Chân dung các nguyên thủ Pháp - SERGE BERSTEIN
Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 31 bài trong đề mục
lyenson 20.06.2009 10:40:21 (permalink)

Nguồn: http://tusach.tuoitre.com.vn/

Lời giới thiệu Chân dung các nguyên thủ Pháp

Năm 2002, người dân Pháp tham gia bỏ phiếu bầu ra vị Tổng thống thứ 23 của nền Cộng hòa. Đây là hoạt động chính trị quan trọng nhất vì từ năm 1958 theo tinh thần Hiến pháp của nền Cộng hòa đệ Ngũ,
Tổng thống trở thành hiện thân của đất nước, đồng thời là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nói cách khác là hiện thân cao nhất của hệ thống thể chế của nước Pháp. Tuy nhiên, qua thực tế năm nền Cộng hòa và sau các xung đột đối kháng liên tiếp, người ta vẫn chưa đưa ra được một ý nghĩa thật sự phù hợp với vị trí này, một vị trí mà người ta vẫn gọi là “quan toà tối cao”.

Ngay từ khi ra đời, nền Cộng hòa Pháp đã gặp phải khó khăn nan giải trong việc xác định vị trí và vai trò của người đứng đầu Nhà nước, hiện thân của nước Pháp dưới con mắt của dân Pháp và nước ngoài. Làm sao một thể chế chính trị mà ngay khi ra đời đã là một phản đề của chế độ quân chủ lại có thể đặt vào vị trí tối cao của đất nước một người thay thế quân vương, một người chỉ mang tính tạm thời, được chỉ định không phải theo luật thần thánh mà do người dân bầu chọn và là đại diện cho họ?

Tuy nhiên, văn hóa chính trị theo đa số của nước Pháp những năm thuộc thế kỷ XIX, XX, vốn mang nặng dấu ấn của cuộc cách mạng được định nghĩa là “nhằm chặt đầu một vị vua để thách thức châu Âu”, chỉ có thể chấp nhận một người đứng đầu tối cao. Theo hướng đó, cơ quan hành pháp buộc phải có quyền hạn thực thi luật này dưới sự kiểm tra của những người đại diện của một dân tộc có chủ quyền. Và nếu cơ quan hành pháp có bất cứ biểu hiện nào vượt quá giới hạn này thì sẽ được xem là có biểu hiện “quân chủ chuyên chế”, lạm dụng quyền lực cá nhân, vốn là phản đề của nền Cộng hòa.

Chính vì thế, sự cảnh giác đối với một cơ quan hành pháp thực sự hùng mạnh đã trở thành truyền thống của nền Cộng hòa kể từ sau cuộc Cách mạng Pháp. Khi hạ lệnh treo cổ Vua Louis XVI, các đại biểu hội nghị quốc ước đã loại trừ nguyên tắc hợp thức hóa quyền hành dựa trên luật thánh thần để thay thế bằng nguyên tắc khác phù hợp hơn với văn hóa của họ, nhưng lại không thuận với tinh thần mong muốn tự do của người dân, đó là nguyên tắc độc tài tập thể của các nhà lập pháp thông qua Hội đồng Cứu thế - nhóm của những dân biểu được các Thượng nghị sĩ của phe mình chỉ định và có trách nhiệm đảm bảo chủ quyền lãnh thổ trong thời gian có chiến tranh.

Trong Hiến pháp năm 1795 của nền Cộng hòa đệ Nhất, ta có thể thấy biểu hiện không chấp nhận nền Chuyên chế quân chủ và sự độc tài tập thể qua việc định rõ ranh giới tuyệt đối giữa cơ quan lập pháp và hành pháp cũng như việc phân định quyền lực rõ ràng trong từng cơ quan này. Đứng đầu nền Cộng hòa là Hội đồng Tổng thống gồm 5 thành viên, được gọi là Nội các chấp chính do Quốc hội lập hiến bầu ra và 1/5 số thành viên được bầu mới lại hàng năm. Có một trò chơi cân bằng lực lượng phức tạp giữa hai hội đồng, Hội đồng 500 Nghị sĩ đề nghị một danh sách gồm ứng viên cho mỗi chỗ trống của Nội các chấp chính, và Hội đồng Phái cựu  chọn trong danh sách đó một người, đảm bảo rằng đó là những người đại diện cho toàn thể nhân dân khi người dân làm chủ (hay chí ít là của bộ phận dân chúng tham gia bầu cử bởi vì dân phải đóng khoản thuế bầu cử khi tham gia bỏ phiếu).

Là bộ phận đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, trên lý thuyết, 5 thành viên của Nội các chấp chính có phạm vi quyền lực đáng kể nhưng thực tế lại khó sử dụng những quyền hành đó vì mỗi khi cần đưa ra quyết định thì phải có ít nhất 3 phiếu thuận. Cơ chế này dẫn đến hậu quả là những mánh khóe, thủ thuật, kéo bè kéo cánh, phát triển trong khi tập thể 5 thành viên của Nội các chấp chính phải cùng tồn tại với hai hội đồng lập pháp (mà giữa hai hội đồng này vốn đã có sự phân chia quyền lực). Kết quả là một chế độ bất lực và hỗn loạn ra đời phó mặc nền Cộng hòa đệ Nhất cho những trận đánh của một vị tướng ham mê chiến thắng.

Ra đời và thành hình theo cách đó nên trong suốt hai thế kỷ XIX, XX, nền Cộng hòa bị giằng xé giữa hai hình thái trái ngược nhau mà không hình thái nào thực sự thỏa mãn ý nguyện của dân chúng: hình thái chính trị thứ nhất với một Tổng thống là đại diện quốc gia nhưng không có thực quyền, quyền lực thật sự được giao cho các Nghị sĩ do dân bầu ra và chính phủ do đa số Quốc hội chọn ra; hình thái thứ hai là có một Tổng thống thực quyền, là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, có những quyền hành quan trọng, đảm nhiệm đồng thời chức năng đại diện và chỉ đạo, có khả năng duy trì trật tự và lãnh đạo đất nước, nhưng lại có nguy cơ lạm dụng phần nào chủ quyền dân tộc để phục vụ lợi ích riêng của mình.

Hình thái thứ nhất làm người ta nuối tiếc một quyền lực thực sự hiệu quả, có tính giám hộ và là cái cớ cho những lời chỉ trích nền Cộng hòa từ phía những người quân chủ khi họ ví nền Cộng hòa như hình ảnh “một người phụ nữ không đầu”; Hình thái thứ hai lại khơi dậy sự phản đối chống lại chuyên chế độc quyền, hình ảnh gợi nhớ đến chế độ quân chủ.

Nền Cộng hòa đệ Nhị lưu ý để không phạm phải cùng một sai lầm của nền Cộng hòa đệ Nhất bằng cách làm tê liệt bộ máy hành pháp. Lo lắng làm sao để đảm bảo trật tự xã hội đã khiến họ cần tìm ra một người đứng đầu có khả năng làm được điều đó. Vì vậy, họ đã giao cho Tổng thống quyền hành thật sự của một người đứng đầu cơ quan hành pháp và đã chọn Louis-Napoléon Bonaparte, người thừa kế ngai vàng của vương quyền để đóng vai này. Tuy nhiên, ông đã đóng quá tốt vai của mình. Sau ba năm cầm quyền, ông đã đặt dấu chấm hết cho nền Cộng hòa bằng cuộc đảo chính ngày 2/12/1851 và thiết lập quyền hành riêng trước khi tái thiết Đế chế…

Sự sụp đổ của Đế chế đệ Nhị ngày 4/9/1870 kéo theo sự tuyên bố chế độ Cộng hòa một cách bất ngờ nhưng Quốc hội được bầu vào tháng 2/1871, sau đó đã vội vàng soạn thảo bản Hiến pháp, thì chủ yếu lại do những người quân chủ lập nên. Với mong muốn tái thiết nền quân chủ, Quốc hội này đã tạo lập nên vị trí Tổng thống mà thực chất ẩn sau đó là những quyền lực của một quân vương. Điều đó giải thích tại sao vị Tổng thống đầu tiên thực thi quyền hành của mình trong khuôn khổ Hiến pháp mới, thống chế Mac-Mahon đã hành xử như một vị nhiếp chính. Và cũng chính vì vậy mà mọi cố gắng của phe Cộng hòa, vốn là một bộ phận cơ bản của chế độ chính trị mà họ đang xây dựng, đều nhằm vào việc tước bỏ của Tổng thống những quyền lực mang tính quân chủ mà Hiến pháp đã trao cho ông.

Vì vậy, lịch sử của nền Cộng hòa đệ Tam là câu chuyện về sự suy thoái liên tiếp quyền lực của Tổng thống, điều mà đa số các Tổng thống thời kỳ đó chấp nhận, chỉ một vài Tổng thống phản kháng nhưng vô ích. Kế thừa quan điểm đó, nền Cộng hòa đệ Tứ bộc lộ trong bản Hiến pháp của mình sự cảnh giác với quyền lực cá nhân, thực chất chỉ là một sự tiếp tục truyền thống của nền Cộng hòa đệ Tam.

Nền Cộng hòa đệ Ngũ mở ra một giai đoạn mới cắt đứt hoàn toàn với những nền Cộng hòa trước. Tướng De Gaulle, người sáng lập chế độ mới, chưa bao giờ che giấu quan điểm ủng hộ một quyền hành pháp mạnh do Tổng thống đảm nhiệm. Nội dung bản Hiến pháp của nền Cộng hòa đệ Ngũ phản ánh rõ quan điểm này, tuy nhiên, cũng đã được các đảng phái chính trị cùng kết hợp soạn thảo sửa đổi những nội dung gợi nhắc đến quyền lực cá nhân.

Nhưng thực tế áp dụng hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp vào mùa thu năm 1962 cũng đã nhanh chóng vượt quá giới hạn mỏng manh của những điều luật cho phép người đứng đầu Nhà nước là người điều hành duy nhất đời sống chính trị nước Pháp. Kết quả là đặc quyền của Tổng thống được tiếp tục duy trì và mở rộng dưới thời của Tướng De Gaulle và những người kế nhiệm ông.

Tuy nhiên, những thể chế qui định quyền lực của Tổng thống có vẻ như đã bị thay đổi về cơ bản kể từ khi xảy ra tình trạng chung sống chính trị năm 1986, lúc đó vốn chỉ được coi như một giải pháp tình thế tạm thời nhưng đã được lặp lại nhiều lần và tồn tại suốt 9 năm trên chính trường giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2002, sau đó là việc khôi phục vào năm 2001 thời hạn nhiệm kỳ Tổng thống là 5 năm thay vì 7 năm.

Những thay đổi này tạo nên hình thái chính thể tay đôi cho vị trí đứng đầu Nhà nước, hình thành sự phân đôi quyền hành pháp giữa một bên là Tổng thống - trọng tài với vai trò mang tính đại diện và một bên là Thủ tướng đứng đầu chính phủ thuộc về đa số của Nghị viện, đảm nhiệm vai trò “xác định và dẫn dắt hoạt động chính trường của đất nước”, theo điều 20 Hiến pháp của nền Cộng hòa đệ Tứ.

Mặt khác, việc đồng nhất thời hạn nhiệm kỳ Tổng thống theo thời hạn bầu cử cơ quan lập pháp đã làm mất đi tính đặc trưng của việc bầu cử Tổng thống vốn đã được xác định từ năm 1965. Điều có thể nhận thấy rõ ràng là từ sau những lần sửa đổi như vậy, Tổng thống thứ 23 của nước Cộng hòa Pháp sẽ đảm nhiệm những chức năng đã được đổi mới (có thể là hạn chế hơn). Liệu có phải ông sẽ là người khởi đầu của nền Cộng hòa đệ Lục mà hiện chúng ta (người Pháp - ND) đang chớm bước vào ngưỡng cửa của nó, theo như các nhà báo và giáo sư luật vẫn đua nhau khẳng định?

