BƯỚC CHÂN TRÊN NÚI TUYẾT
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 26 trên tổng số 26 bài trong đề mục
tueuyen 06.08.2009 01:38:33 (permalink)
0
Chương hai
Phần 13

 
THÁNG MƯỜI, NGÀY MỒNG MƯỜI
 
Trong ánh sáng mặt trời mọc rạng rở, những màn lưới nhện lấp lánh và những con chim sẻ lục trong tháng Mười vàng nhảy từ cây thông này sang cây thông kia chiếu sáng.  Tiếng lục lạc của con ngựa nhỏ và tiếng huýt sáo vui mừng; những đứa trẻ con và thú vật nhảy lên giống như chúng vừa sống dậy.  Một đứa bé dễ thương có một vòng đeo cổ sáng chói và những mãnh vải dài màu đỏ và lục bện trong làn tóc đen; đứa bé mà cô ta ẩm trong kiều trang sức của người da đỏ là con của cô ta.
Một ngày quá đẹp để du hành cũng tốt đẹp để thu hoạch khoai tây.  Những người khuân vác mới từ chối khởi hành, họ cũng không chịu trả lại phần tiền trả thêm cho họ để mua thực phẩm.  “người Dhorpatan không tốt,” Phu-Tsering nói thế.  Để tìm chín người, Jang-bu phải ở lại phía sau, và Gyaltsen ở lại với anh ta, canh chừng hành lý trong khi người kia đi tìm những người khuân vác.  George sẽ ở lại một chốc để xem điều gì xảy ra.  Tôi ra đi với những người còn lại và không thấy George cho đến cuối ngày.



Cây tuyết tùng
– Cedar
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/54/Cedrus_deodara_Himalajazeder.JPG/450px

Đường đi về phía bắc lên dốc Hẻm núi Phagune qua làn khí nhựa  rừng thông và cây tuyết tùng.  Một con chim trĩ cổ đỏ thẩm thình lình xuất hiện ngang qua không gian của thung lũng, và những con thỏ rừng tai ngắn giống như chuột đang phơi nắng trước hang của chúng, phớt lờ những cánh chim bay của giống chim có tiếng hót ngọt ngào trên núi cao.  Những loại rêu bạc, rêu vàng, tiếng huýt sáo của con chim ưng: cảnh nhìn xuống phía nam của hẻm núi Phagune đầy ánh sáng.
 

 
Chim trĩ cổ đỏ - Crimson-horned pheasant (monal)
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/27/Stragopan.jpg/449px-Stragopan.jpg

Chúng tôi leo lên hướng đỉnh Dhaulagiri, “Ngọn núi trắng.”

Làn tuyết hôm qua rút lui trên dốc khi mặt trời lên, và chúng tôi không bắt kịp nó cho đến giữa trưa, tại độ cao 12.400 bộ.  Làn tuyết màu xám, trên sườn núi dốc đầy đá nhỏ cũng màu xám, và lối mòn vươn vào trong những đám mây che dấu những đỉnh núi tuyết. Một loại cây kiểng có hoa trắng trái đỏ (cotoneaster) màu lục thẫm, với trái mọng đỏ của nó, là một mãnh màu sắc đơn độc trên nền xám xịt.
 
 


Cây và trái cotoneaster
http://www.gardenseeker.com/calendar_oct/CotoneasterCoralBeautyIN.JPG

Khó khăn để đi trên hổn hợp đặc sệt thế này: không bao giờ tới đỉnh núi.  Lối quanh hình chữ V không còn xa và cao bên bầu trời mà nó rút lui vào trong nhanh, thời tiết thất thường, và khi đến gần, nó chỉ là cửa chính đến một thung lũng cao hơn, với một khúc quanh chữ V nữa tại chỗ cuối của nó.  Trong tuyết ẩm ướt, lối mòn hẹp đi qua những triền núi dốc khó khăn để đi theo, và khó ngờ được.  Phu-Tsering và Dawa có ủng leo núi hưởng từ lần thám hiểm trước, nhưng hầu hết những người Tamang đi chân không vì những đôi giày thể thao đã cung cấp cho họ có thể đã được họ bán một ngày khác ở Kathmandu.  Ngay cả thế, họ leo lên khá hơn đôi chân cong của ông lão Bimbadadur, người đã khởi hành trước những người khác mỗi buổi sáng và vào buổi chiều đã tụt xa phía sau.


Vì bị phồng chân bởi đôi ủng, tôi đã mang giày thể thao, và đôi bàn chân ướt của tôi tê dại.  Dawa, vững vàng cùng với kiện đồ nấu ăn cắm trại, bắt kịp tôi gần độ cao 13.400 bộ.  Ở đây, những đám mây dày đặc vì thế chúng tôi có thể thấy người khác một cách hãi sợ; có gió mạnh và tuyết rơi nhẹ.  Từ phía sau và phía dưới, trong Hẻm núi Phagune, đá rơi ầm ầm đi theo bởi sự im lặng sâu kín của nhóm người .  Không thoải mái, Dawa đặt hành trang của anh ta xuống và đi trở lại một chút để huýt sáo gọi Phu-Tsering cùng những người khác.


Tôi chờ, hướng mặt về phía bắc; khuynh hướng tự nhiên nói với tôi đứng yên tuyệt nhiên như thế.  Mây mù, tuyết trắng, và sự im lặng tuyệt đối, tĩnh mịch tuyệt đối: bất động.  Rồi thì, trong sự im lặng vô cùng ấy, những đám mây phân ra, để lộ cánh đồng tuyết trắng Dhaulagiri mênh mang.  Tôi thở, làn khói xoáy mờ, và tất cả biến mất  - không có gì cả!  Tôi vô tâm xá chào.

Con đường đi xuống được mở ra qua một vùng  tuyết ẩm ướt, rẻ một đường xuyên qua những cây tuyết tùng lùn thấp sáu trăm bộ phía dưới, và hiện ra tối mờ trên một đỉnh hình trâu của lãnh nguyên núi cao nơi bằng phẳng đủ để dựng một cái lều.  Ở đây Tukten và George bắt kịp chúng tôi.  Vừa lúc trời tối, những đám mây giương lên 12.500 bộ, chỗ cắm trại  được bao phủ bởi những tảng băng lấp lánh.  Năm đỉnh của Dhaulagiri chiếu sáng trên bầu trời đen thẩm, và trên tất cả những vòng trắng xóa ấy là một mãnh trăng già, trăng rằm của tháng Mười, khi hoa sen vừa nở.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2009 01:41:04 bởi tueuyen >
#16
    tueuyen 09.08.2009 02:20:15 (permalink)
    0




    Chương hai
    Phần 14

    THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI MỘT

    Trong một đêm trời trong, những ngôi sao sáng thấp xuống tận chân trời, và trước khi trời sáng, một dải đen xuất hiện phía bên kia cuả đỉnh núi, giống như người ta có thể thấy không trung xuyên qua chân trời.  Vòng tròn của những đỉnh núi lấp lánh chuyển thành màu hồng, rồi thì một màu trắng mới mẻ khi mặt trời kích động Churen Himal, 24.158 bộ, và Putha Hiunchuli, phía dưỡi chỉ bốn trăm bộ.  Không khí đang ca hát.  George tuyên bố rằng  trong đông bộ Nepal, dưới núi Everst, ông không thấy gì hợp với viễn cảnh từ căn lều cheo leo cao tít như tổ chim này, tất cả không có gì hơn là sự vây quanh bởi những đỉnh núi cao với băng tuyết.


    Churen Himal
    http://churenhimaltreks.com.np/images/churen_himal.jpg

    Bầu trời núi cao trơ trọi – gió ơi là gió, và lạnh ơi là lạnh.  Do bởi lạnh, những người Tamang dồn lại trong lều của ngưởi Sherpa, nhưng trong cơn gió mạnh về đêm, lều sụm xuống, và vào lúc rạng đông tất cả cùng hát hò bên dưới nó.  Bây giờ, gần như trơ mình trong cái khí trời lạnh lẽo, những người Tamang co đôi chân trần bên đống lửa, nhào lộn món ăn tsampa  và thì thầm nho nhỏ trong làn khói; họ nhắc tôi nhớ đến một người da đỏ trẻ Machiguenga (Peru-Amazon, Nam Mỹ châu) bên lửa trại cạnh sông Andean lâu lắm rồi.  Jang-bu và Gyaltsen, với những người khuân vác mới, phải dừng lại nơi nào đấy ở phía nam con đường; bởi vì lạnh, chúng tôi rút ngắn buổi cắm trại một cách nhanh chóng và tiếp tục đi xuống về phia bắc mà không chờ đợi họ.



    Người da đỏ Machiguenga (Peru-Amazon, Nam Mỹ châu)
    http://www.geocities.com/famyud/img/2achuar.jpg

    Trong chiều sâu của lòng đất, tiếng gầm thét của dòng sông vang lên.  Lá cây đổ quyên (rhododendron) dọc theo vách núi đứng như được đánh bóng lên một lớp bạc lóng lánh, nhưng ban đêm vẫn phủ đầy khe núi dốc nơi biên giới phia nam những con chim di trú xuống tìm thức ăn và ngơi nghĩ.  Những con chim vàng óng ánh đảo xuống từ ánh nắng sáng sớm như những tia sáng vạn hoa rơi xuống và đang lu mờ trong bóng tối. 

    Với những tia nắng đầu tiên chúng tôi đi xuống vào trong khu rừng tĩnh lặng của giống cây cáng lò (bu lô) xương xẩu và cây linh sam cứng cõi.  Qua ánh sáng xuyên qua những loài địa y rải rác, một con chim bạc bay tới một cây tuyết tùng, xòe đôi cánh đỏ thẩm trên ánh nắng trải đầy.  Rồi thì nó mất đi, để lại sau lưng một nổi mong chờ mang mác, một nổi buồn trống vắng.

    Lối mòn tiếp tục đi xuống vào trong những cây sồi.  Một nghìn bộ phía dưới là một đồng cỏ trên núi, và ở đây chúng tôi đợi Jang-bu trong một ngôi lều đá của những người chăn súc vật.  Tôi ngồi xuống trong đống rạ và phân ấm tựa vào những viên đá đầy ánh nắng.  Một con bọ rùa màu đỏ-đen lấp lánh bò đến, và một con bọ ngựa to khỏe , cọ xát những cái chân khỏe mạnh của nó.  Một con quạ vổ cánh đen đét bay đến một cây tuyết tùng bên bở sông, và cánh con quạ, cũng loáng thoáng màu tia nắng cứng cõi của Hy mã lạp sơn.  “Bất cứ nơi nào anh đi đến, quạ thế nào cũng xuất hiện, không chóng thì chầy,” George nhấn mạnh, “và với loài quạ, tôi thích loại raven đen nhất.  Ở Alaska, dưới bốn mươi độ, không có dấu hiệu của sự sống – thế mà có loài raven!”  (George có một con raven nuôi kiểng khi theo học tại trường Đại học Alaska và con chim này ông ta mang về khoảng vào lúc ông gặp người bạn gái mà sau này trở thành vợ ông ấy: cái chú ý của bà ta được làm nên khi thấy một người đàn ông la hét với bầu trời, ra lệnh cho con quạ raven không thấy đâu trở lại.)


    Quạ raven
    http://crowfacts.com/Raven1-OnTree.jpg

    Với những con quạ của nó và những cây liễu bên sông và những ngọn núi tuyết chung quanh, lòng chảo này có thể là ở tây Bắc Mỹ.  Deborah sẽ yêu những ngọn núi này.  Khi là một cô gái, hiền nội tôi đã dành rất nhiều thời gian của mình ở dãy núi Rocky của Colorado, và sau này ở núi Alps miền nam nước Pháp; cô nàng luôn ao ước thấy Hi mã lạp sơn.

    Khi tôi là một cô bé tôi cưỡi ngựa lên đỉnh của ngọn núi nơi ánh nắng mặt trời chiếu xuống trên tôi, và thung lũng màu xanh trong đồng cỏ trải dài xa phía dưới.  Tôi nhìn lên bầu trời và chờ đợi, rót đầy lòng khao khát.  Không có một tiếng động nào.  Trong thất vọng, tôi nằm xuống trên mặt đất, đôi tay tôi vươn ra ôm lấy nó.  Ôi, mặt đất, ấm áp và dễ chịu, mọi thứ đều vừa phải, hình dạng của mặt đất, và mùi thơm của cỏ, và tiếng của lá cây chạm vào làn gió, tôi cũng muốn yên bình thế thôi.

