tueuyen
-
Số bài
:
512
- Điểm: 2
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 25.09.2008
|
BƯỚC CHÂN TRÊN NÚI TUYẾT
-
07.06.2009 22:14:44
Chương một, phần một NGÀY HAI MƯƠI TÁM, THÁNG CHÍN Khi mặt trời mọc đoàn hành hương nhỏ bé gặp nhau dưới một cây sung khổng lồ phía bên kia Pokhara – hai người Âu Mỹ da trắng, bốn người Sherpa, mười bốn người khuân vác. Sherpa là bộ tộc miền núi nổi tiếng của Đông Bắc Nepal, gần Namche Bazaar, mà những người đàn ông của họ đồng hành với những cuộc leo lên những đỉnh núi vĩ đại; họ là những người Phật tử chăn nuôi đã đi xuống khỏi vùng Đông Tây Tạng những thế kỷ gần đây - Sherpa là chữ Tây Tạng cho những người “’miền Đông” – và ngôn ngữ, văn hóa, cùng bề ngoài phản ánh nguồn gốc Tây Tạng của họ. Một trong những người khuân vác cũng là một người Sherpa, và hai người tị nạn Tây Tạng; còn lại là những người lai Arya và Mongol. Hầu hết đi chân không, trong những chiếc quần sọc cũ hay kiểu quần dài để cởi ngựa của Ấn Độ, tất cả đều ăn mặc áo cộc tay cũ khăn choàng, và khăn quấn đầu , những người khuân vác chọn những chiếc thúng cao đan bằng liễu gai. Thêm nữa cho thực phẩm và mền của họ, họ phải mang một vật nặng đến tám mươi pao (1pound=450gr) khối nặng ấy kết quằn trên lưng còng của họ bởi một băng dây chung quan trán của họ, và có sự cân nhắc và cải vả inh ỏi về trọng lượng và giá cả, trước khi bất cứ chuyến hành trình nào trên những ngọn núi này có thể bắt đầu. Những người khuân vác hầu hết là những dân địa phương nghề nghiệp không rõ và thói quen dao động, ai cũng biết là hay gây ra vấn đề. Nhưng cũng đúng vì rằng việc làm của họ là khó nhọc và phần tiền công là thảm hại – khoảng một đô la một ngày. Như một quy luật, họ đồng hành một chuyến thám hiểm không quá hơn một tuần từ nhà của họ, sau mỗi chặng họ được thay thế bằng những người khác, và sự định lượng và cải vả trả giá lại bắt đầu cho một chặng mới. Hôm nay gần hai giờ đồng hồ đã qua, và những đàn ruồi đã tụ lại, trước khi tất cả mười bốn người lắng dịu xuống, đám người rách rưới xếp thành hàng nhắm hướng Tây cất bước. Chúng tôi vui mừng để lên đường. Những góc cạnh của Pokhara có thể là hình tượng bề ngoài ở bất cứ nơi nào. Những đứa trẻ rỗi rãnh, những người lớn thờ ơ, những con chó lưng còng, và những con gà ốm o trong những đống rác của những túi xách và gạch vụn, bùn, cỏ, những lỗ nước tù đọng, những mùi nặng nề khó chịu, những miếng nhựa sặc sở, và những đống võ cây nhơ bẩn đang chờ đợi những con lợn kinh tởm; vì muốn những thức ăn khá hơn, cả những con chó và heo tiêu thụ những của thải của con người vung vãi khắp nơi dọc theo những lối đi. Trong thời tiết tốt, tất cả những sự thay đổi liên tục này thì dễ chịu, nhưng bây giờ là cuối mùa mưa, hoàn cảnh khó khăn của đời sống dường như thấm vào trong làn da tái xám của những kẻ ốm o này, những người ngồi xổm và sát xà phòng và vắt áo quần của họ mỗi buổi sáng trong vũng nước mưa. Những đôi mắt màu nâu quán sát khi chúng tôi bước qua. Đối diện với nổi đau của Á châu, người ta không thể nhìn không thể quay đi. Ở Ấn Độ, nổi khốn khó của con người dường như quá lan tràn mà người ta tiếp nhận chỉ là những chi tiết tản mạn; một cái chân cong hay một con mắt chết, một con chó của người cùng đinh ăn cỏ úa, một người đàn bà cổ lổ vén chiếc áo sari di chuyển sự đại tiện của mình bên đường. Tuy thế, ở Vệ Xá Ly (Varanasi) có sự hy vọng của sự sống đã từng bị