ nhận thức rằng họ không thể nào cho di tản số nhân viên Việt Nam được, nên họ đã cho đậu ba chiếc xe vận tải trước cổng Toà Lãnh sự. Người Việt vội vàng trèo lên, thế là xe phóng đi liền. Khi đám đông đi rồi, người Mỹ mới chạy thoát ra. Rồi những chiếc xe vận tải thả ngay đám người này xuống một bãi ở cách Toà Lãnh Sự mấy dậm” (10).

Theo những thông tin nhận được, ông Martin ra sức ngăn chận việc mang quân vào. Trong cùng một mật điện (ngày 17 tháng 4), ông báo động về Washington:

“Người Việt Nam sẽ cho rằng Hoa Kỳ mang TQLC vào để di tản người Mỹ và mặc kệ số phận người Việt ở đây. Đó là một hành động phản bội trắng trợn của Hoa Kỳ.”

“Họ sẽ tin rằng Mỹ chẳng còn cần để ý tới những gì sẽ xảy ra cho họ nữa. Và từ cái cảm nhận sâu đậm đó, nếu chỉ có một việc gì bất ngờ xảy ra, dù là nhỏ nhoi tới đâu, cũng có thể gây ra tình trạng vô cùng hỗn độn. Cứ để như tình trạng hiện tại, chúng tôi sẽ gây được cảm tình với người Việt Nam vì họ cho rằng người Mỹ còn ở lại đây cũng chịu chung số phận với họ…”

“Hôm nay tôi đã cho di tản, một cách bất hợp pháp, bà vợ của một viên chức tình báo cao cấp. Ông ta sẽ không bao giờ ra đi, nhưng như vậy ta luôn luôn có thông tin đầy đủ, và chính ông ta cũng đã dùng ảnh hưởng lớn của mình can thiệp với tư lệnh một vài đơn vị quân đội trong số những đơn vị mạnh nhất để giúp cho “những người bạn trung thực nhất” của Việt Nam ra đi cho an toàn.”

Rồi như không còn chế ngự được mình nữa ĐS Martin đã đi tới chỗ gần như chửi thề ông Ngoại Trưởng và Tổng Thống:

“Thế nhưng tất cả những điều này đều có thể thay đổi đột ngột nếu như có một tên điên rồ khốn kiếp nào đó (some god-damned fool) lại thuyết phục được một trong các quý ông ở địa vị lãnh đạo cao cấp, mang TQLC vào trước khi tôi yêu cầu.”

“Và tôi sẽ không ngần ngại chút nào để yêu cầu khi trật tự công cộng bắt đầu tan rã.”

Để cho tăng phần quan trọng, ông thêm:

“Đây là công điện tôi tự đánh máy lấy, không có bản sao, ngoại trừ hồ sơ tại Washington.”

Chưa xong, trước khi chấm dứt bức công điện, ông đã bỏ hết mọi ràng buộc về ngoại giao và còn dứt khoát với cấp trên:

“Có một điều tôi đoan chắc tuyệt đối (deadly certain) là nếu đưa quân đội Hoa Kỳ ào ạt vào đây trong đìều kiện hiện nay thì họ sẽ phải chiến đấu với quân đội miền Nam để tìm đường tháo chạy.”

“Nếu ta hành động một cách bình tĩnh thì ta có thể rút khỏi một cách êm đẹp – tôi xin nhắc lại –và ta sẽ không làm một lỗi lầm ghê gớm nữa trong trăm ngàn lỗi lầm người Mỹ đã làm ở Việt Nam và về vấn đề Việt Nam .”
Trân trọng,
Martin

Tác động phía Miền Nam

Một mặt thì ngăn chận Washington gửi TQLC vào Sàigòn, một mặt ông lại cố tác động phía Miền Nam để giữ cho tình hình khỏi xáo trộn. Ông làm ba hành động: một là sinh hoạt hết sức bình tĩnh để không đổ thêm dầu vào lửa, không làm xôn xao thêm dư luận là Mỹ đang bỏ chạy; hai là cố kéo dài cuộc di tản người Mỹ để giúp một số người Việt ra đi; và ba là cho di tản sớm một số phi công và gia đình quan chức, tướng lãnh nòng cốt. Ông giải thích cho Quốc Hội Hoa Kỳ đầu năm 1976:

“Điều lo ngại nhất của chúng tôi lúc đó là tránh khỏi cảnh hoảng hốt, hỗn loạn. Sự lo nghĩ này nó ảnh hưởng đến tất cả những hành động khác.

