Bái Đính tân tự (tỉnh Ninh Bình) - quần thể chùa chiền nổi tiếng Việt Nam
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 28 bài trong đề mục
venus4t.vns_hnu 10.05.2009 13:59:08 (permalink)
Chào các bạn!
Trên dẻo đất cong cong uốn lượn như rồng này có biết bao điểm dừng chân thú vị. Mỗi địa phương của Việt Nam như những bông hoa màu sắc và hương vị khác nhau tạo nên một tấm thảm hoa về hình hài dáng vóc Việt Nam. Mỗi dân tộc sinh sống trên những địa vực khác nhau cùng với những giá trị văn hoá riêng đã tổng hoà tạo nên một nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng, phong phú.
Ninh Bình cũng vậy. Địa phương này được "trời" ban cho một thiên nhiên hùng vĩ với những dãy núi đá vôi chạy dài từ vùng mường Hoà Bình xuống. Cảnh quan của Ninh Bình thật đẹp. Nhiều người khi đến đây còn ví rằng: Ninh Bình có cảnh quan núi đá vôi đa dạng còn đẹp hơn cả vịnh Hạ Long nếu như.....người ta đổ nước biển vô đây. Nghe nói có vẻ tếu táo pha chút hoang đường mờ ảo song đó lại là sự thật.
Ninh Bình xác định du lịch sẽ là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh này. Và vì vậy, hiện nay tại Ninh Bình, hàng loạt các khu du lịch văn hoá lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng đang được trùng tu, cải tạo và mở rộng.
ND mở ra topic này nhằm sưu tầm và giới thiệu cùng các bạn về Cảnh quan - con người, văn hoá và lịch sử Ninh Bình. Mong các bạn cùng giúp đỡ.




<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2009 23:29:13 bởi venus4t.vns_hnu >
#1
    venus4t.vns_hnu 12.05.2009 00:29:05 (permalink)
    Trước mặt của khu chùa Bái Đính mới thật mơ mộng. Mặc dù hiện nay, công trình xây dựng chùa Bái Đính mới vẫn còn ngổn ngang gạch ngói và những bãi gỗ nhưng khách thập phương đã dìu dặt kéo về nhang khói.
    Sau này khi tổng thể đại công trình này hoàn thành, trước mặt của chùa Bái Đính mới sẽ là một vùng nước non nên thơ với hồ sen rộng bao la uốn mình ôm ấp những ngọn núi đá.


    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/47891/038F187666984527990E1DEEF237DF19.JPG[/image]
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2009 23:29:41 bởi venus4t.vns_hnu >
    Attached Image(s)
    #2
      venus4t.vns_hnu 12.05.2009 00:43:28 (permalink)
      Cổng Tam Quan của chùa Bái Đính tân tự là nơi đầu tiên mà du khách hành hương đặt bước chân đầu tiên ghé thăm. Hai bên cổng đặt hai pho tượng hộ pháp ngồi trên 2 con kỳ lân hay còn gọi là ông Khuyến Thiện và ông Trừng Ác theo cách gọi của dân gian. Mỗi pho tượng này nặng 12 tấn.
      Cổng Tam Quan tân tự được xây dựng với quy mô đồ sộ tương ứng với ngôi chùa lớn nhất của nước ta trước khi có các ngôi chùa khác trong Bái Đính tân tự. Toàn bộ kết cấu của cổng Tam Quan được được dựng với khung cột kèo bằng gỗ. Bên tả vu và hữu vu của cổng Tam Quan được thông liền với hai dãy hành lang La Hán. Toàn bộ hai dãy hành lang này được xây bao bọc xung quanh toàn bộ khu chùa Bái Đính mới tạo ra một không gian khép kín mà trung tâm là các ngôi chùa thờ Đức Phật và các vị Bồ Tát.


