Bệnh Tim Mạch (II)
Asin 15.04.2005 20:50:44 (permalink)
TĂNG HUYẾT ÁP


Tăng huyết áp, là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Nó còn là "tên giết người" thầm lặng, nghĩa là không gây triệu chứng gì ồn ào, nhưng lại dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng tai hại, nhiều khi là những biến chứng giết người.

Trong nửa thế kỷ qua, bệnh tăng huyết áp đã được nghiên cứu khá kỹ, người ta cải tiến rất nhiều những quan niệm cũ kỹ trước đây về định nghĩa, chẩn đoán, xếp loại, biến chứng, và nhất là có một tiến bộ về điều trị, chăm sóc người tăng huyết áp.

Huyết áp là gì? Thế nào là tăng huyết áp?

Huyết áp là áp lực của máu trong lòng mạch máu, ở đây là trong lòng các động mạch (nói nôm na là các mạch máu đỏ) chứ không tính đến áp lực trong lòng các tĩnh mạch (là các mạch máu đen).

Các động mạch đưa máu đỏ chứa nhiều oxy đi phân phối cho các cơ quan, bắp thịt, phủ tạng...vv.. áp lực trong lòng các động mạch rất lớn, nên khi chọc kim vào, máu vọt ra rất mạnh.

Sau khi đã cung cấp oxy cho các cơ quan, máu trở nên nghèo oxy và chuyển sang máu đen, đúng hơn là mầu đỏ thẫm.

Máu đen theo các tĩnh mạch trở về tim để rồi sẽ qua phổi nhận oxy mới. Áp lực máu trong các tĩnh mạch rất thấp, chỉ khoảng 5 -10 mmHg nên khi chọc kim vào tĩnh mạch khuỷu tay để tiêm "ven", máu chỉ chảy ra thong thả chứ không phụt mạnh như khi chọc kim vào động mạch, bất kỳ động mạch nào.

Một điểm khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch có thể giúp ta phân biệt được vết thương vào mạch máu nào? Máu động mạch thì phụt ra thành tia, theo nhịp tim. Khi tim bóp vào gọi là tâm thu, thì máu phụt ra rất mạnh, vì áp lực máu lúc đó rất lớn. Ở người thường lên tới 100-120 mmHg; còn khi tim giãn nghỉ gọi là tâm trương, huyết áp thấp rõ rệt, chỉ còn 60-80 mmHg. Máu trong tĩnh mạch trái lại, chảy đều vì áp lực trong tĩnh mạch lúc nào cũng giữ khoảng 5-10 mmHg. Khi đo huyết áp động mạch bằng huyết áp kế, người ta thấy rõ hai áp lực tâm thu và tâm trương này. Vì vậy kết quả đo huyết áp động mạch bao giờ cũng gồm hai con số: con số lớn (trước đây gọi là huyết áp tối đa) là huyết áp tâm thu, rồi đến con số nhỏ (trước đây gọi là huyết áp tâm trương). Cả hai con số đều có giá trị để đánh giá bệnh nặng, nhẹ; cho nên phải ghi và nhớ cả hai.

Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là tăng? Ðối với huyết áp tâm thu (con số lớn) thì từ 90 đến 139 mmHg là bình thường, từ 140 trở lên là cao. Từ 140 đến 159 là tăng huyết áp độ 1 (nhẹ); từ 160 đến 179 là độ 2 (trung bình), từ 180 trở lên là độ 3 (nặng).

Ðối với huyết áp tâm trương, Tổ chức Y tế thế giới quy định: dưới 90 mmHg là bình thường, từ 90 trở lên là tăng huyết áp.Từ 90 đến 99 là tăng huyết áp độ 1 (nhẹ); từ 100 đến 109 là độ 2 (trung bình); từ 110 trở lên là độ 3 (nặng).
Trong nhóm bình thường (<140/90), TCYTTG còn nói rõ hơn: dưới 130/85 là bình thường "thật", và dưới 120/80 là tối ưu (tốt nhất).

Nếu hai con số tâm thu và tâm trương ở hai độ khác nhau, thì lấy độ cao hơn để đánh giá. Thí dụ: huyết áp 150/90 nên coi là tăng huyết áp nhẹ: 170/95 là tăng huyết áp trung bình; 200/100 là tăng huyết áp nặng. Chú ý: Những con số huyết áp trên đây áp dụng cho tất cả người lớn từ 18 tuổi trở lên, nam cũng như nữ, già cũng như trẻ. Còn đối với trẻ em, phải dùng những bảng riêng cho từng lứa tuổi
Không nên quan niệm sai lầm rằng huyết áp ở người già cao hơn mới là bình thường. Con số bình thường ở người 70 tuổi cũng vẫn như của người 20 tuổi. Con số 110/70 ở ngư­ời 80 tuổi không phải là hạ huyết áp!

Một trường hợp đặc biệt nữa là huyết áp tâm trương vẫn bình thường, nghĩa là dưới 90 mmHg, trong khi huyết áp tâm thu lại cao, trên 140. Khi đó người ta dùng cụm từ tăng huyết áp tâm thu đơn thuần. Kiểu tăng huyết áp này hay gặp ở người già, cũng hay có biến chứng như tăng huyết áp cả hai con số.

Ðo huyết áp như thế nào là đúng?

Nhiều người tưởng tăng huyết áp thì phải đau đầu. Sự thật không phải như vậy. Ða số bệnh nhân tăng huyết áp không thấy triệu chứng gì báo hiệu, chỉ khi được đo bằng huyết áp kế mới thấy được huyết áp cao hay thấp. Thậm chí có người khi nào huyết áp xuống thấp lại đau đầu dữ dội?

Từ 40 tuổi trở lên, nên đo huyết áp luôn, độ 2-3 tháng 1 lần. Nếu thấy huyết áp cao, dù chỉ một chút thôi cũng cần đo nhiều lần hơn, thí dụ mỗi tháng 1-2 lần. Mỗi lần đo phải ghi kết quả vào y bạ, ghi cả ngày giờ đo, cả tên người đo nếu tiện.

Trường hợp đã có bệnh tăng huyết áp thật sự, càng nên 'đo huyết áp’ nhiều lần hơn, có khi hàng tuần, hàng ngày.

Nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu đo 2 - 3 lần trong ngày hoặc nhiều hơn nữa. Các lần đo chỉ nên dùng một loại máy huyết áp kế và tốt nhất chỉ do một người đo.

Vì phải đo nhiều lần như vậy nên mỗi gia đình cần có một máy đo huyết áp. Máy thủy ngân đảm bảo chính xác hơn máy đồng hồ. Giá một máy huyết áp kế, cả ống nghe chỉ tương đương giá tiền mua dăm bao thuốc lá ngoại. Gần đây trên thị trường có bán máy đo huyết áp điện tử "hiện số" chạy bằng pin, máy này có ưu điểm là dễ dùng và không cần ống nghe nên tuy độ chính xác không cao và tương đối đắt tiền, vẫn được dùng rộng rãi.

Những máy buộc vào cánh tay chính xác hơn buộc vào cổ tay hay ngón tay. Về cách đo huyết áp cần được bác sĩ hướng dẫn cho 1-2 người trong gia đình lần đầu, sau đó các bạn có thể tự đo được. Ðể có số đo chính xác cần chú ý những chỉ dẫn sau:

1. Tr­ước khi đo nửa giờ phải nghỉ làm việc nặng, ăn, hút thuốc lá hoặc ra ngoài trời lạnh.

2. Ngồi nghỉ 10 phút trong buồng ấm, nới lỏng tay áo, cánh tay để xuôi theo thân người, không giơ ngang.

3. Cứ nên để ngồi như vậy, bơm hơi cho đến lúc còn sờ thấy mạch ở cổ tay nữa thông thường nên bơm đến 200 rồi cho khí thoát ra từ từ.

4. Bắt đầu nghe thấy tiếng đập, dù nhỏ, là lúc áp kế chỉ huyết áp tâm thu (không gọi là huyết áp tối đa).

5. Tiếp tục tháo hơi đến khi nghe tiếng đập mất hẳn, là lúc huyết áp tâm trương (không gọi là huyết áp tối thiểu). Không nên lấy tiếng đập thay đổi âm sắc như đã học xa kia.

6. Nếu cần đo lại lần thứ hai thì phải tháo hết hơi ra, sau đó tiếp tục các động tác như lần đo trước.

Tại sao huyết áp ng­ười ta lại cao?

Trong số những người tăng huyết áp chỉ có một số rất nhỏ, vài phần trăm người bệnh là do có một bệnh rõ rệt, thí dụ một bệnh ở thận, ở thượng thận hoặc do uống thuốc như thuốc tránh thai hay corticoid (prednison, prednisolon). Số đông còn lại 95=97% không có nguyên nhân rõ ràng nên gọi là tăng huyết áp "vô căn".

Có một số nguyên nhân rất dễ đưa đến tăng huyết áp vô căn, đó là: ăn quá nhiều muối natri, béo phì, thiếu vận động thể lực, nghiện thuốc lá, căng thẳng tinh thần, cả di truyền và tuổi cao nữa. Người ta gọi là những nhân tố nguy cơ hoặc yếu tố nguy cơ.

Trước kia, nhiều bác sĩ cho rằng tăng huyết áp là do vữa xơ động mạch!

Quan niệm đó ngày nay đã được chứng minh là sai rồi, cần bỏ hẳn. Ngược lại, chính tăng huyết áp mới là nguyên nhân thúc đẩy các động mạch bị vữa xơ nhanh hơn.

Tuy nhiên cũng cần phải công nhận rằng có những người gìn giữ rất cẩn thận, không thuốc lá, không ăn mặn, kiêng rượu và mỡ, ăn nhiều rau quả v.v mà huyết áp vẫn cao - Tại sao vậy? Vì bây giờ người ta đã tìm ra những gen gây tăng huyết áp, mới tìm ra được 6 gen như vậy. Chắc chắn trong tương lai không xa sẽ tìm thêm được nhiều gen tăng huyết áp mới. Người nào sinh ra đã có 6 gen rồi, thì giữ gìn đến mấy cũng bị tăng huyết áp; với 4-5 gen, xác suất mắc bệnh ít hơn. Còn nếu chỉ có 1-2 gen hoặc không có gen nào, thì dù có hơi ! "bừa bãi" một chút, cũng ít khi bị tăng huyết áp.

Như­ng hiện nay khoa học chưa có khả năng cho biết mình có mấy gen tăng huyết áp. Nên tốt hơn hết là cứ phải sống khoa học hợp lý như lời khuyên của bác sĩ

Tăng huyết áp dao động có nguy hiểm không?

Huyết áp của ng­ười khỏe mạnh cũng như của người tăng huyết áp bao giờ cũng biến đổi ít nhiều trong 24 giờ. Ða số có huyết áp thấp nhất vào khoảng 2-3 giờ sáng, sau đó tăng dần lên và giữ ở mức cao hơn vào ban ngày. Bình thường sau khi ngủ dậy buổi sáng 6 giờ huyết áp lên cao cho đến 19-20 giờ mới xuống dần, thấp nhất là 24 giờ đến 5 giờ sáng. Một số ngư­ời dùng chữ ‘"tăng huyết áp dao động" khi các con số đo được có lúc cao hơn 140/90 có lúc thấp hơn mặc dù chưa dùng thuốc tăng huyết áp. Dao động như vậy là một dạng nhẹ của tăng huyết áp có thể nói là rất nhẹ và thường được coi như tăng huyết áp giới hạn (không đáng kể). Tuy chưa cần dùng thuốc, nhưng cũng cần theo những lời khuyên, để ngăn huyết áp khỏi cao thường xuyên. Hiện nay người ta khuyên không nên dùng từ tăng huyết áp dao động vì dễ hiểu lầm.

Thế nào là huyết áp kẹt. Huyết áp kẹt có đáng sợ không?

Người ta dùng chữ huyết áp kẹt khi hai con số tâm thu và tâm trương quá gần nhau. Bình thường huyết áp tâm trương bằng nửa huyết áp tâm thu cộng thêm 10-20 mmHg. Thí dụ: huyết áp tâm thu bằng 110 thì huyết áp tâm trương vào khoảng 65-75. Nếu huyết áp tâm trương là 80-90 thì có thể coi là huyết áp kẹt.

Trước đây, người ta cho rằng huyết áp kẹt là do tim bị yếu nặng, tiên lượng không tốt. Nh­ưng sau này không có nghiên cứu nào cho thấy tăng huyết áp kẹt lại nặng hơn. Vì vậy 4-5 chục năm gần đây, các nhà chuyên khoa không nói gì đến tăng huyết áp kẹt nữa, mà chỉ dùng cụm từ tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương, tăng huyết áp toàn bộ (thu - trương) mà thôi.

Thậm chí nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng huyết áp kẹt có nghĩa là động mạch có độ đàn hồi tốt, và do vậy thực tế thấy ít bị nhồi máu cơ tim hơn người có 2 con số huyết áp cách xa nhau.

Về điều trị, cũng dùng thuốc như trong tăng huyết áp thông thường (xem dưới), không có thuốc gì đặc trị cho tăng huyết áp "kẹt' cả.

Tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng gì?

Chính những biến chứng mới là nỗi nguy hiểm của tăng huyết áp. Có 4 cơ quan trong cơ thể người hay bị biến chứng của tăng huyết áp. Ðó là:

Não: Tắc mạch não, chảy máu não là những biến chứng nặng nhất và hay gặp nhất. Người bị liệt nửa người và có thể chết. Nhẹ hơn, là những rối loạn chức năng não như: Nhức đầu dữ dội, mờ mắt, chóng quên v.v...

Chỉ cần hạ được 5 mmHg ở ngư­ời tăng huyết áp là số tai biến mạch máu não giảm đ­ược 35-40%.

Tim: Tim bị to ra, cơ dày lên, nặng hơn nữa là đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim.

Thận: Phù và suy thận gây thiếu máu, mệt mỏi.

Ðộng mạch: Hẹp hoặc tắc động mạch ở chi, ở cổ. v.v.. Tắc động mạch ở đáy mắt, có thể mù đột ngột.

Tại sao có ngư­ời gầy (ốm) xanh xao mà huyết áp vẫn cao, trong khi có người béo (mập) da đỏ hồng hào, mà huyết áp lại thấp?

Huyết áp cao hay thấp không hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe chung. Tuy nhiên trong thực tế, người béo, nhất là béo quá khổ, dễ bị tăng huyết áp hơn người có cân nặng trung bình. Muốn biết huyết áp tăng hay bình thường, chỉ có một cách là đo bằng máy, chứ không dựa vào gầy hay béo, xanh xao hay hồng hào.

Tăng huyết áp ở người già, trên 60 tuổi có đặc điểm gì.

Ðặc điểm tăng huyết áp ở người già là:

- Tăng huyết áp hay gặp ở người cao tuổi hơn ở ng­ười trẻ tuổi. Thí dụ: Việt Nam từ 20 đến 29 tuổi chỉ có 1,6% bị tăng huyết áp. Càng nhiều tuổi tỷ lệ đó càng tăng; đến 50-54 tuổi đã là 9,72%; 55-69 tuổi là 12,1%, 60-64 tuổi là 15,5%; 65-69 tuổi là 19,5%; và trên 70 tuổi là 29,3%.

- Chữa tăng huyết áp ở người già đem lại nhiều lợi ích hơn ở người trẻ: tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong đều hạ xuống rõ rệt. Không nên quan niệm rằng đã già rồi không cần chữa. Ở người già, phải dùng thuốc liều thấp để hạ huyết áp từ từ. Hạ nhanh quá dễ phát sinh thêm các biến chứng khác.

Là vì ở người già hay có các tác dụng phụ do thuốc, không nên hạ huyết áp bằng dùng nhiều thuốc quá. Huyết áp được hạ xuống tới 140/90 là tốt rồi; đôi khi phải tạm chấp nhận với con số huyết áp cao hơn thế, chẳng hạn: 160/95!

Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai, có gì khác với tăng huyết áp ở ngư­ời khác

Ở người có thai, đo huyết áp thấy con số tâm trương từ 85 trở lên đã phải lưu ý, và từ 140/90 trở lên là bệnh rõ. Hoặc so với lúc chưa có thai, con số tâm trương tăng lên 15mmHg hoặc con số tâm thu tăng thêm 25mmHg hoặc con số tâm thu tăng thêm 25mmHg cũng là bệnh lý rồi. Thí dụ trước kia vẫn là 110/50 mà khi có thai đo được 135/75 là có tăng huyết áp. Bệnh nhân phải nằm nghỉ, được bác sĩ theo dõi sát, chú ý không dùng thuốc lợi tiểu có hai cho cả mẹ lẫn con. Có thể dùng methyldopa, không được dùng thuốc ức chế men chuyển.

Ðể dự phòng tăng huyết áp khi có thai, điều cơ bản là không nên có thai lúc còn quá trẻ, dưới 18 tuổi. Ngoài ra nếu có tăng huyết áp từ trước, thì phải điều trị đúng và theo dõi huyết áp luôn.

Người trẻ tuổi có hay tăng huyết áp không? Nếu tăng phải làm gì?

Ngư­ời trẻ tuổi ít bị tăng huyết áp hơn người già rất nhiều. Nhưng tăng huyết áp ở ng­ười trẻ có hai đặc điểm:

- Hay gặp tăng huyết áp "thứ phát", nghĩa là huyết áp cao do một bệnh nào đó ở thận, thượng thận, hoặc do uống thuốc, như thuốc tránh thai hoặc cam thảo. Vì vậy người bị tăng huyết áp càng trẻ càng phải thăm khám kỹ lưỡng và cầu kỳ hơn để tìm nguyên nhân.

Nói chung phải đến các bệnh viện lớn mới có điều kiện tìm nguyên nhân tăng huyết áp ở người dưới 40.

- Diễn biến nhanh hơn, nặng hơn, nhiều biến chứng hơn, và việc điều trị cũng phải tích cực hơn theo dõi sát sao hơn.
#1
    Asin 15.04.2005 20:52:36 (permalink)
    HẠ HUYẾT ÁP


    Từ lâu huyết áp cao được đưa ra bàn bạc nghiên cứu trong nhiều sách, báo, hội nghị trên toàn thế giới. Còn huyết áp thấp chỉ được nhắc đến qua loa trong một số tài liệu mà lại rải rác trong nhiều chương khác nhau Ðiều đó không phải là không có lý. Vì tăng huyết áp là một bệnh rất phổ biến nhất là trong các bệnh tim mạch.

    Biến chứng của tăng huyết áp rất nặng nề, thí dụ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Hơn nữa thuốc chữa tăng huyết áp rất nhiều và có hiệu quả rõ rệt, cách phòng tăng huyết áp đem lại nhiều ích lợi.

    Trái lại, hạ huyết áp không gây biến chứng gì đáng kể, cách chữa, cách phòng đều không được kết quả lắm.

    Tuy nhiên, hạ huyết áp cũng xảy ra với nhiều ng­ười và cũng gây nhiều khó chịu cho người bệnh, nên không thể không bàn đến được.

    Nhưng huyết áp bao nhiêu gọi là thấp?

    Nên phân biệt hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là một ngư­ời huyết áp tâm thu (trước đây gọi là huyết áp tối đa) lúc bình thường vẫn trên 100 mmHg trở lên, nhưng một lúc nào đó huyết áp tâm thu đột ngột xuống quá 40 mmHg, thì gọi là tụt huyết áp. Thí dụ từ 120 xuống còn 80, hoặc 140 xuống còn 100.

    Những nguyên nhân gì có thể làm huyết áp tụt như­ vậy?

