Cách học và dạy
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 10 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 137 bài trong đề mục
HongYen 10.05.2005 04:01:41 (permalink)
Bài học 60 năm

Coi như đây là khái niệm về lịch sử 60 năm trước, để có tầm nhìn nào đó khi học và dạy sử.

...................................................


Xin Mời:

Kỷ niệm ngày kết thúc thế chiến thứ hai tại Châu Âu

08-May-2005


Các cựu chiến binh thế chiến thứ hai tại Matxcơva


Các buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày kết thúc thế chiến thứ hai đang diễn ra khắp châu Âu.

Các cựu chiến binh mang huân chương thế chiến thứ hai đã tề tựu tại trạm xe lửa Belarus ở Matxcơva vào lúc một đoàn tầu thời đó tiến vào nhà ga để tạo lại cảnh các binh sĩ Sô viết vinh quang trở về cách đây 60 năm. Ngày mai, các nhà lãnh đạo của hơn 50 quốc gia trên thế giới sẽ có mặt tại Matxcơva dự các buổi lễ kỷ niệm.

Tại Paris, tổng thống Jacques Chirac của Pháp đã đặt vòng hoa tại đài kỷ niệm chiến sĩ vô danh trên đường Champs Elysees trong khi thái tử Charles của Anh đặt vòng hoa tại đài kỷ niệm the Cenotaph ở London.

Tổng thống Horst Koehler và thủ tướng Gerhard Schroeder của Đức đã dự các buổi lễ cầu nguyện tại Berlin trước khi đến đặt vòng hoa vinh danh các nạn nhân của Đức quốc xã. Nhưng các nhóm tân phát xít đã tụ tập biểu tình tại thủ đô Đức. Các đoàn thể phản đối hoạt động của các nhóm này cũng tổ chức biểu tình.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-05-08-voa7.cfm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.05.2005 04:03:22 bởi HongYen >
#31
    HongYen 10.05.2005 04:07:45 (permalink)
    09 Tháng 5 2005 - Cập nhật 09h25 GMT


    Nga tưởng nhớ người Liên Xô chết trong Thế Chiến


    Vladimir Putin nhấn mạnh sự hy sinh của Liên Xô trong Thế chiến II
    Hơn 50 nhà lãnh đạo thế giới trong đó có cả Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush có mặt tại Mát-xcơ-va để tưởng nhớ sự hy sinh của người Liên Xô trong Thế Chiến II.
    Một cuộc duyệt binh lớn đã diễn ra ở Quảng trường Đỏ - sự kiện cuối cùng trong một loạt các hoạt động ở Châu Âu để đánh dấu năm quân Đồng Minh chiến thắng Phát Xít Đức.

    Buổi lễ kỷ niệm 75 phút được nối tiếp bởi việc đặt vòng hoa tại mộ của các chiến sĩ vô danh.

    Tuy nhiên lễ kỷ niệm đã bị những bất đồng về di sản của cuộc chiến phủ bóng.

    Hy sinh của Liên Xô

    Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh sự hy sinh của người Liên Xô nhằm cứu thế giới khỏi chế độ Phát Xít.

    Ông nói với những quan chức và cựu binh được mời tới dự buổi duyệt binh : ‘‘Đối với chúng ta, chiến thắng là của tất cả chúng ta.’’

    Nhưng ông cũng nói thế giới ‘‘cũng biết rằng Liên Bang Xô Viết đã mất hàng chục triệu công dân trong những năm đó.’’

    ‘‘Tất cả người dân Liên Xô đã chịu những mất mát không bao giờ có thể bù đắp lại được.’’
    Trước đó Tổng thống Bush đã ca ngợi cuộc giải phóng khỏi ách Phát Xít nhưng nói rằng việc Nga chiếm đóng các nước Đông Âu sau đó là ‘‘một trong những điều sai lầm lớn nhất trong lịch sử.’’

    Phản đối

    Hơn 40 triệu người trong số đó có 27 triệu người Xô Viết đã chết khi Thế Chiến II kết thúc ở Châu Âu vào ngày 8 tháng Năm năm 1945.

    Các nhà lãnh đạo thế giới tham dự lễ kỷ niệm ở Mát-xcơ-va có Tổng thống Pháp Jacques Chirac, Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

    Binh lính Nga đi trước cùng với các cựu binh và binh lính mặc thường phục mang theo các biểu ngữ thời chiến tham dự cuộc diễu binh ở Quảng trường Đỏ.

    An ninh đã được thắt chặt cho buổi lễ kỷ niệm này.

    Trung tâm Mát-xcơ-va đã đóng cửa và người ta cũng khuyến khích dân chúng xem buổi lễ trên truyền hình.

    Một số người đã nói rằng sự kiện này không phải dành cho những người dân thường.

    Các biểu tượng thời Xô Viết trong đó có cả hình ảnh của Joseph Stalin đã được sử dụng nhiều tại buổi lễ khiến người ta lo ngại rằng ông Putin có ý định đưa nước Nga trở về thời kỳ cai trị độc đoán trước đây.

    Sự kiện Liên Xô chiếm đóng các nước Baltic sau Thế Chiến đã khiến Estonia và Lít-va tẩy chay lễ kỷ niệm ở Mát-xcơ-va để đánh dấu ngày Phát Xít Đức ký đầu hàng vô điều kiện ở Berlin – Ngày 9 tháng Năm 1945.