      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/47891/545D9B18F0FD4D3290CADC24985A6783.JPG[/image]
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2009 23:30:07 bởi venus4t.vns_hnu >
      Attached Image(s)
      #3
        venus4t.vns_hnu 12.05.2009 00:47:34 (permalink)

        Tại cổng Tam quan của chùa Bái Đính tân tự (Chùa Bái Đính Mới) đặt hai pho tượng ông Khuyến Thiện và ông Trừng Ác. Ông Khuyến Thiện khuyến khích con người haàn thiện tích đức. Ông Trừng Ác diệt trừ tội ác để bảo vệ chúng sinh. Hai pho tượng này được đúc bằng đồng, mỗi pho tượng nặng đúng 12 tấn và trở thành pho tượng Khuyến Thiện và Trừng Ác bằng đồng cao và to nhất Việt Nam.
          Hình ảnh mà quý khách đang xem là ông Trừng Ác. Ông Trừng Ác tay phải cầm chiếc đao với vẻ mặt uy nghiêm oai phong, đôi lông mày dếch lên, đôi mắt mở to. Có thể nói, nếu ông Khuyến Thiện toát lên vẻ nhân từ mang dáng dáp của văn nhân bao nhiêu thì ông Trừng Ác uy nghi lẫm liệt với dáng vẻ của một võ quan bấy nhiêu.



        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/47891/8F684199579F4A85AB62BEC53FEDBE38.JPG[/image]
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2009 23:30:42 bởi venus4t.vns_hnu >
        Attached Image(s)
        #4
          Minh Xuân 12.05.2009 22:32:11 (permalink)
          Ngọc Diệp ơi,
          Làm gì có ông La Hán nào mà ngồi canh cửa .
          Trong đạo Phật theo mức độ "đắc đạo" bậc cao nhất là Phật (như Thích Ca, Di Lặc), sau đó là Bồ Tát (như Quan Thế Âm, Đại Thế Chí), cuối cùng là La Hán. Phật thì ngồi tòa sen. Bồ tát thì thường cưỡi các con vật (trừ  Quan Thế Âm ở ngôi Phật bà nghìn tay nghìn mắt). Còn La Hán có 16 hoặc 18 vị (tùy từng chùa), thường ngồi hai bên chùa chứ không trong điện chính. La Hán là những nhà tu, học trò của Thích Ca, chứ không phải thần tướng hộ vệ.
          Còn hai ông canh cửa là ông Thiện và ông Ác. Như trong hình thì có lẽ là ông Thiện vì mặt mũi tương đối hiền lành.
          Ngoài ra có chùa còn có Bát bộ Kim cương (8 pho) cũng thuộc loại thần tướng hộ vệ.
          Nói chung sắp xếp tượng trong một ngôi chùa ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc (Phật giáo Đại thừa) rất chặt chẽ. Nếu không dễ xảy ra chuyện ông "chức to" lại ngồi "mâm dưới", hay ông không cần thờ thì có, mà ông cần thờ thì lại không .
          #5
            venus4t.vns_hnu 12.05.2009 23:34:08 (permalink)

            Trích đoạn: Minh Xuân

            Ngọc Diệp ơi,
            Làm gì có ông La Hán nào mà ngồi canh cửa .
            Trong đạo Phật theo mức độ "đắc đạo" bậc cao nhất là Phật (như Thích Ca, Di Lặc), sau đó là Bồ Tát (như Quan Thế Âm, Đại Thế Chí), cuối cùng là La Hán. Phật thì ngồi tòa sen. Bồ tát thì thường cưỡi các con vật (trừ  Quan Thế Âm ở ngôi Phật bà nghìn tay nghìn mắt). Còn La Hán có 16 hoặc 18 vị (tùy từng chùa), thường ngồi hai bên chùa chứ không trong điện chính. La Hán là những nhà tu, học trò của Thích Ca, chứ không phải thần tướng hộ vệ.
            Còn hai ông canh cửa là ông Thiện và ông Ác. Như trong hình thì có lẽ là ông Thiện vì mặt mũi tương đối hiền lành.
            Ngoài ra có chùa còn có Bát bộ Kim cương (8 pho) cũng thuộc loại thần tướng hộ vệ.
            Nói chung sắp xếp tượng trong một ngôi chùa ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc (Phật giáo Đại thừa) rất chặt chẽ. Nếu không dễ xảy ra chuyện ông "chức to" lại ngồi "mâm dưới", hay ông không cần thờ thì có, mà ông cần thờ thì lại không .

