BƯỚC CHÂN TRÊN NÚI TUYẾT
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 26 bài trong đề mục
tueuyen 06.06.2009 03:35:15 (permalink)
0
BƯỚC  CHÂN TRÊN NÚI TUYẾT
__
Nguyên tác: The Snow Leopard
Tác giả: Pete Matthiessen
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
__
DẪN NHẬP
Vào cuối tháng mười một năm 1973, Mathiessen cùng với George Schaller bắt đầu cuộc du hành đến Núi Pha lê, bước về hướng Tây dưới Annapurna và  hướng Bắc dọc theo  sông Kali Gandaki, rồi thì hướng Tây và Bắc lần nữa, dọc theo đỉnh Dhaulagiri và băng qua Kangiroba,  hai trăm năm mươi dặm hay hơn thế đến vùng đất của Dolpo, trên cao nguyên Tây Tạng.
 
George Schaller là một nhà động vật học, Mathiessen  biết ông lần đầu tiên vào năm 1969, trong vùng đồng bằng Serengeti thuộc Đông Phi châu, nơi ông ta đang làm việc cho việc nghiên cứu trứ danh của ông về sư tử.  Khi Mathiessen  thấy ông ta lần kế ở thành phố Nữu Ước vào mùa xuân 1972, ông đã bắt đầu nghiên cứu về cừu và dê hoang dã và chúng quan hệ gần gũi với loài linh dương.  Ông ta muốn biết Mathiessen  có thích đi cùng với ông ta năm tới để khám phá vùng Tây Bắc Nepal, gần biên giới với Tây Tạng, để nghiên cứu về bharal, hay cừu xanh Hy mã lạp sơn, và có thể may mắn được thấy một loài mèo tuyệt đẹp và hiếm hoi: beo tuyết (The Snow Leopard). 
 
Tác giả, Pete Mathiessen, là một thiền sinh Phật giáo, cũng là một nhà truy tầm tâm linh, đi tìm kiếm Lama của Shey tại đền đài cổ xưa trên Núi Pha lê (Shey Mountain).  Như những chương trình leo núi, Mathiessen phác họa lại con đường nội tâm cũng như bước  hành trình bên ngoài của mình, với một sự thông hiểu sâu sắc về Phật giáo về thực tại, khổ đau, vô thường, và vẻ đẹp thiên nhiên.
 
Bước  Chân Trên Núi Tuyết ghi lại một cuộc hành trình tâm linh khó quên xuyên qua Hy Mã Lạp Sơn, quyển sách đã chiếm Giải thưởng Sách Quốc gia khi nó được phát hành vào năm 1978, Bước  Chân Trên Núi Tuyết (The Snow Leopard) là  một tác phẩm cổ điển của thiên nhiên hiện đại và cũng là một trường thuật sâu sắc lắng đọng của một “người hành hương chân chính, một hành trình của trái tim”
 
“Tuyệt vời ngây ngất …Một cảm giác mãnh liệt và một bút pháp tuyệt diệu.”
-         The Washington Post Book World
 
“Một trong những trường thuật  tuyệt hảo mà tôi biết về du hành trong thời đại chúng ta.”
-         W. S. Merwin
#1
    tueuyen 06.06.2009 12:36:10 (permalink)
    0
    BƯỚC  CHÂN TRÊN NÚI TUYẾT
    __

    Nguyên tác: The Snow Leopard

    Tác giả: Pete Matthiessen

    Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

     
    __
     
    CHƯƠNG MỘT
     
    VỀ PHÍA TÂY
     
    “Giống như một đám mây trắng mùa hè, trong sự hòa hiệp với thiên đàng và trái đất trôi tự do trên bầu trời xanh từ chân trời đến chân trời theo hơi thở của khí quyển – trong cùng phương cách mà người hành hương tự chối bỏ mình để đến hơi thở  của đời sống rộng lớn hơn …điều ấy hướng khách hành hương đến chân trời xa xôi nhất đến một khuynh hướng mà đã hiện diện trong người ấy, mặc dù đang ẩn hình trong tầm nhìn của người ấy.”
    -         Lama Govinda  - Con Đường Mây Trắng
     
    “Tất cả những tạo vật khác nhìn xuống trái đất, nhưng con người được ban cho một khuôn mặt mà chúng ta có thể hướng mắt nhìn đến những vì sao và cái nhìn chăm chăm lên bầu trời.”
    -         Ovid Những Sự Biến Hóa
    #2
      tueuyen 07.06.2009 22:14:44 (permalink)
      0


      Chương một, phần một

      NGÀY HAI MƯƠI TÁM, THÁNG CHÍN

      Khi mặt trời mọc đoàn hành hương nhỏ bé gặp nhau dưới một cây sung khổng lồ phía bên kia Pokhara – hai người Âu Mỹ da trắng, bốn người Sherpa, mười bốn người khuân vác.  Sherpa là  bộ tộc miền núi nổi tiếng của Đông Bắc Nepal, gần Namche Bazaar, mà những người đàn ông của họ đồng hành với những cuộc leo lên những đỉnh núi vĩ đại; họ là những người Phật tử chăn nuôi đã đi xuống khỏi vùng Đông Tây Tạng những thế kỷ gần đây -  Sherpa là chữ Tây Tạng cho những người “’miền Đông” – và ngôn ngữ, văn hóa, cùng bề ngoài phản ánh nguồn gốc Tây Tạng của họ.  Một trong những người khuân vác cũng là một người Sherpa, và hai người tị nạn Tây Tạng; còn lại là những người lai Arya và Mongol.  Hầu hết đi chân không, trong những chiếc quần sọc cũ hay kiểu quần dài để cởi ngựa của Ấn Độ, tất cả đều ăn mặc  áo cộc tay cũ  khăn choàng, và khăn quấn đầu ,  những người khuân vác chọn những chiếc thúng cao đan bằng liễu gai.  Thêm nữa cho thực phẩm và mền của họ, họ phải mang một vật nặng đến tám mươi pao (1pound=450gr)  khối nặng ấy kết quằn trên lưng còng của họ bởi một băng dây chung quan trán của họ, và có sự cân nhắc và cải vả inh ỏi về trọng lượng và giá cả, trước khi bất cứ chuyến hành trình nào trên những ngọn núi này có thể bắt đầu.  Những người khuân vác hầu hết là những dân địa phương nghề nghiệp không rõ và thói quen dao động, ai cũng biết là hay gây ra vấn đề.  Nhưng cũng đúng vì rằng việc làm của họ là khó nhọc và phần tiền công là thảm hại – khoảng một đô la một ngày.  Như một quy luật, họ đồng hành một chuyến thám hiểm không quá hơn một tuần từ nhà của họ, sau mỗi chặng họ được thay thế bằng những người khác, và sự định lượng và cải vả trả giá  lại bắt đầu cho một chặng mới.  Hôm nay gần hai giờ đồng hồ đã qua, và những đàn ruồi đã tụ lại, trước khi tất cả mười bốn người  lắng dịu xuống, đám người rách rưới xếp thành hàng nhắm hướng Tây cất bước.

      Chúng tôi vui mừng để lên đường.  Những góc cạnh của Pokhara có thể là hình tượng bề ngoài ở bất cứ nơi nào.   Những đứa trẻ rỗi rãnh, những người lớn thờ ơ, những con chó lưng còng, và những con gà ốm o trong những đống rác của những túi xách và gạch vụn, bùn, cỏ, những lỗ nước tù đọng, những mùi nặng nề khó chịu, những miếng nhựa sặc sở, và những đống võ cây nhơ bẩn đang chờ đợi những con lợn kinh tởm; vì muốn những thức ăn khá  hơn, cả những con chó và heo tiêu thụ những của thải của con người vung vãi khắp nơi dọc theo những lối đi.  Trong thời tiết tốt, tất cả những sự thay đổi liên tục này thì dễ chịu, nhưng bây giờ là cuối mùa mưa, hoàn cảnh khó khăn của đời sống dường như thấm vào trong làn da tái xám của những kẻ ốm o này, những người ngồi xổm và sát xà phòng và vắt áo quần của họ mỗi buổi sáng trong vũng nước mưa.

      Những đôi mắt màu nâu quán sát khi chúng tôi bước qua.  Đối diện với nổi đau của Á châu, người ta không thể nhìn không thể quay đi.  Ở Ấn Độ, nổi khốn khó của con người dường như quá lan tràn mà người ta tiếp nhận chỉ là những chi tiết tản mạn; một cái chân cong hay một con mắt chết, một con chó của người cùng đinh ăn cỏ úa, một người đàn bà cổ lổ vén chiếc áo sari di chuyển sự đại tiện của mình bên đường.  Tuy thế, ở Vệ Xá Ly (Varanasi) có sự hy vọng của sự sống đã từng bị từ chối ở những thành phố  như Calcutta, nơi dường như nhường lại cho sự chết và đang chết trong vũng lầy của nó.  Shiva múa trong những thức ăn cay nồng, trong những chiếc chuông phấn khích của những chiếc xe đạp cao và đa dạng, những chiếc còi xe buýt giận dữ, tiếng líu lo của những con khỉ đền thờ, những chấm son tikka trên trán của những người phụ nữ, ngay cả trong mùi của thịt con người đốt thành than lan tràn khắp bờ sông bậc thang.  Nụ cười mĩm của con người – đấy là sự mầu nhiệm nhất của tất cả.  Trong cái nóng và hôi thối và kêu thét của Varanasi, trong cái nóng như thiêu đốt của mặt trời bay lên như những tâm linh khởi hành khỏi sự im lặng vô cùng của dòng sông, một niềm vui trong nụ cười của cô gái mù được dẫn đi, của một người đàn ông Ấn Độ giáo với làn khăn vấn đầu trắng nhìn chằm chằm nhẹ nhàng tươi mát vào một tái xế xe buýt chưỡi mắng ông ta, của một cậu bé thổi kèn ăn xin, của một cụ bà tưới nhẹ nhàng dòng nước thánh từ sông Hằng, trên một tượng voi đá tô màu đỏ.

      Gần lò thiêu xác, một công nghệ của sự chết, một lâu đài bên dòng sông đã được sơn  phết với những lằn sọc khổng lồ của con cọp.

      Không nghi ngờ gì nữa, Vệ xá ly (Varanasi) là địa điểm của  truyền thống Ấn giáo cổ xưa, tại vùng ngoại ô của Pokhara, đúng nơi đặt giàn thiêu trên những cây cột ngang qua tầm vai của bốn người giúp việc, nó xuất hiện, trên chuyến hành hương cuối cùng của ông đến Bà Mẹ Hằng Hà, đến những đền thờ tối tăm chung quanh những lò thiêu, đến những nhà ký túc nơi những người hành hương chờ đợi đến  phiên mình để họp với đoàn người của những chiếc vải liệm trắng bên cạnh bờ sông, chờ đợi một lần nữa để được nằm trên những đống củi: những người phục vụ sẽ đẩy những đôi chân vàng vọt, chiếc cùi chỏ héo hon, trở lại trong  đống lửa, và rồi rãi những phần còn lại trong lò thiêu xuống dòng sống chảy xiết.  Và vẫn còn đủ những đoạn  biểu trưng cho đời sống cho những con chó đầu dài tái xanh buồn bả đang săn tìm trong những đám tro tàn, trong khi cổ con bò cái linh thiêng của lò thiêu – những thứ im lặng khổng lồ trắng tinh – nuốt trôi những bó rơm mà đã nẩy bật lên thân thể trần trụi đến căng thẳng.

      Ông lão đã ăn ngầu nghiến từ bầy lâu.  Trạng thái mù quáng và tham lam của ông ta, điều hiện rõ trên nét mặt, và cái miệng làm việc, biểu lộ nơi sống của ông ta, người bây giờ đang nhìn chăm chăm.

      Tôi cúi đầu đến sự chết khi đi ngang nó, cảnh giác tiếng động của đôi chân tôi trên lối mòn.  Sự cổ xưa đã bị lạc mất trong bóng tối của thế giới, và chẳng cho nó dấu hiệu gì.

      *

      Con đường dòng sông xám, bầu trời xám.  Một con chim chìa vôi đang nhảy nhẹ nhàng từ tảng đá này đến tảng đá kia.

      Những người đi bộ đi du lịch: 

      Một người đàn bà khéo léo mang một cái thùng lớn chứa những con cá nhỏ, và cúi thấp một bên phía dưới chiếc thúng đá đã làm cho chiếc ba lô nhẹ hẩng của tôi phải xấu hổ; những viên đá của bà ta sẽ được đập ra để rải trên đường bởi những người đàn bà khác của Pokhara, trong công việc của vô số người tay nâu sẽ trải trên mặt một con đường mới phía nam đến Ấn Độ.

              Qua tia nắng di chuyển trên giải băng của người phụ nữ Magar, chiếc khăn choàng đỏ tươi: họ mang  trang sức nặng bằng đồng trên mũi trái.  Trong nắng mới, một chú gà với mào đỏ tươi leo lên mái nhà tranh phai màu một cách nhanh chóng, và đúng lúc một một cô gái bắt đầu ca hát từng điệp khúc lúc bình minh.  Ánh sáng rực rở của đỉnh núi trắng Annapurna dang dần rọi xuống từ bầu trời, trong thành lũy vĩ đại trải khắp từ Đông sang Tây kéo dài một nghìn tám trăm dặm, rặng Hy mã lạp sơn – Hymalaya -  alaya: nơi ở, nhà, hay kho tàng của hima: tuyết.

      Cây bông bụp (Bụt),  cây sứ (cây đại), dây nho: thấy dưới những đỉnh núi tuyết, những sự rộ nở hình tượng này đã là những bông hoa của vùng đất rộng lớn.  Những con khỉ đuôi ngắn macaque tung tăng trong cánh đồng xanh, và một con chim bồ câu màu ngọc lam lướt đi nhẹ nhàng trong ánh sáng vàng kim.  Những con chim nhỏ, chim sẻ, và chim cu rốc, và diều hâu Ai Cập là những loại chim thông thường, và tất cả đều có liên hệ với loài chim ở Đông Phi châu, nơi mà tôi và George Schaller lần đầu tiên gặp gở; ông ta tự hỏi loài diều hâu này phản ứng thế nào nếu đối diện với trứng của đà điểu Phi châu, mà cũng là loài chim thông thường của Á châu  trong thời kỳ Pleistocene, mười một nghìn năm trước đây.

      Ở Phi châu, loài diều hâu Ai Cập được nhìn nhận như một loài biết dùng dụng cụ, xuyên qua sự khéo léo của nó về việc làm vở những trứng khổng lồ của đà điểu bằng việc bắn đá vào trứng với  mỏ của nó.

      Cho đến mới gần đây, những vùng đất thấp của Nepal là những khu rừng thuốc lá    với lá rộng bản sal (Shorea robusta) xanh bất tận, là nơi lui tới của voi, và cọp, và loài tê giác to lớn Ấn Độ.  Sự đốn phá rừng và săn bắn trộm đã làm chúng biến mất đi; ngoại trừ trong vùng bảo tồn như thung lũng Rapti,  đến vùng Đông Nam, bước chân thiêng liêng của voi đã không còn.  Vùng hoang dã cuối cùng cho beo ở Ấn Độ được thấy năm 1952, sư tử Á châu bị thu hẹp thành một số lượng nhỏ trong rừng Gir, Tây Bắc Bombay, và loài cọp trở thành huyền thoại khắp mọi nơi.  Đặc biệt ở Ấn Độ và Pakistan, những loài chân có móng đã biến đi một cách nhanh chóng, qua sự tàn phá nơi cư trú của chúng bởi sinh kế nông nghiệp, sự đốn rừng quá mức, sự tàn phá đồng cỏ bởi những đàn gia súc ốm o khẳng khiu , sự xói mòn, lụt lội – toàn bộ sự tuần hoàn đen tối của những sự kiện đi theo với sự quá đông đúc của con người.  Ở Á châu hơn bất cứ nơi nào trên trái đất, thật cần thiết để hình thành những khu bảo tồn hoang dã ngay lập tức, trước khi những con thú cuối cùng tuyệt diệt.  Như George Schaller đã viết, “Con người thay đổi thế giới quá nhanh và quá kịch liệt đến nổi thú vật không thể thích nghi kịp những điều kiện mới.  Trong dãy Hy mã lạp sơn cũng như những nơi khác một sự chết chóc to rộng cùng khắp,  một nỗi buồn thảm vô hạn hơn thời đại hủy diệt Pleistocene, vì con người có kiến thức và sự cần thiết  để cứu vớt những gì còn lại của thời kỳ quá khứ của ông ta” (trái đất- con người?).

      Con đường dọc theo dòng sông Yamdi là tuyến trao đổi chính, xuyên qua những dựa lúa và những làng mạc trên hướng Tây của nó đến sông Gandaki, nơi nó chuyển hướng Bắc đến Mustang và Tây Tạng, những làng Xanh Lá Cây rào kín, với những cây đa khổng lồ và những chiếc hồ và bức tường bằng đá,  dân làng thu hoạch trên những đồng cỏ với trâu và bò; nước ngọt và những bóng râm dịu dàng cho chúng sự hòa hiệp với những khu vườn.  Trong những làng mạc này người ta sở hữu những tài sản thậm chí ít hơn những người ở Pokhara, tuy thế người ta có thừa do kiểu cách kinh tế từ bấy lâu nay của họ và không bị ảnh hưởng sự nghèo khó của thời đại: người ta hiểu tại sao “đời sống làng mạc” đã từng nổi tiếng như lãnh địa của tự nhiên và an lạc của con người như những nhà tư tưởng từ Lão Tử đến Gandhi từng nghĩ đến.  Dưới ánh nắng ấm trẻ con vui đùa, và những người đàn bà giặt giũ trên những tảng đá tại dòng suối của làng và nghiền hạt trong những chiếc cối đá, và từ mọi phía bốc lên mùi phân dễ chịu và tiếng những con gà kêu vang ồn ào và làn gió thoảng của khói lửa từ những lò sưởi thấp.  Trong những chiếc sân sạch sẽ, phía sau những bục nấc thang và những bức tường, những chiếc chòi tranh vách đất là sự ấm áp của đất đỏ, với mái tranh, ngưỡng cửa và chóp cửa chạm trổ bằng tay, những dây bí ngô bông vàng.    Bắp được chất đống trong những chiếc lều hẹp, và lúa được trải trên sân để phơi khô trên những chiếc thảm bằng rạ rộng lớn, và giữa những hàng chuối và đu đủ những con nhền nhện đang giăng lưới yên lặng dưới bầu trời.

      Một cây cầu bắt ngang con kênh nơi này nơi kia bởi những phiến đá hoa cương xuyên qua những làng xóm, chảy một cách chậm chạp trên  hòn sỏi lấp lánh.  Bây giờ là giữa trưa, mặt trời tỏa khắp trong không khí, và chúng tôi ngồi trên một bức tường đá trong bóng mát.  Bên cạnh dòng kênh là một quán trà của xóm thôn, giản dị mở ra phía trước chòi tranh với những chiếc ghế dài tạm bợ và một chiếc lò bằng đất như một mô đất hình tròn trên nền đất.   Mô đất mở ra một phía để bỏ củi vào và hai lổ phía trên để nấu nước sôi, và trà được đổ qua một lọc nước trà vụn rẻ tiền qua một chiếc ly thủy tinh chứa đường thô và sửa bò hay trâu.  Với loại trà “chiya”  (đọc là “chai”) này chúng tôi ăn với bánh mì thô và dưa chuột tươi, trong khi những đứa trẻ nô đùa trên những tảng đá chói lọi giả vờ té văng trước chúng tôi, và một con bồ câu khoang  cổ liệng trên một bụi tre cao vút.

      Tửng người một, những người khuân vác đến, xoay vòng đặt xuống những hành lý của họ trên bức tường đá.  Một người trong họ với khuôn  mặt bẽn lẻn và nụ cười như trẻ con,  trông rất mảnh khảnh với khối nặng trên lưng, đang chơi nhạc giật gân bằng kèn lá cây sung.  “Nóng quá,” một người khác mĩm cười và nói.  Đây là người Sherpa khuân vác, Tukten, một người đàn ông nhỏ nhắn cứng cáp với đôi mắt Mongol, đôi tai quá khổ, và một nụ cười vô tư – tôi tự hỏi tại sao người Tukten này lại là một kẻ khuân vác.

      Tôi tiến lên phía trước, bước một mình trong không khí trong mát của thung lũng.  Trong ánh sáng tháng chín rạng rở và bóng râm của núi – triền đồi dốc đang khép lại khi bước vào thung lũng hẹp, và những đỉnh núi tuyết phía Bắc đã không còn thể thấy được nữa – lối mòn đi theo một con đê giữa con kênh lau sậy và những ruộng lúa màu xanh, những thửa ruộng bậc thang thấp dần đến bờ sông.  Bên bờ kia con kênh, lại những thửa ruộng cao dần lên nhấp nhô trên triền đồi, và một bầu trời xanh.

      Bên cạnh bức tường, hai loại sung khác nhau đã được trồng từ lâu;  một loại là cây đa hay cây si (nigrodha: diệt tận), loại kia là là cây pipal (pipala hay tất bát la tức là cây bồ đề), thiêng liêng đối với cả những người Ấn giáo và Phật giáo.  Những loài hoa dại và những hòn đá được chạm vẽ được đặt dọc theo chân cột, gốc cây, để mang đến may mắn cho những khác du hành, và những bức tường đá được xây chung quanh những thân cây trong một cách để khách du hành tìm bóng mát có thể dừng lạivà hạ hành lý xuống trong khi vẫn hầu như đứng thẳng.  Những nơi nghĩ ngơi như thế thì có thể thấy khắp mọi nơi trên những lối mòn trao đổi buôn bán hay hành hương, một số chúng rất cổ xưa mà những cây to lớn đã chết từ lâu, để lại những  lỗ hổng trên mặt bằng những bức tường.  Giống như những quán trà và những bậc đá rộng được xây dựng bên những những ngọn đồi, những bức tường nghĩ ngơi truyền đạt một sự gia hộ, ban phúc đến những phong cảnh này, giống như chúng tôi đang lang thang trong một xứ sở đã bị lãng quên  vào thời buổi hoàng kim.

