NGHIÊN CỨU HOÀNG CỰC KINH THẾ
Hà Uyên 14.05.2009 02:43:22 (permalink)
THAM KHẢO LỊCH SỬ TRUNG QUỐC KHI NGHIÊN CỨU HOÀNG CỰC KINH THẾ

TRUNG HOA CÁC TRIỀU ĐẠI
 
THỜI KỲ THƯỢNG CỔ
                                                                       
       Theo truyền thuyết, nguồn gốc người Trung Hoa thời kỳ Nguyên thủy có những dòng họ sau:
-         Họ Hữu Sào (có tổ).
-         Họ Toại Nhân.
-         Họ Phục Hy.
-         Họ Nữ Oa: Phục Hy ăn ở với Nữ Oa, mở đầu phát triển giống nòi.
-         Họ Thần Nông, còn có tên Liệt Sơn (đốt núi), có 3 người tiêu biểu: Thái Hiệu, Viêm Đế và Xuy Vưu. Viêm Đế và Hoàng Đế diệt được Xuy Vưu, ngày nay Lịch sử nhắc lại với tên Viêm Hoàng.
 
THỜI KỲ NGŨ ĐẾ
 
       Thời Ngũ Đế hình thành vào khoảng đầu thế kỷ 26 tr.CN đến thế kỷ 21 tr.CN
1-     Hoàng Đế
2-     Chuyên Húc
3-     Đế Cốc
4-     Nghiêu
5-     Thuấn
       Dòng dõi các Họ Hoa tộc thời cổ đại có 3 họ đứng đầu là: Nghiêu, Thuấn, Vũ truyền ngôi cho nhau. Nghiêu lên ngôi vua, đóng đô ở Bình Dương (nay Sơn Tây). Khi Nghiêu chết, Thuấn chính thức lên ngôi kế tục sự nghiệp mà Nghiêu giao cho. Thời gian sau, Thuấn noi gương Nghiêu, truyền ngôi lại cho Vũ. Khi Vũ đang làm Vua, đã cử Cao Giao thay cho Vũ sau này, nhưng Cao Giao lại chết trước Vũ, rồi lại cử con của Cao Giao là Ích thay thế. Khi Vũ chết, con của Vũ là Khải cướp ngôi của Ích, làm Vua.
 
NHÀ HẠ
      
       Hình thành từ cuối thế kỷ 22 đầu thế kỷ 21 tr.CN cho đến thế kỷ 17 tr.CN
       Gồm có các vua Đế hiệu:
1-     Vũ                                        8- Mang                           15- Kiệt
2-     Khải                                     9- Tiết
3-     Thái Khang                        10- Quynh
4-     Trương                               11- Cẩn
5-     Thiếu Khang                      12- Khổng Giáp
6-     Trữ                                     13- Cảo
7-     Hòe                                     14- Phát
       Vua Vũ trị vì, con là Khải lên ngôi, lấy đất An Ấp (nay tỉnh Sơn Tây) để đóng Đô, đặt tên cho triều đại là Hạ. Phương pháp làm lịch bắt đầu hình thành.
 
NHÀ THƯƠNG
 
       Từ thế kỷ 17 tr.CN đến thế kỷ 11 tr.CN. Gồm có các vua Đế hiệu:
1-     Thang                                   9- Thái Tuất
2-     Ngoại Bính                         10- Trọng Đinh
3-     Ngoại Nhâm                       11- Hà Đản Giáp
4-     Thái Giáp                           12- Tổ Ất
5-     Ốc Đinh                             13- Tổ Tân
6-     Thái Khang                        14- Ốc Giáp
7-     Tiểu Giáp                           15- Tổ Đinh
8-     Ung Kỷ                               16- Dương Giáp
                                                 17- Bàn Canh
       Nhà Thương là con cháu của vua Tiết, đời vua thứ 9 nhà Hạ. Cuối nhà Hạ, Vua Kiệt là ông vua hung bạo, Thang đã diệt vua Kiệt, lập nên nhà Thương, lên ngôi vua tự xưng là Võ Vương. Nhà Thương có 17 đời, 30 vua, trong đó có 14 vua là em nối ngôi anh.
 
NHÀ THƯƠNG ÂN
 
       1- Bàn Canh                            7- Lẫm Tân
2-     Tiểu Tân                            8- Khang Đinh
3-     Tiểu Ất                               9- Vũ Ất
4-     Vũ Đinh                             10- Thái Đinh (Văn Đinh)
5-     Tổ Canh                             11-  Đế Ất
6-     Tổ Giáp                              12- Trụ
       Vua Bàn Canh dời Đô về đất Ân, gọi tên là nhà Ân. Cuối thời Ân lại đổi tên gọi lại là nhà Thương. Từ đó gọi là Thương Ân. Chữ Giáp Cốt được hình thành từ đây, phát minh ra việc “đào giếng” lấy nước ăn, mở rộng được diện tích trăn nuôi trồng trọt. Thời kỳ toàn thịnh của nhà Thương Ân đã có những thuộc quốc. Phía Đông có Tề, phía Tây có Chu, phía Nam có Quang, phía Bắc có Thao. Trung tâm chính trị nhà Thương Ân gồm toàn tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây và An Huy ngày nay. Nhà Thương trị vì thiên hạ được 661 năm, đến đời vua Trụ thì sụp đổ, bị Võ Vương nhà Chu tiêu diệt mất nước. Trụ Vương (Tân Hoàng Đế) vào khoảng từ năm 1166 tr.CN đến 1134 tr.CN, là ông vua cuối cùng của nhà Thương. Tổ chức Quốc gia bắt đầu hình thành từ nhà Thương, tiền tệ xuất hiện, khởi nguồn của giai cấp đối lập, có người bóc lột và bị bóc lột. Có thống trị, có bị trị, các thuộc quốc không được chế tạo và tàng trữ binh khí. Vua từ xưng “Thiên tử”, hình thành chế độ thế tập, thần quyền được xác lập địa vị.
 
 
NHÀ TÂY CHU
Thế kỷ 11 tr.CN đến năm 771 tr.CN
 
       Gồm các triều vua Đế hiệu:
1-     Chu Vũ Vương – tên Cơ Phát. Còn gọi là Vũ Vương Cơ Phát
2-     Chu Thành Vương – tên Cơ Tung. (Vũ Vương Cơ Tung)
3-     Chu Khang Vương – tên Cơ Chiêu (Khang Vương Cơ Chiêu)
4-     Chu Chiêu Vương – tên Cơ Hà (Chiêu Vương Cơ Hà)
5-     Chu Mục Vương – tên Cơ Mãn (Mục Vương Cơ Mãn)
6-     Chu Cộng Vương – tên Cơ Tử Ý (Công Vương Cơ Tử Ý)
7-     Chu Ý Vương – tên Cơ Kiên (Ý Vương Cơ Kiên)
8-     Chu Hiếu Vương – tên Cơ Bích (Hiếu Vương Cơ Bích)
9-     Chu Di Vương – tên Cơ Tạ (Di Vương Cơ Tạ)
10- Chu Lệ Vương – tên Cơ Hồ (Cộng Hòa), làm vua 14 năm.
11- Chu Tuyên Vương – tên Cơ Tính, làm vua 48 năm
12- Chu U Vương – tên Cơ Cung Thăng, làm vua 11 năm
       Bộ tộc Chu, khởi đầu ở lưu vực sông Vị, tỉnh Thiểm Tây. Bấy giờ, hai bộ tộc lớn là Ân và Chu luôn tranh đấu nhau giành quyền lợi và ngôi vị. Tộc Chu trôi dạt đến vùng Tây-Bắc khoảng năm 1200 tr.CN. Chu Công là người kiệt xuất tộc Chu, đã quyết định Đông trinh chinh phục được cả vùng hạ du rộng lớn sông Hoài, loại bỏ được Vũ Khang và Quản Thúc cùng đồng bọn trong 3 năm, phân hóa toàn bộ những người trong bộ tộc Ân còn lại. Sách Chu Lễ và Kinh Dịch ra đời.
       Chu Vũ Vương họ Cơ tên Phát, là ông Vua khai quốc vương triều Chu, Cơ Phát kế vị vua cha làm Tây Bá, tiến hành Đông trinh, vua Trụ đại bại ở Hà Nam, triều Ân Thương diệt vong. Vũ Vương đóng Đô ở Cảo Kinh, nay là Tây An tỉnh Thiểm Tây, khoảng thế kỷ 11 tr.CN. Chu Lệ Vương để có nhiều của cải, lấy quyền chúa tể đặt ra nhiều luật lệ hà khắc. Nội bộ triều Chu mâu thuẫn, cuộc đấu tranh nội bộ đã lật đổ được Chu Lệ Vương, từ năm 841 trCN đến năm 828 tr.CN, tất cả 14 năm với chế độ “cộng hòa” của Lệ Vương Cơ Hồ.
       Năm 841 trước công nguyên, lịch sử Trung quốc được xác thực bắt đầu. Từ đó về sau, lịch sử Trung quốc mới có niên đại chuẩn xác.
       Chu Lệ Vương chết, Chu Tuyên Vương lên ngôi kế vị năm 827 tr.CN, nhà Chu bắt đầu xuống dốc. Năm 781 tr.CN, Chu U Vương lên ngôi, triều đình loạn lạc, Thái tử phận con đã tấn công giết chết Chu U Vương. Đến năm 770 tr.CN, Chu Bình Vương lên ngôi, dời Đô về phía Đông, cho nên gọi là Đông Chu.
 
NHÀ ĐÔNG CHU
 Năm 770 tr.CN đến năm 475 tr.CN.
       Năm 770 tr.CN Chu Bình Vương dời Đô về phía Đông, bỏ lại Kinh đô Lạc Ấp cho 3 nước Hàn, Triệu, Ngụy tranh giành quyền lực, Sử gọi là thời Xuân Thu.
 
 
 
THỜI XUÂN THU
Năm 770 tr.CN đến năm 475 tr.CN
       Gồm các triều vua Đế hiệu:
1-     Chu Bình Vương; tên Cơ Nghi Cưu, ở ngôi 51 năm.
2-     Chu Hoàn Vương; tên Cơ Lâm, lên ngôi 719 tr.CN, ở ngôi 23 năm.
3-     Chu Trang Vương; tên Cơ Đà, lên ngôi 696 tr.CN, ở ngôi 15 năm.
4-     Chu Hy Vương; tên Cơ Hồ Tề, lên ngôi 681 tr.CN, ở ngôi 5 năm.
5-     Chu Huệ Vương; tên Cơ Lương, lên ngôi 676 tr.CN, ở ngôi 25 năm.
6-     Chu Trương Vương; tên Cơ Trịnh, lên ngôi 651 tr.CN, ở ngôi 33 năm.
7-      Chu Khoanh Vương; tên Cơ Nhâm Thần, lên ngôi 618 tr.CN, ở ngôi 6 năm.
8-     Chu Khang Vương; tên Cơ Ban, lên ngôi 612 tr.CN, ở ngôi 6 năm.
9-     Chu Định Vương; tên Cơ Du, lên ngôi 606 tr.CN, ở ngôi 21 năm
10- Chu Giản Vương; tên Cơ Di, lên ngôi 585 tr.CN, ở ngôi 14 năm.
11- Chu Linh Vương; tên Cơ Tiết Tâm, lên ngôi 571 tr.CN, ở ngôi 27 năm.
12- Chu Cảnh Vương; tên Cơ Quý, lên ngôi 544 tr.CN, ở ngôi 25 năm.
13- Chu Hiệu Vương; tên Cơ Mãnh, lên ngôi 520 tr.CN, ở ngôi 1 năm.
14- Chu Kính Vương; tên Cơ Cái, lên ngôi 519 tr.CN, ở ngôi 44 năm.
       Sau khi Chu Vũ Vương dời đô về phía Đông, nhà Chu bắt đầu suy yếu đến mức không thể tự tồn tại được. Do biến động về kinh tế, những người sản xuất nhỏ, có người đã trở thành “kẻ sỹ”, vua các nước như Tề Uy Vương, Yên Chiêu Vương, Ngụy Huệ Vương cũng một thời đã làm kẻ sỹ, những người đã nuôi kẻ sỹ, được các nước gọi là “Quân”. Kẻ sỹ là tiền thân của bọn quan liêu sau này.
       Nhà Đông Chu, thời Xuân Thu gồm có 14 nước chư hầu: Tần, Tấn, Sở, Lỗ, Tề, Vệ, Yên, Tào, Tống, Trần, Sái, Trịnh.
       Thời Xuân Thu, dần hình thành các nước lớn có thế lực, buộc các nước khác phải hàng phục quy thuận. Các nước ở Sơn Đông phải quy hàng nước Tề, vùng Tây-Bắc nổi lên nước Tần, vùng Hoa Bắc, Sơn Tây có nước Tấn, vùng Giang Hán Hoài có nước Sở. Thời ban đầu hình thành triều Chu, có tới 1800 nước lớn nhỏ, đến thời Xuân Thu, chỉ còn hơn 100 nước, nhưng chỉ có 14 nước lớn là: Tần, Tấn, Sở, Lỗ, Tề, Vệ, Yên, Tào, Tống, Trần, Sái, Trịnh, trong đó có 4 nước mạnh vượt trội hơn hẳn là: Tần, Tấn, Tề, Sở.
 