    Thường thường cơ thể mất nước nhiều đột ngột như: tiêu chảy, nôn mửa. . . hoặc mất máu lớn do tai nạn, vết thương gây chảy máu; có khi do chảy máu trong khó nhận thấy như chảy máu dạ dày, chửa ngoài dạ con bị vỡ. Cũng có khi, hiểm hơn, huyết áp tụt do bệnh nặng như suy tim, nhồi máu cơ tim, ung thư, nhiễm trùng nặng... Những trường hợp tụt huyết áp như­ vậy, phải nhanh chóng tìm bác sĩ giỏi khám bệnh ngay mới tìm ra nguyên nhân để giải quyết kịp thời. Ðể chậm, tụt huyết áp kiểu này rất nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

    Trường hợp thứ hai lại khác hẳn, huyết áp bệnh nhân nào đó cũng thấp, huyết áp tâm thu 90 mmHg, mặc dù ng­ười đó vẫn đi lại, ăn uống, sinh hoạt bình thường. Những người này chỉ hay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, nhức đầu, ù tai hoa mắt... một lúc lại đâu vào đấy. Ðôi khi thấy trống ngực, vã mồ hôi, tái mặt hoặc đang nằm mà đứng dậy đột ngột thì hoa mắt, nặng có thể ngã hoặc ngất đi vài giây.

    Kiểu hạ huyết áp này thường gặp trong cùng một gia đình, và hay thấy ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

    Trước những trường hợp hạ huyết áp như vậy phải làm gì?

    Tất nhiên là phải đi khám bệnh, nhưng các bác sĩ thường chỉ thấy rất ít dấu hiệu bệnh lý; các xét nghiệm cho kết quả bình thường: chụp chiếu, điện tim, siêu âm cũng không phát hiện gì thêm...

    Có thể nói rằng dấu hiệu duy nhất ở những trường hợp này là huyết áp thấp? Những huyết áp thấp "vô căn" đó, tuy ít nguy hiểm và biến chứng, nhưng nó cũng gây nhiều phiền phức khó chịu, làm phải giảm '"chất lượng sống" của người bệnh.

    Ðể chữa những trường hợp này, cải tiến cách sống là chính, thuốc men chỉ giúp thêm. Ðây là những lời khuyên chính:

    1. Ăn mặn hơn người thường. Dân ta ăn trung bình 10-12g muối mỗi ngày, phòng và chữa bệnh tăng huyết áp chỉ nên ăn nửa số lượng trên, tức 5g mỗi ngày, nhưng người huyết áp thấp nên ăn 10-15g, ăn mặn được bao nhiêu thì hy vọng nâng được huyết áp lên bấy nhiêu. Tất nhiên mặn quá "không nuốt được", nhưng không có hại cho người huyết áp thấp.

    2. Thể dục thể thao đều đặn. Mỗi ngày, người bệnh nên tập thể dục ít nhất 10-15 phút. Nên bắt đầu tập những môn nhẹ như đi bộ, sau tiến tới cầu lông, bóng bàn, rồi đến những môn nặng hơn như chạy, bơi, tenis, điền kinh, cử tạ... Chỉ những môn hay gây chóng mặt mới nên tránh như nhào lộn, nhảy đu, leo cao...

    3. Tăng cường ăn uống cho đủ cân. Gầy quá huyết áp sẽ thấp. Chú ý ăn chất protid (đạm) như thịt, cá, trứng, đậu tương, tăng ăn rau và quả để thêm vitamin, chất xơ và chất khoáng. Nên ăn nhiều bữa nhỏ cho dễ tiêu.

    4. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, và nhất là bình tĩnh. Những xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể làm huyết áp hạ thêm.

    5. Cuối cùng, có thể dùng thêm một số thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc. Ða số thuốc này chỉ nâng huyết áp được vài tiếng đồng hồ, sau đó huyết áp lại xuống như cũ. Tuy vậy, chúng cũng có ích nhất thời, khi huyết áp xuống quá khó chịu. Thí dụ: heptamyl, coramin, long não... Ðôi khi cần dùng những thuốc mạnh hơn như fludrocortison dùng khó, phải có bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
    #2
      Asin 15.04.2005 20:54:16 (permalink)
      ĐAU THẮT NGỰC


      Ðau thắt ngực là một từ mà bệnh nhân và thầy thuốc hiểu khác nhau, và dùng khác nhau. Người bệnh khi nào thấy đau ở ngực, nhất là ở ngực trái, vùng trước tim, và có cảm giác 'thắt" ở đó, thì cứ tự động chẩn đoán là "đau thắt ngực". Nhưng các bác sĩ lại chỉ dùng từ 'đau thắt ngực" khi khám bệnh nhân thấy có chứng cứ của bệnh động mạch vành (xem đoạn nói về chẩn đoán ở dưới). Nếu chỉ có lời kể "đau thắt ngực" của bệnh nhân mà không có những chứng cứ trên, thì bác sĩ chỉ dùng chữ "đau ngực" chung chung, hoặc quá lắm là "nghi đau thắt ngực”.

      Vậy đau thắt ngực là gì?

      Các thầy thuốc theo định nghĩa của các bài giảng bệnh học ở trường, các sách báo y học trong và ngoài nước, theo các từ điển chuyên môn, và cả theo các bài giới thiệu thuốc; họ coi đau thắt ngực là nêu chứng của thiếu máu cục bộ cơ tim, do một trong các động mạch vành bị hẹp, tiếp tế không đủ máu cho cơ tim, cho nên còn gọi là suy vành. Thiếu máu đây là máu để nuôi dưỡng trực tiếp cơ tim, chứ máu từ các tĩnh mạch trở về tim, cũng như máu tim bơm đi nuôi các cơ quan khác vẫn đầy đủ. Vì thế mới gọi là thiếu máu cục bộ, tức là chỉ riêng cơ tim, nói đúng hơn là một vùng của cơ tim bị thiếu máu, chứ không phải thiếu máu toàn thân, người bệnh nhiều khi vẫn hồng hào béo tốt như hoặc hơn người thường!

      Vấn đề là ở chỗ khi bị thiếu máu cục bộ (hay suy vành) như vậy, thì ít khi người bệnh thấy đau thắt. Thường bệnh nhân chỉ thấy tức ngực, nặng ngực như có gì đè lên, đôi khi hơi tức thở, có lúc lại nóng rát, nói chung người ta có cảm giác khó chịu chứ không đau hẳn. Vị trí khó chịu là ở giữa ngực ngay sau xương ức, cũng có khi ở ngực trái vùng trước tim. Cá biệt có trường hợp đau bụng vùng thượng vị, ngang trên rốn, làm người bệnh thường bị đau do loét dạ dày, viêm dạ dày... Những trường hợp điển hình, đau lại xuyên lên trên, đến vai, cổ hàm hoặc lan ra cánh tay, cẳng tay, bàn tay, bên trái hoặc cả hai bên. Như vậy, những cảm giác đau nhói, đau ê ẩm, đau xuyên, và cả cảm giác đau thắt nữa, không nhất thiết phản ánh được tình trạng thiếu máu cục bộ, nghĩa là tình trạng suy vành. Nhiều khi cảm giác đau đó do ngoại tâm thu hoặc do một bệnh ở lồng ngực bên trái như xương, sụn, cơ, dây thần kinh. Có khi lại là một bệnh của các cơ quan gần tim như phổi, màng phổi, thực quản, dạ dày. v.v..

      Sau khi đã thống nhất được rằng đau thắt ngực là một từ "quy ước" để tả cảm giác khó chịu do bệnh động mạch vành, có thể nói thêm vài điều về bệnh này: Ðối tượng chủ yếu hay bị đau thắt ngực (theo nghĩa bệnh động mạch vành) là ai? Ðó là những nam giới, tuổi trên 40, nhiều khi nghiện thuốc lá, cân nặng quá huyết áp cao và hay ngồi một chỗ, ít vận động đi lại, ít thể dục thể thao, ít ra khỏi nhà ... Những người này, dù đau ngực không "thắt", cũng là đau thắt ngực và cần chữa về động mạch vành. Còn những người như­ nữ bệnh nhân nói trên tuổi còn trẻ, hoạt động thể lực tương đối tốt, thì dù đau có "thắt" thật, cũng ít có khả năng đau thắt ngực do mắc bệnh động mạch vành, và điều trị không nên nhằm vào động mạch vành mà nên theo hướng khác. Có đặc điểm gì nữa giúp ta chẩn đoán bệnh do động mạch vành? Ðó là đau hay xuất hiện trong những hoàn cảnh đặc biệt, như khi làm nặng, chạy, mang vác nặng, leo dốc hoặc thang gác có khi đau xuất hiện khi ăn no, uống rượu, nhiễm lạnh, hút thuốc lá, hoặc xúc động... còn những bệnh nhân nữ trẻ cảm giác đau thắt không liên quan đến những hoàn cảnh đó chắc không phải mắc bệnh động mạch vành.

      Ðể chẩn đoán đau thắt ngực, những trường hợp điển hình thì dễ, chỉ cần hỏi bệnh kỹ lưỡng (thầy thuốc đừng tiếc thời gian!), nghe tim, đo huyết áp, xét nghiệm máu và ghi điện tim thông thường là đủ: Nhưng đa số trường hợp khó hơn, phải làm thêm các thăm dò phức tạp như ghi điện tim gắng sức hoặc điện tim 24 giờ, theo dõi tác dụng của thuốc v.v.. Ðặc biệt có khi phải dùng đến một khám nghiệm có độ chính xác rất cao là chụp động mạch vành. Cách chụp này phức tạp và tốn kém, cho nên chi cần làm khi thật cần thiết, hoặc khi chữa bằng thuốc không kết quả, tất nhiên là theo chỉ định của bác sĩ tim mạch. Về điều trị, hiện nay có nhiều thuốc tốt để chữa đau thắt ngực, như các thuốc chẹn beta, các thuốc giãn mạch các thuốc chống đông, các thuốc chặn kênh calci, v.v... Chọn thuốc nào cho bệnh nhân nào tất nhiên phải do thầy thuốc chuyên khoa xem xét quyết định. Những trường hợp đau nhiều không đáp ứng với thuốc... bác sĩ sẽ gửi đi nong động mạch vành, đặt giá đỡ (Stent), hoặc phẫu thuật bắc cầu nối vv.

      Những biện pháp này đòi hỏi kỹ thuật trình độ cao, trước đây vẫn phải đi nước ngoài, nay các bác sĩ ta đã thực hiện được ở Hà Nội, điều đó đang là niềm t­ự hào của môn Tim mạch học Việt nam.

      Phòng bệnh đau thắt ngực bằng cách nào? Câu hỏi này rất quan trọng vì ai cũng thấy rằng đau thắt ngực ngày càng nhiều ở nước ta. Trước kia, bệnh này chỉ hay gặp ở các nước giàu như châu Âu, châu Mỹ, ở Việt Nam rất khó tìm được một người đau thắt ngực.

      Nhưng ngày nay, số bệnh nhân đau thắt ngực mỗi năm mỗi tháng lại nhiều hơn, không chỉ ở nước ta, mà nói chung ở các nước đang phát triển quanh ta như ở khối ASEAN. Có phải vì ở những nước này, con người luôn luôn bị căng thẳng tinh thần, phải lo nghĩ cạnh tranh nhiều, tính toán mưu đồ rắc rối sống vội sống gấp.

      Ðiều đó cũng có phần đúng, nhưng vẫn không phải là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng đau thắt ngực cũng như các bệnh động mạch vành khác. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính là sự thay đổi lối sống của người dân. Kinh tế càng phát triển, càng dễ gây ra nhiều thói quen có hại cho hệ tim mạch, vận động quá ít, dẫn đến tăng huyết áp, béo phì, tăng cholesterol trong máu...

      Hậu quả của lối sống như vậy là các bệnh động mạch vành, chủ yếu là vữa xơ động mạch gia tăng, dẫn đến đau thắt ngực và nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim.

      Vì vậy, muốn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, mà vẫn ngăn chặn được bệnh động mạch vành, cần cải tiến cách sống của các thành viên xã hội. Cần vận động nhân dân bỏ thuốc lá, ăn giảm mỡ giảm muối, tăng thể dục thể thao, và tất nhiên là phải điều trị tốt các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường,béo. Ðó là nội dung môn "Tim mạch học dự phòng", đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội.
      #3
        Asin 16.04.2005 15:46:30 (permalink)
        NGOẠI TÂM THU


        Ngoại tâm thu chắc chắn là kiểu loạn nhịp tim hay gặp hơn cả, ở nam cũng như nữ, già cũng như trẻ. Người có bệnh tim hay gặp ngoại tâm thu đã đành, nhưng người khỏe mạnh, thậm chí rất khỏe mạnh như vận động viên như phi công chẳng hạn, cũng vẫn có thể có ngoại tâm thu.

        Muốn hiểu ngoại tâm thu là gì, có lẽ cũng nên nhắc lại nhịp đập bình thường của quả tim ở người lớn bình thường, tim đập khá đều, khoảng 60 -80 nhát trong phút. Sở dĩ nói là 'khá đều', vì tim dù khỏe mạnh, không có bệnh, cũng đập không đều lắm đâu!

        Thở vào thì tim nhanh lên, thở ra tim hơi chậm lại, ở trẻ em và thanh niên hiện tượng nhanh lên chậm lại đó càng dễ nhận thấy. Ðến nỗi có người còn tưởng rằng đó là "bệnh" loạn nhịp tim. Ngoài ra tim còn đập nhanh hơn trong một số hoàn cảnh không có gì "bệnh lý" cả, thí dụ sau bữa ăn, khi có thai, sau vận động như chạy nhảy...

        Những hoàn cảnh này tần số tim (tức là số nhát đập trong một phút) có thể thay đổi nhưng tim vẫn đập tương đối đều. Muốn xem tim đập nhanh hay chậm, đều hay không, bác sĩ vẫn dùng ống nghe là tiện lợi hơn cả. Những người không chuyên môn cũng có thể nhận xét về nhịp tim của bản thân bằng cách đặt bàn tay lên ngực mình, vùng trước tim, nghĩa là dưới núm vú trái. Không cần chính xác lắm, chỗ nào thấy tim đập rõ là sờ ngay chỗ đó. Bắt mạch ở cổ tay không chính xác bằng nhưng nhiều khi cũng đủ để xem tim nhanh hay chậm, đều hay không. Về vấn đề tim nhanh hay chậm bạn đọc xem các bài riêng Tim nhanh,Tim chậm. Riêng trường hợp tim không đều, thì ngoại tâm thu là kiểu không đều hay gặp nhất. Ngoại tâm thu là những nhát tim đập "sớm" quá, chưa đến lúc "được phép"' đập, đã "tự tiện" đập rồi. Có thể nói là ở đây tim đã "ăn cơm trước kẻng" theo nghĩa bóng tất nhiên. Sau nhát đập quá sớm đó, tức là nhát ngoại tâm thu, tim thường nghỉ một lát như để lấy lại sức trước khi đập lại theo nhịp thường, thuật ngữ chuyên môn gọi là "nghỉ bù". Ðể dễ hiểu thế nào là sớm quá, xin xem sơ đồ d­ưới đây:



        Dòng A ở trên, là nghe tim đập bình thường: Các số 1 - 2 là hai tiếng đập thứ nhất, thứ hai của mỗi nhát bóp tim, nghe thấy bùm (tiếng 1) và tắc (tiếng 2) sau mỗi nhát, tức là sau tiếng thứ hai, tim nghỉ một khoảng ngắn. Nhưng nếu sờ mạch, hoặc sờ mỏm tim thì mỗi nhát tim đập (2 tiếng), chỉ sờ thấy một nhát tim đập hoặc một nhát mạnh mà thôi. ở dòng B, có một nhát ngoại tâm thu, nhát này cũng có đủ 2 tiếng 1' và 2' nhưng đến sớm hơn các nhát khác (mũi tên chỉ) và sau đó, tim nghỉ bù 2'- dài hơn lúc nghỉ sau các nhát bình thường 2-1. Những lúc xảy ra một nhát ngoại tâm thu như vậy bệnh nhân có cảm giác gì không? Có nhiều người chẳng cảm thấy gì cả chỉ khi bác sĩ nghe và nói lại mới biết mình có ngoại tâm thu: Nhưng cũng có người có cảm giác rất rõ như thấy tim đang đập đều bỗng nhiên "hẫng" một nhát, như người bước hụt, hoặc như người đang đi bị vấp. Có bệnh nhân dùng chữ "bàng hoàng", hay "giật mình" rất đúng. Ðang ngủ, nhát ngoại tâm thu đó có thể làm bệnh nhân có cảm giác ngã rơi từ trên cao... Nhiều người còn thấy sau nhát hẫng đó, tim như ngừng lại một chút, tiếp đó đập một nhát mạnh rồi mới tiếp tục đập bình thường như trước. Những trường hợp ngoại tâm thu điển hình, người bệnh có thể thấy rõ 3 cảm giác đó theo thứ tự: hẫng hụt, ngừng, rồi đập mạnh và có thể tự mình chẩn đoán ngoại tâm thu. Nên chú ý rằng nhát đập mạnh không phải là ngoại tâm thu, mà lại là nhát bóp sau ngoại tâm thu. Cá biệt có trường hợp bệnh nhân thấy căng, tức ở cổ trong nhát ngoại tâm thu, do máu dồn ngược từ tim lên các tĩnh mạch ở cổ. Cũng có người lại thấy đau "nhói", hoặc đau "thắt" ở ngực. Nếu ngoại tâm thu xuất hiện nhiều, liên tiếp, có thể làm bệnh nhân thấy trống ngực, hồi hộp, thậm chí mệt mỏi, khó thở, không làm việc được, không ngủ được, v.v...

        Ngoại tâm thu như vậy là bệnh nặng hay nhẹ?
        Trong thực tế, số người có ngoại tâm thu rất nhiều. Ngay cả những người bình thường, khỏe mạnh, không có bệnh tim gì khác như trên đã nói cũng rất hay nghe thấy ngoại tâm thu. Nhất là những trường hợp đeo máy ghi điện tim 24 giờ liền, khoảng 40% người lớn có ngoại tâm thu ở một lúc nào đó trong ngày. Có người đã nói rằng: ai cũng có ngoại tâm thu ít nhất một lần trong đời mình. Ðiều đó cũng dễ hiểu là vì từ lúc bào thai mới được 3 tháng tuổi cho đến lúc lìa đời, tim đập liên tục không mệt mỏi, mỗi phút từ 160-60 lần, 2-3 tỷ nhát trong một cuộc đời 60 năm, làm sao tránh khỏi có một nhát đập sai?

        Nhưng ngoại tâm thu có ý nghĩa quan trọng ở chỗ nhiều khi nó thông báo rằng quả tim của người đó có vấn đề. Vấn đề gì? Có hay không? Nặng hay nhẹ? Do thần kinh hay do tim mạch. Những câu hỏi này, phải bác sĩ mới trả lời được. Và đo đó cũng chỉ bác sĩ mới có thể khuyên bệnh nhân ngoại tâm thu nên làm thế nào?

        Có những trường hợp rất nhẹ: đó là những ngoại tâm thu ít, thưa ở người trẻ tuổi, khám không thăm bệnh tim gì khác. Những trường hợp đó bác sĩ chỉ cần khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá và rượu, sống điều độ, tránh những cảm xúc mạnh, sống ngoài trời. Chỉ những trường hợp cá biệt mới cần khuyên bệnh nhân bớt lao động trí óc và chân tay, hoặc có khi phải dùng thuốc an thần 1-2 tuần, không nên dùng dài ngày vì có thể quen thuốc. Ưu tiên nên dùng các an thần thảo mộc như Rotunda, Sen vông, v.v...

        Nhưng cũng có những trường hợp bệnh nặng hơn: ngoại tâm thu xuất hiện dày; hình ảnh điện tim các bác sĩ thấy là có dạng nặng; bệnh nhân mệt khó thở, trống ngực... khi đó dù không thấy bệnh tim thực thể, bác sĩ vẫn phải dùng một trong những thuốc chống loạn nhịp. Ðây là những thuốc rất khó sử dụng, là vì độc và gây nhiều phản ứng bất lợi, nhiều khi lợi bất cập hại nên bệnh nhân tuyệt đối không được tự tiện dùng. Dùng bao lâu, liều lượng thế nào, kiêng gì, tránh dùng cùng với những thuốc nào... là những điều mà các bác sĩ chuyên khoa mới quyết định được.

