Cách học và dạy
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 6 của 10 trang, bài viết từ 76 đến 90 trên tổng số 137 bài trong đề mục
HongYen 05.06.2005 17:26:09 (permalink)
Thứ Năm, 02/06/2005, 10:43



“Cô bé đèn lồng” và tấm bằng xuất sắc của Đại học Cambridge

“Tý hon” nhất trong số những học sinh được trao bằng Anh văn Quốc tế của Trung tâm Anh - Việt - Mỹ, nhưng Trần Nguyễn Diễm Quỳnh đã vượt các anh chị để là người duy nhất chiếm số điểm tuyệt đối.


Đây là trường hợp đặc biệt nhất từ khi Trung tâm Anh - Việt - Mỹ (AVIEC - Đà Nẵng) thành lập cho đến nay. Thông tin mà ông Đặng Xuân Nghĩa – Giám đốc điều hành AVIEC cung cấp gợi cho tôi niềm háo hức khi tìm về với phố Hội.

Ngôi nhà đơn sơ 115 Trần Phú (thị xã Hội An)

Nam Cường
http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=11196&ChannelID=4


>>>>>>>>>>>>>>

Xin Mời:
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=65697&mpage=1&key=𐂢
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.08.2005 06:35:46 bởi HongYen >
Attached Image(s)
#76
    HongYen 10.06.2005 03:16:42 (permalink)
    Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo tiếp tục nhận lỗi và hứa hẹn


    Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trả lời chất vấn. Ảnh: Anh Tuấn


    Chiều 9/6, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển lần thứ 3 liên tiếp đăng đàn Quốc hội. Trong 60 phút trả lời chất vấn, đối diện với những câu hỏi hóc búa về những yếu kém chậm được giải quyết, ông Hiển liên tiếp "xin nhận trách nhiệm". Tuy nhiên, phương thuốc giải quyết dứt điểm căn bệnh giáo dục lại không được đưa ra.

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Home/
    #77
      HongYen 10.06.2005 03:19:34 (permalink)
      Thứ năm, 9/6/2005, 16:22 GMT+7

      Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo tiếp tục nhận lỗi và hứa hẹn

      Trong phần chất vấn bằng văn bản, các kiến nghị của đại biểu tập trung vào các vấn đề: tình trạng giáo viên chưa đạt chuẩn, chương trình kiên cố hoá trường học triển khai chậm, nạn dạy thêm học thêm, tình trạng gian lận để trúng tuyển đại học...

      Theo ông Hiển, giáo viên chưa đạt chuẩn phân làm 4 loại: giáo viên trẻ, giáo viên cao tuổi, giáo viên không đủ sức khỏe và giáo viên vi phạm kỷ luật. Với mỗi loại giáo viên chưa đạt chuẩn, Bộ GD&ĐT sẽ có những giải pháp phù hợp. Ví dụ, giáo viên trẻ chưa đạt chuẩn sẽ cho đi bồi dưỡng. Với giáo viên già không còn khả năng đi học nâng cao kiến thức sẽ cho về hưu sớm. Về chương trình kiên cố hoá trường học, ông Hiển thừa nhận có tình trạng chất lượng phòng học chưa đạt yêu cầu, tiến độ triển khai ở một số nơi còn chậm.

      Về tình trạng thày cô thu tiền học thêm của chính học sinh mình giảng dạy chính khoá. Ông Hiển cho biết đây là vấn đề bức xúc của cử tri tại nhiều kỳ họp gần đây. Bộ GD&ĐT đã lên kế hoạch những biện pháp mạnh để xử lý.

      Trong đợt rà soát vừa qua, có 90 trường hợp trúng tuyển giả, trong đó dùng giấy báo điểm giả có 68 trường hợp. "Xảy ra vụ việc này, trách nhiệm thuộc các địa phương không rà soát kỹ thí sinh trúng tuyển. Bộ GD&ĐT có lỗi do không thường xuyên đôn đốc. Mùa tuyển sinh này, Bộ yêu cầu tiến hành hậu kiểm kỹ, áp dụng công nghệ thông tin để rà soát thí sinh trúng tuyển. Với các trường hợp đã lọt lưới, kể cả đã ra trường cũng kiên quyết thu hồi bằng tốt nghiệp", Bộ trưởng GD&ĐT nói.

      Ngay sau khi Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển kết thúc phần giải trình bằng văn bản, đại biểu Nguyễn Thị Ánh Tuyết chất vấn: "Thời gian quá dài, nhưng tại sao chúng ta không khắc phục tình trạng chất lượng giáo viên thấp. Theo Bộ trưởng, việc chậm trễ này ảnh hưởng thế nào đến chất lượng giảng dạy? "Bộ GD&ĐT đang tiến hành rà soát và sẽ giải quyết dứt điểm", ông Hiển hứa.


      Đại biểu Nguyễn Lân Dũng.
      Đại biểu Nguyễn Lân Dũng nêu thực trạng, chương trình sách giáo khoa hiện nay quá nhồi nhét, khiến các em không có thời gian vui chơi. Vừa qua, Liên hiệp KHKT Việt Nam có công trình nghiên cứu về chất lượng SGK, nhưng không thấy Bộ GD&ĐT tham gia. Ông Dũng chất vấn: "Nếu chương trình SGK hiện nay không đạt thì Bộ GD&ĐT có xây dựng lại chương trình SGK không?".

      Bộ trưởng Hiển cho rằng, thời gian qua, SGK chưa hẳn đã hoàn thiện nhưng có tiến bộ, học sinh đã thấy hứng thú hơn. không đồng tình với quan điểm cho rằng, tình trạng quá tải của học sinh là do chương trình SGK Bộ trưởng Hiển cho rằng, ở đây có vấn đề về chất lượng giáo viên, điều kiện trang thiết bị phục vụ SGK. "Tiếp thu ý kiến của đại biểu chúng tôi sẽ mời một số nhà khoa học để thẩm định lại chương trình SGK hiện nay. Còn ý kiến của đại biểu về sự tham gia của Liên hiệp KHKT Việt Nam chúng tôi rất hoan nghênh. Chúng tôi cảm thất rất may mắn và diễm phúc khi được Liên hiệp KHKT Việt Nam hợp tác", ông Hiển nhẹ nhàng.

      Xung quanh tình trạng đề thi THPT phân ban đã xảy ra nhiều sai sót và liên tiếp tái diễn mà đại biểu Nguyễn Thị Hồng Khanh chất vấn, người đứng đầu ngành giáo dục thừa nhận, một số đề thi có câu hỏi quá nâng cao là không nên. "Bộ GD&ĐT xin nhận thiếu sót, chúng tôi đã phê bình, không xét thi đua, không mời ra đề những người tham gia ra đề những kỳ thì này".

      Tiếp tục đề cập tới chương trình phân ban, đại biểu Hoàng Văn Xim yêu cầu Bộ trưởng đánh giá hiệu quả của chương trình này. Ông Hiển cho biết, xu hướng phân ban tốt, nhiều nước đã làm và chúng ta cũng phải làm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có nhiều bất cập. Bộ đã báo cáo Chính phủ và xin ý kiến điều chỉnh.

      Vẫn với giọng khúc triết mạnh lạc, Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân, dẫn ra việc một số địa phương ra quyết định khen thưởng giáo viên có thành tích chống lưu ban, bỏ học, và cho rằng, chính điều này gây bức xúc giáo viên vì tạo sức ép bắt họ phải chạy theo thành tích. Bộ trưởng Hiển thừa nhận, thời gian qua đúng là có một số tỉnh tỷ lệ bỏ học cao nên UBND tỉnh đã ..."sốt ruột" ra văn bản này.

      Nghị trường Quốc hội nóng hơn khi đại biểu Dương Trung Quốc nêu lên một vấn đề thời sự tại ở kỳ thi THPT vừa qua. Phao thi bán công khai, giao tận nhà, kết thúc giờ thi phao vứt ngập trường học. Trong thời gian thi, nhiều Hội đồng thi người nhà thí sinh bắc thang ném phao cho con em, các giám thị thả lỏng cho thí sinh quay cóp.

      "Chất lượng giáo dục đang thể hiện bằng điểm số bài thi. Nhưng có những thí sinh vì trung thực không cạnh tranh được với thí sinh quay cóp. Hiện tượng này đã kéo dài nhưng tại sao vẫn chưa giải quyết? Bộ trưởng hứa giải quyết dứt điểm vấn đề này thế nào trong các kỳ thi tới", ông Quốc gay gắt.

      "Chúng tôi xin nhận thiếu sót là chưa có giải pháp chặn đứng nạn dùng phao. Nhưng năm nay, kỳ thi đã có nhiêù tiến bộ. Theo đánh giá của nhiều thày, cô cách ra đề thi đã vô hiệu hoá việc dùng phao, giám thị cũng nghiêm khắc hơn. Nhiều học sinh đem phao nhưng không sử dụng được nên vứt ở cổng trường", ông Hiển nói.