Sau những tìm hiểu về quyền lực được qui định theo thể chế của 22 vị Tổng thống của nền Cộng hòa, chúng ta nhận thấy sau đó là lịch sử của 22 con người đã đảm nhiệm theo những cách khác nhau vai trò của mình dựa trên cá tính, kỳ vọng và tham vọng của từng người. Tính xảo quyệt của kẻ mưu phản như của Louis-Napoléon Bonaparte, sự đơn giản và tính thẳng thắn của người miền Nam của Fallières, tính nghiêm khắc tuân thủ luật pháp và những hi vọng thầm kín của Raymond Poincaré, thiên hướng thích độc quyền của Mitterrand, sự kín đáo đến gần như tự giấu mình của Lebrun và Coty, sự tỏa sáng của Charles De Gaulle… mỗi người mỗi cách, tất cả dệt nên một bản tiểu sử của 22 người Pháp đã từng là hiện thân của đất nước trong vài năm, vài tháng hoặc vài tuần.

Điều đó càng cho thấy lịch sử của thể chế Tổng thống không thể tách rời lịch sử của những nhân vật nắm giữ chức vụ quan trọng và tế nhị này.

SERGE BERSTEIN
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2009 10:48:23 bởi lyenson >
#1
    lyenson 20.06.2009 10:51:09 (permalink)
    Cuộc kiếm tìm người đứng đầu nền cộng hòa (1848 - 1879)
    Tháng 2/1848, cuộc cách mạng đột ngột của người dân Paris đã phá bỏ nền Quân chủ tháng Bẩy , kết thúc giai đoạn thử nghiệm chế độ Quân chủ hiến định tại nước Pháp. Trong không khí sục sôi và bối rối, các nhà báo và nghị sĩ đối lập đã lập danh sách các Bộ trưởng cho một chính phủ tạm thời của nền Cộng hòa đệ Nhị trong khi không ai biết chế độ mới sẽ như thế nào, sẽ được lãnh đạo ra sao.
     
    Kinh nghiệm duy nhất về chế độ Cộng hòa mà nước Pháp đã từng trải qua là nền Cộng hòa đệ Nhất ra đời tháng 9/1792 nhưng phải 3 năm sau mới có Hiến pháp và thực chất chỉ là để trấn an giai cấp tư sản và tầng lớp nông dân đang khao khát ổn định và trật tự. Đối với phần lớn người dân Pháp lúc đó, nền Cộng hòa mới chỉ được biết đến qua một thời kỳ của nỗi kinh hoàng, tiếp sau đó là thời kỳ hỗn loạn của Nội các chấp chính và kết thúc bằng chế độ độc tài quân sự kiểu Napoléon.
     
    Không có hình thái chính trị nào có thể thỏa nguyện ước của dân chúng lúc đó - những người vừa mong muốn phát triển thành tựu của tư tưởng cuộc cách mạng 1789, vừa muốn phát triển nền kinh tế hưng thịnh qua sự phát triển của giai cấp tư sản, không thực hiện giải phóng ruộng đất vừa sợ hãi sự nổi dậy của nông dân hoặc nổi loạn ở thành thị lại vừa sợ mất tự do của chính mình.
     
    Để xác định bản chất của nền Cộng hòa và hình thức dẫn dắt nền Cộng hòa đó và nhằm thỏa mãn những mong muốn nêu trên một cách toàn diện nhất, những nhà sáng lập nền Cộng hòa đệ Nhị và đệ Tam đã từng bước kế tiếp nhau áp dụng chế độ Cộng hòa. Sự lựa chọn của họ nhằm mục tiêu chủ yếu là gây dựng một chế độ chính trị với một Tổng thống có quyền lực rộng lớn đủ để lãnh đạo một đất nước vốn đã bất ổn từ cuộc cách mạng 1848, từ sự thất bại và biến động xã hội năm 1871 một cách cương quyết và cứng rắn. Khả năng thứ nhất là lựa chọn hi sinh tự do để đổi lấy trật tự.
     
    Khả năng thứ hai là sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng mà kết thúc bằng việc xem xét lại vai trò của Tổng thống được qui định trong Hiến pháp, Tổng thống có thể phải chịu lép vế trước Nghị viện. Nền Cộng hòa đệ Nhị bị vị Quân vương - Tổng thống lái thành Đế chế đệ Nhị, âm mưu của nền Cộng hòa đệ Tam muốn gọt giũa Tổng thống thành một nhà quân chủ tương lai sẽ toàn quyền trị vì và lãnh đạo, hai trải nghiệm đó đã làm tiền đề về lâu dài cho ý tưởng về một Tổng thống mạnh trong nền Cộng hòa. Kể từ những năm 1880, truyền thống nền Cộng hòa đã coi như là có sự đối kháng cơ bản giữa nền Cộng hòa và người đứng đầu cơ quan hành pháp mạnh, và chỉ những Tổng thống chịu giữ vai trò mang tính đại diện hình thức và không có ý định mở rộng quyền lực của mình mới xứng đáng được công nhận là những nhà Cộng hòa.
     
    SERGE BERSTEIN
    #2
      lyenson 20.06.2009 10:55:05 (permalink)
      Louis-Napoléon Bonaparte: Nền cộng hòa và ông hoàng (10-12-1848 đến 2-12-1851)

      “Các ngài có chắc rằng trong số tất cả những người sẽ nối tiếp kế vị chức vụ Tổng thống với nhiệm kỳ 4 năm này thì không một ai có tham vọng ở mãi vị trí đó không?
       
      Nếu đó là con cháu của một trong những dòng họ đã từng cai trị nước Pháp, và con người này thực tế chưa từng bao giờ vứt bỏ hoàn toàn những thứ mà ông ta gọi là quyền lợi của mình?
       
      Và nếu nền kinh tế của đất nước đang trong tình trạng trì trệ, dân chúng đang đói khổ, người đó biết rằng trách nhiệm trước sự nghèo đói và thất vọng này thuộc về chính những người đang ngầm có kế hoạch chống lại tự do của ông ta sau những lời hứa của mình. Trong hoàn cảnh đó, các ngài thử trả lời xem liệu con người tham vọng đó có lật đổ được nền Cộng hòa không?”

      Chúng ta đang ở vào thời điểm ngày 8/10/1848, Quốc hội Lập hiến, được bầu ra sau ngày lật đổ vua Louis-Philippe, đang thảo luận bản Hiến pháp của nền Cộng hòa đệ Nhị lúc đó không còn ở giai đoạn tốt đẹp đặc trưng của thời kỳ đầu nữa. Các vấn đề xã hội đã gây rạn nứt giữa những nhà Cộng hòa trung lập chiếm đa số tại Quốc hội và tầng lớp công nhân mà việc kiếm miếng cơm manh áo hàng ngày đã trở thành vấn đề ám ảnh.
      Tháng Sáu năm đó, Quốc hội đã quyết định chấm dứt hoạt động của những phân xưởng quốc gia (một tập hợp những xí nghiệp xây dựng các công trình công cộng do Chính phủ đầu tư nhằm giải quyết việc làm cho người thất nghiệp). Những phân xưởng này đã từng giúp công nhân không bị chết đói. Trước quyết định này, người lao động Paris đã nổi dậy phản đối. Tướng Cavaignac, một người Cộng hòa đã đàn áp cuộc biểu tình “những ngày tháng Sáu” này trong biển máu.

      Với hành động này, nền Cộng hòa đã chính thức tự tước bỏ đi điểm tựa của mình vào dân chúng. Từ thời điểm đó, nền Cộng hòa dần chuyển sang phe tả và những người theo chủ nghĩa quân chủ, những người đã từng khiếp sợ sau cuộc Cách mạng tháng Hai  nay bắt đầu lấy lại hi vọng. Những người này tập hợp trong Đảng Trật tự Xã hội , được chỉ đạo một cách chắc chắn từ những cựu Bộ trưởng của chế độ Quân chủ tháng Bảy như Thiers, Molé, Broglie, Barrot, họ đang chờ thời cơ của mình.
      Giữa những nhà quân chủ và những người Cộng hòa trung lập, sau cuộc thảm sát dân chúng “những ngày tháng Sáu” thì chỉ có một lực lượng có thể thay thể được, đó là quân đội. Nhưng người ta vẫn chưa biết quân đội sẽ theo Cavaignac và phe Cộng hòa trung lập hay tướng Changarnier và những người thuộc Đảng này.

      Chính trong hoàn cảnh đó, Quốc hội tiến hành thảo luận đề ra những thể chế cho nền Cộng hòa và đặc biệt về khả năng đặt vào vị trí đứng đầu nền Cộng hòa một vị Tổng thống theo kiểu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nghị sĩ Cộng hòa Jules Grévy (người sau này trở thành Tổng thống của nền Cộng hòa đệ Tam) vừa đưa ra lời cảnh báo tới đồng nghiệp của mình, phần đông những người này ủng hộ việc bầu Tổng thống theo hình thức phổ thông đầu phiếu.

      Trong suốt bài diễn văn này, mọi cặp mắt đổ dồn về phía người đàn ông có gương mặt gầy gò, vừa khẽ xoắn ria mép vừa quan sát cuộc tranh luận với cặp mắt lơ đễnh, không biểu hiện một chút xúc động hay một chút hứng thú nào, đó là ông hoàng Louis-Napoléon Bonaparte. Ông hoàn toàn không có ý ngắt lời Grévy. Chẳng phải ông đang tỏ rõ mình là người Cộng hòa một cách rõ ràng sao?

      Vả lại, một người khác sẽ trả lời giúp ông. Quốc hội có vẻ xáo động do lời cảnh báo của Grévy khi thấy bước lên trước bục thuyết trình là con người có khả năng hùng biện hay nhất của phe Cộng hòa trung tâm, nhà thơ Alphonse de Lamartine, người cha đỡ đầu của nền Cộng hòa, như là người khơi mào cho Chính phủ lâm thời. Tài hùng biện của ông sẽ làm xoay chuyển Quốc hội: “Chúng ta sợ rằng sự cuồng tín vào người thừa kế dòng họ sẽ đưa đất nước vào tình trạng nguy hiểm […] Và đây, tôi khẳng định rằng những nhóm người, những bọn phiến loạn đã từng âm mưu chiếm đoạt địa vị sẽ chỉ tự lừa dối mình trong hi vọng hão huyền.

      Tôi khẳng định rằng để lại có một biến cố ngày 18 tháng Sương mù nữa trong hoàn cảnh hiện nay cần có hai điều kiện: có trong quá khứ nhiều năm trường đen tối và trong tương lai nhiều chiến thắng Marengo . […] Người ta có thể bỏ độc một cốc nước nhưng không thể bỏ độc cả một dòng sông. Đây đúng là một cuộc hội họp đáng ngờ một quốc gia không thể bị biến chất do nó rộng lớn như đại dương vậy […] Tôi tin vào độ chín của một quốc gia vốn đã có 55 năm hoạt động chính trị để tập quen với tự do”.

      Vẫn ở tư thế bất động, Louis-Napoléon Bonaparte chứng kiến việc Quốc hội quyết định cần có một Tổng thống cho nền Cộng hòa và người đó sẽ được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Nhưng thế vẫn chưa hết. Ngày hôm sau, ngày 8/10, một Nghị sĩ cánh hữu là Thouret, đưa ra đề nghị những đại diện của các dòng tộc đã từng cai trị nước Pháp không được quyền tham gia cuộc tranh cử Tổng thống.

      Trong buổi tranh luận này, một diễn giả đã quay về phía ông Hoàng chất vấn: “Về con người có thể gây tác động đến những âm mưu thiết lập vương quyền, người đó đang ở đây, ông ta cần phải giải thích!”.
      Chịu sức ép từ nhiều phía, Louis-Napoléon Bonaparte quyết định bước lên bục phát biểu. Trong tâm trạng bối rối, vừa nói vừa tìm từ diễn đạt, ông ta đã đưa ra một lời tuyên bố thật thảm hại: “Thưa các đại biểu công dân, tôi không lên đây để phản đối những sửa đổi của ngài Thouret. Chắc chắn rằng tôi đã xứng đáng được hưởng lại quyền của một công dân và không còn có bất cứ tham vọng khác nào. Tôi cũng không lên đây để bày tỏ sự khiếu nại của tôi đối với những điều vu khống hay âm mưu mà người ta gán cho tôi. Nhưng nhân danh 300.000 cử tri đã bầu tôi mà tôi lên đây để tố cáo và lên án cái âm mưu ngấp nghé vương quyền mà người ta gán cho tôi”.