        Cuối cùng, có những trường hợp ngoại tâm thu xuất hiện trên "nền của những bệnh tim khác", phần nhiều là những bệnh tim nặng: nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, hoặc trên nền của những bệnh không phải tim như­ thiếu

        máu, c­ường giáp (bệnh Basedow), thiếu ka li trong máu... Khi đó, chữa các bệnh đó mới là chính phải dùng nhiều thuốc khác, có khi phải phẫu thuật nữa, chữa ngoại tâm thu chỉ là một phần hỗ trợ trong điều trị những bệnh này. Và tất nhiên những trường hợp đó đòi hỏi phải được khám và điều trị chuyên khoa ở trình độ cao.

        Tóm lại, thấy ngoại tâm thu không nên hoang mang, đi hỏi những người không chuyên môn. Tai hại nhất là nghe lung tung, dùng những thuốc "trợ tim" thuốc "bổ tim", cùng các thuốc lạ khác. Tốt nhất là đến sớm bác sĩ xem ngoại tâm thu thuộc loại nào, nhẹ hay nặng và nhất là xem có bệnh gì khác nữa gây ra ngoại tâm thu hay không. Từ những kết quả chẩn đoán đó bác sĩ sẽ có những lời khuyên thích hợp về sinh hoạt, thuốc men, điều trị mà bệnh nhân cần theo thật đúng, nhất là không tự động thêm thuốc khác!


        #4
          Asin 16.04.2005 15:51:07 (permalink)
          TIM NHANH, TIM CHẬM


          Mọi người ai cũng nên biết tự đếm mạch của mình, vì bác sĩ chỉ có thể đếm được trong lúc khám bệnh, còn mạch sáng chiều khác nhau thế nào? no đói ảnh hưởng ra sao? trước và sau tập thể dục tăng lên bao nhiêu? và nhất là trong cơn đau ngực, chóng mặt, nhức đầu, trống ngực v.v..., bác sĩ rất cần biết lúc đó mạch đập bao nhiêu nhát trong một phút. Người bệnh đếm mạch, sẽ giúp được nhiều cho bác sĩ tìm ra bệnh. Ðếm mạch rất dễ, ai cũng có thể làm được: đặt 2 - 3 ngón tay nhẹ nhàng lên cổ tay ngay gần gốc ngón tay cái, nhìn đồng hồ xem trong một phút mạch đập bao nhiêu nhát. Cổ tay bên nào cũng thế, phải hay trái đều được, đếm mạch ở cổ hay ở bẹn càng tốt, tuy có bất tiện hơn đôi chút. Tốt hơn nữa là đếm mạch ở tim, càng chính xác hơn nữa, vì đôi khi có nhát tim đập mà mạch không đập, thí dụ tim đập 100 nhát mỗi phút, mà mạch chỉ đập 95. Trường hợp đó phải ghi mạch theo tim là 100 mới đúng, chứ đừng ghi là mạch 95! vì thế dùng chữ tần số tim, nghĩa là số lần tim đập trong một phút, chính xác hơn dùng chữ mạch. Như vậy thì mạch, tức là tần số tim, bao nhiêu là bình thường ở người lớn, mạch đếm lúc nghỉ ngơi bình tĩnh trong khoảng 60-90 là bình thường. Trẻ con tụổi càng nhỏ thì mạch càng nhanh.

          Với người trưởng thành nếu mạch nhanh trên 90, thì cần xét những trường hợp sau đây:

          Trường hợp mạch chỉ nhanh trong chốc lát, một lúc sau lại về bình thường dưới 90, đó là những thể nhẹ, không cần đi khám bệnh. Thí dụ mạch nhanh sau bữa ăn no; nhất là sau khi uống bia, rượu; mạch nhanh sau khi làm nặng như lên dốc, chạy, hoặc chơi thể thao, mạch nhanh sau xúc động như cáu giận, sợ hãi hoặc quá vui, mạch nhanh sau khi dùng các chất kích thích như cà phê, trà đặc thuốc lá... những trường hợp này lúc nghỉ ngơi một lúc, nửa giờ hoặc một giờ mạch lại trở về bình thường.

          Trường hợp mạch nhanh kéo dài, suốt ngày chẳng hạn, nên đến bác sĩ để tìm nguyên nhân. Có thể là:

          - Sốt, bất kỳ do vi khuẩn hay virus, hay viêm thường.

          - Thiếu máu, do chảy máu, do giun móc, do thiếu dinh dưỡng, hoặc do bệnh của tuỷ xương. Những bệnh gây chảy máu kéo dài như trĩ, rong kinh v.v...cũng gây thiếu máu và tim nhanh.

          - Có thai cũng hay làm mạch nhanh.

          Bệnh cường giáp còn gọi là bệnh Basedow hay bướu cổ lồi mắt: mạch nhanh cả lúc nghỉ ngơi, lúc ngủ, kèm theo nhiều triệu chứng khác.

          - Suy tim, bất kỳ do bệnh tim gì cũng hay làm mạch nhanh. Chữa suy tim tốt sẽ làm mạch chậm đi.

          - Một số thuốc cũng có thể gây mạch nhanh thường xuyên như theo phyllin chữa hen, adalat chữa tăng huyết áp nitroglycerin chữa đau thắt ngực.

          - Huyết áp thấp quá, kể cả do dùng thuốc hay do thể tạng.

          - Hệ thần kinh giao cảm quá mạnh nhiều khi do tạng bẩm sinh, dễ cáu giận, huyết áp hay cao. Người ta thấy dù có bệnh hay không, những người mạch nhanh không sống lâu bằng những người mạch chậm.

          Tr­ường hợp mạch rất nhanh, trên 150 nhát trong một phút, xuất hiện từng cơn đột ngột, và tự chấm dứt sau vài phút, nhưng có khi sau nhiều ngày. Ðó là những cơn tim nhanh kịch phát, cần đến bác sĩ chuyên khoa mới xử trí được. Ðôi khi những cơn huyết áp cao đột ngột là do bệnh tăng huyết áp hoặc do u tế bào ưa rôm (tuyến thượng thận).

          Tr­ường hợp mạch nhanh mà lại không đều, phải đến bác sĩ sớm, vì có thể là một bệnh tim cần điều trị. Hay gặp nhất là:

          - Ngoại tâm thu là loại loạn nhịp nhẹ.

          - Loạn nhịp hoàn toàn, các bác sĩ hay gọi là rung nhĩ, là một loạn nhịp nặng hơn, phải khám kỹ hơn và phải điều trị công phu hơn. Nguyên nhân phần nhiều là hẹp van hai lá hoặc cường giáp.

          Còn nhiều loại loạn nhịp khác nữa, khó chẩn đoán hơn, cũng làm mạch nhanh và không đều.

          Mạch chậm ít gặp hơn mạch nhanh. Nếu chậm ít, từ 50 đến 60 nhát mỗi phút, thì là rối loạn nhẹ, nguyên nhân phần nhiều do "tạng", nghĩa là do hệ gen các cụ truyền lại. Một số mạch chậm do rèn luyện sức khỏe tốt, thí dụ các vận động viên Marathon chạy hơn 42 km, hoặc các tay thi xe đạp vòng quanh nước Pháp, đều có mạch rất chậm, nhiều người dưới 50, thậm chí có khi d­ưới 40 nhát!

          Cho nên, nếu chậm ít, từ 50 đến 60, đa số không cần xử trí gì. Chỉ khi nào người bệnh mỗi khi mạch chậm lại thấy mệt, khi đó mới cần đến khám bệnh. Nếu ốm hơn, lao động dẻo dai hơn và sống lâu hơn nhũng người mạch bình thường!

          Tuy nhiên, cũng có một số nhỏ mạch chậm ít như vậy là do bệnh, như bệnh suy tuyến giáp (ng­ược với bệnh Basedow là cường giáp), hoặc do dùng những thuốc làm chậm nhịp tim như: digoxin (trợ tim), chẹn beta như propranolol, atenolol metoprolol..., hoặc thuốc chống loạn nhịp như verapamil (lsoptin), diltiazem (Tildiem), amiodarone (Cordarone)...

          Trường hợp mạch chậm nhiều hơn, dưới 50 mỗi phút, cần đến bác sĩ đế ghi điện tim và khám kỹ, vì có thể có những bệnh nguy hiểm như bốc nhĩ thất hoàn toàn, lốc xoang nhĩ... Những bệnh này đôi khi gây ra những cơn ngất chết người, nên cần biết rõ để tìm cách ngăn chặn. Chỉ bác sĩ chuyên khoa tim mới có thể chọn lựa cách điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân: thuốc uống, thuốc tim, can thiệp vào tim hoặc đặt máy tạo nhịp. Trên đây mới nói về "đếm mạch" là một việc ai cũng có thể tự làm còn "bắt mạch", chẩn mạch lại là một nghệ thuật cao siêu chỉ những lương y nhiều kinh nghiệm mới nắm được xin không bàn đến
          #5
            Asin 16.04.2005 15:56:40 (permalink)
            VỮA XƠ ĐỘNG MẠCH


            Vữa xơ động mạch là gì? Có phải là xơ cứng động mạch không?

            Ðộng mạch là những ống đưa máu từ tim đi cung cấp oxy và các chất bổ cho toàn cơ thể, khác với tĩnh mạch là các ống đưa máu trở về tim. Ở người bình thường trẻ tuổi mặt trong các động mạch nhìn nhẵn bóng; còn các động mạch bị vữa xơ mặt trong thấy những chỗ nổi lên, đó là những mảng vữa xơ. Gọi là mảng vữa xơ (atheroma) vì nó có một vỏ ngoài bằng những sợi xơ cứng, bao bọc lấy một lõi,gồm một số chất mỡ, một số tế bào bị hủy hoại và cả những sợi xơ nữa, lổn nhổn như­ cháo, như­ vữa. Tóm lại, màng vữa xơ =lõi vữa + vỏ xơ. Vì các chất mỡ có nhiều ống lõi của mảng vữa xơ nên có tác giả là xơ mỡ động mạnh cũng đúng



            Còn chữ xơ cứng động mạch là một chữ chung chung, để chỉ tất cả các trường hợp động mạch bị cứng trong đó vữa xơ động mạch là phổ biến và gây nhiều tai hại nhất. Cụm từ xơ cứng động mạch ngày nay rất ít khi dùng đến.

            Người trẻ tuổi có bao giờ bị vữa xơ động mạch không?

            Các nghiên cứu từ nửa thế kỷ nay đều cho biết vữa xơ động mạch xuất hiện từ khi người ta còn rất trẻ, đến 20 - 30 tuổi đa số đã bị vữa xơ động mạch rồi. Tất nhiên khi mới xuất hiện ở người trẻ, mặt trong các động mạch chưa có những mảng vữa xơ thật sự như tả ở trên, mà chỉ mới nhìn thấy các dải mỡ màu vàng, chưa lồi lên lẫn vào lòng động mạch, đó là vữa xơ động mạch độ 1. Sau này, với thời gian và tuổi tác, các dải này mới dày lên thành các mảng vữa xơ lồi lên (độ 2) có khi ngấm cả calci (độ 3), hoặc loét ra (độ 4).

            Như vậy người trẻ tuổi cũng đã có vữa xơ động mạch rồi. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quý Tảo cho biết từ 25 đến 20 tuổi, 50% người Việt Nam có vữa xơ động mạch, còn từ 30 tuổi trở lên thì 100% đều có bệnh này...

            Tuy nhiên, bệnh vữa xơ động mạch ở người trẻ ít khi thể hiện ra, và cũng rất ít khi biến chứng như ở người nhiều tuổi cho nên cũng có thể nối rằng vữa xơ động mạch là bệnh chủ yếu ở người già.

            Vữa xơ động mạch có triệu chứng gì? và gây ra bệnh gì?

            Ðại đa số: trường hợp vữa xơ động mạch không có triệu chứng gì cả. Ðó là những trường hợp nhẹ, mảng vữa xơ gây hẹp mạch ít, thí dụ, vữa xơ động mạch ở người tương đối trẻ hoặc ở nữ giới. Vì vậy, mặc dù bị vữa xơ động mạch, người bệnh vẫn sinh hoạt, làm việc như thư­ờng, không có vấn đề gì. Chỉ khi nào mảng vữa xơ lồi lên chít hẹp đáng kể lòng động mạch, người bệnh mới có một số triệu chứng, những triệu chứng này tùy thuộc vào động mạch nào bị hẹp, và hẹp nhiều hay ít. Những động mạch hay bị vữa xơ hơn cả là động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch chi; gây nên các bệnh tương ứng là bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch não, biến động. Vữa xơ động mạch vành với bệnh tim thiếu máu cục bộ. Các động mạch vành được giao nhiệm vụ cung cấp máu, tức oxy cho cơ tim, cho nên nếu chúng bị các mảng vừa xơ hẹp lại, thì một vùng cơ tim sẽ bị thiếu máu. Ðó là trường hợp các bệnh tim do thiếu máu cục bộ, còn gọi là bệnh tim vành biểu hiện quan trọng nhất của vữa xơ động mạch. Hai bệnh tim thiếu máu cục bộ hay gặp hơn cả là đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

            Trong đau thắt ngực, người bệnh mỗi khi lao động chân tay nặng như: chạy, lên thang gác, leo dốc, và cả khi xúc động mạnh nữa, thấy đau ngực. Gọi là đau thắt ngực, nhưng thật ra ít khi đau thật, lại càng ít khi có cảm giác "thắt", mà thường chỉ là tức, nặng ở ngực, nghỉ 5-10 phút lại hết. Vì vậy, người ta gọi là đau thắt ngực khi gắng sức. Trong thực tế, chỉ khi nào động mạch vành hẹp nhiều, diện tích lòng mạch giảm khoảng 70%, mới thấy đau thắt ngực; vữa xơ động mạch vành nhẹ, hẹp ít, không có triệu chứng này. Người đau thắt ngực nếu biết cách xử lý, có thể sống chung với bệnh hàng năm trời được, tất nhiên phải dùng thuốc theo cách dặn dò của thầy thuốc. Còn nhồi máu cơ tim là một bệnh nặng hơn rất nhiều: trong bệnh này mảng vữa xơ lớn hơn nữa lại bị nứt ra, hình thành một cục huyết (huyết khối) chít hẳn lòng động mạch. Vùng cơ tim do động mạch vành đó phụ trách vì vậy, bị cắt nguồn máu cung cấp, không có oxy nuôi, gọi là bị nhồi máu. Chỉ một thời gian ngắn, khoảng 6 đến12 giờ sau, là vùng đó bị hoại tử, tức là chết hẳn, ảnh h­ưởng rất lớn đến hoạt động của quả tim.

            Vữa xơ động mạch vành còn có thể gây ra một số bệnh ít gặp hơn nh­ư suy tim, loạn nhịp tim, chết đột ngột .v.v....

            Vữa xơ động mạch cảnh, động mạch não với tai biến mạch não

            Các động mạch cảnh ở 2 bên cổ, đưa máu lên các động mạch não để nuôi các tế bào thần kinh rất nhạy cảm. Vữa xơ động mạch này hay gây các tai biến mạch não rất nặng, không tử vong thì cũng tàn phế suốt đời. Có 3 dạng tai biến mạch não do vữa xơ động mạch

            1. Hoặc mảng vữa xơ ở động mạch não lớn đến mức làm tắc hẳn động mạch, người bệnh sẽ bị nhồi máu não (trước đây gọi là nhũn não). Vùng não hoại tử không hồi phục được, gây liệt nửa người. Ðây là dạng hay gặp nhất, chiếm tới 60-70 % tai biến mạch não nói chung.

            2: Hoặc mảng vữa xơ ở động mạch cảnh tan vỡ, một mảnh theo dòng máu lên làm tắc một động mạch não. Tai hại cũng như vậy: nhồi máu não, hoại tử não, liệt nửa người.

            3. Hoặc vữa xơ động mạch, theo một cơ chế phức tạp, không làm tắc mà làm vỡ một mạch máu não. Máu tràn ra động mạch, phá hủy các tế bào não, đó là xuất huyết não, ít gặp hơn nhồi máu não, nhưng nặng hơn nhiều.

            Vữa xơ động mạch chi, với bệnh động mạch ngoại biên

            Khi một động mạch chi trên hoặc chi dưới bị mảng vữa xơ chít hẹp, hoặc tắc hẳn, chi đó cũng bị thiếu máu cục bộ, bị thiếu oxy. Ðó là bệnh động mạch ngoại biên hay gặp ở chi dư­ới là chính. Hiện nay chuyên khoa tim mạch không dùng thuật ngữ như viêm tắc động mạch chi, xơ cứng động mạch gây tắc. v.v... nữa.

            Triệu chứng của bệnh này diễn biến qua 4 giai đoạn.

            Giai đoạn I vô triệu chứng: bệnh nhân đi lại, hoạt động như­ thường, không biết mình có bệnh.

            Giai đoạn II đau cách hồi: bệnh nhân thấy lúc nghỉ thì không sao, nhưng cứ đi một quãng là đau chân, phải ngừng lại vài phút đau mới hết. Bệnh càng nặng, quãng đi được càng ngắn; Nếu đi được trên 200 m là giai đoạn IIA, nếu đi chưa đến 200m đã đau là IIB. Vị trí đau thường là bụng chân, nhưng cũng có thể cao hơn ở mông, đùi; hoặc thấp hơn ở cổ chân, bàn chân.

            Giai đoạn III là bệnh nhân đau thường xuyên, không đi lại cũng đau.

            Giai đoạn IV: loét, hoại tử. Tại sao người ta lại bị vữa xơ dộng mạch.Vữa xơ động mạch không có một nguyên nhân nào rõ rệt. Nhưng khảo sát số lớn đối tượng trong thời gian dài,người ta nhận thấy những người có biểu hiện vữa xơ động mạch, nhất là vữa xơ động mạch vành, có một số yếu tố hay gặp hơn các người khác. Người ta gọi đó là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch, có thể hiểu là những yếu tố nguy cơ đối với vữa xơ động mạch. Ngày nay, các nhà tim mạch học đều nhất trí công nhận những yếu tố nguy cơ sau đây:

            1 . Những rối loạn lipid trong máu, thí dụ tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL-C, giảm HDL-C và tăng triglycerid.

            2. Hút thuốc lá.

            3. Tăng huyết áp tâm thu > 140 hoặc tăng huyết áp tâm trương >90mmHg.

            4. Ðái tháo đường, hoặc kháng insulin.

            5. Thiếu vận động thể lực và béo phì.

            6. Căng thẳng tinh thần.

            Ba yếu tố trên (1, 2 và 3) có mối liên quan rất chặt chẽ, nhưng người ta ít nói đến, vì không thể đảo ngược được, đó là:

            Tuổi già, càng già càng nhiều nguy cơ. Giới nam nhiều nguy cơ hơn nữ. Gia đình có người mắc bệnh tim mạch tương đối trẻ, nam dư­ới 65 tuổi và nữ dưới 55.

            Làm thế nào để điều trị và dự phòng vữa xơ động mạch?

            Gần đây điều trị các bệnh do vữa xơ động mạch có rất nhiều tiến bộ: người ta đã có biện pháp nong các động mạch bị hẹp, thông các động mạch bị tắc bằng thuốc hoặc bằng ống thông; mổ bắc cầu nối để máu tránh nơi tắc mà vẫn đến cơ quan đang thiếu máu cục bộ, v.v...

            Những biện pháp này các nhà chuyên khoa tim mạch nước ta đều đã làm được thành thạo và chữa được nhiều trường hợp hiểm nghèo. Nhưng dù sao đó cũng là những biện pháp khó áp dụng rộng rãi, vì đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí lớn. Cho nên người ta vẫn thấy phòng bệnh có ích lợi hơn chữa bệnh rất nhiều. Với mục tiêu đó, Tổ chức Y tế thế giới khuyên các nước đang phát triển nên tập trung vào 4 nội dung giáo dục sức khỏe sau để phòng bệnh tim mạch:

            1. Cải tiến cách ăn uống: bớt mỡ, bớt muối, bớt calo.

            2. Chống hút thuốc lá.

            3. Phòng và chữa tăng huyết áp

            4. Tăng hoạt động thể lực và chống béo.

            Về thuốc, tùy trường hợp các bác sĩ có thể cho thêm thuốc để hạ cholesterol, hạ huyết áp, chữa đái tháo đường, v v. Gần đây, năm 2001, các tác giả khuyên nên dùng một số thuốc để phòng bệnh tim mạch: aspirin cho những người nhiều nguy cơ; chẹn beta cho những bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim; nội tiết tố nữ cho bệnh nhân mãn kinh v.v...

