HIV-Các hiểu biết về căn bệnh thế kỷ
HongYen 26.08.2003 07:30:22 (permalink)
BS Huỳnh Đỗ Phi:
Trẻ Em Bụi Đời với nguy cơ bị bệnh HIV/AIDS cao. Lý do trướ' c nhất là bởi trẻ em bụi đời nghiện ngập ma túỵ. Thí dụ : 7% trẻ bụi đởi tuổi từ 13-17 ở Mexico City mắc bệnh HIV/AIDs.

Bs Huỳnh Đỗ Phi viết: Children of the Dust

Dear APP-members and supporters

" Street Children at High Risk of AIDS"
Inter Press Service News Agency (08.18.03)::Diego Cevallos

According to experts' estimates, as many as 7 percent of the approximately 20,000 youngsters ages 13-17 who live on the streets of Mexico City are HIV-infected. Ignorance, unprotected sex, promiscuity and drug use are spreading the virus quickly among this high-risk group.
HIV " is a serious problem among street kids, because many of them are too involved in drugs to even care," said Silvia Garcia, who works with Casa Alianza, the Latin American branch of the New York-based Covenant House, which aids street children.
The most widely consumed drug among these children is a solvent used to clean lumbing pipes. Sniffing the product from a tissue causes hallucinations and offers temporary relief from hunger, sadness and loneliness. The second-most popular drug is crack cocaine. Even though a local nongovernmental organization " hands out free condoms for us to have safe sex, the kids don' t use them, either out of embarrassment, because they don' t know how to use them, or because they prefer to swap them for drugs," said Raul, a street boy with HIV. None of the street kids interviewed by the Mexican NGO Caracol said they had used a condom during that year. Many of the males said their girlfriends believed the intrauterine device protected them from STDs.

" We must recognize that due to the lack of schooling and high levels of drug use among street children, as well as the frequent practice of exchanging sex for food, drugs protection, they are a group at high risk of contracting the disease," said Martin Perez, head of Caracol. Since 1997, the NGO has been offering safe sex workshops to Mexico City street children. The Mexican chapter of Casa Alianza also provides education and takes in HIV-positive street children, offering them medical and psychological assistance. In addition, the government carries out awareness campaigns. People who test positive for HIV are supplied with antiretroviral drugs free of charge through NGOs and public hospitals.
Perez said that some NGOs offer kids free HIV tests, but many youths never pick up the results. " We have even found that some of the kids believe they already have the disease, just because they had an AIDS test." AIDS is the third leading cause of death among men ages 25- 44 in Mexico, and 86 percent of the estimated 150,000 people living with HIV in Mexico, a country of 100 million people, are men, according to UNICEF."

Here are some websites in E+ F + V about street children in Vietnam, the Bui Doi or " Children of the Dust "

http://www.thingsasian.com/goto_article/article.1783.html
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/newsaboutvietnam/030702_childabuse.shtml
http://www.oneworld.net/article/archive/4805
http://aspin.asu.edu/hpn/archives/Oct98/0229.html
the problem of street children and working children, a
topic that was presented at the last Vnese youth
conference in San Diego:
http://www.cwa.loxinfo.co.th/references/Vietnam.htm
The EU interest for this problem:
http://www.delvnm.cec.eu.int/en/whatsnew/streetchildren.htm

some UN websites:
http://www.un.org.vn/unv/about/abo008.htm
http://www.unesco.org/webworld/netaid/edu/vietnam.html
a world bank pdf document
http://www.worldbank.org/wbi/socialsafetynets/courses/dc2001/pdfppt/vietnam.pdl
some NGOs
http://www.plan-international.org/wherewework/asia/vietnam/
http://www.catalystfoundation.org/children_of_vietnam.htm
http://www.cessy.org/users/sos-vietnam/
http://www.educationfordevelopment.org/what_we_do_children.htm
Terre des hommes:
http://66.201.75.104/Active2/rproj_a.asp
http://www.cwa.tnet.co.th/members/Vietnam.htm#Terre%20des%20Hommes%20Vietnam
a Japanese man who started a project in Hue
http://www001.upp.so-net.ne.jp/jass/eng/page/a5-2.html

a catholic charity
http://www.wws.gr.jp/en/sct1.html
please remember that Dr HDDuy, an APP-member is trying to help street children in Saigon and that Mme M.
Michaud, another APP-member, has a project: SOS,
enfants du Vietnam in Saigon. Thank you, Dr Duy, and
Mme Michaud
Greetings HdP


Copy từ Bác Sĩ BS Huỳnh Đỗ Phi
< Edited by: casanova -- 9/10/2003 4:27:24 AM >
#1
    Asin 26.08.2003 09:28:23 (permalink)
    Đây là một bài rất hay và có ích cho công tác giáo dục tư tưởng cho thanh thiếu niên và các tổ chức từ thiện , bài này sẽ rất được quan tâm đấy , nhưng nếu bạn có thể dịch và chuyển sang tiếng việt thì sẽ rất hay không những các bạn yếu về kiến thức tiếng anh cùng đọc mà các bạn giỏi tiếng anh cũng không lấy đó làm buồn...hy vọng sẽ được đọc thêm những bài hay của bạn viết về vấn đề nóng bỏng này (Aids và các bệnh truyền nhiễm )
    < Edited by: casanova -- 8/26/2003 5:32:54 AM >
    #2
      Asin 26.08.2003 09:52:34 (permalink)
      AIDS, CHẶNG ÐƯỜNG 20 NĂM



      Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) được báo cáo lần đầu tiên cách đây 20 năm dưới tựa đề " Viêm phổi do Pneumocystis - Los Ageles (MMWR 5/6/1981). Lúc bấy giờ chưa có ai hình dung được qui mô và mức độ trầm trọng của hội chứng này 20 năm sau sẽ như thế nào. Ðến tháng 12/2000 trên thế giới đã có 21,8 triệu người chết vì AIDS. Bài này sẽ điểm lại những cột mốc phát triển quan trọng của đại dịch AIDS trong 20 năm qua.?

      Những năm đầu: tình trạng rơi tự do
      Bài báo đầu tiên nói trên mô tả 5 thanh niên đồng tính luyến ái mắc một bệnh viêm phổi hiếm gặp (do Pneumocystis carinii) và các nhiễm khuẩn khác thường khác; đồng thời tỉ lệ các loại tế bào lymphô của họ cũng bất thường và chứa cytomegalovirus (CMV). Sau đó vài tháng, có nhiều lô bệnh nhân khác được báo cáo và đã hình thành những nét cơ bản của một bệnh dịch. Ban đầu bệnh nhân là những người có sinh hoạt tình dục đồng giới nam hoặc tiêm chích ma túy, nhưng chẳng bao lâu sau người ta đã xác định được những đối tượng có nguy cơ cao (người được truyền máu, trẻ nhỏ, quan hệ tình dục khác giới với người nhiễm bệnh, tù nhân, người châu Phi.)