      Sự tuyên bố rút lui thận trọng, lời lên án một cách chính thức mọi âm mưu chiếm đoạt vương quyền, lại thêm vẻ mặt đáng thương của một kẻ “ngấp nghé” đã gây cười nhiều hơn là lo lắng. Giữa lúc đó, ông Thouret đã rút lại đề nghị sửa đổi của mình. Quốc hội thì không còn quan tâm đến nhân vật đáng thương vốn là hậu duệ của một hoàng đế vĩ đại.

      SERGE BERSTEIN
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2009 10:57:41 bởi lyenson >
      #3
        lyenson 20.06.2009 11:04:25 (permalink)
        Napoléon Bonaparte - "kẻ đần độn bị dắt mũi"
         
        Charles - Louis - Napoléon Bonaparte (tên gọi này do chính Hoàng đế Bonaparte chọn) sinh ngày 20 tháng 4 năm 1808 tại Paris. Theo hộ tịch, ông là con trai của Louis Bonaparte, em út của Hoàng đế Bonaparte, Vua Hà Lan - và Hoàng hậu Hortense con gái với người chồng đầu của Hoàng hậu Joséphine.
         
        Nhưng gia đình Vua Louis đã trải qua nhiều giông bão đến mức sống ly thân, trừ giai đoạn hòa giải ngắn và Hoàng hậu thì đã có nhiều nhân tình đến mức nhiều nghi ngờ về tính hợp pháp của Louis-Napoléon còn lưu mãi về sau.
         
        Sau khi đế chế sụp đổ, Hoàng hậu Hortense chính thức rời bỏ vĩnh viễn chồng mình và đến sống lưu vọng tại Thụy Sĩ với người con út Louis-Napoléon trong khi người con trai cả là Napoléon-Louis sống cùng bố. Hoàng tử Louis đã sống thời tuổi trẻ của mình tại Thụy Sĩ, nơi ông đã vào quân đội và thậm chí đã trở thành Thiếu uý trong quân đội Thụy Sĩ sau đó ông rong ruổi khắp châu Âu.
         
        Năm 1830, người ta thấy ông xuất hiện ở Italia và cùng người anh trai tham gia hoạt động chống lại Giáo hoàng Grégoire XVI, những người Romagnol nổi loạn. Sau cuộc thập tự này, người anh cả là Napoléon-Louis chết vì bệnh sởi. Hai năm sau, Công tước Reichstadt, con trai của Napoléon và Hoàng hậu Marie-Louise, là người thừa kế ngôi vị, cũng qua đời.
         
        Từ đó, Louis-Napoléon được đưa lên vị trí người thừa kế và ngay lập tức đã có vụ tai tiếng với người trưởng họ Joseph - anh cả của Napoléon và là cựu Hoàng đế của Tây Ban Nha. Joseph đã hoài công khi lưu ý với Louis rằng danh hiệu của ông ta không hợp lệ chừng nào ông ta còn sống. Nhưng Louis không bận lòng đến lời này cũng như những lời khuyên phải thận trọng của những thành viên khác trong gia đình như Lucien, vua cũ của Westphalie JeRoma và con trai ông.
         
        Được một vài người thân thích khích lệ trong đó phải kể đến Persigny, một sĩ quan đã bị đuổi khỏi quân đội năm 1832 do có những tư tưởng Cộng hòa, sau đó từ năm 1834 đã trở thành một trong những người ủng hộ trung thành của Louis - Napoléon, người thừa kế đã hai lần thử thực hiện những cuộc viễn chinh tại Pháp. Năm 1836, ông cố gắng đánh đuổi quân đồn trú tại Strasbourg nhưng thất bại thảm hại.
         
        Lo sợ có thể dẫn đến cảnh tử vì đạo, Chính phủ của Louis-Philippe đã trục xuất ông sang châu Mỹ. Năm 1840, một lần nữa cố gắng thực hiện ý đồ của mình nhưng lại thất bại, lần này là tại Boulogne. Ông đã bị bắt và bị kết án chung thân và giam tại pháo đài Ham. Tại đây, ông đọc rất nhiều và đã viết một vài cuốn sách. Vì việc này, ông đã tự hào rằng đã từng sống ở “Trường Đại học Ham” để hoàn thiện vốn văn hóa của mình.
         
        Năm 1846, ông trốn sang Anh và hai năm sau, ông biết một cuộc nổi dậy ở Paris vừa lật đổ vua Louis-Philippe. Ngay lập tức, ông trở lại Pháp và sẵn sàng nắm lấy thời cơ của mình. Nhưng chính phủ nghi ngờ sự có mặt của ông nên ông phải trở lại nước Anh. Tại Pháp, một nhóm nhỏ những người ủng hộ ông, đứng đầu là Persigny, đã không ngồi yên và thực hiện một đợt tuyên truyền mạnh mẽ ủng hộ ông hoàng của mình.
         
        Trước ngày diễn ra cuộc thảm sát Những ngày tháng Sáu, ông đã có được ghế cử tri trong vòng bầu cử địa phương. Bốn tỉnh của nước Pháp đã bầu cho ông, và với sự dẫn dắt của Persigny, một ngọn lửa ủng hộ dòng họ Bonaparte đã lan khắp nước Pháp: diễu hành, báo chí ngợi ca và ủng hộ người kế vị. Từng đó đủ để Quốc hội phản đối và phủ nhận kết quả bỏ phiếu. Ông hoàng để cơn sốt đó lắng xuống và chờ đến tháng Chín ra tranh cử lại một lần nữa và được năm tỉnh bầu.
         
        Quốc hội do không thể phủ nhận giá trị của bầu cử phổ thông đầu phiếu đã phải thừa nhận kết quả bầu cử lần này. Louis-Napoléon bắt đầu tìm cách xóa bỏ sự hằn thù của các nghị sĩ trong Quốc hội bằng cách tạo dựng trong mắt họ một hình ảnh mới về bản thân mình. Người cùng thời miêu tả người kế vị là một người có ngoại hình rất xấu với một cái đầu quá to, ngực lép, chân ngắn, khuôn mặt như bị hàng ria nặng nề nuốt mất, nhất là cặp mắt vô hồn với một vẻ lờ đờ thâm căn.
         
        Những từ miêu tả kém tính ca ngợi nhất xuất hiện ngày càng nhiều: “kẻ ngu xuẩn bị dắt mũi”, nói như Thiers hay “một loại ngu đần”, theo cách nói của Lammenais. Đó là người được Đảng Trật tự Xã hội chọn làm ứng cử viên cho cuộc bầu cử Tổng thống Cộng hòa vào tháng 11/1848.
         
        SERGE BERSTEIN
        #4
          lyenson 20.06.2009 11:09:32 (permalink)
          5 triệu phiếu bầu cho người kế vị dòng họ Bonaparte

          Sự lựa chọn này có thể gây ngạc nhiên khi người ta biết được sự đánh giá đáng thương về người kế vị từ phía những người lãnh đạo Đảng Trật tự Xã hội. Chúng ta sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng đó là ý kiến của ông Thiers, người vốn nổi tiếng là không thể bị đánh ngã.

          Chúng ta có thể hiểu rõ hơn sự lựa chọn này khi nhớ lại những mục đích của Đảng này và nhân cách của những thành viên trong Đảng.

          Đảng Trật tự Xã hội luôn nghĩ đến việc đặt dấu chấm hết cho một nền Cộng hòa yếu ớt đã tồn tại quá lâu. Hiện nay, khi dân chúng không còn là chỗ dựa cho nền Cộng hòa nữa thì việc cần làm là loại bỏ những người Cộng hòa ôn hòa đang chiếm vị trí cao trong xã hội: vì vậy cần bầu ra một ứng cử viên là một người bảo thủ kỳ cựu.

          Trong Đảng không thiếu những người như vậy và chính Thiers cũng mơ rằng một lúc nào đó mình sẽ được bầu vào vị trí này. Nhưng những sự kiện vừa diễn ra trong thời ngự trị của Louis-Philippe còn quá mới để mà một trong số các vị Bộ trưởng của thời Louis-Philippe, với một chút may mắn, được ủng hộ rộng khắp nhằm được bầu vào vị trí người cầm quyền hành pháp của nền Cộng hòa.

          Mặt khác, Thiers nhanh chóng nhận thấy rằng nếu người dân Pháp hoàn toàn không biết về tính cách và con người của ông hoàng Louis thì họ lại thấy cái tên của ông ta rất thân thuộc, thân thuộc với hầu hết các tầng lớp trong xã hội. Không một ứng cử viên nào khác tỏ ra thích hợp hơn con người lu mờ này. Đảng đã quyết định tận dụng tính quần chúng của cái tên của ông ta rồi sau đó sẽ điều khiển ông ta theo ý của mình.

          Và từ đó đã bắt đầu các cuộc thảo luận không ngừng giữa Louis-Napoléon và những người lãnh đạo Đảng. Trong những cuộc thảo luận đó, Louis-Napoléon biết cách tỏ ra mình là một người mềm tính, phục tùng và dễ thương. Từ đó ông tổ chức một chiến dịch, phần lớn do chính ông điều hành, mang tính chuyên nghiệp trong việc lấy lòng cử tri.

          Mỗi cử tri đều có thể tìm thấy lợi ích của mình; từ những người công giáo được hứa hẹn “sẽ được tự do tế lễ và tự do giảng đạo” cho đến những người công nhân như nhìn thấy hình ảnh một “nền Cộng hòa rộng lượng”; hay những người chủ sở hữu tài sản với lời hứa “bảo vệ quyền sở hữu… là đảm bảo độc lập và tự do sở hữu, cơ sở không thể thiếu cho tự do công dân”; cũng như vậy với quân đội, nông dân…

          Đối thủ có trọng lượng nhất là tướng Cavaignac, người thuộc phe Cộng hòa ôn hòa. Ông là người được gắn liền với nền Cộng hòa, và là người “cứu vớt trật tự” trong cuộc đàn áp “Những ngày tháng Sáu”. Ông hi vọng có được sự ủng hộ của phe Bảo thủ nếu phe này không trao số phiếu của mình cho đối thủ của ông. Nhưng những ký ức về “Những ngày tháng Sáu” lấy mất của Cavaignac sự ủng hộ ở những thành phố có tầng lớp công nhân đông đảo.

          Điều này tạo cơ hội chiến thắng cho Ledru-Rollin, ứng cử viên của những người “miền núi”, những người Cộng hòa cấp tiến, và cơ hội cho Raspail, đại diện của Đảng Xã hội. Cuộc bầu cử ngày 10/12/1848 mang lại chiến thắng cho người cháu của Hoàng đế Bonaparte với 5,5 triệu phiếu bầu từ mọi miền của nước Pháp: Tư sản thủ cựu bầu cho người theo Đảng Trật tự Xã hội, đối thủ của nền Cộng hòa; nông dân với những kỷ niệm sống động về vị Hoàng đế trong quá khứ, công nhân do thất vọng với nền Cộng hòa đã bầu cho người mang cái tên gợi cho họ nhớ đến thời kỳ Cách mạng 1789.

          Những đối thủ của ông ta không chỉ thất bại mà còn hoàn toàn bị đè bẹp. Cavaignac, người đứng cao nhất cũng chỉ có 1,5 triệu phiếu bầu; Ledru-Rollin được 370.000 phiếu; Raspail được 36.000 phiếu và Lamartine, không phải là ứng cử viên được 17.000 phiếu.

          Được bầu theo phổ thông đầu phiếu, vị “Quân vương-Tổng thống” này liệu có làm như Thiers mong muốn, làm một tù binh của Đảng Trật tự Xã hội không? Trong một năm, người ta nghĩ là có thể.