            Tất cả những thuốc trên, đều phải có hư­ớng dẫn chặt chẽ của bác sĩ mới được dùng.
            #6
              Asin 16.04.2005 16:00:42 (permalink)
              RUNG NHĨ


              Trong các rối loạn nhịp tim, thì ngoại tâm thu là hay gặp nhất, kế đến là rung nhĩ.

              Vậy rung nhĩ là gì?

              Tâm nhĩ là 2 buồng của tim, ở ngay trên 2 tâm thất, trông giống như 2 tai của quả tim nên được gọi là tâm nhĩ. Thành tâm nhĩ tuy mỏng hơn thành tâm thất nhiều nhưng cũng được cấu tạo bằng nhiều sợi cơ đan dệt với nhau. Ở người bình thường các sợi cơ đó co bóp đồng thời với nhau trong 1 phần 10 giây, gọi là nhĩ thu. Sau đó chúng lại cùng giãn nghỉ trong 7 phần 10 giây còn lại của chu chuyển tim, gọi là nhĩ trương. Là vì các sợi cơ nhĩ co bóp đồng bộ như vậy, nên tâm nhĩ đẩy máu xuống tâm thất trong thời kỳ nhĩ thu, và nhận máu từ ngoại vi về tim trong nhĩ trương, cứ như vậy khoảng 70 lần trong một phút.

              Trong rung nhĩ, sự việc diễn ra khác hẳn. Là vì một trong những nguyên nhân nói dưới đây là các sợi cơ nhĩ hoạt động không đồng thời với nhau: Lúc sợi này co bóp thì sợi kia nghỉ ngơi, không có thời kỳ nhĩ thu mà cũng chẳng có thời kỳ nhĩ trương nữa?

              Nhìn không còn thấy hai 'tai" đập nhịp nhàng như ở tim người bình thường nữa, mà chỉ còn thấy các sợi cơ nhĩ co bóp và giãn nghỉ lộn xộn, (một số sợi cơ co bóp thì một số sợi khác lại giãn nghỉ)

              Có người: đã so sánh tâm nhĩ trong bệnh này như đang rung, đang run, như một đám giun ngọ nguậy, nên gọi là rung nhĩ, hoặc run thở nhĩ.

              Hai tâm nhĩ đã không co bóp nữa, mà chỉ rung lên như­ vậy thì ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của quả tim?

              Một là tim đập không đều. Bình thường tâm nhĩ co bóp đều đặn 70 lần mỗi phút, tức là cũng 70 lần truyền lệnh cho tâm thất co bóp theo, nghe tim thấy đập đều với tần số 70. Nhưng khi các sợi cơ nhĩ đã hoạt động loạn xạ như vậy, các mệnh lệnh gửi xuống tâm thất lúc có lúc không, lúc nhanh lúc chậm, nghe tim thấy các tiếng tim lúc mạnh lúc yếu, lúc thưa lúc mau, lúc khoan như gió thoảng ngoài, lúc mau sầm sập như trời đổ mưa. Ðó là loạn nhịp hoàn toàn, dấu hiệu chắc chắn của rung nhĩ

              Hai là các mệnh lệnh từ tâm nhĩ xuống, tuy không đều, nhưng lại quá nhiều, mỗi phút không phải 70 bệnh, mà là 400-600 lệnh. Mặc dù các xa lộ thông tin đều ngăn chặn bớt, song các xung động đến được tâm thất vẫn còn quá nhiều, làm 2 tâm thất co bóp rất nhanh, nghe thấy tim đập từ 100 đến 160 nhát trong mỗi phút. Ba là các tâm thất co bóp quá nhanh như vậy, làm cho máu từ tâm nhĩ xuống không kịp, thêm vào đó lại mất đi sức đẩy của nhĩ thu. Do đó, hiệu suất bơm máu giảm sút, quả tim tiêu hao nhiều sức lực mà hiệu quả vẫn ít, đẫn đến suy tim với khó thở, phù, gan to v. v.

              Bốn là sau một thời gian các sợi cơ nhĩ co bóp lộn xộn như vậy, máu ứ đọng trong tâm nhĩ, dễ bị động lại thành những cục huyết gọi là huyết khối. Những huyết khối này có thể tách ra khỏi thành tâm nhĩ, di chuyển theo dòng máu xuống tâm thất, rồi vào các động mạch, đi khắp cơ thể và có thể gây ra nghẽn tắc các mạch máu ở nhiều nơi. Quan trọng nhất là nghẽn mạch não gây liệt nửa người: người rung nhĩ bị nghẽn mạch não nhiều gấp 5 lần người không rung nhĩ. Mỗi năm, cứ 100 bệnh nhân bị rung nhĩ thì có 4-7 người bị nghẽn mạch não. Ngoài ra nghẽn mạch còn có thể xảy ra ở phổi, ở các chi v. v. . .

              Bốn hậu quả đó gây rất nhiều vấn đề cho sức khỏe, thậm chí cho tính mạng của người bệnh.

              Nguyên nhân của rung nhĩ là gì?

              Trong phần lớn trường hợp, nhất là ở người trẻ tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất là các bệnh của van hai lá như hẹp hai lá, hở hai lá, vừa hẹp vừa hở. Sau đó một nguyên nhân cũng hay gặp ở người trẻ là bệnh chứng giáp, còn gọi là bệnh Basedow hay bệnh bướu cổ lồi mắt. Những nguyên nhân khác tìm khó hơn là các bệnh cơ tim, nhồi máu cơ tim, thông liên nhĩ v.v...

              Nhưng có khoảng 30% trường hợp tìm không thấy nguyên nhân gọi là rung nhĩ vô căn đó là rung nhĩ ở người cao tuổi. Tuổi càng lớn thì rung nhĩ càng hay gặp; người 60-65 tuổi thì dù không có bệnh tim gì rõ rệt, cũng có 3-4% bị RN: Ðến lứa tuổi 70 tỷ lệ trên lên đến 18%. Hồng Kông là một vùng châu á, ít gặp bệnh tim, nhưng ở những người rung nhĩ trên 60 tuổi cũng có tới 1,3% bị rung nhĩ. Chẩn đoán rung nhĩ không khó lắm trong đa số trường hợp. Ðôi khi người bệnh có thể tự nghĩ đến rung nhĩ khi thấy trống ngực (tim đập rất mạnh như trống làng) có khi nhận thấy tim đập không đều, có nhiều trường hợp rung nhĩ xuất đầu lộ diện bằng các biến chứng kể trên như suy tim: người bệnh không những thấy trống ngực, hồi hộp, mà còn thấy khó thở, khi lên gác hoặc quét nhà cũng khó khăn. Cũng có khi rung nhĩ xuất hiện ngay bằng nghẽn mạch não gây liệt nửa người (bệnh nhân rung nhĩ bị liệt nửa người nhiều gấp 3-5 lần người bình thường), hoặc nghẽn mạch chi gây đau lạnh, liệt...; nghẽn mạch phổi gây đau và ho ra máu. Còn đối với bác sĩ có kinh nghiệm, những trường hợp dễ chỉ cần nghe tim cũng đã thấy loạn nhịp hoàn toàn. Nếu còn nghi ngờ, ghi điện tim là đủ để chẩn đoán chắc chắn.

              Về điều trị rung nhĩ, nếu tìm được bệnh nguyên thì kết quả điều trị tốt hơn nhiều.

              Trường hợp rung nhĩ do hẹp van hai lá, phải nong van hoặc thay van. Máu thông dễ dàng từ nhĩ xuống thất, sẽ giảm bớt căng giãn ở các sợi cơ nhĩ, và chấm dứt rung nhĩ.

              Nếu rung nhĩ do hở van hai lá phải sửa van và nếu cần thì thay van. Tâm nhĩ bớt bị căng giãn do dòng máu phụt lên cỏ thể hết rung. Ðối với rung nhĩ do cường giáp hoặc bằng thuốc kháng giáp như PTU, hoặc bằng iod phóng xạ, hoặc bằng phẫu thuật.



              Cuối cùng còn nhưng trường hợp rung nhĩ vô căn, điều trị ít kết quả hơn nhiều. Người ta có thể làm hết rung nhĩ bằng điện, hoặc bằng thuốc. Tuy nhiên có nhiều trường hợp không thể nào làm hết rung nhĩ được. Khi đó ít nhất cũng phải làm tim đập chậm lại cho bệnh nhân dễ chịu. Tùy trường hợp có thể cho thuốc digoxin, chẹn beta hoặc amiodaron. Ðó là những thuốc chuyên khoa rất khó dùng, nên bác sĩ chuyên khoa tim mạch mới kê đơn và theo dõi được.

              Ngoài ra, để ngăn ngừa biến chứng nghẽn mạch, các bác sĩ còn cho thêm thuốc chống đông: đơn giản nhất là aspirin liều thấp, uống đều đặn hàng ngày trong nhiều năm.
              #7
                Asin 16.04.2005 16:07:11 (permalink)
                SUY TIM


                Quả tim có hai chức năng cụ thể: Co bóp để đẩy máu qua các động mạch đi nuôi toàn cơ thể, và 2 là giãn ra để hút máu đã hết oxy và chứa chất thải trở về tim qua các tĩnh mạch (hình 13.1). Nếu vì một lý do nào đó tim không làm trọn được một trong hai chức năng đó, hoặc cá hai, người ta nói đó là suy tim. Như vậy suy tim không phải là một bệnh, mà là một hội chứng, nghĩa là một tập hợp của nhiều triệu chứng và dấu hiệu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến suy tim?

                Trước hết, tất nhiên các bệnh của bản thân quả tim là nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim. Có thể nói rằng bệnh nào của quả tim cuối cùng cũng đưa đến suy tim, chẳng khác gì thời cổ đại, người ta hay nói rằng con đường nào cũng dẫn đến thành Roma?

                Những bệnh chính của quả tim có thể gây suy tim là:

                1. Những bệnh tim bẩm sinh mắc từ khi còn nằm trong bụng mẹ, như thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch. Cứ 100 trẻ đẻ sống, thì có 1 trẻ mắc tim bẩm sinh.

                2. Những bệnh van tim, do thấp khớp đế lại hậu quả. Hàng đầu là hẹp hai lá, rồi đến hở hai lá, hở van chủ, hẹp van chủ. Những bệnh này thường mắc từ tuổi đi học, 7-16 tuổi nhưng phần nhiều lớn lên mới được chẩn đoán.

                Ðấy là nguyên nhân suy tim hay gặp nhất ở nước ta.

                3. Những bệnh tim do thiếu máu cục bộ, như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, một số rối loạn nhịp tim hoặc suy tim. Ðây là bệnh của những người đứng tuổi 40-50 tuổi trở lên, động mạch vành hay bị hẹp vì vữa xơ.

                4. Những viêm cơ tim, do nhiễm trùng; những bệnh cơ tim nguyên nhân chưa rõ như bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, tuổi nào cũng có thể mắc.

                5. Những bệnh màng ngoài tim như tràn dịch, viêm co thắt màng ngoài tim, phần lớn do nhiễm trùng các loại, nên không phụ thuộc vào tuổi.

                6. Những rối loạn nhịp tim như loạn nhịp hoàn toàn (còn gọi là rung nhĩ), tim quá chậm hoặc quá nhanh, dù do thiếu máu cục bộ hay không, cũng có thể gây suy tim.

                Ngoài những bệnh của quả tim kể trên, một số bệnh của mạch máu chủ yếu là của động mạch, cũng có thể đưa đến suy tim. Quan trọng nhất là tăng huyết áp, còn hẹp động mạch vành đã được coi là thiếu máu cục bộ cơ tim nói ở trên rồi. Hẹp động mạch thận cũng có thể dẫn đến suy tim vì nó cũng làm tăng huyết áp.

                Những bệnh của phế quản hoặc phổi mạn tính (gọi là COPD = bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) lâu ngày có thể đưa đến suy tim, gọi là tim phổi mạn. Cuối cùng một số bệnh toàn thân cũng có khi dẫn đến suy tim, điển hình là suy tim do tuyến giáp hoạt động thái quá nhiễm độc gián hoặc kém quá (suy giáp); suy tim do thiếu máu. Một số nhiễm độc hoặc suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải cũng đôi khi gây ra suy tim.

                Nên chú ý rằng lao động thể lực quá sức nếu tim bình thường, không thể đưa đến suy tim được. Người đưa tin chiến thắng chạy 42 km từ Marathon đến Athenes (Hy Lạp) năm 190 trước Công Nguyên, chết vì kiệt sức chứ tim không suy. Gần đây, một số võ sĩ quyền Anh chết ngay sau trận đấu, cũng không phải vì suy tim, mà vì chảy máu não: Cho nên nếu tim không có bệnh thì các vận động viên cũng như những người lao động nặng, không nên sợ suy tim mà không dám tập và làm việc hết sức mình.

                Ðối với lao động trí óc cũng vậy, làm việc quá sức cũng không gây suy tim. Mất ngủ kéo dài, buồn phiền lo lắng, căng thẳng tinh thần có thể gây những rối loạn chức năng nhẹ về thần kinh tim chứ không thể trực tiếp gây suy tim được. Theo kinh nghiệm thực tế Việt Nam, có thể phần nào dựa theo tuổi để tìm nguyên nhân suy tim. Ở tuổi trẻ, thanh thiếu niên bị suy tim phần nhiều do thấp khớp cấp, các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh. Ở người đứng tuổi, từ 40-45 trở lên, nên nghĩ đến các nguyên nhân tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim. Còn các nguyên nhân có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim và các bệnh toàn thân.

                Trong người thấy như thế nào thì nghĩ đến suy tim? Triệu chứng của suy tim là gì?

                Những triệu chứng này rất phong phú, nhưng không cái nào đặc hiệu cả.

                1. Khó thở là dấu hiệu quan trọng nhất.

                Khó thở ở đây có nghĩa là người bệnh phải khó nhọc hơn bình thường mới thở được. Có người dùng những từ khác chỉ triệu chứng khó thở như­ hụt hơi, ngắn hơi, thở gấp, tức thở. Người ngoài nhìn thấy cũng thấy bệnh nhân thở nhanh hơn, nông hơn và có vẻ khó nhọc hơn.

                Khi suy tim mới bắt đầu, chỉ khi nào hoạt động nặng, khi nào gắng sức mới khó thở vì thế gọi là khó thở gắng sức. Tất nhiên người bình thường cũng thấy khó thở khi làm nặng. Nhưng người suy tim dễ bị khó thở hơn nhiều. Dần dần suy tim càng nặng bao nhiêu thì người bệnh càng khó thở nhiều, thậm chí có người chỉ bư­ớc lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ không làm gì cả.

                Người bệnh nên chú ý nhận xét xem mình gắng sức đến mức nào thì bắt đầu khó thở, để đánh giá mức độ khó thở.

                Nên chú ý rằng "gắng sức", ở đây chỉ tính đến những gắng sức về thể lực như lên dốc, mang vác nặng, chạy, nhảy, đi ngược gió... Ðó là những gắng sức tiêu thụ nhiều oxy. Các gắng sức về trí óc nh­ư suy nghĩ tìm cách giải quyết một vấn đề gì, tập trung tư tưởng học tập, lo lắng vì kinh tế khó khăn, không đòi hỏi nhiều oxy nên cũng không gây khó thở và suy tim.

                Căn cứ vào mức độ khó thở, xảy ra khi gắng sức ít hay nhiều, ngày nay các nhà chuyên khoa Việt Nam cũng như trên thế giới chia ra 4 độ suy tim:

                Suy tim độ I: người bệnh chưa thấy triệu chứng gì của suy tim dù lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức, sinh hoạt hàng ngày vẫn bình thường. Có thể coi là suy tim tiềm tàng.

                Suy tim độ II: sinh hoạt hàng ngày đã bị ảnh hưởng nhẹ, nghỉ ngơi thì không có triệu chứng gì, nhưng hoạt động thường nhật đã thấy khó thở. Có thể gọi là suy tim nhẹ.

                Suy tim độ III: sinh hoạt bị ảnh hưởng mức độ trung bình, nghĩa là nghỉ ngơi vẫn không có triệu chứng gì, nhưng chỉ hoạt động nhẹ hơn thường nhật đã thấy khó thở rồi. Ðây là suy tim trung bình.

                Suy tim độ IV: sinh hoạt bị ảnh hưởng nhiều, cả khi nghỉ ngơi cũng thấy khó thở, chỉ làm được những việc nhẹ.

                Suy tim ở đây được coi là nặng. Ở các độ trung bình và nặng (độ III và IV) khi thở có khi xuất hiện cả khi nằm buộc bệnh nhân phải ngồi suốt đêm. Cũng nên hiểu qua tại sao suy tim lại làm bệnh nhân khó thở? Vì "bơm" tim bị yếu, không hút được máu từ phổi về nên phổi bị ứ huyết. Do đó phổi mất tính đàn hồi trở nên cứng đờ, các cơ thở phải mất nhiều công sức. Như vậy chúng vừa phải làm việc nhiều hơn, mà lại chỉ nhận được ít oxy hơn do suy tim, nên chóng mệt hơn.

                Triệu chứng khó thở này khá đặc trưng cho suy tim nhưng lại làm cho bệnh nhân và đôi khi cho cả thầy thuốc ít kinh nghiệm nữa, tưởng là bệnh phổi, và đi khám lao hoặc khám hen. Chúng tôi đã gặp nhiều bệnh nhân đã đi "vái tứ phương" nhất là phương Viện Lao và Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Dị ứng, cuối cùng mới đến "phương" đúng là Bệnh viện Ttim mạch.

                2. Các triệu chứng khác không quan trọng bằng, đó là:

                Ho, cũng vì máu ứ trong phổi. Ho khan hoặc ho ra máu, thường xuất hiện khi gắng sức. Phù, do máu ứ ở các tĩnh mạch xa tim không được "hút" về tim. Gan to, cũng do máu ứ ở gan. Ðái ít vì thận không được nhận đủ máu do tim suy.

                - Trống ngực vì tim suy hay đập nhanh.

                - Mệt mỏi, yếu cơ vì máu không đến đủ nuôi các cơ.

                3. Còn các triệu chứng không phải của suy tim là: ngất, đau ngực, ngủ mê, bóng đè... Những triệu chứng này có thể là của bệnh tim, nhưng không phải là suy tim.

                Những triệu chứng mô tả ở trên rất có giá trị làm ta nghĩ đến suy tim, nhưng để chẩn đoán suy tim thì chưa đủ. Bác sĩ còn phải khám thực thể, như quan sát vùng trước tim, nghe tim, nghe phổi, đo huyết áp... Sau đó, lại còn cần phải ghi điện tim (điện tâm đồ) và trong một số trường hợp còn phải chụp tim phổi (hình 2). Làm siêu âm tim, ghi điện tim gắng sức, xét nghiệm trong máu một số chất có liên quan đến tim như cholesterol, glucose... Những ca đặc biệt khó, phải dùng đến những thăm khán đặc biệt như chụp động mạch vành, chụp buồng tim, ghi điện đồ bó His... Với những khám nghiệm công phu, chuyên khoa cao như vậy, số trường hợp chẩn đoán không ra chỉ còn rất ít.

                Muốn đề phòng suy tim, cần phải ngăn chặn những bệnh gây suy tim đã.

                1. Ðề phòng các bệnh tim bẩm sinh, với trình độ khoa học hiện nay, vẫn còn rất khó. Người ta chỉ mới đề ra được một số biện pháp như khi có thai, nhất là trong 3 tháng đầu, phải tránh một số tác nhân có thể gây ra dị tật ở thai nhi như thuốc lá, rượu, một số virus như cúm, sởi... Cũng nên nhấn mạnh rằng nhiều thuốc có thể gây hại cho bào thai, từ các thuốc an thần như bacbituric, phenothiazin, đến các thuốc chữa 'khớp như indomethacin, chữa lao như isoniazid, có một số vitamim như vitamin A, vitamin D và cả một số kháng sinh nữa.