      Trong những năm đầu, có nhiều giả thiết về nguyên nhân của AIDS. Tác nhân đầu tiên được nghĩ đến là CMV, một siêu vi có tiềm năng làm suy giảm miễn dịch, và một số tác giả cho rằng siêu vi đã tăng độc lực mà không rõ lý do. Tuy vậy, giả thiết này không giải thích được cho mọi trường hợp nên đã bị loại bỏ. Kế đó, amyl nitrit (một loại thuốc) và isobutyl nitrit (một chất gần gũi với hóa chất khử mùi) là các tác nhân hóa học bị nghi ngờ. Cả hai hóa chất này đều được dùng làm chất kích dục nhưng đồng thời cũng gây ức chế miễn dịch. Nhưng sau đó, có những trường hợp AIDS xảy ra trên người không dùng những hóa chất ấy. Một siêu vi mới đã được nghĩ đến, nhất là đối với những người hiểu biết về dịch tễ học viêm gan siêu vi B, vì bệnh này cũng xảy ra trên cùng những nhóm nguy cơ đó. Ðến tháng 5/1983, một siêu vi được phát hiện trên bệnh nhân AIDS và sau đó đã được chứng minh là tác nhân gây bệnh. Ðó là một loại retrovirus trên người, được gọi là HIV (human immunodeficiency virus).

      Về điều trị, nhiều " thuốc" đã được thử nghiệm trong những năm đầu thập niên 80, nhưng sau những phấn khích ban đầu, tất cả đều không thành công. Cảm giác tuyệt vọng và lo lắng ngày càng tăng đã mở ngõ cho các lang băm hành nghề. Một trong những phương thuốc lừa bịp điển hình là MM-1 của một bác sĩ phẫu thuật Ai Cập với giá 75.000 USD.??

      Cuối thập niên 80: tiến triển chậm
      Khi đã tìm ra được nguyên nhân, bắt đầu có những nghiên cứu tìm các tác nhân có thể tác động lên enzym phiên mã ngược cần cho HIV dịch mã từ RNA sang DNA. Năm 1986, Nhóm Nghiên cứu Lâm sàng về AIDS (ACTG) của Viện y tế Quốc Gia Hoa Kỳ được thành lập và đã thử nghiệm hơn mười tác nhân trị liệu trên cả người lớn lẫn trẻ em. Công trình nghiên cứu này, với sự tài trợ của các công ty dược phẩm lớn, đã dẫn đến sự ra đời bản hướng dẫn khuyến nghị điều trị ba thuốc hiện nay.

      Zidovudine (AZT) là một trong những hợp chất đầu tiên được thử nghiệm (1987), và trở thành thuốc đầu tiên được công nhận để chữa AIDS. Nhưng chẳng bao lâu sau, bệnh nhân tỏ ra phản đối vì thuốc đắt tiền, độc và ít hiệu quả. Theo họ, tất cả bệnh nhân dùng AZT đều chết! Ðây là thời kỳ căng thẳng giữa cộng đồng người bệnh và các cơ quan y tế. Có một sự bất đồng về sự tiếp cận thuốc nghiên cứu, chọn lựa đề cương, thiết kế nghiên cứu và cách lý giải kết quả, và trên hết là bước đi và sự chân thật của nghiên cứu khoa học. Ngay cả khái niệm nền tảng là thử nghiệm đối chứng với giả dược cũng trở thành điều tranh cãi vì nhiều người cho đó là phi đạo đức.

      Trong những năm sau khi công nhận AZT, nghiên cứu tiến bộ rất chậm; tuy có thêm một số thuốc tương đồng nucleoside được tìm ra và được so sánh trong nhiều thử nghiệm, nhưng kết quả có nhiều khác biệt. Tiến bộ thật sự chỉ đạt được trong việc dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội, đặc biệt là viêm phổi P. carinii và nhiễm Mycobacterium avium.??

      Giữa thập niên 90: nhiều hy vọng
      Trong những năm 90, liệu pháp hoạt tính cao kháng-retrovirus (HAART) lần đầu tiên xuất hiện và đã cơ bản thay đổi tình hình dịch tễ tại Hoa Kỳ. Ðến lúc này, giữa cộng đồng người bệnh và cộng đồng y khoa bắt đầu có sự hợp tác tích cực, đánh dấu cho những nguyên tắc chăm sóc AIDS hiện nay.

      Hiệu quả tiềm năng của những thuốc mới đã được biết từ trước khi có những nghiên cứu lâm sàng khẳng định (Bảng 1). Bệnh nhân nhiễm HIV mạn tính được điều trị với thuốc ức chế protease ritonavir có nồng độ RNA HIV giảm rõ rệt, phản ánh sự gián đoạn khả năng sao chép cao của HIV (hàng tỉ bản sao mỗi ngày). Số lượng tế bào CD4 của họ cũng tăng, chứng tỏ khả năng tái tạo tế bào CD4. Hai kết quả này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách tiếp cận điều trị kháng siêu vi sau đó của bác sĩ lâm sàng.?

      Một nghiên cứu lâm sàng theo dõi 180 nam bệnh nhân đồng tính luyến ái qua xét nghiệm huyết thanh học liên tiếp trong hơn 10 năm (Mellors JW và cs. 1996) cho thấy tải siêu vi là một yếu tố tiên đoán thời gian sống sót về lâu dài mạnh hơn là số lượng tế bào CD4, vốn thường được dùng trong những năm đầu dịch AIDS. Vì vậy, tải siêu vi trở thành thông tin chủ yếu để quyết định bắt ầu hoặc thay đổi trị liệu. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã tự tin hơn trong các thử nghiệm lâm sàng. và nhiều nghiên cứu cho thấy ít nhất có 2/3 số bệnh nhân có đáp ứng tốt với liệu pháp ba thuốc. Hoa Kỳ đã công nhận 15 tác nhân điều trị thuộc ba nhóm thuốc sau: thuốc ức chế reverse transcriptase (ƯCRT) tương đồng nucleoside, thuốc ƯCRT không-nucleoside, và thuốc ức chế protease. Việc sử dụng những thuốc có hoạt lực cao đó đã làm giảm rõ rệt và lâu dài xuất độ AIDS và tử vong liên quan đến AIDS.