          SERGE BERSTEIN
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2009 11:10:36 bởi lyenson >
          #5
            lyenson 20.06.2009 11:14:01 (permalink)
            Cuộc đảo chính tháng 10-1849
             
            Vào thời điểm Louis-Napoléon lên nắm quyền, Hiến pháp thừa nhận những đặc quyền nào cho Tổng thống? Tổng thống mới đắc cử là người nắm quyền hành pháp: Tổng thống có quân đội nhưng không thể điều hành nó nhân danh cá nhân; được quyền bổ nhiệm và bãi miễn các Bộ trưởng và viên chức, ký hiệp ước và tuyên bố chiến tranh, nhưng chỉ có thể thực thi những quyền hạn này nếu có sự đồng thuận của Quốc hội.
             
            Tổng thống chịu trách nhiệm về những hành vi của chính phủ của mình, nhưng trách nhiệm này không được thực thi trước Quốc hội và Quốc hội không thể lật đổ Tổng thống. Đổi lại, Tổng thống không thể can thiệp vào Quốc hội ngay cả khi có sự phản bội nghiêm trọng, không thể giải tán, đình hoãn hoạt động hay thu ngắn nhiệm kỳ hoạt động của Quốc hội. Trong trường hợp có sự phản bội nghiêm trọng, phải có sự thừa nhận của một tòa án tối cao.
             
            Một bản Hiến pháp như vậy làm cho quyền lực của hai cơ quan pháp quyền quá xa cách nhau, cơ quan hành pháp và lập pháp không có quyền can thiệp lẫn nhau. Điều đó có thể dẫn đến một tình huống nguy hiểm: trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn giữa hai cơ quan này thì giải pháp duy nhất là đảo chính và chúng ta sẽ còn nghe nói nhiều đến điều này trong sự tồn tại ngắn ngủi của nền Cộng hòa đệ Nhị. Tuy vậy, những tháng đầu tiên Tổng thống mới hành xử theo như lời hứa với Thiers.
             
            Tổng thống tỏ ra là người phục vụ ngoan ngoãn của Đảng Trật tự Xã hội. Ông hoàn toàn bị cách biệt. Ngoài một vài người thân cận như Persigny, ông không thể trông cậy vào bất cứ một lực lượng nào khác trong nước Pháp: không một lực lượng chính trị nào hỏi đến ông, hầu hết tất cả đều rất cảnh giác với ông, còn Đảng Trật tự Xã hội thì sử dụng ông.
             
            Quân đội lưỡng lự trong việc lựa chọn Cavaignac hay Changarnier, nếu danh tiếng của một vị quân vương gần gũi với quân lính và đội ngũ hạ sĩ quan thì giới quan chức đang mơ ước tạo lập sự nghiệp lại hoàn toàn không muốn gắn mình với một người có một vị trí mong manh như ông. Chính vì lẽ đó mà Louis-Napoléon tỏ ra thận trọng.
             
            Ông yêu cầu Ordilon Barrot - một người của chế độ Quân chủ tháng Bảy, người được đa số Quốc hội tin cậy - thành lập một bộ và bằng cách không can thiệp vào công việc của bộ, ông để Odilon Barrot điều hành. Vậy là khi đã lên được vị trí tối cao, ông kiên nhẫn chờ đợi thời cơ để mình có thể tồn tại ở vị trí đó vĩnh viễn trong lúc tạm nén những tham vọng của mình và để những nhân vật còn lại tự tìm hiểu nhau. Bằng chứng xác thực nhất cho chính sách của ông là cuộc viễn chinh Roma.
             
            Năm 1848, một cuộc cách mạng đã đuổi Giáo hoàng Pie IX ra khỏi giáo phận của ông. Giáo hoàng đã kêu gọi sự trợ giúp của các quốc gia Công giáo. Trong cuộc bầu cử, Louis-Napoléon đã cam kết chính thức với những người Công giáo thuộc Đảng Trật tự Xã hội rằng ông sẽ duy trì quyền thế tục của Giáo hoàng.
             
            Hơn nữa vị Quân vương - Tổng thống lo ngại rằng Áo sẽ nhân dịp này mượn cớ giành lại quyền thế tục của Giáo hoàng, sẽ can thiệp vào Italia và thiết lập tại đất nước này chế độ bảo hộ. Với hai lý do đó, ông đã quyết định cử sang Roma một đội quân viễn chinh do tướng Oudinot cầm đầu.
             
            Nhưng nhiều nghị sĩ tại Hội đồng lập hiến, vốn phản đối quyền thế tục đã tỏ ra phẫn nộ khi thấy Cộng hòa Pháp can thiệp chống lại Cộng hòa Italia. Để trấn an họ, Oudinot đã giải thích mục đích của cuộc viễn chinh là nhằm hòa giải những người Cộng hòa và Giáo hoàng. Tuy nhiên, những người Cộng hòa Italia đã đáp lại sự “hòa giải của Pháp” bằng quân đội. Với lý do nhằm bảo vệ danh dự quân đội Pháp, Louis-Napoléon đã gửi tới Oudinot một lá thư quân sự nói rằng Oudinot là đại diện cho những người bảo vệ sự vinh quang của Tổ quốc.
             
            Thật là một động thái tuyên truyền khéo léo mà những người công giáo của Quốc hội không thể không thừa nhận vì nó có lý lẽ chính đáng. Thêm nữa, cuộc bầu cử Quốc hội lập pháp ngày 13/5/1849 đã loại bỏ mọi lo lắng của Tổng thống về cuộc viễn chinh Roma: Đảng Trật tự Xã hội đã chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Ngày 3/7/1849, tướng Oudinot chiếm Roma. Bất chấp nhiều cố gắng của Louis-Napoléon nhằm hướng Giáo hoàng theo thế ôn hòa nhưng sự trở lại của Giáo hoàng Pie IX vẫn được dọn đường bằng cuộc trấn áp đầy bạo lực.
             
            Nhưng Louis-Napoléon còn có những mối lo khác. Chiến thắng của Đảng Trật tự Xã hội trong cuộc bầu cử Quốc hội đã đặt ông ở thế mặt đối mặt với những người thuộc Đảng này, những người đã bầu ông là ứng cử viên cho họ. Nhưng họ lại không đồng ý để ông cầm quyền lãnh đạo theo cách không phục vụ lợi ích của họ. Vì vậy, Tổng thống và đa số Quốc hội chỉ thống nhất do cùng lo ngại trước một mối nguy hiểm chung, đó là sự nổi dậy của dân chúng. Chừng nào mối nguy hiểm này qua đi thì họ sẽ tách rời nhau.
             
            Những cuộc bầu cử một mặt ghi nhận chiến thắng của Đảng Trật tự Xã hội, mặt khác đánh dấu những tiến bộ lớn của phe Cộng hòa cấp tiến, phe Dân chủ xã hội ủng hộ Ledru-Rollin. Những người này, do phản đối quyết liệt cuộc viễn chinh Roma, đã quyết định kêu gọi sự ủng hộ của quần chúng.
             
            Ngày 13-7-1849, một cuộc biểu tình đã diễn ra ở Paris. Những nhóm quân do Changarnier, người chỉ huy Vệ quốc quân điều khiển đã giải tán cuộc biểu tình và buộc Ledru-Rollin và các tướng “người miền núi” phải rời khỏi nước Pháp. Tổng thống và Quốc hội đã kết hợp thống nhất nhằm ngăn chặn mối nguy hiểm này: báo chí bị bịt miệng, các cuộc hội họp bị cấm đoán và Chính phủ đã nhận được những quyền lực ngoại lệ để đấu tranh chống lại những người Cộng hòa cấp tiến.
             
            Nếu Tổng thống và đa số Quốc hội nhất trí với nhau trong việc chống lại những người Cộng hòa để tiến hành cuộc viễn chinh Roma và sau đó là dẹp tan bạo loạn của dân chúng thì họ lại bất đồng với nhau trong nhận định về những sự việc này. Phe đa số trong Quốc hội tỏ rõ thái độ hài lòng, thỏa mãn (điều đó được tuyên truyền qua Thiers) về việc thiết lập chế độ chuyên chế tại Roma.
             
            Về phần mình, Tổng thống vì cho rằng “danh dự chính trị” của cuộc viễn chinh đã bị nhạo báng bởi các cuộc đàn áp nên đã gửi thông điệp đến Quốc hội để tỏ rõ ý kiến của mình. Nhưng Odile Barrot, do ngại sự phản đối của các Nghị sĩ nên đã từ chối đọc thông điệp đó trước Quốc hội. Louis-Napoléon nhân chuyện này đã thực hiện một hành động táo bạo: ông đã giải tán Bộ của Odile Barrot.
             
            Đây có thực là một cú táo bạo? Không đến mức như vậy! Tổng thống không phải không biết rằng Quốc hội vốn vẫn cho là Odile Barrot là người quá ôn hòa và không muốn nâng đỡ ông ta.
             
            Cú thực sự táo bạo nằm ở một hành động khác. Đó là việc lẽ ra thay Odile Barrot bằng một trong những thủ lĩnh của Đảng Trật tự Xã hội thì Tổng thống lại gọi đến một người ở vị trí thứ yếu, đó là tướng Hautpoul. Ngày 31/10/1849, Hautpoul (với sự trợ giúp đắc lực của một người đầy quỷ kế tên là Morny, em cùng mẹ khác cha của Tổng thống ) đã thành lập cho Tổng thống Bộ của những quan chức cấp cao.
             
            Từ đó, Tổng thống nền Cộng hòa thực sự điều hành theo một chính sách riêng của mình.
             
            SERGE BERSTEIN
            #6
              lyenson 20.06.2009 11:17:16 (permalink)
              Tổng thống của tầng lớp bình dân, Quốc hội của tầng lớp quí tộc

              Từ ngày Louis-Napoléon thành lập Bộ của những quan chức cấp cao tận tụy với mình (sau này còn thêm những người khác), thì hai đường lối chính trị được tạo ra tồn tại song song, đi theo hai đường hướng khác nhau và không có mục đích chung.

              Chính sách của Quốc hội là chính sách của phe cánh hữu, thực sự mang tính phản động nhằm mục tiêu bảo tồn phân cấp xã hội và buộc dân chúng phải phục tùng.

              Chính sách này đã làm tiền đề cho sự ra đời của hai bộ luật đặc trưng: Luật Falloux ngày 15/3/1850, theo đó tăng lữ được quyền tự do giảng dạy và nắm quyền kiểm soát cao nhất trong bộ máy giáo dục của nhà nước; và luật ngày 31/5/1850, để đáp lại việc bầu nhà tiểu thuyết Eugène Sue vào ghế nghị sĩ phe Xã hội, đã quyết định “sửa đổi hình thức phổ thông đầu phiếu”.

              Những người phản chính trị (những người thuộc cánh tả) và tất cả những ai không có một chỗ ở ổn định ít nhất trong ba năm (đa số là công nhân, thời đó họ thường xuyên phải thay đổi chỗ ở) sẽ không được tham gia bỏ phiếu.

              Tổng thống thông qua những biện pháp này mà không ngờ vực gì, tuy nhiên nhưng ông để Quốc hội gánh trách nhiệm và chịu tiếng không mang tính quần chúng từ việc ra hai bộ luật này. Thật vậy, chúng ta thấy rằng ông đã không sử dụng quyền được qui định trong hiến pháp theo đó ông có quyền cùng với các nghị sĩ thực hiện những thay đổi nhỏ với những luật quá phản động; ông cũng không sử dụng quyền đòi hỏi phải xem xét lại những luật này.

              Đó là bởi chính sách riêng của Quân vương - Tổng thống được đi theo một hướng hoàn toàn khác. Chính sách đó nhằm mục tiêu thiết lập trước hết trong nước một “đảng của Tổng thống” và sau đó buộc Đảng Trật tự Xã hội duy trì quyền lực của Tổng thống và Tổng thống sẽ không bị ngay lập tức bầu lại sau khi hết nhiệm kỳ 4 năm. Trong phạm vi nước Pháp, việc này không quá khó vì ông đi lại rất nhiều. Trong những lần đó ông không bỏ lỡ một dịp nào để nói trực tiếp với công chúng về sự quan tâm, lo lắng chân thành của ông đối với họ, không qua các Đại biểu quốc hội.

