Chương một
Phần sáu
THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG BA
Gần Darbang
Từ trên dòng sông Darbang sấm sét kinh khiếp. Những mõm đá đang rơi xuống, và ba con chó tìm những thức ăn thối rữa trong sân trường ngẩng đầu nghe ngóng. Những tảng đá rên rĩ và nhảy vào dòng sông, mà sau hai ngày mưa nặng hạt đang đổ xô, gầm thét, chảy xiết xuyên qua khe núi. Mưa ban ngày quấy rầy thần kinh chúng tôi, và đặc biệt là của tôi, vì chiếc lều gò bó và ọp ẹp của tôi thủng rách tệ hại. Khom mình trong cái túi ngủ lạnh và ướt đẫm cùng với những vũng nước, tôi thèm khát chủ nhân của chiếc lều xanh hoạt bát bên cạnh, và có lẻ những cảm giác căn bản này đã mở màn cho sự tranh luận đầu tiên của chúng tôi, vào buổi sáng tối tăm này, khi George vất những chiếc lon và giấy thải vào sân trường. Ông quả quyết rằng ông làm như thế vì những người địa phương thèm muốn những chiếc lon, điều này thì đúng. Nhưng tại sao ông ta không đặt những chiếc lon trên bức tường thay vì vung vãi nơi ấy, và làm người ta phải nhặt chúng lên từ trong bùn? Bên đưới sự nghiêm nghị kiềm chế là những tia căm giận, nó xuất hiện, mặc dù ông ta tự nói nhỏ với chính mình – không có nhiều để tiếp tục. Trên thực tế, tôi nghĩ, ông là một người cô độc; một sự ấm áp e thẹn nào đấy là rõ ràng nhất khi ông ta nói về những con quạ và lợn. Năm ngoái ở Nữu Ước, ông nói, “Có lẻ ông có thể dạy tôi viết về con người như thế nào; tôi không biết làm thế nào về điều này.” Cái loại cởi mở và cô độc này đánh dấu sự chuộc lại vẻ nghiêm nghị và sự thiếu vắng thỉnh thoảng mang đến phần nào đấy bởi tính mãnh liệt thẳng thắng. “Khi Kay đang đánh máy bài vở của tôi, và tôi không nghe người đánh máy, tôi đến và hỏi cô ấy điều gì xảy ra; thế là cô ta nổi giận với tôi.” George thường nói thế - “Kay phát cáu với tôi” – như để nhắc ông ta rằng vợ ông có thể có một lý do chính đáng nào đấy. Ở Serengeti, George rất được tôn trọng và yêu thích, và ông ta có những phẩm chất tốt đẹp, cùng lão luyện trong sự phong phú đôi khi hơi cổ lổ. Cái hổn hợp của trí óc, năng lực, và chính trực của ông thì không thông thường cho lắm, vả lại lệ thuộc quá nhiều trên một đoàn người chẳng hạn như “chúng tôi”: những ngày này, có bao nhiêu người bạn của một người có thể tin tưởng trong cuộc đời của người ấy?
Khi cơn mưa dịu xuống một ít, chúng tôi rải rác đó đây, nhưng ngay sau đó mà một người đàn ông đến từ phía tây cảnh báo Phu-Tsering về sự hiểm nguy trên những đường núi. Phu-Tsering, người chưa bao giờ nao núng nếu anh ta có thể lo liệu được, lẩm bẩm, “Mưa hai ngày – rất xấu,” làm một sự chuyển động trượt với bàn tay màu nâu của anh ta. Trong nhiều nơi, rìa đường đã sụp đổ xuống sông, và những nơi khác mặt đường bị phủ lấp bởi hàng khối đá phiến. Vượt qua những nơi này, những người khuân vác phải nhìn chẳm chằm lên trên qua đám sương mù dày đặc ở những tảng đá treo lơ lững. Người khuân vác trẻ người Tamang tên là Pirim biết một vài câu tiếng Anh, và khi vượt qua tôi, lưu ý, “Hôm nay, ngày mai, đường đi không tốt.” Để bảo đảm rằng cậu ta đang nói điều hệ trọng, cậu ta đu đưa với hành lý nặng nề của mình để nhìn chằm chằm vào tôi bên dưới làn mô đá che ngang vầng trán của cậu, rồi thì khập khiểng theo lối mòn leo lên khe núi dốc đứng này. Những cảnh báo như vậy, theo George, có khuynh hướng trước những đe dọa bỏ cuộc hay đòi hỏi tiền công cao hơn, nhưng sau cùng, mệnh lệnh cho những người khuân vác đứng gần nhau hơn, ông ta nhận thức những điều kiện đầy hiểm họa: “Nếu một trong các bố này trượt , chúng ta sẽ không bao giờ quên ông ta cho đến cuối ngày.” Không bao lâu chúng tôi phải trèo lên qua những bụi rậm, vì cả đường tắt đã đi xuống phía dưới núi.
Danga river
Phía bên kia dòng suối Danga là một đường dốc trơn trợt; chẳng bao lâu sự leo trèo tệ hại nhất đã qua đi. Một rừng thông thổi qua hơi thở của sương mù, và trên mặt ngọn núi đối diện, được thấy qua những đám mây di động, những làn nước chuyển từ trắng sang nâu khi chúng thu thập đất cát trong thác đến những con sông gầm thét. Ở tại một góc của lối mòn là một điện thờ lạ lùng nơi sừng của những con dê bị làm thịt chồng chất thành một loại bàn thờ, với những giải đỏ cột đến những cành cây. Vào lúc này của năm, người ta lễ bái đến Durga, một loại ác thần đe dọa của thời nguyên sơ xa xưa, vị thần được phát sinh vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, là Kali đen, hình ảnh kinh khiếp phái nữ của Thần Shiva và hiện thân của tất cả những hải sợ của tâm thức tàn phá.
Thần Durga
Giọng hót của một con chim và tiếng nước đổ mạnh phá tan màn yên tĩnh. Ngay cả trong mưa, gợi lên ảo giác – hẻm núi, thác nước, những cây thông và những đám mây đến và đi, những khu dân cư màu lửa vẽ những bông hoa kỳ lạ, những tấm gương mây của những đồng lúa trong những bậc thang đi xuống của những triền núi dốc, một đàn thú lông trắng điểm son, thổi qua một làn gió xôn xao tròng trành của rừng tre.
Chúng tôi bước đi trong bùn và ảm đạm và lạnh. Tại một làng sơn cước gọi là Sibang, với tiếng trống đập tum-tum, một con trâu bị giết một cách chậm chạp cho lễ cúng thần Durga và máu tươi của nó được uống, trong khi những đứa trẻ đứng thành một vòng tròn dưới cơn mưa. Những đứa trẻ miền núi này có những cái bụng to vì thiếu dinh dưỡng, và mặc dù chúng dường như ít thỏa mãn hơn những đứa trẻ ở thung lũng, nhưng chúng yên lặng, và không hát hò với chúng tôi; một trong những đứa trẻ uống máu có bộ mặt đáng yêu nhất trong bất cứ đứa bé nào mà tôi đã từng gặp.
Bước đến Sibang
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2009 01:32:43 bởi tueuyen >