“Liên quan tới điều này là mối lo âu thứ hai của tôi, đó là: nếu chúng ta không cư xử cho đúng mức thì đồng minh của chúng ta (phía VNCH) sẽ cảm thấy mình đang bị bỏ rơi, và trở mặt với Mỹ trong những ngày cuối cùng.”

“Bởi vậy phải hết sức bình tĩnh nếu muốn di tản được người Mỹ, những người Việt có liên hệ gia đình với Mỹ, và càng nhiều nếu có thể được, số người Việt mà Mỹ có trách nhiệm đối với họ” (11).

Dù bị Kissinger hối thúc liên tục, tại tư thất cũng như văn phòng làm việc, ông Martin nhất định không chịu đóng gói. Đồ đạc, sách vở, hồ sơ, hình ảnh trên tường vẫn được để nguyên vẹn, không xê dịch. Ngày 18 tháng 4, ông còn cho Giám Đốc Thông Tin Hoa Kỳ, ông Alan Carter lên TV Sàigòn để tham dự một cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi và trả lời được soạn kỹ luỡng trước, nhằm làm giảm nhẹ những lo âu là Mỹ đang bỏ Việt Nam. Việc đầu tiên Carter phải làm là đánh tan cái tin đồn là “nếu Quốc Hội Mỹ không chấp thuận quân viện cho VN vào hạn chót như TT Ford đã đặt ra (đó là 19 tháng 4), thì toàn bộ người Mỹ sẽ được di tản.”

Tôi còn nhớ là ngày 11 tháng 4, sau khi ông Ford ấn định ngày 19 tháng 4 là ngày Quốc Hội phải quyết định có hay không cấp quân viện phụ trội cho VNCH, toàn bộ Nội Các hết sức xôn xao. Ông Thiệu cũng hỏi tôi tại sao lại là ngày 19 tháng 4? Tôi trả lời là thực sự tôi cũng không hiểu. Sau đó tôi gọi ĐS Martin hỏi, ông nói lơ mơ là không có gì đặc biệt. Rồi ông soạn một trang gợi ý cho ông Thiệu mấy điểm để giải thích lập trường của ông Ford (xem chương sau).

Trong cuộc phỏng vấn trên TV, ông Carter đã nhấn mạnh là:

“Ngày 19 tháng 4 chỉ là một ngày đề ra cho Quốc Hội hành động, chẳng có gì quan trọng cả. Ngoài ra, ông nói: “Ta cũng nên nhớ rằng Tổng Thống Ford đã tuyên bố ông sẽ còn yêu cầu những $1.29 tỉ quân viện cho VNCH vào tài khoá tới (1975/76) cơ mà.”

Để chứng tỏ là tình hình vẫn bình thường, Carter nói thêm:

“Nếu qúy vị ghé thăm tư thất Đại sứ và Bà Martin, quý vị sẽ thấy hoàn toàn không có đóng gói gì hết. Và ở nhà riêng tôi cũng vậy.”

Được hỏi về lời đồn thổi là văn phòng Lãnh Sự Mỹ đã cấp chiếu khán cho một số người Việt di tản, Carter chối phắt đi: “ Đây cũng chỉ là một lời đồn đại khác nữa, không có một chút sự thật nào cả” (12).

Người ta kể lại là ông Martin đã rất khó chịu với ông Polgar (trùm CIA) khi nghe tin ông này đã đóng gửi đồ đạc gia dụng đi từ đầu tháng 4 (13). Theo ông Von Marbod, Đệ nhất Phó Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng kể lại, dù đã tới ngày 28 tháng 4, ông Martin cũng vẫn còn chưa muốn cho Marbod di chuyển số máy bay còn lại và quân cụ nặng ra khỏi VN vì e ngại ảnh hưởng tới tinh thần quân đội VNCH. Dĩ nhiên là Marbod cứ tiếp tục vì ông đã có lệnh từ Washington.