    Nhưng không có giọng nào nói với tôi rằng tôi là thế ấy và tôi đứng lên từ mặt đất lặng im rồi lên ngựa giục nó lần xuống núi. [1]

    Lòng yêu thương trong một con người và trong tâm linh, một quà tặng từ sự viết lách và một giáo viên tuyệt vời với một lòng đam mê, một đầu óc tìm hiểu, một sự thông minh khác thường và tử tế - quan niệm như thế là của tất cả những ai biết rõ về cô ta (Deborah Love).  Một người bạn bình luận rằng, “cô không có bùn trong tâm khảm của mình.”  Tuy thế, có những lần giống như cô đang thực tập một phẩm chất cao thượng của đời sống cho cái ngày khi mà trạng thái mà cô khát khao  phải đến.  Sống như một vị thánh không phải khó, vì một vị thánh không làm sự so đo, nhưng sự khao khát thánh thiện hiện diện những vấn đề.  Tôi thấy lòng tốt của cô phát điên lên, và cư xử rất tệ.  Những ngày của tôi với Deborah đã hỏng và với lòng thương hại; tôi không thể trầm tĩnh với chính mình khi gần bên D, và vì thế nó tạo cơ hội cho công việc của tôi để mình vắng mặt bằng những cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới – một lần tôi đã ra đi trong bảy tháng.  Tuy thế lòng yêu thương vẫn ở đấy, sự hiểu biết nửa vời, chẳng bao giờ hoàn tất; cuối cùng của sự quan tâm để đặt mối quan hệ đến chỗ chết đã không xảy ra.



    vùng Courchevel, núi Alps
    http://www.worldonskis.com/gallery/wos/courchevel1.jpg

    Ánh sáng lưỡi gươm trên những đỉnh núi mang lại tuyết của Courchevel, vùng Alps nước Pháp, nơi chúng tôi đã trượt tuyết một năm trước khi D chết.  Đấy là một chuyến du lịch vui tươi, và đã cho chúng tôi một hy vọng mới cho tương lai.  Từ Courchevel chúng tôi lái xe đến Geneva, nơi mà cô ta sẽ lên máy bay về Mỹ ngày hôm sau.  Tôi thì trên đường đến Ý Đại Lợi, để bán một căn nhà nông thôn nhỏ trên vùng núi của Umbria, chỗ mà cô ta không muốn đến.

    Trong một buổi trưa tối tăm mùa đông, ở một góc phố cổ của Geneva, chúng tôi khám phá ra một bát tuyệt đẹp trong một cửa sổ của một quán, bảy con cá tao nhã mong manh đen tuyền trong kiểu mẫu chữ viết màu trắng và xanh nhạt cổ điển; cái bát, nung tại Istafahan vào thế kỷ 13 (đồ sứ Thổ Nhĩ Kỳ), dường như  trôi bồng bềnh trên tay như một chiếc lá cũ.  Nhưng nó thật là đắc giá, và tôi thấy ở cô ta điều gì khác nữa.  Sáng hôm sau, chuyến bay của cô khởi hành trước chuyến của tôi một giờ đồng hồ,và trong thời gian chuyển tiếp này, xảy ra bởi một màn đầy kịch tính cho sự khởi hành của chúng tôi, tôi điện thoại cho cửa hàng đồ cổ và thỏa thuận mua chiếc bát cổ Istafahan, mà nó cuối cùng sẽ dược gởi đến Ý Đại Lợi để đem về nhà. Món đồ hiếm có ấy là một biểu tượng cho một sự bắt đầu mới, và ý tôi là để làm cho D ngạc nhiên với nó vào ngày sinh của cô, những khi ngày ấy đến chúng tôi cải nhau, và thế là chiếc bát được cất đi chờ cho một dịp khác, và cũng quên luôn cho đến khi cuộc hôn nhân của chúng tôi tan vở.  Không có cuộc bắt đầu nào hoàn toàn đến phút cuối, mỗi sự hòa giải hoang sơ được kéo theo bởi những khủng hoảng mới; một kết luận mệt lã đến cuộc ly dị đã hình thành vào một buổi sáng cuối mùa hè chỉ năm tháng trước khi D chết.  Quyết định ấy là chắc chắn, chúng tôi thực hiện một cách trầm tinh và cả hai đều cảm thấy thoải mái.  Ngay ngày hôm sau, hành động trong một sự ra lệnh nội tại khẩn thiết, tôi đã nói quyết định của tôi cho D, lần này là nhất quyết.  D hiểu; nhấp từng hớp cà phê dưới ánh mặt trời, cô chỉ gật đầu một cách đơn thuần.

    Dường như đối với tôi lúc bấy giờ, mệnh lệnh bí ẩn hay bối rối này đã liên hệ đến một trực giác sớm hơn trước đây.  Đã vài năm điều chắc chắn đã từng đào sâu thêm rằng cuộc sống cuả tôi đã bị xuất hiện đột ngột đối với một sự thay đổi mạnh mẻ, và sức mạnh của một linh cảm làm tôi tự hỏi có phải tôi đang chết.  Tôi đã từng nói với một vài người bạn về điềm báo trước này, và đang làm việc sôi nổi với quyển sách về Phi châu, và cũng biết rằng việc làm sẽ phải dừng lại rất sớm; tôi muốn làm xong trong khi tất cả sự tìm tòi và cảm giác đang tươi mát trong đầu tôi.  Quyển sách đã đã được đánh máy vào ngày trước khi D vào bệnh viện một ngày lần đầu tiên, vào cuối tháng Mười một, và tôi đã không thể viết lại gần một năm.

    Vào mùa thu, D đã bắt đầu khổ sở từ những đau đớn không rõ mà những bác sĩ không thể xác định; D bắt đầu gầy đi, mắt mở rộng, rất đẹp.  D trở về nhà từ bệnh viện vào đầu tháng Mười hai, khi không có dấu hiệu gì về những đau đớn của D được tìm ra, nhưng hai tuần sau chứng ung thư di căn được khám phá, và D đã vào một bệnh viện khác chỉ ngay trước lễ Giáng sinh.  D đã khiếp sợ và thất vọng, và ao ước kinh khủng rằng tình yêu mà tôi dành cho D không chỉ là lòng thương hại, đấy nó đã là thế ấy trong một số đo lường nào đấy qua tất cả những ngày tháng qua.  Tôi đã nhớ lại chiếc bát Istafahan.

    Vào đêm trước Noel, tôi đã  về nhà để cố gắng làm một vài hành động nào đấy về Giáng sinh với bọn trẻ, nhưng tôi quên mất không mang chiếc bát trở lại Nữu Ước.  Có phải rằng tôi tặng nó cho D sớm hơn, D sẽ hiểu đúng ý nghĩa của nó; nhưng bào tháng Giêng, D đã ở trong tình trạng đớn đau như thế và quá nặng để trầm tĩnh với loại tặng phẩm dường như tuyệt vọng.  D không biết những người bạn đến thăm: làm gì D có thể biết một chiếc bát mà D đã thấy chỉ một lần, trên một lục địa khác, một năm trước đây?  Tôi đã mất một cơ hội quý giá, và tôi nhớ rằng khi tôi đở D lên giường, dỗ ngọt D tập trung, rồi thì mở hộp ra và đặt trong tay D, tim tôi đang đập mạnh.  Tôi không thể chịu nổi để nhìn xem D nhìn chăm chăm vào chiếc bát,  nhăn nhó trong nổ lực để chống lại cơn đau, thuốc men, ung thư thiêu đốt trong bộ não của D.  Nhưng khi tôi chuẩn bị lấy nó lại, D ấn mạnh nó vào tim mình, nằm ngửa ra như một đứa bé, đôi mắt sáng, và trong một giọng thì thầm chỉ ra một tiếng:  “Mộng huyển!”

    ----------------

     
    chim kên kên lammergeier
    http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/23/Bartgeier_Gypaetus_barbatus_front_Richard

    Xa phía trước, con chim kên kên to lớn lammergeier đảo qua rồi đảo lại.

    Những người khuân vác đang nấu thức ăn giữa buổi sáng của họ; họ sẽ ăn buổi thứ hai của hai buổi ăn vào cuối ngày của con đường, vào xế trưa.  Vẫn không có dấu hiệu gì của Jang-bu, và không có tiếng tăm gì từ núi non; có lẻ cậu ta vẫn ở Dhorpatan, tìm kiếm những người khuân vác, hay có lẻ cậu có vấn đề rắc rối với họ trên đường.  Phu-Tsering gởi Dawa trở lại để tìm, và người không mệt mỏi Tukten tình nguyện đi với Dawa; họ trở lại vùng núi dốc.  Không đầy một giờ đồng hồ, những người Sherpa trở lại, họ đã gặp nhau ở lối mòn phía trên.  Khi Jang-bu và Gyaltsen đến, lúc giữa trưa, những người khuân vác mới bắt đầu ăn buổi sáng, và thế là chúng tôi phải chậm lại một giờ.

    Chúng tôi chờ đợi trong một căn chòi bằng đá.  George, bên cạnh chính mình, tăng cường năng lượng bằng việc leo lên thượng nguồn dòng sông; trở lại, ông ta nhìn lướt những vị trí trên núi với ống nhòm của ông ta.  Những con cừu xanh có thể xuất hiện ở đây trên thượng nguồn trơ trụi và dốc, nhưng chúng bị săn đuổi dữ dội trong vùng này bởi những người Ấn giáo Pahari làm việc ở Dhorpatan, và không thể thấy con nào.  Tuy thế, trên những đỉnh núi cao đầy cây cối, ông ta nhận ra hai con linh dương tahr, một loài thú cổ xưa đấy là một hình thức chuyển tiếp giữa loài linh dương và dê.  Dưới bầu trời, loài tạo vật đậm đà này tĩnh lặng, tuy thế chúng đã cho sự sống của cả vùng núi non này, và những người Tamang, nhìn qua ống nhòm lần đầu tiên trong đời họ, nhảy múa và huýt sáo trong hứng thú.




    Linh dương Tahr
    http://i660.photobucket.com/albums/uu321/tueuyen/Tahr.jpg?t=1249427956

    Những người khuân vác mới là những người với màu da và trong những áo quần tơi tả và nhớp nhúa với những chiếc mũ lưỡi trai màu đen, mang trong người những con đao lưỡi cày Gorkha gọi là kukri.  Họ không thích thú với ống nhòm.  Hầu hết là những người “Kami” thuộc giai cấp thợ rèn, mặt đen quen thuộc với lửa nung chảy  và sắt lấy từ đá, sợ và khinh thường ma thuật đen bởi những người nguyên thủy khắp Á – Âu và Phi châu từ lúc bắt đầu của thời kỳ Đen tối của sắt.  Với họ là hai người Tây Tạng trẻ tuổi, những người mang những kiện hàng nặng nhất, không phải bởi vì họ là những người nhỏ nhất và yếu nhất những bởi vì, là những người Phật tử, họ được đối xử như những người thấp nhất ngay cả bởi những người ở giai cấp thấp của Ấn giáo như những người này.

    Những người “Kami nhơ nhớp” là một mớ con mắt sắt bén, vì thế chúng tôi cũng cẩn thận.  Và chúng tôi đi xuống thung lũng một cách khó khăn khi những người giả ốm để tránh việc ngã xuống bên vệ đường, viện cớ đau chân và bệnh lỵ; họ biến dần với hành lý vào trong những bụi cây.  Chúng tôi la hò để họ ra ngoài một lần nữa, và ở phía sau họ, để giữ họ khỏi chuồn mất với số vật dụng cần thiết ít ỏi  của chúng tôi.  Trong những cuộc nghĩ chân thường lệ của họ, Tukten ranh mãnh thâm nhập hàng ngũ của họ, hút thuốc và càu nhàu với họ, nháy mắt với chúng tôi, và làm tất cả họ bối rối với nhau.

    Lối mòn đi theo bờ nam của sông Ghustang, một dòng nước lũ chảy xiết ngoài dòng sông băng Dhaulagiri đổ xuống như thác đổ trên những mõm đá màu nâu đỏ nhạt qua một khu rừng với màu xanh thẫm, hòa hợp vào xa hơn phía tây với dòng Uttar Ganga và hạ lưu dòng Bheri.  Nơi mà tre xuất hiện, bốn nghìn bộ phía dưới của trại Dhaulafiri của chúng tôi, một cây cầu gỗ mới bắc ngang dòng nước lũ và một lối mòn leo lên một triền dốc mở ra đầy cỏ của những cây sồi đứng lặng và những cây olive mềm mại mà chúng như nhảy múa trong làn gió nhẹ buổi trưa.

     
    Chồn cổ vàng.
    http://www.tourtamoan.com/files/yellow-throated-marten-03ti.jpg

    Tại thung lũng hẹp, lối mòn chuyển sang phía tây, xuống một dãy đồi gai.  Có những phân cáo và  chồn marten cổ vàng rãi rác, nhưng ngoại trừ ba con chim trĩ giật mình, chim thì ít thôi.  Những đám mây lại đến, và một cơn mưa nhẹ rơi đều và chấm dứt lúc chạng vạng, khi những tia nắng hoang dã cuối cùng xế chiều rãi rác khắp các ngọn núi; xa phía sau chúng tôi và ở trên, gần vòng đai tuyết, một tia nắng cô lập phía Dhaulagiri mà chúng tôi cắm trại .

    Lối mòn đi xuống một lần nữa, đi xuống qua một đồi cỏ đến làng xóm Yamarkhar, một cụm lều đá trên triền đồi dốc.  Chúng tôi đến nơi vào lúc tối đen.  Jang-bu đang đi tìm một nơi để ngủ; vì những người khuân vác không có lều, ho phải tìm nơi trú ngụ.  Suốt ngày chúng tôi phải đi xuống rồi đi lên rồi đi xuống lần nữa, từ 12.400 bộ tại lều Dhaulagiri của chúng tôi ở 8.000 bộ  tại Yamarkhar.  Chân tôi đau, đầu gối cũng đau, và đau lưng nữa, và tôi nghĩ về những con chim kên kên lammergeier đã thấy sáng nay; trong mười lăm phút, trong  một cái lướt cánh đơn lẻ, con chim kên kên có thể đi đến một nơi mà chúng tôi phải đi đến mười tiếng vất vả.