      Chờ đợi những người khuân vác luồn qua những cánh đồng, tôi ngổi trên tầng đỉnh của bức tường, chân tôi đặt trên bậc thềm và gánh nặng sau lưng tựa trên một thân cây.  Trong ánh nắng khô ráo và làn gió nhẹ trong mát thổi xuống từ những ngọn núi, hai con bò đen đạp lúa, bên ánh nắng yếu ớt của buổi trưa chiếu bên sườn chúng.  Trước tiên ruộng lúa được tháo cạn nước và lúa được cắt bằng những chiếc liềm, rồi thì những con thú được ách buộc thành một hàng dài tại một cây cột ở giữa đống lúa , và chúng được dẫn đi vòng quanh một cách chậm chạp với vòng  tròn hẹp dần trong khi những đứa trẻ vẹt ra những đống lúa bên dưới móng chân của con thú.  Rồi thì những đống lúa được hất tung lên không khí, và những hạt lúa bên dưới được gom vào những chiếc thúng để đem về nhà và được sàng quạt cho sạch. Những con chuồn chuồn màu lửa trong không khí mùa thu sớm, những bãi cỏ chuyển thành màu đỏ và vàng nhạt, vẻ đờ đẫn trên những con bò đen và tia sáng yếu ớt trên những gốc rạ, những cánh đồng xanh tươi mát và dòng sông lấp lánh – mọi thứ dường như nằm trên hào quang bất diệt, như vàng tinh khiết.

      Trong không khí trong suốt và sự vắng mặt của tất cả những âm thanh, của ngay cả những máy móc đơn giản nhất – vì đường đi thường quanh co khúc khuỷu và dốc, và những chỗ cạn của quá nhiều dòng suối, cho phép những chiếc xe đạp – trong sự ấm áp và hài hòa cùng bề ngoài sung túc, đến sự thì thầm của một thời đại thiêng liêng.  Một cách rõ ràng khu rừng nhỏ của cây lá to bản gọi là Lâm tỳ ni (Lumbini), chỉ cách ba mươi dặm phía Nam của loại cây giống như thế này, trong một vùng đất phì nhiêu phía Bắc của sông Rapti, đã thay đổi một ít kể từ thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch, khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama) được sinh ra trong một bộ tộc giàu có Thích Ca (Sakya) thuộc một vương quốc của voi và cọp.  Sĩ Đạt Ta từ bỏ đời sống vương giả để trở thành một khất sĩ thánh thiện, một “người vô trụ”, một sa môn, - một phương pháp thực tập thông thường của phía Bắc Ấn Độ ngay cả ngày nay.  Sau này Ngài được biết là Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni – Hiền Nhân của dòng Thích Ca – Năng Nhân Tịch Mặc), Đức Phật – Bậc Tỉnh Thức.  Những cây sung (cây đa, cây si, cây đề,…) và khói từ những đám lửa của nông dân, bãi cỏ, những con bò gầy gò,  những con cò trắng, và chim sẻ rừng vẫn còn được thấy trên đồng bằng sông Hằng nơi Đức Phật Thích Ca trải qua cuộc đời của Ngài, từ phía Nam Lâm tỳ ni (Lumbini) và Đông đến Vệ xá ly, một thành phố cổ ngay cả Đức Phật cũng đến đấy và Vương Xá thành (Rajgir) và Gaya (Già-da).  Truyền thống nói rằng Ngài đã đi xa về phương Bắc đến tận Kathmandu, thủ đô của Nepal (rồi thì thậm chí đến thành phố thịnh vượng Newars) và thuyết pháp trên ngọn đồi Swayambhunath, bên cạnh những con khỉ và những cây thông.

       

       
      Trụ đá Đại Đế Ashoka đánh dấu nơi Phật đản sinh


      Vào thời Phật tại thế, truyền thống yoga (du già) đã rất thịnh hành.  Có lẻ cả nghìn năm về trước, những ngươi da sậm Dravidian của vùng đất thấp Ấn Độ đã bị chinh phục bởi những người du cư Aryan từ những vùng thảo nguyên Á châu, những người đã mang theo tín ngưỡng của thiên thần trên trời, gió, và ánh sáng xuyên Á-Âu.  Quan niệm của người Aryan được bao gồm trong thánh kinh Vệ đà Phạn ngữ của họ,  hay là kiến thức – những văn kiện cổ điển không biết xuất xứ bao gồm trong Rig Vệ đà và Áo nghĩa thư và được trở thành căn bản của Bà la môn giáo.  Đối với nhà tu khổ hạnh vô trụ mang tên Sa môn Cồ Đàm (sa môn Gotama), những bài thuyết giáo mang tính cách thiên sử thi như thế trên tính tự nhiên của Vũ trụ và Nhân loại thì chẳng có ích gì cho sự cứu khổ loài người.  Trong những gì được biết như Bốn Chân Lý Cao Quý (tứ diệu đế), Đức Phật nhận định rằng sự tồn tại của nhân loại thì không tách rời với khổ đau; rằng nguyên nhân của đau khổ là sự tham muốn dục vọng; rằng sự hòa bình an lạc được đạt đến bằng việc dập tắt tham muốn dục vọng; rằng sự giải thoát này có thể được mang đến bằng việc đi theo Con Đường Tám Chi (Bát chính đạo) sự chú tâm chính đáng đến sự hiểu biết (chính kiến) , ý định (chinh tư duy), nói năng (chính ngữ), và hành động (chính nghiệp),; sinh kế chinh đáng (chính mệnh) nổ lực (chính tinh tấn), tỉnh thức(chính niệm); sự tập trung chính đáng (chính định), bằng điều có nghĩa là sự hợp nhất bản thân qua việc du già tọa (sitting yoga), hay ngồi thiền .

      Kinh điển Vệ đà đã từng bao gồm ý tưởng của sự tham muốn dục vọng nguy hiểm – vì nó bao hàm sự thiếu thốn – không có chỗ trong trạng thái cao nhất của sự tồn tại;  rằng những gì cần thiết đòi hỏi là sự chết-trong-sự sống và sự tái sinh tâm linh được tìm kiếm bởi tất cả những bậc thầy, từ những vị phù thủy cho đến những người theo thuyết sinh tồn, tín điều của Sa môn Cồ Đàm là ít chấp nhận tư tưởng Vệ đà hơn là áp dụng chúng, xu hướng thực hành của Ngài về thiền quán không chứa đựng với sự bình lặng của trạng thái yoga (theo quan điểm của Ngài là thất bại  với chân lý căn bản) mà nó vượt xa, cho đến khi sự trong sáng rực rở của tâm tĩnh lặng mở ra trong tuệ trí bát nhã, hay sự hiểu biết siêu việt, sự nhận thức cao hơn ấy hay “Tâm” điều vốn có trong tất cả chúng sinh, điều lệ thuộc vào sự không nắm víu ủy mị, hay không dính mắc vào ái luyến của tất cả sự tồn tại.  Một kinh nghiệm chân chính của tuệ trí bát nhã đáp ứng cho sự “giác ngộ” hay giải thoát – không thay đổi mà chuyển hóa – sự thấu triệt thậm thâm của Ngài nhất quán với đời sống phổ quát, quá khứ, hiện tại, và tương lai, điều ấy tránh cho con người trong những việc làm tổn hại cho kẻ khác và đưa Ngài đến chỗ tự tại với sợ hãi của sinh và tử.



      Vào thế kỷ thứ năm trước Tây  lịch, gần thị trấn Gaya (Già-da), Nam và Đông của Vệ xá ly, Sa môn Cồ Đàm đạt đến giác ngộ trong kinh nghiệm sâu thẩm của “tính bản nhiên chân thật” của chính Ngài, Phật tính của  Ngài, là không khác biệt với tính tự nhiên của vũ trụ.  Nữa thế kỷ sau đấy, tại những nơi như Vườn Nai (Lộc Uyển) ở Sarnath, và Na lan đà, và đỉnh Linh Sơn (Linh thứu- Vulture’s Peak) gần nơi hiện nay là Rajgir, Ngài dạy giáo lý đặt căn cứ trên tính vô thường của sự tồn tại cá nhân, sự liên tục bất tận của phiền não (chấp trước – dính mắc – luyến ái), bình minh xuất hiện trên sông cũng như hoàng hôn trên sông hôm trước, bây giờ đã qua đi. (Mặc dù Ngài thuyết giảng đến phụ nữ và làm yếu đi hệ thống giai cấp bằng sự thu nhận những đội ngũ giai cấp thấp vào giáo đoàn của Ngài, Đức Phật Thích Ca chưa bao giờ liên hệ chính mình vảo trong công pháp xã hội, xa hơn của chính phủ; phương pháp của Ngài theo đuổi là sự nhận thức chính mình  là một sự cống hiến mà một người có thể hành động đến những con người thành viên của mình.) Vào tuổi tám mươi, Ngài chấm dứt những ngày tháng của Ngài, và nhập niết bàn tại Câu thi na (hiện tại là Kusinara), cách phía Đông của Gorakhpur  bốn mươi dặm và ngay phía Tây của sông Kali Gandaki.

      Đây là những điều rất thật; tất cả những điều khác là huyền thoại vĩ đại của Đức Phật, những điều thật của một sự kết tập khác.  Để đạt đến sự giác ngộ, điều liên hệ đến vị sa môn vô trụ này là trong những năm ba mươi tuổi khi Ngài từ bỏ sự tu hành khắc khổ của các hành giả du già và theo đuổi “Con Đường Trung Đạo”giữa khổ hạnh  hành xác và hưởng thụ tham dục, nhận thực phẩm trong một bát vàng từ người con gái của một trưởng thôn.  Vì điều ấy,  Ngài bị các đệ tử chối bỏ.  Vào lúc chạng vạng tối, Ngài ngồi dưới một gốc cây Tất bát la với mặt hướng về phương Đông, thệ nguyện rằng cho dù da và khí lực và xương có thể hao mòn hết và máu khô cạn, Ngài sẽ chẳng rời chỗ ngồi này cho đến khi đạt đến sự giác ngộ tối thượng.  Suốt đêm ấy, bị bao vây bởi những ma quỷ cám dỗ, sa môn Cồ Đàm ngồi thiền.  Và trong lúc rạng đông hoàng kim ngày ấy, như được kể, Bậc Tự Tỉnh Thức nhận thức một cách thật sự Ngôi sao mai, giống như đang thấy nó lần đầu tiên trong đời của Ngài.
       

       
      Đại tháp Đại Giác Ngộ - Buddha Gaya

      Ở nơi được biết như Đạo tràng Giác Ngộ - Bodh Gaya – Bồ Đề Đạo tràng – Buddha Gaya – Phật Đà Đạo tràng – vẫn còn một vùng đất trơ trọi nuôi bò, nước lung linh, đồng lúa, cây chà là, và những xóm thôn với những ngôi nhà tranh vách đất đỏ không có đường trải  nhựa hay dây điện – một ngôi chùa Phật (Đại tịnh xá Đại giác -  MahaVihara Maha Boddhi) đứng bên cạnh một cây tất bát la cổ xưa, con cháu của cây bồ đề, hay “Cây Giác Ngộ”, mà dưới tàng cây ấy, vị sa môn xưa kia đã ngồi thiền.  Ở đây, và một buổi bình minh ấm áp, mười ngày trước, với ba vị tu sĩ Tây Tạng trong áo đạo bào màu đỏ thẳm, tôi đã ngắm Ngôi Sao Mai từ từ mọc lên và rồi đứng lên đi khỏi chẳng có gì thông thái hơn trước đây.  Nhưng sau này tôi tự hỏi chẳng biết những tu sĩ Tây Tạng kia có nhận biết rằng cây bồ đề đã xì xào với những đàn chim thì thầm với nhau, trong khi một cây bồ đề (tất bát la) to lớn khác, rất gần nó với nhiều nhánh chạm với cây thiêng liêng kia, thì không có sự sống.  Tôi không phiền hà thắc mắc cho chuyện này:  tôi chỉ nói lên những gì tôi đã chứng kiến tại Đạo tràng Giác ngộ.
      Rồi đây đã là hẻm núi Yamdi Khola; nó sẽ sớm bị quên lãng trong những núi non trùng điệp. Trong một ngôi làng trên triền phía Bắc, những ngôi túp lều thì tròn hay hơi dẹp hơn chứ không là hình chữ nhật, và Jang-bu, thủ lĩnh người Sherpa, nói rằng đây là một ngôi làng của người Gurung, một chủng người đã đi xuống từ cao nguyên Tây Tạng từ xưa.  Trong vùng này của miền Nam Nepal những người sống trên triền đồi gồm nhiều chủng tộc khác nhau: Mongol hay Ả Rập lai, hầu hết những người Paharis, hay người Ấn giáo đồi núi.  Hàng thế kỷ qua, những người Ấn giáo đã lên tới những thung lũng bên bờ sông từ vùng bình nguyên sông Hằng, trong khi những người Tây Tạng xuyên qua những đường núi từ phương Bắc: những bộ tộc Phật giáo nói tiếng Tây Tạng,  bao gồm những người Sherpas, được gọi là Bhot, hay những người Nam Tây Tạng.  (Bhot hay B’od là Tây Tạng;  Bhutan, ở triền phía Nam của Tây Tạng, có nghĩa là “Người Bhot cuối cùng”).  Những bộ tộc này, người Gurung va Tamang có khuynh hướng với Phật giáo, trong khi những người Chetri và Magar là Ấn giáo.  Cho dù Ấn giáo hay Phật giáo, hầu hết những bộ tộc này – và đặc biệt là người Gurung – tỏ lòng tôn kính với những bổn tôn vật linh của những tôn giáo cổ xưa mà tồn tại bền bỉ trong những vùng xa xôi của những núi non Á châu.

      Một số những người Tây Tạng tóc dài, những khuôn mặt bơ bằng phẳng với màu đất nâu vàng phản chiếu, đi xuống dòng sông chân không trên những hòn đá lấp lánh bạch kim.  (Đất nâu vàng là một sự bảo vệ truyền thống chống lại lạnh và côn trùng, và trước khi nền văn minh ảnh hưởng của Phật giáo, Tây Tạng được biết như vùng đất của những Hung Thần mặt đỏ.)  Những người này hướng về Pokhara từ Dhorpatan, một tuần qua.  Khi mùa màng được thu hoạch, những người Tây Tạng, Mustang Bhot, và những người sơn cước khác theo những ngọn núi và thung lũng Nam và Bắc đến Pokhara và Kathmandu, trao đổi len và muối cho hạt giống và giấy, dao, thuốc hút, gạo, và trà.  Một cậu bé Tây Tạng đã bắt được một con cá sinh sống trong hang đá trong một chỗ cạn; cậu ta chạy đến để chỉ cho tôi, đôi mắt quả hạnh sáng rực.  Những trẻ con trên suốt con đường thì thân mật và hay vui đùa, ngay cả rất khôi hài; mặc dù chúng xin xỏ một ít, nhưng không quá nghiêm trọng về việc ấy, không ác liệt như những đứa trẻ Ấn giáo ở phố.  Thường thường chúng thích nắm tay khách đi đường và cùng đi một đoạn, hay nhào lộn, hay nói một vài lời và chạy biến đi.

      Nơi mà thung lũng hẹp dần để vào hẻm núi là nơi ấy có một quán trà và một vài túp lều, và đây là một đoàn người ngựa Mongol rậm lông nhỏ nhắn đi từ trên núi xuống trong một giai điệu lon con của những chiếc chuông và tiếng kẻo kẹt hay tiếng nước rơi từ đoàn lữ hành qua dòng nước xanh lục nông cạn tại pháo đài.  Từ quán trà, lối mòn leo lên dốc núi hướng về bầu trời Tây Nam.  Trong vùng đất này, những nền kinh tế sống còn luôn luôn nhờ vào sự du hành, và trong những thập niên của nó –hàng thế kỷ,  có lẻ - như một tuyến đường trau đổi buôn bán cho những người dân sơn  cước, từng bước  từng bước  dần trở nên quen thuộc trong những lối mòn của đồi núi.  Những cây hạt dẻ hoang nhô ra trên đường mòn; chúng tôi kéo những cành cây và hái những quả hạch chín đầy gai góc.

      Vào lúc hoàng hôn, đoàn người đến tại một làng sơn cước gọi là Naudanda.  Ở đây tôi thử ngôi nhà mới của tôi, một lều núi cho một người, trong điều kiện nghèo nàn.  Phu-Tsering, người đầu bếp vui vẻ của chúng tôi, trong một chiếc mũ lưỡi trai màu đỏ tươi, mang với đậu lăng và cơm, sau đấy tôi ngồi bên ngoài trên một chiếc ghế đẩu làm bằng liễu gai tại một quán trà ở một pháo đài, và lắng nghe tiếng những con ve sầu và chó rừng.  Dãy núi Tây-Đông này đổ dốc cheo leo cả hai bên đến Thung lũng Yandi ở phía Bắc, Marsa ở phía Nam; từ Naudanda, Yami Khola không gì hơn là một giải lụa trắng chảy xuống giữa những bức tường tối đen của những cây tùng bách hẻm núi của nó.  Xa tít hướng về phía Đông, xa bên dưới, con sông Marsa mở rộng vào trong Hồ Phewa, gần Pokhara, nó lấp lánh trong buổi hoàng hôn của dãy đồi thấp dưới chân núi.  Không có những con đường về phía Tây của Pokhara, nó là tiền đồn cuối cùng của thế giới hiện đại; trong một ngày đi bộ chúng tôi đi qua một thế kỷ.

      <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.07.2009 22:38:50 bởi tueuyen >
      #3
        tueuyen 08.06.2009 05:40:40 (permalink)
        0

         
        Annapurna
         
        Chương một, phần hai

        THÁNG CHÍN, NGÀY  HAI MƯƠI CHÍN

        Một buổi sáng bình minh rạng rở trên núi.  Sương mù và khói lửa, những tia sáng mặt trời và hẻm núi tối tăm:  một đỉnh núi của rặng Annapurna lơ lửng trên những đám mây nhè nhẹ.  Trong ánh sáng mới mẻ, đến tiếng kêu chit chit của những chú gà con, chúng tôi ăn điểm tâm trong một quán trà, và xong xả mọi thứ trước bảy giờ.

        Một đứa bé kéo lê đôi chân cong vô dụng đang bò lên đồi bên ngoài ngôi làng.  Mũi nó chạm sỏi đá, cô bé kéo chính mình dọc theo đường như một con dế nhấp nhô.  Chúng tôi nao núng, hổ thẹn với những bước chân mạnh khỏe của mình, và để ý điều này, cô nhìn lên chằm chằm, đôi mắt trong sáng, mà không hề bực bội – dường như càng tệ hơn khi thấy rằng cô ta trong rất xinh.  Ở Bengal, George Schaller nói một cách khó nhọc, những kẻ ăn xin sẽ bẻ gảy đầu gối con trẻ của họ để đạt đến hình ảnh đáng thương này nhằm mục tiêu nghề nghiệp của họ; đây là cách mà ông biểu lộ nổi đau buồn của ông ta.  Nhưng đứa bé ở đây dưới đường kia không phải là một kẻ ăn xin; cô ta chỉ là một đứa trẻ, nhìn chăm chú một cách tò mò vào những kẻ trắng trẻo lạ mặt.   Tôi mong mỏi ban cho cô bé một cái gì đấy – một đời sống mới? – tuy thế tôi ngại vấy vào một phẩm cách như vậy.  Và vì thế tôi mĩm cười một cách tươi nhất mà tôi có thể, và nói “Namas-te!” “Chào buổi sáng!” Nó ngớ ngẩn thế nào ấy! Và giọng cô ta vói theo khi chúng tôi đi khỏi, một giọng cười trong trẻo nho nhỏ - “Namas-te!” – một tiếng Phạn ngữ để chào mừng và chia tay có nghĩa là, “Tôi chào bạn! .”

        Chúng tôi bị chinh phục bởi lời nhắc nhở về tính sinh tử này, nghĩa là không ai tránh khỏi cái chết.  Tôi nghĩ về xác chết ở xứ sở Gorkha, chịu đựng trên đôi vai gầy ốm trong cơn mưa của núi đồi, áo quần đen đúa tung bay; tôi thấy con người xưa cũ chết bên ngoài Pokhara; tôi nghe một lần nữa hơi thở cuối cùng của hiền nội tôi.   Những cảnh tượng như vậy làm cho Sĩ Đạt Ta từ bỏ đời sống vương giả và đi tìm bí mật của sự tồn tại để có thể giải thoát nhân sinh khỏi khổ đau của thế giới cảm giác này, mà nó được biết như là cõi sinh tử luân hổi.

        “Đừng đau buồn cho tôi, nhưng hãy khóc thương cho những kẻ ở lại phía sau, bị dính mắc vào lòng tham dục khát khao đến những điều mà quả của nó là đau khổ…điều gì cho tôi tin cậy trong cuộc đời khi sự chết thì luôn luôn ở trong tầm tay?...Ngay cả nếu tôi trở lại với bà con anh em họ hàng bởi lý do của tình cảm, nhưng cuối cùng chúng tôi sẽ bị chia ly bởi cái chết.  Sự  hội ngộ và chia ly của sự sống giống như những đám mây hợp lại với nhau trôi giạt lần nữa, hay như khi lá bị rời khỏi cành cây.  Không có điều gì chúng ta có thể gọi là của chính chúng ta trong một tập họp mà chỉ là một giấc mơ…”  -  Đức Phật và Giáo lý Đạo  Phật -  Coomaraswamy

        Và vả lại, khi ngày nhập diệt đã gần kề, Đức Phật lại hướng về phía Bắc (“Này A Nan Đa, chúng ta hãy đến Câu thi na”).  Như tất cả chúng ta, có lẻ Ngài ao ước cất bước về nhà.

         
        - Tháp trà tì Câu thi na -

        Lối mòn hướng về phía Tây đi chung quan những hòn núi nhỏ, rồi thì leo lên đến một ngôi làng trong con đường đi qua.  Nơi một con diều hâu trắng sãi cánh trong nắng mờ mờ sương, một khu rừng cao vút hiện ra trước mắt, với một thác nước len qua.  Chúng tôi được một cậu bé chơi trống cơm dẫn đường vào làng; nó đội một chiếc nón kỳ cục, áo sơ mi ngắn, áo sát nách, và không có gì nữa.  Một ngày nào đấy cậu bé này và những người khác nữa sẽ tàn phá khu rừng đó, và những khu ruộng bậc thang sẽ bị xói mòn bời những cơn mưa, rồi lớp đất mỏng sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước chảy xiết, ngăn cản những dòng sông chảy xuôi về phía thấp xa kia vì thế những cơn mưa lũ sẽ lan tràn khắp vùng.  Với sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng, nông nghiệp thô sơ, và địa thế triền dốc, Nepal có vấn đề xói mòn nghiêm trọng nhất trong tất cả những quốc gia trên thế giới, vấn đề càng tệ hại hơn khi nhiều khu rừng bị biến mất do việc làm sạch đất vì mục tiêu nông nghiệp và nhiên liệu; ở vùng Đông Nepal, đặc biệt trong Thung lũng Kathmandu, gỗ củi cho nấu nướng (chưa nói đến sưởi) đã là một vấn đề quý giá, mang đến bởi những người phu đã đi bộ nhiều dặm để bán những bó củi xoàng xỉnh trên lưng họ.  Những người địa phương nấu nướng thức ăn bằng những khối phân khô, lấy đi phần màu mở quý giá có thể nuôi dưỡng đất và cho phép nó giữ nước không có đất mùn hay phân tươi, đất đai bị thoái hóa, kết rắn, và biến thành bụi, và bị cuốn đi trong những cơn mưa lũ nhiệt đới.