Vì sao phi công VN được di tản trước?

Ngoài bà vợ viên chức tình báo cao cấp, Đại sứ Martin đã sắp xếp để đưa một số khá nhiều phi công VNCH và gia đình được ưu tiên ra đi. Tất cả khoảng 2,000 người di tản trước hết là tới phi cảng Utapao ở Thái lan. Mục đích của việc này là để giảm thiểu khả năng trả thù và đụng độ với lực lượng Mỹ.

Trình bày cho Quốc Hội về việc này, ông Martin cho rằng nếu cảm thấy bị bỏ rơi quá tàn nhẫn, phía Việt Nam sẽ trút sự giận dữ trên đầu những người Mỹ còn lại:

“Tình báo của chúng tôi đã có rất nhiều những báo cáo chính xác là nếu chúng ta mang số đông TQLC vào để di tản người Mỹ, chúng ta sẽ phải chiến đấu để mở đường tháo chạy; Không Quân Việt Nam sẽ bắn rơi các máy bay vận tải của mình, khi chúng ta bỏ rơi chiến hữu, phó mặc họ cho Bắc Việt” (14).

Ông Martin cho rằng phi công là những phần tử trong quân đội VNCH bị uất hận nhiều nhất nên có thể phản ứng :

“Tôi có một sự lo nghĩ trong lòng nhưng nó đã được giải quyết trước ngày cuối cùng của cuộc di tản, đó là một phần đông không quân Miền Nam đã được bay sang căn cứ Utapao ở Thái Lan. Như vậy là đã di chuyển được khả năng (chiến đấu) của một số phi công chống đối trên bầu trời, họ có lẽ là phần tử uất hận nhất trong các quân chủng. Và để trả thù, họ sẽ ngăn chặn cuộc di tản cuối cùng của chúng ta” (15).

Nếu phi công VNCH bắn rơi ba bốn chiếc máy bay vận tải Mỹ, chắc chắn là sẽ có nhiều trong số 6,000 người Mỹ phải chết. Thêm vào đấy là số thương vong không thể lường của quân đội hai bên. Dĩ nhiên là không lực từ Đệ Thất Hạm Đội sẽ vào uy hiếp, dẹp tan hết mọi cuộc tấn công. Nhưng Sàigòn sẽ đổ nát như Baghdad, và bao nhiêu người dân sẽ là nạn nhân?





--------------------------------------------------------------------------------
Khi Đồng Minh Tháo Chạy - Nguyễn Tiến Hưng
WebDesign by iPhongDesign © 2005


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Học Đến * Đi - 28.05.2005 15:03:34

Tại sao có chuyện bịa đăt chết nguồi về Lệ Văn Tám, và dấu giếm cho đến hôm nay.


15 Tháng 10 2004 - Cập nhật 19h00 GMT


Tìm sự thật về nhân vật Lê Văn Tám?



Từ huyền thoại thành sự thật là một quá trình phức tạp


Tại Việt Nam, câu chuyện về nhân vật Lê Văn Tám 'lấy thân mình làm đuốc sống' đốt kho đạn Thi Nghè đã được truyền tụng nhiều năm qua.
Không ít người vẫn nghĩ rằng đây là câu chuyện hoàn toàn có thật trong lịch sử.


Nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng có các tượng đài, trường học, công viên, đường phố mang tên Lê Văn Tám.

Tuy vậy, trên số báo Thế giới (Hà Nội) ra ngày 27-09 vừa qua và được web site talawas đăng lại, một người viết đã đặt lại vấn đề này.

Tác giả Quang Hùng đặt câu hỏi "liệu Lê Văn Tám có phải là người thật việc thật, từng lập nên chiến công oanh liệt?"

Bài viết nhắc người ta rằng từ năm 2003, báo Xưa & Nay (thuộc Hội khoa học lịch sử Việt Nam) cũng đã đề nghị cần có sự nhìn nhận lại sự việc:

"Vụ đốt kho đạn Thi Nghè ngày 1.1.1946 bao nhiêu năm nay quy về một huyền thoại Lê Văn Tám. Nhưng về phương diện khoa học, huyền thoại này không đứng vững được. Và chúng ta cứ chấp nhận như thế mà lưu truyền như là một hình tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng."