    Trong hẻm núi, bóng tối về đêm đã đến.  Mặc dù ánh trăng ẩn phái sau đỉnh núi, ánh sáng của nó rọi xuống khe núi sâu.  Trên bức tường đen đối diện chúng tôi, một ánh lửa đơn độc nhấp nhái dường như ma quái, một chỗ mở hé của ánh sáng từ ngọn lửa trên núi.


    #17
      tueuyen 13.08.2009 12:58:20 (permalink)
      0
      Chương hai
      Phần mười lăm

      THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI HAI

      Những người Kamis ô uế, trong truyền thống nổi tiếng khắp thể giới về khuân vác, sẽ không đi xa hơn; không nghi ngờ gì họ bị đe dọa – tôi cũng thế - bởi hình ảnh lối mòn dựng đứng trên núi đối diện qua con sông. Với một cải nhìn tuyệt vọng cuối cùng  vào những hành lý không phải tiền bạc, họ bắt đầu để đi về Dhorpatan, mang theo cả hai cậu trai Tây Tạng.  Mặc dù mừng rở vì xa được họ,  bây giờ chúng tôi mới hay là không có những người khuân vác ở Yamarkhar, và Jang-bu đang trả giá với người chủ căn chòi để mướn năm con ngựa nhỏ (pony).  Điều gì những con ngựa nhỏ này sẽ làm ở trong tuyết của vùng Jang-Pass là một vấn đề mà chúng tôi phải đối phó khi chúng tôi đến đấy.

      Do bởi những núi cao ở phía đông, ngôi làng này sẽ tối cho đến giữa trưa, nhưng vùng triền dốc cao phía trên núi đối diện đã trong ánh nắng mặt trời khi George và tôi tiến hành một cuộc đi xuống khó khăn và dài qua những ruộng đồng bậc thang trong tre trúc  tại cây cầu gỗ đáng chú ý Pema có những tấm ván phẳng nhưng được chạm trổ những bông hoa, trong khi bốn cây trụ cuối cầu được khắc sơ sài qua loa như một đôi Dhauliyas hay người canh gác, trình bày những vị thần địa phương của những tôn giáo cổ xưa; những nhân vật âm dương gác cổng như vậy cũng được làm bời những người da đỏ miền duyên hải Tây Bắc Thái bình dương.  Những người nữ đang ôm lấy của mình như đang chào đón những thế giới của thần núi;  chúng tôi đi qua cây cầu và bắt đầu leo những con dốc mới một cách lạnh lùng.



      Ngựa pony
      http://www.northrup.org/Photos/horse/low/pony.jpg



      Lối mòn gặp mặt trời tại một xóm nhỏ, nơi xuất phát ngọn lửa mà chúng tôi đã thấy tối hôm qua trong ánh trăng, và một trong những cộng đồng vẫn rất nguyên sơ đã được tìm thấy trong những hẻm núi sâu thẩm này của Hy mã lạp sơn.  Như con chim ưng bay, nơi này không xa hơn một dặm từ Yamarkhar, tuy thế chúng có lẽ là trong những vùng đất khác, trong những thế kỷ khác. Những ngôi nhà đá của Yamarkhar được cách biệt rõ ràng, như ở Tây Tạng, trong khi những nơi cư trú ở đây trong một tầng cấp của triền đồi, do thế mái của căn nhà này là ngay nền một căn nhà khác, những tầng cấp nối tiếp nhau bởi những tầng thang đẽo đục thô sơ trong một khối gỗ nguyên.  Những người Yamarkhar trang phục như nông dân Nepal; ở đây những người đàn ông mặc váy ngang lưng và chăn mền phủ vai, và đàn bà cuộn búi tóc to lớn, mà họ đã chải trong ánh nắng với  những chiếc lược cứng.  Một vài người đàn bà và một người đàn ông mang một vòng đeo cổ lạ mắt với những răng nanh của con hươu xạ, một trong những con vật nguyên sinh có thể tìm thấy trong vùng đất nước ngược dòng tiên hóa này, bị cô lập với thế giới Á – Âu bởi những núi cao; răng nanh dài uốn ngược lại được thay thế trong những con hươu nai hiện đại bằng gạc hay sừng.  Loại hươu nhỏ con này bị giết thường là vì răng nanh của nó, được dùng như căn bản của một loại nước hoa;  bởi vì da của con hươu (tuyến lớn trong lớp da bụng con hươu đực) có thể đem về năm trăm đô la ở Kathmandu, loại hươu xạ này đang biến mất ở Nepal.



      Hươu xạ - Musk deer
      http://www.cites.org/gallery/speciespics/mammal/musk_deer.jpg

      Quán sát cư dân của vùng đất lạ này giống như xem những người từ một nơi ẩn náo kín đáo, vì họ giả vờ như chúng tôi không có mặt ở đấy.  Một người đàn ông, ngửa đầu ra phía sau, hút một loại ống tẩu nguyên thủy, trong khi người đàn bà  đang giả ngô trong cối đá, và ba đứa bé gái ngồi đập những quả óc khỉ (walnut) màu đậm từ những cây còn lại đứng trên triền núi.  Trên một cổng vòm, hai đứa con nít đang nhảy múa; một đứa khác vổ trống tom-tom.  Một ông cụ rất già, còm lưng, đi rón rén qua một mãnh đất nhỏ trồng thuốc lá ở cuối những căn nhà, trong đôi tay phía sau lưng ông cụ là một cái bát không.



      Quả óc khỉ - Walnut
      http://www.victoriananursery.co.uk/fruit_and_nut_trees/walnut_tree_broadview/l/walnut_broadview.jpg

      George nấn ná và tôi tiếp tục leo dốc, rồi thì dừng lại để uống nước và giặt giũ trong một khe núi.  Những con chim sẻ lục bay đến, và một con ó bay ngang thung lũng.  Cúc tây và cúc trường sinh màu xanh nhạt và trắng; tiếng vo vo êm ái của một con ong humble làm tôi giải khuây.  Ngồi một lúc trên một tảng đá ấm, tôi thích thú với khung cảnh của Yamarkhar  như nó đến từ mặt trời.  Vào mùa này, những mái nhà phẳng chiếu sáng bởi màu lửa của mùa thu hoạch, mà nó sẽ nuôi dưỡng những cư dân qua mùa đông dài -  bí vàng, ớt đỏ, thuốc lá, hạt kê đỏ, ngô, và  gai dầu: được dùng để bện dây và dầu nấu ăn cũng như làm thuốc phiện (marijuana).



      Cúc tây – Aster
      http://www.annualsperennials.com/images/aster.jpg




      Cây gai dầu (hemp) dùng để bện dây, lấy dầu nấu ăn và cả chế tạo thuốc phiện
      http://www.sustainabilityninja.com/wp-content/uploads/2009/04/industrial-hemp.jpg

      Lối mòn leo lên một cánh đồng mới vở ra dưới bầu trời.  Một người đàn ông áo quần vá víu oang oang với hai con bò bướu  đen với lưỡi cày thô sơ và cày trên vùng đất sỏi đá.  Loại lưỡi cày gỗ như thế này được xử dụng ba nghìn năm trước Công nguyên.  Trên vùng cao hơn, rải rác những khu rừng sồi, một người chăn dắt một đoàn  những con ngựa pony bờm xờm, khoảng bốn mươi hay hơn, đi xuống cánh đồng cỏ mùa hè gần trên những đỉnh chop, và một lần nữa cảm giác ấy đến trong khi bắt đầu xuyên qua bắc Hi mã lạp sơn, chúng tôi đã di chuyển một cách không tự nhiên chống lại thời tiết.  Một cậu bé chạy tới chạy lui qua những cây sồi, nhảy sang một bên những tảng đá một cách nhanh nhẹn để giữ những con vật trong hàng ngũ, và một đứa bé gái với một cây gậy dài giữ gìn ở phía bên hông.  Trân trố bởi sự hiện diện của tôi trong những hàng cây, cô bé nhảy sang một bên; qua một lần an toàn, cô nói ra một câu hỏi bẽn lẻn, “Ông là ai?”  Hay đấy là những gì giọng nói nhẹ nhàng của cô muốn nói.  Tôi không hiểu, và không thể trả lời.  Chúng tôi mĩm cười, và cô bé chắp hai tay lại như cầu nguyện – “Namas – te!” (tôi chào ông!) Tôi cũng nói giống như thế: “Namas – te!” (tôi chào bé!)  Và cô biến đi dưới đồi sau những con ngựa bé nhỏ pony.

      Tôi chờ đợi những người khác trong đám cây sồi.  Xa phía dưới, trong một sự bùng lên trắng xóa, những con bồ câu tuyết lao thẳng từ ánh nắng vào trong bóng tối của khe núi.  Trong tiếng lách tách của những cánh chim trắng xóa trong ánh nắng buổi sáng tôi nghe những con chim bồ câu như chúng đang giữ tôi trong một ngôi nhà kho ở Tân Tây Lan thời thơ ấu.  Tôi luôn luôn bị cuốn hút bởi những con bồ câu nhà và bồ câu hoang dã và đặc biệt là những con chim bồ câu rầu rỉ ở nhà với tiếng ục ục của chúng.

      Ba nghìn bộ ở trên Pema, lối mòn chạy về phía bắc, đi theo những thung lũng phía trên.  George đã đến, và giống như những con gấu đi tìm thức ăn, chúng tôi tước những bụi rậm dâu hoang chua lòm và những quả tầm xuân màu hồng khi chúng tôi di chuyển.  Bây giờ lối mòn thâm nhập vào một khe núi đá ẩm ướt khó chịu không có ánh nắng, cao hơn và cao hơn, đi qua những động lớn và một ụ đá hình tháp.  Chúng tôi đóng trại ngoài trời nơi đầu của khe núi mở ra dưới bầu trời, trong hy vọng rằng Jang-bu sẽ xuất hiện vào buổi tối với những con ngựa bé nhỏ pony.



      Quả tầm xuân – Rose hips
      http://www.bbc.co.uk/cumbria/content/images/2007/08/09/dog_rose_hips_470x353.jpg
      #18
        back 13.08.2009 21:34:57 (permalink)
        0

        #19
          tueuyen 17.08.2009 01:05:07 (permalink)
          0
          Chương hai
          Phần 16

          THÁNG MƯỜI , NGÀY MƯỜI BA

          Mùa mưa đáng lẻ đã chấm dứt vào tuần lễ đầu tiên của tháng Mười, vẫn đeo đuổi chúng tôi; chúng tôi bị sa lầy.  Đúng vào lúc Jang-bu và những con ngựa lùn pony với những kiện hàng xuất hiện, tám đêm rồi, một cơn mưa lạnh vẫn tiếp tục rơi, và vào giữa trưa hôm nay nó vẫn rơi dữ dội.  Sáng nay những con ngựa bé chạy lạc trong cơn bảo, và người chủ của chúng đang trên đường tìm kiếm chúng qua những ngọn núi; có lẻ chúng đã chạy trở lại Yamarkhar.  Bộ đồ giường của tôi ướt đẫm bởi vũng nước bùn ở chân của lều được dựng trên đường xiên vì muốn một địa thế bằng phẳng.  May mắn thay trời nắng đủ để phơi khô hành lý trước khi chúng tôi leo lên cao hơn:  tôi đã lạnh rồi.  g tôi Trời mưa thế này chắc chắn phải là tuyết rơi ở Jang-La, ba ngày nữa, nhưng chúng tôi đã quyết định con đường này; quá trễ để rút lui, để cố gắng đi vòng qua lối Jamoson-Tscharka , hay bay tới Jumla, ngay cả nếu giấy phép mới có thể được thị thực.  George la lớn qua làn mưa, “Chúng ta phải đi xuyên qua lối ấy, ngay cả nếu phải mất cả tuần – nói cách khác,chúng ta phải hoàn thành.”

          Tuy chí  khí cao, với Dhorpatan ở phía sau chúng tôi.  Tôi không vội vả gì để đi bất cứ nơi nào, và George thì đang bận rộn để viết thơ hài cú.  Dù hơi muộn  và không bị yêu cầu như thế, song Dawa và Gyaltsen đang đào những rãnh nước mưa chung quanh lều – trong trường hợp lều của tôi, một sự đề phòng ít hay nhiều không cần thiết – và những cái khác đã được trang bị một cánh cửa lều qua đống lửa và đang pha trà cho chúng tôi trong cơn mưa như trút nước này.  Tiếng cười truyền cảm ngọt ngào của Phu-Tsering vang lên khi điều gì ấy được Tukten nói ra.  Tukten cuối cùng là một người Sherpa, và ông ta buông hành lý xuống  vào cuối ngày để phụ những người khác dựng lều hay đem gỗ đốt và nước.