      Kể câu chuyện về việc đi tiếp xúc cử tri ở Bắc Ninh, đại biểu Vũ Thanh Lịch chất vấn: "Cử tri hỏi Luật Giáo dục có cấm giáo viên phát đơn đưa cho phụ huynh, bắt họ phải ký đơn xin cho con học thêm không. Đây có phải là chủ trương của Bộ không?"Bộ trưởng Hiển đáp: "Chúng tôi không chấp nhận vấn đề này. Đại biểu gửi địa chỉ cụ thể chúng tôi sẽ yêu cầu Sở GD&ĐT Bắc Ninh kỷ luật hiệu trưởng của trường học mà cử tri nêu".

      Kết thúc phiên chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT còn 4 đại biểu đăng ký chất vấn. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT trả lời bằng văn bản.

      Việt Anh

      Ý kiến của bạn:

      http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/06/3B9DF085/

      #78
        HongYen 10.06.2005 03:20:54 (permalink)
        .
        Ý kiến của bạn:

        Mong Bạn cùng nêu ý kiến.

        Chúc vui với giáo dục
        #79
          CuuLong 10.06.2005 17:54:59 (permalink)
          Nói hòai , nói mãi cũng vậy thôi
          Quan lại ngày nay lũ hợm đời
          Tham ô, móc ngoặc hơn ăn trộm
          Kết bè, kéo đảng quá lưu manh
          Uổng công bao lớp cha anh
          Để cho lớp trẻ hổ danh muôn đời.[sm=kaioken.gif]
          #80
            HongYen 24.06.2005 12:42:53 (permalink)
            Phỏng vấn Tiến Sĩ Teresa Vương Anh Ý Như, một chuyên gia về giáo dục trẻ em và cố vấn gia đình về phương cách giáo dục trẻ em tại Hoa Kỳ

            21-June-2005


            Sau nhiều năm sinh sống tại Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt đã gặt hái được nhiều thành công trong các lãnh vực kinh tế và giáo dục, tuy nhiên đối với một số phụ huynh, nhất là những người mới đến Hoa Kỳ trong những năm gần đây thì họ vẫn cảm thấy rằng việc dạy dỗ con cái vẫn còn là một vấn đề khó khăn vì chúng hội nhập quá nhanh vào xã hội Mỹ.

            Tuy nhiên theo các chuyên gia về giáo dục trẻ em thì nếu các bậc làm cha mẹ sớm biết thích nghi với hoàn cảnh mới và hiểu được đường lối giáo dục của Tây phương thì những trở ngại vì sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa Đông Tây có thể vượt qua được. Mời quí vị nghe một số nhận định về vấn đề này của Tiến Sĩ Teresa Vương Anh Ý Như, một chuyên gia về giáo dục trẻ em và cố vấn gia đình về phương cách giáo dục trẻ em tại Hoa Kỳ, qua cuộc phỏng vấn do Trần Nam trong Ban Việt Ngữ của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ thực hiện:

            Kính chào Tiến Sĩ Teresa Vương Anh Ý Như, xin cô cho biết hoàn cảnh nào đã khiến cho cô quyết định chọn ngành giáo dục trẻ em tại Hoa Kỳ?

            Thưa anh khi qua đây em không bao giờ nghĩ rằng em có thể học bên Mỹ được. Sau một thời gian làm việc và thấy không có việc làm nào hợp với khả năng thì em mới quyết định đi học thêm mấy lớp tiếng Anh được gọi là ESL. Sau đó em có ý định đi học để lấy một cái bằng để làm một cô giáo phụ tức là Teacher Assistant, chứ không bao giờ em dám mơ ước có thể trở thành một cô giáo ở bên nước Mỹ vì tiếng Mỹ không phải là ngôn ngữ của chúng ta và bản thân của em nửa. Tuy nhiên sau khi học mấy lớp Anh Văn rồi em cảm thấy không có gì khó lắm, và em lại may mắn có được một công việc làm, đó là dạy các em nhỏ . Khi dạy các em nhỏ em có đi học một số lớp về tâm lý trẻ em, và lúc đó em nhận thấy đó là thiên đường của em vì đường lối giáo dục trẻ em bên Âu châu quá hay, quá nhân bản, bởi vì họ dạy các em từ bé để biết đâu là phải đâu là trái và họ dạy tất cả mọi người phải có lòng tôn trọng lẫn nhau. Do đó sau 2 năm dạy học em quyết định rời chỗ làm để đi học trở lại. Em thử sức và thấy học được cho nên em tiếp tục học cho đến khi xong chương trình Master . Và sau chương trình Master, đang có hứng, em học tiếp lên chương trình Doctor, và bây giờ em là Doctor Theresa Vương Anh Ý Như, em chuyên môn về giáo dục trẻ em và Family Counselling, em dịch là Cố Vấn Cho Các Gia Đình.

            Thưa Tiến Sĩ Ý Như, lúc nãy cô có nói rằng khi đi học các lớp về tâm lý của trẻ em và lúc đó cô nhận thấy đó là thiên đường của cô nên cô quyết định rời bỏ nơi làm việc để theo học ngành giáo dục trẻ em. Còn có lý do nào khác để cô nhất quyết theo đuổi ngành giáo dục, một ngành mà có nhiều người cho rằng khó khăn nhưng lại không kiếm được nhiều tiền như những ngành chuyên môn khác?

            Thưa anh, cái thứ nhứt em nghĩ rằng mình có cái đam mê, mình có thích thì mình mới có thể làm được cái công việc đó. Cái thứ hai là khó hay không thì em cũng không biết trả lời ra sao nửa, nhưng em có thể đồng ý là khó bởi vì cái ngành này nói nhiều lắm, tuy nhiên nếu mình mê thì có thể vượt qua cái khó đó.

            Đối với một người Mỹ thì họ học không khó nhưng đối với cá nhân em thì khó hơn cho nên em phải cố gắng nhiều hơn thôi.

            Trở về vấn đề tiền bạc thì em đồng ý rằng ngành giáo dục này không có làm được nhiều tiền đâu nhưng bởi vì em mê cho nên em không đặt nặng vấn đề tiền bạc cho lắm, thưa anh.

            Xin cô vui lòng mô tả các công việc mà cô đang làm hiện nay?

            Thưa anh hiện giờ em đang dạy về giáo dục trẻ em tại trường Đại Học Community College của thành phố Philadelphia. Em cũng làm thêm một công việc bán thời gian cho một trung tâm gọi Inter-cultural Family Sevices. Bổn phận của em trong công việc
            part-time này là đi giúp đỡ tất cả các gia đình gặp khó khăn trong vấn đề giáo dục con cái về thể lý cũng như tâm lý và đời sống trong gia đình, hoặc có những trẻ em vị thành niên mà gặp trắc trở ở trường học hoặc cha mẹ không dạy dỗ các con được thì em đến để chia xẻ với cha mẹ để cha mẹ dùng các phương cách mà em đã chia xẻ để giáo dục các con.

            Thưa cô, những khó khăn mà cha mẹ thường hay gặp phải trong vấn đề giáo dục con cái là những khó khăn nào?

            Thưa anh, theo em nghĩ thì những khó khăn đã đến từ cha mẹ nhiều hơn là đến từ các em bé. Em nói như vậy có thể quí thính giả khi nghe không đồng ý. Cha mẹ Việt Nam chúng ta đã đến từ một nền văn hóa Á Châu và khi chúng ta ở bên này chúng ta hội nhập vào nền văn hóa Tây Phương thì chúng ta có cảm tưởng như là con cái chúng ta khó dậy, mất dậy, nếu chúng ta dùng chữ mất dậy, tùy theo tình trạng mà chúng ta cảm thấy thất vọng.

            Tuy nhiên em nghĩ rằng nếu cha mẹ biết update cái kiến thức của họ, biết cập nhật hóa cái đường lối giáo dục bây giờ, open mind, tức là cởi mở hơn, cho con cái được phép thưa nói, cho con cái được chia xẻ những thắc mắc, những ưu tư, và khi hiểu nhau rồi thì đôi bên có thể cộng tác với nhau và xây dựng một mái ấm gia đình được. Còn bao lâu mà cha mẹ cứ khăng khăng rằng tao đúng mày sai, không bao giờ cho các con có cơ hội được chia xẻ cái tâm tư và ước nguyện của mình thì làm sao chúng ta có thể giáo dục con cái của chúng ta được. Ý Như cũng xin thưa với anh rằng cha mẹ Việt Nam qua bên nay khổ tâm rất nhiều vì cha mẹ Việt Nam nghĩ rằng các em ở bên này rất khó dậy. Tuy nhiên không phải như vậy đâu mà tại vì chúng ta chưa hiểu các cháu và có thể rằng chúng ta chưa dùng đúng cách giáo dục con cái của chúng ta đó thôi.

            Ngoài những vấn đề vừa kể, có những điều gì khác mà các bậc làm cha mẹ thường hay than phiền nhiều nhất trong vấn đề giáo dục con cái?