từ chối ở những thành phố như Calcutta, nơi dường như nhường lại cho sự chết và đang chết trong vũng lầy của nó. Shiva múa trong những thức ăn cay nồng, trong những chiếc chuông phấn khích của những chiếc xe đạp cao và đa dạng, những chiếc còi xe buýt giận dữ, tiếng líu lo của những con khỉ đền thờ, những chấm son tikka trên trán của những người phụ nữ, ngay cả trong mùi của thịt con người đốt thành than lan tràn khắp bờ sông bậc thang. Nụ cười mĩm của con người – đấy là sự mầu nhiệm nhất của tất cả. Trong cái nóng và hôi thối và kêu thét của Varanasi, trong cái nóng như thiêu đốt của mặt trời bay lên như những tâm linh khởi hành khỏi sự im lặng vô cùng của dòng sông, một niềm vui trong nụ cười của cô gái mù được dẫn đi, của một người đàn ông Ấn Độ giáo với làn khăn vấn đầu trắng nhìn chằm chằm nhẹ nhàng tươi mát vào một tái xế xe buýt chưỡi mắng ông ta, của một cậu bé thổi kèn ăn xin, của một cụ bà tưới nhẹ nhàng dòng nước thánh từ sông Hằng, trên một tượng voi đá tô màu đỏ. Gần lò thiêu xác, một công nghệ của sự chết, một lâu đài bên dòng sông đã được sơn phết với những lằn sọc khổng lồ của con cọp. Không nghi ngờ gì nữa, Vệ xá ly (Varanasi) là địa điểm của truyền thống Ấn giáo cổ xưa, tại vùng ngoại ô của Pokhara, đúng nơi đặt giàn thiêu trên những cây cột ngang qua tầm vai của bốn người giúp việc, nó xuất hiện, trên chuyến hành hương cuối cùng của ông đến Bà Mẹ Hằng Hà, đến những đền thờ tối tăm chung quanh những lò thiêu, đến những nhà ký túc nơi những người hành hương chờ đợi đến phiên mình để họp với đoàn người của những chiếc vải liệm trắng bên cạnh bờ sông, chờ đợi một lần nữa để được nằm trên những đống củi: những người phục vụ sẽ đẩy những đôi chân vàng vọt, chiếc cùi chỏ héo hon, trở lại trong đống lửa, và rồi rãi những phần còn lại trong lò thiêu xuống dòng sống chảy xiết. Và vẫn còn đủ những đoạn biểu trưng cho đời sống cho những con chó đầu dài tái xanh buồn bả đang săn tìm trong những đám tro tàn, trong khi cổ con bò cái linh thiêng của lò thiêu – những thứ im lặng khổng lồ trắng tinh – nuốt trôi những bó rơm mà đã nẩy bật lên thân thể trần trụi đến căng thẳng. Ông lão đã ăn ngầu nghiến từ bầy lâu. Trạng thái mù quáng và tham lam của ông ta, điều hiện rõ trên nét mặt, và cái miệng làm việc, biểu lộ nơi sống của ông ta, người bây giờ đang nhìn chăm chăm. Tôi cúi đầu đến sự chết khi đi ngang nó, cảnh giác tiếng động của đôi chân tôi trên lối mòn. Sự cổ xưa đã bị lạc mất trong bóng tối của thế giới, và chẳng cho nó dấu hiệu gì. * Con đường dòng sông xám, bầu trời xám. Một con chim chìa vôi đang nhảy nhẹ nhàng từ tảng đá này đến tảng đá kia. Những người đi bộ đi du lịch: Một người đàn bà khéo léo mang một cái thùng lớn chứa những con cá nhỏ, và cúi thấp một bên phía dưới chiếc thúng đá đã làm cho chiếc ba lô nhẹ hẩng của tôi phải xấu hổ; những viên đá của bà ta sẽ được đập ra để rải trên đường bởi những người đàn bà khác của Pokhara, trong công việc của vô số người tay nâu sẽ trải trên mặt một con đường mới phía nam đến Ấn Độ. Qua tia nắng di chuyển trên giải băng của người phụ nữ Magar, chiếc khăn choàng đỏ tươi: họ mang trang sức nặng bằng đồng trên mũi trái. Trong nắng mới, một chú gà với mào đỏ tươi leo lên mái nhà tranh phai màu một cách nhanh chóng, và đúng lúc một một cô gái bắt đầu ca hát từng điệp khúc lúc bình minh. Ánh sáng rực rở của đỉnh núi trắng Annapurna dang dần rọi xuống