          Tukten đã là một tay thám hiểm từ năm 1960, khi ông cùng với một nhóm người Anh Cát Lợi đến Annapurna; cùng năm ấy, ông ta là người nấu ăn Sherpa cho một nhà thực vật học Anh Quốc thám hiểm đến vùng phía đông Nepal.  Năm kế tiếp ông  tham gia Trung đoàn Gurkha thứ sáu của quân đội Anh Quốc và phục vụ trong đội nấu ăn mười năm, ra khỏi quân đội đúng lúc để ghi danh như một người thợ nấu ăn cho đoàn thám hiểm Anh Quốc Nam Annapurna; sau này ông là một người Sherpa trong đoàn thám hiểm Nhật Bản đến ngọn Dhaulargiri Thứ nhất.  Mùa xuân vữa rồi ông ta một lần nữa là  một người thợ nấu ăn cho đội thám hiểm thực vật học Anh Quốc, lần này đến Tscharka một vùng phía đông Dolpo.  Trên đường về nhà, ông dừng lại một cồng đồng Sherpa gần Pokhara, nơi Jang-bu tìm ra ông ta. 

          “Làng xóm Dolpo nặng mùi quá, sah (cộng đồng tự trị lịch sử),” Tukten nói thế, người duy nhất trong toán chúng tôi đã từng ở đấy: một có nghĩa rằng , trong một đời sống nào đấy hay trong một đời sống khác, ông ta đã từng ở mọi nơi trên trái đất.  Trong kinh nghiệm rộng rải của ông, Tukten kể lại những câu chuyện bằng một giọng nhỏ nhẹ, và vì thể những người Sherpa khác lắng nghe, nhưng ông ta không phải là một thành viên của người Sherpa.  Một cách thông thường Tukten tiếp tục ở trong đám người khuân vác mà họ đã tìm một nơi trú ẩn trong một hang đá ở dưới khe núi, nhưng ông ta rất hữu dụng và tài tình, và giọng nói quyến rũ của ông, đến và đi trên gió và mưa, dường như hấp dẫn những người Sherpa trẻ, mặc dù họ cảnh giác với ông ta, và giữ khoảng cách.  Một người cảm thấy họ sợ sệt ông ta – không phải vì ông bạo động, mặc dù họ nói rằng ông đã đánh đấm khi say rượu, nhưng của sức lực ông ta.  Bất cứ điều gì người này là – một kẻ du sĩ hay một tu sĩ quái quỉ, hay một vị thánh hay một vị phù thủy – ông ta dường như liên hệ với những gì người Tây Tạng gọi là “trí tuệ điên đảo”: ông ta tự do.

          Những người trẻ Tamang, ở thế riêng biệt, là độc chiếm, và vì thế Tukten ăn cơm chiều thường với Bimbahadur, một người mờ ảo và tế nhị, một ông già tự mãn chậm rãi mập mạp với đôi chân vòng kiền và chân mang giày dép, người  giữ mãi bộ ria mép của thời làm hộ vệ và dấu vết còn lại của binh đoàn phá phách.  Ông ta cũng đơn thuần chịu đựng với Tukten mà thôi vì Bimbahadur đã lìa xa đời sống; ông ta phải cùng với mọi người để kiếm tiền và giữ những gì ông làm nên, nhưng không phải thật sự chung đụng với họ - ở trong thế giới nhưng không phải thuộc về  nó, như những người Sufis từng nói.  Bên cạnh nhau, cúi thấp trong cơn mưa nhẹ, hai người, như hai kẻ bị cộng đồng ruồng bỏ, múc tsampa, nướng ngô hay món lúa mạch, nghiền bột và nấu như cháo đặc hay trong trà, là món ăn phổ biến của vùng Hy mã lạp sơn. 



          Thưởng thức món tsampa
          http://www.thupsung-dhargye-ling.org/resources/TR+tsampa+composite.jpg

          Dầm mưa dãi nắng đối diện cứng nhắc (của đá) với cái trắng mềm mại (của tuyết), họ lom khom như những bóng ma vượt qua những tảng đá lửa và cái nồi đen đúa; có lẻ họ sẽ đứng lên và trong cái im lặng chết chóc, biểu diễn điệu múa chậm chạp của tiên nhân đạo sĩ – những hiền nhân sơn lâm của những ngày xa xưa ở Trung Hoa và Nhật Bản, những người chẳng cho những lời dạy đúng luật lệ nhưng cứu độ tất cả chúng sinh bằng sự giác ngộ vô cùng tinh khiết của họ.

          Hiền nhân là một chủ đề quen thuộc của những họa sĩ Thiền tông vĩ đại, và đôi khi những điệu múa của họ về cuộc sống được đưa lên tương phản một phong cảnh sao chép từ những bức họa này, giống như để khuyến nghị rằng những chúng sinh tự tại như thế nhận thức một kiệt tác của toàn thể thiên nhiên.  Kanzan đang học một câu đối trong khi Jittoky đang chống một cách dễ dàng trên cây cọ; khi họa sĩ đến với đời sống, những hiền nhân bắt đầu những của một điệu múa kỳ lạ.

          Chẳng bao lâu Kanzan dừng lại, đứng tách biệt ra, buông mình vào trong cái vô tận.  Jittokun, chuyển động hơn, nhấc đôi tay mình trong một tư thái nguyện cầu và đóng khung Kanzan với lễ nghi giản dị. quỳ gối bên cạnh ông và đưa cái nhìn chằm chằm của ông vào kỳ vọng tôn quý.  Cảnh giác về ông ta, Kanzan hướng đầu mình trong một sự bằng lòng và quỳ gối với tự trọng bên Jittokun.    Cùng với nhau họ mở cuộn giấy ra và giữ nó trước họ; khán giả không thể thấy những gì được viết, mà chỉ có thể thấy khi những hiền nhân đọc một cách im lặng với nhau.  Bây giờ họ gây ấn tượng bởi một dòng chữ toàn hảo, và họ dừng lại trong cùng một chốc lát để quan tâm đến nhau; cái năng lực liên hệ nâng họ đến ước vọng, và biến thành một điệu múa; cho một khoảnh khắc, bề mặt cuộn giấy hình thành một cảnh tượng (?).  Nó trắng tinh, trống không, không có một điểm nào dù nhỏ nhất.  Kanzan cuộn nó với một sự chú tâm vô cùng nghiêm trang khi Jittokun, mĩm cười với chính mình, và sửa lại chiếc cọ.

          Bây giờ Jittokun mang rượu vang đến, nhưng trên đường đi, ông đang ôm chiếc bình to úp ngược; rượu mất đâu cả.  Không quan tâm ông đổ đầy bình từ dòng suối, và những hiền nhân chẳng bao lâu đã say sưa với  dòng nước tinh khiết này của núi cao.  Kanzan phải được ủng hộ trong điệu múa, và một lần dường như rằng hai vị này đã chìm vào giấc ngủ của cơn say.  Nhưng họ đã được mời gọi bởi một bài ca siêu phàm của một con chim, và hoàn thành điệu múa bằng  việc tiếp tục thái độ đươc thấy trong bức họa.  Kanzan dường như mĩm cười, trong khi Jittokun để ý đến khán giả lần đầu tiên, cười một cách im lặng, với tất cả trái tim.  Trước khi khán giả có thể nắm bắt ý nghĩa của điều này có thể là gì, khung cảnh được vẽ trong một cảnh xông lên vội vả; chỉ có sự im lặng và bức màn trống không. [2]




          Kanzan và Jittokun



          http://www.buddhachannel.tv/portail/local/cache-vignettes/L375xH258/Chingyu_Kanzan_and_Jittoku


          Vào lúc sớm trưa, khi cơn mưa như trút chấm dứt và tiếng của con suối nhỏ nghe được một cách rõ ràng dưới những hàng cây sồi, người  chủ ngựa pony xuất hiện, khịt khịt lỗ mũi vì thời tiết; ông ta đã quyết định trở lại Yamarkhar với năm con vật của ông.  Ngượng ngập ông ta nói lời giả biệt, và từ lều của mình, George văng ra lời, “Chào giả biệt, kẻ thô bỉ: tôi không thích những  kẻ thối thác hợp đồng, và bỏ người khác như một sợi dây đứt!”  Jang-bu không buồn dịch lại lời tuyên bố hoa hòe này, vì người tình cảm người nói đã rõ ràng.

          Người Tây Tạng nói rằng những chướng ngại trong một hành trình khó khăn, chẳng hạn như mưa đá, gió, và mưa không dứt, là những việc làm của ma quỷ,  khó khăn để thử thách sự chân thành của khách hành hương và trừ khử sự nhút nhát theo đuổi họ.  George đã bị thử thách một cách chắc chắn: còn ba ngày ngắn nữa đến Jang La, bây giờ chúng tôi bị mắc kẹt trong một cơn mưa nặng hạt, không có một sự giúp đở nào từ nơi cư ngụ duy nhất giữa Dhorpatan và Tarakot mà nó nằm ở phía xa của Jang.  Bimbahadur  đã từng đi qua vùng này trước đây, đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn khi nói rằng ngày mai lối mòn này sẽ leo lên phía trên làn cây, và bên cạnh hành lý, chúng tôi phải mang theo đủ củi đốt cho ba ngày tới.  Nhưng có lẻ do vì George thì không nhát gan, không khí hầu như rơi vào một sự vuốt ve của may mắn một cách lập tức.  Từ khi rời Dhorpatan, chúng tôi không thấy  một  người khách  bộ  hành nào trên lối mòn đi tới hoặc đi về, tuy thế lại hóa ra có những người du hành đã đến tối qua và trú ngụ trong một hang động gần đấy, rằng họ cũng đang đi đến Tarakot, và thủ lĩnh của họ, là một thôn trưởng của làng ấy, đã đồng ý để những người đàn ông của họ phục vụ như những người khuân vác cho chúng tôi.

          Phép mầu đến một cách mỏng manh mờ xỉn, vì người cầm đầu đang đòi hỏi nhận tiền công khuân vác gấp ba lần thông thường -  “Họ biết rằng chúng tôi đang ở trong thế kẹt, và họ muốn đẩy chúng tôi vào chân tường, điều ấy hoàn toàn tự nhiên!”  George nói, hướng dẫn Jang-bu hạ số lượng hành lý xuống phân nửa và gia tăng trọng lượng ở giữa những người Tarokots – nhưng sự may mắn lắm cũng giống như thế thôi.

          Gió mát thổi lên, và lối mòn xanh xanh xuất hiện giữa những ngọn cây.  Chắc chắn mưa lũ cuối cùng sẽ hết đi, với thời tiết khá tốt chắc chắn cho ngày mai.  Hay vì George tin tưởng:  tôi cảm thấy mê tín trong thế giới của những vị thần núi, và đập tới một trong những cây sồi cong vì gió trong rừng.  Lửa đã từng được đốt vì những cây lớn nhất để giết và hạ chúng xuống, và tất cả những cây còn lại đã bị bóc võ và thu hoạch để làm củi đốt và thức ăn cho dê: những hình dạng méo mó xoắn xít trên bầu trời không yên nghĩ.

          ___
          [1] Deborah Love, Annaghkeen (New York: Random House, 1970).
          [2] Adapted from Trevor Leggtt, The Tiger’s Cave (London: Rider, 1964)

          #20
            tueuyen 07.01.2011 07:03:08 (permalink)
            0
            Chương thứ hai
            Phần mười bảy

            THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI BỐN

            Tối qua lần đầu tiên trong đời, tôi đã tĩnh táo trong ảo giác của cơn mơ. Tôi đang ngồi bên bóng của một căn chòi, phía ngoài là hình dáng một người quen đang ngồi với một con chó bên cạnh một tảng đá. Rồi thì buổi chiều tối trở nên sôi nổi, rực sáng, và dịu dàng, khi trong trạng thái lâng lâng, và hình ảnh bên ngoài bị bao vây bởi một năng lực đe dọa nào đấy và làm thất vọng, đổ vở và chết chóc. Khắp mọi nơi, dường như đối với tôi là tôi đã đứng riêng ra, nhìn chính mình mơ mộng, nhìn chính mình tự do khỏi thân thể: tôi có thể giải thoát đi nơi khác nhưng ngập ngừng, sợ rằng không có thể trở lại. Trong sự sợ hãi này, tôi đã tỉnh thức – hay đúng hơn, tôi đã quyết định tỉnh giác, cho việc bước đi – và thể trạng mơ mộng dường như không khác biệt. Rồi tôi ngủ lại lần nữa, và con chồn cổ vàng – loài chồn lớn của Hy mã lạp sơn đẻ con mà chúng tôi đã từng thấy trên đường núi – nhảy trên cây với con chồn con trong miệng. Khi nó đặt con chồn con trên một chảng cây, một sóc nhảy từ một cành cây cao hơn, và con chồn chận đứng nó giữa không khí. Trong một vài giây, nhìn tôi, con chồn tiếp tục lơ lửng trong không khí bên cạnh thân cây, miệng nó căng ra bởi thân con sóc; rồi thì nó trở lại trên cành cây, xé xác con sóc, và bỏ rơi xuống cái đầu và da của con sóc. Từ mặt đất, cặp mắt của con sóc trên cái đầu của nó nhìn sửng tôi, sống động và sáng rở. Cả hai giấc mơ dường giống như ảo giác hơn, được kinh nghiệm trong thể trạng tỉnh thức, và để cho tôi một cảm giác không lành mạnh buổi sớm mai.