        Trong cái nhìn của George Schaller, Á châu chậm hơn Đông Phi từ mười lăm đến hai mươi năm trong thái độ bảo tồn, và sự thiếu sót có thể minh chứng rõ ràng cho sự tàn phá.  Tất cả những khu vực từ Tây Ấn Độ đến Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tất cả những vùng Bắc Phi, đã bị biến thành sa mạc trong một thời gian lịch sử, và tuy thế một xứ sở như Pakistan, với ngoại trừ ba phần trăm lãnh thổ của nó là rừng rậm, đã chẳng làm gì cho tất cả những thảm họa sắp xảy ra, mặc dù một quân đội khổng lồ bất động – dĩ nhiên được bảo trợ bởi sự quan tâm của công nghiệp quân sự Hoa Kỳ - có thể chỉ làm được những việc một cách chán ngắt như trồng những cây mới ở vùng nông thôn.

        Cây thông, cây đổ uyên, dã nhân sâm.  Những cánh đồng dưới núi, một con đường đá chảy dài như một dòng thủy ngân trong ánh nắng; ngay cả những viên ngói trên những ngôi nhà nhỏ cũng có màu ấy.  Con đường chạy chung quanh ngọn núi đến phần dưới cùng của rừng thông, nơi một xóm râm mát nhìn chỗ hợp dòng của sông Modir với những sông nhánh của nó từ phía Bắc.  Đây là con đường du hành đến Nepal bằng chân, dốc lên dốc xuống những thung lũng như cung mê.  Đi xuống là khó nhất cho đôi chân và bàn chân, ấn chặc ở đầu gối và trong những ngón chân của đôi giày ống.  Ở Kathmandu, người Sherpa trẻ nhất, Gyaltsen đã lấy đôi giày ống leo núi của tôi đến người thợ chữa giày để nong nó ra; không nong ra, đôi giày ống đã trở lại với miếng da tròn vá may phía bên ngoài tại nơi tiếp giáp.  Những miếng vá đã bị lấy đi ở Pokhara, nhưng người thợ ở đấy không có dụng cụ để nong đôi giày, và vì thế chúng bị chật chội - qua sự soi lổ - chúng kém đi tác dụng khi đi mưa hơn trước kia.

        Ngày hôm nay chúng đã bước đi mười giờ đồng hồ; có những dấu hiệu phồng da.  Gyaltsen, người đang mang hành lý của tôi, ở đâu đấy xa phía sau, và vì không có giày thể thao trong ba lô, tôi  phải đi chân không.  Đôi bàn chân tôi vẫn dẻo dai từ mùa hè trước, và những lối mòn hầu hết là mềm do mưa, vì chúng tôi đã từng một lần đi xuống lần nữa vào trong vùng đất thấp.  Để mắt xuống mặt đất, cảnh giác với những cành cây và sỏi đá, tôi có thể say mê một con nhái màu gổ ca cao và một cánh oải hương xanh nhạt rộ nở của cây phong lan (Bauhinia), một khối bánh tròn âm ấm do một con trâu để lại, được làm lắng đọng một cách yên tĩnh từ cái nhìn nó và có lẻ ngay cả trong sự suy tư.

        Nhưng từ khi chạm trán với đứa bé bò lê, tôi nhìn thiên đường nghi ngờ.  Dọc theo Modir, bàn chân tôi bị đau đớn bởi những phiến đá, và nơi chúng tôi đóng trại trong làng Gijan, chúng tôi hái trái vải; trong khi dùng bửa cơm tối trong một lều địa phương, George Schaller khám xét sự ẩm ướt trong giày và thấy rằng nó đầy máu của ông.

        Tôi an tâm vì George là người, con mồi cho sự đớn đau của một chuyến hành hương thông thường.  Tôi là một người bộ hành đầy cảm hứng, nhưng ông ta thì dữ dội; nếu không phải vì làm chậm bước những người khuân vác, ông  có thể làm tôi kiệt sức đến tận cùng.  Đôi chân mạnh mẻ của George quyết định cho việc làm của ông trong vùng núi cao của thế giới mà ông sẽ không trượt tuyết hay chơi những môn thể thao khó khăn vì sợ rằng ông có thể làm hại đến chúng.  Bây giờ tôi trêu chọc về đôi giày đầy máu của ông, trích dẫn từ một lá thư của người quản thủ Viện Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên về động vật có vú của Hoa Kỳ ở thành phố Nữu Ước:  “Tôi mong đợi một cách hân hoan những gì ông và George thấy, nghe, và hoàn thành trong chuyến hành quân xuyên Nepal.  Tôi cảnh báo ông rằng, người bạn cuối cùng của tôi quay lại sau khi đi với George ở Á châu – hay đúng hơn là trở lại – khi đôi giày ống của ông ta đầy máu….”

        “Sự nứt nẻ đó đã ngoài sức hình dung,”  George Schaller nói một cách ngắn gọn.

        <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.07.2009 22:27:10 bởi tueuyen >
        #4
          tueuyen 09.07.2009 21:45:44 (permalink)
          0
           
          Chương một, phần ba

          THÁNG CHÍN, NGÀY BA MƯƠI

          Hôm qua chúng tôi đã đi mưởi một giờ đồng hồ, lên và xuống dữ dội, và sáng nay người khuân vác chơi nhạc bằng kèn lá sung sắc xảo đã biến mât, Jang-bu, thủ lĩnh người Sherpa, thay thế ông ta ở Gieran la một người Magar già tên là Bimbahadur, một cựu chiến binh chân cong của trung đoàn Gurkha, người đi chân không, trong một cái quần soọc khổng lồ.  (Cho dù Ấn giáo hay Phật giáo, một người Nepal đã tham gia những trung đoàn gọi là một “Gurkha”.  Huyền thoại của những chiến binh này bắt đầu từ năm 1769, khi quân đội vua của Gorkha lan rộng từ những thung lũng trung tâm, sáp nhập những vương quốc thị tộc nhỏ để dựng nên quốc gia Ấn giáo mà bây giờ gọi là Nepal; trong sự hung hăng dữ dội, họ tấn công vào Tây Tạng, chi bị đánh dội lại bởi quân đội của Thanh triều, kẻ xem Tây Tạng là một phần của Đế quốc Đại Thanh lúc bấy giờ.  Vào giữa thế kỷ mười chín, vung con đao lưỡi cày được biết như là Kukri,  quân đội Gurkha đã được gởi đến để giúp đở quân Anh thống trị nhân cuộc nổi loạn của người Ấn, và trung đoàn Gurkha sau này được cả Ấn Độ và Anh quốc hổ trợ.

          Người khuân vác Sherpa của chúng tôi, Tukten, cũng là một cựu chiến binh Gurkha, anh ta và Bimbahadur mau chóng trở thành những người bạn, vì Tukten – có lẻ do anh ta làm công việc khuân vác, hay vì những lý do khác chưa được rõ ràng – được giữ một khoảng cách tế nhị bởi những người Sherpa trẻ.  Tukten có lẻ khoảng ba mươi lăm hay ba mươi ba  - khuôn mặt anh ta trẻ mãi không già – trong khi Jang-bu, Phu-Tsering người đầu bếp, và hai người phụ tá Gyaltsen và Dawa tất cả khoảng non hai mươi tuổi.  Trong chiếc quần chẽn gối và đôi giày thể thao, Gyaltsen trông như một cậu học sinh và thật sự có mang theo một quyển sách giáo khoa tả tơi với  cậu ta.

          Con đường từ Gijan đi về phía Tây dọc theo một dãy núi đến một điểm cao với một quang cảnh của bốn thung lũng sâu.  Phia dưới, trong một ngôi làng nơi mà Modir gặp Jare, một người phụ nữ ngồi trong khung cửa sổ chạm hình những con chim.  Modir đi qua một cây cầu gỗ với lan can bằng xích sắt; chiếc cầu đu đưa kẻo kẹt trên một dòng nước chảy xiết chảy mạnh xuống tử sông băng Annapurna đến phía Bắc.

          Một lối  mòn đồng lúa dọc theo những bức tường hẹp cũ kỷ được làm trơn láng bởi đôi chân của con người.  Một làn sương quanh những ngọn núi: chứa đầy nhiệt lượng.  Lúa xanh, nhà đỏ, áo quần đỏ của những người phụ nữ biểu lộ cho sự tối tăm của vùng thung lũng này.  Xa cách những dòng sông, tiếng một con gà trống vang vang trong không khí tĩnh mịch, hay tiếng một người báng bổ – một người đàn bà huênh hoang  với con trâu của bà ta, bao trùm trong những hàng thông, hay tiếng cười ngây dại vang dội hướng về phía đồi núi.

          Ánh nắng chiếu lấp lánh trên chiếc cánh của những con chuồn chuồn, nhưng trên cánh đồng, vẫn còn trong bóng râm; một con chim bồ câu núi kêu vang từ những nơi kín đáo huyền bí  trong núi.  Bây giờ, Machhachare vươn lên, một vầng hào quang của đám mây lờ lững xoay xoắn một vòng quanh đỉnh núi.  (Không giống những đỉnh núi khác của rặng núi Anapurna, Machhachare vẫn hoang sơ, không phải vì nó không thể chinh phục – nó đã được leo trong phạm vi năm mươi bộ của đỉnh núi năm 1957 – nhưng vì đặt chân trên đỉnh núi bị cấm tuyệt; người Gurung sùng kính nó như một ngọn núi thiêng liêng, và chính quyền Nepal bảo quản nó một cách cẩn thận trong sự huyền bí bao trùm.)  Chẳng bao lâu cả rặng Anapurna vươn cao và tỏ rạng, biến đổi từng phút suốt ngày dọc theo lối mòn hướng về phía tây.  Trong năm 1950, đỉnh núi cực tây, được biết là “Anapurna Số Một”, trở thành đỉnh núi thứ nhất cao hai mươi lăm nghìn bộ hay hơn thế mà con người đã đặt chân đến.




          Khu bảo tồn thiên nhiên Annapurna

           
           

          Người ta cảm thấy dễ dàng là thừa thải thế nào trong một cuộc thám hiểm, không vội vả không cần chiếm lĩnh một địa điểm nào đấy – gnaskor, hay “đi vòng quanh những địa điểm”, như những chuyến hành hương được diễn tả ở Tây Tạng.  George đang ngược trở lại đấy để chọc phá những người khuân vác, họ không tìm thấy cơ hội nào để nghỉ chân; những người Sherpa giả vờ giúp đở ông ta, nhưng họ biết rằng những người khuân vác không thể đi bộ hơn bảy tiếng nếu họ không có sự hổ trợ, và, thiếu những chiếc lều, thường được cảnh giác trước khi họ khởi hành vào buổi sáng khỏi những chiếc chòi hay hang động nơi họ sẽ nghĩ lại trong đêm.  George cũng biết thế, nhưng ông cũng biết rằng thời tiết đang  chống lại ông, và ông ta không thật sự thoải mái cho đến khi ông đặt chân lên mãnh đất của những con cừu xanh và beo tuyết.  Ông ta nói ở Kathmandu rằng: “Một khi dữ liệu bắt đầu thu thập, tôi không quan tâm nhiều những thứ gì khác; tôi cảm thấy tôi đang biện hộ cho sự hiện hữu của tôi.”  (Sự sẵn lòng đơn độc này giúp để giải thích cho tiếng tốt của ông: tôi đã từng nghe George được nhắc đến bởi một người đồng nghiệp như “một nhà sinh vật học hoạt động xuất sắc nhất hiện nay.”)  Cũng thế, ông ta không thích tất cả những ngôi làng nhỏ này; chúng ta vẫn còn quá gần với đời sống văn minh để thỏa mãn cho George.  “Càng ít người, càng tốt hơn,” ông ta thường nói thế.  Ban đầu ông ao ước cuộc thám hiểm nhỏ này được thực hiện bằng máy bay đến vùng Dhorpatan, một khu cư trú của người tị nạn Tây Tạng về phía tây, nơi mà tất cả những người khuân vác mà chúng tôi cần có thể được tìm thấy.  Nhưng không chuyến bay nào cho đến tuần thứ hai của tháng Mười, và với thời tiết không chắc chắn, dường như thực hiện hành trình đến Dhorpatan bằng đôi chân là tốt nhất.  Bây giờ, ông ta bất thình lình phàn nàn tôi: “Chúng ta có thể đến Dhorpatan trong vòng bốn ngày thay gì tám hay chín ngày nếu chúng ta không phải chờ đợi những người khuân vác chết tiệt này.”
          George quan sát, vì ông biết rằng không có việc gì hoàn tất với tốc độ của những bước chân.  “Tôi ước gì chúng ta đang ở độ cao tám nghìn bộ ngay bây giờ - tôi thích không khí mát lạnh.”  Tôi không trả lời.  Những bước chân của những người khuân vác thì thích hợp với tôi, không ít hơn bởi vì đôi ủng của tôi cảm thấy cứng và nhỏ.  Tự tôi cũng thích thú được hưởng không khí tươi mát, nhưng tôi an lạc với giây phút này; chúng tôi sẽ ở trên ấy trong khí hậu lạnh chẳng bao lâu nữa.


          Rực sáng với màu ửng đỏ của quả hạch, một con sóc nhìn chúng tôi bước qua trên chỗ đứng của nó trong cây bông đang vào mùa rộ nở đỏ ối mênh mang.  Họ hàng này của cây baobap Phi châu này thường là một loại cây hoang còn lại, cống hiến cho những vùng đất làng bề ngoài vườn nai làm yên tĩnh vùng đồng quê miền nam này.  Bây giờ không khí bị làm náo động bởi tiếng du dương của một con ve sầu đơn độc, lốm đốm, e dè, một âm thinh khiếp đảm như một lưỡi gươm trên máy tiện, nhưng lại phảng phất như tiếng chuông, với một cái chuông để cho một màn nhện lung linh trong ánh nắng.  Tôi đứng sửng sờ vì âm thinh kỳ ảo này mà nó đã tỏa ra bằng tất cả thế giới ngay tức thời, khi Tukten, mĩm cười, bước qua.  Trong nụ cười khó hiểu này có điều gì ấy của tôn giả Ca Diếp (ở hội niêm hoa Linh Sơn).  Tìm trong những đệ tử một người kế thừa, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã cầm trong tay một đóa hoa sen và im lặng.  Trông thấy cử động biểu tượng này, tính bản nhiên hiệp nhất của sự hiện hữu, Ca Diếp mĩm cười.


          Kusma, một làng Ấn Độ giáo lớn gần sông Kali Gandaki, trải dài khoảng ba nghìn bộ, gần điểm thấp nhất của độ cao trong chuyến du hành này.  Phu-Tsering bổ sung  nguồn dự trữ của chúng tôi với dưa chuột và ổi tươi, và lúc giữa trưa chúng tôi lại lên đường một lần nữa, di chuyển lên phía bắc dọc theo bờ sông phía đông.  Trong ngôi làng thứ nhất trên sông là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, với hai con bò bằng đá  trang hoàng bên ngoài với bông bụp đỏ; trên một cái đầu bằng đá trên bức tường của ngôi đền là một nụ cười bí hiểm khác.  Ngôi làng kêu cọt kẹt, một nhịp điệu êm dịu của một bàn đạp lúa cổ truyền và dưới những cửa sổ những bé con đu đưa trong những chiếc thúng bằng liễu gai.   Trong tính chất gia đình của xóm giềng yên bình và không phân biệt của những làng mạc đầy ánh nắng này, lợn nái và lợn con, bò và bê, mẹ và con, gà mái và gà con, bà và cháu hòa lẫn trong một nhịp điệu bình thường của cuộc sống.  Chúng tôi ăn đu đủ trong một quán trà, sau đấy thì tắm trong những hồ sâu của  một dòng nước chảy xiết của núi non tuôn xủi bọt qua những tảng đá trắng nhợt ở bên kia của làng.  Trong ngày cuối cùng của tháng Chín này,  tôi nấn ná một lúc bên một thác nước ấm, dưới nắng ẩm, trong khi áo quần vừa giặt của tôi được tắm nắng trên những tảng đá.


          Suốt buổi trưa con đường mòn tiếp tục đến Kali Gandaki, nó đổ dồn xuống từ Mustang và Tây Tạng về phía trên đồng bằng sông Hằng, bởi vì nó chảy giữa những khối núi bay vút lên là Annapurna và Dhaulagiri, cả hai cao hơn hai mươi sáu nghìn bộ, Kali Gandaki có hẻm núi sâu nhất hơn hẳn bất cứ dòng sông nào trên thế giới.  Kali có nghĩa “hắc nữ” hay “người đàn bà đen thẩm”, và nó đúng với những bức tường dốc thẳng, dòng nước xám chảy xiết, và những tảng đá đen ban cho một sự tối tăm của địa ngục đến dòng sông này.  Kali sôi sục, mãnh liệt cái tối tăm, khía cạnh nữ tính của Kỳ hạn và Sự chết, và Kẻ hủy diệt của Mọi thứ, là vợ của thần Ấn giáo của Hy mã lạp sơn, Ác thần Shiva Vĩ đại, Kẻ tái tạo và Tàn phá, hình tượng đen thẩm của bà, với dây chuyền đeo cổ là những sọ người, là biểu tượng của dòng sông đen tối này, nó chuyển động ầm ầm xuống khỏi các ngọn núi bí ẩn và những đám mây to rộng của sự vô tri, đã gieo vào lòng người du hành sự đe dọa kể từ khi người đầu tiên cố gắng vượt qua và bị cuốn đi mất.

           

           


           - Dhaulagiri – Ngọn núi trắng




          Một con ve sầu kêu vang từ trên cao và rõ ràng qua dòng sông chảy xiết gần bên.  Rau muống, một loại hoa dại màu vàng, cây quế, hoa lan.  Quá xa từ vùng biển gần nhất, tôi đứng chưng hửng bởi cái nhìn của một con cua đất màu tím, giống như một sinh vật cổ còn sót lại của những ngày xa xưa khi mà tiểu lục địa Ấn Độ, trôi dạt trên lớp phủ lõng của trái đất, di chuyển về phía bắc để va chạm với khối lục địa Á châu, đẩy những tảng đá của đại dương, từng li từng phân, năm dặm lên trên bầu trời:   sông Kali Gandaki là cội nguồn nổi tiếng của loại đá đen thiêng liêng gọi là saligrams, trong nó chứa đựng những hình thái hóa đá hình xoắn của những con sò  ốc đại dương.  Sự vươn lên của Hy mã lạp sơn, đã bắt đầu vào thời kỳ Eocene, khoảng năm mươi triệu năm về trước, và vẫn tiếp tục cao thêm; một trận động đất năm 1950 làm những ngọn núi đổ sụp xuống những dòng sông và thay đổi dòng chảy của sông Bramaputra vĩ đại, nó đổ xuống từ Tây Tạng qua vùng đông bắc Ấn Độ và hợp với dòng Hằng hà gần đồng bằng của nó tại vịnh Bengal.  Tất cả những dòng sông lớn của Nam Á từ xứ sở cao nhất của thế giới, từ dòng Ấn hà đổ dốc vào biển Ả Rập, phía đông đến dòng Hằng hà và Bramaputra, sông Cửu long và sông Dương tử, và ngay cả dòng Hoàng hà vĩ đại chảy về phía đông xuyên khắp Trung Hoa vào Hoàng hải; vì chúng đến từ cao nguyên Tây Tạng, những dòng sông này già tuổi hơn những ngọn núi, và dòng Kali Gandaki tạo nên những vực thẳm của nó khi những ngọn núi vươn lên.


          Tại Paniavas, có một cái đầu bò bằng đồng trên bình đựng nước (thánh) của làng, một cây cầu bắc qua con sông gầm thét, và chỗ cắm trại được làm ở phía xa trong một cơn mưa bất chợt.  Lúc chạng vạng, tôi bước đi dưới tàng cây che phủ.  Từ trên đồi cao, trong  giọng hót như chim của chúng, những đứa trẻ Pahari hét vang một số câu của chúng từ trong quyển sách học tiếng Anh, cười vang với những câu trả lời của tôi.

          Chào-a buổi sáng!
          Tên ông là-a gì?
          Đồng hồ ông mấy giờ-a rồi?
          Ông đi-a đâu?

          <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.07.2009 10:19:16 bởi tueuyen >
          #5
            tueuyen 10.07.2009 22:19:17 (permalink)
            0


            Chương một

            Phần bốn

            THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG MỘT

            Những cơn mưa mùa tiếp tục suốt đêm, và vào buổi sáng trời mát mẻ với những đám mây.  Dọc theo lối mòn đến Gandaki, có ít những người định cư hơn, một ít ngôi lều bằng đá, nơi mà những người du hành có thể tạm trú, và với ngọn gió bấc kéo đến mang theo cảm giác khó chịu, mùa thu đã đến rồi, chúng tôi đi lướt qua ngọn gió, cưỡng lại thời tiết.  Phía dưới sông một con chim mõ dài vừa đến, giống chim họ hàng Âu châu của loài chim mõ dài lốm đốm của quê nhà: nó di chuyển loạng choạng và đi nhẹ nhàng từ những mõm đá đen này đến mõm đá khác, tìm mé bùn ấm về phía nam.  Tôi đã từng thấy loại chim năng động này ở nhiều nơi từ Galway (tây Ái Nhĩ Lan) đến Tân Guinea, và tôi lấy làm hớn hở một ít khi lại gặp nó ở đây.

