Ai Cập
HongYen 17.04.2005 16:07:19 (permalink)

Kim tự tháp Saqqara.


Thứ năm, 12/2/2004, 09:59 GMT+7

Giả thuyết mới về nguồn gốc kim tự tháp

Các kim tự tháp Ai Cập cổ đại có thể là hệ quả của một quyết định xây tường bao lăng mộ hoàng đế. Bức tường ra đời vô tình đã che khuất gò đất phủ mộ, khiến người ta phải đắp thêm các ụ mới cho nó nhô lên cao, tạo thành dạng bậc thang - tiền thân của các kim tự tháp điển hình ngày nay.

Guenter Dreyer, giám đốc Viện Khảo cổ học Đức ở Cairo - một chuyên gia hàng đầu về nghi thức chôn cất hoàng gia Ai Cập, đã thông báo như vậy hôm qua. Ông cho biết cơ sở của giả thuyết này là sự tương đồng giữa cấu trúc của kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập (kim tự tháp Saqqara ở phía nam Cairo, được xây dựng cho Pharaoh Djoser trong khoảng năm 2650 trước Công nguyên) và ngôi mộ của một hoàng đế ngay trước ông.

Saqqara, còn gọi là Kim tự tháp bậc thang do hình dạng độc nhất vô nhị của nó, với đế là một cái gò phẳng cao 8 mét, được xây bên trên phòng lưu xác pharaoh.

Sớm hơn một chút là lăng mộ của hoàng đế Khasekhemwy, tại nghĩa địa hoàng gia cổ ở Abydos, miền nam Ai Cập. Các nhà khảo cổ Đức đã tìm thấy ở đây bằng chứng về một gò đất phẳng tương tự, bao ôm lấy phần trung tâm của một ngôi mộ ngầm dưới đất. Các bức tường ở trung tâm ngôi mộ được nén dày gấp đôi và rộng chỉ bằng nửa, cho thấy chúng từng chịu một sức nặng lớn ở bên trên. Tổ hợp mộ của Khasekhemwy cũng còn lại một bức tường bao có lỗ rỗng, mà về sau trở thành đặc điểm nhận dạng với hàng chục kim tự tháp, được xây dựng dọc theo bờ tây thung lũng sông Nile trong hàng trăm năm sau đó.

Nhưng ở Abydos, bức tường bao này nằm xa mộ hơn nhiều so với trong trường hợp của kim tự tháp Saqqara.

"Giả thuyết của tôi là... hai thành tố (gò đất và bức tường) đã được người kế vị của Djoser hợp nhất trong kim tự tháp Saqqara, và sau đó một chuyện đã xảy ra. Gò đất trên đỉnh ngôi mộ bị che khuất bởi một bức tường bao lớn xung quanh - khiến nó trở nên không nhìn thấy.

"Thực tế này là cả một vấn đề, bởi theo tôi, gò đất được tạo ra là hiện thân của một biểu tượng nguyên thủy nhằm bảo đảm cho sự phục sinh của hoàng đế", Dreyer nói. Gò đất bị che mất có thể sẽ cản trở ước mong đó? Các kiến trúc sư của tổ hợp Saqqara đã giải quyết mâu thuẫn này bằng cách xây dựng một ụ đất phẳng, nhỏ hơn nằm bên trên gò đất đầu tiên, và sau đó quyết định mở rộng độ cao của nó bằng cách đắp thêm các ụ mới.

Với cấu trúc bậc thang giật cấp này, kim tự tháp Saqqara là trở thành dạng trung gian giữa các ụ đất phẳng (được gọi là mastaba của thời kỳ sớm) và các kim tự tháp điển hình có mặt phẳng như Giza, nằm ở ngoại vi thành phố Cairo hiện đại.

B.H. (theo BBC)
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/02/3B9CF987/
http://www.vnexpress.net/Topic/?ID=1686&p=3

#1
    HongYen 17.04.2005 16:14:46 (permalink)
    #2
      HongYen 17.04.2005 16:18:06 (permalink)

      Kim Tự Tháp của Egypt
      #3
        HongYen 17.04.2005 16:24:14 (permalink)

        Bản đổ Trung Đông
        #4
          HongYen 22.04.2005 03:07:13 (permalink)

          Khu chôn cất tồn tại từ trước khi có Kim tự tháp

          21 Tháng 4 2005 - Cập nhật 10h41 GMT

          Phát hiện nghĩa địa cổ ở Ai Cập

          Các nhà khảo cổ nói rằng đã tìm thấy một khu chôn cất lớn chưa xác định được thời gian chính xác.
          Tuy nhiên họ nói rằng khu này được lập ra vào đầu kỷ nguyên cổ Ai Cập, khoảng 5 ngàn năm trước.

          Một nhóm các nhà khảo cổ Mỹ và Ai Cập đã khám phá ra nghĩa địa này ở vùng Kom al-Ahmar, cách thủ đô Cairo khoảng 600 km về phía Nam.

          Trong những hầm mộ, những nhà khảo cổ đã tìm thấy những hình đầu bò được chạm trổ từ đá xám và bảy thi hài.

          Các nhà khảo cổ tin rằng bốn trong số người đó đã bị chôn sống như vật tế mạng.

          Những thi hài vẫn nguyên vẹn mặc dù các hầm mộ đã bị cướp nhiều lần.

          Zahi Hawass, trưởng nhóm khảo cổ của Ai Cập, nói rằng sự khám phá này có thể sẽ là một đóng góp to lớn vào sự hiểu biết hãy còn mông lung về giai đoạn đầu lập quốc của Ai Cập.

          Các xác ướp

          Khu này được coi là của những nhà cai trị tại một thành phố cổ tên là Hierakonpolis, một trung tâm đô thị lớn nhất ở sông Nile vào khoảng 3600 năm trước công nguyên.

          Các nhà Ai cập học nói rằng có thể thành phố này đã muốn bành trướng về phía Bắc. Sự thống nhất vùng thượng và hạ Ai Cập thực chất dẫn đến việc các Pharaoh dựng ra các nhà nước .

          Những cuộc khai quật tại vùng này đã bắt đầu từ năm 2000 dưới sự chỉ đạo của nhà Ai cập học Barbara Adams, ông mất năm 2002.

          Vùng này chứa nhiều mẫu xác ướp cổ nhất được tìm thấy ở Ai Cập.

          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/04/050421_necropolis.shtml
          #5
            Nen 07.05.2005 05:47:00 (permalink)
            Hay thật đấy, từ rất lâu rồi, tôi đã có ước mơ được đi 2 nơi : sang Ai Cập thăm kim tự tháp và đến Trung Quốc thăm Vạn lí trường thành.
            Biết bao giờ nhỉ?
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9