THỜI CHIẾN QUỐC
Năm 475 tr.CN đến năm 221 tr.CN
       Gồm các triều vua Đế hiệu:
15- Chu Nguyên Vương; tên Cơ Nhân, lên ngôi 475 tr.CN, ở ngôi 7 năm.
16- Trinh Định Vương; tên Cơ Giới, lên ngôi 468 tr.CN, ở ngôi 28 năm.
17- Ai Vương; tên Cơ Khứ Tật, lên ngôi 441 tr.CN, ở ngôi 1 năm.
18- Tư Vương; tên Cơ Thúc, lên ngôi 441 tr.CN, ở ngôi 1 năm.
19- Khảo Vương; tên Cơ Vỹ, lên ngôi 440 tr.CN, ở ngôi 15 năm.
20- Uy Liệt Vương, tên Cơ Ngọ, lên ngôi 425 tr.CN, ở ngôi 24 năm.
21- An Vương; tên Cơ Kiều, lên ngôi 401 tr.CN, ở ngôi 26 năm.
22- Liệt Vương; tên Cơ Hỷ, lên ngôi 375 tr.CN, ở ngôi 7 năm.
23- Hiển Vương; tên Cơ Thiên, lên ngôi 368 tr.CN, ở ngôi 48 năm.
24- Thâm Kính Vương; tên Cơ Định, lên ngôi 320 tr.CN, ở ngôi 6 năm.
25- Noãn Vương; tên Cơ Diên, lên ngôi 314 tr.CN, ở ngôi 59 năm.
       Gồm các nước chư hầu: Tần, Sở, Yên, Tề, Hán, Triệu, Ngụy.
 
VƯƠNG TRIỀU TẦN
 
ĐẾ QUỐC TẦN
221 ĐẾN 206 tr.CN
 
       Năm Kỷ Tị (năm 256 tr.CN) Chu Nạn Vương, nước Tần tiêu diệt nhà Chu
       Năm 255 tr.CN, vua Tần Chiêu Tương Vương trị vì đến Tần Vương Chính
       Năm Ất Mão (năm 222 tr.CN) bắt đầu đánh chiếm thôn tính các nước khác
       Năm 221 tr.CN, Tần Vương Chính hoàn thành thống nhất Trung Hoa, lên ngôi Hoàng Đế, xưng là Tần Thủy Hoàng Đế.
       Vương triều Tần gồm có các vua Đế hiệu:
1-     Chiêu Tương Vương; tên Doanh Tắc, lên ngôi 306 tr.CN, ở ngôi 56 năm.
2-     Hiếu Văn Vương; tên Doanh Trụ, lên ngôi 250 tr.CN, ở ngôi 1 năm.
3-     Trang Tương Vương; tên Doanh Tử Sở, lên ngôi 249 tr.CN, ở ngôi 3 năm.
4-     Thủy Hoàng Đế; tên Doanh Chính, lên ngôi 246 tr.CN, ở ngôi 37 năm.
5-     Nhị Đế Hoàng Đế; tên Doanh Hồ Hợi, lên ngôi 209 tr.CN, ở ngôi 3 năm.
       Trong 7 nước thời Chiến quốc, nước Tần lạc hậu hơn cả. Khi Tần Hiếu Công lên cầm quyền (năm 362 tr.CN đến năm 359 tr.CN), đã thực hiện Biến pháp của Thương Ưởng: “tùy theo tình hình đương thời mà định luật pháp, vì sự việc mà đặt ra lễ nghi”. Pháp lệnh của Thương Ưởng đã đặt cơ sở vật chất để Tần hơn hẳn 6 nước. Tần hùng mạnh, là sự uy hiếp lớn cho 6 nước Sơn Đông. Tình hình này phát sinh hai phái “Hợp tung” và “Liên hoành”. “Hợp tung” là một phái hoạt động có sách lược chính trị chống Tần, theo hướng Nam-Bắc từ Yên đến Sở. Còn “Liên hoành” do nước Tần khởi xướng để liên hợp với các nước phía Đông. Hai phái đều có một số thuyết khách (ngoại thích) nổi trội hơn cả là Trương Nghi và Tô Tần.
       Năm 332 tr.CN, Ngụy Huệ Vương hợp tác với nước Tần, sử dụng Trương Nghi là tướng nước Tần sang làm tướng cho nước Ngụy. 5 nước Tề, Sở, Yên, Triệu, Hàn thấy bị uy hiếp, nên năm 319 tr.CN đã thay Công Tôn làm tướng nước Nguy, hình thành thế “hợp tung”. Năm 317 tr.CN, 6 nước liên kết với nhau đánh Tần. Năm 298 tr.CN, Mạnh Thường Quân đề xướng 3 nước Tề, Hàn, Ngụy cùng tấn công nước Tần, trong 2 năm phái “hợp tung” thu được thắng lợi, Tô Tần được cử đứng đầu phái ‘hợp tung”. Nhưng Trương Nghi là thuyết khách cho phái “Liên hoành”, đại diện cho nhà Tần, đã hợp tác với các nước phía Đông phá Tề, là nước đối đầu hùng mạnh trong 6 nước, cuối cùng Tề đại bại, 5 nước còn lại đều hàng phục, nước Tần trở thành cường quốc, thống nhất Trung Hoa. Lãnh thổ của nước Tần sau khi phát động chiến tranh chinh phục thống nhất gồm có:
-         Quan trung
-         Ba Thục (Tứ Xuyên)
-         Hán Trung (phía Nam tỉnh Thiểm Tây)
-         Uyển (Nam Dương – Hà Nam)
-         Ảnh - Thượng Quận (phía Bắc tỉnh Thiểm Tây)
-         Hà Đông – Thai Nguyên - Thượng Đảng (ba tỉnh này ở vùng biên giới tỉnh Sơn Tây), trong đó có vùng Vinh Dương, nơi triều Chu đóng đô, nay thuộc tỉnh Hà Nam.
       Nước Tần thống nhất, về lãnh thổ mà nói có ưu thế tuyệt đối, đất đai mầu mỡ, lại được nước Trịnh giúp về thủy lợi nên mùa màng bội thu. Tần Thủy Hoàng cho tu bổ đường xá, hạ tầng cơ sở, lấy Hàm Dương làm trung tâm, phía Đông nối liền với Yên, Tề, phía Nam nối đến Ngô, Sở, nó đã có tác dụng lớn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thống nhất văn bản dùng một thứ tiếng, chế độ đo lường đều thống nhất, quy định tiền tề: Thương tệ bằng vàng, Đồng tề bằng đồng.
       Năm 147 tr.CN Tần Trang Vương qua đời, Thái tử Doanh Chính nối ngôi, mới 13 tuổi, mọi quyền lực đều ở tay Tướng quốc Lã Bất Vi. Năm 238 tr.CN, năm thứ 9 Vương triều Tần, Doanh Chính đã 22 tuổi mới thực sự nắm quyền điều hành đất nước, đặt Quốc hiệu là Tần Doanh Chính. Tần Thủy Hoàng biết Lã Bất Vi có nhiều âm mưu thủ đoạn nhằm lũng loạn triều đình, đã bãi chức Tướng quốc, còn bắt giam giữ tại Hà Nam. Lã Bất Vi không chựu sự quản chế của Tần Thủy Hoàng, đã cam tâm lợi dụng điều kiện đất Trung nguyên, liên kết với các chư hầu, âm mưu hoạt động chống phá vương triểu Tần. Năm thứ 12 Tần Doanh Chính, Lã Bất Vi bị bức vào đất Thục, cuối cùng tự sát. Năm thứ 14 Tần Doanh Chính, nước Hàn cắt đất cầu hòa với Tần, xin làm thần triều cống và phái công tử Hàn Phi làm sứ giả. Tần Thủy Hoàng nghe theo lời tể tướng Lý Tư, giữ vững chế độ độc tài quận huyện, thống nhất hành chính, và cả thống nhất tư tưởng, với nhiều biện pháp cứng rắn, phản đối chế độ phong kiến phân quyền. Tần Thủy Hoàng có hơn hai chục người con trai, con cả là Phù Tô vì trực tiếp can gián chính sách “đốt sách chôn học trò” nên bị tống ra biên cương giám sát quân lính của tướng Mông Điềm, duy chỉ có Hồ Hợi người con trai thứ 18 được Tần Thủy Hoàng yêu mến thường cho theo tuần du.
       Năm 37 tuổi, tháng 7, đi tuần du đến Sa Khâu, nay là Địa Bình Đài thuộc tỉnh Hà Bắc, Tần Thủy Hoàng lâm bệnh nặng chết. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Tần Nhị Thế Hồ Hợi mưu sát anh cả Phù Tô cướp ngôi. Nhị Thế còn hung ác tàn bạo hơn Tần Thủy Hoàng. Ngoài cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng ra, 6 nước vùng Sơn Đông cũng thừa cơ khởi binh, trong đó có 2 thế lực Lưu Bang và Hạng Vũ là mạnh hơn cả. Hạng Vũ và Lưu Bang cùng chung sức đánh bại nhà Tần. Nền thống trị của đế quốc Tần tan rã.
 
