HẬU SỐ ĐỎ
Trần Huy Phụng 22.06.2009 09:59:48 (permalink)
Hậu số đỏ


     Hồi 1 : Con nhà tông : Không làm hại được đời con gái của Tuyết, Xuân Tóc Đỏ đè nghiến bà chủ nhà Phó Đoan ra bắt đền. Kết quả là bà ta mang bàu. Để khỏi ảnh hưởng đến cái tiết hạnh khả phong của mình, bà đã bí mật đẻ chui tại quê nhà và thuê người trông nom thằng bé. Tên nó là Hạ Tóc xoăn, mang cái gien mồm mép kiểu “cao đơn hòan tán “ của bố và cái thói trai lơ kiểu me tây của mẹ. Năm 10 tuổi nó bỏ quê ra sống vỉa hè cùng bọn trèo me trèo sấu. Hồi này có nhiều tình tiết thú vị như cảnh Bà Phó Đoan bắt đền Xuân về tội xâm hại đến cái tiết hạnh của mình, cảnh thằng bé sinh ra mà bố nó cứ thắc mắc sao tóc nó lại xoăn tít, mẹ nó phải giải thích rằng đang khi bị bắt đền mẹ nó cứ nhớ đến cảnh ông chồng đầu tiên cũng làm như vậy…

     Hồi 2 : Đổi đời : Cách mạng tháng 8 nổ ra làm nức lòng tòan dân, đăc biệt cảm hóa rất nhanh những trẻ bụi đời trong đó có cả Hạ.
     Sau cả ngày cầm cờ đi khắp Hà Nôi, theo hết đòan này đến đòan khác, tối đến nó dừng chân ở cổng trại Vệ Quốc Đòan. Có 1 anh bộ đội đã đưa nó vào trại. Thấy thằng bé không nhà, không cửa, lại ăn nói lưu lóat và có vẻ tinh nhanh, các anh thương tình cho nó ăn và ngủ . Chỉ ít hôm sau nó được cả đơn vị thương yêu. Nó làm tất cả mọi việc ai nhờ đến nó., từ quét nhà, rửa chén bát soong nồi giúp anh nuôi, chạy ra phố mua hộ các anh cái này cái khác. Nó trở thành 1 thành viên không biên chế của đơn vị.  Câu chuyện sau đây nĩi lên cái tài tinh ranh của nĩ : anh bộ đội đã cưu mang nó từ buổi ban đầu vốn nghiện thuốc lào. Một hôm thuốc hết, tiền lại không còn, anh cứ bần thần bứt rứt. Biết vậy, nó chạy ra quán nước đầu phố gặp 1 bác công nhân đang ngồi uống nước, nó hỏi xin bác cục thuốc lào vì thủ trưởng của nó chẳng may chặt phải tay ra nhiều máu quá. Bác công nhân vội mua ngay cả gói cho nó mang về, nó bảo chỉ xin 1 cục nhưng bác bảo cứ cầm cả về vì bác không nghiện v.v…   Từ lúc sống ở đơn vị này bất kỳ lúc nào rảnh, các anh lại dạy nó học. Cuộc kháng chiến nổ ra, nó trở thành 1 chú liên lạc của đơn vị và theo các anh lên Viết Bắc, vào Khu V. Đến năm 50 nó chính thức trở thành  anh bộ đội. Lúc này nó đã có trình độ tương đương tiểu học về một số môn.
     Nhờ cần cù chịu khó, lại lanh lợi và thuộc thành phần dân nghèo thành thị nên chẳng mấy chốc nó đã trở thành tiểu đội phó, và chỉ chờ kết nạp Đảng là trở thành Tiểu đội trưởng. Giữa lúc đó nó bị thương trong trận máy bay ném bom đúng vào xóm đơn vị đang đóng quân. Sau 6 tháng điều trị, tuy không bị cưa chân nhưng đi tập tễnh, nó được giải ngũ và đưa về huyện làm cán bộ phòng Giáo dục. Tại đây nó đã lấy vợ là con gái 1 cán bộ của bộ Giáo dục mà gia đình ông này tản cư ở đó.

Hồi 3 : Vẹn cả đôi đường : Hòa bình lập lại trên miền Bắc, nó trở thành Trưởng phòng Giáo dục huyện. Bây giờ thì có nhiều người nhờ vả nó. Trước hết là ông chủ nhà mà nó đã ở nhờ khi còn tản cư. Ông nhờ nó giúp cho con ông tốt nghiệp cấp 1. Ông Cán bộ Uûy ban Huyện cũng nhờ như vậy, rồi hàng chục trường hợp nhờ vả khác mà người nhờ thuộc đủ mọi thành phần từ trưởng phòng Nông nghiệp, cán bộ thu mua. Phó phòng bưu điện v.v… còn các quí tử thì óc đặc như cán mai, một tuần trốn học đi chơi ba bốn buổi. Vợ nó đã cảnh báo liệu mà làm kẻo rồi thiên hạ họ kiện cho thì mất chức như chơi. Nhưng cái khó nó ló cái khôn, nó chợt nghĩ ta một mánh không tiền khóang hậu. Dựa vào phong trào thi đua nó đã mở một hội nghị gọi là Hội nghị “Thi đua yêu nước” mà các thành viên tham dự từ hiệu trưởng đến giáo viên các cấp do nó quản lý. Tại hội nghị này nó phát động thi đua và đặt ra những chỉ tiêu cụ thể căn cứ vào số học sinh tiền tiến, số học sinh lên lớp hoặc số học sinh tốt nghiệp mà công nhận là giáo viên giỏi, lớp tiền tiến, trường tiền tiến.
     Kết quả của hội nghị này thật là quá sức mong đợi : Cuối năm học đó trường nào cũng đạt trên 90% tốt nghiệp, lớp nào cũng chì vài ba phần trăm lưu ban, và cũng đã có vài ba lớp không có học

