Cách học và dạy
Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 8 của 10 trang, bài viết từ 106 đến 120 trên tổng số 137 bài trong đề mục
HongYen 01.08.2005 05:13:09 (permalink)
Chuyện về một tiến sĩ người Việt ở đại học Harvard

15:40:30, 21/07/2005


TS. Vũ Minh Khương (đứng giữa)


"Anh là một trong những nghiên cứu sinh Ph.D xuất sắc nhất của Havard". Lời khen ngợi này, nhà kinh tế học nổi tiếng G.S Dale Jorgenson dành cho một nghiên cứu sinh Việt Nam - tiến sĩ Vũ Minh Khương.

Đề tài luận án tiến sĩ "Phân tích những ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu" của anh đã "sục" vào một lĩnh vực kinh tế học còn khá mới mẻ của thế giới. Mặc dù vậy, luận án của Khương đã nhận được nhiều lời ngợi khen của các giáo sư của đại học Harvard nổi tiếng.

"Anh đã mở ra nghiên cứu về tác động của đầu tư vào CNTT trong việc đưa những nền kinh tế đang phát triển như VN nhanh chóng tiến tới đẳng cấp, chuẩn mực của các quốc gia công nghiệp hóa khác. Hiển nhiên là các tiến bộ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ sẽ đạt được nhanh chóng hơn, tạo ra nền tảng phong phú cho những kế hoạch đầu tư hơn là nông nghiệp và sản xuất, nơi mà công nghệ truyền thống vẫn giữ địa vị chủ đạo".

Vì thế, "Luận án của Khương rất ấn tượng cả về quy mô và đóng góp mới", nhà kinh tế lừng danh thế giới, GS. Dale Jorgenson nhận xét.

Còn GS. Dwight Perkins thì cho rằng, "đó là nghiên cứu một cách hệ thống nhất về chủ đề này và sẽ rất hữu ích trong việc định hướng chính sách trong các ngành này ở nhiều nước, trong đó có VN".

Có trong tay bằng MBA tại Harvard Business School, bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ tại ĐH Harvard, được khắc tên vào bảng treo ở nơi trang trọng của trường Kenedy về thành tích giảng dạy, được Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức nghiên cứu tổ chức seminar để trình bày kết quả nghiên cứu, Vũ Minh Khương có lẽ đứng trong số những người mở đầu cho thành quả xuất sắc ở đẳng cấp quốc tế mà các sinh viên VN đạt được kể từ thời đổi mới.

29 tuổi, làm hồi sinh một xí nghiệp bên bờ vực phá sản

Tháng 12/1988, lần đầu tiên ở Hải Phòng, người ta chứng kiến một cuộc thi hi hữu: Thi tuyển Giám đốc cho xí nghiệp hóa chất Sông Cấm. Có một người đã nhận được hơn 90% số phiếu bầu và nhậm chức giám đốc trong sự hân hoan của công nhân. Đó là Vũ Minh Khương, một thanh niên 29 tuổi.

Sau này, ông Đoàn Duy Thành, nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng kể lại: "Ngày đó, ai cũng sợ không dám nhận trách nhiệm lãnh đạo Sông Cấm vì xí nghiệp này làm ăn thua lỗ kéo dài, đơn từ kiện tụng chồng chất”.

Khương tiếp nhận Sông Cấm trong một tình thế gần như tuyệt vọng: tiền gửi không còn, ngân hàng khóa tài khoản vì xí nghiệp không có khả năng trả nợ, hầu hết công nhân phải tạm nghỉ việc trong khi cuộc sống vô cùng khó khăn.

Và điều kỳ diệu đã đến khi cuối năm 1989, Sông Cấm vượt qua giai đoạn suy sụp và đi vào phát triển nhanh chóng. Cho đến giờ, nhiều công nhân của Sông Cấm (nay là một DN tư nhân) vẫn không thể quên niềm vui bất ngờ khi họ nhận được nhẫn vàng và xe đạp mini, một tài sản lớn khối người ao ước từ tay lãnh đạo xí nghiệp.

Với những người đã quen lo "chạy ăn từng bữa", lúc nào cũng thấp thỏm nỗi lo thất nghiệp và "chết đói" trong những năm đất nước còn chập chững bước ra từ thời kỳ bao cấp thì đó quả là một sự kiện đáng nhớ.

Nhận xét về Khương, nhiều người từng làm việc, tiếp xúc với anh đều ấn tượng về những suy nghĩ sâu sắc, kiến giải thấu tình đạt lý và hơn hết là tâm huyết của anh.

“Ngay từ lần gặp đầu tiên, Khương đã gây ấn tượng với tôi như là người hiểu sâu sắc công việc của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam”, Ông Tim Campbell, một chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với Vũ Minh Khương khi ông làm việc tại VN. “Trong hai năm đó, chúng tôi thường dựa vào những nhận xét và đánh giá thông tuệ của Khương”.