VƯƠNG TRIỀU LƯỠNG HÁN
TỪ NĂM 206 tr.CN ĐẾN NĂM 220 SAU CN
 
 TRIỀU TÂY HÁN
Từ năm 206 tr.CN đến năm 25 sau CN
 
       Gồm các triều Vua:
1-     Hán Cao Đế, tên Lưu Bang, lên ngôi 206 tr.CN, ở ngôi 12 năm.
2-     Hán Huệ Đế, tên Lưu Doanh, lên ngôi 194 tr.CN, ở ngôi 7 năm.
3-     Cao Hậu, tên Lã Trĩ, lên ngôi 187 tr.CN, ở ngôi 8 năm
4-     Hán Văn Đế, tên Lưu Hằng, lên ngôi 179 tr. CN, ở ngôi 16 năm.
-         Đổi niên hiệu là Hậu Nguyên năm 163 tr.CN, ở ngôi 7 năm.
5-     Hán Cảnh Đế, tên Lưu Khởi, lên ngôi 156 tr.CN, ở ngôi 7 năm
-         Đổi niên hiệu Trung Nguyên năm 149 tr.CN, ở ngôi 6 năm.
-         Đổi niên hiệu Hậu Nguyên năm 143 tr.CN, ở ngôi 3 năm.
6-     Hán Vũ Đế, tên Lưu Triệt, hiệu Kiến Nguyên, lên ngôi 140 tr.CN, ở ngôi 6 năm.
-         Đổi niên hiệu là Nguyên Quang, năm 143 tr.CN, ở ngôi 6 năm
-         Đổi niên hiệu là Nguyên Sóc, năm 128 tr.CN, ở ngôi 6 năm
-         Đổi niên hiệu là Nguên Phú, năm 122 tr.CN, ở ngôi 6 năm.
-         Đổi niên hiệu là Nguyên Đỉnh, năm 116 tr.CN, ở ngôi 6 năm.
-         Đổi niên hiệu là Nguyên Phong, năm 110 tr.CN, ở ngôi 6 năm.
-         Đổi niên hiệu là Thái Sơ năm 104 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
-         Đổi niên hiệu là Thiên Hán năm 100 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
-         Đổi niên hiệu là Thái Thủy Chinh năm 96 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
-         Đổi niên hiệu là Hòa Nguyên năm 92 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
-         Đổi niên hiệu là Hậu Nguyên năm 88 tr.CN, ở ngôi 2 năm.
7-     Hán Chiêu Đế, tên Lưu Phất Thăng, hiệu Nguyên Thủy, lên ngôi 86tr.CN, ở 7 n.       
-         Đổi niên hiệu là Nguyên Phượng năm 80 tr.CN, ở ngôi 6 năm.
-         Đổi niên hiệu là Nguyên Bình năm 74 tr.CN, ở ngôi 1 năm.
8-     Tuyên Đế, tên Lưu Tuân, hiệu Bản Thủy, lên ngôi 73 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
-         Đổi niên hiệu là Địa Tiết năm 69 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
-         Đổi niên hiệu là Nguyên Khang năm 65 trCN, ở ngôi 5 năm.
-         Đổi niên hiệu là Thần Tước năm 61 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
-         Đổi niên hiệu là Ngũ Phượng năm 57 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
-         Đổi niên hiệu là Cam Lộ năm 53 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
-         Đổi niên hiệu là Hoàng Long năm 49 tr.CN, ở ngôi 1 năm.
9-     Nguyên Đế, tên Lưu Thế, hiệu Sơ Nguyên, lên ngôi 48 tr.CN, ở ngôi 5 năm.
-         Lấy niên hiệu là Vĩnh Quang năm 43 tr.CN, ở ngôi 5 năm
-         Lấy niên hiệu là Kiến Chiêu năm 38 tr.CN, ở ngôi 5 năm.
-         Lấy niên hiệu Cảnh Ninh năm 33 tr.CN, ở ngôi 1 năm.
10- Thành Đế, tên Lưu Ngao, hiệu Kiến Thủy, lên ngôi 32 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
       - Lấy niên hiệu Hà Bình năm 28 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
       - Lấy niên hiệu Dương Sóc năm 24 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
       - Lấy niên hiệu Hồng Gia năm 20 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
       - Lấy niên hiệu Vĩnh Thủy năm 16 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
       - Lấy niên hiệu Nguyên Diên năm 12 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
       - Lấy niên hiệu Viên Hòa năm 8 tr.CN, ở ngôi 2 năm.
11- Ai Đế, tên Lưu Hân, hiệu Kiến Bình, lên ngôi năm 6 tr.CN, ở ngôi 4 năm.
       - Lấy niên hiệu Nguyên Thọ năm 2 tr.CN, ở ngôi 2 năm.
12- Bình Đế, tên Lưu Khan, hiệu Nguyên Thủy, lên ngôi 1 s.CN, ở ngôi 5 năm.
13- Nhũ Tử Anh bị Vương Mãng cướp ngôi, lên ngôi năm 8 s.CN, ở ngôi 14 năm
14- Vương Mãng Tân lấy niên hiệu Thủy Kiến Quốc ở ngôi 1 năm.
       - Lấy niên hiệu Thiên Phượng năm 14 s.CN, ở ngôi 6 năm.
       - Lấy niên hiệu Địa Hoàng năm 20 s.CN, ở ngôi 4 năm.
15- Cánh Huyền Đế, tên Lưu Huyền, hiệu Cánh Thủy, lên ngôi 23 s.CN, ở ngôi 3 n.
       Chiến tranh Sở Hán và Tây Hán: Lưu Bang vào Quan Trung đến tận Hàm Dương, đã bãi bỏ tất cả luật pháp của nhà Tần nên thỏa mãn khát vọng của dân thời Chiến Quốc. Về phần Hạng Vũ, đã đem 40 vạn quân thiện chiến kéo đến đất Tần, mặc dù vào Quan Trung sau Lưu Bang, trước sức mạnh của mình, Hạng Vũ đã buộc Lưu Bang phải tuân lệnh làm vua Ba Thục – Hán Trung. Hạng Vũ sau khi chiếm đất phía Đông, tự xưng là “Tây Sở Bá Vương”, đóng đô ở Bành Thành tỉnh Giang Tô.
       Đoàn Vinh tướng nước Tề nổi loạn ở Liêu Đông. Bành Việt lại liên kết Tề với Sở. Tướng nước Triệu là Trần Dư cũng tiến đánh Hạng Vũ, chiếm lấy đất phía Bắc Trường Giang, vì lúc này Hạng Vũ đang đem quân đi chinh phạt phía Đông, nên Hạng Vũ không thể khống chế nổi. Lưu Bang thừa cơ xuất quân vào Quan Trung, đánh xuống phía Đông chiếm Lạc Dương, gây nên cuộc chiến tranh kéo dài gần 5 năm, từ 206 tr.CN đến 202 tr.CN. Hạng Vũ chỉ muốn khôi phục lại bộ mặt thời Chiến Quốc, chính điều này đã quyết định chuyển biến chiến cục. Lưu Bang càng đánh càng mạnh, nhờ có quần thần tài năng Trương Lương, Tiêu Hà, cùng các chủ tướng Phàn Khoái, Quán Anh, đã diệt Triệu, phá Tề, bắt Yên đầu hàng, chiếm cứ cả vùng phía sông Hoàng,  quân nhà Hán uy hiếp hậu phương của Hạng Vũ, quân của Bành Việt chiếm cứ cả vùng phía Tây-Nam Sơn Đông cắt đứt quân vận chuyển lương thảo của quân Sở, cuối cùng quân Hán và quân Sở đụng đầu ở Cai Hạ (nay là huyện Linh Bính tỉnh An Huy), hai bên quyết chiến, Hạng Vũ đại bại, chết ở sông Ô  Cai Hạ (nay là Huyện Hòa, tỉnh An Huy). Tháng 2 năm 206 tr.CN, Lưu Bang xưng đế: Hán Cao Tổ, kiến lập chính quyền đế quốc Hán nổi tiếng trên toàn bộ đất nước Trung Hoa. Lúc đầu nhà Hán đóng đô ở Lạc Dương, sau dời về Trường An. Từ khi Lưu Bang xưng Đế cho tới khi Vương Mãng làm loạn cướp ngôi, Sử gọi là Tây Hán hay Tiền Hán.
       Lã Hậu vợ Lưu Bang là một phụ nữ cứng cỏi, quyết đoán, cơ mưu trong việc triều chính, diệt phản dẹp loạn và tàn nhẫn, cùng với Lưu Bang nếm đủ mọi gian truân trong những năm tháng dấy binh phá Tần, diệt Sở. Lã Hậu có con trai tên Lưu Doanh được lập làm Thái tử. Thích Cơ là thứ phi được Hán Cao Tổ rất sủng ái, có con trai tên Như Ý được phong làm Triệu Vương (Vương nước Triệu). Quá yêu Thích Cơ, Hán Cao Tổ nhiều lần muốn truất bỏ Doanh, lập Như Ý làm Thái tử. Nhưng không thực hiện được bởi thế lực của Lã Hậu, mọi hoạt động của Lã Hậu đều nhằm tiêu diệt vây cánh của họ Lưu (họ nhà chồng). Hán Cao Tổ mất, Lã Hậu nắm quyền lớn, việc đầu tiên Lã Hậu sai người chặt tay, chân của Thích Cơ, cắt tai, móc mắt cho uống thuốc thành câm, rồi nhốt vào nhà xí gọi là “con lợn người”, áp bức con của Thích Cơ là Như Ý uống thuốc độc chết. Lưu Doanh là con đẻ lên ngôi, Hiếu Huệ Đế buồn bực mâu thuẫn với mẹ đẻ là Lã Hậu vì những hành động tàn bạo của mẹ, nên Hiếu Huệ Đế chẳng thiết gì đến chính sự, sinh ra riệu chè rồi ốm nặng ít lâu sau qua đời. Do mưu kế của Lã Hậu, đã lập con hờ của Huệ Đế lên ngôi, để nắm quyền lớn, Lã Hậu bèn tuyên cáo Vua bị bệnh nặng, rồi sai thủ tiêu luôn, sau đó lập Hán Hiếu Đế lên ngôi. Cho đến những ngày cuối đời, Lã Hậu đã giết rất nhiều vương công đại thần thuộc phe cánh họ Lưu. Sau khi Lã Hậu mất, các đại thần văn võ trung thành với Hán Cao Tổ phản kích quy mô lớn, tiêu diệt hết vây cánh họ Lã, buộc Hán Thiếu Đế phải tự thú, tôn con của Hán Cao Tổ lên ngôi là Hiếu Văn Đế.
       Hán Bình Đế lên ngôi hãy còn nhỏ 9 tuổi, Thái Hậu Vương Chính Quân phải lâm triều uỷ quyền hành cho Vương Mãng. Năm thứ 8 sau Công nguyên, Vương Mãng dùng thủ đoạn dâng riệu thuốc độc giết Hán Bình Đế, lúc này vua mới 14 tuổi, Lưu Anh là đứa con 2 tuổi của Hán Bình Đế được lập làm Thái tử. Vương Mãng giở hết thủ đoạn, năm thứ nhất niên hiệu Sơ Thủy, Vương Mãng buộc Thái Hậu trao quyền xưng chế thiết triều, phế Thái Tử Lưu Anh, tự xưng là Châu Hoàng Đế, đổi quốc hiệu là Tân, ngồi trên ngôi Hoàng đế 14 năm. Nhà Tây Hán cáo trung.
 
TRIỀU ĐÔNG HÁN
Từ năm 25 đến năm 220 sau CN
 
       Gồm các triều Vua:
1-Quang Vũ Đế, tên Lưu Tú, hiệu Kiến Vũ, lên ngôi năm 25 s.CN, ở ngôi 32 năm.
       - Lấy niên hiệu Trung Nguyên năm 56 s.CN, ở ngôi được 2 năm.
2- Minh Đế, tên Lưu Trang, hiệu Thủy Bình, lên ngôi 58 s.CN, ở ngôi 18 năm.
3- Chương Đế, tên Lưu Đáp, hiệu Kiến Sơ, lên ngôi năm 76 s.CN, ở ngôi 9 năm.
       - Lấy niên hiệu Nguyên Hòa năm 84 s.CN, ở ngôi 4 năm.
       - Lấy niên hiệu Chương Hòa năm 87 s.CN, ở ngôi 2 năm.
4- Hòa Đế, tên Lưu Triệu, hiệu Vĩnh Nguyên, lên ngôi năm 89 s.CN, ở ngôi 17 năm
       - Lấy niên hiệu Nguyên Hưng năm 105 s.CN, ở ngôi 1 năm.
5- Thương Đế, tên Lưu Long, hiệu Diên Bình, lên ngôi 106 s.CN, ở ngôi 1 năm.
6- An Đế, tên Lưu Hựu, hiệu Vĩnh Sơ, lên ngôi năm 107 s.CN, ở ngôi 7 năm.
       - Lấy niên hiệu Nguyên Sơ năm 114 s.CN, ở ngôi 7 năm.
       - Lấy niên hiệu Vĩnh Ninh năm 120 s.CN, ở ngôi 2 năm.
       - Lấy niên hiệu Kiến Quang năm 121 s.CN, ở ngôi 2 năm.
       - Lấy niên hiệu Diên Quang năm 122 s.CN, ở ngôi 4 năm.
7- Thuận Đế, tên Lưu Bảo, hiệu Vĩnh Kiến, lên ngôi năm126 s.CN, ở ngôi 7 năm.
       - Lấy niên hiệu Dương Gia năm 132 s.CN, ở ngôi 4 năm.
       - Lấy niên hiệu Vĩnh Hòa năm 136 s.CN, ở ngôi 6 năm.
       - Lấy niên hiệu Hán An năm 142 s.CN, ở ngôi 3 năm.
       - Lấy niên hiệu Kiến Khang năm 144 s.CN, ở ngôi được 1 năm.
8- Xung Đế, tên Lưu Bỉnh, hiệu Vĩnh Hy, lên ngôi năm 145, ở ngôi 1 năm.
9- Chất Đế, tên Lưu Toán, hiệu Bản Sơ, lên ngôi năm 146, ở ngôi 1 năm.
10- Hoàn Đế, tên Lưu Chí, hiệu Kiến Hòa, lên ngôi năm 147, ở ngôi 3 năm
       - Lấy niên hiệu Hòa Bình năm 150 s.CN, ở ngôi được 1 năm.
       - Lấy niên hiệu Nguyên Gia năm 151 sCN, ở ngôi 3 năm
       - Lấy niên hiệu Vĩnh Hưng năm 153 s.CN, ở ngôi 2 năm.
       - Lấy niên hiệu Vĩnh Thọ năm 155 s.CN, ở ngôi được 4 năm.
       - Lấy niên hiệu Diên Hy năm 158 s.CN, ở ngôi được 10 năm.
       - Lấy niên hiệu Vĩnh Khang năm 167 s.CN, ở ngôi 1 năm.
11- Linh Đế, tên Lưu Hùng, hiệu Kiến Ninh, lên ngôi năm 168, ở ngôi 5 năm.
       - Lấy niên hiệu Hi Bình năm 172 s.CN, ở ngôi được 7 năm.
       - Lấy niên hiệu Quang Hòa năm 178 s.CN, ở ngôi được 7 năm.
       - Lây niên hiệu Trung Bình năm 184 s.CN, ở ngôi được 6 năm.
12- Hiến Đế, tên Lưu Hiệp, hiệu Sơ Bình, lên ngôi năm 190, ở ngôi 4 năm.
       - Lấy niên hiệu Hưng Bình năm 193 s.CN, ở ngôi được 2 năm
       - Lấy niên hiệu Kiến An năm 196 s.CN, ở ngôi được 25 năm.
       - Lấy niên hiệu Diên Khang năm 220 s.CN, ở ngôi được 4 năm.
       Lưu Tú nhân cơ hội quần chúng bạo động chống Vương Mãng đã phục hồi lại vương triều nhà Hán, năm 25 s.CN, Lưu Tú xưng Quang Vũ Đế, đóng đô tại Lạc Dương, Sử gọi là Đông Hán hay Hậu Hán. Năm 217, Lưu Tú đánh bại quân Xích Mi do Phàn Sùng cầm đầu và quân khởi nghĩa Lục Lâm, mất 10 năm mới thống nhất được đất nước. Lợi dụng mâu thuẫn nội bộ của triều Đông Hán trong những năm đầu, cùng với nền thống trị chưa ổn định, các nước xung quanh thừa cơ gây chiến tranh cướp bóc lẫn nhau, có cuộc chiến tranh với Hung Nô là đặc biệt nhất. Năm 46 – 48 s.CN bản thân mâu thuẫn nội bộ Hung Nô chia làm hai phái Nam và Bắc, Bắc Hung Nô chạy về Tây-Bắc, còn Nam Hung Nô đầu hàng nhà Hán. Đời Hán Minh Đế do thế lực đã đủ mạnh, cử tướng Ban Siêu đến Tây vực dẹp Bắc Hung Nô giành thắng lợi. Nhà Đông Hán thúc đẩy quy mô hướng ngoại, mở đường thông thương với phương Tây.
       Trong nội bộ triều đình Đông Hán, bọn ngoại thích và hoạn quan luôn luôn tranh quyền đoạt lợi, luôn phát sinh mâu thuẫn và xung đột. Các Hoàng đế Đông Hán đều chết sớm, các Thái tử lên kế vị còn nhỏ, triều đình thường do Thái hậu và ngoại thích chấp chính, từ đó lũng loạn triều chính. Khi Hoàng đế đến tuổi điều hành, không có người trợ giúp nên bị cô lập, bèn dựa vào bọn hoạn quan để đoạt lại chính quyền trong tay bọn ngoại thích, do vậy mà chính quyền thường bị bọn hoạn quan thao túng, thế lực ngày càng lớn mạnh. Đây là bối cảnh tranh chấp các bè phái thời Đông Hán.
 
THỜI TAM QUỐC
220 – 280
 
NHÀ NGỤY
220 – 262
 
       Gồm các triều Vua:
1-Văn Đế, tên Tào Phi, hiệu Hoàng Sơ, lên ngôi năm 220, ở ngôi được 7 năm
2- Minh Đế, tên Tào Duệ, hiệu Thái Hòa, lên ngôi năm 227, ở ngôi được 7 năm.
       - Đổi niên hiệu là Thanh Long năm 233, ở ngôi được 5 năm.
       - Đổi niên hiệu là Cảnh Sơ năm 237, ở ngôi được 3 năm.
3- Tề Vương, tên Tào Phương, niên hiệu Chính Thủy, lên ngôi 240, ở ngôi 10 năm.
       - Đổi niên hiệu là Gia Bình năm 249, ở ngôi được 10 năm.
4- Cao Quý Hương Công, tên Tào Man, niên hiệu Chính Nguyên, lên ngôi 254, ở ngôi được 3 năm.
       - Đổi niên hiệu là Cam Lộ năm 256, ở ngôi được 5 năm.
5- Nguyên Đế Trần Lưu Vương, tên Tào Hoán, niên hiệu Cảnh Nguyên, lên ngôi năm 260, ở ngôi được 5 năm.
       - Đổi niên hiệu là Hàm Hy năm 264, ở ngôi được 4 năm.
 