    Hai nước này đòi Nga phải xin lỗi nhưng Tổng thống Putin nói đó là điều không cần thiết vì hiệp ước năm 1939 dẫn tới việc Liên Xô đưa quân và các nước này đã bị chính các nhà lãnh đạo thời Xô Viết chỉ trích.

    Tổng thống Ba Lan Aleksander Kwasniewski đã tham dự buổi lễ bất chấp sự phản đối từ nhiều người Ba Lan vốn cho rằng ông không nên tham dự lễ kỷ niệm vì thất bại của Phát Xít đã không mang lại tự do cho Ba Lan mà là gần nửa thế kỷ chế độ cộng sản Liên Xô.

    Tại Đức, buổi Liên hoan Dân chủ cũng đã diễn ra để tỏ dấu hiệu hòa giải với các cựu thù và đánh dấu thất bại của Phát Xít.

    ..................................

    TIN MỚI NHẤT

    Nga tưởng nhớ người Liên Xô chết trong Thế Chiến
    Cuộc gặp Bush - Putin - những điều nhạy cảm

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2005/05/050509_russiacelebration.shtml
    #32
      HongYen 10.05.2005 17:23:05 (permalink)



      #33
        HongYen 10.05.2005 17:37:21 (permalink)
        Thứ sáu, 6/5/2005, 14:27 GMT+7

        7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh

        Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.

        1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói

        Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

        2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào

        Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

        Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

        3. Học cách ghi nhớ

        Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

        4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh

        Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

        5. Hãy nối mạng

        Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.

        Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

        6. Học từ vựng một cách có hệ thống

        Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

        Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

        Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

        Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...

        Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...

        Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

        Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

        7. Bạn hãy phấn khích lên

        Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.

        Hội đồng Anh dành tặng 100 đĩa luyện phát âm đặc biệt cho các bạn yêu thích học tiếng Anh. Xin bạn đọc hãy cắt phiếu dưới đây, để vào bì thư và gửi về Hội đồng Anh, 40 Cát Linh, Hà Nội, hoặc trực tiếp đem phiếu đến văn phòng Hội đồng Anh để nhận quà.

        Phiếu yêu cầu tặng đĩa luyện phát âm đặc biệt của Hội đồng Anh
        Họ tên:
        Địa chỉ:
        Điện thoại:
        E-mail:


        http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Giao-duc/2005/05/3B9DDF15/

        #34
          HongYen 10.05.2005 18:41:53 (permalink)
          Hoa Kỳ: Đệ I Siêu Cường, Đệ I Ngây Thơ

          Thành Chung

          Tổng thống Bush: "Hoa Kỳ có góp phần gieo tai họa...."

          Hôm Thứ Bảy mùng bảy, tại Latvia, Tổng thống Bush công nhận trước lãnh tụ ba nước Cộng hoà vùng Baltic vừa thoát khỏi ách cộng sản, rằng Hoa Kỳ đã sai lầm trong thỏa ước Yalta chia đôi thế giới sau Thế chiến II, khiến nhiều quốc gia trở thành nạn nhân cộng sản. Một lời thú nhận muộn màng nhưng cần thiết. Nhân dịp này, Việt Báo xin đăng tải lại một bài đã trình bày trong Giai phẩm Xuân Ất Dậu, như một lời nhắc nhở. Bao giờ Hoa Kỳ sẽ có một lời thú nhận tương tự về Việt Nam?
          Thế kỷ XX được ghi nhận là có nhiều vụ thảm sát nhất. Ngược với nhận định của các sử gia, Hoa Kỳ không phải là vô can: bất cẩn hay nhu nhược trước tội ác cũng là trọng tội. Nhớ lại chu kỳ sáu mươi năm, từ 1945 đến nay, người ta cần nhớ ra chuyện này....

          Do Stéphane Courtois chủ biên, bộ sách đồ sộ mà vẫn sơ sài về tội ác của chủ nghĩa cộng sản - Le Live Noir du Communisme - có lược kê tổng số nạn nhân cộng sản là gần 95 triệu: 65 triệu tại Trung Quốc, 20 triệu tại Liên Xô, hai triệu tại Bắc Hàn và Căm Bốt, một triệu tại Việt Nam, v.v.... Thế kỷ XX quả là đã đạt một kỷ lục hắc ám.
          Trong thế kỷ XX đó, Hoa Kỳ cũng được ghi nhận là đã nhiều lần tham chiến để ngăn ngừa tội ác, chống các chế độ độc tài và giải phóng nhiều dân tộc bị áp bức. Người Mỹ có thể hồn nhiên nghĩ vậy nên đôi khi không hiểu vì sao quốc gia lãnh đạo thế giới tự do lại không được nhiều xứ khác quý trọng và tin cậy. Có thể là vì họ không thấy bao lầm lẫn tai hại của lãnh đạo Hoa Kỳ, từ Thế chiến II cho đến sau này.

          Người ta thường nói Hoa Kỳ trở thành siêu cường vô địch kể từ năm 1991, khi Đế quốc Xô viết tan rã. Thực ra, Hoa Kỳ đã là siêu cường vô địch trước đó nửa thế kỷ, từ 1941. Năm đó, Hoa Kỳ bắt đầu nhập cuộc tại Âu châu rồi Á châu và cả hai lực lượng chính của phe Trục là Đức quốc xã và Phát xít Nhật đều không là đối thủ. Lúc đó Đế quốc Anh đã suy thoái, Đế quốc Pháp kiệt quệ và Đế quốc Xô viết chưa thành hình và Trung Hoa còn chưa có tên là Trung Cộng.

