Chân dung các nguyên thủ Pháp - SERGE BERSTEIN

Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 31 đến 31 trên tổng số 31 bài trong đề mục
Tác giả Bài
lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Chân dung các nguyên thủ Pháp - SERGE BERSTEIN - 27.06.2009 21:13:42
Cuộc bầu cử năm 1877: “Cần phải nhượng bộ hoặc từ chức”
 
Sau khi đọc trước Hạ nghị viện bức thông điệp của Tổng thống, Broglie lại cho đọc một sắc lệnh về việc hoãn họp Quốc hội sau 1 tháng.
 
Khoảng thời gian này sẽ cho phép Chính phủ có thể chuẩn bị cho cuộc bầu cử sẽ diễn ra sau khi giải tán Hạ nghị viện. Và thực tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cựu thành viên của chủ nghĩa Bonaparte, ông Fourtou, đã cách chức hơn 200 công chức là người Cộng hòa và thay thế họ bằng những người theo chủ nghĩa Bonaparte vốn đã quen với việc xử lý đám đông bằng những cú đấm và giúp cho những ứng cử viên là quan chức thắng cử.
 
Về phần mình, những người Cộng hòa bắt đầu tập hợp và tổ chức công việc. Ý thức rõ về vai trò của cuộc bầu cử, những người này chủ trương không coi nhẹ bất cứ điều gì để có thể giành thắng lợi và đảm bảo quyền của Hạ nghị viện trong nền Cộng hòa.
 
363 Đại biểu Cộng hòa trong Hạ nghị viện đã nhóm họp bất chấp sắc lệnh hoãn họp và công bố bản tuyên ngôn do một người bạn của Gambetta là Eugène Spuller soạn thảo: “Nước Pháp muốn có nền Cộng hòa, nước Pháp đã tuyên bố như vậy ngày 20/2/1876, và nước Pháp còn tiếp tục khẳng định điều đó… Chúng tôi kêu gọi các bạn hãy lên tiếng thể hiện quan điểm và sự lựa chọn của mình giữa một bên là chính sách phản động đầy mạo hiểm sẽ phá huỷ một cách tàn nhẫn những gì mà chúng ta đã vất vả mới giành được từ 6 năm nay, và một bên là chính sách khôn ngoan và kiên quyết, vì hòa bình và phát triển mà các bạn đã thấy… Nền Cộng hòa sẽ ra đời từ những hòm phiếu nhân dân và lớn mạnh hơn bao giờ hết”.
 
Và vào ngày 16-6-1877, khi Hạ nghị viện tụ họp một lần nữa thì các bên đều đã sẵn sàng cho cuộc chiến. Fourtou tuyên bố trước phe đối lập: “Chúng tôi không có cùng niềm tin với các ngài và các ngài cũng không có cùng niềm tin với chúng tôi…”.
 
Hạ nghị viện đã đáp trả bằng cách thông qua một chương trình nghị sự trước những đòi hỏi của Mac-Mahon nhằm khẳng định nguyện vọng của mình là Hiến pháp phải được áp dụng theo chế độ đại nghị: “Xét thấy Chính phủ […] đã được huy động để giải quyết các vụ việc trái với luật đã được các kỳ Quốc hội thông qua - đạo luật đóng vai trò là nguyên tắc hành động của Chính phủ theo chế độ đại nghị, đồng thời cũng thấy rằng Chính phủ chỉ đại diện cho liên minh chính trị giữa các đảng thù địch với nền Cộng hòa, một liên minh được dẫn dắt bởi những người khởi xướng các hoạt động biểu tình của giới tăng lữ đã bị Hạ nghị viện lên án […], Hạ nghị viện tuyên bố Chính phủ không được sự tín nhiệm của các Đại biểu quốc hội đại diện cho quốc gia…”.
 
Ngày 25-6-1877, được sự đồng ý của Thượng nghị viện, Mac-Mahon đã giải tán Hạ nghị viện: chiến dịch tranh cử quan trọng nhất trong lịch sử nền Cộng hòa bắt đầu. Tướng Mac-Mahon liên tục gửi đi những thông điệp, thay đổi cách xử lý việc ứng cử của quan chức (“Chính phủ của tôi sẽ chỉ ra trong số các ứng cử viên những ai tôi có thể trông cậy được”).
 
Ông cũng xuất hiện ở hầu hết các vùng của Pháp với một niềm hạnh phúc không giống nhau ở từng nơi: nếu chuyến đến thăm nơi hành hương Saint-Anne d’Auray của vùng Bretagne là một thắng lợi thì ở Bordeaux lại là cảnh những gã ranh con đu mình trên những cây đèn đường hay bủa kín lấy xe của Mac-Mahon mà hét lên: “Nền Cộng hòa muôn năm!”. Khi đó, những người Cộng hòa vốn tỏ ra chỉ đối đầu với Chính phủ và còn nể nang Tổng thống thì nay vội thoát ra khỏi vỏ bọc ôn hòa của họ. Ở Lille, Gambetta đã đọc một bài diễn văn cáo giác Mac-Mahon: “Khi hàng nghìn người Pháp phải lên tiếng thì sẽ không ai, dù ở vị trí nào, bậc nào trong nấc thang chính trị, có thể chống lại được. Một khi nước Pháp muốn nói lên tiếng nói độc lập chủ quyền của mình thì xin các ngài hãy tin điều này: cần phải nhượng bộ hoặc từ chức”.
 
Chính phủ truy cứu Gambetta vì những lời lăng mạ Tổng thống, điều này đã khiến những gì ông nói được lan truyền rộng rãi và hơn nữa còn làm hại thanh danh của Nguyên soái. Không gì có thể có lợi hơn thế cho những người Cộng hòa. Nếu thắng cuộc, phe Cộng hòa đã có nhân vật để thay thế Tổng thống, nhân vật đó chỉ có thể là người biết trấn an tầng lớp tư sản thương nhân: Adolphe Thiers.
 
Người này thực sự là thủ lĩnh của Đảng Cộng hòa, đã có những cố gắng lớn và là ứng cử viên tại hòm phiếu ở quận IX của Paris. Ông đang chuẩn bị một bản tuyên ngôn để đọc trước cử tri. Tham gia vào cuộc bầu cử lần này, ông muốn phục thù cho thất bại ngày 24-5-1873.
 
SERGE BERSTEIN

Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 31 đến 31 trên tổng số 31 bài trong đề mục