NHÀ THỤC HÁN
221 – 263
 
       Gồm các triều Vua:
1- Chiêu Liệt Đế, tên chính Lưu Bị, niện hiệu Chương Vũ, lên ngôi năm 221 s.CN, ở ngôi được 3 năm.
       - Đổi niên hiệu là Kiến Hưng năm 223 s.CN, ở ngôi được 15 năm
2- Hậu Chủ, tên Lưu Thiền, niên hiệu Diên Hy, lên ngôi năm 238, ở ngôi 20 năm.
 
 
NHÀ TÔN NGÔ
222 – 280
 
       Gồm các triều Vua:
1- Đại Đế, tên Tôn Quyền, hiệu Hoàng Vũ, lên ngôi năm 222, ở ngôi 8 năm.
       - Đổi niên hiệu là Hoàng Long năm 229, ở ngôi 3 năm.
       - Đổi niên hiệu là Gia Hòa năm 232, ở ngôi 7 năm.
       - Đổi niên hiệu là Xích Ô năm 238, ở ngôi 14 năm
       - Đổi niên hiệu là Thái Nguyên năm 251, ở ngôi 2 năm.
       - Đổi niên hiệu là Thần Phương năm 252, ở ngôi 1 năm.
2- Cối Kê Vương, tên Tôn Lượng, hiệu Kiến Hưng, lên ngôi năm 252, ở ngôi 2 năm
       - Đổi niên hiệu là Ngũ Phương năm 254, ở ngôi 3 năm.
3- Cảnh Đế, tên Tôn Hưu, niên hiệu Vĩnh An, lên ngôi năm 258, ở ngôi 7 năm.
4- Ô Trình Hầu, tên Tôn Hạo, hiệu Nguyên Hưng, lên ngôi 264, ở ngôi 2 năm.
       - Đổi niên hiệu là Cam Lộ năm 265, ở ngôi 2 năm.
       - Đổi niên hiệu là Bảo Đỉnh năm 266, ở ngôi 4 năm.
       - Đổi niên hiệu là Kiến Hoành năm 269, ở ngôi 3 năm.
       - Đổi niên hiệu là Phượng Hoàng năm 272, ở ngôi 3 năm.
       - Đổi niên hiệu là Thiên Sách năm 275, ở ngôi 2 năm.
       - Đổi niên hiệu là Thiên Trụ năm 276, ở ngôi 1 năm.
       - Đổi niên hiệu là Thiên Kỷ năm 277, ở ngôi 4 năm.
 
       Thời đại Tam quốc nối tiếp cuộc khởi nghĩa Khăn vàng do nông dân bị áp bức vùng lên cuối đời Đông Hán. Bọn ngoại thích do Hà Tiến đứng đầu, câu kết với thế lực quý tộc quan lại triều đình do Viên Thiệu cầm đầu, đã giết hơn hai ngàn hoạn quan, thế lực bọn hoạn quan tan dã. Đổng Trác nhân cơ hội đó, tiến vào Kinh thành lấy cớ phò tá triều đình, nắm quyền lực, phế bỏ vua Hán Hiếu Đế, lập vua mới là Hán Hiến Đế. Viên Thiệu đem quân chạy ra Quan Đông, phát động chiến tranh thảo phạt Đổng Trác. Hán Hiến Đế rơi vào tay Đổng Trác, sau lại bị Tào Tháo kiềm chế ép buộc rời đô về Hứa Xương năm 196, nhà Đông Hán chỉ có danh mà không có thực. Trong vòng mấy năm, Tào Tháo đã tiêu diệt được Lã Bố, Viên Thuật, Trương Tú. Lúc bấy giờ thế lực của Viên Thiệu ở Hà Bắc cũng rất mạnh đã tiêu diệt được thế lực Công Tôn Toản. Năm 205, Tào Tháo đại phá Viên Thiệu, tiêu diệt Mã Đằng, Hàn Toại. Năm 208, Tào Tháo quay về phía Nam tấn công Kinh Châu, Lưu Tôn con Lưu Biểu đầu hàng Tào Tháo. Nhân đà, Tào Tháo tấn công Giang Đông, nhưng đại bại ở Xích Bích, do liên quân của Tôn Quyền và Lưu Bị chặn đánh. Sau trận Xích Bích, Lưu Bị chiếm vùng phía Bắc Kinh Châu, phía Nam có Vũ Lăng, Trường Xa (tỉnh Giang Nam). Năm 214, Lưu Chương đầu hàng Lưu Bị, nên Lưu Bị được cả Ích Châu. Năm 219, Tôn Quyền chiếm toàn bộ Kinh Châu, Tào Tháo quay về Bắc lấy Hán Trung. Thế chân vạc hình thành lâu dài.
       Năm 220, Tào Tháo chết, con là Tào Phi phế bỏ Hán Hiến Đế, tự lên ngôi Hoàng Đế, lấy quốc hiệu là Ngụy, đóng đô ở Lạc Dương. Năm 221, Lưu Bị xưng Đế ở đất Thục, lấy quốc hiệu là Hán, đóng đô ở Thành Đô. Năm 229, Tôn Quyền xưng Đế, lấy quốc hiệu là Ngô, đóng đô ở Kiến Nghiệp (Nam Kinh).
 
THỜI KỲ LƯỠNG TẤN
265 – 420
 
THỜI TÂY TẤN
265 – 317
      
       Gồm các triều Vua:
1- Vũ Đế, tên Tư Mã Viêm, hiệu Thái Sử, lên ngôi năm 265, ở ngôi 10 năm.
-         Đổi niên hiệu là Hàm Ninh năm 275, ở ngôi 6 năm.
-         Đổi niên hiệu là Thái Khang năm 280, ở ngôi 6 năm.
-         Đổi niên hiệu là Thái Hy năm 290, ở ngôi 1 năm.
2- Huệ Đế, tên Tư Mã Táo, hiệu Vĩnh Hy, lên ngôi năm 290, ở ngôi 1 năm.
       - Đổi niên hiệu là Vĩnh Bình năm 291, ở ngôi 1 năm.
       - Đổi niên hiệu là Nguyên Khang năm 291, ở ngôi 9 năm.
       - Đổi niên hiệu là Vĩnh Khang năm 300, ở ngôi 2 năm.
       - Đổi niên hiệu là Vĩnh Ninh năm 301, ở ngôi 2 năm
       - Đổi niên hiệu là Thái An năm 302, ở ngôi 1 năm.
       - Đổi niên hiệu là Vĩnh An năm 303, ở ngôi 2 năm.
       - Đổi niên hiệu là Kiến Vũ năm 304, ở ngôi 1 năm.
       - Đổi niên hiệu là Vĩnh An năm 304, ở ngôi 1 năm.
       - Đổi niên hiệu là Vĩnh Hưng năm 304, ở ngôi 3 năm.
       - Đổi niên hiệu là Quang Hy năm 306, ở ngôi 1 năm.
3- Hoài Đế, tên Tư Mã Xích, quốc hiệu Vĩnh Gia, lên ngôi năm 307, ở ngôi 7 năm.
4- Mẫn Đế, tên Tư Mã Nghiệp, quốc hiệu Kiến Hưng, lên ngôi 313, ở ngôi 5 năm.
 
THỜI ĐÔNG TẤN
317- 420
 
       Gồm các triều Vua:
1- Nguyên Đế, tên Tư Mã Duệ, niên hiệu Kiến Vũ lên ngôi năm 317, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 318 đổi niên hiệu là Đại Hưng, ở ngôi 4 năm.
2- Minh Đế, tên Tư Mã Hiệu, hiệu Vĩnh Xương, lên ngôi năm 322, ở ngôi 1 năm.
       - Năm 322 đổi niên hiệu là Thái Ninh, ở ngôi 4 năm.
3- Thành Đế, tên Tư Mã Diễn, hiệu Hàm Hòa, lên ngôi năm 325, ở ngôi 1 năm.
       - Năm 325 đổi niên hiệu là Hàm Khang, ở ngôi 9 năm.
       - Năm 333 đổi niên hiệu là Kiến Nguyên, ở ngôi 8 năm.
4- Khang Đế, tên Tư Mã Nhạc, hiệu Vĩnh Hòa, lên ngôi năm 343, ở ngôi 2 năm.
5- Mục Đế, Tư Mã Đam, hiệu Thăng Bình, lên ngôi năm 347, ở ngôi 12 năm
       - Năm 358 đổi niên hiệu là Long Hòa, ở ngôi 5 năm.
6- Ai Đế, tên Tư Mã Phi, hiệu Hưng Ninh, lên ngôi năm 362, ở ngôi 2 năm.
       - Năm 363 đổi niên hiệu là Thái Hòa, ở ngôi 3 năm.
7- Hải Tây Công, tên Tư Mã Nghĩa, hiệu Hàm An, lên ngôi 366, ở ngôi 6 năm.
8- Giản Văn Đế, tên Tư Mã Dục, hiệu Ninh Khang, lên ngôi 371, ở ngôi 3 năm.
9- Hiếu Vũ Đế, tên Tư Mã Diệu, hiệu Thái nguyên, lên ngôi 373, ở ngôi 3 năm.
       - Năm 376 đổi niên hiệu là Long An, ở ngôi 21 năm.
10- An Đế, tên Tư Mã Đức Tông, hiệu Nguyên Hưng, lên ngôi 397, ở ngôi 9 năm.
       - Năm 405 đổi niên hiệu là Nghĩa Hy, ở ngôi 14 năm.
11- Cung Đế, tên Tư Mã Đức Văn, hiệu Nguyên Hy, lên ngôi 419, ở ngôi 2 năm.
 
       
THỜI KỲ NAM BẮC TRIỀU
420 – 589
 
THỜI NAM TRIỀU
 
       Tống  (Lưu Tốn) Năm 420 - 479. Gồm các triều Vua:
1-     Vũ Đế, tên Lưu Tục, hiệu Vĩnh Sơ, lên ngôi năm 420, ở ngôi 3 năm.
2-     Thiếu Đế, tên Lưu Nghĩa Phù, hiệu Cảnh Bình, lên ngôi 423, ở ngôi 2 năm.
3-     Văn Đế, Lưu Nghĩa Long, hiệu Nguyên Gia, lên ngôi 424, ở ngôi 30 năm.
4-     Hiếu Vũ Đế, tên Lưu Tuấn, hiệu Hiếu Kiến, lên ngôi 454, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 457 đổi niên hiệu là Đại Minh, ở ngôi 8 năm.
5-     Tiền Phế Đế, tên Lưu Tử Nghiệp, hiệu Vĩnh Quang, lên ngôi 465, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 465 đổi niên hiệu là Cảnh Hòa, ở ngôi 1 năm.
6-     Minh Đế, tên Lưu Dụ, hiệu Thái Thủy, lên ngôi 465, ở ngôi 7 năm
-         Năm 472 đổi niên hiệu là Thái Dự, ở ngôi 1 năm.
7-     Hậu Phế Đế, tên Lưu Dự, hiệu Nguyên Huy, lên ngôi 473, ở ngôi 5 năm.
8-     Thuận Đế, tên Lưu Chuẩn, hiệu Thăng Minh, lên ngôi 477, ở ngôi 3 năm.
 
       Tề   Năm 479 – 502. Gồm các triều Vua:
1-     Cao Đế, tên Tiêu Đạo Thành, hiệu Kiến Nguyên, lên ngôi 479, ở ngôi 4 năm.
2-     Vũ Đế, tên Tiêu Trách Tiêu, hiệu Vĩnh Minh, lên ngôi 483, ở ngôi 11 năm.
3-     Uất Lâm Vương, tên Chiêu Nghiệp, hiệu Long Xương, lên ngôi 494, ở ngôi 1n
4-     Hải Lăng Vương, tên Tiêu Chiêu Văn, hiệu Diên Hưng, lên ngôi 494, ở ngôi 1n
5-     Minh Đế, tên Tiêu Loan, hiệu Kiến Vũ, lên ngôi 494, ở ngôi 4 năm.
6-     Đông Hôn Hầu, tên Tiêu Bảo Quyển, hiệu Vĩnh Nguyên, lên ngôi 499, ở ngôi 3n
7-     Hòa Đế, niên hiệu Trung Hưng, lên ngôi 501, ở ngôi 2 năm.
 
Lương  Năm 502 – 557. Gồm các triều Vua:
1- Vũ Đế, tên Tiêu Diễn, hiệu Thiên Giám, lên ngôi 502, ở ngôi 18 năm.
-         Năm 520 đổi hiệu là Phổ Thông, ở ngôi 8 năm.
-         Năm 527 đổi hiệu là Đại Thông, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 529 đổi hiệu là Trung Đại Thông, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 535 đổi hiệu là Đại Đồng, ở ngôi 12 nưm.
-         Năm 546 đổi hiệu là Trung Đại Đồng, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 547 đổi hiệu là Thái Thanh, ở ngôi 3 năm.
2- Giản Văn Đế, tên Tiêu Cương, hiệu Đại Bảo, lên ngôi 550, ở ngôi 2 năm.
3- Nguyên Đế, tên Tiêu Dịch, hiệu ThừaThánh, lên ngôi 552, ở ngôi 4 năm.
4- Kinh Đế, tên Tiêu Phương Trí, hiệu Thiệu Thái, lên ngôi 555, ở ngôi 2 năm.
       - Năm 556 đổi hiệu là Thái Bình, ở ngôi 2 năm.
     
        Trần Năm 557 – 589. Gồm các triều Vua:
1-     Vũ Đế, tên Trần Bá Tiên, hiệu Vĩnh Định, lên ngôi 557, ở ngôi 3 năm.
2-     Văn Đế, tên Trần Thiên, hiệu Thiên Gia, lên ngôi 560, ở ngôi 7 năm.
3-     Phế Đế, tên Trần Bá Tông, hiệu Thiên Khang, lên ngôi 566, ở ngôi 1 ăm.
-         Năm 567 đổi tên Giám Hải Vương, đổi hiệu là Quang Đại, ở ngôi 2 năm.
4-     Tuyên Đế, tên Trần Tu, hiệu Thái Kiến, lên ngôi 569, ở ngôi 14 năm.
5-     Hậu Chủ, tên Trần Thúc Bảo, hiệu Chí Đức, lên ngôi 583, ở ngôi 4 năm.
-         Năm 587 đổi quốc hiệu là Trinh Minh, ở ngôi 3 năm.
 