                2. Ðề phòng những bệnh van tim, cần làm sạch môi trường, nhà ở phải thoáng đãng, khô ráo, ít người ở chung. Khi trẻ bị viêm họng, cần đến bác sĩ xem có cần cho penicillin không? Sau đợt thấp khớp đầu tiên, dù có biến chứng tim hay không, cũng cần theo lời khuyên của bác sĩ về việc tiêm penicillin chậm mỗi tháng một lần cho đến khi trưởng thành hoặc lâu hơn. Và khi đã rõ bệnh van tim rồi, thì phải xem việc "can thiệp" như trong van, sửa van, thay van... đây là những kỹ thuật các thành phố lớn đã có thể làm được.

                3. Những bệnh cơ tim, bệnh màng ngoài tim, bệnh phổi mạn tính, hoặc nhiễm độc giáp, suy giáp, thiếu máu...đều phải được điều trị đến nơi đến chốn mới ngăn chặn được khỏi tiến triển đến suy tim.

                Nhưng nói chung, bàn đến phòng bệnh tim mạch là người ta bàn nhiều lá nhất đến các biện pháp đề phòng tăng huyết áp và các bệnh tim thiếu máu cục bộ cụ thể là đề phòng vữa xơ động mạch. Hiện nay sang thiên niên kỷ thứ ba, xơ vữa động mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới.

                Thống kê năm 1990 về tử vong cho thấy bệnh tim thiếu máu cục bộ đứng số 1 và tai biến mạch não số 2, cả hai đều do xơ vữa động mách; trong khi lao phổi đứng thứ 7, ung thư đường thở thứ 10 trong số 30 nhóm bệnh được khảo sát.

                Cũng thống kê trên dự kiến năm 2020; các bệnh nhiễm trùng sẽ giảm đi nhiều và các bệnh ung thư tăng lên nhiều, nhưng tim thiếu máu cục bộ và tai biến mạch não mà người ta gọi chung là bệnh tim mạch vẫn cứ giữ nguyên vị trí số 1 và số 2 như 30 năm trước? Cho nên đề phòng suy tim, điều chính yếu là đề phòng xơ vữa động mạch, kẻ gây ra cả bệnh tim thiếu máu cục bộ lẫn tai biến mạch não. Theo lời khuyên của Tổ chức y tế thế giới, đề phòng vữa xơ động mạch ở các nước đang phát triển như Việt Nam chẳng hạn, nên tập trung vào 4 nội dung giáo dục sức khỏe sau:

                Cải tiến cách ăn uống: bớt mỡ, bớt muối, bớt calo.

                2. Chống hút thuốc lá.

                3. Phòng và chữa tăng huyết áp.

                4. Tăng hoạt động thể lực và chứng béo.

                Tuy nhiên, cũng cần nói thêm về cách sống của người có bệnh tim, dù đã suy tim hay ch­ưa.

                1. Về hoạt động, nên tránh những công việc đòi hỏi nhiều công sức như gồng gánh, mang vác nặng, cuốc đất, lên gác cao... Những việc quá nặng như vậy bắt tim phải làm việc quá nhiều, quá tải và sẽ chóng bị suy hơn. Vì vậy, có khi người mắc bệnh tim phải đổi nghề, mặc dù tim chưa suy. Nếu cần làm, nên làm thong thả, và khi thấm mệt nên ngừng ngay. Chỉ trong suy tim cấp mới phải nằm nghỉ trên gi­ường.

                Tuy nhiên, nghỉ nhiều quá cũng không lợi cho tim và cho các cơ khác. Phải đi lại, làm việc nhẹ nhàng trong nhà hoặc ở cơ quan, tập thể dục nhẹ, giải trí điều độ. Như vậy có lợi cả cho tim mạch và cho thần kinh. Xin nhắc những phụ nữ có bệnh tim: dù tim chưa suy, cũng chỉ nên đẻ một lần, vì mỗi khi có thai hoặc đẻ, tim phải làm việc nhiều hơn và dễ suy hơn. Nên đẻ ở bệnh viện, có mặt bác sĩ theo dõi để xử trí nhanh chóng nếu có sự cố.

                Người suy tim độ I và độ II có thể đi máy bay được. Suy tim nặng hơn, độ III và độ IV bay dài quá ngồi lâu có thể viêm tĩnh mạch nên chú ý cử động chi dưới. Làm việc trí óc, trái lại, không có hại cho tim và người bị bệnh tim có thể lao động trí óc được. Chỉ nên làm điều độ, có giờ giấc, xen kẽ với nghỉ ngơi hợp lý.

                Còn một điểm hơi tế nhị, nhưng cũng cần nói, là hoạt động tình dục. Hoạt động tình dục thật ra chỉ tốn ít năng lượng và không làm tim quá tải đáng kể, cho nên "sinh hoạt" vợ chồng không cần 'kiêng". Tất nhiên phải có điều độ, tránh quá sức.

                Các vaccin nên dùng như ở người bình thường. Không nên vì bệnh tim mà miễn tiêm chủng, thí dụ vaccin chống viêm gan B.

                Trong sinh hoạt cũng như trong công việc, nên giữ bình tĩnh, lạc quan. Mọi xúc cảm mạnh, như cáu giận, buồn quá, vùi quá đều làm tim đập nhanh nghĩa là làm tim bị mệt.

                2. Về ăn uống, ngoài những điều đã nói ở trên cần nhấn mạnh thêm:

                a. Hạn chế ăn muối cần kỹ hơn. Bình thường người có bệnh tim ăn nửa muối, tức là 4 gam muối mỗi ngày, là được nhưng nếu chớm thấy có hiện tượng giữ nước như phù mặt buổi sáng phù mắt cá chân buổi chiều hoặc khi phải đứng lâu, bụng hơi to ra, cân lên quá nhanh, người thấy nặng nề, thì lo phải hạn chế hơn nữa, chỉ được 3 gam muối mỗi ngày. Ðối với phụ nữ, những ngày sắp có vẻ kinh nguyệt hay bị ứ nước, gây phù khó thở, hết kỳ kinh nguyệt lại trở lại bình thường. Những ngày ứ nước như­ vậy nên ăn nhạt hơn nữa.

                b. Nước uống cũng không được nhiều, không nên quá 1,5 lít mỗi ngày là vì uống nước nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tim, tim đã có bệnh lại bị quá tải, sẽ chóng bị suy hơn. Ðặc biệt nước nên uống từng lượng nhỏ, uống một hơi liền 1-2 cốc có thể suy đột ngột. Không nên theo một số người khuyên uống liền 1 -2 lít nước buổi sáng, rất nguy hiểm! Trường hợp ra mồ hôi, hoặc ỉa chảy, mất nước, có thể uống nhiều hơn, nhưng cũng phải uống từng ngụm nhỏ. Truyền dịch cũng cần cân nhắc, cần lắm mới nên truyền vì tăng gánh nặng cho tim.

                c. Chú ý những thức ăn có nhiều kali, như rau xanh, trái cây, nước luộc rau có thể dùng thay nước uống trong ngày. Cơ thể đủ ka li, tim làm việc tốt hơn.

                d. Ăn đúng mức, đừng để bị béo phì. Cơ thể quá nặng, tim phục vụ khó khăn hơn. Người hơi gầy một chút, có thể tránh được suy tim. Tất nhiên cũng không nên gây quá. Những thức ăn có nhiều cao như đường, gạo, mở, các quả ngọt nhiều... đều phải hạn chế. Nên cân luôn, nếu lên cân quá, phải ăn rút đi nhưng vẫn phải đủ chất bổ theo nhu cầu của cơ thể. Còn nếu lên cân quá nhanh, 1-2 ngày mà tăng quá 2 kg thì tức là ứ nước phải tăng liều thuốc lợi tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ.

                3. Nhiều bệnh khi xảy ra ở người có bệnh tim mạch, có thể đẩy nhanh đến suy tim. Rõ nhất là các bệnh gây thiếu máu (chảy máu trĩ, rong kinh, chảy máu dạ dày), rồi đến các bệnh tuyến giáp (cường giáp, còn gọi là bệnh bướu cổ lồi mắt; suy giáp..), các bệnh nhiễm trùng (thương hàn, bạch hầu, cúm). Phải đề phòng những bệnh đó, và nếu có phải điều trị cho tốt.

                4. Một số thuốc có thể gây suy tim ở những người có bệnh tim mạch, khi dùng phải thận trọng, theo đơn và có sự theo dõi của thầy thuốc. Ðó là một số thuốc chẹn calci (verapamil, diltiazen...); nhiều thuốc chống loạn nhịp (quinidin, và nhất là những thuốc không biết rõ thì không nên dùng, dù là thuốc Tây hay thuốc Ðông. Những thuốc làm tim đập nhanh quá cũng cần thận trọng khi dùng như cafein, ephedrin...

                5. Theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc về sinh hoạt và thuốc men. Các thuốc dùng trong bệnh tim, nhất là thuốc chữa suy tim, đều tương đối độc và khó đùng. Sai một ly đi một dặm, tuyệt đối không được nghe ai, kể cả bệnh nhân cũ "có kinh nghiệm", người nhà, đơn thuốc kèm lọ thuốc, cán bộ y tế, và cả các bác sĩ khác nữa.

                Xin tóm tắt ba điều thực tế cần nhớ:

                1. Suy tim có nhiều nguyên nhân, kể cả bệnh tim mạch lẫn một số bệnh ngoài tim.

                2. Nên nghĩ đến suy tim khi thấy khó thở, phải đến bác sĩ làm các thăm khám cần thiết và xét biện pháp điều trị như thuốc men, can thiệp hay phẫu thuật.

                3. Phòng bệnh suy tim chủ yếu là ngăn chặn vữa xơ động mạch bằng cải tiến cách ăn, bỏ thuốc lá, phòng và chữa tăng huyết áp, hoạt động thể lực nhiều và chống béo.
                #8
                  Asin 16.04.2005 16:11:01 (permalink)
                  BỆNH THẤP TIM TRẺ EM


                  Bệnh thấp tim trẻ em biểu hiện như thế nào?

                  Bệnh thấp (thấp khớp và thấp tim) với những di chứng nặng nề vẫn còn là một mối đe dọa đối với trẻ em. Ðặc điểm của bệnh là xuất hiện sớm chủ yếu ở lứa tuổi học đường, dễ gây thương tổn vào tim ngay ở lứa tuổi này và để lại hậu quả tai hại về sau. Bệnh hay tái phát, dai dẳng và khi đã thành di chứng thì sẽ khó có khả năng hồi phục.

                  Người ta ước tính ở Hoa Kỳ chẳng hạn có tới 10 vạn trường hợp thấp khớp và thấp tim mới được phát hiện hàng năm: Tỷ lệ mắc bệnh thấp tim ở lứa tuổi học sinh lên từ 7 đến 16 phần vạn, nhưng ở sinh viên tỷ lệ này lên tới 60 đến 90 phần vạn. Ở Việt Nam, một số công trình điều tra cho hay tỷ lệ mắc bệnh thấp tim trong lứa tuổi học sinh lên tới gần 30 phần vạn. Tuổi mắc bệnh phổ biến là 7 - 15 tuổi. Thống kê tuổi mắc bệnh trên 883 em mắc bệnh thấp (trong 10 năm 1969-1978, tại Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em) cho thấy: dưới 3 tuổi không có trường hợp nào, 4-6 tuổi: 7%; 7-12 tuổi: 52%; 13-15 tuổi: 41%.

                  Các triệu chứng thấp khớp

                  Chừng 80% số trẻ em mắc bệnh thấp có biểu hiện ở khớp, nhưng thấp khớp đơn thuần chỉ chiếm chừng 1/3. Số còn lại đồng thời tim và khớp cùng bị thương tổn.

                  Ðau khớp là triệu chứng thường có, nhưng đau đơn thuần chỉ chiếm chừng 35% đau và sưng 48%, đau sưng và nóng 18%, rất ít khi vừa đau sưng, nóng và đỏ.

                  Trong thời gian đau, cử động của trẻ thường bị hạn chế, có khi trẻ phải nằm liệt giường.

                  Về vị trí khớp tổn thương, hầu như tất cả các khớp đều bị thương tổn, kể cả khớp háng mà trước ít được nói đến. Các khớp khi dưới thường gặp hơn các khớp chi trên, khớp lớn hay gặp hơn khớp nhỏ, khớp gối chiếm tỷ lệ cao nhất (chừng 40% tổng số).

                  Khớp cột sống hiếm bị thương tổn nhưng vẫn có. Các khớp nhỏ (ngón tay, ngón chân) rất ít gặp, và đó là một trong những đặc điểm phân biệt với bệnh viêm khớp mạn tính.

                  Một đặc điểm nữa khá quan trọng là đau nhiều khớp di chuyển. Chừng 2/3 số trường hợp đau từ hai khớp trở lên, trong số này 20% đau 3 khớp, 8% đau 4 khớp lần lượt xuất hiện trong) cùng một đợt.

                  Sốt là một triệu chứng thường gặp và là biểu hiện của một trạng thái nhiễm khuẩn cấp tính. Nhiệt độ trung bình là 38° - 38,5°C. Thời gian sốt khoảng trên dưới một tuần. Nếu sốt cao hơn hoặc kéo dài hơn mặc dầu đã được điều trị, thì nên dè chừng có khả năng biến chứng vào tim.

                  Tính tái phát của tổn thương khớp

                  Ðây là một đặc tính kinh điển của bệnh thấp. Ít ra cũng có khoảng 60% số trường hợp tái phát nhiều đợt, có khi tới 4-5 đợt. Ðiều quan trọng cần chú ý là những đợt sau dễ có khả năng gây thương tổn các màng tim. Có chừng 70% số trường hợp thấp tim xuất hiện vào đợt thấp khớp tái phát lần thứ hai trở đi.

                  Khoảng thời gian hai đợt tái phát có khi khá lâu, song chủ yếu trong 2 năm đầu (chừng 3/4 số trường hợp) và hơn 1/2 tái phát trong vòng 2-3 năm đầu. Do vậy, nếu quản lý tốt trong vòng 2-3 năm đầu kể từ lần đầu tiên phát bệnh thì chắc chắn sẽ ngăn chặn được phần lớn các biến chứng tai hại vào tim.

                  Những dấu hiệu thấp tim

                  Thấp tim tiến triển là biểu hiện của bệnh thấp đang tiến triển vào các màng tim. Ðiều đáng chú ý là chừng 30-40% số trường hợp thấp tim tiến triển xuất hiện ngay trong đợt đầu của thấp khớp cấp và thường biểu hiện nội trong tuần lễ đầu của bệnh.

                  Ðáng lo ngại hơn nữa là chừng 10% đã có biểu hiện ngay ở tim mặc dầu chưa thấy có biểu hiện ở khớp. Những hiện tượng này càng làm nổi bật tính chất nguy hiểm của bệnh thấp đối với lứa tuổi trẻ.

                  Người ta thường nói "bệnh thấp liếm khớp và cắn tim". Câu nói đó hàm ý là bệnh thấp mặc dầu thường gây tổn thương khớp có khi tái phát nhiều đợt, song những thương tổn ấy chỉ nhất thời không để lại di chứng ở đó. Ngược lại, khi tổn thương lan tới các màng tim thì tim bị "cắn" nghĩa là không hồi phục và sẽ để lại di chứng thành các tật của van tim. Ðây chính là nguy cơ đáng lo ngại nhất của bệnh thấp. Trong thấp tim tiến triển, cả ba màng tim đều có thể bị tổn thương, hoặc đơn độc hoặc phối hợp hai hay cả ba cùng một lúc. Song chủ yếu cơ tim và màng trong tim (nội tâm mạc) thường bị tổn thương nhiều nhất.

                  Biểu hiện thông thường của viêm cơ tim đo thấp là nhịp nhanh quá so với nhiệt độ (từ 10% trở lên) ngay cả lúc đang ngủ và khi hết sốt rồi vẫn còn nhanh. Bác sĩ nghe tim có thể có nhịp ngoại tâm thu hay tiếng ngựa phi (nếu cơ tim bắt đầu suy). Nếu có điều kiện ghi điện tâm đồ sẽ phát hiện được những hiện tượng rối loạn do luồng dẫn truyền từ tâm nhĩ tới tâm thất bị cản trở. Những triệu trứng viêm cơ tim đôi khi khó phát hiện, nên đứa trẻ phải được khám kỹ, nghe tim nhiều lần, ở nhiều tư thế mới thấy. Nếu được thầy thuốc chuyên khoa tim mạch thăm khám thì đỡ bị bỏ sót hơn.

                  Viêm cơ tim do thấp thường xuất hiện cùng với tổn thương các màng tim khác (màng trong tim và màng ngoài tim) đôi khi diễn ra trong một tình trạng rất nguy kịch là sốt cao, xanh tái, khó thở, tim đập rất nhanh, loạn nhịp. Người ta gọi đó là viêm tim ác tính hay viêm tim toàn bộ, rất dễ đưa tới tử vong.

                  Viêm màng trong tim do thấp (viêm nội tâm mạc) rất thường gặp, có thể chiếm tới 90% các trường hợp thấp tim. Nên rất dễ hiểu là bệnh thấp đã để lại nhiều di chứng ở van tim là bộ phận quan trọng nhất của màng trong tim. Thương tổn phổ biến nhất là hở và hẹp van hai lá, tiếp đến là van động mạch chủ. Một thống kê lớn trên gần 1.000 bệnh nhi mắc bệnh thấp (Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em 1979 - 1978) cho thấy các bệnh van tim như sau:

                  - Hở van hai lá đơn thuần: 39%

                  - Hở + hẹp van hai lá: 19%

                  - Hở van động mạch chủ: 8%

                  - Bệnh van hai lá + hở van động mạch chủ: 7%

                  Ðặc điểm của viêm màng trong tim do thấp là diễn biến nhiều đợt, từ giai đoạn cấp tính ban đầu rồi âm thầm tiến triển mãi cho đến khi các mô van tim (hẹp, hở van tim) trở thành xơ cứng. Nếu phát hiện sớm ngay trong đợt đầu, điều trị kịp thời và đúng đắn sẽ có nhiều khả năng ngăn chặn được những di chứng tai hại đó. Triệu chứng chủ yếu của viêm màng trong tim là tiếng thổi (một tiếng tim bất thường) nghe thấy ở mỏm hay vùng đáy tim, lúc đầu nhẹ, khó thấy, nhưng sau đó sẽ rõ dần.

                  Những công trình tổng kết trên lâm sàng cho thấy một em bé (tuổi từ 4 đến 15) đau khớp, nếu sốt cao (từ 38°C trở lên), số bạch cầu trong máu ngoại vi tăng lên 10.000/mm3, và tốc độ lắng hồng cầu nhanh, thì rất nhiều khả năng đang tiến triển vào tim. Nếu là đau khớp tái phát đợt hai trở đi thì khả năng đó càng dễ xuất hiện.

                  Có thể ngăn chặn được bệnh thấp không?

                  Trong lĩnh vực nhi khoa, việc giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết trong bệnh thấp tim trong vài thập kỷ gần đây tại các nước phát triển là một trong những bằng chứng hùng hồn nhất nói lên hiệu quả của y học dự phòng. Cho đến nay, người ta đã đi tới xác định được các biện pháp chắc chắn phòng ngừa bệnh thấp.

                  Tiếp tục dùng liệu pháp kháng sinh để dự phòng cho những trẻ có tiền sử chắc chắn mắc bệnh thấp hay có những bằng chứng rõ ràng của bệnh thấp tim.

                  Người ta thường dùng penicillin (một loại penicillin trong dung dịch dầu có tác dụng kéo dài), tiêm bắp tốtt hơn là cho uống. Dùng thuốc uống có nhược điểm là tùy thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của đứa trẻ và khả năng hấp thụ của nó.