          Năm 1945, khi Hoa Kỳ có võ khí tuyệt đối là bom nguyên tử, các đại cường kia đều lụn bại. Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất có khả năng can thiệp toàn cầu. Là quốc gia đề cao việc giải thực, Hoa Kỳ đã trước tiên trao trả độc lập cho Phi Luật Tân và xứng đáng là lãnh đạo thế giới tự do, với chủ trương phát huy dân chủ tự do trên thế giới.
          Thế rồi chuyện gì xảy ra?
          Do lời khuyên của Winston Churchill, bậc anh hùng đại trí của dân Anh mà cũng là con cáo già của đế chế - và lời dụ của Joseph Stalin, bạo chúa của Liên bang Xô viết - Tổng thống Franklin Roosevelt đồng ý với giải pháp chia đôi thế giới, mở đầu cho thời Chiến tranh lạnh. Cục diện đối đầu Đông-Tây đã khởi sự từ Yalta, với bộ ba Churchill, Stalin và Roosevelt.

          Ai cười ai trong hài kịch tay ba này?

          Sau Roosevelt, đến lượt Harry Truman làm nốt phần vụ còn lại: chấm dứt yểm trợ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, cho phép Mao Trạch Đông thắng thế và thiết lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc cuối năm 1949.

          Kết quả là phân nửa Đông Âu bị nhuộm đỏ, hàng vạn dân Ba Lan và Đông Đức chết oan. Kết quả là Liên Xô tham chiến chống Nhật khi Nhật sắp đầu hàng, để chiếm luôn nhiều quần đảo của Nhật và khống chế một phần bán đảo Triều Tiên. Nhật đã gửi văn thư xin đầu hàng đến chính quyền Mỹ, nhờ Liên xô chuyển giao, Staline ém thư đợi cho Nhật lãnh bom nguyên tử rồi mới xua quân "tiếp thu" đất đai của Nhật. Kết quả là Đế quốc Anh tái lập trật tự và tạo điều kiện cho Đế quốc Pháp hồi sinh, thật chậm, chậm hơn mình. Từ đó mới có chiến tranh Triều Tiên rồi Điện Biên Phủ. Và chiến tranh Việt Nam sau này.

          Vì sao Tổng thống Harry Truman đã đảo ngược chủ trương giải thực của Roosevelt? Vì sao Hoa Kỳ ngày nay đang giải quyết di dản chồng chất của Đế quốc Anh: từ tranh chấp Ấn-Hồi đến chuyện Palestine và sự hình thành của quốc gia Israel rồi nội chiến Lebanon, Iraq, Afghanistan, v.v...? Ngần ấy hồ sơ bất ổn đều xuất phát từ cái trật tự quái đản do Anh quốc để lại và Hoa Kỳ gật gù đồng ý cho các thuộc địa cũ.

          Đối với Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính quyền Roosevelt lúc ban đầu nhất quyết không cho chính quyền kháng chiến của Charles de Gaulle tái chiếm Đông Dương từ tay Phát xít Nhật. Sau khi Roosevelt bất ngờ tạ thế, chính quyền Truman đảo ngược lập trường và cho Pháp cơ hội trở lại. Chủ nghĩa thực dân được hà hơi tiếp sức, lần này dưới chiêu bài ngăn ngừa làn sóng đỏ. Sau này, Quốc gia Việt Nam hình thành trong điều kiện ấy, với một chính nghĩa mơ hồ nhưng được phe Cộng sản triệt để khai thác để đề cao chính danh của họ.

          Có thể là De Gaulle đã dự tính một giải pháp tiệm tiến cho Đông Dương, với việc trao trả độc lập hình thức cho Việt Nam qua lá bài Duy Tân. Nhưng giải pháp tiệm tiến ấy vẫn là quá nhanh quá mạnh cho Đế quốc Anh. Cái chết bất ngờ và bí ẩn của Duy Tân là điều không may cho nước Pháp, như de Gaulle đã than. Ông từ chức ngay sau đó và những rối loạn của nền Đệ tứ Cộng hoà Pháp đã dẫn tới chánh sách nửa vời tại Đông Dương, đến giải pháp nửa vời là Bảo Đại, và đến biến cố Điện Biên Phủ năm 1954.

          De Gaulle cho rằng người Anh có nhúng tay vào cái chết của vua Duy Tân, điều đó có thể là đúng, nếu người ta thấy ra những tính toán tinh vi - thậm chí thâm hiểm - của Anh. Bên cạnh đó là sự chủ quan và cực kỳ ngây thơ của Hoa Kỳ. Những gì được giải mật từ mười năm nay tại Hoa Kỳ - và cả Liên bang Nga - có thể cho thấy sự ngây thơ tai hại ấy.