THỜI BẮC TRIỀU
386 – 584
 
       Bắc Ngụy  Năm 386 – 534. Gồm các triều Vua:
1-     Đạo Vũ Đế, tên Thất Bạt Quy, hiệu Đăng Quốc, lên ngôi 386, ở ngôi 11 năm.
-         Năm 296 đổi hiệu là Hoàng Thủy, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 398 đổi hiệu là Thiên Hưng, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 404 đổi hiệu là Thiên Tứ, ở ngôi 6 năm.
2-     Minh Nguyên Đế, tên Thái Tự, hiệu Vĩnh Hưng, lên ngôi 409, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 414 đổi hiệu là Thần Thụy, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 416 đổi hiệu là Thái Thường, ở ngôi 8 năm.
3- Thái Vũ Đế, tên Thất Bạc Dư, hiệu Thủy Quang, lên ngôi 424, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 428 đổi hiệu là Trần Gia, ở ngôi 4 năm.
-         Năm 432 đổi hiệu là Điện Hòa, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 435 đổi hiệu là Thái Diên, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 440 đổi hiệu là Thái Bình, ở ngôi 12 năm.
4- Văn Thành Đế, tên Thất Duệ, hiệu Hưng An, lên ngôi 452, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 453 đổi hiệu Hưng Quang, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 455 đổi hiệu là Thái An, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 460 đổi hiệu là Hòa Bình, ở ngôi 6 năm.
5- Hiến Văn Đế, tên Thất Hoằng, hiệu Thiên An, lên ngôi 466, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 467 đổi hiệu là Hoàng Hưng, ở ngôi 5 năm.
6-     Hiếu Văn Đế, tên Nguyên Hùng, hiệu Diên Hưng, lên ngôi 471, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 476 đổi hiệu là Thừa Minh, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 477 đổi hiệu là Thái Hòa, ở ngôi 23 năm.
7-     Tuyên Vũ Đế, tên Nguyên Các, hiệu Cảnh Minh, lên ngôi 500, ở ngôi 4 năm
-         Năm 504 đổi hiệu là Chính Thủy, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 508 đổi hiệu là Vĩnh Bình, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 512 đổi hiệu là Diên Xương, ở ngôi 4 năm.
8-     Hiếu Minh Đế, tên Nguyên Thư, hiệu Hy Bình, lên ngôi 516, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 518 đổi hiệu là Thần Quy, ở ngôi 3 nam.
-         Năm 520 đổi hiệu là Chính Quang, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 525 đổi hiệu là Hiếu Xương, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 528 đổi hiệu là Vũ Thái, ở ngôi 1 năm.
9-     Hiếu Trang Đế, tên Nguyên Tử Du, hiệu Kiến Nghĩa, lên ngôi 528, ở ngôi 1 năm
-         Năm 528 đổi hiệu là Vĩnh An, ở ngôi 3 năm.
10-Trường Quảng Vương, tên Nguyên Diệp, hiệu Kiến Minh, lên ngôi 530.
11- Tiết Mẫn Đế, tên Nguyên Cung, hiệu Phổ Thái, lên ngôi 531.
12- An Định Vương, tên Nguyên Lãng, hiệu Trung Hưng, lên ngôi 531, ở ngôi 2 n
13- Hiếu Vũ Đế, tên Nguyên Tiêu, hiệu Thái Xương, lên ngôi 532, ở ngôi 1 năm.
       - Năm 532 đổi quốc hiệu là Vĩnh Hưng, ở ngôi 1 năm.
       - Năm 433 đổi quốc hiệu là Vĩnh Hy, ở ngôi 3 năm.
      
       Đông Ngụy  534 – 550
1- Hiếu Tỉnh Đế, tên Nguyên Thiên Kiến, hiệu Thiên Bình, lên ngôi 534, ở ngôi 4 n
-         Năm 538 đổi quốc hiệu là Nguyên Tượng, ở ngôi 2 năm
-         Năm 539 đổi quốc hiệu là Hưng Hòa, ở ngồi 4 năm.
-         Năm 543 đổi quốc hiệu là Vũ Định, ở ngôi 8 năm.
 
       Bắc Tề  550 – 577. Gồm các triều Vua:
1-     Văn Tuyên Đế, tên Cao Dương, lên ngôi 550, hiệu Thiên Bảo, ở ngôi 10 năm.
2-     Phế Đế, tên Cao Ân, lên ngôi năm 560, hiệu Càn Minh, ở ngôi 1 năm
3-     Hiếu Chiêu Đế, tên Cao Diễn, lên ngôi 560, hiệu Hoàng Kiến, ở ngôi 2 năm.
4-     Vũ Thành Đế, tên Cao Trạm, lên ngôi 561, hiệu Thái Ninh, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 562 đổi quốc hiệu là Hà Thanh, ở ngôi 4 năm.
5-     Hậu Chủ, tên Cao Vĩ, lên ngôi 565, hiệu Thiên Thống, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 570 đổi quốc hiệu là Vũ Bình, ở ngôi 7 năm.
-         Năm 576 đổi quốc hiệu là Long Hóa, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 577 đổi quốc hiệu là Thừa Quang, ở ngôi 1 năm.
 
       Tây Ngụy  535 – 556. Gồm các triều Vua:
1-     Văn Đế, tên Nguyên Bảo Cự, lên ngôi 535, hiệu đại Thống, ở ngôi 17 năm.
2-     Phế Đế, tên Nguyên Khâm, lên ngôi 552, hiệu Đại Thống, ở ngôi 3 năm.
3-     Cung Đế, tên Nguyên Quánh, lên ngôi 554, hiệu Đại Thống, ở ngôi 3 năm.
 
       Bắc Chu  557 – 581. Gồm các triều Vua:
1-     Hiếu Mẫn, tên Vũ Văn Giác, lên ngôi 557, ở ngôi 1 năm.
2-     Minh Đế, tên Vũ Dụ, lên ngôi 557, hiệu Vũ Thành, ở ngôi 3 năm.
3-     Vũ Đế, tên Vũ Dung, lên ngôi 559, hiệu Bảo Định, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 561 đổi quốc hiệu là Thiên Hòa, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 566 đổi quốc hiệu là Kiến Đức, ở ngôi 7 năm.
-         Năm 572 đổi quốc hiệu là Tuyên Chính, ở ngôi 7 năm.
4-     Tuyên Đế, tên Vũ Xuân, lên ngôi 578, hiệu Đại Thành, ở ngôi 1 năm.
5-     Tính Đế, tên Vũ Xiển, lên ngôi 579, hiệu Đại Tượng, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 579 đổi quốc hiệu là Đại Định, ở ngôi 3 năm.
 
       Tùy  581 – 618. Gồm các triều Vua:
1-     Văn Đế, tên Dương Kiên, lên ngôi 581, hiệu Khai Hoàng, ở ngôi 20 năm.
-         Năm 601 đổi quốc hiệu là Nhân Thọ, ở ngôi 4 năm.
2-     Dạng Đế, tên Dương Quảng, lên ngôi 604, hiệu Đại Nghiệp, ở ngôi 14 năm.
3-     Cung Đế, tên Dương Du, lên ngôi 617, hiệu Nghĩa Ninh, ở ngôi 2 năm.
 
      Đường  618 – 907. Gồm các triều Vua:
1-     Cao Tổ, tên Lý Uyên, lên ngôi 618, hiệu Vũ Đức, ở ngôi 9 năm.
2-     Thái Tông, tên Lý Thế Dân, lên ngôi 627, hiệu Trinh Quán, ở ngôi 23 năm.
3-     Cao Tông, tên Lý Trị, lên ngôi 650, hiệu Vĩnh Huy, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 656 đổi quốc hiệu là Hiển Khánh, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 661đổi quốc hiệu là Long Sóc, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 664 đổi quốc hiệu là Lân Đức, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 666 đổi quốc hiệu là Càn Phong, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 668 đổi quốc hiệu là Tổng Chương, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 670 đổi quốc hiệu là Hàm Hanh, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 674 đổi quốc hiệu là Thượng Nguyên, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 676 đổi quốc hiệu là Nghi Phượng, ở ngôi 4 năm.
-         Năm 679 đổi quốc hiệu là Điều Lộ, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 680 đổi quốc hiệu là Vĩnh Long, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 681 đổi quốc hiệu là Khai Diệu, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 682 đổi quốc hiệu là Vĩnh Đình, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 683 đổi quốc hiệu là Hoằng Đạo, ở ngôi 1 năm.
4-     Trung Tông, tên Lý Hiểu (còn gọi Lý Triết hay Lý Đán), lên ngôi 684, lấy quốc         hiệu là Tự Khánh, ở ngôi 1 năm.
5-     Duệ Tông, tên Vũ Triệu (còn gọi Vũ Tắc), lên ngôi năm 684, lấy quốc hiệu là Văn Minh, ở ngôi 1 năm.
6-     Vũ Hậu, tên Thiên, lên ngôi 684, hiệu Quang Trạch, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 685 lấy quốc hiệu là Thùy Củng, ở ngôi 4 năm.
-         Năm 689 lấy quốc hiệu là Vĩnh Xương, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 690 lấy quốc hiệu là Đãi Sơ, ở ngôi 1 năm.
7-     Vũ Hậu xưng Đế, tên Võ Tắc Thiên, đặt tên nước là Chu, lên ngôi năm 690, lấy quốc hiệu là Thiên Thụ, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 692 đổi niên hiệu là Như Ý, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 692 đổi niên hiệu là Trường Thọ, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 694 đổi niên hiệu là Diên Tải, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 695 đổi niên hiệu là Trưng Thánh, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 695 đổi niên hiệu là Thiên Sách, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 696 đổi niên hiệu là Vạn Tuế Đăng Phong, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 697 đổi niên hiệu là Vạn Tuế Thông Thiên, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 688 đổi niên hiệu là Thần Công, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 698 đổi niên hiệu là Thánh Lịch, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 700 đổi niên hiệu là Cữu Thị, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 701 đổi niên hiệu là Đại Túc, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 701 đổi niên hiệu là Trường An, ở ngôi 4 năm.
8-     Trung Tông, tên Lý Hiển, đổi lại tên nước là Đường, lên ngôi năm 705, lấy niên hiệu là Thần Long, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 708 đổi niên hiệu là Cảnh Long, ở ngôi 2 năm.
9-     Duệ Tông, tên Lý Dán, lên ngôi 710, hiệu Cảnh Vân, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 712 đổi niên hiệu là Thái Cực, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 712 đổi niên hiệu là Diên Hòa, ở ngôi 1 năm.
10- Huyền Tông, tên Lý Long Cơ, lên ngôi 712, hiệu Tiên Thiên, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 713 đổi niên hiệu là Khai Nguyên, ở ngôi 29 năm.
-         Năn 742 đổi niên hiệu là Thiên Bảo, ở ngôi 15 năm.
11- Túc Tông, tên Lý Hanh, lên ngôi 756, hiệu Chí Đức, ở ngôi 3 năm.
       - Năm 758 đổi niên hiệu là Càn Nguyên, ở ngôi 3 năm.
       - Năm 760 đổi niên hiệu là Thượng Nguyên, ở ngôi 3 năm.
12- Đại Tông, tên Lý Dự, lên ngôi 762, hiệu Bảo Ứng, ở ngôi 2 năm.
       - Năm 763 đổi niên hiệu là Quảng Đức, ở ngôi 2 năm.
       - Năm 765 đổi niên hiệu là Vĩnh Thái, ở ngôi 2 năm.
       - Năm 766 đổi niên hiệu là Đại Lịch, ở ngôi 14 năm.
13- Đức Tông, tên Lý Khoát, lên ngôi 780, hiệu Kiến Trung, ở ngôi 4 năm.
       - Năm 784 đổi niên hiệu là Hưng Nguyên, ở ngôi 1 năm.
       - Năm 785 đổi niên hiệu là Trịnh Nguyên, ở ngôi 21 năm.
14- Thuận Tông, tên Lý Tụng, lên ngôi 805, hiệu Vĩnh Trinh, ở ngôi 1 năm
15- Hiến Tông, tên Lý Thuận, lên ngôi 806, hiệu Nguyên Hòa, ở ngôi 15 năm.
16- Mục Tông, tên Lý Hằng, lên ngôi 821, hiệu Trường Khánh, ở ngôi 4 năm.
17- Kính Tông, tên Lý Trạm, lên ngôi 825, hiệu Bảo Lịch, ở ngôi 3 năm.
18- Văn Tông, tên Lý Ngang, lên ngôi 826, hiệu Bảo Lịch, ở ngôi 1 năm.
       - Năm 827 đổi niên hiệu là Thái Hòa, ở ngôi 9 năm.
       - Năm 836 đổi niên hiệu là Khai Thành, ở ngôi 5 năm.
19- Vũ Tông, tên Lý Viêm, lên ngôi 841, hiệu Hội Xương, ở ngôi 6 năm.
20- Tuyên Tông, tên Lý Thẩm, lên ngôi 847, hiệu Đại Trung, ở ngôi 14 năm.
21- Ý Tông, tên Lý Thôi, lên ngôi 859, hiệu Đại Trung.
22- Hi Tông, tên Lý Tuyên, lên ngôi 859, hiệu Thành Thông, ở ngôi 15 năm.
       - Năm 874 đổi niên hiệu là Càn Phù, ở ngôi 6 năm.
       - Năm 880 đổi niên hiệu là Quảng Ninh, ở ngôi 2 năm.
       - Năm 881 đổi niên hiệu là Trung Hòa, ở ngôi 5 năm.
       - Năm 885 đổi niên hiệu là Quang Khởi, ở ngôi 4 năm.
       - Năm 888 đổi nên hiệu là Văn Đức, ở ngôi 1 năm.
23- Chiêu Tông, tên Lý Diệp, lên ngôi 889, hiệu Long Kỷ, ở ngôi 1 năm.
       - Năm 890 đổi niên hiệu là Đại Thuận, ở ngôi 2 năm.
       - Năm 892 đổi niên hiệu là Cảnh Phúc, ở ngôi 2 năm.
       - Năm 894 đổi niên hiệu là Càn Ninh, ở ngôi 5 năm.
       - Năm 898 đổi niên hiệu là Quang Hóa, ở ngôi 4 năm.
       - Năm 901 đổi niên hiệu là Thiên Phúc, ở ngôi 4 năm.
       - Năm 904 đổi niên hiệu là Thiên Hựu, ở ngôi 4 năm.
24- Ai Đế, tên Lý Trù, lên ngôi 904, hiệu Thiên Hựu
 
THỜI NGŨ ĐẠI
907 – 960
       Triều hậu Lương  907 – 923. Gồm các triều Vua:
1-     Thái Tổ, tên Chu Toàn Trung, lên ngôi 907, hiệu Khai Bình, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 911 đổi niên hiệu là Càn Hóa, ở ngôi 5 năm.
2-     Mạt Đế, tên Chu Chân, lên ngôi 913, hiệu Càn Hóa, ở ngôi 3 năm
-         Năm 915 đổi niên hiệu là Trinh Minh, ở ngôi 7 năm.
 