            Thì như em đã thưa với anh vừa rồi, nhiều khi con cái không có như mình nghĩ nhưng vì mình muốn con cái làm theo ý mình, và khi con cái không theo ý mình thì mình cho là con cái hư. Có một câu nói như thế này, không có học trò nào ngu mà chỉ có nhà trường không biết dạy dỗ học trò, và em tin câu này vô cùng.
            Em trở lại vấn đề cha mẹ, không có con cái nào hư nhưng chỉ có cha mẹ có thể chưa biết dạy dỗ con cái cho đúng cách mà thôi.

            Cô có nghĩ rằng cha mẹ là những người đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái để chúng trở thành những học trò giỏi ở nhà trường và những công dân tốt trong bất cứ xã hội nào?

            Thưa anh đúng như vậy, một danh nhân bên Âu Châu đã nói như thế này: cha mẹ là bậc thầy giáo đầu tiên của con cái, và trong cái nhìn của em thì cha mẹ không khác gì những người trồng cây. Nếu cha mẹ trồng cây mà cái gốc của cái cây được tốt thì cái cây đó sẽ lớn lên và sinh sôi nẩy nở, cành lá sum xuê, và nếu cái cây đó ra ngoài gặp sóng gió bão táp thì cùng lắm cũng chỉ rụng vài ba chiếc lá mà thôi chứ cái cây đó không thể gẫy đổ được. Tuy nhiên nếu cha mẹ, người trồng cây, mà không trồng cho cây đó được tốt thì khi ra ngoài gặp sóng gió bão táp, cái cây đó sẽ bị gẫy liền, và rồi khi đó mình chửi các con của mình là chúng mày hư lắm, chúng mày thế này thế kia, thì điều này em không đồng ý.

            Thưa cô, tại Hoa Kỳ thường thường trẻ em khi đến trường học thì nói tiếng Anh với thầy giáo, với bạn bè, còn khi về nhà thì cha mẹ ông bà thường là nói tiếng Việt, như vậy sự khác biệt về ngôn ngữ có phải là yếu tố quan trọng khiến cho việc dậy dỗ con cái trong gia đình trở nên khó khăn hơn không?

            Câu hỏi của anh, em có thể chia làm 2 phần. Ngôn ngữ là quan trọng bởi vì ngôn ngữ là phương tiện để chúng ta có thể communicate, tức là có thể liên lạc với nhau. Tuy nhiên nếu nói rằng sự khác biệt về ngôn ngữ là yếu tố quan trọng khiến cho việc giáo dục các em trở nên khó khăn thì em không đồng ý hoàn toàn 100% bởi vì dù rằng cha mẹ nói tiếng Việt các con nói tiếng Anh nhưng mà họ vẫn hiểu nhau. Có nhiều gia đình em biết, con cái của họ nói tiếng Mỹ mà vẫn hiểu cha mẹ nói tiếng Việt, họ vẫn có thể dạy con được nếu mình biết cách dạy con đúng cách như em đã thưa với anh trong câu hỏi trước đây.

            Cám ơn Tiến Sĩ Teresa Vương Anh Ý Như đã dành cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cuộc phỏng vấn hôm nay.

            Phỏng vấn Tiến Sĩ Teresa Vương Anh Ý Như, một chuyên gia về giáo dục trẻ em và cố vấn gia đình về phương cách giáo dục trẻ em tại Hoa Kỳ

            21-June-2005

            http://www.voanews.com/vietnamese/2005-06-21-voa13.cfm
            #81
              HongYen 27.06.2005 10:52:33 (permalink)
              Chủ Nhật, 26/06/2005, 05:12 (GMT+7)

              2006 - Bắt đầu lộ trình đổi mới giáo dục đại học...


              Click: Bà Trần Thị Hà


              TTCN - “Đây chính là một cơ hội lớn cho giáo dục - đại học (GDĐH) Việt Nam. Tất nhiên nó sẽ đi kèm những thách thức cũng rất lớn”. Bà Trần Thị Hà - vụ trưởng Vụ Đại học & sau đại học - mở đầu cuộc trao đổi với TTCN.

              Đánh giá về những yêu cầu bức thiết đòi hỏi hệ thống GDĐH phải có sự đổi mới, bà Trần Thị Hà nhìn nhận:

              - Tuy có những cố gắng nhưng nhìn chung, sự chuyển biến của GDĐH nước ta còn chậm và vẫn trong tình trạng yếu kém, bất cập. Trong đó, yếu kém lớn nhất, gây nhiều lo lắng cho xã hội và làm trở ngại tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế là sự bất cập về khả năng đáp ứng của hệ thống GDĐH đối với nhu cầu đào tạo nhân lực cho đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân. Hiện qui mô đào tạo ĐH của chúng ta chỉ đáp ứng được khoảng 10% tỉ lệ trong độ tuổi học ĐH, chỉ là một nền GDĐH dành cho số ít.

              Những biểu hiện cụ thể về sự yếu kém của hệ thống GDĐH hiện nay bao gồm: chất lượng đào tạo thấp, học không gắn với hành, nhân lực được đào tạo yếu về năng lực, phẩm chất. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và tổ chức quá trình đào tạo chậm đổi mới hoặc không đồng bộ, còn khép kín, chưa mềm dẻo, liên thông.

              Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý hẫng hụt, không đáp ứng với nhu cầu đổi mới về cả số lượng và trình độ, thiếu nghiêm trọng đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và thiết kế chính sách GD ĐH. Hệ thống được thiết kế thiếu liên thông, chưa thích ứng với cơ chế thị trường, mạng lưới trường ĐH và viện nghiên cứu bị tách biệt và bố trí không hợp lý trên lãnh thổ, làm giảm hiệu quả đầu tư và chất lượng đào tạo nghiên cứu. Trong khi đó, công tác tổ chức quản lý, cơ chế chính sách và năng lực thực hiện bất cập.

              * Theo bà, đâu là nguyên nhân tạo nên những yếu kém kể trên?

              - Trong quá trình nghiên cứu xúc tiến xây dựng đề án, chúng tôi đã thống nhất đánh giá một trong những nguyên nhân quan trọng của những hạn chế là tư duy chậm đổi mới, thậm chí còn có những biểu hiện lệch lạc. Mặt khác, tư tưởng và thói quen bao cấp đối với giáo dục vẫn còn khá nặng nề trong các ngành, các cấp và trong xã hội, nguồn lực đầu tư cho GDĐH còn hạn hẹp do thói quen bao cấp, cơ chế huy động thành phần ngoài công lập chưa thích hợp, nguồn lực từ nghiên cứu triển khai quá bé nhỏ...

              * Trong đề cương mà Bộ GD-ĐT chuẩn bị trình Chính phủ, đề án “Đổi mới GDĐH” hướng tới những mục tiêu nào, thưa bà?

              - Đề án được xây dựng cho cả giai đoạn 2006-2020 nên trước hết chúng tôi tập trung xác định những mục tiêu tổng quát. Bao gồm: Xây dựng một nền GDĐH tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp CNH-HĐH và nâng cao dân trí, tạo nên một sự thay đổi căn bản để khắc phục những yếu kém bất cập, đổi mới tư duy, xóa bỏ thói quen bao cấp đối với GDĐH, chuyển hướng GDĐH từ sự nghiệp công ích sang cơ chế dịch vụ phù hợp kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tác động phát triển khoa học công nghệ, làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời phải bảo tồn và phát huy những tinh hoa của dân tộc, góp phần tạo nên sự phát triển nhanh chóng và bền vững của đất nước trong một thế giới hội nhập.

              * Đề án có tới bảy nhóm nội dung và giải pháp lớn. Vậy trong đó đâu là những giải pháp mang tính đột phá, có thể tạo ra “bước chuyển” của GDĐH VN?

              Bản đề cương đề án “Đổi mới giáo dục đại học” sẽ được Bộ GD-ĐT trình Chính phủ vào đầu tháng 7- 2005. Lần đầu tiên vấn đề đổi mới GDĐH được đặt ra trong một kế hoạch tổng thể và dài hơi, thực hiện từ năm 2006 - 2020. Đề án này đang được kỳ vọng là một kế hoạch đồng bộ với những giải pháp đột phá mạnh mẽ có thể tạo ra bước chuyển biến cơ bản cho GDĐH Việt Nam.

              - Đề án được thiết kế mang tính tổng thể, để đạt hiệu quả như mong muốn cũng cần thực hiện tổng thể, các giải pháp mang tính đồng bộ. Tuy nhiên, việc thực hiện được chia thành từng giai đoạn.

              Trong từng giai đoạn sẽ có những giải pháp mang tính đột phá. Giai đoạn 2006-2007, trọng tâm là xây dựng sự thống nhất về ý chí và hành động của xã hội tham gia đổi mới GDĐH, đẩy mạnh xã hội hóa GD, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, xây dựng các tiểu dự án.

              Giai đoạn 2008-2010, trọng tâm là tạo được chuyển biến bước đầu về chất lượng GDĐH, về cơ chế quản lý và tài chính hiệu quả, về xây dựng, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý GDĐH. Giai đoạn 2011-2020, trọng tâm là hình thành hệ thống GDĐH hiện đại, mạng lưới các trường ĐH hợp lý, hội nhập quốc tế và đạt trình độ chất lượng khu vực.