từ bầu trời, trong thành lũy vĩ đại trải khắp từ Đông sang Tây kéo dài một nghìn tám trăm dặm, rặng Hy mã lạp sơn – Hymalaya - alaya: nơi ở, nhà, hay kho tàng của hima: tuyết. Cây bông bụp (Bụt), cây sứ (cây đại), dây nho: thấy dưới những đỉnh núi tuyết, những sự rộ nở hình tượng này đã là những bông hoa của vùng đất rộng lớn. Những con khỉ đuôi ngắn macaque tung tăng trong cánh đồng xanh, và một con chim bồ câu màu ngọc lam lướt đi nhẹ nhàng trong ánh sáng vàng kim. Những con chim nhỏ, chim sẻ, và chim cu rốc, và diều hâu Ai Cập là những loại chim thông thường, và tất cả đều có liên hệ với loài chim ở Đông Phi châu, nơi mà tôi và George Schaller lần đầu tiên gặp gở; ông ta tự hỏi loài diều hâu này phản ứng thế nào nếu đối diện với trứng của đà điểu Phi châu, mà cũng là loài chim thông thường của Á châu trong thời kỳ Pleistocene, mười một nghìn năm trước đây. Ở Phi châu, loài diều hâu Ai Cập được nhìn nhận như một loài biết dùng dụng cụ, xuyên qua sự khéo léo của nó về việc làm vở những trứng khổng lồ của đà điểu bằng việc bắn đá vào trứng với mỏ của nó. Cho đến mới gần đây, những vùng đất thấp của Nepal là những khu rừng thuốc lá với lá rộng bản sal (Shorea robusta) xanh bất tận, là nơi lui tới của voi, và cọp, và loài tê giác to lớn Ấn Độ. Sự đốn phá rừng và săn bắn trộm đã làm chúng biến mất đi; ngoại trừ trong vùng bảo tồn như thung lũng Rapti, đến vùng Đông Nam, bước chân thiêng liêng của voi đã không còn. Vùng hoang dã cuối cùng cho beo ở Ấn Độ được thấy năm 1952, sư tử Á châu bị thu hẹp thành một số lượng nhỏ trong rừng Gir, Tây Bắc Bombay, và loài cọp trở thành huyền thoại khắp mọi nơi. Đặc biệt ở Ấn Độ và Pakistan, những loài chân có móng đã biến đi một cách nhanh chóng, qua sự tàn phá nơi cư trú của chúng bởi sinh kế nông nghiệp, sự đốn rừng quá mức, sự tàn phá đồng cỏ bởi những đàn gia súc ốm o khẳng khiu , sự xói mòn, lụt lội – toàn bộ sự tuần hoàn đen tối của những sự kiện đi theo với sự quá đông đúc của con người. Ở Á châu hơn bất cứ nơi nào trên trái đất, thật cần thiết để hình thành những khu bảo tồn hoang dã ngay lập tức, trước khi những con thú cuối cùng tuyệt diệt. Như George Schaller đã viết, “Con người thay đổi thế giới quá nhanh và quá kịch liệt đến nổi thú vật không thể thích nghi kịp những điều kiện mới. Trong dãy Hy mã lạp sơn cũng như những nơi khác một sự chết chóc to rộng cùng khắp, một nỗi buồn thảm vô hạn hơn thời đại hủy diệt Pleistocene, vì con người có kiến thức và sự cần thiết để cứu vớt những gì còn lại của thời kỳ quá khứ của ông ta” (trái đất- con người?). Con đường dọc theo dòng sông Yamdi là tuyến trao đổi chính, xuyên qua những dựa lúa và những làng mạc trên hướng Tây của nó đến sông Gandaki, nơi nó chuyển hướng Bắc đến Mustang và Tây Tạng, những làng Xanh Lá Cây rào kín, với những cây đa khổng lồ và những chiếc hồ và bức tường bằng đá, dân làng thu hoạch trên những đồng cỏ với trâu và bò; nước ngọt và những bóng râm dịu dàng cho chúng sự hòa hiệp với những khu vườn. Trong những làng mạc này người ta sở hữu những tài sản thậm chí ít hơn những người ở Pokhara, tuy thế người ta có thừa do kiểu cách kinh tế từ bấy lâu nay của họ và không bị ảnh hưởng sự nghèo khó của thời đại: người ta hiểu tại sao “đời sống làng mạc” đã từng nổi tiếng như lãnh địa của tự nhiên và an lạc của con người như những nhà tư tưởng từ Lão Tử đến Gandhi từng nghĩ đến. Dưới ánh nắng ấm