       Triều hậu Đường  923 – 936. Gồm các triều Vua:
1-     Trang Tông, tên Lý Tồn Tu, lên ngôi 923, hiệu Đồng Quang, ở ngôi 4 năm.
2-     Minh Tông, tên Lý Đảm, lên ngôi 926, hiệu Thiên Thành, ở ngôi 5 năm
-         Năm 930 đổi niên hiệu là Trường Hưng, ở ngôi 4 năm.
3-     Mẫn Đế, tên Lý Tùng Hậu, lên ngôi 934, hiệu Ứng Thuận, ở ngôi 1 năm.
4-     Mạt Đế, tên Lý Tùng Kha, lên ngôi 934, hiệu Thanh Thái, ở ngôi 3 năm.
 
       Triều hậu Tấn  936 – 947. Gồm các triều Vua:
1-     Cao Tổ, tên Thạch Kính Đường, lên ngôi 936, hiệu Thiên Phúc, ở ngôi 9 năm.
2-     Xuất, tên Thạch Trọng Quý, lên ngôi 942, hiệu Thiên Phúc, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 944 đổi niên hiệu là Khai Vận, ở ngôi 4 năm.
 
       Triều hậu Hán  947 – 950
1-     Cao Tổ, tên Lưu Cảo, lên ngôi 947, hiệu Thiên Phúc.
-         Năm 948 đổi niên hiệu là Càn Hựu, ở ngôi 3 năm.
2-     Ẩn Đế, tên Lưu Thừa Hựu, lên ngôi 951, niên hiệu Càn Hựu.
 
       Triều hậu Chu  951 – 960. Gồm các triều:
1-     Thái Tổ, tên Quách Chu, lên ngôi 951, hiệu Quảng Thạch, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 954 đổi niên hiệu là Hiển Đức, ở ngôi 7 năm.
2-     Thế Tông, tên Sài Vinh, lên ngôi 954, hiệu Hiển Đức, ở ngôi 6 năm.
3-     Cung Đế, tên Quách Tông Huấn, lên ngôi 959, hiệu Hiển Đức, ở ngôi 1 năm.
 
 
VƯƠNG TRIỀU TỐNG
 
BẮC TỐNG
960 – 1127
 
1-     Thái Tổ, tên Triệu Khuông Dẫn, lên ngôi 960, hiệu Kiên Long, ở ngôi 4 năm.
-         Năm 963 đổi niên hiệu là Càn Đức, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 968 đổi niên hiệu là Khai Bảo, ở ngôi 9 năm.
2-     Thái Tông, tên Triệu Quýnh (hay Khuông Nghĩa, hay Quang Nghĩa), lên ngôi 976, hiệu Thái Bình hưng quốc, ở ngôi 9 năm.
-         Năm 984 đổi niên hiệu là Ung Hy, ở ngôi 4 năm.
-         Năm 988 đổi niên hiệu là Thụy Củng, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 990 đổi niên hiệu là Đình Hóa, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 995 đổi niên hiệu là Chí Đạo, ở ngôi 3 năm.
3-     Chân Tông, tên Triệu Hằng, lên ngôi 998, hiệu Hàm Bình, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 1004 đổi niên hiệu là Cảnh Đức, ở ngôi 4 năm.
-         Năm 1008 đổi niên hiệu là Đại Trung, ở ngôi 9 năm.
-         Năm 1017 đổi niên hiệu là Thiên Hy, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 1022 đổi niên hiệu là Càn Hưng, ở ngôi 1 năm.
4-     Nhân Tông, tên Triệu Trinh, lên ngôi 1023, hiệu Thiên Thánh, ở ngôi 10 năm.
-         Năm 1032 đổi niên hiệu là Minh đạo, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 1034 đổi niên hiệu là Cảnh Hựu, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 1038 đổi niên hiệu là Bảo Nguyên, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 1040 đổi niên hiệu là Khang Định, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 1041 đổi niên hiệu là Khánh Lịch, ở ngôi 8 năm.
-         Năm 1049 đổi niên hiệu là Hoàng Hựu, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 1054 đổi niên hiệu là Chí Hòa, ở ngô 3 năm.
-         Năm 1056 đổi niên hiệu là Gia Hựu, ở ngôi 8 năm.
5-     Anh Tông, tên Triệu Thử, lên ngôi 1064, hiệu Trị Bình, ở ngôi 4 năm.
6-     Thần Tông, tên Triệu Tự, lên ngôi 1068, hiệu Hy Ninh, ở ngôi 10 năm.
7-     Triết Tông, tên Triệu Tu, lên ngôi 1078, hiệu Nguyên Phong, ở ngôi 8 năm.
-         Năm 1086 đổi niên hiệu là Nguyên Hựu, ở ngôi 9 năm.
-         Năm 1094 đổi niên hiệu là Chiêu Thánh, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 1098 đổi niên hiệu là Nguyên Phù, ở ngôi 3 năm.
8- Huy Tông, tên Triệu Cát, lên ngôi 1101, hiệu Kiến Tùng tĩnh quốc, ở ngôi 1 năm.
       - Năm 1102 đổi niên hiệu là Sùng Ninh, ở ngôi 5 năm.
       - Năm 1107 đổi niên hiệu là Đại Quan, ở ngôi 4 năm.
       - Năm 1111 đổi niên hiệu là Chính Hòa, ở ngôi 8 năm.
       - Năm 1118 đổi niên hiệu là Trùng Hòa, ở ngôi 2 năm.
       - Năm 1119 đổi niên hiệu là Tuyên Hòa, ở ngôi 7 năm.
9- Khâm Tông, tên Hoãn, lên ngôi 1126, hiệu Tĩnh Khang, ở ngôi 2 năm.
 
NAM TỐNG
1127 – 1279
 
1-     Cao Tông, tên Triệu Cấu, lên ngôi 1127, hiệu Kiến Viên, ở ngôi 4 năm.
-         Năm 1131 đổi niên hiệu là Thiệu Hưng, ở ngôi 32 năm.
2-     Hiếu Tông, tên Triệu Thần, lên ngôi 1163, hiệu Long Hưng, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 1165 đổi niên hiệu là Càn đạo, ở ngôi 9 năm.
-         Năm 1174 đổi niên hiệu là Đình Hy, ở ngôi 16 năm.
3-     Quang Tông, tên Triệu Tuân, lên ngôi 1190, hiệu Thiệu Hy, ở ngô 5 năm.
4-     Ninh Tông, tên Triệu Khuếch, lên ngôi 1195, hiệu Khánh Nguyên, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 1201 đổi niên hiệu là Gia Thái, ở ngôi 4 năm.
-         Năm 1205 đổi niên hiệu là Khai Hy, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 1208 đổi niên hiệu là Gia Định, ở ngôi 17 năm.
5-     Lý Tông, tên Triệu Vận, lên ngôi 1125, hiệu Bảo Khánh, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 1228 đổi niên hiệu là Thiệu Định, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 1234 đổi niên hiệu là Thụy Bình, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 1237 đổi niên hiệu là Gia Hy, ở ngôi 4 năm.
-         Năm 1241 đổi niên hiệu là Đình Hựu, ở ngôi 12 năm.
-         Năm 1253 đổi niên hiệu là Bảo Hựu, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 1259 đổi niên hiệu là Khai Khánh, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 1260 đổi niên hiệu là Cảnh Định, ở ngôi 5 năm.
6-     Độ Tông, tên Triệu Kỳ, lên ngôi 1265, hiệu Hàm Đình, ở ngôi 10 năm.
7-     Cung Đế, tên Triệu Hiển, lên ngôi 1275, hiệu Đức Hựu, ở ngôi 2 năm.
8-     Thụy Tông, tên Triệu Thức, lên ngôi 1276, hiệu Cảnh Viêm, ở ngôi 3 năm.
9-     Đế Bỉnh, tên Triệu Bỉnh, lên ngôi 1278, hiệu Trường Hưng, ở ngôi 2 năm.
 
VƯƠNG TRIỀU LIÊU
907 – 1125
Dòng họ Da Luật
      
       Dân tộc Liêu xây dựng đất nước vào năm 907, lấy quốc hiệu là Khiết Đan. Năm 938 đổi tên nước là Liêu. Năm 983 lại gọi tên nước là Khiết Đan. Năm 1066 lại xưng tên nước là Liêu. Gồm các triều Vua:
1-     Thái Tổ, tên A Bảo Cơ, lên ngôi 907, hiệu Thần Sách, ở ngôi 10 năm.
-         Năm 916 đổi niên hiệu là Thiên Tán, ở ngôi 7 năm.
-         Năm 922 đổi niên hiệu là Thiên Hiển, ở ngôi 5 năm.
2-     Thái Tông, tên Đức Quang, lên ngôi 926, hiệu Thiên Hiển, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 927 đổi niên hiệu là Hội Đồng, ở ngôi 12 năm.
-         Năm 938 đổi niên hiệu là Đại Đồng, ở ngôi 10 năm.
3-     Thế Tông, tên Da Luật Nguyễn, lên ngôi 947, hiệu Thiên Lộc, ở ngôi 6 năm.
4-     Mục Tông, tên Cảnh, lên ngôi 951, hiệu Ứng Lịch, ở ngôi 19 năm.
5-     Cảnh Tông, tên Hiền, lên ngôi 969, hiệu Bảo Ninh, ở ngôi 11 năm.
-         Năm 979 đổi niên hiệu là Càn Hanh, ở ngôi 5 năm.
6-     Thánh Tông, tên Long Tự, lên ngôi 982, hiệu Càn Hanh, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 983 đổi niên hiệu Thống Hòa, ở ngôi 30 năm.
-         Năm 1012 đổi niên hiệu làKhai Thái, ở ngôi 10 năm.
-         Năm 1021 đổi niên hiệu là Thái Bình, ở ngôi 11 năm.
7-     Hưng Tông, tên Tông Chân, lên ngôi 1031, hiệu Cảnh Phúc, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 1032 đổi niên hiệu là Trùng Hy, ở ngôi 24 năm.
8-     Đạo Tông, tên Hồng Cơ, lên ngôi 1055, hiệu Thanh Ninh, ở ngôi 10 năm.
-         Năm 1065 đổi niên hiệu là Hàm Ung, ở ngôi 10 năm.
-         Năm 1075 đổi niên hiệu là Đại Khang, ở ngôi 10 năm.
-         Năm 1085 đổi niên hiệu là đại An, ở ngôi 10 năm.
-         Năm 1095 đổi niên hiệu là Thọ Xương, ở ngôi 7 năm.
9-     Thiên Tố Đế, tên Diện Hy, lên ngôi 1101, hiệu Càn Thống, ở ngôi 10 năm.
-         Năm 1111 đổi niên hiệu là Thiên Khánh, ở ngôi 10 năm.
-         Năm 1121 đổi niên hiệu là Bảo Đại, ở ngôi 5 năm.
 
VƯƠNG TRIỀU KIM
1115 – 1234
Dòng họ Hoàng Nhan
 
1-     Thái Tổ, tên Mân, lên ngôi 1115, hiệu Thu Quốc, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 1117 đổi niên hiệu là Thiên Phụ, ở ngôi 7 năm.
2-     Thái Tông, tên Thần, lên ngôi 1123, hiệu Thiên Hội, ở ngôi 15 năm.
3-     Hy Tông, tên Đàn, lên ngôi 1135, hiệu Thiên Hội, ở ngôi 4 năm.
-         Năm 1138 đổi niên hiệu là Thiên Chước, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 1141 đổi niên hiệu là Hoàng Thống, ở ngôi 9 năm.
4-     Hải Lăng Vương, tên Lượng, lên ngôi 1149, hiệu Thiên Đức, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 1153 đổi niên hiệu là Tring Nguyên, ở ngôi 4 năm.
-         Năm 1156 đổi niên hiệu là Chính Long, ở ngôi 6 năm.
5-     Thế Tông, tên Ung, lên ngôi 1161, hiệu Đại Định, ở ngôi 29 năm.
6-     Chương Tông, tên Cảnh, lên ngôi 1190, hiệu Minh Xương, ở ngôi 7 năm.
-         Năm 1196 đổi niên hiệu là Thừa An, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 1201 đổi niên hiệu là Thái Hòa, ở ngôi 8 năm.
7-     Vệ Thiệu Vương, tên Vĩnh Tề, lên ngôi 1209, hiệu Đại An, ở ngôi 3 năm.
-         Năm 1212 đổi niên hiệu là Sùng Khánh, ở ngôi 2 năm.
-         Năm 1213 đổi niên hiệu là Chí Ninh.
8-     Tuyên Tông, tên Tuần, lên ngôi 1213, hiệu Trinh Hựu, ở ngôi 5 năm.
-         Năm 1217 đổi niên hiệu là Hưng Thịnh, ở ngôi 6 năm.
-         Năm 1222 đổi niên hiệu là Nguyên Quang, ở ngôi 2 năm.
9-     Ai Tông, tên Thú Tự, lên ngôi 1124, hiệu Chính Đại, ở ngôi 9 năm.
-         Năm 1232 đổi niên hiệu là Khai Hưng, ở ngôi 1 năm.
-         Năm 1232 đổi niên hiệu là Thiên Hưng, ở ngôi 3 năm.
 