            Dưới những đám mây, sườn núi thấp hơn của Dhaulaugiri, cao 26.810 bộ, phủ trắng từ cơn bảo tối qua; đường tuyết thấp hơn nhiều độ cao mà chúng tôi hải vượt qua để đến Dolpo . Lối mòn này tiếp tục về phương bắc để đến Jamoson và Mustang, lúc đầu chúng tôi dự tính đi xe bò xa tận Jamoson, rồi thì hướng về phia tây vào Dolpo bằng lối Tscharka.  Nhưng giấy phép để du hành xa hơn Jamoson rất khó khăn từ chinh quyền Nepal, họ rất nhạy cảm với tất cả những khu vực hoang dã vùng biên giới tây bắc.  Trước những cuộc chiến tranh Gorkha vào cuối thế kỷ mười tám, Dolpo và Mustang là những vương quốc của Tây Tạng, một sự kiện lịch sử có thể khiến Trung Hoa xâm lấn.  Cả hai vùng là những nơi ẩn náo của những người dân du cư Tây Tạng hung hãn được biết là Kham-pa, những người vẫn hoạt động chống lại sự chiếm đóng của Trung Cộng và rút lui về Dolpo và Mustang sau sự tấn công bất ngờ của họ.  Ngay thời kỳ của Marco Polo, Kham-pa đã nổi tiếng về sự tấn công cướp bóc, và dựa theo tất cả những sự báo cáo lại cảm mến với tập tục cũ của họ.  Trên tuyến đường hiện tại, tiếp cận từ phía nam, ít có cơ hội để vào Kham-pa và đưa một chú ý đến hiện trạng là Nepal vì lợi ích của những mối quan hệ tốt của nó với lân bang khổng lồ, ước ao để tránh đi (rắc rối của vùng Kham-pa).

            Một cây cầu bắc qua dòng sông để đến trung tâm trao đổi tại Beni, từ nơi ấy một lối mòn khác hướng về phía tây, dưới rặng Dhaulagiri.  Chúng tôi sẽ  du hành theo hướng này trong sáu ngày, rồi thì vòng qua vùng cuối phía tây của khối núi Dhaulagiri trên một lối phía bắc xuyên qua Hy mã lạp sơn.  Ở đây tại khu buôn bán Beni, cảnh sát với thái độ ngờ vực và gây gỗ khi kiểm soát chúng tôi với một sự cẩn thận thái quá; giấy phép của chúng tôi đến Dolpo là bất thường.  Nhưng cuối cùng giấy tờ được trả lại, và chúng tôi có thể rời nơi này sớm nhất.

            Con đường theo bờ bắc của dòng sông phụ, Magyandi, nơi mà những triền của thung lũng quá dốc để trồng trọt, và một ít làng xóm nghèo nàn thiếu vắng cả những quán trà.  Bây giờ đã là tháng Mười; hoa lan đã biến mất.  Ngang qua dòng sông, những thác như bóng ma – đôi khi sáu hay bảy có thể thấy cùng một lúc lập tức – đổ xuống khỏi những đám mây.  Một nhà xay nghiền bằng đá bắc ngang một dòng nước trắng của một dòng suối nơi khe núi đổ vào dòng sông; không có cầu, không có dấu hiệu của sự sống, và nhà ẩn sĩ, nếu ông chưa chết, chia sẻ sự tĩnh mịch đơn độc của ông ta với những con khỉ đuôi ngắn ngồi ngắm như người lính gác với nơi cư ngụ tĩnh lặng.

            Một người Tây Tạng với hai người đàn bà bất thình lình bắt kịp chúng tôi; ông ta ngừng lại một chút, nghiêng đầu nhìn chúng tôi, rồi mời chúng tôi đồng hành với ông đến Dhorpatan, Goerge và tôi thích du hành nhẹ nhàng, và rất vui để đi với ông ta, nhưng chúng tôi đơn thuần chỉ vào sự hướng dẫn của những người khuân vác thường thường chậm hơn chúng tôi một giờ đồng hồ hay hơn thế ở phía sau.

            Chúng tôi cắm trại bên cạnh bờ sông tại Tatopani, trong một cơn mưa nặng hạt.

             

             
            Dolpo


             
            Thủ phủ của cựu vương quốc Mustang

             
             


            Tatopani

            <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.07.2009 01:37:17 bởi tueuyen >
            #6
              tueuyen 13.07.2009 19:40:51 (permalink)
              0
              Chương một 
               
              Phần  năm
               
              THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG HAI
               
              Lâu lắm rồi, một số khách du hành đã mang một loại cây kiểng có hoa đỏ đậm do ông Poinsett tìm ra và đặt tên là Poinsettia và cây trúc đào đến Tatopani, và có một quán trà trong làng này.  Bên kia quán trà, trên một mái tranh, một dây dưa chuột với hoa màu vàng; dưới mái nhà, trên cửa sổ đất sét, một cây sáo, một cây lược gỗ, và một cây ớt đỏ sáng nằm bên cạnh nhau trong một hợp thể vui vẻ.  Dưới mái cửa sổ đất sét, những bé con nhào lộn, và một bé gái, bình thản và nghiêm chỉnh thay áo quần từ đầu đến chân.  Trên con đường bùn đất,trong cơn mưa, ba đứa bé trai khom người xuống trên đầu gối chơi bài dưới một cây dù đen.
               
              Poinsettia  -  hoa trạng nguyên

              Trúc đào (oleander)
               

              Khoảng giữa buổi sáng, chúng tôi lên đường trong một cơn mưa nhẹ.  Dòng Magyandi đang dâng lên, và qua xông lên cùng vùng vẩy dày đặc của dòng nước chảy xiết, tiếng ầm ầm của những mõm đá, cổ họng chạy về phía nam tung bay xuống dòng sông xám ngắt.  Mưa đến và đi.  Vào giữa trưa, lối mòn đến tại ngôi làng trung tâm của vùng này, gọi là Darbang, nơi mà những ngôi nhà ngói được xây dựng một cách chắc chắn với những viên gạch màu đỏ và trắng, với những khung cửa sổ chạm trổ.
               
              Trên một mái hiên của trường học, Jang-bu và Phu-Tsering đã nhóm một đống lửa để phơi khô những túi ngũ, Dawa và Gyaltsen đã bỏ ra cho mỗi cái một ít thời gian.  Như tất cả việc làm của người Sherpa, đây là một việc làm tự nguyện và hoàn tất trong vui vẻ, và Tukten phụ một tay, mặc dù việc giúp đở này những người khuân vác không mong đợi, và Tukten không được trả công cho việc này.  Người Sherpa cẩn thận trong những phương cách có lợi ích, tuy thế họ không bao giờ nài nỉ, ít hay nhiều mà họ cho là hèn; vì họ được trả công để phục vụ, tại sao không thể làm tốt điều ấy?  “Đây, thưa ông!   Tôi sẽ rửa bùn!”  “Để mang tôi mang cái ấy, thưa ông!”  Như George nói, “Khi sự việc trở nên khó khăn, họ sẽ lo cho ông trước.”  Tuy nhiên phẩm cách của họ là không thể công kích được, vì việc phục vụ được biểu hiện cho chính lợi ich của nó – nó là nhiệm vụ, không phải là  chủ, đấy là phục vụ.  Như những người Phật tử, họ biết rằng nội dung việc làm hơn hẳn kết quả hay phần thưởng, rằng để phục vụ trong sự quên mình này là để được tự do (giải thoát).  Do bởi họ tin tưởng ở nghiệp quả - nguồn gốc của nguyên nhân và hiệu quả (nhân quả) thâm nhập trong Phật giáo và Ấn giáo (và   Cơ đốc giáo cho vấn đề đó là: như ta gieo rải, vì thế ta sẽ gặt hái) – họ bao dung và không bình phẩm, biết rằng những hành động xấu sẽ nhận món nợ của họ mà không có sự xen vào của nạn nhân (hay không có nạn nhân).  Quan điểm rộng rải và cởi mở của người Sherpa, một loại vui vẻ không tự vệ, hẳn là không thông thường, ngay cả ở những nhóm người chất phác.  Tôi chưa bao giờ gặp phải nó trước đây ngoại trừ người Eskimos.  Và vì, trong thời tiền sử, tổ tiên du cư Mông Cổ của cả người Tây Tạng và người bản địa Mỹ châu được nghĩ đã từng trải rộng ở cùng khu vực bắc Á châu, tôi tự hỏi có phải đây là  khuynh hướng của đời sống đã không là một di sản thông thường  từ quá khứ xa xưa.
               
              Những người giản dị và không học thức này tương xứng với những tu sĩ thông tuệ và tĩnh lặng, và sự cát tường của họ thì không có cách nào tách rời với tôn giáo của họ. Và dĩ nhiên họ là phôi thai của những đức Phật – chúng ta cũng thế - theo kinh luận Đại thừa được kết tập vài thế kỷ sau khi đức Phật Thích Ca nhập niết bàn.  Vì Đại thừa nhấn mạnh trên sự tương duyên phụ thuộc của tất cả đời sống và khao khát để cứu độ tất cả chúng sinh, không chỉ những ai đeo đuổi đời sống trong những giới luật của chùa viện, nó không đòi hỏi phải từ bỏ cuộc sống thông thường (mặc dù nghĩ rằng từ bỏ [hay xuất gia]sau này sẽ xảy ra như sự hòa hiệp của chính nó) là ít hẹp hòi trong tất cả các mối quan hệ hơn Tiểu thừa ở Tích Lan và Đông Nam Á, hay Thượng tọa bộ là đi sát cận với Phật giáo thời ban đầu của Phật Thích Ca.  Như trong truyền thống Do thái giáo và Cơ đốc giáo, chúng được phát triển cùng thời điểm, Đại thừa khuyến cáo rằng sự đạt đến tâm linh sẽ bị giới hạn trong người nào chỉ tìm Thượng đế cho chính người ấy: “Có ngươi làm cho sự hòa hiệp của ngươi hiện hữu đến sự khổ đau vô cùng của nhân loại, ô đây là người dự tuyển cho Ánh sáng (chân lý) của Thượng đế?”  Vì thế ở đấy phát triển lý tưởng của Bồ tát đạo (gấn như là sự hiện hữu của đức Phật) người tự nguyện không an hưởng sự tịch tĩnh của niết bàn, mà hiện diện trong cõi sinh tử luân hồi cho đến khi tất cả chúng sinh đều được giác ngộ; trong cách này của Đại thừa đáp ứng sự cần thiết của một thượng đế cho cá nhân và một đấng thiêng liêng cứu rỗi, điều mà Phật giáo buổi ban đầu và Tiểu thừa thiếu sót.  Phật giáo Đại thừa  đặt nền tảng cho Phật giáo Mật tông của Hy mã lạp sơn, Tây Tạng, Trung Á, cũng như trường phái ngoại hạng đã phát triển ở Trung Hoa, truyền đến phương đông qua Đại Hàn và Nhật Bản, và bây giờ thiết lập ở Hoa Kỳ.

               
              Khai tổ truyền thống của Thiền tông Phật giáo là Bồ Đề Đạt Ma, một bậc thầy vĩ đại trong tông truyền của Phật Thích Ca, đã mang lời dạy từ Ấn Độ đến Trung Hoa vào năm 527 sau Công Nguyên.  Có lẻ ảnh hưởng bởi tính đơn giản mộc mạc của một nền triết học Trung Hoa là Đạo giáo, sự mãnh liệt của “thầy tu mắt xanh” (Bích nhãn hồ) hay “người nhìn vào tường” (Bích quán bà la môn), chủ trương đệ tử của ông bác bỏ sự tranh luận môn phái, những kinh luận nặng nề, sự tăng trưởng hình tượng, bẩy rập tu sĩ của những tổ chức tôn giáo và trở lại khuynh hướng thiền tập đã mở ra con đường đến Phật quả (Phật đạo).  Hướng dẫn bởi một sự kế thừa của những vị thầy vĩ đại, Thiền tông ,dẫn đầu là Bồ Đề Đạt Ma sơ tổ ở Trung Hoa, truyền sức sống cho tất cả những nến nghệ thuật và văn hóa của Á Đông với sự trong sáng thanh đạm của tầm nhìn của nó.  Trong tư tưởng Thiền tông, ngay cả dính mắc với “những lời vàng” của đức Phật có thể đi vào con đường của nhận thức cơ bản; vì lý do đó châm ngôn của Thiền là “Phùng Phật sát Phật” hay “Giết PHẬT!”  Tự bản thể của vũ trụ là kinh điển của Thiền tông, vì tôn giáo không gì hơn là sự lĩnh hội tính vô tận của mỗi thời khắc.
               
              Phi thường là thế nào, huyền bí là thế nào!
              Tôi mang nhiên liệu, tôi dẫn nước.
               
              -         Thần thông cập diệu dụng
                        Vận thủy tịnh ban sài

               

              Đạt Ma Tây Trúc lai Đông Thổ
              Lục Tổ Lãnh Nam đáo Trung Nguyên
              Phật tánh hà phân Nam Bắc tịch
              Cổ kim vi tiếu bổn vô biên
               
               
               
              #7
                tueuyen 16.07.2009 01:25:54 (permalink)
                0
                Chương một
                Phần sáu
                THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG BA



                Gần Darbang
                 

                 
                Từ trên dòng sông Darbang sấm sét kinh khiếp.  Những mõm đá đang rơi xuống, và ba con chó tìm những thức ăn thối rữa trong sân trường ngẩng đầu nghe ngóng.  Những tảng đá rên rĩ và nhảy vào dòng sông, mà sau hai ngày mưa nặng hạt đang đổ xô, gầm thét, chảy xiết xuyên qua khe núi.
                Mưa ban ngày quấy rầy thần kinh chúng tôi, và đặc biệt là của tôi, vì chiếc lều gò bó và ọp ẹp của tôi thủng rách tệ hại.  Khom mình trong cái túi ngủ lạnh và ướt đẫm cùng với những vũng nước, tôi thèm khát chủ nhân của chiếc lều xanh hoạt bát bên cạnh, và có lẻ những cảm giác căn bản này đã mở màn cho sự tranh luận đầu tiên của chúng tôi, vào buổi sáng tối tăm này, khi George vất những chiếc lon và giấy thải vào sân trường.  Ông quả quyết rằng ông làm như thế vì những người địa phương thèm muốn những  chiếc lon, điều này thì đúng.  Nhưng tại sao ông ta không đặt những chiếc lon trên bức tường thay vì vung vãi nơi ấy, và làm người ta phải nhặt chúng lên từ trong bùn?
                 
                Bên đưới sự nghiêm nghị kiềm chế là những tia căm giận, nó xuất hiện, mặc dù ông ta tự nói nhỏ với chính mình – không có nhiều để tiếp tục.  Trên thực tế, tôi nghĩ, ông là một người cô độc; một sự ấm áp e thẹn nào đấy là rõ ràng nhất khi ông ta nói về những con quạ và lợn.  Năm ngoái ở Nữu Ước, ông nói, “Có lẻ ông có thể dạy tôi viết về con người như thế nào; tôi không biết làm thế nào về điều này.”  Cái loại cởi mở và cô độc này đánh dấu sự chuộc lại vẻ nghiêm nghị và sự thiếu vắng thỉnh thoảng mang đến phần nào đấy bởi tính mãnh liệt thẳng thắng.  “Khi Kay đang đánh máy bài vở của tôi, và tôi không nghe người đánh máy, tôi đến và hỏi cô ấy điều gì xảy ra; thế là cô ta nổi giận với tôi.”  George thường nói thế - “Kay phát cáu với tôi” – như để nhắc ông ta rằng vợ ông có thể có một lý do chính đáng nào đấy.


                Ở Serengeti, George rất được tôn trọng và yêu thích, và ông ta có những phẩm chất tốt đẹp, cùng lão luyện trong sự phong phú đôi khi hơi cổ lổ.  Cái hổn hợp của trí óc, năng lực, và chính trực của ông thì không thông thường cho lắm, vả lại lệ thuộc quá nhiều trên một đoàn người chẳng hạn như “chúng tôi”: những ngày này, có bao nhiêu người bạn của một người có thể tin tưởng trong cuộc đời của người ấy?

                Khi cơn mưa dịu xuống một ít, chúng  tôi rải rác đó đây, nhưng ngay sau đó mà một người đàn ông đến từ phía tây cảnh báo Phu-Tsering về sự hiểm nguy trên những đường núi.  Phu-Tsering, người chưa bao giờ nao núng nếu anh ta có thể lo liệu được, lẩm bẩm, “Mưa hai ngày – rất xấu,” làm một sự chuyển động trượt với bàn tay màu nâu của anh ta.  Trong nhiều nơi, rìa đường đã sụp đổ xuống sông, và những nơi khác mặt đường bị phủ lấp bởi hàng khối đá phiến.  Vượt qua những nơi này, những người khuân vác phải nhìn chẳm chằm lên trên qua đám sương mù dày đặc ở những tảng đá treo lơ lững.  Người khuân vác trẻ người Tamang tên là Pirim biết một vài câu tiếng Anh, và khi vượt qua tôi, lưu ý, “Hôm nay, ngày mai, đường đi không tốt.”  Để bảo đảm rằng cậu ta đang nói điều hệ trọng, cậu ta đu đưa với hành lý nặng nề của mình để nhìn chằm chằm vào tôi bên dưới làn mô đá che ngang vầng trán của cậu, rồi thì khập khiểng theo lối mòn leo lên khe núi dốc đứng này.  Những cảnh báo như vậy, theo George, có khuynh hướng trước những đe dọa bỏ cuộc hay đòi hỏi tiền công cao hơn, nhưng sau cùng, mệnh lệnh cho những người khuân vác đứng gần nhau hơn, ông ta nhận thức những điều kiện đầy hiểm họa:  “Nếu một trong các bố này trượt , chúng ta sẽ không bao giờ quên ông ta cho đến cuối ngày.”  Không bao lâu chúng tôi phải trèo lên qua những bụi rậm, vì cả đường tắt đã đi xuống phía dưới  núi.

                Danga river

                Phía bên kia dòng suối Danga là một đường dốc trơn trợt; chẳng bao lâu sự leo trèo tệ hại nhất đã qua đi.  Một rừng thông thổi qua hơi thở của sương mù, và trên mặt ngọn núi đối diện, được thấy qua những đám mây di động, những làn nước chuyển từ trắng sang nâu khi chúng thu thập đất cát trong thác đến những con sông gầm thét.  Ở tại một góc của lối mòn là một điện thờ lạ lùng nơi sừng của những con dê bị làm thịt chồng chất thành một loại bàn thờ, với những giải đỏ cột đến những cành cây.  Vào lúc này của năm, người ta lễ bái đến Durga, một loại ác thần đe dọa  của thời nguyên sơ xa xưa, vị thần được phát sinh vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, là Kali đen, hình ảnh kinh khiếp phái nữ của Thần Shiva và hiện thân của tất cả những hải sợ của tâm thức tàn phá.


                Thần Durga

                Giọng hót của một con chim và tiếng nước đổ mạnh phá tan màn yên tĩnh.  Ngay cả trong mưa, gợi lên ảo giác – hẻm núi, thác nước, những cây thông và những đám mây đến và đi, những khu dân cư màu lửa vẽ những bông hoa kỳ lạ, những tấm gương mây của những đồng lúa trong những bậc thang đi xuống của những triền núi dốc, một đàn thú lông trắng điểm son, thổi qua một làn gió xôn xao tròng trành của rừng tre.

                Chúng tôi bước đi trong bùn và ảm đạm và lạnh.  Tại một làng sơn cước gọi là Sibang, với tiếng trống đập tum-tum, một con trâu bị giết một cách chậm chạp cho lễ cúng thần Durga và máu tươi của nó được uống, trong khi những đứa trẻ đứng thành một vòng tròn dưới cơn mưa.  Những đứa trẻ miền núi này có những cái bụng to vì thiếu dinh dưỡng, và mặc dù chúng dường như ít thỏa mãn hơn những đứa trẻ ở thung lũng, nhưng chúng yên lặng, và không hát hò với chúng tôi; một trong những đứa trẻ uống máu có bộ mặt đáng yêu nhất trong bất cứ đứa bé nào mà tôi đã từng gặp.

                Bước đến Sibang

                <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2009 01:32:43 bởi tueuyen >
                #8
                  tueuyen 25.07.2009 02:06:53 (permalink)
                  0
                  Chương một
                  Phần bảy
                   
                  THÁNG MƯỞI, NGÀY MỒNG BỐN
                   
                  Mưa đã gia tăng vào buổi sáng, và với đường núi không thể vượt qua, chúng tôi sẽ ở lại trong cái chuồng bò cũ kỷ này.  Cậu Dawa tốt lành trong chiếc quần short màu cam tới gối – cậu là một thành viên lớn và mạnh nhưng quá rụt rè đến nổi cậu ta  không thể nhìn thẳng vào mặt một người Âu Mỹ - cậu đã cạo phần lớn phân ở phía bức tường  và bắc ngang những vũng bùn trên sàn nhà với những  nấc bằng đá .  Chúng tôi sống trên một lều vải trải rộng giữa những làn chảy dột, và co mình cả ngày trong túi ngủ, tựa lưng trên tường.

                   


                  Mới đây chúng tôi đã sống gần như dành riêng với một bửa ăn kiêng khem  trắng với cơm hay chapattis (một loại như bánh tráng dày và mềm làm bằng bột mì không có men, thực phẩm đặc biệt của Ấn Độ) cùng với dhal  (đậu lăng nhỏ) và bánh bắp dòn hay khoai tây.  Một ít ổi, đu đủ, dưa chuột, và chuối vốn sẵn có trong những làng mạc ven sông, nhưng khi xe lửa leo lên miền bắc và tây, và sâu vào  mùa thu chúng không thể thấy được nữa.  Hôm qua, Phu-Tsering đã mua một ít cá trắng được đánh bắt bằng những bẩy bằng liễu gai ở những vùng nước xoáy, nó cũng tươi  ngon như thịt từ những con trâu bị giết, và thế là chúng tôi tổ chức lễ thần Durga.  Một ít arak hay raki – một loại rượu mạnh trắng cất từ gạo hay bắp ngô hay hạt kê – đã được định chỗ, và một người khuân vác già một mắt múa tại buổi hòa nhạc của Jang-bu, mà cánh tay ông ta lấp lánh với những chiếc vòng kim loại trên ngón tay khi ông múa.  Người thủ lĩnh Sherpa như trẻ con, thậm chí mới hai mươi bốn, nhưng cậu ta thông minh, duyên dáng và sự chỉ huy được tôn trọng.