              Bằng cách đó, một hình ảnh mới về vị Tổng thống đã được dựng lên: một người gần gũi với quần chúng, quan tâm đến các vấn đề của họ, tách biệt với Quốc hội của những thân hào quyền thế vốn phản động và thù nghịch với mọi hoạt động của quần chúng. Tuy nhiên, Quốc hội cũng không non nớt đến nỗi không nhận ra chính sách đó.

              Nhưng để chống lại ông, họ lại không thể đưa ra một đề nghị thay thế do chính những mâu thuẫn nặng nề giữa các phe phái trong Đảng Trật tự Xã hội.

              SERGE BERSTEIN
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2009 11:20:43 bởi lyenson >
              #7
                lyenson 20.06.2009 11:24:42 (permalink)
                “Vương quyền đã được thiết lập!”

                Đa số thành viên Đảng Trật tự Xã hội đang bị ru ngủ trong sự an toàn giả tạo từ những lời đảm bảo của Tướng Changarnier, người được cử làm chỉ huy đội quân ở Paris và nắm giữ toàn bộ lực lượng quân sự của thủ đô. Vào thời gian Quốc hội Hợp hiến, ông đã không ngừng đề nghị cùng Quân vương thực hiện đảo chính tái thiết Vương quyền.

                Do vấp phải sự từ chối của Tổng thống, người lúc đó không muốn đồng loã với một nhân vật nhiều quyền lực và thiếu tin cẩn, nên Changarnier đã ra mặt chống lại Tổng thống và tuyên bố với đa số rằng ông đủ mạnh để một ngày hạ gục Louis-Bonaparte.

                Đầu năm 1851, ta có thể thấy rằng trong nước Pháp có một sự chia rẽ ý kiến nghiêm trọng, một bên cho rằng Tổng thống là người rất quần chúng, bên kia cho rằng ông ta bị cô lập về mặt chính trị. Tuy nhiên, đây sẽ là năm đánh dấu những ảnh hưởng qua lại giữa Tổng thống và Quốc hội. Và những mâu thuẫn đó sẽ kết thúc bằng cuộc đảo chính của Tổng thống, chính thức đặt dấu chấm hết cho một nền Cộng hòa mới được thử nghiệm.
                Sự có mặt của Tướng Changarnier đứng đầu các lực lượng quân sự ở thủ đô gây một mối nguy hiểm thường trực đến Tổng thống. Nhưng rất khó để thoát khỏi vị tướng-nghị sĩ hùng mạnh và vốn có sự ủng hộ mạnh mẽ từ đa số Nghị sĩ quốc hội này. Chính vì vậy, Louis-Napoléon đã hành động với một sự thận trọng mềm mỏng và nham hiểm. Ông chậm rãi rình những sai lầm của Changarnier, đợi cho đến lúc ông này tự vướng vào rắc rối để rồi sẽ thoát khỏi ông ta một cách an toàn.

                Tháng 10/1850, Quân vương-Tổng thống đi kiểm tra hàng ngũ duyệt binh ở trại Satory. Bộ trưởng chiến tranh, Tướng Hautpoul, đã thông báo rằng Tổng thống sẽ đón nhận với ân huệ chiếu cố sự tung hô của quân đội. Nhưng Changarnier đã ra lệnh cấm mọi lời tung hô đón tiếp với lí do trái nguyên tắc quân sự. Các sĩ quan dưới quyền, tuỳ vào việc nghe theo Hautpoul hay Changarnier đã cho phép hoặc cấm quân sĩ của mình tung hô đón tiếp Tổng thống. Ngày hôm đó người ta đã nghe thấy những tiếng hô “Napoléon muôn năm” và cả “Hoàng đế muôn năm!”.

                Sự đối đầu chính thức được mở ra giữa Tổng thống và Quốc hội.
                Changarnier chuẩn bị một âm mưu thực sự để lật đổ Tổng thống. Về phía mình, Tổng thống nghĩ đến việc cách chức Changarnier. Nhưng cuối cùng cả hai đều lưỡng lự. Tổng thống ra lệnh thuyên chuyển trợ lý của Changarnier, Tướng Neumayer, người đã ra lệnh cho binh sĩ không được tung hô chào đón Tổng thống. Changarnier phản ứng lại bằng một nhật lệnh trong đó ông viện dẫn rằng quân lệnh cấm binh sĩ có những hành động biểu tình.

                Tổng thống nuốt nỗi nhục này một cách bình tĩnh. Nhưng đầu năm 1851, ông ta đột nhiên ra lệnh cách chức Changarnier. Phe đa số trong Quốc hội mất quá nhiều thời gian để tìm ra cách trả đũa và ngập trong một biển lớn những cuộc tranh luận để rồi kết thúc bằng cách phản ứng không gì khác ngoài một bài phát biểu hùng hồn của Thiers: “Hiện nay nhà nước có chỉ hai quyền lực, quyền hành pháp và quyền lập pháp. Nếu Quốc hội nhường một bước ngày hôm nay […] thì chỉ còn một […] việc phải đến sẽ đến […] Vương quyền đã được thiết lập!”

                Vậy là Quốc hội đã chịu nhường bước. Rút gươm ra khỏi phe đa số tại Quốc hội, vị Quân vương - Tổng thống đã phó mặc họ tự khu xử.

                SERGE BERSTEIN
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2009 11:25:54 bởi lyenson >
                #8
                  lyenson 20.06.2009 11:28:57 (permalink)
                  “Tôi chỉ thấy một sự trì trệ”
                   
                  Tuy nhiên, vị Quân vương - Tổng thống dự tính giải quyết mâu thuẫn giữa ông và phe đa số trong Quốc hội một cách hòa bình. Có thể do ông nghĩ rằng mọi diễn biến xung quanh đều đang thuận lợi.
                   
                  Thật vậy, từ khắp đất nước đều có những dấu hiệu củng cố cho điều này: phe Dân chủ - Xã hội, Cộng hòa cấp tiến không ngừng đạt được những tiến bộ trong chiến dịch bầu cử bất chấp những cố gắng của các Tỉnh trưởng vốn được trang bị những đặc quyền qui định từ những bộ luật năm 1849.
                   
                  Khẩu hiệu và tuyên truyền rộng khắp đã giúp họ giành kết quả trong những chiến dịch tranh cử, giống như chiến dịch tranh cử đã mang lại đa số ghế trong Quốc hội lập hiến cho Đảng Trật tự Xã hội năm 1849. Và sẽ là hợp lý khi cho rằng chiến dịch bầu cử năm 1852 này sẽ mang lại cho họ đa số trong Quốc hội dù rằng luật phổ thông đầu phiếu chặt chẽ hơn. Như vậy, mọi thành tựu của Đảng Trật tự Xã hội từ năm 1848 có nguy cơ sẽ bị xem xét lại.
                   
                  Lo lắng như vậy nên vị Quân vương-Tổng thống hành động một cách khéo léo. Nếu chiến dịch bầu cử có nguy cơ đảo lộn phe đa số trong Quốc hội thì theo qui định của Hiến pháp, ông sẽ phải kết thúc nhiệm kỳ của mình mà không thể tái tranh cử. Vậy phải tránh nguy cơ nào? Hiểu rất rõ điều này và ý thức được vị thế của mình trong lòng người dân Pháp nên Louis-Napoléon tuyên bố rằng để trật tự được duy trì trong khi diễn ra cuộc bầu cử vào năm 1852, Quốc hội hủy bỏ điều lệ hiến pháp qui định Tổng thống không được tái tranh cử trước thời hạn 4 năm.
                   
                  Nhưng sẽ không có gì được hợp pháp khi không được Quốc hội thông qua. Ngay trong Quốc hội, nhiều người thuộc phe đa số dù không có cảm tình đặc biệt gì với Louis - Napoléon cũng thừa nhận rằng đòi hỏi của ông không phải không có lý. Hơn nữa, Tổng thống không chỉ dừng lại ở việc nói lý lẽ mà ông còn sử dụng cả biện pháp đe dọa. Nếu Quốc hội không chịu khuất phục, ông có thể sẽ kêu gọi sự ủng hộ của dân chúng.
                   
                  Trong bài diễn văn tại Lyon vào tháng 6-1851, ông đã đập tan chính sách phản động của Quốc hội: “Từ ba năm nay, người ta có thể nhận thấy rằng tôi chỉ đứng hàng thứ yếu mỗi khi phải tổ chức trấn áp ổn định trật tự bằng các phương pháp đàn áp bạo lực. Nhưng mỗi khi tôi muốn làm điều tốt đẹp, thực hiện thuế đất, áp dụng những giải pháp để cải thiện số phận người dân thì tôi chỉ gặp phải một sự trì trệ”.
                   
                  Và khi nói bóng gió đến cuộc tranh luận tới của Quốc hội về việc sửa đổi Hiến pháp, ông đã kết luận bằng lời đe dọa rõ ràng: “Nếu người dân Pháp nhận thấy rằng người ta không có quyền quyết định số phận của họ mà không tính đến họ thì chỉ cần nói ra điều đó; tôi có đủ dũng cảm và nghị lực dành cho họ”.
                   
                  Nhưng để sửa đổi Hiến pháp có hiệu lực cần có sự đồng ý của ba phần tư Đại biểu quốc hội, cho dù họ đồng ý vì sợ hãi hay do thực sự tin tưởng. Ngày 19-7-1851, khi kiểm phiếu, có 446 Nghị sĩ đồng ý sửa đổi, 278 phản đối. Như vậy còn thiếu 100 phiếu thuận nữa để có đa số. Louis - Napoléon đã sẵn sàng thực hiện cuộc đảo chính.
                   
                  SERGE BERSTEIN
                  #9
                    lyenson 20.06.2009 11:34:12 (permalink)
                    Một Tổng thống dân chủ, một Quốc hội phản động?

                    Để thực hiện cuộc đảo chính như trù tính, Tổng thống có thể sử dụng vô số kinh nghiệm về mưu phản mà ông tích luỹ được trong suốt thời tuổi trẻ của mình. Ông biết rõ rằng không được xem nhẹ bất cứ yếu tố chuẩn bị nào, cả về quân sự cũng như tâm lí.

                    Sau khi Quốc hội từ chối thông qua sửa đổi Hiến pháp, không còn ai nghi ngờ khả năng Tổng thống sẽ kêu gọi sự ủng hộ của dân chúng nhưng Quốc hội vẫn không có khả năng thoát khỏi sự ì trệ của mình.

                    Vả lại nếu muốn thì họ sẽ dựa vào đâu? Vào dân chúng chăng? chính sách phản động của họ đã đẩy họ xa rời dân chúng. Hơn nữa, Louis - Napoléon, sau khi để họ tự khôi phục lại đã dùng mọi cố gắng để cắt đứt mối quan hệ của Quốc hội với dân chúng và không bỏ lỡ cơ hội nào để làm mất uy tín của các Nghị sĩ quốc hội.

                    Tháng 10-1851, Quân vương - Tổng thống đã đề nghị Quốc hội bãi bỏ luật ngày 31 tháng 5 năm 1850, nghĩa là khôi phục lại quyền bầu cử cho tất cả mọi người dân. Dù nhận thức được tình hình nhưng Quốc hội vẫn không thể xoay chuyển gì được. Và ngày 12/12, chỉ với 7 phiếu đa số, họ đã từ chối bãi bỏ luật này.

                    Với người dân cả nước, sự thể đã rõ ràng: Tổng thống là người dân chủ và Quốc hội thì phản động. Quốc hội liệu chí ít cũng có thể nhờ cậy vào quân đội, người bảo vệ trung thành truyền thống của bộ máy cầm quyền? Changarnier tuyên bố rằng ông ta có thể dẫn dắt quân đội đến bất kỳ đâu mà ông ta muốn. Nhưng Quốc hội bắt đầu nghi ngờ những lời khoác lác của ông ta.

                    Tháng 11-1851, Quốc hội thảo luận dự thảo luật theo đó cho phép Chủ tịch quốc hội quyền triệu tập quân đội trong trường hợp cần thiết. Một dự thảo luật gây nguy hiểm cho Tổng thống đến mức mà ông đã trù tính phải thúc đẩy nhanh mọi việc trong trường hợp dự thảo luật này được thông qua. Thorigny, Bộ trưởng thân cận Tổng thống không lưỡng lự cảnh báo với Quốc hội rằng Chính phủ của ông đã “sẵn sàng cho bất cứ việc gì”.