            Những cơn mơ này dường như không tan biến – có thể tôi chết? Giống như là tôi đã thâm nhập vào những gì người Tây Tạng gọi là thân trung ấm (bardo) – một cách lý thuyết, giữa – hai – sự tồn tại - một ảo giác như mơ xãy ra trước một sự tái sinh, không nhất thiết trong hình thể con người; loại viễn tượng thể trạng giấc mơ là một cái chậu bằng sọ người đầy máu, biểu tượng hư ảo của sự hiện hữu trần tục, với khao khát, uống và nguội lạnh vô tận của nó, và khao khát một lần nữa,

            Trong trường hợp tôi phải cần chúng, những hướng dẫn cho thông điệp qua thân trung ấm được chứa đựng trong quyền “Bên Kia Cửa Tử” của Tây Tạng mà tôi mang theo bên mình – một hướng dẫn thật sự cho sự sống, vì nó dạy rằng những tư tưởng sau cùng của một người sẽ quyết định phẩm chất của sự tái sinh. Do vậy, mỗi thời khắc của đời sống là để được sống một cách tĩnh lặng, chính niệm, giống như đấy là giây phút cuối của cuộc đời, để bảo đảm rằng hầu hết nó được thực hiện từ hoàn cảnh quý giá của con ngưởi – thể trạng duy nhất mà chúng sinh có thể giác ngộ. Và chi sự giác ngộ mới có thể gợi lại những đời sống quá khứ; đối với tất cả chúng ta, những ký ức của đời sống quá khứ chỉ là những tia lóe của ánh sáng, những sự nhức nhối của khát khao, lướt qua bóng tối, quen thuộc một cách phiền toái, biến mất trước khi chúng ta có thể nắm bắt, giống như lối đi của con chim bạc trên đỉnh Dhaulagiri.

            Vì thế, người ta phải tìm kiếm để “quan tâm như một đời sống này, đời sống kế tiếp, và đời sống giữa, trong thân trung ấm.” Đây là thông điêp sau cùng đến những môn đệ của đại thánh thi Tây Tạng, Lạt Ma Milarepa, sinh ra trong thế kỷ thứ mười, năm con Rồng Nước Đực, đến một người đàn bà được biết như “Tràng Hoa Trắng của Nyang.” Milarepa được gọi là Mila Repa bởi vì như một đại hành giả du già và đạo sư của “hơi nóng huyền bí” ngài chỉ khoác một mãnh vải trằng đơn giản, hay ‘repa’, ngay cả trong mùa đông buốt giá nhất; những ‘bài hát’ của ngài hay những thi kệ cổ vũ, như được diễn dịch bởi những đệ tử của ngài, vẫn được mến yêu ở Tây Tạng. Giống như Đức Thế Tôn Thích Mâu Ni, ngài được nói là đã đạt đến niết bàn trong một đời sống mà thôi, và những giáo huấn của ngài khi ngài chuẩn bị cho sự lìa đời có thể được phát ra bởi Đức Phật:

            Tất cả những theo đuổi trần tục chỉ làm cho người ta kết thúc không thể tránh và chắc chắn xãy ra, điều sầu khổ; những thu hoạch kết thúc trong tan tác; những xây dựng, trong sự tàn hoại; những cuộc gặp gở, trong chia lìa; sinh, trong chết. Biết điều này, người ta phải từ bỏ ngay từ đầu sự thu hoạch và chất chứa, và xây dựng cùng gặp gở, và … thiết lập về sự thực chứng Chân Lý … Đời sống thì ngắn ngũi, và thời gian của cái chết là không chắc chắn; vì thế hãy tự ứng dụng đến thiền quán….
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.01.2011 07:05:10 bởi tueuyen >
            #21
              tueuyen 10.01.2011 01:37:13 (permalink)
              0


              Thiền quán không có làm gì với việc quán chiếu những vấn đề ngoại tại, hay ý nghĩ điên rồ của chính mình, hay ngay cả về cái rốn của chính mình, mặc dù một quan điểm trong sáng hơn về tất cả những điều bí hiểm này có thể có kết quả. Hoàn toàn không có làm gì với bất cứ loại tư tưởng nào – với bất cứ gì, trong thực tế, nhưng trực giác bản chất chân thực của sự tồn tại là điều mà tại sao nó đã xuất hiện, trong một hình thức này hay một hình thức khác, hầu như trong mỗi nền văn hóa được biết bởi con người. Người bản địa Úc Đại Lợi, Bushman xuất thần bắt đầu trong lửa, người Eskimo sử dụng những viên đá bén nhọn dể vẽ những vòng tròn sâu sắc chưa từng có trong những mặt phẳng của đá cùng làm tiêu ma tự ngã (và cùng năng lực) như tu sĩ đạo Hồi hay những điệu múa thiêng liêng người da đỏ Pueblo. Trong những người Ấn Giáo và Phật Giáo, sự thực chứng là đạt đến qua sự tĩnh lặng nội tại, thường đạt được qua thể trạng tam muội (Samadhi) của thiền tọa Yoga [4]. Trong thực hành Mật tông, hành giả có thể trục xuất tự ngã bằng việc phủ đầy toàn bộ sự hiện hữu tâm thức của mình với những đối tượng của tập trung; trong Thiền tông, thiền giả tìm cách để trỗng rỗng tâm thức, để đem nó trở lại trong sáng, thanh tịnh tĩnh lặng của một vỏ ốc hay một cánh hoa. Khi thân và tâm là một, thì toàn bộ chúng sinh, được lau chùi sạch sẽ về thông tuệ, cảm xúc, và những giác quan, có thể được dựa trên kinh nghiệm mà sự tồn tại của con người , tự ngã, “thực tại” của vấn đề và những hiện tượng là không gì hơn những sắp xếp vọng tưởng thoáng qua của những hạt nguyên tử. Cái tự ngã của những bình phong và màn ảnh, sự tự vệ, định kiến, và ý tưởng làm chổ dựa bởi những ý kiến và chữ nghĩa, tưởng tượng tự nó là một loại thực thể nào đấy (trong một xã hội của những thực thể) có thể đột nhiên tan biến, hòa tan trong sự tuôn chảy vô tướng nơi mà những nhận thức chẳng hạn như “chết” và “sống”, “thời gian” và “không gian”, “quá khứ” và “tương lai” là vô nghĩa. Chỉ có một sự long lanh rực rở của Tính Không, không được tạo ra, Bất Sinh, không có khởi đầu, Vô thỉ, và vì thế không có kết thúc, Vô Chung, Bất Diệt [5].



              ------
              [4] Samadhi: tam muội hay định lực - trong sự vắng mặt ý nghĩa của ngôn ngữ, người ta phải rơi trở lại những hình thức của si mê, ngu dốt, trên những chữ viết hoa to tướng, và trong Phạn tự. Nhưng trong Phạn tự có những sự định nghĩa khác nhau của Phật Giáo và Ấn Giáo, và ngay cả trong Phật Giáo chúng mờ ảo và chồng lấp lên một tí, giống như con rắn nuốt đuôi của nó trong biểu tượng cổ xưa của thực thể; Samadhi, nhất niệm , hợp nhất, có thể đưa đến tính không có thể đưa đến một sự hốt nhiên đại ngộ (satori), một thứ có thể liên hệ đến bát nhã của niết bàn (vượt khỏi vọng tưởng, vượt khỏi tất cả tự nhiên, sống, và chết, vượt khỏi sự trở thành) là điều có thể được thấy như tam muội bất diệt. Vì thể vòng tròn được hoàn thành, mỗi tình trạng là được điều kiện hóa (duyên hợp) bởi mỗi thứ khác, và tất cả là vốn là gắn liền trong thiền tập, là điều tự nó con đường của sự thực chứng.
              [5] Lawrence LeShan, trong quyển Vật Môi Giới, Nhà Huyền Bí, Nhà Vật Lý (New York; Grossman, 1974), đã đề xuất rằng một thể trạng nào đấy của sự thôi miên mà trong ấy con người trở thành một loại phương tiên hay “vật môi giới” vượt khỏi tư tưởng hay cảm giác, bố trí khai mở những năng lượng lưu thông tự do trong vũ trụ, có thể là một trạng thái mà thần giao cách cảm hay tiên tri, và ngay cả sự trị liệu tâm lý được truyền tiếp.


              #22
                tueuyen 14.01.2011 01:39:52 (permalink)
                0
                Giống như cái đế tròn của bức tượng Bồ Đề Đạt Ma, trở lại trung tâm của nó, thiền trình bày nền tảng của vũ trụ đến điều mà tất cả sẽ trở lại, như trong cái tĩnh lặng của màn đêm tĩnh mịch nhất, cái tĩnh lặng giữa thủy triều và gió, cái tĩnh lặng trong chốc lát trước khi Tạo Hóa. Trong sự “trống rỗng”này, thể trạng năng động tĩnh lặng này, không có trở ngại, nằm ở thực tại tối hậu, và ở đây tính bản nhiên của chúng ta được tái sinh, trong sự trở lại từ những gì mà người Phật tử nói như “cái chết lớn” (Đại Niết Bàn). Đây là Chân Lý của điều Milarepa đã nói.

                Khi trời tảng sáng tiếng lộp độp nhẹ nhàng của cơn mưa rơi trên lều vài, mặc dù đêm qua trời đầy sao, và George, người không thường báng bổ, đang nguyền rủa bên trong lều của ông ta. Ngay khi trời dứt cơn mưa, chúng tôi dẹp nơi đóng trại. Bắt đầu cất bước lên đường. Tôi lập tức gặp con chim đầu rìu, thuần hóa lạ kỳ…Sự gần gũi dạn dĩ ấy phải là một dấu hiệu tốt mà chúng tôi cần đến, vì con chim đầu rìu ấy đi quanh quẩn chung quanh phía trước chân tôi trên cỏ ướt dưới cây sồi giống như nó chờ đợi để hướng dẫn chúng tôi xa hơn.

                Lối mòn đi vào một hẽm núi hẹp leo lên một khe nứt giữa hai vồ núi, và khe nứt để lộ tia sáng mặt trời, phủ đầy cánh cổng thiên nhiên với một ánh sáng lờ mờ. Tôi hiện ra trong một thế giới mới và rành rành lộ ra với tôi. Một cung mê của thung lủng đưa tới núi tuyết, vì Hy mã lạp sơn xoắn lại như bộ não, đỉnh Churen Himal lờ mờ trong sương dày đặc rồi biến mất. Một con gà lôi mái và rồi ba con nữa bay xuống khỏi một tảng đá địa y, đối diện với một tràng âm thinh dòn nắc nẻ ngọt ngào; con gà trống đỏ thẳm vẫn đang dấu mình. Xa hơn phía dưới, qua hẽm núi tối thẩm nơi mà ánh sáng mặt trởi không thể rọi tới, một con chó griffon đang khoanh tròn trong cảnh im lặng. Rừng trên đỉnh núi này là cây sồi và cây phong, và một bức màn lá vàng mờ ảo làm dịu những hẽm núi chung quanh: trên một làn gió vàng kim bay đến một mùi đất mùn giàu có của mùa thu.

                Bây giờ, George đến, và chúng tôi leo đến 12.000 bộ một cách nhanh chóng. Những lối mòn chung quanh ngọn núi này thì hẹp, không có chỗ cho một bước sai lầm, và tại độ cao này, người ta phải thở ra một hơi dài một cách nhanh chóng. Dần dần, tôi đã học được cách bước đi nhẹ nhàng hơn, đôi chân thả lỏng, hầu như lướt đi, và điều này đã giúp đở rất nhiều trong những lúc chóng mặt. Một số lối mòn men vách đá hẹp hơn hai bàn chân – tôi lượng định nó – và đi dọc bở vực dốc thẳng đứng; và tốt hơn cũng không nên nghĩ ngơi nhiều, vì những triền núi lấp lánh cỏ này quá dựng đứng, vì trống rỗng cây cối hay ngay cả bụi cây, nên một người vấp ngã có thể rơi xuống và lăn tròn hàng nghìn bộ, và rồi rớt vào trong bóng tối nơi mà mặt trời không thể viếng thăm, vì muốn bất cứ thứ gì để nắm bắt và giữ lại.

