Cây rừng làm cảnh
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 11 của 22 trang, bài viết từ 151 đến 165 trên tổng số 317 bài trong đề mục
Minh Xuân 30.06.2009 01:42:21 (permalink)
0
Rất cảm ơn những lời khuyên và những kiến thức của sen dat. Minh Xuân muốn mọi người cùng tham gia nên đăng bài từ từ. Hơn nữa Minh Xuân xa Việt Nam đã lâu nên không có nhiều ảnh hoa đẹp.
Sen dat nói rất đúng, hoa của Minh Xuân thuộc loài Dáng hương thơm (Aerides odorata) và gọi là Dáng hương hồng nhạn. Chi Dáng hương là một chi lan rất đẹp của châu Á. Đúng là nói tới phong lan rừng hình ảnh người ta hay nghĩ tới chính là các loài Dáng hương này.
Có điều không hẳn do màu hoa mà cây gọi là Dáng hương hồng nhạn hay bạch nhạn. Đây là hai chủng riêng biệt của Dáng hương thơm. Dáng hương hồng nhạn là Ae. odorata var micholitzii, hoa hồng, chùm hoa đứng, lá cũng nhỏ và dày hơn Dáng hương thơm bình thường. Chủng Dáng hương hồng nhạn chỉ có ở Việt Nam, gặp ở Tây Nguyên.
Dáng hương bạch nhạn là chủng Ae. odorat var alba. Minh Xuân chưa thấy chủng này bao giờ nên chẳng biết thông tin gì.
 

Minh Xuân 30.06.2009 01:47:34 (permalink)
0
Cùng gọi là Quế lan hương ngoài Dáng hương thơm còn có loài Quế nâu (Ae. houlletiana), hay Tam bảo sắc. Hoa vàng cam hay nâu nhạt với đầu cánh màu tím. Cánh môi chia ba thùy, thùy giữa rộng (không uốn cong như Dáng hương thơm), giữa thùy có vạch đậm. Loài gặp ở Trường Sơn và Nam Bộ.
 

Minh Xuân 30.06.2009 01:48:42 (permalink)
0
Rất giống với Quế nâu là loài Quế (Ae. falcata), phân biệt ở hoa nhạt màu hơn và ít thơm hơn.
 

Minh Xuân 30.06.2009 01:51:10 (permalink)
0
Nếu các loài Quế có thân dài, lá dài, tương đối mỏng thì trong chi Dáng hương còn có các loài lá dày, thân ngắn. Điển hình là Dáng hương nhiều hoa hay Đuôi cáo (Ae. multiflora)
 

Minh Xuân 30.06.2009 01:54:13 (permalink)
0
Rất gần với Đuôi cáo là Dáng hương hồng (Ae. rosea), hoa đậm màu hơn.
Một loài Dáng hương thân ngắn khác là Dáng hương lá dày (Ae. crasssifolia), có hoa lớn, xếp thưa, gặp ở miền Trung và Nam.
 

Dáng hương lá dày (Ae. crasssifolia)
Minh Xuân 30.06.2009 01:56:24 (permalink)
0
Một loài chưa được ghi nhận cho Việt Nam nhưng rõ ràng có gặp ở Việt Nam là Dáng hương quạt (Ae. flabellata). Minh Xuân từng gặp loài này ở vùng núi phía Bắc.
 

 

 
Minh Xuân 30.06.2009 01:58:34 (permalink)
0
Loài Dáng hương duy nhất đặc hữu Việt Nam là Tiểu hoàng đỏ (Ae. rubescens). Loài chỉ gặp ở Nam Tây Nguyên. Cây có trong Sách đỏ Việt Nam. Cây có hoa đậm màu nhưng nhỏ, không đẹp.
 