Bài viết của tác giả Quang Hùng nêu lên một vài chi tiết khập khiễng trong câu chuyện về Lê Văn Tám.

"Chỉ nghe kể Lê Văn Tám là giao liên, nhưng không thấy nói cụ thể Tám là giao liên cho đơn vị nào...Đơn vị của Tám không đứng ra báo công trường hợp người của đơn vị mình là thiếu sót lớn, không phải để hưởng tiếng thơm lây, mà là có tội che giấu thành tích của người làm nên lịch sử."

"Thông thường, theo nguyên tắc quân sự, kho đạn nào cũng được bảo vệ nghiêm ngặt...Đằng này Lê Văn Tám chạy một hơi từ cổng đến tận nhà kho chẳng thấy lính tráng nào ngăn cản, cứ như xông vào chỗ không người."

Vậy hình tượng Lê Văn Tám được đưa lên như thế nào?

Đạo diễn phim truyện Phan Vũ là người đầu tiên đưa ra hình tượng này. Theo ông Phan Vũ, ông không hề viết Lê Văn Tám là nhân vật có thực.

"Nhưng do các nhà tuyên truyền thời ấy thấy cần xây dựng một tấm gương dũng cảm hy sinh cứu nước, bèn chộp luôn sáng tác của ông, hiện thực hóa như một nhân vật có thật. Lỡ phóng lao đành theo lao luôn."

"Tại sao nhân vật được đặt tên là Lê Văn Tám? Vẫn theo tác giả Phan Vũ, khi ấy nhân Cách mạng tháng Tám, ông đặt luôn nhân vật của mình tên Tám, vừa có ý nghĩa, vừa dễ nhớ, vừa dân dã lại rất Nam Bộ gần gũi."

Bài báo về nhân vật Lê Văn Tám gợi nên một ví dụ về việc cần nhìn nhận lại nhiều cách thức viết sử ở Việt Nam, cũng như những biện pháp tuyên truyền từ nhiều năm qua.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/10/041011_levantam.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Học Nghe * Học Biết - 28.05.2005 15:17:13

Tìm sự thật về nhân vật Lê Văn Tám?


Tạp chí Xưa & Nay số 154 (202) - XII - 2003, bài Đọc hồi ký Dương Quang Đông trọn đời tận trung với Đảng tận hiếu với dân của Nguyễn Quế Lâm, trang 9, có đoạn viết:

"Vụ đốt kho đạn Thi Nghè ngày 1.1.1946 bao nhiêu năm nay quy về một huyền thoại Lê Văn Tám. Nhưng về phương diện khoa học, huyền thoại này không đứng vững được. Và chúng ta cứ chấp nhận như thế mà lưu truyền như là một hình tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nay bác Năm Đông đưa ra một tư liệu khác. Tổ đánh mìn kho đạn Thị Nghè là công nhân nhà máy đèn Chợ Quán gồm có Ka Kim, Kỷ và Nỉ. Ka Kim là chỉ huy. Kỷ và Nỉ dùng thuyền nhỏ chở mìn chờ lúc con nước ròng đưa thuyền chở mìn và hai người chui qua ống cống thoát nước. Vì lính gác chặt chẽ nên hai anh tiến hành công việc đặt mìn rất chậm. Khi đặt xong đến giờ điểm hỏa thì con nước đã lớn, ống cống ngập lút không ra được. Giờ điểm hỏa phá tung kho đạn Thị Nghè cũng là giờ phút hy sinh của hai công nhân nhà máy điện Chợ Quán.”


Tôi xin có một vài ý kiến nhỏ, rất mong được các bạn đọc góp thêm, để tìm đúng sự thật.

Có nhiều bài báo, có cả sách viết về Lê Văn Tám. Rất nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước có nào là tượng đài, công viên, đường phố mang tên Lê Văn Tám, trường học Lê Văn Tám...

