MUỖI Nhỏ hơn ruồi, nhưng nguy hiểm hơn cả ruồi đó là Muỗi. Hàng năm số người chết vì muỗi cao nhất trong các nguyên nhân. Muỗi có thể truyền cho người rất nhiều bệnh. Trong đó phải kể đến Sốt xuất huyết, sốt rét và viêm não Nhật bản.
1. Sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn Aedes egypti truyền bệnh, có thể lây lan thành dịch rất nhanh, do đó nếu có người nhiễm bệnh cần thông báo cho y tế địa phương biết để có kế hoạch phòng chống. Biểu hiện của bệnh sốt cao đột ngột và liên tục (39 - 40oC) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu phân có máu...
2. Sốt rét
Sự quay trở lại của bệnh sốt rét bắt đầu từ thập niên 70 với các ký sinh trùng đã đề kháng với nhiều loại thuốc cổ điển như liệu trình chống sốt rét giá rẻ bằng chloroquine. Bệnh sốt rét đã làm châu Phi phải chi khoảng 12 tỉ đô-la hàng năm, chiếm hết 40% ngân sách phục vụ cho sức khỏe cộng đồng và làm giảm thu nhập bình quân đầu người dân.
Theo báo cáo gần đây của Viện Y học IOM thì bệnh sốt rét đang tái phát leo thang và cần bổ sung nguồn thuốc mới thay thế các thuốc cũ đã bị đề kháng với giá thành rẻ hơn để chiến thắng bệnh sốt rét.
3. Sốt do viêm não Nhật Bản và viêm màng não mủ Viêm não Nhật Bản do nhiễm virus thường xuất hiện theo mùa, nhất là cuối hè, đầu mùa mưa. Tác nhân truyền bệnh là muỗi Culicinea tritaeniorhyunchus thưòng có ở nông thôn, chích vào gia súc và người. Thường trẻ em mắc bệnh nhiều hơn người lớn, nhưng trong nhiều trường hợp dịch bệnh nhất là ở các trại nuôi heo thì người lớn bị nhiễm cũng nhiều như trẻ em.
Tỉ lệ tử vong thay đổi từ 7-33% hay cao hơn. Tỉ lệ di chứng thay đổi ngược lại với tỉ lệ tử vong. Với nhóm có tỉ lệ tử vong 33%, di chứng xuất hiện từ 3-14%. Ngược lại với nhóm có tỉ lệ tử vong 7,4% thì di chứng lại lên đến 32%. Chỉ 80% bệnh nhân sống sót sau khi trải qua cơn cấp tính với mất quân bình thần kinh có hy vọng hồi phục hoàn toàn. Các di chứng của bệnh thường là liệt dai dẳng, mất điều hoà trương lực, chậm phát triển trí tuệ và rối loạn tính cách.
Bên cạnh bệnh viêm não Nhật Bản, cũng cần phải nhắc đến bệnh viêm màng não mủ. Đây là một bệnh nặng do nhiều loại vi khuẩn gây ra và thường gặp là Haemophilus Influenza loại B (HIB) có tỉ lệ mắc bệnh cao ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh gây tử vong cao dùâ được điều trị đúng cách cũng để lại nhiều di chứng như rối loạn thần kinh, điếc, bại liệt... Muốn phòng ngừa, biện pháp tốt nhất vẫn là tiêm chủng.
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Thuyền cũng muốn dừng, mà sóng chẳng yên..
Đời là biển động triền miên
Mỗi thân phận - một con thuyền lênh đênh.