              * Trong đề cương chi tiết của đề án có xác định định hướng GDĐH sẽ thực hiện một phần hoặc toàn bộ các chương trình GD sau trung học, đa dạng về cơ cấu và phương thức đào tạo, liên thông và có nhiều đầu ra, đầu vào đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội. Với định hướng này, cơ cấu trình độ và phương thức đào tạo ĐH sẽ có gì thay đổi thưa bà?

              - Chương trình GDĐH sẽ được phân chia rõ theo hai hướng chính: hướng nghiên cứu - phát triển và hướng nghề nghiệp - thực hành. Hướng nghiên cứu - phát triển về cơ bản vẫn giữ cơ cấu trình độ theo mô hình 4:2:3 tương ứng với các bằng cấp cử nhân - thạc sĩ - tiến sĩ như hiện nay.

              Còn hướng nghề nghiệp - thực hành sẽ thiết kế cơ cấu trình độ theo mô hình 2:2:1:1:3, tức là thực hiện đào tạo đa giai đoạn cả chương trình ĐH (2:2), thạc sĩ (1:1) để tăng thêm cơ hội học tập và phân tầng trình độ nhân lực được đào tạo. Bộ GD-ĐT sẽ qui định thêm các văn bằng trung gian đánh dấu từng giai đoạn học tập.

              Đặc biệt, hướng nghề nghiêp - thực hành sẽ được ưu tiên phát triển về số lượng, mở rộng qui mô giai đoạn đầu, các chương trình cao đẳng (CĐ) và thu hẹp qui mô giai đoạn sau nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo cơ cấu hình tháp về trình độ nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng. Nhưng giữa hai hướng đào tạo kể trên có qui định về sự tương đương trình độ.


              Click: Ảnh minh họa



              Hệ thống GDĐH cũng sẽ được phân chia lại. Trong đó hệ thống trường THCN từng bước chuyển sang CĐ kỹ thuật với bằng CĐ kỹ thuật hai năm. Các trường CĐ cộng đồng được củng cố và phát triển phục vụ nhu cầu nhân lực cho các địa phương. Các trường ĐH mở hiện có sẽ được củng cố cùng với việc phát triển hệ thống đào tạo từ xa ở qui mô toàn quốc trên nguyên tắc mở đầu vào theo phương thức ghi danh, chuẩn về chương trình và kiểm tra đánh giá, bằng cấp được công nhận tương đương với hệ chính qui.

              Trong đề cương đề án cũng chính thức đặt mục tiêu xây dựng một số trường ĐH kiểu mới, hiện đại đạt trình độ tiên tiến trong khu vực làm hình mẫu cho hệ thống GDĐH và thành lập hai trường đào tạo sau ĐH trong hai Viện Khoa học và công nghệ VN và Viện Khoa học xã hội VN. Đồng thời xây dựng một số trường ĐH trong các doanh nghiệp lớn để gắn kết đào tạo với sử dụng, ưu tiên phát triển các ĐH, CĐ tư thục, khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo của các trường ĐH nước ngoài có uy tín tại VN...

              * Vậy theo bà, để tương ứng với những thay đổi trong hệ thống GDĐH, công tác quản lý sẽ phải đổi mới như thế nào để theo kịp bước phát triển của GDĐH, không để tình trạng quản lý nhà nước “chạy” theo thực tế?

              Đề cương đề án đưa ra bảy nhóm nội dung cùng các giải pháp chủ yếu. Bao gồm: cơ cấu trình độ GDĐH và hệ thống nhà trường; quản lý GDĐH; chương trình và qui trình đào tạo ĐH; xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý GDĐH; nghiên cứu khoa học và triển khai; tài chính và cơ sở hạ tầng cho GDĐH, và GDĐH và hội nhập quốc tế?


              - Quản lý GDĐH sẽ phải đổi mới đồng bộ ở cả hai cấp: quản lý nhà nước mà trực tiếp là Bộ GD-ĐT và quản lý cấp trường. Quản lý ở cấp nhà nước sẽ theo hướng chuyển mạnh sang quản lý vĩ mô, thống nhất quản lý bằng luật và chính sách, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển. Bộ GD-ĐT sẽ chủ yếu thực hiện việc quản lý nhà nước, tức là xây dựng các văn bản pháp qui, chỉ đạo và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đúng các văn bản đó.

              Còn các trường ĐH được tăng cường quyền tự chủ và đồng thời phải nâng cao trách nhiệm xã hội của mình. Để tăng quyền tự chủ một trong các cơ chế quan trọng là thành lập các hội đồng trường và đưa chúng vào hoạt động đúng chức năng. Hội đồng trường là hội đồng có tính lập pháp và quyết định phương hướng lớn của trường đại học, còn hiệu trưởng là người điều hành thực thi.

              Để nâng cao trách nhiệm xã hội của các trường, hoạt động kiểm định công nhận chất lượng sẽ được Bộ GD-ĐT triển khai thường xuyên trong toàn bộ hệ thống GDĐH. Kiểm định chất lượng là hoạt động tự đánh giá và đánh giá từ bên ngoài theo các tiêu chí tỉ mỉ, dẫn đến việc công nhận một trường ĐH hoặc một ngành đào tạo của trường có đạt chất lượng hay không, định kỳ công bố kết quả kiểm định cho xã hội.

              * Trong lộ trình đổi mới, sự tham gia của các trường ĐH đến đâu, thưa bà?

              - Các trường ĐH, CĐ là bộ phận quan trọng của đề án này và đóng vai trò rất lớn. Ngay từ bây giờ các trường cần bắt đầu khởi động, tham gia vào quá trình đổi mới GDĐH ngay từ giai đoạn xây dựng đề án.

              Trong quá trình lập đề cương chi tiết cho đề án, chúng tôi cũng đã trực tiếp trao đổi với nhiều trường, tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến rộng rãi từ đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên... Bởi chúng tôi xác định ngay từ đầu: để có tính khả thi và hiệu quả cao, đề án được xây dựng phải đồng trục với chiến lược phát triển của các trường.

              * Thưa bà, khi nào Bộ GD-ĐT sẽ bắt tay vào thực hiện lộ trình đổi mới GDĐH?

              - Đề cương của đề án sẽ được trình Chính phủ vào đầu tháng bảy tới. Nếu được phê duyệt, Chính phủ sẽ có nghị quyết về việc xây dựng đề án “Đổi mới GDĐH” VN giai đoạn 2006-2010 và xác định nguồn kinh phí cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện đề án. Chính phủ cũng dự kiến sẽ lập một “Ban chuyên trách đổi mới GDĐH” để trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng đề án và thực hiện đề án.

              Còn Bộ GD-ĐT sẽ chủ trì thành lập tổ công tác xây dựng đề án gồm các chuyên gia về GDĐH và liên ngành, trong đó có một số chuyên gia nước ngoài. Dự kiến đến cuối tháng 6-2006 đề án sẽ hoàn thiện và bắt đầu triển khai thực hiện giai đoạn đầu với đích ngắm là năm 2010 với một số mục tiêu cụ thể như các trường ĐH cơ bản chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, thực hiện đại trà kiểm định chất lượng...

              THANH HÀ thực hiện

              http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=85361&ChannelID=13
              #82
                HongYen 30.06.2005 04:19:07 (permalink)
                Ngân Hàng Thế Giới và 5 nước trao tặng viện trợ khác cho Việt Nam vay 128 triệu đôla để cải thiện các tiêu chuẩn giáo dục

                29-June-2005

                AP


                Ngân Hàng Thế Giới và 5 nước trao tặng viện trợ khác đã cho Việt Nam vay 128 triệu đôla để cải thiện các tiêu chuẩn giáo dục.

                Theo tin AFP, Ngân Hàng Thế Giới cho Việt Nam vay 50 triệu đôla để cải thiện hạ tầng cơ sở, công tác giảng huấn, học liệu và sự tham gia của cộng đồng. Bỉ, Canada, Ủy Hội Âu Châu, New Zealand và Anh quốc cung cấp thêm ngân khoản để nâng số tiền này lên 128 triệu.

                Chương trình này nhằm vào những khu vực gánh chịu những tiêu chuẩn giáo dục thấp kém, và chủ yếu để giúp học sinh nghèo, các sắc tộc thiểu số và trẻ em bị khuyết tật hoặc tàn phế. Đại diện Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam, ông Klaus Roland, nói rằng cải thiện giáo dục là mục tiêu chính yếu trong chiến lược của Việt Nam nhằm cắt giảm tình trạng nghèo khó và phát triển kinh tế.

                http://www.voanews.com/vietnamese/2005-06-29-voa8.cfm
                #83
                  HongYen 01.07.2005 15:28:32 (permalink)
                  29 Tháng 6 2005 - Cập nhật 21h29 GMT

                  Biến đổi trong xã hội miền Nam thế kỷ 19


                  'Miền Nam Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng' là tên một nghiên cứu mới xuất bản năm 2004 - đây là lần đầu tiên sau 30 năm mới lại có một cuốn sách tiếng Anh viết về miền Nam trong 40 năm đầu thế kỷ 19.