                   
                  Khu phố cổ Kathmandu
                   

                  Chúng tôi chưa sẵn sàng với sự quan tâm đến buổi lễ.  George đang ở nơi nào đấy trong sự lưu tâm riêng của ông ta, và tôi đang tự hỏi về những đứa con của tôi.  Rue, Sara, và Luke đang ở trường học và đại học cộng đồng; chỉ đứa bé nhất là ở nhà.  Mùa hè trước, George đã gởi một ít chữ từ Pakistan rằng Alex có vui và thích nghi để thay đổi ý kiến mà nó đã từng đến hiện tại không -  Kay Schaller sẽ vui để đưa nó vào gia đình của cô nàng ở Lahore, nơi mà hai cậu con trai Schaller đang học ở một trường Hoa Kỳ.  Nhưng vì cậu ta chỉ mới tám tuổi nên dường như tốt hơn  là cuối cùng để đi trước lời mời hấp dẫn này và để nó ở nhà của chính chúng tôi, ngôi nhà đã được cho một gia đình của bạn nó mướn.  Và tối thiểu cho lúc này mọi thứ đều tốt đẹp.  Chỉ trước khi rời Kathmandu, tôi nhận một lời liên lạc như sau:
                   
                  Cha thân yêu,

                   
                  Cha có khỏe không.  Con vẫn tốt đấy.   Nhưng con rất buồn, ngay cả khóc, vì con đã không viết thư cho cha.  Tuy nhiên con cảm thấy khá hơn nhiều vì con đang viết thư cho cha.  Con mèo và con chó cũng tốt lắm, nhưng con sẽ buồn khi chúng chết đi.  Việc học rất tốt, con hy vọng cha có thể viết thư lại vào mùa Tạ Ơn.  Con viết có đúng chính tả chứ?  Đúng [  ] – Sai [  ]
                   
                  Con hy vọng rằng đôi ủng leo núi của cha vẫn tốt.  Con hy vọng cha có một thời gian thật tốt.
                   
                  Thương

                  Alex


                  Hãy giữ những lá thư của con và mang nó về nhà để con có thể thấy rằng chúng có đến được với cha không.  Ôm và hôn cha.  Bằng bằng một triệu lần cho bây giờ. 
                   
                   Thương

                  Mặt trời bé bỏng của cha

                •  

                  hoa goldenrod
                   
                   
                  Tôi nghĩ về một phần mặt trời của tôi trong ngày mà trường học đã mở ra, chỉ một tháng trước đây, vào một buổi sáng trong lành của tháng Chín, của bướm chúa và bông vàng (goldenrod), những hoa hồng cuối mùa, lá kim của cây thông chiếu lấp lành, của những cánh chim cốc hướng về phía nam dọc theo bờ biển trong làn gió đông phương khô khốc.  Alex đã hỏi tôi sẽ du hành bao lâu, và khi tôi nói với nó, buột miệng thốt ra, “Rất lâu!” tôi đã đưa nó đến trường, và nó khó chịu và nó có thể rớt nước mắt.  “Đấy thì lâu quá lâu,” nó gạt nước mắt, và điều này thì đúng.  Ôm nó, và tôi hứa là tôi sẽ ở nhà vào lễ Tạ ơn.


                • chim cốc
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.07.2009 02:10:47 bởi tueuyen >
                • #9
                    tueuyen 26.07.2009 05:50:14 (permalink)
                    0
                    Chương một
                    Phần tám
                    THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG NĂM
                    Chúng tôi lên đường vào lúc vào lúc rạng đông trong ánh sáng từng cơn của cơn mưa trọn buổi sáng.  Mùa mưa đáng lẻ đã chấm dứt bây giờ dài quá hạn. 


                    Tại Muna, lối mòn chuyển sang hướng khác khỏi dòng nước chảy xiết Magyandi, xa phía dưới, và dọc theo một dãy đồi vài dặm phía trên thung lũng tại Dara Khola.  Tại độ cao này, gần 7.000 bộ, con đường đi ngang qua những cây sồi.  Núi non vắng bóng mọi dấu hiệu của loài người hay việc trồng trọt, và George đã ngây ngất với cảnh hoang sơ này.  Chúng tôi nhìn quanh tìm kiếm dấu hiệu của thú rừng, chẳng hạn như loài gấu đen Á châu (còn gọi là gấu trăng), loài chồn marten cổ vàng và loài gấu trúc panda đỏ xinh đẹp.  Đám mây rừng này – ai biết?  có thể che dấu  giống người tuyết yeti.  Tại mé rừng,  cây tổng quán sủi  và cây sồi xanh, giống tú cầu, dã nhân sâm, và giống cây đổ quyên, giống cúc daisy và cúc everlasting, dâu hoang, rêu nước, và cây dương xỉ tất cả đều có mặt, và hoa oải hương xanh nhạt pha hơi đỏ, cây cúc tây rất giống những thứ rất phong phú bây giờ ở trong rừng cây và những cánh đồng ở quê hương.  Trong những cây của  mùa thu, tiếng lao xao của chim gõ kiến, giọng chim núi chickadee của một trong những giống chim dường như khao khát đăm chiêu, và gợi lại cho tôi những điều lo lắng về những đứa trẻ của tôi.
                     

                    Gấu trúc đỏ
                    http://www.contrib.andrew.cmu.edu/~tptsai/red-panda.jpg
                     
                    Trong một đám mọc dày đặt của đêm đen những cây sồi phủ đầy rêu, chỗ cắm trại ẩm ướt được đặt ở 9.000 bộ.  Qua những khoảng trống của những ngọn cây, bầu trời trong vắt.  Ở đấy một mãnh trăng già với cái lạnh của miền núi.
                     
                    Mọi thứ dường như lạ lùng thế nào ấy.  Mọi thứ lạ lùng thế nào ấy.  Một “cái tôi” cảm thấy giống như một người quán sát của người này, người nằm ở đây trong túi ngủ ở vùng núi non Á châu; một “cái tôi” khác đang nghĩ về Alex; và “cái tôi” thứ ba là một người mệt mỏi đang cố gắng đề ngủ.
                     
                     
                    [image]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/ba/Ligustrum_ovalifolium.jpg/800px-" width=617>
                    Hoa thủy định – privet
                     
                    Trong những mùa hè đầu tiên của nó, bỏ rơi tất cả đồ chơi, con trai của tôi có thể đứng mê ly gần một giờ đồng hồ trong khung đựng cát của nó trong vườn, như những con bồ câu và những con két cánh đỏ đến và đi trong gió ấm, những chiếc là nhảy múa, những đám mây tung bay, tiếnh chim hót và hương vị ngọt ngào  của cây thủy định và hoa hồng.   Đứa trẻ đã không quán sát; nó đang ngơi nghĩ ngay  trong trung tâm của vũ trụ, một phần  của những sự vật, không hay biết về cuối cùng và bắt đầu, vẫn trong trạng thái nhất trí với tự nhiên nguyên sơ của sáng tạo để tất cả ánh sáng và những hiện tượng tràn qua.  Trạng thái ngây ngất là đặc tính hay tính đồng nhất với toàn sự tồn tại, và sự mê ly biểu lộ trong những bức tranh rực sáng của nó; giống như người thợ săn nguyên thủy Aurignacian (sống 40 đến 35 nghìn năm trước),  người đã trở thành con nai ngưởi đã vẽ những bức tranh trên những vách tường trong động đá, không có “tự ngã” để chia cách nó với chim chóc hay bông hoa.  Giống như đặc tính tự phát với đối tượng được đạt đến  trong họa phẩm sumi dũng cảm của Nhật Bản -  một biểu lộ mạnh mẻ của văn hóa Thiền tông, vì để trở thành một với bất cứ điều gì người ấy làm là một sự thực chứng chân chính của Đạo.
                     
                    Kinh ngạc, chúng ta đương nhiên ngộ ra  rằng đấy là khuynh hướng tự nhiên của sự tồn tại, sự sợ hải về cái chết,  nó chia cách chúng ta với an lạc hạnh phúc của thanh tịnh  và kinh nghiệm không thể giải thích được, trong điều mà thân thể , tâm linh và tự nhiên là giống nhau.  Và sự ô nhiễm này về quan kiến cuả chúng ta, sự rút lui từ sự diệu kỳ, sự thối lui như những con tôm hùm từ đời sống  bơi lội tự do vào trong những hốc hẻm an toàn, khuynh hướng liều lĩnh mà đời sống chúng ta đi qua trái ngược đảo lộn, là phản chiếu trong sự nẩy nở mà không có sự vui thích, gặm mòn dần tiền bạc tài sản, gộp chung làm nhơ bẩn đất, không khí, và nước là nơi chúng ta đã đến.
                     
                    So sánh với hoang sơ, những bức tranh tự do của những đứa trẻ  với những “bức tranh” cứng nhắc, nặn ra này trở thành như họa sĩ chỉ ra họa  phẩm và cố gắng mô tả thực tại cũng như những người xem nó; bây giờ không có ý thức tự ngã, ông ta bước ra khỏi bức họa của mình và tìm chính mình riêng rẻ với mọi thứ, chú ý sự im lặng chung quanh và trở nên tỉnh thức bởi những sự biểu thị rộng lớn của Sáng tạo.  Áo giáp của “cái tôi” bắt đầu hình thành, sự xây dựng và khả quyết liều lĩnh của đặc tính riêng lẻ, sự quanh hiu cô độc:  “Con người đã tự đóng kín mình lại, cho đến khi người ấy thấy tất cả mọi thứ qua khe nứt của hang động lớn của người ấy.”
                     
                    Alex mới tám tuổi, và đã đóng lại cái hoang sơ của thế giới.  Tôi cũng mất nó luôn trong buổi đầu của thời thơ ấu.  Nhưng ký ức sẽ đến trên đôi cánh của ánh sáng chân lý – một con chim sáng rực, những cây thông cao vút và mặt trời , nguồn lửa trong chiếc là bồng bềnh, hơi nóng của mùa thu trong những thớ gỗ dãi dầu mưa nắng, mùi hương gỗ, một đứa bé, rêu mềm trên một phiến đá – nội tại đầy ánh sáng, lung linh, và hơi thở, và tuy nhiên lướt qua quá nhanh nó để lại điều gì làm tôi nín thở và trong đớn đau.  Một đêm năm 1945, trên một thuyền Hải quân trong một cơn bảo ở Thái bình dương, sự giảm nhẹ bằng một cái nhìn cúi đầu, say sóng ,không thể xuất hiện, và tôi đơn độc trong tám tiếng đồng hồ trong cơn xoáy của gió và nước, ồn ào và cứng rắn; lần nữa và lần nữa, những làn sóng quét qua sàn tàu, cho đến khi nước, không khí và sắt biến thành một.  Tràn ngập, mệt mỏi, tất cả tư tưởng và cảm xúc đập vào của tôi, tôi đã mất cảm giác của tự ngã, nhịp đập của trái tim mà tôi nghe là trái tim của thế giới, tôi thở với sức mạnh vươn lên và lụi tàn của trái đất, và tính chóng phai mờ dường như ít sợ hãi hơn tâng bốc.  Cuối cùng, có một sự đau buồn của mất mát – mất mát điều gì, tôi tự hỏi, mà không hiểu điểu gì cả.
                     

                    Hầu hết những nhà thơ biết về những thống khổ này của mất mát, và ở đây cùng ở đấy trong bài đọc văn xuôi chán ngắt của tôi, một thông điệp lạ lùng xoáy vòng tròn như những con kỳ lân biển nhảy ra khỏi trang giấy.  “Người thổi sáo tại Cổng của bình minh” là một thí dụ sớm sủa, và diễn tả về những con cá ca hát trong một tiểu thuyết của Hamsun (1), và một thông điệp của Borges  (2), và một thông  điệp khác trong Thoreau (3), và rất nhiều trong Hesse (4), người viết về thứ nhỏ nhắn khác.  Đặc tính của Hamsun có khuynh hướng tàn phá chính nó, và Hamsun cùng Hesse, với thẩm quyền thất bại, cảnh báo về sức quyến rũ không thể tránh của việc nghiên cứu huyền bí – Kierkegaard (5) cũng thế, người tuyên bố rằng quá nhiều “sự có thể” đưa đến bệnh viện tâm thần.  Nhưng khi tôi gặp phải những lời cảnh báo trước này, tôi đã có điều mà Kierkegaard gọi là “sự bệnh hoạn của tính vô tận”, lang thang từ con đường này đến lối mòn khác mà không có một nhận thức thật sự rằng tôi đã bắt tay vào việc nghiên cứu, và sợ hãi một dấu vết mà tôi có thể chạm phải sau đấy.  Tôi chỉ biết rằng tại dưới đáy của mỗi hơi thở có một vị trí trống rỗng mà nó cần được lấp đầy.
                     
                    Vào năm 1948 ở Ba Lê, một học trò của cố triết gia huyền bí George Gurdjieff (6) đã giới thiệu tôi đến “Hành động” (the Work), trong điều (như trong rất nhiều nguyên tắc) nhấn mạnh lớn lao được đặt  trên “sự tự nhớ” (self-remembering) – chú ý đến thời khắc hiện tại thay vì lang thang trong thế giới phù du chóng tàn của quá khứ và tương lai.  Tôi tiếp tục trong “hành động” này sau khi trở lại Hoa Kỳ, tuy nhiên một cách vắn tắt; dường như đối với tôi phương pháp của Gurdjierff thì quá bí mật, rằng mặc dù có một bằng chứng sâu xa mạnh mẻ trong những lĩnh tụ, rất ít người trong chúng ta đã dự định đi theo.  Tôi trở lại đọc và bắt đầu viết, và tình trạng rối rắm rõ ràng trong tác phẩm đầu tiên của tôi.
                     
                    Trong năm 1959, trong rừng rậm ở Peru, tôi đã thử nghiệm với yajé, ayahauasca, những loại nước uống gây ra một loại ảo giác (tác động bệnh hoạn) được dùng bởi những phù thủy của những bộ lạc vùng Amazon (Ba Tây) gây ra những trạng thái mà chúng tôi gọi là “siêu phàm”, không phải bởi vì chúng biến chuyển những luật lệ của tự nhiên nhưng bởi vì chúng vẫn che dấu sự hiểu thấu của khoa học chính thức.  (Hầu hết những loại nước gây ảo giác [hallucinogen] là những chất dẫn xuất từ cây cỏ hoang dã – nấm, xương rồng, rau muống, và nhiều thứ khác - dùng cho những mục tiêu thiêng liêng khắp nơi trên thế giới;  những chất say sưa cổ truyền có thể được làm từ một loại nấm độc Amanita.)  Mặc dù sợ hãi, kinh nghiệm đã cho thấy rõ ràng rằng gia đình hóa chất này (kiềm thực vật phenol) có thể đưa đến một cách nhìn khác, và không phải trong sự làm việc chậm rãi của nguyên tắc khổ hạnh nhưng trong năng suất và tốc độ đẹp mắt, như trong tầm bay xuyên không khí.  Tôi chưa bao giờ thấy thuốc (phiện) như một con đường, hay nông cạn  như một cách sống, nhưng mười năm kế tiếp, tôi đã dùng chúng một cách thường xuyên – hầu hết là LSD (lysergic acid diethylamide) cùng mescaline và psilocybin.  Chuyến du hành tất cả là sợ hãi, thường xinh đẹp, thường buồn cười hay lố bịch, và nơi đây cùng nơi kia một thông điệp hạnh phúc sung sướng được đạt đến mà trong sự không hiểu biết của tôi, tôi xem như một kinh nghiệm tôn giáo; Tôi đã là một người tin tưởng thật sự chiếc thảm kỳ diệu của tôi, sẵn sàng bay xa thật xa như nó có thể chở tôi đi.  Vào năm 1961, ở Thái Lan và Cam Bốt ,trên đường cho một chuyến thám hiểm ở Tân Guinea, tôi đã thử nghiệm với một loại heroin tươi (bán cho tôi như thuốc phiện) điều ấy đã làm tôi sợ hãi gần chết, hay một điểm gần với điều ấy, một đêm tối đen trong một khách sạn cổ điển tại bìa rừng đen thẩm và hình bóng của phế tích Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat). Sau lần đầu tiên ngây ngất sôi động, tôi thình lình bị sợ hãi, tê liệt, không thể thở; không có ai để gọi, không thể gọi, tôi tưởng rằng giờ phút cuối cùng đã đến trong cái chết im lặng trong phòng dưới một quạt máy thấp.  Trở về nhà sau vài tháng, tôi đối với thuốc phiện với một sự quan tâm hơn, làm việc một cách nghiêm chỉnh với một nhà tâm lý học phản thệ, người đã dũng cảm thể nghiệm sớm sủa trong việc dùng những loại nước uống gây ảo giác (hallucinogens) trong chửa trị.  Người đồng hành với tôi là một cô gái tên là Deborah Love, một người đã phiêu bồng trên một nghiên cưú bản năng cùng loại.
                    Cuộc nghiên cứu có thể bắt đầu với một ý nghĩa không ngơi nghĩ,  giống như một người đang bị theo dõi.  Người ấy xoay mình khắp mọi hướng và chẳng thấy gì.  Nhưng người ấy cảm thấy rằng có một cội nguồn cho sự thao thức sâu xa này; và con đường hướng đến không có một lối mòn nào đến một nơi lạ lùng, mà là con đường quê hương.  (“Nhưng quí vị ở nhà,” người đàn bà quyến rũ của phương bắc khóc như thế.  “Điều mà quí vị phải làm là hãy thức dậy!”)  Chuyến du hành khó nhọc, cho một nơi bí mật “nơi chúng ta luôn ở đấy” nẩy nở quá nhiều bụi gai và bụi cây của “ý tưởng”, của sợ hãi và tự vệ, định kiến và kiềm chế.  Chiếc ly thánh là điều mà Thiền tông Phật giáo gọi chính là “tinh bản nhiên chân thực” của chúng ta; cuối cùng mỗi người là người cứu rỗi của chính mình:
                     
                    Thực tế là nhiều một người đi theo con đường của chính mình đến tận cùng trong sự điêu tàn không có ý nghĩa gì…Người ấy phải tuân theo luật lệ của chính mình, giống như yêu quái thì thầm đến người ấy về những con đường mới và kỳ diệu… Không ít người được gọi tỉnh thức bởi sự gọi đến của giọng nói (bên tai), nhân đấy họ lập tức tách ra khỏi những người khác, cảm thấy chính mình đối diện với một vấn đề về điều mà những người khác không biết gì cả.  Trong hầu hết các trường hợp không thể giải thích đến những người khác điều gì đã xảy ra, vì bất cứ một sự thông hiểu nào cũng bị xây kín bởi thành kiến không thể vượt qua.  “Ngươi thì không khác gì với bất cứ người nào”, họ sẽ đồng thanh lập lại, hay “không có sự kiện như vậy,” và ngay cả nếu có một điều như vậy, nó lập tức bị đóng nhãn như “bệnh hoạn’…Người ấy lập tức bị chia cách và bị cô lập, khi người ấy kiên quyết tuân theo luật lệ đã ra lệnh người ấy từ bên trong.  “Luật lệ của chính người ấy!” mọi người sẽ khóc.  Nhưng người ấy biết hơn thế: nó là luật lệ… Ý nghĩa đầy đủ của đời sống là một đời sống mà cố gắng cho sự thực chứng cá nhân – tuyệt đối và không điều kiện – của luật lệ đặc thù của chính nó….Đến phạm vi mà người ấy không trung thành với luật lệ của sự hiện hữu của mình… người ấy thất bại để nhận ra ý nghĩa đời sống của mình.
                     
                    Bức màn không thể khám phá trong chúng ta là một phần đời sống của tâm thần;  triết học cổ điển Trung Hoa đặt tên cho con đường nội tại là “Đạo” và so sánh nó với một dòng nước chảy chuyển động không cưỡng lại được đối với mục tiêu của nó.  Để nghĩ ngơi hay yên tâm trong Đạo có nghĩa là sự hoàn thành, nguyên chất, mục tiêu của người ấy đã đạt đến , sứ mệnh hoàn thành; sự thực chứng bắt đầu, chấm dứt, và toàn thiện của ý nghĩa của tồn tại bẩm sinh trong tất cả mọi thứ. [10]

                     Sông Jung Khola ở Nepal
                     
                     
                    Lối mòn này từ Jung là dấu hiệu khó khăn đầu tiên của tình trạng rối trí của tôi.  Tôi đang ngồi trong một ngôi vườn trên núi của Ý Đại Lợi khi tôi đọc nó, và tôi quá thích thú rằng lần đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời tôi, tôi thực sự la hét và nhảy khỏi ghế ngồi: cuối cùng thì việc nghiên cứu này không phải là bệnh hoạn.
                     
                    Không phải là D và tôi tự xem chúng tôi là “những người tìm kiếm”:  chúng tôi lúng túng bởi những thuật ngữ như thế, và che chở khỏi người ta, những người dùng nó.  Chúng tôi đọc và nói và đọc nữa, nhưng điều mà chúng tôi cần là một vị thầy và một học trò.  Trong những ngày ấy, những đạo sư lập tức xuất hiện đông đầy như giá đậu, nhưng những vị thầy chân chính thì rất khó để tìm.  Cuối cùng D yêu cầu tôi giới thiệu cô ta đến những chất gây ảo giác.  Tôi đã cho cô mescaline vào một đêm mùa thu với gió và mưa.
                     
                    Trong hành trình đầu tiên với thuốc (gây ảo giác), D đê mê; đó là hình thức của thuốc ấy, và không có gì khá hơn.  Cô bắt đầu cười, và miệng cô ta mở rộng và cô không thể đóng lại; áo giáp cô ta đã rách, và suốt đêm những cơn gió của thế giới đã gầm thét xuyên qua (không khí).  Quay sang tôi, cô ta thấy thân thể xác thịt của tôi tan rả ra, đầu tôi biến thành sọ người – cả đêm đã qua như thế.  Tuy thế cô ta sau này thấy rằng cô có thể tự do với chính mình bởi sống mà không sợ cái chết, ma quỷ thịnh nộ với tình trạng một người không được giúp đở mà  thuốc gây ảo giác dường như đại diện.  Và cô ta chấp nhận một sự nguy hiểm của sự nghiên cứu huyền bí; không có cách nào trở lại mà không làm tổn hại chính mình.  Nhiều con đường xuất hiện, nhưng một khi lối nào đã được chọn, nó phải được theo đuổi đến tận cùng.
                    Và cũng thế, với một lòng can đảm phi thường, D thử một lần nữa, và đôi khi sự việc đã xảy ra khá hơn.  Tôi nhớ một buổi chiều tháng tư năm 1962, khi chúng tôi đã uống LSD với nhau.  Cô ta đã đi ra ngoài trên mái bằng của một ngôi nhà ngoại ô và hướng về phía tôi, và  hạ xuống ngang qua bãi cỏ.  D có tóc đen và đôi mắt rộng và xinh trong gió nhẹ mùa xuân  và những bông hoa nhạt màu, cô trông thích thú say mê.  Chúng tôi đang giận nhau vài ngày gần đây, những sự đổ lỗi cho nhau xảy ra, sự đổ vở hết điều này đến điều kia trong sự nóng nải được nổ ra, nhưng khi chúng tôi tiến đến gần, sự tranh cải lộ ra quá thường trong những điều quá khứ khởi lên hết điều này đến điều khác và trôi qua trong im lặng.  Không cần phải nói, người kia biết đến lời cuối cùng sẽ được nói ra.  Tấn công ào ào bằng loại điện báo này, miệng của chúng tôi đóng lại lập tức, rồi thì bật ra thành nụ cười mĩm vào đúng thời khắc của điệu bộ khôi hài này của những cuộc chiến đấu cổ điển của chúng tôi;  vui vẻ, chúng tôi nắm lấy nhau rồi cười và cười.  Và vẫn không một lời nào được nói ra; chỉ sau này chúng tôi đã khám phá ra rằng tất cả những tư tưởng, nụ cười, và cảm xúc đã không giống nhau mà chỉ như  nhau, một ý niệm, một Tâm thức, ngay cả điều này: như chúng tôi ôm giữ người kia, cả thân thể biến thành những cái bóng mà chúng trôi chảy trong mỗi người, lớn lên với nhau trong một thân cây lớn thúc đẩy rể cái sâu hơn và sâu hơn trong lòng đất.
                     