      Bảng 1. Các thời điểm quan trọng của đại dịch AIDS kể từ thập niên 1990

      THỜI GIAN
      SỰ KIỆN ÐƯỢC BÁO CÁO
      GHI CHÚ

      1991
      Công nhận didanosine và zalcitabine
      Thuốc thứ hai và thứ ba được công nhận; liệu pháp phối hợp ngày càng được dùng nhiều hơn

      1993
      ADIS trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người Mỹ từ 25-44 tuồi
      Ở nhóm tuổi này, tử vong do AIDS đã vượt cao hơn tử vong do tai nạn

      12/1/1995
      Xác định lại cơ cế nhân đôi của HIV
      " Chiến lược (trị liệu) chủ yếu phải nhắm đến phá hủy qua trung gian siêu vi"

      04/5/1995
      Tìm ra nguyên nhân siêu vi của sarcoma Kaposi
      Phân lập được herpes virus 8 trên người

      15/7/1995
      Hướng dẫn đầu tiên của Cơ quan Y tế Cộng đồng về đề phòng nhiễm khuẩn cơ hội
      Về sau đã được duyệt lại hai lần

      8/1995
      Công nhận thuốc ức chế protease đầu tiên, saquinavir
      Trong vòng 18 tháng, có thêm 3 thuốc ức chế protease được công nhận

      1996
      Giảm tỷ lệ chết do AIDS tại Hoa Kỳ
      " Lần đầu tiên, tử vong trên bệnh nhân AIDS đã giảm một cách chắc chắn"

      24/5/1996
      Khẳng định độ mạnh tiên lượng của việc xác định tải siêu vi
      Sự quan trong của xét nghiệm cận lâm sàng trong xử trí thường qui

      1997
      Tổng thống Bill Clinton yêu cầu tìm ra văc-xin chống AIDS trong vòng 10 năm
      Hình thành Mạng lưới Thử nghiệm Văc-xin HIV

      07/5/1998
      Hội chứng loạn dưỡng mỡ lần đầu tiên được công bố
      Loạn dưỡng mỡ, tăng lipid-máu, tiểu đường, và các bất thường chuyển hóa khác được mô tả ngày càng nhiều trên bệnh nhân AIDS.

      6/1998
      Efavirens được công nhận
      Các phác đồ " bảo toàn protease" ra đời

      10/1/2000
      Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bàn thảo về AIDS
      " AIDS đe dọa nền an ninh của chúng ta"

      12/2000
      TCYTTG ước tính 36m1 triệu người bị nhiễm HIV/AIDS cộng với 21,8 triệu người khác đã chết
      5,3 triệu trường hợp nhiễm mới vào năm 2000; mỗi ngày có 14500 trường hợp mới nhiễm

      3/2001
      Các công ty dược phẩm Mỹ giảm giá thuốc và cho phép sản xuất thuốc tại châu Phi
      Giá thuốc chỉ bằng 1-10% giá tại Mỹ


      Nỗ lực lúc này là đơn giản hóa phác đồ dùng thuốc để cải thiện sự tuân thủ, phát triển thuốc mới thay thế cho những thuốc không còn hiệu quả trên một số bệnh nhân, và xử trí nhiều tác dụng phụ đa dạng, đặc biệt là các rối loạn chuyển hóa, bao gồn loan dượng mỡ. Vẫn còn ý kiến bất đồng về thời điểm tốt ưu để khởi trị. Gần đây, nhiều chuyên gia gợi ý rằng nguy cơ tác dụng phụ lâu dài của các phác đồ hiện dùng không ủng hộ cho việc điêu trị sớm, trái với chiến thuật " đánh sớm, thắng lớn" được tán trợ từ khi có thuốc ức chế protease. Việc thanh toán siêu vi, đặc biệt là thể tiềm ẩn, vẫn là trọng tâm nghiên cứu hiện nay.

      Cuối thập niên 1990: khủng hoảng toàn cầu
      Tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng bộ mặt của đại dịch AIDS toàn cầu vẫn u ám. Mỗi ngày có hơn 14000 trường hợp nhiễm HIV mới, riêng năm 2000 có 5,3 triệu trường hợp mới nhiễm, trong đó có 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi. Tỉ lệ nhiễm mới cao nhất là ở châu Phi hạ Sahara (70% số trường hợp), tiếp theo là vùng Caribê, Ðông Nam Á, và Ðông Âu. Tại những vùng này, có hai kiểu dịch AIDS; dịch lây truyền ngang (quan hệ tình dục, dùng chung kim tiêm) và dịch lây truyền dọc (từ mẹ sang con). Mỗi kiểu cần có cách tiếp cận khác nhau để kiểm soát và xử trí, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Ví dụ, bà mẹ được khuyên không cho con bú để tránh lây truyền, nhưng một bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ lại bị dị nghị là nhiễm HIV và có thể bị láng giềng xa lánh.?????

      Năm 2000, theo Liệp Hiệp Quốc, AIDS trở thành vấn đề an ninh toàn cầu vì dịch này phá hoại sức khỏe của toàn bộ số thanh niên có nguy cơ nhiễm bệnh. Ðây là lần đầu tiên một vấn đề y tế được đưa ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Những sự kiện mới đây ở châu Phi có thể làm thay đổi sâu sắc việc phân phối thuốc kháng-retovirus ở các nước đang phát triển. Dưới áp lực của dư luận địa phương và quốc tế, một số hãng dược phẩm đã bán thuốc với giá rẻ cho các nước châu Phi. Ngoài ra thuốc có được sản xuất dưới tên chung để tiêu thụ tại chỗ như ở Brazil. Cho đến nay, văc-xin chống HIV vẫn còn đang nghiên cứu và gặp phải một số khó khăn kỹ thuật như tính không thuần nhất của siêu vi, không có mô hình động vật thí nghiệm, và vấn đề y đức khi tiến hành thử nghiệm dự phòng trên người.

      Vấn đề an toàn truyền máu và cảnh giác với AIDS
      Báo động đầu tiên về an toàn trong việc cung cấp máu được lưu ý vào tháng 7/1982, khi ghi nhận được ba trường hợp hội chứng suy giảm miễn dịch trên bệnh nhân máu khó động (hemophilia). Từ khi phát hiện được bệnh nhân AIDS đầu tiên đến khi xét nghiệm sàng lọc ra đời vào tháng 3/1985, HIV đã lây truyền cho ít nhất là 50% trong số 16.000 bệnh nhân máu khó đông tại Mỹ và cho khoảng 12.000 bệnh nhân khác được truyền máu. Hệ thống Ngân hàng máu đã bị chỉ trích vì các biện pháp an toàn được thực thi không đầy đủ và bỏ qua cơ hội can thiệp hữu hiệu để ngăn chặn việc lây truyền. Hiện nay, công tác sàng lọc tác nhân lây nhiễm để loại bỏ một đơn vị máu phải cần 10 xét nghiệm, thay vì 2 xét nghiệm (giang mai và HBsAg) như trước năm 1981. Bài học về lây nhiễm HIV qua truyền máu còn ảnh hưởng đến nhiều qui trình dự trữ và cung cấp máu, ví dụ đã có kiến nghị cần có hướng dẫn cụ thể để tránh cấp máu bị nhiễm tác nhân gây bệnh viêm não xốp ở bò (bệnh " bò điên" do prion gây ra), mặc dù chưa chứng minh được bệnh này có thể lây qua đường máu.