                  Cuốn "Southern Vietnam under the reign of Minh Mạng (1820-1841): Central policies and local response" của Choi Byung Wook, một nhà nghiên cứu Nam Hàn, và do ĐH Cornell xuất bản.

                  Dưới đây là bài điểm sách của Liam C. Kelley, giáo sư ĐH Hawaii, Manoa, in trong Journal of the Economic and Social History of the Orient, VOL. XLVII, 2004:

                  Trong vài năm qua, một nhánh của nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đã xuất hiện, với trọng tâm về cuộc mở rộng về Nam của các dân tộc Việt vào đồng bằng sông Mêkông trong thế kỷ 17 và 18, và nỗ lực của họ trong việc cai trị ở các vùng đất mà ban đầu có dân cư là những nhóm sắc tộc khác.

                  Được củng cố chủ yếu bởi các sử gia ở Úc Li Tana và Nola Cooke (cả hai đang công tác ở Đại học Quốc gia Úc), nhưng cũng được khuyến khích ở Mỹ bởi Keith Taylor ở ĐH Cornell, xu hướng mới này nhấn mạnh các yếu tố “phi truyền thống” (so với miền Bắc Việt Nam”) của các xã hội hình thành ở khu ngoại biên này, các xã hội mà những nhà nghiên cứu này cho rằng có sự cởi mở hướng đến tính đa dạng.

                  Cuốn Miền Nam dưới triều Minh Mạng của giáo sư Choi Byung Wook, ĐH Quốc gia Seoul, là một sự bổ sung, và cũng là sản phẩm, của nhánh nghiên cứu này.

                  Dựa trên một luận án tiến sĩ ông viết tại ĐH Quốc gia Úc, bản thảo của Choi mở đầu trong thế giới tự chủ về chính trị, hỗn tạp về văn hóa và sắc tộc tại đồng bằng sông Mêkông vào cuối thế kỷ 18. Tác phẩm sau đó quan sát nỗ lực của vua Minh Mạng muốn áp đặt một mức độ thuần nhất về sắc tộc và văn hóa lên khu vực này vào những năm 1830 và đăṭ nó dưới sự kiểm soát chính trị trực tiếp. Tác giả khảo sát nhiều nguồn tư liệu gốc bằng tiếng Hoa (văn bản triều Nguyễn, địa bạ), và tác phẩm bằng tiếng Việt, Triều Tiên, Nhật, Pháp và Anh. Choi ghi lại chi tiết những biến chuyển hấp dẫn về xã hội và chính trị mà miền Nam trải qua trong nửa đầu thế kỷ 19.

                  Cuốn sách chia làm hai phần. Phần đầu, đặt tựa “Uy quyền địa phương và sự biến mất của nó”, nhìn miền Nam trong những thập niên trước khi nó sát nhập vào vương quốc nhà Nguyễn. Giáo sư Choi mở đầu trong chương thứ nhất, “Di sản của chính quyền Gia Định (1788 – 1802)”, với việc xem xét sự xuất hiện của một cơ cấu chính trị ở đồng bằng sông Mêkông mà ông gọi là “chính quyền Gia Định”. Vào cuối thế kỷ 18, chiến tranh phủ kín Việt Nam khi phong trào Tây Sơn kết liễu nhà Lê và hai phe Trịnh, Nguyễn. Khi bắt đầu đẩy lui Tây Sơn và thống nhất vùng đất, Nguyễn Phúc Ánh đã thành lập căn cứ tại Gia Định năm 1788.

                  Choi cho rằng ‘chính quyền Gia Định’ này quan trọng bởi vì nó không đơn giản chỉ là hòn đá tảng trên con đường chinh phục của Nguyễn Ánh, mà nó đánh dấu sự xuất hiện của một thực thể chính trị “dựa vào sự chủ động của dân Gia Định”. Theo Choi, nó cũng đánh dấu sự trỗi dậy, hay có lẽ là sự hợp nhất, của một bản sắc cụ thể – bản sắc này dung thứ các nhóm sắc tộc và tôn giáo, và cho phép một mối quan hệ ‘mang tính cá nhân hơn là quan cách’ giữa tầng lớp thống trị.

                  Chính cái khía cạnh ‘tương đối bình đẳng’ này tại miền Nam cuối thế kỷ 18 đã được Choi gọi là ‘di sản của chính quyền Gia Định’. Di sản này tiếp tục định hình cuộc sống ở vùng này ngay cả sau khi chính quyền Gia Định đã bị thay bằng Gia Định Thành Tổng Trấn, một chính quyền quân sự tự trị mà triều Nguyễn lập ra để quản lý miền Nam từ năm 1808.

                  Đây là tác phẩm mang tính tiên phong, đi vào lãnh địa chưa được khai thác và mở đường cho những người khác đi theo.

                  Chương hai của cuốn sách, “Chính quyền Gia Định (1808-1832) và Lê Văn Duyệt”, khảo sát cuộc sống dưới chế độ quân sự này. Mặc dù Choi tìm thấy bằng chứng về di sản của chính thể Gia Định cũ trong những năm này, đặc biệt là có sự dung thứ của Lê Văn Duyệt với tín đồ Công giáo và người Hoa, nhưng ông cũng để ý sự xuất hiện của các cách nhìn đối lập quanh câu hỏi đối xử với các sắc dân này như thế nào. Các cách nhìn này xuất phát từ triều đình đặt ở Huế, đặc biệt được vua thứ hai, Minh Mạng, thể hiện mạnh mẽ.

                  Sự chán ghét của vua Minh Mạng đối với phong cách cai trị của Lê Văn Duyệt và đồng bạn miền Nam là chủ đề của chương ba, “Tước bỏ quyền lực miền Nam”.

                  tiếp.....

                  #84
                    HongYen 01.07.2005 15:32:48 (permalink)
                    tiếp.....

                    Đầu thập niên 1830, vua Minh Mạng bắt đầu có nỗ lực phá vỡ quyền lực và uy tín của giới cai trị miền Nam. Khi Lê Văn Duyệt qua đời năm 1832, vua Minh Mạng xóa bỏ bộ máy quân sự tự trị tại miền Nam và đặt vùng này dưới sự kiểm soát trực tiếp của trung ương, bổ nhiệm quan chức từ các vùng khác đến đây trấn giữ. Sau đó là sự cấm đoán đạo Công giáo và theo dõi các hoạt động thương mại của người Hoa. Choi đề cập các diễn biến này và sau đó ngắn gọn xem xét cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, đã nổ ra để phản ứng trước các đổi thay.

                    Trong phần hai cuốn sách, giáo sư Choi khảo sát các nỗ lực của Minh Mạng biến đổi vùng này sau khi đã sát nhập nó vào vương quốc. Phần này nhan đề “Những đặc điểm mới dưới thời Minh Mạng”, và nó mở đầu bằng chương thứ tư nói về “Sự giáo hóa của Minh Mạng với người miền Nam”.

                    Trong chương này, Choi kể lại làm thế nào mà bắt đầu từ thập niên 1820, nhưng đặc biệt tăng lên từ 1830 sau cái chết của Lê Văn Duyệt, vua Minh Mạng đã tìm cách phát triển ở miền Nam một cảm thức trung thành với trung ương thông qua việc thành lập trường học, ra huấn dụ đạo đức, và quảng bá các điện thờ đại diện cho uy quyền triều đình.

                    Những nỗ lực này nhằm đưa người Việt ở miền Nam vào quỹ đạo của triều đình trung ương. Cùng lúc đó, các nỗ lực khác cũng được nhắm tới các nhóm sắc tộc khác ở đây. Đây là chủ đề của chương thứ năm, “Giá của chính sách đồng hóa của Minh Mạng.” Tại đây, tác giả khảo sát nỗ lực của nhà Nguyễn khi ‘Việt hóa’ người Khmer, Hoa và các nhóm sắc tộc khác ở miền Nam, cũng như các cuộc nổi loạn để phản ứng những chính sách này.

                    Chính sách về đất đai của vua Minh Mạng ít tạo ra phản ứng đối nghịch hơn so với hai dạng chính sách ở trên. Năm 1836, nhà vua ra lệnh là hệ thống đo đạc đất ở miền nam phải giống như hệ thống trên toàn quốc.

                    Như Choi giải thích, các chính sách này đã không tạo ra phản ứng tiêu cực vì Minh Mạng khôn ngoan khi ông bảo vệ quyền sở hữu của người miền Nam. Choi cho rằng việc tiêu chuẩn hóa việc đo đạc đất đai đã giúp một số người giàu có ở miền Nam thu vén thêm đất. Kết quả là đến giữa thế kỷ 19, có một bộ phận trong xã hội miền Nam giàu có, an tâm và sống trong một xã hội thuần nhất hơn khi so với nhiều thập niên trước. Giờ đây họ cũng trung thành hơn với chính quyền trung ương.