Nhưng ấn tượng sống động nhất trong ký ức ông Campbell về Khương lại là lòng nhiệt tình và tâm huyết thực sự với đất nước. "Trong các câu chuyện của mình, ông Khương thường nói rất nhiều về hoài bão của mình cho đất nước VN. Gốc rễ sâu sắc của Khương là ở đây và anh ấy đã chia sẻ những cảm xúc, khao khát của mình với tôi. Nỗ lực của Khương ở Hải Phòng trong hợp tác với Ngân hàng Thế giới (WB) và sau này ở Trường ĐH Harvard luôn hướng tới tầm nhìn dài hơi mà ông đã xác định: giúp ích cho đất nước. Khương là con người truyền cảm hứng cho người đối diện theo cách đó".

Con đường trở thành một tiến sĩ xuất sắc ở Harvard...

Khi hoạt động của XN Hóa chất Sông cấm đã trở nên sống động và phát triển nhanh chóng với sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể CBCNV, Vũ Minh Khương quyết định tìm kiếm con đường đi học ở nước ngoài. "Tôi muốn đến được một quốc gia phồn vinh và dốc lòng học hỏi để có được một tầm hiểu biết sâu rộng cho sự nghiệp tương lai".

Những năm đầu thời kỳ đổi mới, tiếng Anh là một cái gì đó lạ lẫm chứ chưa trở nên "thời thượng" như bây giờ, ông GĐ Khương dù "bù đầu" với công việc quản lý DN nhưng vẫn cố gắng học thứ ngoại ngữ này với một nỗ lực đặc biệt.

Anh “cày nát” các băng cassette dạy tiếng Anh trên các chặng đường công tác từ Hải phòng đi Hà nội và các địa phương; với vốn tiếng Anh còn ít ỏi, anh tận dụng mọi cơ hội làm việc với các doanh nhân nước ngoài để thực hành, học hỏi.

Sự chuẩn bị tích cực cùng cơ hội đã tạo nên may mắn. Năm 1992, anh được tiếp nhận vào trường QTKD Harvard và lên đường sang Mỹ học tập. Tại ĐH Hardvard, anh đã nhanh chóng chinh phục được các giáo sư và bạn học.

Giáo sư Carl Sloan nhận xét: “tôi kinh ngạc thấy một sinh viên từ một nước đang phát triển có được khả năng phân tích sâu sắc như vậy”. Chính sự đánh giá cao của các GS trường QTKD Harvard trong giai đoạn này đã giúp Vũ Minh Khương trở lại Harvard một cách thuận lợi để theo đuổi học vị tiến sĩ.

Lấy xong bằng MBA ở trường QTKD Harvard, anh về nước với "khao khát đóng góp kiến thức của mình cho sự nghiệp phát triển đất nước, đặc biệt với TP Hải Phòng". Sau ba năm nỗ lực công tác ở UBND TP, anh hiểu rằng cách tốt nhất để đóng góp cho đất nước là “trở thành cán bộ khoa học xuất sắc về quản lý kinh tế”. Quyết định ấy đó đưa anh trở lại với Harvard lần thứ hai.

Hơn bốn năm trời học tập và làm việc trong một môi trường với những thách thức khắc nghiệt của một trường ĐH đẳng cấp hàng đầu thế giới, không phải ai cũng có thể thích nghi và tồn tại. Nhưng một lần nữa anh đã vượt lên bằng ý chí sắt đá và tinh thần thực sự cầu thị.

“Vũ Minh Khương là một trong những học sinh xuất sắc nhất của tôi, một TS đẳng cấp thế giới về kinh tế học phát triển”. Có lẽ giờ anh đã có thể ngẩng cao đầu với lời ngợi khen của một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất thế giới.

... đến triết lý kỳ lạ về chữ VIỆT

Với tấm bằng tiến sĩ Đại học Harvard, sự thừa nhận của những GS hàng đầu thế giới đang hứa hẹn trước mắt anh những cơ hội đầy hấp dẫn trên đất Mỹ. Anh đã được mời làm GS thỉnh giảng tại một số trường ĐH của Hoa Kỳ.

Nhưng với Vũ Minh Khương, giấc mơ cháy bỏng thời trẻ vẫn luôn khắc khoải khôn nguôi. Và anh đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc trở về để đem những kiến thức đã có phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước. Anh coi công việc hiện tại ở đất nước bạn, dù thuận lợi đến mấy, chỉ là một bước trong quá trình chuẩn bị này.

“Trong ba năm tới, tôi dự kiến trở thành một chuyên gia kinh tế xuất sắc ở tầm vóc thế giới, đồng thời tích cực giúp sức vào công cuộc đào tạo và truyền bá kiến thức trong lĩnh vực phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu cho thế hệ trẻ Việt Nam” - giọng nói của Khương mạnh mẽ, tự tin.

Trò chuyện với Khương, anh tin rằng nâng cao ý chí và phẩm chất dân tộc là chìa khóa then chốt tạo nên sức bật mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Theo Khương: "Dân tộc VN ta sẽ làm nên sự nghiệp phát triển thần kỳ trong những thập kỷ tới nếu mỗi người chúng ta, đặc biệt đội ngũ chủ chốt trong ba trụ cột nền tảng của sự nghiệp phát triển: nhà nước, doanh nghiệp, và giáo dục - trí thức, dốc lòng dốc sức rèn luyện và hun đúc phẩm chất VIỆT: có tầm nhìn sâu rộng; chính trực; tràn đầy nghị lực, và thực sự tài năng".