Tuy nhiên, nếu nghiêm túc về nguồn để tìm kiếm sự kiện lịch sử có thể sẽ nảy sinh những thắc mắc: liệu Lê Văn Tám có phải là người thật việc thật, từng lập nên chiến công oanh liệt? Xin nêu bốn điểm thắc mắc:


1. Qua tên gọi Lê Văn Tám, với tập quán đặt tên của người miền Nam, có thể suy ra Tám có sáu anh chị ruột lớn hơn (không kể các em). Năm 1946, Tám khoảng 10 tuổi như vậy phỏng đoán các anh chị của Tám hơn 10 tuổi đến hơn 20 tuổi. Qua 1975, tức 30 năm sau, anh chị của Tám khoảng chừng từ 40 đến 50 tuổi. Ở lứa tuổi này, rất nhiều khả năng trong số sáu anh, chị của Tám có người vẫn còn sống (ngay cha mẹ của Tám cũng có thể còn sống với lứa tuổi từ 60-80). Trước 1975, có thể họ không dám nhận là anh chị của Tám, nhưng sau khi cách mạng thành công, tại sao không thấy ai đứng ra nhận vinh dự (và cả quyền lợi) cho gia đình? Nếu gia đình khiêm tốn không nhận công lao kháng chiến, các cơ quan chức năng cũng phải đi tìm. Ngành thương binh xã hội phải lập danh sách gia đình có công, ngành viết lịch sử phải tra cứu thân thế sự nghiệp.

Chẳng lẽ tất cả sáu anh chị của Tám đều đã chết yểu ở độ tuổi từ 20 đến 30? Ngay cả trong trường hợp chuyện này xẩy ra, hẳn chú bác, cô dì của Lê Văn Tám thế nào cũng có người còn sống, vì Tám ở ngay vùng Thị Nghè chớ nào phải xa xôi, hẻo lánh gì?

Để làm rõ hơn, đề nghị nên đăng thông báo trên truyền hình, phát thanh, báo chí, cả trung ương lẫn địa phương, tìm người thân của Lê Văn Tám.


2. Chỉ nghe kể Lê Văn Tám là giao liên, nhưng không thấy nói cụ thể Tám là giao liên cho đơn vị nào. Phàm đã hoạt động cách mạng, thời chống Pháp cũng như chống Mỹ, dứt khoát phải hoạt động trực thuộc một đơn vị nào đó (như Thành đoàn, Công đoàn, Binh vận, Biệt động thành, Trinh sát vũ trang, Địch vận v.v.), không ai có thể một mình một cõi, tự tung tự tác, muốn hoạt động ra sao cũng được, dù là tự thiêu, phá hủy kho đạn của địch.

Thực tiễn hoạt động cách mạng tại Sài Gòn cho thấy đến tình báo hoạt động cũng phải có tổ chức. Đơn vị của Tám không đứng ra báo công trường hợp người của đơn vị mình là thiếu sót lớn, không phải để hưởng tiếng thơm lây, mà là có tội che giấu thành tích của người làm nên lịch sử. Vậy đơn vị nào có chiến sĩ Tám, cần nhanh chóng làm các thủ tục này. Không lẽ cả đơn vị lớn nhỏ đều hy sinh hết? Nhiều trường hợp cả đơn vị hy sinh, vẫn có nhiều người biết do cuộc chiến tranh của chúng ta luôn được nhân dân nuôi dưỡng, bảo vệ giúp đỡ.

....

11.10.2004
Quang Hùng

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2960&rb=0302


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Học Nghe * Học Biết - 28.05.2005 17:43:09
tiếp.....

3. Thông thường, theo nguyên tắc quân sự, kho đạn nào cũng được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là khu quân sự cấm người lạ mặt lai vãng, ngoài cổng luôn có lính gác "vũ trang đến tận răng". Trong kho lại có nhiều nhà kho, mỗi nhà kho đều có cánh cửa luôn khóa chặt, đạn được bỏ trong thùng. Chỉ khi có người đến lãnh đạn hoặc quan hệ công tác, trình giấy tờ hợp lệ và đầy đủ, lính gác mới mở cổng cho vào. Tiếp đó, phải có lệnh của trưởng kho, thủ kho mới mở khóa, giao đạn.