                    Quyển sách là sự bổ sung mới ở chỗ nó khai phá lĩnh vực mới, tức là nửa đầu thế kỷ 19, và đây là ưu điểm lớn của sách.

                    Như đã nói ở trên, tác phẩm của Choi Byung Wook vừa là sự bổ sung, vừa là sản phẩm, của một nhánh mới trong nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, tập trung vào việc mở rộng biên giới phía Nam và, trong sách của Choi, sự biến mất của nó. Quyển sách là sự bổ sung mới ở chỗ nó khai phá lĩnh vực mới, tức là nửa đầu thế kỷ 19, và đây là ưu điểm lớn của sách. Thật tuyệt khi giờ đây có một bản thảo ghi chi tiết một số vấn đề và sự kiện chính từ nơi và thời kì này. Choi đặc biệt cừ khôi khi thảo luận các chính sách của vua Minh Mạng, xem xét các tư tưởng mà chúng dựa vào và lần ra ảnh hưởng của chúng.

                    Tuy nhiên, tác phẩm của Choi cũng là sản phẩm của xu hướng mới ở chỗ nó giữ nguyên giọng điệu của các tác phẩm đi trước. Giống như cách Frederick Jackson Turner mô tả biên giới Hoa Kỳ, Taylor, Li và Cooke, ở mức độ khác nhau, đều mô tả vùng miền Nam theo nghĩa tích cực. Họ nhấn mạnh sự cởi mở trước tính đa dạng và sự tự do tương đối thoát khỏi ý thức hệ Khổng giáo. Choi rõ ràng đi theo mô hình này, đặc biệt trong nửa đầu tập sách, và đây cũng là phần yếu hơn trong tập sách. Trong sách này, người đọc được khuyến khích hãy hình dung miền Nam theo nghĩa tích cực, như là vùng đất của hòa bình và dung thứ, một vùng đất mà sau đó đã bị chính sách của Minh Mạng hủy diệt. Mặc dù Minh Mạng rõ ràng đem lại các thay đổi lớn ở đồng bằng sông Mêkông, nhưng sự mô tả tích cực mà Choi dành cho miền Nam trong cuối thế kỷ 18 và đầu 19 tỏ ra hơi ngây thơ.

                    Lấy ví dụ về vấn đề quan hệ sắc tộc. Ngược với nỗ lực đồng hóa của Minh Mạng, tác giả Choi ghi nhận rằng vào cuối thế kỷ 18, Nguyễn Phúc Ánh đã cố gắng “phân rẽ mỗi nhóm sắc tộc, cho phép họ duy trì tự chủ và đã bảo vệ môṭ số quyền của họ”. Để lấy bằng chứng, Choi trích lời Nguyễn Ánh nói rằng “hán di hữu hạn”, mà Choi dịch là “người Việt và man di phải có biên giới rõ rệt”, rồi ông giải thích là “đây không phải là sự bày tỏ phân biệt ở Gia Đình, mà là sự bày tỏ ý tưởng của Nguyễn Ánh rằng các nhóm Việt và sắc tộc khác phải sống riêng rẽ.” Ở đoạn sau đó, Choi gọi điều này là “quan hệ hợp tác”. Cái cách nói “hán di hữu hạn” về nghĩa đen có nghĩa “có sự phân chia rõ rệt giữa người Hán và giống man di.” Dù nó có thể hiện sự “phân biệt” hay không, nó rõ ràng thể hiện một cảm giác đứng trên về văn hóa và sắc tộc, và không hề bày tỏ cảm giác “hợp tác.”

                    Choi đã đọc các nguồn tư liệu để tìm kiếm thông tin hỗ trợ luận cứ của ông thay vì thật sự cố gắng xem xét chúng thể hiện gì về xã hội này.

                    Tuy nhiên những vấn đề về cấp bậc và thế đứng trên lại đối nghịch với bức tranh mà Choi muốn vẽ cho miền Nam thời trước Minh Mạng. Để chứng minh về một xã hội “tương đối bình đẳng” và “dung thứ”, rõ ràng Choi đã đọc các nguồn tư liệu để tìm kiếm thông tin hỗ trợ luận cứ của ông thay vì thật sự cố gắng xem xét chúng thể hiện gì về xã hội này.

                    Đây là điều đáng tiếc bởi vì về nhiều mặt, tác phẩm này rất hay. Thật là vui khi thấy một học giả sử dụng các nguồn tư liệu gốc, chứ không phải bản dịch tiếng Việt, để làm nghiên cứu về Việt Nam thời hiện đại. Cũng thật khâm phục khi thấy các vấn đề quan trọng trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 19 đã đươc trình bày chi tiết như vậy.

                    Đây là tác phẩm mang tính tiên phong, đi vào lãnh địa chưa được khai thác và mở đường cho những người khác đi theo.

                    Tuy nhiên, những sử gia tương lai cũng sẽ phải sẵn lòng vượt qua cách tiếp cận kiểu Turner khi nghĩ về các vùng biên, và sẵn lòng nhìn thấy những bụi bặm, máu, mồ hôi và sự áp bức mà bức tranh thiện cảm này đã che dấu.
                    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2005/06/050629_southervietnambook.shtml
                    #85
                      HongYen 01.07.2005 15:51:47 (permalink)
                      Văn hóa khạp và lu...








                      Í, văn hoá gì mà lu vàkhạp hay khạp và lu. Bạn có nói lộn xin noí laị đi.

                      Không phải nói lộn; mà là cái bình nylon maù vàng kia để lộn. Nơi đó phải là cái gáo dừa xiêm già tra caí cán daì bằng cây xim và mốc vào cây dưng bên cái lu nhỏ kê trên caí ghế hay caí chảng ba....

                      Đó mới đúng là văn hóa khạp hay lu. Nói nôm na là văn minh Miệt Vườn. Tân tiến là Cộng Đồng....

                      Và mời Bạn xem bài kế...
                      #86
                        HongYen 01.07.2005 15:54:53 (permalink)
                        Văn hóa khạp và lu...

                        Wednesday, June 29, 2005


                        Khạp nước giải khát bên đường ở huyện Cần Ðước, Long An.

                        Vựa bán lu ở huyện Cần Ðước, tỉnh Long An.

                        Lu nước rửa chân ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.


                        Trần Tiến Dũng/Người Việt


                        Bà con sống ở hai bên con kinh Ðạo Hổ chảy qua xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, mấy ngày nay đang râm ran tán chuyện một bà Việt kiều Mỹ, em ông S. - sắp tới đây sẽ bỏ ra hơn một trăm triệu đồng Việt Nam làm cầu bê-tông cốt thép cho dân ấp Tân Hưng.

                        Vì cái cầu của bà Việt kiều còn đang trong vòng bàn tính nên chúng tôi chọn đò ngang để qua kinh. Khi chúng tôi đứng chờ đò ngang, con kinh đang lúc nước ròng. Trên đầu bến, chỗ có bậc thang bằng gỗ tạp dẫn xuống đò, tôi thấy có một cái lu đầy nước, trong lu có cái thau nhựa nhỏ màu vàng. Không biết cái lu sành còn tốt này của ai, không dưng để ngay bến đò này làm gì? Không sợ trộm khiêng hay con nít phá bể sao? Chúng tôi đem những điều thắc mắc hỏi anh X, ông chủ nhà của cái đám giỗ mà chúng tôi sẽ tới ăn. Anh X nói:

                        - Ðể gặp lúc nước ròng khách lên xuống có nước mà rửa chưn.

                        Chúng tôi buộc miệng kêu lên:

                        - Dân ở đây có sáng kiến hay quá hả!

                        Anh X khoát tay:

                        - Bậy, cái nếp ông bà để lại chứ sáng kiến gì. Xưa nay khắp miền Tây sông nước này ở đâu cũng vậy.

                        Chúng tôi hỏi:

                        - Rồi hàng ngày ai múc nước đổ vô cho thiên hạ rửa chưn? Chắc là phải thu phí để có tiền mướn người làm việc đó chớ hả?

                        Một người đàn bà trên đường đi chợ, đang múc nước từ trong cái lu đứng rửa hai cái bắp chưn trắng nõn nói:

                        - Ai rảnh, thấy hết nước thì xách. Chớ hở một chút nói chuyện tiền bạc như dân ở thành phố, sao còn dám nhìn mặt ai.

                        Hồi đầu năm, anh một người bạn tôi từ Canada về lấy cốt một ông anh chôn ở một nghĩa trang sẽ giải tỏa trên Ðà Lạt. Lúc đi trên đường từ Sài Gòn ra cứ mỗi bận xe dừng lại ở các trạm thu phí giao thông, bà con đi cùng xe ai cũng bực mình, có người gay gắt nói:

                        - Tôi thấy đâu có khác gì nạn cướp đường mãi lộ đời xưa!