                    Và tuy thế, và tuy thế…một “cái tôi” vẫn duy trì, cảnh giác rằng điều gì đấy đã xảy ra, cảnh giác rằng điều gì đấy đã xảy ra do bởi thuốc (gây ảo giác).  Tại thời điểm không thời gian ấy “cái tôi” đã tan rả vào trong phép mầu, có phải thế không?
                     
                    Chủ yếu D đã qua những cuộc du hành dài, ảm đạm, gây tai hại bởi sợ hải cái chết.  Tôi cũng đã có những hành trình rủi ro, nhưng chúng hiếm hoi; hầu hết là những cuộc biểu diễn phép thuật, huyền bí, mê hoặc.  Sau mỗi lần – ngay cả chuyến nguy hiểm – Tôi dường như đi nhẹ nhàng hơn trên con đường của tôi, bỏ lại sau lưng phần cũ kỷ của thịnh nộ và đau đớn.  Cho dù sung sướng hay đen tối, cái thấy của thuốc (gây ảo giác)  có thể là lạ lùng kỳ dị, nhưng cuối cùng ảo tưởng này tự nó sẽ lập lại, cho đến khi sự biểu diễn ảo thuật trở nên nhàm chán;  đối với tôi, điều này xảy ra vào cuối năm 1960, đúng lúc mà D đã chuyển hướng sang Thiền Phật giáo.
                     
                    Bây giờ, những năm tháng lâng lâng đê mê ấy dường như đã quá xa rồi; tôi cũng không nhớ chúng cũng không hối hận về chúng.  Thuốc gây ảo giác có thể quét sạch quá khứ, nâng cao hiện tại; đối với khu vườn nội tại, chúng chỉ có thể chỉ con đường.  Thiếu vắng sự điềm tĩnh của nguyên tắc nhà tu đầu đà, cái nhìn ảo tưởng  của thuốc gây ảo giác duy trì một loại mộng  mơ mà không thể đem được vào đời sống hàng ngày.  Màn sương mù xưa cũ có thể được trục xuất, điều ấy là sự thật,nhưng người môi giới hóa học xa lạ hình thành một loại sương mù khác, duy trì sự chia cách của “cái tôi” khỏi kinh nghiệm chân thực của cái Duy nhất.
                     
                     
                     
                     
                    (1)  Knut Hamsun: 1859–1952, bút hiệu của  Knut Pedersen,  nhà văn Na Uy
                    (2)  Jorge Luis Borges: 1899–1986 tác giả người Á Căn Đình
                    (3)  Henry David Thoreau: 1817–1862, tác giả, thi sĩ, tự nhiên học,… người Hoa Kỳ
                    (4)  Hermann Hesse: 1877–1962, tác giả người Đức
                    (5)  Soren Aabye Kierkegaard: 1813-1855, triết gia và nhà thần học Đan Mạch

                    (6)  George Gurdjieff: 1866-1949, nhà huyền bí và tâm linh người Hy Lạp – Armenia
                    #10
                      tueuyen 29.07.2009 05:06:22 (permalink)
                      0
                      Chương một
                       
                      Phần chín
                       
                      THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG SÁU
                       
                      Rạng đông mang ánh sáng rực rở màu hồng đến những cây dương xỉ trên không dọc theo những nhánh của cây sồi, nhưng khi chúng tôi leo, những bụi dương xỉ mở đường đến loài địa y già.  Gần mười nghìn bộ, những cây sồi chết đâu cả, và những đám mây lại gần bên một lần nữa, với cơn mưa từng đợt.
                       
                      Tại đỉnh Jaljala, máy đo độ cao của George đọc được là mưởi một nghìn hai trăm bộ.  Những nền tảng mù mịt của rặng Annapurna và Dhaulgiri cả hai đều không thể thấy, và một bóng râm giữa chúng là khe núi Kali Gandaki, xa tít về phương đông và ở dưới.  Tất cả những đỉnh núi bị mây che kín, và ngay dưới những đám mây xoáy cuốn là một sự tĩnh mịch trắng tinh; những làn tuyết trắng đi xuống thì không hơn một nghìn bộ ở trên đỉnh núi nơi mà chúng tôi đang đứng bây giờ, và xa xôi ở dưới là những hẻm núi mà chúng tôi phải đi qua.  Ngoại trừ mưa gió chấm dứt trong khi thời tiết vẫn còn ấm âp đủ để tuyết trên cao tan ra, sẽ có khó khăn trong những tuần tới.

                      Long đởm tím – purple gentian
                      http://calphotos.berkeley.edu/imgs/128x192/0000_0000/1203/0250.jpeg
                       
                      Lối mòn chuyển sang hướng tây ở trên Jaljala, băng qua lãnh nguyên ẩm ướt bắt đầu với cây long đởm màu tím và cây thạch nam màu hồng.  Rồi thì tia nắng của mặt trời trong ngày chiếu vào bộ lông sặc sở của chim đầu rìu, và tôi mĩm cười.  Giống như nhiều loại chim của vùng đồi thấp, upupa cũng là một loại chim của Phi châu, nhưng tôi đã thấy một loài mới gần đây thôi – tháng rồi, thực sự - trên những núi non của Umbria, ở Ý Đại Lợi.  Bởi vì cái mào tia sáng mặt trời, chim đầu rìu là một loại “chim mặt trời” – không nghi ngờ gì về một dấu hiệu thay đổi của thời tiết – và trong thần thoại Sufi dấu vết trên bộ ngực của nó là một dấu hiệu mà nó đã đi vào phương cách của kiến thức tâm linh.

                      Chim đầu rìu – the hoopoe
                      http://www.cybotron.com/Cybo_images/hoopoe.jpg
                       
                      Tôi [chim đầu rìu] là một sứ giả của thế giới vô hình… Bao năm qua tôi  đã du hành qua biển cả và đất đai, trên những núi non và thung lũng…
                       
                      Chúng tôi có một vị vua chân chính, ngài sống phí sau những dãy núi… Ngài thì gần gũi với chúng tôi, nhưng chúng tôi thì xa xôi với ngài.  Nơi ngài ở thì không tới gần được, và không có cái lưỡi nào có thể thốt ra tên của ngài.  Trước ngài treo một trăm nghìn màn lưới của ánh sáng và bóng tối…
                       
                      Đừng tưởng rằng chuyến du hành thì ngắn ngủi; và một người phải có trái tim của sư tử để theo đuổi con đường bất thường này, vì nó rất dài…Một người đi nặng nề dọc theo một trạng thái của kinh ngạc, đôi khi mĩm cười, thỉnh thoảng lại gạt nước mắt. [11]
                       
                      Tuyết hình nón của rặng Dhaulagiri vĩ đại, cao năm dặm, vươn lên từ những đám mây phía sau và nhanh chóng bị mù sương che mờ; mặc dù xa tít đằng kia, nó lấp đầy cả vùng đông bắc.  Phía trước, một thung lũng của cây phong vàng đi xuống dịu dàng đến phía tây, trên một bên một bức tường của cây linh sam, phía bên kia là một thành lũy toàn là đá; dòng suối lấp lánh với những tia sáng thay đổi, lôi cuốn ba loại chim đỏ đuôi tuyệt vời của Á châu (phoenicurus) có họ hàng với loài chim sơn ca (nightingale).   “Đây là ngày đầu tiên từ khi chúng tôi rời đi mà tôi cảm thấy tôi đã đi ra ngoài để dẫn đến sự khai mở”, George nói như thế.
                       

                      Một loại chim đỏ đuôi – Phoenicurus - redstart
                      http://www.birdquest.co.uk/tour_images/33674456.jpg
                       
                      khu vực hoang sơ này chắc chắn sẽ mất đi vào cuối thế kỷ này.  Đã có rồi, khi một thung lũng mở rộng, những dấu hiệu của đốn hạ - đốt cháy xuất hiện (“Lửa rất xấu, sah!”   Tukten nói),và đá núi đổ xuống nguyên nhân bởi sự tàn phá rừng chặn đứng dòng chảy của những con sông với những cây ngã đổ khổng lồ.  Nước biến thành màu nâu và cuồn cuộn như thác, làm chệch đi xa hơn phía dưới thung lũng vào trong những kênh rạch giữa những cây chết nhợt nhạt và làm nghẻn với những bùn đá – đây là Uttar Ganga (Dòng Sông Phía Bắc) chảy đi giữa những núi non phía tây đến nơi nó gặp với dòng Bheri và dòng sông lớn Karnali, mà Karnali sẽ mang nó xuống phía nam vào Ấn Độ.
                       
                      Uttar Ganga - http://exploredolpotrekking.com/stylesheet/images/img_12.jpg
                       
                      Lối mòn, ngập lụt bởi những dòng nước lũ của mùa mưa, bị biến mất ở giữa những cù lao của sông, ách trâu bò, và những dòng suối chảy đến.  Ở đây và ở kia những cây ngã đổ bây giờ như những cây cầu cho chúng tôi, và George, một cách chậm chạp nhưng vững vàng bước đi hầu như đứng thẳng qua tất cả chúng.  Nhưng tôi đã đánh mất bước đi vững vàng và cảm thấy mất thăng bằng bởi cái ba lô của tôi, và phải đi cà nhắc một cách tội nghiệp ngang qua cái tệ hại nhất của chúng ở phía sau lưng tôi.  Cuối cùng, tôi cắt cho tôi một khúc cây nặng bằng chiều cao của tôi, để thăm dò và giữ thăng bằng; nó sẽ rất lợi ích sau nàynhư một cây gậy.
                       

                      Trại tạm cư Dhorpatan
                      http://www.himalayan-foundation.org/image/uploaded/1638/teaser/dhorp_
                       
                      Miền rừng mở ra phía trên chỉ một thung lũng rộng và bằng thẳng, dùng cho mùa hè như một đồng cỏ bởi những người Magar ở phía nam.  Trong những năm gần đây, Dhorpatan đã trở thành một trại tạm cư rộng lớn của người Tây Tạng, những người đã đến đây trong cuộc chạy trốn quân Trung Cộng bắt đầu vào năm 1950.  Họ nuôi ngựa và trồng khoai tây, làm những chuyến du hành trong mùa đông đến Pokhara và Kathmandu để đổi những viên ngọc lam, bạc và tượng thờ tôn giáo  cuối cùng của họ trong khu chợ và viếng thăm những người nông dân từ những trại tị nạn khác, vì người Tây Tạng có một tập tục du cư và thích du hành.
                       

                      Chó mastiff - http://z.hubpages.com/u/265532_f248.jpg
                       
                      Ở Tây Tạng, nơi mà chó sói và kẻ cướp thịnh hành, những trại của người du cư và những làng mạc hẻo lánh xa xôi được bảo vệ bằng giống chó lớn tai cụp đen hay sọc gọi là mastiff.  Những loại chó như thế cũng có thể tỉm thấy ở miền bắc Nepal, và năm ngoái ở vùng Bhote Khosi, George bị lọt vào giữa hai con chó như vậy, chúng đang canh gác một số kiện hàng của người Bhote để ở phía trái của lối đi;  ông thoát khỏi bị thương trầm trọng trong đường tơ kẻ tóc.  Chó mastiff rất hung dữ mà người Tây Tạng du  hành mang một tấm hình bùa một con chó hoang dã gắn vào trong dây xích.  Dây xích được móc vào một miếng “tầm sét” thần bí,  hay dorje – chày kim cương, và một câu viết đọc được là, “Cái miệng của con chó xanh sẵn sàng bị hạn chế.”[12]  Suốt ban ngày những con chó bị xích lại; ban đêm chúng chạy chung quanh như những người lính bảo vệ và canh gác.  Trong trại du cư thứ nhất ở Dhorpatan, chúng tôi đã bước vào trong trung tâm của một đường giao thông bùn sình để tránh những con thú gầm gừ, cố sức ở cả hai phía.  Rồi thì một trong những con thú này đứt hay sút dây xích của nó và đến với chúng tôi từ phía sau, mà không một tiếng sủa.
                       
                      Vì George đã ở vài thước phía trước, tôi bị chọn cho sự tấn công, điều bị cản trở chi trong một giây kẽ hở cuối cùng.  May mắn thay, tôi nghe nó đến, và nhảy vòng ở trên nó với cây gậy nặng nề của tôi: con thú chạy lộn trở lại và rồi thì đến một lần nữa, bây giờ nó gầm gừ đầu cúi thấp phía dưới trông rất ghê rợn.  Tìm kiếm trong vô hiệu cho một viên đá nặng, tôi làm hết mình để quất vào sọ của nó, trong khi con chó chạy tới chạy lui phía đầu cây gậy của tôi trong sự giận dữ kinh khủng.  Trong khi ấy, George đã đặt một cây gậy nặng nứt nẻ vào chỗ; ông ném mạnh nó vào con chó với tất cả sức mạnh của ông ta.  Con vật tàn bạo né tránh, rồi thì nhảy sau khúc gỗ, ngoặm hàm răng nó sâu trong khúc gỗ.  Cuối cùng nó được dẫn đi khỏi bởi một người Tây Tạng, người cho đến bây giờ đã nhìn sự kiện một cách điềm tĩnh từ khung cửa của ông ta để xem tôi đối phó thế nào.  Từ  bắc Dhorpatan xuyên qua Hy mã lạp sơn, người ta nói rằng giống chó như thế rất phổ biến, và tôi không bao giờ bước đi mà không cầm theo cây gậy của tôi một lần nữa.  Nếu tôi không cắt lấy cây gậy ấy một giờ trước đây (sau tám giờ đồng hồ đi bộ mà không có cây gậy), tôi có thể phải bị thương trầm trọng, và tôi lấy làm lạ cho đến đúng thời đúng lúc ngày hôm nay.
                       
                      Dhorpatan không có khu chợ, không có một trung tâm thực sự, hiện hữu với những căn chòi hay lều rải rác hay gần nhau suốt phía bắc của thung lũng rộng.  Có một số người Magar giai cấp thấp ở đây, còn lại là những người Tây Tạng.  Những lá cờ cầu nguyện của Phật giáo phất phới ở mỗi căn lều, và những đống đá cầu nguyện vươn lên như những tháp khổng lồ từ phía dưới của thung lũng.
                       
                       
                      Khi những người khuân vác xuất hiện, những vật dụng của chúng tôi được chứa trong một phòng lạnh phía sau một căn nhà tối tăm dựa vào một phía của ngọn  đồi.  Chúng tôi cũng sẽ ngủ ở đây, để canh chừng đồ đạc, vì như hầu hết những trại tị nạn đạo đức thì thấp cùng những bệnh trộm cắp địa phương.  Bên kia lối đi là một phòng thông thường nơi những người dân làng đến và đi, và phía bên kia của phòng, tại trung tâm của căn nhà, là một bệ thờ giản dị.  Ở đây một ngày chấm dứt với những lời thì thầm thấp giọng OM MANI PADME HUM (Án Ma Ni Bát Di Hồng).  Khi bà ta trì tụng, bà lão lần những hạt chuỗi bằng ngà sẩm màu với một bàn tay khô khốc và với tay kia quay một bánh xe cầu nguyện cổ xưa bằng đồng và bạc.  Bánh xe cầu nguyện được chạm khắc với cùng thần chú, và cũng là một cuộn mantra phía bên trong nó, sự quay vòng tròn để vọng ra những lời cẩu khẩn kêu gọi vũ trụ chú ý đến:
                      OM
                       

                      om ma ni padme hum - chữ Phạn
                      http://www.hinhdongphatgiao.org/forum/album_pic.php?pic_id=389&user_id=1140
                       

                      http://www.dharma-haven.org/tibetan/manihum3.jpg
                       
                      Đọc từ trái sang phải những âm là : OM MA NI PAD ME HUM (ohm mah nee pahd may hum)





                      Om
                      (ohm)


                      Ma
                      (mah)


                      Ni
                      (nee)


                      Pad
                      (pahd)


                      Me
                      (may)


                      Hum
                      (hum)
                      #11
                        tueuyen 31.07.2009 02:03:29 (permalink)
                        0
                        Chương một
                        Phần mười
                         
                        THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG BẢY
                         
                        Phân nửa những người khuân vác của chúng tôi đã rời khỏi sáng này, trở lại qua đỉnh Jaljala đến Kali Gandaki, và những người Tây Tạng có thể thay thế họ đang bận rộn đào khoai tây để trao đổi qua những vùng núi non.  George khó chịu một cách dễ hiểu: tại sao ông không được cảnh báo về mùa thu hoạch khoai tây bởi những người đại lý cho việc leo núi ở Kathmandu, họ đã bảo đảm với ông ta rằng những người khuân vác thì rất sẵn sàng ở Dhorpatan?   Jang-bu nói rằng không thể tìm ra một người khuân vác nào – “có thể ngày mai.”
                         
                        Năm người Tamang trẻ từ Kathmandu, Tukten người Sherpa, và ông già Bimbahadur người Magar vẫn với chúng tôi.  Người Tamang, hay Lamas, là những người đồi núi vốn gốc Mông Cổ từ lưu vực sông Trisuli, phía tây Kathmandu; giống như người Gurung và Magar, người Tamang là những cư dân cổ xưa của Nepal, và theo một số hình thức của đạo Bon cổ.  Ngày nay họ có khuynh hướng nghiêng về Phật giáo, và họ liên hệ tốt với người Sherpa, những người rất giống với họ trong sự niềm nở, cung cách của thiện ý.  Pirim và những anh em của anh ta là Tulo Kansha, Karsung, Danbahadur, và Ram Tarang là những người trẻ gầy còm, chân không, làm việc nặng nhọc, không làm hư những địa điểm mới của chuyến thám hiểm, và họ sẽ đi xa đến nơi nào mà chúng tôi muốn, mặc dù họ không có ủng hay áo quần cho những nơi tuyết dày sâu.  Như vì người già Magar, Pirim nói lời chào từ biệt và đã ở điểm phải chia tay với những người còn lại, nhưng Tukten đùa với anh ta về điều ấy, Tukten này với nụ cười bối rối của cậu.
                         
                        Tukten với lỗ tai của người tinh nghịch và một cái cổ gầy, một khuôn mặt vàng, và đôi mắt thông tuệ hoang dã của một naljorpa, hay một hành giả du già Tây Tạng.  Cậu ta tỏa ra cái im lặng nội tại, điều thường phối hợp với  sự thành tựu về tâm linh, nhưng có lẻ cái điều cậu ta đạt đến là điều u thẫm.  Những người Sherpa khác không thoải mái với cậu ta; họ càu nhàu rằng cậu uống quá nhiều, dùng những ngôn ngữ thô tục, và không thể tin cậy.  Hiển nhiên Tukten tự hạ mình bằng việc nhận nghề nghiệp này như một người khuân vác.  Tuy thế, họ chiểu theo cậu ta giống như cậu sở hữu một loại quyền phép nào đấy, và đôi khi tôi cũng nghĩ là tôi cũng cảm thấy năng lực của cậu ta.
                         
                        Thành viên tai tiếng này không biết làm sao được tôi biết đến, giống như một hình dáng mở ảo tử một đời sống khác.  Tukten dường như tự cảnh giác rằng chúng tôi ở trong một quan hệ nào đấy, điều cậu ta chấp nhận trong một cách mà tôi không thể; rằng cậu ta không hiện diện ở đây như là điều ngẫu nhiên, đối với tôi, là khuynh hướng áy náy tự nhiên, trái lại Tukten xem mối quan hệ khác thường của chúng tôi là đương nhiên.  Thường hơn tôi muốn, tôi cảm thấy cái nhìn chăm chăm của cậu ta, giống như cậu hiện diện ở đây để xem xét tôi, giống như cậu ta làm tôi phải cắt khúc gỗ làm cây gậy; cái nhìn chăm chăm mở ra, lẵng lặng, ôn hòa, không phán xét gì cả, và tuy nhiên, đối diện với nó, như với một tấm gương, tôi tĩnh thức với tất cả những điều ấy là giả dối trong tôi, tất cả điều ấy là tham lam, sân hận, không khôn ngoan(si mê).
                         
                        Tôi cảm ơn với một ngày ngơi nghĩ.  Đầu gối và bàn chân cùng lưng tôi đau nhức, và tất cả vật dụng của tôi ướt át.  Tôi mang đôi vớ khô cuối cùng đảo lộn vì thế cái lổ của gót chân phủ trên những ngón chân tôi, những quần dài mặc lót bên trong này, vết rách, phải được mặc ngược lại; gọng kính gãy của tôi được cột lại; tóc tôi rối tung, Dawa mang nước nóng để giặt và gội – Dawa và tôi là những thành viên duy nhất của cuộc thám hiểm này thích tắm gội – và tôi mặc vào quần áo sạch nhưng ẩm, và sau mệnh lệnh của tôi, George cắt mái tóc dài của tôi đến sát sọ. Bao năm qua tôi đã từng mang miếng da bao cổ tay viền sọc dày cộm, trước tiên vì nó là tặng phẩm, và sau này như một kiểu cách; cái này cũng bị cắt luôn.  Cuối cùng, tôi tháo chiếc đồng hồ đeo tay của tôi, như thời gian nó cho biết là nhất định mất tất cả tầm quan trọng.
                         