Ở tuổi ngoài 40, anh đã sẵn sàng cho một hành trình mới.

Theo VNN

http://www3.thanhnien.com.vn/Kieubao/2005/7/21/116477.tno
HongYen 07.08.2005 15:20:35 (permalink)
Thứ Tư, 27/07/2005, 11:42

Bí quyết của những thủ khoa điểm 30

Học tốt sách giáo khoa, làm hết bài tập thầy cô cho ở lớp, làm thêm bài tập nâng cao, cân đối việc học... là bí quyết đạt điểm cao của 3 thủ khoa ĐH Ngoại thương TPHCM.

Cô thủ khoa nhà nghèo nhất lớp


Trong những ngày chờ kết quả thi ĐH, Nguyễn Thị Ngọc Hương vẫn tranh thủ phụ mẹ bán hàng tạp hóa
Nữ sinh duy nhất đạt điểm tối đa là Nguyễn Thị Ngọc Hương, ở 46/22b tổ 92 (đường Phạm Văn Chiêu, Gò Vấp, TPHCM), học sinh trường PTTH Nguyễn Công Trứ. Hương học giỏi đều các môn, luôn đứng nhất, nhì trong lớp.

Ở kỳ thi tốt nghiệp PTTH, Hương đạt 53,5 điểm nên được thưởng 1,5 điểm vào kết quả ĐH. Hương cho biết cách làm bài của mình như sau: Sau khi nhận đề thi, em đọc xong một lượt từ đầu đến cuối. Câu nào dễ làm trước.

Ở cả 3 môn Toán - Lý - Hóa, môn nào Hương cũng hoàn thành trong vòng 45 phút, chưa bằng 1/3 thời gian. Làm xong bài, Hương không nộp bài sớm mà nán lại dò từng câu, từng từ.

Được biết, ngoài thành tích học tập đáng nể, Hương “bé hạt tiêu” còn là Ủy viên BCH chi đoàn khu phố 6. Đặc biệt, Nguyễn Thị Ngọc Hương lại là cô HS nhà nghèo nhất lớp.

“Bí thở” Huỳnh Thanh Sơn


Huỳnh Thanh Sơn: "Bí thở" hay “bí tròn” khi nặng tới… 80 ký?

“Bí thở” là biệt danh mà bạn bè trong lớp 12A1 - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) vẫn thường hay gọi Huỳnh Thanh Sơn vì bạn là Bí thư chi đoàn lớp 12A1.

Sơn tâm sự: “Làm công tác Đoàn giúp em cảm thấy tự tin rất nhiều trong việc học và nhất là biết phấn đấu để vươn lên!”.

Sơn có 12 năm liền là học sinh giỏi. Trước khi bước vào “trận chiến” tuyển sinh ĐH khoảng hơn 2 tuần, Sơn đã lấy xong chứng chỉ Anh ngữ IELTS với số điểm 6,5.

Bí quyết học của Sơn là cân đối giữa học, rèn luyện thể thao và giải trí. Không thức quá khuya, không “cày ngày cày đêm”, mỗi ngày Sơn đều dành 3 giờ đồng hồ để tự học ở nhà và cũng ngần ấy thờ gian để tập tennis.

Chàng thủ khoa mê đọc Kim Dung


Từ Huế, Trần Lương Hùng vào TP.CM dự thi và đoạt luôn ngôi thủ khoa

Trong số 3 thủ khoa đạt điểm tuyệt đối vào trường ĐH Ngoại thương, nếu tính luôn điểm thưởng thì Trần Lương Hùng là “xếp sòng” với điểm số 32.

Hùng học lớp 12 chuyên Toán trường Quốc học Huế. Trong suốt 12 năm đi học, Hùng luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Kỳ thi tốt nghiệp tú tài vừa rồi, Hùng đạt 55 điểm.

Học chuyên Toán, thời khóa biểu tương đối căng thẳng nên Hùng ít có thời gian để đi học thêm. Bí quyết học tập của Hùng là: Học tốt sách giáo khoa, làm hết bài tập thầy cô cho ở lớp và rảnh rỗi thì làm thêm bài tập nâng cao nhưng không làm những bài khó quá.

Hùng cho biết trong những ngày vào TPHCM dự thi, em dành hết thời gian đi thăm thú đó đây mà không hề đụng đến sách vở vì: “Nếu mà học vội học vàng trong mấy ngày cận thi, dễ bị “tẩu hỏa nhập ma” lắm”.

Sau khi làm bài xong, Hùng biết là mình sẽ đỗ điểm cao nhưng không ngờ đạt điểm tuyệt đối và cho biết: “Chữ em xấu lắm, mặc dù khi làm bài, em rất cố gắng viết thật nắn nót”.

Hùng rất mê đọc truyện chưởng Kim Dung vì mê những nhân vật hảo hán, nghĩa hiệp. Mỗi lần học hành căng thẳng, Hùng thường chọn cách thư giãn bằng một, hai chương truyện chưởng.