            Úi chết! ND nhầm rồi. Hihiiiiiii đúng là 2 ông: Thiện và Ác đó ạ! Hihiiii xấu hổ quá. Để ND sửa lại thôi
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2009 23:31:11 bởi venus4t.vns_hnu >
            #6
              venus4t.vns_hnu 13.05.2009 00:41:12 (permalink)
              GÁC CHUÔNG VÀ ĐẠI HỒNG CHUNG - QUẢ CHUÔNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

              Bước qua Tam Quan, quý khách hành hương sẽ lần theo các bậc tam cấp tiến lên gác chuông hoặc men theo dọc hai hành lang La Hán ở hai bên sườn Tam Quan để đến các điện thờ bên trong.

              Gác chuông được xây dựng kiên cố đồ sộ với các trụ bê tông ốp gỗ đường kính một người lớn ôm không hết. Đỉnh gác chuông treo quả chuông "Đại Hồng Chung" và chiếc chày gỗ dài để thỉnh chuông.

              Theo các bậc cầu thang, du khách lên trên gác chuông và nhìn cận cảnh những nét hoa văn được chạm khắc tinh sảo tài hoa mang đậm nét đặc trưng của mỹ thuật Phật giáo.

              Các nghệ nhân nổi tiếng đúc đồng xứ Huế đã dâng hết tài hoa, kinh nghiệm của mình để tạo ra một Đại Hồng Chung - quả chuông đồng to nhất Việt Nam.
              Đại Hồng Chung có khối lượng là 36 tấn, đường kính 3,5 mét và cao 5,5 mét. Trên thân quả chông này còn khắc bài Tâm kinh Bát nhã bằng chữ hán:
              "Nguyện xin chuông đại hùng vang vọng
              biên pháp âm cho chúng sanh bừng cơn mộng
              Nghe âm thanh giác ngộ đến bồ đề.
              Nương theo chân phật pháp,
              vượt quà vòng vũ trụ trời, thân người đều tỉnh ngộ.
              Trong tiếng chuông thức tỉnh đạt niết bàn".
              Từ gác chuông, quý khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh quan cõi Phật với hồ sen nước trong xanh uốn lượn bao bọc các ngọn núi phía trước.



              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/47891/4D4573E8E4E5426CAEF488CBBB7F5F6F.JPG[/image]
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2009 23:31:37 bởi venus4t.vns_hnu >
              Attached Image(s)
              #7
                venus4t.vns_hnu 13.05.2009 15:46:04 (permalink)
                ĐIỆN THỜ

                PHẬT BÀ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT LỚN NHẤT VIỆT NAM


                Sau khi chiêm ngưỡng gác chuông bề thế đồ sộ với quả Đại Hồng Chung, được tưới mát tâm hồn bởi những làn gió mát phảng phất hương sen pha lẫn chút đồng nội, quý khách sẽ bước tiếp trên con đường hành hương để chiêm bái điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhìn từ bên ngoài, điện được xây dựng trên triền đồi cao hơn tháp chuông và Tam Quan với hình dáng "lộng tàn".

                Điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ Cứu Nạn có diện tích 800 mét vuông. Cũng như cổng Tam Quan và gác chuông, toàn bộ điện thờ Phật bà Quan Âm được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ với những cây cột thẳng tắp, đường kính to đến người lớn ôm không hết. Mái điện được lợp bằng những viên ngói ống thâm nâu. Toàn bộ kiến trúc điện Phật bà Quan Âm được xây dựng theo kiểu chùa cổ Việt Nam theo lối con chồng kẻ bảy, với lớp mái đao truyền thống.