          Cả hai chính quyền Roosevelt và Truman đều mơ hồ về chủ nghĩa cộng sản, nhất là về chủ nghĩa cộng sản Á châu. Cả hai đều bị Stalin cài người vào thượng tầng chính trị và có khi chi phối cả đường lối đối ngoại. Vì bất cẩn về an ninh, Hoa Kỳ đã để Liên xô đánh cắp bí mật nguyên tử nên Staline tranh thủ được mấy năm và trở thành cường quốc nguyên tử trước khi tạ thế. Nếu không, cục diện thế giới có khi đã khác.

          Ngoài vụ đánh cắp bí mật nguyên tử, Liên xô còn cài nội tuyến tới cấp cao nhất trong các chính quyền Roosevelt và Truman: nhẹ nhất là Tổng trưởng Nội vụ (thực ra là Tài nguyên Công sản) Harold Ickes - thân phụ của cố vấn Ickes của Tổng thống Clinton sau này. Ông ta là đảng viên Cộng sản, cầm đầu tổ chức ngoại vi của Quốc tế Cộng sản tại Mỹ là Liên đoàn Dân chủ Hoà bình.

          Nặng ký hơn thì có Phụ tá Ngoại trưởng Alger Hiss, Phụ tá Tổng trưởng Ngân khố Harry White, Phụ tá Hành chánh cho Roosevelt là Lauchlin Currie, là Cố vấn Đặc biệt Harry Hopkins của Roosevelt, Đổng lý Văn phòng cho Giám đốc Tình báo (tiền thân của CIA) Duncan Lee, Cố vấn Quốc phòng đặc trách Á châu là Owen Lattimore, v.v....
          Họ là cán bộ mẫn cán của Liên Xô và mặc nhiên ảnh hưởng đến nhận thức và quyết định của lãnh đạo Hoa Kỳ trong thời chiến tranh và có thể đã góp phần cho sự lớn mạnh của Liên Xô và khối Cộng sản sau này. Có ảnh hưởng nhất là Alger Hiss, người bị biện lý Richard Nixon truy tố đến cùng và vì vụ này mà Nixon gây ác cảm với truyền thông thiên tả của Mỹ. Hai mươi năm sau, họ không tha ông ta trong vụ Watergate.

          Kiểm lại chuyện xưa, từ 1945 đến nay, chúng ta không thể không nhắc lại một số hồ sơ vẫn còn nóng hổi và mặn chát. Như máu và nước mắt....


          Số: 3689
          Ra Ngày: 9/5/2005
          http://www.vietbao.com/
          #35
            HongYen 11.05.2005 00:52:53 (permalink)
            Sau 60 năm hiệp ước Yalta còn phủ bóng


            Ba nhà lãnh đạo thế giới: Winston Churchill của Anh, Franklin D. Roosevelt của Mỹ và Joseph Stalin của Liên Xô ở Yalta năm 1945


            Hội nghị Yalta họp trên bán đảo Crimê, khi ấy thuộc Liên Xô, đã để lại một di sản dài lâu, đến nay vẫn còn chưa chấm dứt cho toàn châu Âu.
            Khi ba nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô họp ở Yalta từ ngày 4 đến ngày 11 tháng Hai năm 1945 để quyết định các vùng ảnh hưởng của họ sau Thế Chiến Hai, Stalin là người ở vị trí mạnh nhất.

            Hồng Quân Liên Xô lúc ấy đã phá tan hệ thống phòng thủ của nước Đức phát-xít ở phía Đông và sắp vào đến sào huyệt của Hitler ở Berlin.

            Số phận châu Âu

            Mục tiêu của Stalin ngay từ trước hội nghị là mở rộng vùng ảnh hưởng của Liên Xô sang càng gần Tây Âu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Điều đó sẽ có nghĩa là nước Balan sau Thế Chiến sẽ không chỉ mất đất đai mà còn bị kẹt cứng trong khu vực Matxcơva kiểm soát.

            Nhưng lãnh thổ và biên giới Balan không phải mà điều Stalin muốn duy nhất. Khi đồng ý tuyên chiến với Nhật Bản, chiếm các đảo Kurile và đồng ý thành lập Liên Hiệp Quốc, Stalin đã ‘ra giá’ là Liên Xô phải được ghế thành viên thường trực với quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an LHQ.


            Lâu đài Livadiyskiy là nơi diễn ra hội nghị Yalta


            Hoa Kỳ và Liên Xô đã gặp nhau ở điểm này. Tổng thống Roosevelt chịu bay chuyến bay dài đến tận Yalta dù sức khoẻ rất yếu kém là để được nghe sự đồng ý của Stalin cho hai điều: thành lập LHQ và yêu cầu Nga tham chiến đánh Nhật.

            Roosevelt không lo nhiều về số phận các nước châu Âu. Nhưng đó lại lại mối lo âu chính của Churchill bởi vị thủ tướng quý tộc này hiểu rõ rằng sau Thế Chiến, nước Anh không còn vị trí như trước ở các thuộc địa sẽ dần độc lập, mà phải cố giành lấy càng nhiều càng tốt một vai trò tại châu Âu.

            Churchill tìm mọi cách để trừng phạt Đức nhưng phục hồi Pháp sao cho thật mạnh ở lục địa để làm chỗ dựa cho Anh. Churchill cho rằng Roosevelt quá ngây thơ về các ý định của Stalin và cố gắng thúc đẩy nghị trình vì châu Âu của mình.

            Thủ tướng Anh cũng không muốn người Nga làm chủ Balan. Vì chẳng phải cuộc xâm lược Balan của quân Đức đã buộc Anh và Pháp tuyên chiến với Hitler đó sao?