Lý Thành Tâm - Hoàng Hiệp

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=17045&ChannelID=4

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/21C3208C8A24461495FF74E344159E5B.jpg[/image]
Attached Image(s)
HongYen 07.08.2005 15:25:01 (permalink)

“Bí thở” Huỳnh Thanh Sơn


http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=17045&ChannelID=4

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/CF4370E36B3447AD9E2BB475CB7E57A5.jpg[/image]
Attached Image(s)
HongYen 07.08.2005 15:26:38 (permalink)

Chàng thủ khoa mê đọc Kim Dung


http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=17045&ChannelID=4

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/F3C4EBE6C45041C28D3FE573EDD89C2A.jpg[/image]
Attached Image(s)
HongYen 07.08.2005 15:29:50 (permalink)
Thứ Bảy, 06/08/2005, 09:10

Gặp “tác giả” điểm 10 môn Văn


Những giọt nước mắt sung sướng trên gương mặt Nguyễn Thị Thu Trang khi em nghe tin được điểm 10 môn Văn. Ảnh: TT

Thí sinh duy nhất đạt điểm 10 môn Văn - “hiện tượng” hiếm hoi mà từ hơn chục năm rồi mới lại xuất hiện ở kỳ tuyển sinh Đại học Huế là Nguyễn Thị Thu Trang, học sinh lớp 12/1 Quốc học - Huế.

Trang thi vào Khối D, ngành Tài chính - Kế toán với kết quả Văn: 10; Toán: 8,5; Anh văn 7,5.

Gia đình Trang hiện đang sống tại KTT trạm đầu máy đường sắt - 6B Bùi Thị Xuân, TP Huế. Bố Trang là ông Phan Tân Vinh, nhân viên của trạm; mẹ là chị Phạm Thị Thanh Thuỷ, nội trợ. Cả hai vợ chồng đều hết sức vui mừng và tự hào khi nghe tin con mình là tác giả của điểm 10 duy nhất môn Văn của kỳ tuyển sinh vào Đại học Huế năm nay.

Còn Trang thì sung sướng đến phát khóc khi biết tin này, dù sau khi thi về em đã tự chấm môn Văn của mình có thể đạt… 9 - 9,5 điểm. Trang nói, đề Văn năm nay ra sát chương trình, và “Vợ nhặt” của Kim Lân lại là tác phẩm mà em vốn rất thích.

Trang vốn yêu thích môn Văn. Trong các cấp học, điểm trung bình môn Văn của Trang đều rất cao. Riêng 3 năm học THPT, lớp 10, và lớp 11, điểm TB môn Văn của Trang là 8,6; lớp 12 là 9,0. Trang là người duy nhất không thuộc lớp chuyên Văn trong đội tuyển Văn gồm 8 thành viên của TT - Huế.

Trang tiết lộ, lẽ ra em định thi vào ngành Xã hội học. Nhưng học tận Hà Nội gia đình em không đủ điều kiện. Em chọn khối D ngành TC - KT với hy vọng sau này sẽ dễ tìm được việc làm.

Trang có 2 chị em, cô chị là Nguyễn Thị Thanh Bình, hiện đang là SV Khoa tiếng Pháp Đại học Khoa học Huế. Kinh nghiệm học Văn của Trang là phải say mê, chăm chỉ, đọc và chuẩn bị bài trước để có thể tiếp thu hướng dẫn của thầy, cô giáo trên lớp một cách tốt nhất.

Diên Thống

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=17972&ChannelID=4

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/E39F9B6D67EB43D68530D7CC085898E7.jpg[/image]
Attached Image(s)
HongYen 08.08.2005 15:00:56 (permalink)
Học Kém Về Toán, Khoa Học, Ra Đời Sẽ Có Lương Thấp

Báo Washington Post Times phân tích những năm gần đây lợi tức của dân nhà giàu, chuyên nghiệp Mỹ tăng cao và nhanh vì tiền lời cổ đông nhơ cổ tức của các công ty chia tăng, tiền thưởng cuối năm các công ty tặng cao, cộng với tiền thù lao và lương bổn cũng tăng vì các công ty có lời. Nhờ thế lợi tức của dân giàu Mỹ tăng khoảng 7.5%.
Trong khi đó những người làm việc ăn lương giờ, lợi tức chỉ tăng 2.7% trong năm rồi. Và chính Ô Greespan trong một phiên họp điều trần trước một Ủy Ban Thượng Viện cũng nói, hố ngăn cách giữa người giàu và nghèo Mỹ, hiện nay là sâu rông nhứt trong khúc quanh thế kỷ này.

Theo Ông này nguyên do làm lợi tức của những người giàu có học, làm nghề chuyên môn cao hơn người nghèo là do học vấn. Đa số những ngành chuyên nghiệp (professional) trả lương bổng và thù lao cao cho những người có chuyên môn cao. Mà chuyên môn cao muốn có là phải có trình độ toán và khoa học cao.

