CÙNG SUY NGẪM
thichanlac 27.06.2009 10:12:06 (permalink)
TÁI ÔNG MẤT NGỰA
 
Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.
Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tỉnh nói: Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.
Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.
Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.
Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.
Ông lão thản nhiên nói: Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình.
#1
    thichanlac 28.06.2009 07:23:25 (permalink)
    Bình luận của sách Hoài Nam Tử:
     

    Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái hậu quả của nó.
    Do đó, người đời sau lập ra thành ngữ: Tái ông thất mã, an tri họa phúc. Nghĩa là: ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.
    Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phúc thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến; khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.

    #2
      thichanlac 05.07.2009 16:17:43 (permalink)
      KHỔNG TỬ ĂN ĐÀO
       
      Khổng tử đi sứ nước Vệ. Vua Vệ mời sứ thần các nước ăn đào. Mỗi sứ thần được ban một mâm nhỏ, trên đó là một đĩa đào và một đĩa xôi. Ngay sau khi vua Vệ có lời,  Khổng tử liền bốc xôi nắm chặt lại và ăn luôn. Xứ thần nước Hàn ngồi bên cạnh trông thấy liền bảo:
      - Không phải vậy.  Xôi là dùng để lăn đào.
      Khổng tử đáp:
      - Xôi được nấu từ gạo nếp là thứ đứng đầu ngũ cốc, thường dùng để cúng thần linh tiên tổ. Đó là thứ cao quý. Đào là thứ đứng dưới ngũ quả. Nó là thứ ăn chơi của con trẻ. Đó là thứ thấp hèn. Lấy xôi lăn đào là lấy cái cao quý phục vụ cho cái thấp hèn. Ở đời thường làm vậy, nhưng người quân tử không làm vậy được.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.07.2009 17:48:48 bởi thichanlac >
      #3
        thichanlac 15.07.2009 17:44:35 (permalink)
        SỞ TRANG VƯƠNG MỞ TIỆC
         
        Một hôm, Sở Trang Vương thết tiệc các quan, cung phi cũng tới dự, mọi người uống rượi, múa hát sôi nổi. Khi đến chập tối, các quan thần vẫn không muốn ra về, Sở Trang Vương liên ra lệnh đốt nến, tiếp tục vui chơi. Sở Trang Vương mời hai người phi được chiều chuộng của mình là Hứa Cơ và Mạch Cơ đi chúc rượi các quan. Bỗng dưng một cơn gió lốc làm tắt nến, mọi người ở trong cảnh đêm tối. Lúc này, cung phi Hứa Cơ cảm thấy có người kéo tay mình liền nổi khùng giật đứt chiếc giải trên mũ của người ấy, rồi trở về bên cạnh nhà vua và nói: " Lúc nãy có người trêu ghẹo thiếp, thiếp giứt được chiếc giải mũ, lát nữa thắp nến đại vương xem mũ ai không có giải thì luận tội y". Nào ngờ, Sở Trang Vương nghe xong liên nói to rằng: "Tất cả các khanh hãy giứt bỏ giải mũ" . Mọi người nghe vậy không hiểu sao nhưng đều hạ mũ và giứt bỏ giải  đi. Lúc này Sở Trang Vương gọi đốt nến. Mọi người trông thấy mũ của mình chẳng còn ra gì nữa,  và đều bật cười. Mãi tới sáng các quan lại mới ra về.
          Khi về tới cung, Hứa Cơ rất bực tức, nói có người trêu ghẹo mà vua không xử phạt. Sở Trang Vương cười và nói: "Ta mời các đại thần uống rượu mục đích là để mọi người vui. Sau khi uống rượu có những cử chỉ khác lạ là điều bình thường. Nếu ta luận tội thì chẳng những sẽ làm cho bữa tiệc mất vui, mà còn làm nhục đại thần".
          Sau này, Sở Trang Vương tiến đánh nước Trịnh, trong một lần bị vây hãm có một tướng tên là Đường Giao rất dũng cảm, đã xông vào vòng vây cứu giá. Khi bình công Đường Giao được xét công đầu bởi nhiều chiến công lớn. Lúc bấy giờ Đường Giao mới thú nhận đã  bị Hứa Cơ giứt mất giải   trong bữa tiệc hôm ấy. Ông dũng cảm giết địch là để báo đáp sự độ lượng và khoan dung của Sở Trang Vương.
         
        #4
          thichanlac 20.07.2009 17:57:05 (permalink)
          VUA SỞ MẤT CUNG
           
          Vua Sở đi săn, giữa đường đánh mất cung. Tuỳ tùng xanh mắt, quát lính tìm không thấy, đinh sức cho hào mục huy động dân phu đi tìm. Vua Sở ngăn lại mà rằng: "Thôi, không cần tìm nữa, rồi sẽ có người nhặt được. Vua Sở mất cung. dân Sở được cung, lọt sàng xuống lia, đi đâu mà thiệt".
          Khổng tử biết chuyện than rằng: "Bậc quân vương phải có chí bao trùm thiên hạ. Lẽ ra vua Sở phải nghĩ được rằng: Ta mất cung, một đồng loại của ta được cung. Tiếc rằng vua Sở không có cái chí ấy nên không thể bá chủ thiên hạ được".
          Người đời sau bàn rằng: Vua Sở không huy động dân phu tìm cung cho mình là biết thương dân. Người giữ cương vị nào hãy chỉ cần biết làm tròn bổn phận ấy, không thể nói như Khổng tử được.
          Ví như đi ra chợ mua gạo cho con, lỡ đánh mất tiền, không thể tặc lưỡi mà rằng: "Ta mất tiền, một đồng loại ta được tiền, lọt sàng xuống nia đi đâu mà thiệt."
          Hoặc về nhà thấy thằng khác nó cuỗm mất vợ mình, không thể tặc lưỡi: "Ta mất vợ, một đồng loại ta được vợ, đi đâu mà thiệt"
          Cũng như lãnh đạo một quốc gia, mất vài hòn đảo, không thể nói: "Ta mất đảo, bạn ta được đảo, không đi đâu mà thiệt".
          Lại nhớ chuyện cụ Lê Khả Phiêu sau khi nghe báo cáo: Lượng ngoại tệ mà lực lượng xuất khẩu lao động mang về có tới vài ngàn tỉ đô la, nhưng chỉ rất ít trong số đó được bổ xung cho ngân khố quốc gia, cụ đã nói: "Dẫu ngân khố quốc gia không thu được, nhưng tiền nằm trong dân, sẽ cải thiện đời sống nhân dân. Dân giàu thì nước mạnh, không đi đâu mà thiệt ".
          Xem ra cụ Phiêu cùng phe với vua Sở chứ không phải môn đồ cụ Khổng.
          Còn các bạn ?  Hãy phát biểu quan điểm của mình nhé !
           
           
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9