VƯƠNG TRIỀU NGUYÊN
1206 – 1368
Dòng họ Bột Nhi Chỉ Cân
 
       Năm 1026 Thiết Mộc Chân đã lập đất nước ở Mông Cổ. Năm 1271 Hốt Tất Liệt định quốc hiệu là Nguyên. Năm 1279 diệt Nam Tống.
1-     Thái Tổ, tên Thiết Mộc Chân Thành Cát Tư Hãn, lên ngôi 1206, làm vua 22 năm
2-     Thi Lôi Giám Quốc, lên ngôi 1228, làm vua 1 năm.
3-     Thái Tông, tên Oa Khoát Đài, lên ngôi 1229, làm vua 13 năm.
4-     Nãi Mã Chân Hậu (xưng đế), lên ngôi 1242, làm vua 5 năm.
5-     Định Tông, tên Quý Do, lên ngôi 1246, làm vua 3 năm.
6-     Hải Mã Tiên Hậu (xưng đê), lên ngôi 1249, làm vua 3 năm.
7-     Hiến Tông, tên Mông Ca, lên ngôi 1251, làm vua 9 năm.
8-     Thế Tổ, tên Hốt Tất Liệt, lên ngôi 1260, hiệu Trung Thống, làm vua 5 năm.
-         Năm 1264 đổi niên hiệu là Chí Nguyên, làm vua 31 năm.
9-     Thành Tông, tên Thiết Mộc Nhĩ, lên ngôi 1295, hiệu Nguyên Trinh, làm vua 3 n
-         Năm 1297 đổi niên hiệu là đại Đức, làm vua 11 năm.
10- Vũ Tông, tên Hải Sơn, lên ngôi 1308, hiệu Chí Đại, làm vua 4 năm.
11-Nhân Tông, tên Ái Dục, lên ngôi 1312, hiệu Hoàng Khánh, làm vua 2 năm.
-         Năm 1314 đổi niên hiệu là Diễn Hựu, làm vua 7 năm.
12- Anh Tông, tên Thuyết Đúc Bát Thích, lên ngôi 1321, hiệu Chí Trị, ở ngôi 3 n
13- Thái Định Đế, tên Dã Tôn Thiết Mộc Nhi, lên ngôi 1324, hiệu Thái Định, 5 n
14- Thiên Thuận Đế, tên A Tốc Cát Bát, lên ngôi 1328, hiệu Thiên Thuận, 1 n
15- Văn Đế, tên Đỗ Thiếp Mục Nhĩ, lên ngôi 1329, hiệu Thiên Lịch, ở ngôi 2 năm.
16- Minh Tông, tên Hòa Thế Lạt, lên ngôi 1332, hiệu Chí Thuận, ở ngôi 4 năm.
17- Ninh Tông, tên Ý Lân, lên ngôi 1333, hiệu Nguyên Thống, ở ngôi 3 năm.
18- Thuận Đế, tên Ái Quan Thiết Mộc Nhĩ, lên ngôi 1335, hiệu Chí Nguyên, 6 n
       - Năm 1341 đổi niên hiệu là Chí Chính, làm vua 28 năm.
 
VƯƠNG TRIỀU MINH
1368- 1644
 
1-     Thái Tổ Chu Nguyên Chương, 1368 – 1399, niên hiệu Hồng Vũ.
2-     Huệ Đế Chu Sùng Văn, 1399 – 1403, niên hiệu Kiến Văn.
3-     Thầnh Tổ Chu Lệ, 1403 – 1425, niên hiệu Vĩnh Lạc.
4-     Nhân Tông Chu Cao Thức, 1425 – 1426, niên hiệu Hồng Hy.
5-     Tuyên Tông Chu Trạm Cơ, 1426 – 1436, niên hiệu Tuyên Đức.
6-     Anh Tông Chu Kỳ Trấn, 1436 – 1450, niên hiệu Chính Thống.
7-     Đại Tông Chu Kỳ Ngọc, 1450 – 1457, niên hiệu Cảnh Thái.
8-     Anh Tông Chu Kỳ Trấn, 1457 – 1465, niên hiệu Thiên Thuận.
9-     Hiến Tông Chu Kiến Khâm, 1465 – 1488, niên hiệu Thành Hóa
10- Hiếu Tông Chu Hựu Đường, 1488 – 1506, niên hiệu Hoằng Trị        
11- Vũ Tông Chu Hậu Chiếu, 1506 – 1522.
12- Thế Tông Chu Hậu Tông, 1522 – 1567, niên hiệu Gia Tĩnh.
13- Mục Tông Chu Đãi Hậu, 1567 – 1573, niên hiệu Long Khánh.
14- Thần Tông Chu Bằng Nghị, 1573 – 1620, niên hiệu Vạn Lịch.
15- Quang Tông Chu Thường Lạc, 1620 – 1621, niên hiệu Thái Xương.
16- Hy Tông Chu Do Hiệu, 1621- 1628, niên hiệu Thích Khởi.
17- Tư Tông Chu Do Kiểm, 1628 – 1644, niên hiệu Sùng Trinh.
 
VƯƠNG TRIỀU MÃN THANH
1616 – 1911
 
1-     Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, 1611 – 1627, niên hiệu Thiên Mệnh, 11 năm.
2-     Thái Tông Hoàng Thái Cực, 1627 – 1644, niên hiệu Thiên Thông, 17 năm.
3-     Thế Tổ Thuận Trị, 1644 – 1662, niên hiệu Thuận Trị, 18 năm.
4-     Thánh Tổ Huyền Diệp, 1662 – 1723, niên hiệu Khang Hy, 61 năm.
5-     Thế Tông Dận Chân, 1723 – 1736, niên hiệu Ung Chính, 13 năm.
6-     Cao Tông Hoằng Lịch, 1736 – 1796, niên hiệu Càn Long, 60 năm.
7-     Nhân Tông Thuần Dung, 1796 – 1821, niên hiệu Gia Kháng, 25 năm.
8-     Tuyên Tông Mãn Minh, 1821 – 1851, niên hiệu Đạo Quang, 30 năm.
9-     Văn Tông Nghị Chủ, 1851 – 1862, niên hiệu Hàm Phong, 11 năm.
10-Mục Tông Tải Đình, 1862 – 1875, niên hiệu Đồng Trị, 13 năm.
11- Đức Tông Tải Điềm, 1875 – 1909, niên hiệu Quang Tự, 34 năm.
12- Phổ Nghi, 1909 – 1911, niên hiệu Tuyên Thống, 2 năm.
 
    
 
 
 
  
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.05.2009 13:56:29 bởi cumusic >
#1
    cumusic 25.05.2009 13:59:14 (permalink)

    Trích đoạn: Hà Uyên

    TÍNH SỐ HOÀNG CỰC
     
           Hoàng cực kinh thế của Thiệu Khang Tiết riêng biệt một thuật chiêm nghiệm, khác với Biên đồ pháp của Lý Lân Châu Thiệu Tổ, tiết mà giữ lại, đợi đính chính.
           Học về Hoàng cực, chỉ lấy số để tìm quẻ mà thôi. Khi quẻ trên động, thời lấy số của hào động nhân 10 rồi nhân với số Nguyên sách, sau đó lấy quẻ nhân lẻ, tức là lấy số của quẻ động nhân với số Nguyên sách. Quẻ dưới động, thời lấy quẻ nhân 10, lấy hào động nhân lẻ, lại thêm số sách quẻ, thêm số của quẻ trên quẻ dưới, thêm số hào động, mà số Tiên thiên thành vậy.
           Số thành thời có vạn, ngàn, trăm, mười, lẻ, thì bỏ số hàng vạn, chỉ lấy số nghìn, trăm, mười, lẻ, rồi phối với số Nguyên-Hội-Vận-Thế (năm-tháng-ngày-giờ) mà làm Tứ tượng, thời Ngũ hành sinh khắc, cát hung đoán vậy.
           Quẻ trên động, thì lấy động nhân 10, nhân ấy là nhân lên vậy. Lấy động ấy là lấy số của hào đang động của quẻ trên, nhân 10 ấy là lấy 10 nhân lên, như hào 4 động thì lấy 4x10=40 nhân lên, hào 5 động thì lấy 5x10=50 nhân lên, hào 6 động thì lấy 6x10=60 nhân lên. Nhân lên là sao vậy ? Là nhân số Sách của bản quái. Lấy quẻ ấy là lấy số quẻ của quẻ, nhân lẻ ấy là lấy số sách nhân lên đó vậy, như thượng quái Càn thì lấy 1 mà nhân lên, Đoài thì lấy số 2 mà nhân lên, Ly thì lấy số 3 nhân lên. Số quẻ dùng là số của quẻ Tiên thiên: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, nhân lên ấy cũng là nhân lên với số Sách của bản quái.
           Quẻ dưới động thời lấy số của quẻ nhân 10, số quẻ cũng như Càn thì lấy 10 nhân lên, Đoài thì lấy 20 nhân lên, Ly thì lấy 30 nhân lên, … nhân lên cũng là nhân với số Sách của bản quái. Lấy động nhân lẻ ấy là như Sơ động thì lấy 1 nhân lên, hào 2 động thì lấy số 2 nhân lên, hào 3 động thì lấy số 3 nhân lên,…
           Hai lần nhân lên rồi, xem được số bao nhiêu, rồi lại thêm số Sách, thêm số quẻ của quẻ trên và quẻ dưới, thêm số hào nào động, tóm tính mà kể đấy. Bỏ số hàng vạn không dùng, chỉ lấy nghìn, trăm, mười, lẻ để sánh với nguyên-hội-vận-thế, mà tượng trong thiên hạ định vậy.
           Lập số quẻ để biết rõ hơn như sau:
           Quẻ thuần Càn  6 hào dương, nguyên sách 216, quẻ tiên thiên số 1, ví như hào 5 động, đây là quẻ trên động, thời lấy động nhân 10, lấy 50 nhân lên nguyên sách 216 được 10800, ấy là lấy động nhân 10 vậy. Lấy quẻ nhân lẻ, ấy thượng quái Càn, Càn số 1 x 216 = 216 nguyên sách làm số được, đó bảo là lấy quẻ nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 10800 + 216 = 11016, sau đó lại thêm Càn sách 216, lại thêm trên dưới quẻ số 2, lại thêm số hào 5, tính gồm cả được 11016 + 216 + 2 + 5 = 11239 số, bỏ số hàng vạn không dùng, nên số được dùng là 1239, lấy sánh với số nguyên-hội-vận-thế vậy. Lại như hào 2 động, đó là quẻ dưới động, thời lấy số của quẻ nhân 10, quẻ dưới cũng là quẻ Càn, Càn số 1, thời lấy 10 nhân lên, nguyên sách được 2160, đó bảo lấy quẻ nhân 10 vậy. Lấy động nhân lẻ ấy thời lấy 2 nhân với nguyên sách của Càn 2 x 216 = 432, đó bảo là lấy động nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 2160 + 432 = 2592, lại thêm Càn sách 2592 + 216 = 2808, lại thêm trên dưới số quẻ 2, số hào 2 là 2808 + 2 + 2 = 2812, là số được vậy, lấy số này so sánh với nguyên-hội-vận-thế để đoán định vậy.
           Quẻ thuần Khôn 6 hào âm, nguyên sách 144, qủe Tiên thiên số 8, ví như hào Thượng động, ấy là quẻ trên động, thời lấy hào Thượng 6 số mà 10 nhân lên nguyên sách của Khôn 6 x 10 x 144 = 8640, đó bảo là lấy động nhân 10 vậy. Lấy quẻ nhân lẻ ấy, quẻ trên Khôn, Khôn số 8, lấy 8 nhân với nguyên sách của Khôn 8 x 144 = 1152, đó là bảo lấy quẻ nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 8640 + 1152 = 9792, lại thêm Khôn sách 9792 + 144 = 9936, lại thêm trên dưới số quẻ 8 + 8 = 16, lại thêm số hào 6 được 9936 + 16 + 6 = 9958 là số Tiên thiên đã thành, dùng số này để phối với nguyên-hội-vận-thế. Lại ví như hào 3 động, đó là quẻ dưới động, thời lấy số 8 của quẻ dưới Khôn mà 10 nhân lên với nguyên sách 80 x 144 = 11520 ấy bảo là lấy quẻ nhân 10 vậy. Lấy động nhân lẻ ấy, thời lấy số hào 3 động nhân 3 x 144 = 432 ấy bảo lấy động nhân lẻ vậy. Hai số công 11520 + 432 = 11952, lại thêm số sách, số quẻ trên dưới, số hào động 11952+144+16+3= 12115, bỏ đi số hàng vạn, thì số được dùng là 2115 là số Tiên thiên đã thành của thuần Khôn hào 3 động vậy.
           Quẻ Tập Khảm có 2 hào dương, 4 hào âm, số nguyên sách là 168 = (24 x4) + (36 x 2), Tiên thiên số quẻ 6. Ví như hào 4 động, ấy là quẻ trên động, lấy 4 x 10 x 168 = 6720. Tiếp đến lấy quẻ nhân lẻ ta có 6 x 168 = 1008, hợp 2 số được 6720 + 1008 = 7728, lại thêm số sách, thêm số quẻ trên và dưới, thêm số hào động là 7728 + 168 + 6 + 6 + 4 = 7912 là số Tiên thiên đã thành của quẻ Tập Khảm hào 4 động vậy. Lại nữa, ví như hào Sơ động, lấy 6 x 10 x 168 = 10080, lấy quẻ nhân lẻ thì ta có 1 x 168 = 168, hợp hai số 10080 + 168 = 10248, lại thêm số sách, thêm số của quẻ trên và dưới, thêm số hào động là 10248 + 168 + 6 + 6 +1 = 10429, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số 0429, số của nghìn thiếu, tức là số của Nguyên thiếu, tương đương với số của Năm thiếu vậy.
           Quẻ Trạch Sơn Hàm, có 3 hào dương, 3 hào âm, có số nguyên sách là (24x3) + (36x3) = 180, quẻ trên Đoài có số là 2, quẻ dưới Sơn có số là 7, ví như hào 6 động, ấy là quẻ trên động, lấy 6 x 10 x 180 = 10800, lấy quẻ nhân lẻ 2 x 180 = 360, hợp hai số 10800 + 360 = 11160, thêm số sách 180, thêm số quẻ trên 2, thêm số quẻ dưới 7, thêm số hào động thì ta được 11160 + 180 + 2 + 7 + 6 = 11355, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số Tiên thiên đã thành của quẻ Hàm động hào 6 là 1355. Lại ví như hào Sơ động, ấy là quẻ dưới động, lấy quẻ nhân lẻ 7 x10 x 180 = 12600, lấy động nhân lẻ 1 x 180 = 180, hợp hai số 1260 + 180 = 12780, thêm số nguyên sách, thêm số quẻ trên dưới, thêm số hào động 17280+180+2+7+1= 12970, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số 2970, số này thiếu số “linh”, tức là thiếu số của “Thế” vậy.
           Lại có 1 thuyết nữa: Thần Quy Sách như sau : không dùng toàn sách của quẻ, chỉ dùng số động hào, lại Dương hào động chỉ lấy 36 toán, Âm hào động chỉ lấy 24 số. Quẻ trên động, lấy hào nhân lên 10, sau đó lấy quẻ nhân lẻ. Quẻ dưới động, lấy quẻ nhân 10, lấy hào động nhân lẻ, lại thêm cả số sách, số quẻ trên quẻ dưới, số hào động, mà đoán định, sự cũng thế, không khác vậy.
           Tìm số Nguyên sách của quẻ: xác định quẻ có bao nhiêu hào Dương, bao nhiêu hào Âm, tổng số hào dương nhân 36, tổng số hào âm nhân 24, hợp hai sô tổng âm dương, thì xác định được số Nguyên sách của quẻ.
           Dương lấy Âm làm “thể”, Âm lấy Dương làm “tính”, động là “tính” vậy, tĩnh là “thể” vậy. Tại Thiên thì dương động mà âm tĩnh, tại Địa thì dương tĩnh mà âm động.
     