Nhưng trình độ toán và khoa học dạy tại các trường Mỹ là đáng phàn nàn so với học sinh các nước đã kỹ nghệ hóa. Chỉ có con nhà giàu mới có đủ điều kiện trau giồi thêm hai môn này để theo đuổi các môn đòi hỏi nhiều kiến thức toán và khoa học. Con em nhà nghèo với trình độ toán và khoa học học theo chương trình giáo dục khó theo các ngành chuyên nghiệp bổng lộc cao, ra trường phải cam nhận số phận lao động ăn lương giờ. Từ đó hố sâu ngan cách nghèo giàu của xã hội Mỹ càng sâu rộng như hiện tại.

Số: 3779
Ra Ngày: 7/8/2005
http://www.vietbao.com/
HongYen 14.08.2005 09:25:06 (permalink)
HongYen 16.08.2005 05:17:15 (permalink)
15 Tháng 8 2005 - Cập nhật 11h16 GMT


Một nhóm lính Nhật ở châu Á thời Thế Chiến Hai



Nhắc lại những ngày lịch sử năm 1945


Thời gian từ tháng Tám đến tháng Chín 1945 có lẽ là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20.

Kể từ khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh tại Á châu ngày 15.08.1945, một loạt quốc gia rơi vào khoảng trống quyền lực vì trên thực tế, những nước Phương Tây như Pháp, Hà Lan, Anh sau khi bị Nhật đánh bại ở châu Á, đã không kịp, hoặc chưa kịp trở lại.

Phong trào giành độc lập của các nước châu Á có thời cơ bùng lên với rất nhiều thanh niên tham gia.

Học vẽ, tuyên truyền và mua súng

Họa sỹ Mai Văn Hiến, năm nay 82 tuổi, hiện sống tại Hà Nội, kể cho BBC nghe về giai đoạn năm 1945, khi ông hoạt động trong phong trào sinh viên.

Đang là sinh viên trường Mỹ Thuật Đông Dương, sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông và các bạn phải sơ tán lên Sơn Tây vì máy bay Mỹ ném bom. Họ quay trở lại Hà Nội xin chính quyền Nhật cho học tiếp để chấm dứt kỳ thì cuối năm. Được sự đồng ý, họ vừa học vẽ, vừa đi tuyên truyền cho độc lập dân tộc trong các làng mạc.

Họ nói với nông dân rằng không thể tin vào thuyết Đại Đông Á của Nhật, và rằng Nhật chỉ thay Pháp áp bức dân chúng Việt Nam mà thôi.

Ngay lớp học của chúng tôi có sáng đến mở cửa ra thấy vài người chết gục vì đói


Họa sỹ Mai Văn Hiến

Ông Mai Văn Hiến kể ông và các bạn cũng tham gia giúp Phong trào Việt Minh thu mua vũ khí quân Pháp vứt bỏ sau khi Nhật chiếm Đông Dương từ 1940.

Quân Nhật biết tin đã ra lệnh truy bắt, nhưng theo ông Hiến, Khâm sai Phan Kế Toại, người có con trai cũng đang học vẽ, đã báo cho họ biết để trốn.

Ông Hiến trốn trở lại về Hà Nội và tiếp tục vẽ tranh cổ động phê pháp Pháp ‘vì không dám trực tiếp phê phán Nhật’.

Quá khứ và hiện tại

Ông kể: ‘Quân Nhật rất tàn ác, tôi tận mắt chứng kiến cảnh chúng đánh đập dã man các thanh viên Việt Nam có ý chống lại, hay ngang bướng’. Ông cũng biết về các vụ Nhật đem người Việt đi bắn.

Về nạn đói năm Ất Dậu, ông kể: ‘Người chết nhiều lắm, nhất là nông dân Thái Bình…Ngay lớp học của chúng tôi có sáng đến mở cửa ra thấy vài người chết gục vì đói’.

Nay nhắc lại những chuyện này, ông cho rằng ‘Người Việt Nam không muốn quay lại quá khứ…Nước Nhật cũng đã giúp Việt Nam, đã viện trợ v.v. nhưng biết tính thế nào là đủ’.

Ông cũng theo dõi chuyện các nước như Trung Quốc và Nam Hàn phản đối Nhật Bản in sách giáo khoa sai sự thật.

Tham gia quân đội từ 1945, ông Mai Văn Hiến làm đến chính trị viên tiểu đoàn, và rời quân ngũ năm 1965.

Giống như một số cựu chiến binh khác, ông nhớ lại có những người Nhật tham gia quân đội Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp, nhưng theo ông con số này ít thôi: “Có người làm bàn giấy, có người trông ngựa cho một cục trưởng người Việt Nam”.

Các cựu binh khác như ông Tạ Doãn Địch thì nói ông có biết về ‘một tiểu đoàn trưởng người Nhật, và các sỹ quan pháo binh”. Họ đều học tiếng Việt và mang tên Việt Nam, nhưng sau chiến tranh đã về nước.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050815_vietvjveteran.shtml
HongYen 16.08.2005 05:20:49 (permalink)
15 Tháng 8 2005 - Cập nhật 12h17 GMT



Một người Nhật có thân nhân chết trong Thế Chiến Hai đến làm lễ ở đền Yasukuni


Nước Nhật tưởng nhớ Thế Chiến Hai

Toàn nước Nhật tưởng nhớ đến những người đã khuất một cách hết sức trọng thể. Hôm nay, một lễ tưởng niệm chiến sỹ trận vong cũng được tổ chức ở đền Yasukuni.
Đây là nơi người Nhật thờ những binh sỹ tử trận. Các nhân vật đến dự là một vài quan chức cao cấp và thân nhân của các binh sỹ chết trận.