                         
                        Trong cơn mưa, suốt ngày, những người Tây Tạng đến và nhìn chúng tôi, và một lần nữa tôi bị làm cho gây ấn tượng bởi sự giống nhau giữa những người bản địa Mỹ châu và những người Mông Cổ này.  Hầu hết những người Tây Tạng Dhorpatan có vóc người nhỏ, bàn tay nhỏ và chân cùng lỗ mũi của người Eskimo, mắt gấpMongoloid [một chủng người Á châu],da đồng đỏ sậm, và tóc đen: ngay cả đôi ủng thấp màu đỏ bằng da sống và len thì rất giống sự biểu hiện và thiết kế giày ống cao có lót da ở xứ lạnh của người Eskimo.  Những đồ trang sức bằng ngọc lam và bạc, mặt khác, gợi nhớ đến người bản địa Mỹ châu Pueblo và Navajo, trong khi chuỗi hạt, bím tóc, và những đường sọc trên chăn mền vắt qua đôi vai trần chẳng gợi lên điều gì nhưng lại quá nhiều hình ảnh xưa của những bộ tộc Plains, một tác động nổi bật bởi sự nghèo khó của những lều trại của họ và những con chó hay sinh sự.  Khi du hành, những người này dùng những lều bằng da, trẻ con được mang những đồ trang phục của những trẻ con người da đỏ Bắc Mỹ, và căn bản của sự kiêng khem của họ là lúa mạch hay ngô được biết là tsampa; không có mối liên hệ  họ hàng thật sự minh chứng giữa ngôn ngữ của những người bản địa Mỹ châu và những người Á châu, tuy nhiên có một loại bột tương tự của những bộ tộc Algonkian của khu vực của tôi được gọi là “cháo ngô” [samp].
                         


                        Đôi mắt thiêng – sacred eyes Nepal
                        destinations.com/nepal/images/kathmandu/swayambhunath/kathmandu-swayambunath-c-sacredsites.jpg
                         
                         
                        Những điều tương tự như thế là không có gì nghi ngờ ở bề mặt, nhưng những thứ khác thì đáng chú ý hơn trong những nền văn hóa cách xa nhiều qua thời gian và không gian.  Sự quan hệ về thuyết vật linh với thế giới chung quanh đã ngấm vào đời sống của người Gurung và những bộ tộc khác trong những hẻm hóc của những núi non này (bao gồm một số đã tiếp nhận những tôn giáo hiện đại), cũng như người Chukchi Eskimos và dấu vết còn lại của tập họp những người săn thú phía đông Á châu, bất đồng nho nhỏ trong tâm linh của họ trong hầu hết những người Eskimos và người bản địa Mỹ châu.   Chim lôi điểu to lớn của Bắc Mỹ được biết đến tận khu rừng Tungus của Tây Bá Lợi Á (Siberia); và những biểu tượng của mặt trời cùng đôi mắt thiêng liêng, chữ thập, cây vũ trụ, chữ vạn tượng trưng hóa của những giáo thuyết bí mật của Thế giới Cổ xưa từ cổ Ai Cập đến ngày nay của Tây Tạng đã được lan rộng trong Tân Thế giới  (Mỹ châu) từ những thời gian rất sớm – quá sớm, thực tế, điều trình bày phỏng đoán thời gian cho làn sóng du cư của những người thợ săn băng qua cây cầu đất Bering đến Tân Thế giới dường như không giải thích cho họ.  (Những niên đại thường quay ngược lại, và có thể không có ý nghĩa gì; vào một ngày rõ ràng người ta có thể thật sự thấy một lục địa từ ngoài khơi của những hải đảo của đảo khác, và cho tất cả chúng ta biết con người đã du hành trong cả hai hướng trên biển và và băng ngay cả khi Beringia còn ở dưới mặt nước.)

                        Chữ VẠN – Swastikas
                        http://www.spiritualislibrae.com/wp-content/uploads/swastikas.bmp
                         
                        Quên đi rằng thân thể của kiến thức khác thường căn cứ trên sự biến mất của những lục địa và những chủ tể của vũ trụ [13] – và để qua một bên những suy đoán hiện tại về sự du hành đại dương bởi những người Ấn Độ không điển hình như người Inca, nhiều nền văn hóa tương tự giữa những người Dravidian tiền Aryan và người Maya, và sự trần thuật dường như cho biết rằng những nhà truyền đạo Phật giáo đã đến Aleutians và du hành xa đến phía nam California vào thế kỷ mười bốn [14]  - một điều còn lại đã đối diện với một sự lựa chọn không thoải mái giữa những biểu tượng nguyên hình kỳ lạ tỉ mĩ và sự tồn tại cùng sự làm cho sống mãi một thân thể  kiến thức trực giác thâm thúy đã xảy ra trước tất cả những tôn giáo được biết của lịch sử nhân loại.
                         
                        Những truyền thống của Á châu liên hệ đến một vương quốc bí ẩn – Shambala, Trung tâm – trong một phần không được biết của Bên trong  Á châu bí ẩn.  (Sa mạc Gobi [Đại Mạc], thuở  xưa màu mở, bây giờ là chỗ chôn cất những xương cốt cổ xưa, thường được trích dẫn; sự khô khan của Trung tâm Á châu, như những hồ nước bao la biến mất trong những lòng chảo khô và đồng cỏ biến thành những đụn cát di động, có thể biến một thành phố thành một huyền thoại.  Cái chết của một nền văn minh có thể đến một cách nhanh chóng: sự thay đổi trong thời tiết mà nó làm khô kiệt những dòng sông và tiêu diệt những đồng cỏ của trung bộ Phi châu rải rác những nền văn minh đồng quê của Fessan và Tasili chỉ trong vài thế kỷ sau 2.500 trước Công nguyên)  Có lẻ đúng hơn, Shambala là một biểu tượng của những nền văn hóa Aryan nổi lên trong một khu vực rộng lớn giữa 6.000 và 5.000 năm trước Công nguyên – những nguồn  gốc hiển nhiên của sự thờ cúng huyền nhiệm bí mật  khắp đại lục Á- Âu, và chúng vẫn còn âm vang cho đến ngày nay trong Phật giáo Mật tông Tantric Tây Tạng.  Theo một vị lạt ma Tây Tạng, những sự huyền bí này “là âm vang yếu ớt của những giáo huấn mà đã hiện hữu từ thời thượng cổ ở Trung và Bắc Á châu.” [15]  một người khác tin rằng “chưa có người nào từ buổi ban sơ …hiện diện mà không có một vài phần của kiến thức bí mật này.” [16]   Quan điểm này được sự ủng hộ của các nhà dân tộc học, [17] những người tìm thấy kiểu mẫu giống nhau của sự thực hành của đạo shaman không chỉ ở Á châu và Mỹ châu nhưng cả ở Phi châu, Úc châu, Đại dương châu, và Âu châu.  Lịch sử phổ biến của những giáo lý như thế  - và có lẻ cũng của cả thời tiền sử - được hổ trợ bởi những tính kiên định nổi bật trong sự thực tập của điều mà những người Tây phương, đang thất lạc những bí mật, mà họ cho là liên hệ đến hổn hợp của sự mê hoặc và khinh thường như “chủ nghĩa thần bí” hay “sự huyền bí” nhưng điều ấy lại phát triển ở những nền văn hóa ít xa lánh nó,  trong quá khứ và hiện tại, chỉ là một khía cạnh khác của thực tại.
                         



                         Những truyền thống của người bản địa Mỹ châu là những nền văn hóa Đông phương, hàng nghìn dặm và có lẻ hàng nghìn năm  từ nơi cội nguồn của họ.  Bất cứ người nào quen thuộc với tư tưởng Thiền Tông Phật giáo, hay giáo lý của Phật giáo Tây Tạng sẽ không ngạc nhiên bởi sự hiểu biết sâu sắc trong những năm gần đây qui cho một nhà phù thủy người bản địa Yaqui ở miền bắc Mễ Tây Cơ [18].  Trong chủ đề, thái độ và đặc biệt trong tập tục khó hiểu của sự biểu hiện điều mà yêu cầu không thể diễn đạt được, không có điều gì trong những lời giải thích của người shaman này mà không có thể được nói bởi một lạt ma Kagyu-pa hay lão sư Thiền tông (Nhật Bản). Vô số sự tương đồng đến giáo lý Đông phương trong những truyền thống người bản địa Mỹ châu có thể được trích dẫn, chẳng hạn khái niệm của người Aztec về tồn tại như một trạng thái mộng, hay sự sợ hãi vô cùng với gió và bầu trời mà người Ojibwa của những đồng cỏ phía bắc của chúng tôi chia sẻ với sự biến mất của người Aryan của những cánh đồng hoang ở Á châu.[19]
                         
                        Những tu sĩ tiên tri Tây Tạng và những giáo sĩ shaman Tây Bá Lợi Á thực tập du hành qua giấc mộng, sự thần giao cách cảm, sức nóng huyền bí, chạy tốc độ, biết trước cái chết, và thuyết luân hồi, tất cả những điều ấy được biết bởi những giáo sĩ shaman của Tân Thế Giới: y sĩ Algonkian (người bản địa Bắc Mỹ) du hành như một con chim đến thế giới tâm linh, những người shaman của Amazon có thể bị gây ấn tượng nhưng không ngạc nhiên với những năng lực lạ lùng của những nhà yoga hay naljorpa.  Năng lượng hay bản chất tồn tại hay hơi thở hiện hữu được gọi là prana bởi hành giả yogi Ấn giáo hay khí của Đạo giáo Trung Hoa được biết như orenda của người Cree ở Gia Nã Đại [20].  Những khái niệm như nghiệp báo (karma) hay  vòng thời gian được coi là đương nhiên bởi hầu hết những truyền thống của người bản địa Mỹ châu; thời gian cũng như không gian và cái chết hình thành là tuyệt đối trong quan điểm về trái đất của người Hopi ở đông bắc Arizona, những người tránh tất cả những  việc xây dựng đều nét tương tự, cũng được biết rõ bởi bất cứ Phật tử nào rằng Mọi thứ là Bây giờ và Ở đây.  Như trong tất cả những tôn giáo lớn ở phương Đông, những người bản địa Mỹ châu có một sự phân biệt nhỏ giữa hành vi tôn giáo và hành động hàng ngày; nghi lễ tôn giáo là đời sống của chính nó
                         
                        Giống như ngã (atman) của Vệ đà, giống như Tâm của  Phật giáo, giống như Đạo của Lão giáo, Tâm linh vĩ đại của người bản địa Mỹ châu là ở mọi nơi và trong tất cả mọi vật, không thay đổi.  Giống như người bản địa Úc châu – được xem như là chủng tộc cổ xưa nhất trên trái đất – phân biệt giữa tuyến thời gian và một “Thời gian vĩ đại” của những giấc mơ, những thần thoại, và những anh hùng, trong điều mà tất cả hiện diện trong thời khắc này.  Nó khuấy động tôi rằng trực giác ban đầu đã được ghi nhớ mãi bởi giọng nói và hành động xuyên qua những chân trời vô tận và qua hàng thế kỷ trên kết quả, sự bừng sáng cuộc-đời-như-giấc-mộng của buổi nguyên sơ, thời kỳ ban đầu của nền văn minh Ấn – Âu của người Sumeria và Hittites, Hy Lạp cổ đại và Ai Cập, gìn giữ bởi những giáo phái bí mật  của thời kỳ Đen Tối (Trung Cổ Âu châu) nổi lên trong huyền thuật  (sufism) của Cơ đốc giáo, Do thái giáo, và Hồi giáo cũng như trong tất cả những tôn giáo huy hoàng của phương Đông.  Và nó là một sự an lạc thâm sâu, có lẻ là duy nhất, đến con vật thường được lui tới này mà nó đã lãng phí hầu hết một đời sống dài như một bóng ma lang thang ở trong tương lai và quá khứ trên những chân sau của nó, tìm kiếm cho những ý nghĩa chỉ để thấy trong những đôi mắt của những kẻ khác về bản chất của nó  rằng nó phải chết (vô thường).

                        ___
                        [13] Especially H. P. Blavatsky, various imaginative works, e.g., The Secret Doctrine
                        [14] Ma Tuan-lin, Non-Chinese People of China
                        [15] As quoted by A. David - Need
                        [16] Evans – Wentz, Tibetan Yoga and Secret Doctrines
                        [17] Mỉcea Eliade, Shamanism
                        [18] Carlos Castaneda, The teachings of Don Juan
                        [19]
                        - Không đúng, không đúng
                        Rằng chúng ta đến để sống nơi đây
                        Chúng ta đến chỉ để ngủ, chỉ để mơ
                        --- Anon. Aztec
                        - Đôi khi tôi lo trong điều đáng thương hại của tôi,
                        Và tất cả trong lúc
                        Một làn gió mạnh mang tôi qua bầu trời
                        ---Anon. Ojibiwa
                        [20] A Sufi sheikh, quoted in Rafael Lefort
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.08.2009 03:28:46 bởi tueuyen >
                        #12
                          tueuyen 01.08.2009 23:36:05 (permalink)
                          0
                          Chương một
                          Phần 11
                           
                          THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG TÁM
                           
                          Một mật sứ đến  với những người Tây Tạng từ chính phủ lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, ở Ấn Độ, sau cùng đã đến qua ngã Tarakot, một vùng nằm xuyên qua những vùng núi non đến phía bắc.  Ông ta nói rằng  lối mòn “rất khó khăn, rất dốc và trơn trợt, rất nhiều chỗ lên và xuống.”  Vì điều này được diễn tả cho hầu hết những lối mòn Hy mã lạp sơn, đặc biệt trong thời gian của tuyết, nên nó không được  lắng nghe một cách nghiêm chỉnh.   Nhưng một người Tây Tạng khác, đến từ phía nam trong vài ngày gần đây nói rằng tại Jang Pass giữa nơi đây và Tarakot tuyết ngập cao hơn đầu gối, và tin xấu này sẽ làm khó khăn cho việc kiếm thêm những người khuân vác.  Cũng thế, người cảnh binh tại trạm kiểm soát Tarakot được nói là rất độc đoán và thất thường, chú ý một tí đến giấy tờ được cấp giấy phép  bởi những người đồng hành  ở xa tận Kathmandu ; họ có thể từ chối để cho chúng tôi vào Dolpo, mặc dù giấy du hành cho phép chúng tôi đến tận miền bắc của hồ Phoksumdo.   Năm ngoái, một nhà động vật học có giấy phép để đi đến Tarap, ở Dolpo, nhưng bị cấm đi quá Tarakot, nơi ông ta bị kẹt vì mùa đông bởi một trận bảo tuyết tháng mười mà đã đóng bít lối đi Jang Pass.  Và trận bảo tuyết đó cũng là một tin xấu, vì tuyến đường giữa Tarakot và Shey thì cao hơn nhiều tuyến thứ nhất tại Jang, và chúng tôi phải xuyên qua và băng qua trở lại nó trước mùa đông.
                           
                          Dhorpatan như một luyện ngục.  không khí của ngục tù lạnh lẽo này, mưa tàn nhẫn ướt đẫm đến sàn bùn qua mái lều mỏng, tiếng ầm ỉ ghê gớm của những con chó cắn xé nhau dưới cửa sổ - khoảng bốn lần tối qua – sâu trong sự chán nản nguyên nhân bởi tất cả những câu chuyện về chướng ngại và may rủi này, của những dòng suối băng và tuyết rơi dày đặc giữa nơi đây và chốn đến của chúng tôi.



                           bộ tộc da đỏ Quechua  
                          http://i660.photobucket.com/albums/uu321/tueuyen/porters-group-big.jpg?t=1249140514
                           
                           
                          Tối qua, một bài hát kỳ quái và rõ ràng của một cậu bé Tây Tạng quấy rầy tôi, không phải bởi gì nó quá lạ lùng nhưng bởi vì nó dường như quen thuộc; cuối cùng tôi nghĩ rằng những điều nó gợi lại là nổi buồn huainus của bộ tộc da đỏ Quechua vùng Andes, Nam Mỹ châu. Sau đấy tôi ngủ mơ về đứa con trai dễ thương tám tuổi của tôi, mà mẹ nó chết vì ung thư mới năm rồi.   Trong giấc mơ, tôi đã viếng thăm một trại tối tăm, nơi mà nó đang được giữ với những đứa trẻ khác.   Nó đi đến tôi, mĩm cười và cùng nhau chúng tôi nâng niu một con cáo nhỏ nó cũng ở trong chuồng.  Bây giờ cái chuồng được thấy như một bãi nhốt thú với một sưu tầm tàn tạ những tạo vật khốn cùng trong những xó xỉnh của nó, và tôi chú ý rằng con cáo nhỏ không được chăm sóc, và phủ đầy bụi bẩn.  Nhìn ngơ ngác, con cáo nhỏ nhận cái chuồng như thế như nó có thể tìm thấy ở dưới một con gà mái to lớn và hống hách mà con gà mái bận tâm với những con gà con của nó.  Nhận ra rằng con cáo nhỏ ấy là Alex, tôi giật mình thức dậy thình lình trong sợ hãi.
                           
                          Bây giờ dường như chắc chắn rằng lời hứa hẹn về nhà vào lễ Tạ Ơn sẽ bị lỗi hẹn.  Ban đầu chúng tôi dự định đến Shey Gompa, Tu viện Pha Lê, vào ngày 15 tháng Mười.  Không còn bất cứ cơ hội nào cho điều này, cũng không có hy vọng nào để trở về nhà trước tháng Mười hai.
                           



                          Shey Gompa
                          http://i660.photobucket.com/albums/uu321/tueuyen/02-28.jpg?t=1249140631
                           
                          Rằng chúng tôi có thể bị mắc kẹt tại Shey bời cơn bảo tuyết cũng là một viễn cảnh dữ tợn cho George, người đã hứa hẹn với vợ  ông rằng ông ta sẽ đón lễ Giáng sinh với gia đình;  Kay và mấy đứa nhỏ sẽ gặp ông ở Kathmandu.  Và cũng vì thế ông ta cũng ở trong tình trạng tinh thần ốm yếu, mặc dù ông ta giảm bớt những báo cáo ảm đạm dọc theo cuộc hành trình lên phía bắc:  “Nếu ông dẫn dắt người ta một cách nghiêm chỉnh trong phần này của thế giới, ông sẽ chẳng bao giờ rời nhà.”  Và đúng rằng mọi nơi nguy hiểm và khó khăn được thổi phồng bởi những người địa phương, nếu chỉ như một  lời xin lỗi vì sự bóp nặn hay giả ốm để trốn việc: người ấy phải tự mình hành động để biết sự thật.
                           
                          Chúng tôi liều lĩnh rời khỏi cái lỗ hổng bán khai này và vượt qua những đoạn trên cao trong khi chúng tôi còn có thể.  Tháng ba vừa rồi, cuộc thám hiểm sơ bộ đến miền đông Nepal phát sinh những thông tin lở dỡ trên những con cừu xanh; nếu đường mòn bị gián đoạn bởi tuyết, cuộc thám hiểm thứ hai về những con cừu xanh sẽ bị bỏ qua.  Nhận định về tất cả mà George đã góp phần , ông ta kiên nhẫn và hồi phục một cách đáng nể phục, tất cả chúng tôi thu xếp để lên đường rất tốt, mặc dù những vị trí của chúng tôi khép kín và lạnh lẽo.
                           

                          Blue sheep - cừu xanh
                          http://i660.photobucket.com/albums/uu321/tueuyen/bluesheepPA_450x300.jpg?t=1249140713
                           
                           George đã ngấu nghiến tất cả những quyển sách của ông (ông ta ngấu nghiến hết khẩu phần chocolate của ông trong cùng cách, điều mà tôi tốt hơn là khâm phục, và cũng tiết kiệm phần của chính mình, cũng không tin tưởng “tương lai”) và cũng đang đọc quyển Trung Ấm Thân của tôi (Tạng thư sống chết) từ chỗ tuyệt vọng, cùng ghi chú về nó, điều gì hơn thế nữa.  George thậm chí còn đang viết  thơ hài cú, theo đuổi nó với sự điêu luyện và mãnh liệt, và bài thơ này dường như đối với tôi hay hơn nhiều những bài mà tôi đã viết ở đây:
                           
                          Trên con đường mây mà tôi đi
                          Một mình, với những người khuân vác chuyện trò
                          Có một tiếng thỏ thẻ
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2009 23:40:27 bởi tueuyen >
                          #13
                            tueuyen 03.08.2009 01:55:30 (permalink)
                            0
                            Chương một
                            Phần mười hai
                             
                            THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG CHÍN
                             
                            Sáng nay mưa nhẹ hơn, với một thời gian yên tĩnh dài, nhưng chúng tôi lại bị kẹt một ngày khác.  Cuối cùng chúng tôi biết rằng những chiếc máy bay không thể bay qua núi trong thời tiết này; nếu chúng tôi chờ đến Dhorpatan bằng đường hàng không, chúng tôi sẽ vẫn  mòn mỏi đợi chờ tại Kathmandu.  Trong khi ấy, thời tiết  và tuyết rơi đang tăng lên, và những người khuân vác mới, những người như họ là, đang bắt đầu khó bảo: Jang-bu, thủ lĩnh người Sherpa, lo ngại rằng nếu dai dẳng một ngày nữa, họ sẽ bỏ đi mất.  Họ đang ở đây bây giờ, nâng lên những chiếc giỏ hành lý dưới cái nhìn chằm chằm của Phu-Tsering, người ra hiệu im lặng cho họ một cách khôi hài, không gì rắc rối che đậy dự kiến của anh ta rằng họ là những thành viên cấp dưới, và lanh tay.  Phu-Tsering đã cùng đi với George mùa xuân vừa rồi trong cuộc thám hiểm con cừu xanh lần đầu tiên, và với tinh thần cao độ của Phu-Tsering , hơn là tài nấu ăn của anh ta, mà anh ta được giới thiệu cho lần này.
                             
                             
                            Những dự đoán về Tu viện Crystal đã đưa đến những cuộc nói chuyện về Phật giáo và Thiền tông không tránh khỏi.   Năm vừa rồi, như một cách cảnh báo với George về thiên kiến phản khoa học của tôi, tôi đã gởi cho ông một cuốn sách nhỏ tựa đề  Tâm Thiền, Tâm của Người Bắt Đầu.  Rất lịch sự, ông ta đã viết, “Rất cảm ơn vì quyển sách Thiền, quyển sách mà Kay đã mang theo bà đến Pakistan. Tôi chỉ đọc lướt qua một ít thôi.  Nhiều điều trong đấy dường như có thể hiểu, một số thì khó hiểu, mà tôi phải suy nghĩ thêm.”  George từ chối tin rằng tâm trạng của người Tây phương thật sự có thể hấp thu những nhận thức vô vy của người Đông phương, ông cùng chia sẻ quan điểm của nhiều ngưởi Tây phương rằng tư tưởng Đông phương vượt quá “thực tại” và vì thế thiếu vắng sự can đảm về tồn tại (hiện hữu).  Nhưng sự-can-đảm-tồn-tại, bây giờ và ở đây và không phải là ở đâu khác, chính xác Thiền là gì, tối thiểu, đòi hỏi: ăn khi chúng ta ăn, ngủ khi chúng ta ngủ!  Thiền không là sự nhẫn nại với “chủ nghĩa huyền bí,” không là sự huyền bí, mặc dù nó nhấn mạnh trên kinh nghiệm giác ngộ (gọi là kensho: kiến tính hay satori: ngộ) là những gì tách rời với những  tôn giáo và triết lý.
                             