                  Chỉ nên cho uống để dự phòng cho những trẻ đáng tin cậy, không có bệnh tim hoặc có bệnh tim không đáng kể và đã không có một đợt thấp tái phát nào. Việc cho uống thuốc để dự phòng không được gián đoạn trong suốt thời kỳ thiếu niên trừ phi chẩn đoán ban đầu không chắc chắn, kể cả người trưởng thành trẻ tuổi cũng phải tiếp tục dự phòng, nhất là trong điều kiện phải tiếp xúc với những ổ nhiễm liên cầu như đang phục vụ trong quân đội hay phải gần gũi với trẻ em (là bố mẹ, là người giữ trẻ hay thầy giáo). Những người lớn nhiều tuổi hơn mà đợt thấp khớp đầu tiên đã xảy ra nhiều năm trước đây, nhất là những người không có bệnh tim và tiếp xúc không đáng kể với ổ nhiễm liên cầu thì tương đối ít có nguy cơ hơn, song hiện nay chưa có đủ bằng chứng dứt khoát khẳng định nguy cơ tái phát hiện thấp nếu gián đoạn việc dùng thuốc dự phòng ở những người đó.

                  Việc ngăn ngừa các đợt thấp khớp cấp đầu tiên còn khó khăn hơn là việc ngăn ngừa những đợt tái phát là vì khó nhận biết và xác định được nhiễm liên cầu và đảm bảo chắc chắn là đã được điều trị thỏa đáng. Việc nuôi cấy dịch ở họng, nếu lấy bệnh phẩm và tiến hành đúng kỹ thuật sẽ giúp xác định được những người nào mang mầm bệnh loại liên cầu tan huyết nhóm A. Ðây là một vấn đề hệ trọng là vì tỷ lệ người lành mang liên cầu khuẩn trong lứa tuổi học sinh thường từ 20-25% về mùa đông và mùa xuân đôi khi có thể còn cao hơn. Song nguy cơ mắc bệnh thấp có thể ít hơn ở những trẻ đó, trừ phi chúng có dấu hiệu thực thể rõ ràng của viêm họng hay viêm amiđan.

                  Tiệt trừ nhiễm liên cầu là điều mấu chốt, đảm bảo thắng lợi cho việc phòng ngừa bệnh thấp. Những bệnh nhân có ổ bệnh là nơi ẩn náu của liên cầu khuẩn (nhóm A), sau khi điều trị bằng thuốc uống rồi phải được tiêm nhắc lại bằng penicillin benzathin.

                  Kinh nghiệm cho thấy nếu thăm khám người trong gia đình có tiếp xúc sẽ có thể phát hiện chừng 1/4 số người có triệu chứng nhiễm liên cầu. Nên tiến hành điều trị cho những người này hoặc cho những người tuy không có triệu chứng nhưng thấy có một lượng lớn vi khuẩn đó trong họng. Nếu có hiện tượng nhiễm liên cầu khuẩn liên tiếp trong một gia đình thì nên đặt ra việc điều trị cho hết thảy mọi thành viên trong gia đình đó.

                  Hướng dẫn dùng liệu pháp kháng sinh dự phòng bệnh thấp tim.
                  Dự phòng tiên phát trong dân số trẻ em (chừng 0 đến 5 trường hợp trong 100 trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp do liên cầu): tiêm bắp, liều duy nhất penicillin benzathin (trẻ dưới 10 tuổi: 600.000 đơn vị, trên 10 tuổi: 900.000 đơn vị, người lớn: 1.200.000 đơn vị); hoặc uống

                  penicillin: mỗi lần 200.000 đến 250.000 đơn vị, uống 3 hay 4 lần trong ngày, uống 10 ngày liền; nếu bệnh nhi có phản ứng với penicillin thì cho uống erythromycin: 45mg/kg thể trọng trong một ngày, trẻ lớn và người lớn có thể tới 1g/ngày liền trong 10 ngày.

                  Không dùng sulfamid hay tetraxyclin.

                  Dự phòng thứ phát là nhằm dự phòng sự cư trú hoặc nhiễm trùng liên cầu huyết tán beta nhóm A tại đường hô hấp trên ở những người trước đây đã có một đợt thấp tim cấp diễn. Những trẻ đã dùng kháng sinh liên tục và không có các bệnh nhiễm trùng liên cầu nhóm A thì thường không có các đợt thấp tim tái phát. Phương pháp được khuyến nghị dự phòng thứ phát là đều kỳ hàng tháng (hoặc 3-4 tuần) tiêm bắp benzathin penicillin G, hoặc hằng ngày uống sulfadiazin (ngày một lần 500 mg nếu thể trọng dưới 27kg; 1g nếu tăng hơn), hoặc uống erythromycin (250 mg x 2 lần trong ngày) nếu là trẻ có phản ứng cả với penicillin lẫn sulfadiazin).

                  Mặc dầu sulfadiazin hoặc các dạng sulfa khác thường không được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng do liên cầu nhóm A (vì lý do phần lớn các vi khuẩn này kháng lại), song sulfadiazin vẫn có hiệu quả dự phòng sự cư trú của vi khuẩn tại đường hô hấp trên là dễ được chấp nhận trong dự phòng thứ phát này.

                  Thực ra tiêm penicillin benzathin thì đáng tin cậy hơn so với uống. Vậy nên những trẻ có nguy cơ cao tái phát thấp tim thì nên được tiêm penicillin benzathin (với liều lượng nói trên).

                  Thời gian cần thiết tiêm penicillin để dự phòng tái phát thấp tim hiện vẫn còn tranh cãi. Song, những đợt thấp tim tái phát ít khi xảy ra dưới 5 năm sau đợt gần nhất, nên một số nhà lâm sàng cho rằng không nhất thiết phải phòng tái phát quá 5 năm sau đợt gần nhất hoặc chỉ phòng cho đến năm 21 tuổi là đủ. Một số khác lại khuyên, đối với những người đã mắc bệnh thấp tim nghiêm trọng hoặc có nhiều nguy cơ lại tiếp xúc với nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu nhóm (ví dụ: nhân viên y tế các thầy cô giáo những người sống trong điều kiện đông đúc) thì nên tiếp tục dự phòng trong 10 năm, nhất là những người đã có di chứng ở van tim thì nên tiêm dự phòng tới tuổi 40, hoặc thậm chí suốt cả đời.

                  Hiện nay chưa có sẵn vaccin chống liên cầu. Các thầy thuốc và Ngành Y tế vẫn cần dựa vào việc chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu nhóm A nhằm tránh nhiễm trùng tái phát ở những người đã mắc bệnh thấp tim và nhất là ngăn ngừa những di chứng hoặc biến chứng tai hại của bệnh thấp tim.
                  #9
                    Asin 20.04.2005 19:03:52 (permalink)
                    Lời khuyên thứ nhất: Bỏ thuốc lá

                    Ai cũng biết rằng thuốc lá tai hại về nhiều mặt. Ở các nước công nghiệp, thuốc lá là nguyên nhân chính của nhiều bệnh có thể phòng ngừa được, mất khả năng lao động, chết yểu. Theo thống kê ở nhiều nước trên thế giới, đàn ông hút thuốc có tỷ lệ tử vong cao hơn người không hút đến 70%.

                    Các chuyên gia tim mạch của TCYTTG đều nhất chí coi bỏ thuốc lá là biện pháp quan trọng nhất để chống bệnh tăng huyết áp.

                    Chình vì nhận thức được điều đó, mà ở các nước phát triển, người ta đã vận động nhân dân bỏ hút thuốc lá.

                    Một điều nghịch lý là ở các nước tư bản giàu có thì lượng thuốc lá sản xuất ngày càng tăng, trong khi đó tiêu thụ thuốc lá lại ngày càng giảm. Số thuốc lá tiêu thụ ở Mỹ đã giảm 42% năm 1999 so với năm 1980. Rõ ràng là họ đã xuất khẩu thuốc lá bằng nhiều con đường sang các nước ở thế giới thứ ba, mỗi năm chi phí cho quảng cáo thuốc lá đạt tới con số khổng lồ là 7 tỷ đô la.

                    Người ta nhận thấy rằng song song với sự giảm tiêu thụ thuốc lá, từ 1963 đến nay tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch cũng giảm nhiều.

                    Tại sao hệ tim mạch lại gách chịu tai hoạ của thuốc lá nặng nề như vậy?

                    Khói thuốc lá gồm rất nhiều chất khác nhau, người ta tim đến 4000 chất. Nhưng những chất chính tai hại nhất là nicôtin, oxyt cacbon và các chất gây ung thư.

                    1. Nicôtin: Là một chất độc cực mạnh. Đối với người lớn chỉ cần uống 50 mg nicôtin nguyên chất là đủ chết. Mỗi điếu thuốc lá có khoảng 25 mg nicôtin. Tuy cơ thể chỉ hấp thụ được một phần nhỏ, Song cũng đủ để gây ra những biến chứng như tăng huyết áp cả tâm thu lẫn tâm trương, dễ đưa đến tăng huyết áp ác tính; làm tim đập nhanh hơn và mạnh hơn, khiến cơ tim đòi hỏi nhiều oxy hơn, kích thích cơ tim phát ra ngoại tâm thu các kiểu, giảm lượng nước tiểu, co mạch đưa đến vữa xơ động mạch, tác động mạch và rối loạn tuần hoàn.

                    Chính nicôtin là thủ phạm làm con người trở thành nghiện hút thuốc lá.

                    2. Oxyt cacbon (CO): Cũng là một khí độc. Khi nó thâm nhập vào máu, hemoglobin giảm khả năng chuyên chở oxy đến các tế bào của tất cả các cơ quan trong cơ thể người, do đó các tế bào "đói" oxy và làm việc kém đi. Đặc biệt ảnh hưởng xấu đến hoạt động của não bộ làm cho người ta nhức đầu, chóng mặt, hay quyên... Tim cũng vì thiếu oxy mà chóng bị suy và loạn nhịp.

                    3. Những chất gây ung thư: Có nhiều trong thuốc lá là hydro cabua thơm, các amin thơm và các nitrosamin. Vì những chất đó, khói thuốc lá gây ra nhiều loại ung thư, hàng đầu là ung thư phổi (thuốc lá gây 8% chết do ung thư phổi). So với người không hút thuốc, người hút một gói/một ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi gấp mười lần và hút hai gói/một ngày thì tăng gấp hai nhăm lần.

                    Ngoài ung thư phổi, thuốc lá còn gây ung thư ở nhiều nơi khác trong cơ thể như thanh quản, miệng, thực quản, bàng quang, thận, tuỵ, dạ dày và cổ tử cung...

                    Ở đây còn chưa đề cập đến những bệnh khác do thuốc lá gây ra như ho, đờm, viêm phế quản mạn, giãn phổi, nhiễm khuẩn ho hấp, loét dạ dày, tá tràng .v.v...

                    Phụ nữ hút thuốc lá còn dễ bị sẩy thai, tử vong thai nhi. Đứa trẻ có mẹ hút thuốc lá cũng chậm lớn và chậm phát triển trí khôn.

                    Người ta đã kể ra 25 bệnh có liên quan đến thuốc lá và Tổ chức Y tế Thế giới cho biết mỗi năm có khoảng 11.000 người chết do "tội" của thuốc lá.

                    Thuốc lá không những có hại cho bản thân người hút mà còn gây hại cho cả gia đình, bạn bè và những người xung quanh vì ô nhiễm môi trường.

                    Hiện nay, các hãng hàng không trên thế giới đều cấm hút thuốc lá trong khi bay. Vào một toa tầu, hoặc một tiệm ăn ở nước ngoài, phải chú ý đến biển đề dành cho người hút thuốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Ở trong một phòng có khói thuốc lá cũng bị hại sức khoẻ như chính mình hút thuốc lá. Ngày chống thuốc lá toàn thế giới ngày 31-5-2000 vừa qua là một dịp để nhắc lại và nhấn mạnh đến các tai hại của thuốc lá, cũng như phong trào chống hút thuốc lá đang lên mạnh ở tất cả các quốc gia.

                    Nên nhớ rằng các loại thuốc lá đều có hại cả dù đó là loại "ít nicotin" do có đầu lọc. Hút "píp" hoặc "xì gà" có đỡ hại hơn chút ít. Thuốc lào cũng có hại như thuốc lá.

                    Như vậy, hỏi bạn còn đợi gì mà không chào vĩnh biệt thuốc lá? Sau khi bỏ hút thuốc một năm, tỷ lệ tử vong giảm dần và sau mười năm trở lên, tử vong giảm được 2/3 đối với người nghiện hút trên 20 điếu/ngày. Với người hút ít hơn, sức khoẻ trở nên tốt như người không hút.

                    Có nhiều phương pháp bỏ thuốc lá: Dùng thuốc, châm cứu, thôi miên hoặc luyện tập.v.v... Mỗi phương pháp đều có kết quả tốt, nhưng quan trọng nhất vẫn là quyết tâm. Nhiều người nghiện rất nặng có thể cai thuốc lá chỉ bằng quyết tâm mà không cần một thứ thuốc men nào cả.

                    Nhân đây cũng xin biện hộ cho một số chất vẫn bị người ta lên án là chất "kích thích". Các nhà khoa học hiện nay đều thấy rằng: Trà uống tốt, hoàn toàn không phải kiêng, trừ một số người uống trà đặc bị mất ngủ. Cà phê dùng ít, từ 3 chén trở xuống cũng không có hại gì, ớt, hạt tiêu và các gia vị khác cũng không cần kiêng

                    Lời khuyên thứ hai: Chống béo

                    Béo rất có hại cho tim mạch vì hay đưa đến tăng huyết áp và vữa xơ động mạch, cuối cùng rút ngắn tuổi thọ rõ rệt.

                    Ở những người tăng huyết áp béo, chỉ cần giảm đi 5 kilogam là huyết áp đã tiến bộ nhiều rồi. Đồng thời còn có nhiều lợi khác như đỡ đái tháo đường, hạ lipid máu, tim nhỏ lại...

                    Muốn giảm cân nặng, cần chú ý bớt những thức ăn cung cấp nhiều calo như gạo (350 calo trong 100g), đường (400 calo trong 100g), bánh mỳ, mì sợi, các loại đỗ, lạc, mỡ. Thịt nạc không cho nhiều calo lắm, mỗi lạng thịt nạc chỉ cho dưới 100 calo, chưa bằng 1/3 gạo, tương đương với số calo của khoai lang nên không cần kiêng lắm. Rượu cũng cung cấp nhiều calo, cụ thể là những người nghiện bia hay bị "to bụng".

                    Ở gia đình, chúng ta không có điều kiện cân đong để tính calo cho từng bữa ăn! Nhưng bạn có thể theo dõi cân nặng để biết ta ăn đủ hay thừa. Nếu đang béo mà cân giảm đi, là ăn đúng mức, nên tiếp tục như vậy cho đến khi đạt mức cân vừa. Nhưng nếu cân vãn giữ nguyên hoặc tăng lên là ăn vẫn còn nhiều quá, cần giảm hơn nữa cơm, đường, sữa.v.v...

                    Tất nhiên phải xem cân tăng có phải do phù không? Trường hợp này lại là chuyện khác.

                    Chú ý lần nào cân cũng dùng đúng cân ấy, vào giờ ấy. Nếu hạn chế ăn mà thấy đói ta có thể thay những thức ăn nhiều calo bằng những thức ăn ít calo hơn như: Thay gạo, đường bằng khoai lang, khoai sọ, khoai tây, sắn. Ăn thêm rau vì các loại rau kể cả măng, cà, bí, mướp, xu hào, xu xu, dưa chuột đều rất ít calo; tất cả các trái cây đều ít calo, kể cả những quả ngọt như chuối (một lạng chuối chỉ có 100 calo).

                    Nên nhớ rằng, tăng hoạt động thể lực, thể dục, thể thao cũng làm giảm số mỡ thừa; nhưng nếu ăn uống vẫn nhiều thì không thể nào giảm cân được

                    #10
                      Asin 20.04.2005 19:05:23 (permalink)
                      Lời khuyên thứ ba: Giảm uống rượu

                      Rượu là đồ uống rất phổ biến, hầu hết tất cả mọi người, kể cả phụ nữ, đều biết uống rượu. Nhưng ai cũng biết rượu cũng là một chất độc nguy hiểm, gây nhiều tai hại cho cá nhân, gia đình và xã hội. Tú Xương có lý phần nào khi coi rượu là một trong "Ba cái lăng nhăng nó hại ta!".

                      Cái hại ngay tức khắc của rượu thể hiện rõ nhất trong những bữa liên hoan, người ta ép nhau khích nhau "do trăm phần trăm". Sau những bữa nhậu như vậy, cảnh sát giao thông cũng như cảnh sát khu vực là những người thấy rõ cái hại hơn ai hết: Tai nạn xe cộ, cãi nhau, đánh nhau tăng nhiều. Có những thanh niên đua nhau uống cho đến nôn mửa ra đầy nhà, mê man bất tỉnh đưa vào bệnh viện cũng không cứu được...

                      Huyết áp tăng vọt, tai biến mạch não, suy tim cấp, loạn nhịp tim là những hậu quả "nhỡn tiền" của ngộ độc rượu cấp.

                      Về lâu dài, tội của rượu cũng rất lớn. Uống nhiều rượu, hay gây tăng huyết áp, càng uống nhiều huyết áp càng cao. Vùng nào tiêu thụ nhiều rượu, nơi đó nhiều người bị tăng huyết áp. Cai được rượu, huyết áp có thể trở về bình thường trong những trường hợp này. Rượu uống nhiều còn làm mất hiệu quả những thuốc chữa tăng huyết áp. Nghiện rượu còn hay đưa đến các bệnh cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim nữa.

                      Đấy là mới chỉ kể những tội về tim mạch. Có thể nói cơ quan nào trong người cũng "bị" với rượu: Gan bị xơ, khớp bị sưng, thần kinh bị rối loạn các kiểu, ống tiêu hoá và tuỵ bị viêm, tinh hoàn bị teo, ung thư xuất hiện và ngay cả đến thai trong bụng mẹ cũng kém phát triển vì rượu.

                      Nhưng tại sao rượu chỉ cần "giảm" trong khi thuốc lá lại phải "bỏ". Vì công bằng mà nói, rượu còn ít tai hại cho sức khoẻ hơn thuốc lá. Nếu uống rượu ít, đúng mức thì không những "đời thêm tươi" (nam vô cửu như cờ vô phong) mà còn giảm được chút ít nguy cơ nhồi máu cơ tim, và nguy cơ tử vong do tim mạch.

                      Đến đây, chắc ai cũng muốn hỏi: Uống rượu bao nhiêu là "đúng mức", là có lợi cho sức khoẻ? Người ta đã thấy rằng nếu tính ra ethanol tức rượu nguyên chất 100% thì mỗi ngày không nên uống quá 20 mililit, phụ nữ thì không được quá 10 mililit. Các rượu trên thị trường đều có ghi độ cồn, nên ta tính ra lượng được phép uống không khó. Vang 10 độ "được phép" uống 200 mililit (gần một lon), nhưng bia 5 độ được phép uống 400 mililit (hơn một lon), rượu quê khoảng 30 độ chỉ nên uống dưới 60 mililit (một chén nhỏ), các rượu nặng hơn 35 - 40 độ chỉ được dùng 50 - 60 mililit. Rượu lúa mới 45 độ chỉ được uống dưới 50 mililit. Nên nhớ rằng đây là tính cho mỗi ngày chứ không phải một bữa!

                      Con người đã có huyết áp cao rồi thì nên kiêng rượu hẳn, vì lợi bất cập hại. Có "bị" chiêu đãi, mời tiệc ở các vùng hay rượu như miền núi hoặc đồng bằng sông Cửu Long, thì nên chìa y bạ có chẩn đoán tăng huyết áp, để các bạn nhiệt tình "tha cho" đừng ép!

                      Còn một điều nữa cần nói về rượu: Đó là các loại rượu vẫn được coi là "bổ": Rượu ngâm bàn tay gấu, ngâm bao tử dê, ngâm chân sâm cầm, ngâm cá ngựa, bìm bịp.v.v...Sang hơn nữa là các loại rượu mật gấu, rượu hổ cốt, rượu sâm nhung, rượu rắn... Bổ hay không thì chưa thể trả lời được, nhưng hại cho huyết áp, cho gan và cho... túi tiền thì là cái chắc!