                        Ông Việt kiều trả lời:

                        - Chú không nói vậy được! Hãy tập thói quen vui lòng trả phí. Về nước đi chỗ nào có thu phí là tôi thấy chỗ đó đàng hoàng hơn mấy chỗ xài chùa. Ở xứ văn minh người ta nhờ làm vậy mà khá.

                        Chị vợ tôi, một Việt kiều Mỹ, năm nào cũng về Việt Nam. Về thường như vậy nên chị tin rằng cái đường ruột của chị đã “nội địa hóa” cứ tha hồ ăn hột vịt lộn, gỏi cuốn vỉa hè. Trong một lần “chơi” hai dĩa gỏi khô bò và một ly chè đậu đỏ nước cốt dừa, trên đường từ chợ Bến Thành về nhà chị tôi bị đau bụng. Chị biểu tôi tìm cho chị một nhà vệ sinh công cộng gần nhất để xả “bầu tâm sự.”

                        Tôi nói:

                        - Không vô đó được đâu chị ơi!

                        Chị tôi hốt hoảng:

                        - Sao vậy em? Chị chịu hết nỗi rồi!

                        Tôi hiểu tình cảnh không thể “chờ đợi” của chị. Nhưng đa số nhà vệ sinh công cộng mới lập ở một số vỉa hè khu trung tâm nội thành Sài Gòn đã biến chất trở thành một thứ phòng riêng của dân xì ke và các cô điếm già và kinh khủng nhất là chuyện mất vệ sinh. Tôi đành liều mạng chạy đại vào một căn nhà mặt tiền đường Xô Viết Nghệ Tỉnh để hỏi cho chị đi nhờ. Tất nhiên là tôi bị chủ gia từ chối. Tôi tin mình sẽ bị cả khu phố này từ chối dài dài nếu tiếp tục chai mặt hỏi chuyện đi toa-lét nhờ. Cuối cùng chị tôi cũng giải quyết được “tâm sự” trong một quán cà phê sang trọng.

                        Tất nhiên vì cái bụng đang “xấu” của chị tôi mà chúng tôi phải trả tiền hai ly cà-phê có giá cắt cổ, trong trường họp ngặt nghèo này chúng tôi phải “mang ơn” cái quán cà-phê đó không hết chớ nào có sá gì chuyện tốn “phí đi cầu” hết mấy chục ngàn đồng.

                        Chúng tôi chỉ tự hỏi, vì sao tinh thần cộng đồng của cư dân Sài Gòn ngày nay lại xuống cấp đến thế! Trong một đô thị gần 10 triệu dân, ở mọi đầu đường đầu hẻm đi đâu cũng thấy chính quyền hô hào bắt dân góp tiền lập cổng chào tự giới thiệu là khu phố, phường xã văn hóa nhưng thật không thể tìm được sự tự nguyện giữ gìn một nếp văn hóa đẹp như chuyện cái lu rửa chân của người dân quê ở miền Tây. Anh LNP, một ông thầy giáo tiểu học, bực tức nói: “Dân tình ngày xưa sống có nếp lắm đâu tệ vậy!”

                        Trong một quán cà phê trước chợ mới Phú Nhuận. Ông U - một người làm nghề giữ xe, kể:

                        - Ông nhớ chuyện cái khạp nước với cái gáo hoặc cái ca múc nước để ngoài cổng rào dành riêng cho người đi đường lỡ bước giải khát không? Trước đây khắp Nam Kỳ lục tỉnh đi đâu cũng gặp. Ðời bây giờ dù có đi gãy chưn, tôi đố ông kiếm được?

                        Tất cả những người có tuổi đang uống cà phê trong quán đều thấy thú vị khi nhớ lại hình ảnh cái khạp nước ngọt mà chủ gia luôn dành riêng cho người dưng nước lã đó. Chuyện cái lu chứa nước rửa chưn và cái khạp nước mưa giải khát không chỉ đơn giản là những phương tiện giúp đỡ người qua đường. Hình ảnh đầy ấp ý nghĩa và tình cảm cộng đồng này luôn là thứ động lực tạo nên tính cách hào phóng của người miền Nam. Bởi mọi người dù đến trước hay đến sau cũng từ tứ xứ tìm đến vùng đất này và cái hạnh phúc cuối cùng ai cũng muốn có là cùng nhau sáng tạo bản sắc văn hóa cộng đồng. Một dẫn chứng rõ nét về tinh thần văn hóa đó không gì hơn là chuyện cái khạp giải khát và cái lu rửa chưn, những vật thể tuy mộc mạc bình dị nhưng một thời là tài sản văn hóa nhân văn chung của đất và người miền Nam.

                        Một tay chơi còn trẻ, mặt rất “cô hồn” nói:

                        - Thời của mấy ông mắc chứng gì mà có dân tốt dữ vậy! Có ai bây giờ chơi khùng thử giống vậy, vui à nghen.

                        Trong quán tuy không ai chấp nhất lời lẽ thiếu văn hóa của người thanh niên này nhưng mọi người không thể không ngậm ngùi.


                        Tháng 6/2005

                        Trần Tiến Dũng

                        http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=28036&z=1

                        #87
                          HongYen 04.07.2005 16:26:44 (permalink)
                          Thứ Bảy, 02/07/2005, 14:09 (GMT+7)

                          3 ý kiến của một sinh viên

                          (Nhân đọc bài viết “Đổi mới giáo dục đại học theo hướng nào”
                          của GS Hoàng Tụy đăng trên TTCN số 25-2005)



                          TTCN - Những điều GS Hoàng Tụy viết về việc cải cách giáo dục ĐH vẫn còn ở tầm cao so với nhận thức của một sinh viên năm hai như tôi. Nhưng nhân một “cuộc cách mạng” của ngành giáo dục, tôi - với tư cách là một sinh viên - xin có vài ý kiến.

                          Thứ nhất, chương trình ĐH và chương trình ở bậc phổ thông hiện nay chưa có một sự chuyển tiếp hợp lý. Tôi thấy những điều GS Hoàng Tụy viết ở tầm vĩ mô đến mức không hề đề cập đến việc phải thay đổi chương trình cho phù hợp! Khi học cấp III, tôi đã từng là một học sinh xuất sắc, nhưng khi vào năm nhất ĐH, tôi và rất nhiều bạn sinh viên cùng lớp (dù tất cả đều đỗ cao trong kỳ tuyển sinh ĐH) đều cảm thấy hụt hẫng, dẫn đến rất hoang mang.

                          Chúng tôi giống như đang tham gia thi nhảy sào nhưng chỉ được chạy đà vài bước mà thôi. Ai có sức bật lớn sẽ qua dễ dàng, ai không có thì đành phải... chui qua. Còn những ai thường thường bậc trung, cố gắng thì sẽ qua được nhưng thể nào cũng u đầu sứt trán. Lẽ nào thi ĐH rồi chúng tôi lại phải qua một kỳ sát hạch nữa sao? Vậy đâu là lý do?

                          Có thể giải thích rằng chương trình phổ thông đã tạo cho học sinh cái lối tư duy quá thụ động, không hợp với ĐH. Trong khi thầy cô ở ĐH lại không nắm rõ ở phổ thông học sinh được học những gì nên cứ “vô tình” bắt chúng tôi thích nghi trong một thời gian ngắn, dẫn đến tình trạng “sốc nhiệt”. Quan trọng hơn, một số môn năm thứ nhất lại chẳng ăn nhập gì với những điều chúng tôi được học trước đó.

                          Học mà cứ có cảm giác mình đọc một bài làm văn không có mở bài, sượng ngắt và khó hiểu vô cùng. Nhất là môn triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị... không hề có chút liên quan đến môn giáo dục công dân hay sử học của cấp III, ngoài hai khái niệm “duy vật và duy tâm”. Nói vậy, không có nghĩa là tôi đề nghị dạy triết từ cấp III, chết, tội tụi nhỏ! Theo tôi, nếu có cải cách, chỉ mong các thầy cô cải cách giáo trình đi từ “rất cơ bản” (cùng với cách thể hiện sinh động hơn) rồi hãy đến những kiến thức cần thiết khác.

                          Trong khi đó, lại có những môn gần 1/3 giáo trình là học lại kiến thức cấp III (như lý...). Đặc biệt là môn ngoại ngữ. Đành rằng trình độ ngoại ngữ học sinh các vùng miền là khác nhau (vì điều kiện khách quan), nhưng cứ chơi trò “cào bằng” bằng cách dạy lại “thì hiện tại đơn” thì chúng ta sẽ đào tạo được gì? Vì thế, theo tôi, cách làm của Trường ĐH Bách khoa ở năm học vừa rồi là rất tích cực và cần được nhân rộng: tổ chức một cuộc thi kiểm tra trình độ ngoại ngữ đầu vào cho các sinh viên vừa trúng tuyển, những sinh viên đạt yêu cầu sẽ được miễn học môn Anh văn 1 với số điểm qui đổi tương ứng.