                Cảm giác sợ hãi của tôi bị tệ hại hơn bởi cơn mơ còn rơi rớt lại tối hôm qua. “Cơn mơ…những hiện tượng và tâm thức được thấy như là một là một vị thầy: Ông không hiểu chứ?” tôi không thật hiểu ý tưởng này – thế giới của con người, giấc mơ của con người cả hai đều là những thể trạng của giấc mơ – nhưng Milarepa đã được sự giúp đỡ bằng nhiều cách khác. Trở lại làng sau nhiều năm (ngài được sinh ra khoảng năm mươi dặm về phía Bắc của Kathmandu, về phía Tây Tạng của biên giới hiện nay), Mila khám phá ra xác chết thối rửa của mẹ ngài, không có gì hơn một đống bụi và những mãnh vụn tả tơi trong túp lều sụp đổ, xúc động vì nổi sầu khổ và kinh khủng, ngài nhớ lại những lời dạy bảo của thầy ngài, Lạt Ma Marpa, để ôm ấp tất cả những gì mình sợ hãi nhất hay thấy những gì mình gớm ghiếc không ưa, tốt hơn hãy nhận thức rằng mọi thứ trong vũ trụ, liên hệ không tách rời với nhau, và vì thế là thiêng liêng. Và vì thế ngài đã làm một vật gối đầu với những nổi sầu còn lại của Tràng Hoa Trắng ngày xưa của Nyang và nằm trên ấy trong bảy ngày, trong một thể trạng sâu xa, trong sáng của tam muội. Sự rèn luyện Mật tông này để vượt thắng những ý tưởng ‘kinh khủng’, thường thực hiện trong khi ngồi trên một xác chết hay trong nghĩa địa giữa đêm tăm tối, được biết như ‘cắt ngang tự ngã’ (Chöd). Từ sự tin tưởng sự sống cuối cùng có nghĩa là thực hiện hòa bình với sự chết, tôi thực hiện một số Chöd trung bình của chính tôi, thúc đẩy tôi nhìn lên vách núi thẳng đứng bất cứ khi nào tôi có thể thực hiện được. Những ngày tiếp tục trong tuần lại vây lấy với những tệ hại nhất, và việc làm tôi cứng rắn hơn có thể làm bớt sự sợ hãi đến một sự căng thẳng xấu ác của gờ đá trong những rặng núi cao hơn. Nó giúp để chú ý từng giây phút đến những chi tiết – một mãnh vở của thạch anh hồng, cây dương xỉ màu nâu vàng với bào tử, một đống phân của con ngựa nhỏ pony. Khi con người chú ý đến hiện tại, có một niềm vui lớn trong tỉnh thức của những vấn đề nhỏ; tôi nghĩ đến cảm giác thoãi mái mà tôi có hôm qua trong canh lỏng và những cái bánh cũ mà anh chàng mắc mở Dawa đã đem tới lều tôi.

                Cây cối chết trong vườn đá của những cây đổ uyên lùn, cây bạch dương, và màu tro lửa cháy, bắt đầu với dương xỉ dây, cỏ hỏa nhung, hoa trên núi không biết tên, màu xanh khoáng sản. Rồi thì một con chim gõ kiến màu lục sặc sở xuất hiện, và mặc dù tôi biết rằng tôi đang thức, rằng tôi thật sự thấy một con chim như thế, những bông hoa màu xanh dương và con gõ kiến màu xanh lá cây không có thực tại nhiều hay kém hơn con chồn cổ vàng trong giấc mơ của tôi.

                Mặt trời đến và đi. Mùa mưa chưa chịu buông tha chúng tôi, đấy gió và thời tiết của miền Đông, nhưng ở miền Nam, bầu trời của Ấn Độ trong xanh. George nói, “Anh có nhận thấy rằng chúng ta chúng ta thậm chí không nghe một tiếng động cơ đằng xa từ tháng Chín hay không?” Và điều ấy đúng. Không có phi cơ bay ngang qua những vùng núi già cỗi này. Chúng tôi đã lạc vào một thế kỷ khác.

                Đi bộ du lịch trong thế giới thay đổi của mặt trời, trong tuyết, và mây, quá gần gũi với thời tiết, làm tôi vui; cảm giác không lành mạnh của buổi sáng nay đã qua đi. Tôi muốn đến Tu viện Pha Lê, tôi muốn thấy con beo tuyết, nhưng nếu tôi không thể, cũng tốt thôi. Trong giây phút này, có những con chim – những con quạ chân đỏ, những con chim nhỏ kỳ dị của vùng núi cao này, và một chim ưng nhỏ, làm đen bầu trời, và những con chim sẽ phương Nam hướng xuống chiều gió, trong sự thức tỉnh của chúng là một bài hát rơi rãi. Một con chim chền chện, một con chim én, một con chim kên kên lớn, và một con chim ưng: những con kên kên bay ngang tầm mắt, trên đôi cánh kẻo kẹt.

                Phía dưới đường thấp sừng sừng một ụ đá dựng trên đỉnh với những que cây và những giẻ rách, và mở ra một cảnh tượng ở phía Đông cho những sự cúng dường: những giẻ rách hay lá cờ cầu nguyện mang đến may mắn cho người du hành những người đi qua đó lần đầu tiên. Có lẽ bởi vì chúng tôi quên bẳng ụ đá, sơn thần chào đón chúng tôi với một tràng mưa đá rồi nắng, rồi cả hai. Tiếng lộp độp của mưa đá tan dần khi những đám mây chuyển hướng. Chúng tôi chờ. Tukten, một giờ đồng hồ đằng sau chúng tôi, là nửa giờ tốt lành trước những người còn lại, vì cái đau của cậu ta, bị George đánh, như đại diện cho những người khuân vác. Một cách chậm chạp, cậu ta đặt hành lý mà cậu ta đã mang hai nghìn bộ lên đồi, quán sát George một cách điềm tĩnh trong cái quán sát mọi thứ của cậu ta: cảm ơn cho sự đến nơi, và cậu ta đặt một hòn đá trên ụ đá.

                Những người Tamang đến, rồi thì những người Tarakot, và chúng tôi đi xuống một thung lũng nhỏ dốc, lởm chởm như bàn chày, nơi mà những người khuân vác quẳng hành lý của họ xuống và bắt đầu nhóm lửa để chuẩn bị buổi ăn đầu tiên trong hai bửa ăn của họ. Sau cuộc leo núi khổ nhọc, điều này dễ hiểu, nhưng sau khi chúng tôi chờ đợi một giờ rưởi, đấy là một sự nãn lòng dễ sợ; trong một cuộc đình hoãn dài, chúng tôi nghĩ rằng họ phải ăn uống. Chúng tôi đã làm khổ họ khi chúng tôi, mỗi ngày, không ăn bửa chính này trước khi khởi hành, khi lửa đã đỏ, và nước sôi; đây là hai giờ dừng lại, nhiều ngày hơn thế, có nghĩa là phí phạm những giờ trởi nắng ấm trên lối mòn và hạ trại trong cơn mưa, lạnh, và gần tối.

                Sự trì hoản mới này làm George chán nãn: chúng ta chắc là không gặp những con cừu màu xanh dương nếu chúng ta không di chuyển nhanh hơn. Nhưng những người khuân vác có thể thấy tuyết đang phủ cuối phía Bắc của thung lủng này; rượt bắt chúng khi chúng ta có thể, chúng sẽ không thể đi xa hơn làn tuyết ấy buổi chiều này.

                Đi tới và đi lui, George rầy la Phu-Tsering về việc lãng phí đường và nấu cơm quý giá thay vì dùng khoai tây, là những thứ nặng và vẫn có thể tìm thấy ở địa phương. Kiểu nấu vô tư lự có thể đang bực bội, mặc dù George đã học ở Đông Nepal rằng nụ cười vui vẻ của ông hơn hẳn việc đền bù cho bất cứ sự thất bại nào. Và người Sherpa chấp nhận lời khiển trách của ông ta trong một tâm trạng tốt, vì George ân cần một cách trung thực với cảm giác của họ và quan tâm đến lợi ích của họ, và hiếm khi cho phép bản tính trẻ con hồn nhiên của họ chọc tức ông.

                Vì không có bụi rậm ở giữa điểm này và phía đằng xa của Jang La, chúng tôi dọn dẹp những bụi cây phong và đổ quyên và gom lại những đống tre, mà nó ra hoa mỗi mười hai, mười ba năm rồi chết đi cả vùng rộng. Trong chiếc động cạn tôi thấy những bó củi chảy dở bởi những người du hành khác, và cột chúng lại ngang ba lô của tôi với những thứ còn lại.

                Lối mòn đi xuống một dòng nước chảy xiết gọi là Seng Khola, dưới mõm đá lờ mờ, trong cái cảnh u huyền này, trong tiếng gầm thét của dòng nước xám, tôi đoán nửa già nửa non rằng nét mặt của thần núi đã nhòm ngó sắc mẽm như dao. Những đám mây rón rén sau chúng tôi , trên hẽm núi, và cho một lần bầu trời trông đầy hứa hẹn phía trước: tia sáng mặt trời chiếu trên tuyết phía đầu của Seng Khola là một mốc hiệu. Rồi thì những giọt mưa xám đầu tiên rơi xuống, cơn mưa lạnh này với làn gió buốt phía sau nó xãy đến cho chúng tôi mỗi buổi chiều. Dòng sông ảm đạm với dòng thác nhấp nhô và đá bọt, trong một vùng đất hoang vu của gốc cỏ úa và đá bạc màu, và tôi tự hỏi tại sao trong nơi ngột ngạt này, tôi cảm thấy quá tràn đầy sự tốt lành cát tường, sãi bước qua cơn mưa, và biết ơn trong một cách không biết gọi thế nào – đến điều gì? Trên lối mòn, bóng cái đầu tóc ngắn gần như đầu của một thầy chùa và quả đấm trong đoạn thơ của tôi vang trong rặng núi tĩnh mịch: tôi cảm thấy được truyền cảm hứng bởi Milarepa như được diễn tả bởi một trong những đệ tử của ngài, bước đi “tự tại như con sư tử tung tăng trên những rặng núi tuyết.”

                Ngay lối rẽ của khe núi, người thủ lĩnh của Tarakot đứng đấy, người quấn xà cạp và không mang gì theo trên người. Ông chỉ vào dốc đá mòn qua dòng nước . “Na!” ông hét. “Na!” rồi thì ông đi tiếp. Một hình thể xanh tái nhảy qua rảnh nước, nhanh chóng tiếp theo sáu con nữa; những con thú di chuyển lên dốc đứng đến một vùng lờ mờ màu lá cây giữa những tảng đá và tuyết. Tôi nhìn chúng leo, cho đến khi tại làn tuyết, chúng bị làn mây bao phủ và nuốt mất, những làn mây đã xâm chiếm thung lũng từ phía Nam: tạo vật kỳ diệu màu xanh dương xám bạc là con cừu màu xanh dương với cặp sừng uốn về phía sau, loài cừu của Hy mã lạp sơn - con bharal, trong tiếng Tây Tạng, na – mà chúng tôi bây giờ đã thấy chúng.

                Chúng tôi cắm trại trên một mãnh đất bằng gần bờ sông, ngay bên dưới làn tuyết. Một con chim bói cá lặn sâu vào dòng nước lạnh, và một cặp chim đỏ đuôi theo đuổi một con côn trùng chậm chạp nào đó trên tảng đá cuội màu đen. Độ cao gần 13.000 bộ, George nói khi ông ta đi đến; trời tối và lạnh. George cũng đã thấy cừu xanh, và sau này khi lều đã dựng lên, ông đi ra ngoài để tìm thêm. Ông trở lại lúc sẩm tối, vui vẻ - “Dữ liệu đầu tiên trong một tháng rưởi!” ông la lên. Và tôi nói với ông điều khám phá nho nhỏ của tôi. Trở lại phía dưới lối đi có một dấu vết đơn độc, hình như một con chó đã đi qua lối mòn và biến đi mất, không để lại dấu vết gì trên nền đá của cả hai bên. Không có dấu vết gì của con người đã đến đây, trên vùng đất ẩm ướt, và dấu vết ấy vẫn còn tươi. Do thế, một con chó dường như không giống thế, phải nói đấy là con sói, mà vẫn còn hiện diện trên một vùng rộng của Tây Tạng, tôi vẫn chưa xem xét những ngón chân trước trên dấu chân. “Đây là một xứ sở tuyệt diệu cho loài beo tuyết,” George nói. Thủ lĩnh của người Takarot tuyên bố rằng loài beo tuyết hiện hữu ở đây trong vùng Jang, những người biết tất cả Tukten lắc đầu, “Chỉ bên phía Dolpo,” Tukten nói, “không ở Nepal.” Dolpo nằm trên cao nguyên Tây Tạng, và nó làm thôi thích thú khi cậu ta xem nó như một vùng đất ngoại quốc.

                Trong cung cách thô thiển của ông ta, chứa chan tình cảm hơn là bất lịch sự, người bạn của tôi, ném đôi mắt trợn tròng qua vành lều của tôi, để bảo vệ đôi mắt của tôi khỏi mặt trời và tuyết ngày mai. Thích thú, tôi nằm thức giấc gần cả đêm, đầu tôi để bên ngoài chiếc lều. Đêm trong vắt, trong thật trong, và rất lạnh. Trước khi trời sáng, màu đen biến thành màu xanh đen qua rặng núi, và rồi ánh sáng rực lửa trên bầu trời.

                #23
                  tueuyen 17.01.2011 00:57:13 (permalink)
                  0

                  Chương Hai
                  Phần mười tám

                  THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI LĂM

                  Chúng tôi lên đường trước lúc rạng đông, lớp băng đáng ngờ trên những tảng đá của dòng nước, theo hướng Seng Khola về phía Bắc. Trong cảnh tĩnh mịch của tuyết trắng xa xa trên khe núi, chúng tôi thấy những dấu chân người. “Người tuyết Yeti,” George nói, nhạo báng, nhưng ngay cả đối với ông ta, bằng chứng, làm rối loạn: điều gì đấy sắp xãy ra trong thế giới đông cứng điềm báo trước dưới mặt trời. Rồi thì thế giới xé toạt ra. Trong ánh sáng lờ mờ, một hình tượng lom khom di chuyển dưới những mõm đá nhô ra ở trên, xuyên ngang dòng nước chảy xiết, trùm khăn, đùa nghịch, màu nâu, với một miếng ván cong dài, một cuồng nhân trên núi, một tiên nhân. Mặc dù gào thét, ông không thể được nghe qua dòng nước gầm rú; ông vung múa cây gậy của ông ta.