                      Lời khuyên thứ tư: Giảm nửa muối ăn

                      Muốn sống được, cơ thể con người ta cần có muối, nhưng ăn nhiều muối quá sẽ làm ứ nước trong cơ thể, khối lượng máu do đó sẽ tăng lên và huyết áp cao lên .

                      Mỗi ngày ba bữa ăn thông thường ở gia đình chúng ta chứa trung bình khoảng 8 đến 10 gam muối ăn (natriclorid), như vậy là quá nhiều, trong khi nhu cầu cơ thể chỉ cần khoảng1/4 đến 1/5 số lượng đó (1,5 đến 2g).

                      Điều tra khẩu phần ăn trong nhân dân từng vùng, các nhà nghiên cứu thấy rằng vùng nào ăn nhiều muối thì tỉ lệ tăng huyết áp càng cao. Ở Nhật, sau khi vận động nhân dân ăn ít muối, chảy máu não giảm 40%, tắc mạch não giảm 24,6%. Ở Việt nam, Viện dinh dưỡng cũng thấy mối liên quan như vậy. Nghệ An là nơi nhân dân hay ăn mặn, mỗi ngày trung bình 13,9g muối, thì tỉ lệ tăng huyết áp là 17,9%, còn dân Hà Nội ăn nhạt hơn, chỉ có 10,5g muối thì chỉ có 10,6% bị tăng huyết áp.

                      Đề phòng và chữa bệnh tăng huyết áp, phải giảm đi một nửa lượng muối ăn, (còn 4-5 gam). nhiều nghiên cứu cho biết chỉ cần giảm muối ăn từ 10g xuống 5g tức giảm một nửa, đã có thể giảm huyết áp tâm thu được 4-6 milimet thủy ngân. Thực hiện điều này không khó, chỉ cần các bà nội trợ khi nấu ăn, đáng cho hai dúm muối thì cho một. Tất nhiên là trong bữa ăn không được chấm thêm muối và các loại nước chấm khác như nước mắm, xì dầu. v.v... Các thức ăn làm sẵn thường có nhiều muối, không nên ăn nhiều.: Phở và các loại xúp, bún bán ở các nhà hàng, các đồ hộp, xúc xích, lạp sường, giò, chả... Bữa ăn gia đình cũng giảm bớt những thức ăn quá nhiều natri như các loại mắm tôm hoặc tép, các loại dưa có nhiều muối. Một số thuốc có chứa natri cúng cần chú ý khi sử dụng như: Natri bicarbonat chữa dạ dày, natri benzoat chữa ho.

                      Mì chính là natri glutama cũng không nên dùng nhiều vì ngoài natri ra, mì chính còn nhiều tác hại khác. Một số thức ăn khác chứa nhiều natri như: gan, tôm, phomát, bánh mì cần hạn chế. Nước khoáng thiên nhiên cũng chứa khá nhiều natri, bệnh nhân tăng huyết áp nên chú ý.

                      Tuy nhiên, cũng có hai trường hợp huyết áp cao mà lại không nên ăn hạn chế muối: một là tăng huyết áp ở nhười có thai, hai là tăng huyết áp ở tuyến thượng thận. Các loại rau quả đều có rất ít natri nên có thể ăn thoải mái. Chúng lại có nhiều kali rất cần thiết để phòng các bệnh tim khác.

                      Ăn như vậy người chưa quen có thể thấy kém ngon, thậm chí có người thấy "tanh miệng". Nhưng nếu đã quen rồi sẽ thấy dễ ăn như bình thường. Nhiều người có thể ăn thịt luộc không chấm nước mắm, trứng tráng không thêm muối mà vẫn thấy ngon. Muốn ăn nhạt mà vẫn ngon nên dùng rộng rãi các loại gia vị như rau thơm, gừng, riềng, hành, tỏi, kari, chanh, đường, mật, ong, dầu ăn, tuỳ tài khéo léo của các bà nội trợ. Ngoài ra ớt, hạt tiêu cũng rất có ích để tăng vị ngon, không việc gì phải kiêng như nhiều người "cổ hủ" hay doạ dẫm. Cách ăn như trên còn có lợi cho cả những người huyết áp bình thường. Cho nên chúng tôi đề nghị các bà nội trợ nấu nhạt hơn trước, tập cho gia đình và nhất là các cháu nhỏ ăn hơi nhạt một chút. Tạo thói quen ăn nhạt từ tuổi trẻ sẽ có lợi về sau này.

                      Tuy nhiên trong trường hợp những người huyết áp quá thấp (hạ huyết áp) thì lại nên ăn hơi mặn một chút.

                      Lời khuyên ăn bớt mặn là lời khuyên quan trọng để phòng và chữa bệnh tăng huyết áp. Rất tiếc là nó hay bị thầy thuốc quên nhắc nhở và bệnh nhân lại không chịu nghe theo.

                      #11
                        Asin 20.04.2005 19:07:14 (permalink)
                        Lời khuyên thứ năm: Cải tiến cách ăn

                        Ngoài những điều đã nói ở trên về giảm muối, chống béo, giảm rượu, bỏ thuốc lá, còn một số cách ăn nên cải tiến để phòng và chữa tăng huyết áp và cả bệnh tim mạch nữa.

                        1. Các chất béo

                        Mỡ và dầu đều là những thức ăn cho rất nhiều calo: 900 calo mỗi lạng mỡ thịt lợn, mỡ bò hay dầu lạc, dầu vừng. Vì vậy muốn giảm cân nặng, chống béo cần hạn chế ăn cả mỡ lẫn dầu.

                        Tuy nhiên, nói về tác hại đối với hệ tim mạch thì các loại dầu và mỡ rất khác nhau. Có những chất béo chứa nhiều axit béo bão hoà làm tăng cholesterol "xấu" nên gây vữa xơ động mạch nhiều hơn. Mỡ bò, mỡ cừu chứa tới 90% là axít bão hoà. Dầu dừa và dầu cọ cũng có hại như vậy; tuy chúng là từ thực vật và không chứa cholesterol.

                        Cũng có nhiều thức ăn cũng béo nhưng chứa tương đối ít axít bão hoà (dưới 40%) đó là những dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô. Những thức ăn này không gây những mảng xơ vữa trong lòng động mạch nên không có hại cho hệ tim mạch, thậm chí người ta còn thấy chúng "dọn sạch" bớt các mảng vữa xơ đi. Đó là những thức ăn nên dùng. Dầu lạc ở vị trí trung gian có 70% axít bão hoà cũng tương đối tốt.

                        Cholesterol là một chất béo có hại cho hệ tim mạch nhưng lại rất cần cho đời sống. Kiêng cholesterol quá đáng, do đó cũng không tốt cho sức khoẻ. Hơn nữa chỉ có 1/4 cholesterol trong máu là do ăn vào, còn 3/4 kia do các tế bào trong người tự tổng hợp ra!

                        Lòng đỏ trứng gà, vịt chứa khá nhiều cholesterol, mỗi quả trứng trung bình 17g chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất mỡ, chủ yếu là axít bão hoà. Như vậy người huyết áp cao mỗi tuần có thể ăn 2-3 lòng đỏ trứng. Lòng trắng trứng thì gầu như không chứa chất béo, nên không phải ăn kiêng. Sữa bò cũng như sữa dê, sữa trâu cũng có ít cholesterol (110mg/lít) nhưng nhiều axít bão hoà (36g/lít) không nên uống nhiều. Bơ lại càng nên tránh vì nhiều cholesterol ( 280mg/100g) và axít bão hoà (77g/100g). Sữa chua cũng có nhiều mỡ bão hoà như sữa tươi và ít cholesterol hơn. Gần đây người ta nhận thấy mỡ trong thịt gà và trong cá cũng ít axít béo bão hoà, nên có thể ăn tốt không phải kiêng.

                        Để dễ nhớ có thể tóm tắt như sau về các thức ăn nhiều chất béo:

                        Nên ăn: các dầu thực vật, trừ dầu dừa và dầu cọ. Tốt nhất là các dầu quỳ (hướng dương), dầu ngô (bắp), dầu ôliu, dầu đậu nành, dàu vừng (mè); rồi đến dầu cám, dầu lạc (phộng).

                        Nên kiêng: Các mỡ động vật, nhất là mỡ lấy từ sữa như bơ, rồi đến mỡ cừu, mỡ bò; mỡ lợn (heo) có thể dùng ít. Về dầu thực vật, nên kiêng hai thứ là dầu dừa và dầu cọ. Riêng mỡ cá và mỡ các loại chim, gà,vịt... nhiều tác giả cho rằng không có hại, có thể ăn bình thường.

                        2. Các chất đường bột

                        Đây là những nguồn năng lượng chính của cơ thể, cần ăn đủ, nhiều quá sẽ sinh béo, tăng cân nhưng ít quá không đủ "nhiên liệu" để sống và làm việc.Nhưng đường thì nên hạn chế vì có thể gây hại cho răng, cho tuỵ, nhất là ở người đái tháo đường, đường gluco ăn nhiều cũng có hại như đường kính, không hiểu tại sao người ta cứ cho là bổ!

                        Các chất bột trong ngũ cốc là nguồn năng lượng tốt hơn, gạo rất tốt mà lại phù hợp với thói quen người Việt Nam. Các lương thực khác có thể tuỳ sở thích mà thay thế là bột mì, ngô, khoai, sắn v.v...

                        3. Các chất đạm

                        Thịt và cá, người tăng huyết áp không cần hạn chế, nhưng cá tốt hơn thịt đối với hệ tim mạch. Cả hai thức ăn đều không gây béo, trừ khi có lẫn nhiều mỡ.Các đạm thực vật cũng rất tốt, nhất là đạm trong đậu nành, trong lạc và các loại đỗ, gạo cũng chứa nhiều đạm tốt.

                        4. Rau và quả là những thức ăn rất tốt cho người bị tăng huyết áp, cùng các bệnh tim mạch khác.

                        Một là chúng chứa nhiều kali và hầu như không có natri, rất có lợi cho người tăng huyết áp: Mỗi 100g chuối (cả vỏ) có 100mg kali.

                        Hai là rau quả tươi chứa rất nhiều vitamin thiên nhiên tốt hơn các vitamin tổng hợp.

                        Ba là chúng đem lại cho cơ thể nhiều chất xơ cần thiết cho hoạt động tiêu hoá và có thể còn cuốn cholesterol ra ngoài cơ thể.

                        Bốn là chúng cung cấp rất ít calo, chống được béo, giảm được trọng lượng: Nửa cân chuối cả vỏ cho dưới 100 calo.

                        Nước ta bốn mùa đều sẵn rau quả, cần tận hưởng sự ưu đãi đó của thiên nhiên.

                        5. Các muối khoáng trừ Na đều có lợi cho sức khoẻ chung: Kali, Magie, Calci.

                        Lời khuyên thứ sáu: Tăng vận động thể lực

                        Tập thể dục thể thao ai cũng biết là rất tốt cho những người khoẻ mạnh. Nó làm cho người ta ăn khoẻ, ngủ ngon, thở được nhiều oxy và tinh thần luôn sảng khoái.

                        Hoạt động thể lực là nhân tố quan trọng nhất để sống lâu. Nhưng đối với người tăng huyết áp thì sao?

                        Cho đến những ngày gần đây nhiều thầy thuốc còn không cho bệnh nhân tăng huyết áp chơi thể thao, cấm chạy, cấm bơi, cấm quần vợt, cấm bóng bàn và còn cấm nhiều thứ nữa.

                        Đến nay người ta còn thấy rõ rằng những cấm đoán như vậy là không đúng. Khoa học đã chứng minh rằng người tăng huyết áp không những không phải kiêng thể dục, thể thao mà còn cần phải tập và tập đều đặn hơn. Những hoạt động thể lực làm cho các động mạch mềm mại, đàn hồi, dẻo dai hơn; làm cho các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và đều đặn hơn, và nhất là quả tim được cung cấp lượng oxy đầy đủ hơn, chịu đựng được những công việc lớn hơn, đẩy máu nhiều hơn đến các cơ quan quan trọng như não, phổi, thận, gan và các cơ bắp. Ngoài ra thể dục thể thao còn làm cho tinh thần sảng khoái, nhanh nhẹn, yêu đời. Chỉ cần khi chơi thể dục thể thao người tăng huyết áp nên chú ý những điều sau đây:

                        1. Tập vừa sức mình, vừa sức chịu đựng của hệ tim mạch. Nghĩa là khi thấy mệt, khó thở hoặc đau ngực thì nên ngừng, không nên thi đấu.

                        2. Nhưng cũng không nên tập quá ít, quá nhẹ. Một cách rất tốt để xem tập đã "đủ liều" chưa là đêm đồng hồ để đếm mạch cổ tay (đếm 15 giây rồi nhân với 4, chứ không cần đếm cả phút) xem trong một phút mạch đập bao nhiêu nhát. Với người 40 tuổi, tập đến khi mạch lên tới 120 là vừa mức. Người 50 tuổi tập đến 110. Người 60 đến 100 và 70 tuổi đến 90 nhát trong một phút. Đối với người trên 60 tuổi có thể đếm mạch trước và sau khi tập. Nếu sau buổi tập mà mạch tăng lên khoảng 20 so với trước khi tập là được, không sợ bị quá sức. Tập dưới mức đó thì lợi ích không nhiều. Không nên tập quá mức, vì có thể có hại, nhất là người có thêm các bệnh khác.

                        3. Mỗi buổi tập nên bắt đầu từ từ, thí dụ trước khi xuống nước bơi nên làm một vài cử động chân tay trên bờ đã. Khi đã tập xong, cũng không nên ngồi nghỉ ngay, mà nên đi ít bước hoặc chạy chầm chậm trước khi dừng hẳn. Khởi động từ từ và kết thúc cũng từ từ là điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cơ thể.

                        4. Phải tập đều đặn, nếu ngày nào cũng tập 15 phút thì tốt nhất, nếu không cũng tập ít nhất 3 lần, mỗi lần 30 - 40 phút, tốt hơn là tập nặng.

                        5. Nên có các bạn bè cùng tập, vừa vui, vừa động viên nhau, vừa theo dõi để tập đúng mức. Các câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời của các cụ ở Hà Nội là một hoạt động thể lực bổ ích.

                        Bây giờ ta thử điểm qua từng môn thể thao một để xem môn nào người tăng huyết áp nên chơi và môn nào nên kiêng

                        1. Đi bộ: Là cách tập hơn nhẹ, nhưng đảm bảo an toàn, tuổi nào, giờ nào cũng đi bộ được. Nhưng muốn đạt lợi ích thật sự cho tim mạch thì nên đi hơi nhanh, hơi rảo bước để cho mạch nhanh lên. Nếu thấy ra chút mồ hôi và hơi thở gấp một chút là tốt. Có thể đi bộ nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày đi rảo bước độ 30 phút là đủ. Trời lạnh, nên mặc đủ ấm lúc mới đi, sau đó nóng người lên thì cởi dần áo ra cầm tay hoặc vắt vai. Chân nên đi giày vải.

                        2. Đạp xe: Là cách luyện tập có những ưu điểm như đi bộ. Nhưng cần đạp hơi nhanh cho mạch lên đúng mức.

                        3. Chạy: Là cách luyện tập rất tốt cho người tăng huyết áp cũng như cho mọi người. Mỗi buổi tập nên bắt đầu chạy chậm, sau đó nhanh dần lên và khi thấy mệt thì chạy chậm, sau đó nhanh dần lên và khi thấy mệt thì chạy chầm dần lại trước khi ngừng hẳn.

                        Những buổi tập đầu tiên nên chạy những quãng ngắn vài trăm mét, hoặc những người yếu thì vài chục mét cũng được, nhưng sau đó sẽ tăng dần lên đến vài kilomet. Người cao huyết áp nhẹ nếu luyện tập tốt có thể chạy thong thả 10 kilomét hoặc xa hơn nữa. Nên theo dõi mạch xem có quá mức không (xem trên). Nếu thấy mệt cũng nên nghỉ, dù mạch chưa đạt đến mức báo động; tuyệt đối không nên chạy thi, dù quãng đường ngắn như 100 mét chẳng hạn. Nếu bạn có thể mỗi tuần chạy 3 - 4 lần cũng được, miễn là tổng số kilomet chạy trong tuần được nâng dần lên.

                        Trời lạnh, khi bắt đầu chạy nên mặc ấm, chạy được một quãng đường nóng người lên, có thể cởi dần bớt quần áo đi và tiếp tục chạy.

                        4. Bơi: Là môn thể thao rất thích hợp với người tăng huyết áp. Rất tiếc rằng một số bể bơi lại có biển cấm người tăng huyết áp! Chỉ cần tránh ba điều: Một là không được thi đấu vì phải gắng sức quá mức khi đã mệt; hai là không được lặn vì nhịn hơi lâu có thể có hại cho người tăng huyết áp; ba là trời rét không nên bơi trong nước lạnh sợ co mạch làm huyết áp tăng. Cũng như đối với chạy, cũng khởi động từ từ và kết thúc từ từ. Nên tăng dần mức bơi,mỗi tuần tăng lên một, hai lần và cũng theo dõi mạch.

                        5. Bóng bàn, cầu lông: là những môn thể thao nhẹ rất an toàn với người tăng huyết áp. Ngoài những lợi ích đối với bơi và chạy, các môn này còn luyện cho người nhanh mắt, nhanh tay, rất tốt với thần kinh người có tuổi. Cười đùa trong khi bơi cũng có lợi lớn về tâm lý cho người có bệnh tim mạch.

                        6. Quần vợt (tenis), bóng chuyền, bóng rổ: Tuy hơi nặng hơn, nhưng người tăng huyết áp vẫn chơi được. Tuy nhiên, phải tránh thi đấu, nhớ theo dõi mạch để tránh quá sức, nếu cảm thấy mệt thì nên nghỉ ngay.

                        7. Khí công Yoga, Thái cực quyền: gần đây nhiều nhà nghiên cứu phương Tây cũng nhận thấy các ưu điểm đặc sắc của các phương pháp luyện tập Á Đông như khí công, Yoga, Thái cực quyền, Cốc Đại Phong. Những môn này chú ý đến hoạt động thần kinh trung ương, đến hệ hô hấp và tim mạch nên có tác dụng rất tốt đến sức khoẻ toàn thân.

                        Đặc biệt đối với bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh nhân tim mạch nói chung, các phương pháp này còn có nhiều ảnh hưởng tốt đến tâm lý, gây lạc quan, tự tin cho người tập.

                        Bạn nào muốn hiểu thêm để thực hành, xin xem sách: Yoga chữa bệnh (NXB Thể dục thể thao - 1989), Bảo vệ sức khoẻ bằng xoa bóp Cốc Đại Phong (Tổng cục TDTT xuất bản - 1972), Tự tập Thái cực quyền Trần Đình Tùng (NXB, TDTT - 1963).

                        8. Những môn người tăng huyết áp không được tập là:

                        - Tập tạ vì cơ bắp căng thẳng kéo dài, máu khó lưu thông và huyết áp tăng thêm.

                        - Lặn dưới nước lâu như đã nói ở trên, bắt phải nín thở có hại cho tim.

                        - Leo núi cũng bất lợi như vậy.

                        Đến đây, có bạn muốn hỏi người tăng huyết áp có phải kiêng nghề nghiệp gì không, có phải đổi nghề không?

                        Trả lời: Nếu đúng theo các lời khuyên trong sách thì nghề gì cũng làm được.

                        Tuy nhiên có một số nghề khó giữ được sinh hoạt hợp lý, nếu tránh được thì tốt hơn. Đó là:

                        - Những nghề phải làm đêm (trực đêm), hoặc đổi ca đêm.

                        - Những nghề hay phải tiếp khách, khó lòng giảm được muối ăn, kiêng được thuốc lá và rượu, ăn được đúng mức...

                        - Những nghề hay có việc đột xuất, làm đảo lộn nếp sống hàng ngày, nếp uồng thuốc, nếp đo huyết áp.

                        Tuy nhiên có người làm nghề trên mà vẫn theo được lời khuyên thì không nhất thiết phải đổi nghề.

                        Bây giờ xin các bạn chú ý đến một hoạt động tuy không phải là thể dục thể thao mà nhiều người cho là cấm kỵ, đó là hoạt động tình dục.