                          Thứ hai, theo như bài viết của GS Hoàng Tụy, GS rất quan tâm đến vai trò của người thầy trong giáo dục ĐH, đặc biệt là việc đánh giá và sử dụng các GS, TS. Điều này hiển nhiên rất đúng, tôi chỉ có ý kiến: người thầy ở ĐH nên và chỉ cần đứng ở vị trí của một người hướng dẫn. Nhưng đã là người hướng dẫn thì phải nắm rõ thực tế tình hình của sinh viên. GS có viết “trả lại cho các ĐH quyền tuyển chọn GS, PGS theo nhu cầu”.

                          Có thể tôi chưa hiểu hết ý GS nhưng tôi xin đưa ra một nhận xét: các GS, PGS, TS ở các ĐH hiện nay đều có giờ giảng dạy trên lớp bình thường như các giảng viên khác, nhưng không phải bất cứ thầy nào có học vị TS hay học hàm GS đều phù hợp với vị trí của mình, nghĩa là không phải ai cũng có nhiều sinh viên theo học, nếu không muốn nói là ngược lại! Với học chế tín chỉ như của Trường ĐH Bách khoa, tình trạng SV bỏ giờ thầy này để theo học thầy khác là rất phổ biến. Và có thể nhận thấy rằng các thầy có nhiều SV theo học đa phần đều không có học hàm nào cả. Nói theo kiểu SV chúng tôi: các GS nói chuyện cao quá, SV không theo nổi.

                          Đó là nhận xét, còn ý kiến của riêng tôi: đa phần các GS giảng dạy ĐH kiến thức rất uyên thâm nhưng cách đề cập vấn đề của các GS còn quá cao so với mặt bằng chung của SV. Đúng ra, các GS rất thích hợp với việc nghiên cứu công trình mới. Trong khi giáo dục ĐH ở Việt Nam lại chưa tạo điều kiện cho SV nghiên cứu nhiều như các nước bạn. Điều này đã hết sức tiêu phí tài năng của các GS cũng như cơ hội cho SV theo học hỏi các bậc trưởng thượng. Nên chăng chúng ta phải đổi mới (hoàn toàn) từ cách thức đặt vấn đề (cách học, cách dạy) chứ không phải cách thức giải quyết vấn đề (cách xử lý, đánh giá danh hiệu...).

                          Thứ ba, lại nói về chuyện người thầy. Hiện nay, các trường đều có chủ trương trẻ hóa đội ngũ giảng dạy. Nhưng sau khi được giữ lại trường, các giảng viên trẻ đều chưa được trọng dụng và tận dụng đúng mức. Như tôi nhận thấy, các anh chị ấy rất xuất sắc nhưng phần lớn thời gian đều phải làm việc văn phòng, gác thi, chấm bài... quá là lãng phí cho những con tim đang cháy bỏng khát khao được làm đúng phần việc của mình. Tuy nhiên, có những anh chị được lên làm trợ giảng thì lại không được đào tạo một chút gì về chuyên môn sư phạm, dù kiến thức rất vững. Có những trợ giảng lên đứng run lập cập rồi cắm cúi giải bài, vừa giải vừa nói như “tự nhủ với chính mình”.

                          Một khi đã nhận các sinh viên ra trường theo phụ giảng cho mình, mong các thầy cô giảng viên chính hãy đầu tư nhiều hơn, truyền kinh nghiệm nhiều hơn cho các anh chị ấy. Tôi tự hỏi liệu các thầy cô có thể nhín chút thời gian duyệt giáo án (?) cho các trợ giảng, hay lâu lâu ghé vào lớp dự giờ để xem các trợ giảng “làm ăn” thế nào! Đừng để chính các trợ giảng có cảm giác mình bị “đem con bỏ chợ”. Các hình thức giải quyết tôi vừa nêu ra nghe thật trẻ con, nhưng càng trẻ con thì càng dễ làm, và tất cả cũng chỉ để chúng ta có những con người chất lượng hơn mà thôi.

                          Ba ý kiến từ góc nhìn của một sinh viên, không hi vọng to tát rằng nó sẽ gióng lên một hồi chuông gì cả, chỉ mong các thầy cô, những người có tâm huyết với giáo dục ĐH hãy nhín chút thời gian để nhìn nhận lại vấn đề với tư cách người - trong - cuộc!

                          TRẦN PHẠM LÊ PHAN
                          (Sinh viên năm 2 chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp,
                          ĐH Bách khoa TP.HCM)

                          http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=86475&ChannelID=13
                          #88
                            HongYen 08.07.2005 08:15:02 (permalink)
                            Thứ tư, 6/7/2005, 08:08 GMT+7

                            Giả gái để thi hộ vào đại học


                            Ảnh minh hoạ.


                            Một thanh niên Nga "đóng bộ" và trang điểm như một quý cô để thi hộ em gái vào khoa tâm lý trường Đại học Matxcơva. Tuy nhiên, mưu kế trên bất thành bởi bộ ngực giả vĩ đại đã phản bội lại anh chàng.

                            Trưởng khoa Du lịch của Đại học Matxcơva Yasen Zasursky cho hay những đặc điểm "quá nữ tính" của "cô gái" cộng với khuôn mặt trang điểm quá đậm đã khiến bảo vệ nghi ngờ. "Bảo vệ trong trường ngờ rằng 'cô gái' có mang tài liệu vào phòng thi nên yêu cầu dừng lại kiểm tra. Sau khi cởi áo khoác, thân phận của anh này đã bị lật tẩy", ông nói.

                            Người thanh niên này bị cấm không được làm bài thi môn toán và cô gái anh định thi hộ bị loại khỏi danh sách thí sinh.

                            Giới quan sát cho hay tình trạng gian lận trong thi cử ở các trường đại học, cao đẳng ở Nga là một vấn đề lớn bên cạnh một vấn nạn khác là tệ đút lót.

                            http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2005/07/3B9DFD52/

                            #89
                              HongYen 12.07.2005 03:28:02 (permalink)
                              Mê Tín * Chánh Tín


                              Bây giờ các trò học về mê tín nha.

                              Bây giờ con muốn hỏi đối với mê tín là gì?

                              Con đây là con với cha mẹ hay trong lớp học trước kia. Sau nầy thầy cô giáo không được quyền goị hoc trò là con. Vậy câu "sư như phụ' để đó hạ hồi phân giải. Bây giờ trờ lại mê tín.

                              Đối với mê tín là gì? Là gì?
                              Có thầy hay có trò noí là không mê tín; chưa chỉnh. Vậy tạm gọi chánh tín, mong góp ý cuả Bạn.

                              >>>>>>>>>>>

                              Ngày naò làm đám cưới vậy bạn. Í phải coi ngày tốt thì không bị "bắt sang tuyệt mạng", khắc khẩu......Vậy là phải đi cầu thầy xem ngày tốt, giờ tốt để làm lễ thành hôn. Vậy ngày ly dị thì sao? Thì cũng chờ ông toà phán ngaỳ chớ sao.

                              Rồi đến ngày ra đi, không sống với Bạn nưã thì sao. Thì cũng phaỉ coi ngaỳ coi giờ động thổ chớ sao. Trong khi để thân xác vaò aó quan còn có thể bắt hồn vaì tên d8i theo nếu hợp tuổi.....Vậy nên "thầy" phán mấy caí tuổi nầy...phaỉ lánh mặt nha, nếu nắp hòm (hàng) chưa đóng là còn có thể bị rắc rối đó...Ngay cả khi đưa linh cửu đi cũng phaỉ tránh đó; đừng nên đi theo....

                              >>>>>>>>>>>>

                              Trước đây ông bà ta năm thê baỷ thiếp là chuyện bình thường. Một vợ, một chồng có lẻ là bất thường....

                              Số là ông chồng chết sớm (chằng may * có rủi hay ruỉ thay..). Vợ cả thương yêu chồng quá, nên mua nàng hầu theo phụng sự ông cho trọn tình nghĩa. Mấy hình nhân ngưỏi nữ đẹp đẻ được vợ cả đốt kèm theo giấy vàng mã. Nếu bây giờ có lẻ vợ nầy sẽ cắt dán hình maù hoa hậu aó tắm không chừng!!!!

                              Chưa phải hết đâu Bạn ạ. Trong lúc tang gia dđau buồn thế mà vợ cả cũng tỉnh táo để chọc thủng mắt mấy hình nhân nữ trước khi vaí, cúng, rồi đốt.

                              Cũng chưa xong Bạn ơi. Vợ hai còn độc đáo hơn. Đố các Bạn biết vợ hai làm gì???

                              >>>>>>>>>>>>

                              1. Câu hỏi thứ nhất đem về nhà làm hay homework: "Ông chồng trong hòm nghĩ gì?"

                              2. Câu hỏi thứ nhì tại sao baì nầy được post trong học và daỵ?

                              3. Câu hỏi thứ ba ý riêng cuả Bạn.

                              >>>>>>>>>>>>>>>

                              Chúc vui với nếp sống xã hội hay văn hóa cuả mỗi thời kỳ và mỗi địa phương.






                              #90
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 6 của 10 trang, bài viết từ 76 đến 90 trên tổng số 137 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9