trẻ con vui đùa, và những người đàn bà giặt giũ trên những tảng đá tại dòng suối của làng và nghiền hạt trong những chiếc cối đá, và từ mọi phía bốc lên mùi phân dễ chịu và tiếng những con gà kêu vang ồn ào và làn gió thoảng của khói lửa từ những lò sưởi thấp. Trong những chiếc sân sạch sẽ, phía sau những bục nấc thang và những bức tường, những chiếc chòi tranh vách đất là sự ấm áp của đất đỏ, với mái tranh, ngưỡng cửa và chóp cửa chạm trổ bằng tay, những dây bí ngô bông vàng. Bắp được chất đống trong những chiếc lều hẹp, và lúa được trải trên sân để phơi khô trên những chiếc thảm bằng rạ rộng lớn, và giữa những hàng chuối và đu đủ những con nhền nhện đang giăng lưới yên lặng dưới bầu trời. Một cây cầu bắt ngang con kênh nơi này nơi kia bởi những phiến đá hoa cương xuyên qua những làng xóm, chảy một cách chậm chạp trên hòn sỏi lấp lánh. Bây giờ là giữa trưa, mặt trời tỏa khắp trong không khí, và chúng tôi ngồi trên một bức tường đá trong bóng mát. Bên cạnh dòng kênh là một quán trà của xóm thôn, giản dị mở ra phía trước chòi tranh với những chiếc ghế dài tạm bợ và một chiếc lò bằng đất như một mô đất hình tròn trên nền đất. Mô đất mở ra một phía để bỏ củi vào và hai lổ phía trên để nấu nước sôi, và trà được đổ qua một lọc nước trà vụn rẻ tiền qua một chiếc ly thủy tinh chứa đường thô và sửa bò hay trâu. Với loại trà “chiya” (đọc là “chai”) này chúng tôi ăn với bánh mì thô và dưa chuột tươi, trong khi những đứa trẻ nô đùa trên những tảng đá chói lọi giả vờ té văng trước chúng tôi, và một con bồ câu khoang cổ liệng trên một bụi tre cao vút. Tửng người một, những người khuân vác đến, xoay vòng đặt xuống những hành lý của họ trên bức tường đá. Một người trong họ với khuôn mặt bẽn lẻn và nụ cười như trẻ con, trông rất mảnh khảnh với khối nặng trên lưng, đang chơi nhạc giật gân bằng kèn lá cây sung. “Nóng quá,” một người khác mĩm cười và nói. Đây là người Sherpa khuân vác, Tukten, một người đàn ông nhỏ nhắn cứng cáp với đôi mắt Mongol, đôi tai quá khổ, và một nụ cười vô tư – tôi tự hỏi tại sao người Tukten này lại là một kẻ khuân vác. Tôi tiến lên phía trước, bước một mình trong không khí trong mát của thung lũng. Trong ánh sáng tháng chín rạng rở và bóng râm của núi – triền đồi dốc đang khép lại khi bước vào thung lũng hẹp, và những đỉnh núi tuyết phía Bắc đã không còn thể thấy được nữa – lối mòn đi theo một con đê giữa con kênh lau sậy và những ruộng lúa màu xanh, những thửa ruộng bậc thang thấp dần đến bờ sông. Bên bờ kia con kênh, lại những thửa ruộng cao dần lên nhấp nhô trên triền đồi, và một bầu trời xanh. Bên cạnh bức tường, hai loại sung khác nhau đã được trồng từ lâu; một loại là cây đa hay cây si (nigrodha: diệt tận), loại kia là là cây pipal (pipala hay tất bát la tức là cây bồ đề), thiêng liêng đối với cả những người Ấn giáo và Phật giáo. Những loài hoa dại và những hòn đá được chạm vẽ được đặt dọc theo chân cột, gốc cây, để mang đến may mắn cho những khác du hành, và những bức tường đá được xây chung quanh những thân cây trong một cách để khách du hành tìm bóng mát có thể dừng lạivà hạ hành lý xuống trong khi vẫn hầu như đứng thẳng. Những nơi nghĩ ngơi như thế thì có thể thấy khắp mọi nơi trên những lối mòn trao đổi buôn bán hay hành hương, một số chúng rất cổ xưa mà những cây to lớn đã chết từ lâu, để lại những lỗ hổng trên mặt bằng những bức tường. Giống như những quán trà và những bậc đá