Đằng này Lê Văn Tám chạy một hơi từ cổng đến tận nhà kho chẳng thấy lính tráng nào ngăn cản, cứ như xông vào chỗ không người, tất cả mọi cánh cổng, cánh cửa kho đều mở rộng như chờ đón sẵn!


4. Giả sử Lê Văn Tám đã điều nghiên kỹ lưỡng, nắm được quy luật của địch, hoặc rơi vào trường hợp may mắn ngẫu nhiên, do lính gác cổng bị bất ngờ không kịp phản ứng và tất cả mọi tình huống đều thuận lợi cho Tám, thì một người bình thường tẩm xăng đốt mình cháy như cây đuốc sống cũng khó chạy bộ một quãng vài chục mét. Nhà kho, nhất là kho đạn, không phải nhà mặt tiền, chí ít cũng phải qua cổng gác rồi cách vài chục mét.

Hình tượng Lê Văn Tám được đưa lên như thế nào? Người sáng tác hình tượng này là đạo diễn phim truyện Phan Vũ.

Theo ông Phan Vũ kể, ông không hề viết rằng Lê Văn Tám là nhân vật có thực lập nên kỳ công "cây đuốc sống", mà chỉ viết một phim truyện. Nhưng do các nhà tuyên truyền thời ấy thấy cần xây dựng một tấm gương dũng cảm hy sinh cứu nước, bèn chộp luôn sáng tác của ông, hiện thực hóa như một nhân vật có thật. Lỡ phóng lao đành theo lao luôn. Tại sao nhân vật được đặt tên là Lê Văn Tám? Vẫn theo tác giả Phan Vũ, khi ấy nhân Cách mạng tháng Tám, ông đặt luôn nhân vật của mình tên Tám, vừa có ý nghĩa, vừa dễ nhớ, vừa dân dã lại rất Nam Bộ gần gũi.

Thời chiến, có thể dùng mọi biện pháp, miễn hữu ích. Nay cũng cần trả lại sự thật cho các các sự kiện lịch sử.

Nguồn: Báo Thế giới (Hà Nội) số 39 (154) ngày 27/9/04 (trang 22-23)

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2960&rb=0302

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Học Dạy * Mua Bán - 29.05.2005 04:06:51
27 Tháng 5 2005 - Cập nhật 11h01 GMT


Giam giữ hay giáo dục nhân chuyện Yến Vy?


Chuyện Yến Vy thành hàng tin đầu của VnExpress

Tin tức về vụ Yến Vy bị đưa vào trung tâm giáo dục trở thành hàng tin được rất nhiều người quan tâm.
Bỏ qua góc cạnh giật gân và xì-căng-đan phim ảnh xung quanh câu chuyện này, Yến Vy bị chính quyền đưa đến một khu biệt lập có tính "cải tạo".

Vậy quí vị nghĩ gì về hình thức trừng phạt này?

Với quí vị thính giả đang sống ở nước ngoài thì ở đó vấn đề mãi dâm được xử lý và trừng phạt như thế nào?

Ở Anh và một số nước châu Âu, tự mình bán dâm thì không phạm pháp nhưng mời chào, tổ chức chứa chấp mua bán dâm và cưỡng bức người khác hành nghề là phạm luật.

Xin mời tham gia ý kiến cùng trang diễn đàn BBC Vietnamese.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2005/05/050527_yenvy.shtml

.........................


So sánh Micheal Jackson


http://newssearch.bbc.co.uk/cgi-bin/search/results.pl?scope=vietnamese&tab=vietnamese&order=sortboth&q=Michael+Jackson&x=18&y=7


Thẩm phán dọa sẽ tống giam Michael Jackson



................................

Chuyện Yến Vy thành hàng tin đầu của VnExpress

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/05/3B9DEA3A/

Thứ bảy, 28/5/2005, 10:01 GMT+7

'Yến Vy tự đánh mất hình ảnh mình trong lòng công chúng'

Tin diễn viên điện ảnh Yến Vy phải cải tạo 18 tháng trong trại phục hồi nhân phẩm đã khiến các đạo diễn và cả đồng nghiệp của cô bàng hoàng. "Buồn, tiếc" là cảm giác đầu tiên của những người từng quen biết Yến Vy khi nói với VnExpress về diễn viên này.

http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=48735
.......