Ngôi đền có tên của gần 2 triệu 500 nghìn người bỏ mạng trong các cuộc chiến của Nhật từ thế kỷ 19.

Tưởng niệm và xin lỗi

Còn Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michico dự buổi lễ tưởng niệm những người bị giết trong Thế Chiến Hai, tổ chức ở một sân vận động võ thuật tại Tokyo.

Sau khi nghe bài quốc ca, tại lễ đài phủ màu trắng toát cả Nhật Hoàng và Hoàng hậu cúi đầu rất thấp làm lễ.

Phát biểu Nhật Hoàng trước các quan chức cao cấp của chính phủ và hàng nghìn người có thân nhân bỏ mạng trong Thế Chiến, Nhật Hoàng Akihito bày tỏ sự đau buồn sâu nặng nhất của ngài trước những người đã chết và gia đình của họ.

Nhật Hoàng cũng nói ngài cầu nguyện cho hoà bình trên thế giới.

Còn thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi cam kết rằng NB sẽ không bao giờ quên những bài học khủng khiếp của cuộc chiến.

Ông nói "Nước chúng ta đã gây ra những tàn phá và đau khổ rất lớn cho dân chúng ở nhiều nước, nhất là tại các nước láng giềng Á Châu".


Nay, ông nói, nước Nhật cúi mình chấp nhận những sự kiện lịch sử đó và muốn bày tỏ một lần nữa lời xin lỗi từ trái tim và sự hối tiếc sâu sắc.

Lời lẽ của ông Koizumi giống như tuyên bố đưa ra 10 năm trước của Nhật trong dịp kỷ niệm 50 năm Thế Chiến Hai. Thời gian đó, nhiều nước cảm thấy Nhật chưa làm đủ để hối lỗi vì vai trò của họ trong cuộc chiến.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050815_japanceremony.shtml


HongYen 19.08.2005 02:46:20 (permalink)
Kêu Gọi: Bớt Nước Ngọt Ở Trường Học

OLYMPIA, Washington - Hội nươc giải khát Hoa Kỳ (ABA) vừa đưa khuyến cáo hạn chế bán nước ngọt ở trường học khắp nước - ý kiến này sẽ do chủ tịch và tổng quản trị của Hội chính thức công bố tại hội nghị thường niên của đại hội các cơ quan lập pháp tiểu bang họp tại Seattle.

Chủ tịch Susan Neely tuyên bố "Hiện tượng mập phì ở trẻ em là một vấn đề cần quan tâm - trong giới lãnh đạo của ABA đã có sự thỏa thuận về vai trò của kỹ nghệ nước giải khát".

Bà Neely cho biết nước giải khát không hại, nhưng muốn cac bậc phụ huynh bảo đảm rằng con em họ không uống quá nhiều nước ngọt ở trường học.

Ông Dawn Hudson, chủ tịch Pepsi-Cola North America, nói "giới phụ huynh thông báo sẽ giúp sức xac định cac sản phẩm nào bán ở trường học, chúng tôi đang lắng nghe".
Khuyến cáo của ABA không ràng buộc, nhưng theo lời bà Neely, Hội này đại diện 85% số công ty có nước giải khát bán ở trường học.

Khoảng 9 triệu học sinh tuổi từ 6 đến 19 được xếp hạng là mập phì - trẻ em mập trên trung bình đã tăng gấp đôi kể từ năm 1980, và tăng gấp 3 ở thành phần vị từ 13 tuổi trở lên.

Hội nghị cac cơ quan lập pháp tiểu bang báo cáo phí tổn y tế hàng năm có liên quan với chứng mập phì năm 2003 ước lượng là 75 tỉ MK.

Số: 3790
Ra Ngày: 18/8/2005
http://www.vietbao.com/

>>>>>>>>>>>>>

Giải thích theo cá nhân:

Các bạn biết ở Olympia, Washington, một tiểu bang ở góc Tây Bắc Mỹ giáp ranh Cananda, hầu hết trường tiểu, trung, đại học nào cũng có vài cái vòi nước lạnh bấm nút để uống. Có nơi để ăn uống, Ta gọi câu lạc bộ hay căn tin. Bên cạnh đó có các quầy, thật ra như cái tủ lạnh to lớn chưa biết tên gọi, bán các thức ăn nhẹ, các thứ uống như nuớc ngọt. Tất cả đều tự động. Không hẳn tại tiểu bang nầy mà hầu như toàn nuớc Mỹ....