                  Ngạc nhiên, chúng tôi thấy rằng cái hình tượng trùm đầu này là Bimbahadur; ông đã cố để chỉ phương hướng của lối mòn. Sau này, chúng tôi biết rằng ông đã đi bộ ba dặm đường hướng về nguồn của dòng sông trong mưa, đêm trước, ngủ một mình ở động đá trong tầm mắt ông ta, và bây giờ trong cách hạ xuống hành lý của ông ta khi tìm về được. Để đạt được tình trạng cô đơn, người già nhất và chậm nhất trong những người khuân vác đã tự cho ông ta thêm sáu dặm đường đi lạnh lùng.

                  Rời dòng sông, chúng tôi leo núi về phía Tây Bắc.

                  Cao hơn trên những dốc cao phía trên đi xuống một cách chậm chạp về phía núi: nơi mà chúng tôi đã từng leo vẫn trong màn đêm sâu lắng. Gặp mặt trời, tôi nghỉ trên lớp địa y khô phủ trên vùng đá hoa cương hiu quạnh trong màu trắng nhợt nhạt. Ba con bồ câu núi bay ngang trên đầu, những đôi cánh trắng vổ phành phạch trên bầu trời băng giá. Về phương Đông, đỉnh Dhaulagiri chiếu lờ mờ lung linh trong hào quang của những tia nắng mặt trời, và bây giờ tự mặt trời rọi ra phía trước, sáng rực trên bầu trời không mây, một màu xanh dương thuần khiết hướng về phương Nam nhợt nhạt mà ấm áp, và bóng đen lạnh lẽo sâu lắng về phía Bắc ở trên Tây Tạng – một màu xanh xanh hơn màu xanh, trong suốt, chạy vòng quanh. (Tuy thế, “màu xanh” ấy đã đi một cách vô ý thức cho đến những thời gian hoàn toàn gần đây thôi:trong hàng trăm lời ám chỉ đến bầu trời trong kinh Rig Vệ Đà, thiên anh hùng ca của Hy Lạp, ngay cả Thánh Kinh, không đề cập đến màu này.” [6]

                  George, một nhà leo núi, nói tôi hãy nắm cây gậy ngắn của tôi, trên triền dốc, tốt hơn để lấy đà qua lớp băng không làm trượt đôi giày ống của tôi, vì triền đồi quá dốc và làn tuyết trơn trợt. Nhưng ông ta lại ngắt quảng, quỵ trên một đầu gối và chỉ về phía trước, ngay cả khi ông ta lục lọi trong túi xách của ông ta để tìm kiếm ống dòm. Bốn con cừu xanh ăn trộm và nhảy trên mô tuyết trắng, leo lên luống đất, những cái đầu với cặp sừng nhô ra trên màu xanh. Chúng tôi vui mừng với quang cảnh ấy, tất cả thêm nữa bởi vì những cậu cừu đực này là dấu hiệu của mùa thu phối giống chưa bắt đầu, và cuối cùng chúng tôi có thể đến Shey đúng lúc.

                  Tôi thấy bước chân khó khăn. Bàn chân phụ bạc, làn không khí loãng, ánh sáng chói chang, và tôi đang thở qua lớp băng tới đáy của nó. Trong giờ tới, George di chuyển một cách vững vàng ở phía trước, cho đến khi cái áo có mũ da màu xanh dương, biến thành màu đen chống chọi với tuyết. Biểu tượng đặc trưng cắt tròn như một kim tự tháp màu trắng; và rồi thì chẳng có gì cả.

                  Một tiếng thì thầm yếu ớt cho một khung cảnh trống trãi. Những lớp pha lê tuyệt đẹp nhảy múa qua ánh sáng khi tuyết đổ từ tượng đài của những tảng đá. Một con chim vừa bay liệng về phía Bắc hướng tới Tây Tạng, một con chim ưng trắng nhỏ. Tình trạng chóng mặt vì sự mệt lã và vẻ đờ đẩn, nhìn soi mói thẳng lên con chim gợi chuyện này, tôi há hốc miệng để thở; không có chim ưng trắng trên Hy mã lạp sơn. (Sau này trong ngày tôi đã thấy một con chim ưng merlin nhỏ (chim cắt êxalon) với lớp phủ màu đen,bên dưới màu trắng, bay ngang đầu,nên nó dường như là con chim thuần trắng.




                  Những cánh đồng tuyết trãi lên đường cong lấp lánh trong nền trời xanh dương. Khi mặt trời lên, tôi thọc sâu lướt qua và lướt qua lớp băng yếu ớt, và dừng lại sau một vài bước để há mồm thở. Vào xế trưa, sau bốn giờ leo núi, tôi đến đỉnh và cúi mình để tránh làn gió băng giá cắt ngang. “Tôi đã thành công”, tôi hét lên, đầu quay tròn, George đang dò xét với ống nhòm. “Không có đường qua đây,” ông nói. “Không có đường đi tới.” Qua bờ mé hiện ra một chỗ lõm xuống tuyệt vời đến đáy của một khe núi rộng, và lối của những người khuân vác vừa mới được thấy, đi xuống khe núi này vào phái Tây Bắc. Bốn giờ leo núi đến 15.000 bộ thật là uổng công; chúng tôi đã đọc sai dầu hiệu của Bimbahadur, và sẽ phải đi trở xuống ngọn núi này, và rồi leo lên một đỉnh mới.

                  Sự chói lọi của đỉnh Churen Himal và Putha Hiunchuli, bây giờ ở phía Đông của chúng tôi thay vì phía Bắc, đã không an ủi tôi, chúng tôi ăn một ít xúc xích và một nắm đậu phụng, và bắt đầu trở lại dọc theo đỉnh núi, để tìm một lối tắt và an toàn để đi xuống. (Ý kiến của George về một lối an toàn không giống với tôi. Sau nhiều năm trong những dãy núi cao để theo đuổi những con vật lạ, bước chân và sự thăng bằng của ông là kỳ diệu và chắc chắn: một trong những ấn tượng của tôi với người đàn ông này, ở Đông Phi châu, trong 1969, là hình ảnh ông đứng một cách ngẫu nhiên ngay trên đỉnh của tòa tháp hoa cương thiên nhiên, trong làn gió mạnh, dò xét cảnh đồng bằng tĩnh mịch cũng qua ống nhòm này.)

                  Một đàn cừu xanh khoảng ba mươi con, thấy khoảng mười con trên tuyết, nhảy lên khi một con chỉ cách chúng tôi khoảng vài thước phía trước. Những con cừu hoang không để ý khi bị tiếp xúc từ bên trên, lại rất nhạy cảm với những hiểm nguy từ bên dưới, và trong ánh sáng diệu kỳ này, những con vật xanh xám quán sát chúng tôi một cách điềm tĩnh trước khi biến đi, trong khi George đang phân loại tuổi tác và giới tính của chúng, chụp hình chúng và ghi thông tin vào quyển vở của ông. Rồi thì những con gà núi trắng và xám, di chuyển qua, lướt xuống chung quanh núi – tại sao chúng lên chi quá cao, trong vùng tuyết dày này?

                  Một giờ sau, ngần ngại và lướt qua khe núi, chúng tôi bắt đầu một cuộc leo lên mới đến phía Tây Bắc. Vươn khỏi làn gió, trong làn không khí lanh lãnh, mặt trời ló dạng rất nóng, và trong hổn hợp của màu trắng và xanh, tôi cảm thấy xây xẩm và dường như mù. Đôi chân của tôi biến đi đâu, và thung lủng tuyết biến thành một chất đặc sệt, nhận chìm tới gối của mỗi bước chân. Một điều an ủi duy nhất khuây khỏa chúng tôi dễ sợ là một người cởi con ngựa tí hon pony đã phải rời chúng tôi vì con vật không thể bước đi trong lớp tuyết sâu, và chúng tôi sẽ phải mắc kẹt sâu trong tuyết ẩm với bảy gói hành lý nữa.

                  Tại 14.000 bộ, sự trèo lên bớt căng thẳng, và có một con đường xe bò qua cánh đồng tuyết. Vào giữa buổi trưa, mặt trời chím sau đỉnh núi, nhưng một giờ sau nó vươn ra một lần nữa trong một cách như bao quanh trụ đá, lấp đầy cánh cửa của khe núi xa phía dưới những dãy núi. Vài khăc sau đó, nó lại biến mất. Vào lúc hoàng hôn, chúng tôi đi qua Saue Khola và đóng trại ở ngoài trời trên một cái dốc.

                  Hầu hết buổi trưa này, chúng tôi theo dấu những người khuân vác, một trong những người để lại dấu máu thú rừng trên tuyết; khi hóa ra, đây là Pirim, người không mang giày thể thao và thế là làn băng đã cắt da chân cậu ta. Những dấu máu làm chúng tôi tự hỏi có bất cứ nhóm khuân vác nào đã đề phòng sự mù lòa do tuyết hay không; khi chúng tôi bắt kịp họ, bất cứ sự cảnh báo nào cũng sẽ quá muộn. Nhưng vào buổi tối nay, mặc dù ba người than phiền bị đau mắt, họ dường như vui vẻ thôi, thay phiên nhau tại kính viễn vọng và la lên một ‘na’ (cừu xanh) nào đấy phía trên đỉnh núi cao. Những ngươi Tamang làm những lều gió trong các mãnh còn lại của những căn chòi sụp đổ của những người chăn súc vật, và những người Sherpa đem những người chăn súc vật vào trong lều của họ, nhưng người Tarakot lại hài lòng lom khom trong những mãng tuyết, cuốn mình trong những chiếc chăn cũ kỷ, không làm gì để cải thiện tình trạng của họ, mặc dù viễn cảnh của một đêm dài và lạnh kinh khủng. Họ không mang theo củi đốt, và phải tìm gạo từ chúng tôi, và hầu hết đều đi chân không.

                  --

                  [6] Richard M. Bucke, Tâm Thức Hài Hòa (Secaucus, N.J. University Books, 1961)
                  #24
                    tueuyen 20.01.2011 06:11:12 (permalink)
                    0
                    Chương Hai
                    Phần mười chín

                    THÁNG MƯỜI, NGÀY MƯỜI SÁU

                    Tối qua tôi đã dùng tối trong lều của George – hai người không thể vừa trong lều của tôi – và mặc dù được làm phấn chấn trong ngày trên núi tuyết, tôi như quay cuồng với độ cao, với cái đau đầu tệ hại, và cái mặt nướng cứng bởi mặt trời. Sáng nay, tôi khỏe lại, nhưng những người khuân vác khốn khổ thì không thế. Tất cả rên siết với đôi mắt mù mờ vì tuyết, một cái xốn xang khó chịu của giác mạc mà được cảnh báo rằng không có cách gì cứu chửa ngoài thời gian; cái cảm giác như quẳng cát vào mắt. Những người Tarakot vẫn lộn xộn trong cái hổn độn của họ bên ngoài lều của chúng tôi, họ thổi một cách cảm động qua làn áo lên mắt của nhau. Từ chối mang vác, cuối cùng họ lảo đảo hướng về nhà.

                    Những người khuân vác của riêng chúng tôi cũng đau đớn, và những người Sherpa phụ giúp cắm trại cũng vậy, ai phải được biết khá hơn. Chỉ Phu-Tsering trông vui vẻ hơn bao giờ hết; cậu ta thật sự vui đùa. “Solu!” cậu ta nói với Dawa và Gyaltsen, liên hệ đến một bộ tộc ở thung lủng; họ không phải là những người miền núi thật sự như chính cậu ta. Phu-Tsering đến từ Khumbu, Tây Nam Everest, nơi cao nhất mà người Sherpa sinh ra; cậu ta đã đồng hành với những cuộc thám hiểm lên Makalu (Pháp, 1971, cao 27.790 bộ) và Manaslu (Đức, 1973, cao 26.658 bộ) và có tất cả những loại chứng chỉ ấy. Người thợ nấu có đôi mắt kính tuyết của cậu ta; Jang-bu mặc dù không biết lo xa, đã mượn một đôi kính dư thừa của George; và Tukten cùng hai người Tamang cảm giác đủ để che chung quanh đầu của họ bằng những mãnh vải thưa, để nheo mắt qua – nhưng tại sao tất cả không có cảm nhận đầy đủ? George, giận dỗi nói một cách liên tục vì ngạc nhiên bởi sự thích nghi yếu kém của người Hy mã lạp sơn đối với môi trường của họ.