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Ai học sex * Ai dạy sex? - 30.05.2005 09:25:03
25 Tháng 5 2005 - Cập nhật 16h31 GMT


Ý kiến một thiếu niên: giáo dục sex thế nào?


Bàn luận một cách thẳng thắn về tình dục vốn được coi là biện pháp hữu hiệu giúp làm giảm số trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên và lây nhiễm các bệnh truyền qua đường tình dục (STD), nhưng rất nhiều phụ huynh không thật sự tự tin để nói về chuyện này.

Sarah Cunnion, một nữ sinh 15 tuổi, nêu ý kiến của mình về vấn đề này.

Tôi cảm thấy khá bứt dứt khi nhiều bạn bè không biết những gì tôi đã biết. Mẹ tôi làm việc tại một phòng khám sức khỏe sinh sản. Bà luôn nói chuyện với chị em tôi về tình dục và quan hệ nam nữ, và những hậu quả của việc sinh hoạt tình dục không có bảo vệ.

Có lần mẹ kể cho tôi về một bạn gái cùng tuổi tôi mắc bệnh do sinh hoạt tình dục, cô gái đó nói với mẹ tôi rằng thực ra cô cũng không thích trò đó. Mẹ tôi hỏi tại sao cháu không từ chối, cô trả lời: “vì cháu không biết hậu quả.”

Tôi may mắn vì đã được mẹ nói cho những hậu quả có thể xảy ra. Tôi không muốn sinh hoạt tình dục khi còn quá trẻ vì không muốn chẳng may lây bệnh gì đó. Có lẽ đến lúc tôi lớn hơn, nhưng lúc đó tôi sẽ biết cách tự bảo vệ mình.

Nhưng các bạn cùng tuổi tôi làm thế nào có thể hiểu được chuyện này thông qua trò chuyện với cha mẹ?

Theo tôi các bậc cha mẹ nên cởi mở và có thái độ đúng đắn về vấn đề này. Nếu trẻ con cảm thấy xấu hổ và không muốn nói về chuyện này nữa, xin các bậc phụ huynh hãy nói “không có gì ngượng đâu, theo con con sẽ bước vào thế giới thế nào?”

Nhiều bạn của tôi không nói với cha mẹ về chuyện có bạn trai vì sợ cha mẹ sẽ có phản ứng mạnh hoặc đánh giá này nọ. Nếu cha mẹ tin tưởng ở con cái thì chúng tôi sẽ cảm thấy tự tin hơn – vì vậy chúng tôi mong cha mẹ đứng về phía mình. Nếu mẹ tôi có thể tin tưởng tôi thì tôi cũng có thể tin rằng mình có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

Khi tôi còn nhỏ, tôi rất thích một cuốn sách về cơ thể người và đi đâu cũng mang theo. Bà tôi rất ghét điều này vì tôi thường hay hỏi bà về những gì mình đọc được. Bà tôi rất nghiêm nghị và không thích nói chuyện về cơ thể và quan hệ nam nữ - và đa số những lần tôi hỏi, bà không biết trả lời thế nào. Đây chính là vấn đề của một số cha mẹ.

Tôi ước gì mình có thể nói về những chuyện này tại trường học. Một vài người lớn cho rằng nói chuyện với trẻ em về tình dục là khuyến khích tình dục khi còn quá trẻ. Nhưng nếu chúng tôi không có thông tin về những nguy hại của tình dục không có bảo vệ, làm sao chúng tôi có thể biết được?

Những điều này không nhất thiết phải được bàn tới trong những giờ học riêng về giáo dục tình dục. Chẳng hạn chúng ta có thể nói về những ông vua bà chúa đã từng mắc bệnh lây qua đường tình dục; trong giờ sinh học cũng có thể đi tìm hiểu những vi khuẩn và virus gây những bệnh này.

Tôi muốn được biết đến những điều này từ mẹ, nhưng còn những bạn không sống với mẹ thì sao?

Nếu bạn muốn chia sẻ ý kiến về vấn đề này, xin hãy dùng hộp tiện ích bên tay phải hoặc email cho chúng tôi ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/05/050525_sexeducation.shtml

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 137 bài trong đề mục