Vi Khuẩn và Nấm Độc
HongYen 13.04.2005 04:04:39 (permalink)
Vi Trùng Cực Nhỏ Nanobacteria Trong Mây Gây Bệnh Tật

Ts Andrei Sommer tại Đại Học Ulm bên Đức và Gs Chandra Wickramasighes thuộc Đại Học Ardiff bên Anh, xuất 2 bài nghiên khác nhau trong cùng một lãnh vực: nghiên cư’u vi trùng cực nhỏ (nhỏ hơn vi trùng hàng ngày, nhưng lơ’n hơn siêu vi trùng, gọi là nanobateria).

Vi trùng nhỏ nanobacteria ô nhiễm xung quanh trái đấtt, trong không gian, tập trung tại 4 lục địa trên trái đất.

Vi trùng nanobacteria có thể gây ra một số bệnh như sạn thận, bệnh tim mạch và ngay cả bệnh HIV nữạ

Thử nghiệm cho thấy vi trùng nhỏ xuất phát từ những chất phế thải từ phân người, lan tràn dưới đất và không gian.

Mây trên trời đóng vai trò quan trọng trong việc phân ta’n vi trùng. Vi trùng do mây di chuyển từ vùng này qua vùng kha’c khi bị gio’ thổị Vỏ vi trùng co’ châ’t bạch đản khiê’n vi trùng di’nh lại vơ’i nhau thành từng cụm di chuyển từ vùng này sang vùng kha’c.

Vi trùng co’ thể ngủ ở vùng này nhưng hoạt động mạnh trong vùng kiạ

No’i to’m lại, vi trùng nanobacteria trong mây rơ’t xuô’ng khi mưa và truyền nhiễm bệnh tật cho loài người trên mặt đất.

Journal of Proteome Research, April 2005.

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.; www.KhoaHoc.Net, Sức Khỏe
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.10.2005 08:19:24 bởi HongYen >
#1
    HongYen 13.04.2005 12:11:43 (permalink)
    Nano

    Nano = 1/1.000.000.000 -> 10^(-9),



    Hình trên đây là nano trong hồng huyết cầu

    11 Tháng 4 2005 - Cập nhật 22h11 GMT




    Gửi trang này cho bè bạn Bản để in ra

    Công nghệ siêu vi giúp các nước nghèo?


    Công nghệ siêu vi sẽ giúp các nước đang phát triển?
    Ngành công nghệ siêu vi có thể giúp các nước đang phát triển giải quyết một vài trong số những vấn đề cấp bách nhất của họ, theo như một bản phúc trình đăng trên tạp chí Thư viện Khoa học công cộng, một tạp chí miễn phí trên mạng.
    Theo bản phúc trình này thì ngành công nghệ siêu vi có thể giúp cung cấp nước uống và giúp trong cuộc đấu tranh chống bệnh tật

    .....

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/04/050411_nano.shtml
    #2
      HongYen 17.04.2005 15:58:35 (permalink)
      Chủ nhật, 17/4/2005, 06:55 GMT+7

      VN chế tạo kính hiển vi nhìn thấy ở mức nano


      Chiếc kính hiển vi quét đầu dò.
      Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học vừa công bố kính hiển vi quét đầu dò (SPM) - thiết bị thuộc loại cao cấp nhất được chế tạo tại nước ta, với giá thành rẻ hơn nhiều sản phẩm nhập ngoại. Bước đột phá này đã mở rộng đường cho ngành công nghệ nano - sinh học phân tử của Việt Nam.

      Tháng 3 vừa qua, trong cuộc nghiệm thu cấp nhà nước sản phẩm này, Giáo sư Vũ Đình Cư, Chủ tịch hội đồng nghiệm thu, đánh giá: "Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam tiến hành chế tạo SPM cực kỳ tinh vi, nó chụp được hình một con virus vào cỡ 100 nanomét (1 nanomét = 1 phần tỷ mét) mà không cần dùng tới chân không... Đây là sự việc đáng ghi nhớ trong nền khoa học công nghệ Việt Nam".


