Bệnh tiêu chảy
HongYen 11.04.2005 16:56:02 (permalink)
Bệnh tiêu chảy trong mùa nắng nóng
13:38', 8/4/ 2005 (GMT+7)

Mùa nắng nóng, thức ăn dễ bị hư hỏng là môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển gây bệnh đường ruột, thường gặp nhất là tiêu chảy cấp ở trẻ em. Những hiểu biết sau đây khi bé bị tiêu chảy là cần thiết cho các bậc cha mẹ.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy


Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bé bị tiêu chảy:
- Tình trạng dinh dưỡng kém dễ dẫn đến tiêu chảy và vì tiêu chảy nên bé lại càng dễ bị suy dinh dưỡng.
- Nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn, siêu vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như giun sán gây ra.
- Đôi khi, nhiễm khuẩn ngoài đường ruột như nhiễm trùng tai, mũi, họng; nhiễm trùng đường tiết niệu... cũng gây nên tiêu chảy.
- Thức ăn lạ khiến trẻ không tiêu hóa được.
- Một số thuốc trị bệnh có tác dụng phụ gây tiêu chảy như Lincomycin, Tazocin...
Tiêu chảy ở trẻ em có 2 dạng: tiêu chảy cấp tính xảy ra đột ngột và tiêu chảy mãn tính kéo dài nhiều ngày do hấp thu kém hay suy tụy tạng hoặc do chức năng ruột non bị biến đổi...

Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Bù nước cho bé

Tình trạng nguy hiểm cho bé bị tiêu chảy là kiệt nước. Bé càng đi nhiều lần (4 đến 10 lần trong ngày) thì lượng nước sinh lý trong cơ thể mất đi càng nhiều kèm theo những dấu hiệu như sút cân, tiểu ít, miệng khô, mắt lõm, da không còn căng và kém đàn hồi, ngủ không yên, cáu gắt. Vì thế, cần phải bù ngay lượng nước đã mất cho trẻ bằng cách:

- Sử dụng gói Oresol

Oresol chứa muối natri, muối kali và đường glucoz. Có thể hòa tan 1 gói Oresol trong một lít nước đun sôi để nguội và cho trẻ uống liên tục trong ngày. Tùy theo tình trạng mất nước nhiều hay ít mà lượng nước uống vào trung bình như sau: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 250-500ml, từ 6 đến 24 tháng: 500-1.000ml, từ 2-5 tuổi: 750-1.500ml, trên 5 tuổi: từ 1.000-2.000ml.

- Tự chế dung dịch bù nước

Các bà mẹ có thể tự chế dung dịch bù nước bằng cách pha một lít nước đun sôi để nguội với một muỗng cà phê gạt muối ăn và 8 muỗng cà phê gạt đường cát. Nếu trong nhà có sẵn mật ong thì có thể thay đường cát bằng 8 muỗng cà phê mật ong, cũng có thể thêm nước cam hay nước chanh vào dung dịch này. Mật ong chứa lượng đường glucoz nên cơ thể dễ hấp thu hơn đường cát (saccharoz). Sau mỗi lần bé đi tiêu chảy thì cho bé uống một tách dung dịch đã pha.

Tăng cường chất dinh dưỡng

- Khi bé bị tiêu chảy, đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ cần tiếp tục cho bé bú, tuy nhiên, trong chế độ ăn uống của người mẹ nên cẩn thận với những thực phẩm có tính nhuận tràng khiến bé khó dứt tiêu chảy.

- Cho bé ăn những thức ăn giàu đạm, nấu chín và nghiền nhuyễn như thịt, cá, đậu, lòng đỏ trứng, không nên ăn thức ăn có mỡ hay xào nấu với mỡ.
Nên cho bé ăn súp cà rốt hoặc nước cháo hoặc bột Elonac, Caruba cho đến khi bé bình phục.

PS: pha một lít nước đun sôi để nguội với một muỗng cà phê gạt muối ăn và 8 muỗng cà phê gạt đường cát.

Đây là công thức được phổ biên bời Liên Hiệp Quốc (LHQ) và do một Bác sĩ đả dày công nghiên cứu. Có thề dỳng tỳ lệ 1/9 hay 1/10 nghĩa là một muổng cà phê muối là 8; 9; hay 10 muỗng đường. Tại sao lcông thức đơn giàn kia lại phải chờ đến LHQ ban bố. Chúng ta xem bài "Thân Thể Người Ta" sẽ đi vào chi tiết về máu. Tỳ lệ của máu là muối và nước 1/9. Đi tiêu chảy là mất nước trong cơ thể kể cà người lớn hay trẻ em mà trẻ em thì mau chết hơn người lớn. Dùng dung dịch nầy trước khi đi BS tìm nguyên nhân chánh của bệnh đi tiêu chảy.

Chúc vui với tỷ lệ 1/9 -> 1 muối / 9 đường + 1 lít nước đun sôi để nguội.

http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/nam2005/thang4/44315/
#1
    HongYen 15.04.2005 08:06:25 (permalink)
    Thường thấy khi bị tiêu chảy:

    * Có lẫn máu trong phân
    * Thường muốn ói mửa
    * Đau quặn nơi bụng
    * không đi tiểu trong khoảng 8 tiếng đồng hồ
    * Không thích uống nước vì sợ ói hay phải đi tiêu nhiều. Đây là điều cần ghi nhận.
    * Nóng sốt
    * Đi tiêu gần như mỗi giờ
    * Môi khô

    Có điều nên nhớ thuốc chống đi tiêu chày đôi khi làm hại thêm trong khi chửa trị vì chưa xác định nguyên nhân. Trong bất cứ trường hợp nào phải uống dung dịch 1 muối 9 đường trong 1 lít nước nấu chín. Uống liên hồi nên làm nhiều lít nước trong khi chờ đợi đi Bác Sĩ nếu có thể.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.04.2005 08:07:33 bởi HongYen >
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9