Không chỉ Pepsi-Cola hay hảng nào khác có quầy hàng tự động, mà do đấu thầu để được quyền bán tại nơi đó. Nước tân tiến đấu thầu cũng cay nghiệt nhưng khác hơn kiểu hối lộ, tham nhũng, mốc ngoặc của các nước đang phát triển....
HongYen 19.08.2005 07:02:17 (permalink)


Pepsi vending machine





Pepsi Cold Beverages


12oz Cans
Pepsi
Pepsi with Lemon
Diet Pepsi with Lemon

Cherry Pepsi
Diet Pepsi
Mountain Dew
Diet Mountain Dew
7-Up
Diet 7-Up
Mug Rootbeer
Orange Slice
Lipton Brisk Tea
Cafeine Free Pepsi
Cafeine Free Diet Pepsi



20oz Bottles
Pepsi
Diet Pepsi
Lipton Brisk Tea
7-Up
Diet 7-Up
Aquafina Water
HongYen 21.08.2005 12:33:02 (permalink)
Thứ Bảy, 20/08/2005, 18:46 (GMT+7)

Học sinh sẽ học tốt tiếng Anh với phần mềm DynEd?

TTO - Sở GDĐT TPHCM, trường Cán bộ TP, Thành đoàn TP.HCM và nhà phân phối ủy quyền của công ty DynEd vừa ký ghi nhớ thỏa thuận việc thí điểm triển khai áp dụng phần mềm dạy tiếng Anh của DynEd vào chương trình tăng cường tiếng Anh, chương trình tiếng Anh tự chọn của các cấp học phổ thông tại một số quận huyện, các trung tâm ngoại ngữ…

Phần mềm DynEd (của Tập đoàn DynEd - Mỹ) hiện đang được sử dụng tại 72 nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á (tiêu biểu là Trung Quốc đã áp dụng 7 năm tại 15/34 tỉnh thành, trong đó các giáo trình DynEd đã được Bộ Giáo Dục Trung Quốc thẩm định chất lượng và công nhận là giáo trình chính thức để đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông).

Qua đó, DynEd được đánh giá là giải pháp hiệu quả trong việc giảng dạy và học tiếng Anh. Chúng tôi đã trao đổi với TS Lưu Văn Phú, giám đốc Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và ngoại ngữ (trường Cán bộ TP) - đơn vị phụ trách việc huấn luyện GV sử dụng phần mềm DynEd - về chương trình này. Ông cho biết :

Trước nay, người học tiếng Anh thường rơi vào tình trạng học xong không nói được, nghe cũng dở (không riêng gì VN mà là vấn đề tương tự ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,….).

Nguyên nhân do trong cách dạy truyền thống của ta hết 40 % thời gian dành cho GV nói, 50 % dành cho học viên, học sinh học và cố gắng thuộc các nội dung - theo cách tiếp cận một ngôn ngữ là KIẾN THỨC - và chỉ dành 10 % thời gian cho luyện tập, dẫn đến kết quả chậm và không hiệu quả.

Sai lầm lớn nhất mà người học thường mắc phải là cố gắng kết thúc bài học nhanh chóng. Việc này làm cho người học không thể xây dựng nền tảng và sự tự tin cần thiết để tăng cường kỹ năng nghe và nói.

Với DynEd thì ngược lại, 60 % thời gian học viên luyện tập một cách hiệu quả, 25 % thời gian GV giúp học viên mở rộng việc sử dụng ngôn ngữ, hướng dẫn người học đưa được nó vào cuộc sống và vận dụng nó vào các tình huống, tổ chức các hoạt động nhóm, 15 % thời gian để học viên học và thực hiện các bài tập .

Phần mềm DynEd được xây dựng dựa trên quan điểm “Dạy ngôn ngữ như là một kỹ năng” bằng cách giảm tối đa sử dụng văn bản (nhìn trực tiếp vào câu chữ) và tăng tối đa lần nghe, nói. Khả năng nghe và nói là những kỹ năng chứ không phải là kiến thức...

Để phát triển kỹ năng nghe và nói, người học phải giải mã ngôn ngữ một cách tự động mà không cần nghĩ hay ghi nhớ. Bộ não chỉ làm được điều này khi người học chịu khó luyện tập. Phương châm của DynEd “chậm là nhanh” , thực hành tạo nên sự hoàn hảo.

Các giáo trình của DynEd không có những phần riêng cho văn phạm mà được lồng vào trong các tình huống ở những bài học, bài tập. Đặc biệt hệ thống bài tập cũng rất đa dạng. Học viên sẽ được tiếp cận nhiều dạng bài tập khác nhau tùy theo trình độ với nội dung lôi cuốn người học.

........
HongYen 21.08.2005 12:35:20 (permalink)
.....

Theo ông, hiệu quả của phần mềm này trong việc dạy, học tiếng Anh do đâu ?

- Về kỹ thuật, nhà trường muốn áp dụng phương pháp dạy này phải có một phòng máy vi tính nối mạng gồm 1 server và khoảng 20 máy, đường truyền tốc độ cao ADSL. Mỗi HS sẽ đuợc cấp một địa chỉ và mật khẩu để vào bài học.

Nếu HS có máy tính nối mạng internet ở nhà sẽ được cài đặt CD Home Study để tăng cường thời gian học tập tại nhà ngay những phần đang học tại trường, hoặc cài vào máy tính xách tay thuận tiện cho những học viên thường đi công tác xa vẫn thường xuyên được học dưới sự hỗ trợ tư vấn của GV qua phần mềm quản lý thành tích học tập (Records Manager)

Có thể nói phần mềm quản lý thành tích học tập là một trong những nội dung độc đáo của chương trình DynEd. Phần mềm này sẽ lưu lại quá trình học của HS như thời gian học, học bài gì, làm những bài tập nào, kết quả ra sao, cách học, hiệu quả học thế nào…Thậm chí nếu một HS lười tập nghe, thay vào đó mở ngay bài khoá để xem, hoặc phát âm không rõ… sẽ bị phát hiện ngay và được GV nhắc nhở, hướng dẫn.