Minh Xuân 01.07.2009 02:46:06 (permalink)
0
Phân bố lan rừng Việt Nam
 
Có thể chia Việt Nam thành một số vùng lan chính, khác nhau về tính đa dạng, độc đáo của lan rừng và sinh thái tự nhiên của các loài lan này:
1. Lai Châu và núi Hoàng Liên Sơn: là vùng có phong phú nhiều loài lan và có những loài lan độc đáo của Việt Nam. Vùng này có khu lan nổi tiếng từ lâu là Sa Pa ở Lào Cai. Sinh thái chủ yếu là núi đấy và đây cũng là khu vực cao nhất Việt Nam với độ cao trên 800m cho tới 3143 m ở đỉnh Fansipăng. Những loài lan xuất xứ núi cao do vậy khó chăm sóc và nuôi trồng ở vùng thấp.
2. Các tỉnh Đông Bắc và Trung Tâm Bắc Bộ: phần lớn diện tích trong vùng có độ cao dưới 1800m. Sinh cảnh chủ yếu là các dãy núi đá vôi với số lượng các loài lan khá đa dạng và độc đáo. Một số núi đất trong vùng như Ba Vì, Tam Đảo, Yên Tử cũng là nới sinh sống của nhiều loài lan. Đây là vùng cho nhiều loài lan thích hợp nuôi trồng ở Hà Nội.
3. Các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An: có độ cao thấp, thường dưới 800m, đôi khi lên tới 1500m. Sinh thái bao gồm cả núi đá và núi đất. Vùng này tuy có ít loài lan độc đáo nhưng lại là nơi có nhiều loài thích hợp cho nuôi trồng.
4. Bắc Trung Bộ từ Hà Tĩnh tới đèo Hải Vân: độ cao thấp dưới 1800m, gồm cả núi đá và núi đất. Khí hậu nóng hơn, mưa vào mùa thu đông. Vùng này không có nhiều loài lan nhưng các loài ở đây dễ trồng.
5. Tây Nguyên: núi cao thường trên 800m, chủ yếu là núi đất. Tây Nguyên có Đà Lạt nổi tiếng từ lâu với nhiều loài phong lan. Vùng Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai) cũng có nhiều loài lan lạ. Mặc dù là những loài lan mọc ở độ cao tương đối cao nhưng ở vùng nóng hơn nên các loài ở đây vẫn có khả năng thích nghi tốt khi trồng ở vùng thấp.
6. Nam Trung Bộ và Nam Bộ: vùng thấp, thường dưới 800m, với khí hậu nóng, nhiều nơi khô. Sinh thái chủ yếu là núi đất, rải rác có núi đá. Vùng này không có nhiều loài lan, nhưng có những loài độc đáo và dễ trồng.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.07.2009 02:49:38 bởi Minh Xuân >
Ướt Mi 03.07.2009 05:14:26 (permalink)
0
@Bác Minh Xuân
Thí các Bác phân loại về Phong Lan thiệt hay nhưng Mi hổng có Lan đem vào góp vui nhà Bác nên hay ...chún á... chứ cũng là khách thường xuyên quán Bác lắm....hổng có Phong Lan cho Mi xách vào nhà Bác kí hoa ...Huệ thì phải đúng ko Bác?
Bác MX đừng kú...u kí đầu Mi vì... lạc đề nha


@ Chào Sis Thanh Mai
Sis chụp hình đẹp ghê lại bít nhìu về Lan nữa. Lần đầu bít tên hoa Ngọc điển lại có nhìu màu sắc mà còn điễm các đốm thật lạ mắt ...Mi cũng thích hoa Hoàng Thảo của TM lắm...nhờ Bác MX giãi thích thim đọc thật thú vị ....cảm ơn các Bác & sis TM, rãnh post thêm cho Mi và cả nhà thưởng thức nghen.

Chúc mọi người cuối tuần an vui!



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/63248/98A8FB0BF4534560AB2E50F6A8A09357.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.07.2009 05:15:59 bởi Ướt Mi >
Attached Image(s)
Minh Xuân 03.07.2009 16:39:35 (permalink)
0
Cảm ơn Ướt Mi vào chơi. Bạn cứ thoải mái, đưa hoa gì cũng được.
Hoa huệ của Ướt Mi đăng ở đây làm Minh Xuân nhớ bài thơ Minh Xuân tặng các bạn gái vào một dịp 8-3:
 
Hoa lan, hoa huệ, hoa đào
Ba hoa cùng lúc nở vào tháng ba
Chị em phụ nữ nhà ta
Ba hoa, xinh đẹp chẳng ma nào bằng
Minh Xuân 06.07.2009 18:37:10 (permalink)
0
Hoa lan, hoa huệ có lẽ là cao quí quá nên chẳng ai chơi. Nhân tiện Ướt My có hỏi về loài hoa sau, xin viết thêm về loài Thu hải đường này.
 