                    Và thế là chúng tôi bị kẹt lại trong tuyết một ngày nữa hay có thể hơn. Không giống người Tarakot, những thương bệnh binh can đảm của chúng tôi đồng ý mang những hành lý nhẹ hơn, mặc dù họ do dự và rên rĩ mỗi lần chúng tôi liếc mắt đến. Họ tự bịt kín mắt, và người mạnh mẽ dẽo dai chưa từng có Jang-bu hướng dẫn họ đi vào cánh đồng tuyết như một dây xích những kẻ mù, hy vọng ngày mai sẽ trở lại từ Tarakot với những người khuân vác mới. Phu-Tsering ở lại nấu nướng cho chúng tôi và canh chừng trại, và Bimbahadur cũng sẽ ở lại, vì quá xa để mà đi bộ. Đôi mắt của ông sưng húp và đôi chân thì còi cọc; giống như một loại bùa chú nào đấy đã ếm đối ông, ông ta đã biến thành một người già lẩm cẩm qua một đêm. Hôm qua, khi chúng tôi bắt gặp, ông đã vấp ngã và té trên băng tuyết rồi ngồi trên chiếc thúng của ông ta, thế là Phu-Tsering và Jang-bu phải cứu vớt kiện hàng của ông từ dưới đáy triền dốc của băng và tuyết. Bây giờ George chửa chạy ông ta với lá trà đắp lên, nó làm ông ta cảm thấy bớt đau một chút, và tôi phết lên một ít kem lên đôi môi nứt nẻ của ông, và ông già khốn khó này, người chỉ đến với chúng tôi từ Dhorpatan bởi vì ông muốn giúp đở, rên rĩ về cuộc đời trên chiếc giường rạ thô sơ trong căn chòi đổ nát.

                    George càm ràm về thời gian bị mất và thời gian phải dành thêm, nhưng có những con cừu xanh ở đây, và ông sẽ làm việc với hầu hết những con vật ấy. Chúng tôi nhổ trại một lần nữa, và bắt đầu đi lên triền núi dốc với những làn cỏ trên những triền thấp hơn trãi dài ở phía Nam. Chẳng bao lâu một con cáo núi xuất hiện, mãi mê theo sự săn mồi của nó, quên sự hiện diện của chúng tôi, nó thực hiện sáu sự tấn công trong tám phút, bốn lần thành công, mặc dù cuộc săn của nó là bé nhỏ. Nạn nhân là một con chuột nhắt – những hang chuột và đường hầm dưới tuyết, bị phơi bày bởi tuyết tan, ở khắp mọi nơi chung quanh chân chúng tôi – và hai hang nữa, được thấy qua những vết lốm đốm từ xa, trông giống như những con bọ ngựa lớn, và thứ tư là một tia sáng dài mõng manh của sự sống đang lúng túng. Sau này, khi mặt trời lên cao, tôi thấy một số con thằn lằn chân ngắn sáng bóng sọc xám đã giải tỏa cho điều mầu nhiệm ấy. Mặc cho những cơn bảo tuyết cuối mùa mưa, triền núi giữa mùa thu này vẫn sống động, và những hạt cùng vô số côn trùng vướng trong những mãng tuyết hấp dẫn những con chim đuôi đỏ cũng như những con chim sẻ đồng, chim sẻ hồng, chim chền chện, và những thứ như thế. Cây đổ quyên lùn, cây nhung tuyết, cây long đởm xanh, mọc thưa thớt, và trên 15.000 bộ, bất cứ nơi nào đá nhô ra, địa y lấp lánh với đủ màu sắc tô điểm cho làn tuyết. Màu trắng được lấy làm kiểu mẫu bởi những lối mòn của gà tuyết, cừu xanh, cáo, và những con vật nhỏ bé: chúng tôi nhìn kiếm một cách vô vọng dấu chân của beo tuyết. Và chẳng bao lâu chúng tôi trôi giạt riêng rẻ như những con thú thả rong, trong im lặng, như chúng tôi đã làm hầu như mỗi ngày dọc theo lối mòn. George theo đuổi ba con cừu xanh đang di chuyển xiên xiên trên triền dốc, trong khi tôi leo đến chân một trụ đá khổng lồ trên bầu trời.

                    Trong một hốc địa y, thoát khỏi làn gió lạnh, tôi quán sát những dãy núi bất động về phương Nam. Ảnh hưởng của mặt trời và ánh sáng ở đây quá rõ ràng mà triền phía Nam và sự phơi bày ở phía Bắc bị phủ trong tuyết ngay phía dưới đến dòng sông, trong khi trên phía Bắc, đối diện với phía Nam, những triền dốc mở bày ra. Vì thế, một bờ của dòng Saure là một phiến trắng xóa, trong khi đối diện dòng nước lũ, vài mét đằng kia, làn cỏ ấm những con bọ ngựa và thằn lằn bốn chân ngắn hợp lại thành đàn.

                    Phía trên đầu, những con chim màu xám nhạt chuyển động trên nền xanh thẩm. Những con kên kên im lặng làm sao ấy! Từ tổ chim này, không âm thinh nào có thể nghe ngoại trừ tiếng gầm thét của dòng Saure ầm ỉ xa bên dưới.
                    #25
                      tueuyen 26.01.2011 05:31:37 (permalink)
                      0
                      Đi ngang qua triền dốc đến đỉnh Bắc, tôi quán sát thung lũng đưa về phía Bắc đến Jang, rồi trở lại một cách chậm chạp xuống núi. Phu-Tsering cho tôi những cái bánh chapati nóng ấm, và nước nóng để rửa mặt dưới mặt trời lạnh. Cậu ta đeo bùa bên ngoài áo, nhưng lúng túng nhét vào, khi tôi hỏi về nó; cậu ta được lạt ma của cậu ta ban cho, cậu ta lẫm nhẫm, cảm thấy phấn chấn hơn khi tôi cho cậu ta thấy tôi cũng đeo ‘bùa’, một linh phù do thiền sư Soen Roshi cho tôi, ‘vị lạt ma của tôi ở Phù Tang’. Một ống nhỏ mà trong ấy mười câu kinh nét chữ được khắc trong thời gian ngắn vài phút, và được sùng kính khi tôi nói với cậu ta rằng kinh điển tôn trọng điều được tôn kính nhất của tất cả những hóa thân mầu nhiệm ấy của Phật quả gọi là những vị Bồ Tát, và vị được Phu-Tsering biết đến là “Chen-resigs”, là Đấng Thủ Hộ Thiêng Liêng của Tây Tạng, và được được cầu nguyện bằng lục tự đại minh chân ngôn ‘ÁN MA NI BÁT DI HỒNG’. Trong kinh điển Phù Tang được khắc trong ống này, vị Bồ Tát này được gọi là Kanzeon, hay Kannon, ở Trung Hoa là Kuan Yin, và Đông Nam Á là Quan Âm. Đối với người Ấn Giáo ngài là Padmapani – Liên Hoa Thủ, và trong Phạn ngữ ngài là Avalokita Ishvara – Quán Tự Tại, vị ‘Thánh Chúa Nhìn Xuống’ trong từ bi. Giống như tất cả những vị Bồ Tát, Quán Thế Âm đại diện cho “đấng thiêng liêng bên trong” được tìm cầu bởi những nhà thần bí của tất cả mọi tín ngưỡng, và được gọi là ‘Thánh Chúa Được Thấy Bên Trong’.

                      Giống như hầu hết những Phật tử thuần thành, Phu-Tsering trì tụng ‘ÁN MA NI BÁT DI HỒNG’mỗi ngày, và trong những lúc căng thẳng; cậu ta cũng mắc phải sự sợ hãi ma quỹ, và e ngại bóng tối. Bước đi sau George một đêm ở Đông Nepal, cậu ta trì niệm chân ngôn thật liên tục làm George muốn quẳng cậu ta ra mõm đá. Nhưng niềm tín ngưỡng tin rằng sự cầu nguyện bất cứ bổn tôn nào với chân ngôn của vị ấy sẽ cuốn hút sự chú ý từ bi, và vì ‘ÁN MA NI BÁT DI HỒNG’ được dâng hiến đến lòng từ bi rộng lớn của Quán Thế Âm, nên nó được thấy khắc trong những viên đá cầu nguyện, bánh xe cầu nguyện, cờ cầu nguyện, và trên những tảng đá hoang sơ khắp Hy mã lạp sơn Phật Giáo.




                      Đọc là OM MANI PADME HUM - Úm Ma Ni Pát Mê Hùm, hay ÁN MA NI BÁT DI HỒNG chân ngôn ngày có thể được diễn dịch: OM! Trân bảo bên trong Trái Tim của Hoa Sen! HUM! Âm vang sâu lắng của OM là tất cả những âm thinh và tĩnh lặng khắp mọi thời, tiếng gầm rống của bất diệt và cũng là đại tịch tĩnh của chúng sinh thanh tịnh; khi được ngân nga rung động, nó sẽ hướng khởi động tất năng lực tâm linh mà không thể diễn tả được bằng cách khác. MANI là ‘kim cương cứng rắn’ của Âm thinh – căn bản nguyên sơ, thanh tịnh, và bất sinh của sự tồn tại vượt khỏi mọi thứ hay thậm chí cả phi vật chất, tất cả mọi hiện tượng, tất cả mọi sự thay đổi, và tất cả mọi sự hình thành. PADME – trong hoa sen – là thế giới của hiện tượng, luân hồi, hiển bày với tiến trình tâm linh để hiển lộ bên dưới tất cả những sự rơi rớt của vọng tưởng, trân bảo mani của niết bàn, không hiển hiện tách rời khỏi đời sống hằng ngày mà ở trong trái tim của sự sống. HUM không có ý nghĩa văn tự, và được diễn dịch một cách đa dạng (như là tổng hợp tất cả mọi đại chân ngôn, là toàn bộ tất cả những kinh luận đã được viết nên). Có lẻ nó là chân ngôn của nhịp điệu thúc đẩy, hoàn thành và gợi hứng, cho người trì tụng; một tuyên ngôn của hiện hữu, của bây giờ và ở đây, biểu tượng của ấn địa xúc, bàn tay Đức Phật chạm đất ngay khi Ngài vừa giác ngộ. Nó! Nó hiện hữu! Tất cả điều ấy hay đã là hay sẽ là mãi mãi ngay tại đây ngay trong thời khắc này! Bây giờ!

                      Tôi đi xuống dọc miệng khe núi và ngồi tĩnh lặng dựa trên một tảng đá. Về phía Bắc, một khối tuyết hình nón vươn lên trên bầu trời, và những cánh đồng tuyết chảy cuồn cuộn ở trên chân trời xa vào trong màu xanh dương sâu thẩm. Nơi dòng Saure đâm sâu vào khe núi của nó, một bức tường dựng đứng dễ sợ quằn quại với hình dạng lạ lùng của tuyết và bóng tối. Tính không và tĩnh lặng của những rặng núi tuyết nhanh chóng mang đến những thể trạng của ý thức đã xãy ra trong sự trống không của tâm thức thiền quán, và không nghi ngờ gì độ cao đã có một ảnh hưởng, đối với đôi mắt của tôi nhận thức thế giới như chất đặc hay chất lỏng như nó mong ước. Trái đất co giật, và những dãy núi lờ mờ, giống như tất cả mọi phân tử của nó được giải thoát: những cái vòng màu xanh của bầu trời. Có lẻ những gì tôi nghe là ‘âm nhạc của vũ trụ’, những gì người Ấn Giáo gọi là hơi thở của Tạo Hóa, và những nhà thiên văn học gọi là ‘tiếng thở dài’ của mặt trời.

                      Trước khi tôi ở trên tảng đá đơn sơ này tôi đặt ống nhỏ khắc chữ kinh này, mà tôi đã nói với Phu-tsering như một loại bùa hộ mạng, những dòng chữ khắc nhanh như Đấng Thánh Chúa được thấy Bên Trong:

                      Quán Âm! Sự dâng hiến đến Đức Phật!
                      Chúng con là một với Đức Phật
                      Trong nhân quả liên hệ đến tất cả chư Phật
                      Và đến Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo.
                      Tính bản nhiên Bồ Tát chân thật của chúng con là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
                      Vì thể hãy để chúng con trì tụng mỗi buổi sáng, với Niệm!
                      Mỗi một buổi sáng Quán Âm, với Niệm!
                      Niệm, Niệm sinh khởi từ tâm thức.
                      Niệm, Niệm không rời khỏi tâm thức.
                      [8]

                      Quán Âm hay Kanzeon là Quán Tự Tại. Nhân quả là nghiệp báo. Pháp là bánh xe vĩ đại của Luật Vũ Trụ được thiết lập trong sự vận động bởi Đức Phật Thích Ca, và Tăng Già là cộng đồng những môn đệ của Đức Phật, quá khứ và hiện tại. “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh” là những phẩm chất của niết bàn mà trong ấy, thể trạng Mộng Tưởng, “Nhiều” luân hồi được chuyển hóa thành Tỉnh Thức, thể trạng “Một”, nhất “Niệm” là chính niệm, sự chú tâm đến hiện tại với một tính chất rung động mạnh mẽ của tỉnh thức, giống như thời khắc hiện tại là duy nhất vĩnh cửu. Tâm là tâm thức vũ trụ của điều mà tâm thức mỗi cá nhân là một bộ phận, trong cung cách của những làn sóng; những làn sóng không xuất phát từ nước, chúng là nước, trong những hình thức thoáng qua không giống nhau, nhưng không khác nhau với toàn thể.
                      #26
                        Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 26 trên tổng số 26 bài trong đề mục
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9