                             
                             
                            Meister Eckhardt (1260-1328)
                             
                             
                             
                            Tôi nhắc với George về huyền thuật của Ki Tô giáo chẳng hạn như Meister Eckhardt
                          • , thánh Fransis, thánh Augustine, và thánh Catherine, những người đã dành ba năm thiền tập trong yên lặng:  “Tất cả những con đường đến Thiên đàng là Thiên đàng,”  thánh Catherine nói như thế, và đấy chính là hơi thở của Thiền tông, điều mà không nâng cao thần thánh bên trên những phép lạ thông thường của hàng ngày.  George chống lại ý kiến đấy bằng cách nói rằng tất cả những người này đã sống trước cách mạng khoa học kỷ thuật mà nó đã thay đổi chính bản tính tự nhiên của tư tưởng phương Tây, điều này dĩ nhiên là đúng, nhưng cũng đúng rằng trong những năm gần đây, khoa học phương Tây đã chuyển hướng với  một sự quan tâm mới đối với khoa học trực giác của phương Đông.  Einstein tuyên bố nhiều lần sự ngờ vực về hạn chế của tư tưởng hữu vy, kết luận rằng những lời tuyên bố đạt đến bởi những ý nghĩa hợp lý giản dị là hoàn toàn trống rỗng của thực tại ngay cả nếu một người có thể giải thích hoàn toàn chính xác “thực tại” là gì; nó là trực giác, ông tuyên bố, đấy là cốt yếu tư tưởng của Einstein.  Và có những sự song song gần gũi trong lý thuyết tương đối đến nhận thức của Đạo Phật về xác định thời gian và không gian, điều mà giống như vũ trụ học của Ấn giáo, bắt nguồn từ kinh điển Vệ Đà.  Ở đâu đấy, Einstein nhận xét rằng lý thuyết của ông ta có thể được giải thích một cách không khó khăn gì bằng ngôn ngữ Uto-Aztecan của người bản địa Mỹ châu ở Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ, bao gồm cả tiếng Pueblo và Hopi. 
                             

                            Lễ hội Hopi
                            http://i660.photobucket.com/albums/uu321/tueuyen/HOPI_Words_sm.jpg?t=1249232095
                             
                             
                             
                            (Tiếng Hopi không nói “ánh sáng chiếu qua” mà chỉ nói “chiếu qua”, không có chủ ngữ hay yếu tố thời gian; thời gian không thể di chuyển bởi vì nó cũng là không gian.  Hai thứ ấy không thể tách rời; không có chữ hay nhóm chữ liên hệ đến thời gian hay không gian riêng biệt với mỗi thứ.  Điều này gần với “phạm trù” [field] của vật lý học hiện đại.  Xa hơn thế, không có thời gian tương lai, nó đã cùng với chúng ta rồi, kết quả hay biểu hiện.  Những gì khác biệt trong Anh ngữ về thời gian là trong sự khác biệt của Hopi về  hiệu lực [tình trạng hợp lệ].”)[21]
                             

                            Triết gia Hy Lạp Plato (428-348 trước Công nguyên) học trò của Socrates
                            http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4a/Plato-raphael.jpg
                             
                             
                            Tiến trình của khoa học đối với những lý thuyết của tính thuần nhất cơ bản, cấu trúc cân đối của vũ trụ (như trong lý thuyết phạm trù hợp nhất) – những lý thuyết như thế khác nhau như thế nào, cuối cùng, trong sự hợp nhất ấy điều mà Plato gọi là “không thể nói” và “không thể diễn tả,”  kiến thức tổng thể chia sẻ bởi rất nhiều người trên trái đất, , kể cả người Ki Tô hữu, trước khi sự tới của cách mạng kỷ nghệ tạo nên những người hoang dã mới ở những người phương Tây?  Ở Hoa Kỳ, trước khi tính u tối tâm linh cuối thế kỷ trước nhầm lẫn “chủ nghĩa thần bí” [mysticism] với “điều huyền bí” [the occult] và cả trạng thái mờ tối ô uế [tarnished]. 
                             

                            William James
                            http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/22/Wm_james.jpg
                             
                            William James [1]đã viết một kiệt tác về siêu hình học;  Emerson nói về “sự im lặng thông tuệ, vũ trụ xinh đẹp, điều vĩnh cửu Duy nhất…”;  Melville liên hệ đến “sự im lặng thậm thâm, giọng nói duy nhất của Thượng đế”; Walt Whitman ca tụng điều bí mật cổ điển nhất, rằng không có Thượng đế nào có thể được tìm thấy “thiêng liêng hơn chính mình”.  Và rồi thì, hầu hết mọi nơi, một sự bừng sáng rõ ràng và vi tế mà nó thêm vào cho sự nổi bật đến đời sống và hòa bình đến cái chết bị chôn vùi trong vẻ hào nhóang lòe loẹt khắc nghiệt của kỷ thuật.  Tuy nhiên, ánh sáng ấy vẫn luôn luôn hiện diện, như những ngôi sao giữa trưa.  Con người phải nhận thức nó nếu người ta là vượt hơn sự sợ hải vô nghĩa của người ta, vì không có một số lượng nào của “tiến trình” có thể thay thế chỗ của nó.  Chúng ta phải khôn hơn chính chúng ta, giống như những con khỉ tham lam, và bây giờ chúng ta đầy dẫy kinh sợ.
                             
                             
                            Chẳng lâu trước đây ở thế giới phương Tây, sự tranh cải về mặt trời hay trái đất là trung tâm của vũ trụ.  Thậm chí trong thế kỷ 20 này, một điều được tin tưởng rằng thiên hà của chúng ta là duy nhất, trái lại những hiền nhân Á châu lâu xa trước Công nguyên đã biết qua trực giác [tiên đoán] một cách đúng đắn rằng những thiên hà được kể trong số hàng tỉ, và rằng thời gian của vũ trụ là ngoài tất cả trí phán đoán:  hơn bốn tỉ năm chỉ là một ngày trong sự hiện hữu của Đấng Tạo Hóa của chúng, và đêm của Đấng Tạo Hóa chỉ tương đương chiều dài - và tất cả điều này không hơn “một cái chớp mắt của Chúa tể bất biến, bất diệt, vô thủy, thượng đế của Vũ trụ.”  Trong Lê Câu Vệ Đà của Ấn giáo, một vũ trụ dao động được quan niệm là sự mở rộng từ một trung tâm – điều này thích hợp với thuyết “Big Bang” [vụ nổ lớn], điều này chỉ gặp được sự chấp nhận giữa các nhà vũ trụ học trong thập niên cuối cùng.  Trong thần thoại Ấn giáo, “hỏa sương” (lớp sương mù lửa), giống như một biển sửa, được đấng Tạo Hóa khuấy lên, và sau khi khuấy lên nó đi đến đặc lại thành những hình thức của những ngôi sao và hành tinh – trong kết quả, thuyết tinh vân của vũ trụ học hiện đại, với “hỏa sương” phối hợp với nguyên tử hydrogen nguyên thủy là tư tưởng về nguồn gốc của tất cả vật chất.


                            Democritus
                            http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/70/Demokrit.jpeg
                             
                             
                            “Không có gì hiện hữu mà chỉ là những nguyên tử và sự trống rỗng” – Democritus [2] cũng đã viết như thế.  Và nó là “trống rỗng” đấy là nền tảng của giáo lý Đông phương -  không phải là tình trạng trống không hay vắng mặt, nhưng Không-được-tạo-ra mà trước tất cả sự tạo ra, khả năng không có sự bắt đầu của mọi vật (vô thủy)
                             
                            Trước thiên đàng và địa cầu
                            Có điều gì u ám
                            Im lặng cô lập
                            Không thay đổi và một mình
                            Vĩnh cữu
                            Bà Mẹ của tất cả  Mọi vật
                            Tôi không biết tên của nó
                            Tôi gọi nó là Đạo [22]
                             
                             

                            Lão Tử
                            http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c7/DaodeTianzun.jpg
                             
                             
                            Có sự tối tăm, bao phủ trong sự tối tăm hơn nữa…Vị trí bắt đầu bao phủ bởi Trống không.  Từ nơi sự Tạo Dựng này đến.  Ngài quy định nó từ thiên đình cao nhất.  Ngài thật sự biết; hay Ngài không biết gì. [23]
                             
                             
                            Khái niệm huyền bí mầu nhiệm (điều chỉ là “huyền bí” nếu thực tại là giới hạn đến điều gì mà chúng ta có thể đo lường bởi sự khả năng hiểu biết và cảm giác) là phi thường bất biến trong mọi thời kỳ và mọi nơi, Đông và Tây, một điểm đã bị khoa học hiện đại lờ đi.  Những nhà vật lý học đi tìm để hiểu thực tại, trong khi nhà huyền bí học được rèn luyện để kinh nghiệm nó một cách trực tiếp.  Cả hai đồng ý rằng nhận thức cơ giới máy móc của con người, bị cằn cổi như chúng là vì những tấm bình phong của sự rèn luyện của xã hội mà nó đã đóng tất cả (trực giác) ngoài những yếu tố thực tiễn trong chướng ngại của cảm giác, cho ra tấm hình rất giới hạn của hiện hữu, điều chắc chắn vượt quá chỉ những bằng chứng vật lý.  Xa hơn thế, cả hai nhóm đồng ý rằng những sự xuất hiện là ảo ảnh hay vọng tưởng. Một nhà vật lý học lớn đã mở rộng ý tưởng này:  “Khoa học hiện đại đã phân loại thế giới…không phải thành những nhóm khác nhau mà thành những nhóm khác nhau về sự liên hệ…vì vậy thế giới xuất hiện là một mớ phức tạp của những sự kiện, trong điều mà những sự liên kết của những loại khác nhau luân phiên hay gối đầu hay phối hợp và bằng cách ấy quyết định cách cấu trúc của tổng thể.” [24]  Tất cả những hiện tượng là những tiến trình, những liên kết, tất cả ở trong sự thay đổi liên tục, và tại những thời điểm sự thay đổi này là thấy được một cách thật sự: một người chỉ phải mở rộng tâm thức trong thiền tập hay có màn ảnh của tâm thức gây ấn tượng mạnh thiên lệch bởi thuốc (gây ảo giác) hay những giấc mơ để thấy rằng không có khía cạnh thực sự của bất cứ vật gì, điều ấy trong sự thâm nhập vào cái vô biên cương của vũ trụ, sự trôi chảy của phân tử, những ánh sáng lung linh năng lượng vũ trụ trong tất cả đá và thép cũng như thịt.
                             
                             
                            Trong trực giác cổ xưa tất cả vật chất, tất cả “thực tại”, là năng lượng của tất cả hiện tượng, bao gồm thời gian và không gian, chỉ là sự kết tinh của tâm thức, là một quan niệm với điều mà một ít nhà vật lý học đã từng tranh cải từ khi thuyết tương đối lần đầu tiên đưa đến sự nghi ngờ đặc tính riêng biệt của năng lượng và vật chất.  Ngày nay, hầu hết các nhà khoa học đồng ý với Ấn giáo cổ xưa rằng không có điều gì tồn tại hay bị tiêu diệt, mọi thứ chỉ thay đổi hình dáng hay hình thức; rằng vật chất là không có thực trong nguyên sơ, một tập họp tạm thời của năng lượng tỏa khắp làm sống động các điện tử.  Và điều gì là cái không-vật rất nhỏ - đến một hạt bụi, hạt bụi là gì đến toàn thể trái đất?”  Chúng ta thật sự biết điện lực là gì không?  Bằng sự hiểu biết những định luật căn cứ vào điều nó hoạt động và bởi sự xử dụng chúng, chúng ta vẫn không biết căn nguyên tự nhiên chính cống của năng lực này, điều mà căn bản có thể là chính nguồn cội của đời sống, và tâm thức, năng lực thiêng liêng và động cơ của tất cả sự tồn tại ấy. [25]
                             
                             
                            Sự phóng xạ của vũ trụ được nghĩ đến từ sự bùng nổ của sự tạo thành ập vào trái đất với một cường độ tương ứng từ tất cả phương hướng, điều này gợi ra rằng có phải trái đất là trung tâm của vũ trụ , như trong sự tự nhiên của chúng ta mà chúng ta đã giả sử một lần, hay rằng vũ trụ được biết không có trung tâm.  Những ý tưởng như thế không ấn chứa điều gì làm hãi sợ những nhà thần bí; trong cái nhìn huyền nhiệm, vũ trụ, trung tâm của nó, và nguyên thỉ của nó là đồng thời, tất cả chung quanh chúng ta, tất cả trong chúng ta, và tất cả là Một, là Duy nhất.
                            Tôi ở mọi nơi, và trong mọi thứ: tôi là mặt trời và những vì sao.  Tôi là thời gian và không gian và tôi là Thượng  đế.  Khi tôi ở mọi nơi, tôi có thể di chuyển đến chỗ nào?  Khi không có quá khứ và tương lai, và tôi là vĩnh cữu hiện hữu, thế thì đâu là thời gian? [26]
                             
                             
                            Trong “Quyển Sách Về Hành Vi”, Chúa hỏi, “Mi ở đâu khi Ta đặt nền tảng của trái đất?  Tuyên bố, nếu mi có sự hiểu biết!  Ai đặt nền tảng của việc ấy, khi những vì sao của buổi sáng cùng nhau ca hát, và tất cả những đứa con trai của Thượng đế reo hò vì sung sướng?”
                             
                             
                            “Tôi ở đấy!” – chắc chắn đấy là câu trả lời đến câu hỏi của Thượng đế.  Vì bất kể vũ trụ đã hiện hữu như thế nào, hầu hết những nguyên tử trong cuộc hội họp này mà chúng ta nghĩ về thân thể của chúng ta đã từng hiện hữu từ lúc bắt đầu.  Những gì Đức Phật nhận thức là tính đồng nhất của Ngài với vũ trụ; để kinh nghiệm sự hiện hữu trong cách này là trở thành Phật.  Ngay cả sự  rực rở của “ánh sáng trắng” mà nó có thể đi cùng kinh nghiệm huyền nhiệm(“ánh sáng nội tại” làm chứng bởi những giáo sĩ shaman Eskimo) có thể được nhận thức như một ký ức có từ lúc ban đầu của đấng Tạo Hóa.  “ Loài người là chủ đề của vũ trụ, quán chiếu chính mình,”  một nhà thiên văn học hiện đại đã nói thế;[27]  một điều khác chỉ ra rằng mỗi  hơi thở mà chúng ta mang chứa đựng hàng trăm nghìn nguyên tử argon trơ lì tỏa khắp mà chúng thật sự được thở trong đời sống bởi Đức Phật, và thật sự chứa đựng những phần của “sự khịt mũi, tiếng thở dài, tiếng gầm vang, tiếng kêu thét” của tất cả những tạo vật đã từng hiện hữu hay sẽ hiện hữu.  Những nguyên tử này tuôn ra phía sau và phía trước trong sự hữu dụng như thế, nhưng  (giả) tạo như thời gian và không gian trong cùng sự nhịp nhàng của vũ trụ, hơi thở của vũ trụ như thủy triều và những vì sao, hợp với sự sống và chết trong năng lượng ấy điều làm cho vũ trụ sống động.  Điều gì không thay đổi và bất diệt không phải là thân-tâm cá nhân, nhưng đúng hơn là, TÂM ấy điều được chia sẻ với tất cả sự hiện hữu, sự tĩnh lặng ấy, sự bắt đầu ấy điều chưa bao giờ ngừng nghĩ bởi vì nó chưa bao giờ trở thành nhưng chỉ đơn giản LÀ.  Giáo nghĩa này, vẫn biểu hiện trong Ấn giáo và Phật giáo, ngược lại xa xưa như lý thuyết của Maya (ảo giác) sự nổi lên ấy trong nền văn minh Vệ đà Ấn Độ và có thể bắt nguồn mạnh mẻ từ những nền văn hóa cổ xưa hơn rất nhiều; Maya là Thời Gian, ảo giác của cái tôi, chất liệu của sự tồn tại cá nhân, giấc mơ chia cách chúng ta khỏi nhận thức chân thực của tổng thể.  Nó giống như là một cái lọ thủy tinh đóng kín làm nó riêng lẻ với không khí bên trong khỏi không khí trong sạch và không giới hạn chung quanh, hay nước trong lọkhỏi biển nước vây quanh.  Tuy thế, cái lọ tự nó không khác biệt với biển, và làm tiêu tan hay hòa tan nó đem đến sự hòa hiệp với tất cả đời sống vũ trụ mà những nhà huyền bí học tìm kiếm, trở về nhà, sự trở lại thiên đàng bị mất của “tự nhiên chân thật” của chúng ta.
                             
                             
                            Khoa học ngày nay đang nói với chúng ta những gì kinh điển Vệ Đà đã dạy con người ba nghìn năm trước, rằng chúng ta không thấy vũ trụ như nó là.  Những gì chúng ta thấy là Maya, hay ảo giác (vọng tưởng), “sự biểu diễn phép thuật” của Tự Nhiên, sự sưu tập ảo giác của bộ phận ấy của tâm thức chúng ta điều được chia sẻ với tất cả của tự bản tính chúng ta, và điều cho một nền tảng thông thường, một sự tiếp tục, đến kinh nghiệm của đời sống.  Theo những Phật tử (mà không phải là tín đồ Ấn giáo), thế giới này nhận thức bởi những cảm giác, điều này có liên hệ xa nhưng không tuyệt đối là thực tại, giấc mơ này cũng hiện hữu, cũng có  ý nghĩa; nhưng nó chỉ là một khía cạnh của chân lý, giống như cái nhìn rộng lớn của mục tiêu này bởi cánh cửa khúc khuỷu, cái nhìn chằm chằm qua làn mưa vào trong bùn.
                             
                             
                            Ngày mai bắt đầu lối mòn về phía bắc.  Theo Jang Pass, chúng tôi qua Dhaulagiris đến sông Bheri; chúng tôi leo lên Suli Gad và sông Phoksumdo, và theo Kang Pass qua rặng núi Kanjiroba đến núi Crystal (pha lê).  Vào mùa xuân hay mùa hè, mười lăm ngày có thể đủ, nhưng không có tuyết trên những con đường cao, và chúng tôi sẽ may mắn để đến  tất cả mọi nơi chúng tôi muốn.
                             
                             
                            Vào buổi sớm trưa, mặt trời xuất hiện – lần đầu tiên ánh nắng chói lọi trong hơn một tuần.  Thung lũng Dhorpatan , tưởng chừng như dữ tợn lại rất xinh đẹp.  Tôi bước chân xuống đồng cỏ của thung lũng và đi vòng quanh một bức tường cầu nguyện rộng lớn của những tảng đá nặng, mới và cũ, nhẵn phẳng và tròn, của nhiều màu sắc và từ nhiều nơi – làm thế nào và từ khi nào những tảng đá cũ nhất được đem đến đây, dường như không ai biết.  Từ bốn cột trụ cao, những lá cờ cầu nguyện xanh và trắng – màu sắc của thiên đàng – phần phật trong gió mát, gửi đi OM MANI PADME HUM (án ma ni bát di hồng) đến mười phương hướng.  Bầu trời đang di chuyển, và tại nơi bụi của đỉnh Annapurna bay lên, xa tít đằng kia về tận cuối phía đông của thung lũng.  Trong những buổi sáng gần đây, những núi thấp chung quanh thung lũng này biến thành màu trắng.
                             


                             
                            Om Mani Padme Hum bằng Tạng Ngữ trên đá
                             
                            http://img3.travelblog.org/Photos/28657/163867/t/1193079-Om-Mani-Padme-Hum-0.jpg
                             
                            ___

                             
                          • Meister Eckhardt (1260-1328), một nhà thần học, triết học, huyền học người Đức – Meister=Master
                            http://i660.photobucket.com/albums/uu321/tueuyen/meister_eckhart1.jpg?t=1249143740
                            [1] William James (1842-1910) bác sĩ tâm lý học và triết học, người Hoa Kỳ
                            [2] Democritus (khoảng 460 - 370 trước Công nguyên – trước thời Socrates) triết gia người Hy Lạp, cùng với thầy là Leucippus tạo ra thuyết Nguyên tử thô sơ.
                            [21] Benjamin Whorf, An American Indian Model – 1950
                            [22] Lão Tử, Đạo đức kinh
                            [23] Lê Câu Vệ Đà [Rig Veda]
                            [24] “How can you tell a physicist from a mystic?”  Werner Heisenberg, 1972
                            [25] Lama Anagarika Govinda, The Way of  the White Clouds, 1971
                            [26] Evans-Wentz, Tibetan Yoga and Secret Doctrines
                            [27] Intelligent Life in the Universe, Carl Sagan, 1966
                            [28] Beyond the Observatory, Harlow Shapley, 1967
                          • #14
                              tueuyen 05.08.2009 04:57:57 (permalink)
                              0
                              BƯỚC  CHÂN TRÊN NÚI TUYẾT
                              Nguyên tác:  The Snow Leopard
                              Tác giả: Pete Matthiessen
                              Chuyển ngữ:  Tuệ Uyển
                              ---
                               
                              Chương hai
                              VỀ PHÍA BẮC
                               
                              Ô, không thể hiểu nổi mọi thứ là thế nào, và thật sự là buồn, mặc dù nó cũng là xinh đẹp.  Một người đã không biết gì.  Một người đã sống và chạy chung quanh trái đất, và lướt đi qua những khu rừng, và những vật gì đấy trông rất thách thức và hứa hẹn và cảm thấy bồi hồi: một vì sao trong buổi hoàng hôn, một cây hoa chuông lá tròn màu xanh dương, một cái hồ lau sậy màu xanh lục, mắt của một người hay một con bò.  Và đôi khi dường như rằng điều gì đấy chưa bao giờ thấy hãy còn khao khát dài lâu để xảy ra, rằng một mạng che mặt sẽ rơi cả xuống; nhưng rồi nó qua đi, không có gì xảy ra, câu đố vẫn đấy không giải được, điều bí ẩn báo hiệu không hé mở, và trong cái cuối cùng lớn lên và trông khéo léo… hay thông tuệ…và vẫn là một người không biết gì có lẻ, vẫn đang chờ đợi và nghe ngóng.
                               
                              HERMANN HESSE
                              Narcissus and Goldmund
                               
                              Kim Phong: Điều gì xảy ra khi lá rơi, và cây cối trơ trụi?
                              Vân Môn:  Gió vàng lộ ra!(Kim Phong xuất lai!)
                               
                              HEGIKAN ROKUN
                              Bích Nham Lục
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 26 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9