                Điện có chiều cao 14,8 mét, chu vi 40,41 mét x 16,60 mét gồm 7 gian: 5 gian chính trong đó, gian Trung đường rộng 6,60 mét, hai bên Trung đường là hai gian, mỗi gian rộng 60,00 mét; 2 gian tả hữu vu, mỗi gian rộng 4,20 mét. Trong điện có hai hàng cột cái, mỗi hàng có 16 cây cột cao 11, 80 mét và đường kính là 0,56 mét. Những cây cột này đều làm bằng gỗ tứ thiết được kê trên những tảng đá vuông vắn có hoa văn hình hoa sen cách điệu. Các vỉ kèo, xà ngang, xà dọc đều được làm bằng gỗ tứ thiết nguyên khối. Tầng mái thứ hai của điện dựng 20 cây cột chốn với đường kính 0,60 mét được đỡ bởi các xà nách.

                Gian Trung đường đặt một sập thờ kiểu "Chân quỳ dạ cá" chạm bong với thông phong hình tứ linh, hoa lá chạm khắc bằng gỗ dài 4,79 mét, rộng 2,35 mét và cao 1,27 mét. Các đồ tế tự ở Trung gian đều được đúc bằng đồng.




                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/47891/A1E62121E65547A8925D4E1BAA57BA64.JPG[/image]
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2009 23:32:03 bởi venus4t.vns_hnu >
                Attached Image(s)
                #8
                  venus4t.vns_hnu 13.05.2009 15:47:59 (permalink)
                  ĐIỆN THỜ

                  PHẬT BÀ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT LỚN NHẤT VIỆT NAM (tiếp)
                  Trong điện là pho tượng Phật bà Quan Âm ngàn tay, ngàn mắt bằng đồng dát vàng ngự trên đầu rồng và toà sen. Đây là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất Việt Nam.

                  Pho tượng Phật bà Quan Âm cao 5,40 mét  nặng 80 tấn và toà sen bằng đồng cao gần một mét, đầu rồng cao 2, 07 mét. Nếu tính cả bệ thờ thì trọng lượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ngự toà sen lên đến gần 100 tấn đồng.

                  Quan Thế Âm Bồ Tát có khuôn mặt sáng sủa hiều dịu. Hai bên và phía sau đầu Phật bà có các khuôn mặt nhỏ dõi nhìn tứ phía. Đầu Phật bà đội một chiếc mũ phật 3 tầng xếp chồng với 8 mặt Phật nhỏ. Trên đỉnh mũ là ột pho tượng Phật nhỏ xếp bằng thoát tục lên chính quả. Bên trái và bên phải của Quan Âm có 42 cánh tay với mỗi lòng bàn tay tạc hình một con mắt mở tròn. Trong 42 cánh tay này, 2 tay chắp trước ngực niệm phật, 2 tay bắt chéo để trên lòng và 18 tay còn lại xoè ra như ánh hào quang.

                  Phía sau lưng Phật bà Quan Âm là một lá sen hình tròn mạ vàng có đường kính là 5,50 mét. Từ lá sen này mọc ra 958 cánh tay nhỏ dài 0,60 mét có hình con mắt trong lòng tay.
                  Dáng vẻ thanh thoát của pho tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát toát lên vẻ hiền dịu đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

                  Trong tâm thức sâu thẳm của cư dân Việt, Quan Thế Âm Bồ Tát có tấm lòng từ bi của Phật và sự nhân từ, hiền hậu của một vị nữ thánh. Phật Bà có ngàn mắt để nhìn thấu mọi nỗi khổ đau và có ngàn tay để vươn ra bao bọc, che chở, cứu giúp
                  chúng sinh, hướng đạo cho chúng sinh vượt qua mọi sự trầm luân khổ ải.