                    Lời đe dọa này đã phát huy tác dụng. Quốc hội do quá lo sợ một cuộc chính biến sẽ xảy ra ngay tức thì nên đành hủy bỏ dự thảo luật và như vậy tự tước bỏ biện pháp bảo vệ chính mình. Khi Quốc hội làm những việc chứng tỏ sự bất lực của mình thì Tổng thống tiến hành chuẩn bị cho cuộc đảo chính.

                    Ông sử dụng vị trí “nhạc trưởng” đối với người anh em cùng cha khác mẹ của mình, Bá tước Morny, một người nổi tiếng là máu lạnh và thẳng tay. Tập hợp quanh ông ta là một bộ tham mưu mà thành phần không thể thiếu là Persigny, Rouher, người tỉnh Orléan vốn thân cận với Quân vương và nắm nhiều vị trí trong bộ và cảnh sát trưởng Cartier.

                    Thêm vào những nhân vật ít mang tính đại diện đó cần phải có những người chủ chốt. Tổng thống không phải không biết rằng một số đông thành viên Đảng Trật tự Xã hội sẽ liên kết với ông nếu cuộc đảo chính thành công. Nhưng ông chỉ có thể dùng đến họ để hoàn tất cuộc chính biến mà thôi.

                    Điều mà ông cần đó là những người của quân đội. Trong năm 1851, Tổng thống đã tìm kiếm những người này và đặt họ vào những vị trí chủ chốt. Đó là Magnan, một trong những người đồng mưu cũ của ông trong sự kiện Boulogne trước đây, một sĩ quan nghèo túng và nợ chồng chất, được giao việc chỉ huy quân đội ở Paris.

                    Tướng De Saint-Arnaud, người vừa ghi dấu ở Châu Phi, người nổi tiếng là sẵn sàng thực hiện mọi phiêu lưu để thành công, được giao chức Bộ trưởng chiến tranh. Mọi nhân tố đã được sắp đặt sẵn sàng. Ngày 2-12-1851, kỉ niệm ngày lên ngôi của Napoléon đệ Nhất và kỉ niệm chiến thắng Austerlitz, Quân vương - Tổng thống sẽ chuyển sang bước thực hiện đảo chính.

                    SERGE BERSTEIN
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2009 11:35:18 bởi lyenson >
                    #10
                      lyenson 20.06.2009 11:39:17 (permalink)
                      Cuộc đảo chính ngày 2-9-1851

                      Tối ngày 2-12, Tổng thống tổ chức một buổi tiệc long trọng tại Điện Élysée. Khoảng 11 giờ đêm, ông rút vào phòng làm việc của mình và gặp gỡ những người đồng mưu chủ chốt. Tại đây, mỗi người xem xét lại những việc mình phải làm trong cuộc đảo chính.

                      Khoảng nửa đêm, Maupas, cảnh sát trưởng mới đã cho bắt 78 nhân vật được cho là có thể là những người chủ chốt kháng trả cuộc đảo chính: Tướng Changarnier và Cavaignac, Nghị sĩ Thiers có mặt trong số đó. Khắp Paris, người ta cho dán áp-phích báo cho dân chúng biết Louis-Napoléon thực hiện cuộc đảo chính chủ yếu nhằm chống lại một Quốc hội không thuộc về người dân:

                      “Nhân danh dân chúng Pháp, Tổng thống ra sắc lệnh:

                      Điều 1. - Giải tán Quốc hội.
                      Điều 2. - Thiết lập lại hình thức bầu cử phổ thông đầu phiếu. Bãi bỏ luật 31/5.
                      Điều 3. - Toàn bộ người dân Pháp được triệu tập đến các đại hội tuyển cử từ ngày 14 đến 21 tháng Mười hai tới”.

                      Người dân Paris đón nhận tin về cuộc đảo chính không một chút xúc động. Họ thậm chí còn biểu lộ sự hài lòng khi biết rằng một vài Nghị sĩ tham gia cuộc đàn áp Những ngày tháng Sáu đã bị bắt giam. Một vài kháng cự lẻ tẻ của nghị sĩ Cộng hòa không kéo dài được bao lâu, người dân từ chối tham chiến cho một nền Cộng hòa vốn đã trở nên xa lạ với họ từ sự kiện Những ngày tháng Sáu.

                      Hơn nữa, ngày 4-12, trên một số đại lộ, quân đội đã bắn vào đám đông khi thấy xuất hiện những tiếng kêu chống đối. Phản ứng mạnh mẽ này tương phản rõ rệt với thái độ bị động của người dân Paris đến mức người ta tự hỏi liệu đây có phải là một hành động hăm dọa do Morny quyết định một cách lạnh lùng để trấn áp mọi phản kháng có thể xảy ra tiếp theo. Tại các tỉnh, một số phong trào phản kháng diễn ra mạnh và nguy hiểm hơn tại vùng núi Massif Central và vùng Tây Nam. Tại những nơi đó, quân đội cũng lập tức trấn áp.

                      Ngày 21-12-1851, theo hình thức phổ thông đầu phiếu, người dân đã bỏ phiếu thừa nhận cuộc đảo chính với 7,5 triệu phiếu thuận, 650000 phiếu chống, và từ đó trao quyền thành lập Hiến pháp mới cho Tổng thống. Hiến pháp này đảm bảo cho Louis-Napoléon Bonaparte, Tổng thống trong 10 năm, có quyền lực thực sự và ngay sau đó, ông chỉ việc thay cách gọi Tổng thống bằng Hoàng đế để bản Hiến pháp đó trở thành bản Hiến pháp của Đế chế II.

                      Ngày 2-12 đánh dấu nền Cộng hòa đệ Nhị bị chính vị Tổng thống Cộng hòa đầu tiên bóp nghẹt! Trong suốt cuộc đọ sức giữa ông và những người được bầu là đại diện dân tộc, Tổng thống luôn thể hiện là người được bầu ra qua hình thức phổ thông đầu phiếu ngày 10-12-1848, chủ yếu là nhờ vào danh phận của ông, để rồi một năm sau đó ông làm phân tán hơn 700 Nghị sĩ Quốc hội. Hai mươi năm sau, những nhà sáng lập nền Cộng hòa đệ Tam vẫn sẽ còn rút ra từ kinh nghiệm này bài học về sự thận trọng sâu sắc trong bầu cử Tổng thống theo hình thức phổ thông đầu phiếu và trong việc chọn Tổng thống là người do giới quí tộc thế bầu ra.

                      Nhưng nếu nền Cộng hòa đệ Nhị đã phải chịu khuất phục trước vị Tổng thống của mình, người được củng cố sức mạnh hơn nữa qua phổ thông đầu phiếu thì nó lại bị diệt vong do chính những lỗi lầm nội tại. Ngay từ cuộc Cách mạng tháng Hai, nó đã cho thấy sự bất tin của nền Cộng hòa vào dân chúng lớn đến mức nào.

                      Khi thực hiện cuộc tàn sát Những ngày tháng Sáu, nền Cộng hòa đã đã chính thức tự cắt đứt mối liên hệ với quần chúng, mà đó lại là chỗ dựa vững chắc cơ bản cho chế độ Cộng hòa. Từ đó trở đi, nền Cộng hòa bị phó mặc cho một kẻ tham vọng. Sự ngẫu nhiên muốn rằng con người này, vốn là người thừa kế của dòng họ trị vì sẽ được bầu làm Tổng thống nhờ vào ân huệ của một trong những đảng phái mạnh nhất.

                      Nhưng Tổng thống, người không khéo léo, không nổi tiếng và không được dân chúng biết đến nhiều như một Changarnier hay một Cavaignac lại không đời nào bỏ lỡ cơ hội giành lấy một nền Cộng hòa không có khả năng phòng vệ. Thêm nữa, trong mọi tình huống, nhân dân, lực lượng duy nhất có thể chống lại quân đội lại không cảm thấy có liên quan đến những tính toán lợi lộc đang gây đối đầu giữa những kẻ gây ra cuộc đàn áp Những ngày tháng Sáu.

                      SERGE BERSTEIN
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2009 11:40:29 bởi lyenson >
                      #11
                        lyenson 20.06.2009 11:44:14 (permalink)
                        Ngài Thiers, tổng thống nghịch lý cho nền cộng hòa lâm thời
                         
                        Ngày 17-2-1871, tại Nhà hát lớn của Bordeaux, trang trí theo phong cách thế kỉ XVIII, Quốc hội, mới được bầu ra trước đó ít ngày trong hoàn cảnh nước Pháp bị quân Phổ chiếm đóng đã bầu Adolphe Thiers là “người đứng đầu cơ quan hành pháp của Cộng hòa Pháp”.
                         
                        Do các Nghị sĩ Cộng hòa tại Paris thành lập ngày 4-9-1870 tiếp sau tuyên bố thất thủ tại Sedan và tuyên bố cầm tù Napoléon III, nền Cộng hòa lúc đó chỉ là một chế độ lâm thời. Ngày 31-8 cùng năm, theo yêu cầu của Thiers, Quốc hội đã trao cho ông danh hiệu “Tổng thống nước Cộng hòa” thay vì cách gọi “Trưởng phụ trách hay Người đứng đầu” (cách gọi mà theo ông là không xứng đáng với vị trí của ông vì nó giống cách gọi dành cho người bếp trưởng).
                         
                        Xét về hình thức, mọi việc có vẻ rõ ràng. Nhưng trong thực tế thì vẫn còn đầy những điểm mập mờ, nước đôi. Nước Cộng hòa chỉ là cái tên tạm thời cho một thể chế chưa định hình. Cuộc bầu cử tháng 2-1871 diễn ra xung quanh sự lựa chọn chủ hòa hay chủ chiến. Cử tri đã lựa chọn chủ yếu những người theo phái Bảo hoàng hoặc phái Bonaparte, những người chủ hòa và gạt bỏ những người phái Cộng hòa mà một bộ phận nhỏ do Gambetta đứng đầu bảo vệ đến cùng chính sách chủ chiến.
                         
                        Trong hoàn cảnh ra đời như vậy, đa số Quốc hội là phe bảo hoàng, những người chỉ có duy nhất một suy nghĩ là khôi phục chế độ Quân chủ và Adolphe Thiers được coi là một người trung thành của những hoàng tử Orléans. Tuy vậy, Quốc hội quân chủ này, phần lớn nhờ vào những động thái của cá nhân Adolphe Thiers lại sẽ xây dựng được một chế độ Cộng hòa ổn định nhất kể từ trước tới thời điểm đó, một chế độ mà tuổi thọ đáng kể của nó đã đáng được coi như một ngoại lệ thực sự của nước Pháp kể từ khi chế độ Quân chủ chuyên chế sụp đổ.
                         
                        Một quá khứ quân chủ
                         
                        Tháng 9-1821, Adolphe Thiers, một luật sư 24 tuổi đã “khăn gói” lên Paris tạo lập sự nghiệp. Vốn là đứa con ngoài giá thú trong một gia đình tiểu tư sản, từ bé Thiers đã mang nặng mặc cảm về thân phận mình trong một xã hội quí tộc thời Phục hưng. Anh đã có được một học bổng cho phép theo đuổi con đường học hành.
                         
                        Khi đến Paris, anh nhận thấy rằng con đường duy nhất có thể dẫn anh đến thành công là chính trường, trong hàng ngũ những người thuộc Đảng Tự do, một đảng mang đậm dấu ấn những tư tưởng thời cách mạng 1789 đang đấu tranh chống lại sự phục hưng chế độ Quân chủ và bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản. Khi còn làm báo, anh đã là biên tập viên tờ Constitutionnel (Lập hiến) và đã tạo lập danh tiếng của mình trong giới tự do khi cho xuất bản cuốn Lịch sử Cách mạng Pháp năm 1827.
                         