            Lại chuyện Balan

            Nhưng bản đồ châu Âu sau Thế Chiến lại được quyết định bởi mâu thuẫn quanh số phận của Balan, nước lớn nhất vùng Trung Âu.

            Dù Churchill cố lên tiếng vì một Balan độc lập với Liên Xô nhưng nước Anh chẳng có gì để gây sức ép. Trái lại, Stalin có tất cả: một đội quân hùng hậu, trên đà chiến thắng đã làm chủ toàn bộ lãnh thổ Balan, một chính phủ lâm thời do những người cộng sản Balan được Liên Xô giúp đỡ lập nên ở phía Đông Balan.



            Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đến hội nghị Yalta tháng Hai 1945 ở thế yếu


            Stalin ra lệnh cho Hồng Quân và quân đội cộng sản Balan không được cứu cuộc khởi nghĩa Warszawa năm 1944 do những người cộng hòa chủ xướng.

            Quân cộng sản Liên Xô và Balan đứng ngay bên bờ sông Wisla nhìn quân Đức đốt phá thành phố và tàn sát hàng vạn người khởi nghĩa. Một số lớn người Balan ưu tú không theo cộng sản bị tiêu diệt trong cuộc khởi nghĩa đẫm máu đó.

            Stalin cũng quyết định cắt gần một phần ba lãnh thổ Balan ở phía Đông để sát nhập vào Liên Xô. Đổi lại, Balan được một phần lớn đất của Đức và thành phố Gdansk, trước Thế Chiến là Danzig. Đây là thành phố từng có số dân Đức khá đông và do tranh cãi giữa Balan với phát-xít Đức nên được hưởng quy chế ‘thành phố tự do thuộc Hội Quốc Liên’. Nay thì nó hoàn toàn thuộc về Balan.

            tiếp......
            #36
              HongYen 11.05.2005 00:56:57 (permalink)
              ......

              Chính phủ liên hiệp

              Nhưng còn số phận chính phủ Balan và hàng vạn lính cộng hòa Balan chiến đấu ở mặt trận phía Tây cùng quân đồng minh Anh, Mỹ và Pháp?

              Sau khi Warszawa thất thủ năm 1939, chính phủ nước này chạy sang Rumani rồi tập hợp lại ở Anh. Họ là một phần của Đồng minh đánh phát-xít với nhiều quân đoàn đóng góp xương máu cho cuộc chiến.

              Ba lãnh tụ Anh, Mỹ và Liên Xô chỉ đồng ý được với nhau ở Yalta trong một tuyên bố chung là ‘chính phủ lâm thời Balan’-tức chính phủ Balan cộng sản do Liên Xô dựng lên, sẽ ‘mở rộng thành phần, gồm cả người Balan ở hải ngoại’.

              Nhà lãnh đạo Balan từ Luân Đôn, ông Stanislaw Mikolajczyk về nước tham gia chính phủ liên hiệp và giữ chức phó thủ tướng.


              Năm 1948, tổng thống Tiệp Khắc Edvard Benes thuộc phe dân chủ đã từ chức trước sức ép của cộng sản


              Một mô hình tương tự được áp dụng cho Tiệp Khắc, nơi các chính trị gia từ chính phủ kháng chiến ở hải ngoại về tham gia chính quyền với những người cộng sản do Liên Xô ủng hộ.

              Nhưng Stalin đã có các biện pháp cụ thể khiến mô hình ‘chính thể liên hiệp’ phải chấm dứt.

              Năm 1947, nhà nước Balan cáo buộc phó thủ tướng Stanislaw Mikolajczyk là ‘gián điệp’ và buộc ông phải rời Balan.Sau khi 16 nhà lãnh đạo phe kháng chiến Balan đến gặp Hồng Quân Liên Xô rồi bị tuyên bố là ‘mất tích’, Churchill viết thư hỏi Stalin nhưng chẳng có kết quả gì.

              Stalin còn cho thủ tiêu dần những lãnh đạo Balan cộng sản nhưng không theo đường lối Matxcơva. Chính phủ liên hiệp ở Tiệp Khắc cũng kết thúc tương tự. Năm 1948, tổng thống dân chủ Edvard Benes, người lãnh đạo lực lượng kháng chiến Tiệp ở Phương Tây về nước tham chính sau 1945, đã từ chức trước sức ép của phe cộng sản.

              Thảm kịch cho hàng triệu người

              Cuộc chia cắt lại lãnh thổ châu Âu sau Thế Chiến đã kéo theo những hậu quả khủng khiếp cho hàng triệu dân Đông Âu. Người Balan ở vùng bị cắt cho Liên Xô bị tống lên xe và tàu để về vùng Tây Balan, nơi chính quyền Balan trục xuất hàng vạn người Đức, buộc họ về nước Đức bại trận.

              Nhiều nghìn người thuộc đủ các dân tộc đã bị chết trên đường di dân cưỡng bức. Hàng nghìn người Ukraina cũng chịu số phận mất nhà cửa tương tự. Nước Rumani cũng bị chia cắt để lấy một phần lãnh thổ nhập vào Liên Xô. Biên giới Hungary cũng bị sửa lại.