rộng được xây dựng bên những những ngọn đồi, những bức tường nghĩ ngơi truyền đạt một sự gia hộ, ban phúc đến những phong cảnh này, giống như chúng tôi đang lang thang trong một xứ sở đã bị lãng quên vào thời buổi hoàng kim. Chờ đợi những người khuân vác luồn qua những cánh đồng, tôi ngổi trên tầng đỉnh của bức tường, chân tôi đặt trên bậc thềm và gánh nặng sau lưng tựa trên một thân cây. Trong ánh nắng khô ráo và làn gió nhẹ trong mát thổi xuống từ những ngọn núi, hai con bò đen đạp lúa, bên ánh nắng yếu ớt của buổi trưa chiếu bên sườn chúng. Trước tiên ruộng lúa được tháo cạn nước và lúa được cắt bằng những chiếc liềm, rồi thì những con thú được ách buộc thành một hàng dài tại một cây cột ở giữa đống lúa , và chúng được dẫn đi vòng quanh một cách chậm chạp với vòng tròn hẹp dần trong khi những đứa trẻ vẹt ra những đống lúa bên dưới móng chân của con thú. Rồi thì những đống lúa được hất tung lên không khí, và những hạt lúa bên dưới được gom vào những chiếc thúng để đem về nhà và được sàng quạt cho sạch. Những con chuồn chuồn màu lửa trong không khí mùa thu sớm, những bãi cỏ chuyển thành màu đỏ và vàng nhạt, vẻ đờ đẫn trên những con bò đen và tia sáng yếu ớt trên những gốc rạ, những cánh đồng xanh tươi mát và dòng sông lấp lánh – mọi thứ dường như nằm trên hào quang bất diệt, như vàng tinh khiết. Trong không khí trong suốt và sự vắng mặt của tất cả những âm thanh, của ngay cả những máy móc đơn giản nhất – vì đường đi thường quanh co khúc khuỷu và dốc, và những chỗ cạn của quá nhiều dòng suối, cho phép những chiếc xe đạp – trong sự ấm áp và hài hòa cùng bề ngoài sung túc, đến sự thì thầm của một thời đại thiêng liêng. Một cách rõ ràng khu rừng nhỏ của cây lá to bản gọi là Lâm tỳ ni (Lumbini), chỉ cách ba mươi dặm phía Nam của loại cây giống như thế này, trong một vùng đất phì nhiêu phía Bắc của sông Rapti, đã thay đổi một ít kể từ thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch, khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama) được sinh ra trong một bộ tộc giàu có Thích Ca (Sakya) thuộc một vương quốc của voi và cọp. Sĩ Đạt Ta từ bỏ đời sống vương giả để trở thành một khất sĩ thánh thiện, một “người vô trụ”, một sa môn, - một phương pháp thực tập thông thường của phía Bắc Ấn Độ ngay cả ngày nay. Sau này Ngài được biết là Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni – Hiền Nhân của dòng Thích Ca – Năng Nhân Tịch Mặc), Đức Phật – Bậc Tỉnh Thức. Những cây sung (cây đa, cây si, cây đề,…) và khói từ những đám lửa của nông dân, bãi cỏ, những con bò gầy gò, những con cò trắng, và chim sẻ rừng vẫn còn được thấy trên đồng bằng sông Hằng nơi Đức Phật Thích Ca trải qua cuộc đời của Ngài, từ phía Nam Lâm tỳ ni (Lumbini) và Đông đến Vệ xá ly, một thành phố cổ ngay cả Đức Phật cũng đến đấy và Vương Xá thành (Rajgir) và Gaya (Già-da). Truyền thống nói rằng Ngài đã đi xa về phương Bắc đến tận Kathmandu, thủ đô của Nepal (rồi thì thậm chí đến thành phố thịnh vượng Newars) và thuyết pháp trên ngọn đồi Swayambhunath, bên cạnh những con khỉ và những cây thông. Trụ đá Đại Đế Ashoka đánh dấu nơi Phật đản sinh Vào thời Phật tại thế, truyền thống yoga (du già) đã rất thịnh hành. Có lẻ cả nghìn năm về trước, những ngươi da sậm Dravidian của vùng đất thấp Ấn Độ đã bị chinh phục bởi những người du cư Aryan từ những vùng thảo nguyên Á châu, những người đã mang theo tín ngưỡng của thiên thần trên