                        Năm 1830, dưới sự che chở của Talleyrand, cùng với Carrel và Mignet, Thiers đã thành lập tờ Le National (Quốc gia) tuyên truyền cho Công tước Orléans, anh họ của vua Charles X, người làm ra vẻ một hoàng tử tư sản chấp nhận di sản thời Cách mạng. Thiers giữ vị trí chủ chốt trong cuộc cách mạng 1830.
                         
                        Đầu tiên, ông đã thảo lời phản đối của báo giới Paris chống lại những mệnh lệnh của phe Bảo hoàng đòi xem xét lại các quyền tự do qui định trong Hiến chương năm 1815, đòi giải tán Nghị viện, tước bỏ quyền bầu cử của tầng lớp tư sản buôn bán. Tiếp theo ông vận động cho việc cử Công tước Orléans làm Quan phụ chính và sau lên ngôi dưới tên Louis-Philippe đệ Nhất.
                         
                        Dưới thời Quân chủ tháng Bảy, Thiers là một nhân vật quan trọng hàng đầu. Cố vấn chính phủ, Nghị sĩ vùng Aix-en-Provence, ngay sau đó là Phó tổng trưởng phụ trách tài chính và là Bộ trưởng Bộ Nội vụ năm 1832 và từ năm 1834 đến 1836 đó là những chức vụ mà khi đảm nhiệm ông luôn đảm bảo theo sát cả phe Cộng hòa lẫn phe chính thống.
                         
                        Năm 1836 ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; năm 1840, ông đã bị mất quyền do có chính sách hiếu chiến với Anh quốc, một đối thủ cạnh tranh của Pháp tại Ai Cập. Vua và các Nghị sĩ đã lo lắng về chính sách hiếu chiến này. Hơn nữa, Louis-Philippe, do rất hám quyền lực không thể chấp nhận Thiers, người mang học thuyết hình thành thời Phục hưng chủ trương “vua lên ngôi nhưng không thực thống trị”.
                         
                        Và vì vậy, từ năm 1840 đến 1848, dưới danh nghĩa điều hành của Thống chế Soult, người gọi Thiers là “một tên quèn”, chính là Guizot đã điều hành đất nước cùng với sự kết hợp hoàn hảo của nhà vua, người vốn có đồng quan điểm chính trị với ông. Tuy nhiên, Thiers cố nén giận và nuôi mối hận với Louis-Philippe và Guizot.
                         
                        Một thời gian sau, ông mới trả thù: Ngày 23-2-1848, khi cuộc nổi dậy lan khắp Paris, Louis-Philippe đã đề nghị Thiers giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và chấp nhận, dù không, muốn việc bổ nhiệm những Bộ trưởng khác theo ý của Thiers. Tuy nhiên, nhà vua đã từ chối bản kế hoạch của Thiers mà sau này đã được Thiers dùng lại vào năm 1871: cho quân đội và cơ quan quyền lực công sơ tán khỏi Paris, trao thủ đô cho phía nổi dậy để sau đó chiếm lại bằng quân đội và để tránh cạm bẫy của công sự mà quân nổi dậy dựng lên trên đường phố. Sự thoái vị của nhà vua đã lấy đi quyền lực có được muộn màng của Thiers. Nhưng sự nghiệp chính trị của ông vẫn còn rất dài.
                         
                        SERGE BERSTEIN
                        #12
                          lyenson 20.06.2009 11:48:03 (permalink)
                          Đàm phán khó khăn với nước Đức chiến thắng

                          Nền Cộng hòa đệ Nhị được thành lập, những biến động xã hội trong những tuần đầu tiên tạo cơ hội cho Thiers trở lại vị trí hàng đầu trên chính trường. Sau việc đàn áp đẫm máu những cuộc biểu tình Những ngày tháng Sáu, ông trở thành một trong những người có uy quyền nhất của Ủy ban đường phố ở tỉnh Poitiers, nơi có mặt những thủ lĩnh của Đảng Trật tự Xã hội.

                          Ông thuộc hàng ngũ những người bảo thủ chống lại nền Cộng hòa xã hội và giữ vai trò chủ chốt trong việc lựa chọn Louis-Napoléon Bonaparte làm ứng cử viên của Đảng Trật tự Xã hội vào ghế Tổng thống nước Cộng hòa.

                          Ông đã nghĩ rằng sự non yếu của vị quân vương này sẽ tạo điều kiện dễ dàng để biến ông ta trở thành món đồ chơi trong tay mình. Nhưng ông đã phải nhanh chóng xuống nước. Ngay từ cuối năm 1849, ông đã cắt đứt quan hệ và trở thành đối đầu với Tổng thống. Sự chống đối này mạnh đến mức vào cuộc đảo chính năm 1851, ông đã bị bắt và phải lưu vong tại Thụy Sĩ.

                          Nhờ có lệnh ân xá, ông đã được trở lại nước Pháp và không tham gia đời sống chính trị cho đến năm 1863, khi ông được bầu là đại biểu quốc hội của phe đối lập tự do tại Paris. Một năm sau đó, ông đọc trước bộ máy lập pháp bài phát biểu gây tiếng vang lẫy lừng về “những quyền tự do thiết yếu” và nó đã trở thành Hiến chương của chủ nghĩa tự do chống lại chủ nghĩa độc tài quân phiệt Bonaparte.

                          Sau sự việc này, ông đã tập hợp được sau mình những người theo chủ nghĩa quân chủ và những người Cộng hòa trung lập. Là người phản đối quyết liệt đường lối chính sách của vương triều, ông đã phê phán không thương tiếc chính sách đối ngoại của Napoléon III. Ông lên án cuộc viễn chinh Mexico, chống lại việc ủng hộ quân Phổ trong cuộc chiến Áo-Phổ và nhất là việc tuyên chiến với quân Phổ năm 1870.

                          Sự phản đối cuối cùng này đã tạo nên những làn sóng hận thù dồn dập đổ lên người ông trong không khí sô-vanh  sục sôi vào thời gian đó tại Pháp. Ba tuần sau, thất bại tại Sedan đã tạo lý lẽ hậu nghiệm cho ông. Được đánh giá là nhà tiên tri trên chính trường, sự sáng suốt và đầu óc thực tế của ông được xem như phẩm chất của một nhà lãnh đạo có năng lực, tháng 2/1871, ông được 26 tỉnh bầu làm Đại biểu tại Quốc hội và chỉ vài ngày sau đó là Tổng thống của nước Cộng hòa lâm thời thành lập ngày 4/9 tại Paris.

                          Cách thức mà Thiers chủ trương lãnh đạo đất nước gây những lo ngại đầu tiên cho những đại biểu quân chủ trong Quốc hội và họ đặt câu hỏi về quan điểm chính trị thực sự của Thiers. Họ đã ngạc nhiên khi nhận thấy rằng rất nhiều các Bộ trưởng là người của phe Cộng hòa (Jules Favre, Jules Simon và Ernest Picard), đó là chưa kể đến 2 sĩ quan thuộc bộ Chiến tranh và Hải quân cũng là những người theo tư tưởng Cộng hòa.

                          Phe đa số của Quốc hội chỉ cảm thấy thực sự được đại diện qua sự có mặt của Nam tước Larcy, liệu hai người vùng Orléans liệu có thể được coi là những người bảo hoàng không khi họ được nhận xét là trung thành với Thiers hơn là với những hoàng tử Orléans? Có phải Bộ trưởng tài chính Pouyer-Quertier được đánh giá là có khả năng trở thành người Cộng hòa dưới chế độ Cộng hòa hoặc người quân chủ dưới chế độ Quân chủ hơn là một người theo Bonaparte? Quốc hội nhăn trán suy nghĩ, nhưng làm gì để chống lại Thiers khi ông chính là người đang rời Bordeaux để đi đàm phán hòa bình với Hoàng tử của Bismarck?

                          Thật vậy, những cuộc thương thuyết đã bắt đầu từ ngày 21-2. Dù có mặt Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Jules Favre, Thiers vẫn là người trực tiếp đàm phán. Từng bước và bướng bỉnh, dù biết rằng mình không có phương thức gì để chống lại kẻ chiến thắng, ông vẫn cố gắng nhân nhượng ít nhất có thể được.

                          Ông biết rằng Alsace đã mất rồi thì trận đánh ở Metz chỉ là tượng trưng. Mọi cố gắng nỗ lực đàm phán sẽ dành cho Belfort, tỉnh chỉ bị mất sau đình chiến và người dân Pháp nhìn đó như một biểu tượng cho ý chí chiến đấu của dân tộc. Nhưng cố gắng chủ yếu vẫn là về vấn đề bồi thường chiến tranh. Vốn là nhà tư sản dè xẻn, ông đấu tranh để có thể giảm thiểu khoản bồi thường này với lí lẽ rất đặc trưng của mình: “Các tỉnh đã mất chúng ta có thể giành lại lúc này hay lúc khác nhưng hàng tỷ quan ra đi sẽ không bao giờ trở lại”.

                          Về hai điểm này, đối với người Pháp thì chẳng gì gây mất mát lớn bằng việc mất Alsace Lorraine nhưng đối với Thiers thì điểm đàm phán thứ hai là quan trọng nhất. Thiers có thể khoe khoang là đã đạt được thành công trong đàm phán; để đổi lấy sự hài lòng của quân Phổ được tiến vào Paris trong vài giờ, Bismarck đã để lại Belfort: đối với ông trận chiến sẽ chẳng có nghĩa lí gì nếu để lỡ cơ hội được thấy người dân Paris cảm thấy thế nào khi đối mặt với thực tế này?

                          Số tiền bồi thường được rút từ 6 tỷ theo mức đề nghị của Bismarck xuống còn 5 tỷ. Khi đó, Thiers nhận được lời đảm bảo của Chủ ngân hàng Alphonse de Rosthschild rằng nước Pháp hoàn toàn có thể trả khoản tiền này nếu Nhà nước phát hành công trái. Còn đối với những điều khoản khác thì Thiers chấp nhận một cách không thoải mái: quân Phổ sẽ ở lại Pháp cho đến khi khoản bồi thường được thanh toán hết (nhiều nhất là 5 năm), ông định tính sao cho việc này kết thúc nhanh nhất có thể được; còn vấn đề Alsace-Lorraine, đó là cái giá của một cuộc chiến tranh mà việc phát động và thất bại đều do những người khác chịu trách nhiệm chứ không phải ông.

                          Khi đặt chân đến Bordeaux để đàm phán sáng ngày 28-2, Thiers chỉ có một suy nghĩ: kí kết được hiệp ước hòa bình với quân Phổ nhanh nhất có thể vì ông cho rằng nền hòa bình này là điều tốt nhất mà nước Pháp có thể hi vọng. Với những Đại biểu quốc hội của Alsace và Lorraine phản đối việc thỏa hiệp “đáng xấu hổ” này, Thiers phản bác lại: “Nếu có ai đó phải cảm thấy xấu hổ thì đó chính là những người của tất cả các thời kỳ từ trước tới nay, ở mọi tầng lớp đã phạm những sai lầm dẫn đến tình trạng này”.

                          Người ta không thể thoát khỏi trách nhiệm một cách hay hơn: Thiers thuận theo thoả ước này vì ông cho rằng người ta không thể qui trách nhiệm cho ông được. Còn lại sự phản đối của những người Cộng hòa không nhân nhượng, ông Gambetta  nóng nẩy, ông Hugo có tài hùng biện, ông Edgar Quinet  liêm khiết, họ cũng không phải chịu trách nhiệm hơn Thiers về thất bại trước quân Phổ nhưng cũng không chấp nhận thoả hiệp của Thiers.

                          Đây là một lời kêu gọi hãy sáng suốt và thận trọng trước những kẻ “mị dân”, được nhìn nhận từ phe Bảo thủ trong Quốc hội: “Làm sao các ngài dám nói đến lòng tự trọng trước những người dân này? Sự thật là họ cũng tự trọng không kém các ngài nhưng họ biết đặt nó sang bên để không mạo hiểm mất nước chỉ vì cố bảo vệ cái tính quần chúng sai lầm mà các ngài đang xun xoe ca ngợi ở đây (…Các ngài hãy nghe sự thật; nếu các ngài không muốn nghe và không muốn tin, các ngài có thể ca ngợi tương lai của đất nước nhưng chỉ là vô ích; các ngài sẽ mất nước ngay vào thời điểm mà các ngài đang ca ngợi nó!”).