              Sau chiến tranh, hàng nghìn người Cô-dắc chiến đấu trong các binh đoàn phát-xít Đức lập ra để đánh quân Đồng minh được hội nghị Yalta đồng ý là sẽ trở về Liên Xô bình thường vì họ là công dân Xô-Viết. Roosevelt và Churchill đồng ý với điều đó dù ai cũng biết án tử hình đợi những người Cô-dắc ở Liên Xô.

              Nước Anh cũng đồng ý để các binh sĩ Nam Tư, Balan trở về nước sau Thế Chiến. Họ thường bị các chính quyền cộng sản mới thành lập bắt tù và hãm hại. Sự hình thành nước Nam Tư với chính sách 'đông lạnh' các xung đột sắc tộc, tôn giáo dưới thời Tito là một phần gây ra cuộc bùng nổ bạo lực sau Chiến Tranh Lạnh.


              Khi đó, các đồng minh Tây Âu chỉ biết trông cậy vào lòng tốt của Stalin
              Sử gia A J P Taylor



              Ngày nay, có nhiều ý kiến phê bình hai nhà lãnh đạo Anh và Mỹ đã chịu sức ép nhiều từ Stalin và vì quyền lợi của các đại cường mà không tính đến các hậu quả lâu dài cho châu Âu.

              Nhưng sử gia A J P Taylor, trong cuốn Oxford English History 1914-1945, có cái nhìn thông cảm hơn với hai vị này. Ông cho rằng khi ấy:

              ‘Quân Liên Xô làm chủ gần hết vùng Đông Âu và các đồng minh Tây Âu chỉ biết trông cậy vào lòng tốt của Stalin mà thôi, trừ khi họ muốn đảo ngược hiệp ước đồng minh với Stalin để ký kết với Hitler. Và tất nhiên chẳng ai nghĩ như vậy cả’.

              Di sản của Yalta mãi đến gần đây mới chấm dứt dù chưa toàn vẹn, sau khi Balan và một loạt nước Đông Âu gia nhập EU. Trên thực tế, theo một số ý kiến, họ không gia nhập một tổ chức mới mà chỉ trở lại chỗ đứng trước Thế Chiến Hai của họ.

              Trước Thế Chiến Hai, Balan, Tiệp và đa số các nước Đông Âu đã có chế độ dân chủ đại nghị và là đồng minh của Anh, Pháp và Mỹ.

              Nhiều người cho rằng Liên Hiệp Châu Âu có trách nhiệm đạo đức phải mở rộng vòng tay với các dân tộc Trung và Đông Âu. Nay EU đã làm được rất nhiều để sửa lại những bất công do hiệp ước Yalta gây ra, nhưng sự thống nhất lục địa vẫn còn chưa hoàn tất, và di sản Yalta vẫn còn phủ bóng ở nhiều vùng châu Âu.

              http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2005/02/050207_yaltalegacy.shtml
              #37
                HongYen 14.05.2005 18:14:35 (permalink)
                Thứ Bảy, 14/05/2005, 07:56 (GMT+7)

                Quốc hội thảo luận dự án Luật giáo dục (sửa đổi):

                Quan trọng là học thế nào, thi ra sao?


                TT (Hà Nội) - Một sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử Quốc hội (QH) nước nhà đã diễn ra vào cuối giờ chiều qua: biểu quyết xem QH có nên dành thêm một buổi tối (16-5) để thảo luận dự án Luật giáo dục (sửa đổi), bởi còn tới hàng chục đại biểu đăng ký bên cạnh 36 ý kiến đã “đăng đàn”.

                Kết quả: 60,73% cho rằng “không nên” vì các vấn đề, lập luận được đưa ra đều gần như không mới, những đại biểu (ĐB) chưa có dịp phát biểu sẽ gửi văn bản lên đoàn thư ký để tổng hợp.

                Một chi tiết cũng hết sức đáng chú ý khác: việc tăng đột biến số lượng ĐB đăng ký tham gia thảo luận hôm qua dường như đã gây nên tình trạng “nghẽn mạch” máy tính khiến một số ĐB không “chen” vào được.

                Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS

                Gần như đa số ý kiến của ĐB QH đều nhất trí với dự án luật về việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS. “Để kỳ thi này chẳng những gây tốn kém mà còn gây áp lực đi học thêm cho học sinh” - ĐB Phạm Thị Hồng Nga (Hà Tây) nói. “Thực tế vừa qua, kỳ thi này chỉ là hình thức, lại tạo áp lực học nặng nề cho học sinh” - ĐB Dương Kim Anh (Trà Vinh) hưởng ứng.

                “Hiện nay, trong cặp của học sinh vẫn rất nặng do chương trình học nhồi nhét và căn bệnh chạy theo thành tích vẫn còn. Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS ít nhiều cũng giảm thiểu được tình trạng trên” - Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo đồng tình. Việc cấp chứng chỉ hay văn bằng cho học sinh tốt nghiệp, bà Thảo đề nghị nên giao cho trường để làm tăng thêm “thương hiệu” cho chính trường đó.

                Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Lương Phan Cừ (Đắc Nông) lại nghĩ khác: thi cử rất có ích và cần thiết. Người học qua mỗi lần ôn thi sẽ tăng thêm kiến thức, tập dượt ý chí, làm quen dần với sức ép, rèn bản lĩnh tự tin. Người dạy có dịp kiểm tra chất lượng giảng dạy, nâng cao được năng lực chuyên môn.