trời, gió, và ánh sáng xuyên Á-Âu. Quan niệm của người Aryan được bao gồm trong thánh kinh Vệ đà Phạn ngữ của họ, hay là kiến thức – những văn kiện cổ điển không biết xuất xứ bao gồm trong Rig Vệ đà và Áo nghĩa thư và được trở thành căn bản của Bà la môn giáo. Đối với nhà tu khổ hạnh vô trụ mang tên Sa môn Cồ Đàm (sa môn Gotama), những bài thuyết giáo mang tính cách thiên sử thi như thế trên tính tự nhiên của Vũ trụ và Nhân loại thì chẳng có ích gì cho sự cứu khổ loài người. Trong những gì được biết như Bốn Chân Lý Cao Quý (tứ diệu đế), Đức Phật nhận định rằng sự tồn tại của nhân loại thì không tách rời với khổ đau; rằng nguyên nhân của đau khổ là sự tham muốn dục vọng; rằng sự hòa bình an lạc được đạt đến bằng việc dập tắt tham muốn dục vọng; rằng sự giải thoát này có thể được mang đến bằng việc đi theo Con Đường Tám Chi (Bát chính đạo) sự chú tâm chính đáng đến sự hiểu biết (chính kiến) , ý định (chinh tư duy), nói năng (chính ngữ), và hành động (chính nghiệp),; sinh kế chinh đáng (chính mệnh) nổ lực (chính tinh tấn), tỉnh thức(chính niệm); sự tập trung chính đáng (chính định), bằng điều có nghĩa là sự hợp nhất bản thân qua việc du già tọa (sitting yoga), hay ngồi thiền . Kinh điển Vệ đà đã từng bao gồm ý tưởng của sự tham muốn dục vọng nguy hiểm – vì nó bao hàm sự thiếu thốn – không có chỗ trong trạng thái cao nhất của sự tồn tại; rằng những gì cần thiết đòi hỏi là sự chết-trong-sự sống và sự tái sinh tâm linh được tìm kiếm bởi tất cả những bậc thầy, từ những vị phù thủy cho đến những người theo thuyết sinh tồn, tín điều của Sa môn Cồ Đàm là ít chấp nhận tư tưởng Vệ đà hơn là áp dụng chúng, xu hướng thực hành của Ngài về thiền quán không chứa đựng với sự bình lặng của trạng thái yoga (theo quan điểm của Ngài là thất bại với chân lý căn bản) mà nó vượt xa, cho đến khi sự trong sáng rực rở của tâm tĩnh lặng mở ra trong tuệ trí bát nhã, hay sự hiểu biết siêu việt, sự nhận thức cao hơn ấy hay “Tâm” điều vốn có trong tất cả chúng sinh, điều lệ thuộc vào sự không nắm víu ủy mị, hay không dính mắc vào ái luyến của tất cả sự tồn tại. Một kinh nghiệm chân chính của tuệ trí bát nhã đáp ứng cho sự “giác ngộ” hay giải thoát – không thay đổi mà chuyển hóa – sự thấu triệt thậm thâm của Ngài nhất quán với đời sống phổ quát, quá khứ, hiện tại, và tương lai, điều ấy tránh cho con người trong những việc làm tổn hại cho kẻ khác và đưa Ngài đến chỗ tự tại với sợ hãi của sinh và tử. Vào thế kỷ thứ năm trước Tây lịch, gần thị trấn Gaya (Già-da), Nam và Đông của Vệ xá ly, Sa môn Cồ Đàm đạt đến giác ngộ trong kinh nghiệm sâu thẩm của “tính bản nhiên chân thật” của chính Ngài, Phật tính của Ngài, là không khác biệt với tính tự nhiên của vũ trụ. Nữa thế kỷ sau đấy, tại những nơi như Vườn Nai (Lộc Uyển) ở Sarnath, và Na lan đà, và đỉnh Linh Sơn (Linh thứu- Vulture’s Peak) gần nơi hiện nay là Rajgir, Ngài dạy giáo lý đặt căn cứ trên tính vô thường của sự tồn tại cá nhân, sự liên tục bất tận của phiền não (chấp trước – dính mắc – luyến ái), bình minh xuất hiện trên sông cũng như hoàng hôn trên sông hôm trước, bây giờ đã qua đi. (Mặc dù Ngài thuyết giảng đến phụ nữ và làm yếu đi hệ thống giai cấp bằng sự thu nhận những đội ngũ giai cấp thấp vào giáo đoàn của Ngài, Đức Phật Thích Ca chưa bao giờ liên hệ chính mình vảo trong công pháp xã hội, xa hơn của chính phủ; phương pháp của Ngài theo đuổi là sự nhận thức chính mình là một sự