Cảm ơn mọi người vẫn quan tâm. Độ này bận quá, chưa nghĩ ra cái gì hay cả. Chơi cây hoa cỏ nhiều rồi. Tùng bách thì tuy Minh Xuân là chuyên gia nhưng đã đăng ảnh gần hết bên nhà ảnh rồi. Bây giờ để lôi các loài Thiên Tuế Việt Nam ra chơi với mọi người. Bạn đã bao giờ thấy một cây Thiên tuế hay Vạn tuế ra lá mới chưa? Nếu có, bạn sẽ hiểu tại sao loài cây này lại là biểu trưng cho mong muốn trường tồn trường thọ của con người. Thân cấy Tuế trông khô cằn, sần sùi như đã từng trải qua nhiều nắng gió. Vậy mà hàng năm trên ngọn cây lại từ từ cuộn mở những chiếc lá kép hình lông chim lớn, màu xanh non, tươi sáng. Một sức sống mãnh liệt luôn vươn lên từ trong thân cây cằn cỗi và tuổi tác.
Nhìn những cây Tuế xanh tươi chúng ta liên tưởng tới một thời đại trong lịch sử Trái đất, thời đại của những loài khủng long khổng lồ nô đùa trong các cánh rừng quyết, rừng dương xỉ bạt ngàn. Những cây Tuế ngày nay chính là những “hóa thạch sống” của thời đại đó. Nét cổ kính và sức sống bên trong đã giúp cây sống mãi tới ngày nay.
Trong tự nhiên cây Tuế mọc nhiều trên các sườn núi vùng ven biển hay hải đảo. Những loài Tuế đá sinh sôi trên các vách núi dựng đứng, nơi mà hiếm có một loài cây lớn nào mọc được. Xuyên qua các kẽ đá, cây Tuế vươn cao, đứng sừng sững như những tượng đài trầm lắng của thiên nhiên. Những cây Tuế đất lại mọc rải rác dưới các tán rừng thưa ở những nơi bằng phẳng hơn. Một số loài có phần thân ngầm mọc dưới đất rất phát triển. Phần thân ngầm này giúp cây sống sót và tái sinh sau những vụ cháy rừng tư nhiên hay do con người gây ra.
Số loài Thiên tuế ở Việt Nam có khoảng 22 loài khác nhau. Xin giới thiệu một số loài Tuế tiêu biểu và đặc sắc của Việt Nam.
1. Tuế lá xẻ (
Cycas micholitzii) – loài cây rất độc đáo với các phiển lá xẻ làm 2-4 thùy. Loài gặp rải rác trên núi đất ở Móng Cái và Tây Nguyên.
2. Tuế lược (
Cycas pectinata) – loài có thân cao, đôi khi phân nhánh. Các phiến là mọc dày, hình răng lược. Loài đẹp, được khai thác trồng cảnh ở Nam Trung Bộ.