                Đồng ý quan điểm “đã học thì phải thi” nhưng Chủ tịch QH Nguyễn Văn An nhấn mạnh quan trọng là học như thế nào và thi ra sao? Ông nói: tâm lý lứa tuổi học trò không phù hợp với hai kỳ thi liền, vừa thi tốt nghiệp THCS vừa thi tuyển vào THPT trong khi nội dung, chương trình thi không có thêm kiến thức gì mới.

                Sách giáo khoa: nhiều hay chỉ một bộ?

                “Cùng một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa là cần thiết và là tư duy mới trong giáo dục, các nước tiên tiến cũng đã thực hiện từ lâu” - ĐB Nguyễn Nghiễm (Bình Phước) cho rằng như vậy sẽ huy động được trí tuệ của đông đảo nhà khoa học, nhà giáo tham gia viết sách.

                Lập tức ĐB Lỳ Khai Phà (Lai Châu) tỏ ý băn khoăn: nếu thực hiện một chương trình thống nhất có nhiều bộ sách giáo khoa cho cả ba cấp học và cho tất cả môn học thì 64 tỉnh thành sẽ có bao nhiêu bộ sách khác nhau? Nhiều bộ sách khác nhau liệu học sinh VN có học giỏi hơn các nước xung quanh hay không? Đây là vấn đề thay đổi có tính chất cải cách giáo dục mà ông Phà đòi hỏi ban soạn thảo phải có câu trả lời để “chúng tôi có thể quyết định được”.

                “Tôi nghĩ vấn đề không phải ở chỗ một bộ hay nhiều bộ mà quan trọng là chất lượng của sách thế nào” - ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Nghệ An) lên tiếng. Để đảm bảo yếu tố này, cơ chế thẩm định sách tiến hành ra sao? Sách được làm theo đặt hàng hay tự đăng ký?... “Cần phải xem lại tính thực thi trước khi QH thông qua” - bà Hoa chốt.

                Đ.TR. - V.H.Q

                http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=78506&ChannelID=13
                #38
                  HongYen 14.05.2005 18:21:10 (permalink)


                  Từ trái sang: Tổng Thanh tra Chính phủ Quách Lê Thanh, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Ngọc Đường và trưởng Ban khoa giáo trung ương Đỗ Nguyên Phương trao đổi về Luật giáo dục trong giờ giải lao


                  Tranh luận tại Quốc hội: Thông qua hay sửa nữa?

                  Câu hỏi “thông qua hay sửa nữa?” lại tiếp tục được đặt ra tại phiên thảo luận dự án Luật giáo dục hôm qua. Hầu hết ủng hộ phương án thông qua nhưng một số ý kiến khác vẫn đề nghị lùi lại.

                  Chủ tịch QH Nguyễn Văn An:

                  “Tuyệt đại đa số đều bày tỏ thái độ nên, cần và có thể thông qua tại kỳ họp này, mặc dù tôi biết trên bàn của nhiều vị ĐB đang còn những văn bản thể hiện ý kiến chưa thông qua. Nếu QH thấy cần thiết, chúng ta có thể kéo dài thảo luận thêm một - hai buổi tối nữa. Ở các nước, QH cũng làm việc tới 1-2 giờ sáng. Quan điểm là khi nào chưa xong việc QH chưa nghỉ”.

                  Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Ngọc Trân:

                  “Báo cáo QH, tôi chủ trương chưa nên thông qua luật sửa đổi mà nếu có thì đề nghị chỉ thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều. Khi QH xem xét thông qua Luật giáo dục ở khóa X, nhiều ĐB QH trong đó có tôi từng phát biểu nên xây dựng một Bộ luật giáo dục với ba luật: giáo dục phổ thông, giáo dục kỹ thuật - dạy nghề và giáo dục đại học.

                  Hồi đó ban soạn thảo nói rằng chưa đủ điều kiện để xây dựng một bộ luật như vậy; trước mắt chỉ ban hành luật khung và cụ thể hóa bằng 15 nghị định. Thế nhưng đã sáu năm trôi qua giờ vẫn còn thiếu tám nghị định. Phải chăng điều đó là một nguyên nhân dẫn tới sự lộn xộn, mất ổn định của nền giáo dục hiện nay?

                  Còn bây giờ dự luật này vẫn tồn tại nhiều nội dung chưa có sự thống nhất cao và có thể làm cho giáo dục thêm rối hơn. Hơn nữa dự thảo có tới 38 điều khoản giao bộ trưởng Bộ GD-ĐT qui định hoặc theo qui định của bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì tôi rất băn khoăn.