      AIDS đã làm thay đổi tận gốc rễ công tác phát triển thuốc, với nhiều cải tiến mới trong việc nghiên cứu thử thuốc và giúp bệnh nhân tiếp cận với thuốc mới. Trước đây, qui trình xét duyệt công nhận thuốc mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA Hoa Kỳ) trung bình phải mất 34,1 tháng; đến năm 1999, thời gian này rút ngắn còn 12,6 tháng. Mặt khác, bệnh nhân AIDS đã được tổ chức và hình thành những phong trào hoạt động phòng chống AIDS với nhiều hình thức vận động có hiệu quả, trong đó có việc giảm giá thuốc chống retrovirus cho các nước nghèo. Ngày nay, trong nghiên cứu thử thuốc đã có sự tham khảo ý kiến bệnh nhân về thiết kế nghiên cứu, và ngày càng có nhiều nghiên cứu dựa vào cộng đồng.

      Một điều khá rõ là hiện nay tại các nước phát triển, dịch AIDS đã được khống chế phần nào. Từ một căn bệnh hiểm nghèo với kết cục tử vong, AIDS trở thành một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được. Thế nhưng tình hình ở nhiều nước thuộc thế giới thứ ba vẫn không sáng sủa hơn, nếu không nói là ở ngoài tầm kiểm soát. Ở những nước này, trong khi chờ đợi một văc-xin chống HIV, việc dự phòng vẫn phải tập trung vào việc giáo dục an toàn tình dục, sử dụng bao cao su, điều trị người nghiện chích ma túy, kể cả việc cung cấp bơm tiêm và kim tiêm sạch. Hai mươi năm sau nữa, có lẽ nhân loại vẫn chưa thoát khỏi đại dịch AIDS, nhưng tình hình có thể thay đổi theo hướng thuận lợi hơn nếu tìm ra được một văc-xin hữu hiệu và tất cả các nước đều hành động tích cực hơn ngay từ bây giờ.
      #3
        Asin 26.08.2003 09:58:46 (permalink)
        XÁC SUẤT LÂY NHIỄM HIV THEO CÁC ÐƯỜNG TRUYỀN NHIỄM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

        Nguyễn Vũ Thượng*





        MỞ ÐẦU
        Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS đang có chiều hướng gia tăng. Tính đến cuối năm 2000, trên toàn thế giới, có khoảng 36 triệu người nhiễm HIV/AIDS (theo WHO và UNAIDS 2000). Ở Việt Nam tính đến 9/2001, lũy tích số trường hợp nhiễm HIV là 40507 (theo Báo cáo tháng của Viện Pasteur Tp.HCM, 9/2001).

        Hai hình thái lây truyền HIV nổi bật hiện nay bao gồm tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục (QHTD). Tuy nhiên, lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cũng trở nên quan trọng khi dịch HIV có chiều hướng lan rộng trong cộng đồng. Ở Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá xác suất lây nhiễm (XSLN) HIV qua các đường lây truyền còn rất hạn chế. Do vậy, việc tìm hiểu XSLN HIV theo các đường truyền nhiễm và các yếu tố liên quan là hết sức cần thiết, nhất là trong công tác tham vấn, đánh giá chiều hướng dịch cũng như xây dựng chiến lược, kế hoạch và các biện pháp can thiệp phòng lây nhiễm HIV.

        KHÁI NIỆM VỀ XÁC SUẤT LÂY NHIỄM
        XSLN là khả năng mà một cá thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với một nguồn truyền nhiễm nào đó. Ðối với sự lan truyền HIV thì một cá thể có khả năng bị nhiễm HIV khi cá thể này tiếp xúc với các dịch sinh học có chứa HIV (máu, tinh dịch, dịch âm đạo.).

        Lấy ví dụ XSLN HIV qua QHTD không an toàn là 1/100, có nghĩa là nếu một người QHTD không an toàn 100 lần thì hầu như ta sẽ bị nhiễm HIV. Ðiều này không có nghĩa là chỉ bị nhiễm HIV khi QHTD không an toàn ở lần thứ 100; mà cũng có khả năng bị nhiễm HIV dù QHTD không an toàn ở ngay lần đầu tiên. Tất nhiên, khả năng bị nhiễm HIV sẽ tăng dần nếu như người này có QHTD không an toàn 2, 3, 4 lần hay nhiều hơn.

        LÂY TRUYỀN HIV QUA ÐƯỜNG TÌNH DỤC
        Lây truyền HIV qua đường tình dục (chủ yếu là HIV-1 vì HIV-1 lưu hành toàn cầu, còn HIV-2 có chủ yếu ở một số nước Tây và Nam Phi)(1,2) chiếm tỉ lệ khá cao ở người lớn. Ở các nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu Á, lây truyền HIV qua QHTD chủ yếu vẫn là tình dục khác giới từ nam sang nữ hay từ nữ sang nam. Trong khi đó, các nước đã phát triển ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc, QHTD đồng giới (homosexual) chiếm vị trí ưu thế trong lây truyền HIV qua QHTD. Nguy cơ nhiễm HIV do QHTD ở một cá thể phụ thuộc vào 2 yếu tố chủ yếu: số lần QHTD với người bị nhiễm và XSLN cho mỗi lần quan hệ.(3)?

        1. Xác suất lây nhiễm HIV qua đường tình dục
        XSLN qua QHTD cao hay thấp còn tùy thuộc vào hành vi nguy cơ khi QHTD. Có ba đường QHTD chủ yếu có khả năng lây nhiễm HIV với xác suất khác nhau:

        1.1. QHTD qua ngã âm đạo

        Trong một nghiên cứu trên đối tượng nam tân binh, ở Bắc Thái Lan, có QHTD với mại dâm nữ,(4) XSLN qua QHTD thay đổi tùy theo có hay không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và tùy từng thể loại STD.

        Trong nghiên cứu này, XSLN từ mại dâm nữ sang nam tân binh khá cao, nhất là khi các " đấng nam nhi" có các yếu tố nguy cơ kết hợp mà đặc biệt là STDs. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đề cập đến yếu tố STDs trong quần thể mại dâm. XSLN có thể khác đi nếu như quần thể mại dâm được phân tầng theo yếu tố có hay không mắc các bệnh STDs cũng như thể loại bệnh.

        Một nghiên cứu khác ở Chiang Mai, Thái Lan trên các cặp vợ chồng cho thấy XSLN từ nam sang nữ là 0,2% (0,002), thấp hơn 10 lần so với XSLN từ nữ mại dâm sang khách hàng. Sự khác biệt lớn này có thể do người hành nghề mại dâm mắc các bệnh STDs làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho khách hàng?(3)

        Thế nhưng các nghiên cứu ở Hoa Kỳ cũng như ở Châu Âu cho thấy XSLN thấp hơn so với Thái Lan, thay đổi từ 0,05% cho đến 0,1% từ nam sang nữ cũng như từ nữ sang nam.