cống hiến mà một người có thể hành động đến những con người thành viên của mình.) Vào tuổi tám mươi, Ngài chấm dứt những ngày tháng của Ngài, và nhập niết bàn tại Câu thi na (hiện tại là Kusinara), cách phía Đông của Gorakhpur bốn mươi dặm và ngay phía Tây của sông Kali Gandaki. Đây là những điều rất thật; tất cả những điều khác là huyền thoại vĩ đại của Đức Phật, những điều thật của một sự kết tập khác. Để đạt đến sự giác ngộ, điều liên hệ đến vị sa môn vô trụ này là trong những năm ba mươi tuổi khi Ngài từ bỏ sự tu hành khắc khổ của các hành giả du già và theo đuổi “Con Đường Trung Đạo”giữa khổ hạnh hành xác và hưởng thụ tham dục, nhận thực phẩm trong một bát vàng từ người con gái của một trưởng thôn. Vì điều ấy, Ngài bị các đệ tử chối bỏ. Vào lúc chạng vạng tối, Ngài ngồi dưới một gốc cây Tất bát la với mặt hướng về phương Đông, thệ nguyện rằng cho dù da và khí lực và xương có thể hao mòn hết và máu khô cạn, Ngài sẽ chẳng rời chỗ ngồi này cho đến khi đạt đến sự giác ngộ tối thượng. Suốt đêm ấy, bị bao vây bởi những ma quỷ cám dỗ, sa môn Cồ Đàm ngồi thiền. Và trong lúc rạng đông hoàng kim ngày ấy, như được kể, Bậc Tự Tỉnh Thức nhận thức một cách thật sự Ngôi sao mai, giống như đang thấy nó lần đầu tiên trong đời của Ngài. Đại tháp Đại Giác Ngộ - Buddha Gaya Ở nơi được biết như Đạo tràng Giác Ngộ - Bodh Gaya – Bồ Đề Đạo tràng – Buddha Gaya – Phật Đà Đạo tràng – vẫn còn một vùng đất trơ trọi nuôi bò, nước lung linh, đồng lúa, cây chà là, và những xóm thôn với những ngôi nhà tranh vách đất đỏ không có đường trải nhựa hay dây điện – một ngôi chùa Phật (Đại tịnh xá Đại giác - MahaVihara Maha Boddhi) đứng bên cạnh một cây tất bát la cổ xưa, con cháu của cây bồ đề, hay “Cây Giác Ngộ”, mà dưới tàng cây ấy, vị sa môn xưa kia đã ngồi thiền. Ở đây, và một buổi bình minh ấm áp, mười ngày trước, với ba vị tu sĩ Tây Tạng trong áo đạo bào màu đỏ thẳm, tôi đã ngắm Ngôi Sao Mai từ từ mọc lên và rồi đứng lên đi khỏi chẳng có gì thông thái hơn trước đây. Nhưng sau này tôi tự hỏi chẳng biết những tu sĩ Tây Tạng kia có nhận biết rằng cây bồ đề đã xì xào với những đàn chim thì thầm với nhau, trong khi một cây bồ đề (tất bát la) to lớn khác, rất gần nó với nhiều nhánh chạm với cây thiêng liêng kia, thì không có sự sống. Tôi không phiền hà thắc mắc cho chuyện này: tôi chỉ nói lên những gì tôi đã chứng kiến tại Đạo tràng Giác ngộ. Rồi đây đã là hẻm núi Yamdi Khola; nó sẽ sớm bị quên lãng trong những núi non trùng điệp. Trong một ngôi làng trên triền phía Bắc, những ngôi túp lều thì tròn hay hơi dẹp hơn chứ không là hình chữ nhật, và Jang-bu, thủ lĩnh người Sherpa, nói rằng đây là một ngôi làng của người Gurung, một chủng người đã đi xuống từ cao nguyên Tây Tạng từ xưa. Trong vùng này của miền Nam Nepal những người sống trên triền đồi gồm nhiều chủng tộc khác nhau: Mongol hay Ả Rập lai, hầu hết những người Paharis, hay người Ấn giáo đồi núi. Hàng thế kỷ qua, những người Ấn giáo đã lên tới những thung lũng bên bờ sông từ vùng bình nguyên sông Hằng, trong khi những người Tây Tạng xuyên qua những đường núi từ phương Bắc: những bộ tộc Phật giáo nói tiếng Tây Tạng, bao gồm những người Sherpas, được gọi là Bhot, hay những người Nam Tây Tạng. (Bhot hay B’od là Tây Tạng; Bhutan, ở triền phía Nam của Tây Tạng, có nghĩa là “Người Bhot cuối cùng”). Những bộ tộc này, người Gurung va Tamang có khuynh hướng với Phật giáo, trong khi những