                          Quốc hội lắng nghe Thiers và chấp nhận kế hoạch của ông: các Nghị sĩ của Alsace và Lorraine rời phòng họp và thật có lợi cho Thiers vì Gambetta, người đại diện cho vùng Bas-Rhin cũng ra đi cùng họ và mang cùng với ông ra khỏi Quốc hội sự phản đối mạnh mẽ chính sách mà Tổng thống đang theo đuổi cùng với sự ủng hộ của Quốc hội. Theo gương Gambetta, những Nghị sĩ phe Cực tả cũng từ chức.

                          Thiers ngày càng nhận thấy rằng không ở đâu để phát huy tốt những kế hoạch của ông hơn là một chính thể Cộng hòa. Còn hơn cả với thể chế Quân chủ, chế độ Cộng hòa có thể thỏa mãn cơn khát quyền lực của ông, với điều kiện là nền Cộng hòa đó không bị phe cánh tả thao túng. Được những người ôn hòa ủng hộ, Thiers mơ ước tái lập nền Cộng hòa năm 1848 như của Đảng Trật tự Xã hội, tất nhiên lần này nhất quyết không để xuất hiện một Bonaparte mới nữa. So với trước đây, ông cũng sẽ phải thực hiện việc đàn áp như sự kiện Những ngày tháng Sáu và sẽ phải đàn áp cuộc nổi dậy của dân chúng: ngày 18/3/1871 nổ ra cuộc nổi dậy của Công xã.

                          SERGE BERSTEIN
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2009 11:49:18 bởi lyenson >
                          #13
                            lyenson 20.06.2009 11:52:43 (permalink)
                            “Lời nói của một người chính trực”: hiệp ước Bordeaux
                            Vào thời điểm xảy ra cuộc nổi dậy, người “đứng đầu cơ quan hành pháp” vừa được đảm bảo về sự ủng hộ của một Quốc hội lúc đó đang quan tâm đến vấn đề chọn hình thái chính trị nào. Câu hỏi đầu tiên đặt ra là các cơ quan quyền lực sẽ được đặt ở đâu; Louis Blanc , người theo phe Xã hội đề nghị chuyển Quốc hội về Paris.
                             
                            Nhưng đề nghị này ngay lập tức bị bác bỏ vì Quốc hội sợ rằng như vậy chẳng khác gì phó mặc số phận của mình cho những cuộc bạo động của dân chúng và luôn phải chịu sức ép đó như những Quốc hội cách mạng trước đây. Đó là điều gây sợ hãi cho những nhà bảo thủ vùng nông thôn lúc đó đang chiếm đa số trong Quốc hội.
                             
                            Họ muốn chuyển đến một thành phố cách xa Paris và sẽ xây dựng tại đó thủ đô mới, một thủ đô không còn bóng dáng những chiến luỹ trên đường phố của những cuộc nổi dậy, nó sẽ nằm ở trung tâm của nước Pháp nông nghiệp và quân chủ: Bourges, Orléans hoặc ít ra là ở Fontainebleau.
                             
                            Nhưng Thiers nhìn thấy ở đó mối hiểm họa: tách khỏi dân chúng Paris, đồng nghĩa với việc khuyến khích sự phát triển phong trào ly khai của dân thành thị, từ đó sẽ nảy sinh một thế lực cách mạng mới cạnh tranh do các Nghị sĩ Cộng hòa mới từ chức tại Quốc hội hậu thuẫn. Thiers đã thành công trong việc áp đặt cho Quốc hội một giải pháp trung hạn: dời về Versailles để vừa có thể rút lui an toàn khi có nổi dậy vừa không mất Paris, điều đương nhiên làm các nhà Cộng hòa an tâm.
                             
                            Một vấn đề khác mà Thiers còn dè dặt, đó là chọn hình thái chính trị nào cho chế độ mới? Ông không đủ tự tin để một lần nữa đối chọi với phe đa số trong Quốc hội; việc tổ chức cơ cấu lại bộ máy nhà nước được đặt ra một cách cấp bách và cần phải tránh sao cho đa số Quốc hội thúc ép ông tái lập chế độ Quân chủ, bởi vì như vậy sẽ buộc ông phải tự lộ mình trước thời điểm dự tính của ông.
                             
                            Vì vậy, trước khi rời Bordeaux về Versailles, ông đã đề nghị Quốc hội điều mà người ta gọi là “Hiệp định Bordeaux”: “Chúng tôi sẽ chỉ quan tâm đến việc tổ chức lại đất nước… Khi đất nước đã được tổ chức ổn định rồi chúng tôi sẽ đến nói với các ngài rằng: đất nước khi được các ngài giao cho chúng tôi vốn đang cảnh đầu rơi máu chảy, thương vong khắp nơi, chỉ còn thoi thóp sống; nay chúng tôi đã làm nó sống trở lại; bây giờ là thời điểm tạo cho nó một thể chế chính trị ổn định, và tôi hứa với các ngài trên danh dự của tôi là không một vấn đề nào trong số những vấn đề còn phải để lại chưa giải quyết ngay hôm nay lại sẽ bị làm sai lệch đi do sự bất trung thành của chúng tôi”.
                             
                            Phe đa số mừng rối rít: họ tin rằng một khi đất nước đã thoát khỏi khó khăn thì Thiers sẽ rút lui và để cho một người khác làm công việc tái lập nền Quân chủ. Chắc chắn rằng, nhìn từ một số khía cạnh nào đó, bài phát biểu của Thiers cũng đã gây lo lắng cho họ. Chẳng phải ông đã tuyên bố với phe thiểu số trong Quốc hội: “Nếu chúng ta thành công trong việc tổ chức lại đất nước, nó sẽ được xây dựng theo chế độ Cộng hòa và phục vụ lợi ích của chế độ này?”.
                             
                            Tuy nhiên, phe đa số do thấy thỏa mãn với lời hứa của Thiers nên đã chấp nhận Hiệp ước Bordeaux. Khi đạt được kết quả duy trì tạm thời chế độ Cộng hòa, Thiers đã tạo được thế mạnh trong cán cân lực lượng: thế mạnh của một sự đã rồi.
                             
                            SERGE BERSTEIN
                            #14
                              lyenson 20.06.2009 11:56:55 (permalink)
                              “Tôi sẽ không thương xót”: cuộc đàn áp Công xã
                               
                              Phe đa số của Quốc hội không bận tâm đến tính trung thực của Thiers trong việc giữ lời hứa của ông; họ chỉ mong ông giải thoát họ khỏi mối nguy hiểm cận kề, đó là Công xã.
                               
                              Người dân Paris, là những người đã chống lại kẻ thù, bảo vệ thủ đô đã coi việc ký kết đình chiến của Bộ Quốc phòng là một sự phản bội. Hiệp ước hòa bình của Thiers cũng không được chào đón gì hơn, nhất là họ không thể chấp nhận việc Chính phủ lại cho phép quân Phổ tiến vào Paris.
                               
                              Về điểm này, Thiers đã liên tiếp ra những quyết định thiếu khôn ngoan khi ra lệnh hủy bỏ lệnh gia hạn thanh toán nợ, hủy bỏ lương của vệ quốc quân trong khi đó là nguồn sinh kế duy nhất của phần lớn những gia đình người dân Paris.
                               
                              Bị đẩy đến đường cùng, người dân Paris đã di dời khỏi những quận phía Tây, nơi quân Phổ sẽ tiến vào chiếm đóng, 200 khẩu pháo lấy được trong thời gian vây hãm với lý do là mang cất giấu chúng đến khu bình dân Monmartre và Belleville. Những khẩu pháo này làm giới thương nhân và các chủ nhà băng lo lắng nên họ giục Thiers mau chóng lấy lại chúng để thiết lập lại lòng tin.
                               
                              Trước tình thế đó, một người như Thiers không thể dửng dưng: ngày 18/3 ông ra lệnh cho một đội quân đi tìm mang về những khẩu pháo này. Ông cho rằng dân chúng sẽ phải khuất phục? Giả thuyết này là huyễn hoặc: kỉ niệm của Những ngày tháng Sáu vẫn còn in đậm trong trí nhớ của ông.
                               
                              Cũng có thể là bằng cách lặp lại cách xử lý của Đảng Trật tự Xã hội, ông hi vọng tạo ra cuộc nổi dậy mà sau đó ông sẽ đàn áp nó. Và như vậy ông sẽ thoát khỏi quyền cầm cố của “nền Cộng hòa đỏ”, sẽ là người cứu tinh của Đảng Trật tự Xã hội sau khi đã là cứu tinh của nước Pháp, và như vậy sẽ là người duy nhất xứng đáng được giao trọng trách thiết lập chế độ chính trị cho đất nước.
                               
                              Khi cuộc bạo loạn xảy ra, kế hoạch của ông đã sẵn sàng: đó chính là kế hoạch mà ông đã bị Louis-Philippe từ chối năm 1848. Ông ra lệnh cho quân đội rút khỏi Paris; còn bản thân ông và chính phủ rời thủ đô về Versailles để thành phố lại cho những người nổi dậy. Những người này, nổi dậy do phản ứng vô thức của những người bị đẩy vào đường cùng của nghèo đói và giận dữ vì thua trận đã mau chóng rơi vào thế lưỡng lự.
                               
                              Những biện pháp “cách mạng” mà họ sử dụng còn rất dè dặt. Khi đã rút về Versailles, Thiers hoàn toàn có thể thực thi ý định “khuất phục Paris” mà ông đặt ra trước khi cuộc nổi dậy xảy đến. Vì thiếu quân nên đây là một cơ hội tốt để yêu cầu Bismarck trả lại những tù binh trong chiến tranh. Với đội quân mới thiết lập này, ông đã ngay lập tức đánh tan ý nghĩ trốn thoát mới manh nha của người dân Paris.
                               
                              Ngay sau đó, ông bắt đầu thiết lập căn cứ thứ hai tại Paris ngay trong khi nhà riêng cũ của ông tại thủ đô, một số công trình có tính biểu tượng của Paris như cột Vendôme với tượng của Napoléon trên đỉnh vẫn đang bị những người nổi dậy đập phá theo lệnh của Công xã. Ngày 21-5, những đội quân của Tướng Gallifet vào Paris, một cuộc nội chiến không chút thương xót bắt đầu và kéo dài trong một tuần sau đó.
                               
                              Từ trên đỉnh của Montretout, với chiếc ống nhòm trong tay, Thiers theo dõi những đợt tấn công đầu tiên và trở về Versailles ăn tối một cách vui nhộn. Tuần lễ “đẫm máu” được đánh dấu bằng một loạt các hành động tàn sát dã man: Galliffet ra lệnh cho lính không cần bắt tù binh và số các cuộc hành quyết ngày càng tăng; những người nổi dậy đáp trả bằng việc bắn chết con tin, nhất là các giáo sĩ. “Tôi sẽ không nương tay!” Thiers gào lên, “Chúng sẽ phải đền tội đến nơi đến chốn và luật pháp sẽ không nương nhẹ”.
                               
                              Sau chiến thắng này, mặc dù Thiers đã có tính toán sẽ kiềm chế những người ủng hộ mình, nhưng ông vẫn ra lệnh hành quyết: hơn 20000 cuộc hành quyết chớp nhoáng diễn ra đã đánh dấu chiến thắng của trật tự xã hội trước “bọn kẻ cướp và bất lương” trong xã hội, một cuộc đàn áp dã man và sự sợ hãi mà nó tạo ra cũng lớn tương xứng. Hòa bình được thiết lập, cuộc nổi dậy bị đè bẹp, Thiers có thể xem như đã hoàn thành những hành động tiền đề cho những dự định của ông.
                               
                              Tuy nhiên, trước khi bộc lộ rõ ý đồ của mình và đặt ra câu hỏi về chế độ chính trị cần thiết lập, ông còn phải tận dụng quyền lực của mình để thực hiện thành công công cuộc tái thiết mà ông đã cam kết.
                               
                              SERGE BERSTEIN
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 31 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9