    #2
      cumusic 25.05.2009 14:00:36 (permalink)

      Trích đoạn: Hà Uyên

      THIỆU UNG VỚI HOÀNG CỰC KINH THẾ

       
             Thiệu Ung 1011 – 1077, người đất Cung Thành, nước Tống, tự là Nghiêu Phu, Ông là Dịch học gia nổi tiếng thời Bắc Tống, có nhiều thành tựu về Dịch học, về mặt tượng số thì đặc biệt xuất sắc. Cống hiến chủ yếu của Thiệu Ung là sự đề xuất Tiên thiên Dịch học, học thuyết này đã khẳng định được vai trò của Dự trắc học, và có những phát triển quan trọng.

             Thiệu Ung ở đất Lạc Dương 30 năm, tên đất nơi đây là An Lạc Oa, do vậy ông lấy tên hiệu là An Lạc tiên sinh. Năm Nguyên Hựu, ông được ban tên thuỵ là Khang Tiết, nên còn gọi là Thiệu Khang Tiết.

             Sáng tác chủ yếu của ông là : Hoàng Cực Kinh Thế.

             Thiệu Ung đã lập riêng ra một trường phái, chủ yếu là phát triển "tượng" "số" học Kinh Dịch, bao gồm sự phát triển đối với Quái đồ của Kinh dịch và Dự trắc học. Ông sáng tạo ra: “Thái cực bát quái vũ trụ sinh thành đồ thức”, dẫn giải sâu sắc về bản nguyên Vũ trụ Thái cực Kinh Dịch. Đối với hệ thống tượng số, Ông đã suy tính được sự hưng suy trị loạn của Xã hội, của Lịch sử nhân loại, đây là một sự sáng tạo độc lập của Thiệu Ung, đã để lại những ảnh hưởng rất lớn trong dân gian, Ông chế định Niên biểu Lịch sử Vũ trụ, Dự trắc được quy luật sinh - diệt, thịnh – suy của thiên nhiên vũ trụ.

             Tiên thiên Dịch học là môn phái do Thiệu Ung khai sáng, theo phương pháp tư duy của mình, Ông cho rằng Tiên thiên đồ là do Phục Hy vẽ ra, tuy chỉ có Quẻ dịch, nhưng đã gồm đủ mọi lý về Trời Đất vạn vật trong thiên hạ, từ thuyết “tam tài” của Kinh Dịch, Thiệu Ung xây dựng mối quan hệ:

             Thiên Địa - Người – Xã hội

             Thiệu Ung cho rằng, lời của Quẻ dịch, và lời của Hào từ trong Kinh Dịch, đều do Văn vương làm ra, nó thuộc về Hậu thiên Dịch học. Nên, Thiệu Ung đã dốc sức vào Tiên thiên Dịch học, lập ra 14 bức Tiên thiên đồ, trong đó có: “Phục Hy Bát quái thứ tự đồ”, “Phục Hy Bát quái phương vị đồ”, “Phục Hy lục thập tứ quái thứ tự đồ”, “Phục Hy lục thập tứ quái phương vị đồ”, ...Chu Hy đều chép và bảo tồn trong trước tác: “Chu Dịch bản nghĩa”.

             Tiên thiên đồ của Thiệu Ung bắt nguồn từ lý luận Thái cực của Kinh Dịch, thông qua sự khởi nguyên và diễn biến của Bát quái, mà Quái thứ tự đồ đã tượng trưng cho sự khởi nguyên và sinh-thành của Vũ trụ vạn vật. Thiệu Ung dẫn giải trong trước tác HOÀNG CỰC KINH THẾ của mình:

             “Thái cực đã chia, hai nghi lập nên, Dương xuống giao với Âm, Âm lên giao với Dương, bốn tượng sinh ra. Dương giao với Âm, Âm giao với Dương, mà sinh ra bốn tượng của Trời ; Cứng giao với Mềm, Mềm giao với Cứng, mà sinh ra bốn tượng của Đất. Do vậy, Bát quái đã thành. Bát quái đan xen, sau đó sinh ra vạn vật. Do vậy, một phân thành hai, hai phân thành bốn, bốn phân thành tám, tám phân thành mười sáu, ..., Mười phân thành trăm, Trăm phân thành nghìn, ...,” (Hoàng cực kinh thế - Quan vật ngoại thiên – Tiên thiên tượng số đệ nhị).

             Ý nghĩa có giá trị lớn nhất của Hoàng cực kinh thế, là nguyên lý vũ trụ "Vô hạn khả phân”. Trong đó, Tiên thiên phương vị đồ, và Hậu thiên phương vị đồ, đã minh giải được thuyết “quái khí” Kinh Dịch và thúc đẩy được học thuyết này mang tính thực tiễn rất cao.

             “Lục thập tứ quái viên đồ” và “Phục Hy bát quái phương vị đồ” đều lấy Càn - Khôn cư Nam - Bắc, còn Khảm-Ly nằm ở Tây – Đông, mục đích xây dựng hai đồ này để tượng trưng cho quá trình tiêu trưởng chuyển hoá Âm Dương, bốn mùa trong một năm. Đối với “Phục Hy bát quái phương vị đồ”, thì: từ quẻ Chấn đến quẻ Càn, là quá trình dương trưởng âm tiêu, từ quẻ Tốn đến quẻ Khôn là quá trình âm trưởng dương tiêu, tượng trưng cho thời tiết trong một năm, chuyển biến từ mùa Đông sang mùa Hạ, rồi từ mùa Hạ sang mùa Đông. Đối với “Phục Hy lục thập tứ quái phương vị đồ” thì: từ quẻ Địa Lôi Phục đến quẻ Thuần Càn, là giai đoạn dương trưởng âm tiêu ; từ quẻ Thiên Phong Cấu đến quẻ Thuần Khôn, lại là thời kỳ âm trưởng dương tiêu.

      Thông qua phương vị đồ, đã giải thích quy luật “quái khí” âm dương tiêu trưởng. Thiệu Ung đã viết:

             “Dương ở trong Âm, Dương đi ngược. Âm ở trong Dương, Âm đi ngược. Dương ở trong Dương, Âm ở trong Âm, đều là đi thuận (xuôi). điều này thật là chí cái lý, nhìn hình vẽ là ta có thể thấy được.” (Sách đã dẫn).
             “Từ quẻ Địa Lôi Phục đến quẻ Thuần Càn, tất cả đều là 112 hào dương. Từ quẻ Thiên Phong Cấu đến quẻ Khôn, tất cả là 112 hào âm. Từ quẻ Cấu đến Khôn, tất cả là 80 hào dương. Từ quẻ Phục đến quẻ Càn, tất cả là 80 hào âm. Càn 36, Khôn 24, Ly Đoài Tốn 32, Khảm Cấn Chấn 28.”

             HOÀNG CỰC KINH THẾ lấy chu kỳ: Nguyên - Hội - Vận - Thế phối hợp với Năm – Tháng – Ngày - Giờ làm một đơn nguyên (đơn vị)
      - Nguyên căn cứ vào sự vận hành của mặt Trời, xác định vòng quay của mặt Trời là một năm, do vậy lấy mặt Trời để phối với Nguyên.
      - Hội: trong một Năm, thì mặt Trời mặt Trăng giao hội 12 lần, do vậy lấy mặt Trăng để phối với Hội.
      -  Vận: là sự vận hành của Sao trong một Năm là 360 độ, do vậy lấy Sao phối với Vận.
      - Thế: một ngày có 12 canh giờ, cho nên lấy “thần” (chỉ hằng tinh) để phối với Thế.

             Phương pháp tính là: lấy Nguyên là 1, lấy Hội là 12, lấy Vận là 360, lấy Thế là 4320. Phối hợp với thời gian (số năm) thì một Nguyên bằng 12 hội, một Hội bằng 30 vận, một Vận bằng 12 thế, một Thế bằng 30 năm.
             Khi đổi ra Giờ-Ngày-Tháng-Năm thì: một Nguyên là 1 năm, 12 Hội là 12 tháng, 360 vận là 360 ngày, do vậy 1 nguyên = 4320 thế.
             Theo hệ thống học thuyết của Thiệu Ung, thì một đơn vị tính là 129600, (một Nguyên),Ông căn cứ vào Lục thập hoa giáp làm đơn vị cơ sở:

      60 x 60 x 60 60 = 12 960 000

              Khi người xưa phân một canh giờ là 100 khắc, tức là một giờ âm lịch bằng 100 khắc, theo cách phân định thời gian của ngày hôm nay là 120 phút tương đương với 100 khắc, nên Thiệu Ung lấy 12960000 chia 100 = 129600, tương đương với: 4320 x 30 = 129600. Ví dụ, cụ thể như Biểu suy đoán chu kỳ trong Trời Đất của quẻ Thuần Càn: “Càn cung nhất nguyên” như sau:
      - Thuần Càn =  1 x 1 = 1 (Nguyên kinh Nguyên)
      - Trạch Thiên Quải = 12 x 1 = 12 (Nguyên kinh Hội)
      - Hoả Thiên Đại Hữu = 12 x 30 = 360 (Nguyên kinh Vận)
      - Lôi Thiên Đại tráng = 360 x 12 = 4320 (Nguyên kinh Thế)
      - Phong Thiên Tiểu súc = 4320 x 30 = 129600 (Nguyên kinh Năm)
      - Thuỷ Thiên Nhu = 129600 x 12 = 1555200 (Nguyên kinh Tháng)
      - Sơn Thiên đại súc = 1555200 x 30 = 46656000 (Nguyên kinh Ngày)
      - Địa Thiên Thái = 46656000 x 12 = 559872000 ((Nguyên kinh Giờ).
       
             Thiệu Ung với phương pháp “tư duy số” của mình, ông lấy “số” làm cơ sở để khởi Quái trên nguyên lý “Vạn vật giai số”. Bao gồm: quái số, thời số, vật số, âm số, can chi số, niên nguyệt nhật thời số, tự số, sinh thần số, xích số, độ số, nhân số, phương vị cửu cung số, ngũ hành sinh thành số, thập nhị sinh tiêu số. Nền tảng để Thiệu Ung hình thành phương pháp “tư duy số”, là Thiệu Ung coi mặt Trời là một chu kỳ vận động của một Ngày. Có nghĩa là một Hào của quẻ Dịch, luôn luôn tiệm tiến trải qua 12 quá trình (12 quẻ), tương đương với 60 ngày (Lục thập hoa giáp), do vậy một quẻ Dịch có 6 hào thì tương đương với 6 x 60 = 360 ngày. Đây là điều mà, khi các Nhà xuất bản tại Trung quốc không đề cập tới trong quá trình phát hành.

             Hoàng cực kinh thế là sản phẩm của phương pháp “tư duy số” mà Thiệu Ung đã sáng tạo nên, cụ thể để Dự trắc Vũ trụ và Xã hội loài người, lấy chu kỳ tăng giảm của Âm – Dương để giải thích các hiện tượng tự nhiên của Vũ trụ, phù hợp với nguyên lý Âm – Dương của Kinh Dịch. Nhưng Kinh Dịch lại “nhấn mạnh tính năng động chủ quan, coi trọng năng lực con Người”. Do vậy, khi tham khảo Hoàng cực kinh thế, ta cần chú ý tôn trọng sự thật khách quan của Lịch sử, trên tinh thần thực sự cầu thị.
       
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9