                  Đến với điện thờ Phật bà Quan Âm, du khách không chỉ dâng hương tỏ lòng thành và tĩnh tâm trước nhân gian thế sự xoay vần mà còn để được một lần chiêm nghiệm cuộc sống xung quanh từ những triết lý Phật giáo thiện căn.



                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/47891/4F6471592E3B442E9325B190B0A5BED8.JPG[/image]
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2009 23:32:33 bởi venus4t.vns_hnu >
                  Attached Image(s)
                  #9
                    venus4t.vns_hnu 13.05.2009 22:46:40 (permalink)
                    ĐIỆN PHÁP CHỦ VÀ ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI


                    Từ điện Quan Thế Âm Bồ Tát, du khách theo đường Thần đạo đến với điện Pháp Chủ - nơi thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập ra Phật giáo.

                    Điện Pháp Chủ được xây dựng theo kiến trúc của chùa Tam Thế với hai tầng mái cong. Mỗi tầng gồm bốn mái đều được lợp bằng ngói ống men nâu và một hành lang cổ lâu tạo độ cao nhằm thông không khí và lấy ánh sáng. Toàn bộ diện tích của điện lên tới 1,945 mét vuông, cao 30, 000 mét. Mái đao cao 2,60 mét với bờ đao cao 1,30 mét. Mặt nguyệt trên 4 mét và đầu kìm cao trên 3 mét.

                    Điện gồm có 5 gian gồm: gian trung đường ở giữa và 2 gian ở hai bên. Gian trung đường dài 13,50 mét. Hai gian hai bên trung đường, mỗi gian dài 8,13 mét. Điện có 4 hàng cột gồm 56 cây cột trong đó, 2 hàng cột cái cao 22,60 mét và hai hàng cột phụ cao 17,20 mét. Xung quanh điện có 20 cột, cột con cao 9,00 mét với đường kính 0,70 mét. Ngoài hiên của điện có 20 cây chột cao 7,40 mét.

                    Du khách đến điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni không được phép đi vào bằng cửa chính mà chỉ được đi bằng cửa ngách ở hai bên. Riêng gian Trung đường có tới 12 cánh cửa. Bốn gian còn lại, mỗi gian có 4 cánh.
                    Các cánh cửa ở đây đều được làm bằng gỗ lim.




                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/47891/07811DC324324098A7DB82F09EAE6F35.JPG[/image]
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2009 23:33:01 bởi venus4t.vns_hnu >
                    Attached Image(s)
                    #10
                      venus4t.vns_hnu 13.05.2009 23:06:04 (permalink)
                      ĐIỆN PHÁP CHỦ VÀ ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI (tiếp)


                      Gian Trung đường thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen. Pho tượng này nặng lên đến 100 tấn. Tượng để lộ viên đỉnh, mặc áo pháp hở ngực, tay trái đức Phật đặt trên lòng và tay phải cầm một đoá sen cao ngang trán biểu hiện trí tuệ của Phật theo quan niệm "Thế Tôn niêm hoa".

                      Giữa ngực đức Phật có hình chữ Vạn tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi quảng đại đồng thời biểu thị sự vận động vô hạn của Phật lực kéo dài tới bốn phương, mở rộng vô cùng tận để tế độ chúng sinh. Đây là công trình nghệ thuật tuyệt tác của các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng ở huyện Ý Yên tỉnh Nam Định thực hiện hàng năm trời.

                      Toà sen của đức Phật  gồm ba lớp cánh: hai lớp cánh nở hướng ra hai bên, lưng cánh ngoài lớn ôm lấy lớp cánh trong nhỏ hơn và so le nhau. Lớp cánh sen nở hướng xuống to tương đương và so le với lớp cánh trên tạo ra sự hài hoà về đường nét, đăng đối thể hiện sự viên mãn hân hoan.