Với phần mềm này GV có thể theo sát việc học của HS nhằm tư vấn, điều chỉnh, giúp HS học hiệu quả hơn. Ngoài ra còn có hệ thống các bài thi xác định năng lực đầu vào của HS giúp chỉ định chương trình học phù hợp; hệ thống bài thi đánh giá sự tiến bộ, thành tích học của HS sau khi kết thúc chương trình học. Đối với HS phổ thông, GV có thể liên hệ với phụ huynh để phối hợp giúp việc học của con em được hiệu quả.

Ngoài ra phần mềm quản lý có thể quản lý từ vĩ mô tới vi mô: GV quản lý HS; hiệu trưởng quản lý từng lớp, GV; phòng GD quản lý trường; Sở GD quản lý phòng GD…có thể so sánh đánh giá trình độ các đơn vị cơ sở, dự báo nguồn nhân lực đầu ra….

* Các giáo trình của DynEd phù hợp cho lứa tuổi, đối tượng nào thưa ông? Theo ông ưu điểm của phần mềm này so với những chương trình học tiếng Anh trước đây là gì ?

- DynEd gồm nhiều giáo trình song song phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi. Dành cho thiếu nhi từ 4 tuổi có giáo trình Let’s Go, dành cho HS các cấp học phổ thông, cán bộ công chức, người lao động bắt đầu học từ sơ cấp đến cao cấp có các giáo trình First English, New Dynamic English…Ngòai ra còn có chương trình Tiếng Anh thương mại , tiếng Anh Du lịch ( đều học từ đầu đến cao cấp), các giáo trình hổ trợ học viên chuẩn bị thi Toefl, Toeic; luyện âm, luyện giọng nói và độ lưu lóat; phát triển tư duy phê phán, kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu ; kiến thức về từ vựng và ngữ pháp; phát triển khả năng trao đổi diễn đạt một cách chính xác các thông tin liên quan đến con số…

Ưu điểm của phần mềm này là giúp HS hòan thiện kỹ năng nghe nói. Có những bài tập nói yêu cầu học viên trả lời, máy tính sẽ ghi âm lại giọng nói. Nếu HV nói không rõ, máy sẽ yêu cầu lặp lại. Nếu nói không đúng giọng, máy báo “sai” . HV cũng được khuyến khích nghe lại giọng của mình để so sánh với giọng GV bản ngữ nhằm luyện cho đúng giọng chuẩn.

Sai lầm phổ biến hiện nay ở một số nơi là chọn GV trình độ chưa đạt chuẩn để dạy tiếng Anh cho lớp trẻ con khiến HS ngay từ đầu có thể phát âm, nói không chính xác và rất khó điều chỉnh sau này. Với cách học này HV được luyện giọng bản ngữ từ đầu.

.......
HongYen 21.08.2005 12:37:49 (permalink)


Học sinh sẽ học tốt tiếng Anh

.....

* Với phương pháp học này, vai trò của người GV được thể hiện thế nào? có yêu cầu phải có trình độ cao ?

- Với phần mềm này, giáo án nằm sẳn trên máy, GV không cần soạn. Vai trò của GV là hướng dẫn, điều chỉnh cách học, tổ chức các họat động khi HS rời khỏi máy tính. GV không cần giỏi nhưng phải nắm được phương pháp này, biết cách sử dụng giáo trình…Do vậy GV cần phải qua lớp huấn luyện.

Khoá huấn luyện đầu tiên ở TPHCM chúng tôi vừa tổ chức cho 80 học viên là cán bộ phụ trách chuyên môn tiếng Anh của Sở GDĐT TP, các phòng GD một số quận, GV tiếng Anh một số trường tiểu học, trung học cơ sở các quận 2, 3,5,10, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Thạnh, các trường THPT Trưng Vương, THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Cao đẳng Sư phạm, GV các trường ngoại ngữ Thành Đoàn và trường Cán bộ TP.

Đặc biệt có thể huấn luyện GV từ xa, đại trà, GV các vùng sâu vùng xa bằng cách hẹn giờ lên mạng cùng một lúc để giảng viên huấn luyện, cùng chia sẻ kinh nghiệm…

* Cám ơn ông

KIM LIÊN

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=94531&ChannelID=13
HongYen 22.08.2005 10:27:53 (permalink)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


Chủ nhật, 21/8/2005, 10:18 GMT+7

Tướng Giáp qua con mắt nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Mỹ


(Theo Tiền Phong)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/08/3B9E154B/

>>>>>>>>>>>>>>>

Xin Mời:

http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=67261&mpage=1&key=𐚽
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.08.2005 09:04:45 bởi HongYen >
Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 8 của 10 trang, bài viết từ 106 đến 120 trên tổng số 137 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9