người Chetri và Magar là Ấn giáo. Cho dù Ấn giáo hay Phật giáo, hầu hết những bộ tộc này – và đặc biệt là người Gurung – tỏ lòng tôn kính với những bổn tôn vật linh của những tôn giáo cổ xưa mà tồn tại bền bỉ trong những vùng xa xôi của những núi non Á châu. Một số những người Tây Tạng tóc dài, những khuôn mặt bơ bằng phẳng với màu đất nâu vàng phản chiếu, đi xuống dòng sông chân không trên những hòn đá lấp lánh bạch kim. (Đất nâu vàng là một sự bảo vệ truyền thống chống lại lạnh và côn trùng, và trước khi nền văn minh ảnh hưởng của Phật giáo, Tây Tạng được biết như vùng đất của những Hung Thần mặt đỏ.) Những người này hướng về Pokhara từ Dhorpatan, một tuần qua. Khi mùa màng được thu hoạch, những người Tây Tạng, Mustang Bhot, và những người sơn cước khác theo những ngọn núi và thung lũng Nam và Bắc đến Pokhara và Kathmandu, trao đổi len và muối cho hạt giống và giấy, dao, thuốc hút, gạo, và trà. Một cậu bé Tây Tạng đã bắt được một con cá sinh sống trong hang đá trong một chỗ cạn; cậu ta chạy đến để chỉ cho tôi, đôi mắt quả hạnh sáng rực. Những trẻ con trên suốt con đường thì thân mật và hay vui đùa, ngay cả rất khôi hài; mặc dù chúng xin xỏ một ít, nhưng không quá nghiêm trọng về việc ấy, không ác liệt như những đứa trẻ Ấn giáo ở phố. Thường thường chúng thích nắm tay khách đi đường và cùng đi một đoạn, hay nhào lộn, hay nói một vài lời và chạy biến đi. Nơi mà thung lũng hẹp dần để vào hẻm núi là nơi ấy có một quán trà và một vài túp lều, và đây là một đoàn người ngựa Mongol rậm lông nhỏ nhắn đi từ trên núi xuống trong một giai điệu lon con của những chiếc chuông và tiếng kẻo kẹt hay tiếng nước rơi từ đoàn lữ hành qua dòng nước xanh lục nông cạn tại pháo đài. Từ quán trà, lối mòn leo lên dốc núi hướng về bầu trời Tây Nam. Trong vùng đất này, những nền kinh tế sống còn luôn luôn nhờ vào sự du hành, và trong những thập niên của nó –hàng thế kỷ, có lẻ - như một tuyến đường trau đổi buôn bán cho những người dân sơn cước, từng bước từng bước dần trở nên quen thuộc trong những lối mòn của đồi núi. Những cây hạt dẻ hoang nhô ra trên đường mòn; chúng tôi kéo những cành cây và hái những quả hạch chín đầy gai góc. Vào lúc hoàng hôn, đoàn người đến tại một làng sơn cước gọi là Naudanda. Ở đây tôi thử ngôi nhà mới của tôi, một lều núi cho một người, trong điều kiện nghèo nàn. Phu-Tsering, người đầu bếp vui vẻ của chúng tôi, trong một chiếc mũ lưỡi trai màu đỏ tươi, mang với đậu lăng và cơm, sau đấy tôi ngồi bên ngoài trên một chiếc ghế đẩu làm bằng liễu gai tại một quán trà ở một pháo đài, và lắng nghe tiếng những con ve sầu và chó rừng. Dãy núi Tây-Đông này đổ dốc cheo leo cả hai bên đến Thung lũng Yandi ở phía Bắc, Marsa ở phía Nam; từ Naudanda, Yami Khola không gì hơn là một giải lụa trắng chảy xuống giữa những bức tường tối đen của những cây tùng bách hẻm núi của nó. Xa tít hướng về phía Đông, xa bên dưới, con sông Marsa mở rộng vào trong Hồ Phewa, gần Pokhara, nó lấp lánh trong buổi hoàng hôn của dãy đồi thấp dưới chân núi. Không có những con đường về phía Tây của Pokhara, nó là tiền đồn cuối cùng của thế giới hiện đại; trong một ngày đi bộ chúng tôi đi qua một thế kỷ.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.07.2009 22:38:50 bởi tueuyen >
Nắng, mưa là chuyện của trời, Vui, buồn là chuyện của người trần gian! Cùng nhau xây cõi địa đàng, Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!
|