        1.2. QHTD qua ngã hậu môn

        Hầu hết các nghiên cứu cho thấy QHTD qua hậu môn có nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV hơn QHTD qua ngã âm đạo bởi vì niêm mạc hậu môn dễ bị tổn thương khi có sang chấn và thiếu hàng rào miễn dịch dịch thể có tính bảo vệ (vốn có trong chất tiết âm đạo cổ tử cung). XSLN khi QHTD qua hậu môn thay đổi tùy theo " người cho" và " người nhận" .(5)

        " Người nhận" có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn 10 lần so với người cho vì người nhận không những bị tổn thương niêm mạc hậu môn mà còn hứng một lượng tinh dịch chứa nhiều vi-rút, tạo điều kiện thuận lợi cho tổn thương tiếp xúc với dịch nhiễm HIV và quá trình lây nhiễm sẽ xảy ra dễ dàng hơn.

        1.3. QHTD qua đường miệng(3)

        Tìm hiểu XSLN của QHTD ?miệng-sinh dục? vẫn còn là một vấn đề phức tạp bởi vì rất khó xác định được một quần thể có nguy cơ nhiễm HIV chỉ do QHTD theo đường này. Tuy nhiên đã có 10 báo cáo trong số 17 người nghĩ rằng họ đã bị nhiễm do QHTD theo đường miệng-dương vật, trong đó có 4 người có vai trò " người cho" mặc dầu một người trong số này đã dùng miệng khi quan hệ với một phụ nữ bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, một nghiên cứu ở Châu Âu theo dõi 50 cặp bạn tình có quan hệ miệng sinh dục, tuy không dùng các biện pháp bảo vệ nhưng đảm bảo an toàn khi QHTD qua các " đường dưới" ? người ta không thấy có một trường hợp nào bị nhiễm HIV trong vòng 24 tháng.

        2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV qua QHTD:
        2.1. Ðường quan hệ tình dục

        Nguy cơ lần lượt từ cao đến thấp là QHTD hậu môn, âm đạo, miệng mà không có những biện pháp bảo vệ an toàn.

        2.2. Các bệnh lây qua đường tình dục (STDs)

        Một nghiên cứu trên mại dâm nữ ở Miền Nam Việt Nam (6) cho thấy có mối tương quan rất rõ giữa STDs và nhiễm HIV, nhất là các bệnh loét sinh dục (OR= 9,5) và bệnh Mồng Gà (OR=5,6). Người ta nhận thấy tích cực điều trị STDs đã làm giảm tỉ lệ nhiễm HIV-1 mới (incidence).(3) Như vậy, STDs làm gia tăng rất rõ nguy cơ nhiễm HIV và điều trị STDs triệt để là một trong những chiến lược phòng chống HIV/AIDS hết sức quan trọng.

        2.3. Giai đoạn nhiễm HIV

        - Bạn tình của người nhiễm HIV có biểu hiện triệu chứng lâm sàng thì dễ bị lây nhiễm hơn người có bạn tình nhiễm HIV mà không biểu hiện triệu chứng.

        - XSLN ở giai đoạn AIDS sẽ cao hơn 8 lần so với giai đoạn tiền AIDS (pre-AIDS)

        - Các yếu tố khác: tế bào CD4 thấp, hiện diện kháng nguyên p24.

        2.4. Di truyền

        Người ta nghĩ rằng HLA (Human Leukocyte Antigen) class I alleles có vai trò đối với miễn dịch trong việc giảm tính cảm nhiễm với HIV-1 khi quan sát trên một số mại dâm nữ mặc dù đã quan hệ nhiều lần với người nhiễm HIV nhưng họ vẫn không bị nhiễm.

        2.5. Một số yếu tố giảm nguy cơ lây nhiễm

        - Dùng bao cao su khi QHTD

        - Cắt bao quy đầu: giảm nguy cơ nhiễm HIV.(7)

        LÂY NHIỄM HIV QUA ÐƯỜNG TIÊM CHÍCH
        1. Lây nhiễm HIV khi bị kim chích
        - Một nghiên cứu ở Úc cho thấy khi bị kim tiêm đâm phải thì có đến 0,75ml máu được truyền qua người đó.(8) Tuy nhiên, lượng máu vấy nhiễm ít hay nhiều còn tùy thuộc vào kích cỡ kim, bản chất cây kim đặc hay rỗng.??

        - XSLN qua một lần bị kim vấy nhiễm chích phải vào khoảng 0,3% (3/1000).(5)

        - Các yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV khi bị kim vấy nhiễm đâm phải:

        ? Gây tổn thương sâu

        ? Kim vấy máu (thấy được bằng mắt thường)

        ? Khi thay kim trong một tĩnh mạch hay động mạch

        ? Người bê?h đang ở giai đoạn sau cùng của nhiễm HIV

        + Ðiều trị dự phòng: Trước đây, người ta đã dùng AZT để điều trị dự phòng và kết quả rất khả quan với bằng chứng 79% trong số những người bị kim đâm phải được bảo vệ an toàn. Ngày nay, ngoài AZT, người ta còn dùng các thuốc phối hợp như Lamivudin, Indinavir hoặc Nelfinavir tùy mức độ tổn thương.

        2. Xác suất lây nhiễm qua tiêm chích ma túy
        Một nghiên cứu thực hiện tại Ðại Học Yale, New Haven, Connecticut, với mô hình toán học đơn giản được thiết lập có liên quan đến tần suất nhiễm HIV của các kim tiêm, số lần trung bình dùng chung bơm kim tiêm, Xác suất một kim tiêm được tẩy trùng trước khi dùng, thời gian trung bình từ nhiễm HIV tiến triển sang giai đoạn AIDS. Tác giả đã ước tính XSLN qua một lần dùng chung bơm kim tiêm là 0,0067 (0,67%), cao hơn một chút so với khi bị kim vấy nhiễm HIV chích phải (1/200-1/300) và cao hơn 3 lần so với XSLN từ một người nam nhiễm HIV lây cho người nữ khi QHTD qua ngã âm đạo.(9)

        3. Ðường truyền máu
        Một khi bệnh nhân được truyền máu bị nhiễm HIV thì hầu như bệnh nhân này sẽ bị nhiễm HIV.

        MẸ TRUYỀN SANG CON??
        1. Nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con thay đổi từ 15% đến 40%:

        - Tỉ lệ thấp nhất ở Châu Âu và cao nhất ở Châu Phi.(10)?