                  Vấn đề ở đây không phải sự tin cậy hay uy tín cá nhân đồng chí bộ trưởng mà nó trái với nguyên tắc lập pháp mà QH đang cố gắng phấn đấu: luật phải cụ thể và đi được vào cuộc sống ngay”.

                  http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=78506&ChannelID=13

                  #39
                    HongYen 14.05.2005 18:49:01 (permalink)
                    .
                    Learn Peace - Teach Peace



                    http://www.worldpeacenewsletter.com/

                    .
                    #40
                      HongYen 15.05.2005 06:15:48 (permalink)
                      Ý kiến của vài bạn online tháng 5, 2005:



                      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/307794A5878C4DF597EC8B4CC8C11FB5.gif[/image]
                      Attached Image(s)
                      #41
                        HongYen 16.05.2005 14:39:17 (permalink)
                        Thứ Hai, 16/05/2005, 07:27 (GMT+7)

                        Tuần làm việc mới của Quốc Hội:

                        Sẽ thông qua Bộ luật dân sự, Luật giáo dục
                        TT (Hà Nội) - Công tác xây dựng pháp luật sẽ tiếp tục xuyên suốt tuần làm việc mới của Quốc hội. Bảy dự án sẽ lần lượt được biểu quyết thông qua trong ba ngày cuối tuần (19 đến 21-5): Bộ luật dân sự (sửa đổi), Luật dược, Luật đường sắt VN, Luật thương mại (sửa đổi), Luật kiểm toán nhà nước, Luật giáo dục (sửa đổi), Luật quốc phòng.

                        Trước đó, Quốc hội sẽ mở đầu tuần làm việc bằng việc cho ý kiến dự án Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Trong số năm dự luật khác được trình lần đầu, đáng chú ý là luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi).

                        V.H.Q

                        http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=78744&ChannelID=3
                        #42
                          HongYen 16.05.2005 14:45:17 (permalink)
                          Thứ Sáu, 13/05/2005, 05:12 (GMT+7)

                          Cẩm nang tiếng Pháp của Hồng Dung


                          Lê Hồng Dung - Ảnh: Hồng Vân


                          TT - Được gửi lên mạng tháng 3-2005, tập sách Ngữ pháp tiếng Pháp của Lê Hồng Dung, 12D3 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, nhanh chóng gây xôn xao trong “cư dân mạng” do đây là công trình của một học sinh “rị mọ” trong hai năm.

                          >>Bấm vào đây để nhận tập sách Ngữ pháp tiếng Pháp của Hồng Dung

                          Tác giả vốn là một quản lý nhiệt tình của Câu lạc bộ tiếng Pháp trên diễn đàn (forum) svduhoc.com. Ngay lập tức, cả trăm học viên mới làm quen tiếng Pháp đã ngỏ lời nhờ Dung “chuyển phát nhanh” tập tài liệu cho họ để hỗ trợ việc học tiếng Pháp.

                          “Bắt đầu từ năm lớp 10, mình đọc báo thấy nhiều bạn HS nước ngoài tuổi nhỏ mà tài cao, nhiều anh chị người Việt cũng rất thành đạt, mình tự hỏi sẽ làm được gì? Thế là mình bắt tay viết tập sách nhỏ về ngữ pháp tiếng Pháp, môn học mình yêu thích từ khi mới 5 tuổi”.

                          Dung chủ trương viết ngắn thôi nên tập sách chỉ vỏn vẹn 54 trang A4: hệ thống, tổng hợp phần ngữ pháp cơ bản; phần những điểm ngữ pháp khó, dễ nhầm lẫn đối với người học tiếng Pháp được viết sâu hơn.

                          Trong hai năm mày mò, Dung thường xuyên ghé thư viện trường, thấy phần nào hay thì ghi chép lại hoặc mượn photo, bao nhiêu “tinh hoa” ôn luyện được Dung gửi gắm. Từ khi “tung” sách cho mọi người, thư góp ý bay về tới tấp: “thêm ví dụ cho mỗi trường hợp lý thuyết nhé”; “trình bày thế là chưa chuyên nghiệp”...

                          Cách đây vài ngày, cô nữ sinh trường chuyên này dù bận rộn với mùa thi năm cuối vẫn tranh thủ thời gian trình làng “phiên bản” thứ hai của cuốn ngữ pháp, với những chỉnh sửa và bổ sung khá đầy đủ.

                          Bạn còn dự định thi đại học xong sẽ viết một cuốn sách so sánh ngữ pháp tiếng Pháp với tiếng Anh.

                          HỒNG VÂN

                          http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=78295&ChannelID=7
                          #43
                            HongYen 17.05.2005 04:46:54 (permalink)
                            ..."We have learned our lesson"


                            TT. Bush bài học nào?

                            Xét lại lịch sử 60 năm qua, ông lên án Liên Xô đã chiếm luôn Trung và Đông Âu: "Đó là một trong những sai lầm lớn nhất của lịch sử thế giới".

                            Đứng đầu tứ cường là TT. Hoa Kỳ Franklin Delano Roosevelt, Thủ Tướng Anh Winston Churchill, Bí Thư Liên Xô Joseph Stalin, và Chủ Tịch Trung Quốc Trưởng Giới Thạch trong hội nghị Yalta tại Ukraine; đã chia nhau từng phần của thế giới. Feb. 4-11, 1945.

                            Họ đã hy sinh các nước nhỏ, hy sinh cà tự do dể lấy sự ồn định cho chính nước mình.

                            The Washington Post, May 8, 2005

                            .....................


                            Tưởng cũng nên nhắc lại năm 1979, nước vĩ đại lớn đã nói dạy cho nước vĩ đại nhỏ một bài học.


                            Chúc vui với học và dạy trên phạm vi lịch sử và địa lý toàn cầu.
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.05.2005 05:11:18 bởi HongYen >
                            #44
                              HongYen 17.05.2005 05:15:16 (permalink)
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 10 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 137 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9