                      Phía sau đức Phật là tấm phù điêu cách điệu của lá bồ đề bằng đồng dát vàng gắn hàng trăm pho tượng phật nhỏ cũng bằng đồng biểu hiện cho Phật pháp biến hoá vô biên, hiện hữu vô cùng theo quan niệm "trong cõi Sa Bà này không chỗ nào là không có Phật độ".

                      Pho tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni này là pho tượng Phật bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam cho đến thời điểm này.

                      Đáng chú ý là, ngoài pho tượng đức Phật to và nặng nhất Việt Nam, thì ở gian Trung đường còn có một sập thờ khổng lồ bằng gỗ vàng tâm với diện tích bề mặt là 39, 0 mét vuông và dày 0,10 mét. Đây là sập thờ bằng gỗ lớn nhất và đẹp nhất trong các ngôi chùa của Việt Nam.

                      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/47891/C38561E7A483496AB457DA5AF2193A0C.JPG[/image]
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2009 23:33:27 bởi venus4t.vns_hnu >
                      Attached Image(s)
                      #11
                        venus4t.vns_hnu 13.05.2009 23:23:24 (permalink)

                        ĐIỆN PHÁP CHỦ VÀ ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI (tiếp)



                        Tại điện Pháp Chủ, ở hai bên đức Phật là 8 vị hộ pháp Kim Cương bằng đồng còn gọi là Bát Bộ Kim Cang. Tám vị này có nhiệm vụ bảo vệ Phật pháp. Bốn vị vị bên hồi trái, 4 vị bên hồi phải đều quay mặt về chầu đức Phật.

                        Trong 8 pho Bát Bộ Kim Cang, 4 pho được các nghệ nhân huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) đúc và 4 vị còn lại được các nghệ nhân Hà Nội đúc. Dưới đây là một trong Tám vị Kim Cương.


                        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/47891/3B8B7120B2794A6D822DBA47BA9C9224.JPG[/image]
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2009 23:33:51 bởi venus4t.vns_hnu >
                        Attached Image(s)
                        #12
                          venus4t.vns_hnu 13.05.2009 23:37:30 (permalink)

                          Thêm một vài hình ảnh về các vị hộ pháp Kim Cương tại điện Pháp Chủ - nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni.

                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/47891/2E7D79B726534A55AA0F500521596B9F.JPG[/image]


                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2009 23:41:46 bởi venus4t.vns_hnu >
                          Attached Image(s)
                          #13
                            venus4t.vns_hnu 14.05.2009 23:48:34 (permalink)

                            TAM THẾ PHẬT TOÀ

                            Trên cùng của khu Bái Đính tân tự là Tam Thế Phật toà. Điện nằm giữa khuôn viên với sân rộng 13.000 mét vuông. Riêng điện Tam Thế có diện tích gần 3000 mét vuông thờ tam vị nhất thể Phật: Quá khứ - hiện tại - vị lai.

                            Điều mà du khách có thể cảm nhận được là vẻ đẹp lộng lẫy, trang nghiêm của điện Tam Thế với sự đồ sộ của 3 pho tượng Phật dát vàng ngự trên toà sen, mỗi pho nặng đến 50 tấn và cao 7,5 mét được đúc nguyên khối bằng đồng.

                            Ba pho tượng Phật này đều được đúc tại các làng nghề đúc đồng huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định). Đây là bộ Tam Thế Phật toà bằng đồng lớn nhất Việt Nam tính đến hiện nay.



                            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/47891/210A2DE49B354B4986039DD532871668.JPG[/image]
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.05.2009 23:54:35 bởi venus4t.vns_hnu >
                            Attached Image(s)
                            #14
                              venus4t.vns_hnu 17.05.2009 00:38:29 (permalink)
                              Một vài hình ảnh về chùa Bái Đính (tiếp)

                              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/47891/B269E7A4A8FE44BF9D0013AFDED31588.JPG[/image]
                              Attached Image(s)
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 28 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9