        - Trong số trẻ sơ sinh bị nhiễm, khoảng 5% bị lây nhiễm khi còn trong bụng mẹ, 15% lúc sanh và 10% sau sanh mà nguyên nhân chủ yếu là bú mẹ.(7)

        2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.(7,11,12)

        - Mẹ có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS

        - Bệnh sử xẩy thai hay phá thai

        - Mổ bắt con

        - Ðiều trị dự phòng thuốc kháng virút (ví dụ Zidovudin, Nevirapin.)

        - Cho con bú sữa mẹ

        - Hành vi quan hệ tình dục và tiêm chích ma túy sau tam cá nguyệt thứ nhất ở người mẹ cũng ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

        KẾT LUẬN
        XSLN HIV cao hay thấp tùy thuộc vào nguồn truyền nhiễm (thí dụ như máu và các dịch sinh học khác của người nhiễm HIV.) và khối cảm thụ?(thí dụ cửa ngõ để đi vào trong cơ thể và hệ thống miễn dịch của người lành). Nguồn truyền nhiễm càng chứa nhiều vi-rút thì khả năng truyền bệnh càng cao; khối cảm thụ càng yếu kém thì vi-rút HIV càng dễ xâm nhập và điều hay nhất là đừng để vi-rút HIV " đi vào" cửa ngõ của cơ thể. Khái niệm này cũng chính là nền tảng hình thành các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV hiện nay.

        Summary
        A REVIEW OF PROBABILITIES OF HIV TRANSMISSION BY TRANSMISSIBLE ROUTES AND THEIR ASSOCIATED FACTORS

        HIV can be transmitted from person to person through several transmission routes with varied probabilities. The probability of HIV transmission via sexual intercourse can vary from 0.05% up to 5%, depending on facilitating factors (like acquiring STDs) and protective factors (like male circumcision). The risk of transmission from oral sex is not easily quantifiable. The transmission rates of injury with and the sharing of HIV contaminated needles are about 0.3% and 0.67%, respectively or might be much higher. Seroconversion almost occurs when getting transfusion of infected blood or its components. From 15% to 40% of infants born to HIV positive mothers are infected before, during or shortly after birth; treatment of pregnant women with antivirals in addition to Caesarian section and replacement feeding (instead of breastfeeding) results in a marked reduction of mother-to-child transmission. HIV transmission via whatever modes can be affected by HIV infection status (CD4 count or viral load) and other biological factors. The understanding of HIV transmission rates by different transmissible routes can help set up the effective strategies of control and prevention of HIV/AIDS.????

        Tài liệu tham khảo
        1. Grant A.D., Kevin M D C, HIV infection and AIDS in the developing world, BMJ, June 2001 Vol.322: 1475-1478

        2. Chính L.H, Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, Nhiễm HIV/AIDS-Y Học cơ sở, lâm sàng và phòng chống, Trường Ðại học y khoa Hà Nội 1995, trang 26-34.

        3. Mastro T.D. and Vincenzi I., Probabilities of sexual HIV-1 transmission, AIDS 1996, 10 (suppl A):S75-S82.

        4. Mastro T.D. et al., Probability of female-to-male transmission of HIV-1 in Thailand, The Lancet, Vol343, January 22, 1994, p204-207

        5. Bartlett J. G., Post-exposure prophylaxis for health care workers, for sexual contact or needle sharing, AntiRetroviral Therapy, Medical Management of HIV Infection, 1998, p 70-73

        6. Thuy NTT. Et al, HIV Infection and Risk Factors among female sex workers in southern Vietnam, AIDS 1998, 12:425-432.

        7. WHO 2001, HIV/AIDS in Asia and the Pacific Region.??

        8. Gaughwin M.D. et al., Bloody needles: the volumes of blood transferred in simulations of needlestick injuries and shared use of syringes for injection of intravenous drugs, AIDS 1991, 5:1025-1027

        9. Kaplan E.H. and Heimer R., A model-Based Estimate of HIV Infectivity via Needle Sharing, Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes, 5: 1116-1118, 1992

        10. Ratcliffe J. et al., Prevention of mother-to-child transmission of HIV-1 infection: alternative strategies and their cost-effectiveness, AIDS 1998, 12:1381-1388).

        11. Christian Kind et al, Prevention of vertical HIV transmission: Additive protective effect of elective Cesarean section and Zidovudine prophylaxis, AIDS 1998, 12 :205-210

        12. Bulterys M et al., Sexual behavior and injection drug use during pregnancy and vertical transmission of HIV-1, Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes & Human Retrovirology, 15(1):76-82, 1997 May
        #4
          HongYen 26.08.2003 23:42:27 (permalink)

          bạn có thể dịch và chuyển sang tiếng Việt


          Kính Casanova,

          HY xin trả lời:

          1. HY đọc chỉ hiểu rõ tựa bài mà thôi.
          2. Thân bài HY phải dùng tự điển để hiểu, mà cũng giới hạn ở ý chánh.
          3. Mong quý vị cao minh chuyển sang tiếng Việt nếu cần. Đa tạ.

          Cám ơn Casanova nhắc nhở

          HY
          #5
            Asin 29.08.2003 08:59:56 (permalink)
            Cùng tài liệu về AZT trong điều trị HIV, AIDS nhưng bằng tiếng anh cho các bạn tham khảo



            AZT
            Chemical Name: Azidothymidine
            Generic Name: Zidovudine
            Nick Name: AZT
            Brand Name: Retrovir ® (Retrovis ®)
            Manufacturer: Glaxo-SmithKline

            The Southern African HIV/AIDS Clinicians Society responds to an article AZT: A Medicine from Hell, by Anthony Brink, published in The Citizen on March 17.

            Human Immunodeficiency Virus (HIV) disease is a major global health problem and is associated with a significant morbidity and mortality.

            The number of people infected with HIV is rapidly increasing; recent estimates indicate more than 30 million adults and 1,1 million children are infected worldwide. In South Africa it is estimated that in excess of three million people are infected. It has been predicted that 40 million persons, including four to five million children, will have acquired the infection by the year 2000. Mother-to-child transmission, the major cause of HIV infection in infants, has led to a 30 percent increase in the mortality rate of infants and children in recent years.

            The introduction of highly active anti-retroviral therapy (HAART) has been good news. In the US the age-adjusted death rate among people with HIV in 1997 was less than 40 percent of what it was in 1995. This experienced was mirrored in other Western nations where dramatic declines in morbidity and mortality as a result of the increasing use of combination anti-retroviral therapy has occurred; many of these regimens contain AZT.

            When AZT and other nucleoside analogues were first introduced they were used as monotherapy (a single drug was used). Clinical experience quickly showed that the effect of a single drug was short-lived, as resistance to the drug developed. It was then shown that by using a combination of drugs, a more lasting effect was obtained.

            Beneficial
            An added advantage of combination therapy was that the drugs acted at different stages of the replication cycle of the virus. This option therefore made sense; the risk of drug resistance was drastically reduced and long-lasting beneficial effects have been recorded. AZT together with 3TC and a protease inhibitor is a combination that has been found to be highly effective.