                        Mỗi lần giao hợp người ta đều thấy mệt. Nguyên nhân do xúc động tinh thần là chính chứ tiêu hao năng lượng không đáng kể, chỉ bằng leo lên một tầng nhà gác. Mà người tăng huyết áp cũng nên thỉnh thoảng đi bộ lên gác chứ! Mặt khác tăng huyết áp là một bệnh mạn tính kéo dài nhiều năm, người bệnh cần phải có một đời sống càng gần bình thường bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, không thể kiêng cữ nhiều thứ quá được. Vì vậy không có lý do gì bắt bệnh nhân tăng huyết áp phải "cai" cái món đó, cái mà Tú Xương thấy khó "chừa" hơn cả rượu và trà!

                        Tất nhiên hoạt động này cũng như mọi hoạt động khác phải giữ cho điều độ. Không nên bắt cơ thể phải "làm việc" quá sức dù để chơi trội hay chạy theo "thành tích", dù do ham mê hay do sĩ diện.
                        #12
                          Asin 20.04.2005 19:11:10 (permalink)
                          Lời khuyên thứ bảy: Giữ vững tinh thần lạc quan

                          Các bác sĩ đều biết rằng khi suy nghĩ hoặc khi xúc động, huyết áp bao giờ cũng tăng lên.

                          Ở Pháp ngưòi ta đã nghiên cứu huyết áp của 57 sinh viên Trường y có huyết áp bình thường, phải thuyết trình 20 phút trước các thầy. Trước khi thuyết trình huyết áp của họ là 125/70, nhưng ngay khi bắt đầu thuyết trình huyết áp của họ vọt lên tới 160/90, có người lên đến 200/100. Thuyết trình xong huyết áp trở về con số cũ120/70. Rõ ràng căng thẳng tinh thần đã đưa huyết áp lên cao

                          Vậy nên muốn phòng và chữa bệnh tăng huyết áp cần phải rèn luyện bản thân để biết cách "đương đầu" với stress các loại

                          1. Suy nghĩ, tìm cách giải quyết một việc gì, có thể tập trung tư tưởng vào vấn đề đó, nhưng không nên kéo dài triền miên về một vấn đề. Sau một vài giờ nên đổi cách hoạt động, tốt nhất là chuyển sang vận động thể lực, thể dục thể thao ngoài trời, hoặc hoạt động văn nghệ như nghe nhạc, xem tranh, làm thủ công, nội trợ, ngắm phong cảnh. Nếu công việc nhiều quá nên chuyển sang nghĩ về vấn đề khác.

                          2. Tránh xúc cảm âm tính như: Buồn phiền, bực dọc, tức giận, lo nghĩ, sợ hãi v.v.. Cố gắng rèn luyện để có một cách nhìn "thoáng" về cuộc đời, gạt bỏ mọi ý nghĩ bi quan.

                          3. Đối với xúc cảm dương tính, nên biểu lộ thoải mái bằng vui vẻ, phấn hứng, mừng rỡ, cười to. Các hoạt động thể lực ở ngoài trời là dịp tốt để tạo ra nhiều cảm xúc dương tính.

                          4. Luôn tạo ra cho mình những cách giải trí mới bằng những công việc mới. Ngoài các hoạt động thể lực nói trên nên thưởng thức văn học, nghệ thuật; thậm chí có thể tập vẽ, chơi nhạc hoặc làm thơ vui. Nên sưu tập tem, câu cá, du lịch.

                          Một cách tốt nhất đề phòng và chữa tăng huyết áp mà không dùng thuốc là tập thư giãn (có hướng dẫn riêng). Tập khí công, Yoga hay tập thở đơn thuần thôi cũng làm cho tinh thần bình tĩnh và lạc quan cho nên rất có ích cho sức khoẻ!

                          Ngủ đầy đủ cũng rất lợi cho người tăng huyết áp. Nên thu xếp để giữa ngày, buổi trưa, có thể ngả lưng một chút, ngủ càng tốt, không cũng được. Có người nói rằng lúc ngủ không nên nằm đầu thấp, sợ chảy máu não! Đây là một suy diễn không có cơ sở khoa học; nằm có gối hay không là tuỳ sở thích của "từng người".

                          Để kết thúc lời khuyên thứ tư xin các bạn chú ý tới năm điểm của lối sống loại trừ căng thẳng, bảo vệ cơ thể và tâm thần do giáo sư Nguyễn Việt, Trường Đại Học Y Hà Nội, giới thiệu:

                          1. Nghiêm túc với mình, độ lượng với người.

                          Đây là cơ sở để đoàn kết với những người xung quanh, tránh gây căng thẳng cho nhau.

                          2. Sống giản dị, thanh đạm, chi tiêu tiết kiệm

                          Sống giản dị, thanh đạm sẽ không bị lôi cuốn vào tệ nạn xã hội, nguồn gốc gây xung đột trong gia đình và xã hội (nghiện rượu, ma tuý, quan hệ bất chính...)

                          - Chạy đua theo đồng tiền để tiêu xài xa phí là một nguyên nhân gây đau khổ cho người khác và cho bản thân.

                          3. Yêu công việc mình đang làm, yêu khía cạnh tốt của người khác

                          Đây là những điều kiện cần thiết để sống lạc quan, tích cực hoà hợp, xoá bỏ nhiều sang chấn tâm thần.

                          4. Tăng thêm nhiều phút vui cười, giảm đi những phút buồn bực.

                          Khoa học đã chứng minh: Vui tươi phấn khởi làm cho tâm thần sảng khoái, cơ thể hoạt động điều hoà, sức khoẻ được tăng cường. Ngược lại buồn rầu và bực tức là nguồn gốc của nhiều bệnh khác nhau.

                          5. Luôn làm chủ cơ thể, tâm thần và hoàn cảnh

                          - Làm chủ cơ thể nghĩa là không lo quá mức về các biến đổi trong cơ thể dễ sinh ra những bệnh tưởng tượng nguy hiểm.

                          - Làm chủ tâm thần là làm cho trạng thái tâm thần luôn được thư thái; khi gặp căng thẳng phải kịp thời thư giãn để loại trừ ngay.

                          - Làm chủ hoàn cảnh là bình tĩnh chấp nhận hoàn cảnh (kinh tế, chính trị, xã hội...) đã đến với mình và tìm cách cải thiện, sống thoải mái trong hoàn cảnh đó.

                          Lời khuyên thứ tám: Dùng thuốc đúng lời dặn của bác sĩ

                          Dù theo rất đúng bảy lời khuyên nói trên, ở rất nhiều người huyết áp vẫn không trở về bình thường, và do đó tất nhiên vẫn phải dùng đến thuốc. Có rất nhiều vấn đề đặt ra cho người bệnh trong trường hợp này.

                          1. Con số huyết áp lên tới bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

                          Huyết áp từ 140/90 milimet thuỷ ngân trở lên đã phải coi là tăng huyết áp rồi nhưng ít khi phải dùng thuốc ngay, mà còn phải áp dụng bảy lời khuyên ở trên. Chỉ dùng thuốc ngay trong trường hợp huyết áp quá cao, độ 3 nghĩa là từ 183/110 trở lên. Hoặc trường hợp huyết áp chỉ ở độ 1 nghĩa là dưới 160/100, hoặc độ 2 nghĩa là còn chưa đến 180/100, nhưng có kèm thêm 3 yếu tố nguy cơ trở lên:

                          2. Những yếu tố nguy cơ là gì?

                          Đó là tuổi cao (nam trên 55 tuổi, hoặc nữ trên 65 tuổi); hút thuốc lá; cholesterol cao quá 6,5 mmol/l; đái tháo đường; gia đình có người mắc bệnh tim mạch khi tương đối trẻ.

                          Ngoài ra, các bác sĩ còn tuỳ từng trường hợp cụ thể mà quyết định đã nên dùng thuốc ngay chưa.

                          3. Thuốc nào hạ huyết áp tốt nhất?

                          Hiện nay TCYTTG công nhận 6 nhóm thuốc chính để hạ huyết áp là:

                          - Lợi tiểu như hydrochlorothiazid (Hypothiazid), furosemid (Lasix), indapamid (Natrilix)...

                          - Chẹn bêta như atenonol (Tenormin), metoprolol (Betaloc), carvedilol (Dilatrend)...

                          - Ức chế men chuyển như: enalapril (Renitec, Ednyt), perindopril (Coversyl), captopril (Lopril, Capoten)...

                          - Chặn kênh calci như amlodipine (Amlor), felodipine (Plendil)...

                          - Chẹn alpha như urodipil (Eupressyl)

                          - Đối kháng angiotensin II như irbesartan (Aprovel), losartan (Cozaar). Ngoài ra còn những thuốc cũ vẫn được dùng như methydopa (Aldomet, Dopegyt), reserpin (Serpasil, Rausedyl)...

                          Chỉ bác sĩ mới nhận định được là thuốc nào phù hợp với bệnh nhân nào, chứ không có thuốc nào tốt nhất cả.

                          4. Đang dùng thuốc tăng huyết áp theo đơn bác sĩ, nhưng nếu đo huyết áp thấy đã trở về bình thường rồi, nghĩa là dưới 140/90, thì có nên tiếp tục dùng thuốc không? Có sợ huyết áp xuống thấp quá không?

                          - Trường hợp này, huyết áp xuống được dưới 140/90 là nhờ thuốc. Cho nên vẫn phải tiếp tục dùng thuốc theo đơn bác sĩ, mới giữ được huyết áp bình thường, ngừng thuốc là huyết áp lại lên và dễ gây ra các tai biến tim, não, thận do huyết áp cao.

                          Chỉ trong trường hợp huyết áp hạ xuống thấp quá, dưới 100/60 mới nên ngừng thuốc, và hỏi ý kiến bác sĩ sau đó. Có người khuyên chỉ ngừng thuốc khi huyết áp tâm thu dưới 90.

                          5. Còn nếu đang uồng thuốc chữa tăng huyết áp theo đơn bác sĩ, mà huyết áp bỗng thấy vọt lên cao, thì có nên dùng tăng liều hoặc thêm thuốc khác không?

                          - Nếu thấy huyết áp tăng lên, nhưng vẫn trong phạm vi tăng huyết áp nhẹ và vừa, thì không nên tự động thêm thuốc. Cứ tiếp tục theo đơn bác sĩ, chỉ cần chú ý cải tiến cách sống tốt hơn như đã nói ở trên. Chỉ khi nào đang dùng thuốc mà huyết áp tăng lên tới độ nặng, nghĩa là vượt quá 180/110, thì mới có thể tự động dùng thêm thuốc. Bác sĩ nên dặn dò bệnh nhân trước, rằng những trường hợp đó nên dùng thuốc gì, thường là ngậm captopril hoặc nifedipin.

                          6. Nên dùng thuốc cho đến khi huyết áp hạ xuống bao nhiêu là vừa? Có sợ hạ quá mức không?

                          - Trước đây, một số tác giả cho rằng ở người tăng huyết áp mà dùng thuốc để hạ huyết áp thấp quá, có thể gây ra đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Nhưng đến nay, quan niệm đó đã bị đa số nhà nghiên cứu bác bỏ.

                          Các nhà chuyên khoa tim mạch hiện nay khuyên nên hạ huyết áp nhiều, ít nhất cũng phải xuống dưới 140/90. Chưa đạt mục tiêu đó, coi như điều trị chưa đủ. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu gần đây (HOT 1998) còn cho thấy hạ huyết áp xuống thấp hơn 140/90, vẫn tốt, không có hại gì, thí dụ 138/83. Nên chú ý rằng ngay ở người già cũng vẫn nên hạ huyết áp xuống như vậy, chỉ cần chú ý hạ từ từ, không nên đưa huyết áp xuống nhanh quá.

                          7. Dùng thuốc chữa tăng huyết áp đến bao giờ thì ngừng? Chả nhẽ cứ phải uống thuốc suốt đời sao?

                          Đúng là thuốc chữa tăng huyết áp phải uống rất dài ngày, trước kia người ta nói là suốt đời, nhưng nay người ta thấy có một số trường hợp có thể ngừng thuốc được: Đó là những trường hợp huyết áp đã trở về bình thường, nghĩa là dưới 140/90 được một thời gian dài, ít nhất cũng phải vài ba tháng. Khi đó, bác sĩ sẽ xem đã có thể ngừng thuóc được chưa. Nếu có ngừng cũng phải làm rất từ từ: giảm liều dần và theo dõi huyết áp luôn. Nếu huyết áp vẫn không lên, mới cho ngừng hẳn. Không nên tự động ngừng thuốc, vì huyết áp sẽ lại tăng lên, và nhiều biến chứng có thể xảy ra.

                          8. Dùng thuốc chữa tăng huyết áp suốt đời như vậy có hại gì không? Có ảnh hưởng bất lợi gì cho cơ thể? Có lờn thuốc không?

                          - Nói chùng thì các thuốc chữa tăng huyết áp thường dùng hiện nay, đã được chứng tỏ bằng nhiều nghiên cứu lớn rằng không ảnh hưởng gì xấu đến cơ thể. Cá biệt trong một số trường hợp nhỏ, một số thuốc có thể gây bất lợi, điều đó các bác sĩ kê đơn đã phải tính đến khi cho điều trị dài ngày. Thí dụ: Trước kia người ta tưởng rằng dùng thuốc chữa tăng huyết áp gây nhược dương ("yếu sinh lý"). Những nghiên cứu lâm sàng lớn đã cho thấy rằng: Một số thuốc có hại như vậy ở một số rất nhỏ bệnh nhân: Dopegyt, Catapressan,reserpin, prazosin, propranolol, Hypothiazad, furosemid.

                          Nhưng đa số thuốc khác không ảnh hưởng gì đến khả năng tình dục: atenolol, (Tenormin) nifedipin (Adalat), captopril, enalapril (Renitec), perindopril (Coversyl)

                          Ngoài ra còn phải xem "yếu" ở đây là do thuốc hay do nguyên nhân khác như tuổi cao, lo bệnh, ăn kiêng, biến chứng v.v...

                          9. Nên uống thuốc chữa tăng huyết áp vào giờ nào trong ngày, lúc no hay lúc đói?

                          - Nếu có điều kiện theo dõi huyết áp được 3-4 giờ một lần suốt ngày đêm thì bác sĩ có thể căn cứ vào đó mà chọn giờ uống thuốc tốt nhất. Nhưng đa số trường hợp không đo được như vậy, mà cũng không cần thiết phải như vậy, thì nên uống thuốc vào sáng sớm, khi vừa thức dậy là hơn cả.

                          Tại sao? Vì chính buổi sáng, từ lúc thức dậy cho đến 11-12 giờ trưa là các tai biến tim mạch xảy ra nhiều nhất, như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu, cơn tăng huyết áp...

                          Uống thuốc chữa tăng huyết áp buổi sáng lúc mới ngủ dậy, là để ngăn chặn những tai biến đó. Hơn nữa, đo tăng huyết áp trước khi uống thuốc còn có lợi là biết được đến giờ đó, thuốc hôm qua đã hết tác dụng chưa.

                          Các thuốc chữa tăng huyết áp uống lúc đói càng tốt, vì dễ hấp thụ. Không cần phải đợi ăn sáng xong mới uống, như nhiều người trước đây vẫn dặn dò bệnh nhân.

                          10. Làm thế nào để không quên uống thuốc?

                          Có nhiều cách:

                          - Để một số thuốc ở nhà, ở nơi làm việc và một số trong túi.

                          - Để thuốc ngay cạnh hoặc bên bàn chải răng,bàn ăn, máy thu hình, lịch bóc. Khi cần dùng đến những thứ đó là nhớ ngay việc uống thuốc.

                          - Dặn người thân nhắc uống thuốc đúng giờ.

                          - Dùng đồng hồ báo thức để nhắc giờ uống thuốc.

                          11. Y học dân tộc chữa bệnh huyết áp như thế nào?

                          Nhân dân ta vẫn hay dùng những vị thuốc đơn giản để chữa tăng huyết áp. Thí dụ: Hoa hoè phơi khô, hãm 10g uống mỗi ngày; hoặc hoa đại phơi khô, hãm như hãm trà uống mỗi ngày. Chúng tôi đã thấy cũng có những bệnh nhân tăng huyết áp rất nhẹ chỉ chữa theo cách trên mà cũng hạ được huyết áp. Còn nhiều bài thuốc Đông y gia truyền khác xin mời các bạn hãy tìm đến các thầy thuốc chuyên khoa Đông y chắc sẽ được hướng dẫn sử dụng để chữa bệnh.

                          12. Có thể dùng nhiều thuốc chữa tăng huyết áp đồng thời cùng một ngày không?

                          Hiện nay nhiều nhà chuyên khoa khuyên nên phối hợp hai, có khi ba thuốc chống tăng huyết áp. Như vậy có lợi là chỉ dùng liều thấp, ít khi bị phản ứng bất lợi, thí dụ uống nửa viên Captopril với nửa viên hypothiazid.

                          Tuy nhiên, không nên phối hợp hai thuốc cùng nhóm.

                          13. Bệnh nhân tăng huyết áp có đi máy bay được không?

                          Các máy bay chở khách thời nay đều được điều chỉnh áp lực, nhiệt độ v.v... rất tốt, nên người tăng huyềt áp có thể đi được. Chỉ cần tránh những điều đã nói ở trên như xách quá nặng, quên uống thuốc, ăn mặn, uống rượu, hút thuốc lá, v.v...Tất nhiên nếu huyết áp quá cao, từ 200 trở lên, nên hỏi ý kiến bác sĩ.

                          Tuy nhiên những chuyến bay quá dài có thể làm người tăng huyết áp mệt mỏi vì ngồi lâu, xuống máu chân, thay đổi giờ ăn uống và sinh hoạt. Nếu cần nên cắt ra nhiều chặng nhỏ.

                          14. Người tăng huyết áp có tắm nước lạnh được không ?

                          Nếu trước kia bạn vẫn tắm nước lạnh, thì dù bây giờ huyết áp có cao, cũng vẫn được. Nhất là vào mùa hè, tắm nước lạnh chỉ có tốt.

                          Nhưng cũng không nên "cố gắng" tắm nước lạnh những ngày trời rét, vì các mạch máu có thể co lại, làm huyết áp tăng lên, nhất là nhưng khi trời mới trở rét, gió mùa Đông Bắc thổi, tắm nước ấm vẫn an toàn hơn.

                          Nói chung, nếu thấy tắm nước lạnh hơi ngại thì không nên "thử sức" làm gì.

                          15. Mổ, đẻ, đối với người tăng huyết áp thế nào?

                          Cần phải khám lại, và theo đúng những yêu cầu của bác sĩ tuỳ từng trường hợp

                          Nói chung, tăng huyết áp nhẹ và trung bình dưới 180/110 vẫn mổ được như thường. Nếu cao hơn, cần có sự chuẩn bị thêm. Nhưng những mổ cấp cứu vẫn cứ phải tiến hành trong khi vẫn chữa tăng huyết áp.

                          Đối với sản phụ bị tăng huyết áp, nên đẻ ở bệnh viện để tránh những tai biến khi đẻ. Mặt khác cũng không nên đẻ nhiều, 1-2 con là cùng.

                          16. Đang dùng thuốc tăng huyết áp có thể dùng thêm các thuốc chữa bệnh khác được không?

                          Nói chung là được, nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ, vì có những trường hợp thuốc tương tác với nhau, gây bất lợi. Nhất là các thuốc bổ "dân tộc", cần hỏi ý kiến trước khi dùng đồng thời với các thuốc chống tăng huyết áp. Đáng chú ý là có một số thuốc có thể gây tăng huyết áp, nên để ý như thuốc tránh thai, prednison (chữa khớp), ephedrin (chữa hen), cam thảo (chữa dạ dày) v.v... Rượu, như đã nói ở trên, có thể làm mất tác dụng của nhiều thuốc chữa tăng huyết áp.




                          Hết phần 2


                          (Câu lưu từ trang web Thông tin y dược học việt nam)
                          #13
                            Chuyển nhanh đến:

                            Thống kê hiện tại

                            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                            Kiểu:
                            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9