sinh lưu ban. Những lớp này ngay tức khắc được tuyên dương tòan huyện.
     Quả thật cái phong trào này đã làm cho “ cả làng đều vui “, Lãnh đạo huyện nở mày nở mặt, lãnh đạo tỉnh ngay tức khắc về thăm hỏi, động viên và hô hào cả tỉnh học tập, nó được rất nhiều người biết mặt, biết tên. Từ đó khắp nơi ùn ùn đổ về “học tập kinh nghiệm”. Cái chỉ tiêu thi đua kiểu “phần trăm” đó nhanh chóng lan dần ra tòan quốc. Thậm chí trong các trường Đại học cũng đánh giá giáo viên theo kiểu phần trăm đó. Cũng có những ông bố, bà mẹ hơi băn khoăn “ quái thằng bé nhà mình là học sinh xuất sắc mà hỏi nó 7 cộng 3 là bao nhiêu nó cứ ngắc ngứ mãi, lật vở nó ra xem thấy bài tập tóan nào nó cũng đúng cả, tòan điểm 9, điểm 10 !”. Cuối cùng các vị cũng chép miệng cho qua vì “ chắc chắn nó không phải lưu ban, thế là tốt rồi”.
     Tất nhiên cái hy vọng được điều về Sở đối với nó “không phải bàn “. Chỉ sau 1 năm nó đã thành Phó Giám đốc Sở. Phong trào thi đua này bắt đầu đi vào chiều sâu. Giáo viên nào có nhiều học sinh kém thì đừng hòng lên lương. Huyện nào có trường nhiều học sinh lưu ban hay tỷ lệ tốt nghiệp thấp hơn 90% thì lãnh đạo huyện cảm thấy mình bị xúc phạm.
     Hồi 4 : Quân sư quạt mo: Hồi này nói về sự ra đời của những quân sư quạt mo. Trường học coi như  một nhà máy mà sản phẩm làm ra là con người. Những sản phẩm “tiền tiến”, “xuất sắc” đó phải mươi mười lăm năm sau mới phát huy tác dụng, đặc biệt khi xã hội mà nền kinh tế đang dần dần trở thành kinh tế thị trường, càng ngày càng có nhiều tấm bằng mà chủ nhân của nó kiếm được không phải bằng vốn kiến thức của mình mà bằng cách mua bán xin xỏ. Có một số những con người này lọt vào cơ quan nhà nước làm những việc mà bình dân gọi là “quân sư”.
     Từ đây, cuốn tiểu thuyết của chúng ta bắt đầu xuất hiện những nhân vật mới, những quân sư với vô số những thành tích “bất hủ”. Từ hồi 5 trở đi tả về các chiến tích của các quân sư đó như  Thạc sĩ Ma Mãnh, Cử nhân Ranh Ngầm, Tiến sĩ Qui Họach, Giáo sư Cải Cách v.v…:
     Để thực hiện chính sách “ vừa hồng vừa chuyên” quân sư Thạc sĩ “Ma Mãnh” đã tham mưu cho thủ trường của mình “ Chỉ cần cái bằng là đủ, thủ trưởng để em lo ! “ thế là chỉ trong vòng 3 năm từ trình độ lớp 7 bổ túc văn hóa, thủ trưởng đã có đủ cả bằng trung học lẫn Đại học tại chức, còn thủ trưởng không hề biết cái trường mình học, cái nơi mình thi ở chỗ nào.
     Tiến sĩ “Qui Họach” lãnh đạo cả 1 tổ Thiết kế qui họach khu dân cư mới, cứ cuối năm duyệt hòan thành xuất sắc, đầu năm sau lại lôi ra chỉnh sửa, bổ sung nâng cấp cho ngang tầm thời đại, cuối năm lại “hòan thành xuất sắc” cứ thế 8 năm liền…, Giáo sư “ Cải Cách “ trong ngành Giáo dục cũng kiên trì không kém, năm nào cũng cải, từ lúc cải chữ viết cong queo như cọng mì ăn liền  đến cải sách giáo khoa thành lọai chỉ dùng 1 lần rồi bỏ v.v.. và vô số những sáng kiến cải tiến nho nhỏ khác kiểu như sáng kiến cắm 2 cái biển tốc độ 40km/h và 20km/h trên 1 đọan đường chỉ cách nhau vài chục mét, công trình thóat nước từ mặt đường vào tận trong bếp, danh hiệu “ Giáo viên dạy giỏi là giáo viên có 100% học sinh phải Phụ đạo (học thêm) ở nhà mình, Trường điểm là trường có 100% học sinh học đi buổi sáng, học lại buổi chiều v.v…
     Hồi Kết : Mừng thọ: Hồi này ngắn nhất chỉ có mấy dòng nguyên văn như sau
     Hạ mặc áo đỏ ngồi trên ghế đặt dưới bàn thờ, trên bàn thờ khói hương nghi ngút có 2 tấm hình Xuân tóc đỏ và Bà Phó Đoan. Các con cháu xúm xít chung quanh. Đứa con cả vòng tay trịnh trọng. “ Chúng con và các cháu kính cẩn mừng thọ Bố thất thập. Bố đã làm rạng danh cho họ nhà ta, nếu bố không về hưu sớm chắc chắn bố sẽ làm đến Thứ trưởng chúng con được thơm lây…
     Trên bàn thờ bỗng nổ bụp một cái, nắm nhang bùng lên thành ngọn lửa, trong đám khói nhang nghi ngút đó Xuân tóc đỏ hiện ra cau có :
     “ Thế thì nước mẹ gì cơ chứ !!! “