            Impaired quality of life associated with the progression of HIV disease has a profound effect on the patient and leads to an increase in the direct medical and non-medical costs of illness. Published studies have shown that patients on combination therapy with AZT and 3TC have been able to maintain or more importantly improve their quality of life.

            So effective are combination anti-retroviral regimens in reducing the complications of the disease that there are anecdotal reports emanating from the US that AIDS wards are being emptied of their patients and in some instances wards have been closed. Clinicians are now treating patients in out-patient settings and the status of the disease has changed to that of a chronic manageable disease.

            It is however, in the arena of prevention of HIV infection that AZT has produced dramatic results.

            Worldwide, approximately 500 000 infants become infected each year as a result of mother-to-child transmission. In some African countries 25 percent of pregnant women are infected with HIV. Without preventative therapy up to a third of their babies may become infected; many of these children will die in their early years.

            In 1994 a clinical trial conducted in the US and France (ACTG 076) demonstrated that AZT given to mothers during their pregnancies, intravenously during labour and orally to their babies for six weeks reduced the risk of mother-to-child transmission by 67 percent. This regimen has been adopted as the " standard of care" in the US.

            However, it is unsuitable for developing countries because of its complexity and cost.

            To address the problem the Ministry of Health in Thailand introduced a trial of simpler and less expensive regimens of AZT to prevent mother-to-child transmission. This trial showed that a simpler regimen of AZT given orally to mothers in the last weeks of pregnancy reduced the risk of transmission by 50 percent. This short course AZT regimen (so-called Thailand regimen) is much more suitable for developing countries than the US-protocol because it is much easier to administer and less costly ($50 v $800).

            Preliminary data from United Nation AIDS Programme (UNAIDS)- sponsored studies have also demonstrated that even more abbreviated, affordable, AZT-containing regimens may be equally effective.

            Another instance where preventative AZT therapy is commonly used is in the event of a health-care worker (HCW) sustaining an occupational exposure to blood or body fluids from an HIV infected person (eg. needle-stick injury).

            These occurrences are usually charged with much emotion and HCW’s are, quite justifiably, entitled to appropriate post-exposure prophylaxis to be commenced as soon as possible after the injury. A multinational study conducted among occupationally exposed HCW’s demonstrated a 79 percent reduction in the risk of acquiring HIV infection when AZT was used as post-exposure prophylaxis.

            Toxicity

            The toxicity of AZT is a very real issue however, the toxicity (particularly bone marrow toxicity) is usually noted in patients with advanced HIV disease whose bone marrow function may already be impaired by HIV disease. Toxicity does not appear to be a problem during short-term use (post exposure prophylaxis or mother-to-child transmission prevention).

            Nevertheless vigilance and monitoring on the part of the clinician is necessary. If toxicity occurs the drug should be stopped and other drugs substituted and any appropriate management should occur. Toxicity in most cases is reversible. In addition, careful monitoring of babies whose mothers took AZT during pregnancy has failed to show any significant abnormal findings.

            Thus AZT in combination with other drugs has proved to be invaluable for the treatment of those already infected with HIV and has also proved to be a potent preventative agent in the mother-to-child setting and for occupational exposures. For these very reasons the drug AZT deserves the accolade: AZT: a medicine from heaven.

            Desmond J Martin is president of the Southern African HIV/AIDS Clinicians Society.

            Note: Dr Martin has no conflict of interest and has not received financial sponsorship from GlaxoWellcome

            ====>AZT: A Medicine from Heaven<====


            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/80/Tr49217.jpg[/image]
            < Edited by: casanova -- 8/29/2003 5:05:11 AM >
            Attached Image(s)
            #6
              Asin 06.09.2003 18:49:21 (permalink)
              Tìm thấy virus HIV mới

              Dạng mới của HIV có cấu trúc di truyền khác.
              Các chuyên gia y tế Hàn Quốc cảnh báo rằng một loại virus HIV mới có thể đã lan truyền trên toàn thế giới. Virus này có cấu trúc di truyền hoàn toàn khác loại virus thường gặp. Người ta lo ngại rằng phương pháp điều trị và thử nghiệm vắc xin đang được tiến hành sẽ phải " bó tay" trước thể bệnh mới này.


              Loại virus này được phát hiện lần đầu tiên trong mẫu máu của một bệnh nhân AIDS tử vong năm 1998 ở đảo Síp. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu của Seoul (Hàn Quốc) tuyên bố rằng họ đã phát hiện được chính loại virus đó ở 1 bệnh nhân nữ 33 tuổi bị chết hồi năm 1997.
              Giáo sư Choi Kang-won và Oh Myong-don, Đại học Quốc gia Seoul (SNU) nói HIV lấy từ máu của người phụ nữ này có cấu trúc di truyền hoàn toàn khác dạng HIV thường gặp, nhưng lại giống mẫu virus lấy từ bệnh nhân người đảo Síp.
              Cần có vắc xin mới

              Theo Giáo sư Choi, kết quả nghiên cứu cho thấy một chủng loại HIV mới đang tồn tại ở nước này. Do đó, cần nhanh chóng phát triển vắc xin chống lại nó. Ông cho biết, người phụ nữ này đã từng hành nghề mại dâm tại thành phố cảng Pusan, phía nam Hàn Quốc. Điều này cho phép phán đoán là đã có những người khác cũng nhiễm chủng loại HIV mới này. Giáo sư Choi nhấn mạnh rằng virus mới không phải là dạng đột biến của chủng HIV khác. Nó có thể có nguồn gốc từ châu Phi.
              Theo Liên Hợp Quốc, đến cuối năm 2000 đã có 36,1 triệu người bị nhiễm HIV/AIDS. Một vài loại vắc xin phòng AIDS đang được tiến hành thử nghiệm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chúng chỉ có hiệu lực đối với một số hình thức của bệnh. HIV có khả năng đột biến một cách rất hiệu quả, khiến cho việc điều trị rất khó khăn.

              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/80/Pn35935.gif[/image]
              Attached Image(s)
              #7
                Asin 07.09.2003 09:23:41 (permalink)
                Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên đưa cây gai dầu - cannabis vào danh sách các loại dược liệu điều trị căn bệnh ung thư, HIV và một số bệnh liên quan đến xơ cứng.
                Bộ Y tế nước này còn cho biết Hà Lan đang tiến hành phổ biến rộng rãi loại thuốc mới này vì tác dụng có lợi của nó đối với nhiều bệnh nhân mắc các chứng đau kinh niên, nôn mửa, hiện tượng chán ăn ở các bệnh nhân ung thư và HIV hay co giật ở những bệnh nhân có triệu chứng Tourette.