      Giáo sư Trần Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học.
      GS Trần Xuân Hoài, Viện trưởng và là chủ nhiệm đề tài, cho biết: SPM là tên chung của một họ kính hiển vi hoạt động theo nguyên lý mới, được các nhà vật lý thế giới phát minh gần đây, dùng để nghiên cứu đặc điểm bề mặt ở cấp độ cực nhỏ (nguyên tử). Kính hoạt động theo nguyên lý quét một mũi dò nguyên tử trên một bề mặt mẫu ở khoảng cách nguyên tử. Hình ảnh sẽ được hiển thị trên máy tính với hệ số phóng đại lớn ở dạng một chiều, hai chiều hoặc ba chiều.

      Kính SPM đã được các hãng lớn trên thế giới cung cấp, thương mại hóa từ khá lâu, nhưng với giá thành rất đắt, có khi đến hàng triệu đôla một chiếc. Mặt khác chúng cũng nhanh chóng lạc hậu nên không phải phòng thí nghiệm nào cũng được trang bị, nhất là với nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nước ta chỉ có một thiết bị SPM duy nhất mua của Mỹ, do vậy các nhà khoa học cũng như học sinh, sinh viên rất khó tiếp cận với nó để phục vụ công tác nghiên cứu.

      ......

      http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/04/3B9DCC84/
      #3
        HongYen 16.10.2005 08:21:42 (permalink)
        Thứ bảy, 15/10/2005, 09:53 GMT+7

        Hệ sinh thái chết người trong... chiếc gối


        Ve bụi sống trong gối.



        Chiếc gối yêu thích của bạn đang là nơi trú ẩn của cả một ổ vi khuẩn độc hại và những loại nấm có tiềm năng gây nguy hiểm đến tính mạng, một nghiên cứu mới cho biết điều đó.

        Trung bình mối chiếc gối chứa hơn 1 triệu bào tử nấm, nghĩa là cứ mỗi gram vật liệu nhỏ bé có chứa vài nghìn bào tử, nhóm nghiên cứu này tìm thấy.

        Các nghiên cứu khác đã cho thấy gối và những vật dụng khác trên giường chứa nhiều ve bụi - loài sinh vật tí hon giống như nhện chuyên kiếm ăn từ những mảnh vụn da người.

        "Có cả một hệ sinh thái tí hon đang vận hành trong cái gối êm ái của bạn", Ashley Woodcock, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Manchester nói. "Những con ve bụi ăn nấm, và nấm lại sử dụng phân của những con ve bụi này làm nguồn cung cấp nitơ và dưỡng chất, cùng với các mảnh da người khác".

        Woodcock và cộng sự đã kiểm tra những cái gối lông và gối nhân tạo có tuổi đời từ 1,5 đến 20 năm. Loại nấm phổ biến được tìm thấy là aspergillus fumigatus, cũng là loài có khả năng gây bệnh lớn nhất. Thực tế, nó là tác nhân truyền nhiễm hàng đầu gây ra cái chết ở những bệnh nhân bạch cầu và cấy ghép thủy sống. Nấm cũng là tác nhân làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. Ngoài ra, gối nhân tạo thì chứa nhiều nấm hơn.

        Đây không phải là công trình đầu tiên chỉ ra vấn đề này. Nghiên cứu năm 2000 của Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Mỹ đã kết luận rằng 22 triệu gia đình Mỹ đang ngủ trên những chiếc giường với nồng độ tác nhân gây dị ứng (ve bụi) vượt quá mức được xem là có thể kích hoạt các triệu chứng hen suyễn.

        "Các phát hiện này có tầm quan trọng đối với những người mắc các bệnh dị ứng ở phổi hoặc có hệ miễn dịch bị tổn thương, đặc biệt là những người được bệnh viện gửi về nhà", Geoffrey Scott, Chủ tịch tổ chức Fungal Research Trust, tài trợ cho nghiên cứu, nhận định.

        Để tránh những ảnh hưởng của chúng, Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Mỹ đề nghị các gia đình:

        - Phủ những tấm ngăn tác nhân dị ứng trên gối và nệm.
        - Giặt vỏ bọc ga gối hằng tuần trong nước nóng.
        - Hút bụi thường xuyên cho thảm và lau sạch định kỳ bằng hơi nước.

        T. An (theo LiveScience)

        http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/10/3B9E31D2/
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9