     Tiếng Bà Phó Đoan eo éo
     “ Papa nói phải đó. Papa chỉ là 1 thằng nhặt banh chẳng cần đến trường lớp nào thế mà làm nên quan Đốc tờ, Giáo sư quần vợt! Ngay như Maman đây, gái nhà quê cũng còn được vua ban “Tiết hạnh khả phong”, còn con phải xúyt nữa mới được làm Thứ trưởng…!!! “
                                                                                                     Ngày 26 tháng 6 năm 2006
                                                                                                                 Huy Phụng

Đôi lời cùng bạn đọc :
Ông cha ta để lại cho chúng ta khá nhiều những truyện tiếu lâm như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai Tú Xuất… Hầu hết những chuyện đó đều do những tác giả vô danh bổ sung, sữa chữa xây dựng nên. Tôi cũng có tham vọng muốn cho ra đời tập tiếu lâm về thời đổi mới này, nhưng vì lực bất tòng tâm, vốn sống nghèo nàn nên chỉ có thể phác thảo sơ lược như trên. Kính mong các bạn cùng tham gia bổ sung, hoàn thiện tập tiếu lâm này.
Mong mỏi lắm thay !

Trần Huy Phụng
Giáo viên nghỉ hưu
902 Tổ 11 Khu phố 5 Phường Linh Trung Thủ Đức
Email : phungthang_33@yahoo.com.vn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.07.2009 20:17:44 bởi Ct.Ly >
#1
    kimle 27.06.2009 11:16:30 (permalink)
    xoa
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.07.2009 09:48:16 bởi kimle >
    #2
      kimle 03.07.2009 18:30:34 (permalink)

      Đôi lời cùng bạn đọc :
      Ông cha ta để lại cho chúng ta khá nhiều những truyện tiếu lâm như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai Tú Xuất… Hầu hết những chuyện đó đều do những tác giả vô danh bổ sung, sữa chữa xây dựng nên. Tôi cũng có tham vọng muốn cho ra đời tập tiếu lâm về thời đổi mới này, nhưng vì lực bất tòng tâm, vốn sống nghèo nàn nên chỉ có thể phác thảo sơ lược như trên. Kính mong các bạn cùng tham gia bổ sung, hoàn thiện tập tiếu lâm này.
      Mong mỏi lắm thay !

      Trích đoạn: kimle

      Chào Mr: Phụng.
      Chuyện tiếu lâm thời nay, nếu Mr để ý quan sát tìm hiểu thì không thiếu.
      Mr chỉ cần viết những mẩu chuyện nhỏ, ngắn gọn kiểu "tiếu lâm dân gian" mang tính phê phán hài hước. Nhân vật trong đó là các thói hư tật xấu của đủ mọi tầng lớp trong xã hội.
      ví dụ:
      Trên đường quốc lộ ở một vùng miền núi. Hai viên cảnh sát giao thông chặn một xe tải lại để vòi tiền. Có một người đàn ông người dân tộc gánh củi đi qua đứng lại xem. Khi tay lái xe "làm luật" xong, trở lại xe của mình lẩm bẩm "Đúng là khố đỉn". Người đàn ông người dân tộc nghe thấy, bèn hỏi tay lái xe "khố đỉn" nghĩa là gì? Tay lái xe đang hậm hực vì mất tiền, liền tặc lưỡi trả lời: " Khố đỉn" nghĩa là tốt!".
      Người đàn ông người dân tộc gật gù mỉm cười. Khi ngang qua hai gã cảnh sát giao thông, người đàn ông vỗ vai một gã bảo: Các anh khố đỉn lắm lố!

      Chúc Mr: Phụng sáng tác thành công.
      #3
        Ct.Ly 23.09.2009 05:23:03 (permalink)
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9