                Hai công ty dược Hà Lan được phép trồng loại cây đặc biệt này trong điều kiện phòng thí nghiệm để bán cho Bộ Y tế nơi sẽ đóng gói và dán nhãn độc quyền phân phối sản phẩm dưới dạng tuýp đến các cửa hàng dược. Dự tính nó sẽ giúp ích cho khoảng 14 nghìn bệnh nhân.

                Một công ty dược của Anh đang hy vọng tung ra thị trường loại dược phẩm này dưới dạng chai xịt vào cuối năm nay mặc dù có một vài chỉ trích cho rằng cây gai dầu làm giảm thể lực và gây ra bệnh tâm thần phân liệt.

                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/80/Lj23824.jpg[/image]
                Attached Image(s)
                #8
                  Asin 10.09.2003 08:24:49 (permalink)
                  Một số cơ sở xét nghiệm và tư vấn HIV/AIDS

                  1. Hà Nội

                  - Trung tâm Vệ sinh dịch tễ Hà Nội, 50 C Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm. ĐT: 8250526

                  - Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng, 16 Phạm Đình Hổ. ĐT: 8253204.

                  - Trung tâm Y tế quận Ba Đình, 101 Quan Thánh. ĐT: 8453209.

                  - Trung tâm Y tế Quận Đống Đa, 107 Tôn Đức Thắng. ĐT: 8512224.

                  - Quỹ hỗ trợ các hoạt động phòng chống AIDS, 62 Bà Triệu. ĐT: 8227355.

                  2. Hải Phòng

                  - Trung tâm Vệ sinh dịch tễ Hải Phòng, 12 Lê Đại Hành, quận Hồng Bàng. ĐT: 842878.

                  - Trung tâm Xét nghiệm và Tư vấn HIV miễn phí (giấu tên), đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân.

                  3. Huế

                  - Trung tâm Y tế dự phòng Thừa Thiên - Huế, 8 Ngô Quyền, phường Vĩnh Linh. ĐT: 825985.

                  4. Đà Nẵng

                  - Trung tâm Y học dự phòng Quảng Nam - Đà Nẵng, 315 Phan Chu Trinh. ĐT: 821469.

                  5. Nha Trang

                  - Trung tâm Y học dự phòng Khánh Hòa, 4 Quang Trung. ĐT: 822574.

                  - Phòng khám bệnh " Thầy thuốc không biên giới" , 220 Ngô Gia Tự. ĐT: 872042.

                  6. TP Hồ Chí Minh

                  - Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM, 669 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5. ĐT: 8356119.

                  - Bệnh viện Da liễu, 69B Ngô Thời Nhiệm, quận3. ĐT: 8225995.

                  - Quán cà phê Thanh niên phòng chống AIDS, số 4 Phạm Ngọc Thạch. ĐT: 8243152.

                  - Đội Công tác xã hội Thành đoàn, số 1 Phạm Ngọc Thạch. ĐT: 8225124.

                  - Trung tâm tư vấn " Tình yêu - Hôn nhân - Hạnh phúc - Gia đình,
                  145 Paster.

                  - Phòng xét nghiệm HIV nặc danh, tầng 2 quán cà phê BCS, số 53 Vũ Tùng, quận Bình Thạnh.

                  Ngoài ra, tại các bệnh viện tỉnh (khoa Huyết học truyền máu), trạm vệ sinh phòng dịch hay trung tâm y tế tỉnh, các trạm da liễu tỉnh cũng có xét nghiệm HIV.
                  #9
                    Asin 14.09.2003 03:58:00 (permalink)
                    Sắp tìm ra thuốc chống AIDS cho phụ nữ
                    Các nhà khoa học Mỹ vừa đưa ra nhận định, trong tương lai, một dạng vi khuẩn biến đổi gene, thường có trong âm đạo, sẽ được sử dụng để bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh AIDS. John A. Lewicki thuộc Osel (Santa Clara, California) - công ty chuyên sản xuất các sản phẩm điều trị vi khuẩn thông thường - cho biết, dạng vi khuẩn này tỏ ra rất hứa hẹn trong phòng thí nghiệm.

                    Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của AIDS là qua đường quan hệ tình dục, vì vậy ở những nước không sẵn có bao cao su và các phương tiện bảo vệ khác, phụ nữ là đối tượng dễ bị lây nhiễm. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dạng vi khuẩn Lactobacillus jensenii có nhiều trong nước nhầy tiết ra từ màng nhầy trong âm đạo khỏe mạnh. Họ biến đổi vi khuẩn để nó sản sinh ra protein 2D CD4. 2d CD4 sẽ bám lên virus HIV xâm nhập vào âm đạo.

                    Trong phòng thí nghiệm, dạng vi khuẩn này làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong tế bào nhạy cảm xuống ít nhất còn một nửa. Kết quả nghiên cứu đã được báo cáo trên tờ tạp chí điện tử Nghi thức Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ, số ra tuần này. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Lewicki cho biết: " Tờ tạp chí giới thiệu về nguyên mẫu sản phẩm đầu tiên của chúng tôi sắp được mang ra sử dụng. Chúng tôi tin rằng nó sẽ đi vào thực tiễn chữa bệnh. Tuy nhiên, cần phải thử nghiệm trên động vật trước; đồng thời, các nhà sản xuất phải phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Thuốc và Thực phẩm để tiến hành thử nghiệm trên người" .

                    Roberta Black, trưởng nhóm khử vi trùng cục bộ thuộc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, nói rằng các nhà nghiên cứu đã " cho thấy bằng chứng trong phòng thí nghiệm, nơi bắt nguồn của mọi loại thuốc; nhưng còn lâu mới áp dụng được lên con người" . Tuy vậy, đây là " phương pháp tiếp cận có tính sáng tạo cao, vì nó khai thác cơ chế bảo vệ tự nhiên" .

                    Nhóm nghiên cứu cần phải tránh gây ra những vấn đề như nonoxynol-9, chất khử vi trùng chống HIV nhưng lại làm tấy mô âm đạo và tăng cơ hội lây nhiễm HIV. Lewicki tuyên bố, Lactobacillus khác nonoxynol-9 ở chỗ nó hoạt động bằng cách tăng cường hệ thống vi khuẩn bảo vệ.

                    Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu, Peter P. Lee thuộc Đại học Stanford, cho biết, ông hình dung thấy cuối cùng nhóm của ông cũng sẽ chế tạo được viên thuốc đặt vào âm đạo để phụ nữ có thể sử dụng thường xuyên. Ông nói: " Chúng tôi phải hết sức thận trọng. Mỗi liều thuốc có thể kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn và có thể đặt lúc nào cũng được. Tôi hi vọng có thể áp dụng công nghệ này cho các loại virus khác, chẳng hạn như virus u nhú, virus mụn, hay thậm chí những virus thông thường như cảm, cúm.

                    theo VNN' s News
                    #10
                      Chuyển nhanh đến:

                      Thống kê hiện tại

                      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                      Kiểu:
                      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9