 
Thu hải đường
 
Thu hải đường không phải là những loài cây xa lạ đối với người chơi cây Việt Nam. Những cây Thu hải đường dễ trồng có lá và hoa đẹp từ lâu đã được dùng làm cây trang trí. Tuy nhiên, với hơn 800 loài trên thế giứi và 50 loài thuộc cho Thu hải đường (Begonia) ở Việt Nam thì còn có nhiều điều về các loài Thu hải đường mà chúng ta vẫn chưa biết đầy đủ về nhóm cây này.
Các loài Thu hải đường đặc trưng bởi gốc lá lệch, gân lá hình chân vịt. Lá Thu hải đường rất đa dạng từ hình tròn như lá sen đến lá dài thuôn nhọn đầu. Màu sắc của lá cũng rất khác nhau. Có lá màu xanh bóng, có lá khi non màu đỏ son. Có lá có các vạch nhiều màu trên mặt lá. Có lá lại có chấm bạc như ánh sao.

Hoa Thu hải đường thường có màu hồng với sắc màu biến đổi từ trắng, hồng phớt đến đỏ son. Đặc biệt Thu hải đường ra hoa thành chùm hoa đực và chùm hoa cái riêng biệt. Hoa đực nhỏ có 2-4 cánh. Hoa cái có bầu nhụy lớn, thường có cạnh. Những chùm hoa xinh xắn, kết hợp với thân lá nhẹ nhàng làm cho Thu hải đường có giá trị trang trí cao.
Minh Xuân 06.07.2009 18:39:18 (permalink)
0
Bên cạnh các loài Thu hải đường làm cảnh bằng hoa còn có nhóm Thu hải đường làm cảnh bằng lá. Tiêu biểu cho Thu hải đường lá là loài Thu hải đường Masson (B. massoniana). Ở Việt Nam loài này có thể gặp trên vùng núi đá vôi phía Bắc. Loài có lá dày, màu vàng hay bạc với những khoanh màu nâu đậm dọc theo các gân chính. Với phiến lá rộng nhiều màu sắc cây có khả năng trang trí nội thất khá hiệu quả.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.07.2009 20:09:28 bởi Minh Xuân >
Minh Xuân 06.07.2009 18:41:05 (permalink)
0
Thu hải đường gặp trong tự nhiên ở các khu vực núi ẩm, dưới tán rừng thưa ở độ cao trung bình. Theo nơi sinh sống và hình thái của cây có thể chia Thu hải đường thành hai nhóm. Nhóm Thu hải đường đất thường mọc ở những chỗ đất trũng ven chân núi, bờ suối, trong thung lũng dông núi. Những loài thuộc nhóm này có rễ chùm, thân đứng cao hay thân bò, mọc thành từng đám rộng trong rừng. Nhóm Thu hải đường đá mọc bám trên các vách đá, tảng đá ẩm. Nhóm này thường có thân biến đổi thành thân ngầm, dày và ngắn. Những loài Thu hải đường đất có kích thước tương đối lớn, thích hợp cho những vị trí trang trí trong tiền sảnh, ban công, cửa ra vào. Trong khi đó các loài Thu hải đường đá gọn gàng hơn, ví những chùm hoa hồng xinh xắn là những cây hoa để bàn trồng trong phòng rất phù hợp.
 

Thu hải đường đá bên Thác Bạc - Sa Pa
sen dat 08.07.2009 13:43:13 (permalink)
0
Chào Minh Xuân
SD đang o xa nhà nên su dụng máy khác không thể nói nhiều được.SD có thu hai đường trong máy riêng của mình khi nào về sẽ post.MX không post hoa lan sao ma lại post loại khác? Có loại cây rùng được đem về trồng lá đẹp nhu gấm tên Việt là nho hai màu Cissus bicolor rảnh thì suu tầm đua lên. Thôi chào nha máy gì mà đánh dấu khi được khi không chán quá !

Minh Xuân 09.07.2009 22:19:28 (permalink)
0
Mọi người đi nghỉ mát cả nên Minh Xuân lan man một chút, xem có ai thích chơi thì vào.
Tiếp ý sen dat xin đưa lên ảnh Phong lan.

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/63356/9CDD75117C0D438AA8EB3AB49F23F341.jpg[/image]
Lan Sậy (Arudinaria sp.)

Bâng khuâng như cánh chim trời
Tím màu lan sậy một lời thủy chung
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2009 22:21:52 bởi Minh Xuân >
Attached Image(s)
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 11 của 22 trang, bài viết từ 151 đến 165 trên tổng số 317 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9